Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2495
Toàn hệ thống 4399
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

TruongSa

CHÀO NGÀY MỚI 14 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365Sớm mai qua Đại Lãnh; Dấu xưa thầy bạn quý; IAS đường tới trăm năm; Chuyện thầy Trần Hồng Uy; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Giống ngô lai VN 25-99; Câu chuyện ảnh tháng Ba;Ngày 14 tháng 3 ngày Hôn nhân Quốc  tế, White day, kỷ niệm một tháng sau ngày Valentine tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam xảy ra xung đột tại đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, kết quả hải quân Trung Quốc chiếm được đá này. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Ngày Pi được tổ chức lần đầu tiên ở San Francisco Exploratorium theo ý tưởng của Larry Shaw. IAS đường tới trăm năm; Dấu xưa thầy bạn quý; Chuyện thầy Trần Hồng Uy; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Giống ngô lai VN 25-99; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Sớm mai qua Đại Lãnh;Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoaqngkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-3/

SỚM XUÂN QUA ĐẠI LÃNH
Hoàng Kim

Vui được dịp sớm xuân qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng

Dấu xưa thầy bạn quý
IAS ĐƯỜNG TỚI TRĂM NĂM
Hoàng Kim

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.

90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).

Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.

Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”

Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.

Từ năm 1925 đến năm 1975 những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Viện trong thời kỳ này là GS.TS. Auguste Chavalier (1873-1956) Người thành lập Viện Khảo cứu Khoa học Đông Dương, năm 1918;  Yves Henry (1875-1966) Người thành lập Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, năm 1925;  GS. Tôn Thất Trình, GS. Thái Công Tụng, GS. Lương Định Của, … là những người có ảnh hưởng nhiều đến Viện trong giai đoạn này

Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng.  Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.

Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000)  gồm các chuyên gia như:  Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.

Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT),  GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS.  V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC,  …

Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học  của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và  an sinh xã hộiđể vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử  dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

THÍCH NGHI ĐỂ TỒN TẠI

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “IAS đường tới trăm năm” (1925 -2025); nhằm tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.

THĂM NGÔI NHÀ CŨ DARWIN

Down House  là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

THÍCH NGHI TRIẾT LÝ VÀNG

“Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người THẮNG sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..

Tôi được may mắn có một thời gian cùng làm việc với Những người bạn Nga của Viện Vavilop”. Tôi từng đươc may mắn có thời du học Tiệp Khắc ở “Viện Di truyền Mendel”, Praha Goethe và lâu đài cổ, Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; được tới nhiều vùng văn hóa nổi tiếng khắp năm châu Châu Mỹ chuyện không quên; Nhớ châu Phi; Di sản Walter Scott bút hơn gươm; Nhớ ‘Nghị lực’ thơ ngày tháng cũ; Học để làm ở Ấn Độ, 500 năm nông nghiệp Brazil,  các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường. Tôi vì giới hạn nên nhiều điều chưa kịp chép lại và chiêm nghiệm, Nay bất chợt gặp lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ”  Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, bỗng bâng khuâng ngắm nhìn đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc muôn loài, ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết “Nguồn gốc các loài” của ông.Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với 90 năm Viện KHKTNN miền Nam; 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM 

DẤU XƯA THẦY BẠN QUÝ

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là ngovietnam-va-nhung-nguoi-thay-4-easup.jpg

GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN VN25-99
Hoàng Kim

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã xây dựng kỷ yếu khoa học giai đoạn 1975- 2015. Các công trình nghiên cứu cây ngô và cây đậu đỗ tiêu biểu và hiệu quả của Viện đã được tổng kết tóm tắt trong kỷ yếu này tại các trang từ trang 29 đến trang 86. Kết quả chọn tạo và phát triển giống ngô lai đơn VN25-99 (1997-1999), La Đức Vực, Phạm Văn Ngọc, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Khoan và Nguyễn Văn Long. Thông tin trích từ kỷ yếu, như sau

Đề tài thực hiện thuộc nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp ngành “Nghiên cứu phát triển cây trồng cạn thích hợp cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung” (1997- 1999) . Mục tiêu nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai đơn có năng suất cao, thời gian sinh trưởng sớm hơn giống ngô lai đơn DK888, chất lượng hạt tốt, ít nhiễm bệnh đốm lá và khô vằn, dạng cây đẹp, lá xanh đậm, thích hợp với hệ thống canh tác vùng Đông Nam Bộ. Giống ngô lai đơn VN25-99 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc lai tạo ra từ tổ hợp lai JL11 x MV292. Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhân giống quốc gia năm 2004 theo quyết định số 2432 QĐ/BNN-KHCN ngày 17 tháng 8 năm 2004;

Giống VN25-99 có đặc điểm:
– Thời gian sinh trưởng ở phía Nam từ 93-98 ngày.
– Cây sinh trưởng nhanh, cứng cây, ít đổ ngã, bộ lá gọn, độ đồng đều cao, lá xanh lâu tàn.
– Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá và bệnh khô vằn; có 18-19 lá; chiều dài bắp 18-20 cm; đường kính bắp 4,5-5,0 cm; trái to, đều, hạt dạng đá, màu vàng cam đẹp.
– Năng suất hạt khô đạt từ 6,5-7,0 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 7,5-8,0 tấn/ha, vụ Đông Xuân đạt 10-12 tấn/ha;
– Giống ngô lai đơn VN25-99 có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với cơ cấu mùa vụ ở các tỉnh phía Nam.

Bài viết này ghi thêm DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ chuyện đời không nỡ quên.

