Số lần xem
Đang xem 871 Toàn hệ thống 2774 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng
Tre Rồng sông Kỳ Lộ Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài
Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước
Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.
Rủ nhau tìm ngắm chốn nơi đây
Tình bạn xưa nay vẫn đong đầy
Chớ dại đổ liều như thác nhé
Nước còn không có, nói chi mây.
THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên
‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!
Khoét hết ruột
Chỉ để một lần
ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘
NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim
hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm
hữu lý
trạng Trình
đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn
Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …
BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm. Xem Video Bản Giốc và Kalong tuyệt đẹp ở đây https://www.facebook.com/AmazingThingsInVietnam/videos/260029285748758 và tích hợp trong tài liệu này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-gioc-va-ka-long/
Tùng Châu, Châu Đức vẹn trước sau
Đào Công, Châu Công thật anh hào
Văn xây thành lũy thầy Nội Tán
Võ dựng cơ đồ trí Lược Thao
Ngọa Long chặn địch ba phòng tuyến
Lương Sơn tá quốc cứu binh trào
Đồng Xuân hưng thịnh dày công đức
Ân nghĩa cho đời quý biết bao !
Đất Phú Trời Yên không chỉ là nơi lưu dấu bản tiếng Việt đầu tiên của Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt, chỉ dấu muôn đời của dân tộc Việt tại nhà thờ Mằng Lăng, mà còn là nơi Lương Văn Chánh thành hoàng dựng nghiệp thiên thu. Phú Yên cũng là đất Lương Sơn Tá Quốc lưu dấu bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn Châu Văn Tiếp ở Phú Yên.
Nghiên cứu lịch sử nhà Nguyễn tra cứu theo niên biểu ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘, tôi nhiều lần gặp hình bóng Châu Văn Tiếp Đồng Xuân, Phú Yên. Ông là danh tướng được vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh phong tặng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần, hàm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận công, sau gia phong Lâm Thao Quận công. Châu Văn Tiếp cũng được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định (cùng với Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức).
Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh nếu không có Châu Văn Tiếp thì hầu như không thể phục hưng được cơ nghiệp nhà Nguyễn. Công nghiệp lừng lẫy và bi tráng của Châu Văn Tiếp có nhiều điều uẩn khúc lịch sử tương tự ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘ nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ về ông thì không thể hiểu sâu sắc thời Lê –Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn.
CHÂU VĂN TIẾP LƯƠNG SƠN TÁ QUỐC
Châu Văn Tiếp (1738-1784) là người Đồng Xuân Phú Yên, danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 thời Nguyễn Ánh. Châu Văn Tiếp tên tộc là Châu Doãn Ngạnh sinh năm Mậu Ngọ năm 1738 (?) mất ngày 30 tháng 11 năm 1784 lúc 46 tuổi, sinh quán tại huyện Phù Ly phủ Hoài Nhơn nay là Phù Mỹ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhưng cư ngụ ở làng Vân Hòa, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông chuyên nghề buôn bán, chủ yếu là buôn ngựa, nhưng có học vấn.
Ông Châu Văn Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, ba em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu tục gọi Châu Muội Nương. Năm anh em đều rất giỏi võ nghệ, đặc biệt là Châu Văn Tiếp và Châu Thị Đậu. Sau này khi Lê Văn Quân người Định Tường ra phò tá Châu Văn Tiếp “Lương Sơn tá quốc’ ở núi Tà Lương thì ông Châu Văn Tiếp đã mến trọng hiền tài gả Châu Muội Nương cho Lê Văn Quân thành vợ chồng. Hai ông Châu Văn Tiếp, Lê Văn Quân đều là tướng giỏi kiệt xuất của Nguyễn Vương nối tiếp nhau làm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận Công. Lê Văn Quân mất năm Tân Hợi 1791. Vợ chồng bà giúp chúa Nguyễn rất tận lực. Bà lúc xông trận dũng cảm thiện chiến chẳng kém gì các anh trai và chồng, thường được người đương thời so sánh với danh tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân. Bà những ngày theo Nguyễn Phúc Ánh sang Vọng Các, chính bà đã hai lần cầm binh đánh thắng quân Miến Điện và Đồ Bà theo lời yêu cầu tiếp viện của vua Xiêm, khiến người Xiêm rất thán phục. Châu Văn Tiếp thông thạo tiếng Chân Lạp, Xiêm La, có sức mạnh, võ nghệ, biệt tài sử dụng đại đao. Ông theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, ông quen biết hầu hết những người vương tướng của nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Ðình Tú … Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bửu vì cùng nghề.
Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cất binh khởi nghĩa vào năm 1771 lấy lý do là chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan và ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Nhạc biết tài Châu Văn Tiếp, nên từ đầu đã cho người đến mời tham gia. Khi đó, bốn anh em Châu Văn Tiếp đã chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Tà Lương (còn gọi là núi Trà Lang thuộc Phú Yên). Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Châu Văn Tiếp bày tỏ chính kiến của mình là không muốn thay ngôi chúa Nguyễn, mà chỉ muốn tôn phù hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, muốn diệt trừ những tham quan, những quyền thần và Nguyễn Nhạc đã đồng ý.
Châu Văn Tiếp chọn thờ chúa Nguyễn cũng có tâm sự riêng như Nguyễn Du chọn nghĩa phù Lê đều có lý do riêng. Năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 (nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766) lúc Nguyễn Nghiễm 58 tuổi, bà Trần Thị Tần 26 tuổi. Nguyễn Du được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm ấy cũng là năm Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền. Trước đó, từ ông Nguyễn Hoàng trở đi, họ Nguyễn làm chúa trong Nam, phía bắc chống nhau với họ Trịnh, phía nam đánh lấy đất Chiêm Thành và đất Chân Lạp, truyền đến đời Vũ Vương thì định triều nghi, lập cung điện ở đất Phú Xuân, phong cho Nguyễn Phúc Hiệu người con thứ 9 làm thế tử. Bây giờ thế tử đã mất rồi, con thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ mà con trưởng của Vũ Vương cũng mất rồi. Vũ Vương lập di chiếu cho người con thứ hai là hoàng tử Cốn (là cha của Nguyễn Phúc Ánh) lên nối ngôi nhưng quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập người con thứ 16 của Vũ Vương, mới có 12 tuổi tên là Nguyễn Phúc Thuần lên làm chúa, gọi là Định Vương.
Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762) lớn hơn Nguyễn Du ba tuổi và nhỏ hơn Châu Văn Tiếp 24 tuổi. Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều tàn ác nên trong nước ai ai cũng oán giận, bởi thế phía nam nhà Tây Sơn dấy binh ở Quy Nhơn, phía bắc quân Trịnh vào lấy Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ. Khi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh ở Tây Sơn chống chúa Nguyễn vào năm 1771 thì Nguyễn Ánh 9 tuổi. Đến năm 1775, khi chúa Nguyễn bị quân Lê-Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Năm ấy, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông Cung để lo việc chống trả. Quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra đánh chiếm Quảng Nam. Chúa Nguyễn Định Vương liệu không chống cự nổi nên cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, chỉ để Đông Cung ở lại Quảng Nam chống giữ.
Nguyễn Nhạc biết Đông Cung yếu thế và muốn mượn tiếng nhà Nguyễn để thu phục lòng người mến trọng nhà Nguyễn nên sai người rước Đông Cung về Hội An. Họ Trịnh vượt đèo Hải Vân, đẩy lui quân Tây Sơn do Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm tướng trung quân. Nguyễn Nhạc xét tội Tập Đình thua trận định giết. Tập Đình vội trốn về Quảng Đông và bị giết. Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung về Quy Nhơn. Tống Phước Hiệp ở phía nam nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận đã tiến quân chiếm lại Phú Yên. Tống Phước Hiệp cho Bạch Doãn Triều và cai đội Thạc đến đòi Nguyễn Nhạc trả Đông Cung cho nhà Nguyễn. Nguyễn Nhạc theo kế Nguyễn Huệ giả vờ ưng thuận, một mặt mượn lệnh Đông Cung phủ dụ Tống Phước Hiệp và Châu Văn Tiếp đem tướng sĩ năm dinh về theo phò Đông Cung, mặt khác lại cho người mang vàng bạc châu báu đến dâng Hoàng Ngũ Phúc xin nộp ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên để xin cho Nguyễn Nhạc được làm tướng tiên phong đánh Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc viết khải văn dâng lên chúa Trịnh Sâm phong tướng hiệu cho Nguyễn Nhạc. Trịnh Sâm sai Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc chỉ, cờ, ấn kiếm của vua Lê đến ban cho Nguyễn Nhạc.
