Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9631
Toàn hệ thống 21957
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 21 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365 Chung sức trên đường xuân; Chim Phượng về làm tổ; Sholokhov sông Đông êm đềm; Về với vùng cát đá; Cassava and Vietnam: Now and Then; Cách mạng sắn Việt Nam; Ngày 21 tháng 2 năm 1984 là ngày mất của  Mikhail Aleksandrovich Sholokhov, (ông sinh năm 1905). nhà văn Liên Xô, người thắng giải Nobel Văn học năm 1965 với tác phẩm Sông Đông êm đềm được coi là kiệt tác của nhân loại, Jorge Amado đánh giá rằng tác phẩm có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy. Ngày 21 tháng 2 năm 1848 Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Karl Marx và Friedrich Engels lần đầu tiên được xuất bản tại Luân Đôn, Anh Quốc. Cuốn sách được coi là một trong các văn kiện chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế giới. Bài chọn lọc ngày 21 tháng 2: Chung sức trên đường xuân; Chim Phượng về làm tổ; Sholokhov sông Đông êm đềm; Về với vùng cát đá; Cassava and Vietnam: Now and Then; Cách mạng sắn Việt Nam; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-2/

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim

Thầy bạn nhà nông mến dặm đường
Tình yêu cuộc sống phúc lưu hương
Trình, Đào thanh thản nương thời vận
, Nguyễnthung dung nhẹ đoạn trường
Lúa sắn ngô khoai yêu khoa học
Mai lan cúc trúc thú văn chương
Tâm bình minh triết thành công quả
An vui trí sáng đức muôn phương.

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa

Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.

Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.

Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm

Ngày xuân phân, 20 tháng 3 năm 2014 là ngày quốc tế hạnh phúc, với gia đình tôi đó cũng là ngày xuân phân may mắn. Trướcđó,
Nhà tôi có chim về làm tổ, tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non. Sau khi thămlúa siêu xanh ở Phú Yên về, tôi rất mừng vì chúng tôi thành công với lúa siêu xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu đạt năng suất cao chất lượng tốt trên đồng ruộng. Tôi trở về nhà đúng ngày quốc tế hạnh phúc Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.

Chim Phượng Hoàng đất vườn nhà tôi là một chuyện may mắn. Vườn nhà tôi có cặp chim Trĩ (Phương Hoàng đất) về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, …và sóc về nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui. Tổ chim Trĩ trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tối đó đi Phú Yên về, tôi rọi đèn ra thăm, trăng 16 đã hơi muộn. Chim non cánh vẫn còn ngắn… Sáng ra, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên. Chim Trĩ non thốt nhiên bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me cho con, có bộ lông đẹp, xanh mướt như ngọc và đều hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó đã tự tin và học đang bay. Nó đậu chắc trên cây mai và chịu mưa gió mạnh suốt đêm. Tôi lo lắng hai ba lần ra soi đèn vẫn thấy chim đậu chắc trên cây chịu mưa gió. Tôi bỗng nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường”.

chim-phuong-hoang-dat-9781-1381131449.jp
Phượng Hoàng đất là Chim trĩ ( Buceros bicornis) là loài chim quý hiếm, với các loại trĩ đỏ, trĩ  xanh và trĩ đen. Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim
phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy,  một trong tứ linh (long , ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì  Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương, biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã . Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó được mừng là đất lành, thịnh vượng, và điềm lành. Rồng và Phượng là biểu tượng cho hạnh phúc vợ  chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Việt Nam, Trung Quốc, và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express thì Phượng hoàng đất ở Tràng An  là loài Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, được phát hiện thấy tại một số khu rừng ở Tràng An Ninh Bình. Ở phương Nam, trong điều kiện đồng bằng tôi bất ngờ gặp loài chim trĩ  lông xanh đen (ảnh minh họa) là loài nhỏ hơn nhưng vẫn rất đẹp và quý mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 là ngày được Liên Hợp quốc chọn tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại. Mục tiêu của sự tôn vinh này không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn là ngày của hành động, nỗ lực nhiều hơn để đem lại hạnh phúc tốt hơn cho người người trên trái đất. Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Vương quốc Bhutan là được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ XX, Bhutan là quốc gia đã ghi nhận vai trò của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia bằng việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Họ cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp hành tinh xanh. Ngày này được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên hợp quốc từ vào ngày 28 tháng 6 năm 2012. Việc Liên hợp quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc xuất phát từ nguyên nhân đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau và người ta cho đó là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực từ đó ngày này được cho là sẽ truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.Ban Ki-moon cũng tranh thủ nhân đó kêu gọi công dân tất cả các nước cam kết giúp đỡ những người xung quanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của nhân loại bằng tình yêu thương làm lan tỏa hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn để khi tham gia làm việc thiện, bản thân chúng ta cũng nhận lại những điều tốt lành

