Số lần xem
Đang xem 5322 Toàn hệ thống 8362 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nguyễn Thị Thủy: “Khi xưa, lúc còn nhỏ, mẹ thường kể ngày này là ngày sinh”
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Hoàng Kim
Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với những kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Ana Karenina, Đường sống, Phục sinh. Minh triết cho mỗi ngày. Trước đây tôi thích ông theo tuần tự trên. Nhưng nay qua thời gian trãi nghiệm và lắng đọng tôi lại thích trình tự ngược lại. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Yêu thích là tự mình tỉnh thức.
Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
Lev Tonstoy viết: “Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Sẽ là ngốc nghếch nếu bạn tìm kiếm nó ở nơi nào khác. Bạn sẽ giống như kẻ chăn cừu tìm kiếm một con chiên lạc, trong khi nó được nhét vào ngay bên trong áo sơ mi của y (1). Quy tắc thứ nhất của minh triết, là biết chính bạn (2). Tuy nhiên đây là cái khó làm nhất. Quy tắc thứ nhất của đức hạnh là hạnh phúc với những điều nhỏ bé (3). Điều này nữa cũng khó làm. Chỉ có những ai tuân theo những quy tắc này, mới đủ mạnh để là một tấm gương đức hạnh cho người khác. Nếu bạn chỉ yêu chính mình, bạn không thể thực sự hạnh phúc. Hãy sống cho kẻ khác, rồi thì bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực. Các bạn đang lang thang tới đâu, hỡi những con người bất hạnh? Đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ? Bạn đang chạy đi xa, nhưng hạnh phúc phải được tìm thấy bên trong bạn. Nếu nó không có mặt ở bên trong, thì nó không có mặt ở bất cứ nơi nào khác. Hạnh phúc nằm trong khả năng yêu kẻ khác của bạn”. (Suy niệm mỗi ngày, trang 53) (1) Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Phật nói ‘ phật tại tâm ’ Chúa Jesu nói ‘Vương quốc của thượng đế ở bên trong các ngươi ’ (2) Minh triết trước hết là tự biết mình. (3) Phúc hậu là hạnh phúc với những điều nhỏ bé.
Lev Tonstoy viết tiếp: Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác , bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ”
Hoàng Kim noi gương Thầy, tự mình thắp lên ngọn đèn trí tuệ chính mình “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” tuân theo quy luật của sự chí thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“. Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng tinh hoa lắng đọng
Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy, bạn bè anh vậy, nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. Một hình ảnh và mẫu thoại ngắn của tôi THÍCH CÁI KHOE CỦA NGƯỜI TỬ TẾ từ ngày 9 Tháng 9, 2017 được các bạn nhắc lại mà bùi ngùi nhớ: .”Giản dị thế mà sống, cần đếch gì chụp giật, phỏng ạ, Niềm vui cứ nho nhỏ thế thôi…” Văn Công Hùng viết vậy còn Phan Chi thì viết “lão Hâm ghét ông Nguyễn Trọng Tạo thêm 5 phút nữa. (Không kiếm được vé đi nghe đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo nên post bài này lên cho… bõ tức). Lão nông Trần Duy Quý thì khoe “Dân phấn khởi quá, vì so với giống Bắc Thơm 7 năng suất Sơn Lâm 1 vượt ít nhất 80 kg/ sào mà gạo hai giống ngon như nhau. Giá bán gạo đều 16-18 k trên kg nên hiệu quả rõ rệt. Dân tuyên bố sẽ trồng Sơn Lâm 1 thay cho Bắc Thơm 7 cả vụ xuân lẫn vụ mùa”. Cô Nguyễn Thị Trúc Mai thì khoe: “Bốn tháng sau trồng, không cần quảng cáo”. Anh Trần Mạnh Báo thì viết: “Sau nửa tháng đi công tác, hôm nay lại về với cánh đồng Trung tâm nghiên cứu thân yêu! Cảm ơn Mr Diệp (người e lệ đứng bên bờ ruộng) về ý tưởng trồng hoa trên bờ ruộng!”. Tôi thích cái khoe này. “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Cái khoe của họ là tiền tươi thóc thật của người tử tế. (Hoàng Kim).
“Hạnh phúc của Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung, phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được chia sẻ với chung quanh.” (Nguyễn Trọng Tạo)
1
Minh triết về HÒA BÌNH
CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Lev Tolstoy (1828 – 1910) đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm.“Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.
Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc và người thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia vào những hội kín – đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.
