Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1129
Toàn hệ thống 4262
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

Doiquandatnung

 

CHÀO NGÀY MỚI 29 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365 Trung Quốc một suy ngẫm Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Ngày 29 tháng 3 năm 1975, Chiến dịch Mùa Xuân 1975: Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Đà Nẵng, Chiến dịch Huế – Đà Nẵng kết thúc. Ngày 29 tháng 3 năm 1974, các nông dân tại Lâm Đồng, Tây An, Trung Quốc, phát hiện ra Đội quân đất nung (hình) được tùy táng cùng Tần Thủy Hoàng. Ngày 29 tháng 3 năm 1976 , Bay trên tổ chim cúc cu của đạo diễn Tomáš Forman trở thành phim thứ hai giành được cả năm giải Oscar chính trong một lễ trao giải Oscar. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 3: Trung Quốc một suy ngẫmNhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-3/

 

Note 18
TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

Hổ Khẩu trên Hoàng Hà Đại tuyết thành băng giá

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Trung Quốc một suy ngẫm

 

 

TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !

 

 

CẬU HOÀNG THÚC CẢNH 100 TUỔI
MỪNG SINH NHẬT EM CƯƠNG


Mừng em tuổi đã tám mươi xuân
Xứng đáng con nhà nặng nghiệp văn
Hai mươi năm tới còn tươi tắn
Chẳng khác gì anh – tuổi một trăm!
Anh Hoàng Thúc Cảnh.

Cháu
Hoàng Kim nối vần
NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ

Ảnh quý trăm năm thật tuyệt vời
Vui xưa Ông vịnh (*) tuổi tám mươi
Mừng nay Cậu Lớn thơ (**) Cậu Út
Trăm tuổi như anh thật phước ân

 

 

HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN
Hoàng Kim

Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc.

 

THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương

 

Hay từ bài tuyển đầu tiên,
Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian,
Lạ thay thi tứ nồng nàn,
Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương.

Câu thơ lắng đọng đời thường,
Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò,
Cha tôi là một nhà Nho,
Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !

Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai,
Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành,
Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung,
Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.

Phố Cụt, Phố nối, Phố cong,
Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian
Rùa ơi tôn bậc trí nhân
Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.

Sáu mươi năm Mạ đi xa,
Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.

Thời gian lắng đọng người hiền.
Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời.

(*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương

NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI

Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm !  (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN  vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Hoài sao chẳng vẽ?

Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực.

 

 

Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân.

Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau.

Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng  gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ  đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“.

Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài…

 

thoigianlangdongnguoihien

 

NHỮNG BÀI THƠ ÁM ẢNH

Tập thơ “Theo dòng thời gian” của nhà thơ Hoàng Gia Cương có nhiều bài hay. Mỗi bài thơ mà tôi tâm đắc trích dẫn dưới đây là một câu chuyện đời thường ám ảnh được kể lại bằng thơ. Tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Thơ cậu Cương nhiều bài hay. Nhiều bài tôi thích, và hóa ra các cậu tôi cùng nhiều người làng Minh Lệ cũng thích. Theo dòng thời gian tôi muốn nhặt ra mấy viên ngọc quý mà tôi tin là ít có nhà thơ, nhà bình văn khó tính nào không cảm động. Tôi đồng tình với sự thẩm thơ của Trần Đăng Khoa, “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh”.

Bài thơ Phố Cụt hay ám ảnh.  Các cậu tôi một thuở chỉ khen thầm trong nhà, nay đã duyệt in sách rồi, tôi xin chép lại đây để tặng bạn đọc:

 

Phố cụt

 

Đoạn này phố cụt không tên
Một bên nhà nguyện
Một bên nhà chùa…

Tiếng chuông gióng tự tinh mơ
Đều đều tiếng mõ cả trưa lẫn chiều

Mặt đường mưa nắng xiêu điêu
Kẻ cầu Đức Phật
Người kêu Chúa Trời

Vô thần tôi tự trách tôi
Đọc”Tư bản luận” một đời chưa thông

Đường cong mãi vẫn hoàn cong
Long đong đâu chỉ long đong kiếp mình ?

Rì rầm phía ấy cầu kinh
Phía kia khấn Phật
Lặng thinh phía này!

Gió nồm rồi gió heo may
Lạc vào phố cụt
Bụi bay mù trời !

Nguyên tiêu Kỹ Mão.
[7] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 177

Bài thơ “Phố cụt” trước đây tôi không thích vì tôi cho rằng thơ dù hay đến đâu nhưng đi vào ngõ cụt bi quan yếm thế là hỏng, là không tốt, không lợi cho nhân văn và sức khỏe. Sau này khi tôi đọc kỹ các tuyệt phẩm “Phố nối” “Phố cong Tam Đảo” “Đi trong phố nhỏ” (mời bạn đọc tại Hoàng Gia Cương theo dòng thời giancuối bài này) thì chợt  giật mình thấy mình lầm,  “Phố cụt” không cụt nữa mà đã được hóa giải. Thơ Hoàng Gia Cương trong cõi vô biên lặng lẽ với thời gian, trãi nghiệm với thời gian. Chùm thơ Phố theo tôi là một minh chứng rất rõ của sự trãi nghiệm nhân văn, sâu sắc, tinh tế và tài hoa. Đó là một chùm thơ mẫu mực.

 

Phố nối

 

Ở đây nối đất với trời
Nối mưa với nắng
Nối vui với buồn
Tơ trời ai nối mà vương?
Buộc bao số phận vào đường ngược xuôi

Hưng Yên 2/1999
[8] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.183

 

Tam Đảo

 

Chợt nắng lóe
Chợt mưa sa
Chợt hun hút gió
Chợt sà sà mây …

Phố cong như nhánh mai gầy
Rêu phong tường đá
Cỏ  vây quanh tường

Chênh vênh lối bám men sườn
Thông xanh ngút ngát
Ngập ngừng bước chân.

Đường như rắn cuộn xa gần
Sắc mầu chấm phá
Bút thần nét đưa.

Thung sâu trãi rộng ô cờ
Ngỡ mình bên cữa phi cơ nghiêng chào!

Chợt là thực
Chợt chiêm bao
Chợt xem tranh lụa
Chợt vào Thiên Thai

5/2002
[9] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.226-227.
Nhạc sĩ Ngọc Duy phổ thành ca khúc “Chiều Tam Đảo”.

