Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 983
Toàn hệ thống 3084
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 19 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365 Trịnh Công Sơn lắng đọng; Nam tiến của người Việt; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn. Ngày 19 tháng 3 năm 1873, Quân Pháp đánh chiếm Hưng Trung doanh, kết thúc Khởi nghĩa Bảy Thưa diễn ra trên địa bàn An Giang, Nam Kỳ. Ngày 19 tháng 3 năm 1873, ngày mất của Trần Văn Thành, chủ soái và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa trong lịch sử Việt Nam (Hình Tượng đài Trần Văn Thành tại thị trấn Cái Dầu, Châu Phú, An Giang).  Ngày 19 tháng 3 năm  1279, Ngày kết thúc triều Minh, mở đầu triều Nguyên ở Trung Quốc.Quân Nguyên thắng Nam Tống ở trận Nhai Môn, Thừa tướng Lục Tú Phu ôm Tống đế Bính nhảy xuống biển tự vẫn; triều Nguyên thống nhất Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 3: Trịnh Công Sơn lắng đọng; Nam tiến của người Việt; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Hữu Loan thơ Hoa Lúa; Hoa Lúa; Chùa Giáng giữa đồng xuân; Lộc xuân; Lộc xuân Mẹ và Em; Lão Mai Đinh Đình Chiến; Cách mạng sắn Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Bài thơ viên đá thời gian, Thầy Quyền thâm canh lúa; Trần Công Khanh ngày mới; Đi bộ trong đêm thiêng; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-3/

 

 

TRỊNH CÔNG SƠN LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Trang viết Trịnh Công Sơn lắng đóng là chắt lọc thông tin ít biết. Sự thật lịch sử chỉ có một nhưng viết về sự thật lịch sử và nghiên cứu lịch sử cần suy nghiệm nhiều nguồn thông tin với các góc nhìn khác nhau để tìm về đúng sự thật.Bài viết này góp phần tìm hiểu năm nội dung chính 1) Đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan, Hồ Lắk và quê Trịnh; 2) Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn; 3) Tác phẩm và di sản Trịnh Công Sơn; 4) Kỷ niệm về anh Trịnh Công Sơn; 5) Cõi riêng Trịnh Công Sơn Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 12 năm 1939, mất ngày 1 tháng 4 năm 2001 Di sản của người nghệ sĩ tài hoa này là Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”.
https://youtu.be/ncHCI-QLV0A

 

Đình Lạc Giao

 

Đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan, Hồ Lắk và quê Trịnh

Trịnh Công Sơn sinh ra và lớn lên tại cao nguyên Lạc Giao, xã Lạc Giao, nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.Quê nội của ông ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trịnh Công Sơn lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. Trịnh Công Sơn có quê ngoại ở Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Chúng tôi về thăm đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan. hồ Lắk và quê Trịnh trong chuyến công tác ở Trường Đại học Tây Nguyên, qua sự liên hệ với anh Trịnh Xuân Ấn, quê ở Ban Mê Thuột, là con chú ruột của anh Trịnh Công Sơn.

 

DaoDuyTu6

 

Đình Lạc Giao là một ngôi đình thờ thành hoàng theo tập quán người Việt và là một di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đình Lạc Giao là nơi thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Thành Hoàng bản thổ, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân thu nhị kỳ, đó cũng là nơi thờ cụ Phan Hộ vị tiên hiền đã có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao. Đình nằm tại ngã tư giữa đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đình Lạc Giao chính điện có hai câu đối. Phía bên nhà tiếp khách có bày chứng tích nhưng thần phả thì vị trụ trì chỉ cho chúng tôi sang tìm ở Chùa Khải Đoan, và hình như vẫn đang lưu ẩn trong một câu chuyện dài.

Chùa Khải Đoan là ngôi chùa được xây dựng lần đầu tiên và lớn nhất không chỉ ở thành phố Buôn Ma Thuột mà còn của cả tỉnh Đắk Lắk. Chùa Khải Đoan nằm tại phường Thống Nhất, trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, được vua Bảo Đại cho xây dựng là làm lễ khánh thành năm 1951. Chùa được bà đức Từ Cung Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại làm chủ,  bà Nam Phương Hoàng Hậu quản lý, nhưng việc trực trông nom thi công là bà Bùi Mộng Điệp, một phi tần của vua Bảo Đại. Khi vua Bảo Đại lập Hoàng triều Cương thổ trên phần đất Tây Nguyên của Việt Nam, ông đã cử bà Bùi Mộng Điệp lên Buôn Mê Thuột để giúp vua giữ đất Hoàng triều Cương thổ. Bà Bùi Mộng Điệp tuy làm vợ thứ, tuy không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên được Đức Từ Cung ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ tại chùa này, vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo Chùa Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến và cũng là ngôi chùa lần đầu có ở Cao Nguyên gần Đình Lạc Giao và cũng là vùng đất nôi sinh thành của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu, cũng còn một nghĩa khác là thờ “vọng” thủy tổ Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, tổ nghiệp Nhà Nguyễn. Chùa Khải Đoan ngày 5 tháng 4 năm 2012 bắt đầu đặt viên đá trùng tu lại và xây dựng thêm và hiện được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên chính điện cũ. Đó là nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk, và là điểm du lịch không thể bỏ qua ở Buôn Ma Thuột.

Đến với Tây Nguyên mới, chúng ta hãy đến với nơi sinh thành của người nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn gần chùa Khải Đoan và Đình Lạc Giao là chốn cõi thiêng Trịnh Công Sơn . Tài liệu chọn và hành hương mới này giúp bạn đọc thăm Người và ngưỡng mộ một tâm hồn trong như ngọc. Một tâm hồn biết bao dung, độ lượng với đời nên đã viết được những bản nhạc, lời thơ và tản văn rung động lòng người đến vậy. Câu chuyện kể dưới đây mời bạn đọc kỹ hơn Trịnh Công Sơn lắng đọng bằng vách những điều sâu xa ẩn giữa hai dòng chữ khi mà Trịnh Công Sơn và gia đình anh đi giữa hai lằn đạn nhiều điều sự thật ẩn khuất chưa thể nói hết.

 

 

Thăm Đình Lạc Giao và chùa Khải Đoan, từ phải sang trái có giáo sư nhà giáo nhân dân Trần Văn Minh cựu hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế với giáo sư Trần Ngọc Ngoạn cựu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Nguyên, tiến sĩ Hoàng Kim nghiên cứu viên chính và giảng viên chính về cây lương thực với tiến sĩ sắn Nguyễn Thị Trúc Mai.

