Số lần xem
Đang xem 8867 Toàn hệ thống 15507 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Tung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” là chùm thông tin với mục đích nhằm cung cấp các điểm nhấn tư liệu về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc và các bài học trãi nghiệm của các chuyến đi thực tế về tình yêu cuộc sống kể lại cho các em sinh viên và bạn trẻ đồng nghiệp ham học hỏi, Tác phẩm gồm 36 đường links, được hiệu đính, bổ sung, để đọc và suy ngẫm
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.
MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN
Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Nhóm bạn chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene hiện nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông cũng là giáo sư thực thụ rất nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene đã tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria, đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia.
Sau này khi Martin Fregene tự nguyện về nước, tôi đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:
Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa
(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom). Ngày ấy Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.
Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched là người đã từng học ở trường đại học Cornell University, một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ
Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP và các nước châu Mỹ.
CHUYỆN ĐỜI KHÔNG THỂ QUÊN
Hoàng Kim
Cuốc đất đêm; Nhớ Mẹ Cha; Mạ ơi; Viếng mộ Cha Mẹ; Bài ca yêu thương; Chuyến tàu đêm là chuyện đời không thể quên
CUỐC ĐẤT ĐÊM
Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng quả thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm ta hẹn trăng càng dòm thêm
Đất vàng vàng ánh trăng đêm
Đêm trăng ta với nàng quên nhọc nhằn.
“Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi. (1)
Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi. (2)
Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.
Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.
Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc. (3)
Buồn khi rảo bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn. (4)
Nhớ năm năm cơm ngày một bữa
Thương Cha ngực nát bởi bom thù
Tấm áo rách suốt đời lương thiện
‘Lời Nguyền’ khắc cốt ghi tâm:
Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân
VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
BÀI CA YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
Thương nước biết ơn bao người ngọc (1)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời thanh thản
Ân tình lưu mãi những dòng sông.
“Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (2)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi.
Linh Giang Kỳ Lộ tới Đồng Nai
Mỗi chốn đều ghi chuyện cảm hoài
Đá Bia núi Nhạn vùng huyền thoại
Nam Tiến ân tình thương nhớ ai.
Vì nước đâu nề cảnh biệt ly
Nghìn trùng thăm thẳm buổi ra đi
Thanh Lương an tĩnh hiền thoát tục
Lương Chánh thanh nhàn đức từ bi
Chí thiện cha nêu gương trung hiếu
Yêu thương người chấp mọi thị phi
Chuông chùa vang vọng niềm an lạc
Sông núi trời Nam mãi mãi ghi.
Trúc Lâm thăm thẳm đức Hoàng Thành
A Na bà chúa Ngọc Phương Nam
Đất phú trời yên người hạnh phúc
Hồn Việt đường vui tới cõi hiền.
(1) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …
(2) Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ
Huyền Trân công chúa Đại Việt kết duyên với vua Chế Mân Chiêm Thành nhiều người cho rằng đó là mưu lược chính trị nhờ vậy mà Đại Việt thêm được hai châu Ô Lý. Sự thật đó là một liên minh của dân tộc Việt mà nếu không thành thì hai nước khó có thể tồn tại. Chế Mân là vị vua Chiêm Thành trong hoàn cảnh đất nước bị đế quốc Angkor sát nách luôn muốn thôn tính và vó ngựa quân Nguyên Mông đang thần tốc tràn xuống phương Nam. Ông đã bỏ qua vinh nhục bản thân nhiều lần tỏ lòng thành liên kết với Đại Việt bằng cách dâng lễ vật là hai châu Ô Lý để xin cầu hôn với Huyền Trân công chúa con vua Trần Nhân Tông. Hai châu Ô Lý thực chất là chiến phí cho công cuộc liên kết kháng chiến chống kẻ địch mạnh đến cướp đất cướp dân, trả ơn cho Đại Việt đã hai lần gánh chịu tổn thất nặng nề làm tiền phương chống trả quân Nguyên Mông, cản đường của kẻ đã lấy cớ mượn đường Đại Việt để đánh Chiêm Thành.