“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu : chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới.Phim Chiến tranh và Hòa bình thời lượng 484 phút (4 tập) Tập 1 – Andrei Bolkonsky; Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966)
Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.” ”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”
Giáo sư Tôn Thất Trình có những nhận xét khá thú vị về Chiến tranh và Hòa bình”. Thầy viết “Chiến Tranh va Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga : Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonski không có gì mấy bi hài kỊch tính như truyện tình của Tàu và truyện Việt. Chiến tranh và hòa bình là truyện tình thời Nga Hoàng nhưng vĩnh cữu trên Thế Giới . Nguyên văn lời bình đầy đủ của Giáo sư Tôn Thất Trình trên blog The Gift: ”Thời trung học 1945 – 1950 , chúng tôi chỉ đọc được các truyện Nga của Turgenev ( 1821- 1881 ), Maksim Gorky ( 1868-1936 ), Dostoiyevski ( 1821-1881 ) … và trong thập niên 1970 , xem được phim Bác Sĩ Zhivago của Boris Pasternak ( 1890 – 1960 ) . Lạ lùng thay không nghe nói tới truyện hay phim Chiến Tranh và Hòa Bình- War and Peace của văn hào Leo Tolstoi (1828- 1910 ) , theo Bản Biên Tập Bình Luận “Kiệt tác văn chương Thế Giới – Masterpieces of World Literature” kê khai.Theo bản biên tập này , truyện ChiếnTranh và Hòa Bình rất có thể truyện kể hay nhất chưa ai viết ra được , ghi chép hàng ngày những thời kì chuyen tiếp nhau giữa Chiến Tranh và Hòa Bình ở nước Nga, trong hai thập niên đầu của thế kỷ thứ 19. Tolstoi có ý định viết về chuyện của một người Nga bị đày đi Siberia – Tây Bá Lợi Á , trở về năm 1856 . Hắn là một thành viên của Phong trào Tháng chạp – Decembrist , một phong trào cách mạng sáng tỏ , cố tìm cải cách hiến pháp ở Nga , trước khi chế độ Nga Hòang đánh tan phong trào tháng chạp năm 1825 . Để hiểu rỏ nhân vật anh hùng của mình hơn , Tolstoi quyết định là trước tiên ông phải viết về thời thanh niên hắn : cho nên truyện bắt đầu tháng 7 năm 1805 . Độc giả , lần đầu tiên gặp hắn không chắc là anh hùng là gã Pierre Bezukhov , ở một dạ tiệc thủ đô St. Peterburg . Hắn vừa trở về sinh sống ở Nga , sau khi du học ngọai quốc . Vụng về nhưng lại hổn láo- táo tợn, lý tưởng ngờ nghệch của hắn dẫn hắn đến tranh luận chánh trị , trong lúc đó hắn khẳng định tin rằng Nã Phá Luân – Napoleon I là “ nhân vật cao cả – lớn nhất Thế Giới”. Sau dạ tiệc , Pierre lui về nhà của bạn cũ là Hòang thân – Prince Andrew Bolkonsky , và tiếp tục bàn luận về Nã Phá Luân .Lúc đó nói chuyện về Chiến tranh cũng xảy ra ở gia thất Rostov kế cận. Nicholas, đứa con còn trẽ của Bá Tước Rostov , đã quyết định gia nhập đòan kỵ binh Âu Châu- hussards , làm tăng thêm tình yêu say mê Nicholas của cô bà con Sonia. Sau một cải vặt về ve vản vô hại của Nicholas với một cô gái khác, họ hôn nhau . Quan sát màn ôm hôn này là cô em Natasha của Nicholas , ranh ma, chỉ mới 13 tuổi. Những màn kịch sớm sủa của xã hội ăn chơi – lảng phí và hạnh phúc gia đình giúp cho Tolstoi viết ra những giai đọan đầu của sách này. “Mọi chuyện chấm dứt tốt đẹp cũng đều tốt đẹp – All ‘s Well That End Well” . Tuy nhiên, khi ông viết tới những giai đọan liên can đến tàn phá của các cuộc chiến tranh Nã Phá Luân , ông trở thành triết gia nội quan ( tâm ) hơn . Rút kinh nghiệm bản thân ở cuộc chiến Tranh bán đảo Crimean Wars , Tolstoi trình bày cách nào chiến tranh bừng nổi đã quét sạch các nguyện vọng cá nhân, làm rối lọan các mối dây liên kết gia đình và thay đổi vĩnh viễn vận mệnh các quốc gia . Cho nên không lạ gì là một đề tài quan trọng cho cuốn truyện Chiến Tranh và Hòa Bình lại đề cập sự tìm kiếm nghĩa lý cuộc sống , mà trật tự đã bị lật ngược hòan tòan vì chiến tranh. Sách tụ điểm vào cuộc tìm kiếm của Pierre. Ông là một người tốt , nhưng vẫn không am hiểu cuộc sống trên căn bản . Sự kiện Pierre là con bấp hợp pháp nhấn mạnh đến một cảm giác bất ổn về nhận diện mình. Sức mạnh cá tính ông là ông tìm kiếm bản chất mình theo nhiều lối mòn khác nhau . Ở phần sách mở đầu , Pierre thám hiểm cuộc sống phóng đảng bằng cách tự dấn thân vào trụy lạc với các đồng bạn hoang dã . Sau đó , ông sống cuộc sống xác thịt lâu dài vớI cô Helene Kuragin , xinh đẹp nhưng lạnh lùng. Khi cô Helene không làm gì để làm khuây khỏa nổi trống trải nội tâm ông thì ông may mắn gặp được một hội viên Tam Điểm – Freemason hút dẫn ông theo Phong trào Tam Điểm, một hội anh em hoang đường , căn cứ trên lễ nghi và cơ cấu những phường hội trung cỗ ; lúc này rất phổ thông ở Nga và lôi cuốn các người thông minh . Sách Chiến tranh và Hòa Bình mở đầu ở Thành Phố Nga St. Peterburg năm 1805 , khi cuộc xâm chiếm Tây Âu của Nã Phá Luân mới khởi sự gây sợ hải ở Nga. Rất nhiều nhân vật của sách được giới thiệu đến tiệc bà chủ chủ nhân xã hội đương thời. Trong số này là Pierre Bezukhov, như đã nói trên là một tay