Số lần xem
Đang xem 3289 Toàn hệ thống 7489 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.
Đêm qua sân trước một cành mai
Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.
Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.
Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.
Mai vàng hoa xuân của Tết Việt
Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy
“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…
Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.
Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương … Gốc mai vàng trước ngõ là truyện nhiều năm còn kể …
Hoàng Kim và cháu Hoàng Gia Minh ra thăm Gốc mai vàng trước ngõ. Hai mươi bảy năm trước, mẹ của cháu Hoàng Gia Minh là Hoàng Tố Nguyên (người mặc áo hồng trên đứng cạnh bác Hai Hoàng Ngọc Dộ), nay đã là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Gốc cây xưa là kỹ niêm tuổi thơ một thời.
Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hai: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (Khát vọng, thơ Hoàng Ngọc Dộ). Cuối đông đầu xuân đó là những tháng miệt mài hướng dẫn giảng dạy nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật khoa học cây trồng, cây lương thực, sắn cao sản, lúa siêu xanh, tình yêu cuộc sống. với lộc xuân và tươi mới mỗi ngày. Các bạn và người thân dựng vợ gả chồng cho con trong dịp Tết. Gia đình người thân quây quần quý mến.
Lời Anh dặn với chuyện Gốc mai vàng trước ngõ thao thiết theo gia đình mình đi cùng năm tháng, bên thầy yêu bạn quý và không gian bình an trong lành hướng về phía trước.
Thầy Thượng tọa Thích Giác Tâm, Biển Hồ Chua Buu Minh viết lời đầu xuân: “Chỉ có khiêm hạ mới tồn tại trong cõi đời này, nên nhớ mình là ai trong vai diễn đời, đạo. Bước đầu của vai diễn nên đóng vai lính, mang vác xác trong sân khấu. Mới vào nghề cần phải học hỏi, trải nghiệm, từng bước đi lên, đừng mang hia đội mũ quá sớm, đóng vai vua vai thượng thủ vội vàng, vở diễn không thành công, người xem bỏ về nửa chừng, sân khấu hạ màn trong tức tưởi ấm ức. Lỗi tại ta mọi đàng”. Học không bao giờ muộn. Kính tâm đắc lời Thầy (Hoàng Kim xin chia sè. Xuân ấm áp tình thân) — với Hoàng Kim và 20 người khác.
BIỂN HỒ CHÙA BỬU MINH
Hoàng Kim
Thương Biển Hồ
Chùa Bửu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền
Nhớ Trà Tân Cương
Cụ Phùng Cung
“Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương”
Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
LỜI VÀNG TRUYỆN BIỂN HỒ
Hoàng Kim
Phật Tổ chùa Bửu Minh
Thích Giác Tâm Gia Lai
Trái tim Tâm thành Bụt
Kim thân Người có Phật
Lời vàng truyện Biển Hồ.
ĐIÊU KHẮC TƯỢNG PHẬT BẰNG TRÁI TIM.
Thích Giác Tâm
Tăng Ni sinh của thiền phái Trúc Lâm không ai không nhớ 4 câu trong bài phú Cư trần lạc đạo của Trúc Lâm Sơ tổ Trần Nhân Tông:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Bài kệ trên, dịch nghĩa :
“Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa”.
(Thơ văn Lý Trần – tập 2 – NXB Khoa Học Xã Hội – Hà Nội – 1989. Tr.510).
Tôi thích nhất là câu: “Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác”. Chúng ta có của báu trong nhà “Phật tính” vậy mà không nhận ra, cứ luôn đi tìm kiếm cứ ngỡ rằng Phật ở đâu đó, đem Phật đi tìm Phật. Chính chúng tôi (cùng với một người thợ xây tên Trịnh Cảo) là người tạc tượng Phật vẫn không thấy hết vẻ đẹp hoàn mỹ của tượng Phật mình làm, vẫn cứ mặc cảm nghĩ rằng mình không bằng cấp, không đào tạo trường Mỹ thuật, không được học nghề theo kiểu cha truyền con nối. Tạc tượng chỉ bằng tình kính yêu vô hạn đối với Đức Thế Tôn thôi, và nghiên cứu cách làm tượng qua thư tịch sách vở, tượng Phật Bửu Minh sao có thể hơn được các pho tượng Phật nổi tiếng xưa nay ở Việt Nam. Đợi đến khi Cư Sĩ Giác Đạo – Dương Kinh Thành ở thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng khen ngợi, tôi mới giật mình thốt lên: ” Ủa vậy sao?” Có người cầm Thiền bảng nện vô vai tôi giật mình tỉnh ra và viết đoản văn: ” Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh – Gia Lai”. Và ngày hôm nay (16/06/2013) tôi được một người Phật tử đem tặng một tấm ảnh Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh (có xóa bỏ phông) lại giật mình lần thứ hai, pho tượng của mình làm đây sao? Thời bao cấp ăn cơm khoai cơm độn, xi măng sắt thép quý như vàng, tại sao mình lại thực hiện pho tượng thành công quá mong ước!