VƯỜN VƯỜN THIÊNG CỔ TÍCH
Hoàng Kim

Anh đưa em vào
Vườn thiêng cổ tích
Nơi trời đất giao hòa
Ong làm mật yêu hoa
Lá non đùa nắng mới

Nhạc đồng xuân thung dung
Đắm say hòa quyện
Ban mai mù sương sớm
Trời xanh trong như ngọc
Cá nước chim trời
Vui thú an nhiên…

Khoảng lặng đất trời
Bí mật vườn thiêng


Vườn nhà sớm mai nay

SOLOKHOV SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM
Hoàng Kim


Trong ký ức tuổi thơ của tôi có dòng sông quê hương và Sholokhov sông Đông êm đềm thao thiết chảy. Sông Đông êm đềm là sử thi về số phận của một dân tộc, một vùng đất như lời trong một bài hát Cossack cổ: ” Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack
. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha.”. Tôi nhớ về  sông Đông êm đềm  là nhớ một cái kết, với đại ý “Năm tháng đi qua. Những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá. Những cuộc cách mạng đã thôi gào thét.. Chỉ đọng lại không phôi pha. Tấm lòng em nhân hậu, dịu dàng. Và tràn đầy yêu thương“. Đời người, ai cũng có một dòng sông quê hương. Tôi cũng có Linh Giang dòng sông quê hương của tôi và những cuốn sách tuổi thơ được đọc. Tôi đã noi theo Linh Giang dòng sông quê hương và noi theo trang sách tuổi thơ Sholokhov sông Đông êm đềm để đi như một dòng sông. Tưởng nhớ đại thi hào Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov tác giả bộ sử thi vĩ đại Sông Đông êm đềm, chúng ta cùng đọc lại và suy ngẫm.

Sông Đông êm đềm tóm tắt tác phẩm

Sông Đông êm đềm (tiếng Nga: Тихий Дон, Tikhy Don) là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Bộ tiểu thuyết này đã được Sholokhov viết ròng rã trong gần 14 năm với 4 tập, nội dung nói về cuộc sống của những người Cozak . Đây là một trong những tiểu thuyết phổ biến nhất của Văn học Xô viết , đã đem lại cho tác giả của nó Giải Nobel Văn học năm 1965, và được Jorge Amado cho rằng có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy.

Sông Đông êm đềm miêu tả giai đoạn lịch sử mười năm (1912 – 1922) của  Chiến tranh thế giới thứ nhất tại mặt trận miền Tây nước Nga  Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông.

Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ.

Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Gregori và Aksinia muốn được tiếp tục sống bên nhau nên đã cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết. Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó.

Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ “bên Đỏ” rồi lại sang “bên Trắng”. Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu. Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do thiếu thốn, bệnh tật.

Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin. Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí.

Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân) giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.

Sholokhov và quá trình sáng tác

Mikhail Sholokhov sinh năm 1905 trong một gia đình người Cozak ở Kamenskaya thuộc Đế quốc Nga. Bố của ông là một nông dân Cozak, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình nông dân người Ukraina đã từng có một đời chồng. Sholokhov đi học tại các trường phổ thông ở Kargin, Moskva, Boguchar và Veshenskaya; đến năm 1918 thì tham gia Hồng quân chiến đấu trong Nội chiến Nga. Khi đó Sholokhov mới 13 tuổi.