khờ khạo nhưng dễ thương, con bất hợp pháp của một bá tước giàu có và Andrew Bolkonski . con thông mình – đầy tham vọng của một cấp chỉ huy quân sự nghĩ hưu. Chúng ta cũng gặp gia đình Kuragin hèn hạ và nông cạn , gồm cả người cha nham hiểm Vasili, người con Anatole kẻ đào mỏ và con gái Helene , sắc đẹp mê hồn . Rồi chúng ta đươc giới thiệu với một gia đình qúi phái Mạc Tư Khoa -Moscow là Rostovs , có cô con gái sống động Natasha , cô bà con thầm lặng Sonya và con trai bốc đồng Nicholas , vừa mới gia nhập quân đội do Tướng Kutuzov chỉ huy.Quân lính Nga được động viên , vì Nga liên minh với Đế Quốc Áo – Austrian Empire đang cố kháng cự lại cuộc tấn công của Nã Phá Luân. Cả hai Andrew và Nicholas đều đi ra tiền tuyến . Andrew bị thương ở trận chiến Austerlitz và dù sống sót , ở nhà vẫn tưởng ông chết trận từ lâu. Pierre được làm thừa kế duy nhất của gia tài cha ông và cưới cô Helene Kuragina trong một cơn mê mẫn. Helene lừa dối Pierre và Pierre thách thức kẻ cám dỗ Helene đấu súng tay đôi, trong đó Pierre gần như giết chết địch thủ . Vợ Andrew là Lisa sanh đứa con trai, khi Andrew vừa trở về nhà ở nông trang mình gây sốc cho gia đình Andrew . Lisa chết khi sanh con , để cho bà chị của Andrew là Mary nuôi con trai này . Trong khi đó Pierre thất vọng về cuộc sống vợ chồng , rời bỏ vợ và trở thành liên quan đến thủ tục tinh thần của hội Tam Điểm . Pierre cố gắng áp dụng các dạy bảo thủ tục khi xử lý nông trang và chia sẽ các dạy bảo này cùng bạn An drew ngoơ ơ vực nhiều , vì Andrew đang giúp đở chánh phủ cải cách .Trong khi đó tài sản gia đình Rostov đang mất dần , một phần lý do là các nợ đánh bạc của Nicholas . Rostovs dự trù bán trang trại gia đinh đáng quí của họ là Otradno . Nicholas được khuyến khích thành hôn cùng một bà thừa kế giàu có , dù trước đó đã đính hôn cưới Sonya . Nicholas tiếp tục binh nghiệp và chứng kiến hòa bình to lớc giữa Nã Phá Luân và Nga Hòang – Tsar Alexander . Natasha khôn lớn lên , dự cuộc khiêu vũ đầu tiên của cô , và sa ngã yêu đương cùng nhiều đàn ông, trước khi đính chặc nặng nề với Andrew . Cha của Andrew chống đối hôn nhân này và đòi hỏi Andrew chờ đợi một năm trước khi cưới Natasha . Natasha miễn cưởng đồng ý và Andrew đi du lịch xaSau khi Andrew ra đi , cha ông trở nên dễ cáu kỉnh và độc ác với Mary; cô này chấp nhận mọi ác độc với lòng tha thứ củaThiên Chúa Giáo. Natasha bị Anatole Kuragin hút dẫn và anh ta thú nhận yêu cô . Rồi cô quyết định là cô yêu Anatole và dự tính bỏ trốn theo người yêu, nhưng dự tính thất bại . Andrew trở lại nhà và xua đuổi Natasha vì đã tằng tịu với Anatole . Pierre an ủi Natasha và cảm thấy bị cô ta hút dẫn . Natasha trở bịnh .Năm 1812, Nã Phá Luân xâm chiếm Nga và Nga Hòang Alexander I miễn cưởng tuyên chiến . Andrew trở lại binh nghiệp tích cực . Pierre quan sát phản ứng Moscow đối với đe dọa Nã Phá Luân và phát huy một cảm giác điên cuồng là Pierre có nhiệm vụ phải ám sát Nã Phá Luân. Quân Pháp tiến tới nông trang Bolkonski và Hoang thân Bolkonski già nua ( cha của Andrew ) được khuyến cáo rời bỏ nông trang . Hòang thân chết ngay khi quân Pháp tới . Mary , cuối cùng bị bắt buộc phải rời nông trang mình , nhận thức là nông dân địa phương phản đối . Nicholas bổng nhiên cởi ngựa đến và cứu Mary . Mary và Nicholas cảm giác một mối tình lãng mạn khuấy động .Quân Nga và quân Pháp đánh nhau một trận quyết định ở Borodino, nơi quân Nga dù nhỏ bé hơn , đánh bại không giải thích được các lực lượng Pháp , làm Nã Phá Luân chán nãn vô cùng . Ở St. Peterburg đời sống khung cảnh xã hội cao cấp tiếp tục , hầu như không bị ảnh hưởng gì đến Pháp chiếm đóng Moscow. Helene tìm kiếm một hủy bỏ hôn nhân bà cùng Pierre , để kết hôn với một hòang thân ngọai quốc . Đau khổ vì tin tức này , Pierre hóa điên và chạy trốn bè bạn , lang thang một mình ở Moscow. Cuối chuyện là Hôn Nhân giữa Pierre và Natasha năm 1813. Tóm lại, Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của 5 gia đình : Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có gì mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ Của Lỗ Tấn – Tàu, các truyên Việt Nam : Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ ( vua Quang Trung )…- Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”
Hoàng Kim có vài lời ghi chép tâm đắc:Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh v&
Nguyễn Thị Thủy: “Khi xưa, lúc còn nhỏ, mẹ thường kể ngày này là ngày sinh”
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Hoàng Kim
Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với những kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Ana Karenina, Đường sống, Phục sinh. Minh triết cho mỗi ngày. Trước đây tôi thích ông theo tuần tự trên. Nhưng nay qua thời gian trãi nghiệm và lắng đọng tôi lại thích trình tự ngược lại. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Yêu thích là tự mình tỉnh thức.
Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
Lev Tonstoy viết: “Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Sẽ là ngốc nghếch nếu bạn tìm kiếm nó ở nơi nào khác. Bạn sẽ giống như kẻ chăn cừu tìm kiếm một con chiên lạc, trong khi nó được nhét vào ngay bên trong áo sơ mi của y (1). Quy tắc thứ nhất của minh triết, là biết chính bạn (2). Tuy nhiên đây là cái khó làm nhất. Quy tắc thứ nhất của đức hạnh là hạnh phúc với những điều nhỏ bé (3). Điều này nữa cũng khó làm. Chỉ có những ai tuân theo những quy tắc này, mới đủ mạnh để là một tấm gương đức hạnh cho người khác. Nếu bạn chỉ yêu chính mình, bạn không thể thực sự hạnh phúc. Hãy sống cho kẻ khác, rồi thì bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực. Các bạn đang lang thang tới đâu, hỡi những con người bất hạnh? Đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ? Bạn đang chạy đi xa, nhưng hạnh phúc phải được tìm thấy bên trong bạn. Nếu nó không có mặt ở bên trong, thì nó không có mặt ở bất cứ nơi nào khác. Hạnh phúc nằm trong khả năng yêu kẻ khác của bạn”. (Suy niệm mỗi ngày, trang 53) (1) Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Phật nói ‘ phật tại tâm ’ Chúa Jesu nói ‘Vương quốc của thượng đế ở bên trong các ngươi ’ (2) Minh triết trước hết là tự biết mình. (3) Phúc hậu là hạnh phúc với những điều nhỏ bé.
Lev Tonstoy viết tiếp: Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác , bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ”
Hoàng Kim noi gương Thầy, tự mình thắp lên ngọn đèn trí tuệ chính mình “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” tuân theo quy luật của sự chí thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“. Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng tinh hoa lắng đọng
Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy, bạn bè anh vậy, nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. Một hình ảnh và mẫu thoại ngắn của tôi THÍCH CÁI KHOE CỦA NGƯỜI TỬ TẾ từ ngày 9 Tháng 9, 2017 được các bạn nhắc lại mà bùi ngùi nhớ: .”Giản dị thế mà sống, cần đếch gì chụp giật, phỏng ạ, Niềm vui cứ nho nhỏ thế thôi…” Văn Công Hùng viết vậy còn Phan Chi thì viết “lão Hâm ghét ông Nguyễn Trọng Tạo thêm 5 phút nữa. (Không kiếm được vé đi nghe đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo nên post bài này lên cho… bõ tức). Lão nông Trần Duy Quý thì khoe “Dân phấn khởi quá, vì so với giống Bắc Thơm 7 năng suất Sơn Lâm 1 vượt ít nhất 80 kg/ sào mà gạo hai giống ngon như nhau. Giá bán gạo đều 16-18 k trên kg nên hiệu quả rõ rệt. Dân tuyên bố sẽ trồng Sơn Lâm 1 thay cho Bắc Thơm 7 cả vụ xuân lẫn vụ mùa”. Cô Nguyễn Thị Trúc Mai thì khoe: “Bốn tháng sau trồng, không cần quảng cáo”. Anh Trần Mạnh Báo thì viết: “Sau nửa tháng đi công tác, hôm nay lại về với cánh đồng Trung tâm nghiên cứu thân yêu! Cảm ơn Mr Diệp (người e lệ đứng bên bờ ruộng) về ý tưởng trồng hoa trên bờ ruộng!”. Tôi thích cái khoe này. “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Cái khoe của họ là tiền tươi thóc thật của người tử tế. (Hoàng Kim).
“Hạnh phúc của Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung, phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được chia sẻ với chung quanh.” (Nguyễn Trọng Tạo)
1
Minh triết về HÒA BÌNH
CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Lev Tolstoy (1828 – 1910) đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm.“Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.
Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc và người thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia vào những hội kín – đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.
