Số lần xem
Đang xem 1179 Toàn hệ thống 2194 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm
New day words of love
Wearing sweater when it’s rather cold.
Winter comes to an end ,and early Spring is coming.
Everyday, we care good deeds kindly.
Distant love turn out to be close together.
NHỚCÂY THÔNG MÙA ĐÔNG Hoàng Kim
Xuân Hạ Thu Đông vốn phẳng sòng
Bốn mùa chẳng thể thiếu mùa đông
Tam Đảo non xanh hai cánh rộng
Cửu Long nước biếc một chữ đồng
Trẻ ham tâm đức nên cố gắng
Già mong phúc hậu phải biết chùng
Thung dung nếm trãi mùa đông lạnh
Sông núi trúc mai với lão tùng
Bài thơ ‘Nhớ cây thông mùa đông’ của Hoàng Kim và tấm ảnh này do anh Hà Hữu Tiến chụp trong ngày chúng tôi thăm đàn Nam Giao Huế. Bài thơ này là sự họa vần bài thơ “Vịnh mùa Đông” của cụ Nguyễn Công Trứ lưu lại một kỷ niêm không nỡ quên về sự đùa vui họa thơ cùng các bạn Quế Hằng, Nguyễn Vạn An, Phan Lan Hoa Nay xin trân trọng chép lại để tặng người thân, thầy bạn nhân Noel và Chúc Mùng Năm Mới.
‘Vịnh mùa Đông’ và ‘Cây thông’ là hai bài ngôn chí đặc sắc nhất của cụ Hy Văn Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ “ra tướng võ, vào tướng văn” tỏ ý với vua Minh Mệnh và các vị quan cao cấp cùng thời như Trương Đăng Quế, Hà Tôn Quyền, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Quý Tân,… Ông Nguyễn Công Trứ ngầm tỏ ý cho mọi người biết vì sao ông được vua Minh Mệnh tin dùng
“Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng
Chẳng vì giá rét bỏ mùa đông”
Triều Nguyễn thời đó đang như mùa đông lạnh giá, vua Gia Long mất, vua Minh Mệnh nối ngôi, lòng người chưa quy về một mối, triều chính chưa ổn định, lòng người ly tán, số quan lại mới trổi dậy ham vơ vét, còn người công chính như Nguyễn Du thì không muốn hợp tác vì không tin được triều Nguyễn thực lòng tin dùng.
Vua Minh Mệnh hùng tâm tráng chí muốn thiết lập nhà nước kỷ cương rất cần mẫu người kiêu dũng, dấn thân như thơ Nguyễn Công Trứ.”Vịnh mùa đông”: Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng, Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông. Mây về ngàn Hống đen như mực, Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng. Cảo mực hơi may ngòi bút rít, Phím loan cưỡi nhuộm sợi tơ chùng. Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng. “Cây thông” “Ngồi buồn mà trách ông xanh. Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Giữa trời vách đá cheo leo. Ai mà chịu rét thì trèo với thông“
Chính sử triều Nguyễn chép: Nguyễn Công Trứ (1778-1858) tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn là một nhà quân sự, nhà kinh tế và nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng:” Hoàng tử Trường Khánh Công lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy.“- Minh Mạng. Sau đó, ông cầm tay con trưởng là Trường Khánh Công Nguyễn Phúc Miên Tông trối trăng: “Trương Đăng Quế thờ ta đến 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đình. Ngươi nên đãi ngộ một cách ưu hậu, hễ nói thì phải nghe, bày mưu kế gì thì phải theo, ngày sau có thể được thờ vào nhà thế thất.” “Hà Tôn Quyền giỏi mưu kế, Hoàng Tế Mỹ giỏi văn chương, Nguyễn Công Trứ giỏi chiến trận, trong triều không nên để vắng ba người ấy”.
Nguyễn Công Trứ tóm tắt toàn cảnh thế nước trong buổi ấy trong bốn câu: “Mây về ngàn Hống đen như mực,/ Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng./Cảo mực hơi may ngòi bút rít,/ Phím loan cửi nhuộm sợi tơ chùng.”. Nguyễn Công Trứ đã đánh giá vua Minh Mệnh “Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,… Bốn mùa ví những xuân đi cả,/Góc núi ai hay sức lão tùng.” không như là trường hợp “Thánh nhân bất đắc dĩ dụng QUYỀN”. “Vịnh mùa đông” “Cây thông” là những bài thơ ngôn chí đặc sắc nhất của ông.
Nhà giáo nhà văn Nguyễn Thế Quang viết tiểu thuyết lịch sử “Thông reo ngàn hống” tiếp nối tác phẩm Nguyễn Du” cung cấp thêm một góc nhìn để hiểu hai cụ Nguyễn. Chúng ta cũng thích thú đón nhận những chia sẻ rất hay đời thường của nhiều quý Cụ, quý Cô, anh chị em và bạn đọc.
“CÃI” CỤ NGUYỄN CÔNG TRỨ
Quế Hằng
Lão trời thực chất cũng không sòng
Chốn ấm như hè chốn giá đông
Mạn bắc tê lòng cây trắng núi
Phương nam mát mặt cỏ xanh đồng
Kẻ cày khô họng còn quần lửng
Người ngủ ấm lưng lại áo chùng
Được cái om mầm nên nõn lá
Qua sương đâu chỉ có riêng tùng
CỤ VÀ CÔ !
Nguyễn Vạn An
Cô Hằng, cụ Trứ cũng một sòng,
Xướng họa rù rì giữa lạnh đông
Người xưa sang sảng ra thơ ngọc
Kẻ hậu chăm chiu rót chén đồng
Vung thơ Cụ nhúng ngòi mực cạn
Nâng đàn Cô vặn sợi giây chùng
Bốn mùa cứ tưởng là xuân cả
Sao dám trăng son họa lão tùng?
“CÃI” CỤ TRỨ VÀ CÔ HẰNG
Phan Lan Hoa
Vô – Hữu ở đời ai thấu chăng?
Mẹ hiền đau đẻ rõ ràng rang
Cớ sao lại bảo trời sinh phận
Người bảo công bằng, kẻ vãn than.
Vũ trụ bao la luôn dịch chuyển
Luân hồi mưa nắng đủ quanh năm
Sang hèn tính cách gieo nên cả
Muốn tới mùa xuân tự bước chân.
*
Luận mãi làm chi cái Phẳng-Sòng”
Đạo trời nói mấy cũng không xong
Nhan Hồi tự giải oan trò Khổng
Vô sự, vô vi tự đáy lòng.
Thầy giáo Nguyễn Thế Quang viết: “Hoàng Kim thân quý. Những ngày kỷ niệm đầy ý nghĩ này, rất mừng khi gặp Hoàng Kim. Rất xúc động khi đọc được những vần thơ chân thành đầy tình yêu thương chung thủy của bạn với Miền Đông. Rất vui khi bạn đã nói được với con những tâm tình, truyền cho con những điều tốt đẹp qua những lời thơ và những tấm ảnh. Rất mừng khi cùng được gặp gỡ những người bạn của Hoàng Kim – những người mà nhìn qua ảnh, mình cảm nhận được đó là những con người trung hậu mà phóng khoáng với một đời sống tình cảm phong phú mà đẹp. Có được những người bạn tâm giao như vậy là quý ! Thông reo ngàn Hống có nhiều điều thú vị. Cảm ơn cụ Hy Văn có một cuộc đời quá phong phú, hào hoa mà lỗi lạc để cho mình có thể có những trang viết đẹp. Mong Hoàng Kim và bạn bè đọc và đồng cảm, cùng chia sẻ nhé. Có gì Email cho mình: thequangcuc.na@gmail.com Nguyễn Thế Quang”
Nhà văn Hoàng Gia Cương viết “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“.
Xem thêm:
Cặp đôi trác dị Minh Mệnh Nguyễn Công Trứ Nguyễn Văn Định VHNA 26 9 2016
Còn một câu hỏi treo lên trong giới nghiên cứu là tại sao trong điều kiện đại thiết chế chuyên chế đang đi vào giai đoạn phát triển đỉnh cao của nó, lại xuất hiện kiểu phong lưu danh sĩ, tự do cá nhân và cá tính Nguyễn Công Trứ nở rộ như vậy ở ngoài lăng miếu. Đương nhiên, khía cạnh tài hoa, tài tử của Nguyễn Công Trứ là điều kiện không thế thiếu, nhưng nếu chỉ có yếu tố tài tử của ông thì chưa đủ, phải chăng, nó còn cần đến một điều kiện khác mở từ phía khác nữa, đó là vai trò, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu thiết chế đối với sự ra đời tự do cá nhân, văn hóa cá tính[1]xuất hiện.Chúng tôi sẽ chứng minh rằng, sự xuất hiện của trường hợp đặc biệt Nguyễn Công Trứ không thể thiếu được sự “dung túng” của người đứng đầu nhà Nguyễn, người quan trọng nhất tạo ra trường hợp Nguyễn Công Trứ không ai khác chính là hoàng đế Minh Mệnh. Chính Minh Mệnh và cái nhìn độc đáo của ông đối với hạn chế của hệ thống khoa cử và từ đó thiết lập chế độ biệt nhưỡng người trác dị là tiền đề xuất hiện những kiểu ngườitrác dị, cá tính như Nguyễn Công Trứ. Và đương nhiên, phải có những cá nhân xuất chúng như Nguyễn Công Trứ có thể chia sẻ, tương tác và nắm bắt được thời cơ đặc biệt này để thể hiện tự do cá nhân và khẳng định cá tính trong lịch sử. Họ hình thành cặp đôi đặc biệt, chúng tôi định danh là cặp đôi trác dị[2].
1. Minh Mệnh và lịch sử đánh giá Minh Mênh trong ứng xử với Nguyễn Công Trứ
Theo Việt Nam sử lược Trần Trọng Kim, “Tháng giêng năm Canh thìn (1820) hoàng thái tử húy là Đảm lên ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mệnh. Vua Tháng tổ là một ông vua có tư chất minh mẫn, có tính hiếu đọc và lại hay làm; phàm có việc gì, ngài cũng xem xét đến, và có châu phê rồi mới được thi hành”[3]
Trước nay, trong mối quan hệ giữa Minh Mệnh và Nguyễn Công Trứ, có xu hướng chung đánh giá Minh Mệnh là ông vua chuyên chế hà khắc, xuống tay nhiều tình huống khá nặng với Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên, cũng có cái nhìn mang tính trung dung hơn và khách quan hơn. Trong số nhiều đánh giá về mối quan hệ này, điển hình cho cái nhìn thứ nhất là Phạm Thế Ngũ và nhà Nghiên cứu Lê Thước. Điển hình cho cái nhìn thứ hai là tác giả Việt Nam sử lược,Trần Trọng Kim.
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 2, phần về Nguyễn Công Trứ, Phạm Thế Ngũ nhật xét về quan hệ Minh Mệnh với Nguyễn Công Trứ như sau: “Tư cách của một ông vua biết thủ đoạn dùng người, đánh, vuốt, thăng, giáng, lung lạc tinh thần người ta bằng đủ phương cách. Đối với Nguyễn Công Trứ, khi tín cẩn trọng dụng, cho tiền, cho quà, săn sóc, rỉ tai, khi nghiêm khắc trừng phạt, truất giáng đáo để”.[4]
Nhà Nghiên cứu Lê Thước cũng có nhận xét tương tự: “Tuy nhiên ấy là một cái thủ đoạn điên đảo hào kiệt, chứ kì thực thì nhà vua thấy cụ có tài cao đức trọng, ai cũng kính phục, không muốn để cái thanh thế cụ lớn lên quá, sợ khó giá ngự về sau; vì thế cho nên đã lấy ân mà cất lên, lại phải dùng oai mà ức xuống. Nhưng ân thì thường chỉ là ân mọn, mà oai thì toàn là oai lớn”.[5]
Nhà nghiên cứu Lê Thước còn kể: “Tháng 10 năm Minh Mệnh 7, bổ tham hiệp Thanh Hóa. Đi đến Hải Lăng (Quảng Trị) thì bị bệnh. Vua được tin xuống chỉ rằng: “Nay nghe Nguyễn Công Trứ đi đường chẳng may bị bệnh, chẳng hay đã lành chưa, lòng trẫm luống những bất an. Đặc phái một tên thị vệ đem theo viên ngự y, lập tức bắt trảm đi tới nơi điều trị, vụ được lành. Còn Nguyễn Công Trứ thì cứ an tâm mà uống thuốc bất kỳ một hai tháng, khi nào trong mình được thập phần khang kiện mới được ra đi chớ nên kíp vội, giờ mùa đông lạnh lẽo, nếu đau yếu lại, ấy là phụ các lòng quyến cố của Trẫm. Khâm thử”[6]. Theo Phạm Thế Ngũ, nó là thủ đoạn rỉ tai mà thôi.
