Số lần xem
Đang xem 2460 Toàn hệ thống 4220 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền là chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Không chỉ vậy, thầy còn là người thầy thân thiết và gần gủi với học trò , được các đồng nghiệp và học trò quý mến. Giáo sư là thầy hướng dẫn đã bảo vệ thành công của 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tâm trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Xem tiếp Thầy Quyền thâm canh lúa
THẦY LUẬT LÚA OMCS OMCS
Hoàng Kim
Thầy Nguyễn Văn Luật là giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động, cựu Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, tác giả chính của OM và OMCS, trên đồng ruộng lúa mới với kỹ sư Hồ Quang Cua anh hùng lao động, tác giả chính thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng Việt Nam .Câu chuyệnThầy Luật lúa OMCS OM’ là sự tiếp nối và tỏa rộng Việt Nam con đường xanh từ Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng quê hương của nhà bác học nông dân anh hùng lao động Lương Định Của, người thầy nghề lúa, đến Viện Lúa Ô Môn, nôi khai sinh thương hiệu OM và OMCS nổi tiếng và về cầu OM, cầu Nhót Hà Nội quê hương thầy Luật. xem tiếp Thầy Luật lúa OMCS OM
THẦY VŨ TRONG LÒNG TÔI
Hoàng Kim
Chúc mừng thầy Trịnh Xuân Vũ ngày xuân tuyệt vời ! Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh qua mốc vàng 65 năm, Thầy Trịnh Xuân Vũ ngày 25 tháng 1 năm 2021 vượt mốc 86 mùa xuân, là đại thụ lưu dấu rõ nét về Trường tôi nôi yêu thương. Ngày xuân vận hội mới, các học trò đồng nghiệp của Thầy vui thích đọc lại bài viết “Một chặng đường” của Thầy tại Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Thầy Vũ trong lòng em là lời biết ơn thầm lặng. Em thích đọc lại Thầy Vũ “Một chặng đường” đó là trang vàng minh triết, tri thức, tận tâm, là trang đời lắng đọng. https://kyyeunonglam.blogspot.com/ Thông tin bảo tồn và phát triển tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-1/
MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PGS Trịnh Xuân Vũ
Nguyên Phó Hiệu Trưởng (1989-1994)
Tổ chức kỷ niệm 65 nâm ngày thành lập Trường, âu cũng là một dịp để nhớ lại quá khứ, ôn lại những kỷ niệm xưa – “Uống nước nhớ nguồn”.
Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hầu như cả thời niên thiếu của tôi đều gắn liền với chiến tranh; và thế hệ chúng tôi ai cũng đã hằng mong ước là sẽ có một ngày hòa bình và đất nước không còn chiến tranh; ước mơ duy nhất của thời đó chỉ đơn giản có vậy! Thế rồi chiến tranh đã kết thúc như một giấc mơ và thật hạnh phúc khi tháng 11 năm 1975 tôi đã có mặt tại 45 Cường Để và về công tác chính thức tại Trường từ tháng 4 năm 1976; cho tới hôm nay là vừa tròn 44 năm gắn bó với Nhà trường.
Sáu mươi lăm năm là một chặng đường dài và sự phát triển của Nhà trường luôn gắn liền với những biến cố của xã hội, vui có, buồn có; nhưng dù sao thì những năm tháng qua cũng đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó quên.
Đó là ấn tượng về một Trường đại học Nông nghiệp Sài Gòn, mà các cựu sinh viên quen gọi là “Nông Lâm Súc Sài Gòn”, tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh hôm nay.
Nơi đây đã từng có rất nhiều thầy tham gia ngay từ những ngày đầu thành lập trường như thầy Tôn Thất Trình, Lê Văn Ký, Lê Văn Mười, Đặng Quan Điện, Nguyễn Thành Hải, Vũ Ngọc Tân, Phùng Trung Ngân, Bùi Huy Thục, Ngô Bá Thành – đều là các chuyên gia giỏi – những cây đại thụ trong ngành nông nghiệp.
Rồi một thế hệ trẻ kế tiếp được đào tạo có định hướng, đó là thầy Nguyễn Đăng Long, Lưu Trọng Hiếu, Châu Văn Khê, Châu Tâm Luân, Nguyễn Bá Khương, Phan Hoàng Đồng, Tô Phúc Tường, cô Nguyễn Bích Liễu… Trong số đó, có nhiều thầy cô đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nhà trường.
Tham gia giảng dạy còn có nhiều giáo sư, hầu hết là các chuyên gia đầu ngành đến từ Pháp và Mỹ – là hai quốc gia thuộc diện văn minh và giàu có nhất thế giới. Nơi đây đẩu vào có sự chọn lọc kỹ càng thông qua thi tuyển (Trường đại học Nông nghiệp Sài Gòn là một trong ba trường có thi tuyển đầu vào cùng với Trường đại học Y khoa (nay là Trường đại học Y Dược TP. Hổ Chí Minh) và Trường Kỹ thuật Phú Thọ (nay là Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh). Tôi rất ấn tượng về một nền giáo dục nông nghiệp này. Rồi một “Làng Đại học” đã hình thành mang nhiều ý nghĩa, nhưng nay đã khác rồi, đáng tiếc!
Làm sao mà quên được hình ảnh của một Nguyễn Thái Bình thiết tha yêu nước, đã để lại một tấm gương sáng cho nhiều thế hệ.
Ấn tượng về một thời kỳ hòa hợp dân tộc khi đất nước thống nhất. Một sự hòa hợp Bắc Nam tưởng như trong mơ, mà lại có thật và nhân chứng vẫn còn nguyên đó. Ai nấy đều bỡ ngỡ, bỡ ngỡ đến lạ thường. Nhưng mọi chuyện đã trở nên tốt đẹp, chúng tôi đã sống và làm việc như những anh em một nhà sau nhiều năm xa cách, một không khí thân thiện, một cuộc sống cởi mở và cũng rất hồn nhiên đượm chút ngây thơ cũng bắt đầu từ đó.
Tất nhiên có rất nhiều nuối tiếc, nuối tiếc và mãi mãi vẫn là nuối tiếc như nuối tiếc tuổi thơ vậy – nhưng đó là quá khứ. Có ai mà không nuối tiếc quá khứ đâu – âu cũng là điều bình thường. Trong truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du – một đại thi hào không chỉ của Việt Nam có câu “Trải qua một cuộc bể dâu…” Vâng, thật là chí lý!
Ấn tượng về những năm tháng vô cùng khó khăn và gian khổ đã qua.
Rất khó khăn! Nhưng khó khăn đâu phải của riêng ai và thầy trò chúng tôi đã vượt qua tất cả. Thật kỳ diệu! Mà động lực chính đó là tình yêu quê hương đất nước và vì một nền nông nghiệp phát triển, bởi: “Phi Trí bất hưng và Phi Nông bất ổn”. Có ai mà quên được hình ảnh thầm lặng của các bác tài luôn miệt mài với những chiếc xe thật cũ kỹ, anh thủ quỹ hiền lành và dễ thương, các cô lao công nhiều năm tháng cặm cụi chỉ cốt sao giữ cho được ngôi Trường luôn sạch đẹp. Và hôm nay đây, thật là hạnh phúc! Ai cũng biết nơi đây trước kia chỉ là những quả đồi trọc, loáng thoáng có một vài bóng cây. Bây giờ, quang cảnh của Nhà trường đã có dáng dấp của một công viên, một”Campus” như đâu đó ở nước ngoài. Dưới bóng những hàng cây xanh mướt, có đông đảo thầy cô với học trò, luôn rạng rỡ nụ cười trên môi – một bức tranh đẹp đến lạ thường!