“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu : chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới.Phim Chiến tranh và Hòa bình thời lượng 484 phút (4 tập) Tập 1 – Andrei Bolkonsky; Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966)
Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.” ”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”
Giáo sư Tôn Thất Trình có những nhận xét khá thú vị về Chiến tranh và Hòa bình”. Thầy viết “Chiến Tranh va Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga : Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonski không có gì mấy bi hài kỊch tính như truyện tình của Tàu và truyện Việt. Chiến tranh và hòa bình là truyện tình thời Nga Hoàng nhưng vĩnh cữu trên Thế Giới . Nguyên văn lời bình đầy đủ của Giáo sư Tôn Thất Trình trên blog The Gift: ”Thời trung học 1945 – 1950 , chúng tôi chỉ đọc được các truyện Nga của Turgenev ( 1821- 1881 ), Maksim Gorky ( 1868-1936 ), Dostoiyevski ( 1821-1881 ) … và trong thập niên 1970 , xem được phim Bác Sĩ Zhivago của Boris Pasternak ( 1890 – 1960 ) . Lạ lùng thay không nghe nói tới truyện hay phim Chiến Tranh và Hòa Bình- War and Peace của văn hào Leo Tolstoi (1828- 1910 ) , theo Bản Biên Tập Bình Luận “Kiệt tác văn chương Thế Giới – Masterpieces of World Literature” kê khai.Theo bản biên tập này , truyện ChiếnTranh và Hòa Bình rất có thể truyện kể hay nhất chưa ai viết ra được , ghi chép hàng ngày những thời kì chuyen tiếp nhau giữa Chiến Tranh và Hòa Bình ở nước Nga, trong hai thập niên đầu của thế kỷ thứ 19. Tolstoi có ý định viết về chuyện của một người Nga bị đày đi Siberia – Tây Bá Lợi Á , trở về năm 1856 . Hắn là một thành viên của Phong trào Tháng chạp – Decembrist , một phong trào cách mạng sáng tỏ , cố tìm cải cách hiến pháp ở Nga , trước khi chế độ Nga Hòang đánh tan phong trào tháng chạp năm 1825 . Để hiểu rỏ nhân vật anh hùng của mình hơn , Tolstoi quyết định là trước tiên ông phải viết về thời thanh niên hắn : cho nên truyện bắt đầu tháng 7 năm 1805 . Độc giả , lần đầu tiên gặp hắn không chắc là anh hùng là gã Pierre Bezukhov , ở một dạ tiệc thủ đô St. Peterburg . Hắn vừa trở về sinh sống ở Nga , sau khi du học ngọai quốc . Vụng về nhưng lại hổn láo- táo tợn, lý tưởng ngờ nghệch của hắn dẫn hắn đến tranh luận chánh trị , trong lúc đó hắn khẳng định tin rằng Nã Phá Luân – Napoleon I là “ nhân vật cao cả – lớn nhất Thế Giới”. Sau dạ tiệc , Pierre lui về nhà của bạn cũ là Hòang thân – Prince Andrew Bolkonsky , và tiếp tục bàn luận về Nã Phá Luân .Lúc đó nói chuyện về Chiến tranh cũng xảy ra ở gia thất Rostov kế cận. Nicholas, đứa con còn trẽ của Bá Tước Rostov , đã quyết định gia nhập đòan kỵ binh Âu Châu- hussards , làm tăng thêm tình yêu say mê Nicholas của cô bà con Sonia. Sau một cải vặt về ve vản vô hại của Nicholas với một cô gái khác, họ hôn nhau . Quan sát màn ôm hôn này là cô em Natasha của Nicholas , ranh ma, chỉ mới 13 tuổi. Những màn kịch sớm sủa của xã hội ăn chơi – lảng phí và hạnh phúc gia đình giúp cho Tolstoi viết ra những giai đọan đầu của sách này. “Mọi chuyện chấm dứt tốt đẹp cũng đều tốt đẹp – All ‘s Well That End Well” . Tuy nhiên, khi ông viết tới những giai đọan liên can đến tàn phá của các cuộc chiến tranh Nã Phá Luân , ông trở thành triết gia nội quan ( tâm ) hơn . Rút kinh nghiệm bản thân ở cuộc chiến Tranh bán đảo Crimean Wars , Tolstoi trình bày cách nào chiến tranh bừng nổi đã quét sạch các nguyện vọng cá nhân, làm rối lọan các mối dây liên kết gia đình và thay đổi vĩnh viễn vận mệnh các quốc gia . Cho nên không lạ gì là một đề tài quan trọng cho cuốn truyện Chiến Tranh và Hòa Bình lại đề cập sự tìm kiếm nghĩa lý cuộc sống , mà trật tự đã bị lật ngược hòan tòan vì chiến tranh. Sách tụ điểm vào cuộc tìm kiếm của Pierre. Ông là một người tốt , nhưng vẫn không am hiểu cuộc sống trên căn bản . Sự kiện Pierre là con bấp hợp pháp nhấn mạnh đến một cảm giác bất ổn về nhận diện mình. Sức mạnh cá tính ông là ông tìm kiếm bản chất mình theo nhiều lối mòn khác nhau . Ở phần sách mở đầu , Pierre thám hiểm cuộc sống phóng đảng bằng cách tự dấn thân vào trụy lạc với các đồng bạn hoang dã . Sau đó , ông sống cuộc sống xác thịt lâu dài vớI cô Helene Kuragin , xinh đẹp nhưng lạnh lùng. Khi cô Helene không làm gì để làm khuây khỏa nổi trống trải nội tâm ông thì ông may mắn gặp được một hội viên Tam Điểm – Freemason hút dẫn ông theo Phong trào Tam Điểm, một hội anh em hoang đường , căn cứ trên lễ nghi và cơ cấu những phường hội trung cỗ ; lúc này rất phổ thông ở Nga và lôi cuốn các người thông minh . Sách Chiến tranh và Hòa Bình mở đầu ở Thành Phố Nga St. Peterburg năm 1805 , khi cuộc xâm chiếm Tây Âu của Nã Phá Luân mới khởi sự gây sợ hải ở Nga. Rất nhiều nhân vật của sách được giới thiệu đến tiệc bà chủ chủ nhân xã hội đương thời. Trong số này là Pierre Bezukhov, như đã nói trên là một tay khờ khạo nhưng dễ thương, con bất hợp pháp của một bá tước giàu có và Andrew Bolkonski . con thông mình – đầy