Sau khi tham gia cuộc Nội chiến ở phía Hồng quân năm 1920, Sholokhov trở về quê, một làng Cossack thuộc trấn Veshenskaya vùng sông Đông (nay là tỉnh Rostovsky, Liên bang Nga) năm 1924. Ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm từ năm 1925 và lần lượt phát hành:

  • Phần một, (1928), viết về giai đoạn 1912 đến 1916: nhân vật chính Gregori Melekhov mới bắt đầu lớn lên, gia nhập quân ngũ và tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
  • Phần hai (1929), viết về giai đoạn 1916 đến đầu 1918, giai đoạn cuộc Cách mạng tháng Mười nổ ra, hoạt động của đội quân Bạch vệ của tướng Cornhilov, khởi đầu cuộc Nội chiến Nga.
  • Phần ba (1933), viết về giai đoạn đầu 1918 đến tháng 5 năm 1919, giai đoạn cuộc nội chiến diễn ra khốc liệt.
  • Phần bốn (1940), viết về giai đoạn từ tháng 5 năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1922.

Bản dịch tiếng Việt phổ biến nhất là của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng, được in thành tám tập. Năm 2005, được in làm bốn tập, trong đó dịch giả đã hiệu đính lại bản dịch, thêm phần phụ lục để giới thiệu một số đoạn trước đây bị cắt bỏ. Lần tái bản gần nhất (2007), Nhà xuất bản Văn học gộp thành hai quyển.

Giá trị tác phẩm Sông Đông êm đềm

Sông Đông êm đềm  được so sánh với Chiến tranh và Hoà bình của Lev Nikolayevich Tolstoy. Bộ sử thi này một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa mà trong đó Sholokhov đã hợp nhất được những di sản nghệ thuật của Tolstoy và Gogol.

Ngay từ chương mở đầu tác phẩm đưa đã đưa độc giả vào cuộc sống của những người nông dân Cossack vùng sông Đông trước cách mạng tháng Mười với nếp sống phong kiến gia trưởng nghiệt ngã, cùng những xung đột căng thẳng trong những quan hệ gia đình, sinh hoạt. Từ chương 2 hành động của tiểu thuyết mở rộng dần sang những vấn đề xã hội nóng bỏng gắn liền với những biến động của lịch sử diễn ra trên đất nước: những định kiến của người dân Cossack, vốn trước kia được Nga hoàng ưu đãi đặc biệt nhằm mua chuộc, sử dụng để chống phá mọi phong trào đấu tranh của nhân dân, sự phân hóa xã hội trong cộng đồng Cossack, cuộc đấu tranh giai cấp đặc biệt phức tạp và ác liệt vùng sông Đông. Trong các tập 2, 3 và 4, tác phẩm tập trung miêu tả bối cảnh lịch sử những năm nội chiến, những xung đột gia đình gắn với xung đột xã hội.

Cũng như các tác giả kinh điển của trường phái hiện thực, Sholokhov đã viết Sông Đông êm đềm với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng là lô-gíc tất yếu của hoàn cảnh, tác động xã hội. Mặc dù rất đáng yêu, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng số phận của Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác nữa đều bi thảm trong dòng chảy khốc liệt của những biến động xã hội lớn lao ở nước Nga thời kỳ Nội chiến. Bộ sử thi đồ sộ với trên 100 nhân vật diễn ra trong 10 năm trên một không gian rộng lớn, với những sự kiện dồn dập nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Mỗi nhân vật đều được mô tả với đặc điểm tâm lý, tính cách và cả thể hình rất riêng biệt, từ người nông dân bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến bọn phú nông chống phá cách mạng với lòng hằn thù sâu sắc, từ những đảng viên trung kiên đến bọn chỉ huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn bạo, từ các chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cossack yêu thương say đắm và giàu lòng vị tha.

Độc giả bị cuốn hút bởi tính cách, tâm hồn Aksinia và cũng nhớ cả “lọn tóc trên cái gáy rám nắng” của nàng. Tính hiện thực sâu sắc của Sông Đông êm đềm thể hiện rõ nét ở từng hình tượng nhân vật với tất cả những gì tốt đẹp, bình thường, thậm chí xấu xa như cuộc đời vẫn luôn là như vậy. Aksinia hấp dẫn, mãnh liệt, chiến đấu đến cùng để giành giật tình yêu nhưng cũng không vượt qua nổi những phút cô đơn, tuyệt vọng và cả bản năng rất đàn bà. Natalia thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu và yếu đuối. Chính vì vậy những nhân vật của Sông Đông êm đềm lại càng thực, càng sống trong lòng độc giả. Với tình yêu và hấp thụ được cái hồn của vùng đất sông Đông, Sholokhov đã đưa vào Sông Đông êm đềm cảnh vật quê hương, những tập tục và các bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện với con người.