 

HoLak01
HoLak

 

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Hồ Lắk xung quanh có những dãy núi lớn được bao quanh bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông, nằm cạnh hồ này.  Người dân địa phương dùng thuyền độc mộc đi lại trên hồ. Voi đưa du khách đi tham quan hồ. Dinh Bảo Đại ở thành phố và tại hồ Lắk là khá đẹp, trữ tình, và có tầm nhìn.
Ông cố vấn Ngô Đình Nhu (1010-1063) một nhà chiến lược, nói về vua Bảo Đại, một lời đánh giá ngắn và sắc sảo: “Ai trong hoàn cảnh Bảo Đại cũng khó làm được tốt hơn“. Nhà cũ của anh Trịnh ra sao và những câu chuyện riêng tư tôi sẽ dành kể bạn nghe trong một dịp khác. Anh Trịnh Xuân Ấn nói những lời tâm đắc và tôi muốn dừng lại ở những thông tin đã được hiệu đính này. Chuyến hành hương về nơi sinh thành của Trịnh, gặp người thân của Trịnh, tôi đắm mình trong nhạc Trịnh tại nơi thủ phủ cà phê Tây Nguyên, ngắm hồ Lăk chiều tà, thuyền độc mộc, voi hồ Lăk, nghĩ về
ngọn nến Hoàng Cung, nhạc Trịnh và thân phận con người. Các nhà khảo cổ Slovenia, nghe nói, đã tìm thấy một nửa còn lại của chiếc thuyền độc mộc 2.000 năm tuổi lớn nhất thế giới trên sông Ljubljanica ở thủ đô Ljubljana. Đăk Lắk là chốn sinh thành của Trịnh, quê hương thứ ba của ông sau quê mẹ Quảng Bình và quê cha ở Huế. Thuyền độc mộc và voi là phương tiện đi hồ Lắk và trưng bày tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Sông Srepok với Tây Nguyên là vỉa sâu văn hóa,

Thuyền độc mộc am Ngọa Vân, tôi nối vần thơ anh Trịnh Tuyên ở chính nơi này.

 

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

 

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

 

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

 

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

Hồ Lắk Đình Lạc Giao, Chùa Khải Đoan,nhạc Trịnh là cầu nối lịch sử, địa chính trị và văn hóa Tây Nguyên. (Anbum ảnh tư liệu Hoàng Kim ở đây)

 

Trịnh Công Sơn, Bữu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh Internet)

 

Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh Internet)

Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn

Sách viết về Trịnh Công Sơn hiện có trên 10 quyển và một khối lượng lớn các bài báo viết về tác phẩm và di sản. Thông tin về cuộc đời, gia đình và tuổi thơ của Trịnh Công Sơn, tiếc rằng hiện vẫn còn nhiều khoảng trống cần tìm hiểu. Tiểu sử Trịnh Công Sơn trên Liên Thành, vnexpress, người nổi tiếng, facebook, … đều quá vắn tắt: Nơi sinh: tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao, hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Quê quán: làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây; anh em gồm … mà còn thiếu rất nhiều thông tin được kiểm chứng.

Thấu hiểu cuộc đời và nhân cách của Trịnh Công Sơn, chúng ta mới có thể cảm thông và hiểu sâu Nhạc Trịnh. Một cõi đi về, Cát bụi, Để gió cuốn đi, Huyền thoại Mẹ,… đều là những tiếng nấc, tiếng lòng thẳm thẳm của một kiếp người mà Trịnh thấu hiểu về đời mẹ, đời cha, đời của các anh em, người thân chung máu mủ gia đình nhưng li tán ở các chiến tuyến khác nhau, những khống chế, rình rập, vây bủa, tranh chấp của các thế lực trên thân phận con người mà gia đình của chính Trịnh Công Sơn là người trong cuộc. Tôi thầm lặng thu thập tư liệu và chỉ mới tuyển chọn và tổng hợp về Trịnh Công Sơn ở những thông tin chừng mực và đợi bổ sung kiểm chứng thêm tư liệu.

Trong các tư liệu chắt lọc có bài viết đặc sắc và sâu lắng “Trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn” của cựu đại tá Nguyễn Mâu,  trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt của Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn: “Chúng tôi xin phép anh linh Trịnh Công Sơn được gọi anh bằng anh như thuở nào. Chúng tôi nói thẳng ở đây rằng giữa chúng tôi không có tình thâm giao nhưng rất hiểu nhau và kính trọng nhau. Thật dễ hiểu: làm sao là bạn thân được khi một người là nhân viên công an rình rập dòm ngó anh và anh lại là một nghệ sĩ có tâm hồn đang đau nhức với cái đau nhức của dân tộc và sáng tác vì cái đau nhức ấy…”. “Anh ấy đã ra đi nhưng bao vấn nạn còn để lại. Chúng tôi đã thực lòng viết ra đây về anh ấy, nhân danh một cựu nhân viên tình báo đã từng bới xới tìm hết tì vết của anh để truy tố. Anh ấy đã nằm xuống và đã trở thành vô hiệu hóa tòa án, công tố, bị can, biện hộ. Tất cả nay trong quyền xét đoán vì văn học sử của mỗi độc giả. Chúng tôi giang tay và cúi đầu thật thấp cầu nguyện chỉ mong linh hồn anh tìm được sự an nghỉ chốn vĩnh hằng”.

Vượt lên trên những chứng cớ “bên ni”, “bên tê”  “Trịnh Công Sơn và những hoạt động cộng sản nằm vùng” “Biến động miền Trung” :”Trò chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan về những “hũ mắm thúi” của cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành ở Mỹ“. Bài viết của ông Nguyễn Mâu in trong quyển sách của ông nhan đề NDB – Ngành Đặc Biệt (The Special Branch) xuất bản vào năm 2007. Người giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Mâu tên là Lê Xuân Nhuận – đại tá Trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt Vùng II chiến thuật. Trong lời giới thiệu, ông Nhuận cho biết đã đọc cả hai bài viết về Trịnh Công Sơn của Liên Thành và của Hoàng Phủ Ngọc Phan và nói rõ: “Nhận định và quyết định của ông Nguyễn Mâu đối với Trịnh Công Sơn chính là thái độ và biện pháp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối với nhạc sĩ ấy, ở cấp cao nhất trong toàn quốc (VNCH) và trong thời gian ông Nguyễn Mâu cầm đầu ngành tình báo này.”

