Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1979
Toàn hệ thống 3289
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

denvoitaynguyen

CHÀO NGÀY MỚI 9 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365 Theo chân người dẫn đường; Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai; Vui bước tới thảnh thơi; Hoàng Thành; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Ngày 9 tháng 2 năm 1796, Càn Long Đế chính thức nhường lại ngôi hoàng đế triều Thanh cho con là Gia Khánh Đế Ngung Diễm, nhằm ngày Mậu Thân mồng 1 tháng 1 năm Bính Thìn. Ngày 9 tháng 2 năm 1943 ngày sinh Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel, ông là một trong những nhà kinh tế học xuất sắc nhất thế giới, theo đánh giá của dự án RePE; Bài chọn lọc ngày 9 tháng 2: Theo chân người dẫn đường; Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai; Vui bước tới thảnh thơi; Hoàng Thành; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Truyện Pie Đại đế; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-2/

THEO CHÂN NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG
Hoàng Kim

Trên đá hoa cương đặt tại Quảng trường Tây Nguyên là thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleyku. Bác viết ở Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 1946 với lời thề đại đoàn kết toàn dân nay được khắc. Chúng ta cùng đọc để thấu hiểu và chung sức nổ lực cho sự kết nối con người các dân tộc Việt, cho Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tỏa sáng và phát triển bền vững.

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

Đến với Tây Nguyên mới chúng ta theo chân người dẫn đường là nhà văn Nguyên Ngọc tác giả của “Nước mội, rừng xanh và sự sống“, “Các bạn tôi ở trên ấy”. Tây Nguyên con người và thiên nhiên là một nền văn hóa lịch sử địa lý thật phong phú và độc đáo. Nhà văn Nguyên Ngọc với vốn sống đầy đặn và một thời gian dài gắn bó với Tây Nguyên, đã khắc họa rõ nét, chạm đến tầng sâu của tính cách con người và văn hóa Tây Nguyên: phóng khoáng, tự do, nồng hậu, giàu tình yêu thương.

Đến với Tây Nguyên mới chúng ta cũng theo chân một người dẫn đường khác là nhà thơ Văn Công Hùng của những tác phẩm lắng đọng trầm tích “Tây Nguyên của tôi” “Một thế hệ Tây Nguyên mới” “Lời vĩnh cữu” sẽ giúp chúng ta một góc nhìn khá thú vị về Tây Nguyên.

ben-che-ruou-can

Đến với Tây Nguyên mới chúng ta hãy cùng đắm mình trong không gian kỳ thú của những Vườn Quốc gia Việt Nam tại địa bàn này: khám phá hệ thực vật trong vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ, dãy núi cao nhất của Bắc Tây Nguyên “nóc nhà Đông Dương’; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác cây trồng cho những cộng đồng dân tộc thiểu số dưới chân núi Chư Jang Sin dãy núi cao nhất của Nam Tây Nguyên; đến với Se San, Srepok và các dòng sông Tây Nguyên, nguồn chính của hợp lưu dòng Mekong; bên ché rượu cần với già làng Đăk Đoa cạnh hồ trên núi Đầu Rồng… Chúng ta được đi vào câu chuyện đất và thức ăn (Land and Food) của Tây Nguyên trong sự so sánh với 500 năm nông nghiệp Brazil  đối thoại các nền văn hóa. Chúng ta cùng tìm về nền văn hóa bản địa, sự canh tác cổ xưa và tìm về những dấu chân mở đất. Thăm chùa cổ Minh Quang ở Pleyku, thăm nhà mồ Tây Nguyên, đến Biển Hồ ‘mắt ngọc cao nguyên’, đàm đạo với vị cao tăng tì kheo Thích Giác Tâm ở chùa cổ Bửu Minh, tác giả của “Ta về còn một niềm tin”… Tây Nguyên con người thiên nhiên là vùng không gian rộng lớn đặc biệt thú vị để dạy, học, làm nông nghiệp và du lịch sinh thái.

nguyenngocnuocmoirungxanhvasusong
Đến với Tây Nguyên mới, trong những câu chuyện hôm nay, bạn nên đọc lại “Nguyên Ngọc: Nước mội, rừng xanh và sự sống” mà tôi đã kịp chép lại “Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước.” Nguyên Ngọc,  Kinh tế Sài Gòn Online (Cát Tiên – ảnh Hoàng Kim).

nguyenngocvanconghung

Đến với Tây Nguyên mới, đọc “Văn Công Hùng: Tây Nguyên của tôi”, tôi ngắm nghía bức ảnh “Một thế hệ Tây Nguyên mới” và đọc đi đọc lại nhiều lần đoản văn kết: “Tây Nguyên đang rời xa đi cái gốc nguyên thủy của nó, đang bị giằng xé dữ dội giữa phát triển và bảo tồn, giữa những vòng quay chóng mặt của ngộ nhận và cố chấp, của cả tự ti và áp đặt, của vênh vang và ngu dốt, của thực dụng và hiếu thắng… Chứ trong tôi, một Tây Nguyên hài hòa, nhân văn, trữ tình và đầy khát vọng nhưng cũng rất khiêm nhường luôn luôn thường trực, một Tây Nguyên biết cứ khi nào con người mỏi chân thì lại hiện lên một cái cây bóng mát, một Tây Nguyên có hẳn một nghi lễ khóc trâu trước khi hiến tế, và một Tây Nguyên cương quyết không lừa thần linh, nên dẫu nhà nước hứa rồi nhưng lại không cho thần linh ăn trâu thì họ mang về làng để làm. Bởi họ không ăn trâu, mà là dâng hiến cho thần linh. Sự dâng hiến tự nguyện và thành kính. Nhân nghĩa thủy chung và cũng rất giữ lời, trung thực một cách cực đoan như vậy đấy, Tây Nguyên của tôi…

Tôi nói với các em sinh viên Nông Học 14 Gia Lai và Nông Học 14 Ninh Thuận rằng Đề cương môn học Cây Lương thực và Tài liệu học tập chính có mục ‘Môn học tiên quyết’ bao gồm: Sinh học, Nông học đại cương, Khoa học đất cơ bản, Thực vật và phân lọai thực vật, Khí tượng nông nghiệp, Sinh học phân tử, Sinh lý thực vật, Sinh hóa thực vật, Di truyền thực vật, Chọn giống cây trồng, Vi sinh trong nông nghiệp, Bệnh cây đại cương và chuyên khoa, Côn trùng đại cương và chuyên khoa, Thuốc bảo vệ thực vật, Bảo vệ môi trường nông nghiệp, Thủy nông, Máy nông nghiệp, Công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Tuy vậy, có những bài viết không trong danh mục ‘Môn học tiên quyết’ nhưng các em không thể không đọc như bài “Nguyên Ngọc: Nước mội, rừng xanh và sự sống” và Văn Công Hùng: Tây Nguyên của tôi. Chúng ta cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Những tài liệu này tôi trích dẫn toàn văn dưới đây vì bài học không cho phép trích dẫn dài hơn.Các em sinh viên nên đọc thẳng chính văn là tốt nhất.

Đến với Tây Nguyên mới, một thoáng Tây Nguyên, thao thức một góc nhìn tham chiếu.

CÓ LỚP SINH VIÊN NHƯ THẾ

Có lớp sinh viên như thế
Em như hạt ngọc cho đời
Khai mở vùng năng lượng mới
Suối nguồn tươi trẻ mãi thôi…

“Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo”. Câu chuyện về họ là chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công. Tôi trò chuyện với Văn Công Hùng, nhà văn Tây Nguyên, tác giả của “Lời vĩnh cửu” và “Tây Nguyên của tôi” rằng, sinh viên Tây Nguyên hôm nay đã hỏi tôi: Thưa Thầy, Thầy đi nhiều hãy cho chúng em biết nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất?; Thưa Thầy, quê em ở …. ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn, thầy giúp ý kiến nuôi trồng để dân thoát nghèo có lợi nhất?”… Những câu hỏi thông minh đến vậy đã làm cho sự trả lời không đơn giản, đánh thức trong tôi việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và đúc kết di sản lý luận để đáp ứng. Dạy và học không chỉ là sự trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn thắp lên ngọn lửa, đánh thức tiềm lực, giúp học viên tìm tòi, suy nghĩ đối thoại tìm ra định hướng để khai mở vùng năng lượng to lớn của con người và thiên nhiên nơi mình đang sống. Bởi định hướng quan trọng hơn tốc độ.

Hỏi và trả lời: “Bạn có ba phút giới thiệu một thoáng Tây Nguyên, điểm nhấn là Pleyku, nơi trường bạn đang học”. Tôi đã nhận được những câu trả lời tức thời và thực hay. Một thoáng Tây Nguyên của tôi đã góp thêm một góc nhìn của một nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ, một người lính Tây Nguyên năm xưa trở lại chiến trường xưa, trở về Ký ức Tây Nguyên mà tôi đã có dịp kể lại trong mục ‘Người lính cây sắn  và tuổi thơ” của bài viết Cách mạng sắn ở Việt Nam.

Đến với Tây Nguyên chúng ta thấu hiểu nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời, với những mưu sinh khởi nghiệp nhọc nhằn và nhiều câu hỏi  được đặt ra rộng lớn hơn trang sách và những giáo trình kinh điển. Tôi đã gặp nhiều em sinh viên như thế. Câu chuyện về họ đầy ắp dẫn liệu để nói thêm, viết thêm ngoài tiết học chính. Những ghi chú thực sự ấn tượng.

Hình ảnh trên đây và bài thơ thật xúc động của cô bé Võ Minh Thư gửi Thầy Hoàng Kim. làm tôi nhớ mãi và thấm thía những cảnh ngộ.
“Ta đi ngủ lúc gà che gáy sáng
Chợt nhận ra đêm … chẳng phải một mình,
Có chó có mèo, có gà che đợi sáng
Nhiều âm thanh!. 

Âm của màn đêm
Ta ngả lưng, biết bao người phải thức
Thương..
Ta phải cố, luôn dặn lòng phải cố
VÌ một tương lai bớt đi những cảnh nghèo
VÌ lời thầy “đời còn nhiều cảnh khổ lắm con ơi”

Đến với Tây Nguyên mới, chúng ta đến với nhiều cảnh đời không xa lạ của những người bạn cùng học. Đinh Văn Thăng người dân tộc, tốt nghiệp kỹ sư nông học năm 2013. Bạn ấy làm đề tài tốt nghiệp về tuyển chọn giống lúa ở trại giống lúa Phú Thiện. nay về chính quê hương mình để khởi nghiệp với suối rừng và nương rẫy Tây Nguyên.

Bạn Hoài và Thanh Liễu chung lớp nay thì đang chung nổ lực học thạc sĩ ngành bảo vệ thực vật. Hoài thì đỡ vất vả hơn đang định cùng chồng là Nghĩa chung lớp nông học lập trang trại vườn nhà. Thanh Liễu thì khó khăn hơn , cô vừa  học vừa đi phục vụ quán ăn và nay đang có ý định … cưới chồng để phát triển ‘thương hiệu’ nhà hàng LÁ và ý định khởi nghiệp du lịch sinh thái. Những câu chuyện ‘Tây Nguyên của tôi’ thật hay và rất thú vị …

Bạn Đặng Hồng Thân người sinh viên thân thương của tôi. Thân làm đề tài lúa do tôi hướng dẫn. Ra trường, Thân mở cửa hàng tại quê hương do Thân có mẹ già cần nuôi dưỡng nên muốn làm việc gần nhà để tiện gần gũi chăm sóc mẹ, và quán nhỏ giúp mẹ vui sống mỗi ngày. Nghe tin tôi lên dạy Gia Lai , Thân chạy xe máy trên mười lăm cây số ra thăm thầy. Ăn cơm và trò chuyện, tôi biết thêm về cuộc sống và sự khởi nghiệp của thế hệ Tây Nguyên mới.

Tôi thật thấm thía sự lựa chọn của Bác Hồ năm 1946 đối với chiến khu Việt Bắc quyết tâm  gian lao kháng chiến toàn dân toàn diện trường kỳ, và thật sự khâm phục về tầm nhìn kết nối Tây Nguyên đại đoàn kết dân tộc tránh cho sự chia rẽ. Lịch sử sẽ khác đi nếu vương triều Nguyễn và những người đối lập cách mạng lựa chọn Tây Nguyên để từ đất “hoàng triều cương thổ” mà vươn ra ‘gian lao kháng chiến’ tại Tây Nguyên như Cụ Hồ đã lựa chọn ở Việt Bắc.