Trong Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc, dao động về tư tưởng chính trị trong những năm bão táp. Tính cách của Gregori phức tạp, mâu thuẫn. Đó là một con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm rất Cossack, yêu làng xóm và quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu. Với những định kiến đã hình thành từ lâu trong cộng đồng Cossack, Gregori cho rằng cách mạng đã tước đoạt mất những quyền lợi của cộng đồng Cossack, xâm phạm vào truyền thống, danh dự của họ. Gregori muốn rằng những người Cossack không theo phe đỏ cũng không thuộc phe trắng, nhưng rồi cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra ngay trên quê hương sông Đông, ngay trong những người Cossack đã không cho phép họ lựa chọn con đường thứ ba. Gregori đã rơi vào lầm lạc khi tách khỏi nhân dân, đi theo quân bạch vệ, phạm tội chống lại nhân dân, chống lại tổ quốc. Nhưng giữa những ngày tháng đó chàng vẫn không thôi dằn vặt, cảm thấy mình lạc lõng, đau khổ với những quyết định của mình. Gregori đã bỏ trốn về nhà mà trong thâm tâm vẫn chưa xác định được con đường tất yếu phải đi. Những định kiến và tư tưởng cũ vẫn níu giữ Gregori trong tư thế bấp bênh, lưng chừng, có lúc chàng gia nhập hồng quân, có lúc lại bị cuốn về phe đối nghịch. Kết cục của sự lừng chừng giữa những dòng xoáy của xã hội đã khiến chàng không tìm được cho mình một con đường, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, những người phụ nữ gắn bó với chàng phải chịu kết cục thảm thương và bản thân chàng rơi vào tình thế nguy hiểm khi mang trọng tội phản bội chính quyền xô viết và bên mình không còn một ai thân thích.

Không chỉ những nhân vật được khắc họa tới mức điển hình, những vấn đề muôn thuở của con người như tình yêu, ý nghĩa cuộc sống, những quan hệ họ tộc và làng xóm được mô tả rất thành công, Sông Đông êm đềm còn biểu hiện một cách chân thực, sống động cuộc sống, số phận của cả một dân tộc, một vùng đất của người Cossack đúng như trong lời một bài hát Cossack cổ: Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha và của người dân Nga nói chung trong thời kỳ Nội chiến.

“Sức mạnh nghệ thuật và sự chính trực, mà với nó, trong cuốn sử thi sông Đông, ông đã biểu hiện cả một giai đoạn lịch sử của người dân Xô viết.’”[2] chính là những gì làm nên Giải Nobel Văn học của Sholokhov.

Sông Đông êm đềm thoạt đầu có những nghi vấn về tác giả, với các luận cứ chính được đưa ra:  Mikhail  Sholokhov là người ít học, ông chỉ học bốn năm cấp một ở trường làng rồi bỏ học đi làm liên lạc cho Hồng quân; Sholokhov còn quá trẻ và thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên những áng văn như thế (khi phần đầu tiên của Sông Đông êm đềm được xuất bản năm 1928 lúc Sholokhov mới 23 tuổi); Các tác phẩm của Sholokhov sau này như Đất vỡ hoang, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Khoa học căm thù, Số phân một  người ; đều không sánh được chất lượng văn chương so với Sông Đông êm đềm. Gần đây nghi vấn này đã bị xóa bỏ khi các bản thảo thất lạc trong chiến tranh đã tìm lại được và dùng máy tính phân tích, so sánh các văn bản văn chương.

Sông Đông êm đềm
năm 1930 đã được đạo diễn Olga  Ivan Pravov chuyển thể thành phim,  năm 1957 – 1958 đã được đạo diễn Sergey Gerasimov chuyển thể thành phim truyền hình và năm 1992 được đạo diễn Sergey Bondarchuk.tiếp tục phát triển phim truyền hình này.

Sholokhov sông Đông êm đềm là di sản văn chương quý giá của nước Nga và thế giới.