Nhìn lại quá khứ chúng ta không thể không không nhắc đến sự đóng góp đáng trân trọng của các bậc đàn anh đó là Thầy Trần Hữu Khối, Phạm Văn Quỳnh, Nguyễn Phan, Bùi Văn Kiên, và tiếp theo ở các khoa, phòng là Thầy Lê Văn Thượng, Trần Như Nguyện, Nguyễn Tâm Đài, Trần Thạnh, Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Lê Minh Triết (khoa Nông học); Thầy Trịnh Ngọc Lan (bộ môn Dâu tằm);Thẩy Đặng Quan Điện, Dương Thanh Liêm, Nguyễn Văn Hanh, Lê Minh Chí, Cô Nguyễn Bạch Trà, Nguyễn Phước Nhuận, Thầy Nguyễn Ngọc Tuân, Đỗ Vạn Thử, Nguyễn Văn Khanh (khoa Chăn nuôi Thú y); Thầy Ngô Bá Thành, Trần Thanh Xuân, Hồ Thanh Hoàng, Cô Nguyễn Lan Phương, Lê Thị Thanh Muốn, Thầy Trịnh Trường Giang (khoa Thủy sản); Thầy Lê Văn Ký, Lê Văn Mười, Phan Hoàng Đồng, Nguyễn Văn Bồng, Phạm Tiến, Lâm Xuân Sanh, Võ Văn Thoan, Hoàng Hữu Cải, Lê Huỳnh (khoa Lâm nghiệp); Thầy Đoàn Văn Điện, Nguyễn Trí Tiến, Nguyễn Hay, Lê Tiến Hoán, Phan Hiếu Hiền, Nguyễn Quang Lộc (khoa Cơ khí Công nghệ); Thầy Trương Hoài Châu, Nguyễn Anh Ngọc, Trần Hậu Trừng (khoa Kinh tế); Thầy Trần Hữu Lương, Ngô Thiện, Cô Nguyễn Thục Oanh, Nguyễn Thị Tiến (khoa Khoa học); Cô Đào Thị Gọn, Thầy Phan Văn Tự, Nguyễn Văn Tân (khoa Quản lý đất đai và Bất động sản), thầy Lê Bình Trị, Cô NguyễnThị Sâm,Thầy Huỳnh Kim Đảnh, Lê Hữu Trung (phòng Tổ chức); Cô Nguyễn Thị Lộc (phòng Tài vụ); Thầy Lưu Trọng Hiếu (phòng Hợp tác Quốc tế); Thầy Nguyễn Thơ, Trịnh Công Thành (phòng Khoa học); Thấy Nguyễn Văn Thuận, Trần Thanh Phong (phòng Đào tạo); Thầy Đỗ Huy Thịnh, Cô Đoàn Thị Huệ Dung (trung tâm Ngoại ngữ); Thầy Bùi Công Đặng, Nguyễn Bá Phú (bộ môn Mác – Lênin), là những người đã từng gánh vác mọi công việc khó khăn trong những ngày đầu khi còn là Trường đại học Nông nghiệp IV.
Rất ấn tượng và tự hào về sự lớn mạnh của Nhà Trường.
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh bây giờ là một trường lớn có 36 ngành đào tạo gồm 61 chuyên ngành khác nhau với gần 20.000 sinh viên. Trường có 824 viên chức, trong đó 67% là giảng viên với 151 tiến sĩ và đa số được đào tạo ở những nước phát triển.
Nhiều thế hệ sinh viên ra trường đã trưởng thành nhanh chóng. Tôi xin phép kể ra đây một số ít đại diện (chỉ một số ít thôi) của nhiều thế hệ khác nhau, âu cũng là niềm tự hào của Nhà trường:
Ở lãnh đạo cấp Bộ đó là nguyên các thứ trưởng: Bùi Bá Bổng, Diệp Kỉnh Tần, Bùi Cách Tuyến.
Ở lãnh đạo cấp tỉnh có: Đào Tấn Lộc (tỉnh Phú Yên), Phạm s (tỉnh Lâm Đồng), Ma La Điêu, Trương Xuân Thìn, Trần Xuân Hòa (tỉnh Ninh Thuận), Phạm Thị Mỹ Thanh (tỉnh Đồng Nai), Trần Thanh Liêm, Mai Hùng Dũng (tỉnh Bình Dương), Phạm Văn Tòng, Võ Văn Danh (tỉnh Bình Phước), Nguyễn Tăng Bính (tỉnh Quảng Ngãi), Lê Tuấn Quốc (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Lãnh đạo cấp thành phố có Nguyễn Trung Tín, Lê Thanh Liêm (TP. Hồ Chí Minh),Tôn Thiện San, Võ Tấn Hiệp (TP. Đà Lạt).
Ở cấp Viện có Bùi Chí Bửu (viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) Nguyễn Thị Huệ, Trần Thị Thúy Hoa, Lại Văn Lâm, Đỗ Kim Thành, Phan Thành Dũng (viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam). Ở nhiều Viện nghiên cứu khác nữa cũng có sự đóng góp của của những cán bộ được đào tạo tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh như Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện lúa ô Môn, Viện Cây ăn quả miền Nam, Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Phân Viện Lâm nghiệp miền Nam, Phân Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá miền Nam, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh.
Nhiều lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyện và Môi trường, Sở Kế hoạch – Đầu tư từng là sinh viên của Nhà trường. Ngoài ra còn có nhiều lãnh đạo của các Tập đoàn, Tổng công ty cũng vậy, đó là Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Novaland, Nutiood, Nhà máy Đạm Cà Mau,… Thật đáng tự hào!
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã có một thời đi đẩu trong phong trào dạy và học tiếng Anh; một trung tâm Ngoại ngữ từng rất có uy tín, có tác dụng chắp cánh cho nhiều cán bộ từ Nam chí Bắc. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh còn là một trong những Trường đầu tiên có quan hệ quốc tế rộng rãi, mở đầu chương trình đào tạo liên kết với Pháp (khối Francophonie), rồi với nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ, mà Thầy Đặng Quan Điện và Lưu Trọng Hiếu đã có nhiều đóng góp.
Về lĩnh vực khoa học và công nghệ, không thể không nhắc đến khoa Chăn nuôi Thú ỵ một thời đi đầu trong việc sản xuất các loại Premix phục vụ cho chăn nuôi; khoa Cơ khí Công nghệ về máy sấy; khoa Lâm nghiệp về bảo quản và chế biến gỗ; khoa Thủy sản về giống cá và ngày nay đang có chuyên gia rất giỏi về tôm; khoa Nông học về cây công nghiệp và cây ăn quả, nhiều giống sắn, giống khoai lang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, là những giống chủ lực, được trồng phổ biến hiện nay, mà tác giả là thầy Hoàng Kim. Gần đây có nhiều chế phẩm về Công nghệ sinh học và Chế biến thực phẩm mang thương hiệu của Nhà trường. Còn nhiều và nhiều lắm những điển hình tương tự.
