Số lần xem
Đang xem 732 Toàn hệ thống 1617 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.
Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không thay đổi được, không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.
Ngày nay, Tây Nguyên mới đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, (dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây) theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).
Bảo tồn và phát triển là bài toán khó, mọi thời đều phải đối mặt . Đến với Tây Nguyên mới, đọc lại và suy ngẫm:(Hoàng Kim)
Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.
Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.
Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.
Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới. “Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.
Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.
“Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.
Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.
Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.
Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.
Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.
Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.
Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”
Đến với Tây Nguyên mới Tôi bắt đầu ký ức bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn và tuổi thơ“.
”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. …
Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái … bước khởi đầu là phải tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.
Đến với Tây Nguyên mới của chúng tôi lần ấy là Bạch Mai và sắn Tây Nguyên. Chúng tôi may gặp bạn cố hương và gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác với những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại
“Nóc nhà Đông Dương” là nơi giao hội sinh lộ Đông Tây và sinh lộ Bắc Nam (hình), là chìa khóa vàng kinh tế xã hội quốc phòng địa chính trị văn hóa sử thi Tây Nguyên, Tôi trao đổi với GS.TS. NGND Trần Đức Viên, cũng là Thầy nghề nông chiến sĩ cựu Hiệu trưởng (2007 – 2014) Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi đồng cảm với phát biểu của thầy Viên “Đất đai chưa mang lại yên bình và giàu có cho nông dân !” khi thầy trả lời phỏng vấn của Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 31/07/2019 .Thầy Viên tdvien@vnua.edu.vn nói “Anh Kim Cây Lương thực. Tôi vẫn vào FB của anh để đọc. Nhiều bài viết về Tây Nguyên rất hay. Anh có thể gửi cho tôi các bài/ ý tưởng của Anh/ và những người khác về phát triển nông nghiệp nông thôn Tây Nguyên qua địa chỉ email của tôi: Trân trọng cám ơn anh”.
“GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN”.
Nguyên Ngọc
-Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự đổ vỡ của các làng và rừng thì bị tàn phá. Rừng tự nhiên đến nay đã không còn nữa. Một số bị thay thế bởi cây công nghiệp như cà phê, cao su. Người ta gọi những mảnh đất rộng trồng cao su là rừng cao su. Nhưng nói đến rừng là nói đến tính đa tầng, độ che phủ; là nói đến yếu tố giữ nước. Cao su, rễ cọc, không giữ nước được nên hiểu theo nghĩa tự nhiên, cao su không được gọi là rừng. Rừng tạp mất đi, độ che phủ không còn và rồi Tây Nguyên sẽ mọc lên những rừng gai thấp lúp xúp. Chúng ta sẽ để lại cho con cháu những rừng gai lúp xúp? Chúng ta có muốn như vậy không?. Để khôi phục rừng Tây Nguyên, chúng ta phải trồng lại rừng, tạo rừng đa tạp. Có người hỏi tôi mất bao lâu? Tôi cho rằng chúng ta phải thực hiện trong 100 năm. Gì mà nhiều vậy? Thử nghĩ xem, 41 năm qua, mình đã khai thác rừng cạn kiệt mà. Giờ phải kiên trì trồng lại, cắn răng mà làm và 100 năm là không nhiều. Nếu không có rừng thì không còn Tây Nguyên đâu.
Chúng ta cần phải cứu Tây Nguyên. Đây là một tấm gương về nông nghiệp sinh thái, phụng dưỡng đất đai. Tôi bảo người Tây Nguyên là những nông dân Mansanobu Fukuoka. Họ làm nông nghiệp giống hệt như người cha đẻ của “Cuộc cách mạng một cọng rơm”, không hóa chất, không thuốc trừ sâu với phương pháp chọc tỉa. Người chồng đi trước, dùng cây gậy chọc xuống đất, người vợ theo sau, tỉa hạt rồi dùng chân lấp đất lại. Họ rất tin đất đủ sức mạnh nuôi cây trồng. Họ không làm lười đất bằng phân bón.
Trước đây, dân số Tây Nguyên không nhiều. Với đất nước, họ là dân tộc thiểu số nhưng trên mảnh đất Tây Nguyên, họ chính là đa số tuyệt đối. Mỗi gia đình có 10-20 rẫy. Mỗi rẫy họ trồng 3-4 năm, đất bạc màu thì chuyển qua rẫy khác. Lúc đầu chúng tôi gọi là luân canh, nhưng luân canh dễ gây hiểu nhầm rằng trồng cây này rồi chuyển sang cây khác. Do vậy, sau, chúng tôi gọi là luân khoảnh. Lưu ý, họ luân khoảnh chứ không du canh du cư như ta từng nghĩ.Trong tư duy người Tây Nguyên, đất chính là rừng và rừng chính là đất. Đất rẫy là khoảnh đất mà con người ở đây mượn của rừng, làm rẫy, rồi trả lại cho rừng. Rừng mạnh lắm, sẽ lấn lại ngay. Người Kinh thấy rừng là gỗ, còn người dân tộc thấy rừng là Mẹ, là cội nguồn sự sống, là tôn trọng, là phụng dưỡng. Đây cũng chính là bài học tôn trọng tự nhiên và sống khiêm nhường giữa trời đất.
