Số lần xem
Đang xem 293 Toàn hệ thống 504 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tô Nguyễn đêm vui thú bạn hiền
Lúa sắn ngày chăm lo lớp trẻ
Thầy chiến sĩ trầm tích sử ký
Bạn nhà nông đúc kết tinh hoa.
Tôi vui chép chuyện “Tô Đông Pha Tây Hồ” kể chuyện thơ và đời Tô Đông Pha. Bạn đi du lịch Tây Hồ Hàng Châu niềm vui lớn là đợc chứng kiến công trình thủy lợi Tô Đông Pha. Ông là người hiền bị đưa về trấn nhậm chốn đất xa xôi khó khăn này (ví như đập thủy lợi đồng Cam của Phú Yên). Thuở xưa, Tô Đông Pha khi đến Tây Hồ thấy ruộng đồng xơ xác, ông lập tức giúp dân tổ chức làm hồ trữ nước và làm mương tưới mát ruộng đồng. Tây Hồ nay là di sản văn hóa thế giới. Đêm trăng, ngắm trăng rằm lồng lộng soi trên đầm sen và nhà thủy ta tĩnh lặng đẹp lạ lùng: Tô Đông Pha và Nguyễn Du đều là những những danh sĩ tinh hoa, nhà tư tưởng và đại thi hào để lại cho đời sự nghiệp lớn giáo dục văn hóa và những viên ngọc văn chương tuyệt kỹ. Tới Tây Hồ, thật kỳ thú được đi trên đê Tô ngắm vầng trăng cổ tích. Câu thơ “Mưa” của người hiền lãng đảng đọng mãi ngàn năm: “Mây đen trút mực chưa nhòa núi, Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền. Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch, Dưới lầu bát ngát nước in trời. (Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân).
Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc. Tô Đông Pha (1037-1101) là nhà thơ văn có nhân cách cao quý thời Tống như vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn Trung Hoa và nhân loại. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông đã nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này, và đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần kiệt tác Tư trị thông giám của Tư Mã Quang với Thơ và từ của Tô Đông Pha để tìm trong rối loạn của lịch sử đôi điều kinh bang tế thế (xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996). Nguyễn Du 250 năm nhìn lại cũng để lại cho đời nhiều uẩn khúc lịch sử mơ hồ chưa thấu tỏ. Tô Đông Pha thơ ngoài ngàn năm, mỗi năm tôi thường đọc lại và suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho
TÔ ĐÔNG PHA DANH SĨ TINH HOA
Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự là Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1037 tại Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, mất ngày 24 tháng 8 năm 1101 tại Thường Châu. Địa chỉ ngôi mô của Tô Đông Pha tại thôn Điếu Đài huyên Hiệp Thành, Nhữ Châu ngày nay. Tô Đông Pha là chính khách lỗi lạc, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ, nhà phật học, nhà thư pháp, họa sĩ, nhà dược học, người sành ăn nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Tô Đông Pha nhân cách cao quý, việc tốt truyền đời, tình yêu tuyệt vời, thơ văn kiệt tác, thư pháp lừng lẫy, miếng ngon nhớ lâu, vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân loại.
Tô Đông Pha là danh sĩ tinh hoa, một đời yêu thương, thơ ngoài ngàn năm, một trong mười đại văn hào nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc cổ và cận đại, bao gồm: Khuất Nguyên, Tô Đông Pha, Đỗ Phủ, Tư Mã Thiên, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Thang Hiển Tổ, Lục Du, Tào Thực và Tào Tuyết Cần. Thơ và từ Tô Đông Pha được coi là chuẩn mực cổ văn Trung Hoa trong ‘Đường Tống bát đại gia’ gồm Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường; Tô Đông Pha, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Triệt, Tăng Củng, Vương An Thạch thời Tống. Tô Đông Pha đã để lại cho đời một mẫu mực hiền tài nhân cách cao quý với kiệt tác văn hóa và văn chương đích thực, vầng trăng cổ tích thơ ngoài ngàn năm.
