Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2044
Toàn hệ thống 5837
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 2
Hoàng Kim
CNM365 Một gia đình yêu thương; MARDI và những người bạn; Nha Trang; A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang biển và em. Ngày 1 tháng 2 năm 1972, Kuala Lumpur trở thành một thành phố theo chiếu chỉ Quốc vương  Yang di-Pertuan Agong của Malaysia. Ngày 1 tháng 2 năm 1394 ngày sinh Nhất Hưu Tông Thuần, nhằm 1 tháng 1 năm Giáp Tuất, là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất của Thiền tông Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế  (mất năm 1481). Ngày 1 tháng 2 năm 1884 Từ điển tiếng Anh Oxford quyển đầu tiên (A đến Ant) của được phát hành. Ngày 1 tháng 2 năm 1887 là ngày ra đời của Hollywood, cho đến năm 1903, Hollywood được hưởng quy chế của một thành phố và năm 1910 được sát nhập vào Los Angeles. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 2:  Một gia đình yêu thương; MARDI và những người bạn; Nha Trang; A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang biển và em. Mùa xuân và mùa cưới; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-2/

Một gia đình yêu thương (xem tiếp)

 

 

MARDI VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
Hoàng Kim

Malaya giành được độc lập từ Anh Quốc ngày 31 tháng 8 năm 1957, .Sabah được Vương thất Anh trao quyền tự trị đã tham gia hình thành Liên bang Malaysia nửa tháng sau đó Kuala Lumpur trở thành thủ đô liên bang và là điểm dân cư đầu tiên của Malaysia được trao địa vị này ngày 1 tháng 2 năm 1972 sau khi độc lập theo chiếu chỉ Quốc vương Yang di-Pertuan Agong của Malaysia. Kuala Lumpur đến ngày 1 tháng 2 năm 1974, trở thành lãnh thổ liên bang và thành phố đông dân nhất ở Malaysia. Kuala Lumpur từ năm 1978 thôi làm thủ đô của Selangor sau khi thành phố Shah Alam được tuyên bố là thủ đô mới của bang. Ngày 1 tháng 2 năm 2001, Putrajaya được tuyên bố là một lãnh thổ liên bang, cũng như là nơi đặt trụ sở chính phủ liên bang và các chức năng hành pháp tư pháp của chính phủ chuyển từ Kuala Lumpur đến Putrajaya. Kuala Lumpur hiện vẫn giữ lại chức năng lập pháp, và là nơi có cung điện của Quốc vương.

Kuala Lumpur cũng là nơi có tòa Tháp đôi Petronas nổi tiếng thế giới do kiến trúc sư  César Pelli thiết kế. Tòa tháp này động thổ ngày 1 tháng 1 năm 1992, khởi công ngày 1 tháng 3 năm 1992, hoàn thành ngày 1 tháng 3 năm 1996, khánh thành ngày 1 tháng 8 năm 1996, gồm 88 tầng, cao 375 m đến sàn cao nhất, 403 m đến mái, 452 m đến angten, từng là tòa nhà cao nhất thế giới trước năm 2003.

MARDI là Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Malaysia (Malaysian Agricultural Research and Development Institute), trụ sở chính tại Persiaran MARDI-UPM, 43400 Serdang Selangor, Kuala Lumpur.

 

2017-02-01_nhungnguoiban

 

Tiến sĩ Tan Swee Lian, người đứng giữa của ảnh Những bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á trên đây, là chuyên gia nông nghiệp rất nổi tiếng của Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Malaysia (MARDI) Bà nghiên cứu phát triển sắn, khoai lang, ngô, nghề làm vườn và nông học ở Malaysia và cũng là thành viên chính của Mạng lưới Cây Có Củ châu Á và Toàn cầu trên một phần tư thế kỷ. Bà là tác giả của  266 bài báo khoa học, trong đó có 115 bài báo trình bày ở các hội thảo quốc tế, 68 bài đăng trên các tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, 60 bài báo thông dụng và 23 sách chuyên khảo.