 

Đi trong phố nhỏ

 

Đi trong phố nhỏ chiều xuân
Cây bàng khô khẳng nhú mầm non tơ
Ngỡ ngàng chú sẽ hong mưa
Nghiêng tai nghe tiếng gió lùa song hiên

Phố cong chao mõi cánh chim
Rêu phong theo cuộc nổi chìm tháng năm
Âm âm từ cõi xa xăm
Bao nhiêu cát bụi thăng trầm nổi nênh…

Đi trong phố nhỏ yên bình
Lòng ta thư thái, chân mình thảnh thơi
Nương thân bên suối bên đồi
Hàng cây mãi miết đâm chồi trỗ hoa

Đỏ trời khóm gạo tháng ba
Vàng ươm màu cúc quỳ pha ráng chiều
Ngỡ ngàng trước bức tranh thêu
Ai hay phố nhỏ đìu hiu … nặng tình

4/2004
[10] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266

 

Tôi đọc “Trăng khuya” và “Chớm thu” rung động dào dạt một tình yêu thiên nhiên và yêu con người. Bài thơ “Cha tôi là một nhà Nho” và “Mạ ơi !” đọc thật xúc động, tôi thẹn lòng là chưa viết được bài thơ về mẹ cha hay được như thế. Hai bài thơ“Tìm về nguồn cội” và “Thái tổ Mạc Đăng Dung” có tầm vóc sử thi 500 năm, nhân văn sâu sắc, ân tình và tài hoa.

Trăng khuya

 

Chợt thấy trăng khuya ngắm trộm mình
Phải chăng trăng cũng mến tân binh ?
Voan mây lấp ló khuôn vành vạnh
Như thể mắt ai đắm đuối nhìn.

Cát Bi 6/1/1961
[1] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 11.

 

Chớm thu

 

Ban mai rười rượi – thu vừa chớm
Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng
Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn
Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!

Mây bông lặng vén rèm che mỏng
Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn
Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng …
Hình như trời đất biếc xanh hơn!

Qua bao giông bão bao mưa lũ
Đất lại hồi sinh lại mượt mà
Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ
Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!

1998
[6] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101

 

Cha tôi là một nhà Nho

 

Cha tôi là một nhà Nho
Người luôn tự nhận môn đồ Khổng Khâu
Tứ Thư người đọc thuộc làu
Ngũ Kinh người vẫn ghi sâu từng lời…

Cha tôi sinh chẳng gặp thời
Chữ Nho như lá rụng rơi cuối mùa
Nỗi niềm đầy ắp trang thơ
Công danh sớm nắng chiều mưa nát nhòe

Cha tôi dạy trẻ nhà quê
Áo nâu guốc mộc chõng tre, đèn cầy…
Cơm ăn đã có vợ cày
Trò thương điếu đóm một vài hào rau !

Phải thời “Tây học” tràn vào
Chữ Nho bị quảng sang ao nước tù
Cha tôi bỏ nghiệp thầy đồ
Theo trào lưu mới mầy mò … chữ Tây !

Chữ Tây vừa ngọng vừa dài
Đọc câu văn đến đứt hơi, nhạt phèo!
Thôi thì nghèo giữ phận nghèo
Cha tôi trồng sắn, nuôi heo qua ngày!

Cái thời đuổi Nhật đánh Tây
Cha thành “tuyên huấn” miệt mài làm thơ
Cha tôi lại dạy i, tờ
Làm theo lời Bác xóa mù giúp dân.

Cha tôi giờ đã thoát trần
Người đi tìm các vĩ nhân tôn thờ
Cha tôi là một nhà thơ
Cha tôi là một nhà nho cuối mùa!

6/1979
[3] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 40-41

 

Mạ ơi!

 

Tròn sáu mươi năm ngày Mạ đi xa

Mạ ơi sáu chục năm rồiMạ theo cánh hạc về nơi vĩnh hằng
Bảy trăm hai chục mùa trăng
Trăng rằm buốt lạnh đâu bằng lòng con?!

Cho dù con đã lớn khôn
Vẫn là úi ít, vẫn còn ấu thơ
Vẫn trông ngóng mạ từng giờ
Vẫn mong tấm bánh, vẫn chờ tiếng ru…

Nhớ thời giặc giã tràn qua
Gia đình ly tán, cửa nhà cháy thiêu
Mạ mong khắc khoải sớm chiều
Mong ngày đoàn tụ…
Bỗng diều hụt dây!

Mạ mong dứt tháng đoạn ngày
Mà sao định mệnh vẫn xoay phủ phàng?
Bốn con biền biệt tiền phương
Mỗi người mỗi phía chiến trường đạn bom!

Mạ đi trong nỗi héo hon
Cái đêm rằm ấy mãi còn ngấn mưa
Mạ đi trong nỗi ngác ngơ
Cha con nấc nghẹn tiễn đưa quặn lòng!

Mạ về với cõi hư không
Mình cha sớm tối lưng còng trở xoay
Đèn khuya leo lét tháng ngày
Nhà Nho lóng ngóng cuốc cày nuôi con!

Các con giờ đã lớn khôn
Công cha nghĩa mẹ vuông tròn tạc ghi
Dẫu cho gia thất đề huề
Thiếu cha vắng mẹ còn gì tủi hơn?

Bây giờ cậu mạ không còn
Hai anh con cũng… vấn vương theo cùng
Sân Lai quần tụ thêm đông
Chỉ buồn một nỗi thiếu ông vắng bà!

Mong gần rồi lại ngóng xa
Mạ ơi ngấn lệ vẫn nhòa mắt con
Sau mươi năm dạ mỏi mòn
Nhớ thương, thương nhớ
Mãi còn nhớ thương!

Vu Lan năm Tân Mão 2011
[2] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 408-409

 

Tìm về nguồn cội

 

Tìm về Lũng Động, Cổ Trai
Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông
Biển gom nước vạn dòng sông
“Thập tam thế hậu…” nhi đồng là đây.

Qua bao giông bão, tháng ngày
Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng
Vẫn là cha, vẫn là ông
Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!

Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây
Trăm phương như nước như mây tụ nguồn
Gốc còn trên đất Hải Dương
Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.