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng 
Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

Mời xem tiếp Về với vùng cát đá các hình ảnh sâu lắng dấu tích thời gian

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。

Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như

CHÀO NGÀY MỚI 21 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365 Chung sức trên đường xuân; Chim Phượng về làm tổ; Sholokhov sông Đông êm đềm; Về với vùng cát đá; Cassava and Vietnam: Now and Then; Cách mạng sắn Việt Nam; Ngày 21 tháng 2 năm 1984 là ngày mất của  Mikhail Aleksandrovich Sholokhov, (ông sinh năm 1905). nhà văn Liên Xô, người thắng giải Nobel Văn học năm 1965 với tác phẩm Sông Đông êm đềm được coi là kiệt tác của nhân loại, Jorge Amado đánh giá rằng tác phẩm có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy. Ngày 21 tháng 2 năm 1848 Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Karl Marx và Friedrich Engels lần đầu tiên được xuất bản tại Luân Đôn, Anh Quốc. Cuốn sách được coi là một trong các văn kiện chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế giới. Bài chọn lọc ngày 21 tháng 2: Chung sức trên đường xuân; Chim Phượng về làm tổ; Sholokhov sông Đông êm đềm; Về với vùng cát đá; Cassava and Vietnam: Now and Then; Cách mạng sắn Việt Nam; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-2/

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim

Thầy bạn nhà nông mến dặm đường
Tình yêu cuộc sống phúc lưu hương
Trình, Đào thanh thản nương thời vận
, Nguyễnthung dung nhẹ đoạn trường
Lúa sắn ngô khoai yêu khoa học
Mai lan cúc trúc thú văn chương
Tâm bình minh triết thành công quả
An vui trí sáng đức muôn phương.

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa

Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.

Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.

Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm

Ngày xuân phân, 20 tháng 3 năm 2014 là ngày quốc tế hạnh phúc, với gia đình tôi đó cũng là ngày xuân phân may mắn. Trướcđó,
Nhà tôi có chim về làm tổ, tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non. Sau khi thămlúa siêu xanh ở Phú Yên về, tôi rất mừng vì chúng tôi thành công với lúa siêu xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu đạt năng suất cao chất lượng tốt trên đồng ruộng. Tôi trở về nhà đúng ngày quốc tế hạnh phúc Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.

Chim Phượng Hoàng đất vườn nhà tôi là một chuyện may mắn. Vườn nhà tôi có cặp chim Trĩ (Phương Hoàng đất) về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, …và sóc về nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui. Tổ chim Trĩ trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tối đó đi Phú Yên về, tôi rọi đèn ra thăm, trăng 16 đã hơi muộn. Chim non cánh vẫn còn ngắn… Sáng ra, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên. Chim Trĩ non thốt nhiên bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me cho con, có bộ lông đẹp, xanh mướt như ngọc và đều hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó đã tự tin và học đang bay. Nó đậu chắc trên cây mai và chịu mưa gió mạnh suốt đêm. Tôi lo lắng hai ba lần ra soi đèn vẫn thấy chim đậu chắc trên cây chịu mưa gió. Tôi bỗng nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường”.

chim-phuong-hoang-dat-9781-1381131449.jp
Phượng Hoàng đất là Chim trĩ ( Buceros bicornis) là loài chim quý hiếm, với các loại trĩ đỏ, trĩ  xanh và trĩ đen. Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim
phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy,  một trong tứ linh (long , ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì  Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương, biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã . Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó được mừng là đất lành, thịnh vượng, và điềm lành. Rồng và Phượng là biểu tượng cho hạnh phúc vợ  chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Việt Nam, Trung Quốc, và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express thì Phượng hoàng đất ở Tràng An  là loài Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, được phát hiện thấy tại một số khu rừng ở Tràng An Ninh Bình. Ở phương Nam, trong điều kiện đồng bằng tôi bất ngờ gặp loài chim trĩ  lông xanh đen (ảnh minh họa) là loài nhỏ hơn nhưng vẫn rất đẹp và quý mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 là ngày được Liên Hợp quốc chọn tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại. Mục tiêu của sự tôn vinh này không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn là ngày của hành động, nỗ lực nhiều hơn để đem lại hạnh phúc tốt hơn cho người người trên trái đất. Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Vương quốc Bhutan là được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ XX, Bhutan là quốc gia đã ghi nhận vai trò của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia bằng việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Họ cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp hành tinh xanh. Ngày này được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên hợp quốc từ vào ngày 28 tháng 6 năm 2012. Việc Liên hợp quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc xuất phát từ nguyên nhân đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau và người ta cho đó là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực từ đó ngày này được cho là sẽ truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.Ban Ki-moon cũng tranh thủ nhân đó kêu gọi công dân tất cả các nước cam kết giúp đỡ những người xung quanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của nhân loại bằng tình yêu thương làm lan tỏa hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn để khi tham gia làm việc thiện, bản thân chúng ta cũng nhận lại những điều tốt lành

