Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1193
Toàn hệ thống 5049
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 11 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365Đến với bài thơ hay; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Thầy nghề nông chiến sĩ; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoài; Đọc ‘Dấu chân người  lính’; Giấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Câu chuyện ảnh tháng 12; Hương sen vùng Đồng Tháp; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Trung Quốc một suy ngẫm; Nông lịch tiết Đại tuyết; Nắng Đông; Lời Thầy dặn thung dung; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên non thiêng Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử, Ngày 11 tháng 12 năm 1819 là ngày sinh của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, danh sĩ Việt Nam, hoàng thân, nhà thơ lớn thời nhà Nguyễn (mất năm 1870). Ngày 11 tháng 12 năm 1926 là ngày sinh Sơn Nam, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng người Việt (mất năm  2008). Ngày 11 tháng 12 năm 1997 ngày bắt đầu kí kết Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) Chương trình khung về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính; Bài viết chọn lọc ngày 11 tháng 12: Đến với bài thơ hay; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Thầy nghề nông chiến sĩ; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoài; Đọc ‘Dấu chân người  lính’; Thầy nghề nông chiến sĩ; Giấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Câu chuyện ảnh tháng 12; Hương sen vùng Đồng Tháp; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Trung Quốc một suy ngẫm; Nông lịch tiết Đại tuyết; Nắng Đông; Lời Thầy dặn thung dung; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên non thiêng Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-12; 

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY
Hoàng Kim

“Trạng Trình” lời thương hay ám ảnh
Hoàng Trung Trực nhớ điều anh dặn
Đọc Dấu chân người lính thấm thía nghĩa tình
Đến với bài thơ hay” thăm thẳm một tầm nhìn

Đến núi Ngự sông Hương kinh kỳ Huế
Lắng thơ hay Lê Đình Cánh ‘May mà’
Vui dạo bước về Lam Kinh cầu Bạch
Bức tranh quê sông Ngọc ảnh Đỗ Dung

Nguyễn Quốc Toàn lời bình thật tuyệt
Khiến thơ hay đọng mãi giữa tâm hồn
Nguyễn Chu Nhạc ‘Bảy Núi miền ký ức’
Hoàng Kim ‘
Về miền Tây yêu thương

‘Thành Nam chiều chớm Đông’
Cậu
Hoàng Gia Cương thơ hiền
Theo dòng thời gian lắng đọng:
trí phải minh, công phải trọng,
biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh

Đọc “Em tôi”
Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ “Biển và Em”
“Ở đâu?”
Bài thơ Viên đá Thời gian Phan Chí Thắng
Nguyễn Duệ Mai nốt lặng bên đời.

Mượn và trả, thơ hay đong cõi thực
Bến trần gian đò mỏng, Thiếu mùa đông
Tiếng chuông chùa, nghe đêm, nốt lặng
Rụng nắng, Vòng quay, chầm chậm trời chiều.

“Em nào có hững hờ” Mai Khoa Thu Hà Nội
“Đôi lời với sông Đồng Nai” Nguyễn Hoài Nhơn
“Uống rượu ở quán Hàm Hanh:Trần Quang Đạo
“Đãi trắng” “Hát vu vơ” “Tháng Ba” Lâm Cúc

Về với vùng cát đá
Giấc mơ lành yêu thương
Trường tôi nôi yêu thương
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

Cầu Bạch sông Ngọc Lam Kinh (ảnh Đỗ Dung)

MAY MÀ…
Lê Đình Cánh 

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.

Lời bình của Bulukhin (Nguyễn Quốc Toàn)

Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa mà hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Thọ Xuân là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình?? Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu, Vĩnh lăng, Bia Vĩnh Lăng, Hựu lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Kinh lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ. Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua Lê cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông chỉ hú vía thốt lên “may mà” nghe sao mà ai oán. 

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành 

Đọc đến đó chưa ai hiểu nhà thơ nói gì. Thì Huế vẫn còn cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá của nhân loại chứ sao. Tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục rỉ rả với cố đô Huế

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo…

Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn 

Nếu mà Huế ở xứ Thanh 
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan

Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? vì Xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa chứ đâu chỉ có các đời vua thời hậu Lê. Có lẽ những Lê Hoàn, những chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn cũng không còn lăng tẩm mà về vì hậu duệ thời a còng đang làm cái việc gọi là duy tu và tôn tạo các di tích lich sử và văn hoá…

BẢY NÚI MIỀN KÝ ỨC
Nguyễn Chu Nhạc


(6)
Bảy Núi,
những chóp mái
chùa Khơ-me vời vợi
vươn lên trời xanh
những phum sóc quây quần,
nơi nương náu
tình thần mộ đạo
những dân lành Phật giáo
quanh năm cày ruộng làm nương,
vất vả sớm hôm
chẳng một lời than
bao nhiêu của cải
sẵn lòng dâng cửa Phật,
chỉ giữ lại tấm lòng chân thật,
làm vốn riêng cho mình,
tự biết phận chúng sinh,
nương cửa Phật
làm những điều phúc đức,
tự răn lòng
chờ làm điều gì ác,
đến rắn thần Nagar, chằn tinh Yeak
dẫu hung dữ bao nhiêu
cũng quy Phật
hiền từ.
hãy như chim thần Krud
giang cánh lấy thân đỡ mái chùa,
hay tiên nữ Apsara ca múa
hay như thần Bayon canh bốn phía,
giữ lành cõi Phật an vui
giữ bình yên cho cuộc sống con người,
được cấy trồng mùa vụ tốt tươi,
niềm hạnh phúc dưới mái nhà no ấm.
để mỗi mùa mưa
hội đua bò náo nhiệt
để tết Đôn-ta
nhà đầy bánh trái
dâng lên lễ bái ông bà,
để tết Cholchnam Thmay
té nước thỏa thuê
người người dày thêm phúc lộc,

Bày Núi,
dưới bóng núi Dài, núi Tượng
tự bao giờ
sinh đạo Tứ ân,
những người đàn ông,
trang phục bà ba đen
bới tóc, râu chòm guốc mộc,
lấy Hiếu nghĩa ở đời làm trọng,
ân tổ tiên,
ân đất nước hàng đầu,
ân Tam bảo gốc rễ bền sâu,
ân đồng bào
và bao la nhân loại,
Đức Bổn sư, Ngô Lợi,
xưa kia kháng giặc Tây
lập đạo chiêu nhân,
theo chiếu Cần vương
lập ấp khẩn hoang,
nuôi chí bền gây dựng,
dẫu chẳng thể dời non lấp biển,
đạo còn đây
ân tiên tổ, non sông,
học Phật tu nhân,
giữ đạo làm dân,
chuyện thường tình,
âu cũng là trọn nghĩa,…

(trích Trường ca)

oitiengvietnhubunvanhulua

VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Sao anh chưa về lại miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.

THÀNH NAM CHIỀU CHỚM ĐÔNG
Hoàng Gia Cương


Thành Nam buổi ấy tôi về
Nhẫn nha chuối ngự, nhâm nhi kẹo Sìu (*)
Góc hồ gió thổi đìu hiu
Thoảng đâu tiếng ếch cuối chiều bâng quơ…

Người xưa trong cõi sa mù
Đơn sơ nấm mộ bên bờ nắng mưa
Trăm năm khuất một đời thơ
Nhân tình thấm đẫm chát chua mặn mà .

Ngẫm nhìn thế sự gần xa
Biết là cốt cách, biết là đắng cay-
Những nhà trào lộng xưa nay
Bông phèng mong để lấp đầy khổ đau!

Gắng tìm chẳng thấy hương đâu
Chắp tay tôi đứng nghiêng đầu vái ông
Trời tây một vệt ráng hồng
Còn mưa còn gió nên lòng còn se!