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam là điểm sáng nghiên cứu và phát triển cây màu (ngô, khoai, sắn) và cây đậu đỗ cho các tỉnh phía Nam trong nửa thế kỷ nay kể từ sau ngày Việt Nam thống nhất . . Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lôc ngày nay vẫn là một địa chỉ xanh tin cậy và uy tín trong việc chọn tạo giống sắn ngô khoai đậu đỗ và xây dựng mô hình quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp bền vững cho các tỉnh phía Nam, trọng điểm vùng Đông Nam Bộ

Thầy Trần Hồng Uy, thuở thầy làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô thường vào với chúng tôi. Thầy đã nói lời chân tình thật xúc động “Các cậu là gương sáng lao động thực tiễn mà tôi là anh hùng lao động lưu danh” khi Thầy làm phản biện chính đánh giá xuất sắc giống ngô lai VN25-99, sau đó Thầy đã trở về trao cho Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chúng tôi bức tranh sơn mài quý giá, kỷ niệm ngày vui của Thầy với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là nho-thay-uy-ngo-lai-viet-nam.jpg

Đường tới IAS 100 năm (1025-2025) chúng tôi biết ơn những gương sáng tri thức và tấm lòng của những thầy bạn lớn nhà nông từ nhiều nơi khác nhau đã đến chung sức với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam làm nên những thành tựu quý giá cho sản xuất nông nghiệp. Giáo sư Trần Hồng Uy là một người thân thiết trong số đó. Hình ảnh giáo sư Trần Hồng Uy trở về thăm và tặng quà Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương nhân dịp Thầy được tặng danh hiệu anh hùng lao động, thao thức trong lòng tôi.

Giáo sư Trần Hồng Uy với Trung tâm Hưng Lộc có nhiều chi tiết đời thường thật cảm động. Thầy lột đồng hồ đeo tay trao tặng cho anh Tiến lái xe của Trung tâm Hưng Lộc để biết ơn những ngày vất vả đã cùng thầy lội ruộng (Chiếc đồng hồ này thầy vẫn thường đeo, và có mặt trong tấm ảnh này), Thầy nhiều lần xuống thăm nhà riêng bạn cũ là Nguyễn Khang và gia đình chúng tôi, những đàn em mà ông quý. Ông Nguyễn Khang trước là cán bộ lái máy gieo trồng chăm sóc thu hoạch ngô rất giỏi của Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi của Thầy sau này là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc; Thầy ngủ tại nhà khách đơn sơ của Viện nhiều lần đi điểm mà khi ít ngủ khách sạn Thầy chơi thân với anh Vực, anh Định, chị Rịnh, cùng nhiều anh chị em làm ngô ở Hưng Lộc và Viện, rất hòa đồng với anh em bảo vệ lái xe và nhân viên hành chính trực phòng, dọn vệ sinh. Chúng tôi ở Hưng Lộc biết ơn thầy Uy khi thầy đã chia sẻ phần kinh phí ít ỏi của đề tài cây màu mà thầy làm chủ nhiệm để khoai sắn những khi khó khăn được nương bóng thầy vui đồng hành đồng tác giả “Chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-1”. Thầy tham gia phần lớn các hội thảo quốc tế, quốc gia về cây có củ. Tôi nhớ như in cái xiết tay cảm thông và những lời an ủi động viên của Thầy khi giống sắn KM98-5, KM140 đã có quyết định rồi của tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai công nhận sản xuất thử và cho phép sản xuất đại trà trong tỉnh nhưng lại chậm được thủ tục công nhận khác. Cây khoai lang cũng vậy, thầy Uy, thầy Quyền, thầy Tình, thầy Minh, thầy Bửu,… đều khuyến khích chúng tôi nghiên cứu chọn giống đừng buông bỏ trước khó khăn, trong khi việc đúc kết của Viện đôi khi lại xuýt quên khoai (!). Nhờ những nổ lực và góc nhìn bao dung, những lời khuyên ấm áp chân thành của những bạn thầy mà chúng ta có được những giống khoai lang ngon Hoàng Long, HL4, Chiêm Dâu, Khoai Gạo , khoai Bí Đá Lạt, HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím . Tôi thật tâm đắc với bài thơ “Chung sứctrên đường xuân” “Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện” Nguyên văn bài thơ dưới đây có bóng dáng nhiều người thầy ngô Việt Nam, mà nổi bật là thầy Uy và thầy Tình.

Cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là nhà quản lý hàng đầu trong ngành nông nghiệp. sinh thời rất quan tâm cây ngô và có những chuyến thăm đồng với giáo sư Trần Hồng Uy. Những người thầy ngô lai Việt Nam lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cây ngô, nghiên cứu khoa học kỹ thuật cây ngô, đào tạo đội ngũ chuyên sâu cây ngô, tiêu biểu nhất nửa thế kỷ qua là giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, phó giáo sư Trương Đích, . Đó là ba chuyên gia ngô lai Việt Nam hàng đầu, các thầy bạn nhà nông thật thân thiết. Giáo sư Trần Hồng Uy là cánh chim đầu đàn trong số đó.

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam ngày nay đã đạt một bước tiến vượt bậc gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu những quốc gia trồng ngô tiên tiến ở châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy ở chặng đường đầu.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là la-duc-vuc-ngo-huu-tinh.jpg

Giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình (ảnh), giáo sư Trần Văn Minh, PGS.TS Trương Đích, TS Lê Quý Kha là những gương sáng tiêu biểu về cây ngô Việt Nam mà tôi từng biết, Chúng ta kính trọng những người Thầy thực sự là con người của thực tiễn, của hành động, thật sâu sát thực tiễn, nâng đỡ và đánh giá cao những kết quả tốt nổi bật phục vụ sản xuất..

Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Hồng Uy nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam Thầy được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp vào năm 2000 với công trình nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Việt Nam. GS.TSKH Trần Hồng Uy sinh ngày 2/2/1938 tại thôn Hương Gián, xã Thái Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Thủa thiếu thời GS đã có những hoài bão phục vụ nông nghiệp nước nhà…Lớn lên thầy dành trọn đời mình cho sự nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây ngô Việt Nam với thành tựu nổi bật là Ngô lai Việt Nam, Ngô đông Việt Nam, Ngô chất lượng cao. TS. Bùi Mạnh Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô với bài viết “GS.TSKH Trần Hồng Uy cây đại thụ của ngành ngô Việt Nam” trên báo Nông nghiệp Việt Nam đã đúc kết các bài học kinh nghiệm sâu lắng: ”Ngoài truyền bá kiến thức mới cho người dân, gần gũi với nông dân, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong sản xuất ngô, GS Trần Hồng Uy còn đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, uyên thâm về kiến thức chọn tạo, đó là các tiến sỹ, thạc sỹ, công nhân kỹ thuật đủ sức gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Viện trong những năm vừa qua. Nhiều học trò của Thầy đã trưởng thành, giữ các trọng trách cao của Viện, các Sở, Ban ngành của các địa phương. Trong cuộc sống thầy sống giản dị, chân thành, giàu lòng nhân ái, thường xuyên truyền đạt những kiến thức mới, bác học, với phương châm phải lấy thực tiễn là thước đo để đánh giá hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học, phương châm ấy đã trở thành qui luật bất biến của Viện. Nhưng điều lớn lao hơn mà giáo sư đã để lại cho hậu thế là một kho kiến thức về cuộc sống, tác phong sinh hoạt, tư duy khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gsngohuutinh-va-ngo-lai.jpg
Giáo sư Ngô Hữu Tình đánh giá phản biện giống ngô tốt VN112 của Trung tâm Hưng Lộc chọn tạo.

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc với công trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai VN25-99, VN112 và mô hình trồng ngô lai xen đậu xanh, đậu nành, lạc, đầu rồng với sắn, phù hợp vụ trồng và điều kiện sinh thái, đã đồng hành với các giống ngô lai xuất sắc của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam vang bóng một thời. Viện IAS chúng ta có sự chung sức của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình cùng nghiên cứu đánh giá giống ngô và các mô hình hệ thống canh tác ngô. Sự hợp tác bền bỉ bao năm đã lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng tôi mãi không bao giờ quên. xem tiếp Chuyện thầy Trần Hồng Uy

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim

1

Thầy bạn nhà nông mến dặm đường
Tình yêu cuộc sống đức lưu hương
Trình, Đào thanh thản nương thời vận
, Nguyễnthung dung nhẹ đoạn trường
Lúa sắn ngô khoai yêu khoa học
Mai lan cúc trúc thú văn chương
Tâm bình minh triết thành công quả
An vui trí sáng đức muôn phương.

2

Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

xem tiếp
Chung sức trên đường xuân

Soi mình trong gương không bằng soi mình trong lòng người.

Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.

TS Lê Quý Kha (thứ hai phải qua) và nghiên cứu sinh với quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ chí Minh

CHUYỆN THẦY LÊ QUÝ KHA
Hoàng Kim

Tiến sĩ Lê Quý Kha là cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia ngô, thầy và bạn nhà nông, người có nhiều đóng góp tốt cho nghề trồng ngô Việt Nam. Thông tin dưới đây là giới thiệu sách và tư vấn học tập

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam đã đạt một bước tiến vượt bậc, gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù vậy, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu trồng ngô tiên tiến của châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, phó giáo sư Trương Đích, tiến sĩ Mai Xuân Triệu, tiến sĩ Bùi Mạnh Cường, tiến sĩ Phan Xuân Hào,Tiến sĩ Lê Quý Kha Tiến sĩ Lê Quý Tường, thầy Luyện Hữu Chỉ, thầy Võ Đình Long, thầy Đỗ Hữu Quốc, tiến sĩ Trần Kim Định, tiến sĩ Trần Thị Dạ Thảo, tiến sĩ Nguyễn Phương, kỹ sư Phạm

TruongSa

CHÀO NGÀY MỚI 14 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365Sớm mai qua Đại Lãnh; Dấu xưa thầy bạn quý; IAS đường tới trăm năm; Chuyện thầy Trần Hồng Uy; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Giống ngô lai VN 25-99; Câu chuyện ảnh tháng Ba;Ngày 14 tháng 3 ngày Hôn nhân Quốc  tế, White day, kỷ niệm một tháng sau ngày Valentine tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam xảy ra xung đột tại đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, kết quả hải quân Trung Quốc chiếm được đá này. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Ngày Pi được tổ chức lần đầu tiên ở San Francisco Exploratorium theo ý tưởng của Larry Shaw. IAS đường tới trăm năm; Dấu xưa thầy bạn quý; Chuyện thầy Trần Hồng Uy; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Giống ngô lai VN 25-99; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Sớm mai qua Đại Lãnh;Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoaqngkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-3/

SỚM XUÂN QUA ĐẠI LÃNH
Hoàng Kim

Vui được dịp sớm xuân qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng

Dấu xưa thầy bạn quý
IAS ĐƯỜNG TỚI TRĂM NĂM
Hoàng Kim

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.

90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).

Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.

Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”

Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.

Từ năm 1925 đến năm 1975 những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Viện trong thời kỳ này là GS.TS. Auguste Chavalier (1873-1956) Người thành lập Viện Khảo cứu Khoa học Đông Dương, năm 1918;  Yves Henry (1875-1966) Người thành lập Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, năm 1925;  GS. Tôn Thất Trình, GS. Thái Công Tụng, GS. Lương Định Của, … là những người có ảnh hưởng nhiều đến Viện trong giai đoạn này

Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng.  Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.

Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000)  gồm các chuyên gia như:  Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.

Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT),  GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS.  V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC,  …

Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học  của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và  an sinh xã hộiđể vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử  dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

THÍCH NGHI ĐỂ TỒN TẠI

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “IAS đường tới trăm năm” (1925 -2025); nhằm tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.

THĂM NGÔI NHÀ CŨ DARWIN

Down House  là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

THÍCH NGHI TRIẾT LÝ VÀNG

“Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người THẮNG sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..