Sau năm 1975, chúng ta thực hiện một cuộc đại di dân và dân số Tây Nguyên tăng gấp 5,5 lần, đến nay người Kinh chiếm 80% dân số tại đây và người dân tộc, từ tuyệt đại đa số, trở thành thiểu số trên chính mảnh đất xưa nay họ sinh sống. Đi kèm với di dân là chính sách quốc hữu hóa đất đai. Người dân tộc mất đất, trước họ có 10-20 rẫy, nay còn một, làm một thời gian, bạc màu, đâu còn đất để luân khoảnh, họ bán rẻ lại cho người Kinh, thậm chí cho không qua một cuộc rượu. Người dân tộc mất đất, bị đẩy sâu vào rừng, rồi sinh ra phá rừng và bắt đầu du canh du cư. Cấu trúc làng xã bị phá vỡ. Rừng bị tàn phá.
Các tộc người Tây Nguyên cũng rất văn minh. Với họ, loạn luân được xem là tội nặng nhất vì làm ô uế tinh thần của làng. Họ đặt tinh thần cao hơn vật chất trong đời sống của họ. Như vậy không văn minh sao?. Họ có một nền văn minh rất đặc biệt mà người Kinh nên tôn trọng, học tập. Ngay từ năm 1937, hai anh em Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, qua tác phẩm Mọi Kontum đã viết, “Người Bahnar có những điều tốt hơn hơn chúng ta rất nhiều”.
Xin nói qua từ mọi. Lâu nay chúng ta hiểu sai từ mọi và càng sai khi dùng từ mọi rợ theo nghĩa khinh miệt để chỉ các tộc người Tây Nguyên.
Thật ra, từ mọi vốn ban đầu không hề có ý nghĩa xấu. Nó bắt nguồn từ từ tơmoi trong tiếng Bahnar, có nghĩa là khách đến thăm nhà mình; hoặc khách mời từ một làng khác đến; hoặc kẻ thù hoặc người ngoại quốc theo từ điển Bahnar – Pháp của Guilleminet. Những người phương Tây đầu tiên lên Tây Nguyên là các linh mục Thiên chúa giáo. Họ đến được vùng người Bahnar ở Kon Tum, lập xứ đạo Kon Tum, là xứ đạo Thiên chúa giáo đầu tiên tại đây, đến nay vẫn là xứ đạo Thiên chúa lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên. Bấy giờ những người Bahanr Kon Tum đến gặp các nhà truyền giáo thường xưng là tơmoi, là khách. Các nhà truyền giáo lại hiểu rằng đấy là họ tự giới thiệu tên tộc người của họ. Về sau dần dần tiền tố tơ bị rớt đi, còn lại moi, moi nghiễm nhiên trở thành tên gọi người bản địa. Người Pháp gọi là moi, người Việt gọi là mọi, hoàn toàn là một danh xưng.
Nói tiếp chuyện văn minh. Tôi lấy ví dụ về nghệ thuật. Trong nghệ thuật Tây Nguyên, tượng nhà mồ Tây Nguyên là những tác phẩm đẹp tuyệt vời. Họ làm rồi bỏ hoang và để mưa gió tàn phá.Tôi từng thấy một bức tượng gỗ tuyệt đẹp. Hỏi dò thì biết một thanh niên kia làm. Trong chờ bữa rượu, tôi hỏi chàng thanh niên đó xem ở nhà còn bức tượng tương tự nào không. Đột nhiên anh ta nổi giận: “Nói tầm bậy”. Và những thanh niên trong xung quanh cũng bày tỏ thái độ như vậy. Sau, tôi được anh Núp, một người bạn của tôi ở Tây Nguyên giải thích rằng với họ, làm nghệ thuật không phải để ngắm hay để bán mà làm vì có cái gì đó thôi thúc trong lòng, cần làm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với thần linh. Họ thăng hoa trong quá trình làm ra tác phẩm chứ không phải lúc tác phẩm hoàn thành. Tôi chia sẻ điều này với một người bạn học nghệ thuật ở Frankfurt – Đức và cô rất ngạc nhiên bởi nó giống như quan điểm của nghệ thuật đương đại, tức nghệ thuật là con đường chứ không phải đích đến. Cô bạn lên Tây Nguyên khám phá rồi mời vị giáo sư của mình bên Đức sang. Vị giáo sư sang xong rồi lại dẫn cả lớp của ông ấy sang.
Sau năm 1975, giá như chúng ta dũng cảm giữ Tây Nguyên như một Bhutan thì thật tốt. Chúng ta sẽ có một tấm gương để học cách sống sao cho có hạnh phúc, sống thế nào để khiêm nhường với trời đất. Ngày xưa người nông dân không dám làm điều ác, họ sợ thất đức. Ngày ngay, xã hội không còn khái niệm về thất đức nữa. Người nông dân, những người bình thường nhất, đã không còn sợ cái ác, không còn sợ làm điều ác. Và đây là điều đáng sợ nhất. Con người, ở giữa đất trời, sống vô thần và không biết đến trời đất thì nguy hiểm quá.