Tôi có được vài lần sang dự họp ở đấy, có báo cáo được chọn đăng trên trang báo địa  phương. Các báo cáo khoa học nông nghiệp Quốc tế của nhóm bạn MARDI trong nghiên cứu, phát triển cây có củ (mời xem dưới đây) luôn tạo cho người nghe nhiều điều để trao đổi, học hỏi. 

Tôi kể bạn nghe câu chuyện về Malaysia Kuala Lumpur MARDI và những bạn tôi ở nơi ấy. Đó là những bạn tốt của nông dân trồng khoai sắn châu Á. Trước hết mời bạn xem một số hình ảnh kỷ niệm một thời.

 

MARDI25
MARDI26
MARDI27
MARDI28
MARDI29

 

Bạn có tin chuyện phiêu lưu và kho báu không? Tôi thì tin ‘Nhà Giả Kim’ là có thật.Ông Paulo Coelho, tác giả người Brazil, với tác phẩm ‘Nhà giả kim’ (O Alquimista  tiếng Bồ Đào Nha đã đoạt giải năm 2007. Bà J.K. Rowling, tác giả người Scotland, với tác phẩm ‘Harry Potter’ đã đoạt giải năm 2010. Bà  Isabel Allende, nhà văn Chile, tư cách công dân Mỹ, với 2 tác phẩm  Ngôi nhà của các linh hồn (La casa de los espíritus) 1982 và Thành phố của những tên ác quỷ (La ciudad de las bestias) 2002 tiếng Tây Ban Nha, đã đoạt giải năm 2012). Rio thành phố giữa núi và biển ở Brazil ẩn tàng 500 năm nông nghiệp Brazil, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Ở Malaysia ẩn tàng nhiều câu chuyện cổ về  những kẻ cướp biển với kho báu và những cẩm nang quý của nông nghiệp châu Á.

 

 

Malaysia, Kuala Lumpur, MARDI, đất nước và con người là câu chuyện thú vị không chỉ kể một lần. Tôi neo đậu một thư mục và sẽ quay lại để kể sâu hơn.

Tôi đang tìm kho báu của chính mình phúc hậu, an nhiên.

MARDI và những người bạn, chuyện không quên tại đây

Hoàng Kim

 

 

NHA TRANG
Hoàng Kim

Nha Trang anh chị tôi ở đấy
Bạn học thân từ thuở ấu thơ
Trời xanh như ngọc người phúc hậu
Biển lam màu nắng xuân bốn mùa.

Như lúa đồng xuân đón thái dương
Hoa hướng dương soi tỏ nẻo đường
Đất lành chim đậu người hiền ở
A Na, Nha Trang và A. Yersin

 

cropped-dsc00927.jpg

 

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

 

 

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

 

 

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

 

NgoDucThinh2009DaoMauVietNam

 


ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2)
Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Sách Việt
Dec 24, 2015

Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.

Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download
eBook có trong tuyển tập
DVD Văn Hóa
https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam

 

LeDinhPhung

 

ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PALê Đình Phụng 2015 (Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Cập nhật: 7:22 PM GMT+7, Thứ năm, 23/07/2015

Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.

Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê  đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ.  Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.

Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:

Phần  I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần  II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nguồn: Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

 

Thien_Y_A_Na

 

TỪ YANG PO INÂ NÂGAR ĐẾN THIÊN YANA DIỄN NGỌC PHI: DẤU ẤN CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM

Huỳnh Thiệu Phong
Nguồn:
Nghiên cứu Lịch sử

Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.

Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.

Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?

Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.

*

Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.

Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.

Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.

Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.

“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.

Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.

“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].

Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.

  • Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
  • Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 2
Hoàng Kim
CNM365 Một gia đình yêu thương; MARDI và những người bạn; Nha Trang; A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang biển và em. Ngày 1 tháng 2 năm 1972, Kuala Lumpur trở thành một thành phố theo chiếu chỉ Quốc vương  Yang di-Pertuan Agong của Malaysia. Ngày 1 tháng 2 năm 1394 ngày sinh Nhất Hưu Tông Thuần, nhằm 1 tháng 1 năm Giáp Tuất, là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất của Thiền tông Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế  (mất năm 1481). Ngày 1 tháng 2 năm 1884 Từ điển tiếng Anh Oxford quyển đầu tiên (A đến Ant) của được phát hành. Ngày 1 tháng 2 năm 1887 là ngày ra đời của Hollywood, cho đến năm 1903, Hollywood được hưởng quy chế của một thành phố và năm 1910 được sát nhập vào Los Angeles. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 2: Một gia đình yêu thương; MARDI và những người bạn; Nha Trang; A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang biển và em. Mùa xuân và mùa cưới; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-2/

Một gia đình yêu thương (xem tiếp)

 

 

MARDI VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
Hoàng Kim

Malaya giành được độc lập từ Anh Quốc ngày 31 tháng 8 năm 1957, .Sabah được Vương thất Anh trao quyền tự trị đã tham gia hình thành Liên bang Malaysia nửa tháng sau đó Kuala Lumpur trở thành thủ đô liên bang và là điểm dân cư đầu tiên của Malaysia được trao địa vị này ngày 1 tháng 2 năm 1972 sau khi độc lập theo chiếu chỉ Quốc vương Yang di-Pertuan Agong của Malaysia. Kuala Lumpur đến ngày 1 tháng 2 năm 1974, trở thành lãnh thổ liên bang và thành phố đông dân nhất ở Malaysia. Kuala Lumpur từ năm 1978 thôi làm thủ đô của Selangor sau khi thành phố Shah Alam được tuyên bố là thủ đô mới của bang. Ngày 1 tháng 2 năm 2001, Putrajaya được tuyên bố là một lãnh thổ liên bang, cũng như là nơi đặt trụ sở chính phủ liên bang và các chức năng hành pháp tư pháp của chính phủ chuyển từ Kuala Lumpur đến Putrajaya. Kuala Lumpur hiện vẫn giữ lại chức năng lập pháp, và là nơi có cung điện của Quốc vương.

Kuala Lumpur cũng là nơi có tòa Tháp đôi Petronas nổi tiếng thế giới do kiến trúc sư  César Pelli thiết kế. Tòa tháp này động thổ ngày 1 tháng 1 năm 1992, khởi công ngày 1 tháng 3 năm 1992, hoàn thành ngày 1 tháng 3 năm 1996, khánh thành ngày 1 tháng 8 năm 1996, gồm 88 tầng, cao 375 m đến sàn cao nhất, 403 m đến mái, 452 m đến angten, từng là tòa nhà cao nhất thế giới trước năm 2003.

MARDI là Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Malaysia (Malaysian Agricultural Research and Development Institute), trụ sở chính tại Persiaran MARDI-UPM, 43400 Serdang Selangor, Kuala Lumpur.

 

2017-02-01_nhungnguoiban

 

Tiến sĩ Tan Swee Lian, người đứng giữa của ảnh Những bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á trên đây, là chuyên gia nông nghiệp rất nổi tiếng của Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Malaysia (MARDI) Bà nghiên cứu phát triển sắn, khoai lang, ngô, nghề làm vườn và nông học ở Malaysia và cũng là thành viên chính của Mạng lưới Cây Có Củ châu Á và Toàn cầu trên một phần tư thế kỷ. Bà là tác giả của  266 bài báo khoa học, trong đó có 115 bài báo trình bày ở các hội thảo quốc tế, 68 bài đăng trên các tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, 60 bài báo thông dụng và 23 sách chuyên khảo.