Người có đánh giá tương đối khách quan hơn cả là Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược ông viết: “Vua Thánh Tổ là một ông vua chuyên chế, tất thế nào cũng có nhiều điều sai lầm và có nhiều điều tàn ác, nhưng xét cho kỹ, thì thật ngài cũng có lòng vì nước lắm. Trong lo sửa sang mọi việc, làm thành ra nền nếp chỉnh tề, ngoài , đánh Xiêm dẹp Lào, làm cho nước không đến nỗi kém hèn. Vậy cứ bình tĩnh mà xét, thì dẫu ngài không được là ông anh quân nữa thì cũng không phải là ông vua tầm thường; cứ xem công việc của ngài làm thì hiểu rõ”.[7]
Như vậy, cả ba nhà nghiên cứu đều nhận xét Minh Mệnh là ông vua chuyên chế hà khắc, đối xử với Nguyễn Công Trứ ân mọn oai lớn, sợ Nguyễn Công Trứ uy danh vang dội nên một mặt bổ dùng nhưng một mặt phải ra oai để kìm kẹp. Nói chung, tất cả những nhận xét trên đây đều không sai nhưng có lẽ nó chưa đủ. Tôi rất thích một nhận xét của Trần Trọng Kim, “dẫu ngài không được là ông anh quân nữa thì cũng không phải là ông vua tầm thường”. Chúng tôi cho rằng, vượt lên trên cả hà khắc và tầm vóc, Minh Mệnh là một ông vuatrác dị một từ mà ông rất thích dùng để nói về những người đặc biệt xuất chúng. Chúng tôi sẽ chứng minh tính chất trác dị của Minh Mệnh qua việc ứng xử với Nguyễn Công Trứ. Tức là chúng tôi sẽ không đọc Nguyễn Công Trứ và Minh Mệnh như các tiền bối đã làm, chúng tôi thử áp dụng những tiêu chí của ông vua trác dị (đặc biệt xuất sắc, lạ thường) để soi chiếu vào ứng xử của Minh Mệnh với Nguyễn Công Trứ và cũng nhìn ngược lại Nguyễn Công Trứ đã hô ứng với ông vua trác dị này như thế nào. Sự hô ứng của ông vua trác dị và một phong lưu danh sĩ trác dị, kết thành cặp đôi trác dị lừng danh trong lịch sử. Và chính tính chất trác dị của Minh Mệnh, đặc biệt là trác dị trong việc tìm kiếm, đào tạo và tưởng thưởng cho người trác dị, Minh Mệnh đã đóng vai trò là người mở đường chongườikiểu Trứxuất hiện và phát tiết thời Nguyễn, mà ở đó Nguyễn Công Trứ là trường hợp tiêu biểu nhất.
2. Tư tưởng của Minh Mệnh về khoa cử, về tìm kiếm người trác dị và chế độ tưởng thưởng người trác dị và đặc biệt là tư tưởng về việc tìm kiếm, đào tạo, phát hiện người tài bằng con đường phi khoa cử – cơ chế mở đường người trác dị, những cá tính xuất hiện, đăng đàn và phát tiết.
Chính cái nhìn khác biệt của Minh Mệnh là cơ sở để cho những nhóm người được tuyển chọn chính thống hoặc cả nhóm phi chính thống có cơ hội được xuất hiện và phát triển. Những người có cá tính, khát vọng tự do cá nhân kiểu Trứ có cơ hội phát triển và thăng hoa. Theo chúng tôi, nó là yếu tố quan trọng nhất giúp Minh Mệnh có thể tuyển chọn được nhiều cá tính độc đáo. Cùng với đó là một cơ chế tưởng thưởng, khuyến khích đặc biệt, cả những ứng xử đặc biệt và đầy ngẫu hứng xuất hiện. Trong đó, sử dụng, tưởng thưởng và cả giáng cách với Nguyễn Công Trứ là sự ảnh xạ rõ nét nhất của tư tưởng khác thường của Minh Mệnh.
Một cái nhìn sắc sảo vào hạn chế của hệ thống khoa cử
Là người mang trọng trách kiện toàn thiết chế trong nước và mở rộng bờ cõi, Minh Mệnh quan tâm đặc biệt đến khía cạnh làm sao và bằng cách nào tìm kiếm được người tài năng, đặc biệt là tìm kiếm được người trác dị. Từ cái nhìn như vậy, ông đã nhìn trúng hạn chế cốt tử của hệ thống khoa cử: không những không tìm kiếm được người tài mà còn làm cho nhân tài mỗi ngày kém đi: “Lâu nay khoa cử làm cho người ta sai lầm. Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử nghiệp chỉ câu nệ cái hủ sáo, khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp tự đó, khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào nhân tài chẳng mỗi ngày mỗi kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại”.[8]
Có thể Minh Mệnh không thật thiện cảm với khoa cử và có thể hiểu ông cũng không có cái nhìn ưu ái với những người thành đạt từ khoa cử. Vậy, tập tục đã quen, sau dần đổi lại, Minh Mệnh đã hướng trọng tâm tìm kiếm người tài của mình theo một hướng phi chính thống, tìm kiếm người tài không thông qua con đường khoa cử và đây là trọng tâm trong tìm kiếm người tài của ông.Phải chăng như chính Mênh Mệnh nói: Quốc gia ta xây dựng nền tảng ở Phương Nam[9] là cội nguồn của một sự thoát ra khỏi văn chương khoa cử trong đào tạo người tài như vậy.
Tìm kiếm người tài phi khoa cử
Lật giở Minh Mệnh chính yếu thiên cầu hiền và kiến quan, chúng ta sẽ bắt gặp dày đặc những chỉ dụ của Minh Mệnh về cách thức tìm kiếm người không qua con đường khoa cử. Năm Minh Mệnh thứ mười sáu, quyển 4, Minh Mệnh chính yếu, “Vua xuống dụ rằng:“Cầu cho nước trị bình thì lấy nhân tài làm trước tiên. Nay trẫm ra lệnh phải đề cử người mình biết, là muốn mở rộng đường lối cử người hiền tài. Nếu biết đích người ấy quả thực có tiếng hiền tài, có chính trị giỏi, hoặc là nhân phẩm ngay thẳng đứng đắn, là có thể cho ra ứng cử, có phải trẫm bắt phải quen biết mật thiết mới am hiểu cái tài cái nết của con người đâu, sao mà trịnh trọng quá như vậy. Phương chi quan có kẻ cao người thấp, mà phận sự làm bầy tôi như nhau, hà tất phải chậm chạp đề cử sau người ta. Nay chuẩn cho phải lựa chọn mà cử cho nhanh, hoặc hai ba người cử một người cũng được.”[10]
Rõ ràng, thái độ ông rất quyết liệt và yêu cầu phải làm gấp. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn luôn đau đáu, lo lắng những người tài đi ở ẩn không chịu ra giúp triều đình. Minh Mệnh năm thứ mười sau, “vua xuống dụ cho thị thần rằng: “Trong nước có người hiền tại thì công trị bình được rực rỡ, cũng như núi sông có ngọc châu thì mới có ánh sáng, nhưng người hiền tài sinh ra chỉ muốn gặp được vua. Có kẻ dấu tên ẩn kín là tự vua không biết dùng thôi. Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, hạ chiếu cầu hiền đến hai ba lần, tất là kẻ sĩ có tài đức không còn đi ẩn nữa, nếu được người hiền tài mà dùng thì đường lối trị bình trong nước mới có được”[11].
Đặc biệt, Minh Mệnh còn nghĩ đến cả những người tài vì không quen với sự bó buộc của trường quy mà thi không đỗ, hoặc vì hạn ngạch mà không tuyển được bằng con đường khoa cử…Tức là Minh Mệnh đã nghĩ đến những trường hơp đặc biệt, những trường hợp này vì tự do, vì cá tính mà không theo quy củ nên không thi hoặc thi không đỗ. Ông đã xót xa và nghĩ đến họ: “Vua xuống dụ cho Nội các rằng: “hiện nay trong nước thái bình là đường chính của sĩ tử khoa mục, đã mở khoa tuyển chọn rồi, ngoài ra lại có cống hiến người hằng năm, bổ làm giám sinh và tú tài để sung vào giáo chức. Sự trừ súc lấy nhân tài làm trước nên lại nghĩ đến kẻ ở cửa sài nhà tranh, có người vốn theo nghề học muốn do khoa cử tiến thân, lại vì trường quy bó buộc, không khỏi lao đao nơi trường thi. Cũng có kẻ học tập biết viết, biết tính, muốn vào các nhà làm, thì lại bị lệ ngạch hạn chế, rồi đến phải chìm đắm nơi đồng ruộng, hạng người này không phải ít”[12].
Ông nhìn ra những loại người tài mà không đi bằng hoặc không qua con đường khoa cử rất nhiều. Sự nhấn mạnh nhiều lần loại người này chứng tỏ ông có sự lưu tâm, đặc biệt chú trọng và coi trọng loại người này, nó như là một sự ám ảnh thường trực nơi ông.
Ông luôn đau đáu tìm cách có được người tài, nhưng ông cũng luôn băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để có thể tìm kiếm được người tài thông qua tiến cử một cách thực chất, vì ông lo vàng thau lẫn lộn: “Trẫm muốn gấp dùng người tài, mà vẫn lo khó biết người, khoa đạo thường chầu ở hai bên, tiến cử cũng đã khả quan nhưng người hiền tài hay không chưa hay biết tường tận được. Muốn thử bằng lời nói, thì kẻ khéo biện luận thường nói quá sự thực, mà kẻ thành thực chất phác thường lại vụng lời nói, bằng vào đấy mà dùng hay bỏ, liệu không sai được chăng? Ngươi nên xét ai có thể dùng được thì đề cử lên”.[13]
“Người làm việc quan là do năng lực của anh ta”
Minh Mệnh nói rất rõ rằng, làm quan được xuất phát từ chính năng lực của anh ta. “Vua xuống dụ rằng:“Lập thành chính trị cần được người giỏi, mà sự cầu nhân tài không chỉ một cách nào. Kinh Thư nói: “Cử người làm được việc quan là do năng lực của anh”, đó là nói tiến người hiền lên vua dùng là chức vụ của kẻ đại thần vậy. Trẫm từ khi lên chấp chính đến nay, bên văn thì thi cử, bên võ thì tuyển chọn, lần lượt cử hành, đường lối cất nhắc nhân tài không phải là không mở rộng.Nhưng lại nghĩ đến người có tài năng hoặc còn chìm đắm ở những chức bên dưới, mà chưa xuất hiện được”. Bèn hạ lệnh ở kinh, bên văn thì thượng thư cử người khả kham làm hiệp trấn, tham tri cử người khả kham làm tham hiệp, thị lang cử người khả kham làm tri phủ, lang trung cử người khả kham làm tri huyện, huyện thừa. Bên võ thì chưởng doanh cử người khả kham làm vệ úy, đô thống thống chế cử người khả kham làm phó vệ úy quản cơ, thân binh, cấm binh, quản vệ cử người khả kham làm phó quản cơ, thành thủ úy, mỗi hạng một người. Người được cử không kể bị can phạt, giáng chức về việc công, cử khả kham làm được việc là chuẩn cho đề cử. Giám sinh (học trò nhà Giám) có học thức cũng cho phép giám thần (quan trong nhà Giám) xét cử lên”.[14]
Thưởng và phạt
Về việc thưởng phạt Minh Mệnh cũng rất rõ ràng và sòng phẳng: “Trẫm cũng muốn làm như thế, nhưng lại nghĩ giữ quyền quốc gia chỉ có thưởng với phạt; nay kẻ bị cách chức vừa mới có tội phải truất bỏ, mà lại đem ra dùng thi chúng lại lên mặt mà bảo nhau rằng: người có tư cách đời nay tuy bị bãi chức rồi lại được làm, rồi đến chỗ chúng bắt trước nhau, sợ không có cách nào dẹp được”[15]
Tìm kiếm và tưởng thưởng người trác dị
Minh Mệnh không chỉ khát khao ngày đêm tìm kiếm người có năng lực làm việc quan, ông còn khát khao tìm kiếm và tưởng thưởng người trác dị, từ này do chính ông dùng, được Quốc sử quán chép lại trongMinh Mệnh chính yếu. Trác dị, theo như giải thích của Quốc sử quán nhà Nguyễn là “đặc biệt hơn người”. Minh Mệnh năm thứ tám, quyển 4, “Định ra lệ trác dị cấp kỷ. Vua xuống dụ rằng: “Sự gia cấp kỷ lục (ghi chép) là để tưởng thưởng khuyến khích người có công, trước nay lệ gia cấp bậc và ghi công đặc biệt, chưa từng bàn đến. Khi giao cho đình thần bàn định thêm thì đều cho là người trác dị (đặc biệt hơn người) tất phải có công nghiệp hành chính đối với dân xuất sắc hơn, người ấy chưa dễ thường có. Duy có người làm chính công bằng, xử kiện đúng lý, giữ không có trộm cướp, dân được yên ổn, làm quan có tiếng tốt, thì nên thưởng để khuyên người có công, là việc không thể thiếu được”[16].
