Số lần xem
Đang xem 2727 Toàn hệ thống 4848 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
HOME RIVER
Learning the attitude of water that goes like the river
My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.
“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder “
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.
Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South
English translation
by NgocphuongNam
LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river
By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person
Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren
Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.
English translation
by Vu Manh Hai
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim
Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
HOA ĐẤT
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
ĐÌNH MINH LỆ
Hoàng Kim
Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.
NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Kim
Nếp nhà là thói quen của một gia đình. Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếp nhà xét cho cùng là sự bảo tồn phát triển tự do của mỗi cá nhân gia đình và dòng họ. Soi thấu gia tộc là soi vào văn hóa lịch sử của sự kế thừa, phát triển và biến đổi.
Lời dặn của Thánh Trần thấm thía những bài học lớn. Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77). Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) là đền thờ chính của đức Thánh Trần.Chùa Thắng Nghiêm nơi Trần Hưng Đạo tu học lúc nhỏ, Người trở về hiển thánh.
Đức Thánh Trần gương soi kim cổ. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng: “Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.
Bảy phép để biết người:1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.3. Cho gián điệp thử xem có trung thành không. 4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.
Tướng ngu có tám điều tệ: 1. Lòng tham mà không chán2. Ghen người hiền, ghét người tài3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót4. Xét người mà không xét mình5. Do dự không quả quyết6. Say đắm rượu và sắc đẹp7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ
Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;
Bảy phép sau đây để biết người1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.
Tám hạng tướng và bậc đại tướng . Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục. Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân, giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”
Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào: “Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.
Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh. Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, soi gương kim cổ, lắng nghe cuộc sống, đọc lại lời răn dạy nếp nhà là để biết sửa lỗi mình;
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về phép xử thế của bậc hiền minh thuở thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát: ”Đạo trời đất là Trung Tân, vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. Người đời sau luận chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lí của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm. Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau“.
Hoàng Kim đúc kết tóm tắt về nếp nhà đẹp văn hóa xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có phúc ấm gia đình với trí tuệ phúc hậu, minh triết, tận tâm, làm việc tự ý cẩn thận, im lặng là trí tuệ, lời nói là năng lực. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của những người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con” của Vu Gia đã chúng ta thấy nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc. GS. Hoàng Ngọc Hiến có bài bình giảng rất hay về nếp nhà “Nên thợ, nên thầy” “No ăn, no mặc”. Ông Lê Quang Nhung ở Bến Tre có bài “Giữ lại nếp nhà” đã trao đổi thật thấm thía “Nếp nhà là cái ở sâu trong trái tim ta, là gốc rễ của con người nhưng do mải mê với cuộc sống, nhiều khi ta quên mất. Rất đồng tình với ai đó: Xã hội là nơi cho cá nhân phát triển, còn gia đình là nơi cá nhân hình thành tính cách, tâm hồn, tư duy, tài năng, đạo đức của con người. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình phải là một mắc xích quan trọng trong quá trình giáo dục tính cách, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, đặc biệt là cho giới trẻ. Tu được thân mới “tề gia”, rồi đến “trị quốc”, sau cùng là “bình thiên hạ”. Sắp xếp theo trình tự như vậy cũng có cái lý của người xưa.” Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết “Nếp nhà” nói rõ quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể của một bà cụ phúc hậu “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.