Tôi được may mắn có một thời gian cùng làm việc với Những người bạn Nga của Viện Vavilop”. Tôi từng đươc may mắn có thời du học Tiệp Khắc ở “Viện Di truyền Mendel”, Praha Goethe và lâu đài cổ, Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; được tới nhiều vùng văn hóa nổi tiếng khắp năm châu Châu Mỹ chuyện không quên; Nhớ châu Phi; Di sản Walter Scott bút hơn gươm; Nhớ ‘Nghị lực’ thơ ngày tháng cũ; Học để làm ở Ấn Độ, 500 năm nông nghiệp Brazil,  các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường. Tôi vì giới hạn nên nhiều điều chưa kịp chép lại và chiêm nghiệm, Nay bất chợt gặp lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ”  Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, bỗng bâng khuâng ngắm nhìn đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc muôn loài, ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết “Nguồn gốc các loài” của ông.Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với 90 năm Viện KHKTNN miền Nam; 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM 

DẤU XƯA THẦY BẠN QUÝ

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là ngovietnam-va-nhung-nguoi-thay-4-easup.jpg

GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN VN25-99
Hoàng Kim

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã xây dựng kỷ yếu khoa học giai đoạn 1975- 2015. Các công trình nghiên cứu cây ngô và cây đậu đỗ tiêu biểu và hiệu quả của Viện đã được tổng kết tóm tắt trong kỷ yếu này tại các trang từ trang 29 đến trang 86. Kết quả chọn tạo và phát triển giống ngô lai đơn VN25-99 (1997-1999), La Đức Vực, Phạm Văn Ngọc, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Khoan và Nguyễn Văn Long. Thông tin trích từ kỷ yếu, như sau

Đề tài thực hiện thuộc nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp ngành “Nghiên cứu phát triển cây trồng cạn thích hợp cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung” (1997- 1999) . Mục tiêu nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai đơn có năng suất cao, thời gian sinh trưởng sớm hơn giống ngô lai đơn DK888, chất lượng hạt tốt, ít nhiễm bệnh đốm lá và khô vằn, dạng cây đẹp, lá xanh đậm, thích hợp với hệ thống canh tác vùng Đông Nam Bộ. Giống ngô lai đơn VN25-99 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc lai tạo ra từ tổ hợp lai JL11 x MV292. Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhân giống quốc gia năm 2004 theo quyết định số 2432 QĐ/BNN-KHCN ngày 17 tháng 8 năm 2004;

Giống VN25-99 có đặc điểm:
– Thời gian sinh trưởng ở phía Nam từ 93-98 ngày.
– Cây sinh trưởng nhanh, cứng cây, ít đổ ngã, bộ lá gọn, độ đồng đều cao, lá xanh lâu tàn.
– Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá và bệnh khô vằn; có 18-19 lá; chiều dài bắp 18-20 cm; đường kính bắp 4,5-5,0 cm; trái to, đều, hạt dạng đá, màu vàng cam đẹp.
– Năng suất hạt khô đạt từ 6,5-7,0 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 7,5-8,0 tấn/ha, vụ Đông Xuân đạt 10-12 tấn/ha;
– Giống ngô lai đơn VN25-99 có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với cơ cấu mùa vụ ở các tỉnh phía Nam.

Bài viết này ghi thêm DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ chuyện đời không nỡ quên.

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam là điểm sáng nghiên cứu và phát triển cây màu (ngô, khoai, sắn) và cây đậu đỗ cho các tỉnh phía Nam trong nửa thế kỷ nay kể từ sau ngày Việt Nam thống nhất . . Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lôc ngày nay vẫn là một địa chỉ xanh tin cậy và uy tín trong việc chọn tạo giống sắn ngô khoai đậu đỗ và xây dựng mô hình quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp bền vững cho các tỉnh phía Nam, trọng điểm vùng Đông Nam Bộ

Thầy Trần Hồng Uy, thuở thầy làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô thường vào với chúng tôi. Thầy đã nói lời chân tình thật xúc động “Các cậu là gương sáng lao động thực tiễn mà tôi là anh hùng lao động lưu danh” khi Thầy làm phản biện chính đánh giá xuất sắc giống ngô lai VN25-99, sau đó Thầy đã trở về trao cho Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chúng tôi bức tranh sơn mài quý giá, kỷ niệm ngày vui của Thầy với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là nho-thay-uy-ngo-lai-viet-nam.jpg

Đường tới IAS 100 năm (1025-2025) chúng tôi biết ơn những gương sáng tri thức và tấm lòng của những thầy bạn lớn nhà nông từ nhiều nơi khác nhau đã đến chung sức với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam làm nên những thành tựu quý giá cho sản xuất nông nghiệp. Giáo sư Trần Hồng Uy là một người thân thiết trong số đó. Hình ảnh giáo sư Trần Hồng Uy trở về thăm và tặng quà Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương nhân dịp Thầy được tặng danh hiệu anh hùng lao động, thao thức trong lòng tôi.