Tống Phước Hiệp do mắc lừa không đề phòng nên bị Nguyễn Huệ đánh bại. Lý Tài được nhà Tây Sơn cử làm tướng trấn thủ Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc nghe tin thắng của Nguyễn Huệ đã lập tức tung quân đánh chiếm Quảng Ngãi và trình lên chúa Trịnh Sâm sắc phong cho Nguyễn Huệ làm tướng tiên phong. Tuy vậy, quân Trịnh bị hao tổn nặng bởi trận dịch khủng khiếp nên phải quay lại Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc ốm chết ngay trên dọc đường khi chưa tới Phú Xuân. Nguyễn Nhạc lợi dụng sự rút quân Trịnh để chiếm lại Quảng Nam. Nhà Tây Sơn tạm yên mặt bắc đã tập trung tấn công nhằm dứt điểm hiểm họa từ nhà Nguyễn đang trốn tránh ở phía Nam.
Châu Văn Tiếp khi đưa quân đến Quy Nhơn thì hay tin Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương đã ngầm trốn nhà Tây Sơn vào Gia Định cùng Nguyễn Phúc Thuần, sau khi Nguyễn Nhạc dùng chước gả con gái cho Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương nhưng mưu kế không thành. Châu Văn Tiếp liền rút quân về núi cũ ở Đồng Xuân, dựng cờ Lương Sơn tá quốc (quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước) liên thủ với tướng Tống Phước Hiệp đang đóng quân ở dinh Long Hồ ở Vân Phong (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa), để đối đầu với Tây Sơn.
Địa danh đối trận giành giật quyết liệt giữa nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn tại Phú Yên là quân Nguyễn chặn trục tiến quân của quân Tây Sơn theo đường thượng đạo từ Quy Nhơn tấn công vào Đồng Xuân (thị trấn La Hai ngày nay) và theo đường thiên lý Bắc Nam ven biển (Quốc lộ 1 ngày nay) , phối hợp đường biển tấn công vào vùng ngã ba Chí Thạnh , thành cũ An Thổ Trấn Biên gần vịnh Xuân Đài và đầm Ô Loan. Trong điểm huyết chiến khác là vùng dọc đường thượng đạo Vân Hòa, thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh và ven biển là thị xã Tuy Hòa đến Bắc Vân Phong ngày nay.
CHÂU VĂN TIẾP PHỤC HƯNG NHÀ NGUYỄN
Tây Sơn đánh gắt, quân chúa Nguyễn mất miền Trung dần rút về khu vực Gia Định và lân cận. Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ quân chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.
Đầu năm 1777, Nguyễn Huệ tiến đánh Gia Định, Tống Phúc Hiệp lui về tiếp cứu, giao cho Châu Văn Tiếp giữ Phú Yên, Bình Thuận. Giữa năm 1777, Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết. Nguyễn Ánh trốn thoát.
Nguyễn Ánh trốn ở Rạch Giá sau đó lén sang Hà Tiên rồi ra đảo Thổ Châu) . Sau khi quân lùng bắt của Tây Sơn rút đi Đỗ Thanh Nhơn lấy lại Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh được tướng sĩ rước về tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính rồi xưng vương tại Sài Côn (Sài Gòn) vào năm Canh Tý (1780).
Năm Tân Sửu (1781), Châu Văn Tiếp khởi quân vào tiếp cứu liên kết với hai đạo quân khác để đánh Bình Khang nhưng đã bị trấn thủ quân Tây Sơn Nguyễn Văn Lộc chặn đánh phải về lại núi Tà Lương. Đạo quân do Tôn Thất Dụ từ Bình Thuận tiến ra cũng bị trấn thủ quân Tây Sơn Lê Văn Hưng đem tượng binh chặn đánh làm cho tan vỡ. Đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm thì không thể xuất phát được vì quân Đông Sơn đang khởi loạn ở Gia Định, do chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh mưu hại.
Cũng năm 1781, Nguyễn Ánh sau sự biến Đông Sơn, phải vất vả đối phó với nội tình tan rã ở Gia Định. Tháng 10 năm đó, vua nước Xiêm La (Thái Lan) là Trịnh Quốc Anh (Taksin) sai hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Vương sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân sang cứu, trong khi hai quân đang chống nhau thì ở Vọng Các (Băng Cốc) vua Xiêm bắt giam vợ con của hai anh em Chất Tri. Hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) bèn giao kết với Nguyễn Hữu Thụy rồi đem quân về giết Trình Quốc Anh (Taksin) và tự lập làm vua Xiêm La, xưng là Phật Vương (Rama1). Họ Chakkri làm vua cho đến ngày nay và các vua đều xưng là Rama. Vua Rama I chọn Bangkok (hay “Thành phố của các thiên thần”) làm kinh đô.
Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhân cơ hội nội bộ nhà Nguyễn đang rạn nứt, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ tiến vào Nam. Hai bên đụng độ dữ dội ở sông Ngã Bảy cửa Cần Giờ. Nguyễn Phúc Ánh thua trận lại phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc. Châu Văn Tiếp một lần nữa lại dẫn đạo quân Lương Sơn vào tiếp cứu. Khi ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã rút quân về, nên quân Lương Sơn đánh đuổi được tướng Tây Sơn là Đỗ Nhàn Trập. Châu Văn Tiếp sau khi lấy lại được Gia Định đã đón Nguyễn Phúc Ánh về Sài Côn. Nhờ đại công này, ông được phong Ngoại tả Chưởng dinh.
CHÂU VĂN TIẾP CÔNG THẦN NHÀ NGUYỄN
Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Đa mang quân vào Nam. Châu Văn Tiếp dùng hỏa công nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.
Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều vua Chất Tri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Cao Miên và Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Cho nên khi nghe Châu Văn Tiếp, một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn, người đã có công cứu vua Xiêm năm 1781, đến cầu cứu nên vua Xiêm liền đồng ý. Châu Văn Tiếp được vua Xiêm hứa hẹn, gởi ngay mật thư báo tin cho Nguyễn Phúc Ánh.
Tháng Hai năm Giáp Thìn (1784), sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau, chúa Nguyễn sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm và được tiếp đãi trọng thể, hứa giúp đỡ, chúa Nguyễn đã tổ chức lại lực lượng gồm các quân tướng đi theo và nhóm người Việt lưu vong tại Xiêm, cả thảy trên dưới nghìn người, cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm Tham tướng, để dẫn quân Xiêm về nước đánh nhau với quân Tây Sơn… Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm La đã cử hai người cháu cũng là hai viên tướng cao cấp là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang, sang giúp. Đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân, do các tướng Lục Côn, Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) chỉ huy, băng qua đất Chân Lạp, rồi tràn vào nước Việt qua ngả An Giang.
Ngày 13 tháng 10 năm Giáp Thìn (tức 25 tháng 11 năm 1784), Châu Văn Tiếp giáp chiến với quân Tây Sơn. Ngô Giáp Đậu kể: Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, nay là Vĩnh Long) Chưởng cơ Bảo (Chưởng tiền Bảo) ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền địch, bị quân Tây Sơn đâm trọng thương. Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh) phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo…Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặng…, hưởng dương 46 tuổi.
Nguyễn Phúc Ánh rất thương tiếc phúc tướng Châu Văn Tiếp: “Trong vòng mười năm lại đây, Tiếp với ta cùng chung hoạn nạn. Nay giữa đường Tiếp bỏ ta mà đi, chưa biết ai có thể thay ta nắm giữ việc quân?…”.[7] Nguyễn Vương dạy lấy ván thuyền ghép thành hòm, dùng nhung phục khấn liệm, rồi cho chôn tạm tại làng An Hội, Cồn Cái Nhum (Tam Bình, Vĩnh Long). Về sau, thâu phục được Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh cho cải táng tại xã Hắc Lăng, huyện Phước An, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Nguyễn Phúc Ánh năm 1802, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, truy phong Châu Văn Tiếp là Tả quân đô đốc, tước Quận công và cho lập đền thờ ở Hắc Lăng (nay thuộc xã Tam Phước, thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Châu Văn Tiếp năm Giáp Tý (1804), thời vua Gia Long được thờ nơi đền Hiển Trung (Sài Gòn). Đến năm Gia Long thứ 6 (1807), Châu Văn Tiếp được liệt hàng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần và được thờ tại Trung Hưng Công Thần miếu (Huế).
Năm 1831 thời vua Minh Mạng, Châu Văn Tiếp được truy phong Lâm Thao Quận công.