Bài này là suy nghiệm của tôi về nếp nhà đẹp văn hóa
Hoàng Kim kính đại thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh. Một câu chuyện ân tình của Cậu nhân việc mừng thọ Cậu một trăm tuổi tôi lần đầu xin kể lại: Năm 1977, Cậu Hoàng Thúc Cảnh đã lặn lội đường xa lên gặp thầy Hoàng Sỹ Oánh là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc ở Đồn Lương, Việt Yên, Hà Bắc và nói: Xin quý Thầy cho cháu Kim được chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4 ở thành phố Hồ Chí Minh của nước mình vừa thống nhất. Kim mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cha bị bom Mỹ giết hại. Anh Trực trận mạc từ rất sớm. Kim đã học trường thầy và đã xung phong nhập ngũ năm 1971. Cháu học giỏi lại trưởng thành dày dạn trong chiến đấu, nay về trường lại được quý thầy quy hoạch đào tạo là thật mừng. Nhưng mong quý Thầy chiếu cố hoàn cảnh cháu thật thương tâm, trước cơm ngày một bữa suốt năm năm, nay cả nhà vẫn lưu tán một người một nơi. Gia đình ao ước lớn nhất là tụ họp sau chiến tranh. Anh biết rõ tánh tôi ở gần gủi Bác và cụ Đồng, trọng tánh của các cụ mà chưa hề phiền lụy ai, nhưng riêng việc này nhờ anh chiếu cố. Thầy Đỗ Ánh là Hiệu trưởng kế tiếp của Trường, và thầy Võ Hùng đều cảm động. Đức nhân hậu, lòng yêu thương và tầm nhìn sáng suốt, thật biết ơn cậu, một lời gia đình đoàn tụ.
TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân
Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !
Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng
“CậuHoàng Thúc Tấn viết: Cậu xem bài viết về Cao Biền của cháu thật sự là điều mới lạ đối với cậu. Nếu thực sự Cao Biền như cháu đã khảo cứu thì lịch sử nước ta hoàn toàn khác. Có đoạn nói mộ Cao Biền ở Tuy Hoà thì thời nhà Đường nước ta mới chỉ vẻn vẹn một phần của Bắc bộ. Cậu xem một số bài khảo cứu của cháu qua Faebook và rất vui và lý thú khi đọc. Cậu Tấn”
Kim Hoàng trả lời: cháu nhớ cậu cùng các cậu mợ kính yêu và người thân của các cháu. Cháu thật xúc động khi hình dung người cậu trên 85 tuổi đã viết cho cháu những lời chân tình này. Cháu về quê thắp hương cho người thân ‘Hoàng gia Mạc tộc’ và thấu hiểu sâu sắc ‘Cao cát Mạc sơn’ nhưng cháu chưa thể viết rõ hơn. Cháu trích chép kính cậu một ghi chú trong bài trên Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:
“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc.Đời sau chỉ chân truyền lời này.
Mạc triều trong sử Việt. Hoàng chi Mạc tộc và Cao Bằng . Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
HOME RIVER
Learning the attitude of water that goes like the river
My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.
“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder “
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.
Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South
English translation
by NgocphuongNam
LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river
By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person
Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren
Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.
English translation
by Vu Manh Hai
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim
Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
HOA ĐẤT
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
ĐÌNH MINH LỆ
Hoàng Kim
Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.
NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Kim
Nếp nhà là thói quen của một gia đình. Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếp nhà xét cho cùng là sự bảo tồn phát triển tự do của mỗi cá nhân gia đình và dòng họ. Soi thấu gia tộc là soi vào văn hóa lịch sử của sự kế thừa, phát triển và biến đổi.
Lời dặn của Thánh Trần thấm thía những bài học lớn. Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77). Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) là đền thờ chính của đức Thánh Trần.Chùa Thắng Nghiêm nơi Trần Hưng Đạo tu học lúc nhỏ, Người trở về hiển thánh.
Đức Thánh Trần gương soi kim cổ. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng: “Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.
Bảy phép để biết người:1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.3. Cho gián điệp thử xem có trung thành không. 4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.
Tướng ngu có tám điều tệ: 1. Lòng tham mà không chán2. Ghen người hiền, ghét người tài3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót4. Xét người mà không xét mình5. Do dự không quả quyết6. Say đắm rượu và sắc đẹp7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ
Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;
Bảy phép sau đây để biết người1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.
Tám hạng tướng và bậc đại tướng . Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục. Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân, giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”
Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào: “Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.
Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh. Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, soi gương kim cổ, lắng nghe cuộc sống, đọc lại lời răn dạy nếp nhà là để biết sửa lỗi mình;
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về phép xử thế của bậc hiền minh thuở thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát: ”Đạo trời đất là Trung Tân, vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. Người đời sau luận chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lí của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm. Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau“.
Hoàng Kim đúc kết tóm tắt về nếp nhà đẹp văn hóa xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có phúc ấm gia đình với trí tuệ phúc hậu, minh triết, tận tâm, làm việc tự ý cẩn thận, im lặng là trí tuệ, lời nói là năng lực. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của những người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con” của Vu Gia đã chúng ta thấy nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc. GS. Hoàng Ngọc Hiến có bài bình giảng rất hay về nếp nhà “Nên thợ, nên thầy” “No ăn, no mặc”. Ông Lê Quang Nhung ở Bến Tre có bài “Giữ lại nếp nhà” đã trao đổi thật thấm thía “Nếp nhà là cái ở sâu trong trái tim ta, là gốc rễ của con người nhưng do mải mê với cuộc sống, nhiều khi ta quên mất. Rất đồng tình với ai đó: Xã hội là nơi cho cá nhân phát triển, còn gia đình là nơi cá nhân hình thành tính cách, tâm hồn, tư duy, tài năng, đạo đức của con người. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình phải là một mắc xích quan trọng trong quá trình giáo dục tính cách, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, đặc biệt là cho giới trẻ. Tu được thân mới “tề gia”, rồi đến “trị quốc”, sau cùng là “bình thiên hạ”. Sắp xếp theo trình tự như vậy cũng có cái lý của người xưa.” Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết “Nếp nhà” nói rõ quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể của một bà cụ phúc hậu “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.
Bài này là suy nghiệm của tôi về nếp nhà đẹp văn hóa
Hoàng Kim kính đại thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh. Một câu chuyện ân tình của Cậu nhân việc mừng thọ Cậu một trăm tuổi tôi lần đầu xin kể lại: Năm 1977, Cậu Hoàng Thúc Cảnh đã lặn lội đường xa lên gặp thầy Hoàng Sỹ Oánh là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc ở Đồn Lương, Việt Yên, Hà Bắc và nói: Xin quý Thầy cho cháu Kim được chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4 ở thành phố Hồ Chí Minh của nước mình vừa thống nhất. Kim mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cha bị bom Mỹ giết hại. Anh Trực trận mạc từ rất sớm. Kim đã học trường thầy và đã xung phong nhập ngũ năm 1971. Cháu học giỏi lại trưởng thành dày dạn trong chiến đấu, nay về trường lại được quý thầy quy hoạch đào tạo là thật mừng. Nhưng mong quý Thầy chiếu cố hoàn cảnh cháu thật thương tâm, trước cơm ngày một bữa suốt năm năm, nay cả nhà vẫn lưu tán một người một nơi. Gia đình ao ước lớn nhất là tụ họp sau chiến tranh. Anh biết rõ tánh tôi ở gần gủi Bác và cụ Đồng, trọng tánh của các cụ mà chưa hề phiền lụy ai, nhưng riêng việc này nhờ anh chiếu cố. Thầy Đỗ Ánh là Hiệu trưởng kế tiếp của Trường, và thầy Võ Hùng đều cảm động. Đức nhân hậu, lòng yêu thương và tầm nhìn sáng suốt, thật biết ơn cậu, một lời gia đình đoàn tụ.
TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân
Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !
Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng
“CậuHoàng Thúc Tấn viết: Cậu xem bài viết về Cao Biền của cháu thật sự là điều mới lạ đối với cậu. Nếu thực sự Cao Biền như cháu đã khảo cứu thì lịch sử nước ta hoàn toàn khác. Có đoạn nói mộ Cao Biền ở Tuy Hoà thì thời nhà Đường nước ta mới chỉ vẻn vẹn một phần của Bắc bộ. Cậu xem một số bài khảo cứu của cháu qua Faebook và rất vui và lý thú khi đọc. Cậu Tấn”
Kim Hoàng trả lời: cháu nhớ cậu cùng các cậu mợ kính yêu và người thân của các cháu. Cháu thật xúc động khi hình dung người cậu trên 85 tuổi đã viết cho cháu những lời chân tình này. Cháu về quê thắp hương cho người thân ‘Hoàng gia Mạc tộc’ và thấu hiểu sâu sắc ‘Cao cát Mạc sơn’ nhưng cháu chưa thể viết rõ hơn. Cháu trích chép kính cậu một ghi chú trong bài trên Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:
“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc.Đời sau chỉ chân truyền lời này.
Mạc triều trong sử Việt. Hoàng chi Mạc tộc và Cao Bằng . Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ. Những ngày đầu xuân nay (2020) sau 428 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), Việt sử ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Chuyện cổ tích người lớn “Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây đức để đời về sau” Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó! Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế? Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt. Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh). Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo”. Điều lạ lùng hơn cả trong Nam tiến của người Việt là liên minh Nguyễn Hoàng Mạc Cảnh Huống, Nguyễn Phúc Nguyên Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ.
HOÀNG CHI MẠC TỘC LÀNG MINH LỆ
Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Cụ Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện ““Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô““ là em ruột của bà ngoại tôi.Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông bà cậu ruột mẹ tôi đã trao lại di thư: “Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong…” Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ có một thuở đã lạc vào tai ách “Phố cụt”. Thật may mắn trước “Phố cụt” đã có “Phố khuya” để kịp bình tâm suy ngẫm, và sau “Phố cụt” “cùng tắc biến” là “Phố nối” hóa giải “Phố cụt”, tiếp “Phố cong Tam Đảo” và xuống đến đời thường “Đi trên phố nhỏ” bình yên của một vòng tròn nhân quả. Tôi đã tâm đắc để viết nên bài thơ “Thời gian lắng đọng người hiền.” trong buổi sáng cuối thu cà phê sáng với CNM365
Đi tìm lịch sử bị quên lãng tôi nhớ đến Vua Hàm Nghi và ông Nguyễn Thạc và nhớ đến Bà ĐenBài ca thời gian. Câu chuyên hậu duệ của Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ có sự gần gũi câu chuyện hậu duệ nhà Nguyễn. Cựu hoàng Nguyễn Phúc Vĩnh San Duy Tân được Tướng De Gaulle (sau này là Tổng thống Pháp) đồng ý cho trở lại Việt Nam trên cương vị Hoàng đế; nhưng sau khi hoàng đế Duy Tân thẳng thừng đưa ra đề xuất đòi hỏi sự thống nhất của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) thì ông đã bị tử nạn ngay tại Trung Phi và tất cả những người đi trên máy bay đều thiệt mạng. Lịch sử Việt do sự chi phối của những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên mà tạo nên bước ngoặt quyết định, đó âu là duyên nghiệp số phận của dân tộc liên quan cá nhân. Vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch hay là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày 3 tháng 8 năm 1871 mất ngày 4 tháng 1 năm 1943, niên hiêu là Hàm Nghi từ khi làm vua ngày 2 tháng 8 năm 1884 cho đến khi bị đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi ngày 25 tháng 11 năm 1888. Vua là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ba vị vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là các vua yêu nước chống Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc. Do những uẩn khúc lịch sử, ông Trương Thạc là người Việt Nam duy nhất cuối cùng bên linh cữu vua Hàm Nghi. Chúng tôi gọi ông Trương Thạc chồng mệ Phong họ Trần, chị gái đầu của bà ngoại tôi là ông cậu thất Khiếng hay ông cậu thất Phong (gọi theo tên con là cậu Phong của chúng tôi). Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ có quan hệ đến Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung và những câu chuyện dài trong nếp nhà và nét đẹp văn hóa mà tôi kể kỹ hơn ở phần ba.Thời gian lắng đọng người hiền.
Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !
Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai,
Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành,
Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.
Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân
Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.
Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.
Thời gian lắng đọng người hiền.
Đông tàn xuân tới, bình minh rạng ngời.
Hoàng Gia Cương thơ hiền
Hoàng Gia Cương là tác giả của chùm thơ (chữ tin đậm mà Hoàng Kim trích dẫn trên đây). Cụ có các tác phẩm chính: Thơ 1) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 2) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 3) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 4) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 5) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; Truyện ký 6) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn viết: “Trong số thơ của Hoàng Gia Cương bu tui thích nhất bài “Phố Cụt”. Cái cụt của con đường là biểu trưng cho cái bê tắc, cái cụt lủn của khát vọng của con người. Người ta bám vào ba cái phao cứu sinh là Phật, Chúa, và Tư bản luận của Mác nhưng tất cả cũng chỉ là cơn gió bay qua “Gió nồm rồi gió heo may. Lạc vào phố cụt Bụi bay mù trời!”. Gia đình Hoàng gia Mạc tộc “thập tam thế hậu” nhờ phúc ấm tổ tông và nếp nhà nét đẹp văn hóa mà có được sự hanh thông hạnh phúc tiếp nối.
HỌ TRẦNMẸ VÀ DÌ
Dòng họ Hoàng và dòng họ Trần làng Minh Lệ chúng tôi có người ông ngoại sinh được ba người con. Mẹ là gái đầu đi ở cho nhà địa chủ từ nhỏ. Cậu ‘qua’ mất sớm. Dì là gái út thoát li làm cách mạng từ rất sớm. Mẹ sinh ba trai, hai gái. Dì sinh bốn trai. Mẹ tôi mất sớm đúng ngày Tết Nguyên Đán mồng Ba năm 1964. Cha nói trong nước mắt: ‘Các con gọi chồng dì bằng cậu, bởi hiếm có ai chăm sóc chị dâu tận tụy như dượng của các con’. Cha bị bom Mỹ giết hại ngày 29 tháng 8 âm lịch năm 1968. Chúng con lớn lên dưới lồng cánh cưu mang của Dì Cậu và đại gia đình Trần Hoàng Nguyễn..Trong vận mệnh của Tổ Quốc và Gia Đình, cha và cậu đã từng cầm súng, bảy con trai của mẹ và dì có năm đứa đã từng cầm súng
HOÀNG GIA NGỌC PHƯƠNG NAM
Gia đình tôi Hoàng gia phương Nam có bốn tộc Hoàng, Trần, Lê, Nguyễn. Bố tôi với bác tôi và người em gái bố đều rất nghèo. Bác tôi là thầy đồ nho dạy học chữ Tàu thuở tiếng Tây lên ngôi nên nhà sa sút. Cô tôi đi ở và lấy chồng Phong Nha Kẻ Bàng. Bố tôi lấy mẹ tôi cũng là người đi ở cho địa chủ và nghề của bố là chuyên chèo đò khuya chợ Mới chợ Troóc từ ngã ba nguồn Son tới Phong Nha và kịp về làm nông để nhận công điểm hợp tác xã. Bố chết bom năm 1968. Trần là họ mẹ, gốc gác họ Trần có từ thời vua Trần Dụ Tông chết trận khi đánh Chiêm Thành thì vợ vua không về Bắc nữa mà ở lại thành tộc Trần. Năm gia tộc ở Làng Minh Lệ là Trần, Hoàng, Trương, Nguyễn và Hoàng chi Mạc tộc. Cũng có thêm chi tiết của Mạc Cảnh Huống và Mạc Thị Gái nhưng sự kiểm chứng nguồn gốc Trần, Hoàng còn cần thêm thời gian. Lê là họ chị dâu cả của gia đình tôi là dân xứ biển ngoại hải Quảng Thuận gần Ba Đồn. Nguyễn là họ vợ tôi và họ của chồng chị gái Hoàng Thị Huyền. “Chúng tôi sinh thành ở Quảng Bình… Nhà mình ở ngã ba sông. Rào Nan chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình. Nay thì đoàn tụ đất phương Nam. Gia đình chúng tôi đi như một dòng sông, gìn giữ nếp nhà chân chính nhân hậu
Hoàng Ngọc Dộ khát vọng
Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Thầy đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng Trạch (Quảng Bình). Thầy mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Một số bài tiêu biểu có trên Thi Viện
trang thơ Hoàng Ngọc Dộ “Khát vọng”
Cuốc đất đêm
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
Ánh sao
Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.