Lời nối vần Hoàng Kim:

Trí minh tâm sáng thơ nghề
Đức cao công trọng phước về chính tâm

DSC09855

EM TÔI
Lê Thuận Nghĩa


(Đến với bài thơ hay. Hoàng Kim. Đọc “
Em tôi” của Lê Thuận Nghĩa “Bao người miếng ngập giữa làng. Hạt mè hột đậu em rang đợi người. Trúc xinh đình rộng phỡn phơi. Em tôi lặng chín cả thời xưa nay.”,  tôi nhớ Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọngHôm nay anh được chén cơm ngon. Cửa miệng anh ăn nuốt chả trơn. Bởi lẽ ngày dài em lam lũ. Mà sao chỉ được bữa cơm tròn.“)

Bao người cũ đã mới rồi
Chỉ còn em vẫn kín thời ngày xưa
Đèo heo mấy bận mút mùa
Mờ môi hút gió nhặt thưa nụ cười

Bao người đã bỏ cuộc chơi
Riêng em nhặt nắng cuối trời ra hong…
Bò hóc mắm ủ lòng tong
Để cho bò tó ấm cùng hốc hang

Bao người miếng ngập giữa làng
Hạt mè hột đậu em rang đợi người
Trúc xinh đình rộng phỡn phơi
Em tôi lặng chín cả thời xưa nay

Không lời gửi cuối đuôi mày
Mà nghe đến tận ngất ngây mùa màng
Không lời yểm dụ kim thang
Em tôi bí rợ tập tàng hồn Quê

Em tôi
Cõi mộng
Tôi về…..

BIỂN VÀ EM
Nguyên Hùng

Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.

Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.

(Đọc tiếp
Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ)

Ở ĐÂU?
Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng

Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông                                          

Đá Dựng Đại Lãnh

NỐT LẶNG BÊN ĐỜI
Hoàng Kim

Ta vừa mới Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Nay thung dung dạo gót ngắm Đôi bờ
Nốt lặng bên đời sớm xuân thưởng thức
Nghe tơ trời gió mát lẫn vào thơ.

Mượn và trả, thơ hay đong cõi thực
Bến trần gian đò mỏng, Thiếu mùa đông
Tiếng chuông chùa, nghe đêm, nốt lặng
Rụng nắng, Vòng quay, chầm chậm trời chiều.

Mượn và trả
Nguyễn Duệ Mai

Cho em mượn, nắng và mây anh nhé
Để lang thang cùng với cánh chim trời
Cho em mượn, gió và mưa anh nhé
Để yếu mềm cùng với mảnh buồm trôi
Cho em mượn những câu thơ anh nhé
Để lẳng lơ cùng nốt lặng bên đời
Cho em mượn cây cọ màu anh nhé
Để ngoại tình cùng bức vẽ tinh khôi

Em sẽ trả
Đôi vai mình bé nhỏ
Cho anh gục đầu…
Nơi cõi thực đầy vơi…

Bến trần gian đò mỏng…
Nguyễn Duệ Mai

Cần bao nhiêu giọt nắng
Mới thành một mùa vàng?
Cần bao nhiêu khoảnh khắc
Mới xếp được thời gian?

Ta như hai giọt nắng
Không thể gộp thành chiều
Ta như hai cung bậc
Không thể gộp thành yêu!

Cánh chim không lẻ bạn
Vẫn lạc giữa cuộc đời
Con thuyền neo bãi cạn
Vẫn mơ ngày xa khơi…

Bến trần gian đò mỏng
Xô lệch mái chèo đời
Buông câu thơ khỏa sóng
Buồn đầy rồi sẽ vơi…

Thiếu một mùa đông
Nguyễn Duệ Mai

Ta đã vẽ được mùa xuân
Bằng những sắc xanh hy vọng
Có đàn Én chao cánh mỏng
Cây non hé búp yên bình

Ta đã vẽ được mùa hạ
Đôi lằn nắng lửa mưa giông
Đỏ chói ngang trời tia chớp
Bão tan đất lại mềm lòng

Ta đã vẽ được mùa thu
Thấp đằm sắc vàng của nắng
Thầm lặng từng làn mây trắng
Du miên theo ký ức về…

Nhưng chưa vẽ được mùa đông
Tô màu gì cho gió bấc?
Hay là mông lung ánh mắt?
Hay là bôi xám toàn khung?

Bởi không vẽ được mùa đông
Nên vòng luân hồi còn khuyết

Làm sao tu cho trọn kiếp
Khi còn thiếu một mùa đông?!

Tiếng chuông chùa
Nguyễn Duệ Mai

Ta đi mượn tiếng chuông chùa
Đem về gọi nắng để xua mưa dầm
Chuông kêu, đời vẫn lặng câm
Nắng chang chang nắng, mưa dầm dầm mưa!

Hỏi sư, chẳng thấy sư thưa
Chỉ nghe tiếng lá lạc mùa gọi nhau…

Rụng nắng
Nguyễn Duệ Mai
Một chiều,
Rung gốc thời gian
Bao nhiêu hoa nắng
Rụng vàng xuống tay!

Sao không thành quả trên cây
Mà rơi hoang phí thế này…
Nắng ơi!

Vòng quay…
Nguyễn Duệ Mai

Khoác chiều hờ hững trên vai
Ta đi theo vệt nắng cài nghiêng nghiêng

Lá vàng rụng nửa hàng hiên
Mà hồn còn lạc ở miền cỏ hoa

Tuổi qua
Cảm xúc chưa qua
Tình còn
Mộng đã rời xa mất rồi

Xuân tàn
Hạ cũng chơi vơi
Thu chờ se sắt
Đông trôi lặng trầm

Chênh vênh một khúc nguyệt cầm
Nghe thời gian vọng thì thầm bên tai

Khoác chiều chầm chậm lên vai
Bánh xe duyên phận nối dài vòng quay…


SÁNG NAY VUI VỚI TRẺ THƠ
Hoàng Kim

Sáng nay vui với trẻ
thơ.
Buổi chiều
ướm thử giày xưa giật mình.
Thơ hay đẹp cả lời bình
Mai vàng, mây thắm, lung linh sắc màu

ƯỚM THỬ GIÀY XƯA
Duệ Mai

Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu!

Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào…

Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!

Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!

GIÀY VÀ THƠ
Lời bình của
Thanh Vân

Tôi có một anh bạn làm phóng viên viết về mảng thời trang và văn hoá ở một tờ báo ăn khách nọ. Hắn biết tôi thích ngắm gái đẹp, lại có chút năng khiếu “hỏi xoáy đáp xoay “ nên mỗi lần đi phỏng vấn hoa hậu, người mẫu, hắn thường rủ tôi đi cùng. Năm trước, nhờ có tôi mà bài phỏng vấn hoa hậu X của hắn, báo bán chạy như tôm tươi, hắn được Tổng biên tập khen và thưởng cho một tháng du lịch đảo Phú Quốc để theo dõi và viết bài đưa tin về cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2014. Tôi còn nhớ như in lần đó, khi nàng ô sin đẹp tuyệt trần (tôi đã tưởng nhầm là hoa hậu) ra mở cổng và dẫn chúng tôi vào phòng khách là lúc hoa hậu X đang thử giày để tối đi dự event từ thiện. Ở một góc phòng khách, một cái tủ to tướng cơ man là giày được trưng bày như ở một cửa hàng giày thời trang trong siêu thị Tràng Tiền Plaza. Như bạn bè người thân trong nhà, nàng vẫy hắn và tôi đến bên gian hàng, nàng chỉ từng đôi, từng đôi một, giới thiệu tên hãng và xuất xứ của nó. Tôi hỏi nàng đây là cửa hàng giày cũ hay giày mới. Giọng nàng ngọt ngào và tự hào : giày xưa đấy anh . Nó đã in dấu chân em trên đại lộ Paris, đại lộ thành Rome, đại lộ Holywood v.v…Buổi phỏng vấn nàng về từ thiện lại thành buổi phỏng vấn về thời trang giày và những bước đi trên sàn catwalk . Nàng hết thử đôi này đến đôi khác, dạo những bước chân uyển chuyển. Anh bạn tôi hết đứng, lại ngồi, lại khom lưng qùi gối chụp ảnh nàng lia lịa. Còn tôi vừa ngắm nàng vừa hỏi nàng những câu hỏi bâng quơ về giày. Tôi còn nhớ một số câu hỏi đại loại như sau:
– Màu sắc giày em yêu thích là màu gì?.
– Em thích màu hồng, màu tím, màu của bình minh và màu của thủy chung.
– Vì sao em lại thích bộ sưu tập giày ?.
– Vì giày gắn liền với bước chân. Nhiều bước chân cộng lại là lịch sử của cuộc đời…
– Em có hay đi lại giày cũ không?
– Thường xuyên. Vì mỗi lần đi giày cũ em như trở về quá khứ.
– Bây giờ đi lại đôi giày lúc đăng quang hoa hậu em thấy chân mình còn vừa không? Một câu hỏi khó và một thoáng bối rối trên khuôn mặt nàng:
– Vẫn vừa. Bàn chân em vẫn không thay đổi, vẫn size 36 như lúc đăng quang.
……..Khi tôi nói chuyện với nàng, anh bạn phóng viên của tôi đã mở máy ghi âm ghi lại tất cả để làm tư liệu bài viết. Ngồi trên xe lúc ra về, hắn lại mở ra nghe và bình luận. Hắn khen nàng là hoa hậu Việt Nam thông minh nhất từ trước đến nay. Hắn khuyên tôi nên viết một bài thơ về nàng, về những đôi giày của nàng. Hắn hứa sẽ đăng trên báo của hắn và trả nhuận bút cao hơn mọi người.