Chế Mân là vị vua anh minh ưu tú xứng đáng và thực lòng yêu thương Huyền Trân. Các vị vương mưu lược tài năng và các danh thần triều Trần hiểu rõ vận nước và sự chân thành đó của ông nên mới tán đồng cuộc hôn nhân, khi công chúa Huyền Trân đã bén duyên Trần Khắc Chung và mang ơn cứu mạng của chàng đối với cả cha và con trong trận chiến đẫm máu mà hai vua Trần và Huyền Trân xuýt bị giết. Thiết tưởng việc dành sự trong trắng của một cô gái đang độ xuân thì phải lìa bỏ người yêu để dấn thân cứu nạn nước và thực tâm yêu người khác làm chồng đó là một sự hi sinh lớn lao. Hậu thế cần một đánh giá công bằng đối với Chế Mân và Huyền Trân để thấu hiểu trọn vẹn những uẩn khúc sau này lúc Huyền Trân đi tu, thực thấu hiểu cuộc tình duyên nổi tiếng này trong lịch sử.
Tác giả Sao Khuê trong bài “Cảm nhận Huyền Trân” đã cho rằng: “Công chúa Huyền Trân là người đoan chính, chuyện bà tư thông với danh tướng Trần Khắc Chung là vô lý. Có năm lý do để Sao Khuê tin như thế, vì:
1) Trần Nhân Tông là một vị vua lỗi lạc từng lập kỳ tích chiến thắng quân Nguyên 2 lần. Sau đó khi còn rất trẻ đã từ bỏ danh lợi, thoái vị trao ngai vàng lại cho con mà xuất gia quy y Phật pháp, trở thành tôn sư sáng lập một Thiền phái Phật giáo. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – Có người cha anh hùng xuất chúng như thế thì Công chúa Huyền Trân khó thể là đứa con hư hỏng làm ô danh hoàng tộc.
2) Trần Khắc Chung là công thần qua mấy đời vua. Làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển, Thượng Thư Tả Bộc Xạ (tương đương Tể Tướng). C&oci
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Tung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” là chùm thông tin với mục đích nhằm cung cấp các điểm nhấn tư liệu về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc và các bài học trãi nghiệm của các chuyến đi thực tế về tình yêu cuộc sống kể lại cho các em sinh viên và bạn trẻ đồng nghiệp ham học hỏi, Tác phẩm gồm 36 đường links, được hiệu đính, bổ sung, để đọc và suy ngẫm
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.
MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN
Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Nhóm bạn chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene hiện nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông cũng là giáo sư thực thụ rất nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene đã tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria, đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia.
Sau này khi Martin Fregene tự nguyện về nước, tôi đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:
Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa
(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom). Ngày ấy Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.
Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched là người đã từng học ở trường đại học Cornell University, một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ
Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP và các nước châu Mỹ.
CHUYỆN ĐỜI KHÔNG THỂ QUÊN
Hoàng Kim
Cuốc đất đêm; Nhớ Mẹ Cha; Mạ ơi; Viếng mộ Cha Mẹ; Bài ca yêu thương; Chuyến tàu đêm là chuyện đời không thể quên
CUỐC ĐẤT ĐÊM
Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng quả thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm ta hẹn trăng càng dòm thêm
Đất vàng vàng ánh trăng đêm
Đêm trăng ta với nàng quên nhọc nhằn.
“Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi. (1)
Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi. (2)
Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.
Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.
Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc. (3)
Buồn khi rảo bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn. (4)
Nhớ năm năm cơm ngày một bữa
Thương Cha ngực nát bởi bom thù
Tấm áo rách suốt đời lương thiện
‘Lời Nguyền’ khắc cốt ghi tâm:
Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân
VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
BÀI CA YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
Thương nước biết ơn bao người ngọc (1)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời thanh thản
Ân tình lưu mãi những dòng sông.
“Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (2)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi.
Linh Giang Kỳ Lộ tới Đồng Nai
Mỗi chốn đều ghi chuyện cảm hoài
Đá Bia núi Nhạn vùng huyền thoại
Nam Tiến ân tình thương nhớ ai.
Vì nước đâu nề cảnh biệt ly
Nghìn trùng thăm thẳm buổi ra đi
Thanh Lương an tĩnh hiền thoát tục
Lương Chánh thanh nhàn đức từ bi
Chí thiện cha nêu gương trung hiếu
Yêu thương người chấp mọi thị phi
Chuông chùa vang vọng niềm an lạc
Sông núi trời Nam mãi mãi ghi.
Trúc Lâm thăm thẳm đức Hoàng Thành
A Na bà chúa Ngọc Phương Nam
Đất phú trời yên người hạnh phúc
Hồn Việt đường vui tới cõi hiền.
