Số lần xem
Đang xem 5802 Toàn hệ thống 15812 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Lữ Giang có bài “Thường Đức: Trận đánh quyết định số phận của miền Nam!”. Nơi đây là “mắt ngọc của đầu rồng“, (chữ của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu). Đó là cuộc đọ sức quyết liệt nhất của cả hai bên đối chiến với những lực lượng tinh nhuệ nhất trên chiến trường cuối năm 1974.
Những vị tướng của trận đánh lớn: Ba lần vào “Kỳ Sơn” Thượng Đức.Từ trái qua phải: Thiếu tướng Hoàng Đan, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa), Đại tướng Lê Trọng Tấn (cuối phải). Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, “Kỳ Sơn” Việt Nam, nơi Quân đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam gìm chân sư đoàn Nhảy Dù, sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, sư đoàn 1 bộ binh đóng ở phía bắc đèo Hải Vân, sư đoàn 2 và sư đoàn 3 bộ binh đóng ở phía nam đèo Hải Vân cùng với nhiều đơn vị biệt động quân, địa phương quân, nghĩa dũng quân của quân lực Việt Nam Cộng hòa để Quân đoàn 3 thực hiện được cú đánh điểm huyệt Buôn Ma Thuột làm sụp đổ khả năng phòng thủ của chính quyền Sài Gòn, dẫn đến trận thắng 30 tháng Tư năm 1975.
Trận Thường Đức là dấu hỏi lớn của lịch sử. “Ngày xưa, khi đến cai trị Đông Dương, người Pháp đã nhận ra ngay tầm quan trọng của cái chốt Thường Đức trên đường 14, nên đã lập một đồn tại đó để kiểm soát. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã nhận ra tầm quan trọng của Thường Đức trên đường tiến quân của Bắc Việt, nên đã biến Thường Đức thành một quận và hình thành Chi Khu Thường Đức để trấn giữ. Mỹ can thiệp vào Đông Dương cũng đã đánh giá cao tầm quan trọng của Thường Đức, nên đã tìm cách khóa chặt chốt này, không cho Cộng quân di chuyển xuống miền Nam. Cộng quân phải sử dụng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rất vất vả.” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Thượng Đức là “mắt ngọc của đầu rồng“.
Ngã ba sông Con, sông Cái và sông Vu Gia hiểm yếu lạ lùng giống như Rào Nan, Nguồn Son và Linh Giang của Quảng Bình. Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, Kỳ Sơn của Khổng Minh. Kế sách xưa của Đào Duy Từ là nhà Nguyễn muốn Nam tiến thành công phải khóa được quân Trịnh ở mặt Bắc bằng hệ thống phòng thủ chiều sâu liên hoàn ba tầng gồm Hoành Sơn, Linh Giang và Lũy Thầy. Quân Trịnh vượt qua được hai tầng phòng thủ bên ngoài, khi đến tầng thứ ba là lũy Thầy thì như viên đạn đuối tầm không còn sức công phá nữa. Các chuyên gia quân sự Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng tính toán việc ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân Bắc Việt bằng cách thiết lập tuyến phòng thủ ba tầng ở đất lửa Quảng Bình, “hàng rào điện tử Măc na ma ra” với ” chốt bẫy Khe Sanh” Quảng Trị và “hiểm địa” Thường Đức để ngăn chặn sự tiếp liệu và chuyển quan trọng của tuyến đường huyết mạch Trường Sơn Đông.
Đại tá Bùi Quang Thận (thứ 2 từ phải sang) trong cuộc hội ngộ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1976
Tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Hoàng Minh Thảo đã tương kế tựu kế, vận dụng mưu kế nghi binh lừa địch. Quân đoàn 2 vào phía tây Huế và đánh Thường Đức gìm chân Quân đoàn 1 và làm di chuyển hai sư đoàn tổng trừ bị ra Huế Đà Nẵng. Quân đoàn 4 vào bắc Sài Gòn làm thế trận Tây Nguyên bị hở sườn. Quân đội nhân dân Việt Nam lúc đó bất ngờ tăng nhanh ở Tây Nguyên thêm sư đoàn 968 và sư đoàn 316 tạo thế áp đảo và giành thắng lợi quyết định. Sau trận Thượng Đức và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Quân đoàn 2 xốc thẳng vào Sài Gòn rất nhanh, thần tốc hơn nhiều so với các hướng khác. Lữ đoàn 203 đưa xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 và cắm lá cờ tại Phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa không được sắp đặt trước.
Anh Bùi Quang Thận, Người cắm cờ trên dinh Độc Lập, … Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không theo sự thật lịch sử được Trần Đăng Khoa kể lại trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
ĐÊM NGỦ Ở HÀ TÂN
Hoàng Kim
“Mây lành sà xuống ngã ba sông.
Núi thẳm, rừng khuya, Long Ẩn xanh.
Tháng Bảy mưa ngâu thăm Thượng Đức.
Vời vợi trăng khuya, đất trở mình.” .
Tôi có chuyến về thăm Thường Đức, nửa đêm ngủ lại chùa núi tại Hà Tân Đại Lãnh với vị đại đức Thích Đồng Nhãn nơi vùng sâu. Đêm lạnh và vắng không thể ngủ, tôi đi trong đêm thiêng dưới trăng thanh đến mũi đất hiểm ngã ba sông Vu Gia, sông Con, sông Cái, vào ngôi đền chùa núi. Tôi bật bóng điện mờ ảo trong đêm lạnh, lặng nhìn danh sách họ và tên của trên 1500 chiến binh ưu tú hi sinh tại trận đánh đẫm máu Thường Đức, nay lưu danh trong đền thiêng tưởng niệm tại đất mũi. Những người ngã xuống đều hầu hết đều ở sư đoàn 304 Điện Biên (của sư đoàn trưởng Lê Công Phê, và sư đoàn phó Nguyễn Ân), và sư đoàn 324 thuộc Quân đoàn 2 Vinh Quang của danh tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh và tướng Hoàng Đan là phó Tư lệnh. Số cán bộ, chiến sĩ hi sinh còn lại phần lớn thuộc hai tiểu đoàn bộ đội Quảng Đà ưu tú dày dạn chiến trận của Quân khu 5 tư lệnh là tướng Chu Huy Mân. Non sông vẫn đó, đất hiểm còn đây. Lắng nghe sự tĩnh lặng của đêm thiêng, ngắm nhìn những xương máu hi sinh để suy ngẫm về những bài học lịch sử sâu sắc.
Tôi viết bài này để nhớ công ơn cha mẹ, anh chị và máu xương hi sinh của biết bao đồng đội và người thân cho sự độc lập và thống nhất Việt Nam . Tôi viết bài này để nhớ Bác Giáp vị tướng của lòng dân mà tôi kính phục lặng lẽ học theo đức điềm tĩnh ứng xử trong đời “Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa“. Vị tướng của lòng dân mà tôi duy nhất chỉ một lần trong đời đeo huân chương đi tiễn.
Thường Đức hay Thượng Đức? Chuyện sao giống Minh Lệ và Minh Lễ vậy? Nơi đây nay là Hà Tân, Đại Lãnh, “Mắt Ngọc của đầu Rồng” đã lùi sâu vào quên lãng như Ma Ca Đá Dựng rào Nan, nơi trọng yếu hiểm địa của Nam Tiến.
Gặp bạn ở Đồng Xuân, thầy nghề nông chiến sĩ, Thường Đức thương nhớ lại.Đọc và xem phim “Con đường đau khổ”, tôi lại nhớ về Thường Đức. Thường Đức là niềm tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam đọ sức ở cấp Quân đoàn, Sư đoàn, nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật quân sự của các danh tướng từng trãi trận mạc.
Năm tháng qua đi chỉ tình yêu ở lại.
Đọc thêm:
THƯỜNG ĐỨC: TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA MIỀN NAM ! Lữ Giang
Nói đến ngày 30.4.1975 và những ngày cuối cùng của Miến Nam Việt Nam mà không nói đến trận đánh Thường Đức là một thiếu sót rất lớn, vì đây là trận đánh quyến định số phận của Miền Nam Việt Nam; xem tiếpThượng Đức thương nhìn lại
TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim
Về Trường để nhớ thương
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng
Cảm ơn thầy Bùi Cách Tuyến, cô Lê Thị Phương Hồng, thầy Trần Đình Lý, cô Nguyễn Thị Chắt, cô Phạm thị Ngọc, thầy Phan Văn Tự, …đã gửi nhiều ảnh đẹp đúc kết trong bài này
(*) Tục ngữ Việt Nam
(**) Nguyễn Bỉnh Khiêm
(***) Lão Tử
Le Anh Duc added 2 new photos. September 15 at 5:32pm ·“Buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ với rất nhiều người quan tâm tham dự, có cả 2 chuyên gia người Nhật Bản cũng đến tìm hiểu kết quả nghiên cứu“.
Kim Loan Phan: “Giống khoai Nhật đỏ đã góp phần làm giàu cho người dân Tuy Đức, Đắk Nông thầy ạ” Hoàng Kim Cám ơn em Kim Loan Phan tặng quà Giống khoai lang Nhật đỏ HL518. Khoai Việt từ giống tốt đến thương hiệu, từ Vĩnh Long miền Tây đến Đăk Nông Tây Nguyên đang mang lại nguồn lợi thu nhập và niềm vui cho nhiều hộ gia đình nông dân nghèo. Chúc các em bảo tồn và phát triển giống khoai lang HL518 Nhật đỏ phẩm chất ngon năng suất cao theo bản tả kỹ thuật và phẩm cấp giống gốc đã đăng ký. Noi gương bảo tồn và phát triển Thanh trà Thủy Biều Huế tạo vùng giống khoai ngon Nhật đỏ HL518 Đăk Nông
Quyen Mai Van (Giáo sư Mai Văn Quyền): Đọc qua phần giới thiệu về tác phẩm “Thời lửa đạn” của Hoàng Hữu Thanh do Hoàng Kim giới thiệu trong đó có địa danh Làng Minh Lệ làm cho tôi hồi tưởng lại năm 1952, tôi và nhóm bạn tôi được Ủy ban Kháng chiến cho ra vùng tự do ở Thanh-Nghệ -Tỉnh để học có đi đò dọc từ Gia Hưng suốt đêm, đến sáng thì lên bờ tại Minh Cầm, Minh Lệ, Lệ Ninh, không biết có đúng là địa danh mà tác giả nói không, nhưng điều đó đã đánh thức hoài niệm hiếm có của tôi, cứ ao ước có lần thăm lại nơi ghi dấu kỹ niệm sâu sắc của thời niên thiếu đã qua..Nay già rồi, hy vọng đó chắc sẽ không bao giờ thực hiện được.Hoàng Kim có thể phác họa nếu chiếu từ dòng sông đi qua khu Phong Nha – Kẻ Bàng ngược lên có thể gặp địa danh này không, hay chỉ có thể đến được Gia Hưng thôi?
Thưa Thầy Quyen Mai Van , em thật xúc động đọc lời nhắn này của Thầy. Thầy đã đi đúng con sông thiêng từ Kiên Giang Lệ Ninh sang Nguồn Son (Phong Nha Kẻ Bàng ) đến chợ Mới (Làng Minh Lệ quê tôi, chỉ dấu đỏ trên bản đồ kèm theo) theo Rào Nan (nhánh chính thứ hai của Linh Giang) lên chiến khu Minh Cầm, để ra Bắc. Minh Cầm, Minh Lệ, Lệ Ninh là vùng chiến khu của vua Hàm Nghi và khởi nghĩa Thái Phiên Trần Cao Vân, vị trí hiểm yếu như chiến khu Đông Triều thời Trần Em có bài thơ “Lời thề trên sông Hóa” trên con sông quê hương này:
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim
Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
Lữ Giang có bài “Thường Đức: Trận đánh quyết định số phận của miền Nam!”. Nơi đây là “mắt ngọc của đầu rồng“, (chữ của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu). Đó là cuộc đọ sức quyết liệt nhất của cả hai bên đối chiến với những lực lượng tinh nhuệ nhất trên chiến trường cuối năm 1974.