……..Hắn cứ tưởng làm thơ là dễ lắm, dễ hơn viết những câu chuyện lá cải của hắn. Đã mấy tháng nay, đầu óc tôi mụ mị, chẳng viết nỗi một câu thơ nào. Nàng thơ bỏ tôi mà đi thật rồi. Để duy trì và tìm lại cảm xúc thơ, đêm nào tôi cũng miệt mài đọc thơ cho đến tận một giờ sáng rồi mới đi ngủ. Thơ trên báo Văn Nghệ Già, Văn Nghệ Trẻ, Văn Nghệ Quân Đội, Tác Phẩm Mới, thơ trên Facebook, thơ trên các trang Web, thơ tập bạn bè tặng v.v…Giữa núi thơ biển chữ tôi đâm hoang mang. Tập thơ Mùa thu gõ cửa -Lão Chiếu ( tên thật là Nguyễn Thanh Quang ) tặng tôi đã hơn tháng vẫn chưa đọc. Tôi nghĩ lão là anh vô danh tiểu tốt trong làng Văn, lão biên tập và xuất bản chắc có gì hay mà đọc. Ừ lão có nhã ý tặng thì đọc xem sao, biết đâu gặp được bài thơ hay?. Và khi đọc xong tập thơ này, tôi thấy mình đã hiểu sai lão. Với hơn một trăm bài thơ của 54 tác giả tôi đã như lạc vào một vườn hoa đầy hương sắc. Có rất nhiều câu thơ lấp lánh và nhiều bài thơ long lanh, thực sự là thơ. Ví dụ như Lời Thị Màu ( Hoàng Kim Hương ), Khúc em xa, Viết trước cổng chùa ( Đặng Khánh Cường ), Chị ngồi giặt áo ( Nguyễn Lâm Cẩn ), Hà Nội sang mùa ( Đỗ Minh Ngọc ), Gia điệu thu Hà Nội ( Nguyễn Thị Lan Anh ), Đi qua chiều Hà Nội (Dương Thu Hương) v.v…Trong đó tôi ấn tượng nhất là ba bài : Dắt mùa, Vết nứt và Ướm thử giày xưa của Duệ Mai. Trong ba bài tôi lại tâm đắc bài Ướm thử giày xưa. Vì đây là bài thơ viết về giày mà anh bạn tôi đặt hàng viết cho cô hoa hậu trong chuyến đi phỏng vấn mà tôi không sao viết nổi. Bạn thử đọc bài thơ này của Duệ Mai :

Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu!

Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào…

Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!

Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!

CHÀO NGÀY MỚI 11 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365Đến với bài thơ hay; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Thầy nghề nông chiến sĩ; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoài; Đọc ‘Dấu chân người  lính’; Giấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Câu chuyện ảnh tháng 12; Hương sen vùng Đồng Tháp; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Trung Quốc một suy ngẫm; Nông lịch tiết Đại tuyết; Nắng Đông; Lời Thầy dặn thung dung; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên non thiêng Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử, Ngày 11 tháng 12 năm 1819 là ngày sinh của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, danh sĩ Việt Nam, hoàng thân, nhà thơ lớn thời nhà Nguyễn (mất năm 1870). Ngày 11 tháng 12 năm 1926 là ngày sinh Sơn Nam, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng người Việt (mất năm  2008). Ngày 11 tháng 12 năm 1997 ngày bắt đầu kí kết Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) Chương trình khung về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính; Bài viết chọn lọc ngày 11 tháng 12: Đến với bài thơ hay; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Thầy nghề nông chiến sĩ; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoài; Đọc ‘Dấu chân người  lính’; Thầy nghề nông chiến sĩ; Giấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Câu chuyện ảnh tháng 12; Hương sen vùng Đồng Tháp; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Trung Quốc một suy ngẫm; Nông lịch tiết Đại tuyết; Nắng Đông; Lời Thầy dặn thung dung; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên non thiêng Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-12; 

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY
Hoàng Kim

“Trạng Trình” lời thương hay ám ảnh
Hoàng Trung Trực nhớ điều anh dặn
Đọc Dấu chân người lính thấm thía nghĩa tình
Đến với bài thơ hay” thăm thẳm một tầm nhìn

Đến núi Ngự sông Hương kinh kỳ Huế
Lắng thơ hay Lê Đình Cánh ‘May mà’
Vui dạo bước về Lam Kinh cầu Bạch
Bức tranh quê sông Ngọc ảnh Đỗ Dung

Nguyễn Quốc Toàn lời bình thật tuyệt
Khiến thơ hay đọng mãi giữa tâm hồn
Nguyễn Chu Nhạc ‘Bảy Núi miền ký ức’
Hoàng Kim ‘
Về miền Tây yêu thương

‘Thành Nam chiều chớm Đông’
Cậu
Hoàng Gia Cương thơ hiền
Theo dòng thời gian lắng đọng:
trí phải minh, công phải trọng,
biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh

Đọc “Em tôi”
Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ “Biển và Em”
“Ở đâu?”
Bài thơ Viên đá Thời gian Phan Chí Thắng
Nguyễn Duệ Mai nốt lặng bên đời.

Mượn và trả, thơ hay đong cõi thực
Bến trần gian đò mỏng, Thiếu mùa đông
Tiếng chuông chùa, nghe đêm, nốt lặng
Rụng nắng, Vòng quay, chầm chậm trời chiều.

“Em nào có hững hờ” Mai Khoa Thu Hà Nội
“Đôi lời với sông Đồng Nai” Nguyễn Hoài Nhơn
“Uống rượu ở quán Hàm Hanh:Trần Quang Đạo
“Đãi trắng” “Hát vu vơ” “Tháng Ba” Lâm Cúc

Về với vùng cát đá
Giấc mơ lành yêu thương
Trường tôi nôi yêu thương
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

Cầu Bạch sông Ngọc Lam Kinh (ảnh Đỗ Dung)

MAY MÀ…
Lê Đình Cánh 

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.

Lời bình của Bulukhin (Nguyễn Quốc Toàn)

Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa mà hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Thọ Xuân là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình?? Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu, Vĩnh lăng, Bia Vĩnh Lăng, Hựu lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Kinh lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ. Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua Lê cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông chỉ hú vía thốt lên “may mà” nghe sao mà ai oán. 

