Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9734
Toàn hệ thống 23035
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 1
Hoàng Kim

CNM365. Hoa và Ong; Đến với Tây Nguyên mới; Quả táo Apple Steve Jobs; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Hình như; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Lev Tonstoy năm kiệt tác, Học không bao giờ muộn; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; Ngày 7 tháng 1 năm 2003,  Steven Jobs công bố tại San Francisco rằng Apple phát triển được trình duyệt web riêng của họ, mang tên Safari; Steven Jobs tên thật là Steven Paul sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955 mất ngày 5 tháng 10 năm 2011, là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 Ngày Chiến thắng diệt chủng ở Căm pu chia; Quân đội Việt Nam đánh chiếm thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, Pol Pot Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Campuchia tẩu thoát. Ngày 7 tháng 1 năm 1610, Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát thấy bốn vệ tinh: Ganymede, Callisto, Io và Europa. Ga-li-lê sinh ngày 15 tháng 2 năm 1564 mất  8 tháng 1 năm 1642 là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm). Galileo đã được gọi là “cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại”, “cha đẻ của vật lý hiện đại”, “cha đẻ của khoa học”, “cha đẻ của Khoa học hiện đại.” Stephen Hawking đánh giá “Galileo, có lẽ hơn bất kỳ ai riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại. Bài chọn lọc ngày 7 tháng 1: Hoa và Ong; Đến với Tây Nguyên mới; Quả táo Apple Steve Jobs; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Hình như; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Lev Tonstoy năm kiệt tác, Học không bao giờ muộn; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-1/;

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoa-va-ong.jpg

HOA VÀ ONG
Hoàng Kim


Chào ngày mới ong vàng say làm mật
Mãi mê ôm nhụy nõn,
sớm xuân về
Hoa nở thắm đón mừng ong cần mẫn
Đợi giao mùa kết trái để sinh sôi.

Xin chào chú chim sâu mùa cũ
Lo mà chi dù bão chớp rất gần
Chim vẫn hót và bướm vàng vẫn lượn
Thung dung đời và mãi
khát khao xanh.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 10-the1bbb1c-hanh-moi-ngat.jpg

HOA VÀ ONG
Hoàng Kim

II
Dạy học mỗi ngày thật an nhiên
Hoa và ong, sách quý, bạn hiền
Nắng mới thung dung vườn cổ tích
Thanh thản an nhàn giữa tư nhiên,

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim: Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.

Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không thay đổi được, không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.

Ngày nay, Tây Nguyên mới đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, (dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây) theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác: 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).

Bảo tồn và phát triển là bài toán khó, mọi thời đều phải đối mặt . Đến với Tây Nguyên mới xin mời đọc lại và suy ngẫm Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp, kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị xúc tiến đầu tư ở Tây Nguyên năm 2017 và hình ảnh lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2019, bài viết trao đổi của nhà văn Nguyên Ngọc “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” qua sự trích dẫn nguyên văn của giáo sư Nguyễn Tử Siêm chuyên gia khoa học đấtngày 30 tháng 10 Tôi cũng nói lên chút cảm nhận của mình Đến với Tây Nguyên mới và một ít hình ảnh ghi chú nhỏ (Hoàng Kim)

Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.

Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp

Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.

Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.

Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới.Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.

Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.

Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.

Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.

Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.

Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.

Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.

Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.

Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”

Đến với Tây Nguyên mới Tôi bắt đầu ký ức bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn và tuổi thơ“.

”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. …

denvoitaynguyen

Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái …  bước khởi đầu là phải  tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.

Đến với Tây Nguyên mới của chúng tôi lần ấy là Bạch Mai và sắn Tây Nguyên. Chúng tôi may gặp bạn cố hương và gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác với những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyênmới,
Phát triển bền vững ở Tây Nguyên,
Nguyên Ngọc với Tây Nguyên
Có những lớp sinh viên như thế

Trà Biển Hồ, Sắn Tây Nguyên
Cách mạng sắn ở Việt Nam
Tắm tiên ở Chư Yang Sin
Chuyện đồng dao cho em

Cao Biền trong sử Việt
Vườn Quốc gia ở Việt Nam
Đào Thế Tuấn chân dung người Thầy
Việt Nam con đường xanh