Giáo sư Trần Hồng Uy với Trung tâm Hưng Lộc có nhiều chi tiết đời thường thật cảm động. Thầy lột đồng hồ đeo tay trao tặng cho anh Tiến lái xe của Trung tâm Hưng Lộc để biết ơn những ngày vất vả đã cùng thầy lội ruộng (Chiếc đồng hồ này thầy vẫn thường đeo, và có mặt trong tấm ảnh này), Thầy nhiều lần xuống thăm nhà riêng bạn cũ là Nguyễn Khang và gia đình chúng tôi, những đàn em mà ông quý. Ông Nguyễn Khang trước là cán bộ lái máy gieo trồng chăm sóc thu hoạch ngô rất giỏi của Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi của Thầy sau này là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc; Thầy ngủ tại nhà khách đơn sơ của Viện nhiều lần đi điểm mà khi ít ngủ khách sạn Thầy chơi thân với anh Vực, anh Định, chị Rịnh, cùng nhiều anh chị em làm ngô ở Hưng Lộc và Viện, rất hòa đồng với anh em bảo vệ lái xe và nhân viên hành chính trực phòng, dọn vệ sinh. Chúng tôi ở Hưng Lộc biết ơn thầy Uy khi thầy đã chia sẻ phần kinh phí ít ỏi của đề tài cây màu mà thầy làm chủ nhiệm để khoai sắn những khi khó khăn được nương bóng thầy vui đồng hành đồng tác giả “Chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-1”. Thầy tham gia phần lớn các hội thảo quốc tế, quốc gia về cây có củ. Tôi nhớ như in cái xiết tay cảm thông và những lời an ủi động viên của Thầy khi giống sắn KM98-5, KM140 đã có quyết định rồi của tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai công nhận sản xuất thử và cho phép sản xuất đại trà trong tỉnh nhưng lại chậm được thủ tục công nhận khác. Cây khoai lang cũng vậy, thầy Uy, thầy Quyền, thầy Tình, thầy Minh, thầy Bửu,… đều khuyến khích chúng tôi nghiên cứu chọn giống đừng buông bỏ trước khó khăn, trong khi việc đúc kết của Viện đôi khi lại xuýt quên khoai (!). Nhờ những nổ lực và góc nhìn bao dung, những lời khuyên ấm áp chân thành của những bạn thầy mà chúng ta có được những giống khoai lang ngon Hoàng Long, HL4, Chiêm Dâu, Khoai Gạo , khoai Bí Đá Lạt, HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím . Tôi thật tâm đắc với bài thơ “Chung sứctrên đường xuân” “Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện” Nguyên văn bài thơ dưới đây có bóng dáng nhiều người thầy ngô Việt Nam, mà nổi bật là thầy Uy và thầy Tình.

Cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là nhà quản lý hàng đầu trong ngành nông nghiệp. sinh thời rất quan tâm cây ngô và có những chuyến thăm đồng với giáo sư Trần Hồng Uy. Những người thầy ngô lai Việt Nam lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cây ngô, nghiên cứu khoa học kỹ thuật cây ngô, đào tạo đội ngũ chuyên sâu cây ngô, tiêu biểu nhất nửa thế kỷ qua là giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, phó giáo sư Trương Đích, . Đó là ba chuyên gia ngô lai Việt Nam hàng đầu, các thầy bạn nhà nông thật thân thiết. Giáo sư Trần Hồng Uy là cánh chim đầu đàn trong số đó.

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam ngày nay đã đạt một bước tiến vượt bậc gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu những quốc gia trồng ngô tiên tiến ở châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy ở chặng đường đầu.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là la-duc-vuc-ngo-huu-tinh.jpg

Giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình (ảnh), giáo sư Trần Văn Minh, PGS.TS Trương Đích, TS Lê Quý Kha là những gương sáng tiêu biểu về cây ngô Việt Nam mà tôi từng biết, Chúng ta kính trọng những người Thầy thực sự là con người của thực tiễn, của hành động, thật sâu sát thực tiễn, nâng đỡ và đánh giá cao những kết quả tốt nổi bật phục vụ sản xuất..

Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Hồng Uy nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam Thầy được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp vào năm 2000 với công trình nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Việt Nam. GS.TSKH Trần Hồng Uy sinh ngày 2/2/1938 tại thôn Hương Gián, xã Thái Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Thủa thiếu thời GS đã có những hoài bão phục vụ nông nghiệp nước nhà…Lớn lên thầy dành trọn đời mình cho sự nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây ngô Việt Nam với thành tựu nổi bật là Ngô lai Việt Nam, Ngô đông Việt Nam, Ngô chất lượng cao. TS. Bùi Mạnh Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô với bài viết “GS.TSKH Trần Hồng Uy cây đại thụ của ngành ngô Việt Nam” trên báo Nông nghiệp Việt Nam đã đúc kết các bài học kinh nghiệm sâu lắng: ”Ngoài truyền bá kiến thức mới cho người dân, gần gũi với nông dân, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong sản xuất ngô, GS Trần Hồng Uy còn đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, uyên thâm về kiến thức chọn tạo, đó là các tiến sỹ, thạc sỹ, công nhân kỹ thuật đủ sức gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Viện trong những năm vừa qua. Nhiều học trò của Thầy đã trưởng thành, giữ các trọng trách cao của Viện, các Sở, Ban ngành của các địa phương. Trong cuộc sống thầy sống giản dị, chân thành, giàu lòng nhân ái, thường xuyên truyền đạt những kiến thức mới, bác học, với phương châm phải lấy thực tiễn là thước đo để đánh giá hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học, phương châm ấy đã trở thành qui luật bất biến của Viện. Nhưng điều lớn lao hơn mà giáo sư đã để lại cho hậu thế là một kho kiến thức về cuộc sống, tác phong sinh hoạt, tư duy khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gsngohuutinh-va-ngo-lai.jpg
Giáo sư Ngô Hữu Tình đánh giá phản biện giống ngô tốt VN112 của Trung tâm Hưng Lộc chọn tạo.

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc với công trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai VN25-99, VN112 và mô hình trồng ngô lai xen đậu xanh, đậu nành, lạc, đầu rồng với sắn, phù hợp vụ trồng và điều kiện sinh thái, đã đồng hành với các giống ngô lai xuất sắc của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam vang bóng một thời. Viện IAS chúng ta có sự chung sức của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình cùng nghiên cứu đánh giá giống ngô và các mô hình hệ thống canh tác ngô. Sự hợp tác bền bỉ bao năm đã lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng tôi mãi không bao giờ quên. xem tiếp Chuyện thầy Trần Hồng Uy

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim

1

Thầy bạn nhà nông mến dặm đường
Tình yêu cuộc sống đức lưu hương
Trình, Đào thanh thản nương thời vận
, Nguyễnthung dung nhẹ đoạn trường
Lúa sắn ngô khoai yêu khoa học
Mai lan cúc trúc thú văn chương
Tâm bình minh triết thành công quả
An vui trí sáng đức muôn phương.