Quay lại với hiện tại của Nhà trường có thầy Bùi Ngọc Hùng (Chủ tịch Hội đồng trường), Thầy Huỳnh Thanh Hùng, Nguyễn Tất Toàn, Trần Đình Lý (Ban Giám hiệu) rồi hàng loạt các Trưởng khoa, các giám đốc Trung tâm được đào tạo bài bản và rất trẻ như thầy Võ Thái Dân (khoa Nông học), Lê Quang Thông (khoa Chăn nuôi Thú y), Nguyễn Như Trí (khoa Thủy sản), Lê Quốc Tuấn (khoa Môi trường và Tài nguyên), Phan Tại Huân (khoa Công nghệ Thực phẩm), Phạm Văn Tính (khoa Công nghệ Thông tin), Nguyễn Thị Mai (khoa Khoa học), Nguyễn Huy Bích (khoa Cơ khí Công nghệ), La Vĩnh Hải Hà (khoa Lâm nghiệp), Bùi Văn Hải (khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản), Nguyễn Bạch Đằng (khoa Kinh tế), Lê Đình Đôn (viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường và bộ môn Công nghệ Sinh học), Vũ Thùy Anh (bộ môn Công nghệ Hóa học), Nguyễn Văn Trọn (bộ môn Lý luận Chính trị), Nguyễn Hoàng Liêm (trung tâm Tin học ứng dụng), Đào Đức Tuyên (trung tâm Ngoại ngữ và khoa Ngoại ngữ – Sư phạm), đang gánh vác những công việc cũng rất nặng nề, thay cho các thế hệ đàn anh.
Bên cạnh các Khoa và Trung tâm còn có một đội ngũ đông đảo cán bộ ở các phòng ban đang hoạt động thầm lặng, nhưng rất năng động có nhiều đóng góp thiết thực và hiệu quả cho Nhà trường đó là Thầy Lê Hữu Khương (phòng Tổ chức Cán bộ), Trần Quốc Việt (phòng Đào tạo), Lê Anh Đức (phòng Đào tạo Sau đại học), Đặng Kiên Cường (phòng Công tác Sinh viên và Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp), Nguyễn Hay và Chế Minh Tùng (Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển), Nguyễn Ngọc Thùy (phòng Hợp tác Quốc tế), Lê Công Trứ (trung tâm Đào tạo Quốc tế), Nguyễn Bảo Quốc (thư viện), Nguyễn Trọng Thể (phòng Hành chính), Nguyễn Văn Minh (phòng Kế hoạch Tài chính), Lê Quang Giảng (phòng Quản trị Vật tư), Lê Mộng Triết (phòng Thanh tra Giáo dục), Lê Văn Sony (Đoàn Thanh Niên), Cô Nguyễn Phú Hòa (phòng Quản lý và Nghiên cứu Khoa học), Hoàng Thị Mỹ Hương (Công đoàn Trường), Võ Ngàn Thơ (phòng Quản lý Chất lượng),… Điều đáng mừng là phần lớn cán bộ quản lý đều có trình độ từ tiến sĩ trở lên.
Có thể nói Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh giờ đây đã có được một đội ngũ cán bộ đủ mạnh để đưa Nhà trường tiến lên. Tôi nghĩ đó là tất yếu và rất đáng tự hào. Tuy nhiên không có gì là ngẫu nhiên, mà cũng chẳng bỗng dưng. Người xưa có câu: “Cây có gốc mới sanh cành nở ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu”
Chúng ta vô cùng biết ơn và xin cảm ơn, cảm ơn rất nhiều các bậc đàn anh đã dày công xây dựng nền móng cho hôm nay.
Nguồn: Trịnh Xuân Vũ 2020. Một chặng đường Trong sách Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trang 102-104
Phạm Văn Hiền cùng với Tran Van Khai và 3 người khác. 14 giờ · 25-01 ngày sinh nhật PGS Trịnh Xuân Vũ – Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.Học trò nhiều thế hệ cùng TT EnHiTech tổ chức mừng sinh nhật Thầy Trịnh Xuân Vũ lần thứ 86 (AL) Kính chúc Thầy mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc!
Quyen Mai Van : Cám ơn thầy Hiền đã chia sẽ thông tin ngày sinh vui vẽ cho mình, Thế là.mình sinh 1936 còn thầy Vũ sinh 1937 nhưng chỉ thua mấy tháng thôi, chả thế mà mình tai đã bị điếc còn tai thầy Vũ còn thính lắm. chúc thầy Vũ thầy Hiền vui vẻ hạnh phúc trọn vẹn.
Phạm Văn Hiền: @ Quyen Mai Van dạ Thầy, kính Thầy Mai Văn Quyền, hôm nào tụi em kéo qua mần sinh nhật, hét karaoke là Thầy nghe lại bình thường à! Hì hì! Lâu quá không thấy Thầy gửi hình đời thường vui vui, nhớ Thầy quá chừng! Giữ gìn sức khỏe nghe Sư Phụ!
Kim Hoàng: Kính thầy Quyen Mai Van và thầy Vu Trinh vui khỏe hạnh phúc. Em may mắn trong cuộc đời mình được trực tiếp thọ giáo hai người thầy lớn ở Viện Trường. Thầy Vu Trinh sinh cùng tháng cùng năm 1937 với anh Hai Hoàng Ngọc Dộ của em. Chuyện bây giờ mới kể.
Hai thầy đến nay đang tuyệt vời phong độ trong khi anh Hai em đã mất cách đây 27 năm, vì bệnh ung thư hiểm nghèo, vào nủa đem Rằm Nguyên Tiêu năm 1994 , trong câu chuyện “Gốc mai vàng trước ngõ“. Trước đó, anh Cao Xuân Tài (là bạn em và cũng là học trò của hai thầy đã ghé thăm anh Hai của em. Anh Hai em đã trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn em trong khi em cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh ấy. Nhìn anh ấy bình thản chơi với các cháu, em nao lòng rưng rưng. Anh Hai của em dặn em “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”, Và đọc bốn câu thơ “Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”.
Ngày nay, nhìn nụ cười rạng rỡ của thầy Vũ, em lại nhớ về thời xưa, và nhớ những câu chuyện về Thầy “một chặng đường“. Hai Thầy trong lòng em.
Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền là chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Không chỉ vậy, thầy còn là người thầy thân thiết và gần gủi với học trò , được các đồng nghiệp và học trò quý mến. Giáo sư là thầy hướng dẫn đã bảo vệ thành công của 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tâm trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Xem tiếp Thầy Quyền thâm canh lúa
THẦY LUẬT LÚA OMCS OMCS
Hoàng Kim
Thầy Nguyễn Văn Luật là giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động, cựu Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, tác giả chính của OM và OMCS, trên đồng ruộng lúa mới với kỹ sư Hồ Quang Cua anh hùng lao động, tác giả chính thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng Việt Nam .Câu chuyệnThầy Luật lúa OMCS OM’ là sự tiếp nối và tỏa rộng Việt Nam con đường xanh từ Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng quê hương của nhà bác học nông dân anh hùng lao động Lương Định Của, người thầy nghề lúa, đến Viện Lúa Ô Môn, nôi khai sinh thương hiệu OM và OMCS nổi tiếng và về cầu OM, cầu Nhót Hà Nội quê hương thầy Luật. xem tiếp Thầy Luật lúa OMCS OM
THẦY VŨ TRONG LÒNG TÔI
Hoàng Kim
Chúc mừng thầy Trịnh Xuân Vũ ngày xuân tuyệt vời ! Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh qua mốc vàng 65 năm, Thầy Trịnh Xuân Vũ ngày 25 tháng 1 năm 2021 vượt mốc 86 mùa xuân, là đại thụ lưu dấu rõ nét về Trường tôi nôi yêu thương. Ngày xuân vận hội mới, các học trò đồng nghiệp của Thầy vui thích đọc lại bài viết “Một chặng đường” của Thầy tại Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Thầy Vũ trong lòng em là lời biết ơn thầm lặng. Em thích đọc lại Thầy Vũ “Một chặng đường” đó là trang vàng minh triết, tri thức, tận tâm, là trang đời lắng đọng. https://kyyeunonglam.blogspot.com/ Thông tin bảo tồn và phát triển tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-1/
MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PGS Trịnh Xuân Vũ
Nguyên Phó Hiệu Trưởng (1989-1994)
Tổ chức kỷ niệm 65 nâm ngày thành lập Trường, âu cũng là một dịp để nhớ lại quá khứ, ôn lại những kỷ niệm xưa – “Uống nước nhớ nguồn”.
Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hầu như cả thời niên thiếu của tôi đều gắn liền với chiến tranh; và thế hệ chúng tôi ai cũng đã hằng mong ước là sẽ có một ngày hòa bình và đất nước không còn chiến tranh; ước mơ duy nhất của thời đó chỉ đơn giản có vậy! Thế rồi chiến tranh đã kết thúc như một giấc mơ và thật hạnh phúc khi tháng 11 năm 1975 tôi đã có mặt tại 45 Cường Để và về công tác chính thức tại Trường từ tháng 4 năm 1976; cho tới hôm nay là vừa tròn 44 năm gắn bó với Nhà trường.
Sáu mươi lăm năm là một chặng đường dài và sự phát triển của Nhà trường luôn gắn liền với những biến cố của xã hội, vui có, buồn có; nhưng dù sao thì những năm tháng qua cũng đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó quên.
Đó là ấn tượng về một Trường đại học Nông nghiệp Sài Gòn, mà các cựu sinh viên quen gọi là “Nông Lâm Súc Sài Gòn”, tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh hôm nay.
Nơi đây đã từng có rất nhiều thầy tham gia ngay từ những ngày đầu thành lập trường như thầy Tôn Thất Trình, Lê Văn Ký, Lê Văn Mười, Đặng Quan Điện, Nguyễn Thành Hải, Vũ Ngọc Tân, Phùng Trung Ngân, Bùi Huy Thục, Ngô Bá Thành – đều là các chuyên gia giỏi – những cây đại thụ trong ngành nông nghiệp.
Rồi một thế hệ trẻ kế tiếp được đào tạo có định hướng, đó là thầy Nguyễn Đăng Long, Lưu Trọng Hiếu, Châu Văn Khê, Châu Tâm Luân, Nguyễn Bá Khương, Phan Hoàng Đồng, Tô Phúc Tường, cô Nguyễn Bích Liễu… Trong số đó, có nhiều thầy cô đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nhà trường.
Tham gia giảng dạy còn có nhiều giáo sư, hầu hết là các chuyên gia đầu ngành đến từ Pháp và Mỹ – là hai quốc gia thuộc diện văn minh và giàu có nhất thế giới. Nơi đây đẩu vào có sự chọn lọc kỹ càng thông qua thi tuyển (Trường đại học Nông nghiệp Sài Gòn là một trong ba trường có thi tuyển đầu vào cùng với Trường đại học Y khoa (nay là Trường đại học Y Dược TP. Hổ Chí Minh) và Trường Kỹ thuật Phú Thọ (nay là Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh). Tôi rất ấn tượng về một nền giáo dục nông nghiệp này. Rồi một “Làng Đại học” đã hình thành mang nhiều ý nghĩa, nhưng nay đã khác rồi, đáng tiếc!
Làm sao mà quên được hình ảnh của một Nguyễn Thái Bình thiết tha yêu nước, đã để lại một tấm gương sáng cho nhiều thế hệ.
Ấn tượng về một thời kỳ hòa hợp dân tộc khi đất nước thống nhất. Một sự hòa hợp Bắc Nam tưởng như trong mơ, mà lại có thật và nhân chứng vẫn còn nguyên đó. Ai nấy đều bỡ ngỡ, bỡ ngỡ đến lạ thường. Nhưng mọi chuyện đã trở nên tốt đẹp, chúng tôi đã sống và làm việc như những anh em một nhà sau nhiều năm xa cách, một không khí thân thiện, một cuộc sống cởi mở và cũng rất hồn nhiên đượm chút ngây thơ cũng bắt đầu từ đó.
Tất nhiên có rất nhiều nuối tiếc, nuối tiếc và mãi mãi vẫn là nuối tiếc như nuối tiếc tuổi thơ vậy – nhưng đó là quá khứ. Có ai mà không nuối tiếc quá khứ đâu – âu cũng là điều bình thường. Trong truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du – một đại thi hào không chỉ của Việt Nam có câu “Trải qua một cuộc bể dâu…” Vâng, thật là chí lý!
Ấn tượng về những năm tháng vô cùng khó khăn và gian khổ đã qua.
Rất khó khăn! Nhưng khó khăn đâu phải của riêng ai và thầy trò chúng tôi đã vượt qua tất cả. Thật kỳ diệu! Mà động lực chính đó là tình yêu quê hương đất nước và vì một nền nông nghiệp phát triển, bởi: “Phi Trí bất hưng và Phi Nông bất ổn”. Có ai mà quên được hình ảnh thầm lặng của các bác tài luôn miệt mài với những chiếc xe thật cũ kỹ, anh thủ quỹ hiền lành và dễ thương, các cô lao công nhiều năm tháng cặm cụi chỉ cốt sao giữ cho được ngôi Trường luôn sạch đẹp. Và hôm nay đây, thật là hạnh phúc! Ai cũng biết nơi đây trước kia chỉ là những quả đồi trọc, loáng thoáng có một vài bóng cây. Bây giờ, quang cảnh của Nhà trường đã có dáng dấp của một công viên, một”Campus” như đâu đó ở nước ngoài. Dưới bóng những hàng cây xanh mướt, có đông đảo thầy cô với học trò, luôn rạng rỡ nụ cười trên môi – một bức tranh đẹp đến lạ thường!