Câu trả lời pho tượng Phật thành công là chỉ do niềm tin và thương Phật quá lớn, ngày nhớ Phật, đêm nhớ Phật không lúc nào xa rời Phật dù trong chốc lát. Lúc vừa hoàn thành pho tượng Hòa thượng Giác Toàn (khi ấy là Thượng tọa) đi công tác phật sự tỉnh Kon Tum có ghé lại chùa Bửu Minh thăm, vô cùng ngạc nhiên trước gương mặt của Đức Phật, tán thán khen ngợi nhưng vẫn mạnh dạn phê phán:” Mặt Phật rất từ bi, rất hiền, rất thiền nhưng so với toàn thân thì đầu Phật bị nhỏ không cân đối thầy Giác Tâm xem lại và nếu được nên sửa đầu Phật cho lớn hơn mới cân đối với toàn thân” Một lời góp ý của Hòa thượng thôi, mà tôi với anh thợ xây Trịnh Cảo toát mồ hôi hột. Đầu Phật, mặt Phật đã hoàn chỉnh rồi bây giờ nếu nghe Hòa thượng góp ý mình phải làm lại từ đầu. Tuy biết sửa lại đầu Phật sẽ vô cùng khó khăn, nếu sửa lại mặt Phật không đẹp như hiện giờ thì sao? Pho tượng sẽ bị hủy bỏ không tôn thờ như lời khấn nguyện ban đầu: ” Phật không gia hộ cho con làm tượng Phật đẹp con sẽ không phụng thờ và đem Phật bỏ chìm xuống đáy Biển Hồ”. Nhưng rồi vẫn lắng nghe lời Hòa thượng chỉ dạy góp ý, mạnh dạn đục bỏ và sửa lại. Tay cầm búa tay cầm mũi ve đục mà run cầm cập. Trong tâm Phật vẫn còn, lòng thương Phật vẫn nguyên vẹn, mỗi ngày mỗi bồi đắp xi măng gọt đẽo chỉnh sửa với ảnh mẫu là tượng Kim thân Phật Tổ Nha Trang và tượng Phật Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu. Sửa lại đầu Phật, mặt Phật lớn hơn theo lời góp ý của Hòa thượng Giác Toàn đã thành công. Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh có nét giống hai pho tượng nói trên là nhân duyên như thế.
———————————-
Gia Lai năm 1988
Thích Giác Tâm
Ảnh Soải Nguyễn thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận;
“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.
Đêm qua sân trước một cành mai
Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.
Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.
Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.
Mai vàng hoa xuân của Tết Việt
Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy
“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…
Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.
Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương … Gốc mai vàng trước ngõ là truyện nhiều năm còn kể …
Hoàng Kim và cháu Hoàng Gia Minh ra thăm Gốc mai vàng trước ngõ. Hai mươi bảy năm trước, mẹ của cháu Hoàng Gia Minh là Hoàng Tố Nguyên (người mặc áo hồng trên đứng cạnh bác Hai Hoàng Ngọc Dộ), nay đã là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Gốc cây xưa là kỹ niêm tuổi thơ một thời.
Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hai: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (Khát vọng, thơ Hoàng Ngọc Dộ). Cuối đông đầu xuân đó là những tháng miệt mài hướng dẫn giảng dạy nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật khoa học cây trồng, cây lương thực, sắn cao sản, lúa siêu xanh, tình yêu cuộc sống. với lộc xuân và tươi mới mỗi ngày. Các bạn và người thân dựng vợ gả chồng cho con trong dịp Tết. Gia đình người thân quây quần quý mến.
Lời Anh dặn với chuyện Gốc mai vàng trước ngõ thao thiết theo gia đình mình đi cùng năm tháng, bên thầy yêu bạn quý và không gian bình an trong lành hướng về phía trước.
Thầy Thượng tọa Thích Giác Tâm, Biển Hồ Chua Buu Minh viết lời đầu xuân: “Chỉ có khiêm hạ mới tồn tại trong cõi đời này, nên nhớ mình là ai trong vai diễn đời, đạo. Bước đầu của vai diễn nên đóng vai lính, mang vác xác trong sân khấu. Mới vào nghề cần phải học hỏi, trải nghiệm, từng bước đi lên, đừng mang hia đội mũ quá sớm, đóng vai vua vai thượng thủ vội vàng, vở diễn không thành công, người xem bỏ về nửa chừng, sân khấu hạ màn trong tức tưởi ấm ức. Lỗi tại ta mọi đàng”. Học không bao giờ muộn. Kính tâm đắc lời Thầy (Hoàng Kim xin chia sè. Xuân ấm áp tình thân) — với Hoàng Kim và 20 người khác.
BIỂN HỒ CHÙA BỬU MINH
Hoàng Kim
Thương Biển Hồ
Chùa Bửu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền
Nhớ Trà Tân Cương
Cụ Phùng Cung
“Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương”
Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
LỜI VÀNG TRUYỆN BIỂN HỒ
Hoàng Kim
Phật Tổ chùa Bửu Minh
Thích Giác Tâm Gia Lai
Trái tim Tâm thành Bụt
Kim thân Người có Phật
Lời vàng truyện Biển Hồ.