‘Bài thơ Việt Bắc’ của Trần Dần viết về sự khai sinh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ thuở trước, viết về sự dấn thân của lãnh tụ Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng tiền bối thật thấm thía:

“Ở đây ta dấy nghiệp nhọc nhằn
Hai tay trắng mưu cơ tần tảo
Mới làm nên đất nước bây giờ.
Ở đây muối mặn ta kiêng
thương xót đời con khát nước
Tương lai ta thắt bụng vì mày!”

Bài thơ Việt Bắc của Trần Dần có trong bài ĐƯỜNG XUÂN mà tôi đã trích chép tặng cho các em sinh viên Nông Học 14 Ninh Thuận và Nông Học 14 Gia Lai.

Tôi giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Cây Lương Thực Việt Nam và tìm sự tiếp cận dạy, học để làm (Learning to Doing) dạy, học bởi  làm (Learning by Doing) về cây lương thực thích hợp cho con người, môi trường sinh thái và điều kiện khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội Tây Nguyên. Dạy học không chỉ là trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn thắp lên ngọn lửa, đánh thức tiềm lực, khai mở vùng năng lượng to lớn của con người và thiên nhiên nơi đây, giúp đối thoại tìm ra định hướng. Bởi vì định hướng quan trọng hơn tốc độ.

Trong bài Nhớ thầy Luật lúa OM và OMCS tôi có kể câu chuyện một lần cố đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đang làm Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa học Kỹ thuật và Chương trình Kế họach hóa Gia đình, trong một chuyến thăm một đơn vị rất thành công ở miền Tây, bác Văn đã hỏi về bài học kinh nghiệm thành công. Vị giám đốc đơn vị vui vẻ trình bày: Em có bốn bài học thấm thía nhất: một là o bế dân, được lòng dân nên được tất cả; hai là o bế địa phương, mất lòng thổ địa thì chẳng thể anh hùng; ba là o bế hiền tài và các bậc cao minh, sự nghiệp phát triển được là nhờ họ; bốn là o bế em, thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.

Theo chân người dẫn đường là bài học quan trọng để chúng ta hiểu sâu hơn về nôi văn hóa, lịch sử địa lý của một vùng đất và tác động đúng hướng. Định hướng quan trọng hơn tốc độ.

TÂY NGUYÊN TẦM NHÌN GIẢI PHÁP

Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.

Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.

Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới.Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.

Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.

Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.

Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.

Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.

Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.

Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.

Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.

Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”

*

Đến với Tây Nguyên mới là sự tỉnh thức. Đó là sự khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên.

Theo chân người dẫn đườngHọc không bao giờ muộn. Vui đi dưới mặt trời. Một niềm tin thắp lửa. Xuân ấm áp tình thânLời Thầy dặn thung dung

Greeting from Hoang Kim Vietnam to book online Inca Trail 4 days . It’s good opportunity for my to learn and work together with you
https://www.qoriankatours.com/inca-trail-peru/.Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/2021/02/09/loi-thay-dan-thung-dung/

Hoàng Kim

 

Tài liệu dẫn

NƯỚC MỘI, RỪNG XANH VÀ SỰ SỐNG
Nguyên Ngọc

(TBKTSG) – Câu chuyện này nói vào đầu xuân có thể hơi buồn, nhưng nghĩ kỹ lại có lẽ cũng có chỗ thích hợp, bởi vì đây là câu chuyện về màu xanh, màu của mùa xuân xanh. Của sự sống.

Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một nhà thơ từng thống thiết gọi là “dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con người sống trên cát, tử sinh cùng với cát.

Tôi có đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy, nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này. Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy là nước, mà thiên nhiên đã rất thông minh giữ và dành cho dải đất thoạt nhìn thật khô cằn này, và con người thì cũng thật thông minh hiểu được món quà quý của đất trời, biết tận dụng lấy cho mình.

Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn còn một kỹ thuật nông nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ thuật “tưới nước mội”, người Việt học được của người Chăm khi đi vào Nam.

Nước mội là nước rỉ ra từ các chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức có thể bụm vào lòng bàn tay, ngửa cổ uống ngay ngon lành. Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám ruộng được gọi là “thổ”, những đám thổ trồng đủ các loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất.

Nước mội từ trong lòng cát rỉ ra, nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát rượi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam…

Champa cũng là một vương quốc biển, từng dong thuyền đến những đại dương xa, và từng có những cảng quốc tế rộn rịp trên suốt dọc bờ biển của mình. Những người có đôi chút kiến thức về giao thương biển đều biết rằng một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của một cảng biển quốc tế là nước ngọt, phải rất dồi dào nước ngọt. Những con tàu lang thang nhiều tháng trời trên các đại dương mặn chát, lắm khi chẳng vì mua bán gì cả, vẫn phải ghé lại các cảng ven bờ để “ăn” nước ngọt.

Và trên dải cồn cát miên man của mình, người Chăm là những người thiện nghệ nhất thế gian về nghề tìm mạch nước, đào và thiết kế giếng nước ngọt. Họ như có con mắt thần, có thể nhìn thấy đường đi của nước ngọt âm thầm trong lòng đất, những dòng nước mội. Chính hệ thống giếng nước ngọt thánh thiện và tuyệt vời – từ nước mội bất tận rỉ ra mà có – đã tạo nên vương quốc đại dương Champa, tôi nghĩ nói thế cũng chẳng hề quá đáng đâu…

Từ nhỏ, là dân vùng cát cháy miền Trung, tôi đã có hạnh phúc được biết nước mội, nếm nước mội, ăn nước mội, sống và lớn lên bằng cây cỏ được nuôi bằng nguồn nước mội ân huệ bất tận.

denvoitaynguyen

CHÀO NGÀY MỚI 9 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365 Theo chân người dẫn đường; Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai; Vui bước tới thảnh thơi; Hoàng Thành; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Ngày 9 tháng 2 năm 1796, Càn Long Đế chính thức nhường lại ngôi hoàng đế triều Thanh cho con là Gia Khánh Đế Ngung Diễm, nhằm ngày Mậu Thân mồng 1 tháng 1 năm Bính Thìn. Ngày 9 tháng 2 năm 1943 ngày sinh Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel, ông là một trong những nhà kinh tế học xuất sắc nhất thế giới, theo đánh giá của dự án RePE; Bài chọn lọc ngày 9 tháng 2: Theo chân người dẫn đường; Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai; Vui bước tới thảnh thơi; Hoàng Thành; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Truyện Pie Đại đế; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-2/

THEO CHÂN NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG
Hoàng Kim

Trên đá hoa cương đặt tại Quảng trường Tây Nguyên là thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleyku. Bác viết ở Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 1946 với lời thề đại đoàn kết toàn dân nay được khắc. Chúng ta cùng đọc để thấu hiểu và chung sức nổ lực cho sự kết nối con người các dân tộc Việt, cho Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tỏa sáng và phát triển bền vững.

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

Đến với Tây Nguyên mới chúng ta theo chân người dẫn đường là nhà văn Nguyên Ngọc tác giả của “Nước mội, rừng xanh và sự sống“, “Các bạn tôi ở trên ấy”. Tây Nguyên con người và thiên nhiên là một nền văn hóa lịch sử địa lý thật phong phú và độc đáo. Nhà văn Nguyên Ngọc với vốn sống đầy đặn và một thời gian dài gắn bó với Tây Nguyên, đã khắc họa rõ nét, chạm đến tầng sâu của tính cách con người và văn hóa Tây Nguyên: phóng khoáng, tự do, nồng hậu, giàu tình yêu thương.

Đến với Tây Nguyên mới chúng ta cũng theo chân một người dẫn đường khác là nhà thơ Văn Công Hùng của những tác phẩm lắng đọng trầm tích “Tây Nguyên của tôi” “Một thế hệ Tây Nguyên mới” “Lời vĩnh cữu” sẽ giúp chúng ta một góc nhìn khá thú vị về Tây Nguyên.

ben-che-ruou-can

Đến với Tây Nguyên mới chúng ta hãy cùng đắm mình trong không gian kỳ thú của những Vườn Quốc gia Việt Nam tại địa bàn này: khám phá hệ thực vật trong vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ, dãy núi cao nhất của Bắc Tây Nguyên “nóc nhà Đông Dương’; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác cây trồng cho những cộng đồng dân tộc thiểu số dưới chân núi Chư Jang Sin dãy núi cao nhất của Nam Tây Nguyên; đến với Se San, Srepok và các dòng sông Tây Nguyên, nguồn chính của hợp lưu dòng Mekong; bên ché rượu cần với già làng Đăk Đoa cạnh hồ trên núi Đầu Rồng… Chúng ta được đi vào câu chuyện đất và thức ăn (Land and Food) của Tây Nguyên trong sự so sánh với 500 năm nông nghiệp Brazil  đối thoại các nền văn hóa. Chúng ta cùng tìm về nền văn hóa bản địa, sự canh tác cổ xưa và tìm về những dấu chân mở đất. Thăm chùa cổ Minh Quang ở Pleyku, thăm nhà mồ Tây Nguyên, đến Biển Hồ ‘mắt ngọc cao nguyên’, đàm đạo với vị cao tăng tì kheo Thích Giác Tâm ở chùa cổ Bửu Minh, tác giả của “Ta về còn một niềm tin”… Tây Nguyên con người thiên nhiên là vùng không gian rộng lớn đặc biệt thú vị để dạy, học, làm nông nghiệp và du lịch sinh thái.

nguyenngocnuocmoirungxanhvasusong
Đến với Tây Nguyên mới, trong những câu chuyện hôm nay, bạn nên đọc lại “Nguyên Ngọc: Nước mội, rừng xanh và sự sống” mà tôi đã kịp chép lại “Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước.” Nguyên Ngọc,  Kinh tế Sài Gòn Online (Cát Tiên – ảnh Hoàng Kim).

nguyenngocvanconghung

Đến với Tây Nguyên mới, đọc “Văn Công Hùng: Tây Nguyên của tôi”, tôi ngắm nghía bức ảnh “Một thế hệ Tây Nguyên mới” và đọc đi đọc lại nhiều lần đoản văn kết: “Tây Nguyên đang rời xa đi cái gốc nguyên thủy của nó, đang bị giằng xé dữ dội giữa phát triển và bảo tồn, giữa những vòng quay chóng mặt của ngộ nhận và cố chấp, của cả tự ti và áp đặt, của vênh vang và ngu dốt, của thực dụng và hiếu thắng… Chứ trong tôi, một Tây Nguyên hài hòa, nhân văn, trữ tình và đầy khát vọng nhưng cũng rất khiêm nhường luôn luôn thường trực, một Tây Nguyên biết cứ khi nào con người mỏi chân thì lại hiện lên một cái cây bóng mát, một Tây Nguyên có hẳn một nghi lễ khóc trâu trước khi hiến tế, và một Tây Nguyên cương quyết không lừa thần linh, nên dẫu nhà nước hứa rồi nhưng lại không cho thần linh ăn trâu thì họ mang về làng để làm. Bởi họ không ăn trâu, mà là dâng hiến cho thần linh. Sự dâng hiến tự nguyện và thành kính. Nhân nghĩa thủy chung và cũng rất giữ lời, trung thực một cách cực đoan như vậy đấy, Tây Nguyên của tôi…

Tôi nói với các em sinh viên Nông Học 14 Gia Lai và Nông Học 14 Ninh Thuận rằng Đề cương môn học Cây Lương thực và Tài liệu học tập chính có mục ‘Môn học tiên quyết’ bao gồm: Sinh học, Nông học đại cương, Khoa học đất cơ bản, Thực vật và phân lọai thực vật, Khí tượng nông nghiệp, Sinh học phân tử, Sinh lý thực vật, Sinh hóa thực vật, Di truyền thực vật, Chọn giống cây trồng, Vi sinh trong nông nghiệp, Bệnh cây đại cương và chuyên khoa, Côn trùng đại cương và chuyên khoa, Thuốc bảo vệ thực vật, Bảo vệ môi trường nông nghiệp, Thủy nông, Máy nông nghiệp, Công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Tuy vậy, có những bài viết không trong danh mục ‘Môn học tiên quyết’ nhưng các em không thể không đọc như bài “Nguyên Ngọc: Nước mội, rừng xanh và sự sống” và Văn Công Hùng: Tây Nguyên của tôi. Chúng ta cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Những tài liệu này tôi trích dẫn toàn văn dưới đây vì bài học không cho phép trích dẫn dài hơn.Các em sinh viên nên đọc thẳng chính văn là tốt nhất.

Đến với Tây Nguyên mới, một thoáng Tây Nguyên, thao thức một góc nhìn tham chiếu.