Tô Đông Pha cùng với Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng là hai nhà tư tưởng nhân vật chính trị quan trọng kiệt xuất của thời Tống. Ông thuộc phái “cựu đảng” “phái coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập hoàn toàn với phái “tân đảng” do Vương An Thạch chủ trương khởi xướng chính sách đổi mới “cường thịnh phát triển lớn mạnh quốc gia, bất chấp đạo lý”, Cuộc đời Tô Đông Pha chính vì vậy luôn bị cản trở dèm pha không suôn sẻ khi phái ‘tân đảng’ cầm quyền thao túng chính sách và dùng mọi quỷ kế để loại trừ đối thủ chính trị. Tô Đông Pha nổi tiếng là một nhà chính luận, các tác phẩm văn chương của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, tầm ảnh hưởng rất rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Tô Đông Pha đạt mức tinh diệu về phật học, thư pháp, họa sĩ, dược lý, sành ăn, biểu tượng nghệ thuật. Ông được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Những kẻ xấu phải dùng những mưu ma chước quỷ chứ không thể hủy hoại được thanh danh ông. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng tại Hàng Châu, được nhân dân vùng này mến mộ đặt tên để vinh danh ông.
Cuộc đời Tô Đông Pha gắn bó mật thiết với thời đại của ông. Nhà Tống là triều đại cai trị ở Trung Quốc trên 300 năm (960- 1279) khởi đầu từ Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn chấm dứt Ngũ Đại Thập Quốc thống nhất Trung Quốc năm 960, trãi 9 đời vua thời Bắc Tống (960 -1127) khi quân đội nhà Kim chinh phục miền Bắc Trung Hoa và chiếm kinh đô Biện Kinh vào năm 1127, với 9 đời vua thời Nam Tống (1127-1279), thì nhà Tống thay thế bởi nhà Nguyên. Tìm hiểm cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Tô Đông Pha cần phải thấu hiểu chi tiết bối cảnh lịch sử và những sự kiện quan trọng chi phối cuộc đời ông.
Tô Đông Pha (1037-1101) là danh sĩ tinh hoa có ba năm 1960-1963 làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông, bốn năm làm quan dưới thời vua Anh Tông (từ ngày 2 tháng 5 năm 1063 đến 5 tháng 1 năm 1067), mười tám năm làm quan dưới thời vua Tống Thần Tông (từ ngày 26 tháng 1 năm 1067 đến 30 tháng 3 năm 1085), mười lăm năm làm quan dưới thời vua Tống Triết Tông 1 tháng 4 năm 1085 đến 3 tháng 2 năm 1100, gần hai năm làm quan dưới thời vua Tống Huy Tông (từ 24 tháng 2 năm 1100 cho đến ngày 24 tháng 8 năm 1101) thì Tô Đông Pha mất khi ông 64 tuổi. Con đường chính trị của ông bị chi phối nhiều bởi các vị vua, các tể tướng và hệ thống chính trị mỗi thời. Di sản cuộc đời và văn chương của ông để lại là vầng trăng cổ tích soi tỏ bối cảnh chính trị xã hội biến động của 5 thời vua chúa nhà Bắc Tống trong lịch sử.
Bối cảnh nhà Bắc Tống thời Tô Đông Pha là lúc nhà Tống còn kiểm soát được phần lớn đất Trung Hoa, ngoại trừ mặt đông bắc bị nhà Liêu thường xuyên áp lực quấy nhiễu buộc nhà Tống phải cầu hòa tốn tiền bạc để đổi hòa bình và tăng tiền thuế lên 20 vạn, sử gọi là Trọng Hi tăng tệ; mặt tây bắc thì bộ tộc Đảng Hạng hưng thịnh lập nước Tây Hạ năm 1038, nhà Tống cũng phải cầu hòa và cũng phải nộp tiền bạc để đổi hòa bình hằng năm; mặt nam sau việc trỗi dậy của Nùng Trí Cao là sự thực hành chính sách gây hấn của Vương An Thạch đối với Việt Nam để mong tìn được một thắng lợi tinh thẩn . Con đường chính trị của ông ảnh hưởng nhiều bởi các vị vua, các tể tướng và hệ thống chính trị mỗi thời.
Tô Đông Pha sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Tô Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân tự là Minh Doãn (1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt, tự là Tử Do (1039-1112). Cả ba cha con ông đều là danh sĩ tinh hoa trong Đường Tống bát đại gia .