ĐIÊU KHẮC TƯỢNG PHẬT BẰNG TRÁI TIM.
Thích Giác Tâm
Tăng Ni sinh của thiền phái Trúc Lâm không ai không nhớ 4 câu trong bài phú Cư trần lạc đạo của Trúc Lâm Sơ tổ Trần Nhân Tông:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Bài kệ trên, dịch nghĩa :
“Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa”.
(Thơ văn Lý Trần – tập 2 – NXB Khoa Học Xã Hội – Hà Nội – 1989. Tr.510).
Tôi thích nhất là câu: “Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác”. Chúng ta có của báu trong nhà “Phật tính” vậy mà không nhận ra, cứ luôn đi tìm kiếm cứ ngỡ rằng Phật ở đâu đó, đem Phật đi tìm Phật. Chính chúng tôi (cùng với một người thợ xây tên Trịnh Cảo) là người tạc tượng Phật vẫn không thấy hết vẻ đẹp hoàn mỹ của tượng Phật mình làm, vẫn cứ mặc cảm nghĩ rằng mình không bằng cấp, không đào tạo trường Mỹ thuật, không được học nghề theo kiểu cha truyền con nối. Tạc tượng chỉ bằng tình kính yêu vô hạn đối với Đức Thế Tôn thôi, và nghiên cứu cách làm tượng qua thư tịch sách vở, tượng Phật Bửu Minh sao có thể hơn được các pho tượng Phật nổi tiếng xưa nay ở Việt Nam. Đợi đến khi Cư Sĩ Giác Đạo – Dương Kinh Thành ở thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng khen ngợi, tôi mới giật mình thốt lên: ” Ủa vậy sao?” Có người cầm Thiền bảng nện vô vai tôi giật mình tỉnh ra và viết đoản văn: ” Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh – Gia Lai”. Và ngày hôm nay (16/06/2013) tôi được một người Phật tử đem tặng một tấm ảnh Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh (có xóa bỏ phông) lại giật mình lần thứ hai, pho tượng của mình làm đây sao? Thời bao cấp ăn cơm khoai cơm độn, xi măng sắt thép quý như vàng, tại sao mình lại thực hiện pho tượng thành công quá mong ước!
Câu trả lời pho tượng Phật thành công là chỉ do niềm tin và thương Phật quá lớn, ngày nhớ Phật, đêm nhớ Phật không lúc nào xa rời Phật dù trong chốc lát. Lúc vừa hoàn thành pho tượng Hòa thượng Giác Toàn (khi ấy là Thượng tọa) đi công tác phật sự tỉnh Kon Tum có ghé lại chùa Bửu Minh thăm, vô cùng ngạc nhiên trước gương mặt của Đức Phật, tán thán khen ngợi nhưng vẫn mạnh dạn phê phán:” Mặt Phật rất từ bi, rất hiền, rất thiền nhưng so với toàn thân thì đầu Phật bị nhỏ không cân đối thầy Giác Tâm xem lại và nếu được nên sửa đầu Phật cho lớn hơn mới cân đối với toàn thân” Một lời góp ý của Hòa thượng thôi, mà tôi với anh thợ xây Trịnh Cảo toát mồ hôi hột. Đầu Phật, mặt Phật đã hoàn chỉnh rồi bây giờ nếu nghe Hòa thượng góp ý mình phải làm lại từ đầu. Tuy biết sửa lại đầu Phật sẽ vô cùng khó khăn, nếu sửa lại mặt Phật không đẹp như hiện giờ thì sao? Pho tượng sẽ bị hủy bỏ không tôn thờ như lời khấn nguyện ban đầu: ” Phật không gia hộ cho con làm tượng Phật đẹp con sẽ không phụng thờ và đem Phật bỏ chìm xuống đáy Biển Hồ”. Nhưng rồi vẫn lắng nghe lời Hòa thượng chỉ dạy góp ý, mạnh dạn đục bỏ và sửa lại. Tay cầm búa tay cầm mũi ve đục mà run cầm cập. Trong tâm Phật vẫn còn, lòng thương Phật vẫn nguyên vẹn, mỗi ngày mỗi bồi đắp xi măng gọt đẽo chỉnh sửa với ảnh mẫu là tượng Kim thân Phật Tổ Nha Trang và tượng Phật Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu. Sửa lại đầu Phật, mặt Phật lớn hơn theo lời góp ý của Hòa thượng Giác Toàn đã thành công. Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh có nét giống hai pho tượng nói trên là nhân duyên như thế.
———————————-
Gia Lai năm 1988
Thích Giác Tâm
Ảnh Soải Nguyễn thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận;
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn
Con chim xanh Chu Nhạc
Con chim xanh trong tán lá xanh
Chỉ một màu xanh lay động
Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng
Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh.
(*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng.
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Hoàng Kim
Thân tặng Lâm Cúc
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!
Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)
Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!
Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.
Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm
Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Hoàng Kim
1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm
Không hẹn hò đời hóa hoang vu
Nguyễn Lâm Cúc
Hôm nay buồn lại bày tiệc gọi trăng
Lại mời rượu
Lại bưng sông ra uống
Đặt lên mâm những quả tình nẫu chín
Hái từ vườn ấp ủ trăm năm
Nào,
Cạn ly nhé trăng!
Chớ có chau mày mà xôn xao vằng vặc
Mây bạc đầu còn lang thang như hành khách
Dưới vòm trời nơi nao chẳng cô đơn?
Chốn ồn ào chắc gì đã vui luôn?
Nói nhiều, cười nhiều. Mấy câu là thật
Đâu hay gì khi khoe sầu chất ngất
Nhưng ít ra đó là nỗi lòng ta
Nào,
Nghiêng sông, rót nữa trăng ha!
Muôn thuở tràn trên chén đầy dâu bể
Trăng ơi!
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Không hẹn hò đời hóa hoang vu.
Đãi trăng
Nguyễn Lâm Cúc
Hôm nay nhàn ta mở tiệc mời trăng
Để thỏa thích bưng dòng sông ra uống
Bày lên mâm là dạt dào cảm hứng
Bạn tri âm, bạn có vui cùng?
Này trăng, trăng chớ ngại ngần
Cạn ly nhé. Sông có vơi cũng mặc.
Say thì say nhưng đừng khóc!
Trần gian…cứ mặc kệ trần gian.
Hát vu vơ
Nguyễn Lâm Cúc
Trần gian một chuyến rong chơi
Thấy trăng giữa chợ, đông người vỗ tay
Mua vui một cuộc rõ hài
Gọi trăng, trăng khẽ chau mày rồi thôi…
Đó đường, đây đường, kia đường
Mà sao phải cứ đoạn trường bước đi
Buốt làm sao câu trở về
Có bằng ngồi tạm vĩa hè…mà chơi
Tình ơi! Nghĩa ơi! Thương ơi!
Bao lần ngoảnh lại gọi người khản khô
Tưởng sông rồi lại tưởng đò
Những lất phất ấy…chỉ bờ lau thưa
TRUYÊN GEORGE WASHINGTON
Hoàng Kim
George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, được Cử tri đoàn Hoa Kỳ nhất trí bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mỹ ngày 4 tháng 2 năm 1789, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông hiện được biết như vị cha già của nước Mỹ. Các học giả lịch sử luôn xếp George Washington là một trong số hai hoặc ba vị tổng thống vĩ đại nhất. Bức tranh George Washington là kiệt tác nổi tiếng của danh họa Emanuel Leutze (1816–1868) trong Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolitan tại thành phố New York đã mô tả hình ảnh ông dẫn dắt mọi người vượt trở ngại đi tới phía trước.Tên của George Washington được đặt cho thủ đô Washington D.C được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790 với tên chính thức ban đầu là Đặc khu Columbia (District of Columbia), Biểu tượng Washington D.C. là Museums, đó là niềm tự hào của nước Mỹ.
George Washingtonlà biểu tượng của nước Mỹ
George Washington là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799 lúc đó là vùng đất mới, thực dân Anh Pháp với nhiều nước khác đang tìm đến tranh giành đất đai, tài nguyên. Người bản xứ đang co dần, miền Tây nước Mỹ hoang vu, nghèo nàn mới được khai phá. George Washington với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775 -1783 đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa George Washington làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797).
George Washington có nhân cách cá nhân, tư tưởng tầm nhìn và tác phong lãnh đạo đặc biệt ưu tú. “Người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên nằm trong lòng dân tộc, ông là người có một không hai về đức tính khiêm nhường và trải qua những đoạn đời riêng tư. Lễ nghĩa, công bình, nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy nghi; mẫu người của ông như đang soi sáng cho tất cả những người quanh ông cũng như những hiệu ứng của mẫu hình này vẫn đang trường tồn… Xuyên suốt chúng, cái xấu rung động trước sự hiện diện của ông và cái đẹp luôn cảm thấy có bàn tay giúp đỡ của ông. Đức tính cá nhân thanh khiết của ông đã thắp sáng đức độ phục vụ công chúng của ông… Ông là một người đàn ông như thế, người đàn ông mà quốc gia chúng ta đang thương tiếc“. Henry Lee, một người bạn chiến đấu cùng thời, đã đúc kết về phẩm chất cá nhân của Washington như vậy..
George Washington là vị tướng kiệt xuất trong chiến tranh, gần đây năm 1976 được nước Mỹ vinh thăng là Đại thống tướng, nhà lãnh đạo cách mạng thành công đầu tiên trong lịch sử thế giới chống lại một đế quốc thuộc địa. Washington đã trở thành biểu tượng toàn cầu cho phong trào yêu nước, giành độc lập và giải phóng dân tộc. Hình tượng Washington đặc biệt được ngưỡng mộ tại Pháp và châu Mỹ Latin.
Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, dẫu tác giả là Thomas Jefferson là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại, một chính khách thiên tài khác của nước Mỹ, mà sau này những người theo chủ nghĩa Thomas Jefferson trong nhiều năm trời vẫn tiếp tục không tin vào ảnh hưởng của Washington và cố tìm cách trì hoãn xây dựng tượng đài Washington, nhưng hình tượng của George Washington vẫn ngời sáng trong lòng dân như là người tiên phong khai sáng, vị cha già của nước Mỹ.
George Washington có tầm nhìn xa rộng về phương cách tổ chức một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên nền tảng cộng hòa, biết yêu thương kính trọng con người, chăm lo đời sống nhân dân, sử dụng triệt để sức mạnh của toàn liên bang để cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập trường đại học quốc gia, khuyến khích chấn hưng thương mại, xây dựng thành phố thủ đô (sau này được gọi là Washington, D.C.), giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, vinh danh tinh thần yêu nước, xóa bỏ tính cục bộ địa phương.Ảnh hưởng của ông với công chúng là tượng đài Washington sừng sững trong lòng dân.
Phong cách lãnh đạo chuẩn mực của ông là đặt việc công lên trên hết, “khiêm nhường, lễ nghĩa, công bình, nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy nghi”, không thu vén cá nhân, không tạo nên đặc quyền đặc lợi, xây dựng thể thức cộng hòa, chăm lo xây dựng định chế dân sự rất được lòng dân. Không phải bằng lời nói mà bằng việc làm, định chế tổ chức thực tiễn, George Washington đã ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến hình thức, lễ nghi của chính quyền Mỹ không những của thời đó mà còn được sử dụng từ đó cho đến ngày nay. Thí dụ như cách tổ chức hệ thống nội các, các buổi đọc diễn văn nhậm chức, thông điệp liên bang đã trở thành nền nếp quốc gia . George Washington với tư cách là tổng thống đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ giàu tài chính, tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn, chiếm được sự đồng thuận của tất cả người Mỹ, làm thay đổi quan niệm của những lực lượng đối lập.
George Washington cuộc đời và sự nghiệp
George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 tại trang trại Pope’s Creek gần nơi nay là Colonial Beach, Quận Westmoreland, Virginia. Ông là con trai đầu của Augustine Washington (1694–1743) và người vợ thứ hai Mary Ball Washington (1708–1789). Ông cố của ông là John Washington di cư từ Anh đến Virginia năm 1657. Một số tài liệu cho rằng George Washington và Nữ hoàng Anh Elizabeth II có chung tổ tiên. Cha của ông, Augustine là một nhà trồng thuốc lá có sở hữu người nô lệ và sau này có thử thời vận với nghề khai thác quặng sắt. Gia đình ông thuộc thành phần trung lưu tại Virginia..
Ông có bốn anh chị em ruột là Samuel, Elizabeth, John Augustine và Charles và có hai người anh cùng cha khác mẹ Lawrence và Augustine, là con của cha ông với bà vợ cả Jane Butler Washington. Ba anh chị em khác đã mất trước khi trưởng thành: em gái ruột Mildred chết lúc một tuổi, người anh trai khác mẹ mất khi còn sơ sinh và người chị khác mẹ Jane chết lúc 12 tuổi khi George hai tuổi. Lúc Washington 11 tuổi thì cha mất. Người anh khác mẹ của Washington là Lawrence sau đó trở thành người thay cha và cũng là mẫu người Washington noi gương. William Fairfax là cha vợ của Lawrence và là người anh em họ với địa chủ lớn nhất Virginia, Thomas Fairfax cũng có ảnh hưởng lớn đối với ông. Washington dành nhiều thời gian lúc còn bé ở nông trại Ferry trong Quận Stafford gần Fredericksburg. Lawrence Washington thừa hưởng gia sản khác của cha, đó là một đồn điền nằm trên bờ sông Potomac mà sau này ông đặt tên là Mount Vernon. Washington thừa hưởng nông trại Ferry ngay khi cha ông qua đời, và dần sau đó nhận thừa kế Mount Vernon sau khi Lawrence qua đời.
George Washington do cha mất sớm nên không có được cơ hội du học trường Appleby ở Anh như các người anh trai. Ông học trường làng tại Fredericksburg cho đến tuổi 15 và mong muốn vào Hải quân Hoàng gia nhưng mẹ không cho vì cho là rất khó cho ông. Washington lúc 17 tuổi năm 1749 may mắn trở thành thanh tra quận Culpeper nhờ mối liên hệ của người anh trai cùng cha khác mẹ Lawrence với một gia đình quyền lực tại Fairfax. Đây là một nghề lương cao nên đã giúp cho ông mua được đất đai trong thung lũng Shenandoah, cũng là lần đầu trong nhiều vụ mua đất của ông tại Tây Virginia sau đó. Lawrence với vai trò tư lệnh địa phương quân Virginia, và có cổ phần trong Công ty Ohio, một công ty đầu tư đất đai bất động sản được tài trợ bởi những nhà đầu tư tại Virginia. Nhờ vị trí của Lawrence nên George Washington cao to, khôi ngô kỳ vĩ như một hảo hán, cao 1m88 vượt trội những người đương thời, đã lọt vào tầm mắt xanh của thống đốc mới Virginia là Robert Dinwiddie.