Ta về tìm lại Tổ tiên
Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành
Hương dâng là nghĩa là tình
Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.

Cúi mình trước đấng Tổ Tông
Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !

1998
[4] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.170-171

 

Thái tổ Mạc Đăng Dung

 

Cảm nhận của người con Mạc tộc

Xuất thân ngư phủ vạn chài
Ra khơi vào lộng nổi trôi bọt bèo!
Vươn lên từ phận đói nghèo
Đã thành tướng giỏi đã gieo Hoàng triều.

Cổ Trai xóm nhỏ đìu hiu
Ai hay nhân kiệt ẩn lều rạ tre
Từ tay kéo lưới đưa bè
Vung đao múa kiếm ngựa xe tung hoành.

Oai hùng khiển tướng điều binh
Thù trong khiếp đảm, thất kinh giặc ngoài
Xứ Đông cho chí xứ Đoài
Non sông một giải đẹp tươi mọi miền.

Bao nhiêu tiến sĩ, trạng nguyên
Nhờ thời Minh Đức mà nên hiền tài
Mượt đồng ngô lúa sắn khoai
Nhà nhà hạnh phúc, người người ấm no.

Bao công xây dựng cơ đồ
Vinh danh Mạc tộc, vững bờ Đại Nam
Sá chi miệng thế thăng trầm
Năm trăm năm … một chữ NHÂN rạng ngời !

6/2011   (Hoàng Kim chép lại với lối phân câu 6/8
thay cho thể thơ 6/8 phân câu lối tự do nhiều tầng)
[5] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 406-407

 

hoanggiacuongtheodongthoigian

 

Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm, Hoàng Gia Cương có bài thơ xúc động, ám ảnh:

Mãi mãi là Anh
Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp-

Anh đã là Anh – mãi mãi Anh
Người Anh của lớp lớp hùng binh
Song toàn văn võ, thông kim cổ
Vững chí bền gan đạp thác ghềnh !

Tôi có lần hỏi cậu : Cháu thấy dường như chữ “vượt thác ghềnh” hợp hơn. Cậu cười: Không ! chữ ‘đạp thác ghềnh” hợp hơn.

Năm nay, qua tuổi 80 cậu viết bài thơ ‘Già”, lắng đọng lời kết:

Lửa bớt cháy trong lòng
Đá dường như thêm cứng
Trời dường như bớt nắng
Đời lại là sắc – không !

Đá dường như thêm cứng.Thơ trầm tích hay hơn.

Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian

 

 

Tôi viết bài thơ NHỚ CẬU cho bảy người cậu yêu quý của gia đình mình. Đó là chòm sao Hoàng Chi Mạc Tộc Làng Minh Lệ:

NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Hoàng Kim

Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng giai Mạc tộc ngời tâm đức
Phố hẹp đường cong chẳng thẹn lòng.

xem tiếp Hoàng Gia Cương thơ hiền
Nếp nhà và nét đẹp văn hóa 

 

 

GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu


Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả

FOODCROPS. GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính nông sinh họcchủ yếu của một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất hiện nay: Giống phổ biến:  HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím),  Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt; Giống bản địa quý, giống tạo thành và giống triển vọng: Chiêm Dâu,  khoai Sữa, Khoai Gạo, Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc, Bí  Đế,Tự Nhiên,

 

Doiquandatnung

 

CHÀO NGÀY MỚI 29 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365 Trung Quốc một suy ngẫm;  Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Ngày 29 tháng 3 năm 1975, Chiến dịch Mùa Xuân 1975: Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Đà Nẵng, Chiến dịch Huế – Đà Nẵng kết thúc. Ngày 29 tháng 3 năm 1974, các nông dân tại Lâm Đồng, Tây An, Trung Quốc, phát hiện ra Đội quân đất nung (hình) được tùy táng cùng Tần Thủy Hoàng. Ngày 29 tháng 3 năm 1976 , Bay trên tổ chim cúc cu của đạo diễn Tomáš Forman trở thành phim thứ hai giành được cả năm giải Oscar chính trong một lễ trao giải Oscar. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 3: Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-3/

 

Note 18
TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

Hổ Khẩu trên Hoàng Hà Đại tuyết thành băng giá

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Trung Quốc một suy ngẫm

 

 

TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !

 

 

CẬU HOÀNG THÚC CẢNH 100 TUỔI
MỪNG SINH NHẬT EM CƯƠNG


Mừng em tuổi đã tám mươi xuân
Xứng đáng con nhà nặng nghiệp văn
Hai mươi năm tới còn tươi tắn
Chẳng khác gì anh – tuổi một trăm!
Anh Hoàng Thúc Cảnh.

Cháu
Hoàng Kim nối vần
NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ

Ảnh quý trăm năm thật tuyệt vời
Vui xưa Ông vịnh (*) tuổi tám mươi
Mừng nay Cậu Lớn thơ (**) Cậu Út
Trăm tuổi như anh thật phước ân

 

 

HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN
Hoàng Kim

Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc.

THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương

 

Hay từ bài tuyển đầu tiên,
Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian,
Lạ thay thi tứ nồng nàn,
Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương.

Câu thơ lắng đọng đời thường,
Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò,
Cha tôi là một nhà Nho,
Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !

Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai,
Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành,
Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung,
Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.

Phố Cụt, Phố nối, Phố cong,
Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian
Rùa ơi tôn bậc trí nhân
Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.

Sáu mươi năm Mạ đi xa,
Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.

Thời gian lắng đọng người hiền.
Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời.

(*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương

NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI

Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm !  (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN  vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Hoài sao chẳng vẽ?

Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực.

 

 

Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân.

Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau.

Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng  gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ  đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“.

Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài…

 

thoigianlangdongnguoihien

 

NHỮNG BÀI THƠ ÁM ẢNH

Tập thơ “Theo dòng thời gian” của nhà thơ Hoàng Gia Cương có nhiều bài hay. Mỗi bài thơ mà tôi tâm đắc trích dẫn dưới đây là một câu chuyện đời thường ám ảnh được kể lại bằng thơ. Tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Thơ cậu Cương nhiều bài hay. Nhiều bài tôi thích, và hóa ra các cậu tôi cùng nhiều người làng Minh Lệ cũng thích. Theo dòng thời gian tôi muốn nhặt ra mấy viên ngọc quý mà tôi tin là ít có nhà thơ, nhà bình văn khó tính nào không cảm động. Tôi đồng tình với sự thẩm thơ của Trần Đăng Khoa, “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh”.