CÓ LỚP SINH VIÊN NHƯ THẾ

Có lớp sinh viên như thế
Em như hạt ngọc cho đời
Khai mở vùng năng lượng mới
Suối nguồn tươi trẻ mãi thôi…

“Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo”. Câu chuyện về họ là chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công. Tôi trò chuyện với Văn Công Hùng, nhà văn Tây Nguyên, tác giả của “Lời vĩnh cửu” và “Tây Nguyên của tôi” rằng, sinh viên Tây Nguyên hôm nay đã hỏi tôi: Thưa Thầy, Thầy đi nhiều hãy cho chúng em biết nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất?; Thưa Thầy, quê em ở …. ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn, thầy giúp ý kiến nuôi trồng để dân thoát nghèo có lợi nhất?”… Những câu hỏi thông minh đến vậy đã làm cho sự trả lời không đơn giản, đánh thức trong tôi việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và đúc kết di sản lý luận để đáp ứng. Dạy và học không chỉ là sự trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn thắp lên ngọn lửa, đánh thức tiềm lực, giúp học viên tìm tòi, suy nghĩ đối thoại tìm ra định hướng để khai mở vùng năng lượng to lớn của con người và thiên nhiên nơi mình đang sống. Bởi định hướng quan trọng hơn tốc độ.

Hỏi và trả lời: “Bạn có ba phút giới thiệu một thoáng Tây Nguyên, điểm nhấn là Pleyku, nơi trường bạn đang học”. Tôi đã nhận được những câu trả lời tức thời và thực hay. Một thoáng Tây Nguyên của tôi đã góp thêm một góc nhìn của một nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ, một người lính Tây Nguyên năm xưa trở lại chiến trường xưa, trở về Ký ức Tây Nguyên mà tôi đã có dịp kể lại trong mục ‘Người lính cây sắn  và tuổi thơ” của bài viết Cách mạng sắn ở Việt Nam.

Đến với Tây Nguyên chúng ta thấu hiểu nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời, với những mưu sinh khởi nghiệp nhọc nhằn và nhiều câu hỏi  được đặt ra rộng lớn hơn trang sách và những giáo trình kinh điển. Tôi đã gặp nhiều em sinh viên như thế. Câu chuyện về họ đầy ắp dẫn liệu để nói thêm, viết thêm ngoài tiết học chính. Những ghi chú thực sự ấn tượng.

Hình ảnh trên đây và bài thơ thật xúc động của cô bé Võ Minh Thư gửi Thầy Hoàng Kim. làm tôi nhớ mãi và thấm thía những cảnh ngộ.
“Ta đi ngủ lúc gà che gáy sáng
Chợt nhận ra đêm … chẳng phải một mình,
Có chó có mèo, có gà che đợi sáng
Nhiều âm thanh!. 

Âm của màn đêm
Ta ngả lưng, biết bao người phải thức
Thương..
Ta phải cố, luôn dặn lòng phải cố
VÌ một tương lai bớt đi những cảnh nghèo
VÌ lời thầy “đời còn nhiều cảnh khổ lắm con ơi”

Đến với Tây Nguyên mới, chúng ta đến với nhiều cảnh đời không xa lạ của những người bạn cùng học. Đinh Văn Thăng người dân tộc, tốt nghiệp kỹ sư nông học năm 2013. Bạn ấy làm đề tài tốt nghiệp về tuyển chọn giống lúa ở trại giống lúa Phú Thiện. nay về chính quê hương mình để khởi nghiệp với suối rừng và nương rẫy Tây Nguyên.

Bạn Hoài và Thanh Liễu chung lớp nay thì đang chung nổ lực học thạc sĩ ngành bảo vệ thực vật. Hoài thì đỡ vất vả hơn đang định cùng chồng là Nghĩa chung lớp nông học lập trang trại vườn nhà. Thanh Liễu thì khó khăn hơn , cô vừa  học vừa đi phục vụ quán ăn và nay đang có ý định … cưới chồng để phát triển ‘thương hiệu’ nhà hàng LÁ và ý định khởi nghiệp du lịch sinh thái. Những câu chuyện ‘Tây Nguyên của tôi’ thật hay và rất thú vị …

Bạn Đặng Hồng Thân người sinh viên thân thương của tôi. Thân làm đề tài lúa do tôi hướng dẫn. Ra trường, Thân mở cửa hàng tại quê hương do Thân có mẹ già cần nuôi dưỡng nên muốn làm việc gần nhà để tiện gần gũi chăm sóc mẹ, và quán nhỏ giúp mẹ vui sống mỗi ngày. Nghe tin tôi lên dạy Gia Lai , Thân chạy xe máy trên mười lăm cây số ra thăm thầy. Ăn cơm và trò chuyện, tôi biết thêm về cuộc sống và sự khởi nghiệp của thế hệ Tây Nguyên mới.

Tôi thật thấm thía sự lựa chọn của Bác Hồ năm 1946 đối với chiến khu Việt Bắc quyết tâm  gian lao kháng chiến toàn dân toàn diện trường kỳ, và thật sự khâm phục về tầm nhìn kết nối Tây Nguyên đại đoàn kết dân tộc tránh cho sự chia rẽ. Lịch sử sẽ khác đi nếu vương triều Nguyễn và những người đối lập cách mạng lựa chọn Tây Nguyên để từ đất “hoàng triều cương thổ” mà vươn ra ‘gian lao kháng chiến’ tại Tây Nguyên như Cụ Hồ đã lựa chọn ở Việt Bắc.

‘Bài thơ Việt Bắc’ của Trần Dần viết về sự khai sinh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ thuở trước, viết về sự dấn thân của lãnh tụ Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng tiền bối thật thấm thía:

“Ở đây ta dấy nghiệp nhọc nhằn
Hai tay trắng mưu cơ tần tảo
Mới làm nên đất nước bây giờ.
Ở đây muối mặn ta kiêng
thương xót đời con khát nước
Tương lai ta thắt bụng vì mày!”

Bài thơ Việt Bắc của Trần Dần có trong bài ĐƯỜNG XUÂN mà tôi đã trích chép tặng cho các em sinh viên Nông Học 14 Ninh Thuận và Nông Học 14 Gia Lai.

Tôi giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Cây Lương Thực Việt Nam và tìm sự tiếp cận dạy, học để làm (Learning to Doing) dạy, học bởi  làm (Learning by Doing) về cây lương thực thích hợp cho con người, môi trường sinh thái và điều kiện khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội Tây Nguyên. Dạy học không chỉ là trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn thắp lên ngọn lửa, đánh thức tiềm lực, khai mở vùng năng lượng to lớn của con người và thiên nhiên nơi đây, giúp đối thoại tìm ra định hướng. Bởi vì định hướng quan trọng hơn tốc độ.

Trong bài Nhớ thầy Luật lúa OM và OMCS tôi có kể câu chuyện một lần cố đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đang làm Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa học Kỹ thuật và Chương trình Kế họach hóa Gia đình, trong một chuyến thăm một đơn vị rất thành công ở miền Tây, bác Văn đã hỏi về bài học kinh nghiệm thành công. Vị giám đốc đơn vị vui vẻ trình bày: Em có bốn bài học thấm thía nhất: một là o bế dân, được lòng dân nên được tất cả; hai là o bế địa phương, mất lòng thổ địa thì chẳng thể anh hùng; ba là o bế hiền tài và các bậc cao minh, sự nghiệp phát triển được là nhờ họ; bốn là o bế em, thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.

Theo chân người dẫn đường là bài học quan trọng để chúng ta hiểu sâu hơn về nôi văn hóa, lịch sử địa lý của một vùng đất và tác động đúng hướng. Định hướng quan trọng hơn tốc độ.

TÂY NGUYÊN TẦM NHÌN GIẢI PHÁP

Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.

Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.

Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới.Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.

Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.

Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.

Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.

Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.

Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.

Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.

Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.

Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”

*

Đến với Tây Nguyên mới là sự tỉnh thức. Đó là sự khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên.

Theo chân người dẫn đườngHọc không bao giờ muộn. Vui đi dưới mặt trời. Một niềm tin thắp lửa. Xuân ấm áp tình thânLời Thầy dặn thung dung

Greeting from Hoang Kim Vietnam to book online Inca Trail 4 days . It’s good opportunity for my to learn and work together with you
https://www.qoriankatours.com/inca-trail-peru/.Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/2021/02/09/loi-thay-dan-thung-dung/

Hoàng Kim

Tài liệu dẫn

NƯỚC MỘI, RỪNG XANH VÀ SỰ SỐNG
Nguyên Ngọc

(TBKTSG) – Câu chuyện này nói vào đầu xuân có thể hơi buồn, nhưng nghĩ kỹ lại có lẽ cũng có chỗ thích hợp, bởi vì đây là câu chuyện về màu xanh, màu của mùa xuân xanh. Của sự sống.

Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một nhà thơ từng thống thiết gọi là “dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con người sống trên cát, tử sinh cùng với cát.

Tôi có đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy, nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này. Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy là nước, mà thiên nhiên đã rất thông minh giữ và dành cho dải đất thoạt nhìn thật khô cằn này, và con người thì cũng thật thông minh hiểu được món quà quý của đất trời, biết tận dụng lấy cho mình.

Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn còn một kỹ thuật nông nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ thuật “tưới nước mội”, người Việt học được của người Chăm khi đi vào Nam.

Nước mội là nước rỉ ra từ các chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức có thể bụm vào lòng bàn tay, ngửa cổ uống ngay ngon lành. Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám ruộng được gọi là “thổ”, những đám thổ trồng đủ các loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất.

Nước mội từ trong lòng cát rỉ ra, nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát rượi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam…

Champa cũng là một vương quốc biển, từng dong thuyền đến những đại dương xa, và từng có những cảng quốc tế rộn rịp trên suốt dọc bờ biển của mình. Những người có đôi chút kiến thức về giao thương biển đều biết rằng một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của một cảng biển quốc tế là nước ngọt, phải rất dồi dào nước ngọt. Những con tàu lang thang nhiều tháng trời trên các đại dương mặn chát, lắm khi chẳng vì mua bán gì cả, vẫn phải ghé lại các cảng ven bờ để “ăn” nước ngọt.

Và trên dải cồn cát miên man của mình, người Chăm là những người thiện nghệ nhất thế gian về nghề tìm mạch nước, đào và thiết kế giếng nước ngọt. Họ như có con mắt thần, có thể nhìn thấy đường đi của nước ngọt âm thầm trong lòng đất, những dòng nước mội. Chính hệ thống giếng nước ngọt thánh thiện và tuyệt vời – từ nước mội bất tận rỉ ra mà có – đã tạo nên vương quốc đại dương Champa, tôi nghĩ nói thế cũng chẳng hề quá đáng đâu…

Từ nhỏ, là dân vùng cát cháy miền Trung, tôi đã có hạnh phúc được biết nước mội, nếm nước mội, ăn nước mội, sống và lớn lên bằng cây cỏ được nuôi bằng nguồn nước mội ân huệ bất tận.

Của trời.

Rồi về sau, cuộc đời lại đã cho tôi một may mắn khác: tôi hiểu hóa ra “trời” không phải là một đấng trừu tượng thần bí nào, mà là một thực thể sống động, khổng lồ, cường tráng, hùng vĩ…, mà lạ thay, cũng lại rất mong manh, hết sức mong manh, ngày càng đang trở nên cực kỳ mong manh!

Trường Sơn. Tây Nguyên.

Tôi đã được đi đến nơi đó và gắn bó hơn nửa cuộc đời của mình ở đó.

Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên.

Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn…

Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này.

Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước.

Có lẽ cũng cần nói thêm một chút nữa về điều này: không chỉ cho dải đất cát cháy miền Trung đâu. Trường Sơn có một đặc điểm quan trọng về địa hình: đường phân thủy ở đây không chạy đúng giữa mà sát ngay về phía Đông của rặng núi dằng dặc này, nghĩa là sườn phía Tây của Trường Sơn rộng hơn sườn phía Đông rất nhiều, có thể đến bốn năm lần. Tức nước từ Tây Nguyên đổ về phía Tây cũng nhiều hơn về phía Đông có thể đến bốn hay năm lần. Mà đổ về phía Tây tức là về Mêkông, về Nam bộ. Về toàn miền Nam.