tham vọng của một cấp chỉ huy quân sự nghĩ hưu. Chúng ta cũng gặp gia đình Kuragin hèn hạ và nông cạn , gồm cả người cha nham hiểm Vasili, người con Anatole kẻ đào mỏ và con gái Helene , sắc đẹp mê hồn . Rồi chúng ta đươc giới thiệu với một gia đình qúi phái Mạc Tư Khoa -Moscow là Rostovs , có cô con gái sống động Natasha , cô bà con thầm lặng Sonya và con trai bốc đồng Nicholas , vừa mới gia nhập quân đội do Tướng Kutuzov chỉ huy.Quân lính Nga được động viên , vì Nga liên minh với Đế Quốc Áo – Austrian Empire đang cố kháng cự lại cuộc tấn công của Nã Phá Luân. Cả hai Andrew và Nicholas đều đi ra tiền tuyến . Andrew bị thương ở trận chiến Austerlitz và dù sống sót , ở nhà vẫn tưởng ông chết trận từ lâu. Pierre được làm thừa kế duy nhất của gia tài cha ông và cưới cô Helene Kuragina trong một cơn mê mẫn. Helene lừa dối Pierre và Pierre thách thức kẻ cám dỗ Helene đấu súng tay đôi, trong đó Pierre gần như giết chết địch thủ . Vợ Andrew là Lisa sanh đứa con trai, khi Andrew vừa trở về nhà ở nông trang mình gây sốc cho gia đình Andrew . Lisa chết khi sanh con , để cho bà chị của Andrew là Mary nuôi con trai này . Trong khi đó Pierre thất vọng về cuộc sống vợ chồng , rời bỏ vợ và trở thành liên quan đến thủ tục tinh thần của hội Tam Điểm . Pierre cố gắng áp dụng các dạy bảo thủ tục khi xử lý nông trang và chia sẽ các dạy bảo này cùng bạn An drew ngoơ ơ vực nhiều , vì Andrew đang giúp đở chánh phủ cải cách .Trong khi đó tài sản gia đình Rostov đang mất dần , một phần lý do là các nợ đánh bạc của Nicholas . Rostovs dự trù bán trang trại gia đinh đáng quí của họ là Otradno . Nicholas được khuyến khích thành hôn cùng một bà thừa kế giàu có , dù trước đó đã đính hôn cưới Sonya . Nicholas tiếp tục binh nghiệp và chứng kiến hòa bình to lớc giữa Nã Phá Luân và Nga Hòang – Tsar Alexander . Natasha khôn lớn lên , dự cuộc khiêu vũ đầu tiên của cô , và sa ngã yêu đương cùng nhiều đàn ông, trước khi đính chặc nặng nề với Andrew . Cha của Andrew chống đối hôn nhân này và đòi hỏi Andrew chờ đợi một năm trước khi cưới Natasha . Natasha miễn cưởng đồng ý và Andrew đi du lịch xaSau khi Andrew ra đi , cha ông trở nên dễ cáu kỉnh và độc ác với Mary; cô này chấp nhận mọi ác độc với lòng tha thứ củaThiên Chúa Giáo. Natasha bị Anatole Kuragin hút dẫn và anh ta thú nhận yêu cô . Rồi cô quyết định là cô yêu Anatole và dự tính bỏ trốn theo người yêu, nhưng dự tính thất bại . Andrew trở lại nhà và xua đuổi Natasha vì đã tằng tịu với Anatole . Pierre an ủi Natasha và cảm thấy bị cô ta hút dẫn . Natasha trở bịnh .Năm 1812, Nã Phá Luân xâm chiếm Nga và Nga Hòang Alexander I miễn cưởng tuyên chiến . Andrew trở lại binh nghiệp tích cực . Pierre quan sát phản ứng Moscow đối với đe dọa Nã Phá Luân và phát huy một cảm giác điên cuồng là Pierre có nhiệm vụ phải ám sát Nã Phá Luân. Quân Pháp tiến tới nông trang Bolkonski và Hoang thân Bolkonski già nua ( cha của Andrew ) được khuyến cáo rời bỏ nông trang . Hòang thân chết ngay khi quân Pháp tới . Mary , cuối cùng bị bắt buộc phải rời nông trang mình , nhận thức là nông dân địa phương phản đối . Nicholas bổng nhiên cởi ngựa đến và cứu Mary . Mary và Nicholas cảm giác một mối tình lãng mạn khuấy động .Quân Nga và quân Pháp đánh nhau một trận quyết định ở Borodino, nơi quân Nga dù nhỏ bé hơn , đánh bại không giải thích được các lực lượng Pháp , làm Nã Phá Luân chán nãn vô cùng . Ở St. Peterburg đời sống khung cảnh xã hội cao cấp tiếp tục , hầu như không bị ảnh hưởng gì đến Pháp chiếm đóng Moscow. Helene tìm kiếm một hủy bỏ hôn nhân bà cùng Pierre , để kết hôn với một hòang thân ngọai quốc . Đau khổ vì tin tức này , Pierre hóa điên và chạy trốn bè bạn , lang thang một mình ở Moscow. Cuối chuyện là Hôn Nhân giữa Pierre và Natasha năm 1813. Tóm lại, Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của 5 gia đình : Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có gì mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ Của Lỗ Tấn – Tàu, các truyên Việt Nam : Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ ( vua Quang Trung )…- Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”
Hoàng Kim có vài lời ghi chép tâm đắc:Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết? George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống. Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.
Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …
2
Minh triết về HẠNH PHÚC
Giấc mơ lành yêu thương
Phật nói ‘Phật tại tâm’
Chúa nói Trời trong ta
Minh triết tự biết mình
Phúc hậu điều nhỏ nhắn
GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất
Giấc mơ lành yêu thương.
thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời, ngắm biển
chòm sao em.
vầng sáng anh,
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.
(GET UP
clear late galaxies
transfer season
natural awakening
I watch the sun, watching the sea
watching the constellations.
glow from where he
under the sparkling sky
moment of time
chasms
a vision).