Bài thơ Phố Cụt hay ám ảnh.  Các cậu tôi một thuở chỉ khen thầm trong nhà, nay đã duyệt in sách rồi, tôi xin chép lại đây để tặng bạn đọc:

Phố cụt

 

Đoạn này phố cụt không tên
Một bên nhà nguyện
Một bên nhà chùa…

Tiếng chuông gióng tự tinh mơ
Đều đều tiếng mõ cả trưa lẫn chiều

Mặt đường mưa nắng xiêu điêu
Kẻ cầu Đức Phật
Người kêu Chúa Trời

Vô thần tôi tự trách tôi
Đọc”Tư bản luận” một đời chưa thông

Đường cong mãi vẫn hoàn cong
Long đong đâu chỉ long đong kiếp mình ?

Rì rầm phía ấy cầu kinh
Phía kia khấn Phật
Lặng thinh phía này!

Gió nồm rồi gió heo may
Lạc vào phố cụt
Bụi bay mù trời !

Nguyên tiêu Kỹ Mão.
[7] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 177

Bài thơ “Phố cụt” trước đây tôi không thích vì tôi cho rằng thơ dù hay đến đâu nhưng đi vào ngõ cụt bi quan yếm thế là hỏng, là không tốt, không lợi cho nhân văn và sức khỏe. Sau này khi tôi đọc kỹ các tuyệt phẩm “Phố nối” “Phố cong Tam Đảo” “Đi trong phố nhỏ” (mời bạn đọc tại Hoàng Gia Cương theo dòng thời giancuối bài này) thì chợt  giật mình thấy mình lầm,  “Phố cụt” không cụt nữa mà đã được hóa giải. Thơ Hoàng Gia Cương trong cõi vô biên lặng lẽ với thời gian, trãi nghiệm với thời gian. Chùm thơ Phố theo tôi là một minh chứng rất rõ của sự trãi nghiệm nhân văn, sâu sắc, tinh tế và tài hoa. Đó là một chùm thơ mẫu mực.

Phố nối

 

Ở đây nối đất với trời
Nối mưa với nắng
Nối vui với buồn
Tơ trời ai nối mà vương?
Buộc bao số phận vào đường ngược xuôi

Hưng Yên 2/1999
[8] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.183

Tam Đảo

 

Chợt nắng lóe
Chợt mưa sa
Chợt hun hút gió
Chợt sà sà mây …

Phố cong như nhánh mai gầy
Rêu phong tường đá
Cỏ  vây quanh tường

Chênh vênh lối bám men sườn
Thông xanh ngút ngát
Ngập ngừng bước chân.

Đường như rắn cuộn xa gần
Sắc mầu chấm phá
Bút thần nét đưa.

Thung sâu trãi rộng ô cờ
Ngỡ mình bên cữa phi cơ nghiêng chào!

Chợt là thực
Chợt chiêm bao
Chợt xem tranh lụa
Chợt vào Thiên Thai

5/2002
[9] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.226-227.
Nhạc sĩ Ngọc Duy phổ thành ca khúc “Chiều Tam Đảo”.

Đi trong phố nhỏ

 

Đi trong phố nhỏ chiều xuân
Cây bàng khô khẳng nhú mầm non tơ
Ngỡ ngàng chú sẽ hong mưa
Nghiêng tai nghe tiếng gió lùa song hiên

Phố cong chao mõi cánh chim
Rêu phong theo cuộc nổi chìm tháng năm
Âm âm từ cõi xa xăm
Bao nhiêu cát bụi thăng trầm nổi nênh…

Đi trong phố nhỏ yên bình
Lòng ta thư thái, chân mình thảnh thơi
Nương thân bên suối bên đồi
Hàng cây mãi miết đâm chồi trỗ hoa

Đỏ trời khóm gạo tháng ba
Vàng ươm màu cúc quỳ pha ráng chiều
Ngỡ ngàng trước bức tranh thêu
Ai hay phố nhỏ đìu hiu … nặng tình

4/2004
[10] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266

Tôi đọc “Trăng khuya” và “Chớm thu” rung động dào dạt một tình yêu thiên nhiên và yêu con người. Bài thơ “Cha tôi là một nhà Nho” và “Mạ ơi !” đọc thật xúc động, tôi thẹn lòng là chưa viết được bài thơ về mẹ cha hay được như thế. Hai bài thơ“Tìm về nguồn cội” và “Thái tổ Mạc Đăng Dung” có tầm vóc sử thi 500 năm, nhân văn sâu sắc, ân tình và tài hoa.

Trăng khuya

 

Chợt thấy trăng khuya ngắm trộm mình
Phải chăng trăng cũng mến tân binh ?
Voan mây lấp ló khuôn vành vạnh
Như thể mắt ai đắm đuối nhìn.

Cát Bi 6/1/1961
[1] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 11.

Chớm thu

 

Ban mai rười rượi – thu vừa chớm
Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng
Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn
Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!

Mây bông lặng vén rèm che mỏng
Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn
Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng …
Hình như trời đất biếc xanh hơn!

Qua bao giông bão bao mưa lũ
Đất lại hồi sinh lại mượt mà
Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ
Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!

1998
[6] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101

Cha tôi là một nhà Nho

 

Cha tôi là một nhà Nho
Người luôn tự nhận môn đồ Khổng Khâu
Tứ Thư người đọc thuộc làu
Ngũ Kinh người vẫn ghi sâu từng lời…

Cha tôi sinh chẳng gặp thời
Chữ Nho như lá rụng rơi cuối mùa
Nỗi niềm đầy ắp trang thơ
Công danh sớm nắng chiều mưa nát nhòe

Cha tôi dạy trẻ nhà quê
Áo nâu guốc mộc chõng tre, đèn cầy…
Cơm ăn đã có vợ cày
Trò thương điếu đóm một vài hào rau !

Phải thời “Tây học” tràn vào
Chữ Nho bị quảng sang ao nước tù
Cha tôi bỏ nghiệp thầy đồ
Theo trào lưu mới mầy mò … chữ Tây !