VƯỜN VƯỜN THIÊNG CỔ TÍCH
Hoàng Kim

Anh đưa em vào
Vườn thiêng cổ tích
Nơi trời đất giao hòa
Ong làm mật yêu hoa
Lá non đùa nắng mới

Nhạc đồng xuân thung dung
Đắm say hòa quyện
Ban mai mù sương sớm
Trời xanh trong như ngọc
Cá nước chim trời
Vui thú an nhiên…

Khoảng lặng đất trời
Bí mật vườn thiêng


Vườn nhà sớm mai nay

SOLOKHOV SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM
Hoàng Kim


Trong ký ức tuổi thơ của tôi có dòng sông quê hương và Sholokhov sông Đông êm đềm thao thiết chảy. Sông Đông êm đềm là sử thi về số phận của một dân tộc, một vùng đất như lời trong một bài hát Cossack cổ: ” Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack
. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha.”. Tôi nhớ về  sông Đông êm đềm  là nhớ một cái kết, với đại ý “Năm tháng đi qua. Những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá. Những cuộc cách mạng đã thôi gào thét.. Chỉ đọng lại không phôi pha. Tấm lòng em nhân hậu, dịu dàng. Và tràn đầy yêu thương“. Đời người, ai cũng có một dòng sông quê hương. Tôi cũng có Linh Giang dòng sông quê hương của tôi và những cuốn sách tuổi thơ được đọc. Tôi đã noi theo Linh Giang dòng sông quê hương và noi theo trang sách tuổi thơ Sholokhov sông Đông êm đềm để đi như một dòng sông. Tưởng nhớ đại thi hào Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov tác giả bộ sử thi vĩ đại Sông Đông êm đềm, chúng ta cùng đọc lại và suy ngẫm.

Sông Đông êm đềm tóm tắt tác phẩm

Sông Đông êm đềm (tiếng Nga: Тихий Дон, Tikhy Don) là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Bộ tiểu thuyết này đã được Sholokhov viết ròng rã trong gần 14 năm với 4 tập, nội dung nói về cuộc sống của những người Cozak . Đây là một trong những tiểu thuyết phổ biến nhất của Văn học Xô viết , đã đem lại cho tác giả của nó Giải Nobel Văn học năm 1965, và được Jorge Amado cho rằng có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy.

Sông Đông êm đềm miêu tả giai đoạn lịch sử mười năm (1912 – 1922) của  Chiến tranh thế giới thứ nhất tại mặt trận miền Tây nước Nga  Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông.

Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ.

Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Gregori và Aksinia muốn được tiếp tục sống bên nhau nên đã cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết. Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó.

Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ “bên Đỏ” rồi lại sang “bên Trắng”. Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu. Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do thiếu thốn, bệnh tật.

Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin. Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí.

Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân) giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.

Sholokhov và quá trình sáng tác

Mikhail Sholokhov sinh năm 1905 trong một gia đình người Cozak ở Kamenskaya thuộc Đế quốc Nga. Bố của ông là một nông dân Cozak, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình nông dân người Ukraina đã từng có một đời chồng. Sholokhov đi học tại các trường phổ thông ở Kargin, Moskva, Boguchar và Veshenskaya; đến năm 1918 thì tham gia Hồng quân chiến đấu trong Nội chiến Nga. Khi đó Sholokhov mới 13 tuổi.

Sau khi tham gia cuộc Nội chiến ở phía Hồng quân năm 1920, Sholokhov trở về quê, một làng Cossack thuộc trấn Veshenskaya vùng sông Đông (nay là tỉnh Rostovsky, Liên bang Nga) năm 1924. Ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm từ năm 1925 và lần lượt phát hành:

  • Phần một, (1928), viết về giai đoạn 1912 đến 1916: nhân vật chính Gregori Melekhov mới bắt đầu lớn lên, gia nhập quân ngũ và tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
  • Phần hai (1929), viết về giai đoạn 1916 đến đầu 1918, giai đoạn cuộc Cách mạng tháng Mười nổ ra, hoạt động của đội quân Bạch vệ của tướng Cornhilov, khởi đầu cuộc Nội chiến Nga.
  • Phần ba (1933), viết về giai đoạn đầu 1918 đến tháng 5 năm 1919, giai đoạn cuộc nội chiến diễn ra khốc liệt.
  • Phần bốn (1940), viết về giai đoạn từ tháng 5 năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1922.