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành 

Đọc đến đó chưa ai hiểu nhà thơ nói gì. Thì Huế vẫn còn cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá của nhân loại chứ sao. Tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục rỉ rả với cố đô Huế

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo…

Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn 

Nếu mà Huế ở xứ Thanh 
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan

Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? vì Xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa chứ đâu chỉ có các đời vua thời hậu Lê. Có lẽ những Lê Hoàn, những chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn cũng không còn lăng tẩm mà về vì hậu duệ thời a còng đang làm cái việc gọi là duy tu và tôn tạo các di tích lich sử và văn hoá…

BẢY NÚI MIỀN KÝ ỨC
Nguyễn Chu Nhạc


(6)
Bảy Núi,
những chóp mái
chùa Khơ-me vời vợi
vươn lên trời xanh
những phum sóc quây quần,
nơi nương náu
tình thần mộ đạo
những dân lành Phật giáo
quanh năm cày ruộng làm nương,
vất vả sớm hôm
chẳng một lời than
bao nhiêu của cải
sẵn lòng dâng cửa Phật,
chỉ giữ lại tấm lòng chân thật,
làm vốn riêng cho mình,
tự biết phận chúng sinh,
nương cửa Phật
làm những điều phúc đức,
tự răn lòng
chờ làm điều gì ác,
đến rắn thần Nagar, chằn tinh Yeak
dẫu hung dữ bao nhiêu
cũng quy Phật
hiền từ.
hãy như chim thần Krud
giang cánh lấy thân đỡ mái chùa,
hay tiên nữ Apsara ca múa
hay như thần Bayon canh bốn phía,
giữ lành cõi Phật an vui
giữ bình yên cho cuộc sống con người,
được cấy trồng mùa vụ tốt tươi,
niềm hạnh phúc dưới mái nhà no ấm.
để mỗi mùa mưa
hội đua bò náo nhiệt
để tết Đôn-ta
nhà đầy bánh trái
dâng lên lễ bái ông bà,
để tết Cholchnam Thmay
té nước thỏa thuê
người người dày thêm phúc lộc,

Bày Núi,
dưới bóng núi Dài, núi Tượng
tự bao giờ
sinh đạo Tứ ân,
những người đàn ông,
trang phục bà ba đen
bới tóc, râu chòm guốc mộc,
lấy Hiếu nghĩa ở đời làm trọng,
ân tổ tiên,
ân đất nước hàng đầu,
ân Tam bảo gốc rễ bền sâu,
ân đồng bào
và bao la nhân loại,
Đức Bổn sư, Ngô Lợi,
xưa kia kháng giặc Tây
lập đạo chiêu nhân,
theo chiếu Cần vương
lập ấp khẩn hoang,
nuôi chí bền gây dựng,
dẫu chẳng thể dời non lấp biển,
đạo còn đây
ân tiên tổ, non sông,
học Phật tu nhân,
giữ đạo làm dân,
chuyện thường tình,
âu cũng là trọn nghĩa,…

(trích Trường ca)

oitiengvietnhubunvanhulua

VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Sao anh chưa về lại miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.

THÀNH NAM CHIỀU CHỚM ĐÔNG
Hoàng Gia Cương


Thành Nam buổi ấy tôi về
Nhẫn nha chuối ngự, nhâm nhi kẹo Sìu (*)
Góc hồ gió thổi đìu hiu
Thoảng đâu tiếng ếch cuối chiều bâng quơ…

Người xưa trong cõi sa mù
Đơn sơ nấm mộ bên bờ nắng mưa
Trăm năm khuất một đời thơ
Nhân tình thấm đẫm chát chua mặn mà .

Ngẫm nhìn thế sự gần xa
Biết là cốt cách, biết là đắng cay-
Những nhà trào lộng xưa nay
Bông phèng mong để lấp đầy khổ đau!

Gắng tìm chẳng thấy hương đâu
Chắp tay tôi đứng nghiêng đầu vái ông
Trời tây một vệt ráng hồng
Còn mưa còn gió nên lòng còn se!

Lời nối vần Hoàng Kim:

Trí minh tâm sáng thơ nghề
Đức cao công trọng phước về chính tâm

DSC09855

EM TÔI
Lê Thuận Nghĩa


(Đến với bài thơ hay. Hoàng Kim. Đọc “
Em tôi” của Lê Thuận Nghĩa “Bao người miếng ngập giữa làng. Hạt mè hột đậu em rang đợi người. Trúc xinh đình rộng phỡn phơi. Em tôi lặng chín cả thời xưa nay.”,  tôi nhớ Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọngHôm nay anh được chén cơm ngon. Cửa miệng anh ăn nuốt chả trơn. Bởi lẽ ngày dài em lam lũ. Mà sao chỉ được bữa cơm tròn.“)

Bao người cũ đã mới rồi
Chỉ còn em vẫn kín thời ngày xưa
Đèo heo mấy bận mút mùa
Mờ môi hút gió nhặt thưa nụ cười

Bao người đã bỏ cuộc chơi
Riêng em nhặt nắng cuối trời ra hong…
Bò hóc mắm ủ lòng tong
Để cho bò tó ấm cùng hốc hang

Bao người miếng ngập giữa làng
Hạt mè hột đậu em rang đợi người
Trúc xinh đình rộng phỡn phơi
Em tôi lặng chín cả thời xưa nay

Không lời gửi cuối đuôi mày
Mà nghe đến tận ngất ngây mùa màng
Không lời yểm dụ kim thang
Em tôi bí rợ tập tàng hồn Quê

Em tôi
Cõi mộng
Tôi về…..

BIỂN VÀ EM
Nguyên Hùng

Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.

Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.

(Đọc tiếp
Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ)

Ở ĐÂU?
Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng

Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông                                          

Đá Dựng Đại Lãnh

NỐT LẶNG BÊN ĐỜI
Hoàng Kim

Ta vừa mới Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Nay thung dung dạo gót ngắm Đôi bờ
Nốt lặng bên đời sớm xuân thưởng thức
Nghe tơ trời gió mát lẫn vào thơ.

Mượn và trả, thơ hay đong cõi thực
Bến trần gian đò mỏng, Thiếu mùa đông
Tiếng chuông chùa, nghe đêm, nốt lặng
Rụng nắng, Vòng quay, chầm chậm trời chiều.

Mượn và trả
Nguyễn Duệ Mai

Cho em mượn, nắng và mây anh nhé
Để lang thang cùng với cánh chim trời
Cho em mượn, gió và mưa anh nhé
Để yếu mềm cùng với mảnh buồm trôi
Cho em mượn những câu thơ anh nhé
Để lẳng lơ cùng nốt lặng bên đời
Cho em mượn cây cọ màu anh nhé
Để ngoại tình cùng bức vẽ tinh khôi

Em sẽ trả
Đôi vai mình bé nhỏ
Cho anh gục đầu…
Nơi cõi thực đầy vơi…

Bến trần gian đò mỏng…
Nguyễn Duệ Mai

Cần bao nhiêu giọt nắng
Mới thành một mùa vàng?
Cần bao nhiêu khoảnh khắc
Mới xếp được thời gian?

Ta như hai giọt nắng
Không thể gộp thành chiều
Ta như hai cung bậc
Không thể gộp thành yêu!

Cánh chim không lẻ bạn
Vẫn lạc giữa cuộc đời
Con thuyền neo bãi cạn
Vẫn mơ ngày xa khơi…

Bến trần gian đò mỏng
Xô lệch mái chèo đời
Buông câu thơ khỏa sóng
Buồn đầy rồi sẽ vơi…

Thiếu một mùa đông
Nguyễn Duệ Mai

Ta đã vẽ được mùa xuân
Bằng những sắc xanh hy vọng
Có đàn Én chao cánh mỏng
Cây non hé búp yên bình

Ta đã vẽ được mùa hạ
Đôi lằn nắng lửa mưa giông
Đỏ chói ngang trời tia chớp
Bão tan đất lại mềm lòng

Ta đã vẽ được mùa thu
Thấp đằm sắc vàng của nắng
Thầm lặng từng làn mây trắng
Du miên theo ký ức về…

Nhưng chưa vẽ được mùa đông
Tô màu gì cho gió bấc?
Hay là mông lung ánh mắt?
Hay là bôi xám toàn khung?

Bởi không vẽ được mùa đông
Nên vòng luân hồi còn khuyết

Làm sao tu cho trọn kiếp
Khi còn thiếu một mùa đông?!

Tiếng chuông chùa
Nguyễn Duệ Mai

Ta đi mượn tiếng chuông chùa
Đem về gọi nắng để xua mưa dầm
Chuông kêu, đời vẫn lặng câm
Nắng chang chang nắng, mưa dầm dầm mưa!

Hỏi sư, chẳng thấy sư thưa
Chỉ nghe tiếng lá lạc mùa gọi nhau…

Rụng nắng
Nguyễn Duệ Mai
Một chiều,
Rung gốc thời gian
Bao nhiêu hoa nắng
Rụng vàng xuống tay!