Như vậy, Minh Mệnh song song với tìm kiếm người tài bằng hình thức khoa cử, ông đặc biệt chú trọng và dành một sự ứu ái đặc biệt đối với những người được tiến cứ, tức không qua khoa cử. Ông hiểu rất rõ những cái hạn chế của chế độ khoa cử, ông thấu hiểu những người ở ẩn và không tiến thân bằng con đường khoa cử, ở một ý nghĩa nào đó ông trân trọng và chia sẻ với những người ưu tích tự do, không thích bó buộc và cả những người cá tính. Trong đó, ông mong ngóng và khát vọng ghi công đặc biệt cho những người trác dị. Hẳn phải là ông vua trác dị mới khát vọng tìm kiếm những người đồng điệu trác dị. Nhưng như chính ông nói, người trác dị chưa dễ thường có.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là, Minh Mệnh đã không đặt niềm tin vào hệ thống (tức hệ thống khoa cử) mà ông chuyển hướng đặt niềm tin vào con người. Một sự chuyển hướng trọng yếu, không chỉ tạo ra sự khác biệt giữa Minh Mệnh với các hoàng đế khác mà còn là cơ sở trọng yếu tạo ra những người trác dịkiểu Nguyễn Công Trứ xuất hiện.
3. Ứng xử của Minh Mệnh với Nguyễn Công Trứ nhìn từ tiêu chí của ông vua trác dị ứng xử v
Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm
New day words of love
Wearing sweater when it’s rather cold.
Winter comes to an end ,and early Spring is coming.
Everyday, we care good deeds kindly.
Distant love turn out to be close together.
NHỚCÂY THÔNG MÙA ĐÔNG Hoàng Kim
Xuân Hạ Thu Đông vốn phẳng sòng
Bốn mùa chẳng thể thiếu mùa đông
Tam Đảo non xanh hai cánh rộng
Cửu Long nước biếc một chữ đồng
Trẻ ham tâm đức nên cố gắng
Già mong phúc hậu phải biết chùng
Thung dung nếm trãi mùa đông lạnh
Sông núi trúc mai với lão tùng
Bài thơ ‘Nhớ cây thông mùa đông’ của Hoàng Kim và tấm ảnh này do anh Hà Hữu Tiến chụp trong ngày chúng tôi thăm đàn Nam Giao Huế. Bài thơ này là sự họa vần bài thơ “Vịnh mùa Đông” của cụ Nguyễn Công Trứ lưu lại một kỷ niêm không nỡ quên về sự đùa vui họa thơ cùng các bạn Quế Hằng, Nguyễn Vạn An, Phan Lan Hoa Nay xin trân trọng chép lại để tặng người thân, thầy bạn nhân Noel và Chúc Mùng Năm Mới.
‘Vịnh mùa Đông’ và ‘Cây thông’ là hai bài ngôn chí đặc sắc nhất của cụ Hy Văn Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ “ra tướng võ, vào tướng văn” tỏ ý với vua Minh Mệnh và các vị quan cao cấp cùng thời như Trương Đăng Quế, Hà Tôn Quyền, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Quý Tân,… Ông Nguyễn Công Trứ ngầm tỏ ý cho mọi người biết vì sao ông được vua Minh Mệnh tin dùng
“Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng
Chẳng vì giá rét bỏ mùa đông”
Triều Nguyễn thời đó đang như mùa đông lạnh giá, vua Gia Long mất, vua Minh Mệnh nối ngôi, lòng người chưa quy về một mối, triều chính chưa ổn định, lòng người ly tán, số quan lại mới trổi dậy ham vơ vét, còn người công chính như Nguyễn Du thì không muốn hợp tác vì không tin được triều Nguyễn thực lòng tin dùng.
Vua Minh Mệnh hùng tâm tráng chí muốn thiết lập nhà nước kỷ cương rất cần mẫu người kiêu dũng, dấn thân như thơ Nguyễn Công Trứ.”Vịnh mùa đông”: Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng, Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông. Mây về ngàn Hống đen như mực, Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng. Cảo mực hơi may ngòi bút rít, Phím loan cưỡi nhuộm sợi tơ chùng. Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng. “Cây thông” “Ngồi buồn mà trách ông xanh. Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Giữa trời vách đá cheo leo. Ai mà chịu rét thì trèo với thông“
Chính sử triều Nguyễn chép: Nguyễn Công Trứ (1778-1858) tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn là một nhà quân sự, nhà kinh tế và nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng:” Hoàng tử Trường Khánh Công lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy.“- Minh Mạng. Sau đó, ông cầm tay con trưởng là Trường Khánh Công Nguyễn Phúc Miên Tông trối trăng: “Trương Đăng Quế thờ ta đến 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đình. Ngươi nên đãi ngộ một cách ưu hậu, hễ nói thì phải nghe, bày mưu kế gì thì phải theo, ngày sau có thể được thờ vào nhà thế thất.” “Hà Tôn Quyền giỏi mưu kế, Hoàng Tế Mỹ giỏi văn chương, Nguyễn Công Trứ giỏi chiến trận, trong triều không nên để vắng ba người ấy”.
Nguyễn Công Trứ tóm tắt toàn cảnh thế nước trong buổi ấy trong bốn câu: “Mây về ngàn Hống đen như mực,/ Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng./Cảo mực hơi may ngòi bút rít,/ Phím loan cửi nhuộm sợi tơ chùng.”. Nguyễn Công Trứ đã đánh giá vua Minh Mệnh “Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,… Bốn mùa ví những xuân đi cả,/Góc núi ai hay sức lão tùng.” không như là trường hợp “Thánh nhân bất đắc dĩ dụng QUYỀN”. “Vịnh mùa đông” “Cây thông” là những bài thơ ngôn chí đặc sắc nhất của ông.
Nhà giáo nhà văn Nguyễn Thế Quang viết tiểu thuyết lịch sử “Thông reo ngàn hống” tiếp nối tác phẩm Nguyễn Du” cung cấp thêm một góc nhìn để hiểu hai cụ Nguyễn. Chúng ta cũng thích thú đón nhận những chia sẻ rất hay đời thường của nhiều quý Cụ, quý Cô, anh chị em và bạn đọc.
“CÃI” CỤ NGUYỄN CÔNG TRỨ
Quế Hằng
Lão trời thực chất cũng không sòng
Chốn ấm như hè chốn giá đông
Mạn bắc tê lòng cây trắng núi
Phương nam mát mặt cỏ xanh đồng
Kẻ cày khô họng còn quần lửng
Người ngủ ấm lưng lại áo chùng
Được cái om mầm nên nõn lá
Qua sương đâu chỉ có riêng tùng
CỤ VÀ CÔ !
Nguyễn Vạn An
Cô Hằng, cụ Trứ cũng một sòng,
Xướng họa rù rì giữa lạnh đông
Người xưa sang sảng ra thơ ngọc
Kẻ hậu chăm chiu rót chén đồng
Vung thơ Cụ nhúng ngòi mực cạn
Nâng đàn Cô vặn sợi giây chùng
Bốn mùa cứ tưởng là xuân cả
Sao dám trăng son họa lão tùng?
“CÃI” CỤ TRỨ VÀ CÔ HẰNG
Phan Lan Hoa
Vô – Hữu ở đời ai thấu chăng?
Mẹ hiền đau đẻ rõ ràng rang
Cớ sao lại bảo trời sinh phận
Người bảo công bằng, kẻ vãn than.
Vũ trụ bao la luôn dịch chuyển
Luân hồi mưa nắng đủ quanh năm
Sang hèn tính cách gieo nên cả
Muốn tới mùa xuân tự bước chân.
*
Luận mãi làm chi cái Phẳng-Sòng”
Đạo trời nói mấy cũng không xong
Nhan Hồi tự giải oan trò Khổng
Vô sự, vô vi tự đáy lòng.
Thầy giáo Nguyễn Thế Quang viết: “Hoàng Kim thân quý. Những ngày kỷ niệm đầy ý nghĩ này, rất mừng khi gặp Hoàng Kim. Rất xúc động khi đọc được những vần thơ chân thành đầy tình yêu thương chung thủy của bạn với Miền Đông. Rất vui khi bạn đã nói được với con những tâm tình, truyền cho con những điều tốt đẹp qua những lời thơ và những tấm ảnh. Rất mừng khi cùng được gặp gỡ những người bạn của Hoàng Kim – những người mà nhìn qua ảnh, mình cảm nhận được đó là những con người trung hậu mà phóng khoáng với một đời sống tình cảm phong phú mà đẹp. Có được những người bạn tâm giao như vậy là quý ! Thông reo ngàn Hống có nhiều điều thú vị. Cảm ơn cụ Hy Văn có một cuộc đời quá phong phú, hào hoa mà lỗi lạc để cho mình có thể có những trang viết đẹp. Mong Hoàng Kim và bạn bè đọc và đồng cảm, cùng chia sẻ nhé. Có gì Email cho mình: thequangcuc.na@gmail.com Nguyễn Thế Quang”
Nhà văn Hoàng Gia Cương viết “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“.
Xem thêm:
Cặp đôi trác dị Minh Mệnh Nguyễn Công Trứ Nguyễn Văn Định VHNA 26 9 2016
Còn một câu hỏi treo lên trong giới nghiên cứu là tại sao trong điều kiện đại thiết chế chuyên chế đang đi vào giai đoạn phát triển đỉnh cao của nó, lại xuất hiện kiểu phong lưu danh sĩ, tự do cá nhân và cá tính Nguyễn Công Trứ nở rộ như vậy ở ngoài lăng miếu. Đương nhiên, khía cạnh tài hoa, tài tử của Nguyễn Công Trứ là điều kiện không thế thiếu, nhưng nếu chỉ có yếu tố tài tử của ông thì chưa đủ, phải chăng, nó còn cần đến một điều kiện khác mở từ phía khác nữa, đó là vai trò, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu thiết chế đối với sự ra đời tự do cá nhân, văn hóa cá tính[1]xuất hiện.Chúng tôi sẽ chứng minh rằng, sự xuất hiện của trường hợp đặc biệt Nguyễn Công Trứ không thể thiếu được sự “dung túng” của người đứng đầu nhà Nguyễn, người quan trọng nhất tạo ra trường hợp Nguyễn Công Trứ không ai khác chính là hoàng đế Minh Mệnh. Chính Minh Mệnh và cái nhìn độc đáo của ông đối với hạn chế của hệ thống khoa cử và từ đó thiết lập chế độ biệt nhưỡng người trác dị là tiền đề xuất hiện những kiểu ngườitrác dị, cá tính như Nguyễn Công Trứ. Và đương nhiên, phải có những cá nhân xuất chúng như Nguyễn Công Trứ có thể chia sẻ, tương tác và nắm bắt được thời cơ đặc biệt này để thể hiện tự do cá nhân và khẳng định cá tính trong lịch sử. Họ hình thành cặp đôi đặc biệt, chúng tôi định danh là cặp đôi trác dị[2].