2

Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

xem tiếp
Chung sức trên đường xuân

Soi mình trong gương không bằng soi mình trong lòng người.

Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.

TS Lê Quý Kha (thứ hai phải qua) và nghiên cứu sinh với quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ chí Minh

CHUYỆN THẦY LÊ QUÝ KHA
Hoàng Kim

Tiến sĩ Lê Quý Kha là cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia ngô, thầy và bạn nhà nông, người có nhiều đóng góp tốt cho nghề trồng ngô Việt Nam. Thông tin dưới đây là giới thiệu sách và tư vấn học tập

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam đã đạt một bước tiến vượt bậc, gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù vậy, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu trồng ngô tiên tiến của châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, phó giáo sư Trương Đích, tiến sĩ Mai Xuân Triệu, tiến sĩ Bùi Mạnh Cường, tiến sĩ Phan Xuân Hào,Tiến sĩ Lê Quý Kha Tiến sĩ Lê Quý Tường, thầy Luyện Hữu Chỉ, thầy Võ Đình Long, thầy Đỗ Hữu Quốc, tiến sĩ Trần Kim Định, tiến sĩ Trần Thị Dạ Thảo, tiến sĩ Nguyễn Phương, kỹ sư Phạm Thị Rịnh, kỹ sư La Đức Vực, kỹ sư Phạm Văn Ngọc … là những chuyên gia chính của nghề ngô Việt Nam nhiều kinh nghiệm thực tiển với nhiều công sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiệu quả cho nguồn lực nghề trồng ngô Việt Nam trong chặng đường đầu 45 năm qua.,

Trang sách ngô Việt của tiến sĩ Lê Quý Kha là những cẩm nang nghề nghiệp, tiêu biểu gồm: 1) TS Lê Quý Kha, TS Lê Quý Tường 2019. NGÔ SINH KHỐI Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và chế biến phục vụ chăn nuôi. Nhà Xuất bản Nông nghiệp ISBN 978-606-60- 2930-4 2) CIMMYT & IBPGR – Rome, 1991 Biên dịch Lê Quý Kha 2013. Hướng dẫn mô tả nguyên liệu ngô. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 3) Lê Quý Kha (Chủ biên) 2013. Hướng dẫn khảo sát, so sánh và khảo nghiệm giống ngô lai. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Sách cẩm nang nghề nghiệp cây Ngô. Tài liệu Học tập CÂY LƯƠNG THỰC Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Nhà sách Việt Nam, FoodCrops.vn, CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM, Hoàng Long , Hoàng Kim tuyển chọn và giới thiệu www.nhasachvietnam.blogspot.com

TS. Lê Quý Kha (bìa trái) với thầy bạn Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

chúc mừng Lê Quý Kha

Có một ngày như thế.
Vui em nay thành công.
Nụ cười tươi rạng rỡ.
Ngày mỗi ngày trưởng thành.

Phúc hậu và thực việc
Tận tụy với nghề nông
Thân thiết tình thầy bạn
Chăm chút từng trang văn.


xem tiếp
Chuyện thầy Lê Quý Kha và chuyên mục Dấu xưa thầy bạn quý

VIỆN IAS TRONG LÒNG TÔI
Một số hình ảnh lư liệu cá nhân

GS Trần Thế Thông nay đã qua tuổi 93, trò chuyện về Viện

GS Trần Thế Thông, GS Vũ Công Hậu làm việc cùng chuyên gia Viện Vavilop Liên Xô.

GS.Vũ Công Hậu và chuyên gia Liên Xô chương trình thu thập bảo tồn tài nguyên cây trồng.

Mô hình trồng xen lạc, đậu xanh, đậu nành, đậu rồng với ngô lai, sắn có hiệu quả cao ở vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. TS. Hoàng Kim đang báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình trồng xen ngô đậu với bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu.

GS Mai Văn Quyền hướng dẫn chuyên gia IRRI và chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ.

Những người bạn Sắn Việt Nam với Những người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á

 Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên với chuyên gia CIAT và các lãnh đạo Mạng lưới Sắn châu Á, châu Mỹ La tinh tại Hội thảo Sắn châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2000

Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên hướng dẫn Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm các giống điều ghép PN1 và các giống điều mới chọn tạo tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai

Viện Trưởng GS. Bùi Chí Bửu hướng dẫn Tổng Giám đốc CIAT thăm các giống sắn mới.

Quyền Viện Trưởng TS. Ngô Quang Vình cùng các chuyên gia CIAT đánh giá các giống sắn mới (KM419 bên phải và KM140 bên trái)

Viện trưởng TS. Trần Thanh Hùng (giữa) nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp.

CNM365 THÁNG NĂM NHÌN LẠI
https://cnm365.wordpress.com
Run away with me

NGÔI SAO MAY MẮN CHÂN TRỜI
Hoàng Kim

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời!

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

Hoàng Kim

MỘT SỰ NGHIỆP LỚN VÀ CẤP THIẾT
Nguyên Ngọc


Kỷ niệm ngày mất của cụ Phan Châu Trinh, trân trọng giới thiệu bài phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc tại lễ ra mắt Quĩ Dịch thuật Phan Chu Trinh thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – ngày 9/1/2007 tại Hà Nội. Bài đã đăng trên HỌC MỖI NGÀY
http://hocmoingay.blogspot.com/

Tôi xin cảm ơn ban tổ chức đã dành cho tôi vinh dự được nói vài lời trong buổi gặp gỡ trang trọng này, buổi gặp gỡ, tôi tin vậy, mở đầu cho một công việc rồi về sau hẳn sẽ được ghi nhớ như một cái mốc quan trọng trong đời sống văn hóa của chúng ta.