Năm 1751, Washington đã đi với anh trai cùng cha khác mẹ là Lawrence đến Barbados để giúp anh chữa trị bệnh lao với hy vọng khí hậu tốt và thầy thuốc giỏi ở đó sẽ có thể giúp cho Lawrence bình phục. Tiếc thay Lawrence không thể qua khỏi và phải quay về Mount Vernon để mất ở đó năm 1752. Washington trong chuyến đi này bị dính bệnh đậu mùa làm cho khuôn mặt của ông bị rỗ, nhưng điều này cũng lại giúp cho ông miễn nhiễm với căn bệnh quái ác này về sau. Vị trí lãnh đạo địa phương quân Virginia của Lawrence sau khi ông mất, Thống đốc Dinwiddie chia cho bốn người và Washington được bổ nhiệm làm một trong bốn vị trí mới đó, vào tháng 2 năm 1753 với cấp bậc thiếu tá. Washington cũng gia nhập Hội Tam Điểm tại Fredericksburg vào lúc đó. Hội Tam Điểm là một hội kín, có nghĩa là “nền tảng tự do”, dùng để chỉ một tập hợp “tự do, tự nguyện” được tạo dựng trên những môi trường hội nhập và những hiện tượng lịch sử, xã hội rất khác nhau. Cách tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung, gọi tóm tắt là “tam giác quyền lực” như “thế tam phân” của kế lớn Khổng Minh trong Tam Quốc. Các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới những ẩn dụ về người thợ xây đá. Tên gọi trong tiếng Việt của hội này là “Hội Tam Điểm” được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, hay đại sư phụ, viết tắt F hay M và thêm vào phía sau 3 chấm như 3 đỉnh hình tam giác đều. Hồ Chí Minh trên con đường tìm kiếm lý luận và thực tiễn của chủ thuyết “độc lập, tự do, hạnh phúc” có nghiên cứu sâu về Hội Tam Điểm và học thuyết khai sáng. Những bí ẩn này cho đến nay vẫn chưa hé lộ và ít được nói tới).
Washington trong chiến tranh chống Pháp và người bản thổ: Năm 1753, người Pháp bắt đầu mở rộng tầm kiểm soát quân sự của họ đến “Xứ Ohio“, là Virginia quê hương của Washington và Pennsylvania hai trong số mười ba thuộc địa Anh tuyên bố chủ quyền. Cuộc tranh chấp chủ quyền này đã dẫn đến cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp (French and Indian War) từ năm 1754 -1762. Cuộc chiến tranh này đã góp phần khởi sự Chiến tranh 7 năm trên toàn cầu (1756 – 1763) và George Washington ở vào đúng tâm điểm của cuộc chiến này khi mới bùng nổ. Công ty Ohio, cỗ xe đầu tư của các nhà tài phiệt người Anh đang mở rộng lãnh thổ bằng cách thiết lập những khu định cư mới và trạm mậu dịch mới để buôn bán với người dân bản thổ Mỹ. Thống đốc Dinwiddie nhận lệnh từ chính phủ Anh cảnh cáo người Pháp về chủ quyền của Anh tại vùng này và ông phái thiếu tá Washington cuối năm 1753 mang thư thông báo tuyên bố chủ quyền của Anh đến người Pháp và yêu cầu người Pháp phải dời đi. Washington cũng đã mang thư đến gặp “già làng” Tanacharison và các lãnh tụ khác của người bản thổ da đỏ Iroquois tại Logstown đang liên minh với Virginia để nhận sự ủng hộ của họ trong trường hợp có xung đột với người Pháp. Washington và già làng Tanacharison trở thành bạn bè và đồng minh. Washington giao lá thư này cho tư lệnh địa phương của Pháp nhưng ông này từ chối một cách lịch sự là không rời bỏ lãnh thổ này. Thống đốc Dinwiddie phái Washington trở lại Xứ Ohio để bảo vệ một nhóm nhân viên của Công ty Ohio đang xây dựng một pháo đài tại đây, nơi mà ngày nay là Pittsburgh, Pennsylvania. Nhưng trước khi Washington đến nơi thì một lực lượng Pháp đã đuổi hết các nhân viên làm việc của công ty ra khỏi khu vực này và họ bắt đầu xây dựng Đồn Duquesne. Một nhóm nhỏ quân Pháp do Joseph Coulon de Jumonville chỉ huy bị Tanacharison và cận vệ của ông nhìn thấy người Pháp đang làm việc này tại khu vực phía đông mà nay là Uniontown, Pennsylvania. Washington và lính địa phương quân của mình đã cùng với các người bản thổ Mingo đồng minh phục kích người Pháp. Viên chỉ huy người Pháp Jumonville bị trọng thương và bị giết chết. Nguyên nhân do đâu thì cho đến hiện nay vẫn còn tranh cãi, có thể là do “già làng” Tanacharison chém bằng rìu, cũng có thể do ai đó bắn chết bằng súng khi vị sĩ quan bị thương này ngồi cạnh Washington. Hai nghi vấn này đều chưa rõ ràng. Người Pháp phản ứng trả đũa bằng một cuộc tấn công và bắt Washington tại đồn Necessity vào tháng 7 năm 1754 vì tố cáo rằng Washington ám sát Jumonville trong lúc Jumonville đang thực hiện một sứ mệnh ngoại giao. Tuy nhiên, Washington được phép quay trở về Virginia cùng với binh sĩ của mình vì thiếu bằng cớ. Sử gia Joseph Ellis kết luận rằng tình tiết trận đánh này đã chứng tỏ Washington can đảm, chủ động, thiện chiến nhưng thiếu kinh nghiệm. Pháp và Anh đều sẵn sàng lâm chiến để tranh giành quyền kiểm soát vùng này. Vì vậy cả hai nước đều đưa quân đến Bắc Mỹ năm 1755 và châm ngòi cho cuộc chiến tranh được chính thức tuyên bố vào năm 1756.