Tỉnh thức lên Thái Sơn
Thung dung ngủ cội tùng
Chiếu đất ở Thái An
Đêm thiêng chào ngày mới
Ai uống rượu Hàm Hanh
Lòng tưởng nhớ Lỗ Tấn (*)
Ta mang rượu Thái Sơn
Ngon xách về chẳng dễ
“Núi cao ta trồng
Đường rộng ta đi
Tuy đích chưa đến
Nhưng lòng hướng về”
Lên Thái Sơn hướng Phật
Về ngủ bên cội tùng
Trải một cơn gió bụi
Thoáng chốc ba mươi năm
THÁI AN NÚI THÁI SƠN
Thái An là nơi trung tâm quần thể du lịch Thái Sơn. Tôi xách rượu Thái Sơn và khoai lang Hoàng Long (hình) định mang về Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh để làm quà cho thầy bạn quý. Trong ảnh phía sau lưng tôi là gốc tùng nơi Hoàng Long và tôi đã nằm ngủ suốt đêm qua ngoài trời vì không thể thuê được nhà trọ. Trung Quốc luật lệ hiện thời yêu cầu khách ngoại quốc phải ngủ ở những khách sạn được phép tiếp nhận người nước ngoài nên người lái xe taxi tuy đã cố gắng chạy lòng vòng tìm kiếm suốt hơn 90 phút nhưng vẫn không thể giúp được. Tôi sau khi lên ga Thái An của đường sắt cao tốc Sơn Đông Bắc Kinh về cửa khẩu sân bay thì món đặc sản quý giá rượu Thái Sơn lại không được mang về. Mặc dầu chúng tôi có đầy đủ phiếu hàng giấy tờ cần thiết nhất để minh chứng rượu được mang đi chứ không phạm lỗi ‘mang chất lỏng lên máy bay’. Tôi đã cố gắng hết sức giải thích tôi là thầy giáo nông học Việt Nam từng tới Sơn Đông từ thuở xưa ba mươi năm trước và nay thăm lại chốn cũ, nhưng vẫn không thể mang rượu về. Tôi đã tặng lại số quà này cho các bạn hải quan ở cửa khẩu bên đó.
Tấm hình này là Giáo sư viện sĩ Zhikang Li nhà di truyền chọn giống cây trồng hàng đầu Trung Quốc, IRRI và Thế giới, nhà khoa học chính của Dự án IRRI Green Super Rice GSR với Phó Giáo sư Tiến sĩ Tian Qing Zheng là Trưởng nhóm nghiên cứu GSR vùng Châu Á và Châu Phi, quản lý nguồn gen lúa gạo GSR của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tôi đã tâm đắc nói với thầy Li và thầy Zheng: “Khoai Hoang Long, Lúa Siêu Xanh, Núi Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa“. “Tôi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bằng giống khoai Hoàng Long và lấy tên khoai Hoàng Long đặt tên cho con trai Hoang Long của mình. Con trai tôi bắt đầu sự nghiệp của cuộc đời con bằng lúa siêu xanh, học và sau 9 năm làm việc cùng hai Thầy nay đã thành tựu. Hai cha con tôi trước khi về nước sẽ lên núi Thái Sơn hướng Phật đêm trăng rằm Phật Đản 2018 ở đất nước Trung Hoa”.
Tôi có 17 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại TRUNG QUỐC HỌC TINH HOA, là những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của đời tôi tạm coi là một nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, hạng người có đủ cả chí thiện và cực ác, gợi nhớ Nguyễn Du trăng huyền thoại, nay xin lần lượt chép tặng bạn đọc.
Suy nghĩ về câu Mác trả lời con gái: – Câu châm ngôn mà cha yêu thích? – Nghi ngờ tất cả. Cụ Nguyễn Hiến Lê sao sáng: viết trên trang đầu của sách Khổng Tử của chính Cụ Nguyễn biên soạn năm 1991. “Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời khác, một nguồn cảm hứng cho các thời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi” Điều ấy suy rộng ra có nghĩa là Đánh giá người nào việc gì cũng cần phải thấu suốt sự thật lịch sử cụ thể Con người tự do được hoài nghi tất cả, đó là nền tảng của một xã hội văn hóa. Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là người được giới trí thức và nhân dân lao động kính trọng vì nhân cách cao qúy, cuộc sống thanh bạch, học vấn uyên bác và hiệu qủa lao động hiếm thấy. Trong “Lời mở đầu” tác phẩm “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ học và viết. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi viết để học và học để viết”. Nguyễn Hiến Lê trí tuệ bậc Thầy, ngọn đèn văn hóa, sao sáng trời Nam. Cuộc đời và di sản của Nguyễn Hiến Lê là mẫu mực nhân cách người hiền còn mãi với thời gian.
Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao Bài tham luận của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học”. Đó là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh, mà những người lính chiến trường và các bạn hữu, người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm: “… Vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng. Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!
1991
“… it is important whether the writer believes what he wrote are truth, are human, are compelling to the reader and guide their soul and their thought or not. This is not easy. I also have mulled several times about it. Believe it or not? And I wrote the poem “Believe or don’t believe it’s alright.” I would like to read this poem as my closing words:
BELIEVE OR DON’T BELIEVE IT´S ALRIGHT
forty-five steps of time upside down
I have overcome
you are just a fine line of silk away
I have not overcome
believe or don’t believe it’s alright
I have come to the bird’s cave, I have longed to eat the bird’s nest
but I have not tasted
the national forbidden food
I have heard from old time it’s great to be king
but sometimes I am afraid to be king
believe or don’t believe it’s alright
there is a clown who told me
– a clown’s life is so sad, my brother
and I have cried
believe or don’t believe it’s alright
but me, a writer, oh dear
I can’t write without belief.