Lời nguyền
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!
Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.
Mạ ơi
Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.
Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.
Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.
Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.
Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.
Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.
Chia tay bạn quý
Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân
Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung
Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ
Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri ân.
Thức em dậy
Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao Mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng
Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.
Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất
Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được
Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ
Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt
Giờ đây ta quyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy
Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách
Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ
Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhắc nhủ …
Nấu ăn
Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.
(*) 5 năm cơm ngày một bữa
Nỗi lòng
Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền
Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.
Dự liên hoan
Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.
Nhớ người xưa
Ông Trình, ông Trãi, ông Du ơi
Chí cả ngày xưa Cụ trả rồi
Có biết giờ đây ai khắc khoải
Năm canh nguyệt giãi gợi lòng tôi
Bó gối mười năm ở nội thành
Thầy xưa đã rạng tiết thanh danh
Tớ nay vương nợ mười năm lẽ
Sự nghiệp Thầy ơi rạng sử xanh.
Em ốm
Bồn chồn khi được tin nhà
Rằng người xương thịt nay đà bị đau
Nghĩ mình là kẻ đỡ đầu
Mà sao phải chịu lao đao chốn này.
Đêm rét thương em
Đêm này trời rét, rét ghê
Ta thương chiến sĩ dầm dề gió sương
Thương em lặn lội chiến trường
Chăn không, áo mỏng, gió sương dạn dày.
Em về
Em về anh biết nấu chi
Ba lần khoai sắn, kể chi cá gà
Thương em lặn lội đường xa
Về nhà khoai sắn, dưa cà cùng anh
Bao giờ giặc Mỹ sạch sanh
Em về anh thết cơm canh cá gà
Mùng vui kể chuyện nước nhà
Gia đình đoàn tụ thật là đượm vui.
Làm đồng
Làm đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, say sưa với đồng
Chung tay liềm hái cuốc chòng
Ngày nay nhỏ giọt, mai lòng sướng vui.
Làm đồng nắng sém, da hui
Ai ơi xin chớ tham hời của dân
Khổ cay nắng sém da hồng
Xuân xanh già dặn với đồng, ai ơi!
Ngắm trăng
Nằm ngữa trong nhà ngắm Hằng Nga
Hợp cảnh, hợp tình, Hằng ngắm lại
Hợp nhà, hợp cửa, ả rọi hoa
Từng đám vòng tròn nằm giữa chiếu
Chiếu thế mà ra lại chiếu hoa
Hậu Nghệ thuở xưa sao chị ghét
Ngày nay mới biết ả yêu ta.
Nhà dột
Lã chã đêm đông giọt mưa phùn
Lách qua tranh rạ nhỏ lung tung
Chiếu giường ướt đẫm, thân đâu thoát
Nghĩ cảnh nhà hoa thật não nùng.
Qua đèo Ngang
Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương (1)
(1) Thơ Xuân Hương:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo …”
Hoàng Trung Trực dấu chân người lính
Anh Hoàng Trung Trực đã viết bài thơ “Viếng mộ cha mẹ” thật xúc động
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha.
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
Anh Hoàng Trung Trực đã tóm tắt hoàn cảnh gia đình tôi qua thơ “Dấu chân người lính”(*) Đó là thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử Việt Nam, so sánh với sự ác liệt của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, mà trên một mức độ nào đó thì sự tàn phá hủy diệt còn khốc liệt hơn. Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Ông đã mô tả lớp người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xem Borlaug và Hemingway. Anh em tôi cũng thật thấm thía điều đó. Thế nhưng, cũng như bao nhiêu thanh niên của thế hệ Việt Nam Hồ Chí Minh , chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: Nhà nghèo sinh con hiếu / Nước loạn có tôi trung. Chúng tôi thề ra đi giữ trọn vẹn độc lập thống nhất non sông, làm tròn nghĩa vụ người con trung hiếu để về dâng hương.
DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH Hoàng Trung Trực
Dấu chân người lính Hoàng Trung Trực
Cuộc đời và thời thế
Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương Nước nhà gặp cảnh tai ương Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh Pháp Nhật Tàu tới hoành hành Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân Người dân khổ cực muôn phần Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha Trường Sơn rừng núi là nhà Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời * Tuổi thơ trong nghèo đói
Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.
Gia đình nhiều nguy nan
Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về
Mẹ Cha bao gian khổ
Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.
Tuổi xuân vui lên đường
Lên đường theo lệnh tòng quân Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.
Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng
Vượt bao đèo dốc hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.
Nhớ người thân đã khuất
Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa
Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.
Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.
Ân quốc ân gia ân phụ mẫu
Tạ thiên tạ địa tạ tiền nhân.
Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh.
Minh Lệ Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia đức độ một con đường.
Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.
HÀ NỘI SEN TÂY HỒ
Bảy con trai và hai con gái của Mẹ và Dì đều tạc cùng một khuôn mặt, đặc biệt là bảy anh em trai. Tôi viết bài thơ mừng em làm người Thầy nhân văn. Sâu sắc và tâm đắc hơn hết là nếp nhà, sự thương yêu nhau rất mực với nghị lực vượt khó, là phước đức niềm tự hào của gia đình.
Mừng em làm người Thầy nhân văn
Ngắm ảnh đại gia đình mà thương trào nước mắt. Nguyễn Du 250 năm nhìn lại.
Bài học sâu xa dạy và học làm người.
Nhớ Mẹ và Dì xưa nhà nghèo đi ở và thoát li.
Mẹ mang khoai cho ông Hòa khi ông gặp nạn.
Cha và cậu bán sạch gia tài khi mẹ ốm
Tối lửa tắt đèn nhà tang tóc đói cơm.
Mồng 3 Tết đông đặc người làng đến tiễn mẹ đi
Suốt năm năm cơm ngày một bữa rồi Cha mất vì bom.
Nhà dì bé tí một gian đầy ắp cháu con về ở
Một dòng họ nghèo nhưng vang xa tiếng thơm nhân ái.
Một nếp nhà thư hương gia đình văn hóa.
Thắm thiết yêu thương giấy rách giữ lấy lề …
*
Mừng em làm Giáo sư nhân văn
Bồi đắp người hiền cho dân tộc Việt.
Lớp lớp người thân trước em, cùng em, nối theo em
Làm người minh triết,
Phúc hậu yêu thương Dạy và Học làm Người.
Tôi thấm thía tâm đắc với bà cụ minh triết phúc hậu trong “Nếp nhà’ Nguyễn Khải.“Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.
Sự thật là “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân cách người hiền đưa đến kết cục tốt. Luật nhân quả, tính cách, vận mệnh, nếp nhà, khoa nhân tướng học ẩn giấu nhiều điều quan hệ sâu xa đến gia đình hạnh phúc và sự may mắn. Nếp nhà đẹp văn hóa.
“Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”. xem tiếp Nếp nhà đẹp văn hóa
“TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ”
Hoàng Kim Martin Luther King nhà hoạt động dân quyền Mỹ năm 1963 đã đọc bài phát biểu Tôi có một giấc mơ tại thủ đô Washington, D.C.”Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại với nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ. Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Mississippi, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở nên ốc đảo của tự do và công bằng.Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi màu da, mà bởi tính cách của chúng. Hôm nay tôi có một giấc mơ… “
Hồ Chí Minh, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người kết nối sức mạnh Việt Nam khi suốt đời dấn thân cho một ước nguyện: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Barack Obama, tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ, là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Ông là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, đã làm được điều tưởng như không thể, khi ông tiếp nối giấc mơ của Martin Luther King “ I Have a Dream“Tôi có một giấc mơ lay động lương tâm và bừng dậy sức mạnh của nước Mỹ“.
Tôi có một giấc mơ hạnh phúc. Tình yêu cuộc sống mang cho ta niềm tin và nghị lực.
THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM !
Em đã học nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin
LỜI THẦY DẶN Kính tặng GS. Norman Borlaug
Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
NHỚ ĐÀO DUY TỪ
Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay
LÊN YÊN TỬ
Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chủa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
KÍNH CHÀO SỰ DẤN THÂN CHO MỘT SỰ NGHIỆP LỚN
Lời cám ơn nhân lễ đón nhận 40 năm tuổi Đảng (đầu xuân năm 2014)
Kính thưa đ/c Nguyễn Hay, Hiệu trưởng; Đ/c Huỳnh Thanh Hùng – Bí thư Đảng ủy, P. Hiệu trưởng; các đ/c trong Ban Chấp hành Đảng ủy; lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, đảng viên được nhận huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi là Hoàng Kim, hôm nay vinh dự được đón nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng đã ghi nhận quá trình 40 năm công tác của tôi từ ngày kết nạp Đảng trong quân đội 9 tháng 8 năm 1973 cho đến nay trãi qua các nhiệm vụ làm người chiến sĩ, nhà khoa học và thầy giáo. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là nôi đào tạo tôi từ năm 1977 đến năm 1981 và nơi tôi về giảng dạy cây lương thực từ năm 2006 đến nay. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là nơi mà tôi làm cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp suốt từ năm 1981 đến năm 2006, trong đó tôi có 20 năm làm phó giám đốc và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.”Bao năm Trường Viện là nhà/ Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương/ Một đời người một rừng cây/ Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”.
Tại diễn đàn này, tôi bày tỏ lòng trung thành vô hạn đối với Tổ Quốc, Nhân Dân và sự biết ơn chân thành đối với Đảng, Bác Hồ. Tôi biết ơn nôi sinh thành, nơi lập nghiệp, gia đình, đồng bào, đồng chí, thầy cô, bạn hữu, học sinh, sinh viên yêu quý, những gương sáng Lương Định Của con đường lúa gạo, Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời đã nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện tôi từ một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ thành một người con trung hiếu của đất nước. Tôi nguyện làm nhà khoa học xanh, người Thầy chiến sĩ, tiếp tục dấn thân cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài theo gương của chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp. Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa.
Điều tâm đắc nhất của tôi trong chặng đường 40 năm tuổi Đảng là “phúc hậu suốt đời làm việc thiện” dấn thân làm người chiến sĩ, nhà khoa học xanh và thầy giáo tận tụy, góp phần chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Đối với tôi, đó là niềm vinh dự lớn! Tôi quan niệm rằng sự dấn thân cho sự nghiệp “xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài” là rất cơ bản và cấp thiết để góp phần chấn hưng Tổ Quốc, Dân tộc Việt tồn tại và phát triển. Tôi hạnh phúc được sinh ra trong một gia đình nông dân lao động lương thiện: cha tôi là người lính Vệ Quốc năm xưa, mẹ và anh chị đều là những người phúc hậu, anh trai tôi cũng là người lính, nhà bên vợ cũng vậy. Tôi đã nhận thức được ”Khi đất nước nguy biến thì không tiếc máu xương xả thân bảo vệ. Khi đất nước hòa bình thì gắng trau dồi làm người công dân phúc hậu, người thầy bạn tốt của công chúng, biết chăm lo chén cơm, việc học của người dân. Sống làm người tốt, làm đảng viên tốt