Tôi muốn mở đầu bằng một câu chuyện và mấy con số. Đó là chuyện cuốn Bàn về tự do của John Stuart Mill, từ lâu đã được coi là kinh điển không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới. Cuốn sách này được xuất bản lần đầu ở Anh năm 1859. Không đầy 10 năm sau, năm 1868, nó đã được dịch ở Nhật Bản, số phát hành lên đến 2 triệu bản, trong khi dân số Nhật lúc bấy giờ chỉ 36 triệu người. Có thể nói chắc chắn điều này gắn liền sâu sắc với công cuộc duy tân nổi tiếng của Nhật cách đây mấy thế kỉ, cuộc lựa chọn vĩ đại đã đưa nước Nhật vào một con đường và đến một số phận khác hẳn các nước châu Á bấy giờ hầu như đều ở trong hoàn cảnh và đứng trước những thách thức sống còn tương tự. Nước Nhật ngày nay cũng đang đứng đầu thế giới về số người đọc và về số sách dịch. Tôi nghĩ sẽ không quá đáng khi nói rằng tình hình đặc biệt đó không phải không có liên quan gì đến điều mà ta vẫn gọi là “sự thần kì Nhật Bản”. Có lẽ cũng nên biết rằng hầu hết các thuật ngữ về xã hội học, triết học, chính trị học, và nhiều khoa học khác đang được sử dụng ngày nay ở ta chính là xuất phát trước tiên từ Nhật, chính người Nhật là những người đầu tiên đã sáng tạo ra các thuật ngữ ấy để dịch các khái niệm du nhập từ phương Tây trong quá trình duy tân và hiện đại hoá của họ, các thuật ngữ này sau đó được các nhà cách mạng Trung Hoa đưa vào tiếng Trung, rồi mới chuyển sang Việt Nam. Và như ai cũng hiểu, một khái niệm mới chỉ có thể hình thành, định hình trong một xã hội, trong đời sống một dân tộc khi trong ngôn ngữ của xã hội và dân tộc đó đã chính thức xuất hiện những thuật diễn đạt những khái niệm ấy. Chính những khái niệm mới được định hình tạo ra những chuyển động xã hội, thậm chí những cuộc cách mạng xã hội rộng lớn, quyết định số phận các dân tộc.

Một ví dụ Nhật Bản thôi hẳn cũng đã khá đủ để cho ta thấy vai trò của dịch thuật trong đời sống và phát triển của các dân tộc. Đúng ra đấy là một quy luật phổ biến: một dân tộc, một đất nước chỉ có thể phát triển – thậm chí tồn tại mà không bị mỏi mòn, mai một – qua việc trao đổi liên tục với những nền văn hóa khác mình, trong đó dịch – “dịch” bằng cách này hay cách khác – là một phương tiện quan trọng nhất; và những biến đổi quan trọng nhất của đời sống một dân tộc thường gắn với những công cuộc tiếp nhận những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, càng xa và mới lạ thì tác động càng mạnh và càng quyết định, và cũng thường chủ yếu thông qua dịch thuật.

Ngay lịch sử ta cũng từng chứng minh khá rõ điều này: tiếp nhận văn hóa Phật giáo Ấn Độ thông qua dịch kinh Phật rất sớm ngay từ vài thế kỉ trước Công nguyên, tạo nên một nền văn hóa Việt rất độc đáo kết hợp văn hóa bản địa với văn hóa Phật giáo, đủ sức chống lại đồng hoá một nghìn năm của văn hóa xâm lược phương bắc; tiếp nhận văn hóa Trung Hoa Nho giáo bằng một lối “dịch” rất đặc biệt, qua một ngôn ngữ Hán Việt, viết Hán đọc Việt, cũng tạo sức mạnh văn hóa đủ để tồn tại một nghìn năm tiếp theo độc lập bên cạnh một đế quốc khổng lồ, và hơn thế nữa còn nhân đôi lãnh thổ về phương Nam; tiếp nhận văn hóa phương Tây, trước tiên bằng đọc trực tiếp, rồi bằng dịch, để tạo nên xã hội Việt Nam, văn hóa và văn học Việt Nam hiện đại …

Tuy nhiên cũng phải nói rằng, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong thời kì cận đại và hiện đại, việc tiếp cận và dịch thuật những tri thức tinh hoa của nhân loại ở ta khá chậm trễ và phiến diện. Các tác phẩm văn học thế giới được giới thiệu và dịch khá hơn, nhưng cũng chưa thật có hệ thống; đặc biệt từ khi có tác động của kinh tế thị trường thì vừa có mặt phong phú, đa dạng hơn, lại vừa có mặt hỗn độn hơn, chất lượng dịch nhiều khi rất kém. Còn những tác phẩm tinh hoa thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn thì rất vắng bóng. Trước Cách mạng Tháng Tám, có thể nói ở Việt Nam hoàn toàn không có một tác phẩm triết học quan trọng nào của phương Tây được dịch ra tiếng Việt. Sau năm 1945, đặc biệt sau năm 1954, một số tác phẩm triết học đã được dịch khá công phu, nhưng cũng chỉ tập trung trong hệ tư tưởng Mác-Lênin. Có thể nói, không hề quá đáng, chúng ta hầu như bị đứt mất hàng trăm năm với tinh hoa của tri thức toàn diện của nhân loại. Chỉ một ví dụ này thôi cũng đã quá hùng hồn: Cuốn sách kinh điển “Bàn về tự do” của John Stuart Mill vừa nói đến trên kia mãi đến năm 2004 mới được dịch lần đầu tiên ở ta, và cũng chỉ in lèo tèo có một 1.000 bản, tức chậm hơn Nhật một thế kỉ rưởi và số lượng in thì ít hơn họ 2.000 lần! Có phải chỉ qua một điều này thôi đã có thể cắt nghĩa được sự chậm trễ hàng trăm năm của ta so với cái đất nước cách đây nghiệp phục hưng dân tộc. Tôi muốn đề nghị trong buổi họp mặt hôm nay, ít nhất và trước hết vài thế kỉ hoàn cảnh cũng chẳng hơn gì ta, và ngày nay ta thật sự chẳng biết đến bao giờ mới đuổi theo cho kịp. Quả thật cho đến hôm nay, ta vẫn còn là một ốc đảo cách biệt rất xa với đại dương mênh mông của tri thức nhân loại, cả cổ điển lẫn đương đại, đó là điều không thể và cũng không nên cố tìm cách chối cãi.