Năm 1850, thời vua Tự Đức năm thứ ba, nhà vua cho xây dựng lại đền ở Hắc Lăng, Năm 1851, khởi công xây đền mới cách nơi cũ khoảng 500m. Năm 1920, nhân dân trong tỉnh Bà Rịa tự tổ chức quyên góp và tái thiết đền với quy mô lớn. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, dưới thời Pháp thuộc, các đền thờ công thần triều Nguyễn đều được đổi tên thành đình làng; cũng chính vì thế đền thờ ông Tiếp trở thành đình Hắc Lăng. Hiện nơi đình vẫn thờ chiếc ngai do Gia Long ban thưởng, khuôn biển có khắc bốn chữ thếp vàng: Lâm Thao Quận Công cùng nhiều sắc phong của các vua Nguyễn…[8]
Năm 1855, thời vua Tự Đức năm thứ 8, Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương đi kinh lược Nam Kỳ có đến viếng đền Châu Quận Công ở Măng Thít (nay thuộc xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít) và có làm thơ điếu, hiện vẫn còn lưu giữ ở đền thờ.
Châu Văn Tiếp mất không có con trai, cháu ngoại là Nguyễn Văn Hóa, con của Châu Thị Đậu, nhận phần phụng tự.
Đặng Đức Siêu vâng lệnh vua Gia Long làm bài “Văn tế Châu Văn Tiếp” khi cải táng ông vào khoảng cuối năm 1803. Nội dung như sau:
“Vạc Hạ Võ mùi canh còn lạt, lòng những tưởng cậy sức diêm mai;
Tiệc trung hưng cuộc rượu đang gầy, trời nỡ khiến lìa tay khúc nhiệt.
Phong quan nầy ai chẳng ngậm ngùi;
Cơ hội ấy nghĩ càng thương tiếc.
Nhớ tướng quân xưa:
Ngọc non Côn cấu khí tinh thành;
Vàng sông Lệ đúc lòng trung liệt.
Trong thành Mãng mong lòng bội ám, gói theo kiềm sương lạnh trời Tây;
Dưới cờ Lưu quyết chí đầu minh, gương trượng nghĩa bóng ngời nước Việt.
Nghìn dặm trải lá gan Dự Nhượng, nghĩa vì quân đất võ trời gầy;
Trăm trận phơi đùm mật Tử Long, oai dẹp loạn sương sầu nắng thiết.
Trong khuôn cứu nắm quyền ngoại tả, chống giềng trời, cầm mối nước, son nhuộm tấm lòng;
Ngoài chiến chinh đeo ấn tướng quân, tru đảng nguỵ, diệt loài gian, máu dầm mũi bạc.
Đường thượng đạo ải non lần lựa, qua sông Lào, lên đất Sóc, một mình triều triệu gánh giang san;
Nẻo chiền cần sông núi gian nan, tìm chúa cũ, mượn binh Xiêm, tám cõi nhơn nhơn oai tích lịch.
Lướt sóng khua chèo Tổ Địch, đàm trung nguyên rửa sạch bợn trần ai;
Xây vai dựa gác Tử Nghi, niệm thiên địa chi dung loài tiếm thiết.
Lừng lẫy quyết lấy đầu tặc tử, danh tôi còn ngõ được vuông tròn;
Rủi ro khôn dẹp máy binh cơ, sao tướng đã bóng đà lờ lệch.
Hội mây rồng nửa phút lỡ làng.
Duyên tôi chúa trăm năm cách biệt.
Trời Thuận Hoá chằm nhạn còn xao xác, tưởng cậy người cứu chúng lầm than;
Thành Quy Nhơn tiếng cáo chửa được an, không có người hầu ai đánh dẹp.
Dân đang trông, binh đang mến, trời đất sao phụ kẻ huân lao;
Trong chưa trị, ngoài chưa an, thời vận khiến hại người hào kiệt.
Đài hoa tượng đành rành còn để dấu, tưởng hình dung lòng bắt rã rời;
Bố tấu công chồng lớp hãy ghi tên, mến công nghiệp luỵ tuông lác đác.
Ngày muôn một tưởng còn điêu bái, thân thì tạm gởi chốn long quang;
Mối ba quân nay đã tóm thâu, quan quách ngõ táng an mã hiệp.
Hỡi ơi! Thương thay!
Phục duy thượng hưởng!”
Gia Định tam hùng được chính sử triều Nguyễn gọi đối với Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) , thay vì vẫn thường truyền tụng trong dân gian là Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Đỗ Thành Nhơn (?-1781) , lý do vì Đỗ Thành Nhơn bị coi là thờ vua không trung hậu (vua Gia Long giết) với bài vè lưu lại như sau:
– Nghe anh làu thông lịch sử,
Em xin hỏi thử đất Nam trung;
Hỏi ai “Gia Định tam hùng”?