Tôi có được vài lần sang dự họp ở đấy, có báo cáo được chọn đăng trên trang báo địa  phương. Các báo cáo khoa học nông nghiệp Quốc tế của nhóm bạn MARDI trong nghiên cứu, phát triển cây có củ (mời xem dưới đây) luôn tạo cho người nghe nhiều điều để trao đổi, học hỏi. 

Tôi kể bạn nghe câu chuyện về Malaysia Kuala Lumpur MARDI và những bạn tôi ở nơi ấy. Đó là những bạn tốt của nông dân trồng khoai sắn châu Á. Trước hết mời bạn xem một số hình ảnh kỷ niệm một thời.

 

MARDI25
MARDI26
MARDI27
MARDI28
MARDI29

 

Bạn có tin chuyện phiêu lưu và kho báu không? Tôi thì tin ‘Nhà Giả Kim’ là có thật.Ông Paulo Coelho, tác giả người Brazil, với tác phẩm ‘Nhà giả kim’ (O Alquimista  tiếng Bồ Đào Nha đã đoạt giải năm 2007. Bà J.K. Rowling, tác giả người Scotland, với tác phẩm ‘Harry Potter’ đã đoạt giải năm 2010. Bà  Isabel Allende, nhà văn Chile, tư cách công dân Mỹ, với 2 tác phẩm  Ngôi nhà của các linh hồn (La casa de los espíritus) 1982 và Thành phố của những tên ác quỷ (La ciudad de las bestias) 2002 tiếng Tây Ban Nha, đã đoạt giải năm 2012). Rio thành phố giữa núi và biển ở Brazil ẩn tàng 500 năm nông nghiệp Brazil, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Ở Malaysia ẩn tàng nhiều câu chuyện cổ về  những kẻ cướp biển với kho báu và những cẩm nang quý của nông nghiệp châu Á.

 

 

Malaysia, Kuala Lumpur, MARDI, đất nước và con người là câu chuyện thú vị không chỉ kể một lần. Tôi neo đậu một thư mục và sẽ quay lại để kể sâu hơn.

Tôi đang tìm kho báu của chính mình phúc hậu, an nhiên.

MARDI và những người bạn, chuyện không quên tại đây

Hoàng Kim

 

 

NHA TRANG
Hoàng Kim

Nha Trang anh chị tôi ở đấy
Bạn học thân từ thuở ấu thơ
Trời xanh như ngọc người phúc hậu
Biển lam màu nắng xuân bốn mùa.

Như lúa đồng xuân đón thái dương
Hoa hướng dương soi tỏ nẻo đường
Đất lành chim đậu người hiền ở
A Na, Nha Trang và A. Yersin

 

cropped-dsc00927.jpg

 

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

 

 

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

 

 

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

 

NgoDucThinh2009DaoMauVietNam

 


ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2)
Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Sách Việt
Dec 24, 2015

Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.

Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download
eBook có trong tuyển tập
DVD Văn Hóa
https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam

 

LeDinhPhung

 

ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PALê Đình Phụng 2015 (Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Cập nhật: 7:22 PM GMT+7, Thứ năm, 23/07/2015

Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.

Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê  đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ.  Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.

Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:

Phần  I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần  II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nguồn: Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

 

Thien_Y_A_Na

 

TỪ YANG PO INÂ NÂGAR ĐẾN THIÊN YANA DIỄN NGỌC PHI: DẤU ẤN CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM

Huỳnh Thiệu Phong
Nguồn:
Nghiên cứu Lịch sử

Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.

Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.

Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?

Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.

*

Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.

Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.

Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.

Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.

“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.

Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.

“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].

Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.

  • Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
  • Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].

Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar  lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.

Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.

Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.

Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.

Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.

 

Chaongaymoi

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa – xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.