Tác phẩm và di sản Trịnh Công Sơn

Nhà văn Ngô Minh đã viết trong “Quà tặng xứ mưa”  “Nhớ Trịnh Công Sơn” : “Trịnh Công Sơn là thiên tài âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX . Di sản âm nhạc Trịnh Công Sơn là vô giá , mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam. Bảy năm Trịnh Công Sơn về “với cát bụi”, đã có hơn 10 cuốn sách viết về ông, cuốn mới nhất là tập bút ký “ Cây đàn lia của Hoàng tử be” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được  Nhà xuất bản Trẻ ấn hành đầu năm 2005. Âm nhạc Trịnh ngày càng lay động chiều sâu tâm thức hàng chục triệu người. Đã là người Việt, từ già đến trẻ không ai không hát Trịnh ,  không gia đình nào không có trong nhà một băng hay đĩa nhạc Trịnh ….Sống trong đời sống .Cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không ? Để gió cuốn đi. Để gió cuốn đi… Không chỉ ở Việt Nam, âm nhạc Trịnh Công Sơn cũng ngày càng chinh phục thế giới . Ngay từ năm 1972, Trịnh Công Sơn đã được Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con, trong Ca khúc Da vàng, qua giọng hát Khánh Ly, phát hành trên 2 triệu đĩa . Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển Bách khoa Pháp “ Encyclopédie de tous les pays du momde”. Nhạc Trịnh đã có mặt tại nhiều nước Châu Á, châu Âu, Châu Mỹ… Có một chàng trai người Đức mang họ Trịnh luôn cùng mới bạn bè hát Trịnh Công Sơn; Có một cô gái Nhật Bản năm nào cũng sang Việt Nam để viếng mộ Trịnh …Đặc biệt , ngày 3-2-2004, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York đã công bố “Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới” (WPMA). Sáu tên tuổi âm nhạc nổi tiếng thế giới được giải thưởng lần này là Bob Dylan , Conuntry Joe & the Fish, Hary Belafonte, Joan Baez, Peter, Paul & Mary và Trịnh Công Sơn. WPMA tôn vinh những người đã đem âm nhạc của mình cống hiến cho cuộc đấu tranh vì hòa bình và nhân đạo trên thế giới. Đây là sự kiện âm nhạc quốc tế lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay! Kể từ ca khúc đầu tiên Ướt mi công bố năm 1959 ,trải  40 năm sáng tác, Trịnh Công Sơn đã để lại gia sản trên 600 ca khúc lay động lòng người .” “Người ta chia ca khúc Trịnh thành “ ba dòng” : Dòng trữ tình, dòng phản chiến và dòng giải thoát bản ngã!. Lý thuyết là thế , nhưng tôi nghĩ dưới góc nhìn “hòa bình và nhân đạo” thì hầu như ca khúc nào của Trịnh cũng là vút lên từ tận cùng sâu thẳm của tình yêu cuộc sống và nỗi đau  phận người . Đó chính là tầm cao , sự vĩnh cửu của âm nhạc Trịnh”.Lần ra Huế dự “ Đêm nhạc Trịnh Công Sơn quyên góp tiền giúp trẻ em nghèo học giỏi”, anh Sơn nâng cùng anh em chén rươụ Chuồn, tâm sự :” Trong lời bài hát của mình không có một từ nào về các địa danh của Huế, nhưng toàn bộ âm nhạc của mình chính là Huế đấy, Huế của kiếp người…”. Vâng, trên 600 ca khúc của Trịnh Công Sơn để lại là một phần của Di sản văn hóa Huế , tồn tại mãi với thời gian…Âm nhạc Trịnh Công Sơn là âm nhạc vì con người nên ở lại mãi với hồn người, không biên giới, “cao hơn mọi thành kiến trên đời “ ( chữ Anh Ngọc) . Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc là sự tôn vinh ở tầm cỡ thế giới về Di sản âm nhạc của Trịnh . Đây cũng là sự tôn vinh một nhân cách sống và bản lĩnh sáng tạo của một thiên tài âm nhạc.

 

TringCongSon_anhDuongMinhLong

 

Ca từ nhạc Trịnh có đặc trưng tinh tế, hồn nhiên, gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nhạc sĩ Văn Cao nhận xét: “Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra” Phạm Duy  bình luận “…toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại”, và Trịnh Công Sơn tự nhận xét: “Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc” (Trích dẫn bởi Trần Hữu Thục: Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn). “Cảm nhận ca từ Trịnh Công Sơn” ảnh Dương Minh Long, tác giả Trần Thị Trường đánh giá: …âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức “công phá” rất lớn, công phá mềm, nó khiến cho tâm hồn rung động, vùng mờ của trí não được mở ra…  âm nhạc của Trịnh nghe mãi cũng khó chán, càng nghe càng có thể phát hiện thêm vẻ đẹp sâu sắc của ca từ, càng nghe càng nhận ra sự tinh túy của xúc cảm trong từng lớp ngữ nghĩa…”Gọi nắng trên vai em gầy / Đường xa áo bay… Áo xưa dù nhàu vẫn xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” (Hạ Trắng); … Hay: “trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, gọi suốt trăm năm một cõi đi về”…  Những từ được dùng trong một cấu trúc câu mà không dùng lý để suy luận. Vẫn là những từ ngữ của  đời nhưng Trịnh Công Sơn đã dùng như người họa sĩ dùng chất liệu để đưa chúng đi xa hơn, làm nên một bức tranh siêu thực, ẩn dụtượng trưng, lãng mạn, ấn tượng… khiến cho người nghe có thể cảm thụ được nhiều hơn “ chiều kích” cụ thể của ngôn từ  khi cho chúng đứng chung thành một tổ hợp câu. … Âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã tác động, ngay cả khi trình tấu không lời, nhưng ca từ cũng để lại ấn tượng sâu đậm không kém trong tâm khảm, sẻ chia và an ủi được nhiều thế hệ, tầng lớp công chúng. Không tưng bừng, cũng không ảo não, nặng ưu tư mà không riết róng. Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn đã làm tiếng Việt phong phú lên rất nhiều khi ông kết hợp từ làm nên một từ mới đa nghĩa hơn, tinh túy hơn có trường liên tưởng rộng hơn.”

Kỷ niệm về anh Trịnh Công Sơn

Trước hôm anh Trịnh Công Sơn mất, có anh Trịnh Xuân Ấn ở Đắk Lắk đi xe đò rủ tôi về gấp thăm anh Sơn đang nằm viện. Tôi bận việc không đi được nên nhờ anh Ấn mang về biếu anh Sơn chai rượu quý  lấy từ bàn thờ cha mẹ tôi để anh mời bạn. Không ngờ, đó là những ly rượu cuối  cùng mà anh chia với người thân trước khi anh đi vào cõi vĩnh hằng.

Đêm thiêng Trịnh Công Sơn 1 tháng 4 năm 2012, năm 2012, đêm mà tôi đã thức gần trọn để đánh máy lại và đưa lên mạng Bài ca Trường Quảng Trạch của thầy Trần Đình Côn, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường. Trịnh Công Sơn là anh đầu trong một gia đình đông con. Mẹ anh là bà Lê Thị Quỳnh người Quảng Trạch. (Cha anh là ông Trịnh Xuân Thanh đi lính Pháp ngành tình báo, bị tử nạn xe hơi do chính xe của quân đội Pháp gây ra. Cái chết của cha và sự vất vả nuôi bảy người con của mẹ là nỗi ám ảnh thường trực của Trịnh Công Sơn. Em trai và chồng em gái anh Sơn ở trong quân lực Việt Nam cộng hòa nhưng người anh ruột của chồng em gái lại là chính ủy sư đoàn Điện Biên, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Huyền thoại Mẹ, gốc gác đầu đời của anh Sơn và những nốt nhạc nấc lên, yêu thương và cảm thông thân phận con người là từ chính đất này). Đó là kỷ niệm làm tôi nhớ mãi, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường.

Thầy Nguyễn Lân Dũng, vị giáo sư già đáng kính của chúng tôi, đã trân trọng chép bài viết “Để bắt đầu một hồi ức” của Trịnh Công Sơn và cẩn thận chọn hình của Người đưa vào một trang riêng. Đó là Cõi thiêng Trịnh Công Sơn trong lòng Thầy và bạn hữu.Tôi xin phép Thầy chép chung về trang này để mọi người cùng đọc. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Nguyễn Thụy Kha, nhà văn Đoàn Tử Huyến đã làm tuyển tập “Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một cõi đi về” và cũng làm trang giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc trên FaceBook. Trang www.trinhcongson.com là nơi tích trữ những tài liệu sáng tác của và về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để những người yêu thích ông có cơ hội thưởng thức những tác phẩm của ông và biết hơn về con người của ông. Biết bao nhiêu người tưởng nhớ về Trịnh, mỗi người nhớ theo cách riêng của mình.

