Số lần xem
Đang xem 8378 Toàn hệ thống 18786 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.
Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không thay đổi được, không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.
Ngày nay, Tây Nguyên mới đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, (dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây) theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).
Bảo tồn và phát triển là bài toán khó, mọi thời đều phải đối mặt . Đến với Tây Nguyên mới, đọc lại và suy ngẫm:(Hoàng Kim)
Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.
Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.
Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.
Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới. “Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.
Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.
“Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.
Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.
Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.
Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.
Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.
Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.
Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”
Đến với Tây Nguyên mới Tôi bắt đầu ký ức bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn và tuổi thơ“.
”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. …
Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái … bước khởi đầu là phải tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.
Đến với Tây Nguyên mới của chúng tôi lần ấy là Bạch Mai và sắn Tây Nguyên. Chúng tôi may gặp bạn cố hương và gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác với những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại
Cánh cò ông Noel
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc
khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …
Cánh cò bay trong mơ
Ca dao em và tôi
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.‘
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
Nhà Minh Trung Quốc vin cớ “hưng Trần, cầm Hồ” đem 20 vạn quân đánh chiếm Đại Việt lần 1 và 80 vạn quân lần 2 do Trương Phụ, Mộc Thạnh sang chiếm Đại Việt để biến thành quận huyện của Trung Hoa. Trần Ngỗi là con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Đại tri châu Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Đặng Tất phá được tri phủ giặc là Đặng Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ và đánh chiếm núi An Đại Lệ Thủy tháng 6 năm 1408. Sau đó lại đại phá quân Minh ở trận Bồ Cô tháng 12 năm 1408, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung là con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị là con của Nguyễn Cảnh Chân tuy căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước. Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung thơ “Cảm hoài” là kiệt tác nói về nỗi lòng của bậc anh hùng trước thế sự buổi ấy
CẢM HOÀI
Đặng Dung
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Bản dịch Phan Kế Bính Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
Nguyễn Biểu ‘cỗ đầu người’ là hào khí Đông A, chuyện bi tráng tiếp nối.
Nguyễn Biểu người làng Nội Diên, xã Bình Hồ, huyện La Giang, sau đổi thành La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thi đỗ Thái Học Sinh (Tiến Sĩ) khoảng năm 1357 cuối đời nhà Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Đô Ngự Sử, cùng thời với Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị.
Khi quân Minh của Trương Phụ xâm chiếm nước ta, ông theo vua Trùng Quang mưu sự khởi nghĩa, khôi phục nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần thất cơ, binh bại, sai Nguyễn Biểu đi sứ, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai. Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!”, nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” (có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung
Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.
Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không thay đổi được, không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.
Ngày nay, Tây Nguyên mới đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, (dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây) theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).
Bảo tồn và phát triển là bài toán khó, mọi thời đều phải đối mặt . Đến với Tây Nguyên mới, đọc lại và suy ngẫm:(Hoàng Kim)
Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.
Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.
Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.
Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới. “Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.
Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.
“Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.
Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.
Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.
Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.
Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.
Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.
Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”
Đến với Tây Nguyên mới Tôi bắt đầu ký ức bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn và tuổi thơ“.
”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. …
Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái … bước khởi đầu là phải tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.
Đến với Tây Nguyên mới của chúng tôi lần ấy là Bạch Mai và sắn Tây Nguyên. Chúng tôi may gặp bạn cố hương và gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác với những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại
Cánh cò ông Noel
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc
khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …
Cánh cò bay trong mơ
Ca dao em và tôi
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.‘
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
Nhà Minh Trung Quốc vin cớ “hưng Trần, cầm Hồ” đem 20 vạn quân đánh chiếm Đại Việt lần 1 và 80 vạn quân lần 2 do Trương Phụ, Mộc Thạnh sang chiếm Đại Việt để biến thành quận huyện của Trung Hoa. Trần Ngỗi là con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Đại tri châu Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Đặng Tất phá được tri phủ giặc là Đặng Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ và đánh chiếm núi An Đại Lệ Thủy tháng 6 năm 1408. Sau đó lại đại phá quân Minh ở trận Bồ Cô tháng 12 năm 1408, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung là con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị là con của Nguyễn Cảnh Chân tuy căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước. Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung thơ “Cảm hoài” là kiệt tác nói về nỗi lòng của bậc anh hùng trước thế sự buổi ấy
CẢM HOÀI
Đặng Dung
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Bản dịch Phan Kế Bính Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
Nguyễn Biểu ‘cỗ đầu người’ là hào khí Đông A, chuyện bi tráng tiếp nối.
Nguyễn Biểu người làng Nội Diên, xã Bình Hồ, huyện La Giang, sau đổi thành La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thi đỗ Thái Học Sinh (Tiến Sĩ) khoảng năm 1357 cuối đời nhà Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Đô Ngự Sử, cùng thời với Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị.
Khi quân Minh của Trương Phụ xâm chiếm nước ta, ông theo vua Trùng Quang mưu sự khởi nghĩa, khôi phục nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần thất cơ, binh bại, sai Nguyễn Biểu đi sứ, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai. Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!”, nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” (có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” (còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông:
-Thử xem cắt lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không???
Kế đó, Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thuỷ triều lên cao dìm chết. Tấm gương anh hùng của Nguyễn Biểu còn chói lọi mãi đến ngàn thu. Cái chết của Nguyễn Biểu thật đau thương, nhưng oai phong của ông khiến người Minh phải khiếp đảm. Uy vũ ấy tồn tại mãi cùng thanh sử vậy.
Cỗ đầu người
Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem công chả phượng còn thua béo
Thịt gấu gan lân hẳn kém tươi
Cá lối lộc minh so có một
Vật bầy thỏ thủ bội hơn mười
Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời!
GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu
Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*).
Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.
Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?
Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1)Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang.
Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Giống khoai lang HOÀNG LONG
Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.
Chúng ta cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và nay anh đang thành “chuyên gia” giúp nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một thao thức …