 

 

NGÀY MỚI BÌNH MINH AN
Hoàng Kim

Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Ngày mới bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con đến lớp
Suối nhạc lòng ngân nga

Vui khỏe cùng trẻ thơ
Ngày mới bình minh an

 

 

NHA TRANG VÀ A. YERSIN
Hoàng Kim


A Na bà chúa Ngọc
Nha Trang và A. Yersin
Ban mai đứng trước biển
Hoa ĐấtNgọc phương Nam..

Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam , nơi ấy có di sản nổi tiếng A Na bà chúa Ngọc Nha Trang cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống.

 

 

A. YERSIN Ở NHA TRANG

Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943.

Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.

 

 

Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.

Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943, và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó

Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một,  tên của Yersin được đặt  tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.

 

 

Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

 

 

Ngoài việc du nhập và phát triển cây cao su, ông cũng cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.

 

 

Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ tính từ cột mốc cây số và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên đường Quốc lộ 1, vào khoảng 2 km nữa thì đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Ngọn đồi này nằm giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ông Năm đã mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này vì giống sắn KM94 và một số giống sắn lai mới triển vọng được bảo tồn và phát triển từ đây (Tôi sẽ kể chi tiết ở phần dưới).

 

 

A. YERSIN VỚI VIỆT NAM

Ông Năm Yersin là một người dân Việt sống chết với Việt Nam như chính sự thật cuộc đời ông mà không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ . Ông Năm hiền lành tốt bụng là người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang  nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau. (Suối Dầu hay Suối Giầu .còn đó một ẩn ngữ vì bác Năm Yersin cũng là một nhà ngôn ngữ học thông tuệ và tên gọi này có từ thời ông. Thơ thiền Trần Nhân Tông có câu: “Sách Nhàn đọc dấu Thơ thiền Nhân Tông như có như không”.”Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” . Giấu hay là Dấu là một ẩn ngữ trên 700 năm Giầu hay là Dầu cũng là một ẩn ngữ trên 100 năm nay.

Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.

Ông Năm Yersin không những là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà còn là nhà thám hiểm người nước ngoài đầu tiên đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh vào năm 1892.

Ông Năm Yersin không những là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu đầu tiên để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa mà ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh đặc biệt xuất sắc về khí tượng nông nghiệp. Ông vừa là nhà văn và là nhà dịch thuật;

Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Sắn Việt ở Suối Dầu chuyện nhỏ bài học lớn. Ông Năm Yersin mất lâu rồi mà đất lành ông Năm vẫn tiếp tục nở hoa đất việc tốt điều thiện. Sắn Việt KM94 cùng nhiều giống sắn lai mới được bảo tồn tuyển chọn, nhân giống phát triển ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993, từ một phần tư thế kỷ trước, tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi ra khắp Việt Nam. Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.

Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.

 

 

ĐẤT SUỐI DẦU A. YERSIN

Trại Chăn nuôi  Suối Dầu ở Suối Cát xã Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn là tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.

Đất lành Suối Dầu A. Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.

 

 

Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…

Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?

Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:

Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.”

 

 

Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.

Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây an nhiên một CON NGƯỜI.

Hoàng Kim

 

NgayvuichauSangLinh
2018 2 1
ChiThanhHuongva giadinhngayvui

 

MÙA XUÂN MÙA CƯỚI. Ngày này năm 2018, vợ chồng Hoàng Kim dự đám cưới Sang Linh là con của anh Long chị Thảo Hoàng Kim lại làm chủ hôn đưa dâu nên không đến họp mặt các bạn học chung lớp Trồng trọt 4 ở TP. Hồ Chí Minh được. Chúc vui Pine Le XuanPhạm Huy TrungKhacthinh Do cùng các bạn.

 

 

Chúc mừng ngày tham gia FB 11 năm trước

 

 

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

PDF và Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Phim vua Solomon
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20165
Nhập ngày : 01-02-2021
Điều chỉnh lần cuối : 01-02-2021

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 10(08-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 10(07-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 10(06-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 10(06-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 10(04-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 10(03-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 10(02-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 10(01-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 9(30-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 9(30-09-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007