Trong một chừng mực nào đó, Tây Nguyên, rừng Tây Nguyên có ý nghĩa quyết định đối với toàn miền Nam về tất cả các mặt. Nếu chỉ nói một mặt nước thôi, thì có lẽ cũng nên nhớ: nước ở miền Tây Nam bộ, ở Cà Mau kia, cũng có thể là nước mội từ Mẹ Rừng Tây Nguyên chắt chiu đưa về đấy, cho mênh mang vùng đất lúa của cả nước ấy không bị nhiễm mặn…

Hàng ngàn đời nay có những con người đã sống ở đây, gắn bó ruột thịt với rừng và đã tạo nên cả một nền văn hóa đầy minh triết bắt nguồn chính từ sự gắn bó ấy. Để bày tỏ đôi lời thật giản lược về nền văn hóa ấy và những con người ấy, chắc có thể nói vắn tắt như thế này: người Tây Nguyên không bao giờ coi rừng là tài nguyên. Không bao giờ có khái niệm khai phá, chinh phục, chiếm lĩnh tự nhiên, rừng. Đơn giản, rừng đối với họ là tất cả, là mẹ, là cội nguồn của sự sống. Mà họ kính trọng và tôn thờ.

Chúng ta, những người tự coi là rất văn minh, rất khoa học, chúng ta biết nước là nguồn gốc của sự sống, nhưng chúng ta không biết, biết bằng hành vi cụ thể chứ không phải bằng lý lẽ to tát, rằng không có rừng thì cũng chẳng có, chẳng còn nước, nghĩa là cũng chẳng còn có sự sống, chúng ta không biết cái chân lý sơ đẳng và đơn giản ấy. Nhìn thấy rừng là con mắt ta hau háu nhìn thấy gỗ, gỗ, gỗ… Và hết gỗ rồi, bây giờ, thấy tài nguyên khác… Hau háu, hung hăng, hỗn hào chặt phá, và hết chặt phá, chẳng còn gì để chặt phá nữa thì đào bới…

Ở quê tôi, nay đã kiệt nước mội rồi. Chi tiết rất nhỏ ấy thôi, vậy đó, lại đang là tai họa tày trời!

Chắc chưa ai quên vụ lũ kinh hoàng ở Phú Yên vừa rồi. Cả thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu chìm trong nước sâu. Gần trăm người chết. Ruộng đồng tan hoang… Một vị có trách nhiệm rất cao giải thích: Ấy là vì biến đổi khí hậu toàn cầu, và lại nữa, vì nhân dân mất cảnh giác. Tại trời và tại dân, trời thì ngày càng tai ác, còn dân thì mãi ngu dốt! Có một chi tiết hẳn ở cương vị của ông ấy, ông ấy ắt phải biết nhưng lại không thấy ông nói: năm 2009, ở Phú Yên áp thấp nhiệt đới gây mưa 330 mi li mét; năm 1991, cũng tại chính Phú Yên này, mưa 1.300 mi li mét, gấp hơn ba lần. Năm 1991 không có gì đáng kể, năm 2009 lại là tai họa khủng khiếp, vì sao?

Ở miền Trung – mà ở cả nước đều vậy – ngày xưa chỉ có lụt và lụt là mùa rất vui, thậm chí thân thiết, mỗi năm lại trở lại một lần, người ta chờ nước lụt, nước lên từ tốn, ruộng đồng được tưới tắm phù sa, cũng là lúc làm ăn rộn rã, có lẽ cũng tương tự như mùa nước nổi ở Nam bộ thuở nào.

Ngày nay không còn lụt, chỉ có lũ. Lũ rất khác lụt, lũ là nước đột ngột đổ ập xuống, như thác, hung bạo, nhanh và dữ cho đến nỗi, như vừa rồi, có người đã leo lên trần nhà rồi còn chết ngạt trong ấy vì không kịp dỡ mái để leo lên nữa! Lũ không mang phù sa đến, lũ quét sạch tất cả những gì nó gặp trên đường đi, và kéo đất đá từ trên rừng xuống lấp hết ruộng đồng.

Tất nhiên ngày xưa cũng có lũ, nhưng chỉ trong những năm mưa đặc biệt lớn, cả đời một con người chỉ chứng kiến vài lần. Ngày nay hễ đài vừa báo áp thấp nhiệt đới, thậm chí chỉ áp thấp, là cả nước đã rùng rùng lo chống lũ, sập núi, trôi rừng…

Con số 1.300 li năm 1991 và 330 li năm 2009 là con số hùng hồn, nó nói rằng vụ Phú Yên vừa rồi không phải chủ yếu do biến đổi khí hậu toàn cầu, không phải do trời, như lời giải thích uyên bác của vị quan chức nọ.

Do người. Do cơ chế nước mội tinh tế, tinh vi, thông minh, nhân hậu tuyệt vời của thiên nhiên đã không còn, đã bị phá vỡ, đã bị con người triệt diệt bằng cách triệt diệt rừng. Rừng Tây Nguyên. Trong một cuộc trao đổi ở Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Trung ương vừa rồi, nhiều chuyên gia đã cảnh báo: không chỉ có nguy cơ lũ quét đâu, sau lũ quét sẽ tiếp đến nguy cơ hạn hán sẽ còn khốc liệt, tai hại hơn. Bởi vì nước mội và lụt hàng năm hiền lành là cùng một cơ chế, cùng một tác giả: Rừng. Rừng Tây Nguyên.

Trong hơn 30 năm qua, chúng ta đã làm xong một công việc to lớn: cơ bản phá hết, cạo sạch đến tận cùng rừng tự nhiên trên cái mái nhà sinh tử của toàn Đông Dương này. Đã quét sạch xong hết trên mặt đất, bây giờ đang bắt đầu moi sạch nốt dưới lòng đất. Cao su tuyệt đối không phải là rừng, không sinh ra cơ chế nước mội. Các khu công nghiệp của công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng tuyệt đối không phải là rừng. Một quy luật vận hành ổn định, điều hòa, thông minh của tự nhiên đã bị triệt diệt, nhanh và cơ bản hơn tất cả mọi giai đoạn từng có trong lịch sử. Một quy luật khác đã được thiết lập, quy luật của hỗn loạn.

Hãy nhìn lên cái mái nhà chung kia mà bao nhiêu thế hệ nhiều ngàn năm qua đã giao lại cho chúng ta, trên ấy đã mất hết màu xanh của sự sống.

Có còn cứu được không?

Còn, với một điều kiện: biết giật mình, dừng lại, bắt đầu lại.

Cũng cần nói: hầu hết các nước mà ngày nay ta gọi là những nước phát triển đều đã đi qua “con đường đau khổ”, cũng từng tàn phá hết rừng trên mặt đất và đào bới tàn bạo lòng đất, ở nước họ, rồi ở các nước khác. Chỉ có điều, gần một thế kỷ trước họ đã giật mình dừng lại, và từ đó bắt đầu làm lại, khôi phục lại màu xanh cho đất đai, núi non của họ.

Đi sau, chúng ta có thể khôn ngoan hơn như lẽ ra phải thế. Sự vội vã, kiêu căng, và lòng tham không đáy, đã che mắt chúng ta. Đang còn tiếp tục che mắt chúng ta. Chúng ta vẫn còn hăng lắm trong việc chặt phá nốt đôi chút còn lại và đang bắt đầu một công cuộc đào bới hung dữ.

Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng.

Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên.

Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan.

Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngửa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn.

TÂY NGUYÊN CỦA TÔI
Văn Công Hùng

Tôi sống ở đất này đã hơn ba mươi năm. Đã có nhiều cơ hội để đi, đến những thành phố lớn hơn, như Huế, Hà Nội, Sài Gòn… nhưng rồi đều đã dằng díu mà ở lại. Té ra mình yêu nó đến mức không dứt ra mà đi được rồi…

Bài viết này tôi viết trong nỗi yêu thương và cả đắng đót xót xa đến đớn đau về cái vùng đất mình đã gắn với nó hơn nửa đời người. Và là bài viết về Tây Nguyên ưng ý nhất từ xưa đến nay, nhiều bạn bè văn chương đã đọc và đều… khen, huhu…

Có lần một cô giáo đến tìm tôi tại phòng làm việc. Vân vi một hồi rồi thì cô nói rằng cô giáo của cô, một tiến sĩ ngữ văn, là người quen của tôi, nói cô đến tìm tôi. Thì ra là cô này chuẩn bị làm luận văn thạc sĩ, mà cô thì rất yêu văn học dân gian Tây Nguyên, thích sử thi Tây Nguyên (tôi vẫn cho rằng cái từ sử thi này nó chưa ổn lắm), và cái cô tiến sĩ bạn tôi kia là người sẽ hướng dẫn luận văn cho cô giáo này. Cô trò ngồi bàn nhau cả buổi và cuối cùng thì cô giáo tiến sĩ nói cô giáo chuẩn bị thạc sĩ về tìm tôi, nhờ tôi tư vấn cho đề tài mà làm.

Lại cũng mất cả tiếng đồng hồ thao thao các kiểu thì trong tôi lóe lên một tứ, rằng là, em thử làm về yếu tố biển trong sử thi Tây Nguyên xem. Cô này ớ ra nhưng rồi sau khi nghe tôi thuyết phục đã về viết đề cương để nộp…

Đại loại rằng, trong quá trình sống, tiếp xúc, sưu tầm, tìm hiểu…, tôi thấy trong khá nhiều các trường ca cổ (H’ri, H’amon…) của người Tây Nguyên có nhắc đến biển. Và điều kỳ lạ là, những gì họ nhắc, khá là giống… biển, dù các nghệ nhân khi kể cho chúng tôi ghi chép lại những trường ca kia, một trăm phần trăm chưa ai thấy biển, chưa biết biển là như thế nào?

Ngày xưa các làng Tây Nguyên sống biệt lập, ẩn trong ngút ngàn rừng già. Làng này biệt lập với làng kia, mỗi làng là một vương quốc. Các làng chỉ gặp nhau trong vài trường hợp như: đánh nhau giành đất, được mời sang dự Pơ thi hoặc lễ gì đấy. Người Việt cũng lấy lũy tre làng làm biên giới, nhưng hàng tháng họ còn có cái chợ phiên để đến đấy giao lưu. Ngay người Mông, người Thái cũng vậy. Người Tây Nguyên không có chợ, không có các hoạt động liên làng nên việc họ gặp nhau rất là hãn hữu.

Huống gì thấy biển

Thế mà trong các trường ca cổ ấy, có rất nhiều biển.

Tôi giải thích với cô giáo ấy rằng, nguyên do có thể ngày xưa Tây Nguyên vốn dĩ là đại dương, rồi qua một cơn tạo sơn vĩ đại nào đấy, tự nhiên biển hóa núi, và thành Tây Nguyên như hiện nay. Vì đã có lần tôi nghe nói, người ta đào được một cái vỏ sò rất lớn ở vùng nào đó của Đăk Lăk. Thì cũng là nghe nói thế, thậm chí có người nhờ tôi xác minh, nhưng rồi quên mất. Cái vỏ sò ấy nếu có, nó cũng có niên đại cả triệu năm chứ không ít.