Bản dịch tiếng Việt phổ biến nhất là của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng, được in thành tám tập. Năm 2005, được in làm bốn tập, trong đó dịch giả đã hiệu đính lại bản dịch, thêm phần phụ lục để giới thiệu một số đoạn trước đây bị cắt bỏ. Lần tái bản gần nhất (2007), Nhà xuất bản Văn học gộp thành hai quyển.

Giá trị tác phẩm Sông Đông êm đềm

Sông Đông êm đềm  được so sánh với Chiến tranh và Hoà bình của Lev Nikolayevich Tolstoy. Bộ sử thi này một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa mà trong đó Sholokhov đã hợp nhất được những di sản nghệ thuật của Tolstoy và Gogol.

Ngay từ chương mở đầu tác phẩm đưa đã đưa độc giả vào cuộc sống của những người nông dân Cossack vùng sông Đông trước cách mạng tháng Mười với nếp sống phong kiến gia trưởng nghiệt ngã, cùng những xung đột căng thẳng trong những quan hệ gia đình, sinh hoạt. Từ chương 2 hành động của tiểu thuyết mở rộng dần sang những vấn đề xã hội nóng bỏng gắn liền với những biến động của lịch sử diễn ra trên đất nước: những định kiến của người dân Cossack, vốn trước kia được Nga hoàng ưu đãi đặc biệt nhằm mua chuộc, sử dụng để chống phá mọi phong trào đấu tranh của nhân dân, sự phân hóa xã hội trong cộng đồng Cossack, cuộc đấu tranh giai cấp đặc biệt phức tạp và ác liệt vùng sông Đông. Trong các tập 2, 3 và 4, tác phẩm tập trung miêu tả bối cảnh lịch sử những năm nội chiến, những xung đột gia đình gắn với xung đột xã hội.

Cũng như các tác giả kinh điển của trường phái hiện thực, Sholokhov đã viết Sông Đông êm đềm với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng là lô-gíc tất yếu của hoàn cảnh, tác động xã hội. Mặc dù rất đáng yêu, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng số phận của Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác nữa đều bi thảm trong dòng chảy khốc liệt của những biến động xã hội lớn lao ở nước Nga thời kỳ Nội chiến. Bộ sử thi đồ sộ với trên 100 nhân vật diễn ra trong 10 năm trên một không gian rộng lớn, với những sự kiện dồn dập nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Mỗi nhân vật đều được mô tả với đặc điểm tâm lý, tính cách và cả thể hình rất riêng biệt, từ người nông dân bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến bọn phú nông chống phá cách mạng với lòng hằn thù sâu sắc, từ những đảng viên trung kiên đến bọn chỉ huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn bạo, từ các chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cossack yêu thương say đắm và giàu lòng vị tha.

Độc giả bị cuốn hút bởi tính cách, tâm hồn Aksinia và cũng nhớ cả “lọn tóc trên cái gáy rám nắng” của nàng. Tính hiện thực sâu sắc của Sông Đông êm đềm thể hiện rõ nét ở từng hình tượng nhân vật với tất cả những gì tốt đẹp, bình thường, thậm chí xấu xa như cuộc đời vẫn luôn là như vậy. Aksinia hấp dẫn, mãnh liệt, chiến đấu đến cùng để giành giật tình yêu nhưng cũng không vượt qua nổi những phút cô đơn, tuyệt vọng và cả bản năng rất đàn bà. Natalia thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu và yếu đuối. Chính vì vậy những nhân vật của Sông Đông êm đềm lại càng thực, càng sống trong lòng độc giả. Với tình yêu và hấp thụ được cái hồn của vùng đất sông Đông, Sholokhov đã đưa vào Sông Đông êm đềm cảnh vật quê hương, những tập tục và các bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện với con người.