Mà ai trọn nghĩa thuỷ chung một lòng.
– Ông Tiếp ông Tánh cùng ông Huỳnh Đức
Ba ông hết sức phò nước một lòng
Nổi danh Gia Định tam hùng…
Long Giang Đỗ Phong Thuần người đời sau có thơ khen Châu Văn Tiếp, theo “Đất Phú Trời Yên” Trần Sĩ Huệ 2018 :
“Phò đức Cao Hoàng vẹn trước sau
Cụ Châu Văn Tiếp thật anh hào
Văn hay khuông tế thời nguy biến
Võ giỏi tung hoành trí lược thao
Mấy lượt qua Xiêm tìm chúa cũ
Nhiều phen chống địch cứu binh trào
Ra quân chưa thắng thân đà thác
Để khách anh hùng thảm xiết bao”
Châu Đức là nơi phần mộ của cụ Châu Văn Tiếp (ảnh). Hoàng Kim duyên may được về đất Tùng Châu xưa thắp hương cho Cụ Đ&
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng
Tre Rồng sông Kỳ Lộ Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài
Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước
Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.
Rủ nhau tìm ngắm chốn nơi đây
Tình bạn xưa nay vẫn đong đầy
Chớ dại đổ liều như thác nhé
Nước còn không có, nói chi mây.
THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên
‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!
Khoét hết ruột
Chỉ để một lần
ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘
NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim
hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm
hữu lý
trạng Trình
đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn
Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …
BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm. Xem Video Bản Giốc và Kalong tuyệt đẹp ở đây https://www.facebook.com/AmazingThingsInVietnam/videos/260029285748758 và tích hợp trong tài liệu này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-gioc-va-ka-long/
Tùng Châu, Châu Đức vẹn trước sau
Đào Công, Châu Công thật anh hào
Văn xây thành lũy thầy Nội Tán
Võ dựng cơ đồ trí Lược Thao
Ngọa Long chặn địch ba phòng tuyến
Lương Sơn tá quốc cứu binh trào
Đồng Xuân hưng thịnh dày công đức
Ân nghĩa cho đời quý biết bao !
Đất Phú Trời Yên không chỉ là nơi lưu dấu bản tiếng Việt đầu tiên của Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt, chỉ dấu muôn đời của dân tộc Việt tại nhà thờ Mằng Lăng, mà còn là nơi Lương Văn Chánh thành hoàng dựng nghiệp thiên thu. Phú Yên cũng là đất Lương Sơn Tá Quốc lưu dấu bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn Châu Văn Tiếp ở Phú Yên.
Nghiên cứu lịch sử nhà Nguyễn tra cứu theo niên biểu ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘, tôi nhiều lần gặp hình bóng Châu Văn Tiếp Đồng Xuân, Phú Yên. Ông là danh tướng được vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh phong tặng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần, hàm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận công, sau gia phong Lâm Thao Quận công. Châu Văn Tiếp cũng được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định (cùng với Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức).
Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh nếu không có Châu Văn Tiếp thì hầu như không thể phục hưng được cơ nghiệp nhà Nguyễn. Công nghiệp lừng lẫy và bi tráng của Châu Văn Tiếp có nhiều điều uẩn khúc lịch sử tương tự ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘ nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ về ông thì không thể hiểu sâu sắc thời Lê –Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn.
CHÂU VĂN TIẾP LƯƠNG SƠN TÁ QUỐC
Châu Văn Tiếp (1738-1784) là người Đồng Xuân Phú Yên, danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 thời Nguyễn Ánh. Châu Văn Tiếp tên tộc là Châu Doãn Ngạnh sinh năm Mậu Ngọ năm 1738 (?) mất ngày 30 tháng 11 năm 1784 lúc 46 tuổi, sinh quán tại huyện Phù Ly phủ Hoài Nhơn nay là Phù Mỹ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhưng cư ngụ ở làng Vân Hòa, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông chuyên nghề buôn bán, chủ yếu là buôn ngựa, nhưng có học vấn.