Sao không thành quả trên cây
Mà rơi hoang phí thế này…
Nắng ơi!

Vòng quay…
Nguyễn Duệ Mai

Khoác chiều hờ hững trên vai
Ta đi theo vệt nắng cài nghiêng nghiêng

Lá vàng rụng nửa hàng hiên
Mà hồn còn lạc ở miền cỏ hoa

Tuổi qua
Cảm xúc chưa qua
Tình còn
Mộng đã rời xa mất rồi

Xuân tàn
Hạ cũng chơi vơi
Thu chờ se sắt
Đông trôi lặng trầm

Chênh vênh một khúc nguyệt cầm
Nghe thời gian vọng thì thầm bên tai

Khoác chiều chầm chậm lên vai
Bánh xe duyên phận nối dài vòng quay…


SÁNG NAY VUI VỚI TRẺ THƠ
Hoàng Kim

Sáng nay vui với trẻ
thơ.
Buổi chiều
ướm thử giày xưa giật mình.
Thơ hay đẹp cả lời bình
Mai vàng, mây thắm, lung linh sắc màu

ƯỚM THỬ GIÀY XƯA
Duệ Mai

Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu!

Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào…

Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!

Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!

GIÀY VÀ THƠ
Lời bình của
Thanh Vân

Tôi có một anh bạn làm phóng viên viết về mảng thời trang và văn hoá ở một tờ báo ăn khách nọ. Hắn biết tôi thích ngắm gái đẹp, lại có chút năng khiếu “hỏi xoáy đáp xoay “ nên mỗi lần đi phỏng vấn hoa hậu, người mẫu, hắn thường rủ tôi đi cùng. Năm trước, nhờ có tôi mà bài phỏng vấn hoa hậu X của hắn, báo bán chạy như tôm tươi, hắn được Tổng biên tập khen và thưởng cho một tháng du lịch đảo Phú Quốc để theo dõi và viết bài đưa tin về cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2014. Tôi còn nhớ như in lần đó, khi nàng ô sin đẹp tuyệt trần (tôi đã tưởng nhầm là hoa hậu) ra mở cổng và dẫn chúng tôi vào phòng khách là lúc hoa hậu X đang thử giày để tối đi dự event từ thiện. Ở một góc phòng khách, một cái tủ to tướng cơ man là giày được trưng bày như ở một cửa hàng giày thời trang trong siêu thị Tràng Tiền Plaza. Như bạn bè người thân trong nhà, nàng vẫy hắn và tôi đến bên gian hàng, nàng chỉ từng đôi, từng đôi một, giới thiệu tên hãng và xuất xứ của nó. Tôi hỏi nàng đây là cửa hàng giày cũ hay giày mới. Giọng nàng ngọt ngào và tự hào : giày xưa đấy anh . Nó đã in dấu chân em trên đại lộ Paris, đại lộ thành Rome, đại lộ Holywood v.v…Buổi phỏng vấn nàng về từ thiện lại thành buổi phỏng vấn về thời trang giày và những bước đi trên sàn catwalk . Nàng hết thử đôi này đến đôi khác, dạo những bước chân uyển chuyển. Anh bạn tôi hết đứng, lại ngồi, lại khom lưng qùi gối chụp ảnh nàng lia lịa. Còn tôi vừa ngắm nàng vừa hỏi nàng những câu hỏi bâng quơ về giày. Tôi còn nhớ một số câu hỏi đại loại như sau:
– Màu sắc giày em yêu thích là màu gì?.
– Em thích màu hồng, màu tím, màu của bình minh và màu của thủy chung.
– Vì sao em lại thích bộ sưu tập giày ?.
– Vì giày gắn liền với bước chân. Nhiều bước chân cộng lại là lịch sử của cuộc đời…
– Em có hay đi lại giày cũ không?
– Thường xuyên. Vì mỗi lần đi giày cũ em như trở về quá khứ.
– Bây giờ đi lại đôi giày lúc đăng quang hoa hậu em thấy chân mình còn vừa không? Một câu hỏi khó và một thoáng bối rối trên khuôn mặt nàng:
– Vẫn vừa. Bàn chân em vẫn không thay đổi, vẫn size 36 như lúc đăng quang.
……..Khi tôi nói chuyện với nàng, anh bạn phóng viên của tôi đã mở máy ghi âm ghi lại tất cả để làm tư liệu bài viết. Ngồi trên xe lúc ra về, hắn lại mở ra nghe và bình luận. Hắn khen nàng là hoa hậu Việt Nam thông minh nhất từ trước đến nay. Hắn khuyên tôi nên viết một bài thơ về nàng, về những đôi giày của nàng. Hắn hứa sẽ đăng trên báo của hắn và trả nhuận bút cao hơn mọi người.

……..Hắn cứ tưởng làm thơ là dễ lắm, dễ hơn viết những câu chuyện lá cải của hắn. Đã mấy tháng nay, đầu óc tôi mụ mị, chẳng viết nỗi một câu thơ nào. Nàng thơ bỏ tôi mà đi thật rồi. Để duy trì và tìm lại cảm xúc thơ, đêm nào tôi cũng miệt mài đọc thơ cho đến tận một giờ sáng rồi mới đi ngủ. Thơ trên báo Văn Nghệ Già, Văn Nghệ Trẻ, Văn Nghệ Quân Đội, Tác Phẩm Mới, thơ trên Facebook, thơ trên các trang Web, thơ tập bạn bè tặng v.v…Giữa núi thơ biển chữ tôi đâm hoang mang. Tập thơ Mùa thu gõ cửa -Lão Chiếu ( tên thật là Nguyễn Thanh Quang ) tặng tôi đã hơn tháng vẫn chưa đọc. Tôi nghĩ lão là anh vô danh tiểu tốt trong làng Văn, lão biên tập và xuất bản chắc có gì hay mà đọc. Ừ lão có nhã ý tặng thì đọc xem sao, biết đâu gặp được bài thơ hay?. Và khi đọc xong tập thơ này, tôi thấy mình đã hiểu sai lão. Với hơn một trăm bài thơ của 54 tác giả tôi đã như lạc vào một vườn hoa đầy hương sắc. Có rất nhiều câu thơ lấp lánh và nhiều bài thơ long lanh, thực sự là thơ. Ví dụ như Lời Thị Màu ( Hoàng Kim Hương ), Khúc em xa, Viết trước cổng chùa ( Đặng Khánh Cường ), Chị ngồi giặt áo ( Nguyễn Lâm Cẩn ), Hà Nội sang mùa ( Đỗ Minh Ngọc ), Gia điệu thu Hà Nội ( Nguyễn Thị Lan Anh ), Đi qua chiều Hà Nội (Dương Thu Hương) v.v…Trong đó tôi ấn tượng nhất là ba bài : Dắt mùa, Vết nứt và Ướm thử giày xưa của Duệ Mai. Trong ba bài tôi lại tâm đắc bài Ướm thử giày xưa. Vì đây là bài thơ viết về giày mà anh bạn tôi đặt hàng viết cho cô hoa hậu trong chuyến đi phỏng vấn mà tôi không sao viết nổi. Bạn thử đọc bài thơ này của Duệ Mai :

Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu!

Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào…

Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!

Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!