(1) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …
(2) Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ
Huyền Trân công chúa Đại Việt kết duyên với vua Chế Mân Chiêm Thành nhiều người cho rằng đó là mưu lược chính trị nhờ vậy mà Đại Việt thêm được hai châu Ô Lý. Sự thật đó là một liên minh của dân tộc Việt mà nếu không thành thì hai nước khó có thể tồn tại. Chế Mân là vị vua Chiêm Thành trong hoàn cảnh đất nước bị đế quốc Angkor sát nách luôn muốn thôn tính và vó ngựa quân Nguyên Mông đang thần tốc tràn xuống phương Nam. Ông đã bỏ qua vinh nhục bản thân nhiều lần tỏ lòng thành liên kết với Đại Việt bằng cách dâng lễ vật là hai châu Ô Lý để xin cầu hôn với Huyền Trân công chúa con vua Trần Nhân Tông. Hai châu Ô Lý thực chất là chiến phí cho công cuộc liên kết kháng chiến chống kẻ địch mạnh đến cướp đất cướp dân, trả ơn cho Đại Việt đã hai lần gánh chịu tổn thất nặng nề làm tiền phương chống trả quân Nguyên Mông, cản đường của kẻ đã lấy cớ mượn đường Đại Việt để đánh Chiêm Thành.
Chế Mân là vị vua anh minh ưu tú xứng đáng và thực lòng yêu thương Huyền Trân. Các vị vương mưu lược tài năng và các danh thần triều Trần hiểu rõ vận nước và sự chân thành đó của ông nên mới tán đồng cuộc hôn nhân, khi công chúa Huyền Trân đã bén duyên Trần Khắc Chung và mang ơn cứu mạng của chàng đối với cả cha và con trong trận chiến đẫm máu mà hai vua Trần và Huyền Trân xuýt bị giết. Thiết tưởng việc dành sự trong trắng của một cô gái đang độ xuân thì phải lìa bỏ người yêu để dấn thân cứu nạn nước và thực tâm yêu người khác làm chồng đó là một sự hi sinh lớn lao. Hậu thế cần một đánh giá công bằng đối với Chế Mân và Huyền Trân để thấu hiểu trọn vẹn những uẩn khúc sau này lúc Huyền Trân đi tu, thực thấu hiểu cuộc tình duyên nổi tiếng này trong lịch sử.
Tác giả Sao Khuê trong bài “Cảm nhận Huyền Trân” đã cho rằng: “Công chúa Huyền Trân là người đoan chính, chuyện bà tư thông với danh tướng Trần Khắc Chung là vô lý. Có năm lý do để Sao Khuê tin như thế, vì:
1) Trần Nhân Tông là một vị vua lỗi lạc từng lập kỳ tích chiến thắng quân Nguyên 2 lần. Sau đó khi còn rất trẻ đã từ bỏ danh lợi, thoái vị trao ngai vàng lại cho con mà xuất gia quy y Phật pháp, trở thành tôn sư sáng lập một Thiền phái Phật giáo. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – Có người cha anh hùng xuất chúng như thế thì Công chúa Huyền Trân khó thể là đứa con hư hỏng làm ô danh hoàng tộc.
2) Trần Khắc Chung là công thần qua mấy đời vua. Làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển, Thượng Thư Tả Bộc Xạ (tương đương Tể Tướng). Công lao to tát đến độ được vua cho đổi sang quốc tính (họ Trần) – Xét về tuổi tác, luận về danh tiếng, đức độ…thì không lý gì ông lại làm ra chuyện xấu xa cùng Công chúa Huyền Trân để thân bại danh liệt.
3) Trên chuyến vượt thoát về Đại Việt ngoài Trần Khắc Chung còn có nhiều người khác (như An phủ sứ Đặng Vân và quân lính tùy tùng…) chứ không chỉ có Trần Khắc Chung và Công chúa Huyền Trân hai người…
4) Nếu là chuyện xấu xa thì tại sao những vị Vương Tướng cương trực cùng thời với Trần Khắc Chung (như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, …) không ai có thái độ gì?