Nguyên do thứ hai đến từ khát vọng của người Tây nguyên cổ. Ở đời thiếu cái gì người ta thường mơ về cái ấy, trong đấy, bầu trời và đáy biển là hai nơi con người khát khao khám phá nhất. Thần thoại Hy Lạp chả đã có nhân vật là cậu bé Icarus lấy sáp ong gắn lông chim làm cánh để bay lên trời hòng xem trên ấy có gì mà rực rỡ thế. Ước mơ ấy đã suýt thành hiện thực nếu như cậu đã không vì tò mò quá mà bay lên rất gần mặt trời. Sức nóng làm sáp ong chảy ra và cậu rơi xuống biển, chấm dứt một giấc mơ hoành tráng nhưng tuyệt đẹp của con người mà mãi hàng nhiều vạn năm sau, hậu thế của Icarus đã làm được. Cũng như thế, những gì mà Jules Verne đã kể trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Hai vạn dặm dưới đáy biển” thì té ra sau này hoàn toàn có thật, dù khi viết nó, ông chỉ ngồi một chỗ và… tưởng tượng.

vanconghungtaynguyencuatoi1

Nhắc tới Jules Verne, không thể không nói tới khả năng liên tưởng tiên đoán thiên tài của những nghệ sĩ thứ thiệt. Các nghệ nhân Tây nguyên, khi sáng tạo ra các trường ca ấy, tuy là vô danh nhưng đều là những con người cụ thể. Đời này qua đời khác, họ sáng tạo kiểu chắp nối để rồi thành hàng ngàn trang sử thi cho chúng ta sưu tầm, nghiên cứu… Sự tưởng tượng thiên tài chỉ xuất hiện ở những con người kiệt xuất, những nghệ sĩ thứ thiệt có thể thấy trước tương lai. Phải vậy chăng mà trong các chức năng của văn chương, có chức năng dự báo…Vân vân, là tôi ngồi véo von như thế để cho cô giáo về mà tự nghiên cứu chứ tôi chỉ là kẻ lớt phớt thôi. Rất tiếc, sau này tôi có gặp tiến sĩ Đấu – Chủ nhiệm Khoa văn  (Trường đại học Quy Nhơn), anh có nhắc lại chuyện cái đề tài ấy, khi ấy anh cũng không biết là của tôi nghĩ ra. Anh bảo là khi ấy cả hội đồng không ai hình dung được rằng Tây Nguyên lại có biển, tưởng rằng nó chỉ là đặc sản của Quy Nhơn và những vùng tương tự thế, nên đã bác cái đề cương này, nhưng giờ nghe tôi phân tích thì anh bảo… hay quá. Tôi đùa nhưng giờ thì tôi thu lại bản quyền rồi, các ông không được dùng nữa…

Tôi sống ở Tây Nguyên đến giờ mới hơn ba chục năm mà đã chứng kiến bao thay đổi, thì cái sự ngày xưa nơi đây là biển rồi giờ thành rừng cũng chả lấy gì làm lạ lắm. Rồi ngay cái gọi là rừng thì bây giờ cũng đã có nhiều thay đổi lắm rồi. Ngày xưa rừng ngút mắt, rừng miên man, rừng chằng chịt, giờ, tất cả như khoe ra dưới mặt trời cái màu đất Tây Nguyên tưởng như đặc trưng té ra cũng không đặc trưng nữa… Tây Nguyên thay đổi vừa do quy luật tự nhiên, vừa do con người. Càng văn minh thì con người càng can thiệp vào thiên nhiên thô bạo hơn.

Tôi nhớ mãi cái ấn tượng về cây Kơ Nia mà ông họa sĩ Xu Man bày cho tôi hồi mới lên Tây Nguyên nhận công tác. Hồi ấy là đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước.

Xu Man người Bahnar, là họa sĩ có đai có đẳng của Tây Nguyên, 2 khóa liền là ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông có nhiều tranh được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua và được giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

Đấy là một con người Tây Nguyên nhất trong những người Tây Nguyên mà tôi gặp. Đã từng đi nước ngoài, nhiều năm ở Hà Nội, học từ cao đẳng lên đại học mỹ thuật, nhưng về hưu một cái là ông về làng ngay, dù tỉnh Gia Lai hồi ấy tuyên bố cấp nhà trên  phố Pleiku cho ông. Về làng ông cũng ở nhà sàn. Cái nhà gạch nền xi măng Ty Văn hóa làm cho ông ở làng, ông để làm… kho và cho anh em họa sĩ học trò hoặc đồng nghiệp về thăm ông ở và sáng tác, vì làng ông rất đẹp. Ông tự tay làm một cái nhà sàn phía sau, đống lửa giữa nhà, ghè rượu quanh vách, tấm dồ một góc, những quả bầu đựng nước, những chiếc gùi, nồi cơm và nồi canh lá sắn cà đắng trên bếp, những ống thịt trên giàn… tất cả làm nên một thế giới Bahnar của Xu Man. Cái duy nhất khác giữa ông với một già làng Bahnar hồi ấy là ông có một cái đài (radio) mở oang oang cả ngày. Khi còn làm ở ty Văn hóa Gia Lai thì ông vẫn chủ yếu ở dưới làng, tháng đôi lần ông lên cơ quan họp, bằng xe đạp, tất nhiên. Từ Pleiku về làng ông hơn 60 cây số. Trong một buổi sáng nắng gay gắt, cùng đạp xe với ông, khát quá, tôi rủ ông ghé vào một quán cà phê ven đường nghỉ. Ông bảo cố tí nữa, đến gốc Kơ nia kia nghỉ sẽ rất thú vị.

Và quả là thú vị. Dốc chiếc túi cói treo ở ghi đông xe ra, ông có một chai rượu nhỏ, một bầu nước suối và một nắm hạt tôi không biết hạt gì. Nước suối thời trong veo và mát lịm, khi lên Pleiku ông đều ra con suối làng mình lấy mấy bầu rồi mang lên thành phố dùng. Ông nhẩn nha đập ra mấy hạt rồi chìa cho tôi một hạt, bảo hãy nhắm với rượu. Thì ra đấy là hạt Kơ nia. Ông kể, cây Kơ nia từ đời nào đến giờ là bạn của người Tây Nguyên, nó che chở cho người Tây nguyên, thậm chí là ân huệ của đấng tối cao ban cho người Tây Nguyên. Thì đấy, cứ đi trên đường, bao giờ mỏi chân, lại một cây Kơ nia hiện ra, mọi người túm lại đấy nghỉ, hết mệt lại đi, người Tây Nguyên toàn đi bộ nhé, bao giờ mệt, khát, lại một cây Kơ nia xuất hiện, che chở cho con người, dìu con người qua cơn đói, cơn khát, cơn nắng… vậy nó không phải của đấng tối cao cử xuống chở che cho con người thì là gì?

vanconghungtaynguyencuatoi2Sau này tìm hiểu tôi mới biết, té ra là hạt Kơ nia ăn rất ngon, nó giúp cho người Tây Nguyên, và cả bộ đội một thời, thay cơm mùa giáp hạt. Mỗi khi rời nhà lên rẫy hoặc ngược lại, họ đều lấy một ít bỏ vào gùi, đến khi mệt thì ngồi nghỉ, lấy hạt ra đập ăn, lấy nước trong bầu uống. Và trong lúc dùng đá đập thì thế nào cũng có vài hạt văng ra đâu đó, trong những hạt văng ra ấy, thế nào cũng có một hạt mọc thành cây. Cứ thế, đời này qua đời khác, những cây Kơ nia cô lẻ trở thành thước đo cơn khát cơn mệt và cũng trở thành nơi che chở cơn khát cơn mệt của con người.

Giờ, Kơ nia thành của hiếm, dẫu nó không phải loại gỗ quý, không thuộc nhóm một nhóm hai. Nó chỉ còn trong bài hát của Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Ngọc Anh với giọng hát một thời Măng Thị Hội chứ cánh trẻ bây giờ cũng ít hát, vừa khó vừa không thời thượng.

Cũng như rừng, Kơ nia đang dần mất dạng trong những chiều Tây Nguyên thông thốc gió. Những kẻ giang hồ muốn ngồi hướng mắt về chân trời nào đó mà nhớ một thuở chưa xa, mắt không thể nào vượt qua vài chục mét.Người Tây Nguyên giờ cũng không còn hạt Kơ nia bỏ trong gùi làm lương thực nữa. Họ có mì tôm, có cơm bỏ trong bì nilon, có nước đựng trong các chai nhựa, vẫn là nước suối, nhưng là những con suối chết, bởi nó phơi mình ra dưới nắng dưới bụi chứ không uốn lượn trong rừng, dưới những tán lá xanh mướt khiến nước cũng ngất ngây trong uống đến đâu biết đến đấy.

Cũng phơi ra dưới nắng là những làng Tây Nguyên bây giờ. Những mái nhà lợp tôn đỏ bầm như màu trời ngày sau bão. Những thói quen, những nếp ứng xử cũng đã khác xưa. Không hiểu tốt hay xấu hơn, nhưng rõ ràng, nó lạnh lẽo hơn dẫu là ngồi trong nhà mái tôn giữa trưa hực nắng. Nó cũng cô đơn hơn dẫu bây giờ rất nhiều các mối quan hệ chằng chéo níu giữ.

Ngày xưa sau gia đình là đến cộng làng với già làng. Và chỉ thế. Giờ còn bao nhiêu cơ quan đoàn thể, bao nhiêu sự chi phối, bao nhiêu cánh cửa mở ra mà sao con người vẫn thấy cô đơn, trần trụi. Cũng là đi bộ, người Tây Nguyên chuyên đi bộ theo hàng một, dẫu là hàng trăm người đi. Nhưng là đi trong rừng, bất trắc đấy- đi hàng một để tránh bất trắc- nhưng vẫn thấy yên ổn ấm áp, bởi rừng, dẫu bất trắc khôn lường, nhưng luôn thân thiện và sẻ chia cùng con người. Giờ, đường ô tô tận làng, người dân vẫn đi bộ, vẫn hàng một, mà sao cứ thấy lầm lụi,  cứ thấy vênh lên trong cái màu đỏ đến nhức mắt của đất đỏ, của màu trời và cả trong màu cà phê chín…

vanconghungtaynguyencuatoi3Hôm nọ ở một cái festival rất lớn mang tầm quốc tế về cồng chiêng, người ta định bảo bà con diễn một cuộc ăn trâu phục vụ festival, chuẩn bị xong hết thì lại bảo bà con không làm nữa vì có vị lãnh đạo bảo nó dã man quá. Nhiều người không biết rằng, cái cuộc ăn trâu ấy sau này dân làng vẫn phải tự làm ở làng mình, vì đơn giản, nếu không làm tức là lừa dối thần linh.

Tôi không ủng hộ sự dã man, nhất là khi nó lại phơi ra giữa thanh thiên bạch nhật, trước hàng ngàn người như lâu nay chúng ta thấy ở các “lễ hội đâm trâu” do nhà nước tổ chức. Té ra đâm trâu nó khác, đơn giản và tình nghĩa hơn nhiều…Trước hết nhân đây phải khẳng định thêm một lần nữa, rằng là không có cái gọi là “lễ hội đâm trâu” như lâu nay chúng ta hay gọi.

Nó chỉ là một thành tố của một lễ hội, và người Tây Nguyên gọi nôm na là ăn trâu. Họ làm con trâu ấy để cúng thần linh, mời thần linh ăn, để họ tạ ơn thần linh đã giúp cho họ những việc lớn của làng. Những lễ hội mà có ăn trâu rất hiếm và không thường xuyên tổ chức. Để có cái cuộc ăn trâu vào sáng sớm hôm sau ấy, đêm trước đã có một cái lễ khóc trâu. Những người đàn bà thân thuộc với con trâu được chọn để ngày mai làm lễ ấy, tối hôm trước ra chỗ cột trâu và… khóc trâu. Họ khóc rất bài bản, cám ơn con trâu và cũng “giao nhiệm vụ” cho trâu ngày mai thay mặt họ đi gặp thần linh. Họ cho con trâu ăn những ngọn cỏ non nhất mới cắt lúc chiều, mời trâu uống thứ rượu cần chắt từ lần cắm cần đầu tiên…Rồi lúc tổ chức “tiễn trâu về với Yang”, theo nhiều người Tây Nguyên kể, không có nhiều người xem như hiện nay, đặc biệt là trẻ con càng không. Toàn các cụ già. Họ tiến hành nghi lễ thiêng liêng với thần linh, con trâu ấy chính là hiện thân của dân làng “tiếp kiến” thần linh.

Chứ không như hiện nay, người ta phong cho nó thành “lễ hội đâm trâu” rồi xách ông trâu ra cột giữa cái sân đông đặc người, rồi nhảy múa hú hét xung quanh cho con trâu ba hồn chín vía bay tiệt lên trời rồi bất thình lình đâm một nhát, máu me nhoè nhoẹt.

Vấn đề là, ai, và từ lúc nào, đã làm cho ý nghĩa những sinh hoạt văn hóa, và ý nghĩa tâm linh của những sinh hoạt ấy bị biến tướng đi một cách dữ dội thế…?

Nguyễn Cường là một nhạc sĩ rất nổi tiếng viết về Tây Nguyên. Nhưng Tây Nguyên nhất quyết không phải như những gì Nguyễn Cường đã viết. Anh đã tạo ra một lớp công chúng của mình bằng cách phả rock vào những ca khúc anh viết về Tây Nguyên, tạo ra một Tây Nguyên máu lửa, hừng hực, man dại và… nông cạn. Trong khi thật sự, Tây Nguyên lại rất trữ tình, sâu sắc và… mềm yếu mong manh nữa. Thì hãy nghe Y Phôn Ksor chẳng hạn, chàng nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Ê Đê này có mấy bài hát để đời như “Đi tìm lời ru mặt trời”, “Đôi chân trần”… mà xem, ta hoàn toàn không thấy hú hét, không lắc mông lắc ngực, không nhảy tưng tưng, mà nó thủ thỉ tâm tình, nó xa xót đắng đót, nó thâm trầm đến thắc thỏm u uẩn, khiến người nghe như mỏng đi, như dẹt ra trong cái thổn thức nao lòng của giai điệu.