“Nóc nhà Đông Dương” là nơi giao hội sinh lộ Đông Tây và sinh lộ Bắc Nam (hình), là chìa khóa vàng kinh tế xã hội quốc phòng địa chính trị văn hóa sử thi Tây Nguyên, Tôi trao đổi với GS.TS. NGND Trần Đức Viên, cũng là Thầy nghề nông chiến sĩ cựu Hiệu trưởng (2007 – 2014) Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi đồng cảm với phát biểu của thầy Viên “Đất đai chưa mang lại yên bình và giàu có cho nông dân !” khi thầy trả lời phỏng vấn của Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 31/07/2019 .Thầy Viên tdvien@vnua.edu.vn nói “Anh Kim Cây Lương thực. Tôi vẫn vào FB của anh để đọc. Nhiều bài viết về Tây Nguyên rất hay. Anh có thể gửi cho tôi các bài/ ý tưởng của Anh/ và những người khác về phát triển nông nghiệp nông thôn Tây Nguyên qua địa chỉ email của tôi: Trân trọng cám ơn anh”.

“GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN”
Nguyên Ngọc

Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.

Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự đổ vỡ của các làng và rừng thì bị tàn phá. Rừng tự nhiên đến nay đã không còn nữa. Một số bị thay thế bởi cây công nghiệp như cà phê, cao su. Người ta gọi những mảnh đất rộng trồng cao su là rừng cao su. Nhưng nói đến rừng là nói đến tính đa tầng, độ che phủ; là nói đến yếu tố giữ nước. Cao su, rễ cọc, không giữ nước được nên hiểu theo nghĩa tự nhiên, cao su không được gọi là rừng. Rừng tạp mất đi, độ che phủ không còn và rồi Tây Nguyên sẽ mọc lên những rừng gai thấp lúp xúp. Chúng ta sẽ để lại cho con cháu những rừng gai lúp xúp? Chúng ta có muốn như vậy không?. Để khôi phục rừng Tây Nguyên, chúng ta phải trồng lại rừng, tạo rừng đa tạp. Có người hỏi tôi mất bao lâu? Tôi cho rằng chúng ta phải thực hiện trong 100 năm. Gì mà nhiều vậy? Thử nghĩ xem, 41 năm qua, mình đã khai thác rừng cạn kiệt mà. Giờ phải kiên trì trồng lại, cắn răng mà làm và 100 năm là không nhiều. Nếu không có rừng thì không còn Tây Nguyên đâu.

Chúng ta cần phải cứu Tây Nguyên. Đây là một tấm gương về nông nghiệp sinh thái, phụng dưỡng đất đai. Tôi bảo người Tây Nguyên là những nông dân Mansanobu Fukuoka. Họ làm nông nghiệp giống hệt như người cha đẻ của “Cuộc cách mạng một cọng rơm”, không hóa chất, không thuốc trừ sâu với phương pháp chọc tỉa. Người chồng đi trước, dùng cây gậy chọc xuống đất, người vợ theo sau, tỉa hạt rồi dùng chân lấp đất lại. Họ rất tin đất đủ sức mạnh nuôi cây trồng. Họ không làm lười đất bằng phân bón.

Trước đây, dân số Tây Nguyên không nhiều. Với đất nước, họ là dân tộc thiểu số nhưng trên mảnh đất Tây Nguyên, họ chính là đa số tuyệt đối. Mỗi gia đình có 10-20 rẫy. Mỗi rẫy họ trồng 3-4 năm, đất bạc màu thì chuyển qua rẫy khác. Lúc đầu chúng tôi gọi là luân canh, nhưng luân canh dễ gây hiểu nhầm rằng trồng cây này rồi chuyển sang cây khác. Do vậy, sau, chúng tôi gọi là luân khoảnh. Lưu ý, họ luân khoảnh chứ không du canh du cư như ta từng nghĩ.Trong tư duy người Tây Nguyên, đất chính là rừng và rừng chính là đất. Đất rẫy là khoảnh đất mà con người ở đây mượn của rừng, làm rẫy, rồi trả lại cho rừng. Rừng mạnh lắm, sẽ lấn lại ngay. Người Kinh thấy rừng là gỗ, còn người dân tộc thấy rừng là Mẹ, là cội nguồn sự sống, là tôn trọng, là phụng dưỡng. Đây cũng chính là bài học tôn trọng tự nhiên và sống khiêm nhường giữa trời đất.

Sau năm 1975, chúng ta thực hiện một cuộc đại di dân và dân số Tây Nguyên tăng gấp 5,5 lần, đến nay người Kinh chiếm 80% dân số tại đây và người dân tộc, từ tuyệt đại đa số, trở thành thiểu số trên chính mảnh đất xưa nay họ sinh sống. Đi kèm với di dân là chính sách quốc hữu hóa đất đai. Người dân tộc mất đất, trước họ có 10-20 rẫy, nay còn một, làm một thời gian, bạc màu, đâu còn đất để luân khoảnh, họ bán rẻ lại cho người Kinh, thậm chí cho không qua một cuộc rượu. Người dân tộc mất đất, bị đẩy sâu vào rừng, rồi sinh ra phá rừng và bắt đầu du canh du cư. Cấu trúc làng xã bị phá vỡ. Rừng bị tàn phá.

Các tộc người Tây Nguyên cũng rất văn minh. Với họ, loạn luân được xem là tội nặng nhất vì làm ô uế tinh thần của làng. Họ đặt tinh thần cao hơn vật chất trong đời sống của họ. Như vậy không văn minh sao?. Họ có một nền văn minh rất đặc biệt mà người Kinh nên tôn trọng, học tập. Ngay từ năm 1937, hai anh em Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, qua tác phẩm Mọi Kontum đã viết, “Người Bahnar có những điều tốt hơn hơn chúng ta rất nhiều”.

Xin nói qua từ mọi. Lâu nay chúng ta hiểu sai từ mọi và càng sai khi dùng từ mọi rợ theo nghĩa khinh miệt để chỉ các tộc người Tây Nguyên.

Thật ra, từ mọi vốn ban đầu không hề có ý nghĩa xấu. Nó bắt nguồn từ từ tơmoi trong tiếng Bahnar, có nghĩa là khách đến thăm nhà mình; hoặc khách mời từ một làng khác đến; hoặc kẻ thù hoặc người ngoại quốc theo từ điển Bahnar – Pháp của Guilleminet. Những người phương Tây đầu tiên lên Tây Nguyên là các linh mục Thiên chúa giáo. Họ đến được vùng người Bahnar ở Kon Tum, lập xứ đạo Kon Tum, là xứ đạo Thiên chúa giáo đầu tiên tại đây, đến nay vẫn là xứ đạo Thiên chúa lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên. Bấy giờ những người Bahanr Kon Tum đến gặp các nhà truyền giáo thường xưng là tơmoi, là khách. Các nhà truyền giáo lại hiểu rằng đấy là họ tự giới thiệu tên tộc người của họ. Về sau dần dần tiền tố tơ bị rớt đi, còn lại moi, moi nghiễm nhiên trở thành tên gọi người bản địa. Người Pháp gọi là moi, người Việt gọi là mọi, hoàn toàn là một danh xưng.

Nói tiếp chuyện văn minh. Tôi lấy ví dụ về nghệ thuật. Trong nghệ thuật Tây Nguyên, tượng nhà mồ Tây Nguyên là những tác phẩm đẹp tuyệt vời. Họ làm rồi bỏ hoang và để mưa gió tàn phá.Tôi từng thấy một bức tượng gỗ tuyệt đẹp. Hỏi dò thì biết một thanh niên kia làm. Trong chờ bữa rượu, tôi hỏi chàng thanh niên đó xem ở nhà còn bức tượng tương tự nào không. Đột nhiên anh ta nổi giận: “Nói tầm bậy”. Và những thanh niên trong xung quanh cũng bày tỏ thái độ như vậy. Sau, tôi được anh Núp, một người bạn của tôi ở Tây Nguyên giải thích rằng với họ, làm nghệ thuật không phải để ngắm hay để bán mà làm vì có cái gì đó thôi thúc trong lòng, cần làm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với thần linh. Họ thăng hoa trong quá trình làm ra tác phẩm chứ không phải lúc tác phẩm hoàn thành. Tôi chia sẻ điều này với một người bạn học nghệ thuật ở Frankfurt – Đức và cô rất ngạc nhiên bởi nó giống như quan điểm của nghệ thuật đương đại, tức nghệ thuật là con đường chứ không phải đích đến. Cô bạn lên Tây Nguyên khám phá rồi mời vị giáo sư của mình bên Đức sang. Vị giáo sư sang xong rồi lại dẫn cả lớp của ông ấy sang.

Sau năm 1975, giá như chúng ta dũng cảm giữ Tây Nguyên như một Bhutan thì thật tốt. Chúng ta sẽ có một tấm gương để học cách sống sao cho có hạnh phúc, sống thế nào để khiêm nhường với trời đất. Ngày xưa người nông dân không dám làm điều ác, họ sợ thất đức. Ngày ngay, xã hội không còn khái niệm về thất đức nữa. Người nông dân, những người bình thường nhất, đã không còn sợ cái ác, không còn sợ làm điều ác. Và đây là điều đáng sợ nhất. Con người, ở giữa đất trời, sống vô thần và không biết đến trời đất thì nguy hiểm quá.

Nay tôi đã 84 tuổi, tính tuổi ta thì 85 Những năm cuối đời, tôi sẽ viết để kể với mọi người về một nền văn minh ở Tây Nguyên, rằng chúng ta có một nền văn minh như thế. Tôi sẵn lòng đi chia sẻ để nói tất cả mọi điều về Tây Nguyên. Tôi mong khơi gợi trong các bạn lòng ham muốn hiểu về Tây Nguyên và tìm được người kế tục để sau cùng có thể cùng chung sức cứu được Tây Nguyên./.

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên


CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 1
Hoàng Kim

CNM365. Hoa và Ong; Đến với Tây Nguyên mới; Quả táo Apple Steve Jobs; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Hình như; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Lev Tonstoy năm kiệt tác, Học không bao giờ muộn; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; Ngày 7 tháng 1 năm 2003,  Steven Jobs công bố tại San Francisco rằng Apple phát triển được trình duyệt web riêng của họ, mang tên Safari; Steven Jobs tên thật là Steven Paul sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955 mất ngày 5 tháng 10 năm 2011, là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 Ngày Chiến thắng diệt chủng ở Căm pu chia; Quân đội Việt Nam đánh chiếm thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, Pol Pot Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Campuchia tẩu thoát. Ngày 7 tháng 1 năm 1610, Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát thấy bốn vệ tinh: Ganymede, Callisto, Io và Europa. Ga-li-lê sinh ngày 15 tháng 2 năm 1564 mất  8 tháng 1 năm 1642 là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm). Galileo đã được gọi là “cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại”, “cha đẻ của vật lý hiện đại”, “cha đẻ của khoa học”, “cha đẻ của Khoa học hiện đại.” Stephen Hawking đánh giá “Galileo, có lẽ hơn bất kỳ ai riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại. Bài chọn lọc ngày 7 tháng 1: Hoa và Ong; Đến với Tây Nguyên mới; Quả táo Apple Steve Jobs; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Hình như; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Lev Tonstoy năm kiệt tác, Học không bao giờ muộn; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-1/;

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoa-va-ong.jpg

HOA VÀ ONG
Hoàng Kim


Chào ngày mới ong vàng say làm mật
Mãi mê ôm nhụy nõn,
sớm xuân về
Hoa nở thắm đón mừng ong cần mẫn
Đợi giao mùa kết trái để sinh sôi.

Xin chào chú chim sâu mùa cũ
Lo mà chi dù bão chớp rất gần
Chim vẫn hót và bướm vàng vẫn lượn
Thung dung đời và mãi
khát khao xanh.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 10-the1bbb1c-hanh-moi-ngat.jpg

HOA VÀ ONG
Hoàng Kim

II
Dạy học mỗi ngày thật an nhiên
Hoa và ong, sách quý, bạn hiền
Nắng mới thung dung vườn cổ tích
Thanh thản an nhàn giữa tư nhiên,

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim: Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.

Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không thay đổi được, không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.

Ngày nay, Tây Nguyên mới đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, (dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây) theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác: 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).

Bảo tồn và phát triển là bài toán khó, mọi thời đều phải đối mặt . Đến với Tây Nguyên mới xin mời đọc lại và suy ngẫm Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp, kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị xúc tiến đầu tư ở Tây Nguyên năm 2017 và hình ảnh lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2019, bài viết trao đổi của nhà văn Nguyên Ngọc “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” qua sự trích dẫn nguyên văn của giáo sư Nguyễn Tử Siêm chuyên gia khoa học đấtngày 30 tháng 10 Tôi cũng nói lên chút cảm nhận của mình Đến với Tây Nguyên mới và một ít hình ảnh ghi chú nhỏ (Hoàng Kim)

Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.

Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp

Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.

Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.

Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới.Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.

Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.

Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.

Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.

Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.

Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.

Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.

Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.

Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”

Đến với Tây Nguyên mới Tôi bắt đầu ký ức bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn và tuổi thơ“.

”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. …

denvoitaynguyen

Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái …  bước khởi đầu là phải  tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.

Đến với Tây Nguyên mới của chúng tôi lần ấy là Bạch Mai và sắn Tây Nguyên. Chúng tôi may gặp bạn cố hương và gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác với những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyênmới,
Phát triển bền vững ở Tây Nguyên,
Nguyên Ngọc với Tây Nguyên
Có những lớp sinh viên như thế

Trà Biển Hồ, Sắn Tây Nguyên
Cách mạng sắn ở Việt Nam
Tắm tiên ở Chư Yang Sin
Chuyện đồng dao cho em

Cao Biền trong sử Việt
Vườn Quốc gia ở Việt Nam
Đào Thế Tuấn chân dung người Thầy
Việt Nam con đường xanh

“Nóc nhà Đông Dương” là nơi giao hội sinh lộ Đông Tây và sinh lộ Bắc Nam (hình), là chìa khóa vàng kinh tế xã hội quốc phòng địa chính trị văn hóa sử thi Tây Nguyên, Tôi trao đổi với GS.TS. NGND Trần Đức Viên, cũng là Thầy nghề nông chiến sĩ cựu Hiệu trưởng (2007 – 2014) Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi đồng cảm với phát biểu của thầy Viên “Đất đai chưa mang lại yên bình và giàu có cho nông dân !” khi thầy trả lời phỏng vấn của Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 31/07/2019 .Thầy Viên tdvien@vnua.edu.vn nói “Anh Kim Cây Lương thực. Tôi vẫn vào FB của anh để đọc. Nhiều bài viết về Tây Nguyên rất hay. Anh có thể gửi cho tôi các bài/ ý tưởng của Anh/ và những người khác về phát triển nông nghiệp nông thôn Tây Nguyên qua địa chỉ email của tôi: Trân trọng cám ơn anh”.

“GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN”
Nguyên Ngọc

Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.

Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự đổ vỡ của các làng và rừng thì bị tàn phá. Rừng tự nhiên đến nay đã không còn nữa. Một số bị thay thế bởi cây công nghiệp như cà phê, cao su. Người ta gọi những mảnh đất rộng trồng cao su là rừng cao su. Nhưng nói đến rừng là nói đến tính đa tầng, độ che phủ; là nói đến yếu tố giữ nước. Cao su, rễ cọc, không giữ nước được nên hiểu theo nghĩa tự nhiên, cao su không được gọi là rừng. Rừng tạp mất đi, độ che phủ không còn và rồi Tây Nguyên sẽ mọc lên những rừng gai thấp lúp xúp. Chúng ta sẽ để lại cho con cháu những rừng gai lúp xúp? Chúng ta có muốn như vậy không?. Để khôi phục rừng Tây Nguyên, chúng ta phải trồng lại rừng, tạo rừng đa tạp. Có người hỏi tôi mất bao lâu? Tôi cho rằng chúng ta phải thực hiện trong 100 năm. Gì mà nhiều vậy? Thử nghĩ xem, 41 năm qua, mình đã khai thác rừng cạn kiệt mà. Giờ phải kiên trì trồng lại, cắn răng mà làm và 100 năm là không nhiều. Nếu không có rừng thì không còn Tây Nguyên đâu.

Chúng ta cần phải cứu Tây Nguyên. Đây là một tấm gương về nông nghiệp sinh thái, phụng dưỡng đất đai. Tôi bảo người Tây Nguyên là những nông dân Mansanobu Fukuoka. Họ làm nông nghiệp giống hệt như người cha đẻ của “Cuộc cách mạng một cọng rơm”, không hóa chất, không thuốc trừ sâu với phương pháp chọc tỉa. Người chồng đi trước, dùng cây gậy chọc xuống đất, người vợ theo sau, tỉa hạt rồi dùng chân lấp đất lại. Họ rất tin đất đủ sức mạnh nuôi cây trồng. Họ không làm lười đất bằng phân bón.

Trước đây, dân số Tây Nguyên không nhiều. Với đất nước, họ là dân tộc thiểu số nhưng trên mảnh đất Tây Nguyên, họ chính là đa số tuyệt đối. Mỗi gia đình có 10-20 rẫy. Mỗi rẫy họ trồng 3-4 năm, đất bạc màu thì chuyển qua rẫy khác. Lúc đầu chúng tôi gọi là luân canh, nhưng luân canh dễ gây hiểu nhầm rằng trồng cây này rồi chuyển sang cây khác. Do vậy, sau, chúng tôi gọi là luân khoảnh. Lưu ý, họ luân khoảnh chứ không du canh du cư như ta từng nghĩ.Trong tư duy người Tây Nguyên, đất chính là rừng và rừng chính là đất. Đất rẫy là khoảnh đất mà con người ở đây mượn của rừng, làm rẫy, rồi trả lại cho rừng. Rừng mạnh lắm, sẽ lấn lại ngay. Người Kinh thấy rừng là gỗ, còn người dân tộc thấy rừng là Mẹ, là cội nguồn sự sống, là tôn trọng, là phụng dưỡng. Đây cũng chính là bài học tôn trọng tự nhiên và sống khiêm nhường giữa trời đất.

Sau năm 1975, chúng ta thực hiện một cuộc đại di dân và dân số Tây Nguyên tăng gấp 5,5 lần, đến nay người Kinh chiếm 80% dân số tại đây và người dân tộc, từ tuyệt đại đa số, trở thành thiểu số trên chính mảnh đất xưa nay họ sinh sống. Đi kèm với di dân là chính sách quốc hữu hóa đất đai. Người dân tộc mất đất, trước họ có 10-20 rẫy, nay còn một, làm một thời gian, bạc màu, đâu còn đất để luân khoảnh, họ bán rẻ lại cho người Kinh, thậm chí cho không qua một cuộc rượu. Người dân tộc mất đất, bị đẩy sâu vào rừng, rồi sinh ra phá rừng và bắt đầu du canh du cư. Cấu trúc làng xã bị phá vỡ. Rừng bị tàn phá.

Các tộc người Tây Nguyên cũng rất văn minh. Với họ, loạn luân được xem là tội nặng nhất vì làm ô uế tinh thần của làng. Họ đặt tinh thần cao hơn vật chất trong đời sống của họ. Như vậy không văn minh sao?. Họ có một nền văn minh rất đặc biệt mà người Kinh nên tôn trọng, học tập. Ngay từ năm 1937, hai anh em Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, qua tác phẩm Mọi Kontum đã viết, “Người Bahnar có những điều tốt hơn hơn chúng ta rất nhiều”.

Xin nói qua từ mọi. Lâu nay chúng ta hiểu sai từ mọi và càng sai khi dùng từ mọi rợ theo nghĩa khinh miệt để chỉ các tộc người Tây Nguyên.