Đông Pha cưới vợ đầu là Vương Phất (1040-1065) nhỏ hơn ông ba tuổi năm 1055 khi ông 18 tuổi. Tô Đông Pha thuở nhỏ chơi thân với một cô em họ xinh đẹp, hiền hậu và thông minh, ông rất yêu quí nàng và nàng cũng rất yêu ông nhưng mẹ ông ngăn cản không cho cưới vì là bà con gần. Khi Tô Đông Pha 18 tuổi, học giỏi đủ sức đi thi thì cha mẹ ông lo cưới vợ cho ông ngay ở quê nhà (và cho cả em trai ông là Tô Triệt nữa) vì e rằng nếu ông lên kinh thi đỗ thì sẽ bị các danh gia vọng tộc đem mồi vinh hoa phú quí ra nhử để gả con gái cho. Hơn nữa nếu ba cha con đi thi thì cũng cần các cô con dâu ở gần để chăm sóc mẹ. Vương Phất vợ ông năm ấy mới mười lăm tuổi ngoan hiền và rất yêu quý chồng. Vương Phất từ trần năm 1065 khi nàng mới 26 tuổi, an táng tại Tứ Xuyên. Vương Phất để lại cho chồng một người con trai mới biết đi, tên là Tô Mại. Vương Phất trước khi mất có trối trăng với chồng là ông nên lấy em họ của nàng là Vương Nhuận Chi, vì cô rất giống nàng đẹp người đẹp nết để chăm sóc chồng và nuôi dạy Tô Mại. Tô Đông Pha thương tiếc khóc mà nhận lời. Đời ông sau này nhiều lần viết thơ về người vợ đã khuất.
Tô Đông Pha năm 1056-1057 đã từ biệt mẹ và vợ để cùng cha và em vượt núi sông Tứ Xuyên hiểm trở để đi suốt hai tháng về dự thi ở kinh đô Khai Phong tại tỉnh Hà Nam vùng đất Trung Nguyên trung và hạ lưu sông Hoàng Hà, cách Bắc Kinh 808 km. Khai Phong là thủ đô Trung Quốc thời Bắc Tống là một trong tám cố đô Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Nam Kinh, Tràng An (Tây An), Lạc Dương, Khai Phong, An Dương và Trịnh Châu. Tô Đông Pha cùng cha và em đến Khai Phong tháng 5 năm 1056 và chờ kỳ thi cho đến mùa xuân năm sau. Âu Dương Tu làm chánh chủ khảo của kỳ thi ấy với chủ trương tìm người hiền tài giúp vua, thể lệ thi nghiêm ngặt và đích thân vua Tống Nhân Tông duyệt chọn đầu bài. Bài thứ nhất hỏi về hiểu biết chính trị và lịch sử cách thức trị quốc an dân, bài thứ hai là tinh hoa phép trị nước của Trung Hoa vận dụng tứ thư ngũ kinh các chuẩn mực kinh điển để luận giải và đưa ra các chính sách đối nội đối ngoại phù hợp thời đó, bài thứ ba là bài luận chính trị về giải pháp kinh bang tế thế. Đầu đề bài chính trị năm ấy là ” Luận về sự trung hậu rất mực trong phép thưởng phạt ?” (Hình thưởng trung hậu chi chí luận?). Hai anh em Tô Đông Pha Tô Triệt đều đỗ cao. Tô Tuân năm ấy không thi vì không muốn ganh đua với hai con. Mẹ Tô Đông Pha mất cuối năm 1057, ba cha con vội quay về cư tang và họ từ chối không nhận chức quan.
Cuối năm 1059 đầu năm 1060, Tô Đông Pha hết tang mẹ đã cùng cha và em mất 4 tháng vượt 2.000 cây số đường đồi núi và sông suối hiểm trở để quay trở lại kinh đô. Tô Đông Pha nhận một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam . Năm 1061, ông nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm ấy hạn nặng, ông và dân chống hạn cứu lúa màu suốt năm, ông làm bài “Kỉ vũ đình ký” cầu mưa lòng thành cảm động cả trời đất và lòng người rất nổi danh.