Tôi đã có nhiều đêm thức để nghe các già làng, các nghệ nhân cao tuổi kể khan (hri, hamon), chưa bao giờ thấy hú hét, chưa bao giờ thấy giậm giật. Chỉ là những thủ thỉ tâm tình, những câu chuyện ăn vào đêm, xuyên vào đêm, rỉ rả như đêm để rồi mỗi sáng mai lại bừng ngộ rằng, cái thế giới mà tôi vừa lẫn vào nó tối qua, té ra nó lại đang hiển hiện ngay trước mắt tôi kia, nhưng nó lại cũng vô cùng lạ lẫm, bởi tôi vừa được chứng kiến sự thoát thân kỳ lạ của nghệ nhân. Cái ông cởi trần mặc khố thu lu đầu gối quá tai nhăn nheo ngồi trước tôi bây giờ và cái ông mới đêm qua nằm kể khan vừa là 1 mà lại là 2, vừa trần trụi lại vừa lộng lẫy, vừa hiện thực cũ mèm đây lại cũng rất tinh khôi ngời sáng khi dám đi bắt nữ thần mặt trời, dám “đằng vân quá hải” chỉ để thỏa mãn khát vọng tự do của mình…

Tôi cũng từng có một cuộc ngồi rất thú vị với mấy “quý ông” Tây Nguyên nổi tiếng một thời ở nhà ca sĩ Y Zăc. Những là Y Phôn Ksor, Y Moan, Kran Dich, KPlin, Y Zắc… ngồi suốt một đêm, ngồi nghe họ hát mộc dân ca Tây Nguyên với Ghi ta, uống rượu cần trong một ngôi nhà ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột. Rồi nghe họ nói chuyện về Tây Nguyên, thì mới biết té ra, lâu nay những cái mình biết về Tây Nguyên chỉ là lớp váng, chỉ là thứ phù du bụi bặm nổi lên trên, sâu lắng phía dưới, lặn dưới đáy là cả một trầm tích đậm đặc vừa ma mị vừa minh triết với những hiển nhiên nhưng không thể cắt nghĩa được. Chao ơi, cái khó, cái làm ta ma mị chính là ở những điều hiển nhiên không thể cắt nghĩa được ấy. Ai mà cắt nghĩa được rằng, tại sao tự mình không làm ra chiêng, nhưng người Tây Nguyên đã biến chiêng thành một thứ tài sản đương nhiên của mình không cần bảo chứng vậy. Ban đầu người Tây Nguyên làm chiêng bằng… tre nứa, sau đấy họ mon  men xuống đồng bằng nước Việt, hoặc thông qua thương lái đưa lên, rồi sang cả Lào, đổi trâu, voi… lấy chiêng. Vì thế tên chiêng bây giờ vẫn có chiêng Yoăn (Kinh), chiêng Lao (Lào). Nhưng chiêng chỉ thành chiêng khi nó được chính những nghệ nhân tài hoa Tây Nguyên ra tay chỉnh, bây giờ hay gọi là lên dây chiêng. Cuộc hồi sinh vĩ đại của chiêng chính là từ sự chỉnh chiêng của người Tây Nguyên này. Phải qua công đoạn này thì chiêng mới thành… chiêng. Rồi còn tự tạo ra không gian chiêng nữa…

Cái sự mà UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại không hẳn là vì chiêng Tây Nguyên vĩ đại, được tôn vinh, mà ý nghĩa chính là món này nó đang chuẩn bị tiệt chủng, cần bảo vệ khẩn cấp. Bao nhiêu năm qua, từ cái thời đề cương văn hóa của ông Trường Chinh, chúng ta đã đề cao dân tộc tính, chỉ rõ phải bảo tồn ra sao, bản sắc ra sao… thế mà rồi, cụ thể ra, cái bản sắc thật sự của Tây Nguyên là gì đã mấy ai hiểu hết. Cồng chiêng đấy, suốt ngày kêu gọi bảo tồn rồi nâng niu gìn giữ, cuối cùng thì phải bảo vệ khẩn cấp. Lý do người Tây Nguyên quý chiêng như thế là vì chiêng không chỉ là vật chất thông thường đổi bằng trâu bằng voi, mà nó chính là đời sống tâm linh, trong chiêng có Yang, thế mà bây giờ người ta dửng dưng đến thế?

Chúng tôi đã rất nhiều lần được sống cùng chiêng tại các buôn làng. Cũng nhiều lần được xem các cuộc lễ hội có đạo diễn mang chiêng trên sân khấu. Rất khó khi chúng ta cứ muốn giữ những gì là nguyên bản, và lại càng khó hơn khi chúng ta mang nó ra cộng đồng lớn hơn khu vực làng, vượt qua yếu tố nghi lễ tâm linh trở thành biểu diễn thi thố. Văn hóa và văn minh thường là xung đột với nhau để xã hội phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đời này sang đời khác, cuộc giành giật níu kéo giữa phát triển và bảo tồn, giữa cái mới và cái cũ, giữa hào nhoáng và thô sơ nguyên bản, giữa bản chất và hiện tượng… luôn làm loài người phải bận tâm để rồi chúng ta có văn hóa, có văn hóa vùng miền và văn hóa nhân loại, có văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng, có văn hóa bản sắc và văn hóa đại trà… tựu trung lại, nó là những sản phẩm vô giá của con người gửi lại cho mai hậu…

Và nói thật, thấy thảm hại làm sao khi chúng ta bứng chiêng ra khỏi buôn làng, ra khỏi không gian của nó, biến nó thành những hình nhân nhí nhố trên sân khấu, trên đường phố lòe loẹt xanh đỏ tím vàng. Nhưng chúng ta đã làm và vẫn đang làm việc ấy?…

Mà ngày xưa ấy, có phải cứ tự nhiên thích đánh chiêng là lôi chiêng ra mà đánh được đâu. Giờ chúng ta làm theo kế hoạch, ngành văn hóa lên kế hoạch từ đầu năm, tháng nào tháng nào có liên hoan hoặc lễ hội cồng chiêng, sức cho các làng các xã chuẩn bị, rồi đúng ngày đúng tháng, các nghệ nhân lên xe ô tô, mang chiêng đi… thi. Lại phải nói rõ thêm một điều nữa, rằng là hoàn toàn không có “lễ hội cồng chiêng” như chúng ta hay gọi, mà cồng chiêng chỉ là một thành tố của lễ hội. Nó như cỗ phải có gà luộc nhưng gà luộc thì không phải cỗ vậy.

Tây Nguyên đang rời xa đi cái gốc nguyên thủy của nó, đang bị giằng xé dữ dội giữa phát triển và bảo tồn, giữa những vòng quay chóng mặt của ngộ nhận và cố chấp, của cả tự ti và áp đặt, của vênh vang và ngu dốt, của thực dụng và hiếu thắng…

Chứ trong tôi, một Tây Nguyên hài hòa, nhân văn, trữ tình và đầy khát vọng nhưng cũng rất khiêm nhường luôn luôn thường trực, một Tây Nguyên biết cứ khi nào con người mỏi chân thì lại hiện lên một cái cây bóng mát, một Tây Nguyên có hẳn một nghi lễ khóc trâu trước khi hiến tế, và một Tây Nguyên cương quyết không lừa thần linh, nên dẫu nhà nước hứa rồi nhưng lại không cho thần linh ăn trâu thì họ mang về làng để làm. Bởi họ không ăn trâu, mà là dâng hiến cho thần linh. Sự dâng hiến tự nguyện và thành kính.

Nhân nghĩa thủy chung và cũng rất giữ lời, trung thực một cách cực đoan như vậy đấy, Tây Nguyên của tôi…

Xem tiếp
Đến với Tây Nguyên mới
Theo chân người dẫn đường
Trên bục giảng mùa xuân
Bao chuyện đời không quên

Đến với Tây Nguyên mới

 

BAN MAI
Hoàng Kim

Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức hoa bình minh
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Cười nụ nhớ an nhiên.

Trăng rằm thương nhớ anh
Đêm lạnh vầng trăng tỏ
Nắng xuân tươi trước cửa
Trăng thương nơi cuối trời

Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
bạch ngọc thích tánh tuệ
Trăng rằm thương người hiền

VUI VUI BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm ta về còn trọn niềm tin.

*

Thăm người ngọc nơi xa, vùng tỉnh lặng,
Chốn ấy đồng xanh, người đã chào đời.
Nơi
sỏi đá, giữa miền thiêng hoa cỏ,
Thiên nhiên an lành,
bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui, giấc mơ hạnh phúc,
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương.
Con cái quây quần thung dung tự tại,
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông, bốn mùa luân chuyển
Say chân quê
ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng, đêm thì đọc sách.
Ngọc cho đời, giữ trọn niềm tin.

TA VỀ VỚI ĐỒNG XUÂN

Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.

Thỏa thuê cùng với cỏ hoa
Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng

Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian

Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi

Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Đồng Xuân đất Mẹ vạn xuân
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.

LỜI THẦY LUÔN THEO EM
Hoàng Kim

trước tượng Phan Bội Châu, nhớ thầy cô Nguyễn Khoa Tịnh Trần Diệu Vinh “Thầy truyền cho chúng em niềm tin Đạo làm người, lòng yêu nước. Em càng thấm thía vô cùng. Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa. Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, … Đều yêu nghề dạy học.”

Thầy thung dung bước lên bục giảng
Buổi học cuối cùng “Tổng kết sử Việt Nam”
Tiếng Thầy ấm trong từng lời nói
Như muốn truyền cho các em
Tất cả những niềm tin.

Đôi mắt sáng lướt nhìn toàn bộ lớp
Thầy có dừng trên khuôn mặt nào không ?
Thầy có tin trong lớp còn ngồi học
Có những em nung nấu chí anh hùng.

Các em hiểu những gì
Trong tim óc người Thầy
Mái tóc đà điểm bạc
Em biết Thầy tâm huyết rất nhiều
Trên mười năm dạy học
Vẫn canh cánh trong lòng
Luôn tìm kiếm những người
Có chí lớn
và tấm lòng yêu nước
thương dân.

Mười năm
Thức đo thời gian
Dài như cả nỗi đau chia cắt
Sương bạc thời gian phôi pha mái tóc
Câu chuyện mười năm Đông Quan dạy học
Hẳn nhiều đêm rồi
Thầy nhớ Ức Trai xưa?

Mười năm
Trang lòng, trang thơ
Nhớ tráng sĩ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
Ôi câu thơ năm nào
giữa lòng Thầy xao xuyến
“Anh hùng lỡ vận ngẫm càng cay”

Mười năm
Dằng dặc thời gian
Đo lòng Thầy nhớ miền Nam tha thiết
Em tin trong lòng Thầy
Luôn âm ỉ cháy lửa lòng yêu nước
Thầy có tin rằng trong lớp
Có người trò nghèo
Chí nối Ức Trai xưa.

“Dẫu đất này khi thịnh khi suy
Song hào kiệt đời nào cũng có”

Thầy giảng Đại cáo bình Ngô
Liên hệ chuyện chân chúa Nguyễn Hoàng
âm thầm tìm kiếm Đào Duy Từ …
cũng như chuyện “Tam cố thảo lư”
anh em Lưu Bị
vượt núi thẳm, mưa tuyết, đường xa
ba lần đến Long Trung
tìm kiếm Khổng Minh Gia Cát
tuổi chỉ đáng bằng tuổi con mình
nhưng trọng dụng kỳ tài
đã tôn làm quân sư cùng lo việc nước…

Thầy kể chuyện Đào Duy Từ xưa
Bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn
dựng nghiệp nhọc nhằn, người hiền lắm nạn
cha mẹ chết oan, chiếc lá giữa dòng…
Đào Duy Từ còn mãi với non sông:
Người có công nghiệp lẫy lừng chẳng kém Ngọa Long
Định Bắc, thu Nam, công đầu Nam tiến.
Người tổ chức phòng ngự chiều sâu
Hoành Sơn, Linh Giang, Lũy Thầy
minh chúa, quân giỏi, tướng tài, ba tầng thủ hiểm
Người xây dựng nên định chế đàng Trong
một chính quyền rất được lòng dân
nức tiếng một thời.
Người viết nên kiệt tác Hổ trướng khu cơ,
tuồng Sơn Hậu, nhã nhạc cung đình
là di sản muôn đời.
Trí tuệ bậc thầy, danh thơm vạn thuở …

Thầy giảng về bài học lịch sử Việt Nam
những người con trung hiếu
tận tụy quên mình vì dân vì nước
hẳn lòng Thầy cháy bỏng khát khao
vượng khí non sông khí thiêng hun đúc
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Có nông phu ham học chăm làm
Mà thao lược chuyển xoay thời vận.
Ôi sử sách cổ kim bao nhiêu gương sáng
Học sử ai người biết sử để noi?