Cho nên sẽ hoàn toàn không đầy đủ, sẽ là phiến diện và thậm chí nguy hiểm, nếu trong chiến lược phát triển trước mắt và lâu dài của đất nước không thật sự có kế hoạch toàn diện, nghiêm túc, có hệ thống, và cả bức bách nữa, dịch thuật tinh hoa tri thức thế giới như một trong những chiến lược then chốt của phát triển, hoặc cũng có thể nói cách khác, trong sự trong những người tâm huyết chúng ta, thống nhất với nhau về nhận thức ấy, để rồi từ đó mới bàn đến những kế hoạch, những công việc cụ thể, và cũng từ đây loan nhận thức này ra toàn xã hội. Dự án Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới, với Nhà xuất bản Tri Thức làm trung tâm đầu tiên, chỉ có thể thành công nếu chúng ta thật sự nhận ra tình hình nghiêm trọng này, và từ đó thống với nhau nhận thức này.

Cách đây hơn một thế kỉ có một người Việt Nam đã giật mình hiểu ra tình hình này, nhận ra sự lạc hậu chết người của xã hội ta về văn hóa và tri thức giữa một thế giới đang biến động dữ dội, đang “toàn cầu hoá” như cách nói của chúng ta ngày nay, cuộc toàn cầu hoá lần thứ nhất; và biết rằng Việt Nam chỉ có thể sống còn nếu quyết mạnh dạn hoà nhập cùng toàn thế giới, ra sức học thế giới. Người đó là Phan Châu Trinh, người Việt Nam sáng suốt nhất trong thời của ông. Về sau Huỳnh thúc Kháng có một đánh giá thoạt nghe có thể rất lạ về Phan Châu Trinh, ông gọi Phan Châu Trinh là “nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Nhà cách mạng là người không chỉ chống ngoại xâm, mà là người muốn làm thay đổi xã hội, thay đổi một cách căn bản. Phan Châu Trinh chủ trương muốn cứu nước ra khỏi tình trang nô lệ thảm khốc thì phải làm thay đổi xã hội, khắc phục sự lạc hậu về văn hóa xã hội của đất nước, rút ngắn khoảng cách chết người giữa chúng ta với thế giới đang chuyển động như vũ bão. Và khẩu hiệu của ông ngắn gọn, súc tích, quyết đoán: “Chi bằng học!”. Chiến lược hàng đầu của ông là khai dân trí, tức khai hoá dân tộc, khai hoá cho dân tộc đang chìm đắm trong vòng u tối. Phan Châu Trinh đã tìm sang Nhật, và kết luận của ông sau chuyến khảo sát tận nơi ấy rất rõ ràng. Ông nói, đau đớn: “Xem dân trí nước Nhật rồi đem dân trí ta so sánh thật không khác gì đem con gà đọ với con chim cắt già… Trình độ quốc dân Nhật như thế, trình độ quốc dân ta như thế, không nô lệ làm sao được”. Trở về, ông phát động phong trào Duy Tân nổi tiếng. Hoàng Xuân Hãn đánh giá phong trào đó như sau: “Phan Châu Trinh đã chủ trương một cuộc cách mạng tân văn hóa”… Tiếc thay, vì những éo le của lịch sử, sự nghiệp tâm huyết và sáng suốt của Phan Châu Trinh đã phải dở dang. Độc lập dân tộc đã được dành lại bằng mấy cuộc chiến tranh khốc liệt và anh hùng. Song, như một nhà sử học đã nói, những nan đề do Phan Châu Trinh đã nhận thức và nêu ra cho đất nước, về nhiều mặt, vẫn còn nguyên đấy. Công cuộc khai hoá bị chậm trễ vì những uẩn khúc của lịch sử nhất định phải được tiếp tục, một cách ráo riết, cơ bản, có hệ thống. Phải đưa xã hội, dân tộc ta hoà nhập được với nền tảng tri thức cả cơ bản lẫn cập nhật của nhân loại. Đây phải là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả những người tâm huyết với sự phát triển của dân tộc. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà quĩ dịch thuật như là một công cụ hữu hiệu để góp phần thực hiện sự nghiệp này mang tên là Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh. Và cũng thật đẹp khi đứng đầu Quĩ này là nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, người cháu ngoại yêu quí của cụ.

Công việc ắt sẽ rất nhiều và rất nặng nề. Cần có kế hoạch tổng thể có tầm nhìn xa và lớn, đồng thời thiết thực từng bước. Cần huy động được tối đa trí tuệ, tài năng của nhiều người từng trải, đồng thời lại cần có chương trình đào tạo lực lượng dịch mạnh cho tương lai.

Hoàn cảnh mới của đất nước đang tạo cho chúng ta những điều kiện tốt hơn bao giờ hết để tiếp nối khai sáng cuộc được Phan Châu Trinh bắt đầu từ một 100 năm trước. Và cũng chính hoàn cảnh ấy, với quyết đoán của đất nước chủ động mạnh mẽ đi vào trào lưu toàn cầu hoá, buộc chúng ta phải quyết tâm thực hiện cho kì được sự nghiệp này. Chúng ta đã chậm trễ mất hàng trăm năm, quyết không thể chần chừ nữa. Mong cuộc gặp hôm nay, khiêm tốn, song sẽ là sự bắt đầu, bắt đầu lại con đường khai sáng rất đáng để tất cả chúng ta dồn hết tâm huyết và trí tuệ.

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19935
Nhập ngày : 14-03-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007