Số lần xem
Đang xem 318 Toàn hệ thống 521 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ảnh Soải Nguyễn thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận;
QUẢNG TÂY NAY VÀ XƯA Hoàng Kim
Quảng Tây ngày nay, với thủ phủ Nam Ninh là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu (*), https://youtu.be/81aJ5-cGp28 diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị. Bài này tôi không viết về nông nghiệp mà muốn lưu lại một chút cảm nhận về lịch sử
Du lịch sinh thái Quảng Tây bâng khuâng bao điều suy ngẫm. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày nay, với Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố là Ung Khâm Liêm xưa, nay đã biết bao thay đổi. Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt, nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch. Tuy ông bị đối xử không công bằng nhưng người yêu thương ông, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới mà ông lưu lại vẫn như trăng rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơ cảm khái của chính mình ‘Lên non thiêng Yên Tử’ “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần thăm thẳm mênh mông“.
Ung Châu là tên xưa, nay là Nam Ninh thành phố lớn nhất và là thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km. Dân số Nam Ninh hiện khoảng 7,5 – 9,0 triệu người, (tương đương dân số thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam). Nam Ninh có 6 quận Giang Nam, Hưng Ninh, Lương Khánh, Tây Hương Đường, Thanh Tú, Ung Ninh và 6 huyện Hoành Long An, Mã Sơn, Tân Dương, Thượng Lâm, Vũ Minh. Thủ phủ Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu số ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ. Khâm Châu xưa và nay tên gọi không đổi. Khâm Châu là một trong 14 địa cấp thị thuộc khu tự trị tỉnh Quảng Tây. Khâm Châu nằm bên vịnh Bắc Bộ với diện tích 10.843 km2 và dân số trên 3,1 triệu người. Khâm Châu nằm ở phía nam Quảng Tây, trên vùng bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Phía bắc tiếp giáp với địa cấp thị Nam Ninh, phía tây tiếp giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, phía đông tiếp giáp địa cấp thị Ngọc Lâm, phía đông bắc tiếp giáp Quý Cảng, phía đông nam giáp Bắc Hải. Nằm trong khoảng từ 20°54′ tới 22°41′ vĩ bắc, 107°27′ tới 109°56′ kinh đông. Đường bờ biển dài 311,44 km. Phía đông bắc và tây bắc có 2 dãy núi là Lục Vạn Đại Sơn và Thập Vạn Đại Sơn, với độ cao đều trên 1.000 m. Khâm Châu là hải cảng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cho vùng duyên hải tây nam Trung Quốc. Khâm Châu có 4 đơn vị cấp huyện: quận Khâm Nam, quận Khâm Bắc, huyện Linh Sơn, huyện Phố Bắc. Liêm Châu xưa chính là Hợp Phố, Bắc Hải ngày nay. Bắc Hải có nghĩa là biển bắc, là nơi có cảng biển, một nhà máy đóng tàu lớn nằm bên bờ phía bắc của vịnh Bắc Bộ. Hợp Phố trước đây gọi là Liêm Châu, là một huyện thuộc địa cấp thị Bắc Hải. Huyện này có diện tích 2.380 km², dân số hiện khoảng 1,3 triệu người, huyện lỵ là trấn Liêm Châu. Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới tại khu vực Hợp Phố ngày nay đã có những hoạt động của con người. Tại di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha người ta đã khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của con người. Trước khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, Hợp Phố là vùng đất của Bách Việt. Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (214 TCN), quân đội Tần thống nhất Lĩnh Nam, lập ra Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận. Hợp Phố thuộc về Tượng Quận. Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế (111 TCN), quân đội Tây Hán xâm chiếm Nam Việt, lấy vùng giáp giới Nam Hải, Tượng Quận lập ra quận Hợp Phố, với thủ phủ quận đặt tại Từ Văn (nay thuộc huyện Hải Khang tỉnh Quảng Đông), đồng thời thiết lập huyện Hợp Phố. Năm Hoàng Vũ thứ 7 (228) thời Tam Quốc, Đông Ngô đổi quận Hợp Phố thành quận Châu Quan, nhưng chẳng bao lâu sau lại đổi về tên cũ. Năm Trinh Quan thứ 8 (634) thời Đường Hợp Phố được gọi là Liêm Châu. Năm Chí Nguyên thứ 17 (1280), nhà Nguyên đổi thành tổng quản phủ Liêm Châu. Từ năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) thời Minh cho tới thời Thanh người ta lập phủ Liêm