Những vị tướng của trận đánh lớn: Ba lần vào “Kỳ Sơn” Thượng Đức.Từ trái qua phải: Thiếu tướng Hoàng Đan, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa), Đại tướng Lê Trọng Tấn (cuối phải). Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, “Kỳ Sơn” Việt Nam, nơi Quân đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam gìm chân sư đoàn Nhảy Dù, sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, sư đoàn 1 bộ binh đóng ở phía bắc đèo Hải Vân, sư đoàn 2 và sư đoàn 3 bộ binh đóng ở phía nam đèo Hải Vân cùng với nhiều đơn vị biệt động quân, địa phương quân, nghĩa dũng quân của quân lực Việt Nam Cộng hòa để Quân đoàn 3 thực hiện được cú đánh điểm huyệt Buôn Ma Thuột làm sụp đổ khả năng phòng thủ của chính quyền Sài Gòn, dẫn đến trận thắng 30 tháng Tư năm 1975.
Trận Thường Đức là dấu hỏi lớn của lịch sử. “Ngày xưa, khi đến cai trị Đông Dương, người Pháp đã nhận ra ngay tầm quan trọng của cái chốt Thường Đức trên đường 14, nên đã lập một đồn tại đó để kiểm soát. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã nhận ra tầm quan trọng của Thường Đức trên đường tiến quân của Bắc Việt, nên đã biến Thường Đức thành một quận và hình thành Chi Khu Thường Đức để trấn giữ. Mỹ can thiệp vào Đông Dương cũng đã đánh giá cao tầm quan trọng của Thường Đức, nên đã tìm cách khóa chặt chốt này, không cho Cộng quân di chuyển xuống miền Nam. Cộng quân phải sử dụng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rất vất vả.” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Thượng Đức là “mắt ngọc của đầu rồng“.
Ngã ba sông Con, sông Cái và sông Vu Gia hiểm yếu lạ lùng giống như Rào Nan, Nguồn Son và Linh Giang của Quảng Bình. Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, Kỳ Sơn của Khổng Minh. Kế sách xưa của Đào Duy Từ là nhà Nguyễn muốn Nam tiến thành công phải khóa được quân Trịnh ở mặt Bắc bằng hệ thống phòng thủ chiều sâu liên hoàn ba tầng gồm Hoành Sơn, Linh Giang và Lũy Thầy. Quân Trịnh vượt qua được hai tầng phòng thủ bên ngoài, khi đến tầng thứ ba là lũy Thầy thì như viên đạn đuối tầm không còn sức công phá nữa. Các chuyên gia quân sự Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng tính toán việc ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân Bắc Việt bằng cách thiết lập tuyến phòng thủ ba tầng ở đất lửa Quảng Bình, “hàng rào điện tử Măc na ma ra” với ” chốt bẫy Khe Sanh” Quảng Trị và “hiểm địa” Thường Đức để ngăn chặn sự tiếp liệu và chuyển quan trọng của tuyến đường huyết mạch Trường Sơn Đông.
Đại tá Bùi Quang Thận (thứ 2 từ phải sang) trong cuộc hội ngộ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1976
Tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Hoàng Minh Thảo đã tương kế tựu kế, vận dụng mưu kế nghi binh lừa địch. Quân đoàn 2 vào phía tây Huế và đánh Thường Đức gìm chân Quân đoàn 1 và làm di chuyển hai sư đoàn tổng trừ bị ra Huế Đà Nẵng. Quân đoàn 4 vào bắc Sài Gòn làm thế trận Tây Nguyên bị hở sườn. Quân đội nhân dân Việt Nam lúc đó bất ngờ tăng nhanh ở Tây Nguyên thêm sư đoàn 968 và sư đoàn 316 tạo thế áp đảo và giành thắng lợi quyết định. Sau trận Thượng Đức và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Quân đoàn 2 xốc thẳng vào Sài Gòn rất nhanh, thần tốc hơn nhiều so với các hướng khác. Lữ đoàn 203 đưa xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 và cắm lá cờ tại Phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa không được sắp đặt trước.
