Số lần xem
Đang xem 2011 Toàn hệ thống 3339 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 16 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Sự chậm rãi minh triết; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Linh Giang; Linh Giang Đình Minh Lệ; Thăm nhà cũ của Darwin; Đất mẹ vùng di sản; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Qua Trường Giang nhớ Mekong; Ngày 16 tháng 12 năm 1308 vào lúc nửa đêm nhằm ngày 3 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân giờ Tý canh ba là ngày mất của Trần Nhân Tông vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần. Trần Nhân Tông là minh quân nổi tiếng anh minh trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1258 trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái thượng hoàng 15 năm Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại:: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294- 1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.Thời đại Trần Nhân Tông, quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã đánh tan tác quân đội hùng mạnh của Nhà Nguyên, bảo vệ bờ cõi Đại Việt trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ. Ngay sau khi dẹp yên quân giặc, ông cho giảm thuế, phát lương chẩn, tích cực khôi phục các công trình đã bị quân Nguyên hủy hoại, mau chóng sau đó quốc gia hồi phục, Đại Việt dần lấy lại sự hưng thịnh và phát triển cực thịnh thêm nữa. Năm 1293, Nhân Tông thoái vị, nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên kế vị, tức Trần Anh Tông hoàng đế, ông lui về làm Thái thượng hoàng, chuyên tâm vào nghiên cứu Phật giáo. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng. Sau khi nhường ngôi, ông thường hay lấy pháp hiệu là Đầu đà Giác Hoàng Điều ngự. Trần Nhân Tông không chỉ là một vị vua tài năng mà còn là một nhà thơ thiền kiệt xuất của triều đại nhà Trần. Thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách lớn với sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do của một minh triết với lối viết giản dị, trí tuệ uyên bác từ bi lịch lãm. Trần Nhân Tông đã có các tác phẩm Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập,Thạch thất mỵ ngữ, Tăng già toái sự và bộ Trung hưng thực lục do ông sai văn thần biên soạn. Di sản hiện bảo tồn 31 bài thơ, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán. sách Thiền tông bản hạnh còn có hai bài văn Nôm biền ngẫu mà đức Nhân Tông là tác giả; Ngày 16 tháng 12 năm 2009, bộ phim Avatar được phát hành trên phạm vi quốc tế, sau đó trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ngày 16 tháng 12 năm 2010 là ngày mất Trần Văn Giàu (6 tháng 9, 1911 – 16 tháng 12, 2010) là nhà hoạt động cách mạng, nhà giáo, nhà khoa học nghiên cứu lịch sử triết học nổi tiếng Việt Nam; Bài chọn lọc ngày 16 tháng 12:Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Sự chậm rãi minh triết; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Linh Giang; Linh Giang Đình Minh Lệ; Thăm nhà cũ của Darwin; Đất mẹ vùng di sản; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Qua Trường Giang nhớ Mekong; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-12
LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ
Hoàng Kim
Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2)
Lên non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….
1) Thơ Nguyễn Trãi
2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim
TRÚC LÂMTRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim
Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:
Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.
Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… Trần Nhân Tông
TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG
Hoàng Kim
Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên
Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi
Cư trần lạc đạo, Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài
An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …
SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim
Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .
thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.
CHÀO NGÀY MỚI 16 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Sự chậm rãi minh triết; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Linh Giang; Linh Giang Đình Minh Lệ; Thăm nhà cũ của Darwin; Đất mẹ vùng di sản; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Qua Trường Giang nhớ Mekong; Ngày 16 tháng 12 năm 1308 vào lúc nửa đêm nhằm ngày 3 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân giờ Tý canh ba là ngày mất của Trần Nhân Tông vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần. Trần Nhân Tông là minh quân nổi tiếng anh minh trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1258 trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái thượng hoàng 15 năm Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại:: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294- 1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.Thời đại Trần Nhân Tông, quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã đánh tan tác quân đội hùng mạnh của Nhà Nguyên, bảo vệ bờ cõi Đại Việt trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ. Ngay sau khi dẹp yên quân giặc, ông cho giảm thuế, phát lương chẩn, tích cực khôi phục các công trình đã bị quân Nguyên hủy hoại, mau chóng sau đó quốc gia hồi phục, Đại Việt dần lấy lại sự hưng thịnh và phát triển cực thịnh thêm nữa. Năm 1293, Nhân Tông thoái vị, nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên kế vị, tức Trần Anh Tông hoàng đế, ông lui về làm Thái thượng hoàng, chuyên tâm vào nghiên cứu Phật giáo. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng. Sau khi nhường ngôi, ông thường hay lấy pháp hiệu là Đầu đà Giác Hoàng Điều ngự. Trần Nhân Tông không chỉ là một vị vua tài năng mà còn là một nhà thơ thiền kiệt xuất của triều đại nhà Trần. Thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách lớn với sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do của một minh triết với lối viết giản dị, trí tuệ uyên bác từ bi lịch lãm. Trần Nhân Tông đã có các tác phẩm Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập,Thạch thất mỵ ngữ, Tăng già toái sự và bộ Trung hưng thực lục do ông sai văn thần biên soạn. Di sản hiện bảo tồn 31 bài thơ, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán. sách Thiền tông bản hạnh còn có hai bài văn Nôm biền ngẫu mà đức Nhân Tông là tác giả; Ngày 16 tháng 12 năm 2009, bộ phim Avatar được phát hành trên phạm vi quốc tế, sau đó trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ngày 16 tháng 12 năm 2010 là ngày mất Trần Văn Giàu (6 tháng 9, 1911 – 16 tháng 12, 2010) là nhà hoạt động cách mạng, nhà giáo, nhà khoa học nghiên cứu lịch sử triết học nổi tiếng Việt Nam; Bài chọn lọc ngày 16 tháng 12:Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Sự chậm rãi minh triết; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Linh Giang; Linh Giang Đình Minh Lệ; Thăm nhà cũ của Darwin; Đất mẹ vùng di sản; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Qua Trường Giang nhớ Mekong; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-12
LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ
Hoàng Kim
Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2)
Lên non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….
1) Thơ Nguyễn Trãi
2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim
TRÚC LÂMTRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim
Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:
Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.
Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… Trần Nhân Tông
TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG
Hoàng Kim
Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên
Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi
Cư trần lạc đạo, Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài
An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …
SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim
Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .
thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.