Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6630
Toàn hệ thống 10501
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 21 THÁNG 1
Hoàng Kim
CNM365 Sớm xuân ngắm mai nở; Chiếu đất ở Thái An;Martin Fregene xa mà gần; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Phục sinh giữa tối sáng Ngày 21 tháng 1 năm 1924, ngày mất Vladimir Ilyich Lenin, chính trị gia và lý luận gia người Nga (sinh năm 1870), lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô, phong trào cách mạng vô sản Nga, người thành lập nước Nga Xô Viết, và  phát triển học thuyết Marx Engels. Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới. Ngày 21 tháng 1 năm 1968, khởi đầu Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh, Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công căn cứ Khe Sanh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Quảng Trị. Ngày 21 tháng 1 năm 1949, Tưởng Giới Thạch tuyên bố từ bỏ chức vụ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Lý Tông Nhân trở thành quyền tổng thống; Bài chọn lọc ngày 21 tháng 1: Sớm xuân ngắm mai nở; Chiếu đất ở Thái An; Martin Fregene xa mà gần; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Phục sinh giữa tối sáng; Hoa và Ong; Nông lịch tiết Đại Hàn; 24 tiết khí nông lịch; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Châu Mỹ chuyện không quên; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Tỉnh lặng với chính mình; Giác ngộ là tỉnh thức; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Việt Nam con đường xanh; Câu chuyện ảnh tháng Một; Nếp nhà đẹp văn hóa; Giấc mơ lành yêu thương; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-1/

SỚM XUÂN NGẮM MAI NỞ
Hoàng Kim


Sớm xuân ngắm mai nở
Nhớ ‘Suy niệm mỗi ngày’
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nhớ Viên Minh, Hoa Lúa

Sớm mai ngắm mai nở
Phật trong vườn cổ tích
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Việt Nam con đường xanh.

‘Hứng mật đời thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình đến Trúc Lâm
năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh Yên Tử.

Sớm xuân ngắm mai nở
Ngắm đức Phật và cây
Lang thang vườn cổ tích
Ta vui chơi chốn này

Nhớ xưa dưới tán cây
Cùng Norman trò chuyện
Dạo chơi vui cùng Goethe
Việt Nam con đường xanh

Noi theo dấu chân Bụt
Hai mươi bảy năm với Người
Dưới tán bồ đề xanh
Kẻ tầm đạo thành đạo

Tám mươi tuổi Niết Bàn
Sa la hoa trắng muốt.
Sớm xuân ngắm mai nở
Thanh nhàn vui xuân sang

 

 

CHIẾU ĐẤT Ở THÁI AN
Hoàng Kim

Lên Thái Sơn hướng Phật
Giống khoai Hoàng Long
Lúa siêu xanh Việt Nam
Chiếu đất ở Thái An

 

Hổ Khẩu trên Hoàng Hà Đại tuyết thành băng giá

 

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Tô Đông Pha Tây Hồ

Ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày mới vui xuân hiểu
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Hoa Mai thơ Thiệu Ung

Huyền Trang tháp Đại Nhạn
Đến Thái Sơn nhớ Người
Khổng Tử dạy và học
Đỗ Phủ thương đọc lại

Trung Quốc một suy ngẫm
Kim Dung trong ngày mới
Quảng Tây nay và xưa
Đi bộ trong đêm thiêng

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

 

 

MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN
Hoàng Kim

Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Nhóm bạn chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene hiện nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông cũng là giáo sư thực thụ rất nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là  một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene đã tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria, đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’
Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia. Tôi đã kể lại trong bài CIAT Colombia thật ấn tượng và “Nhớ bạn nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

 

 

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim to Martin Fregene

Sau này khi Martin Fregene tự nguyện về nước, tôi đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:

Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa

(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom). Ngày ấy
Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và  KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.

Hoàng Kim và Chareinsak Rojanaridpiched

Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại  Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched  là người đã từng học ở trường đại học Cornell University,  một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ

 

 

Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP  và các nước châu Mỹ.

 

 

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG
Hoàng Kim

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy.

 

 

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Tung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là chùm thông tin với mục đích nhằm cung cấp các điểm nhấn tư liệu về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc và các bài học trãi nghiệm của các chuyến đi thực tế về tình yêu cuộc sống kể lại cho các em sinh viên và bạn trẻ đồng nghiệp ham học hỏi, Tác phẩm gồm 36 đường links, được hiệu đính, bổ sung, để đọc và suy ngẫm

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain là Lincoln Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregenexaà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP khoai tây khoai lang
Nam Mỹ trong mắt ai
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

 

 

LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC
Hoàng Kim

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.

 

 

LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY

Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.

Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.

Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:

Lev Tonstoy viết  ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.

Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.

Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.

Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.

Lev Tonstoy viết  về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.

Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. &ld

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 21 THÁNG 1
Hoàng Kim
CNM365 Sớm xuân ngắm mai nở;Chiếu đất ở Thái An; Martin Fregene xa mà gần; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Phục sinh giữa tối sáng Ngày 21 tháng 1 năm 1924, ngày mất Vladimir Ilyich Lenin, chính trị gia và lý luận gia người Nga (sinh năm 1870), lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô, phong trào cách mạng vô sản Nga, người thành lập nước Nga Xô Viết, và  phát triển học thuyết Marx Engels. Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới. Ngày 21 tháng 1 năm 1968, khởi đầu Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh, Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công căn cứ Khe Sanh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Quảng Trị. Ngày 21 tháng 1 năm 1949, Tưởng Giới Thạch tuyên bố từ bỏ chức vụ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Lý Tông Nhân trở thành quyền tổng thống; Bài chọn lọc ngày 21 tháng 1: Sớm xuân ngắm mai nở; Chiếu đất ở Thái An; Martin Fregene xa mà gần; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Phục sinh giữa tối sáng; Hoa và Ong; Nông lịch tiết Đại Hàn; 24 tiết khí nông lịch; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Châu Mỹ chuyện không quên; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Tỉnh lặng với chính mình; Giác ngộ là tỉnh thức; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Việt Nam con đường xanh; Câu chuyện ảnh tháng Một; Nếp nhà đẹp văn hóa; Giấc mơ lành yêu thương; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-1/

SỚM XUÂN NGẮM MAI NỞ
Hoàng Kim


Sớm xuân ngắm mai nở
Nhớ ‘Suy niệm mỗi ngày’
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nhớ Viên Minh, Hoa Lúa

Sớm mai ngắm mai nở
Phật trong vườn cổ tích
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Việt Nam con đường xanh.

‘Hứng mật đời thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình đến Trúc Lâm
năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh Yên Tử.

Sớm xuân ngắm mai nở
Ngắm đức Phật và cây
Lang thang vườn cổ tích
Ta vui chơi chốn này

Nhớ xưa dưới tán cây
Cùng Norman trò chuyện
Dạo chơi vui cùng Goethe
Việt Nam con đường xanh

Noi theo dấu chân Bụt
Hai mươi bảy năm với Người
Dưới tán bồ đề xanh
Kẻ tầm đạo thành đạo

Tám mươi tuổi Niết Bàn
Sa la hoa trắng muốt.
Sớm xuân ngắm mai nở
Thanh nhàn vui xuân sang

 

 

CHIẾU ĐẤT Ở THÁI AN
Hoàng Kim

Lên Thái Sơn hướng Phật
Giống khoai Hoàng Long
Lúa siêu xanh Việt Nam
Chiếu đất ở Thái An

 

Hổ Khẩu trên Hoàng Hà Đại tuyết thành băng giá

 

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Tô Đông Pha Tây Hồ

Ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày mới vui xuân hiểu
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Hoa Mai thơ Thiệu Ung

Huyền Trang tháp Đại Nhạn
Đến Thái Sơn nhớ Người
Khổng Tử dạy và học
Đỗ Phủ thương đọc lại

Trung Quốc một suy ngẫm
Kim Dung trong ngày mới
Quảng Tây nay và xưa
Đi bộ trong đêm thiêng

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

 

 

MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN
Hoàng Kim

Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Nhóm bạn chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene hiện nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông cũng là giáo sư thực thụ rất nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là  một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene đã tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria, đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’
Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia. Tôi đã kể lại trong bài CIAT Colombia thật ấn tượng và “Nhớ bạn nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

 

 

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim to Martin Fregene

Sau này khi Martin Fregene tự nguyện về nước, tôi đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:

Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa

(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom). Ngày ấy
Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và  KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.

Hoàng Kim và Chareinsak Rojanaridpiched

Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại  Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched  là người đã từng học ở trường đại học Cornell University,  một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ

 

 

Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP  và các nước châu Mỹ.

 

 

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG
Hoàng Kim

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy.

 

 

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Tung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là chùm thông tin với mục đích nhằm cung cấp các điểm nhấn tư liệu về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc và các bài học trãi nghiệm của các chuyến đi thực tế về tình yêu cuộc sống kể lại cho các em sinh viên và bạn trẻ đồng nghiệp ham học hỏi, Tác phẩm gồm 36 đường links, được hiệu đính, bổ sung, để đọc và suy ngẫm

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain là Lincoln Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregenexaà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP khoai tây khoai lang
Nam Mỹ trong mắt ai
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

 

 

LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC
Hoàng Kim

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.

 

 

LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY

Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.

Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.

Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:

Lev Tonstoy viết  ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.

Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.

Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.

Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.

Lev Tonstoy viết  về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.

Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.

Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại trên chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến và tinh thần yêu nước của nhân dân Nga. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không hiểu. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên nữa mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản mà . tham gia tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.

“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân Nga và quân đội thiện chiến và tướng lĩnh giỏi của Pháp gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu này. Chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới. Phim Chiến tranh và Hoà bình có thời lượng : 484 phút (4 tập): Tập 1 – Andrei Bolkonsky Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966).

Sách Chiến tranh và hòa bình lời giới thiệu

Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”

”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”

GS Tôn Thất Trình trao đổi về Chiến tranh và Hòa bình

Giáo sư Tôn Thất Trình có bài viết khá dài về những hấp dẫn của kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình nhưng có nhận xét khá thú vị Thầy viết “Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga: Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ của Lỗ Tấn-Tàu, các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”

Vài ghi chép của Hoàng Kim

Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết?

George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống.

Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.

Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …

“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm.

 

 

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim


Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu.
Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.
.

 

 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích

 

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

 

Số lần xem trang : 20076
Nhập ngày : 21-01-2021
Điều chỉnh lần cuối : 21-01-2021

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 2(13-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 2(13-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 2(11-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 2(10-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 2(09-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 2(08-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 2(07-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 2(07-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 2(05-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 2(04-02-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007