Cõi riêng Trịnh Công Sơn
ĐỂ BẮT ĐẦU MỘT HỒI ỨC
Trịnh Công Sơn

 

TrinhCongSon1

 

Viết hồi ký về đời mình là quyền của mỗi con người. Ai cũng muốn ghi lại những kỷ niệm buồn, vui trong đời. Tuy nhiên cũng có những hồi ký tự thuật và những tường trình về đời mình có tính cách thiếu khiêm tốn và đôi khi không gần gũi với sự thật lắm. Ðiều đó dễ dẫn ta đi vào một thứ trận đồ bát quái tâm linh, không có thật. Tôi rất ngại nói về mình mặc dù đã có nhiều cơ sở xuất bản trong và ngoài nước đề nghị viết về một quá trình khá dài trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Cái tôi đáng ghét (Le moi est haissable) nhưng cái tôi cũng có lúc đáng yêu vì cái tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời.

Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn.

Ai cũng biết cuộc đời này là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa. Phút ấy không biết còn ai nhớ ai nữa không trên mặt đất trần gian này.

Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng do một khúc quanh nào đó của số phận. Thời trẻ tôi học võ và chơi những môn điền kinh. Sau một cơn bệnh nặng kéo dài hơn hai năm do tập dợt judo với người em trai và bỗng nhiên muốn bày tỏ một điều gì đó với cuộc đời. Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian.

Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người.

Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả.

 

TrinhCongSon2
TrinhCongSon3
TrinhCongSon4
TrinhCongSon5
TrinhCongSon6
TrinhCongSon7
TrinhCongSon8
TrinhCongSon9

 

Ảnh nguồn: Blog Giáo sư NGND Nguyễn Lân Dũng

Tôi đúc kết ở chốn này Cõi thiêng Trịnh Công Sơn lắng đọng cho riêng mình cũn

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 19 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365 Trịnh Công Sơn lắng đọng; Nam tiến của người Việt; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn. Ngày 19 tháng 3 năm 1873, Quân Pháp đánh chiếm Hưng Trung doanh, kết thúc Khởi nghĩa Bảy Thưa diễn ra trên địa bàn An Giang, Nam Kỳ. Ngày 19 tháng 3 năm 1873, ngày mất của Trần Văn Thành, chủ soái và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa trong lịch sử Việt Nam (Hình Tượng đài Trần Văn Thành tại thị trấn Cái Dầu, Châu Phú, An Giang).  Ngày 19 tháng 3 năm  1279, Ngày kết thúc triều Minh, mở đầu triều Nguyên ở Trung Quốc.Quân Nguyên thắng Nam Tống ở trận Nhai Môn, Thừa tướng Lục Tú Phu ôm Tống đế Bính nhảy xuống biển tự vẫn; triều Nguyên thống nhất Trung Quốc.  Bài chọn lọc ngày 19 tháng 3: Trịnh Công Sơn lắng đọng; Nam tiến của người Việt; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Hữu Loan thơ Hoa Lúa; Hoa Lúa; Chùa Giáng giữa đồng xuân; Lộc xuân; Lộc xuân Mẹ và Em; Lão Mai Đinh Đình Chiến; Cách mạng sắn Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Bài thơ viên đá thời gian, Thầy Quyền thâm canh lúa; Trần Công Khanh ngày mới; Đi bộ trong đêm thiêng; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-3/

 

 

TRỊNH CÔNG SƠN LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Trang viết Trịnh Công Sơn lắng đóng là chắt lọc thông tin ít biết. Sự thật lịch sử chỉ có một nhưng viết về sự thật lịch sử và nghiên cứu lịch sử cần suy nghiệm nhiều nguồn thông tin với các góc nhìn khác nhau để tìm về đúng sự thật.Bài viết này góp phần tìm hiểu năm nội dung chính 1) Đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan, Hồ Lắk và quê Trịnh; 2) Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn; 3) Tác phẩm và di sản Trịnh Công Sơn; 4) Kỷ niệm về anh Trịnh Công Sơn; 5) Cõi riêng Trịnh Công Sơn Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 12 năm 1939, mất ngày 1 tháng 4 năm 2001 Di sản của người nghệ sĩ tài hoa này là Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”.
https://youtu.be/ncHCI-QLV0A

 

Đình Lạc Giao

 

Đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan, Hồ Lắk và quê Trịnh

Trịnh Công Sơn sinh ra và lớn lên tại cao nguyên Lạc Giao, xã Lạc Giao, nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.Quê nội của ông ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trịnh Công Sơn lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. Trịnh Công Sơn có quê ngoại ở Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Chúng tôi về thăm đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan. hồ Lắk và quê Trịnh trong chuyến công tác ở Trường Đại học Tây Nguyên, qua sự liên hệ với anh Trịnh Xuân Ấn, quê ở Ban Mê Thuột, là con chú ruột của anh Trịnh Công Sơn.

 

DaoDuyTu6

 

Đình Lạc Giao là một ngôi đình thờ thành hoàng theo tập quán người Việt và là một di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đình Lạc Giao là nơi thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Thành Hoàng bản thổ, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân thu nhị kỳ, đó cũng là nơi thờ cụ Phan Hộ vị tiên hiền đã có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao. Đình nằm tại ngã tư giữa đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đình Lạc Giao chính điện có hai câu đối. Phía bên nhà tiếp khách có bày chứng tích nhưng thần phả thì vị trụ trì chỉ cho chúng tôi sang tìm ở Chùa Khải Đoan, và hình như vẫn đang lưu ẩn trong một câu chuyện dài.

Chùa Khải Đoan là ngôi chùa được xây dựng lần đầu tiên và lớn nhất không chỉ ở thành phố Buôn Ma Thuột mà còn của cả tỉnh Đắk Lắk. Chùa Khải Đoan nằm tại phường Thống Nhất, trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, được vua Bảo Đại cho xây dựng là làm lễ khánh thành năm 1951. Chùa được bà đức Từ Cung Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại làm chủ,  bà Nam Phương Hoàng Hậu quản lý, nhưng việc trực trông nom thi công là bà Bùi Mộng Điệp, một phi tần của vua Bảo Đại. Khi vua Bảo Đại lập Hoàng triều Cương thổ trên phần đất Tây Nguyên của Việt Nam, ông đã cử bà Bùi Mộng Điệp lên Buôn Mê Thuột để giúp vua giữ đất Hoàng triều Cương thổ. Bà Bùi Mộng Điệp tuy làm vợ thứ, tuy không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên được Đức Từ Cung ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ tại chùa này, vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo Chùa Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến và cũng là ngôi chùa lần đầu có ở Cao Nguyên gần Đình Lạc Giao và cũng là vùng đất nôi sinh thành của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu, cũng còn một nghĩa khác là thờ “vọng” thủy tổ Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, tổ nghiệp Nhà Nguyễn. Chùa Khải Đoan ngày 5 tháng 4 năm 2012 bắt đầu đặt viên đá trùng tu lại và xây dựng thêm và hiện được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên chính điện cũ. Đó là nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk, và là điểm du lịch không thể bỏ qua ở Buôn Ma Thuột.