Nhìn lại quá khứ chúng ta không thể không không nhắc đến sự đóng góp đáng trân trọng của các bậc đàn anh đó là Thầy Trần Hữu Khối, Phạm Văn Quỳnh, Nguyễn Phan, Bùi Văn Kiên, và tiếp theo ở các khoa, phòng là Thầy Lê Văn Thượng, Trần Như Nguyện, Nguyễn Tâm Đài, Trần Thạnh, Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Lê Minh Triết (khoa Nông học); Thầy Trịnh Ngọc Lan (bộ môn Dâu tằm);Thẩy Đặng Quan Điện, Dương Thanh Liêm, Nguyễn Văn Hanh, Lê Minh Chí, Cô Nguyễn Bạch Trà, Nguyễn Phước Nhuận, Thầy Nguyễn Ngọc Tuân, Đỗ Vạn Thử, Nguyễn Văn Khanh (khoa Chăn nuôi Thú y); Thầy Ngô Bá Thành, Trần Thanh Xuân, Hồ Thanh Hoàng, Cô Nguyễn Lan Phương, Lê Thị Thanh Muốn, Thầy Trịnh Trường Giang (khoa Thủy sản); Thầy Lê Văn Ký, Lê Văn Mười, Phan Hoàng Đồng, Nguyễn Văn Bồng, Phạm Tiến, Lâm Xuân Sanh, Võ Văn Thoan, Hoàng Hữu Cải, Lê Huỳnh (khoa Lâm nghiệp); Thầy Đoàn Văn Điện, Nguyễn Trí Tiến, Nguyễn Hay, Lê Tiến Hoán, Phan Hiếu Hiền, Nguyễn Quang Lộc (khoa Cơ khí Công nghệ); Thầy Trương Hoài Châu, Nguyễn Anh Ngọc, Trần Hậu Trừng (khoa Kinh tế); Thầy Trần Hữu Lương, Ngô Thiện, Cô Nguyễn Thục Oanh, Nguyễn Thị Tiến (khoa Khoa học); Cô Đào Thị Gọn, Thầy Phan Văn Tự, Nguyễn Văn Tân (khoa Quản lý đất đai và Bất động sản), thầy Lê Bình Trị, Cô NguyễnThị Sâm,Thầy Huỳnh Kim Đảnh, Lê Hữu Trung (phòng Tổ chức); Cô Nguyễn Thị Lộc (phòng Tài vụ); Thầy Lưu Trọng Hiếu (phòng Hợp tác Quốc tế); Thầy Nguyễn Thơ, Trịnh Công Thành (phòng Khoa học); Thấy Nguyễn Văn Thuận, Trần Thanh Phong (phòng Đào tạo); Thầy Đỗ Huy Thịnh, Cô Đoàn Thị Huệ Dung (trung tâm Ngoại ngữ); Thầy Bùi Công Đặng, Nguyễn Bá Phú (bộ môn Mác – Lênin), là những người đã từng gánh vác mọi công việc khó khăn trong những ngày đầu khi còn là Trường đại học Nông nghiệp IV.
Rất ấn tượng và tự hào về sự lớn mạnh của Nhà Trường.
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh bây giờ là một trường lớn có 36 ngành đào tạo gồm 61 chuyên ngành khác nhau với gần 20.000 sinh viên. Trường có 824 viên chức, trong đó 67% là giảng viên với 151 tiến sĩ và đa số được đào tạo ở những nước phát triển.
Nhiều thế hệ sinh viên ra trường đã trưởng thành nhanh chóng. Tôi xin phép kể ra đây một số ít đại diện (chỉ một số ít thôi) của nhiều thế hệ khác nhau, âu cũng là niềm tự hào của Nhà trường:
Ở lãnh đạo cấp Bộ đó là nguyên các thứ trưởng: Bùi Bá Bổng, Diệp Kỉnh Tần, Bùi Cách Tuyến.
Ở lãnh đạo cấp tỉnh có: Đào Tấn Lộc (tỉnh Phú Yên), Phạm s (tỉnh Lâm Đồng), Ma La Điêu, Trương Xuân Thìn, Trần Xuân Hòa (tỉnh Ninh Thuận), Phạm Thị Mỹ Thanh (tỉnh Đồng Nai), Trần Thanh Liêm, Mai Hùng Dũng (tỉnh Bình Dương), Phạm Văn Tòng, Võ Văn Danh (tỉnh Bình Phước), Nguyễn Tăng Bính (tỉnh Quảng Ngãi), Lê Tuấn Quốc (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Lãnh đạo cấp thành phố có Nguyễn Trung Tín, Lê Thanh Liêm (TP. Hồ Chí Minh),Tôn Thiện San, Võ Tấn Hiệp (TP. Đà Lạt).
Ở cấp Viện có Bùi Chí Bửu (viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) Nguyễn Thị Huệ, Trần Thị Thúy Hoa, Lại Văn Lâm, Đỗ Kim Thành, Phan Thành Dũng (viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam). Ở nhiều Viện nghiên cứu khác nữa cũng có sự đóng góp của của những cán bộ được đào tạo tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh như Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện lúa ô Môn, Viện Cây ăn quả miền Nam, Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Phân Viện Lâm nghiệp miền Nam, Phân Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá miền Nam, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh.
Nhiều lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyện và Môi trường, Sở Kế hoạch – Đầu tư từng là sinh viên của Nhà trường. Ngoài ra còn có nhiều lãnh đạo của các Tập đoàn, Tổng công ty cũng vậy, đó là Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Novaland, Nutiood, Nhà máy Đạm Cà Mau,… Thật đáng tự hào!
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã có một thời đi đẩu trong phong trào dạy và học tiếng Anh; một trung tâm Ngoại ngữ từng rất có uy tín, có tác dụng chắp cánh cho nhiều cán bộ từ Nam chí Bắc. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh còn là một trong những Trường đầu tiên có quan hệ quốc tế rộng rãi, mở đầu chương trình đào tạo liên kết với Pháp (khối Francophonie), rồi với nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ, mà Thầy Đặng Quan Điện và Lưu Trọng Hiếu đã có nhiều đóng góp.
Về lĩnh vực khoa học và công nghệ, không thể không nhắc đến khoa Chăn nuôi Thú ỵ một thời đi đầu trong việc sản xuất các loại Premix phục vụ cho chăn nuôi; khoa Cơ khí Công nghệ về máy sấy; khoa Lâm nghiệp về bảo quản và chế biến gỗ; khoa Thủy sản về giống cá và ngày nay đang có chuyên gia rất giỏi về tôm; khoa Nông học về cây công nghiệp và cây ăn quả, nhiều giống sắn, giống khoai lang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, là những giống chủ lực, được trồng phổ biến hiện nay, mà tác giả là thầy Hoàng Kim. Gần đây có nhiều chế phẩm về Công nghệ sinh học và Chế biến thực phẩm mang thương hiệu của Nhà trường. Còn nhiều và nhiều lắm những điển hình tương tự.