Nay tôi đã 84 tuổi, tính tuổi ta thì 85. Những năm cuối đời, tôi sẽ viết để kể với mọi người về một nền văn minh ở Tây Nguyên, rằng chúng ta có một nền văn minh như thế. Tôi sẵn lòng đi chia sẻ để nói tất cả mọi điều về Tây Nguyên. Tôi mong khơi gợi trong các bạn lòng ham muốn hiểu về Tây Nguyên và tìm được người kế tục để sau cùng có thể cùng chung sức cứu được Tây Nguyên./.
TƯ LIỆU TÂY NGUYÊN MỚI
1. Điều kiện tự nhiên:
Tây Nguyên là vùng địa lý sinh thái núi – cao nguyên phía Tây Trường Sơn Nam Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích gần 5,4 triệu ha. Tây Nguyên được coi là “nóc nhà Đông Dương” và là vùng sinh thái cảnh quan đầu nguồn (phân thủy) chia nước giữa lưu vực sông Mê Kông và Biển Đông. Hệ thống núi – cao nguyên với những thung lũng, đồng bằng giữa núi phía tây Trường Sơn Nam có đường gờ núi hình cánh cung, phần lồi phía đông dốc đứng song song với đường bờ biển; phần lõm ôm lấy các cao nguyên phân tầng dốc thoải dần về phía tây tới biên giới Lào và Campuchia tạo nên những bặc thềm cao nguyên với sự đa dạng về địa hình, cùng yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng tạo điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện tuy nhiên cững tiềm tần những nguy cơ về thiên tai như mưa lũ, hạn hán , đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu;
2. Tài nguyên thiên nhiên:
a) Tài nguyên đất là sản phẩm của thiên nhiên vùng cao nguyên nhiệt đới ẩm: đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn.
b) Tài nguyên nước: Trên 80% diện tích Tây Nguyên thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà… Mạng lưới sông tương đối dày (0,2-0,3 km/km2 ). Tổng lưu lượng = 55,5 tỷ m3 (mùa mưa [tháng 5-10] chiếm 70-77%, mùa khô (tháng 11-4), chiếm 23-30%). Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước như: Hồ thuỷ điện Yaly (Gia Lai và Kon Tum -6.450 ha). Hồ thuỷ lợi Ayun hạ (Gia Lai-dung tích chứa khoảng 253 triệu m3 nước). Hồ Đắk Hniêng, Đắk Uy (Kon Tum); Biển Hồ, Ia Rrung, Ia Năng (tỉnh Gia Lai); Lăk, Ea Kao, Buôn Triết (tỉnh Đắk Lắk);
c) Tài nguyên rừng: diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01%.(đứng thứ 4 so với các vùng). Rừng Tây Nguyên là rừng nhiệt đới lá rộng rụng lá trong mùa khô;
d) Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng về loại hình, kiểu nguồn gốc, trong đó có những loại có quy mô rất lớn (bauxite và sắt đi kèm, đá ốp lát từ đá macma), có những loại đặc thù (magnesit, bentonit và diatomit) , đây là những khoáng sản có thế mạnh của Tây Nguyên trong cân đối nguồn tài nguyên khoáng sản của cả nước.
3. Dân cư, văn hóa :
a) Dân cư: Tây Nguyên là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%).
b) Văn hóa: i) Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ viết Ê Đê. ii) Sử thi được biết đến đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris (Le Chanson de DamSan). Đến 1933, tạp chí của học viện Viễn Đông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức song ngữ Êđê – Pháp. iii) Vào tháng 2 năm 1949, phát hiện một bộ đàn đá mang tên Ndút Liêng Krak tại Đắc Lắc và bộ nhạc cụ thời tiền sử vô giá này hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Con người – Paris. iv) Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại ( ngày 15 /1/2005) , v) Công viên Địa chất Đắk Nông nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn với ranh giới trải dài trên 5 huyện và 1 thị xã gồm huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long và thành phố Gia Nghĩa. Là một phần của cao nguyên M’Nông nên thơ, hùng vĩ, Công viên Địa chất Đắk Nông là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Ngày 7/7/2020, tại Paris, Pháp, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế UNESCO khóa 209 đã thông qua quyết định công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu. Đây là Công viên Địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau CVDCTC Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang và CVDCTC Non nước Cao Bằng,
4. Kinh tế:
Ngày nay, Tây Nguyên đã hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê , hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên;
Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.
Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không thay đổi được, không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.
Ngày nay, Tây Nguyên mới đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, (dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây) theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).
Bảo tồn và phát triển là bài toán khó, mọi thời đều phải đối mặt . Đến với Tây Nguyên mới, đọc lại và suy ngẫm:(Hoàng Kim)
Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.
Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.
Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.
Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới. “Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.
Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.
“Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.
Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.
Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.
Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.
Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.
Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.
Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”
Đến với Tây Nguyên mới Tôi bắt đầu ký ức bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn và tuổi thơ“.
”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. …
Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái … bước khởi đầu là phải tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.
Đến với Tây Nguyên mới của chúng tôi lần ấy là Bạch Mai và sắn Tây Nguyên. Chúng tôi may gặp bạn cố hương và gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác với những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại
“Nóc nhà Đông Dương” là nơi giao hội sinh lộ Đông Tây và sinh lộ Bắc Nam (hình), là chìa khóa vàng kinh tế xã hội quốc phòng địa chính trị văn hóa sử thi Tây Nguyên, Tôi trao đổi với GS.TS. NGND Trần Đức Viên, cũng là Thầy nghề nông chiến sĩ cựu Hiệu trưởng (2007 – 2014) Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi đồng cảm với phát biểu của thầy Viên “Đất đai chưa mang lại yên bình và giàu có cho nông dân !” khi thầy trả lời phỏng vấn của Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 31/07/2019 .Thầy Viên tdvien@vnua.edu.vn nói “Anh Kim Cây Lương thực. Tôi vẫn vào FB của anh để đọc. Nhiều bài viết về Tây Nguyên rất hay. Anh có thể gửi cho tôi các bài/ ý tưởng của Anh/ và những người khác về phát triển nông nghiệp nông thôn Tây Nguyên qua địa chỉ email của tôi: Trân trọng cám ơn anh”.
“GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN”.
Nguyên Ngọc
-Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự đổ vỡ của các làng và rừng thì bị tàn phá. Rừng tự nhiên đến nay đã không còn nữa. Một số bị thay thế bởi cây công nghiệp như cà phê, cao su. Người ta gọi những mảnh đất rộng trồng cao su là rừng cao su. Nhưng nói đến rừng là nói đến tính đa tầng, độ che phủ; là nói đến yếu tố giữ nước. Cao su, rễ cọc, không giữ nước được nên hiểu theo nghĩa tự nhiên, cao su không được gọi là rừng. Rừng tạp mất đi, độ che phủ không còn và rồi Tây Nguyên sẽ mọc lên những rừng gai thấp lúp xúp. Chúng ta sẽ để lại cho con cháu những rừng gai lúp xúp? Chúng ta có muốn như vậy không?. Để khôi phục rừng Tây Nguyên, chúng ta phải trồng lại rừng, tạo rừng đa tạp. Có người hỏi tôi mất bao lâu? Tôi cho rằng chúng ta phải thực hiện trong 100 năm. Gì mà nhiều vậy? Thử nghĩ xem, 41 năm qua, mình đã khai thác rừng cạn kiệt mà. Giờ phải kiên trì trồng lại, cắn răng mà làm và 100 năm là không nhiều. Nếu không có rừng thì không còn Tây Nguyên đâu.
Chúng ta cần phải cứu Tây Nguyên. Đây là một tấm gương về nông nghiệp sinh thái, phụng dưỡng đất đai. Tôi bảo người Tây Nguyên là những nông dân Mansanobu Fukuoka. Họ làm nông nghiệp giống hệt như người cha đẻ của “Cuộc cách mạng một cọng rơm”, không hóa chất, không thuốc trừ sâu với phương pháp chọc tỉa. Người chồng đi trước, dùng cây gậy chọc xuống đất, người vợ theo sau, tỉa hạt rồi dùng chân lấp đất lại. Họ rất tin đất đủ sức mạnh nuôi cây trồng. Họ không làm lười đất bằng phân bón.
Trước đây, dân số Tây Nguyên không nhiều. Với đất nước, họ là dân tộc thiểu số nhưng trên mảnh đất Tây Nguyên, họ chính là đa số tuyệt đối. Mỗi gia đình có 10-20 rẫy. Mỗi rẫy họ trồng 3-4 năm, đất bạc màu thì chuyển qua rẫy khác. Lúc đầu chúng tôi gọi là luân canh, nhưng luân canh dễ gây hiểu nhầm rằng trồng cây này rồi chuyển sang cây khác. Do vậy, sau, chúng tôi gọi là luân khoảnh. Lưu ý, họ luân khoảnh chứ không du canh du cư như ta từng nghĩ.Trong tư duy người Tây Nguyên, đất chính là rừng và rừng chính là đất. Đất rẫy là khoảnh đất mà con người ở đây mượn của rừng, làm rẫy, rồi trả lại cho rừng. Rừng mạnh lắm, sẽ lấn lại ngay. Người Kinh thấy rừng là gỗ, còn người dân tộc thấy rừng là Mẹ, là cội nguồn sự sống, là tôn trọng, là phụng dưỡng. Đây cũng chính là bài học tôn trọng tự nhiên và sống khiêm nhường giữa trời đất.
Sau năm 1975, chúng ta thực hiện một cuộc đại di dân và dân số Tây Nguyên tăng gấp 5,5 lần, đến nay người Kinh chiếm 80% dân số tại đây và người dân tộc, từ tuyệt đại đa số, trở thành thiểu số trên chính mảnh đất xưa nay họ sinh sống. Đi kèm với di dân là chính sách quốc hữu hóa đất đai. Người dân tộc mất đất, trước họ có 10-20 rẫy, nay còn một, làm một thời gian, bạc màu, đâu còn đất để luân khoảnh, họ bán rẻ lại cho người Kinh, thậm chí cho không qua một cuộc rượu. Người dân tộc mất đất, bị đẩy sâu vào rừng, rồi sinh ra phá rừng và bắt đầu du canh du cư. Cấu trúc làng xã bị phá vỡ. Rừng bị tàn phá.
Các tộc người Tây Nguyên cũng rất văn minh. Với họ, loạn luân được xem là tội nặng nhất vì làm ô uế tinh thần của làng. Họ đặt tinh thần cao hơn vật chất trong đời sống của họ. Như vậy không văn minh sao?. Họ có một nền văn minh rất đặc biệt mà người Kinh nên tôn trọng, học tập. Ngay từ năm 1937, hai anh em Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, qua tác phẩm Mọi Kontum đã viết, “Người Bahnar có những điều tốt hơn hơn chúng ta rất nhiều”.
Xin nói qua từ mọi. Lâu nay chúng ta hiểu sai từ mọi và càng sai khi dùng từ mọi rợ theo nghĩa khinh miệt để chỉ các tộc người Tây Nguyên.
Thật ra, từ mọi vốn ban đầu không hề có ý nghĩa xấu. Nó bắt nguồn từ từ tơmoi trong tiếng Bahnar, có nghĩa là khách đến thăm nhà mình; hoặc khách mời từ một làng khác đến; hoặc kẻ thù hoặc người ngoại quốc theo từ điển Bahnar – Pháp của Guilleminet. Những người phương Tây đầu tiên lên Tây Nguyên là các linh mục Thiên chúa giáo. Họ đến được vùng người Bahnar ở Kon Tum, lập xứ đạo Kon Tum, là xứ đạo Thiên chúa giáo đầu tiên tại đây, đến nay vẫn là xứ đạo Thiên chúa lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên. Bấy giờ những người Bahanr Kon Tum đến gặp các nhà truyền giáo thường xưng là tơmoi, là khách. Các nhà truyền giáo lại hiểu rằng đấy là họ tự giới thiệu tên tộc người của họ. Về sau dần dần tiền tố tơ bị rớt đi, còn lại moi, moi nghiễm nhiên trở thành tên gọi người bản địa. Người Pháp gọi là moi, người Việt gọi là mọi, hoàn toàn là một danh xưng.
Nói tiếp chuyện văn minh. Tôi lấy ví dụ về nghệ thuật. Trong nghệ thuật Tây Nguyên, tượng nhà mồ Tây Nguyên là những tác phẩm đẹp tuyệt vời. Họ làm rồi bỏ hoang và để mưa gió tàn phá.Tôi từng thấy một bức tượng gỗ tuyệt đẹp. Hỏi dò thì biết một thanh niên kia làm. Trong chờ bữa rượu, tôi hỏi chàng thanh niên đó xem ở nhà còn bức tượng tương tự nào không. Đột nhiên anh ta nổi giận: “Nói tầm bậy”. Và những thanh niên trong xung quanh cũng bày tỏ thái độ như vậy. Sau, tôi được anh Núp, một người bạn của tôi ở Tây Nguyên giải thích rằng với họ, làm nghệ thuật không phải để ngắm hay để bán mà làm vì có cái gì đó thôi thúc trong lòng, cần làm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với thần linh. Họ thăng hoa trong quá trình làm ra tác phẩm chứ không phải lúc tác phẩm hoàn thành. Tôi chia sẻ điều này với một người bạn học nghệ thuật ở Frankfurt – Đức và cô rất ngạc nhiên bởi nó giống như quan điểm của nghệ thuật đương đại, tức nghệ thuật là con đường chứ không phải đích đến. Cô bạn lên Tây Nguyên khám phá rồi mời vị giáo sư của mình bên Đức sang. Vị giáo sư sang xong rồi lại dẫn cả lớp của ông ấy sang.
Sau năm 1975, giá như chúng ta dũng cảm giữ Tây Nguyên như một Bhutan thì thật tốt. Chúng ta sẽ có một tấm gương để học cách sống sao cho có hạnh phúc, sống thế nào để khiêm nhường với trời đất. Ngày xưa người nông dân không dám làm điều ác, họ sợ thất đức. Ngày ngay, xã hội không còn khái niệm về thất đức nữa. Người nông dân, những người bình thường nhất, đã không còn sợ cái ác, không còn sợ làm điều ác. Và đây là điều đáng sợ nhất. Con người, ở giữa đất trời, sống vô thần và không biết đến trời đất thì nguy hiểm quá.
Nay tôi đã 84 tuổi, tính tuổi ta thì 85. Những năm cuối đời, tôi sẽ viết để kể với mọi người về một nền văn minh ở Tây Nguyên, rằng chúng ta có một nền văn minh như thế. Tôi sẵn lòng đi chia sẻ để nói tất cả mọi điều về Tây Nguyên. Tôi mong khơi gợi trong các bạn lòng ham muốn hiểu về Tây Nguyên và tìm được người kế tục để sau cùng có thể cùng chung sức cứu được Tây Nguyên./.
TƯ LIỆU TÂY NGUYÊN MỚI
1. Điều kiện tự nhiên:
Tây Nguyên là vùng địa lý sinh thái núi – cao nguyên phía Tây Trường Sơn Nam Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích gần 5,4 triệu ha. Tây Nguyên được coi là “nóc nhà Đông Dương” và là vùng sinh thái cảnh quan đầu nguồn (phân thủy) chia nước giữa lưu vực sông Mê Kông và Biển Đông. Hệ thống núi – cao nguyên với những thung lũng, đồng bằng giữa núi phía tây Trường Sơn Nam có đường gờ núi hình cánh cung, phần lồi phía đông dốc đứng song song với đường bờ biển; phần lõm ôm lấy các cao nguyên phân tầng dốc thoải dần về phía tây tới biên giới Lào và Campuchia tạo nên những bặc thềm cao nguyên với sự đa dạng về địa hình, cùng yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng tạo điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện tuy nhiên cững tiềm tần những nguy cơ về thiên tai như mưa lũ, hạn hán , đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu;
2. Tài nguyên thiên nhiên:
a) Tài nguyên đất là sản phẩm của thiên nhiên vùng cao nguyên nhiệt đới ẩm: đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn.
b) Tài nguyên nước: Trên 80% diện tích Tây Nguyên thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà… Mạng lưới sông tương đối dày (0,2-0,3 km/km2 ). Tổng lưu lượng = 55,5 tỷ m3 (mùa mưa [tháng 5-10] chiếm 70-77%, mùa khô (tháng 11-4), chiếm 23-30%). Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước như: Hồ thuỷ điện Yaly (Gia Lai và Kon Tum -6.450 ha). Hồ thuỷ lợi Ayun hạ (Gia Lai-dung tích chứa khoảng 253 triệu m3 nước). Hồ Đắk Hniêng, Đắk Uy (Kon Tum); Biển Hồ, Ia Rrung, Ia Năng (tỉnh Gia Lai); Lăk, Ea Kao, Buôn Triết (tỉnh Đắk Lắk);
c) Tài nguyên rừng: diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01%.(đứng thứ 4 so với các vùng). Rừng Tây Nguyên là rừng nhiệt đới lá rộng rụng lá trong mùa khô;
d) Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng về loại hình, kiểu nguồn gốc, trong đó có những loại có quy mô rất lớn (bauxite và sắt đi kèm, đá ốp lát từ đá macma), có những loại đặc thù (magnesit, bentonit và diatomit) , đây là những khoáng sản có thế mạnh của Tây Nguyên trong cân đối nguồn tài nguyên khoáng sản của cả nước.
3. Dân cư, văn hóa :
a) Dân cư: Tây Nguyên là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%).
b) Văn hóa: i) Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ viết Ê Đê. ii) Sử thi được biết đến đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris (Le Chanson de DamSan). Đến 1933, tạp chí của học viện Viễn Đông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức song ngữ Êđê – Pháp. iii) Vào tháng 2 năm 1949, phát hiện một bộ đàn đá mang tên Ndút Liêng Krak tại Đắc Lắc và bộ nhạc cụ thời tiền sử vô giá này hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Con người – Paris. iv) Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại ( ngày 15 /1/2005) , v) Công viên Địa chất Đắk Nông nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn với ranh giới trải dài trên 5 huyện và 1 thị xã gồm huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long và thành phố Gia Nghĩa. Là một phần của cao nguyên M’Nông nên thơ, hùng vĩ, Công viên Địa chất Đắk Nông là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Ngày 7/7/2020, tại Paris, Pháp, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế UNESCO khóa 209 đã thông qua quyết định công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu. Đây là Công viên Địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau CVDCTC Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang và CVDCTC Non nước Cao Bằng,
4. Kinh tế:
Ngày nay, Tây Nguyên đã hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê , hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên;
Đến với Tây Nguyênmới là đến với một thế hệ Tây Nguyên mới, Có lớp sinh viên như thế lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo. Những câu chuyện về họ là câu chuyện đời thực như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công.
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.
Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X
Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.
Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam
Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng
Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.
Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng (*) giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai
“Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)
Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.
NGUYỄN DUY CÁT TRẮNG BỤI
Hoàng Kim
Nguyễn Duy từ “Cát trắng” đến “Bụi”. Cát trắng tinh khôi nhưng Bụi dân sinh hơn. Nguyễn Duy viết về ‘Bụi’ ‘”đừng chê anh khoái bụi đời, bụi dân sinh ấy bụi người đấy em’. ‘Nhìn từ xa … Tổ Quốc’ “Dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng / mạch tâm linh trong sạch vô ngần /còn thơ còn dân/ ta là dân – vậy thì ta tồn tại”. Trước đó anh viết ‘bầu trời vuông’ “sục sôi bom lửa chiến trường tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng” và viết ‘ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’ “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” . Thế nhưng, tôi ám ảnh hơn hết vẫn là hai bài ‘tre Việt Nam’ “đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh’ và ‘Bài hát người làm gạch’ “Tay nâng hòn đất lặng yên để nguyên là đất cất nên là nhà”. Sự bình thơ và giới thiệu về Nguyễn Duy thì bài của Chu Văn Sơn và Lưu Văn Hạnh là hay và thú vị hơn cả.
1.NGUYỄN DUY VỚI VỀ LÀNG
Nhiều người cánh lính chúng tôi đều rất thích thơ Nguyễn Duy, Anh Hoàng Đại Nhân một người bạn lính cũng là bạn học thân thiết của tôi ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh một giám đốc chăn nuôi tài năng cũng là một người rất yêu thơ Nguyễn Duy . Anh tâm đắc bài “Về làng” thấy hình ảnh gia đình mình và bao người bạn ở đó
“Làng ta ở tận làng ta / Mấy năm một bận con xa về làng / Gốc cây, hòn đá cũ càng, /Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay/ Cha ta cầm cuốc trên tay,/ Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa / Lưng trần bạc nắng thâm mưa / Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Rượu tăm vẫn để dành khi con về / Ngọt ngào một chút men quê / Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng/ Gian ngoài thông thống gian trong/ Một đời làm lụng sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Người còn là quí kể chi bạc vàng / Chiến tranh như trận cháy làng / Bà con ta trắng khăn tang trên đầu / Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa/ Đường làng cây cỏ lưa thưa / Thanh bình từ ấy sao chưa có gì / Không răng! cha lại cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho buồn / Mẹ ta vo gạo thổi cơm / Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù / Nhà bên xay lúa ù ù / Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào / Các em ta vác cuốc cào,/ Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng/ Mồ hôi đã chảy ròng ròng / Máu và nước mắt sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho rầu / Cha con xa cách bấy lâu / Mấy năm mới uống với nhau một lần / Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”
Tôi cũng rất thích “Về làng” của Nguyễn Duy và vẫn thường nghêu ngao câu hát: “Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”. Tôi vẫn thường liên tưởng thơ Nguyễn Duy “Về làng” với bài thơ Cuốc đất đêm của anh trai mình Hoàng Ngọc Dộ khát vọngMười lăm trăng quả thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm ta hẹn trăng càng dòm thêm Đất vàng vàng ánh trăng đêm Đêm trăng ta với nàng quên nhọc nhằn“.
Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể mất và không thể tìm lại.
2. NGUYỄN DUY THƠ CÁT BỤI
Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh, chạm thấu thân phận con người, tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích các câu thơ cát bụi dân sinh của anh thật nhọc nhằn và tôi khi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình thì tự biết mình đã ảnh hưởng nhiều Cát Bụi của anh. Nguyễn Duy cũng đã chạm thấu Vầng trăng Ngọn lửa nhưng có một thứ mong manh là là Sương chỉ có Sơn con trai của anh Duy chạm thấu:
Con đường trong giọt sương
Thơ & Ảnh Nguyễn Duy Sơn
(Nguồn: FB Trương Huy San)
Mai già cành uốn cong queo
Cong queo như giấc mộng nghèo làm sang
Con xin tặng mẹ mai vàng
Còn con đành để mộng tan giữa đời
Ngỡ mình cưỡi sóng ra khơi,
Ngờ đâu giông bão thổi rơi về vườn
Mẹ chờ con tận cuối đường
Trong veo giọt lệ như sương đầu cành
Vàng ròng từng cánh mong manh
Con còn mỗi chút lòng thành này thôi
Mai vàng nhan sắc thắm tươi
Mẹ ơi xin mẹ nhận rồi hãy đi.
Ta nhìn tới những ngôi sao
Ước chi có một lời chào với ta
Kia kìa trăng… gió và… xa
Ta như một bóng hồn hoa mé vườn
Bỗng dưng nhớ lại nẻo về
Con đường hoang giữa chiều lê thê chiều
Ngập ngừng từng bước liêu xiêu
Hoàng hôn nhấp nhánh rất nhiều đốm hoa
Đâu là chỗ của riêng ta
Chỗ thờ phật… chỗ cúng ma.. chỗ nào?
Ta vô hình giữa bao la
Trời cao đất rộng thật thà với nhau
Ngoài kia dòng nước nông sâu
Ta đây vui giữa vui sầu liên thiên.
Tôi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình để thấu hiểu Cát Bụi của anh Nguyễn Duy
Chuyến tàu đêm
Hoàng Kim
Nước mắt ta rơi bởi điều rất thật
Muối mặn gừng cay xó tối đường xa
Sợi tóc bạc thương đêm dài đói ngủ
Người trực tàu nhường chỗ giúp cho ta.
Câu chuyện cũ suốt đời ta mãi nhớ Bụi dân sinh ấy chính bụi người
Nơi cát bụi nhà nghèo vô tư quá
Chốn thần tiên là con mắt thứ ba.
3. NGUYỄN DUY TRONG LÒNG TÔI
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Nguyễn Duy
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẽo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát… đào chua …
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho đến mùa thu
trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẽo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sửa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (*)
1986
(*) Ca dao
Ánh trăng
Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978
Nguồn:
1. Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984
2. Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1995
Tre Việt Nam
Nguyễn Duy
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
Có gì đâu, có gì đâu,
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng,
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi,
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non,
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi,
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
1970-1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973
Bầu trời vuông Nguyễn Duy
Thắng rồi trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng * – bầu trời vuông
sục sôi bom lửa chiến trường
tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng
Khoái nào bằng phút ngả lưng
mở trang thư dưới bóng rùng đung đưa
trời tròn còn có rơi mưa
trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh
Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
thức là ngày ngủ là đêm
nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa
Ở đây là tấm lòng ta
sông dài núi rộng cũng là ở đây
vuông vuông chỉ một chút này
mà che trọn vẹn ngàn ngày quân đi
(Ái Tử, 1971)
(*) Mái tăng: tấm vải nhựa che mưa che nắng cho lính Trường Sơn
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Chúc mừng tiến sĩ Trần Công Khanh giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Điều, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016 – 2020 cho tác giả là chủ trì các sáng kiến có giá trị ảnh hưởng đến sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều có thành tựu nổi bật gần đây bên cạnh các tiến bộ kỹ thuật về canh tác điều là đã lai tạo và chọn lọc được hai giống điều mới LBC5 và LBC1. Hai giống điều mới ưu tú này ra hoa lần đầu lúc 18 tháng sau khi trồng, năng suất năm thứ sáu sau trồng đạt 3,5 tấn/ha với mật độ 208 cây/ha, tỷ lệ nhân đạt trên 31%, tỷ lệ hạt chìm trong nước 95,0%. Cây sinh trưởng khỏe, có tán cao trung bình đến thấp, ra hoa nhiều đợt thích nghi với sinh thái vùng Đông Nam Bộ. TS. Trần Công Khanh trước đây đã là tác giả chính của giống sắn KM140 (1) giải Nhất Vifotech toàn quốc lần 10, và đồng tác giả của ba giống sắn tốt KM419 (2), KM98-5 (3), KM98-1 (4) với hai giống khoai lang ngon HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, hồ sơ công nhận giống tốt thông tin tóm tắt kèm theo.
(1) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM140. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM140. Hội nghị nghiệm thu đề tài Bộ Nông nghiệp & PTNT. 45 trang.. Trong sách: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp (Journal of Agricultural Sciences and Technology) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, số 1&2/2007, trang 14-19. Giống sắn KM140 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tại Quyết định số 3468 /QĐ-BNN-TT ngày 5 tháng 11 năm 2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định công nhận giống chính thức số 358 ngày 20/9/2010 và Thông tư số 65/2010/TT BNN PTNT ngày 5/11/2010. Giải Nhất Vifotech Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 năm 2010.
(2) Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani 2016. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419. (KM419 New Cassava variety MARD 2016) Báo cáo công nhận giống sắn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội đồng Giống Quốc gia, Hà Nội. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 về việc công nhận sản xuất thử giống cây trồng mới giống sắn KM419 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
(3) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Reinhardt Howeler 2005/ 2009. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-5. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM98-5 Hội nghị nghiệm thu đề tài Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 44 trang. Results of breeding and developing variety KM98-5 Report for official recognition by the Scientific Council of Agriculture and Rural Development, Ho ChiMinh City. Dec 2009. 40 p. VNCP- IAS- CIAT-VEDAN Document
(4) Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 1999. Kết qủa tuyển chọn giống sắn KM98-1. Báo cáo công nhận chính thức giống sắn KM98-1. Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng 29-31/7/1999. 27 trang. MARD Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 27 p. The decision of the Ministry of Agriculture and Rural Development Certificate No. No. 3493/QD-BNN–KHKT, Sep 9, 1999
(5) Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997.Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang.
Những lão tướng trận mạc
Sảng khoái mừng chiến công
Một niềm tin thắp lửa
Lúa xuân vui ruộng đồng
Hoàng Kim Chúc mừng các anh Trần Mạnh Báo, Thao Le, Nguyen Hinh, … những bạn nhà nông tuyệt vời. Chúc mừng Đề tài chọn tạo giống lúa BC15 & BT7 kháng bệnh tại phía bắc Việt Nam tạo đột phá mạnh mẽ cho sự Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo Đồng Bằng Sông Hồng, Chúc mừng TBR 279, TBR225 … một niềm tin thắp lửa. Anh Thao Le cùng mọi người cười tươi sảng khoái quá !