Ông Châu Văn Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, ba em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu tục gọi Châu Muội Nương. Năm anh em đều rất giỏi võ nghệ, đặc biệt là Châu Văn Tiếp và Châu Thị Đậu. Sau này khi Lê Văn Quân người Định Tường ra phò tá Châu Văn Tiếp “Lương Sơn tá quốc’ ở núi Tà Lương thì ông Châu Văn Tiếp đã mến trọng hiền tài gả Châu Muội Nương cho Lê Văn Quân thành vợ chồng. Hai ông Châu Văn Tiếp, Lê Văn Quân đều là tướng giỏi kiệt xuất của Nguyễn Vương nối tiếp nhau làm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận Công. Lê Văn Quân mất năm Tân Hợi 1791. Vợ chồng bà giúp chúa Nguyễn rất tận lực. Bà lúc xông trận dũng cảm thiện chiến chẳng kém gì các anh trai và chồng, thường được người đương thời so sánh với danh tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân. Bà những ngày theo Nguyễn Phúc Ánh sang Vọng Các, chính bà đã hai lần cầm binh đánh thắng quân Miến Điện và Đồ Bà theo lời yêu cầu tiếp viện của vua Xiêm, khiến người Xiêm rất thán phục. Châu Văn Tiếp thông thạo tiếng Chân Lạp, Xiêm La, có sức mạnh, võ nghệ, biệt tài sử dụng đại đao. Ông theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, ông quen biết hầu hết những người vương tướng của nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Ðình Tú … Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bửu vì cùng nghề.
Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cất binh khởi nghĩa vào năm 1771 lấy lý do là chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan và ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Nhạc biết tài Châu Văn Tiếp, nên từ đầu đã cho người đến mời tham gia. Khi đó, bốn anh em Châu Văn Tiếp đã chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Tà Lương (còn gọi là núi Trà Lang thuộc Phú Yên). Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Châu Văn Tiếp bày tỏ chính kiến của mình là không muốn thay ngôi chúa Nguyễn, mà chỉ muốn tôn phù hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, muốn diệt trừ những tham quan, những quyền thần và Nguyễn Nhạc đã đồng ý.
Châu Văn Tiếp chọn thờ chúa Nguyễn cũng có tâm sự riêng như Nguyễn Du chọn nghĩa phù Lê đều có lý do riêng. Năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 (nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766) lúc Nguyễn Nghiễm 58 tuổi, bà Trần Thị Tần 26 tuổi. Nguyễn Du được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm ấy cũng là năm Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền. Trước đó, từ ông Nguyễn Hoàng trở đi, họ Nguyễn làm chúa trong Nam, phía bắc chống nhau với họ Trịnh, phía nam đánh lấy đất Chiêm Thành và đất Chân Lạp, truyền đến đời Vũ Vương thì định triều nghi, lập cung điện ở đất Phú Xuân, phong cho Nguyễn Phúc Hiệu người con thứ 9 làm thế tử. Bây giờ thế tử đã mất rồi, con thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ mà con trưởng của Vũ Vương cũng mất rồi. Vũ Vương lập di chiếu cho người con thứ hai là hoàng tử Cốn (là cha của Nguyễn Phúc Ánh) lên nối ngôi nhưng quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập người con thứ 16 của Vũ Vương, mới có 12 tuổi tên là Nguyễn Phúc Thuần lên làm chúa, gọi là Định Vương.
Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762) lớn hơn Nguyễn Du ba tuổi và nhỏ hơn Châu Văn Tiếp 24 tuổi. Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều tàn ác nên trong nước ai ai cũng oán giận, bởi thế phía nam nhà Tây Sơn dấy binh ở Quy Nhơn, phía bắc quân Trịnh vào lấy Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ. Khi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh ở Tây Sơn chống chúa Nguyễn vào năm 1771 thì Nguyễn Ánh 9 tuổi. Đến năm 1775, khi chúa Nguyễn bị quân Lê-Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Năm ấy, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông Cung để lo việc chống trả. Quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra đánh chiếm Quảng Nam. Chúa Nguyễn Định Vương liệu không chống cự nổi nên cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, chỉ để Đông Cung ở lại Quảng Nam chống giữ.