“Lịch sử dân tộc mình
Những năm bảy mươi
Các em sẽ là người viết tiếp
Điểm theo thời gian
Truyền thống ông cha xưa
Oanh liệt vô cùng”

Tiếng Thầy thiết tha
Truyền nguồn cảm xúc
Các em uống từng lời
Lắng nghe từng chữ
Lời tâm huyết thấm sâu vào lòng em:
“Nung gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”
Em đã tìm được trong Thầy
Một người anh
Một người đồng chí
Em vững tin trong sự nghiệp cứu dân
Hẳn có lòng Thầy luôn ở bên em!

Thầy nói nhiều về Việt Nam thân yêu
Dựng nước gian nan, người dân còn khổ
Mắt Thầy thiết tha quá chừng
Làm em mãi nhớ
Thầy truyền cho chúng em niềm tin
Đạo làm người, lòng yêu nước
Em càng thấm thía vô cùng
Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa
Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, …
Đều yêu nghề dạy học.

Tổ Quốc cần, gọi em về phía trước
“Em ơi em, can đảm bước chân lên!” (1)
Em sẽ khắc trong lòng
Những lời dạy đầu tiên!

Lời Thầy luôn theo em

Hoàng Kim
Rút trong tập THƠ CHO CON

(1) bài thơ của thầy Nguyễn Khoa Tịnh
Em ơi em can đảm bước chân lên“.

NHỚ THẦY CÔ
Hoàng Kim

“Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”
Văn Sử là Người, Thầy Cô thắp lửa thiêng
Khoa Tịnh Diệu Vinh mãi mãi vững bền.

Thầy Cô đó thanh thản cùng con cháu
Nén hương thơm thành kính ơn Người
Thầy đón Cô về là ngày giỗ Bác (*)
Xa mà gần thương nhớ mãi Cô ơi !

Tài sản Thầy Cô gia đình hạnh phúc
Phúc hậu tận tâm minh triết an nhiên
Đời thanh thản sống vui sống khỏe
Trăng rằm xuân thế giới người hiền.

(*) Thầy Nguyễn Khoa Tịnh bài thơ “Em ơi em can đảm bước chân lên“ . Cô Diệu Vinh và người thân trước mộ cụ Phan. Ngày của Cô (21 tháng 7al) là ngày giỗ Bác Hồ, 31.8.2018 Lời của Thầy theo mãi bước em đi


EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN
Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn

Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai
Có biết lòng ta bấy hỡi ai?
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng
Kể chi no đói, mặc ngày dài”

Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang
Lửa to mới biết sáp hay vàng
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”

Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng
Hiên ngang khí phách:

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng
Lồng lộng trời hè muôn làn gió
Đêm thanh sao sang mát thu không
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng
Tinh tú bao quanh hồn thời đại
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”

Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:

“Ta đi qua đèo Ngang
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm
Đỉnh dốc chênh vênh
Xe mù bụi cuốn
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ
Điệp điệp núi cao
Trùng trùng rừng thẳm.
Người thấy
Súng gác trời xanh
Gió lùa biển lớn
Nông dân rộn rịp đường vui
Thanh Quan nàng nhẽ có hay
Cảnh mới đã thay cảnh cũ.
Ta hay
Máu chồng đất đỏ
Mây cuốn dặm khơi
Nhân công giọt giọt mồ hôi
Hưng Đạo thầy ơi có biết
Người nay nối chí người xưa

Tới đây
Nước biếc non xanh
Biển rộng gió đùa khuấy nước
Đi nữa
Đèo sâu vực thẳm
Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai
Thương dân nước, thà sinh phận gái
“Hoành Sơn cổ lũy”
Hỏi đâu dấu tích phân tranh?
Chỉ thấy non sông
Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế
Điều không hẹn mà xui gặp mặt
Vô danh lại gặp hữu danh
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất
Anh em ta ngự trên xe đạp
Còn Người thì lại đáp com măng
Đường xuyên sơn
Anh hùng gặp anh hùng
Nhìn sóng biển Đông
Như ao trời dưới núi.

Xin kính chào
Bậc anh hùng tiền bối
Ta ngưỡng mộ Người
Và tỏ chí với non sông
Mẹ hiền ơi!
Tổ Quốc ơi!
Xin tiếp bước anh hùng!”

Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:

“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ
Thương dân, yêu nước quyết báo đền
Văn hay thu phục muôn người Việt
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”

Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo

“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp
Giọng líu lo như chim hót ven đường.

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến

Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”|
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

LỜI CỦA THẦY THEO MÃI BƯỚC EM ĐI
Hoàng Kim
tưởng nhớ thầy Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy thung dung bước lên bục giảng
Buổi học cuối cùng “Tổng kết sử Việt Nam”
Tiếng Thầy ấm trong từng lời nói
Như muốn truyền cho các em
Tất cả những niềm tin.

Đôi mắt sáng lướt nhìn toàn bộ lớp
Thầy có dừng trên khuôn mặt nào không ?
Thầy có tin trong lớp còn ngồi học
Có những em nung nấu chí anh hùng.

Các em hiểu những gì
Trong tim óc người Thầy
Mái tóc đà điểm bạc
Em biết Thầy tâm huyết rất nhiều
Trên mười năm dạy học
Vẫn canh cánh trong lòng
Luôn tìm kiếm những người
Có chí lớn
và tấm lòng yêu nước
thương dân.

Mười năm
Thức đo thời gian
Dài như cả nỗi đau chia cắt
Sương bạc thời gian phôi pha mái tóc
Câu chuyện mười năm Đông Quan dạy học
Hẳn nhiều đêm rồi
Thầy nhớ Ức Trai xưa?

Mười năm
Trang lòng, trang thơ
Nhớ tráng sĩ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
Ôi câu thơ năm nào
giữa lòng Thầy xao xuyến
“Anh hùng lỡ vận ngẫm càng cay”

Mười năm
Dằng dặc thời gian
Đo lòng Thầy nhớ miền Nam tha thiết
Em tin trong lòng Thầy
Luôn âm ỉ cháy lửa lòng yêu nước
Thầy có tin rằng trong lớp
Có người trò nghèo
Chí nối Ức Trai xưa.

“Dẫu đất này khi thịnh khi suy
Song hào kiệt đời nào cũng có”

Thầy giảng Đại cáo bình Ngô
Liên hệ chuyện chân chúa Nguyễn Hoàng
âm thầm tìm kiếm Đào Duy Từ …
cũng như chuyện “Tam cố thảo lư”
anh em Lưu Bị
vượt núi thẳm, mưa tuyết, đường xa
ba lần đến Long Trung
tìm kiếm Khổng Minh Gia Cát
tuổi chỉ đáng bằng tuổi con mình
nhưng trọng dụng kỳ tài
đã tôn làm quân sư cùng lo việc nước…

Thầy kể chuyện Đào Duy Từ xưa
Bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn
dựng nghiệp nhọc nhằn, người hiền lắm nạn
cha mẹ chết oan, chiếc lá giữa dòng…
Đào Duy Từ còn mãi với non sông:
Người có công nghiệp lẫy lừng chẳng kém Ngọa Long
Định Bắc, thu Nam, công đầu Nam tiến.
Người tổ chức phòng ngự chiều sâu
Hoành Sơn, Linh Giang, Lũy Thầy
minh chúa, quân giỏi, tướng tài, ba tầng thủ hiểm
Người xây dựng nên định chế đàng Trong
một chính quyền rất được lòng dân
nức tiếng một thời.
Người viết nên kiệt tác Hổ trướng khu cơ,
tuồng Sơn Hậu, nhã nhạc cung đình
là di sản muôn đời.
Trí tuệ bậc thầy, danh thơm vạn thuở …

Thầy giảng về bài học lịch sử Việt Nam
những người con trung hiếu
tận tụy quên mình vì dân vì nước
hẳn lòng Thầy cháy bỏng khát khao
vượng khí non sông khí thiêng hun đúc
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Có nông phu ham học, chăm làm
Mà thao lược chuyển xoay thời vận.

Ôi sử sách cổ kim bao nhiêu gương sáng
Học sử ai người biết sử để noi?

“Lịch sử dân tộc mình
Những năm bảy mươi
Các em sẽ là người viết tiếp
Điểm theo thời gian
Truyền thống ông cha xưa
Oanh liệt vô cùng”

Tiếng Thầy thiết tha
Truyền nguồn cảm xúc
Các em uống từng lời
Lắng nghe từng chữ
Lời tâm huyết thấm sâu vào lòng em:
“Nung gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”
Em đã tìm được trong Thầy
Một người anh
Một người đồng chí
Em vững tin trong sự nghiệp cứu dân
Hẳn có lòng Thầy luôn ở bên em!

Thầy nói nhiều về Việt Nam thân yêu
Dựng nước gian nan, người dân còn khổ
Mắt Thầy thiết tha quá chừng
Làm em mãi nhớ
Thầy truyền cho chúng em niềm tin
Đạo làm người, lòng yêu nước
Em càng thấm thía vô cùng
Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa
Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Thiếp, Phan Châu Trinh, …
Đều yêu nghề dạy học.

Tổ Quốc cần, gọi em về phía trước
“Em ơi em, can đảm bước chân lên!”
Em sẽ khắc trong lòng
Những lời dạy đầu tiên!

Lời của Thầy theo mãi bước em đi.

Lê Quang Vinh cùng với Ma Thi Len8 người khác.18 Tháng 11, 2017 ·

HAI BÀI THƠ – MỘT TẤM LÒNG
Lời dẫn của
Lê Quang Vinh

Tôi là lứa học trò gần như “đầu đời’’ của cụ Nguyễn Khoa Tịnh. Ông dạy môn Lịch sử hai năm tôi học ở lớp 8C và lớp 9B (các năm 1964 – 1966, tại Trường Cấp 3 Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Tôi nhớ, hồi ấy Thầy giáo chưa… “làm thơ”; hoặc có làm nhưng không thấy đọc cho học trò nghe bao giờ.

Tôi hơn Hoàng Kim (FB “Hoàng Kim“) 6 tuổi. Em là lứa lớp sau tôi mấy khóa. Nhưng hai anh em may mắn, đều được thụ giáo (chịu sự dạy bảo) của thầy Nguyễn Khoa Tịnh.

Như đã “bật mí” tại lời dẫn của tôi trong bài “MỘT BÀI THƠ HAY CỦA NGƯỜI CON TRAI LÀNG MINH LỆ – TIẾN SĨ NÔNG HỌC HOÀNG KIM” (Lê Quang Vinh): “Chàng trai này từ nhỏ tên “Hoàng Minh Kim”, đã ham đọc sách và làm thơ; cứ tưởng sau này sẽ theo nghiệp… văn chương”.

Có lẽ thế, nên khi vừa vào học Cấp 3 Bắc Quảng Trạch, Hoàng Kim đã viết mấy bài thơ về thế giới quanh em; hoặc hoàn cảnh riêng của cá nhân mình… Em không thể ngờ được rằng, các bài thơ vô tư, hồn nhiên đó; lại có thể lọt ngay vào đôi “mắt xanh” của người thầy dạy Sử này. Đấy là “duyên thơ” của cả hai thầy trò.

Bài thơ “Em ơi em, can đảm bước chân lên” của cụ Nguyễn Khoa Tịnh chính là “họa lại” (tổng hợp, khuếch tán, nhân lên tình ý) từ cảm hứng đột nhiên khi đọc được thơ cậu học trò nhỏ của mình, gồm 6 bài thơ: “Bụng đói”, “Cái chảo rang”, “Ngủ đồng”, “Qua đèo Ngang”, “Tỏ chí”, “Tập làm thầy giáo”.

Điều thú vị là, trong bài thơ “Em ơi em, can đảm bước chân lên”, Ông giáo dùng nguyên văn nhiều câu thơ, đoạn thơ và cả bài thơ của Hoàng Kim – thủ pháp rất hiếm khi phải dùng tới hoặc khá “tối kỵ” trong sáng tạo nghệ thuật. Thế mà Thầy lại cố ý, dụng công vô cùng, để biến nó thành những câu thơ, đoạn thơ thống nhất, nhuần nhị trong cả bài thơ một cách hợp lý; khiến chất liệu thơ cùng giọng điệu, cấu tứ hòa quện nhau như… rút từ ruột gan của “chính mình’’ ra.