Bài thơ thật gọn gàng xinh xắn , câu chữ giản dị , nhưng thật ám ảnh và ma mị. Bàn chân khi đã đến tuổi trưởng thành mấy khi thay đổi. Bao năm tôi vẫn đi cỡ giày 41. Nàng hoa hậu vẫn đi giày cỡ 36 đấy thôi. Thế mà Duệ Mai ướm lại giày xưa thì không vừa “ Gót qua dâu bể/ Còn vừa nữa đâu …” Chỉ thi nhân mới nói được câu này. Không vừa giày, vì trải qua dâu bể , bàn chân đã mòn đi. Cuộc đời con người là cõi tạm trần gian. Thời gian như làn mây bay qua đầu, như nước chảy qua cầu. Mỗi bàn chân gắn với một đôi giày và một số phận. Khổ đau, hạnh phúc mỗi mình ta biết. Đôi giày như người tri âm, tri kỷ biết sẻ chia , biết sạn rơi kẽ chân nào . Một khoảng thời gian, một chặng đường của một con người thường gắn bó một đôi giày. Cất giữ giày cũ là cất giữ quá khứ. Ướm thử giày cũ là để trở về với quá khứ. Và chẳng ai sống mãi với quá khứ. Rồi đành lòng gói lại quá khứ để bước tiếp với đôi giày mới và bước chân mới. Bài thơ đã chọn được một thi tứ độc đáo. Mượn giày để nói về nhân tình thế thái, nỗi buồn vui cuộc đời người.
…….Tôi đã hơi dông dài. Nhưng thật thiếu sót khi bỏ qua nghệ thuật con chữ của bài thơ này. Về hình thơ chẳng có gì mới , là thể lục bát ngắt câu mà nhiều nhà thơ hiện nay hay dùng . Nhưng sự gieo con chữ trong bài thơ Ướm thử giày xưa của Duệ Mai thì rất tài hoa . Ngôn từ rất gợi và rất ẩn dụ, nói ít hiểu nhiều: gót qua dâu bể, dấu son trải dọc đường đời, dốc hết lao xao, lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên, đóng lại tần ngần, lạc giày, lạc cả bước chân. Nói về thời gian Duệ Mai cũng có cách nói rất mới , rất khác người. Chị ví thời gian đời người con gái như người nhai miếng trầu, mới đầu là đỏ thắm, là nồng say, cuối cùng là xác bã trắng, nhạt thếch : Ngỡ như mới giập bã trầu / Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!. Bài thơ là toàn bích. Nhưng chữ thôi đành kết thúc bài thơ sao an phận quá. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng biết dùng chữ nào khác. Nó cũng như câu chào tạm biệt hẹn gặp lại mà mọi cuộc chia tay đều có.
……..Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết Duệ Mai là ai, là nhà thơ chuyên nghiệp hay là người viết để giải toả lòng mình. Nàng có đẹp như thơ của nàng không? Nếu nàng còn trẻ và đi thi hoa hậu, nếu phần thi vấn đáp là câu hỏi : Bạn nghĩ gì khi đi lại đôi giày cũ của mình? Với ý thơ này tôi chắc nàng sẽ được điểm cao nhất phần thi vấn đáp. Nhưng ngôi hoa hậu, á hậu 1, á hậu 2 chẳng thuộc về nàng…

Thanh Vân  (mây thắm)

EM NÀO CÓ HỮNG HỜ
Mai Khoa Thu Hà Nội

Em nào có hững hờ
Lá vẫn xanh màu diệp lục
Nắng vẫn trong vàng hong sắc nắng
Tơ trời dệt mấy vần thơ …

Anh đi đâu, gác bếp buồn râu ngô
Phất phơ nhện giăng trần bám bụi
Gió đi hoang lạc lối
Mạng nhện trói buộc tả tơi

Nỗi nhớ tháng năm, xa vợi tháng mười
Thóc chín oằn vai mùa gặt
Em lo cho bồ đầy thóc
Tháng mười nếp mới cơm thơm

Em ở bên anh mấy nỗi dặm trường
Mà ngơ ngẩn tìm đâu hoài viễn vọng
Xuân qua, hè tới, thu sang, đông bãng lãng
Mình đây, sao chưa nhìn thấy nhau.

ĐÔI LỜI VỚI SÔNG ĐỒNG NAI
Nguyễn Hoài Nhơn

Nói gì với sông Đồng Nai
Mà lòng thắc thỏm giữa hai đợt triều
Nói gì cho thỏa thương yêu
Để cù lao Phố mỗi chiều đứng trông

Vắng em, tôi nhớ tôi mong
Lục bình pha mực giữa dòng lơ mơ
Ngày tôi chưa biết làm thơ
Tóc em đã bím chấm bờ vai thon

Biên Hòa hương bưởi ngát thơm
Níu chân tôi ở cuối vườn sớm mai
Bồn chồn con sóng Đồng Nai
Vỗ vào giấc ngủ tôi hòai chưa tan

Vệt phù sa cháy nồng nàn
Hay là ruột đất bazan đượm màu
Trái cây chín đỏ cù lao
Đợi người về hái mời nhau thực lòng

Gặp em ở cuối dòng sông
Câu thơ tôi hóa cánh đồng vàng mơ
Thương nhau tháng đợi năm chờ
Câu thơ kết mật bây giờ…vấn vương

Nói gì cho thỏa yêu thương
Mắt em in dáng quê hương đậm đà
Đồng Nai ơi – mãi thiết tha
Tôi xin làm hạt phù sa dâng người.

UỐNG RƯỢU Ở QUÁN HÀM HANH
Trần Quang Đạo

Nằm mơ cũng không có được
mà chiều nay tôi đang ở Hàm Hanh
nâng chén rượu nghĩ về người xưa cũ
hồn đã lâng châng mây trắng mơ màng.

Như mới đây thôi Lỗ Tấn vừa đi
một hình tượng lóe lên Người về bắt giữ
những con chữ nối nhau như bước chân Khổng Ất Kỷ
đi vào trí tưởng của triệu triệu con người.

Như mới đây thôi Khổng Ất Kỷ vừa ngồi
những hạt đỗ xanh còn vãi vương trên đất
chiếc mũ ông để quên ai đó treo lên vách
ông sẽ trở lại thôi và tôi đã ngồi chờ.

Men rượu thơm lan tỏa tận hồng cầu
người xưa ơi cho tôi cúi đầu xin chạm chén
những anh tài mỹ nhân vạn thuở đầy chinh chiến
Hàm Hanh rượu ngon chỉ lối hẹn hò.

Thi Thánh của Trung Hoa. Đại Vũ vị vua tài
Tây Thi thôn Trữ La bên suối ngồi giặt lụa…
ôi Thiệu Hưng tôi không còn mơ nữa
và Hàm Hanh có thực với tôi rồi.

Say ở Hàm Hanh là lãi với cuộc đời
Hồng Nữ Nhi thơm vào chiều mê đắm
nâng chén rượu, ô kìa đêm xuống!
trăng như mắt người xưa sóng sánh cốc thơm lừng…

Hàm Hanh (Triết Giang, Trung Quốc) Thu 1998

ĐÃI TRĂNG
Nguyễn Lâm Cúc

Hôm nay nhàn ta mở tiệc mời trăng
Để thỏa thích bưng dòng sông ra uống
Bày lên mâm là dạt dào cảm hứng
Bạn tri âm, bạn có vui cùng?

Này trăng, trăng chớ ngại ngần
Cạn ly nhé. Sông có vơi cũng mặc.
Say thì say nhưng đừng khóc!
Trần gian…cứ mặc kệ trần gian.

HÁT VU VƠ
Nguyễn Lâm Cúc

Trần gian một chuyến rong chơi
Thấy trăng giữa chợ, đông người vỗ tay
Mua vui một cuộc rõ hài
Gọi trăng, trăng khẽ chau mày rồi thôi…

Gõ sênh, vỗ phách, tôi cười
Nghêu ngao cất giọng hát lời bốn phương

Đó đường, đây đường, kia đường
Mà sao phải cứ đoạn trường bước đi
Buốt làm sao câu trở về
Có bằng ngồi tạm vĩa hè…mà chơi

Tình ơi! Nghĩa ơi! Thương ơi!
Bao lần ngoảnh lại gọi người khản khô
Tưởng sông rồi lại tưởng đò
Những lất phất ấy…chỉ bờ lau thưa

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng 
Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta
về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

(1)
Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

(2)

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Xem tiếp:
Đến với bài thơ hay

TRÀ SỚM VỚI BẠN HIỀN
Hoàng Kim

“Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẵn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh

TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim

Ngày mới Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên…
Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm

Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ.

mientham

MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT
Hoàng Kim.

“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức  trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.)   Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.

Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn

Tùng Thiện Vương  tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên,  tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử.  Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là  cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức.  Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên  Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học  thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên  sau phủ, đón mẹ  là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu.

Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi  Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864  Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3  năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được  vua  Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại  mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi.

Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt

Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, …

Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!)

Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … 

Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như  Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). 

Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt

Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không?
Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng,  Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. 

Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt.  Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây.

Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây:

  1. Bạch Đằng giang
  2. Bần gia
  3. Bất mị tuyệt cú
  4. Bi thu
  5. Biệt lão hữu
  6. Chiên đàn thụ
  7. Cổ ý
  8. Cừ Khê thảo đường kỳ 1
  9. Cừ Khê thảo đường kỳ 2
  10. Cừ Khê thảo đường kỳ 3
  11. Dạ bạc Nguyệt Biều
  12. Dạ bộ khẩu hào
  13. Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành
  14. Dạ văn trạo ca
  15. Dịch kỳ
  16. Đạo phùng cố nhân
  17. Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm
  18. Điền lư
  19. Điền lư tiểu khế đề bích
  20. Điếu Trương Độn Tẩu
  21. Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn
  22. Đông viên hoa
  23. Gia Hội độ
  24. Giang thôn kỳ 1
  25. Giang thôn kỳ 2
  26. Hạ thọ
  27. Hải thượng
  28. Hán cung từ
  29. Hoan Châu dạ vũ
  30. Hương Cần
  31. Khách đình
  32. Kim hộ thán
  33. Kim Luông dạ bạc
  34. Kim tỉnh oán
  35. Kỷ mộng
  36. Lão bệnh
  37. Lão khứ
  38. Liễu
  39. Long thành trúc chi từ kỳ 1
  40. Long thành trúc chi từ kỳ 2
  41. Long Thọ cương
  42. Lục thuỷ
  43. Lựu
  44. Mỵ Châu từ
  45. Nam Định hải dật
  46. Nam khê
  47. Ngô Vương oán
  48. Nhàn cư
  49. Nhất Trụ tự
  50. Nhĩ hà
  51. Phế viên
  52. Phiếm nguyệt
  53. Phù lưu tiền hành
  54. Phụng sắc kính đề Nguyễn hậu
  55. Quá Quảng Bình quan khẩu chiếm
  56. Quân mã hoàng
  57. Quất chi từ
  58. Sơn cư tảo khởi
  59. Sơn trung
  60. Tàn tốt
  61. Tạp cảm
  62. Tạp ngôn
  63. Tặng Cao Bá Quát
  64. Tần cung từ
  65. Thai Dương chu dạ
  66. Thu vọng
  67. Thuật hoài kỳ 1
  68. Thuật hoài kỳ 2
  69. Thuỵ khởi
  70. Tống biệt – Phú đắc Quan san nguyệt
  71. Tống khách
  72. Tống Lương Tứ chi Quảng Nam
  73. Tráng sĩ ca
  74. Trấn Vũ miếu
  75. Tre tróc gốc
  76. Triều
  77. Trường An đạo
  78. Tuyệt bút
  79. Tự dật
  80. Tự quân chi xuất hỹ
  81. Tước phi đa
  82. Ức Bùi Lục
  83. Ức Linh Sơn tự
  84. Văn thiền
  85. Viên cư
  86. Viễn tứ
  87. Vịnh hiểu
  88. Xuân khuê oán
  89. Xuy tiêu ỷ

“Xuân hiểu”, “Tiến trầu (cúng quan tham)”, “Nhà nghèo” là ba trong số trên hai ngàn bài thơ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm

XUÂN HIỂU
Nguyễn Phước Miên Thẩm
Dịch thơ Phan Văn Các

Gió đông se lạnh màn mai
Cánh hoa sương nặng giọt rơi xuống thềm
Áo đơn ngại chẳng cuốn rèm
Một mình nằm với hơi men ngà ngà
Không yên ngựa dạo tìm thơ
Hoạ bình quây gối ngắm hờ núi xuân.

Nguyên văn Hán Nôm






Hoán khê sa – Xuân hiểu

Liệu tiếu đông phong hiểu mạc nhàn,
Phi hoa hoà lộ trích lan can,
Hà tu bất quyển khiếp y đan.
Tiểu ẩm vi huân hoàn độc ngoạ,
Tầm thi vô kế thúc ngâm an,
Hoạ bình vi chẩm khán xuân san.

Nguồn: Khúc hát gõ mái chèo, Phan Văn Các, 1999
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quó̂c gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm
xem thêm: Phạm Văn Ảnh 2012.
Cổ duệ từ của Miên Thẩm từ văn bản đến định hướng sáng tác; Thông báo Hán Nôm học 2012, tr.62-79

TIỀN TRẦU (CÚNG QUAN THAM)
Nguyễn Phước Miên Thẩm
Dịch thơ Nguyễn Sĩ Đại

Sớm đã cúng tiền trầu
Chiều tiền trầu lại cúng
Quan lớn ưa cung phụng
Oan dân rõ như ngày.
Trong nhà quan lớn tiền bỏ nát
Dân đen bán nhà lại bán vợ
Cái xác tuy còn, mất nhà ở
Gông cùm may thoát, vợ còn đâu
Ôm con mà dứt tay chồng
Ném trầu, trông mặt, khóc ròng cả hai!

Phù lưu tiền hành

Triêu tiến phù lưu tiền
Mộ tiến phù lưu tiền
Đại quan nghiệt phù lưu
Nãi tuyết tiểu dân oan
Đại quan đường trung tiền tác hư
Tiểu dân mại gia, hoàn mại phụ
Thử thân tuy tồn, gia dĩ hưu
Già tỏa hạnh thoát, phụ nan lưu
Bão nhi tạm lai dữ phu biệt
Lộ bàng đối khấp xan phù lưu.

NHÀ NGHÈO
Nguyễn Phước Miên Thẩm
Dịch thơ
Nguyễn Thiên Thụ

Con nhà nghèo khổ đau,
Quanh năm rét lại đói.
Bụng rỗng phải ăn rau,
Lấy lửa thay chăn gối.
Khắp đất là gươm đao,
Đầy trời là hoạ hại.
Vui vẻ thay nhà giàu,
Yến tiệc suốt đêm thâu.

Nguyên văn Hán Nôm








Bần gia

Tân khổ bần gia tử,
Niên niên hàn phục cơ.
Hiểu trường sơ thế phạn,
Đống cốt hoả vi y.
Biển địa do binh giáp.
Mãn thiên thả tật oai,
Chu môn lạc hà sự,
Dạ ẩm đạt triều huy.

mienthamlang

Miên Thẩm trang đời lắng đọng

Về  Huế, viếng lăng Tùng Thiện Vương ở gần chùa Từ Hiếu, Huế, thăm ngôi nhà xưa của nhà thơ lớn đối diện Vĩ Dạ Xưa, trò chuyện với không gian thơ rất Huế, đó là một thú vui nhàn tản, tĩnh lặng.

Người như Tùng Thiện Vương thật hiếm. Miên Thẩm chuyện cũ viết lại là để ghi nhớ về một câu chuyện không nỡ quên: Theo Wikipedia Tiếng Việt,  Miên Thẩm thuở lọt lòng, ông được ông nội đặt tên là Ngợn[1]. Đến năm 1832, khi đã có Đế hệ thi, ông được cải tên là Miên Thẩm (Nguyễn Phúc Miên Thẩm). Năm lên 7 tuổi, Miên Thẩm cùng với các em vào Dưỡng Chính đường, được thầy Thân Văn Quyền[2] dạy chu đáo. Ông rất chịu khó học tập, nên mới 8 tuổi (1827), nhân theo hầu vua dự lễ Nam Giao, ông làm bài Nam Giao thi, rất được tán thưởng. Năm 1839, ông được phong làm Tùng Quốc Công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ (Thục tân Nguyễn Thị Bửu) và ba em gái (Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, Nguyễn Phúc Trinh Thận tức nữ sĩ Mai Am và Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa) ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Năm 1854, mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện Công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi. Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn). Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy (sử cũ gọi là giặc Chày Vôi) nhằm lật đổ vua Tự Đức. Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Vua Tự Đức không kết tội chỉ nói ông chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870) lúc 51 tuổi. Năm 1878, ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận Vương. Năm 1929, vua Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương, tước vị mà ngày nay người ta quen gọi.