Đến với Tây Nguyên mới, chúng ta hãy đến với nơi sinh thành của người nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn gần chùa Khải Đoan và Đình Lạc Giao là chốn cõi thiêng Trịnh Công Sơn . Tài liệu chọn và hành hương mới này giúp bạn đọc thăm Người và ngưỡng mộ một tâm hồn trong như ngọc. Một tâm hồn biết bao dung, độ lượng với đời nên đã viết được những bản nhạc, lời thơ và tản văn rung động lòng người đến vậy. Câu chuyện kể dưới đây mời bạn đọc kỹ hơn Trịnh Công Sơn lắng đọng bằng vách những điều sâu xa ẩn giữa hai dòng chữ khi mà Trịnh Công Sơn và gia đình anh đi giữa hai lằn đạn nhiều điều sự thật ẩn khuất chưa thể nói hết.

 

 

Thăm Đình Lạc Giao và chùa Khải Đoan, từ phải sang trái có giáo sư nhà giáo nhân dân Trần Văn Minh cựu hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế với giáo sư Trần Ngọc Ngoạn cựu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Nguyên, tiến sĩ Hoàng Kim nghiên cứu viên chính và giảng viên chính về cây lương thực với tiến sĩ sắn Nguyễn Thị Trúc Mai.

 

HoLak01
HoLak

 

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Hồ Lắk xung quanh có những dãy núi lớn được bao quanh bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông, nằm cạnh hồ này.  Người dân địa phương dùng thuyền độc mộc đi lại trên hồ. Voi đưa du khách đi tham quan hồ. Dinh Bảo Đại ở thành phố và tại hồ Lắk là khá đẹp, trữ tình, và có tầm nhìn.
Ông cố vấn Ngô Đình Nhu (1010-1063) một nhà chiến lược, nói về vua Bảo Đại, một lời đánh giá ngắn và sắc sảo: “Ai trong hoàn cảnh Bảo Đại cũng khó làm được tốt hơn“. Nhà cũ của anh Trịnh ra sao và những câu chuyện riêng tư tôi sẽ dành kể bạn nghe trong một dịp khác. Anh Trịnh Xuân Ấn nói những lời tâm đắc và tôi muốn dừng lại ở những thông tin đã được hiệu đính này. Chuyến hành hương về nơi sinh thành của Trịnh, gặp người thân của Trịnh, tôi đắm mình trong nhạc Trịnh tại nơi thủ phủ cà phê Tây Nguyên, ngắm hồ Lăk chiều tà, thuyền độc mộc, voi hồ Lăk, nghĩ về
ngọn nến Hoàng Cung, nhạc Trịnh và thân phận con người. Các nhà khảo cổ Slovenia, nghe nói, đã tìm thấy một nửa còn lại của chiếc thuyền độc mộc 2.000 năm tuổi lớn nhất thế giới trên sông Ljubljanica ở thủ đô Ljubljana. Đăk Lắk là chốn sinh thành của Trịnh, quê hương thứ ba của ông sau quê mẹ Quảng Bình và quê cha ở Huế. Thuyền độc mộc và voi là phương tiện đi hồ Lắk và trưng bày tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Sông Srepok với Tây Nguyên là vỉa sâu văn hóa,

Thuyền độc mộc am Ngọa Vân, tôi nối vần thơ anh Trịnh Tuyên ở chính nơi này.

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

 

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

 

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

Hồ Lắk Đình Lạc Giao, Chùa Khải Đoan,nhạc Trịnh là cầu nối lịch sử, địa chính trị và văn hóa Tây Nguyên. (Anbum ảnh tư liệu Hoàng Kim ở đây)

 

Trịnh Công Sơn, Bữu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh Internet)

 

Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh Internet)

Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn

Sách viết về Trịnh Công Sơn hiện có trên 10 quyển và một khối lượng lớn các bài báo viết về tác phẩm và di sản. Thông tin về cuộc đời, gia đình và tuổi thơ của Trịnh Công Sơn, tiếc rằng hiện vẫn còn nhiều khoảng trống cần tìm hiểu. Tiểu sử Trịnh Công Sơn trên Liên Thành, vnexpress, người nổi tiếng, facebook, … đều quá vắn tắt: Nơi sinh: tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao, hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Quê quán: làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây; anh em gồm … mà còn thiếu rất nhiều thông tin được kiểm chứng.

Thấu hiểu cuộc đời và nhân cách của Trịnh Công Sơn, chúng ta mới có thể cảm thông và hiểu sâu Nhạc Trịnh. Một cõi đi về, Cát bụi, Để gió cuốn đi, Huyền thoại Mẹ,… đều là những tiếng nấc, tiếng lòng thẳm thẳm của một kiếp người mà Trịnh thấu hiểu về đời mẹ, đời cha, đời của các anh em, người thân chung máu mủ gia đình nhưng li tán ở các chiến tuyến khác nhau, những khống chế, rình rập, vây bủa, tranh chấp của các thế lực trên thân phận con người mà gia đình của chính Trịnh Công Sơn là người trong cuộc. Tôi thầm lặng thu thập tư liệu và chỉ mới tuyển chọn và tổng hợp về Trịnh Công Sơn ở những thông tin chừng mực và đợi bổ sung kiểm chứng thêm tư liệu.

Trong các tư liệu chắt lọc có bài viết đặc sắc và sâu lắng “Trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn” của cựu đại tá Nguyễn Mâu,  trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt của Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn: “Chúng tôi xin phép anh linh Trịnh Công Sơn được gọi anh bằng anh như thuở nào. Chúng tôi nói thẳng ở đây rằng giữa chúng tôi không có tình thâm giao nhưng rất hiểu nhau và kính trọng nhau. Thật dễ hiểu: làm sao là bạn thân được khi một người là nhân viên công an rình rập dòm ngó anh và anh lại là một nghệ sĩ có tâm hồn đang đau nhức với cái đau nhức của dân tộc và sáng tác vì cái đau nhức ấy…”. “Anh ấy đã ra đi nhưng bao vấn nạn còn để lại. Chúng tôi đã thực lòng viết ra đây về anh ấy, nhân danh một cựu nhân viên tình báo đã từng bới xới tìm hết tì vết của anh để truy tố. Anh ấy đã nằm xuống và đã trở thành vô hiệu hóa tòa án, công tố, bị can, biện hộ. Tất cả nay trong quyền xét đoán vì văn học sử của mỗi độc giả. Chúng tôi giang tay và cúi đầu thật thấp cầu nguyện chỉ mong linh hồn anh tìm được sự an nghỉ chốn vĩnh hằng”.