1. Minh Mệnh và lịch sử đánh giá Minh Mênh trong ứng xử với Nguyễn Công Trứ
Theo Việt Nam sử lược Trần Trọng Kim, “Tháng giêng năm Canh thìn (1820) hoàng thái tử húy là Đảm lên ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mệnh. Vua Tháng tổ là một ông vua có tư chất minh mẫn, có tính hiếu đọc và lại hay làm; phàm có việc gì, ngài cũng xem xét đến, và có châu phê rồi mới được thi hành”[3]
Trước nay, trong mối quan hệ giữa Minh Mệnh và Nguyễn Công Trứ, có xu hướng chung đánh giá Minh Mệnh là ông vua chuyên chế hà khắc, xuống tay nhiều tình huống khá nặng với Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên, cũng có cái nhìn mang tính trung dung hơn và khách quan hơn. Trong số nhiều đánh giá về mối quan hệ này, điển hình cho cái nhìn thứ nhất là Phạm Thế Ngũ và nhà Nghiên cứu Lê Thước. Điển hình cho cái nhìn thứ hai là tác giả Việt Nam sử lược,Trần Trọng Kim.
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 2, phần về Nguyễn Công Trứ, Phạm Thế Ngũ nhật xét về quan hệ Minh Mệnh với Nguyễn Công Trứ như sau: “Tư cách của một ông vua biết thủ đoạn dùng người, đánh, vuốt, thăng, giáng, lung lạc tinh thần người ta bằng đủ phương cách. Đối với Nguyễn Công Trứ, khi tín cẩn trọng dụng, cho tiền, cho quà, săn sóc, rỉ tai, khi nghiêm khắc trừng phạt, truất giáng đáo để”.[4]
Nhà Nghiên cứu Lê Thước cũng có nhận xét tương tự: “Tuy nhiên ấy là một cái thủ đoạn điên đảo hào kiệt, chứ kì thực thì nhà vua thấy cụ có tài cao đức trọng, ai cũng kính phục, không muốn để cái thanh thế cụ lớn lên quá, sợ khó giá ngự về sau; vì thế cho nên đã lấy ân mà cất lên, lại phải dùng oai mà ức xuống. Nhưng ân thì thường chỉ là ân mọn, mà oai thì toàn là oai lớn”.[5]
Nhà nghiên cứu Lê Thước còn kể: “Tháng 10 năm Minh Mệnh 7, bổ tham hiệp Thanh Hóa. Đi đến Hải Lăng (Quảng Trị) thì bị bệnh. Vua được tin xuống chỉ rằng: “Nay nghe Nguyễn Công Trứ đi đường chẳng may bị bệnh, chẳng hay đã lành chưa, lòng trẫm luống những bất an. Đặc phái một tên thị vệ đem theo viên ngự y, lập tức bắt trảm đi tới nơi điều trị, vụ được lành. Còn Nguyễn Công Trứ thì cứ an tâm mà uống thuốc bất kỳ một hai tháng, khi nào trong mình được thập phần khang kiện mới được ra đi chớ nên kíp vội, giờ mùa đông lạnh lẽo, nếu đau yếu lại, ấy là phụ các lòng quyến cố của Trẫm. Khâm thử”[6]. Theo Phạm Thế Ngũ, nó là thủ đoạn rỉ tai mà thôi.
Người có đánh giá tương đối khách quan hơn cả là Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược ông viết: “Vua Thánh Tổ là một ông vua chuyên chế, tất thế nào cũng có nhiều điều sai lầm và có nhiều điều tàn ác, nhưng xét cho kỹ, thì thật ngài cũng có lòng vì nước lắm. Trong lo sửa sang mọi việc, làm thành ra nền nếp chỉnh tề, ngoài , đánh Xiêm dẹp Lào, làm cho nước không đến nỗi kém hèn. Vậy cứ bình tĩnh mà xét, thì dẫu ngài không được là ông anh quân nữa thì cũng không phải là ông vua tầm thường; cứ xem công việc của ngài làm thì hiểu rõ”.[7]
Như vậy, cả ba nhà nghiên cứu đều nhận xét Minh Mệnh là ông vua chuyên chế hà khắc, đối xử với Nguyễn Công Trứ ân mọn oai lớn, sợ Nguyễn Công Trứ uy danh vang dội nên một mặt bổ dùng nhưng một mặt phải ra oai để kìm kẹp. Nói chung, tất cả những nhận xét trên đây đều không sai nhưng có lẽ nó chưa đủ. Tôi rất thích một nhận xét của Trần Trọng Kim, “dẫu ngài không được là ông anh quân nữa thì cũng không phải là ông vua tầm thường”. Chúng tôi cho rằng, vượt lên trên cả hà khắc và tầm vóc, Minh Mệnh là một ông vuatrác dị một từ mà ông rất thích dùng để nói về những người đặc biệt xuất chúng. Chúng tôi sẽ chứng minh tính chất trác dị của Minh Mệnh qua việc ứng xử với Nguyễn Công Trứ. Tức là chúng tôi sẽ không đọc Nguyễn Công Trứ và Minh Mệnh như các tiền bối đã làm, chúng tôi thử áp dụng những tiêu chí của ông vua trác dị (đặc biệt xuất sắc, lạ thường) để soi chiếu vào ứng xử của Minh Mệnh với Nguyễn Công Trứ và cũng nhìn ngược lại Nguyễn Công Trứ đã hô ứng với ông vua trác dị này như thế nào. Sự hô ứng của ông vua trác dị và một phong lưu danh sĩ trác dị, kết thành cặp đôi trác dị lừng danh trong lịch sử. Và chính tính chất trác dị của Minh Mệnh, đặc biệt là trác dị trong việc tìm kiếm, đào tạo và tưởng thưởng cho người trác dị, Minh Mệnh đã đóng vai trò là người mở đường chongườikiểu Trứxuất hiện và phát tiết thời Nguyễn, mà ở đó Nguyễn Công Trứ là trường hợp tiêu biểu nhất.
2. Tư tưởng của Minh Mệnh về khoa cử, về tìm kiếm người trác dị và chế độ tưởng thưởng người trác dị và đặc biệt là tư tưởng về việc tìm kiếm, đào tạo, phát hiện người tài bằng con đường phi khoa cử – cơ chế mở đường người trác dị, những cá tính xuất hiện, đăng đàn và phát tiết.
Chính cái nhìn khác biệt của Minh Mệnh là cơ sở để cho những nhóm người được tuyển chọn chính thống hoặc cả nhóm phi chính thống có cơ hội được xuất hiện và phát triển. Những người có cá tính, khát vọng tự do cá nhân kiểu Trứ có cơ hội phát triển và thăng hoa. Theo chúng tôi, nó là yếu tố quan trọng nhất giúp Minh Mệnh có thể tuyển chọn được nhiều cá tính độc đáo. Cùng với đó là một cơ chế tưởng thưởng, khuyến khích đặc biệt, cả những ứng xử đặc biệt và đầy ngẫu hứng xuất hiện. Trong đó, sử dụng, tưởng thưởng và cả giáng cách với Nguyễn Công Trứ là sự ảnh xạ rõ nét nhất của tư tưởng khác thường của Minh Mệnh.
Một cái nhìn sắc sảo vào hạn chế của hệ thống khoa cử
Là người mang trọng trách kiện toàn thiết chế trong nước và mở rộng bờ cõi, Minh Mệnh quan tâm đặc biệt đến khía cạnh làm sao và bằng cách nào tìm kiếm được người tài năng, đặc biệt là tìm kiếm được người trác dị. Từ cái nhìn như vậy, ông đã nhìn trúng hạn chế cốt tử của hệ thống khoa cử: không những không tìm kiếm được người tài mà còn làm cho nhân tài mỗi ngày kém đi: “Lâu nay khoa cử làm cho người ta sai lầm. Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử nghiệp chỉ câu nệ cái hủ sáo, khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp tự đó, khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào nhân tài chẳng mỗi ngày mỗi kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại”.[8]
Có thể Minh Mệnh không thật thiện cảm với khoa cử và có thể hiểu ông cũng không có cái nhìn ưu ái với những người thành đạt từ khoa cử. Vậy, tập tục đã quen, sau dần đổi lại, Minh Mệnh đã hướng trọng tâm tìm kiếm người tài của mình theo một hướng phi chính thống, tìm kiếm người tài không thông qua con đường khoa cử và đây là trọng tâm trong tìm kiếm người tài của ông.Phải chăng như chính Mênh Mệnh nói: Quốc gia ta xây dựng nền tảng ở Phương Nam[9] là cội nguồn của một sự thoát ra khỏi văn chương khoa cử trong đào tạo người tài như vậy.
Tìm kiếm người tài phi khoa cử
Lật giở Minh Mệnh chính yếu thiên cầu hiền và kiến quan, chúng ta sẽ bắt gặp dày đặc những chỉ dụ của Minh Mệnh về cách thức tìm kiếm người không qua con đường khoa cử. Năm Minh Mệnh thứ mười sáu, quyển 4, Minh Mệnh chính yếu, “Vua xuống dụ rằng:“Cầu cho nước trị bình thì lấy nhân tài làm trước tiên. Nay trẫm ra lệnh phải đề cử người mình biết, là muốn mở rộng đường lối cử người hiền tài. Nếu biết đích người ấy quả thực có tiếng hiền tài, có chính trị giỏi, hoặc là nhân phẩm ngay thẳng đứng đắn, là có thể cho ra ứng cử, có phải trẫm bắt phải quen biết mật thiết mới am hiểu cái tài cái nết của con người đâu, sao mà trịnh trọng quá như vậy. Phương chi quan có kẻ cao người thấp, mà phận sự làm bầy tôi như nhau, hà tất phải chậm chạp đề cử sau người ta. Nay chuẩn cho phải lựa chọn mà cử cho nhanh, hoặc hai ba người cử một người cũng được.”[10]
Rõ ràng, thái độ ông rất quyết liệt và yêu cầu phải làm gấp. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn luôn đau đáu, lo lắng những người tài đi ở ẩn không chịu ra giúp triều đình. Minh Mệnh năm thứ mười sau, “vua xuống dụ cho thị thần rằng: “Trong nước có người hiền tại thì công trị bình được rực rỡ, cũng như núi sông có ngọc châu thì mới có ánh sáng, nhưng người hiền tài sinh ra chỉ muốn gặp được vua. Có kẻ dấu tên ẩn kín là tự vua không biết dùng thôi. Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, hạ chiếu cầu hiền đến hai ba lần, tất là kẻ sĩ có tài đức không còn đi ẩn nữa, nếu được người hiền tài mà dùng thì đường lối trị bình trong nước mới có được”[11].