5) Ngoài ra, còn bởi một lẽ riêng tư (mà Sao Khuê cho là rất quan trọng): Khi trốn khỏi Chiêm Thành thì hoàng tử Chế Đa Đa do Công chúa Huyền Trân hạ sinh mới vừa được mấy tháng tuổi không thể mang theo cùng! Lúc đó bà chẳng những là một người vợ vừa mất chồng mà còn là một người mẹ phải đoạn lìa núm ruột của mình. Sao Khuê cùng phận nữ, vô cùng cảm thương cho Công chúa Huyền Trân nên có thơ
CẢM PHẬN HUYỀN TRÂN
Ô, Rí năm nào đổi biệt ly
Huyền Trân Công Chúa bước vu qui
Ba sinh chưa vẹn đà tan tác
Hương lửa đang nồng vội thảm bi!
Đại Việt cướp người thuyền vượt lướt
Chiêm Thành ôm hận ngựa cuồng phi
Kiên trinh há thẹn dòng Long Phụng
Trung Đẳng (*) lòng son sử sách ghi!
(*) Sau này Công chúa Huyền Trân chẳng những được dân chúng lập miếu thờ phượng vì linh ứng, mà còn được nhiều đời vua xưng tụng là Thần hộ quốc. Vào năm Khải Định thứ chín đã chính thức sắc phong bà là “Trai Tĩnh Trung Đẳng thần”.
Hoàng Kim có “bài thơ yêu thương” họa vần”Cảm phận Huyền Trân”. Huyền Trân mang ơn cứu mạng của Lê Phụ Trần xả thân cứu cha và con trong cuộc chiến đẫm máu nhưng vẫn chấp nhận gác tình riêng vì NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI. Có Cha ấy và có Con ấy, dân tộc Việt thật là hồng phúc ! Tôi tâm đắc với câu trả lời của GS Trần Văn Giàu trước câu hỏi “Chúng ta có nên đề cập đến vấn đề châu Ô châu Rí không? GS. Trần Văn Giàu đã trả lời: “Có lúc nói, có lúc không. Chúng ta dựa vào lịch sử để nói, nhưng chúng ta không nên đi quá nhiều về lịch sử, bây giờ thì không cần nói vấn đề đó. Qua lịch sử, chúng ta nói về những vấn đề vượt lên trên lịch sử. Qua lịch sử ta nói đến con người, nhân cách của Người. Từ nhân cách ấy, cho ta thấy nhân cách của một dân tộc. Một đất nước sản sinh ra được một con người có một không hai trên thế giới, thử hỏi đất nước ấy và dân tộc ấy có đặc biệt hay không?”
Bài ca yêu thương ÂN TÌNH ĐẤT PHƯƠNG NAM là thái độ sống của người Việt, đỉnh cao biểu tượng là Trần Nhân Tông với con ruột là Huyền Trân Công Chúa ( em ruột của vua Trần Anh Tông, đều là con vua Trần Nhân Tông). Trước thế giặc Nguyên Mông và Angkor đều rất mạnh. Thế nước Đại Việt và Chiêm Thành là các nước nhỏ rất dễ bị tiêu diệt, cần sự thực tâm ‘kế sách một chữ ĐỒNG’, ‘chung sức nương tựa nhau’. Nước Đại Việt đã mặt bắc che chắn cho Chiêm Thành chặn địch mạnh, khước từ kế ‘mườn đường diệt Quắc’ của quân Nguyên; mặt nam cử tướng giỏi Thái sư Trần Quang Khải trực tiếp giúp bạn chống giặc mạnh. Huyền Trân Công Chúa đã gác tình riêng với Trần Khắc Chụng (Lê Phụ Trần) để gạt nước mắt “nước non ngàn dặm ra đi” vì nước quên mình chấp nhận cầu hôn của vua Chiêm Thành để tạo thế liên minh đồng lòng chống giặc. Có cha ấy (Nhân Tông) và có con ấy (Huyền Trân) cùng vói toàn dân Việt đồng lòng vua tôi gắng sức mà làm cho nước Việt trường tồn, tạo nền móng cho nước Việt ngày nay. Đọc lại Tảo Mai của Nhâa Tông (gửi tâm sự trong bài thơ ngắn ngôn chí) thật thấm thía tâm đức với trí tuệ cao vọi của bậc hiền nhân:
Giáo sư Tôn Thất Trình đã nhận xét thật sâu sắc và chí lý, đại ý: Văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu thiếu những tác phẩm lớn đích thực như “Chiến tranh và Hòa bình” của Lev Tonstoy để xây dựng nên hình tượng Natasa bản tính Nga, chứ huyền sử Việt không thiếu những biểu tượng cảm động như Huyền Trân công chúa và đất phương Nam. Chúng ta chưa đủ tầm để thấu hiểu lịch sử văn hóa Việt đó thôi”.