Vượt lên trên những chứng cớ “bên ni”, “bên tê”  “Trịnh Công Sơn và những hoạt động cộng sản nằm vùng” “Biến động miền Trung” :”Trò chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan về những “hũ mắm thúi” của cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành ở Mỹ“. Bài viết của ông Nguyễn Mâu in trong quyển sách của ông nhan đề NDB – Ngành Đặc Biệt (The Special Branch) xuất bản vào năm 2007. Người giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Mâu tên là Lê Xuân Nhuận – đại tá Trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt Vùng II chiến thuật. Trong lời giới thiệu, ông Nhuận cho biết đã đọc cả hai bài viết về Trịnh Công Sơn của Liên Thành và của Hoàng Phủ Ngọc Phan và nói rõ: “Nhận định và quyết định của ông Nguyễn Mâu đối với Trịnh Công Sơn chính là thái độ và biện pháp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối với nhạc sĩ ấy, ở cấp cao nhất trong toàn quốc (VNCH) và trong thời gian ông Nguyễn Mâu cầm đầu ngành tình báo này.”

Tác phẩm và di sản Trịnh Công Sơn

Nhà văn Ngô Minh đã viết trong “Quà tặng xứ mưa”  “Nhớ Trịnh Công Sơn” : “Trịnh Công Sơn là thiên tài âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX . Di sản âm nhạc Trịnh Công Sơn là vô giá , mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam. Bảy năm Trịnh Công Sơn về “với cát bụi”, đã có hơn 10 cuốn sách viết về ông, cuốn mới nhất là tập bút ký “ Cây đàn lia của Hoàng tử be” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được  Nhà xuất bản Trẻ ấn hành đầu năm 2005. Âm nhạc Trịnh ngày càng lay động chiều sâu tâm thức hàng chục triệu người. Đã là người Việt, từ già đến trẻ không ai không hát Trịnh ,  không gia đình nào không có trong nhà một băng hay đĩa nhạc Trịnh ….Sống trong đời sống .Cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không ? Để gió cuốn đi. Để gió cuốn đi… Không chỉ ở Việt Nam, âm nhạc Trịnh Công Sơn cũng ngày càng chinh phục thế giới . Ngay từ năm 1972, Trịnh Công Sơn đã được Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con, trong Ca khúc Da vàng, qua giọng hát Khánh Ly, phát hành trên 2 triệu đĩa . Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển Bách khoa Pháp “ Encyclopédie de tous les pays du momde”. Nhạc Trịnh đã có mặt tại nhiều nước Châu Á, châu Âu, Châu Mỹ… Có một chàng trai người Đức mang họ Trịnh luôn cùng mới bạn bè hát Trịnh Công Sơn; Có một cô gái Nhật Bản năm nào cũng sang Việt Nam để viếng mộ Trịnh …Đặc biệt , ngày 3-2-2004, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York đã công bố “Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới” (WPMA). Sáu tên tuổi âm nhạc nổi tiếng thế giới được giải thưởng lần này là Bob Dylan , Conuntry Joe & the Fish, Hary Belafonte, Joan Baez, Peter, Paul & Mary và Trịnh Công Sơn. WPMA tôn vinh những người đã đem âm nhạc của mình cống hiến cho cuộc đấu tranh vì hòa bình và nhân đạo trên thế giới. Đây là sự kiện âm nhạc quốc tế lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay! Kể từ ca khúc đầu tiên Ướt mi công bố năm 1959 ,trải  40 năm sáng tác, Trịnh Công Sơn đã để lại gia sản trên 600 ca khúc lay động lòng người .” “Người ta chia ca khúc Trịnh thành “ ba dòng” : Dòng trữ tình, dòng phản chiến và dòng giải thoát bản ngã!. Lý thuyết là thế , nhưng tôi nghĩ dưới góc nhìn “hòa bình và nhân đạo” thì hầu như ca khúc nào của Trịnh cũng là vút lên từ tận cùng sâu thẳm của tình yêu cuộc sống và nỗi đau  phận người . Đó chính là tầm cao , sự vĩnh cửu của âm nhạc Trịnh”.Lần ra Huế dự “ Đêm nhạc Trịnh Công Sơn quyên góp tiền giúp trẻ em nghèo học giỏi”, anh Sơn nâng cùng anh em chén rươụ Chuồn, tâm sự :” Trong lời bài hát của mình không có một từ nào về các địa danh của Huế, nhưng toàn bộ âm nhạc của mình chính là Huế đấy, Huế của kiếp người…”. Vâng, trên 600 ca khúc của Trịnh Công Sơn để lại là một phần của Di sản văn hóa Huế , tồn tại mãi với thời gian…Âm nhạc Trịnh Công Sơn là âm nhạc vì con người nên ở lại mãi với hồn người, không biên giới, “cao hơn mọi thành kiến trên đời “ ( chữ Anh Ngọc) . Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc là sự tôn vinh ở tầm cỡ thế giới về Di sản âm nhạc của Trịnh . Đây cũng là sự tôn vinh một nhân cách sống và bản lĩnh sáng tạo của một thiên tài âm nhạc.

 

TringCongSon_anhDuongMinhLong

 

Ca từ nhạc Trịnh có đặc trưng tinh tế, hồn nhiên, gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nhạc sĩ Văn Cao nhận xét: “Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra” Phạm Duy  bình luận “…toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại”, và Trịnh Công Sơn tự nhận xét: “Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc” (Trích dẫn bởi Trần Hữu Thục: Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn). “Cảm nhận ca từ Trịnh Công Sơn” ảnh Dương Minh Long, tác giả Trần Thị Trường đánh giá: …âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức “công phá” rất lớn, công phá mềm, nó khiến cho tâm hồn rung động, vùng mờ của trí não được mở ra…  âm nhạc của Trịnh nghe mãi cũng khó chán, càng nghe càng có thể phát hiện thêm vẻ đẹp sâu sắc của ca từ, càng nghe càng nhận ra sự tinh túy của xúc cảm trong từng lớp ngữ nghĩa…”Gọi nắng trên vai em gầy / Đường xa áo bay… Áo xưa dù nhàu vẫn xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” (Hạ Trắng); … Hay: “trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, gọi suốt trăm năm một cõi đi về”…  Những từ được dùng trong một cấu trúc câu mà không dùng lý để suy luận. Vẫn là những từ ngữ của  đời nhưng Trịnh Công Sơn đã dùng như người họa sĩ dùng chất liệu để đưa chúng đi xa hơn, làm nên một bức tranh siêu thực, ẩn dụtượng trưng, lãng mạn, ấn tượng… khiến cho người nghe có thể cảm thụ được nhiều hơn “ chiều kích” cụ thể của ngôn từ  khi cho chúng đứng chung thành một tổ hợp câu. … Âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã tác động, ngay cả khi trình tấu không lời, nhưng ca từ cũng để lại ấn tượng sâu đậm không kém trong tâm khảm, sẻ chia và an ủi được nhiều thế hệ, tầng lớp công chúng. Không tưng bừng, cũng không ảo não, nặng ưu tư mà không riết róng. Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn đã làm tiếng Việt phong phú lên rất nhiều khi ông kết hợp từ làm nên một từ mới đa nghĩa hơn, tinh túy hơn có trường liên tưởng rộng hơn.”