Đặc biệt, Minh Mệnh còn nghĩ đến cả những người tài vì không quen với sự bó buộc của trường quy mà thi không đỗ, hoặc vì hạn ngạch mà không tuyển được bằng con đường khoa cử…Tức là Minh Mệnh đã nghĩ đến những trường hơp đặc biệt, những trường hợp này vì tự do, vì cá tính mà không theo quy củ nên không thi hoặc thi không đỗ. Ông đã xót xa và nghĩ đến họ: “Vua xuống dụ cho Nội các rằng: “hiện nay trong nước thái bình là đường chính của sĩ tử khoa mục, đã mở khoa tuyển chọn rồi, ngoài ra lại có cống hiến người hằng năm, bổ làm giám sinh và tú tài để sung vào giáo chức. Sự trừ súc lấy nhân tài làm trước nên lại nghĩ đến kẻ ở cửa sài nhà tranh, có người vốn theo nghề học muốn do khoa cử tiến thân, lại vì trường quy bó buộc, không khỏi lao đao nơi trường thi. Cũng có kẻ học tập biết viết, biết tính, muốn vào các nhà làm, thì lại bị lệ ngạch hạn chế, rồi đến phải chìm đắm nơi đồng ruộng, hạng người này không phải ít”[12].
Ông nhìn ra những loại người tài mà không đi bằng hoặc không qua con đường khoa cử rất nhiều. Sự nhấn mạnh nhiều lần loại người này chứng tỏ ông có sự lưu tâm, đặc biệt chú trọng và coi trọng loại người này, nó như là một sự ám ảnh thường trực nơi ông.
Ông luôn đau đáu tìm cách có được người tài, nhưng ông cũng luôn băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để có thể tìm kiếm được người tài thông qua tiến cử một cách thực chất, vì ông lo vàng thau lẫn lộn: “Trẫm muốn gấp dùng người tài, mà vẫn lo khó biết người, khoa đạo thường chầu ở hai bên, tiến cử cũng đã khả quan nhưng người hiền tài hay không chưa hay biết tường tận được. Muốn thử bằng lời nói, thì kẻ khéo biện luận thường nói quá sự thực, mà kẻ thành thực chất phác thường lại vụng lời nói, bằng vào đấy mà dùng hay bỏ, liệu không sai được chăng? Ngươi nên xét ai có thể dùng được thì đề cử lên”.[13]
“Người làm việc quan là do năng lực của anh ta”
Minh Mệnh nói rất rõ rằng, làm quan được xuất phát từ chính năng lực của anh ta. “Vua xuống dụ rằng:“Lập thành chính trị cần được người giỏi, mà sự cầu nhân tài không chỉ một cách nào. Kinh Thư nói: “Cử người làm được việc quan là do năng lực của anh”, đó là nói tiến người hiền lên vua dùng là chức vụ của kẻ đại thần vậy. Trẫm từ khi lên chấp chính đến nay, bên văn thì thi cử, bên võ thì tuyển chọn, lần lượt cử hành, đường lối cất nhắc nhân tài không phải là không mở rộng.Nhưng lại nghĩ đến người có tài năng hoặc còn chìm đắm ở những chức bên dưới, mà chưa xuất hiện được”. Bèn hạ lệnh ở kinh, bên văn thì thượng thư cử người khả kham làm hiệp trấn, tham tri cử người khả kham làm tham hiệp, thị lang cử người khả kham làm tri phủ, lang trung cử người khả kham làm tri huyện, huyện thừa. Bên võ thì chưởng doanh cử người khả kham làm vệ úy, đô thống thống chế cử người khả kham làm phó vệ úy quản cơ, thân binh, cấm binh, quản vệ cử người khả kham làm phó quản cơ, thành thủ úy, mỗi hạng một người. Người được cử không kể bị can phạt, giáng chức về việc công, cử khả kham làm được việc là chuẩn cho đề cử. Giám sinh (học trò nhà Giám) có học thức cũng cho phép giám thần (quan trong nhà Giám) xét cử lên”.[14]
Thưởng và phạt
Về việc thưởng phạt Minh Mệnh cũng rất rõ ràng và sòng phẳng: “Trẫm cũng muốn làm như thế, nhưng lại nghĩ giữ quyền quốc gia chỉ có thưởng với phạt; nay kẻ bị cách chức vừa mới có tội phải truất bỏ, mà lại đem ra dùng thi chúng lại lên mặt mà bảo nhau rằng: người có tư cách đời nay tuy bị bãi chức rồi lại được làm, rồi đến chỗ chúng bắt trước nhau, sợ không có cách nào dẹp được”[15]
Tìm kiếm và tưởng thưởng người trác dị
Minh Mệnh không chỉ khát khao ngày đêm tìm kiếm người có năng lực làm việc quan, ông còn khát khao tìm kiếm và tưởng thưởng người trác dị, từ này do chính ông dùng, được Quốc sử quán chép lại trongMinh Mệnh chính yếu. Trác dị, theo như giải thích của Quốc sử quán nhà Nguyễn là “đặc biệt hơn người”. Minh Mệnh năm thứ tám, quyển 4, “Định ra lệ trác dị cấp kỷ. Vua xuống dụ rằng: “Sự gia cấp kỷ lục (ghi chép) là để tưởng thưởng khuyến khích người có công, trước nay lệ gia cấp bậc và ghi công đặc biệt, chưa từng bàn đến. Khi giao cho đình thần bàn định thêm thì đều cho là người trác dị (đặc biệt hơn người) tất phải có công nghiệp hành chính đối với dân xuất sắc hơn, người ấy chưa dễ thường có. Duy có người làm chính công bằng, xử kiện đúng lý, giữ không có trộm cướp, dân được yên ổn, làm quan có tiếng tốt, thì nên thưởng để khuyên người có công, là việc không thể thiếu được”[16].
Như vậy, Minh Mệnh song song với tìm kiếm người tài bằng hình thức khoa cử, ông đặc biệt chú trọng và dành một sự ứu ái đặc biệt đối với những người được tiến cứ, tức không qua khoa cử. Ông hiểu rất rõ những cái hạn chế của chế độ khoa cử, ông thấu hiểu những người ở ẩn và không tiến thân bằng con đường khoa cử, ở một ý nghĩa nào đó ông trân trọng và chia sẻ với những người ưu tích tự do, không thích bó buộc và cả những người cá tính. Trong đó, ông mong ngóng và khát vọng ghi công đặc biệt cho những người trác dị. Hẳn phải là ông vua trác dị mới khát vọng tìm kiếm những người đồng điệu trác dị. Nhưng như chính ông nói, người trác dị chưa dễ thường có.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là, Minh Mệnh đã không đặt niềm tin vào hệ thống (tức hệ thống khoa cử) mà ông chuyển hướng đặt niềm tin vào con người. Một sự chuyển hướng trọng yếu, không chỉ tạo ra sự khác biệt giữa Minh Mệnh với các hoàng đế khác mà còn là cơ sở trọng yếu tạo ra những người trác dịkiểu Nguyễn Công Trứ xuất hiện.
3. Ứng xử của Minh Mệnh với Nguyễn Công Trứ nhìn từ tiêu chí của ông vua trác dị ứng xử với Nguyễn Công Trứ trác dị.
Người trác dị dùng người trác dị vào những việc đặc biệt, công việc hệ trọng, những việc mà người thường không làm được nhưng người trác dị làm được. Minh Mệnh đã đặc biệt thành công trong việc dùng Nguyễn Công Trứ vào những công việc kiểu như vậy.
Dùng người trác dị vào việc dẹp loạn.
Trong giai đoạn Minh Mệnh chấp chính, do đất nước mới thống nhất nên giặc giã nổi lên ở nhiều nơi trên khắp cả nước, trong đó nổi bật và nguy cấp là: Giặc Phan Bá Vành, giặc Quảng Yên và giặc Nông Văn Vân. Giặc Phan Bá Vành ở Nam Định. Giặc Quảng Yên ở các đảo ven biển và giặc Nông Văn Vân ở miền núi phía Bắc. Đây cũng là những tên giặc đầu sỏ, hoành hành làm cho Minh Mệnh đau đầu, ăn ngủ không yên. Thú vị là, Minh Mệnh biết rõ Nguyễn Công Trứ là văn quan nhưng lại dùng ông với vai trò võ tướng dẫn đầu hoặc cùng dẫn đầu tiêu diệt nhưng giặc đảng nguy hiểm, khó đánh bắt được. Việc dùng văn quan cùng với vàdẫn đầu võ tướng là một cái nhìn đặc dị và cách dùng người đặc dị, có lẽ của những người trác dị, và vì thế Minh Mệnh cũng thành công đặc biệt và Nguyễn Công Trứ cũng tỏ ra là người trác dị, khi mà ông gạt bỏ được mối lo của Minh Mệnh, tạo ra môi trường ổn định, thống nhất trong nước. Vì công lao trác dị này, Minh Mệnh đã triệu Nguyễn Công Trứ về triều và có những hành động ban thưởng cũng hết sức trác dị, chúng ta hãy theo dõi sử quan nhà Nguyễn chép: “Đạo Tuyên Quang dùng kế hỏa công, Vân bị chết cháy. Tin thắng trận tâu lên. Vua hạ lệnh cho quân ba đạo hát khúc thắng trận về kinh. Trứ vào trước thềm ra mắt vua. Vua thân rót rượu ban cho để tỏ lòng yêu quý đáp công. Lại thường cho các đồ chơi quý báu; ấm thự cho một người con Trứ làm Hiệu úy cẩm y”[17].
Hành động rót rượu là một kiểu ứng xử đặc biệt dành cho Trứ, tưởng thưởng cho các đồ chơi quý báu (thuộc về chức năng chơi, biểu trưng hơn là giá trị vật chất) cũng là những kiểu đồ chơi không bình thường, đặc biệt. Và trác dị hơn nữa, là Minh Mệnh ấm thự cho người con Nguyễn Công Trứ. Một kiểu ứng xử tưởng thưởng cũng trác dị mà Minh Mệnh dành cho ông khi lập đại công.
Dùng người trác dị vào việc khẩn hoang
Minh Mệnh không chỉ thành công trong dùng Nguyễn Công Trứ với tư ách văn quan dẹp loạn ở vùng biên viễn, ông còn trác dị thể hiện ở việc dùng Nguyễn Công Trứ khai hoang, mở rộng lãnh thổ, thu thuế và ổn định lưu dân cho đế chế.Không chỉ thành công trong khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, quan trọng hơn nữa Nguyễn Công Trứ còn quy tụ và thu phục được lưa dân, lưu tán đang thất nghiệp ở khắp nơi về lập làng lập ấp. Không chỉ ổn định, tránh bạo loạn từ đám lưu dân này, khi lưu dân ổn định, đế chế còn nguồn lợi khác là thu thuế cho đế chế. Đánh giá về công lao của Nguyễn Công Trứ, Quốc sử quán nhà Nguyễn ghi nhận công lao của Nguyễn CôngTrứ một cách xác đáng: tạo ra mối lợi vĩnh viễn: “tỏ sức ở chiến trường, nhiều lần lập được công chiến trận. Buổi đầu Trứ lĩnh chức Doanh điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn”.[18]
Như vậy, mối lợi vĩnh viễn mà Trứ tạo ra cho đế chế gồm rất nhiều việc ông đã làm nhưng nổi bật là hai việc dẹp loạn và khẩn hoang. Bởi dẹp loạn nó tạo ra sự ổn định, bảo vệ tính quyền uy duy nhất của nhà Nguyễn mà Minh Mệnh là Hoàng đế và khai hoang không những mở rộng đất cho đế chế, còn thu thuế và đặc biệt ổn định lưu dân, giúp chống nổi loạn. Tất cả những việc làm này, hoàn toàn phù hợp thậm chí vượt qua tiêu chí của người trác dị mà minh mệnh hằng tìm kiếm.