Washington sau đó làm là phụ tá cao nhất người Mỹ cho tướng Anh Edward Braddock trong cuộc hành quân xấu số lớn nhất của nước Anh đến các thuộc địa Bắc Mỹ, với ý định đuổi người Pháp ra khỏi Xứ Ohio. Họ bị rơi và ổ phục kích của quân Pháp và người bản xứ thân Pháp tại trận Monongahela. Tướng Anh Edward Braddock bị chết ngay từ đầu và quân Anh bị thiệt hại nặng phải rút chạy tán loạn. Tuy vậy, Washington đã chứng tỏ lòng quả cảm khi ông không sợ nguy hiểm, cưỡi ngựa chạy quanh trận địa, động viên tàn quân Anh và địa phương quân Virginia rút lui có tổ chức. Sau trận thất bại này, Thống đốc Dinwiddie thăng chức Washington năm 1755 lên cấp bậc “đại tá trung đoàn Virginia và Tổng tư lệnh tất cả các lực lượng được tuyển mộ để bảo vệ thuộc địa của nhà vua”. Washington được giao nhiệm vụ bảo vệ biên cương Virginia. Trung đoàn Virginia là đơn vị quân sự toàn thời gian đầu tiên của người Mỹ tại các thuộc địa. Washington được quyền tùy nghi “hành động tự vệ hay phản công” bất cứ khi nào ông nghĩ là tốt nhất.
Washington là tư lệnh của một ngàn binh sĩ. Ông là một chiến binh gan dạ, có kỉ luật, giỏi huấn luyện và tổ chức chiến đấu. Ông đã lãnh đạo những cuộc chiến đầy thương vong nguy hiểm, chống lại người bản thổ Mỹ thiện chiến ở miền Tây (Họ không chấp nhận lưu dân da trắng tới nước Mỹ); Trung đoàn của Washington trong 10 tháng đã đánh 20 trận, hi sinh khoảng 1/3 quân số. Dân chúng ở vùng biên cương Virginia chịu đựng thiệt hại ít hơn so với các thuộc địa khác, an ninh được thiết lập, do tài năng cầm quân và nỗ lực của Washington. “Đây là thành công không được nhắc đến duy nhất” trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Năm 1758, Washington tham gia cuộc viễn chinh Forbes nhằm chiếm Đồn Duquesne. Ông sượng sùng khi một đơn vị quân ông đánh nhầm một đơn vị Anh làm 14 người chết và 26 người bị thương vì lầm tưởng đó là quân Pháp. Kết quả là người Pháp rút bỏ đồn và người Anh đã hoàn toàn giành quyền kiểm soát thung lũng Ohio, ghi được một chiến thắng chiến lược lớn mà Washington không hề có bất cứ một trận đánh lớn khác trong cuộc hành quân này. Sau cuộc viễn chinh này, Washington trở về đời sống dân sự từ tháng 12 năm 1758 và chỉ trở lại đời quân nhân khi cuộc cách mạng Mỹ bùng nổ năm 1775.
Washington do trãi nghiệm thực tiễn nên đã tích lũy được các kỹ năng lãnh đạo chính trị, quân sự. Ông quan sát kỹ chiến thuật, hiểu rõ các điểm mạnh yếu của người Anh, người Pháp, mặc dù ông chưa hề được biên chế vào lục quân Anh và chưa được học những tinh hoa nghệ thuật quân sự của họ. Đó là những bài học vô giá cho ông trong suốt cuộc Cách mạng Mỹ sau này. Washington đã chứng tỏ sự can đảm, kiên cường trong những tình huống khó khăn nhất, lúc nguy biến buộc tháo lui. Ông đã phát triển phong cách chỉ huy tận tâm, chịu đựng, quả cảm và xuất hiện trước chiến sĩ của mình như là một vị chỉ huy tự nhiên, tin cậy và họ tuyệt đối tuân lệnh ông. Qua tổ chức thực tiển các trận đánh, ông đã học và thực hành được những căn bản về nghệ thuật chiến tranh, cách tổ chức và tiếp vận, hiểu biết tổng thể về chiến lược, đặc biệt là việc tìm ra những địa điểm địa chính trị chiến lược. Ông có tầm nhìn miền Tây từ thời điểm này.