Anh Bùi Quang Thận, Người cắm cờ trên dinh Độc Lập, … Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không theo sự thật lịch sử được Trần Đăng Khoa kể lại trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
ĐÊM NGỦ Ở HÀ TÂN
Hoàng Kim
“Mây lành sà xuống ngã ba sông.
Núi thẳm, rừng khuya, Long Ẩn xanh.
Tháng Bảy mưa ngâu thăm Thượng Đức.
Vời vợi trăng khuya, đất trở mình.” .
Tôi có chuyến về thăm Thường Đức, nửa đêm ngủ lại chùa núi tại Hà Tân Đại Lãnh với vị đại đức Thích Đồng Nhãn nơi vùng sâu. Đêm lạnh và vắng không thể ngủ, tôi đi trong đêm thiêng dưới trăng thanh đến mũi đất hiểm ngã ba sông Vu Gia, sông Con, sông Cái, vào ngôi đền chùa núi. Tôi bật bóng điện mờ ảo trong đêm lạnh, lặng nhìn danh sách họ và tên của trên 1500 chiến binh ưu tú hi sinh tại trận đánh đẫm máu Thường Đức, nay lưu danh trong đền thiêng tưởng niệm tại đất mũi. Những người ngã xuống đều hầu hết đều ở sư đoàn 304 Điện Biên (của sư đoàn trưởng Lê Công Phê, và sư đoàn phó Nguyễn Ân), và sư đoàn 324 thuộc Quân đoàn 2 Vinh Quang của danh tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh và tướng Hoàng Đan là phó Tư lệnh. Số cán bộ, chiến sĩ hi sinh còn lại phần lớn thuộc hai tiểu đoàn bộ đội Quảng Đà ưu tú dày dạn chiến trận của Quân khu 5 tư lệnh là tướng Chu Huy Mân. Non sông vẫn đó, đất hiểm còn đây. Lắng nghe sự tĩnh lặng của đêm thiêng, ngắm nhìn những xương máu hi sinh để suy ngẫm về những bài học lịch sử sâu sắc.
Tôi viết bài này để nhớ công ơn cha mẹ, anh chị và máu xương hi sinh của biết bao đồng đội và người thân cho sự độc lập và thống nhất Việt Nam . Tôi viết bài này để nhớ Bác Giáp vị tướng của lòng dân mà tôi kính phục lặng lẽ học theo đức điềm tĩnh ứng xử trong đời “Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa“. Vị tướng của lòng dân mà tôi duy nhất chỉ một lần trong đời đeo huân chương đi tiễn.
Thường Đức hay Thượng Đức? Chuyện sao giống Minh Lệ và Minh Lễ vậy? Nơi đây nay là Hà Tân, Đại Lãnh, “Mắt Ngọc của đầu Rồng” đã lùi sâu vào quên lãng như Ma Ca Đá Dựng rào Nan, nơi trọng yếu hiểm địa của Nam Tiến.
Gặp bạn ở Đồng Xuân, thầy nghề nông chiến sĩ, Thường Đức thương nhớ lại.Đọc và xem phim “Con đường đau khổ”, tôi lại nhớ về Thường Đức. Thường Đức là niềm tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam đọ sức ở cấp Quân đoàn, Sư đoàn, nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật quân sự của các danh tướng từng trãi trận mạc.
Năm tháng qua đi chỉ tình yêu ở lại.