Châu, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Thời kỳ Trung Hoa dân quốc (1911– 1949), huyện Hợp Phố trước sau thuộc về đạo Khâm Liêm, tỉnh Quảng Đông, Thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau nhiều lần tách nhập và thay đổi, nay thuộc Bắc Hải một địa cấp thị Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Tỉnh Quảng Tây năm 1958, được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý do vì người Choang là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa và tập trung nhiều ở Quảng Tây. Người Hán đứng đầu chiếm khoảng 92% dân số của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khoảng 98% dân số của Đài Loan và khoảng 19% dân số thế giới. Người Choang ở Trung Quốc cũng chính là người Nùng và người Tày ở Việt Nam có dân số trên 18 triệu người đứng thứ hai chiếm sau người Hán trong số 55 dân tộc thiểu số được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Người Choang có 94 % dân số sống tại tỉnh Quảng Tây, tập trung ở phía tây và tây nam tỉnh. Tại tỉnh Quảng Tây theo Cục Thống kê Quảng Tây thì 61,5% dân số toàn tỉnh là người Hán, người Choang chiếm 32,6%, còn lại 6% là các sắc tộc thiểu số khác.
Quảng Tây xưa là “Quảng Nam Tây lộ” tên gọi có từ thời nhà Tống. “Quảng” có nghĩa là “mở rộng”, và được đặt cho vùng này kể từ thời nhà Tây Tấn trở đi. “Quảng Tây” và tỉnh láng giềng Quảng Đông có tên gọi chung đầy đủ là “Lưỡng Quảng”, tên gọi tắt là “Quế”, lấy theo tên Quế Lâm là một thành phố lớn và được coi là danh lam thắng cảnh bậc nhất của Trung Hoa cổ xưa và hiện đại. Bill Clinton tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Trung Quốc đại lục sau nhiều năm Trung Mỹ tách biệt địa chính trị, đã chọn Quế Lâm là điểm đến sau Bắc Kinh. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 TCN, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi “Quảng Tây” bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành “Quảng Tây”. Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra Khởi nghĩa Kim Điền vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng. Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc: Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ do Lục Vinh Đình và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920, Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi Khởi nghĩa Bách Sắc, một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929 nhưng các căn cứ cộng sản đã được thiết lập này cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt. Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Tỉnh Quảng Tây do nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn nên chính quyền tỉnh thay đổi muộn hơn, mãi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội Nhân dân Việt Nam có chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn tổ chức phối hợp cùng với Giải phóng quân Trung Quốc chính là trong dịp này. Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây. Tỉnh Quảng Tây trong suốt chiều dài lịch sử là vùng đất không có biển. Sau năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển, đến năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.
Tỉnh Quảng Tây gần tỉnh Quảng Đông và Đài Loan. Vì những đặc điểm địa chính trị quan trọng nêu trên, nên Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã có chuyến du phương Nam những năm cuối của Cách mạng Văn hóa để bịt kín những mưu lược liên kết của Lâm Bưu, người bị tử nạn ngày 13 tháng 9 năm 1971, sau khi kế hoạch đảo chính bị bại lộ, đã bị hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về, hoặc do máy bay rơi ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành.
Soi vào Quảng Tây là soi vào lịch sử Trung – Việt giác ngộ được nhiều vấn đề sâu sắc của hiện tại và quá khứ. Những huyền thoại về gốc gác người Việt cổ, nhà Trần phương Nam, nhà Trần phương Bắc, Nùng Trí Cao, chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động, Giáp Hải bài thơ “Vịnh Bèo”, Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi “Hải Khẩu dạ bạc hữu cảm”, “Sấm động Nam Vang/ Vũ qua Bắc Hải”, Bí ẩn việc vua Quang Trung cầu hôn công chúa Mãn Thanh và xin đất định đô trên đất người Việt cổ để về thăm thiên triều bớt xa xôi cách trở, v.v và v.v…có quan hệ đến bài học sâu sắc lịch sử này.
Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Le Nin. Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie đại đế ( tên thường gọi là Pyotr I ; tiếng Nga: ‘Пётр Алексеевич Романов, Пётр I, Пётр Великий’, có sách viết theo tiếng Anh là Peter I hay tiếng Pháp là Pierre I ) sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg, là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V – một người yếu ớt và dễ bệnh tật – trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế hay Pierre Đại đế, Pie Đại đế ( tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.
Pie đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức đã bình chọn Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie đại đế đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…
Pie đại đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie đại đế đã tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối và rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là n
Ảnh Soải Nguyễn thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận;
QUẢNG TÂY NAY VÀ XƯA Hoàng Kim
Quảng Tây ngày nay, với thủ phủ Nam Ninh là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu (*), https://youtu.be/81aJ5-cGp28 diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị. Bài này tôi không viết về nông nghiệp mà muốn lưu lại một chút cảm nhận về lịch sử
Du lịch sinh thái Quảng Tây bâng khuâng bao điều suy ngẫm. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày nay, với Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố là Ung Khâm Liêm xưa, nay đã biết bao thay đổi. Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt, nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch. Tuy ông bị đối xử không công bằng nhưng người yêu thương ông, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới mà ông lưu lại vẫn như trăng rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơ cảm khái của chính mình ‘Lên non thiêng Yên Tử’ “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần thăm thẳm mênh mông“.
Ung Châu là tên xưa, nay là Nam Ninh thành phố lớn nhất và là thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km. Dân số Nam Ninh hiện khoảng 7,5 – 9,0 triệu người, (tương đương dân số thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam). Nam Ninh có 6 quận Giang Nam, Hưng Ninh, Lương Khánh, Tây Hương Đường, Thanh Tú, Ung Ninh và 6 huyện Hoành Long An, Mã Sơn, Tân Dương, Thượng Lâm, Vũ Minh. Thủ phủ Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu số ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ. Khâm Châu xưa và nay tên gọi không đổi. Khâm Châu là một trong 14 địa cấp thị thuộc khu tự trị tỉnh Quảng Tây. Khâm Châu nằm bên vịnh Bắc Bộ với diện tích 10.843 km2 và dân số trên 3,1 triệu người. Khâm Châu nằm ở phía nam Quảng Tây, trên vùng bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Phía bắc tiếp giáp với địa cấp thị Nam Ninh, phía tây tiếp giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, phía đông tiếp giáp địa cấp thị Ngọc Lâm, phía đông bắc tiếp giáp Quý Cảng, phía đông nam giáp Bắc Hải. Nằm trong khoảng từ 20°54′ tới 22°41′ vĩ bắc, 107°27′ tới 109°56′ kinh đông. Đường bờ biển dài 311,44 km. Phía đông bắc và tây bắc có 2 dãy núi là Lục Vạn Đại Sơn và Thập Vạn Đại Sơn, với độ cao đều trên 1.000 m. Khâm Châu là hải cảng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cho vùng duyên hải tây nam Trung Quốc. Khâm Châu có 4 đơn vị cấp huyện: quận Khâm Nam, quận Khâm Bắc, huyện Linh Sơn, huyện Phố Bắc. Liêm Châu xưa chính là Hợp Phố, Bắc Hải ngày nay. Bắc Hải có nghĩa là biển bắc, là nơi có cảng biển, một nhà máy đóng tàu lớn nằm bên bờ phía bắc của vịnh Bắc Bộ. Hợp Phố trước đây gọi là Liêm Châu, là một huyện thuộc địa cấp thị Bắc Hải. Huyện này có diện tích 2.380 km², dân số hiện khoảng 1,3 triệu người, huyện lỵ là trấn Liêm Châu. Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới tại khu vực Hợp Phố ngày nay đã có những hoạt động của con người. Tại di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha người ta đã khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của con người. Trước khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, Hợp Phố là vùng đất của Bách Việt. Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (214 TCN), quân đội Tần thống nhất Lĩnh Nam, lập ra Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận. Hợp Phố thuộc về Tượng Quận. Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế (111 TCN), quân đội Tây Hán xâm chiếm Nam Việt, lấy vùng giáp giới Nam Hải, Tượng Quận lập ra quận Hợp Phố, với thủ phủ quận đặt tại Từ Văn (nay thuộc huyện Hải Khang tỉnh Quảng Đông), đồng thời thiết lập huyện Hợp Phố. Năm Hoàng Vũ thứ 7 (228) thời Tam Quốc, Đông Ngô đổi quận Hợp Phố thành quận Châu Quan, nhưng chẳng bao lâu sau lại đổi về tên cũ. Năm Trinh Quan thứ 8 (634) thời Đường Hợp Phố được gọi là Liêm Châu. Năm Chí Nguyên thứ 17 (1280), nhà Nguyên đổi thành tổng quản phủ Liêm Châu. Từ năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) thời Minh cho tới thời Thanh người ta lập phủ Liêm Châu, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Thời kỳ Trung Hoa dân quốc (1911– 1949), huyện Hợp Phố trước sau thuộc về đạo Khâm Liêm, tỉnh Quảng Đông, Thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau nhiều lần tách nhập và thay đổi, nay thuộc Bắc Hải một địa cấp thị Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Tỉnh Quảng Tây năm 1958, được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý do vì người Choang là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa và tập trung nhiều ở Quảng Tây. Người Hán đứng đầu chiếm khoảng 92% dân số của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khoảng 98% dân số của Đài Loan và khoảng 19% dân số thế giới. Người Choang ở Trung Quốc cũng chính là người Nùng và người Tày ở Việt Nam có dân số trên 18 triệu người đứng thứ hai chiếm sau người Hán trong số 55 dân tộc thiểu số được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Người Choang có 94 % dân số sống tại tỉnh Quảng Tây, tập trung ở phía tây và tây nam tỉnh. Tại tỉnh Quảng Tây theo Cục Thống kê Quảng Tây thì 61,5% dân số toàn tỉnh là người Hán, người Choang chiếm 32,6%, còn lại 6% là các sắc tộc thiểu số khác.
Quảng Tây xưa là “Quảng Nam Tây lộ” tên gọi có từ thời nhà Tống. “Quảng” có nghĩa là “mở rộng”, và được đặt cho vùng này kể từ thời nhà Tây Tấn trở đi. “Quảng Tây” và tỉnh láng giềng Quảng Đông có tên gọi chung đầy đủ là “Lưỡng Quảng”, tên gọi tắt là “Quế”, lấy theo tên Quế Lâm là một thành phố lớn và được coi là danh lam thắng cảnh bậc nhất của Trung Hoa cổ xưa và hiện đại. Bill Clinton tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Trung Quốc đại lục sau nhiều năm Trung Mỹ tách biệt địa chính trị, đã chọn Quế Lâm là điểm đến sau Bắc Kinh. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 TCN, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi “Quảng Tây” bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành “Quảng Tây”. Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra Khởi nghĩa Kim Điền vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng. Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc: Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ do Lục Vinh Đình và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920, Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi Khởi nghĩa Bách Sắc, một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929 nhưng các căn cứ cộng sản đã được thiết lập này cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt. Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Tỉnh Quảng Tây do nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn nên chính quyền tỉnh thay đổi muộn hơn, mãi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội Nhân dân Việt Nam có chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn tổ chức phối hợp cùng với Giải phóng quân Trung Quốc chính là trong dịp này. Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây. Tỉnh Quảng Tây trong suốt chiều dài lịch sử là vùng đất không có biển. Sau năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển, đến năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.
Tỉnh Quảng Tây gần tỉnh Quảng Đông và Đài Loan. Vì những đặc điểm địa chính trị quan trọng nêu trên, nên Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã có chuyến du phương Nam những năm cuối của Cách mạng Văn hóa để bịt kín những mưu lược liên kết của Lâm Bưu, người bị tử nạn ngày 13 tháng 9 năm 1971, sau khi kế hoạch đảo chính bị bại lộ, đã bị hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về, hoặc do máy bay rơi ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành.