Cuộc đời Tô Đông Pha trãi qua năm đời vua Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào Thái hậu, Tống Triết Tông của triều đình nhà Tống. Ông là người cùng thời với các Tể tướng Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Hàn Kỳ, Tư Mã Quang, Tăng Bố với những danh tài Trình Di, Tăng Củng…. Tất cả năm vị hoàng đế, năm vị Tể tướng, các bậc danh tài đều thừa nhận trí tuệ tài hoa và kiến thức lỗi lạc của ông nhưng do có sự tranh chấp bè đảng trong triều đình (qua các sự kiện lớn “bắc ngự Liêu Hạ”, “biến pháp và đảng tranh”, khởi đầu “sự biến Tĩnh Khang” được thể hiện rõ trong sách “Tư trị thông giám“) nhất là vì cá tính của Tô Đông Pha rành mạch, công chính nên số phận của ông lên voi xuống chó, nhiều phen điêu đứng, bị hãm vào hoàn cảnh trớ trêu đến tuyệt vọng. Tô Đông Pha tuy vậy may mắn thoát chết và trong bước đường cùng khi bị biếm chức đày ải về vùng đất Tây Hồ Hàng Châu khô cằn thiếu nước tưới, dân đói khổ, ở xa kinh đô thì ông vẫn kịp thực hiện công trình nông nghiệp thủy lợi “đê Tô” di sản thế giới lưu lại cho dân cho đời. Tô Đông Pha trong lần làm quan ở vùng đất biên ải Giang Nam, thực chất là đi đày, suốt những năm tháng dằng dặc gần như trọn đời đầy chông gai ấy, ông vẫn luôn lạc quan minh triết với sự nghiệp sáng tác chưa bao giớ ngưng nghĩ. để lại cho đời những kiệt tác văn hóa, thơ ngoài ngàn năm.
TÔ ĐÔNG PHA VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
Tô Đông Pha là vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời Trung Hoa và Thế giới. Cuộc đời và thơ văn ông là sử thi một thời, Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là hai kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Nhiều uản khúc lịch sử văn hóa, chính trị xã hội có thể tìm thấy ở đây. .(xem tiếp Tô Đông Pha Tây Hồ)
TRÊN BỤC GIẢNG MÙA XUÂN Hoàng Kim
Việt Nam con đường xanh trích dẫn lời Bác: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Dạy và học ngày nay là một chủ đề nóng. Trên bục giảng mùa xuân không chỉ là đứng lớp mà còn dạy và học trực tuyến.
Những gương sáng dưới đây là một thí dụ.
Một chủ đề đang được rất nhiều người quan tâm là “Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp” (Technological application enhances agriculture value chain), do Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm. và diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á). Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Khoa học PHANO vừa được Viện Hàn lâm Nông nghiệp Cộng Hoà Pháp bầu làm Viện sĩ viện hàn lâm với số phiếu 147/148. Ông là con trai của Thầy Đào Thế Tuấn, hậu duệ của một dòng họ lớn, gương sáng trong sử Việt, người được cụ Phan Bội Châu tặng thơ hay Trời khiến thu về quế nở hoa mà kỳ trước chúng tôi đã trích dẫn.
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ Ba về chủ đề Nông nghiệp và Môi trường bền vững ngày 18 tháng 11 năm 2020 có 167 báo cáo tóm tắt tại SAE 2020. Tạp Chí Nông Nghiệp Và Phát Triển – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tiếng Việt và tiếng Anh http://journal.hcmuaf.edu.vn/ là cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến rất mạnh mẽ cho quý bạn đọc..
Trên bục giảng mùa xuân kết nối lan tỏa những điểm sáng nông nghiệp
THEO CHÂN NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG Hoàng Kim
Trên đá hoa cương đặt tại Quảng trường Tây Nguyên là thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleyku. Bác viết ở Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 1946 với lời thề đại đoàn kết toàn dân nay được khắc. Chúng ta cùng đọc để thấu hiểu và chung sức nổ lực cho sự kết nối con người các dân tộc Việt, cho Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tỏa sáng và phát triển bền vững.
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊNMỚI Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Đến với Tây Nguyênmới chúng ta theo chân người dẫn đường là nhà văn Nguyên Ngọc tác giả của “Nước mội, rừng xanh và sự sống“, “Các bạn tôi ở trên ấy”. Tây Nguyên con người và thiên nhiên là một nền văn hóa lịch sử địa lý thật phong phú và độc đáo. Nhà văn Nguyên Ngọc với vốn sống đầy đặn và một thời gian dài gắn bó với Tây Nguyên, đã khắc họa rõ nét, chạm đến tầng sâu của tính cách con người và văn hóa Tây Nguyên: phóng khoáng, tự do, nồng hậu, giàu tình yêu thương.
Đến với Tây Nguyênmới chúng ta cũng theo chân một người dẫn đường khác là nhà thơ Văn Công Hùng của những tác phẩm lắng đọng trầm tích “Tây Nguyên của tôi” “Một thế hệ Tây Nguyên mới” “Lời vĩnh cữu” sẽ giúp chúng ta một góc nhìn khá thú vị về Tây Nguyên. (xem tiếp Theo chân người dẫn đường)
Tô Nguyễn đêm vui thú bạn hiền
Lúa sắn ngày chăm lo lớp trẻ
Thầy chiến sĩ trầm tích sử ký
Bạn nhà nông đúc kết tinh hoa.