Kỷ niệm về anh Trịnh Công Sơn

Trước hôm anh Trịnh Công Sơn mất, có anh Trịnh Xuân Ấn ở Đắk Lắk đi xe đò rủ tôi về gấp thăm anh Sơn đang nằm viện. Tôi bận việc không đi được nên nhờ anh Ấn mang về biếu anh Sơn chai rượu quý  lấy từ bàn thờ cha mẹ tôi để anh mời bạn. Không ngờ, đó là những ly rượu cuối  cùng mà anh chia với người thân trước khi anh đi vào cõi vĩnh hằng.

Đêm thiêng Trịnh Công Sơn 1 tháng 4 năm 2012, năm 2012, đêm mà tôi đã thức gần trọn để đánh máy lại và đưa lên mạng Bài ca Trường Quảng Trạch của thầy Trần Đình Côn, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường. Trịnh Công Sơn là anh đầu trong một gia đình đông con. Mẹ anh là bà Lê Thị Quỳnh người Quảng Trạch. (Cha anh là ông Trịnh Xuân Thanh đi lính Pháp ngành tình báo, bị tử nạn xe hơi do chính xe của quân đội Pháp gây ra. Cái chết của cha và sự vất vả nuôi bảy người con của mẹ là nỗi ám ảnh thường trực của Trịnh Công Sơn. Em trai và chồng em gái anh Sơn ở trong quân lực Việt Nam cộng hòa nhưng người anh ruột của chồng em gái lại là chính ủy sư đoàn Điện Biên, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Huyền thoại Mẹ, gốc gác đầu đời của anh Sơn và những nốt nhạc nấc lên, yêu thương và cảm thông thân phận con người là từ chính đất này). Đó là kỷ niệm làm tôi nhớ mãi, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường.

Thầy Nguyễn Lân Dũng, vị giáo sư già đáng kính của chúng tôi, đã trân trọng chép bài viết “Để bắt đầu một hồi ức” của Trịnh Công Sơn và cẩn thận chọn hình của Người đưa vào một trang riêng. Đó là Cõi thiêng Trịnh Công Sơn trong lòng Thầy và bạn hữu.Tôi xin phép Thầy chép chung về trang này để mọi người cùng đọc. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Nguyễn Thụy Kha, nhà văn Đoàn Tử Huyến đã làm tuyển tập “Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một cõi đi về” và cũng làm trang giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc trên FaceBook. Trang www.trinhcongson.com là nơi tích trữ những tài liệu sáng tác của và về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để những người yêu thích ông có cơ hội thưởng thức những tác phẩm của ông và biết hơn về con người của ông. Biết bao nhiêu người tưởng nhớ về Trịnh, mỗi người nhớ theo cách riêng của mình.

Cõi riêng Trịnh Công Sơn
ĐỂ BẮT ĐẦU MỘT HỒI ỨC
Trịnh Công Sơn

 

TrinhCongSon1

 

Viết hồi ký về đời mình là quyền của mỗi con người. Ai cũng muốn ghi lại những kỷ niệm buồn, vui trong đời. Tuy nhiên cũng có những hồi ký tự thuật và những tường trình về đời mình có tính cách thiếu khiêm tốn và đôi khi không gần gũi với sự thật lắm. Ðiều đó dễ dẫn ta đi vào một thứ trận đồ bát quái tâm linh, không có thật. Tôi rất ngại nói về mình mặc dù đã có nhiều cơ sở xuất bản trong và ngoài nước đề nghị viết về một quá trình khá dài trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Cái tôi đáng ghét (Le moi est haissable) nhưng cái tôi cũng có lúc đáng yêu vì cái tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời.

Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn.

Ai cũng biết cuộc đời này là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa. Phút ấy không biết còn ai nhớ ai nữa không trên mặt đất trần gian này.

Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng do một khúc quanh nào đó của số phận. Thời trẻ tôi học võ và chơi những môn điền kinh. Sau một cơn bệnh nặng kéo dài hơn hai năm do tập dợt judo với người em trai và bỗng nhiên muốn bày tỏ một điều gì đó với cuộc đời. Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian.

Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người.

Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả.

 

TrinhCongSon2
TrinhCongSon3
TrinhCongSon4
TrinhCongSon5
TrinhCongSon6
TrinhCongSon7
TrinhCongSon8
TrinhCongSon9

 

Ảnh nguồn: Blog Giáo sư NGND Nguyễn Lân Dũng

Tôi đúc kết ở chốn này Cõi thiêng Trịnh Công Sơn lắng đọng cho riêng mình cũng là chỗ để bạn đọc đến thăm Người và ngưỡng mộ một tâm hồn trong như ngọc. Một tâm hồn biết bao dung, độ lượng với đời nên đã viết được những bản nhạc, lời thơ và tản văn rung động lòng người đến vậy.

Hoàng Kim

 

 

NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT
Hoàng Kim, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long

Nam tiến là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời đã cho chúng ta dẫn liệu toàn cảnh lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Hành trình Nam tiến kéo dài trên 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2016) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.

Tác phẩm”Nỗi niềm Biển Đông”của nhà văn Nguyên Ngọc dẫn lời của giáo sư Đào Duy Anh là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc và động lực Nam Tiến:

Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩa không chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn.

Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm  này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả …   Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.

Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”.  Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.

 Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật  còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.

 

Nam Tien cua nguoi Viet 2

 


Nam Tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay được chia làm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 từ năm 1009 khởi đầu nhà Lý  cho đến năm 1525 khởi đầu nhà Mạc, trãi Đinh, Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407),  Nhà Lê sơ (1428-1527). Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành.Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.

Giai đoạn 2 từ năm 1526 khởi đầu nhà Mạc của nước Đại Việt đến năm 1693 kết thúc việc sáp nhập Chiêm Thành vào Đại Việt và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Thời kỳ này trãi từ Nhà Mạc (1527- 1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh,  nhà Tây Sơn (1778- 1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804-1839). Bản đồ cương vực màu  xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến đèo Cù Mông tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên  thuộc Đàng Trong, Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm  Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo .

Giai đoạn 3 từ năm 1839 cho đến nay, bao gồm:  Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839- 1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).

 

 

Đặc trưng cương vực giai đoạn 1 là Sông Giang làm cực Nam của Đằng Ngoài khi chân chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách  bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt.

Đặc trưng cương vực giai đoạn 2 là Núi  Đại Lãnh và núi đá Bia tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt.

Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi vua thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành  tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt. Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam. Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với ba lần hôn phối một lần thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và hai lần thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa và Ngọc Vạn Công Chúa), với chín lần chiến tranh lớn  nhỏ đã hòa máu huyết người Việt với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên thực hiện công cuộc “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam và sau trở thành nước Việt Nam như ngày nay.

Đặc trưng cương vực giai đoạn 3 là vị thế nước Việt Nam độc lập toàn vẹn ngày nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho một nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.

CHỐN TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT

Việt Nam nôi người Việt là vùng đất Rồng Tiên Văn Lang và Việt Thường xưa. Đất Rồng là Tam giác châu Bắc Bộ, chốn tổ nghề lúa Việt Nam và Thế giới; non Tiên là đất Việt Thường.