Soi vào Quảng Tây là soi vào lịch sử Trung – Việt giác ngộ được nhiều vấn đề sâu sắc của hiện tại và quá khứ. Những huyền thoại về gốc gác người Việt cổ, nhà Trần phương Nam, nhà Trần phương Bắc, Nùng Trí Cao, chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động, Giáp Hải bài thơ “Vịnh Bèo”, Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi “Hải Khẩu dạ bạc hữu cảm”, “Sấm động Nam Vang/ Vũ qua Bắc Hải”, Bí ẩn việc vua Quang Trung cầu hôn công chúa Mãn Thanh và xin đất định đô trên đất người Việt cổ để về thăm thiên triều bớt xa xôi cách trở, v.v và v.v…có quan hệ đến bài học sâu sắc lịch sử này.
Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Le Nin. Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie đại đế ( tên thường gọi là Pyotr I ; tiếng Nga: ‘Пётр Алексеевич Романов, Пётр I, Пётр Великий’, có sách viết theo tiếng Anh là Peter I hay tiếng Pháp là Pierre I ) sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg, là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V – một người yếu ớt và dễ bệnh tật – trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế hay Pierre Đại đế, Pie Đại đế ( tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.
Pie đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức đã bình chọn Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie đại đế đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…
Pie đại đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie đại đế đã tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối và rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.
Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng se sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.
Stalin rất ngưỡng mộ Pie đại đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được ! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu , qua gợi mở của người thư ký Stalin , mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ” giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.
Pie Đại đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie đại đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga.
Tài liệu về Pie đại đế được Wikipedia Tiếng Việt đúc kết và Tình yêu cuộc sống thông tin trên trang Chào ngày mới ngày mà năm 1703 , Pie đại đế cho thành lập thành phố Sankt-Peterburg trên lãnh thổ mới chiếm được từ Thụy Điển. Bài giới thiệu tóm tắt về Người là Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga (Hoàng Kim)
Xem thêm:
RUYỆN JOSEPH STALIN Hoàng Kim
Stalin là nhân vật lịch sử vĩ đại gây tranh cãi ở nước Nga. Stalin tên đầy đủ là Joseph Stalin. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm 1879 mất ngày 5 tháng 3 năm 1953, là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953. Ngày nay, Stalin là một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh luận. Nhiều nhà sử học và người phương Tây xem Stalin là một bạo chúa, giáo sư Richard Lorenz, giáo sư về lịch sử Đông Âu cho rằng Stalin đã lựa chọn một con đường tốn kém nhất để đưa Liên Xô đạt tới một xã hội công nghệ, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nhờ quá trình này mà Liên Xô đã giành thắng lợi trong thế chiến thứ hai. Trong khi đó, quan điểm của người dân Liên bang Nga về Stalin khá khác biệt, với một tỉ lệ đáng kể xem ông là một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân. Hướng dẫn cho giáo viên lịch sử được xuất bản vào năm 2008 của chính phủ Nga thì trình bày về Stalin như một lãnh đạo “quản lý hiệu quả” và “người hiện đại hóa”.
Stalin là một nhà cách mạng Bolshevik tham gia vào Cách mạng tháng Mười năm 1917, Stalin nhậm chức Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1922, khi đó chỉ là một vị trí ít có quyền lực. Stalin chiến thắng trong cuộc đấu tranh quyền lực sau khi Lenin qua đời năm 1924 và đến khoảng cuối thập niên 1920 ông nắm quyền tối cao tuyệt đối ở Liên Xô qua các thời kỳ công nghiệp hóa và hợp tác hóa những năm 30, Chiến tranh Xô-Đức và thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh vị trí lãnh đạo đảng, ông cũng từng đảm nhiệm các vị trí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Dân ủy (tức Bộ trưởng) Quốc phòng Liên Xô, và tự phong hàm Đại Nguyên soái Liên Xô.