Tôi vui chép chuyện “Tô Đông Pha Tây Hồ” kể chuyện thơ và đời Tô Đông Pha. Bạn đi du lịch Tây Hồ Hàng Châu niềm vui lớn là đợc chứng kiến công trình thủy lợi Tô Đông Pha. Ông là người hiền bị đưa về trấn nhậm chốn đất xa xôi khó khăn này (ví như đập thủy lợi đồng Cam của Phú Yên). Thuở xưa, Tô Đông Pha khi đến Tây Hồ thấy ruộng đồng xơ xác, ông lập tức giúp dân tổ chức làm hồ trữ nước và làm mương tưới mát ruộng đồng. Tây Hồ nay là di sản văn hóa thế giới. Đêm trăng, ngắm trăng rằm lồng lộng soi trên đầm sen và nhà thủy ta tĩnh lặng đẹp lạ lùng: Tô Đông Pha và Nguyễn Du đều là những những danh sĩ tinh hoa, nhà tư tưởng và đại thi hào để lại cho đời sự nghiệp lớn giáo dục văn hóa và những viên ngọc văn chương tuyệt kỹ. Tới Tây Hồ, thật kỳ thú được đi trên đê Tô ngắm vầng trăng cổ tích. Câu thơ “Mưa” của người hiền lãng đảng đọng mãi ngàn năm: “Mây đen trút mực chưa nhòa núi, Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền. Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch, Dưới lầu bát ngát nước in trời. (Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân).
Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc. Tô Đông Pha (1037-1101) là nhà thơ văn có nhân cách cao quý thời Tống như vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn Trung Hoa và nhân loại. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông đã nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này, và đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần kiệt tác Tư trị thông giám của Tư Mã Quang với Thơ và từ của Tô Đông Pha để tìm trong rối loạn của lịch sử đôi điều kinh bang tế thế (xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996). Nguyễn Du 250 năm nhìn lại cũng để lại cho đời nhiều uẩn khúc lịch sử mơ hồ chưa thấu tỏ. Tô Đông Pha thơ ngoài ngàn năm, mỗi năm tôi thường đọc lại và suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho
TÔ ĐÔNG PHA DANH SĨ TINH HOA
Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự là Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1037 tại Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, mất ngày 24 tháng 8 năm 1101 tại Thường Châu. Địa chỉ ngôi mô của Tô Đông Pha tại thôn Điếu Đài huyên Hiệp Thành, Nhữ Châu ngày nay. Tô Đông Pha là chính khách lỗi lạc, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ, nhà phật học, nhà thư pháp, họa sĩ, nhà dược học, người sành ăn nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Tô Đông Pha nhân cách cao quý, việc tốt truyền đời, tình yêu tuyệt vời, thơ văn kiệt tác, thư pháp lừng lẫy, miếng ngon nhớ lâu, vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân loại.
Tô Đông Pha là danh sĩ tinh hoa, một đời yêu thương, thơ ngoài ngàn năm, một trong mười đại văn hào nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc cổ và cận đại, bao gồm: Khuất Nguyên, Tô Đông Pha, Đỗ Phủ, Tư Mã Thiên, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Thang Hiển Tổ, Lục Du, Tào Thực và Tào Tuyết Cần. Thơ và từ Tô Đông Pha được coi là chuẩn mực cổ văn Trung Hoa trong ‘Đường Tống bát đại gia’ gồm Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường; Tô Đông Pha, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Triệt, Tăng Củng, Vương An Thạch thời Tống. Tô Đông Pha đã để lại cho đời một mẫu mực hiền tài nhân cách cao quý với kiệt tác văn hóa và văn chương đích thực, vầng trăng cổ tích thơ ngoài ngàn năm.