Thật ra, từ mọi vốn ban đầu không hề có ý nghĩa xấu. Nó bắt nguồn từ từ tơmoi trong tiếng Bahnar, có nghĩa là khách đến thăm nhà mình; hoặc khách mời từ một làng khác đến; hoặc kẻ thù hoặc người ngoại quốc theo từ điển Bahnar – Pháp của Guilleminet. Những người phương Tây đầu tiên lên Tây Nguyên là các linh mục Thiên chúa giáo. Họ đến được vùng người Bahnar ở Kon Tum, lập xứ đạo Kon Tum, là xứ đạo Thiên chúa giáo đầu tiên tại đây, đến nay vẫn là xứ đạo Thiên chúa lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên. Bấy giờ những người Bahanr Kon Tum đến gặp các nhà truyền giáo thường xưng là tơmoi, là khách. Các nhà truyền giáo lại hiểu rằng đấy là họ tự giới thiệu tên tộc người của họ. Về sau dần dần tiền tố tơ bị rớt đi, còn lại moi, moi nghiễm nhiên trở thành tên gọi người bản địa. Người Pháp gọi là moi, người Việt gọi là mọi, hoàn toàn là một danh xưng.

Nói tiếp chuyện văn minh. Tôi lấy ví dụ về nghệ thuật. Trong nghệ thuật Tây Nguyên, tượng nhà mồ Tây Nguyên là những tác phẩm đẹp tuyệt vời. Họ làm rồi bỏ hoang và để mưa gió tàn phá.Tôi từng thấy một bức tượng gỗ tuyệt đẹp. Hỏi dò thì biết một thanh niên kia làm. Trong chờ bữa rượu, tôi hỏi chàng thanh niên đó xem ở nhà còn bức tượng tương tự nào không. Đột nhiên anh ta nổi giận: “Nói tầm bậy”. Và những thanh niên trong xung quanh cũng bày tỏ thái độ như vậy. Sau, tôi được anh Núp, một người bạn của tôi ở Tây Nguyên giải thích rằng với họ, làm nghệ thuật không phải để ngắm hay để bán mà làm vì có cái gì đó thôi thúc trong lòng, cần làm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với thần linh. Họ thăng hoa trong quá trình làm ra tác phẩm chứ không phải lúc tác phẩm hoàn thành. Tôi chia sẻ điều này với một người bạn học nghệ thuật ở Frankfurt – Đức và cô rất ngạc nhiên bởi nó giống như quan điểm của nghệ thuật đương đại, tức nghệ thuật là con đường chứ không phải đích đến. Cô bạn lên Tây Nguyên khám phá rồi mời vị giáo sư của mình bên Đức sang. Vị giáo sư sang xong rồi lại dẫn cả lớp của ông ấy sang.

Sau năm 1975, giá như chúng ta dũng cảm giữ Tây Nguyên như một Bhutan thì thật tốt. Chúng ta sẽ có một tấm gương để học cách sống sao cho có hạnh phúc, sống thế nào để khiêm nhường với trời đất. Ngày xưa người nông dân không dám làm điều ác, họ sợ thất đức. Ngày ngay, xã hội không còn khái niệm về thất đức nữa. Người nông dân, những người bình thường nhất, đã không còn sợ cái ác, không còn sợ làm điều ác. Và đây là điều đáng sợ nhất. Con người, ở giữa đất trời, sống vô thần và không biết đến trời đất thì nguy hiểm quá.

Nay tôi đã 84 tuổi, tính tuổi ta thì 85 Những năm cuối đời, tôi sẽ viết để kể với mọi người về một nền văn minh ở Tây Nguyên, rằng chúng ta có một nền văn minh như thế. Tôi sẵn lòng đi chia sẻ để nói tất cả mọi điều về Tây Nguyên. Tôi mong khơi gợi trong các bạn lòng ham muốn hiểu về Tây Nguyên và tìm được người kế tục để sau cùng có thể cùng chung sức cứu được Tây Nguyên./.

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

Câu cá bên dòng Sêrêpôk
http://www.chuabuuminh.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=536050&fbclid=IwAR1Xg2t0apMqmzbhlmx02Ii8KKcK94ezlOI8q8UXLMNOQlFp-TX2s3LRS1w

xem tiếp Đến với Tây Nguyên mới

 

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20515
Nhập ngày : 07-01-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 8(25-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 8(24-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 8(24-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 8(24-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 8(21-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 8(20-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 8(20-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 8(20-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 8(17-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 8(16-08-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007