Cụ Nguyễn Khoa Tịnh làm điều này một cách khéo léo qua những câu thơ “bình luận” thơ trò, để “kết dính” chúng với nhau. Qua các câu thơ “bình luận” ấy, nâng tầm “thi liệu” đang được sử dụng trong bài thơ mình.

Đọc xong bài thơ, nếu không thật “chú ý”, khó lòng mà nhận ra đâu là… “thơ thầy”, đâu là… “thơ trò”. Đấy cũng là một “sự chơi” độc đáo của các bậc thi gia xưa…

(1/ “Bụng đói”: cả bài 4 câu “tứ tuyệt”.
2/ “Cái chảo rang”: cả bài 8 câu “thất ngôn”.
3/ “Ngủ đồng”: cả bài 8 câu “thất ngôn”.
4/ “Qua đèo Ngang”: cả bài 51 câu thể thơ “tự do”.
5/ “Tỏ chí”: Cả bài 8 câu thất ngôn.
6/ “Tập làm thầy giáo” cả bài 8 câu “bát ngôn”.).

Chắc chắn khi Hoàng Kim nhận lại được bài thơ đầy ân tình của Thầy – hẳn đã vô cùng sung sướng, cảm động. Đó chính là nguồn hứng khởi lay động tâm hồn, trái tim người học trò còn rất bé nhỏ này; để rồi sáng tạo nên bài thơ mới lắng đọng hơn, sâu sắc hơn, lý trí hơn: “LỜI CỦA THẦY THEO MÃI BƯỚC EM ĐI”.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, LQV xin gửi đến bạn đọc hai bài thơ – thực chất là cùng một tấm lòng yêu thương (“Tất cả vì học trò thân yêu” của người thầy và đạo lý “Tôn sư trọng đạo” của cậu học trò); nó thực sự thấm đẫm tình thầy trò của cụ Nguyễn Khoa Tịnh và người học trò xưa của ông – nay đã là Nhà nông học, Tiến sĩ Hoàng Kim – đúng như kỳ vọng cùng tiên đoán của mình.

Hà Nội, 16 giờ 04′ – ngày 18/11/2017

LQV,

Ơn Thầy

ƠN THẦY
Hoàng Kim
kính tặng thầy Mai Văn Quyền và quý Thầy Cô


Cha ngày xưa nuôi con đi học.
Một nắng hai sương trên những luống cày,
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ, 
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất,
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con,
Mắt cha lắng bao niềm ao ước,
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng.

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy,
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm.
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ,
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con.

Trên luống cày này, đường cày con vững.
Bởi có dáng Thầy thay bóng cha xưa.
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ.
Thôi thúc tim con học tập phút giờ .

Chuyện cổ tích người lớn
CỤ MẠNH VIẾT VỀ BÁC
Hoàng
Kim

“Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” Chương 7, cụ Mạnh viết về Bác Hồ thật hay. Tôi thường đọc lại. Nghề văn sử thời nay chép được hay và thật như vậy, đầy ắp tư liệu là thật giỏi và khéo lắm. Xin thành kính dâng nén tâm hương đưa tiễn Cụ.
Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi trong Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian cuối sách có ghi: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN  vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”.

CỤ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH VIẾT VỀ BÁC HỒ
(Trích Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, chương Bảy)

Tôi được tận mắt thấy Hồ Chí Minh hai lần.

Lần thứ nhất sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám năm 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp 2 ở trường Hàn Thuyên.

Một hôm được tin Hồ chủ tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ chủ tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.

Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin xã, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.

Ðợi một lúc thì có một chiếc xe ô tô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng.

Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo Kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô, “Hồ chủ tịch muôn năm !”

Ðứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn – ấn tượng của tôi về Hồ chí Minh là như thế.

Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt đông khá mạnh. Ðã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính Quốc dân đảng và Vệ quốc đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.

Lần thứ hai tôi được thấy Hồ chủ tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Ðại học sư phạm Vinh.

Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.

Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre- có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người:

_ Ðảng Lao Ðộng Việt Nam muôn năm !

_ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà muôn năm !

Ông Hồ vung tay rất cao.

Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba:

_ Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm !

Ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống.

Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy.

Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.

Hồ Chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chuyện lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ, “Thanh cậy thế, Nghệ cậy..”thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại, “cậy thần “là cậy thần nào, thần Hồ Chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.

Năm 1969, tôi chuyển ra công tác ở trường Ðại học Sư phạm Hà nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ Chí Minh như Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, Họa sĩ Diệp Minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật Ký Trong Tù.

Ông Hồ về Pắc Bó đầu năm 1941 ngày 28/1. Tháng 8/1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.

Ông Lê Quảng Ba cùng đi với ông Hồ. Ðến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê Quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Ðể động viên người đồng hành với mình, ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh Phụ Ngâm. Vừa kể vừa giảng. Té ra xa nước ba mươi năm Hồ Chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh Phụ Ngâm.

Nhưng Lê Quảng Ba càng đi càng đau. Ðến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên Dương Ðào- tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Ðến xã Túc Vinh, huyện Ðức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (Ngày 27- 8- 1942)

Không phải ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ Chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tàu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở Pắc Bó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.

Nhưng cảnh sát Tàu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế ! Ðiều này tác giả Ngục Trung Nhật Ký cũng đã nói rõ trong thơ của mình:

Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
(Ðường đời hiểm trở)

Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung
(Ði Nam Ninh)

Các vị lãnh đạo Ðảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tàu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn Ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra.

Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ Chí Minh sang chế độ nhà tù khác. Trong Nhật Ký Trong Tù, bài Bốn Tháng có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cùng cực khổ của ông Hồ, “Sống khác loài người vừa bốn tháng. Tiều tụy còn hơn mười năm trời.”

Chuyển sang chế độ nhà tù mới, ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng Giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Ðiều này ông Trần Dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Ðiều đáng chú ý là, Nhật Ký Trong Tù có tất cả 113 bài tuyệt cú thì bài Bốn Tháng Rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm “Tam dân chủ nghĩa “của Tôn Trung Sơn, đọc sách của Tưởng Giới Thạch tặng “Trung quốc đích mệnh vận”

Nguyên bản Nhật Ký Trong Tù đâu chỉ có thơ, ở cuối tập Nhật Ký còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Ðộc báo lan.

Mới biết, viết bài Mở đầu (Khai Quyển) Nhật Ký Trong Tù, Hồ Chí Minh đã nói thật lòng mình:

Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vưà ngâm vừa đợi đến ngày tự do

Hồ Chí Minh được bọn Tàu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước.

Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật Ký Trong Tù, Hồ chí Minh gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm cục chính trị đệ tứ chiến khu) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12- 1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối.

Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá độc hiểm:

“Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh “

Ông Hồ xin đối :

“Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách “

Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi “Ðối hay lắm “.Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói, “Hồ tiên sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục “

Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điêụ Nga-la-tư, một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.

Trong Nhật Ký Trong Tù và hồi ký Vưà Ði Ðường Vừa Kể Chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù, “chân mềm như bún “, đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhảy điệu Nga- la – tư?

Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt. (Cho nên mới có chuyện ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê. Khoảng giữa tháng 9- 1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:

Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc lộ Tây phong lĩnh
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường, vừa kể chuyện)

Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp trong tập hồi ký Những Chặng Ðường Lịch Sử cho biết, “Bữa đó tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Ðồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:

_ Anh xem có đúng là chữ của Bác không?

Ðó là một tờ báo ở Trung quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ của Bác. Bác viết, “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác, ở bên này bình an.

Phiá dưới lại có một bài thơ “

Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9- 1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12- 1943)

Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong cuộc liên hoan tiễn cụ Hồ về nước, hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.

Về tập Nhật Ký Trong Tù, có người nói ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.

Ngày 16- 9- 1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật Ký Trong Tù vẫn được ông giữ cẩn thận.

Ngày 14 – 9 – 1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lãm cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu. Ông Hồ nói, “Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng. “Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bày ở phòng “Ngọn đuốc soi đường của Ðảng Cộng sản Ðông Dương “.

Nhật Ký Trong Tù hiện được lưu trữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.

Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết Họa sĩ Diệp Minh Châu từng sống với Hồ chủ tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp họa sĩ ở nhà riêng.

Hai vợ chồng cùng là họa sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Ðất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân…bằng đất sét.

Cách trò chuyện của Diệp Minh Châu cũng vậy. Chuyện nọ xọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.

Ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ Chí Minh.

Diệp Minh Châu ở với Hồ chủ tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội họa, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ chủ tịch.

Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo, “Chú cứ ăn trước đi “Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với họa sĩ, “Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm chủ tịch nước, khổ lắm ! “

Diệp Minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Ðông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chuyên chính. Ông Phạm Văn Ðồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên xô): năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp, ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).

Ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vưà câu vưà trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật Ký Trong Tù : “Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ “. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật Ký Trong Tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi (Trong cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện,ông đã nói như thế).

Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng, phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.

Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Ðại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên Văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ,oai phong. Cô khoe vưà được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Ðến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ.

Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị chủ tịch nước là, “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi.”

Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.

Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoievsky trong cuốn “Anh em nhà Karamadôp “: “Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều lúc tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (..) thế nhưng tôi lại không thể sống chung với bất kỳ ai trong một căn phòng.”. Ðó là loại người mà Dostoievsky gọi là chỉ có “tình yêu mơ mộng “chứ không có tình yêu thực sự.

Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.

Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn, vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói, “Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ “.

Hồ Chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người. Hồi kháng chiến chống Pháp, Họa sĩ Dương Bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt. (Chắc là Duơng Bích Liên thích vẽ Hồ chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương Bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Duơng Bích Liên đã đi rồi. Hồ chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời họa sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.

Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường. Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ chí Minh cũng phải “diễn “những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không thích làm thánh nhân chút nào. Thí dụ, mệt cũng muốn nghỉ. Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm ! “, ông nói, “Hồ Chí Minh chỉ muốn nằm ! “

Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc lá nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ.

Họa sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi. (Người ta nuôi một con bò để lấy sưã cho ông.)

Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ- hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.

Hà Huy Giáp : một hôm linh mục Phạm Bá Trực gặp ông Hồ, bảo ông là surnature (phi thường). Ông Hồ nói,”Chúng mình là contrenature (bất bình thường)”.

Hà Huy Giáp có một thời gian ở gần Hồ chủ tịch. Ông kể lại chuyện hồi năm 1950, ông mới lấy vợ được một năm thì bị điều ra công tác tại Việt Bắc và ở với cụ Hồ. Ông hỏi ông Hồ, “Sao Bác không lấy vợ mà chịu được?”Ông Hồ nói, “Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi, Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Ðừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần aó vải. Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Ðể khỏi “nhàn cư vi bất thiện”.

Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của cụ Hồ.

Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết gì thêm về Hồ Chí Minh, ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Ði guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi, “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”.

Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế : để râu dài, áo cánh lụa. Ði guốc. Cầm quạt phe phẩy…

Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.

Về chuyện làm thơ của Hồ Chí Minh, tôi vẫn cho rằng ông Hồ có ý thức sáng tác hai loại : một là loại thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh họa đường lối chính trị. Những bài thơ chúc tết, mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Loại này ông cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho cách mạng.

Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã cố tình phê phán tôi về sự phân biệt này: thơ Bác Hồ, thơ nào chả là thơ nghệ thuật và thơ Bác là thơ cách mạng sao lại bảo là để giải trí.

Tôi cho rằng chính cụ Hồ có ý thức phân biệt như vậy.

Người ta thường kể chuyện này để ca ngợi đức tính giản dị, khiêm tốn của cụ Hồ khi làm những bài thơ tuyên truyền, cụ Hồ thường chuyển cho nhiều người xem, kể cả chú liên lạc, để nhờ góp ý sữa chữa cho thật dễ hiểu, dễ nhớ đối với mọi người. Thế là thơ tuyên truyền chứ còn gì nữa. Tuyên truyền thì cốt nhất là mọi người đều dễ hiểu, dễ nhớ, thế thôi. Nghệ thuật gì mà.

(đọc thêm BBCVietnamese.com: Xung quanh ‘Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh‘)

Bài viết mới
Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao;
Tắm tiên ở Chư Jang Sin.

Video yêu thích

NHẠC THIỀN – TĨNH TÂM – AN NHIÊN TỰ TẠI
Việt Nam quê hương tôi
Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19675
Nhập ngày : 09-02-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 6(14-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 6(13-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 6(12-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 6(11-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 6(10-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 6(09-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 6(08-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 6(07-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 6(06-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 6(05-06-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007