Believe or don’t believe it’s alright!
1991
Poet Nguyen Trong Tao
(Vietnam)
6
Minh triết về THIỀN ĐỘNG
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY Hoàng Kim
Thiền là cách vứt bỏ các gương mặt giả, tìm về tỉnh lặng nội tâm, an nhiên sống vui sống khỏe. Cuộc đời như mắt trong. Con mắt thứ nhất soi mình, tâm nguyện lòng mình yêu thích. Con mắt thứ hai soi vào thành quả. Có thật tốt cho người hưởng không? Con mắt thứ ba soi từ tuệ nhãn. Ánh sáng tỉnh thức tâm hồn. Thói quen lao động bình dị cần cho sức khỏe và tình yêu. Chúng ta trọng người lao động bởi việc làm mỗi ngày tận tâm và lương thiên của họ. Thiền động là an nhiên vui sống mỗi ngày; xem thêm Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Xuân ấm áp tình thân
Giáo sư Kazuo Kawano nói tại bài viết Sắn Việt Nam hôm nay và mai sau (Cassava and Vietnam: Now and Then) : “My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap. I might be a little too positively partial to those friends of mine. Nevertheless, I have a similar feeling toward some of my colleagues in Rayong, Thailand and Nanning, China to count a few. During the two decades of post-war Japan, we seem to have many Japanese of this category as well.” (Mười năm cộng tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp chọn giống sắn Việt Nam vào những năm 1987-1997 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này đã thay đổi hoàn toàn đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ cần cù, sâu sắc, ân cần và năng động, như thể để thi đua Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần quá tích cực với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc. Trong hai thập kỷ Nhật Bản sau chiến tranh, chúng ta dường như có nhiều người Nhật thuộc loại này)
Ta về lại thăm rừng xưa Thuannghia
Chuyện cùng Lão Phu đàm đạo Thần Thông
Thập nhị nhân duyên mười hai tuyệt kỹ
Khả năng thích nghi năng lực siêu phàm
Tha tâm thông hiểu hành vi người khác
Thiên nhãn thông nhìn thấu suốt nơi xa
Thiên nhĩ thông nghe những lời kín tiếng
Khinh công thông nhanh gió dục mây vần
Thủy thượng phiêu lướt bay trên mặt nước
Tâm thức chuyển di thoắt ở thoắt về
Huyền nhiệt luyện ngọn lửa thiêng Tam muội
Lôi hỏa điện thân phát điện ngàn vôn
Thiết bố sam luyện mình đồng, thân sắt
Sư tử hống tiếng gầm chúa sơn lâm
Truyền âm nhập mật thâm sâu thấu tỏ
Năng lực thích nghi bí ẩn sinh tồn
Ta chợt thấu những chuyện đời khó giải
Tình thế Biển Đông tiến thoái lưỡng nan
Mèo vờn chuột thuận thiên và kế hiểm
Bức tranh nhân gian thiện ác khó bàn.
*
Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Ta về lại rừng xưa cùng Thuannghia
Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm
Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo
Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …
Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái
Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai
Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất
Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.
Thích cùng lão
dạo chơi VÔ PHƯƠNG CÚ
Dấu chân hoang
Thong thả lạc non ngàn
Chẳng e ngại chông chênh hay tâm bão
Bởi tâm hồn tĩnh lặng thật an nhiên
Hoa của Đất
duyên may còn sức khỏe
Nẻo Âm Dương xin Bụt ước ba điều
Con và cháu
thêm ba nguồn trí huệ
Ngọc cho đời
Thành Phước Đức Trúc Lâm
Tâm an định
nên lòng không vướng bận
trí an hòa xử thế thật thung dung
khi kho báu
trong lòng ta đã rõ
chẳng Ưu Tư mặc gió dục mây vần
dẫu như vậy
đôi khi bâng khuâng hỏi
cửa Thần Phù
khéo giữ trọn đường tu
lênh đênh nước
lênh đênh con thuyền nhỏ
chốn nhân gian ước được thế nhân phù.
những lúc ấy
mới hay duyên tiền định
trong thâm tâm
mới tỏ sự luân hồi
luật Nhân Quả
lật Sách Trời gạn hỏi
Mới hiểu đời học mãi vẫn chưa thôi
Vô Phương Cú
Câu thơ thần tĩnh lặng
Vòm trời xanh
thăm thẳm một thinh không
Ta chợt ngộ
Ban mai chào trước ngõ
Bình minh lên
Trời đất thật VÔ CÙNG…
*
Tiếu ngạo với bạn hiền
Nhớ hôm trước qua rừng thiêng cổ tích
Gặp bạn hiền chuỗi ngọc kết Càn Khôn
Đá năng lượng người tâm thành trao tặng
Lịch Việt Thường ta phước đức dùng luôn.
Nhậm Thái Ất trung cung kỳ Ngũ Phúc
Tâm Thần Cơ địa ất đại du Cầm
Vui nhị thập nhân duyên theo nghề ruộng
Mừng thời trời tiết khí lịch nhà nông.
Luân xa mở những điều hay đáng học
Minh triết mỗi ngày, con mắt thứ ba
Dạy và học suốt đời chăm chí thiện
Thái Ất Thần Kinh Thiên Địa Nhân Hòa
Còn nữa…
See more…
Những thay đổi gần đây trong ngành sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD
Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững