Số lần xem
Đang xem 1183 Toàn hệ thống 2452 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Chào ngày mới tốt lành ! Chào ngày mới 11 tháng 3. Chuyện đồng dao cho em; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-11-thang-3/An Le Van Giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế viết trên FB 11 3 2021 Ông YAMADA Takio Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam nói “ngày hôm nay cách đây 10 năm trước thảm hoạ động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người…”. Và hôm nay ngày 11/3/2021 Chính phủ Nhật Bản đã ký tài trợ cho xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm hoạ”. Đây là món quà rất cảm động, nhân văn và sâu sắc! Xin cảm ơn Ngài Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, văn phòng JICA Hà Nội và Đại học Kyoto.
An Le Van @ Kim Hoàng trưa qua ông Bí thư xã nhắc lại câu chuyện về cây sắn “kilomet 94”. Nay KM 94 vẫn là nguồn thu nhập chính của người dân ở đây đó anh.
Kim Hoàng@An Le Van DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ Các thầy cô chăn nuôi đã tham gia Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) với tính chất cộng đồng thật vui vẻ và tự nguyện, thanh thản và bình tâm, chẳng chút đắn đo, như thầy Dương Thanh Liêm, thầy Lưu Trọng Hiếu, thầy Trần Thế Thông, Thầy Bùi Xuân An, thầy Lê Văn An (nay là giáo sư Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế), TS. Nguyễn Thị Hoa Lý, PGS.TS Lê Đức Ngoan (nay là phó Hiệu Trưởng Đại học Nông Lâm Huế, chuyên gia chăn nuôi nghiên cứu tiếp nối cụm công trình bột lá của thầy Dương Thanh Liêm về sử dụng sắn làm thức ăn gia súc)… Quý Thầy dấn thân làm ‘người trong cuộc’, cũng đứng báo cáo, cũng bò ra thảo luận (như thầy Lê Văn An ở hình trên đây) thật hòa đồng, nên mới có sự thấu hiểu sâu sắc đến vậy. Những kỷ niệm một thời không quên
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-duong-thanh-liem/
CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim
Đồng dao là chuyện tháng năm Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi Biết tìm bạn quý mà chơi Học ăn học nói làm người siêng năng
Hiểu nhàn biết đủ thời an Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi Người sung sướng biết sống vui Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.
NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim
Ngày Hạnh Phúc của em Một niềm tin thắp lửa Thầy bạn và đồng đội Cha Mẹ và Quê hương.
Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non.
Ngày hạnh phúc của em MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA Hoàng Kim
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ. Chợt thấy lòng rưng rưng. Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc. Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo. Câu ca ông bà theo suốt tháng năm. Thêm bữa cơm ngon cho người lao động. Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi. Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng. Người dân khá hơn là niềm ao ước Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa Vu Lan hạnh phúc Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM Hoàng Kim
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời là Nguyễn Ái Quốc Đường Kách mệnh năm 1927 đã viết Tư cách một người cách mệnh: Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bài này của Bác là nhân Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam năm 1961, và được hoàn thiện thành sổ giải thưởng cháu ngoan Bác Hồ để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, bắt đầu từ năm học 1964 – 1965, Thơ Bác trong bài này là thể thơ đồng dao, thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam.
Sau này, Bác Hồ trong bài viết vào đầu năm 1969 “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” , đã đúc kết những chuẩn mực đạo đức cách mạng ‘nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm’ là “cần kiệm liêm chính chí công vô tư’; “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong công tác cán bộ, đạo đức cách mạng là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi: “cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Ngày nay, sự bình tâm sống vui khỏe có ích, minh triết làm và nói phúc hậu, giáo dục đào tạo hiền tài và mẫu mực trong đời sống hàng ngày là rất cần thiết.
Thơ Đồng dao là thể thơ có nhịp đồng dao, với vần điệu vui tai, ẩn chứa giá trị giáo dục bình dân mà sâu sắc Nhiều minh sư khéo vận dụng lối diễn đạt này qua các tích cổ dân gian…
Chuyện đồng dao cho em ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN Hoàng Kim
Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1) Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2) Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3) Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4) Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ
Ghi chú (1) Bán than Trần Khánh Dư
Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn, Hỏi chi bán đó, gửi rằng than. Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt, Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn. Ở với lửa hương cho vẹn kiếp, Thử xem sắt đá có bền gan. Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác, Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.
Theo Đào Trung Kiên, chủ bút Thi Viện, bài thơ này tương truyền là của Trần Khánh Dư, song có người lại nói của một người đời chúa Nguyễn trong Nam.
Nguồn: 1. Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004 2. Trần Trọng Kim, Việt thi, NXB Tân Việt, 1949 3. Dương Quảng Hàm, Quốc văn trích diễm: Cao đẳng tiểu học độc bản, Kim Khuê ấn quán phát hành, 1928
(2) Lời dặn của Thánh Trần: Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77). Tám hạng tướng và bậc đại tướng theo Binh thư yếu lược có nhân tướng, nghĩa tướng, lễ tướng, trí tướng, tín tướng, bộ tướng, kỵ tướng, mãnh tướng, đại tướng. Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.” Trần Khánh Dư là tướng rất giỏi theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông được Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam nhưng lại vướng phải vụ án gian dâm với Thiên Thụy công chúa là vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông.
(3) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.
(4) Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông. “lửa hương vẹn kiếp’ “sắt đá bền gan” là thơ viết ý này. Lời dặn của Thánh Trần trích dẫn phép CHỌN TƯỚNG của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
Bộ Thống soái Tối cao Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Chào ngày mới tốt lành ! Chào ngày mới 11 tháng 3. Chuyện đồng dao cho em; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-11-thang-3/An Le Van Giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế viết trên FB 11 3 2021 Ông YAMADA Takio Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam nói “ngày hôm nay cách đây 10 năm trước thảm hoạ động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người…”. Và hôm nay ngày 11/3/2021 Chính phủ Nhật Bản đã ký tài trợ cho xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm hoạ”. Đây là món quà rất cảm động, nhân văn và sâu sắc! Xin cảm ơn Ngài Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, văn phòng JICA Hà Nội và Đại học Kyoto.
An Le Van @ Kim Hoàng trưa qua ông Bí thư xã nhắc lại câu chuyện về cây sắn “kilomet 94”. Nay KM 94 vẫn là nguồn thu nhập chính của người dân ở đây đó anh.
Kim Hoàng@An Le Van DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ Các thầy cô chăn nuôi đã tham gia Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) với tính chất cộng đồng thật vui vẻ và tự nguyện, thanh thản và bình tâm, chẳng chút đắn đo, như thầy Dương Thanh Liêm, thầy Lưu Trọng Hiếu, thầy Trần Thế Thông, Thầy Bùi Xuân An, thầy Lê Văn An (nay là giáo sư Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế), TS. Nguyễn Thị Hoa Lý, PGS.TS Lê Đức Ngoan (nay là phó Hiệu Trưởng Đại học Nông Lâm Huế, chuyên gia chăn nuôi nghiên cứu tiếp nối cụm công trình bột lá của thầy Dương Thanh Liêm về sử dụng sắn làm thức ăn gia súc)… Quý Thầy dấn thân làm ‘người trong cuộc’, cũng đứng báo cáo, cũng bò ra thảo luận (như thầy Lê Văn An ở hình trên đây) thật hòa đồng, nên mới có sự thấu hiểu sâu sắc đến vậy. Những kỷ niệm một thời không quên
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-duong-thanh-liem/
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời là Nguyễn Ái Quốc Đường Kách mệnh năm 1927 đã viết Tư cách một người cách mệnh: Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bài này của Bác là nhân Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam năm 1961, và được hoàn thiện thành sổ giải thưởng cháu ngoan Bác Hồ để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, bắt đầu từ năm học 1964 – 1965, Thơ Bác trong bài này là thể thơ đồng dao, thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam.
Sau này, Bác Hồ trong bài viết vào đầu năm 1969 “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” , đã đúc kết những chuẩn mực đạo đức cách mạng ‘nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm’ là “cần kiệm liêm chính chí công vô tư’; “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong công tác cán bộ, đạo đức cách mạng là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi: “cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Ngày nay, sự bình tâm sống vui khỏe có ích, minh triết làm và nói phúc hậu, giáo dục đào tạo hiền tài và mẫu mực trong đời sống hàng ngày là rất cần thiết.
Thơ Đồng dao là thể thơ có nhịp đồng dao, với vần điệu vui tai, ẩn chứa giá trị giáo dục bình dân mà sâu sắc Nhiều minh sư khéo vận dụng lối diễn đạt này qua các tích cổ dân gian…
Chuyện đồng dao cho em
ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN
Hoàng Kim
Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1)
Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới
Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư
Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán
Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2)
Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3)
Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4)
Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ
Ghi chú
(1) Bán than
Trần Khánh Dư
Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, gửi rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.
Theo Đào Trung Kiên, chủ bút Thi Viện, bài thơ này tương truyền là của Trần Khánh Dư, song có người lại nói của một người đời chúa Nguyễn trong Nam.
Nguồn:
1. Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004
2. Trần Trọng Kim, Việt thi, NXB Tân Việt, 1949
3. Dương Quảng Hàm, Quốc văn trích diễm: Cao đẳng tiểu học độc bản, Kim Khuê ấn quán phát hành, 1928
(2) Lời dặn của Thánh Trần: Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77). Tám hạng tướng và bậc đại tướng theo Binh thư yếu lược có nhân tướng, nghĩa tướng, lễ tướng, trí tướng, tín tướng, bộ tướng, kỵ tướng, mãnh tướng, đại tướng. Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.” Trần Khánh Dư là tướng rất giỏi theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông được Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam nhưng lại vướng phải vụ án gian dâm với Thiên Thụy công chúa là vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông.
(3) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.
(4) Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông. “lửa hương vẹn kiếp’ “sắt đá bền gan” là thơ viết ý này. Lời dặn của Thánh Trần trích dẫn phép CHỌN TƯỚNG của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
Tám hạng tướng và bậc đại tướng
Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.
Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.
Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.
Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.
Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.
Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân, giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.
Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.
Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.
Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”
(5) Đá Đứng chốn sông thiêng Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan / Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương/ Linh Giang chảy giữa vô thường / Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Đá Đứng chốn sông thiêng tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế và Núi Đá Bia Phú Yên và Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai với Thiên Cấm Sơn An Giang là năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để thống nhất giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng có câu chuyện ông già mù Cao Hạ đã khuyên tôi đổi tên từ Hoàng Minh Kim sang Hoàng Kim. Ông đến nhà tôi để đền ơn cha mẹ tôi đã cứu vớt con ông. Sau này cha mẹ tôi mất sớm “không được hưởng lộc con” (mà chỉ theo con che chở cho con lập nghiệp phương xa) và gia đình tôi đang êm ấm trở nên lưu tán không nhà, đúng như “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. Tôi đã lần lượt chép lại, để tiện theo dõi mời lần lượt đọc năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng; (tiếp theo kỳ trước).
Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.
(Tôi xin kể tiếp)
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi
– Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.
– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.
– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi
Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói
– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng.
Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con.
Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ “
Đang đi chầm chậm trên đường phố, một phụ nữ giàu có bất ngờ bị tông xe. May mắn là vụ va chạm không mạnh nên cô chỉ bị xây xước qua loa.Sau khi mang xe đi sửa, Cô gái mới chợt nhớ ra nhà bố mẹ mình ngay gần đó. Lâu lắm rồi, cô chưa về nhà thăm họ. Nghĩ vậy, cô liền cuốc bộ về nhà và quyết định ở lại với bố mẹ một đêm.Sáng hôm sau, lúc cô chuẩn bị đi, cô nhận được chiếc áo từ mẹ và phát hiện vết rách trên tay đã được mẹ vá lại, những mũi kim thật dày.Thoáng chút cảm động nhưng cô cũng cảm thấy việc làm của mẹ có chút thừa – “mình là người có tiền, chiếc áo này sau khi về mình sẽ bỏ đi, chẳng mặc lại làm gì”, cô gái nghĩ trong đầu. Nhưng vì công việc quá bận rộn, trên đường trở về, cô đã quên mất sự việc này nên cứ thế mặc chiếc áo vá chằng chịt đi khắp nơi, thậm chí còn đàm phán xong xuôi một phi vụ làm ăn lớn kéo dài từ rất lâu.
Đến tối muộn, cô mới sực nhớ ra mình đang mặc chiếc áo rách. Cô nhanh chóng cởi chiếc áo, ném vào thùng rác.Sáng ngày hôm sau, thỏa thuận làm ăn đàm phán từ hôm trước chính thức được ký kết. Khách hàng hỏi cô: “Hôm nay không thấy cô mặc lại chiếc áo hôm qua?”. “Tôi giặt rồi”, Hải Yến ngại ngùng tìm lý do trả lời câu hỏi của đối tác.Vị đối tác tiếp tục nói: “Có thể cô không biết nhưng chúng tôi quyết định ký hợp đồng với cô là vì thấy cô mặc chiếc áo vá. Từ đường kim mũi chỉ có thể thấy cô là một người chất phác, đã trải qua nhiều gian khổ. Mà một người như thế, chúng tôi đánh giá rất cao, cô chính là đối tác tốt nhất của chúng tôi”.
Trở về nhà, cô gái vội mở thùng rác lôi chiếc áo vá ra, giặt lại sạch sẽ và treo vào góc trong cùng của tủ áo, nghĩ rằng có thể sẽ có lúc dùng đến.Một tuần trôi qua, vào một buổi sáng khi người phụ nữ giàu có này vừa chuẩn bị đi làm, bỗng nhiên có hai viên cảnh sát ghé qua nhà cô. Thì ra vào một buổi tối tuần trước, có một phụ nữ giàu có đã bị bắt cóc nhưng nghi phạm đã bị bắt giữ sau đó không lâu.Khi thẩm vấn, chúng đều khai nhận rằng ban đầu, đối tượng mà chúng nhắm tới là cô nên cảnh sát mới qua nhắc nhở cô.
Người phụ nữ vô cùng kinh ngạc, hỏi cảnh sát rằng: “Vậy tại sao cuối cùng chúng không bắt tôi?”- Vì hôm đó cô mặc chiếc áo vá.Thì ra hôm đó, những ké bắt cóc vì nhìn thấy cô mặc áo vá, cho rằng những người có tiền chẳng bao giờ mặc áo vá và cô chẳng giàu như tin đồn nên đã từ bỏ ý định.
Cô gái khổng khỏi thảng thốt, không ngờ miếng vá đã cứu cô một mạng. Sau khi cảnh sát rời đi, người phụ nữ mở tủ, lấy chiếc áo ra, tay vân vê nên những đường chỉ dày chằng chịt, khóc như một đứa trẻ. ST
MẸ! Trong mắt Mẹ chúng ta luôn là những đứa trẻ.Còn chúng ta thì sao nhỉ.Mẹ thật phiền phải không??? Câu chuyện là một nhân duyên lành, vậy thì quả lành thôi!
Hãy cố gắng làm việc thiện và đừng bao giờ ngừng làm việc thiện.
Chuyện đồng dao cho em.
CHUYỆNĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim
Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng
Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.
Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.
Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân
Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.
Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.
Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than
Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng
Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn
Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.
Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.
Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.
Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau” (*)
IAS đường tới trăm năm (1025-2025) chúng tôi biết ơn những gương sáng tri thức và tấm lòng của những thầy bạn lớn nhà nông từ nhiều nơi khác nhau đã đến chung sức với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam làm nên những thành tựu quý giá cho sản xuất nông nghiệp mà giáo sư Trần Hồng Uy là người thân thiết trong số đó. Hình ảnh giáo sư Trần Hồng Uy về thăm và tặng quà Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương nhân dịp Thầy được tặng danh hiệu anh hùng lao động
Cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là nhà quản lý hàng đầu trong ngành nông nghiệp. sinh thời rất quan tâm cây ngô và có những chuyến thăm đồng với giáo sư Trần Hồng Uy. Những người thầy ngô lai Việt Nam lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cây ngô, nghiên cứu khoa học kỹ thuật cây ngô, đào tạo đội ngũ chuyên sâu cây ngô, tiêu biểu nhất thời kỳ ba mươi năm đổi mới 1986- 2016 là giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình và giáo sư Trần Văn Minh. Đó là ba chuyên gia ngô lai Việt Nam hàng đầu, thầy bạn nhà nông thật thân thiết. Giáo sư Trần Hồng Uy là cánh chim đầu đàn trong số đó.
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc là điểm sáng ngô lai Việt Nam ở Nam Bộ. Thầy Trần Hồng Uy, thuở thầy làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô thường vào với chúng tôi. Thầy đã nói lời chân tình thật xúc động “Các cậu là gương sáng lao động thực tiễn mà tôi là anh hùng lao động lưu danh” khi Thầy làm phản biện chính đánh giá xuất sắc giống ngô lai VN25-99 và trao cho Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chúng tôi bức tranh sơn mài quý giá kỷ niệm ngày vui của Thầy với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương. Giáo sư Trần Hồng Uy với Trung tâm Hưng Lộc có nhiều chi tiết đời thường thật cảm động. Thầy lột đồng hồ đeo tay tặng cho anh Tiến lái xe của Trung tâm Hưng Lộc biết ơn những ngày vất vả cùng thầy lội ruộng (chiếc đồng hồ này thầy vẫn thường đeo, và có mặt trong tấm ảnh này), Thầy nhiều lần xuống thăm nhà riêng bạn cũ là Nguyễn Khang và gia đình chúng tôi, những đàn em mà ông quý. Ông Nguyễn Khang trước là cán bộ lái máy gieo trồng chăm sóc thu hoạch ngô rất giỏi của Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi của Thầy sau này là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc; Thầy ngủ tại nhà khách đơn sơ của Viện nhiều lần đi điểm mà khi ít ngủ khách sạn Thầy chơi thân với anh Vực, anh Định, chị Rịnh, cùng nhiều anh chị em làm ngô ở Hưng Lộc và Viện, rất hòa đồng với anh em bảo vệ lái xe và nhân viên hành chính trực phòng, dọn vệ sinh. Chúng tôi ở Hưng Lộc biết ơn thầy Uy khi thầy đã chia sẻ phần kinh phí ít ỏi của đề tài cây màu mà thầy làm chủ nhiệm để khoai sắn những khi khó khăn được nương bóng và thầy vui đồng hành đồng tác giả với chúng tôi “Chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-1”, tham gia phần lớn các hội thảo quốc tế, quốc gia về cây có củ. Tôi nhớ như in cái xiết tay cảm thông và những lời an ủi động viên của Thầy khi giống sắn KM98-5, KM140 đã có quyết định rồi của tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai công nhận sản xuất thử và cho phép sản xuất đại trà trong tỉnh nhưng lại chậm được thủ tục công nhận khác. Cây khoai lang cũng vậy, thầy Uy, thầy Quyền, thầy Tình, thầy Minh, thầy Bửu,… đều khuyến khích chúng tôi nghiên cứu chọn giống không buông bỏ trước khó khăn, trong khi việc đúc kết của Viện đôi khi lại xuýt quên, Nhờ nổ lực và những góc nhìn bao dung, những lời khuyên chân thành ấm áp ấy mà chúng ta có được những giống khoai lang ngon Hoàng Long, HL4, Chiêm Dâu, Khoai Gạo , khoai Bí Đá Lạt, HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím . Tôi tâm đắc bài thơ “Chung sức” “Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện” Nguyên văn bài thơ dưới đây có bóng dáng nhiều người , sâu đậm các thầy ngô Việt Nam, mà nổi bật thuở ấy là thầy Uy, thầy Tình.
CHUNG SỨC
Hoàng Kim
Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương
Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam ngày nay đã đạt một bước tiến vượt bậc gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu những quốc gia trồng ngô tiên tiến ở châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy ở chặng đường đầu.
Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc có những công trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô và mô hình trồng ngô lai xen đậu xanh, đậu nành, lạc, đầu rồng với sắn phù hợp vụ trồng và điều kiện sinh thái. Giáo sư Trần Hồng Uy sâu sát thực tiễn, nâng đỡ và đánh giá cao những kết quả tốt nổi bật phục vụ sản xuất. Đó thực sự là con người của thực tiễn, của hành động.
Chúng tôi thực sự quý trọng thầy về điều đó.