Stalin trong thời kỳ cầm quyền của mình, một mặt, đã lãnh đạo Liên Xô chiến thắng Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Liên Xô cùng với việc Quốc tế Cộng sản đóng ở Moskva, đã trỗi dậy thành một siêu cường. Nhờ vậy, danh tiếng và ảnh hưởng của Stalin lan khắp thế giới. Mặt khác Stalin đã tiến hành các biện pháp đàn áp các đối thủ chính trị hoặc những người mà ông cho là nguy hiểm, đỉnh cao là những năm 1930.
Joshep Stalin hiện là một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh luận. Nhiều nhà sử học và người phương Tây xem Stalin là một bạo chúa, giáo sư Richard Lorenz, giáo sư về lịch sử Đông Âu cho rằng Stalin đã lựa chọn một con đường tốn kém nhất để đưa Liên Xô đạt tới một xã hội công nghệ, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nhờ quá trình này mà Liên Xô đã giành thắng lợi trong thế chiến thứ hai. Trong khi đó, quan điểm của người dân Liên bang Nga về Stalin khá khác biệt, với một tỉ lệ đáng kể xem ông là một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân. Hướng dẫn cho giáo viên lịch sử được xuất bản vào năm 2008 của chính phủ Nga thì trình bày về Stalin như một lãnh đạo “quản lý hiệu quả” và “người hiện đại hóa”.
Stalin lúc còn sống rất được mọi người nể trọng và e ngại, có rất ít ai giỡn mặt hoặc đùa bỡn về ông, ngoại trừ vài câu chuyện như truyện Josip Broz Tito chỉ rãi rác. Tito viết thư cho Stalin: “Chúng tôi học hỏi và theo gương của hệ thống Xô- viết, nhưng chúng tôi phát triển chủ nghĩa xã hội theo dạng thái khác… Mỗi người chúng tôi dầu có yêu đất chủ nghĩa xã hội Liên Xô bao nhiêu cũng không thể yêu hơn tổ quốc của chính chúng tôi“. Khi Stalin đi xa hơn, ra lệnh thủ tiêu Tito nhưng thất bại. Tito lại gửi thư cho Stalin: “Đừng gửi người sang giết tôi. Chúng tôi đã bắt được 5 tên, một tên mang bom, một tên khác mang súng trường… Nếu ông không ngưng gửi sát thủ, tôi buộc phải gửi một sát thủ sang Moskva, và tôi sẽ không cần gửi sát thủ thứ nhì đâu.”
Tiếu lâm Liên Xô sau khi Stalin mất đã lâu, mới kể chuyện một thời, như chuyện “Stalin bị mất tẩu”: “Một hôm Stalin bị mất tẩu và cho rằng có kẻ đã lấy cắp tẩu của mình. Liền điều động người điều tra tìm ra thủ phạm. Hôm sau ngài tìm ra tẩu của mình và gọi gấp cấp dưới hãy thả những kẻ tình nghi. – “Thưa đồng chí tôi không thể thả 10 người đó được.” – “Tại sao?” – “Tất cả bọn họ đã nhận tội trước máy quay của cơ quan điều tra, và đã được đưa lên truyền hình quốc gia…” “Trong trại cải tạo” : “Trong trại cải tạo ở Siberia, ba tù nhân nói chuyện và hỏi vì sao họ vào đây. Một người nói: “Tôi bị tù vì hay đi làm muộn năm phút, và người ta xử tôi tội phá hoại sản xuất.” Người thứ nhì tiếp: “Tôi thì hay đi làm sớm năm phút và bị buộc tội làm gián điệp, theo dõi công xưởng cho địch.” Còn người thứ ba thì thở dài: “Tôi luôn đi làm đúng giờ và họ hỏi vì sao thì tôi lại chìa đồng hồ đeo tay ra và bị tù vì dùng hàng Phương Tây.”
Truyện Joseph Stalin là bài nghiên cứu lịch sử văn hóa. Thông tin chính được thu thập căn cứ từ các nguồn trích dẫn tuyển chọn tại thư mục Joshep Stalin trên Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, và bản Wikipedia tiếng Anh, so sánh với bản http://www.history.com có cùng thư mục. Bài viết này chắt lọc tư liệu nhằm cung cấp cho bạn đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu về một nhân vật lịch sử nước Nga. Thông tin sâu hơn mời đọc Joshep Stalin và CNM365Chào ngày mới 5 tháng 3.