Đọc thêm:
THƯỜNG ĐỨC: TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA MIỀN NAM ! Lữ Giang
Nói đến ngày 30.4.1975 và những ngày cuối cùng của Miến Nam Việt Nam mà không nói đến trận đánh Thường Đức là một thiếu sót rất lớn, vì đây là trận đánh quyến định số phận của Miền Nam Việt Nam; xem tiếpThượng Đức thương nhìn lại
TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim
Về Trường để nhớ thương
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng
Cảm ơn thầy Bùi Cách Tuyến, cô Lê Thị Phương Hồng, thầy Trần Đình Lý, cô Nguyễn Thị Chắt, cô Phạm thị Ngọc, thầy Phan Văn Tự, …đã gửi nhiều ảnh đẹp đúc kết trong bài này
(*) Tục ngữ Việt Nam
(**) Nguyễn Bỉnh Khiêm
(***) Lão Tử
Le Anh Duc added 2 new photos. September 15 at 5:32pm ·“Buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ với rất nhiều người quan tâm tham dự, có cả 2 chuyên gia người Nhật Bản cũng đến tìm hiểu kết quả nghiên cứu“.
Kim Loan Phan: “Giống khoai Nhật đỏ đã góp phần làm giàu cho người dân Tuy Đức, Đắk Nông thầy ạ” Hoàng Kim Cám ơn em Kim Loan Phan tặng quà Giống khoai lang Nhật đỏ HL518. Khoai Việt từ giống tốt đến thương hiệu, từ Vĩnh Long miền Tây đến Đăk Nông Tây Nguyên đang mang lại nguồn lợi thu nhập và niềm vui cho nhiều hộ gia đình nông dân nghèo. Chúc các em bảo tồn và phát triển giống khoai lang HL518 Nhật đỏ phẩm chất ngon năng suất cao theo bản tả kỹ thuật và phẩm cấp giống gốc đã đăng ký. Noi gương bảo tồn và phát triển Thanh trà Thủy Biều Huế tạo vùng giống khoai ngon Nhật đỏ HL518 Đăk Nông
Quyen Mai Van (Giáo sư Mai Văn Quyền): Đọc qua phần giới thiệu về tác phẩm “Thời lửa đạn” của Hoàng Hữu Thanh do Hoàng Kim giới thiệu trong đó có địa danh Làng Minh Lệ làm cho tôi hồi tưởng lại năm 1952, tôi và nhóm bạn tôi được Ủy ban Kháng chiến cho ra vùng tự do ở Thanh-Nghệ -Tỉnh để học có đi đò dọc từ Gia Hưng suốt đêm, đến sáng thì lên bờ tại Minh Cầm, Minh Lệ, Lệ Ninh, không biết có đúng là địa danh mà tác giả nói không, nhưng điều đó đã đánh thức hoài niệm hiếm có của tôi, cứ ao ước có lần thăm lại nơi ghi dấu kỹ niệm sâu sắc của thời niên thiếu đã qua..Nay già rồi, hy vọng đó chắc sẽ không bao giờ thực hiện được.Hoàng Kim có thể phác họa nếu chiếu từ dòng sông đi qua khu Phong Nha – Kẻ Bàng ngược lên có thể gặp địa danh này không, hay chỉ có thể đến được Gia Hưng thôi?
Thưa Thầy Quyen Mai Van , em thật xúc động đọc lời nhắn này của Thầy. Thầy đã đi đúng con sông thiêng từ Kiên Giang Lệ Ninh sang Nguồn Son (Phong Nha Kẻ Bàng ) đến chợ Mới (Làng Minh Lệ quê tôi, chỉ dấu đỏ trên bản đồ kèm theo) theo Rào Nan (nhánh chính thứ hai của Linh Giang) lên chiến khu Minh Cầm, để ra Bắc. Minh Cầm, Minh Lệ, Lệ Ninh là vùng chiến khu của vua Hàm Nghi và khởi nghĩa Thái Phiên Trần Cao Vân, vị trí hiểm yếu như chiến khu Đông Triều thời Trần Em có bài thơ “Lời thề trên sông Hóa” trên con sông quê hương này:
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim
Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.