Ngày 6 tháng 1 năm 1759, Washington kết hôn với Martha Dandridge Custis, một góa phụ thông minh xinh đẹp, có kinh nghiệm điều hành trang trại có nô lệ phục vụ, giàu có và đã có hai con riêng tên là “Jackie” và “Patsy” với người chồng quá cố là John Parke Custis. Trước đó hình như ông có yêu Sally Fairfax sau này làm vợ của một người bạn. Cặp vợ chồng mới cưới dời về Mount Vernon gần Alexandria nơi ông sống cuộc đời của một người trồng trọt và một khuôn mặt chính trị. George Washington và Martha Washington không có con cái chung, có lẽ căn bệnh đậu mùa của ông năm 1751 đã khiến cho ông không thể có con. Washington do kiêu hãnh tuy không thể thừa nhận điều này nhưng lúc riêng tư ông cảm thấy buồn. Gia đình Washington sau này nuôi thêm hai cháu của bà Washington là Eleanor Parke Custis và George Washington Parke Custis. Cuộc hôn nhân của Washington với Martha đã làm gia tăng tài sản và địa vị xã hội của ông rất lớn lao. Ông trở thành một trong số những người giàu có nhất Virginia. Ông được một phần ba trong số 73 km² (18.000 mẫu Anh) điền sản của gia đình vợ ngay sau khi kết hôn, đáng giá khoảng 100.000 đô la Mỹ và quản lý phần điền sản còn lại cho con của Martha, những đứa con riêng của vợ mà ông chân thành chăm sóc. Ông mua thêm đất và được cấp đất ở vùng Tây Virginia như là tặng phẩm dành cho công lao phục vụ Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp. Vào năm 1775, Washington tăng gấp đôi diện tích của Mount Vernon lên 26 km² (6.500 mẫu Anh) và tăng số người làm lên trên 100 người. Washington là một anh hùng quân sự được nể trọng và một chủ đất lớn nên ông có chức vị tại địa phương và được bầu vào nghị viện tỉnh Virginia bắt đầu vào năm 1758. Washington có lối sống quý tộc và săn cáo là một hoạt động nhàn rỗi ưa thích của ông. Ông cũng thích khiêu vũ, họp hội, xem kịch, xem đua ngựa và đá gà. Washington cũng biết chơi bài, chơi cờ và bi da. Ông ưa nhập những hàng hóa đắt tiền từ Anh và trả tiền hàng bằng cách bán thuốc lá mà ông trồng. Virginia là vùng thuốc lá nổi tiếng toàn cầu. Thị trường thuốc lá rớt giá làm nhiều người nợ nần, ngay cả Thomas Jefferson tổng thống đời thứ ba của Mỹ cũng là nhà trồng trọt ở Virginia lúc qua đời với nợ nần chồng chất. Washington tự cứu mình khỏi nợ bằng cách kinh doanh đa dạng và chuyển đổi mùa vụ chính sinh lợi từ thuốc lá sang lúa mì. Patsy Custis (con gái riêng của vợ ông, mất năm 1773 vì động kinh ) đã giúp cho Washington trả hết nợ nần cho những chủ nợ người Anh vì phân nửa tài sản của Patsy được đưa sang cho ông.
George Washington từ một người lính đã trở thành một nhà nông học thành công. Ông trở thành một lãnh đạo trong giới thượng lưu xã hội tại Virginia. Từ năm 1768 đến năm 1775, mỗi năm ông mời khoảng 2000 khách đến nhà mình, đó là những người bạn thân thiết chọn lọc. Đặc tính khiêm nhường, ôn hòa, điềm tĩnh là phong cách sống thường ngày của Washington: “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” “hãy thân thiện với mọi người nhưng giữ khoảng cách thích hợp vì khi họ càng quen thì họ càng lờn mặt, và lúc đó bạn mất quyền lực đối với họ”. Năm 1769, ông trở nên tích cực hoạt động chính trị, đệ trình lên nghị viện Virginia đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ Vương quốc Anh. Năm 1754 Phó thống đốc Dinwiddie hứa tặng đất đai cho các sĩ quan và binh sĩ có công trong cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp. Washington nhận được khoảng 81 km² (23.200 mẫu Anh) gần sông Kanawha đổ vào sông Ohio, nay là Tây Virginia. Đây là thời gian trước cuộc cách mạng Mỹ.
George Washington tích cũ viết lại
Truyện George Washington được viết căn cứ trên các nguồn thông tin tuyển chọn tại Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, và đối chiếu với bản tiếng Anh cùng thư mục. Bài viết được chắt lọc tư liệu với mục đích cung cấp cho bạn đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu tin cậy về một nhân vật lịch sử vĩ đại của nhân loại.
Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, câu đầu tiên trích dẫn Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do“.
Hồ Chí Minh đã noi gương George Washington gầy dựng nước Việt Nam mới.