Quay lại với hiện tại của Nhà trường có thầy Bùi Ngọc Hùng (Chủ tịch Hội đồng trường), Thầy Huỳnh Thanh Hùng, Nguyễn Tất Toàn, Trần Đình Lý (Ban Giám hiệu) rồi hàng loạt các Trưởng khoa, các giám đốc Trung tâm được đào tạo bài bản và rất trẻ như thầy Võ Thái Dân (khoa Nông học), Lê Quang Thông (khoa Chăn nuôi Thú y), Nguyễn Như Trí (khoa Thủy sản), Lê Quốc Tuấn (khoa Môi trường và Tài nguyên), Phan Tại Huân (khoa Công nghệ Thực phẩm), Phạm Văn Tính (khoa Công nghệ Thông tin), Nguyễn Thị Mai (khoa Khoa học), Nguyễn Huy Bích (khoa Cơ khí Công nghệ), La Vĩnh Hải Hà (khoa Lâm nghiệp), Bùi Văn Hải (khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản), Nguyễn Bạch Đằng (khoa Kinh tế), Lê Đình Đôn (viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường và bộ môn Công nghệ Sinh học), Vũ Thùy Anh (bộ môn Công nghệ Hóa học), Nguyễn Văn Trọn (bộ môn Lý luận Chính trị), Nguyễn Hoàng Liêm (trung tâm Tin học ứng dụng), Đào Đức Tuyên (trung tâm Ngoại ngữ và khoa Ngoại ngữ – Sư phạm), đang gánh vác những công việc cũng rất nặng nề, thay cho các thế hệ đàn anh.
Bên cạnh các Khoa và Trung tâm còn có một đội ngũ đông đảo cán bộ ở các phòng ban đang hoạt động thầm lặng, nhưng rất năng động có nhiều đóng góp thiết thực và hiệu quả cho Nhà trường đó là Thầy Lê Hữu Khương (phòng Tổ chức Cán bộ), Trần Quốc Việt (phòng Đào tạo), Lê Anh Đức (phòng Đào tạo Sau đại học), Đặng Kiên Cường (phòng Công tác Sinh viên và Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp), Nguyễn Hay và Chế Minh Tùng (Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển), Nguyễn Ngọc Thùy (phòng Hợp tác Quốc tế), Lê Công Trứ (trung tâm Đào tạo Quốc tế), Nguyễn Bảo Quốc (thư viện), Nguyễn Trọng Thể (phòng Hành chính), Nguyễn Văn Minh (phòng Kế hoạch Tài chính), Lê Quang Giảng (phòng Quản trị Vật tư), Lê Mộng Triết (phòng Thanh tra Giáo dục), Lê Văn Sony (Đoàn Thanh Niên), Cô Nguyễn Phú Hòa (phòng Quản lý và Nghiên cứu Khoa học), Hoàng Thị Mỹ Hương (Công đoàn Trường), Võ Ngàn Thơ (phòng Quản lý Chất lượng),… Điều đáng mừng là phần lớn cán bộ quản lý đều có trình độ từ tiến sĩ trở lên.
Có thể nói Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh giờ đây đã có được một đội ngũ cán bộ đủ mạnh để đưa Nhà trường tiến lên. Tôi nghĩ đó là tất yếu và rất đáng tự hào. Tuy nhiên không có gì là ngẫu nhiên, mà cũng chẳng bỗng dưng. Người xưa có câu: “Cây có gốc mới sanh cành nở ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu”
Chúng ta vô cùng biết ơn và xin cảm ơn, cảm ơn rất nhiều các bậc đàn anh đã dày công xây dựng nền móng cho hôm nay.
Nguồn: Trịnh Xuân Vũ 2020. Một chặng đường Trong sách Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trang 102-104
Phạm Văn Hiền cùng với Tran Van Khai và 3 người khác. 14 giờ · 25-01 ngày sinh nhật PGS Trịnh Xuân Vũ – Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.Học trò nhiều thế hệ cùng TT EnHiTech tổ chức mừng sinh nhật Thầy Trịnh Xuân Vũ lần thứ 86 (AL) Kính chúc Thầy mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc!
Quyen Mai Van : Cám ơn thầy Hiền đã chia sẽ thông tin ngày sinh vui vẽ cho mình, Thế là.mình sinh 1936 còn thầy Vũ sinh 1937 nhưng chỉ thua mấy tháng thôi, chả thế mà mình tai đã bị điếc còn tai thầy Vũ còn thính lắm. chúc thầy Vũ thầy Hiền vui vẻ hạnh phúc trọn vẹn.
Phạm Văn Hiền: @ Quyen Mai Van dạ Thầy, kính Thầy Mai Văn Quyền, hôm nào tụi em kéo qua mần sinh nhật, hét karaoke là Thầy nghe lại bình thường à! Hì hì! Lâu quá không thấy Thầy gửi hình đời thường vui vui, nhớ Thầy quá chừng! Giữ gìn sức khỏe nghe Sư Phụ!
Kim Hoàng: Kính thầy Quyen Mai Van và thầy Vu Trinh vui khỏe hạnh phúc. Em may mắn trong cuộc đời mình được trực tiếp thọ giáo hai người thầy lớn ở Viện Trường. Thầy Vu Trinh sinh cùng tháng cùng năm 1937 với anh Hai Hoàng Ngọc Dộ của em. Chuyện bây giờ mới kể.
Hai thầy đến nay đang tuyệt vời phong độ trong khi anh Hai em đã mất cách đây 27 năm, vì bệnh ung thư hiểm nghèo, vào nủa đem Rằm Nguyên Tiêu năm 1994 , trong câu chuyện “Gốc mai vàng trước ngõ“. Trước đó, anh Cao Xuân Tài (là bạn em và cũng là học trò của hai thầy đã ghé thăm anh Hai của em. Anh Hai em đã trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn em trong khi em cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh ấy. Nhìn anh ấy bình thản chơi với các cháu, em nao lòng rưng rưng. Anh Hai của em dặn em “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”, Và đọc bốn câu thơ “Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”.
Ngày nay, nhìn nụ cười rạng rỡ của thầy Vũ, em lại nhớ về thời xưa, và nhớ những câu chuyện về Thầy “một chặng đường“. Hai Thầy trong lòng em.
Pie Đại Đế là người đã hiến trọn đời mình để sông Neva trở thành huyền thoại, Miền di sản Sankt-Peterburg thành phố lớn thứ hai cửa chính của nước Nga nhìn ra thế giới di sản thế giới UNESCO thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của toàn cầu Sankt-Peterburg là vùng đất xưa bùn lầy, lạnh lẽo, đêm trắng bình minh phương Bắc. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, đứng trước nữ hoàng Elizaveta Petrovna (Ekaterina II), Stalin, Lê Nin, Nga hoàng Nikolai II theo kết quả bình chọn của nhân dân Nga trong cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga, sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Ông là kiến trúc sư của những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie đại đế sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg. Ông là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V, một người yếu ớt và dễ bệnh tật, trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại Đế hay Pierre Đại Đế, Pie Đại Đế. Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất nhất trong lịch sử Nga.
Pie Đại Đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pie Đại Đế thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 nước Nga đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người Nga đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ Quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Kết quả đã bình chọn Pie Đại Đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin, Nga hoàng Nikolai II và Nữ hoàng Elizaveta Petrovna được đánh giá là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie Đại Đế đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…
Pie Đại Đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie Đại Đế đã tự mình đóng một chiếc tàu và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới chiếm được từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân, nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì, ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối vì rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.
Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng xe sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.
Stalin rất ngưỡng mộ Pie Đại Đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại Đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu, qua gợi mở của người thư ký Stalin, mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ”giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.
Pie Đại Đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie Đại Đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga.
Tài liệu về Pie đại đế được Wikipedia Tiếng Việt đúc kết và Tình yêu cuộc sống thu thập giới thiệu trên trang Chào ngày mới 27 tháng 5. Đây là ngày mà năm 1703, Pie đại đế khởi công xây dựng thành phố Sankt-Peterburg trên vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo, sau này thành di sản văn hóa thế giới.
Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga
Sankt-Peterburg là thủ đô phương Bắc thành phố lớn thứ hai của nước Nga, đã được UNESCO công nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga sau khi đi học nước ngoài chợt bừng tỉnh ngộ khi hiểu ra vì sao nước Anh nhỏ bé lại làm bá chủ thế giới thời đó, chính vì nước Anh có đội thương thuyền hùng mạnh đi khắp toàn cầu, trong khi nước Nga mênh mông lại quẩn quanh nội địa, tự bằng lòng với giấc mơ con mà không thể có được vị thế như vậy.
Pie Đại Đế dốc sức cho Sankt-Peterburg cửa chính nhìn ra thế giới, xây dựng một thành phố hải cảng hùng mạnh cho hải quân Nga. Ông đã dành trọn đời cho Sankt-Peterburg để biến giấc mơ Nga thành hiện thực, thành đại nghiệp lớn nhất đời ông.
Tôi đến thăm Sankt-Peterburg trong một chuyến đi ngắn ngày, ngắm nhìn tượng đài Pie Đại Đế và dòng sông Nê va cuộn chảy. Biết bao du khách say mê ngắm nhìn nét đẹp kiều diễm của thành phố Hoa hậu Thế giới; Thật ngưỡng mộ tầm nhìn của nhà chiến lược thiên tài đã chấn hưng dân tộc Nga. Đúng là niềm tự hào trân trọng của nước Nga. Tôi đã trãi lòng mình trong bài viết Đêm trắng và bình minh; Từ Mekong nhớ Neva; Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga.
Sankt-Peterburg còn gọi là “Thành phố Thánh Phêrô”, là một thành phố liên bang của Nga, thành phố lớn thứ nhì ở Nga và cũng là cố đô của Đế quốc Nga. Đối với người Việt vào đầu thế kỷ 20 thì Sankt-Peterburg được phiên âm là Thành Bỉ Đắc như trong bài “Á Tế Á ca” của Phan Bội Châu. Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg.
Sankt-Peterburg có diện tích tự nhiên hơn 670 km², nếu tính cả vùng phụ cận khoảng 1.439 km², dân số khoảng 4,7 – 6,0 triệu người. Địa danh Sankt-Peterburg đã đổi tên nhiều lần, nguyên thủy là Sankt-Peterburg; khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra vào năm 1914 và Nga bị Đế quốc Đức xâm lăng thì thành phố cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức; trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến 1991 dưới chính thể Liên Xô thành phố mang tên Leningrad để tưởng niệm Vladimir Ilyich Lenin, cố lãnh tụ Liên Xô Sau khi Liên Xô sụp đổ, với cuộc trưng cầu dân ý năm 1991, địa danh ban đầu Sankt-Peterburg đã được dùng lại.
Sa hoàng Nga trong tất cả các triều đại Romanov đều mong muốn tạo đường thủy liên kết với Biển Baltic nhưng trên 100 năm từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 16 đều không thể đạt được mục tiêu mong muốn này. Người Nga cho đến thời Pie Đại Đế mới tới được biển Baltic nhờ chiến tranh phương Bắc (1701-1721), chống lại Thụy Điển suốt 20 năm và nhờ chiến thắng trong trận Poltava vào năm 1710, cũng như những thỏa ước hòa bình có lợi cho cả Nga và Thụy Điển tại Nystad mà Sa hoàng Pie Đại Đế mới đã có thể khai thác được các miền ven biển Baltic.
Bài học lớn từ Pie Đại Đế có quan hệ nhiều đếnKarl XIV Johan là vua Thụy Điển và Na Uy sau này ( Karl XIV Johan có tên khai sinh là Jean-Baptiste Bernadotte, về sau lấy tên là Jean-Baptiste Jules Bernadotte sinh ngày 26 tháng 1 năm 1763, mất ngày 8 tháng 3 năm 1844 với tiếng Na Uy là Karl III Johan từ năm 1818 đến khi lúc băng hà. Bernadotte đã có một sự nghiệp phụng sự lâu dài trong quân đội Pháp và đã được Napoléon I phong cho tước thống chế Pháp. Ông trở thành Thái tử nhiếp chính đầu tiên, kế vị ngai vàng của vua Thụy Điển năm 1810. Câu chuyện tự cường của Pie Đại Đế quan hệ nhiều đến sự lựa chọn quyết sách của Bernadotte tách ra khỏi những tranh chấp của các con hổ lớn châu Âu và tìm đường riêng chấn hưng đất nước. Nhưng đó là câu chuyện khác mà tôi sẽ kể sau.
Pie Đại Đế giấc mơ lớn nhất là xây dựng một thành phố thật qui củ để qua đó chứng tỏ sự hùng hậu của nước Nga. Dự án của công trình này được bắt đầu ngay từ năm 1703 trên Hòn đảo con thỏ giành được từ tay người Thụy Điển (người Viking). Công trình được xây dựng đầu tiên trên đảo là pháo đài Sankt Piterburh, ngày nay gọi là Pháo đài Petro-Pavlov, thực hiện theo lệnh của Pie Đại Đế ngày 16 tháng 5 năm 1703 được chính thức chọn làm “ngày khai sinh” của thành phố. Trên phiến đá kỉ niệm dịp này người ta đã khắc dòng chữ: “Ngày 16 tháng 5 năm 1703, thành phố Sankt-Peterburg đã được Sa hoàng và Hoàng tử Aleksei Petrovich xếp đặt”.
Triều đại Sa hoàng cuối cùng, Nikolai II sa lầy và kiệt sức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là cuộc chiến diễn ra giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung và Bulgaria) từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt, nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tất cả những Đế quốc tham chiến đều sụp đổ trong cuộc chiến này. Nó đã tạo điều kiện cho đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên cầm quyền tại Đức.
Ở Sankt Peterburg trước Cung điện Mùa đông ngày chủ nhật 22/1/1905, quân đội đã nã súng vào đoàn người biểu tình làm thiệt mạng khoảng 1000 người trong đó có cả phụ nữ và trẻ em đã chết. Sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu đã bị nhân dân toàn thế giới lên án. Các cuộc nổi dậy của nông dân, bãi công, biểu tình, ám sát và binh biến diễn ra liên tiếp, cho đến khi Sa hoàng Nikolai miễn cưỡng chấp nhận yêu sách của những người phản đối. Tháng 10 năm 1905, Sa hoàng Nikolai đã ký một văn kiện hứa đảm bảo quyền tự do ngôn luận và thành lập viện Duma một hạ viện thông qua bầu cử. Tình hình vẫn không giảm sau năm 1916, giá thức ăn tăng gấp 4 lần. Đoàn người chờ bánh mì trước Cung điện Mùa đông bắt đầu gây náo loạn. Trong khi đó, quân lính không theo lệnh vua, đứng ra lãnh đạo đoàn người biểu tình. Dân chúng luôn yêu cầu Sa hoàng phải thoái vị. Sau sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu, không một quốc gia châu Âu nào đồng ý tiếp nhận vị Sa hoàng bị trục xuất này.