Tô Đông Pha cùng với Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng là hai nhà tư tưởng nhân vật chính trị quan trọng kiệt xuất của thời Tống. Ông thuộc phái “cựu đảng” “phái coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập hoàn toàn với phái “tân đảng” do Vương An Thạch chủ trương khởi xướng chính sách đổi mới “cường thịnh phát triển lớn mạnh quốc gia, bất chấp đạo lý”, Cuộc đời Tô Đông Pha chính vì vậy luôn bị cản trở dèm pha không suôn sẻ khi phái ‘tân đảng’ cầm quyền thao túng chính sách và dùng mọi quỷ kế để loại trừ đối thủ chính trị. Tô Đông Pha nổi tiếng là một nhà chính luận, các tác phẩm văn chương của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, tầm ảnh hưởng rất rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Tô Đông Pha đạt mức tinh diệu về phật học, thư pháp, họa sĩ, dược lý, sành ăn, biểu tượng nghệ thuật. Ông được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Những kẻ xấu phải dùng những mưu ma chước quỷ chứ không thể hủy hoại được thanh danh ông. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng tại Hàng Châu, được nhân dân vùng này mến mộ đặt tên để vinh danh ông.
Cuộc đời Tô Đông Pha gắn bó mật thiết với thời đại của ông. Nhà Tống là triều đại cai trị ở Trung Quốc trên 300 năm (960- 1279) khởi đầu từ Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn chấm dứt Ngũ Đại Thập Quốc thống nhất Trung Quốc năm 960, trãi 9 đời vua thời Bắc Tống (960 -1127) khi quân đội nhà Kim chinh phục miền Bắc Trung Hoa và chiếm kinh đô Biện Kinh vào năm 1127, với 9 đời vua thời Nam Tống (1127-1279), thì nhà Tống thay thế bởi nhà Nguyên. Tìm hiểm cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Tô Đông Pha cần phải thấu hiểu chi tiết bối cảnh lịch sử và những sự kiện quan trọng chi phối cuộc đời ông.
Tô Đông Pha (1037-1101) là danh sĩ tinh hoa có ba năm 1960-1963 làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông, bốn năm làm quan dưới thời vua Anh Tông (từ ngày 2 tháng 5 năm 1063 đến 5 tháng 1 năm 1067), mười tám năm làm quan dưới thời vua Tống Thần Tông (từ ngày 26 tháng 1 năm 1067 đến 30 tháng 3 năm 1085), mười lăm năm làm quan dưới thời vua Tống Triết Tông 1 tháng 4 năm 1085 đến 3 tháng 2 năm 1100, gần hai năm làm quan dưới thời vua Tống Huy Tông (từ 24 tháng 2 năm 1100 cho đến ngày 24 tháng 8 năm 1101) thì Tô Đông Pha mất khi ông 64 tuổi. Con đường chính trị của ông bị chi phối nhiều bởi các vị vua, các tể tướng và hệ thống chính trị mỗi thời. Di sản cuộc đời và văn chương của ông để lại là vầng trăng cổ tích soi tỏ bối cảnh chính trị xã hội biến động của 5 thời vua chúa nhà Bắc Tống trong lịch sử.
Bối cảnh nhà Bắc Tống thời Tô Đông Pha là lúc nhà Tống còn kiểm soát được phần lớn đất Trung Hoa, ngoại trừ mặt đông bắc bị nhà Liêu thường xuyên áp lực quấy nhiễu buộc nhà Tống phải cầu hòa tốn tiền bạc để đổi hòa bình và tăng tiền thuế lên 20 vạn, sử gọi là Trọng Hi tăng tệ; mặt tây bắc thì bộ tộc Đảng Hạng hưng thịnh lập nước Tây Hạ năm 1038, nhà Tống cũng phải cầu hòa và cũng phải nộp tiền bạc để đổi hòa bình hằng năm; mặt nam sau việc trỗi dậy của Nùng Trí Cao là sự thực hành chính sách gây hấn của Vương An Thạch đối với Việt Nam để mong tìn được một thắng lợi tinh thẩn . Con đường chính trị của ông ảnh hưởng nhiều bởi các vị vua, các tể tướng và hệ thống chính trị mỗi thời.
Tô Đông Pha sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Tô Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân tự là Minh Doãn (1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt, tự là Tử Do (1039-1112). Cả ba cha con ông đều là danh sĩ tinh hoa trong Đường Tống bát đại gia .