Trác dị trong thưởng phạt, thăng giáng, luân chuyển
Nhìn vào diễn biến quan nghiệp của Nguyễn Công Trứ, dễ dàng phát hiện vô số khía cạnh bất thường, khác thường. Qua đó, có thể thấy tính bất thường trong ứng xử của Minh Mệnh đối với Nguyễn Công Trứ. Trước hết, tính bất thường trong thăng giáng.Nếu sơ đồ hóa nó như là hình lướt sóng, tức kiểu hình sin cứ lên lại xuống, cứ xuống lại lên. Tính bất thường của nó là nó không lên thượng đỉnh hẳn, cũng không lên một chiều, nó cũng không xuống đến đáy, tất nhiên có lúc cũng xuống đến cấp bậc thấp như Tri huyện Kinh. Nhưng sau đó lại thăng.Tính chất hình sin là đặc điểm nổi bật trong ứng xử của Minh Mệnh dành cho Nguyễn Công Trứ. Đặc điểm của hình sin này là: giữ thăng bằng trong khuông khổ và nằm trong tầm kiểm soát và không ở vị trí nào quá lâu, không bị giáng chức ở lâu vị trí nào mà thường giáng là thăng ngay. Tính ý đồ trong thăng giáng là hết sức rõ ràng.Giữ cho Nguyễn Công Trứ không theo một đường thẳng, hoặc không lên quá cao, hoặc không xuống quá thấp, tức không cực đoan hóa theo một định hướng nào phải chăng là dụng ý sâu xa trong ứng xử của Nguyễn Công Trứ với Minh Mệnh. Làm như vậy, Nguyễn Công Trứ vẫn vừa cống hiến cho nhà Nguyễn, nhưng lại giúp Minh Mệnh an toàn khi Nguyễn Công Trứ không đủ thời gian và tầm ảnh hướng để có thể quy tụ được một lực lượng đủ lớn để tạo thế đối trọng (nếu có), đồng thời, làm cho tính chất ổn định của Nguyễn Công Trứ luôn thay đổi.
Tính chất bất thường còn thể hiện ở việc ông liên tục được Thự (kiêm nhiệm) và luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau với công việc không giống nhau và ở những vùng miền khác nhau. Mặt khác, trong thưởng phạt cũng chứa nhiều điều không bình thường, phạt cũng có lúc rất nặng, nhưng như sử quán nhà Nguyễn chép, giáng lại thăng ngay và nhiều lúc thăng sửquán không biết lý do Minh Mệnh thăng là gì? Nó như là một kiểu dạng thức ứng xử riêng với người trác dị, tức nó theo lô gic của những người trác dĩ, duy họ mới hiểu ứng xử của nhau, nó ra ngoài khuôn khổ và người thường không hiểu được căn nguyên sâu xa của nó. Những món quà, mang tính đồ chơi cũng là một sự lạ, cả việc cho tiền, rỉ tai, cho bác sĩ riêng….cũng là những điểm không bình thường của Minh Mệnh dành cho Nguyễn Công Trứ, có lẽ chỉ có họ, hai người trác dị mới hiểu ý nghĩa và mới cảm được chiều sâu và sự khế ước ngầm trong ứng xử của cặp đôi trác dị này.
4. Những ứng xử trác dị Nguyễn Công Trứ dành cho Minh Mệnh
Tạo ra “mối lợi vĩnh viễn” cho Minh Mệnh
Ứng xử khác thường tức là những ứng xử vượt trội, đặc biệt đột biến hoặc đặc biệt xuất sắc mà người khác không làm thế hoặc không ứng xử được, được hiểu là ứng xửtrác dị. Điều dễ nhận ra nhất mà chính Quốc sử quán nhà Nguyễn đã tổng kết, ứng xử trác dị lớn nhất, lừng danh nhất của Nguyễn Công Trức dành cho Minh Mệnh là đã tạo ra mối lợi vĩnh viễn cho Minh Mệnh và đế chế Nguyễn dựa trên hai nền tảng và thành tựu cơ bản của ông là dẹp giặc loạn: Phan Bá Vành, giặc Quảng Yên và đặc biệt là Nông Văn Vân và thứ hai là khẩn hoang và ổn định lưu dân, khẩn hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải. So với các tiêu chí về người trác dị Minh Mệnh nêu ra thì những thành tựu mà Nguyễn Công Trứ đã làm được vượt xa tiêu chí của người trác dị mà Minh Mệnh hằng mong mỏi.
Không oán thán, không làm phản là ứng xử trác dị thứ hai Nguyễn Công Trứ dành cho Minh Mệnh
Mặc dù mang lại mối lợi vĩnh viễn cho đế chế nhưng Nguyễn Công Trứ nhận được ứng xử cũng hết sức “trác dị” mà Minh Mệnh dành cho ông. Liên tục thăng, lại giáng, giáng lại thăng, có lúc đang ở đỉnh cao quyền lực giáng Tri huyện Kinh. Hay nói như nhà nghiên cứu Lê Thước ân mọn oai lớn. Nhưng ứng xử của Nguyễn Công Trứ cũng hết sức khác thường. Ông vẫn một lòng cống hiến phục vụ Minh Mệnh và đế chế đúng nghĩa đến hơi thở cuối cùng, khi đã già còn xin Tự Đức cho đi đánh Pháp. Không những thế, bị giáng liên tục, thậm chí bị giáng nặng hơn so với những sai lầm, nhưng ít thấy ở ông một sự phẫn uất, bất mãn (ít nhiều có). Đặc biệt, nó không đẩy Nguyễn Công Trứ cực đoan theo hướng về ở ẩn hoặc theo hướng trở thành lực lượng đối lập.Hẳn đó cũng là ứng xử khác thường mà Nguyễn Công Trứ dành cho Minh Mệnh.
5. Tổng luận về sự tương tác giữa Minh Mệnh và Nguyễn Công Trứ với tư cách là một cặp đôi trác dị.
Minh Mệnh – người “mở đường” cho Nguyễn Công Trứ đến với tự do cá nhân và phát triển cá tính
Như phần trên chúng tôi đã chỉ ra và nhiều nhà nghiên cứu đã đồng thuận, đến Nguyễn công Trứ đã hình thành tự do cá nhânvà dần hình thành một kiểu văn hóa cá tính[19]. Văn chương và ứng cử của phong lưu danh sĩ Nguyễn Công Trứ là minh chứng sinh động của một kiểu tự do trong lòng thiết chế chuyên chế.
Cần thiết nhắc lại rằng, về lý thuyết và cả trong thực tế không có sự xuất hiện tự do cá nhân trong lòng thiết chế chuyên chế, bởi thiết chế chuyên chế về một khía cạnh bản chất là phi tự do John Stuart Mill viết: “Ngay cả chế độ chuyên chế cũng không gây ra những ảnh hưởng tồi tệ nhất của nó miễn là tính cá biệt vẫn tồn tại dưới chế độ đó; và bất cứ cái gì bóp chết tính cá biệt đều là chuyên chế, dù cho nó được gọi là tên gì”[20]. Nếu có tự do và đứng bên trên mọi luật pháp, quy tắc ứng xử, một cách tương đối đó là một nhân vật duy nhất là Hoàng đế. Đồng thời, với tư cách là cái lõi của tự do cá nhân, cá tính một mặt là phẩm chất cá nhân, một mặt là kết tinh của tự do cá nhân. Cũng có nghĩa là không có cơ hội xuất hiện và phát triển trong lòng thiết chế chuyên chế. Vậy tại sao đến Nguyễn Công Trứ tự do cá nhân và cá tính Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở ở thời đại đại chuyên chế nhà Nguyễn với ông vua hà khắc Minh Mệnh.
Câu trả lời cho sự bất thường này ngoài lý do chủ quan là tài năng, khát vọng và cá tính Nguyễn Công Trứ thì một điều kiện không thể thiếu đó là cơ chế, hay một cái ô bảo trợ cho sự xuất hiện đó là gì? Thời đại chuyên chế Nguyễn không hoặc chưa đủ điều kiện cho tự do cá nhân và văn hóa cá tính xuất hiện.Vì thế, Nguyễn Công Trứ là trường hợp đặc biệt, mang tính cá biệt, không mang tính đồng loạt. Như vậy, đế chế và người đứng đầu của nó, chỉ tạo điều kiện cho một trường hợp cá biệt trác dị Nguyễn Công Trứ có cơ hội phát triển cá tính và tự do cá nhân.
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng đặc dị này, như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, chính là Minh Mệnh – người mở đường cho tự do cá nhân và cá tính Nguyễn Công Trứ xuất hiện và phát triển. Cụ thể hơn có nghĩa, chính định hướng quyết liệt tìm kiếm người ngoài khoa cử, tức không qua thi cử (đương nhiên Nguyễn Công Trú qua thi Hương đỗ thủ khoa), thông qua tiến cử và đặc biệt là chính sách tưởng thường và ưu đại đặc biệt dành cho người “trác dị” là đường hướng mở đường cho những kiểu người như Nguyễn Công Trứ có cơ hội phát triển tự do và cá tính phát triển. Theo chúng tôi, đó là cội nguồn về cơ chế, môi trường văn hóa và môi trường chính trị cho phép kiểu ứng xử và kiểu văn chương tự do đầy màu sắc cá tính, chơi cười, giễu, bỡn, say của Nguyễn Công Trứ được xuất hiện và phát triển.
Nguyễn Công Trứ – người “nhận đường” đến với tự do cá nhân và phát triển cá tính.
Thông qua những phân tích ở trên, có thể nhận thấy Nguyễn Công trứ đã đặc biệt hiểu, chia sẻ và tương tác với Minh Mệnh. Bằng chứng của sự tương tác này là ông đạt được thành tựu đặc biệt xuất sắc như mong muốn của Minh Mệnh về người trác dị, tạo mối lợi vĩnh viễn cho Minh Mệnh và đế chế. Hẳn Nguyễn Công Trứ cũng thấu hiểu những lần bị giáng cách nhưng ngay sau đó là thăng, và ông cũng rất hiểu nhiều lần một Minh Mệnh tuân theo phép tắc lại thăng ông không có lý do, và hình thức tưởng thưởng: thưởng tiền đột xuất, cho đồ chơi, ấm thự cho con của Nguyễn Công Trứ… Đặc biệt, tính chất hô ứng nhận đường, nhận tín hiệu từ Minh Mệnh của Nguyễn Công Trú thể hiện rất rõ quan hai mảng văn chương trong và ngoài lăng miếu[21]. Mảng văn chương trong lăng miếu mang thể dạng của đại thần mực thước, tuân thủ và chỉnh chu. Nhưng bộ phận văn chương ngoài lăng miếu lại đối lập hoàn toàn với bộ phân văn chương trong lăng miếu. Thông hiểu này rõ ràng được Nguyễn Công Trứ ý thức rõ ràng, phận sự đại thần và phục vụ đế chế Nguyễn Công Trứ vẫn luôn hoàn thành và hoàn thành đặc biệt xuất sắc, đương nhiên Minh Mệnh đặc biệt hài lòng. Khi đã hoàn thành phận sự đại thần, đóng góp đặc biệt cho đế chế, Minh Mệnh đã mở ra một con đường để Nguyễn Công Trứ đến với tự do cá nhân và phát triển cá tính. Nguyễn Công Trứ đã rất hô ứng với điều này, dấu hiệu giải thích cho sự hô ứng này rất hợp lý là ông đã rất chuyên biệt trong tư cách đại thần ở trong triều và đã rất phi đại thần trở thành hình ảnh phong lưu danh sĩ khi ngoài lăng miếu, đặc biệt thú vị là, văn chương trong lăng miếu hình ảnh Minh Mệnh mang đậm tính ngợi ca thì trong văn chương ngoài lăng miếu vắng bóng hình ảnh Minh Mệnh. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất và thú vị nhất là, sở dĩ Minh Mệnh mở ra và không thổi còi đối với Nguyễn Công Trứ ở ngoài lăng miếu và Nguyễn Công Trứ ý thức triệt để việc đó là tự do cá nhân và cá tính Nguyễn Công Trứ không trực tiếp công phá và làm ảnh hưởng, tổn hại đến hình ảnh hoàng đế Minh Mệnh và đế chế. Nguyễn Công Trứ có giễu nhưng cao nhất là giễu quan đại thần, mà không dám trực tiếp giễu, bỡn Hoàng đế. Cả Minh Mệnh và Nguyễn Công Trứ đều khế ước với nhau và đó là bí mật của sự xuất hiện trường hợp tự do cá nhân và đặc thù cá tính với tư cách là trường hợp cá biệt xuất hiện, phát triển và thăng hoa ở thời Nguyễn Minh Mệnh.