Thu Bồn có bài thơ “Tạm biệt Huế” dữ dội và cảm động in trong “Một trăm bài thơ tình chưa kịp đặt tên” phảng phất huyền sử mối tình say đắm và quyết liệt của Chế Mân – Huyền Trân với sự hi sinh thầm lặng cao cả của bốn nhân vật huyền thoại Trần Nhân Tông – Chế Mân- Huyền Trân- Lê Phụ Trần, bừng sáng bình minh Yên Tử.
TẠM BIỆT HUẾ
Thu Bồn
bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
mặt trời vàng và mắt em nâu
xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô
áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
nón rất Huế mà đời không phải thế
mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
anh trở về hoá đá phía bên kia.
Huế 1980
Huế xưa và nay là nơi lưu dấu đức hi sinh cao cả vì nước của cha con vua Phật Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. Đền thờ công chúa Huyền Trân trong không gian Trung tâm Văn hóa Huyền Trân có không gian rộng 28 ha tọa lạc tại 151 đường Thiên Thai, phường An Tây, chân núi Ngũ Phong, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km. “núi không cần cao, có tiên ắt thiêng. Sông không cần sâu, rồng chầu thành nổi tiếng”… Đến cố đô Huế, tôi dạo chơi cùng Trần Văn Minh người bạn thân thuở nhỏ nay là giáo sư tiến sĩ nhà giáo nhân dân nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế. Chúng tôi cùng thành kính ngưỡng mộ đức Nhân Tông và Huyền Trân Công Chúa, cùng lắng nghe thông xanh đàn Nam Giao trò chuyện và lắng nghe tiếng chuông hòa bình mờ tỏ trong mây trên đỉnh tháp núi Ngũ Phong của vùng Trung tâm Văn hóa Huyền Trân. Đây là nơi giao hòa Trời Đất và hương linh các bậc Thầy, những người con trung hiếu tận tụy hi sinh hết lòng vì Nước vì Dân. Tôi đã cảm khái viết bài thơ nhớ Thầy Nguyễn Khoa Tịnh:
THẦY ƠI
Hoàng Kim
Thầy ơi, em nặng lòng với Huế
Mừng duyên lành con em xe về miền Trung
Nơi LỘC Khê Hầu NGUYÊN vẹn công nghìn năm mở cõi
Với dòng sông Hương soi bóng núi Ngự Bình.
Huế là cố đô Nhà Nguyễn trãi mười đời chúa mười ba đời vua, từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa năm 1558, cai quản xứ Đàng Trong sáng lập và tạo dựng mười đời chúa Nguyễn trong hơn 2 thế kỷ và chỉ chấm dứt sau khi nhà Tây Sơn nổi dậy và đánh đổ cả hai tập đoàn Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ 18. Nhà Nguyễn được tiếp nối khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt triều Nguyễn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, với 143 năm.
Thầy Nguyễn Khoa Tịnh thông xanh núi Huế là người thầy dạy nhân cách và lịch sử, khai sáng thế hệ chúng tôi. Tôi đã viết bài ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời‘ để tỏ lòng tri ân sâu nặng đối với người Thầy lớn và những thầy bạn mà tôi không thể có được ngày hôm nay nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này: “Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”.
Dân Việt đi như dòng sông về biển. Gia đình tôi cũng đi theo con đường Nam Tiến của dân tộc, từ Linh Giang dòng sông quê hương đến bao dòng sông thao thiết chảy. Chúng tôi đã đi từ Sông Thương, Sông Hồng, Sông Lam, Sông Nhật Lệ, Sông Thu Bồn, đến Sông Tiền, Sông Hậu, … từ Mekong nhớ Neva, Từ Sông Hương, Kỳ Lộ tới Đồng Nai… Những con sông tắm mát đời người.