Trong Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc, dao động về tư tưởng chính trị trong những năm bão táp. Tính cách của Gregori phức tạp, mâu thuẫn. Đó là một con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm rất Cossack, yêu làng xóm và quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu. Với những định kiến đã hình thành từ lâu trong cộng đồng Cossack, Gregori cho rằng cách mạng đã tước đoạt mất những quyền lợi của cộng đồng Cossack, xâm phạm vào truyền thống, danh dự của họ. Gregori muốn rằng những người Cossack không theo phe đỏ cũng không thuộc phe trắng, nhưng rồi cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra ngay trên quê hương sông Đông, ngay trong những người Cossack đã không cho phép họ lựa chọn con đường thứ ba. Gregori đã rơi vào lầm lạc khi tách khỏi nhân dân, đi theo quân bạch vệ, phạm tội chống lại nhân dân, chống lại tổ quốc. Nhưng giữa những ngày tháng đó chàng vẫn không thôi dằn vặt, cảm thấy mình lạc lõng, đau khổ với những quyết định của mình. Gregori đã bỏ trốn về nhà mà trong thâm tâm vẫn chưa xác định được con đường tất yếu phải đi. Những định kiến và tư tưởng cũ vẫn níu giữ Gregori trong tư thế bấp bênh, lưng chừng, có lúc chàng gia nhập hồng quân, có lúc lại bị cuốn về phe đối nghịch. Kết cục của sự lừng chừng giữa những dòng xoáy của xã hội đã khiến chàng không tìm được cho mình một con đường, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, những người phụ nữ gắn bó với chàng phải chịu kết cục thảm thương và bản thân chàng rơi vào tình thế nguy hiểm khi mang trọng tội phản bội chính quyền xô viết và bên mình không còn một ai thân thích.

Không chỉ những nhân vật được khắc họa tới mức điển hình, những vấn đề muôn thuở của con người như tình yêu, ý nghĩa cuộc sống, những quan hệ họ tộc và làng xóm được mô tả rất thành công, Sông Đông êm đềm còn biểu hiện một cách chân thực, sống động cuộc sống, số phận của cả một dân tộc, một vùng đất của người Cossack đúng như trong lời một bài hát Cossack cổ: Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha và của người dân Nga nói chung trong thời kỳ Nội chiến.

“Sức mạnh nghệ thuật và sự chính trực, mà với nó, trong cuốn sử thi sông Đông, ông đã biểu hiện cả một giai đoạn lịch sử của người dân Xô viết.’”[2] chính là những gì làm nên Giải Nobel Văn học của Sholokhov.

Sông Đông êm đềm thoạt đầu có những nghi vấn về tác giả, với các luận cứ chính được đưa ra:  Mikhail  Sholokhov là người ít học, ông chỉ học bốn năm cấp một ở trường làng rồi bỏ học đi làm liên lạc cho Hồng quân; Sholokhov còn quá trẻ và thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên những áng văn như thế (khi phần đầu tiên của Sông Đông êm đềm được xuất bản năm 1928 lúc Sholokhov mới 23 tuổi); Các tác phẩm của Sholokhov sau này như Đất vỡ hoang, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Khoa học căm thù, Số phân một  người ; đều không sánh được chất lượng văn chương so với Sông Đông êm đềm. Gần đây nghi vấn này đã bị xóa bỏ khi các bản thảo thất lạc trong chiến tranh đã tìm lại được và dùng máy tính phân tích, so sánh các văn bản văn chương.

Sông Đông êm đềm
năm 1930 đã được đạo diễn Olga  Ivan Pravov chuyển thể thành phim,  năm 1957 – 1958 đã được đạo diễn Sergey Gerasimov chuyển thể thành phim truyền hình và năm 1992 được đạo diễn Sergey Bondarchuk.tiếp tục phát triển phim truyền hình này.

Sholokhov sông Đông êm đềm là di sản văn chương quý giá của nước Nga và thế giới.

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng 
Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

Mời xem tiếp Về với vùng cát đá các hình ảnh sâu lắng dấu tích thời gian

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。

Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.

Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”

See more: Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-12;

xem tiếpNhững bài viết liên quan
Chọn giống sắn kháng CMD
Chọn giống sắn Việt Nam
Cách mạng sắn Việt Nam
Giống sắn tốt Phú Yên
Sắn Việt và Sắn Thái
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Quản lý bền vững sắn châu Á
Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh
Cassava and Vietnam: Now and Then

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19976
Nhập ngày : 21-02-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 7(24-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 7(23-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 7(22-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 7(21-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 7(21-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 7(19-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 7(18-07-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007