KẾT LUẬN
Như vậy, tư tưởng về người trác dị, tìm kiếm người phi khoa cử và đánh giá thấp vai trò của khoa cử, và kiến tạo một cơ chế đặc dị cho người trác dị là đặc sắc, ghi dấu tầm vóc của Minh Mệnh. Vậy tại sao ông lại nghĩ khác các vị vua các triều đại trước, cội nguồn sâu xa của nó là gì? Có lẽ, để trả lời cần có một sự khảo luận kỹ càng nhưng có lẽ hợp lý nhất là, Minh Mệnh đặc biệt ý thức về tính chất địa chính trị và địa văn hóa của việc kiến tạo quốc gia mình, ông đã nói trước văn võ bá quan rằng: Quốc gia ta xây dựng nền tảng ở phương Nam[22], phải chăng, chính cái nền tảng Phương Nam đó khiến ông có cái nhìn mang tính Phương Nam, tức khai mở, khai phóng hơn về cách thức tìm kiếm và sử dụng người tài. Và thú vị hơn nữa là, một giai xứ Nghễ ngồn ngộn phẩm chất lại được tung hoành ở một nền tảng quốc gia phương Nam Nguyễn Công Trứ, tức tính chất khai phong, khai mở của tinh thần Phương Nam không chỉ là cơ sở nền tảng giúp Nguyễn Công Trứ thể hiện và xúc tác cho cá tính của ông thăng hoa, mà nhiều dấn ấn của phương Nam khai mở kết tinh trong cả ứng xử và văn chương nơi ông.
Để kết luận cho bài viết này, tôi xin dẫn lại câu nói của John Stuart Mill trong On Liberty: “Giá trị của một quốc gia, về lâu dài, chính là giá trị của những cá nhân tạo nên quốc gia đó”. Nguyễn Công Trứ và cả Minh Mệnh đều xứng đáng là những giá trị của quốc gia vì họ tạo nên quốc gia đó về lâu dài. Ngày nay, chúng ta cần nhiều hơn nữa những Nguyễn Công Trứ và cần thiết hơn là phải đi tiếp những khía cạnh mà Nguyễn Công Trứ chưa đi vì chưa có điều kiện đi hoặc vì những lý do chủ quan và khác quan khác và cần thiết hơn nữa là những vị đứng đầu với nhiều khía cạnh sáng suốt như Minh Mệnh: chuyển trọng tâm từ cái nhìn hệ thống sang trọng tâm cái nhìn về con người!
[21] Trong lăng miếu là văn chương trong triều đình, thuộc về triều đình. Văn chương ngoải lăng miếu là văn chương của Nguyễn Công Trứ ngoài triều đình, sáng tác tự do theo xúc cảm cá nhân.
Về sự đánh giá Nguyễn Du của Nguyễn Công Trứ qua nhân vật Thúy Kiều Yến Nhi
Dưới góc nhìn văn hóa , Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ lớn của dân tộc, tuy nhiên qua cuộc đời và sự nghiệp, dưới góc nhìn lịch sử, ta còn thấy nhiều nét nổi bật nữa ở con người Nguyễn, một thiên tài có nhiều tâm trạng, một con người “ba mươi tuổi đầu đã bạc”, hơn nửa thế kỷ trong cõi đời rất hiếm khi vui, đến lúc về nơi chín suối vẫn mang một tâm sự cô hoài! Là một nhà thơ lỗi lạc, ông còn là một võ quan nhiều mưu đồ đại nghiệp, một vị văn quan rất biết cách “chăn dân”, cũng là một nhà ngoại giao xuất chúng. Nhận xét tổng thể về Nguyễn Du ,thấy rõ những tài năng đa dạng và công lao của ông, các cụ đời sau đã thể hiện rất sâu sắc qua các bài văn truy điệu, văn bia trong các dịp tưởng niệm.… Khi trưởng thành Ất bảng chen tên, tài thư kiếm vang lừng hai vế
Những muốn hùng binh mấy vạn rắp phen Trương Tử phục Hàn gia . … Khi thủ hiến Tiên châu, khi Thần kinh lĩnh doãn, đức thanh cần thấm thía đến muôn dân… Lúc Bắc hành chánh sứ, lúc Nam khuyết á khanh tài thao lược vang lừng trong hai nước…(1)
Một nhân cách, một sự nghiệp như vậy, nhưng tại sao một người cùng thời cũng tài năng sự nghiệp không kém lại là đồng hương, hạ một lời phê từng làm băn khoăn bao thế hệ. Nguyễn Công Trứ nhận xét Kiều thực ra là nhận xét Nguyễn Du Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai (2)( Vịnh Thuý Kiều). Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) kém Nguyễn Du 13 tuổi (1765-1820), mất sau Nguyễn Du 40 năm, quê làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang đồng hương huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông làm quan dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, đến chức phủ doãn Thừa Thiên thì nghỉ hưu.. Trong 28 năm quan trường, thăng tiến và giáng chức đến 8 lần. Ông nhiều lần cầm quân đi đánh giặc (dẹp một số cuộc khởi nghĩa của nông dân) lập nhiều công lớn với triều đình. Đặc biệt vào những năm cuối thập niên 1820, ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn, Tiền Hải (thuộc hai tỉnh Thái Bình, Ninh Bình ngày nay), kiếm công ăn việc làm cho nhiều người xóa bỏ nạn trộm cướp, lập nhà học, hội buôn (xã thương) ở nông thôn nâng cao dân trí, thông thương hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực khẩn hoang được nhân dân các vùng ghi nhớ, lập đền thờ ngay khi ông đang còn sống. Là một nhà quản trị giàu năng lực, một vị tướng tài, ông còn là một nhà thơ, một nghệ sĩ lớn. Ông để lại nhiều sáng tác thơ Nôm theo thể thơ đường luật và ca trù. Nội dung thơ phong phú, đa dạng, từ than cảnh nghèo, vạch trần nhân tình thế thái, đề cao chí nam nhi, đến ca ngợi thú cầm kì thi tửu. Trên phương diện tư tưởng và tâm lý Nguyễn Công Trứ là một khối mâu thuẫn lớn! Sinh thời ông vượt qua những lề thói bảo thủ, giả dối, tỏ một thái độ “phóng dật” bất cần trong lối sống, thách thức công nhiên dư luận, nhưng ông không vượt khỏi cái quỹ đạo tư tưởng Nho giáo mà đôi khi còn tỏ ra chịu chi phối nặng nề (đạo vua – tôi, nam trọng – nữ khi). Nguyễn Công Trứ có một nhân sinh quan tuy có nhiều khía cạnh tích cực đổi mới vượt ra khỏi những chuẩn tắc thời bấy giờ nhưng căn bản vẫn nằm trong phép xuất xử Nho gia. Hiểu được tính hai mặt này trong tính cách của Nguyễn Công Trư là một điều cần thiết để đánh giá con người cũng như ngôn thuật của ông.
Cho mãi đến nay có hai điều người ta vẫn băn khoăn khi giải thích về tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Công Trứ: 1.Tuy giúp ích cho nông dân trong công cuộc khai khẩn điền địa ở Thái Bình nhưng ông cũng lại tiến hành nhiều cuộc đàn áp khốc liệt nông dân khởi nghĩa . 2. Sống hành lạc phóng lãng rất gần gũi với giới ca nhi, nhưng đánh giá rất khe khắt với Thuý Kiều, một siêu kỳ nữ, nhân vật mang nhiều tâm sự Nguyễn Du. Vấn đề thứ nhất, mối quan hệ với nông dân, nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích. Chúng tôi, sau đây, thử lý giải vấn đề thứ hai: quan hệ với nhân vật Thuý Kiều.
Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai . Nguyễn Công Trứ đánh giá Thuý Kiều có lẽ là khe khắt nhất trong số các nhà nho thời bấy giờ. Ông cho Kiều bán mình đi làm “vợ” khắp người ta là tính cách “tà dâm” không đánh lừa được người đời dù biện bạch bằng các lý do này khác. Việc “đoạn trường” là “đáng kiếp”! Tại sao lại có những nhận xét , đánh giá đó khi Nguyễn Công Trứ từng là một khách chơi phóng lãng, một quan gia thăng giáng thất thường? Con người từng bất chấp tất cả mà lại không thể vượt qua được thành kiến hẹp hòi với một ca nhi hay có gì ẩn khuất đằng sau?
Sự khác biệt về đối tượng và tình cảm thẩm mỹ
Phải chăng trong cách nhìn của Nguyễn Công Trứ: Kiều chỉ là kỹ nữ, dẫu tài năng nhan sắc bao nhiêu cũng chỉ là một khách chơi , là cái hồng nhan mà sinh thời ông rất coi thường, ông luôn là kẻ đứng trên là cha thằng xích tử. Đời ông trai kép lúc trẻ, lúc tham gia trận mạc, lúc về già, khi chùa chiền, khi vãn cảnh đều có dăm ba nàng áo đỏ, áo xanh theo hầu, bảy mươi tuổi còn đèo bòng thiếp trẻ, luôn luôn mải mê với cái cảnh “hoa lê áp hải đường”… Tất cả chỉ là thú chơi, “chơi hoa cho biết mùi hoa, cầm cân cho biết cân già hay non” thế thôi. Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một bài viết cho rằng Nguyễn Công Trứ ngoài “một bản lĩnh hành động” còn là “một tay chơi cuồng phóng”, gọi ông là “tay chơi” là có cái lý của nó vì chính Nguyễn cũng tự nhận “sống để mà chơi”(3). Tân nhân, mỹ nữ, ca nương, khách hồng quần… đều là đối tượng của cái thú “phong nguyệt tình hoài”, trong cái thú này thì “trăng hoa” là mục tiêu, xướng ca là phương tiện, không có chỗ cho những Hiếu, Trung cao đạo. Nguyễn Công Trứ hiểu sai và đánh giá thấp Kiều cũng nằm trong cái quỹ đạo suy nghĩ đó. Trong toàn bộ thi tập ca trù-hát nói của ông để lại, người phụ nữ không bao giờ xuất hiện như một đối tượng trữ tình mà cùng với ngón đàn điệu hát chỉ xuất hiện như những “khách chơi”, biết múa hát đong đưa nhưng không có tâm trạng, như những hình nhân trong bộ sưu tập… Các nữ nhân trong thơ Nguyễn Công Trứ đa phần là ca nhi nhưng ngón cầm ca của họ khác xa với Kiều hoặc các cô Hồ, cô Cầm ở đấtt Thăng long và cái cách thưởng thức của Tố Như và Uy Viễn cũng với những tâm trạng khác nhau. Với Nguyễn Du các nữ nhân mà ông thường nhắc đến như cô bạn hái sen, cô lái đò thời trẻ, cô Cầm người đẹp Long Thành, cô ca nữ ở nhà em trai, cô Hồ bạn văn chương, hoặc như cô Tiểu Thanh, cô Thuý Kiều…trước hết đó là những con người cốt cách tao nhã, gần gũi, chịu nhiều oan khuất (phong vận kỳ oan), ông gửi gắm nơi họ những tình cảm tri âm, tri kỷ xem họ là những khách đồng điệu. Nguyễn Du thương cảm và đánh giá cao Kiều cũng như nhiều khách má hồng khác, họ không là “khách chơi” như Nguyễn Công Trứ quan niệm, mà là những kẻ “liên tài, liên tình”, những kẻ “tài thì đáng trọng, tình thì nên thương”. Nói đến các đào nương ,“một hạng người thường bị rẻ rúng đương thời, Ông không hạ mình xuống để thương vay mà thật sự tìm thấy mình trong họ”. Khóc cho những con người ấy là “khóc cho cuộc đời phong trần lận đận của chính mình và khóc cho cả những tài hoa Thăng Long bị vùi dập”(4). Những con người đó không chỉ là những kẻ “phong vận kỳ oan”mà còn là những “biểu tượng tài hoa của Thăng Long”, môi trường văn hoá đã ảnh hưởng sâu sắc trong tâm hồn Nguyễn Du ngay từ thời niên thiếu . Ta biết trong thiên tài của Nguyễn Du, ông đã thừa hưởng được cái tính dịu dàng và hào hoa của xứ Kinh Bắc nhờ ảnh hưởng đằng mẹ, đã hưởng được hào khí của đất Hồng Lam, hùng tâm của người xứ Nghệ, cùng là lòng tiết nghĩa, khiếu văn chương, do gia phong truyền lại trải bao nhiêu đời nhờ ảnh hưởng đằng nội. Thân sinh, quan đại tư đồ Nguyễn Nghiễm mất năm Nguyễn Du mười tuổi, mười ba tuổi mồ côi mẹ, suốt thời niên thiếu ở với anh tại Thăng Long. Anh cả Nguyễn Du là Nguyễn Khản, một đại quan rất được chuá Trịnh Sâm sủng ái cũng là một người say mê và am tường nghệ thuật, văn chương. Nguyễn Du có một người em là Nguyễn Ức kém ông hai tuổi, thời Lê là một quan to, thời Nguyễn được phong tước hầu. Khi chưa loạn lạc, trong dinh quan Nguyễn Ức ở Thăng Long, thường có những ca kỹ, “ những người mặc áo hồng hát ca uyển chuyển” phục vụ mua vui cho các quan, có người tài sắc trở thành nàng hầu . Dấu vết đài các hoa lệ , không khí nghệ thuật cao nhã của kinh đô cùng với những tao nhân mặc khách, văn nhân, kỳ nữ thường lui tới để lại nhiều ấn tượng trong ký ức Nguyễn không phải chỉ là đề tài cho những thi phẩm sau này mà nó trở thành một “nhân tố văn hóa Thăng Long” trong phong cách sống cũng như phong cách nghệ thuật của ông mà nhiều nhà nghiên cứu đã từng nhắc đến. Nói kỹ những điều này chúng tôi muốn lưu ý rằng trong đời sống cũng như trong nghệ thuật của Nguyễn Du, nhân tố “văn hoá Thăng Long” trầm tích trong nhiều tác phẩm đặc biệt là ở mối quan hệ với các nhân vật nữ tạo nên cái nét riêng mà Thuý Kiều “ tài hoa mà phận bạc, đài các mà truân chuyên” là một điểm nhấn quan trọng bộc lộ rõ quan điểm và tình cảm thẩm mỹ của Nguyễn Du khác xa Nguyễn Công Trứ.Nếu bỏ qua điều này thì những lý giải khác sẽ trở nên hời hợt. Bởi vậy mà sự phê phán của Nguyễn Công Trứđối với Kiều có phần vừa khe khắt lại vừa hời hợt, phê phán mà không thấu hiểu.