Huyền Trân, Ngọc Khoa, Ngọc Vạn là ba người Mẹ Việt đã chịu điều tiếng thị phi để tạo dựng cơ nghiệp muôn đời cho dân tộc Việt. Huyền Trân công chúa là con gái của vua Trần Nhân Tông đã vì “nước non ngàn dặm ra đi” kết duyên vợ chồng với vua Chế Mân đất phương Nam. Hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã được chúa Nguyễn gả cho vua Chiêm Thành và vua Cao Miên “dùng chính sách hoà bình, thân thiện để kết hòa hiếu”. Năm 1620, Chúa Sãi gả Công Nữ Ngọc Vạn cho vua Cao Miên là Chư Chetta II (1618-1686) nên dân Việt đã vào làm ăn sinh sống thuận lợi tại vùng sông Đồng Nai Cù Lao Phố Biên Hòa ngày nay, thuộc đất Thủy Chân Lạp của Cao Miên. Năm 1631, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng lại gả Công Nữ Ngọc Khoa cho Vua Chiêm Thành Pô Romê. Dân Việt đã vào sinh cơ lập nghiệp ở kinh đô Chiêm Thành thời ấy tại ven sông Kỳ Lộ thuộc huyện Đồng Xuân, Tuy An ngày nay. Sông Kỳ Lộ dài 120 km, bắt nguồn từ vùng núi La Hiên cao trên 1000 m, vùng giáp ranh giữa Bình Định và Gia Lai, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra cửa biển Tiên Châu ở Tuy An (Phú Yên), với một phân lưu đổ vào Đầm Ô Loan, nhờ vậy mà hai dân tộc Chiêm-Việt có được sự hoà hiếu” (Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả xuất bản ở Huế 1995).
Tôi lưu một ghi chép nhỏ “Bài ca yêu thương” “Sông Hương, Kỳ Lộ tới Đồng Nai” và tản văn “PHỤNG SỰ XÃ HỘI” của anh Đoàn Nam Sinh để thỉnh thoảng quay lại.
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thuỷ diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thuý vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
Hoạ long xuy thấp Ngọc Quan vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân.
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thuý vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977
Tảo Mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Lê Mạnh Thát)
Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa
Tảo Mai
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của dịch thơ Trần Lê Văn)
Năm ngày ngại rét, lười ra cửa.
Gốc lẻ nào ngờ đã gió xuân.
Mặt nước băng tan, cây bóng ngả,
Đầu cành hoa trĩu, ấm chưa phân.
Trăng chìm xóm núi, lời ca bổng,
Mây ướt quan hà, tiếng sáo ngân.
Lạc tới chiêm bao, hoa một nhánh,
Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần!
Tảo Mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nhất Nguyên)
Trốn rét năm ngày biếng bước ra
Gió xuân về sớm gốc cây già
Bóng ngang mặt nước băng dần vỡ
Hoa tụ đầu cành khí ấm qua
Khúc Thuý Vũ lắng chìm trăng quán núi
Điệu Hoạ Long thấm ướt Ngọc Quan mây
Một nhành hoa lạc giấc mộng chầy
Sau khi tỉnh, tặng bạn hiền…nào đâu có được !
Tảo Mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nguyễn Văn Dũng)
Năm ngày sợ lạnh lười ra cửa
Gió xuân đã đến trước cây côi
Bóng ngang mặt nước băng vừa vỡ
Hoa nhú đầu cành,rét chưa rời
Thuý vũ ca chìm trăng quán núi
Rồng vẽ thổi mù Ngọc Quan mây
Một cành vào mộng cho bạn cũ
Thức dậy làm sao tặng bạn đây.
Tảo Mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Trương Việt Linh)
Năm ngày trốn rét biếng dời chân
Mà gốc cây già hẩy gió xuân
Hoa trĩu đầu cành hơi ấm thoảng
Bóng ngang mặt nước mảnh băng tan
Trăng chìm xóm núi lời ca vẳng
Mây đẫm biên thuỳ tiếng sáo vang
Một nhánh hoa trôi vào mộng cũ
Tỉnh ra tặng bạn khó muôn vàn.
Tảo Mai nhớ đức Nhân Tông Hoàng Kim
Thơ Thiền của đức Nhân Tông,
thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân.
CHUYẾN TÀU ĐÊM
Hoàng Kim
Nước mắt ta rơi bởi điều rất thật
Muối mặn gừng cay xó tối đường xa
Sợi tóc bạc thương đêm dài đói ngủ
Người trực tàu nhường chỗ giúp cho ta.
Câu chuyện cũ suốt đời ta mãi nhớ Bụi dân sinh ấy chính bụi người
Nơi cát bụi nhà nghèo vô tư quá
Chốn thần tiên là con mắt thứ ba.