Chữ Tây vừa ngọng vừa dài
Đọc câu văn đến đứt hơi, nhạt phèo!
Thôi thì nghèo giữ phận nghèo
Cha tôi trồng sắn, nuôi heo qua ngày!

Cái thời đuổi Nhật đánh Tây
Cha thành “tuyên huấn” miệt mài làm thơ
Cha tôi lại dạy i, tờ
Làm theo lời Bác xóa mù giúp dân.

Cha tôi giờ đã thoát trần
Người đi tìm các vĩ nhân tôn thờ
Cha tôi là một nhà thơ
Cha tôi là một nhà nho cuối mùa!

6/1979
[3] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 40-41

Mạ ơi!

 

Tròn sáu mươi năm ngày Mạ đi xa

Mạ ơi sáu chục năm rồiMạ theo cánh hạc về nơi vĩnh hằng
Bảy trăm hai chục mùa trăng
Trăng rằm buốt lạnh đâu bằng lòng con?!

Cho dù con đã lớn khôn
Vẫn là úi ít, vẫn còn ấu thơ
Vẫn trông ngóng mạ từng giờ
Vẫn mong tấm bánh, vẫn chờ tiếng ru…

Nhớ thời giặc giã tràn qua
Gia đình ly tán, cửa nhà cháy thiêu
Mạ mong khắc khoải sớm chiều
Mong ngày đoàn tụ…
Bỗng diều hụt dây!

Mạ mong dứt tháng đoạn ngày
Mà sao định mệnh vẫn xoay phủ phàng?
Bốn con biền biệt tiền phương
Mỗi người mỗi phía chiến trường đạn bom!

Mạ đi trong nỗi héo hon
Cái đêm rằm ấy mãi còn ngấn mưa
Mạ đi trong nỗi ngác ngơ
Cha con nấc nghẹn tiễn đưa quặn lòng!

Mạ về với cõi hư không
Mình cha sớm tối lưng còng trở xoay
Đèn khuya leo lét tháng ngày
Nhà Nho lóng ngóng cuốc cày nuôi con!

Các con giờ đã lớn khôn
Công cha nghĩa mẹ vuông tròn tạc ghi
Dẫu cho gia thất đề huề
Thiếu cha vắng mẹ còn gì tủi hơn?

Bây giờ cậu mạ không còn
Hai anh con cũng… vấn vương theo cùng
Sân Lai quần tụ thêm đông
Chỉ buồn một nỗi thiếu ông vắng bà!

Mong gần rồi lại ngóng xa
Mạ ơi ngấn lệ vẫn nhòa mắt con
Sau mươi năm dạ mỏi mòn
Nhớ thương, thương nhớ
Mãi còn nhớ thương!

Vu Lan năm Tân Mão 2011
[2] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 408-409

Tìm về nguồn cội

 

Tìm về Lũng Động, Cổ Trai
Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông
Biển gom nước vạn dòng sông
“Thập tam thế hậu…” nhi đồng là đây.

Qua bao giông bão, tháng ngày
Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng
Vẫn là cha, vẫn là ông
Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!

Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây
Trăm phương như nước như mây tụ nguồn
Gốc còn trên đất Hải Dương
Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.

Ta về tìm lại Tổ tiên
Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành
Hương dâng là nghĩa là tình
Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.

Cúi mình trước đấng Tổ Tông
Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !

1998
[4] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.170-171

Thái tổ Mạc Đăng Dung

 

Cảm nhận của người con Mạc tộc

Xuất thân ngư phủ vạn chài
Ra khơi vào lộng nổi trôi bọt bèo!
Vươn lên từ phận đói nghèo
Đã thành tướng giỏi đã gieo Hoàng triều.

Cổ Trai xóm nhỏ đìu hiu
Ai hay nhân kiệt ẩn lều rạ tre
Từ tay kéo lưới đưa bè
Vung đao múa kiếm ngựa xe tung hoành.

Oai hùng khiển tướng điều binh
Thù trong khiếp đảm, thất kinh giặc ngoài
Xứ Đông cho chí xứ Đoài
Non sông một giải đẹp tươi mọi miền.

Bao nhiêu tiến sĩ, trạng nguyên
Nhờ thời Minh Đức mà nên hiền tài
Mượt đồng ngô lúa sắn khoai
Nhà nhà hạnh phúc, người người ấm no.

Bao công xây dựng cơ đồ
Vinh danh Mạc tộc, vững bờ Đại Nam
Sá chi miệng thế thăng trầm
Năm trăm năm … một chữ NHÂN rạng ngời !

6/2011   (Hoàng Kim chép lại với lối phân câu 6/8
thay cho thể thơ 6/8 phân câu lối tự do nhiều tầng)
[5] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 406-407

 

hoanggiacuongtheodongthoigian

 

Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm, Hoàng Gia Cương có bài thơ xúc động, ám ảnh:

Mãi mãi là Anh
Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp-

Anh đã là Anh – mãi mãi Anh
Người Anh của lớp lớp hùng binh
Song toàn văn võ, thông kim cổ
Vững chí bền gan đạp thác ghềnh !

Tôi có lần hỏi cậu : Cháu thấy dường như chữ “vượt thác ghềnh” hợp hơn. Cậu cười: Không ! chữ ‘đạp thác ghềnh” hợp hơn.

Năm nay, qua tuổi 80 cậu viết bài thơ ‘Già”, lắng đọng lời kết:

Lửa bớt cháy trong lòng
Đá dường như thêm cứng
Trời dường như bớt nắng
Đời lại là sắc – không !

Đá dường như thêm cứng.Thơ trầm tích hay hơn.

Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian

 

 

Tôi viết bài thơ NHỚ CẬU cho bảy người cậu yêu quý của gia đình mình. Đó là chòm sao Hoàng Chi Mạc Tộc Làng Minh Lệ:

NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Hoàng Kim

Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng giai Mạc tộc ngời tâm đức
Phố hẹp đường cong chẳng thẹn lòng.

xem tiếp Hoàng Gia Cương thơ hiền
Nếp nhà và nét đẹp văn hóa 

 

 

GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu


Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả

FOODCROPS. GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính nông sinh họcchủ yếu của một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất hiện nay: Giống phổ biến:  HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím),  Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt; Giống bản địa quý, giống tạo thành và giống triển vọng: Chiêm Dâu,  khoai Sữa, Khoai Gạo, Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc, Bí  Đế,Tự Nhiên, Cực nhanh, KB1, K51,K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, KB1; Kokey 14 (Nhật vàng), Murasa Kimasari (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), HL565, HL524, KLC3  …

Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới

Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là cây lương thực thực phẩm thích hợp với tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng giá trị khép kín từ giống tốt đến kỹ thuật trồng, liên kết sản xuất tiêu thụ hiệu quả. Khoai lang ngày nay trên thế giới, là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, và sắn. Năm 2018, toàn thế giới có 118 nước trồng khoai lang trên tổng diện tích 8,06 triệu ha, trong đó châu Phi chiếm 57,07%, châu Á chiếm 36,72%, châu Mỹ chiếm 4,3%. Năng suất khoai lang bình quân của thế giới năm 2018 là 11,40 tấn/ha, trong đó năng suất  khoai lang bình quân của châu Á là 20,53 tấn/ha, châu Mỹ có năng suất bình quân 12,15 tấn/ha, châu Phi năng suất bình quân 5,65 tấn/ha.  Sản lượng khoai lang thế giới có xu hướng giảm từ 142,67 triệu tấn năm 2000, xuống còn 91,95 triệu tấn, năm 2018, lý do chính vì cạnh tranh cây trồng. Sản xuất chế biến tiêu thụ khoai lang chưa hiệu quả bằng sắn và một số chuổi cung ứng nông sản hiệu quả khác. Châu Á cung cấp sản lượng khoai lang khoảng 66,03%, châu Phi cung cấp sản lượng khoảng 28,28%.

Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì từ năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoai lang Trung Quốc có diện tích, sản lượng, năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẽo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống. Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật, Mỹ, Trung Quốc  khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng hầu hết đều dài trên 115 ngàykhông thích hợp hiệu quả khi đưa vào các vụ trồng ở Việt Nam. Năm giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt đều vận dụng nguồn gen quý của Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng đều đã được Việt hóa, lai tạo, tuyển chọn, bồi dục theo định hướng và tiêu chuẩn giống khoai lang tốt Việt Nam (Hoàng Kim và đồng sự 2015, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)

Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam

Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc năm 2009 có 78 mẫu giống.Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.

Tại các tỉnh phía Bắc, giống khoai lang trồng phổ biến là khoai Hoàng Long, với các giống khác có quy mô hẹp hơn gồm KB1, K51, Tự Nhiên, Chiêm Dâu, Từ năm 1981 đến nay, Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) đã tuyển chọn và giới thiệu  cho sản xuất 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội từ CIP, Philippines, Trung Quốc, Liên Xô (cũ) trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003). Hiện nay dân đang quan tâm các giống khoai đặc sản địa phương và khoai chất lượng cao.

Tại các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), HL4, Hoàng Long, Bí Đà Lạt. Những giống bản địa quý, giống tạo thành và nhập nội có triển vọng gồm  Murasa kimasari (Nhật tím 1) Kokey 14 (Nhật vàng), Chiêm Dâu, Trùi Sa,  Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Khoai Sữa, Khoai Gạo. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU) và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) từ năm 1981 đến nay đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 7 giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari.  Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những năm 2008 -2011 cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá, năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).

Những giống khoai lang phẩm chất ngon được đánh giá và tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lôc. Kết quả đề tài là các giống khoai lang tốt HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím được phổ biến rộng rãi hơn trong sản xuất (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy, Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009).  Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

Nguồn gốc và đặc tính nông sinh học chủ yếu của một số giống khoai lang  

 

 

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)

Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Chi tiết thông tin về tác giả và minh chứng  
Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

 

 

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

 

 

Giống khoai lang HOÀNG LONG

Nguồn gốc giống: Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968. Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981(*).

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981. 33 pages)  Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay chúng tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: 1) Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; 2) Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang

  • 1. Lựa chọn xác định giống tốt phù hợp
  • 2. Sử dụng giống tốt đạt tiêu chuẩn (tuyển chọn hệ củ giống tốt)
  • 3. Xác định thời vụ trồng và thời gian xuống giống thích hợp
  • 4. Chọn đất và kỹ thuật làm đất phù hợp hiệu quả
  • 5. Bảo đảm mật độ và khoảng cách trồng
  • 6. Bón phân chăm sóc kịp thời theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
  • 7. Chăm sóc, tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho khoai
  • 8. Dặm tỉa làm cỏ kịp thời
  • 9. Phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang
  • 10. Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, VIETGAP cho cây khoai lang
           tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ khép kín

 

 

Giống khoai lang HƯNG LỘC 4 (HL4)

Nguồn gốc giống HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, lá xanh phân thùy năm khía sâu, dây xanh phủ luống rất gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây.

 

 

Giống khoai Bí Đà Lạt

Nguồn gốc giống Giống khoai lang Bí Đà Lạt hay còn gọi là khoai lang Bí Mật Đà Lạt là giống một giống khoai lang phổ biến bản địa nguồn gốc tại Đà Lạt do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 23 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 25-27%, chất lượng củ luộc dẽo ngọt, tươm mật, độ dẽo hơn độ bột, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam nhạt đến đậm, dạng củ đẹp, dây tím xanh, lá xanh tím hình tim không khía, phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

 

 

Giống khoai lang KOKEY14 (Nhật vàng)

Nguồn gốc giống: Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống được tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 (Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003), hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ và bán nhiều tại các siêu thị.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày. Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng (Cylas formicariu) và sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp).

 

 

Giống khoai lang MURASAKIMASARI (Nhật tím 1)

Nguồn gốc: Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống dài ngày .120 ngày được tuyển chọn dòng poly cross và giới thiệu năm 2002.(Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003) hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây.

 

 

Giống khoai lang HL284 (Nhật trắng)

Nguồn gốc giống HL284 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột. Nguồn gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan. Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Giống khoai lang KB1

 

 

Giống khoai lang KB1

Nguồn gốc giống: KB1 là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới thiệu (Vũ Văn Chè, 2004). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm 2004.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày. Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Việt Nam con đường xanh đúc kết, giới thiệu các thành tựu, bài học, mô hình thực tiễn liên kết Nông sản Việt https://www.csruniversal.org/; Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), gắn kết diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm

Anh Vũ Thành Trung trung.vuthanh@outlook.com hỏi. Tiến sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Cây Lương thực Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang được thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?

Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long

 

HL518PhuThien

 

GIỐNG KHOAI LANG HL518 (NHẬT ĐỎ)

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

 

 

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.

(*) Notes: xem thêm
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518.
Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

GIỐNG KHOAI LANG HL491 (NHẬT TÍM)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

 

IAS90

 

Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.

 

KhoaiSan

 

Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG

Hoàng Long  là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981; in trên Tạp chí MARD 1991). Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981.33 pages)

Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981.

Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

 

 

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn giống xác định địa bàn phù hợp đạt chất lượng năng suất khoai lang cao và hiệu quả kinh tế. Ba bài viết “
GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công.

 

 

KHOAI VIỆT TỪ GIỐNG TỐT ĐẾN THƯƠNG HIỆU

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, xin cho biết giống khoai lang tốt và thương hiệu khoai lang tốt hiện nay ở Việt Nam?

TS. Hoàng Kim Trả lời: Khoai Việt hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật vàng), Bí Đà Lạt,… Giống tốt thích nghi rộng như khoai lang Hoàng Long từ lúc công nhận giống cho đến nay đã khoảng 40 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (
Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và nay anh đang thành “chuyên gia” giúp nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…

 

Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ: Trúng mùa (ảnh Đỗ Quý Hạo)

 

Giống khoai lang ngon năng suất cao ở miền Nam

Trước năm 1975, giống khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam” (1981-2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai lang gồm: Hoảng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987); HL518 và HL491 ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm, HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.

 

 

Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

TS Hoàng Kimtrả lời thư em Trần Ngọc Đức (tranngocduc20071996@gmail.com)

Câu hỏi: Gửi thầy Hoàng Kim. Em tên là Trần Ngọc Đức, sinh viên lớp DH14NHGL. Em viết bài thu hoạch cây lương thực về đề tài cây khoai lang Nhật Bản ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Giống khoai lang này vỏ đỏ hồng, ruột vàng tương tự giống HL518 nhưng họ nói đó là giống khoai lang Nhật Bản Beni Azuma mà không nói rõ tên riêng. Cho em hỏi làm thế nào để biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

Trả lời: Em muốn biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma như thế nào? Em hãy: 1) tìm hiểu nguồn gốc lý lịch giống gốc, nơi mua bán, cách sử dụng và vùng phân bố ; 2) tìm hiểu đặc trưng hình thái và tự đánh giá thông tin DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đó, 3) xác định đặc tính nông sinh học qua kết quả khảo nghiệm VCU theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT về giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai lang đó. Ba ý này đủ giúp em phân biệt.Khoai lang HL518 khác biệt với khoai lang Beni Azuma trồng ở Việt Nam: 1) Giống khoai lang HL518 và Beni Azuma đều có vỏ củ màu đỏ và thịt củ màu vàng, dây xanh tím, lá hình tim, nhưng thịt củ HL518 màu vàng cam đậm hơn, chất lượng củ luộc bột và thơm ngon hơn so với thịt củ Beni Azuma màu vàng cam nhạt với chất lượng củ luộc dẽo mềm hơn, dạng củ HL518 thuôn láng và đều củ hơn so Beni Azuma dạng củ dài ; 2) Giống khoai lang HL518 thời gian sinh trưởng 90 -110 ngày so với Beni Azuma thời gian sinh trưởng 120 -140 ngày (Trung tâm Hưng Lộc đã thử nghiệm nhiều năm các giống khoai lang Nhật Bản nhập hom, hạt và cấy mô đều có thời gian sinh trưởng dài 120 -140 ngày. GS Nguyễn Văn Uyển cũng đã nhận xét tương tự khi nhập giống khoai lang Nhật Bản trực tiếp từ GS Watanabe thử nghiệm nhân nhanh bằng cấy mô để sản xuất khoai Nhật bán cho Nhật nhưng không thành công. Cần nhất là giống khoai chất lượng Nhật nhưng ngắn ngày Việt. Việc lai giống và chọn dòng khoai lang Nhật ở Việt Nam là rất cần thiết để chọn dòng khoai lang Nhật thời gian sinh trưởng ngắn và nhóm nghiên cứu của thầy đã thành công khi thực hiện điều ấy để tuyển chọn được hai giống khoai lang HL518 Nhật đỏ và HL491 Nhật tím là giống khoai lang thương hiệu Việt. Nay phép thử đồng ruộng của em là hỏi nông dân trực tiếp trồng xem giống khoai lang đó thời gian sinh trưởng bao nhiêu ngày?); 3) Giống khoai lang HL518 là khoai Việt chất lượng Nhật có bản tả kỹ thuật chi tiết đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, khác biệt rất rõ so với giống Beni Azuma là khoai dẽo dài ngày của Nhật. Em cần xác minh rõ thêm về hồ sơ nhập giống, nguồn gốc, đặc tính giống và đối chiếu với thực tiễn sản xuất thì rõ ràng. Chúc em thành công.

 

 

ĂN KHOAI KIỂU NHẬT
Hoàng Kim

ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi
KHOAI
Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời
KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc
NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi

Ăn khoai kiểu Nhật thì họ thích nhắt ăn nướng; kế đến là hầm nghiền hấp luộc. Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL91 (Nhật tím) đáp ứng tốt thị trường khó tính này.

Viện phòng chống ung thư công bố bảng xếp hạng hàm lượng ức chế ung thư trong các loại rau:
01) Khoai lang nấu chín 98,7%
02) Khoai lang sống 94,4%
03) Măng tây 93,9%
04) Bắp cải 91,4%
05) Hoa cải dầu 90,8%
06) Cần tây 83,7%
07) Bông cải 82,8%
08) Cà tím 74,0%
09) Tiêu 55,5%
10) Cà rốt 46,5%
11) Cây linh lăng 37,6%
12) Cây tế thái 35,4%
13) Cây su hào 34,7%
14) Cây mù tạt 32,9%
15) Cải dưa 29,8%
16) Cà chua 23,8%

Lời khuyên: Tất cả các loại khoai lang đều có chứa collagen, khoai lang vàng nhiều nhất, và hầu hết các thành phần chống ung thư chứa nhiều nhất ở khoai lang tím và nước chanh nóng không đường.