Đông Pha cưới vợ đầu là Vương Phất (1040-1065) nhỏ hơn ông ba tuổi năm 1055 khi ông 18 tuổi. Tô Đông Pha thuở nhỏ chơi thân với một cô em họ xinh đẹp, hiền hậu và thông minh, ông rất yêu quí nàng và nàng cũng rất yêu ông nhưng mẹ ông ngăn cản không cho cưới vì là bà con gần. Khi Tô Đông Pha 18 tuổi, học giỏi đủ sức đi thi thì cha mẹ ông lo cưới vợ cho ông ngay ở quê nhà (và cho cả em trai ông là Tô Triệt nữa) vì e rằng nếu ông lên kinh thi đỗ thì sẽ bị các danh gia vọng tộc đem mồi vinh hoa phú quí ra nhử để gả con gái cho. Hơn nữa nếu ba cha con đi thi thì cũng cần các cô con dâu ở gần để chăm sóc mẹ. Vương Phất vợ ông năm ấy mới mười lăm tuổi ngoan hiền và rất yêu quý chồng. Vương Phất từ trần năm 1065 khi nàng mới 26 tuổi, an táng tại Tứ Xuyên. Vương Phất để lại cho chồng một người con trai mới biết đi, tên là Tô Mại. Vương Phất trước khi mất có trối trăng với chồng là ông nên lấy em họ của nàng là Vương Nhuận Chi, vì cô rất giống nàng đẹp người đẹp nết để chăm sóc chồng và nuôi dạy Tô Mại. Tô Đông Pha thương tiếc khóc mà nhận lời. Đời ông sau này nhiều lần viết thơ về người vợ đã khuất.
Tô Đông Pha năm 1056-1057 đã từ biệt mẹ và vợ để cùng cha và em vượt núi sông Tứ Xuyên hiểm trở để đi suốt hai tháng về dự thi ở kinh đô Khai Phong tại tỉnh Hà Nam vùng đất Trung Nguyên trung và hạ lưu sông Hoàng Hà, cách Bắc Kinh 808 km. Khai Phong là thủ đô Trung Quốc thời Bắc Tống là một trong tám cố đô Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Nam Kinh, Tràng An (Tây An), Lạc Dương, Khai Phong, An Dương và Trịnh Châu. Tô Đông Pha cùng cha và em đến Khai Phong tháng 5 năm 1056 và chờ kỳ thi cho đến mùa xuân năm sau. Âu Dương Tu làm chánh chủ khảo của kỳ thi ấy với chủ trương tìm người hiền tài giúp vua, thể lệ thi nghiêm ngặt và đích thân vua Tống Nhân Tông duyệt chọn đầu bài. Bài thứ nhất hỏi về hiểu biết chính trị và lịch sử cách thức trị quốc an dân, bài thứ hai là tinh hoa phép trị nước của Trung Hoa vận dụng tứ thư ngũ kinh các chuẩn mực kinh điển để luận giải và đưa ra các chính sách đối nội đối ngoại phù hợp thời đó, bài thứ ba là bài luận chính trị về giải pháp kinh bang tế thế. Đầu đề bài chính trị năm ấy là ” Luận về sự trung hậu rất mực trong phép thưởng phạt ?” (Hình thưởng trung hậu chi chí luận?). Hai anh em Tô Đông Pha Tô Triệt đều đỗ cao. Tô Tuân năm ấy không thi vì không muốn ganh đua với hai con. Mẹ Tô Đông Pha mất cuối năm 1057, ba cha con vội quay về cư tang và họ từ chối không nhận chức quan.
Cuối năm 1059 đầu năm 1060, Tô Đông Pha hết tang mẹ đã cùng cha và em mất 4 tháng vượt 2.000 cây số đường đồi núi và sông suối hiểm trở để quay trở lại kinh đô. Tô Đông Pha nhận một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam . Năm 1061, ông nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm ấy hạn nặng, ông và dân chống hạn cứu lúa màu suốt năm, ông làm bài “Kỉ vũ đình ký” cầu mưa lòng thành cảm động cả trời đất và lòng người rất nổi danh.