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Hồng Uy nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam Thầy được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp vào năm 2000 với công trình nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Việt Nam. GS.TSKH Trần Hồng Uy sinh ngày 2/2/1938 tại thôn Hương Gián, xã Thái Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Thủa thiếu thời GS đã có những hoài bão phục vụ nông nghiệp nước nhà…Lớn lên thầy dành trọn đời mình cho sự nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây ngô Việt Nam vớ ba chuyên đề nổi bật là Ngô lai Việt Nam, Ngô đông Việt Nam, Ngô chất lượng cao. TS. Bùi Mạnh Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô với bài viết “GS.TSKH Trần Hồng Uy – cây đại thụ của ngành ngô Việt Nam” trên báo Nông nghiệp Việt Nam đã đúc kết những bài học kinh nghiệm sâu lắng ” Ngoài truyền bá kiến thức mới cho người dân, gần gũi với nông dân, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong sản xuất ngô, GS Trần Hồng Uy còn đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, uyên thâm về kiến thức chọn tạo, đó là các tiến sỹ, thạc sỹ, công nhân kỹ thuật đủ sức gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Viện trong những năm vừa qua. Nhiều học trò của Thầy đã trưởng thành, giữ các trọng trách cao của Viện, các Sở, Ban ngành của các địa phương. Trong cuộc sống thầy sống giản dị, chân thành, giàu lòng nhân ái, thường xuyên truyền đạt những kiến thức mới, bác học, với phương châm phải lấy thực tiễn là thước đo để đánh giá hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học, phương châm ấy đã trở thành qui luật bất biến của Viện. Nhưng điều lớn lao hơn mà giáo sư đã để lại cho hậu thế là một kho kiến thức về cuộc sống, tác phong sinh hoạt, tư duy khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.
Giáo sư Ngô Hữu Tình đánh giá phản biện giống ngô tốt VN112 của Trung tâm Hưng Lộc chọn tạo.
Một số hình ảnh Trung tâm Hưng Lộc với giống ngô VN25-99, VN112 vang bóng một thời và giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình đánh giá giống ngô lưu lại những kỷ niệm ấn tượng trong lòng chúng tôi không bao giờ quên..
Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người.
TS. Lê Quý Kha (bìa trái) với thầy bạn Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh
CHUYỆN THẦYLÊ QUÝ KHA Hoàng Kim
Tiến sĩ Lê Quý Kha là cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia ngô, thầy và bạn nhà nông, người có nhiều đóng góp tốt cho nghề trồng ngô Việt Nam. Thông tin dưới đây là giới thiệu sách và tư vấn học tập
Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam đã đạt một bước tiến vượt bậc, gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù vậy, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu trồng ngô tiên tiến của châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, phó giáo sư Trương Đích, tiến sĩ Mai Xuân Triệu, tiến sĩ Bùi Mạnh Cường, tiến sĩ Phan Xuân Hào,Tiến sĩ Lê Quý Kha Tiến sĩ Lê Quý Tường, thầy Luyện Hữu Chỉ, thầy Võ Đình Long, thầy Đỗ Hữu Quốc, tiến sĩ Trần Kim Định, tiến sĩ Trần Thị Dạ Thảo, tiến sĩ Nguyễn Phương, kỹ sư Phạm Thị Rịnh, kỹ sư La Đức Vực, kỹ sư Phạm Văn Ngọc … là những chuyên gia chính của nghề ngô Việt Nam nhiều kinh nghiệm thực tiển với nhiều công sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiệu quả cho nguồn lực nghề trồng ngô Việt Nam trong chặng đường đầu 45 năm qua.,
Trang sách ngô Việt của tiến sĩ Lê Quý Kha là những cẩm nang nghề nghiệp, tiêu biểu gồm: 1) TS Lê Quý Kha, TS Lê Quý Tường 2019. NGÔ SINH KHỐI Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và chế biến phục vụ chăn nuôi. Nhà Xuất bản Nông nghiệp ISBN 978-606-60- 2930-4 2) CIMMYT & IBPGR – Rome, 1991 Biên dịch Lê Quý Kha 2013. Hướng dẫn mô tả nguyên liệu ngô. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 3) Lê Quý Kha (Chủ biên) 2013. Hướng dẫn khảo sát, so sánh và khảo nghiệm giống ngô lai. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Sách cẩm nang nghề nghiệp cây Ngô. Tài liệu Học tập CÂY LƯƠNG THỰC Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Nhà sách Việt Nam, FoodCrops.vn, CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM, Hoàng Long , Hoàng Kim tuyển chọn và giới thiệu www.nhasachvietnam.blogspot.com
TS Lê Quý Kha (thứ hai phải qua) và nghiên cứu sinh với quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ chí Minh
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim chúc mừng Lê Quý Kha
Có một ngày như thế.
Vui em nay thành công.
Nụ cười tươi rạng rỡ.
Ngày mỗi ngày trưởng thành.
Phúc hậu và thực việc
Tận tụy với nghề nông
Thân thiết tình thầy bạn
Chăm chút từng trang văn.