Đến năm 1917 nước Nga đã bị kiệt sức bởi chiến tranh và nhân dân đã quá căm giận nhà cầm quyền. Những người cộng sản Bolshevik Nga nêu cao khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị, Chính phủ lâm thời thành lập do Kerensky đứng đầu. Những người Bolshevik do Vladimir Ilyich Lenin và Lev Trotsky đứng đầu tiếp tục đấu tranh, tổ chức các cuộc nổi dậy lan rộng khắp đất nước. Đến ngày 7/11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, lật đổ Chính phủ Lâm thời và lập ra nhà nước công nông đầu tiên.
Sankt-Peterburg sau năm 2014 đã cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức đến năm 2014 Vladimir Ilyich Lenin mất, thành phố được đặt là Leningrad để tưởng nhớ người anh hùng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến thảm khốc nhất của lịch sử nhân loại, bắt đầu từ năm 1937 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít, thì Sankt-Peterburg là một trong những nơi ác liệt nhất toàn cầu. Tháng 9 năm 1941, quân Đức bao vây Leningrad, cuộc vây hãm kéo dài 872 ngày, gần một triệu người đã chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. Thành phố phương bắc giá lạnh bị vây hãm không có chất đốt để sưởi ấm và nước để uống, thức ăn không đủ. Trong tình trạng thiếu thốn đó, thịt của động vật nuôi, chuột và chim được sử dụng để nuôi con người. Chỉ tính riêng trong tháng Giêng và tháng Hai lạnh giá, đã có tới 200 nghìn người bị chết. Cuối cùng, cuộc phong toả chấm dứt vào ngày 27/1/1944. Khi quân Đức tiến vào thành phố, gần ba triệu người đã bị bắt, tuy vậy nhiều người đã vượt ra ngoài.
Tên thành phố Sankt Peterburg được đổi lại tên ban đầu sau khi Liên Xô tan rã thành 15 nước khác nhau. Trong chính thể nước Nga, nền kinh tế Sankt Peterburg được hồi phục, Tự do ngôn luận đã tạo một môi trường sôi động cho đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và nghệ thuật được phát triển. Du lịch trở thành nền kinh tế chính của thành phố. Các điểm đến du lịch hấp dẫn như Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè…đẹp tuyệt vời sáng chói giữa phương Bắc lạnh giá của nước Nga .
Thành phố Saint Petersburg nằm trên vùng đất thấp taiga dọc theo bờ biển của vịnh Neva thuộc Vịnh Phần Lan, và các đảo của đồng bằng châu thổ. Nơi cao nhất từ mực nước biển đến điểm cao nhất là 175,9 mét tại đồi Orekhovaya thuộc Duderhof Heights ở phía nam. Nơi thấp nhất là phần đất ở phía tây của Liteyny Prospekt không cao hơn 4 mét so với mực nước biển, và thường xuyên bị ngập. Ngập lụt ở Saint Petersburg chủ yếu từ sóng dài của biển Baltic, do chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng, gió và độ nông của vịnh Neva. Đập Saint Petersburg đã được xây để ngăn lụt. Đảo Vasilyevsky là đảo lớn nhất cùng nhiều đảo khác nay hầu hết được chuyển thành các công viên và khu nghỉ dưỡng. Từ thế kỷ 18 địa hình của thành phố được nâng lên do các yếu tố nhân tạo, ở những nơi có độ cao trên 4 mét, làm sáp nhập một số đảo, và thay đổi chế độ thủy văn của thành phố. Bên cạnh sông Neva và các phụ lưu của nó, các sông quan trọng khác gồm Sestra, Okhta và Izhora. Hồ lớn nhất là Sestroretsky Razliv nằm ở phía bắc, theo sau là Lakhtinsky Razliv, Suzdal và các hồ nhỏ khác.
Saint Petersburg thuộc nhóm khí hậu lục địa ẩm, thành phố có khí hậu ấm ẩm, mùa hè ngắn, mùa đông ẩm ướt, kéo dài. Nhiệt độ trung bình ấm nhất là vào tháng 7 khoảng 23 °C. Nhiệt độ trung bình năm là 5,8 °C. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông là −35,9 °C được ghi nhận vào năm 1883. Sông Neva chảy qua thành phố thường bị đóng băng vào tháng 11-12 và tan băng vào tháng 4. Từ tháng 12 đến tháng 3, trung bình có 118 ngày bị phủ tuyết, với bề dày trung bình khoảng 19 cm vào tháng 2. Thời gian không đóng băng trong thành phố kéo dài trung bình 135 ngày. Trung tâm thành phố hơi ấm hơn vùng ngoại ô. Các điều kiện khí hậu khá thay đổi trong cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 660 mm, cao nhất vào cuối hè và thay đổi tùy nơi trong thành phố. Độ ẩm không khí trung bình 78% và mỗi năm có khoảng 165 ngày nhiều mây.
Độ dài ngày ở Saint Petersburg thay đổi theo mùa, do thành phố nằm ở 60°vĩ độ Bắc. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7, hoàng hôn có thể kéo dài cả đêm nên được gọi là “đêm trắng”. Mời bạn đọc câu chuyện thú vị này trong bài Đêm trắng và bình minh.
Sông Neva nơi lưu dấu những huyền thoại. Neva là một con sông ở phía tây bắc Nga chảy từ hồ Ladoga qua phía tây của Sankt-Peterburg đến Neva của vịnh Phần Lan. Đây là con sông huyền thoại nơi Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nước Nga lập nên thành phố Sankt-Peterburg cố đô Đế quốc Nga thành phố lớn thứ hai ở Nga ngày nay. Con sông này thông với vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg mở cửa nhìn ra biển lớn.
Sông Neva cũng là nơi danh tướng Aleksandr Nevsky anh hùng dân tộc của nước Nga, đứng đầu trong số 12 danh nhân vĩ đại nhất của nước này đánh bại quân Thụy Điển. Thành phố Sankt-Peterburg và dòng sông Neva sau này cũng là nơi chứng kiến những trận đánh đẫm máu và oanh liệt nhất của nước Nga trong cuộc đọ sức với nước Pháp thời Napoleon cũng như sau này là trận vây hãm kéo dài 872 ngày của phát xít Đức đối với Sankt Peterburg.
Tôi đã đi qua miền đất này, đã thấu hiểu đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhìn sâu vào lịch sử, địa lý, giá trị văn hóa của mỗi vùng đất, chúng ta mới hiểu được con người. Mời bạn đọc Từ Mekong nhớ Neva; Đêm trắng và bình minh.
Neva, Sankt Peterburg, Pie Đại Đế là di sản huyền thoại, niềm tự hào của người Nga.