Sự nghiệp trước tác của Tùng Thiện Vương rất phong phú (14 tập).Trong số đó đáng kể là Thương Sơn thi tập, gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm khác: Thương Sơn từ tập, Thương Sơn thi thoại, Thương Sơn ngoại tập, Thương Sơn văn di v.v… Theo như trong tập Thơ Tùng Thiện Vương [3], vào giữa thế kỷ 19 tại kinh thành Phú Xuân (Huế) đã xuất hiện một số nhà thơ dòng dõi hoàng tộc Nguyễn Phúc, trong đó có Tùng Thiện Công (tước vị của Miên Thẩm lúc bấy giờ), Nguyễn Phúc Miên Trinh, Nguyễn Phúc Miên Bửu, công chúa Mai Am (tất cả đều là em của ông) được nhiều người biết hơn cả.

Thơ của ông dù viết theo thể loại nào (hành, dao, thán, từ…), dù mang nội dung cảm hoài, ngôn chí hay thù tạc…, tất cả đều có văn pháp giản dị, ý tứ thâm sâu, chữ nghĩa chọn lọc, đều mang tính hiện thực cao (rất gần với thơ Đỗ Phủ thời nhà Đường), chứa đựng tinh thần yêu nước, thương dân, hết lòng vì bè bạn. Có thể kể đến một bài như: “Phù lưu tiền hành”, “Mại trúc dao”, “Kim hộ thán”, “Bộ hổ từ”… Bên cạnh tai ách áp bức, nhũng nhiễu, bóc lột của tầng lớp trên; người dân còn lâm cảnh đói kém, lưu tán do thiên tai như lũ lụt, hạn hán nhiều năm liền như các bài: “Nam Định hải dật”, “Thủy, Lưu dân thán”… Và thao thức, dằn dặt trước bao biến động của đất nước như các bài: “Tống Lương từ”, “Mại chỉ y”, “Vận, Khiển sầu”, “Tuế mộ mặc vân sào dạ tập”, “Thương tâm”, Đọc Nguyễn Đình Chiểu, Nhạc Phi, Nhị nguyệt nhị thập… Bên cạnh những nỗi đau chung, nơi tâm tư ông còn trĩu nỗi đau riêng.

Theo sử sách ghi, sau đám tang vua Thiệu Trị (1847), hai người cháu ruột của ông là Hồng Bảo và Hồng Nhậm cùng tranh giành ngôi vua, mở màn cho một bi kịch chốn vương triều. Cuối cùng, Hồng Bảo bị hạ ngục vì tội liên hệ với “bên ngoài”, để rồi phải tự tìm cái chết thân còn mang xiềng xích. Thảm cảnh đã được ông khéo gửi gấm trong một bài thơ khá dài: “Quỷ khốc hành”. Năm 1866, cuộc biến động ở Khiêm Lăng (loạn Chày vôi thời Tự Đức) do chính con rể đầu của ông là Đoàn Hữu Trưng chủ xướng, một lần nữa khiến vết thương lòng nhức nhói cho đến cuối đời (Vận, Tuế án độc tọa khiển muộn…).

Tuy sau này vua Tự Đức xét ông vô can, nhưng chính nỗi đau mới này cùng với lo toan dân tình, nạn nước; tất cả khiến lòng ông thêm chán ngán cảnh điện ngọc, cung son đã khiến tinh thần ông thêm suy sụp nơi cơ thể vốn gầy gò, lắm bệnh. Ông viết:Lờ mờ học Đạo nửa đời người
Trúc dép, đường đi mới rõ mười
Thiên Mụ, Thánh Duyên trăng với sóng
Bóng rừng, hương nước, có còn ai?
“Tuyệt Bút Từ”, 1870

Ngoài ra, ông còn có mảng thơ trữ tình viết về cảnh vật thiên nhiên và bè bạn…Tiến sĩ nhà Thanh là Lao Sùng Quang, khi đọc bài “Khiển hoài” của ông, đã phải khen rằng:

Tụng đáo bạch âu hoàng diệp cú,
Cổ hoài tiêu sắt đới thu hàn…

Dịch nghĩa:

Đọc đến câu bạch âu hoàng diệp (của ông)
Nghe người ớn lạnh hơi thu

Thư mục về Tùng Thiện Vương Miên Thẩm không nhiều. Ngoài Tùng Thiện vương trên web Việt Nam gia phả, thì Wikipedia tiếng Việt chỉ mới có một ít thư mục về Người

  1. ^Từ điển Văn học (bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004), sách Vua Minh Mạng với Thái y viện & ngự dược, ghi ông tên là Hiện (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2007, tr. 46).
  2. ^Cuộc đời và sự nghiệp nhà giáo Thân Văn Quyền: [1]. Ngoài người thầy này, Miên Thẩm còn là học trò của Trương Đăng Quế và sau này cũng là cha vợ của ông.
  3. ^Thơ Tùng Thiện Vương, Lương An tuyển chọn, Nhà xuất bản Thuận Hoá 1994

mienthamthuongson

 Thương Sơn và Miên Thẩm

Thương Sơn thi tập 2200 bài thơ sao gọi là Thương Sơn? Đó có phải là dãy núi 苍山; cáng shān, còn gọi là Điểm Thương Sơn (点苍山, là một dãy núi kỳ vĩ trong Thiên long bát bộ danh tiếng của Kim Dung mà thực tế ngoài đời là dãy Thương Sơn dài khoảng 50 km, rộng khoảng 20 km, ở phía tây Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phía đông Thương Sơn là hồ Nhĩ Hải chăng? Thương Sơn thuộc phía nam dãy núi Vân Lĩnh, phía bắc bắt đầu từ Nhĩ Nguyên, phía nam kéo dài đến cầu Thiên Sinh, phía đông giáp với hồ Nhĩ Hải, phía nam giáp với sông Hắc Huệ. Thương Sơn đỉnh cao nhất của nó là đỉnh Mã Long, cao 4.122 m, ngoài ra dãy núi này còn có 18 đỉnh khác đều cao trên 3.500 m
[1] Mười chín đỉnh núi chính của Thương Sơn từ bắc xuống nam bao gồm: Vân Lộng, Thương Lãng, Ngũ Đài, Liên Hoa, Bạch Vân, Hạc Vân, Tam Dương, Lan Phong, Tuyết Nhân, Ứng Lạc, Quan Âm, Trung Hòa, Long Tuyền, Ngọc Cục, Mã Long, Thánh Ứng, Phật Đính, Mã Nhĩ, Tà Dương. 18 khe suối bao gồm: Hà Di, Vạn Hoa, Dương Khê, Mang Dũng, Cẩm, Linh Tuyền, Bạch Thạch, Song Uyên, Ẩn Tiên, Mai, Đào, Trung, Lục Ngọc, Long, Thanh Bích, Mộ Tàn, Đình Huỳnh, Dương Nam.

mienthamchuathuongson

Dưới chân núi Thương Sơn đối diện với Hồ Nhĩ Hải tại Thành phố Đại Lý có Chùa Qianxun cao 69,13 mét, là một trong những ngôi chùa cổ cao nhất của triều đại nhà Đường (618 – 907). Đây là một trong ba ngôi chùa cổ nổi tiếng, một danh thắng tuyệt đẹp có lịch sử hơn 1.800 năm, biểu tượng lịch sử sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc. Nhiều tác phẩm điêu khắc của Phật làm bằng vàng, bạc, gỗ hoặc tinh thể, và di sản quý giá khác tìm thấy nơi này trong chùa Qianxun, đóng một vai trò quan trọng để giải thích lịch sử cổ đại của Thành phố Đại Lý.

“Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Thương Sơn thi tập 2200 bài thơ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm có lẽ cũng ẩn chứa nhiều điều hay của một thời như ngôi chùa cổ xưa và dãy núi Thương Sơn kỳ vĩ chăng? .

*Nghe nói cụ Mai Khắc Ứng vừa về Huế, cụ là nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế, cụ vừa có bài thơ “Tạ từ” rất hay gửi lại. Tôi thật ao ước được nghe kể hoặc lời bình của cụ về cụ Miên Thẩm, con người thận trọng, minh triết lỗi lạc, uyên bác và tài hoa này.

Hoàng Kim

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19869
Nhập ngày : 10-12-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 7(24-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 7(23-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 7(22-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 7(21-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 7(21-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 7(19-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 7(18-07-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007