Từ khóa: Nông sản Việt https://www.csruniversal.org;Việt Nam con đường xanh; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang HL4; Giống khoai Bí Đà Lạt;

 

 

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim
thăm anh Trần Duy Quý

Có một ngày như thế
Khuya muộn ghé thăm nhau.
Đầy niềm vui ngày mới
Tỉnh thức cùng ban mai

Có một ngày như thế
Giữa cuộc đời yêu thương
Em đi tìm điều hay
Tôi bày em việc tốt

Mừng anh thương hoa lúa
Nghề giống yêu trọn đời
Cụ rùa vàng cần mẫn
Qua cầu tới thảnh thơi.

 

 

LỐI XUÂN
Hoàng Kim nối thơ Trần Duy Quý

Gia đình Nông nghiệp người ơi
Tổ tiên trao lại truyền đời cháu con
Lúa Lan Lạc Lợn thì còn
Nước Phân Cần Giống tốt hơn nói nhiều.
Bạn tôi chọn Lúa để yêu
Nửa đời còn lại đến thời chăm Lan

Mình thì vui thú nước non
Ban mai tỉnh thức vẫn còn say mê
Sắn Khoai Ngô Lúa chọn nghề
Làm thơ viết sách lắng nghe chuyện đời
Thung dung bước tới thảnh thơi
Tình yêu cuộc sống về nơi thanh nhàn.

 

 

xem tiếp Có một ngày như thế https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

 

 

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng có một trận ốm bất ngờ, mấy năm trước, suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, với bất ngờ trên giường bệnh đọc rất kỹ và tự mình ngộ ra được Lev Tonstoy và Phục sinh.

1

Lev Tonstoy và Phục sinh

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

 

 

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và  được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.

Lev Tonstoy khởi đầu những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng của mình bằng bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ”  sau đó đến các kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh, Đường sống, sách cổ tích ngụ ngôn cho trẻ em, người lớn và cuối cùng là suy niệm mỗi ngày. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

 

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

 

2

Phục sinh giữa tối sáng

Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) chuyện cổ tích người lớn Chuyện ngụ ngôn trẻ em là trọng tâm nổ lực của Lev Tonstoy suốt trên hai mươi năm (1889-1910) Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh mông như biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.

Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức đạo Bụt:“Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử

Tôi bừng tỉnh ngộ.

Tôi trở về việc thường ngày với CNM365Tình yêu cuộc sống.

 

 

2.

Cuối dòng sông là biển
Phục sinh, thơ Hoàng Kim. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. Tôi ngộ được điều anh Nguyễn Quốc Toàn viết “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” để lần tìm sự học và viết về các dòng sông lớn Việt Nam.

Cuối dòng sông là biển là câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. “Nhớ lời dặn Trúc Lâm Trần Nhân Tông “Quay về tự thân không tìm đâu khác”. Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày .“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”. ; Lời dặn của Thánh Trần, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” để chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và những tinh hoa tác phẩm lớn.

Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai tới sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay;

Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến.

Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”.

Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng.

Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Năm ghi chép trãi nghiệm hạnh phúc 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam.là những may mắn trãi nghiệm của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc.

 

 

3

Chuyện cổ tích người lớn

Thầy Quyền thâm canh lúa.nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và ngày nay thiền sư Lý Hồng Chí, trong Chuyển pháp luân, đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất.  Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, Đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong hai cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên một bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe (do dày công tự luyện tập) mà Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.

Minhtrietsongthungdungphuchau4

4.

Minh triết sống phúc hậu

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của đức Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ.  Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý  mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã  có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả  (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và  khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội (1). Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch). (2)

Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới : 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; 2) Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chêt; 4) Người Thầy của chiến lược vĩ đại  yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người. 5) Con người  hoàn  hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. (3).

Giáo sư  sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !”  (4)

Việt Nam Khoa học, Phật giáo

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được trích dẫn trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáoHồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáoNho giáoĐạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối.Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự,  ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ. …

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách  Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam vì sao không bị đồng hóa “non sông muôn thuở vũng âu vàng suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm? Nguyên nhân chính bởi vì nước Việt Nam luôn biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác. mặc dù rất chuộng sự học biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, của ông cha để làm giàu cho kiến thức và kinh nghiệm của chính mình.

Việt Nam, Khoa học, Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

 

 

5

Yêu thương mở cửa thiên đường

Sheela Mn giáo sư Ấn Độ bạn tôi viết:

“Mẹ tôi với thế hệ thứ 5 …
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Bà tôi với cháu Neelakantan ..
Cả …. lời chúc của tôi.”

Hoàng Kim nhắn trả lời:

“Cả …. lời chúc của tôi.
Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam
và bạn bè trên thế giới
Chúc mừng Sheela Mn
và bà ngoại với thế hệ thứ 5 …
với tất cả những người trong cuộc sống của tôi
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền thiêng Inca ở Mỹ
và địa chỉ xanh Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên Thế giới

Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương bạn!
Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương tôi!
Đi khắp đất nước tôi để hiểu quê hương tôi “

Sheela Mn Prof. of India , my firiends said:
My grand mother with the 5th generation…
But Innocence same…
My grandmother with my grandchild Neelakantan..
Both…. My blessings.

Hoàng Kim said:
Both…. My blessings.
Greeting from
Hoàng Kim in Vietnam
and friends in the World
Congtualation to
Sheela Mn
and grand mother with the 5th generation…
and who all of my life
But Innocence same…
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the World
I remember the American sacred temple
and Indian green address
Cultural beauty
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the world
Go around your country to understand your homeland
Go around your country to understand my homeland
Go around my country to understand my homeland

Yêu thương mở cửa thiên đường
Hoàng Kim

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

 

 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích

 

 

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy
Volga Xinh Đẹp – Trần Thu Hà – Tình khúc Nga bất hủ – YouTube
https://www.youtube.com/watch?v=_8SVl1bOLYY
Ban Mai
KimYouTube

 

 

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20546
Nhập ngày : 29-03-2021
Điều chỉnh lần cuối : 29-03-2021

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 9(16-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 9(16-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 9(16-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 9(11-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 9(10-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 9(09-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 9(08-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 9(07-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 9(06-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 9(05-09-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007