Sự khác biệt về quan điểm lập thân. Nguyễn Du và nỗi buồn thời đại. Như trên ta đã nói, nhận xét Kiều nhưng chính thực là nhằm vào Nguyễn Du, không hiểu Kiều, Nguyễn Công Trứ cũng không hiểu tâm trạng Nguyễn Du, nếu không nói là xa lạ . Lời nhận xét thật nặng nề , ông cho việc làm quan dưới triều Nguyễn của Nguyễn Du là tầm thường, xu phụ thời cuộc, nỗi buồn của Nguyễn Du là giả dối ! So với Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ có nhiều cái khác về xuất thân cũng như hành trạng. Nguyễn Du con người hai triều đại , gia đình đại quí tộc của triều đại cũ, chịu nhiều áp lực của thời cuộc, triều Lê suy vi, nông dân Tây Sơn khởi nghĩa không hợp tác , triều Nguyễn khôi phục cơ đồ, bất đắc dĩ ra làm quan “thờ” chúa mới. Nguyễn Công Trứ là sản phẩm của triều đại mới không có cái băn khoăn “trung thần bất sự nhị quân” như Nguyễn Du. Gia tộc Nguyễn Du là đại quí tộc, Nguyễn Công Trứ hàn nho vào đời bằng tài năng là chính , thời trẻ trải nghiệm cuộc sống bình dân, về căn bản gắn với triều Nguyễn một cách lý tưởng , ông thuộc thế hệ hãnh tiến hăng hái xốc tới không có cái mặc cảm đại quý tộc trước “một phen thay đổi sơn hà” của Nguyễn Du. Nguyễn Công Trứ về quê thì cười cợt “ thuyền quyên ứ hự, anh hùng biết chăng”,không có cái bâng khuâng khi nhớ đến khúc sông ngày xưa “thuyền cha ta cờ xírợp trời” như Nguyễn Du. Ghé Thăng Long, Nguyễn Công Trứ ngoài công vụ, tìm cái thú giang hồ “phong nguyệt kho vô tận” , còn Nguyễn Du thì day dứt , bẽ bàng “thành mới trăng xưa bóng lững lờ”. Nguyễn Công Trứ thấy khinh cái cảnh quan lại tham những đục khoét nhưng tôn sùng vua, nhận bổng lộc vua ban một cách ngưỡng vọng, ông không trải cái cảnh anh em, bạn hữu bị lâm nạn, bị bức tử, bởi gian thần để nhận lộc vua ban mà thầm đau xót và lo lắng như Nguyễn Du. Việc ra làm quan của Nguyễn Du dưới triều Nguyễn là tình cảnh bất đắc dĩ, là bất khả kháng để bảo vệ mình và gia tộc chứ không phải vì mộng công hầu hoặc mưu tài lợi như thói thường. Hai nhân sinh quan, hai triết lý nghiệm sinh khác nhau nên không đồng cảm.
Nguyễn Du luôn mang một nỗi buồn lớn, cảm thấy bế tắc khó làm thay đổi cuộc đời . Nguyễn Công Trứ thấy mình cải tạo được cuộc sống dân nghèo, còn Nguyễn Du đi khắp gầm trời kể cả sang Trung Hoa, nơi lýtưởng trong cách nhìn nho gia thời bấy giờ, cũng thấy đầy rẩy bất công, tàn bạo. 56 năm trong cuộc đời của Nguyễn Du, vui có, buồn có nhưng tổng thể là một cuộc đời thành đạt, làm quan đến bực á khanh, vua trọng vọng, triều thần vị nể, người đờii yêu mến. Dẫu vậy, việc sống buồn bã, tâm sự u uất luôn “rụt rè sợ hãi, chỉ vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện thôi” là một điều có thật trong cuộc đời Nguyễn Du. Đối chiếu hành trạng của Nguyễn, cần có cái nhìn toàn diện để hiểu và giải thích rõ cái tâm sự u hoài tại sao đeo đẳng ông mãi thế, dẫu có khi làm đến bậc Á khanh, được hoàng đế Gia Long trọng dụng. Khi mắc bệnh nặng ông nhất định không chịu uống thuốc, chỉ chờ chết cho xong.(5) Ông đã đem theo xuống mồ cái tâm sự u uất, khó hiểu, người đời chỉ ức đoán qua câu thơ Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hà hà nhân khấp Tố Như ? Đây là cái điều mà xưa nay ai cũng quan tâm nhưng lý giải thì mỗi người một cách. Có người cho là Nguyễn Du buồn vì tuy là quan nhưng là người cựu triều nên không ít kẻ ghen ghét, kẻ thì nghĩ rằng Nguyễn ở tân triều mà lòng khôn quên chúa cũ, như là đã ngược lại dòng tộc, chẳng là dòng họ này bao đời được người đời nể trọng vì truyền thống trung nghĩa. Đi xa hơn, Nguyễn Công Trứ lại xem nỗi buồn của Nguyễn Du là giả dối, muốn che lấp sự đàm tiếu của thiên hạ về việc “phản bội” lại Nhà Lê đã từng mưa ân tưới phúc cho gia đình.
Theo chúng tôi nghĩ , nỗi buồn của Nguyễn Du không dừng lại ở cái nguyên nhân bé nhỏ là vì đồng sự ghen ghét hay mặc cảm về cái sự “tôi trung không thờ hai chúa”như có người nhận xét , mà ở cái nỗi niềm lớn lao hơn. Đó là tấm lòng yêu thương con người, là phẩm cách của một tâm hồn cao thượng , cảm thấy những nghịch lý, những nghịch cảnh tồn tại ở mọi thời , mọi nơi, như là một định mệnh không tài nào thay đổi được .Ở quê hương cũng như ở xứ người đều đầy rẫy những bất công, đau khổ. Tấm lòng nhân mênh mông pha mùi thiền, mùi đạo ở ông luôn cảm thấy bất lực, đó mới chính là cái điều sâu kín tạo nên nỗi u hoài khôn nguôi trong đời sống và là hồn cốt trong các sáng tác của Nguyễn. Nỗi u hoài, nỗi đau đáu của Nguyễn chúng ta từng gặp trên con đường thi ca một thuở trong nỗi sầu không thể nào vơi của tâm sự Lý Bạch : Cầm dao chặt nước nước cứ trôi, cất chén tiêu sầu, sầu không vơi (Trừu đao đoạn thuỷ thuỷ cánh lưu/Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu- Tiễn biệt quan Hiệu thư Thúc Vân), cũng như cái cô đơn vô tiền khoáng hậu của Trần Tử Ngang: Trước không thấy người đi, Sau không thấy kẻ đến, Nghĩ trời đất phiêu du, Chỉ mình ta lệ chảy (Tiền bất kiến cố nhân/ Hậu bất kiến lai giả/ Niệm thiên địa chi du du/ Độc sảng nhiên nhi lệ hạ – Đăng U châu đài ca ). Dãi dầu mười mấy năm quan trường ,Nguyễn Du trước hoàn cảnh thường có một “tâm trạng kép” vừa mừng vừa sợ , sợ cho mình và cả họ tộc bị bức hại , mừng vì tai qua nạn khỏi, phủ định nhưng vẫn phải làm tròn chức phận không thể thoái thác. Nguyễn chủ động trong tư duy nhưng có lúc thụ động trong hành động. Tâm trạng thể hiện trong câu thơ tự thán “hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên”. Phải chăng vì trạng thái nước đôi đó mà sau này Nguyễn Công Trứ đã “phê” Nguyễn thông qua lời nhận xét khắt khe về Thuý Kiều, nhân vật mà Nguyễn Du có nhiều kýthác .
Chúng ta với nhãn quan hiện đại thấy rõ sự khác biệt ở hai ông , suy cho cùng vẫn không ra ngoài cái ngưỡng triết lý dân gian “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. Nguyễn Công Trứ tuy có tài kinh bang tế thế nhưng là một vị quan gia đánh giá Kiều cực đoan cũng như ông vua Tự Đức xét đoán Từ Hải . Cụ Thượng Trứ sẽ chẳng bao giờ thông cảm với tâm trạng Nguyễn Du qua Thúy Kiều cũng như hoàng đế Tự Đức chẳng thể nào hiểu được ước mơ của Nguyễn Du qua Từ Hải ! Chỉ có nhà thơ Tố Như người của những nỗi đau thân phận mới xem Kiều là tri âm, Từ Hải là giấc mộng . Và chính nỗi cộng cảm nhân sinh lớn lao đó đã khiến Nguyễn Du hơn thế kỷ sau trở thành một điểm sáng trong bầu trời văn hoá nhân loại mặc dầu đương thời không khoả lấp được nỗi nghi ngờ ở một số người, trong đó Nguyễn Công Trứ là một ./.
Tháng 4 – 2008/7-2010
(1) Đào Tử Minh –Văn truy điệu Nguyễn Du – Hội Tri Tân, ngày 10/8 Giáp thân 1944 (2) Có bản chép : Đố đem chữ Hiếu mà lầm được ai? (3 ) Hoàng Phủ Ngọc Tường- Tay chơi – http://chutluulai.net/forums/showthread.php?p=32161 (4) Nguyễn Huệ Chi – Biểu tượng đa nghĩa của Thăng Long trong thơ Nguyễn Du– Bài tham gia Hội thảo Gia tộc Nguyễn Du & Thăng long – 2010.Bà Trần Thị Tần , thân mẫu Nguyễn Du xuất thân cũng là một ca nương. (5) Theo Đại Nam liệt truyện: “đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói “được” rồi mất; không trối lại điều gì”.