Cuộc đời Tô Đông Pha trãi qua năm đời vua Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào Thái hậu, Tống Triết Tông của triều đình nhà Tống. Ông là người cùng thời với các Tể tướng Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Hàn Kỳ, Tư Mã Quang, Tăng Bố với những danh tài Trình Di, Tăng Củng…. Tất cả năm vị hoàng đế, năm vị Tể tướng, các bậc danh tài đều thừa nhận trí tuệ tài hoa và kiến thức lỗi lạc của ông nhưng do có sự tranh chấp bè đảng trong triều đình (qua các sự kiện lớn “bắc ngự Liêu Hạ”, “biến pháp và đảng tranh”, khởi đầu “sự biến Tĩnh Khang” được thể hiện rõ trong sách “Tư trị thông giám“) nhất là vì cá tính của Tô Đông Pha rành mạch, công chính nên số phận của ông lên voi xuống chó, nhiều phen điêu đứng, bị hãm vào hoàn cảnh trớ trêu đến tuyệt vọng. Tô Đông Pha tuy vậy may mắn thoát chết và trong bước đường cùng khi bị biếm chức đày ải về vùng đất Tây Hồ Hàng Châu khô cằn thiếu nước tưới, dân đói khổ, ở xa kinh đô thì ông vẫn kịp thực hiện công trình nông nghiệp thủy lợi “đê Tô” di sản thế giới lưu lại cho dân cho đời. Tô Đông Pha trong lần làm quan ở vùng đất biên ải Giang Nam, thực chất là đi đày, suốt những năm tháng dằng dặc gần như trọn đời đầy chông gai ấy, ông vẫn luôn lạc quan minh triết với sự nghiệp sáng tác chưa bao giớ ngưng nghĩ. để lại cho đời những kiệt tác văn hóa, thơ ngoài ngàn năm.
TÔ ĐÔNG PHA VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
Tô Đông Pha là vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời Trung Hoa và Thế giới. Cuộc đời và thơ văn ông là sử thi một thời, Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là hai kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Nhiều uản khúc lịch sử văn hóa, chính trị xã hội có thể tìm thấy ở đây. .(xem tiếp Tô Đông Pha Tây Hồ)
TRÊN BỤC GIẢNG MÙA XUÂN Hoàng Kim
Việt Nam con đường xanh trích dẫn lời Bác: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Dạy và học ngày nay là một chủ đề nóng. Trên bục giảng mùa xuân không chỉ là đứng lớp mà còn dạy và học trực tuyến.
Những gương sáng dưới đây là một thí dụ.
Một chủ đề đang được rất nhiều người quan tâm là “Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp” (Technological application enhances agriculture value chain), do Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm. và diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á). Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Khoa học PHANO vừa được Viện Hàn lâm Nông nghiệp Cộng Hoà Pháp bầu làm Viện sĩ viện hàn lâm với số phiếu 147/148. Ông là con trai của Thầy Đào Thế Tuấn, hậu duệ của một dòng họ lớn, gương sáng trong sử Việt, người được cụ Phan Bội Châu tặng thơ hay Trời khiến thu về quế nở hoa mà kỳ trước chúng tôi đã trích dẫn.
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ Ba về chủ đề Nông nghiệp và Môi trường bền vững ngày 18 tháng 11 năm 2020 có 167 báo cáo tóm tắt tại SAE 2020. Tạp Chí Nông Nghiệp Và Phát Triển – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tiếng Việt và tiếng Anh http://journal.hcmuaf.edu.vn/ là cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến rất mạnh mẽ cho quý bạn đọc..
Trên bục giảng mùa xuân kết nối lan tỏa những điểm sáng nông nghiệp
THEO CHÂN NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG Hoàng Kim
Trên đá hoa cương đặt tại Quảng trường Tây Nguyên là thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleyku. Bác viết ở Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 1946 với lời thề đại đoàn kết toàn dân nay được khắc. Chúng ta cùng đọc để thấu hiểu và chung sức nổ lực cho sự kết nối con người các dân tộc Việt, cho Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tỏa sáng và phát triển bền vững.
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊNMỚI Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Đến với Tây Nguyênmới chúng ta theo chân người dẫn đường là nhà văn Nguyên Ngọc tác giả của “Nước mội, rừng xanh và sự sống“, “Các bạn tôi ở trên ấy”. Tây Nguyên con người và thiên nhiên là một nền văn hóa lịch sử địa lý thật phong phú và độc đáo. Nhà văn Nguyên Ngọc với vốn sống đầy đặn và một thời gian dài gắn bó với Tây Nguyên, đã khắc họa rõ nét, chạm đến tầng sâu của tính cách con người và văn hóa Tây Nguyên: phóng khoáng, tự do, nồng hậu, giàu tình yêu thương.
Đến với Tây Nguyênmới chúng ta cũng theo chân một người dẫn đường khác là nhà thơ Văn Công Hùng của những tác phẩm lắng đọng trầm tích “Tây Nguyên của tôi” “Một thế hệ Tây Nguyên mới” “Lời vĩnh cữu” sẽ giúp chúng ta một góc nhìn khá thú vị về Tây Nguyên. (xem tiếp Theo chân người dẫn đường)
Số lần xem trang : 21289 Nhập ngày : 08-01-2021 Điều chỉnh lần cuối : 08-01-2021