 

 

Vùng tam giác châu Bắc Bộ với ba đỉnh Việt Trì, Ninh Bình, Quảng Ninh, có trọng tâm là Hoàng Thành Thăng Long, thủ đô Hà Nội ngày nay. Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội với Hưng Yên, Cổ Loa là địa danh nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc Việt đặc biệt quan trọng . Giáo sư Trần Quốc Vượng tại lời tựa sách “Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình” do Trương Đình Tuyển chủ biên (Nhà Xuất bản Thế Giới, Hà Nội, xuất bản năm 2004, 678 trang) đã trích dẫn Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi nói về địa thế hiểm yếu của non sông Việt:

Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Đỉnh thứ nhất của tam giác châu Bắc Bộ ở đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì ở Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở tả ngạn sông Hồng, bên kia là huyện Ba Vì, Hà Nội. Việt Trì là thành phố địa chính trị văn hóa lịch sử Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng, cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc). Việt Trì cũng là thành phố ngã ba sông nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô, sông Đà thành sông Hồng.

Đỉnh thứ hai của tam giác châu Bắc Bộ ở núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Việt Trì nối với Quảng Ninh là dải Tam Đảo nối 99 ngọn Nham Biền với dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc”, bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Đỉnh thứ ba của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ ở núi Mây Bạc của Dãy núi Tam Điệp thuộc khu vực Tam Điệp–Tràng An của ba tỉnh  Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Dãy núi Tam Điệp là dải núi cuối cùng của dãy núi Ba Vì từ đỉnh tam giác châu Tản Viên, Việt Trì rồi 99 ngọn chạy dọc sông Đáy, sông Hoàng Long mà tới vùng Thần Phù Nga Sơn đâm ra gần sát biển theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây cũng là vùng quần thể di sản thế giới Tràng An nơi có chùa Bái Đính là quần thể chùa có nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á

 

 

Sông Hoàng Long chảy hoài
Hoàng Kim

Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức Minh Không.

Dãy núi Tam Điệp, sông Hoàng Long và khu vực Tam Điệp Tràng An là nôi loài người Việt cổ thuộc nền văn hóa Tràng An thời kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hòa Bình. Vùng đất này là chốn tổ của nghề lúa châu Á và Thế Giới. Dãy núi Tam Điệp , sông Hoàng Long cắt ngang vùng đồng bằng duyên hải thành hai phần châu thổ sông Hồng và sông Mã nên nó được xem là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung. Dãy núi Tam Điệp là bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình Thanh Hoá và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Bắc vào Nam, đường bộ qua đèo Tam Điệp, đường thuỷ qua cửa Thần Phù. Dãy núi Tam Điệp chứa đựng nhiều giá trị địa chính trị, lịch sử, văn hóa với vai trò là nôi người Việt tiền sử, với những danh thắng và phòng tuyến quân sự rất nổi tiếng như cửa Thần Phù, phòng tuyến Tam Điệp, rừng Cúc Phương, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, núi Cao Sơn, động Người Xưa, hang Con Moong,…

Dãy núi Tam Điệp nối liền với Dãy núi Trường Sơn (trong tiếng Lào là Phu Luông) là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km. Dãy núi Trường Sơn tiếp nối với dãy núi Ba Vì và Dãy núi Tam Điệp , bắt đầu từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã. Dãy núi Trường Sơn là xương sống để nối liến hình thế Bắc Nam liền một giải.

 

 

DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT
Hoàng Kim

Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.

Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.

“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.

Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)

Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.

Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (2)
đến Hạ Long,
Hương Sơn,
Phong Nha,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Nha Trang,
Đà Lạt.

Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.

1) Đào Duy Anh
2) Nguyễn Trãi  

 

Ảnh

 

Câu chuyện ảnh tháng Ba
THĂM VĂN MIẾU TRẤN BIÊN
Hoàng Kim

Bạn cũ Lớp Trồng Trọt 2C, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng nhau về  dâng hương ở Văn miếu Trấn Biên Đồng Nai. Chúng tôi lưu lại một số hình ảnh và địa chỉ liên lạc với vài ghi chép bước đầu về nơi này…

Văn miếu Trấn Biên huyền thoại

 

Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh

 

Lớp Trồng Trọt 2C thương quý

 

Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh

 

Sông Đồng Nai thao thiết chảy

Sông Đồng Nai là con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km². Dòng sông này đi qua cù lao Phố nơi Văn miếu Trấn Biên huyền thoại mà ngày xuân lớp chúng tôi đã tìm về để ghi nhớ ân đức tổ tiên … Dòng sông độ lượng đỏ nặng phù sa của mùa mưa lũ . Chảy đi sông ơi ! bài hát ngân vang trong lòng ta dòng sông quê hương thao thiết chảy.

Hình ảnh gia đình nông nghiệp ảnh mới http://giadinhnongnghiep.wordpress.com

Câu chuyện ảnh tháng Ba
VỀ THĂM THẦY BẠN CŨ
Hoàng Kim

 

 

Dạy và học ĐHNLHCM
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC,CÂY LƯƠNG THỰC

Câu chuyện ảnh tháng Ba
NĂM GIỐNG SẮN MỚI TẠI PHÚ YÊN
Hoàng Kim

 

 

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang ba/
Video và hình ảnh thu hoạch sắn mới ở Sông Hinh
19 tháng 3, 2015
https://youtu.be/XDM6i8vLHcI

xem tiếp Năm giống sắn mới tại Phú Yênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nam-giong-san-moi-tai-phu-yen/

 

 

Câu chuyện ảnh tháng Ba
CHUYỆN ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

Suốt đời chuyên một việc
Cây Lương Thực Việt Nam
Thung dung Dạy và Học
Hoa Đất Ngọc Phương Nam
..
Nhớ Thầy Tôn Thất Trình
Chiếc bàn Thầy lưu lại
Góc phải nhà chữ U
“Dĩ nông vi bản ” đấy.

Tới thầy Lê Minh Triết
Giảng dạy ba mươi năm
Cây Lương thực Việt Nam
HoàngKim vui về đấy

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay

Bố hưu con về dạy (*)
Nguyên, Long nối nghiệp nhà
Cùng thầy hiền bạn quý
Chăm đất lành nở hoa

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng

(*) Hoàng Kim đã cập nhật ảnh đại diện của anh ấy. 19 tháng 3, 2011 lúc 23:44 ,Cám ơn Face Book đã lưu ảnh ngày này năm xưa, Hoang Long nay vui về đấy, tiếp nối dạy và học Cây Lương thực — tại Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-ba/.

 

 

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích https://www.youtube.com/embed/ncHCI-QLV0A?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Nhạc Trịnh Công Sơn
Giúp bà con cải thiện mùa vụ (Video Long Phu ở Lào)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20206
Nhập ngày : 19-03-2021
Điều chỉnh lần cuối : 19-03-2021

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 2(02-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 1(31-01-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 1(30-01-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 1(29-01-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 1(29-01-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 1(27-01-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 1(26-01-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 1(25-01-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 1(25-01-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 1(23-01-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007