Nguyễn Nhạc biết Đông Cung yếu thế và muốn mượn tiếng nhà Nguyễn để thu phục lòng người mến trọng nhà Nguyễn nên sai người rước Đông Cung về Hội An. Họ Trịnh vượt đèo Hải Vân, đẩy lui quân Tây Sơn do Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm tướng trung quân. Nguyễn Nhạc xét tội Tập Đình thua trận định giết. Tập Đình vội trốn về Quảng Đông và bị giết. Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung về Quy Nhơn. Tống Phước Hiệp ở phía nam nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận đã tiến quân chiếm lại Phú Yên. Tống Phước Hiệp cho Bạch Doãn Triều và cai đội Thạc đến đòi Nguyễn Nhạc trả Đông Cung cho nhà Nguyễn. Nguyễn Nhạc theo kế Nguyễn Huệ giả vờ ưng thuận, một mặt mượn lệnh Đông Cung phủ dụ Tống Phước Hiệp và Châu Văn Tiếp đem tướng sĩ năm dinh về theo phò Đông Cung, mặt khác lại cho người mang vàng bạc châu báu đến dâng Hoàng Ngũ Phúc xin nộp ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên để xin cho Nguyễn Nhạc được làm tướng tiên phong đánh Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc viết khải văn dâng lên chúa Trịnh Sâm phong tướng hiệu cho Nguyễn Nhạc. Trịnh Sâm sai Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc chỉ, cờ, ấn kiếm của vua Lê đến ban cho Nguyễn Nhạc.
Tống Phước Hiệp do mắc lừa không đề phòng nên bị Nguyễn Huệ đánh bại. Lý Tài được nhà Tây Sơn cử làm tướng trấn thủ Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc nghe tin thắng của Nguyễn Huệ đã lập tức tung quân đánh chiếm Quảng Ngãi và trình lên chúa Trịnh Sâm sắc phong cho Nguyễn Huệ làm tướng tiên phong. Tuy vậy, quân Trịnh bị hao tổn nặng bởi trận dịch khủng khiếp nên phải quay lại Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc ốm chết ngay trên dọc đường khi chưa tới Phú Xuân. Nguyễn Nhạc lợi dụng sự rút quân Trịnh để chiếm lại Quảng Nam. Nhà Tây Sơn tạm yên mặt bắc đã tập trung tấn công nhằm dứt điểm hiểm họa từ nhà Nguyễn đang trốn tránh ở phía Nam.
Châu Văn Tiếp khi đưa quân đến Quy Nhơn thì hay tin Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương đã ngầm trốn nhà Tây Sơn vào Gia Định cùng Nguyễn Phúc Thuần, sau khi Nguyễn Nhạc dùng chước gả con gái cho Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương nhưng mưu kế không thành. Châu Văn Tiếp liền rút quân về núi cũ ở Đồng Xuân, dựng cờ Lương Sơn tá quốc (quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước) liên thủ với tướng Tống Phước Hiệp đang đóng quân ở dinh Long Hồ ở Vân Phong (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa), để đối đầu với Tây Sơn.
Địa danh đối trận giành giật quyết liệt giữa nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn tại Phú Yên là quân Nguyễn chặn trục tiến quân của quân Tây Sơn theo đường thượng đạo từ Quy Nhơn tấn công vào Đồng Xuân (thị trấn La Hai ngày nay) và theo đường thiên lý Bắc Nam ven biển (Quốc lộ 1 ngày nay) , phối hợp đường biển tấn công vào vùng ngã ba Chí Thạnh , thành cũ An Thổ Trấn Biên gần vịnh Xuân Đài và đầm Ô Loan. Trong điểm huyết chiến khác là vùng dọc đường thượng đạo Vân Hòa, thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh và ven biển là thị xã Tuy Hòa đến Bắc Vân Phong ngày nay.
CHÂU VĂN TIẾP PHỤC HƯNG NHÀ NGUYỄN
Tây Sơn đánh gắt, quân chúa Nguyễn mất miền Trung dần rút về khu vực Gia Định và lân cận. Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ quân chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.
Đầu năm 1777, Nguyễn Huệ tiến đánh Gia Định, Tống Phúc Hiệp lui về tiếp cứu, giao cho Châu Văn Tiếp giữ Phú Yên, Bình Thuận. Giữa năm 1777, Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết. Nguyễn Ánh trốn thoát.
Nguyễn Ánh trốn ở Rạch Giá sau đó lén sang Hà Tiên rồi ra đảo Thổ Châu) . Sau khi quân lùng bắt của Tây Sơn rút đi Đỗ Thanh Nhơn lấy lại Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh được tướng sĩ rước về tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính rồi xưng vương tại Sài Côn (Sài Gòn) vào năm Canh Tý (1780).
Năm Tân Sửu (1781), Châu Văn Tiếp khởi quân vào tiếp cứu liên kết với hai đạo quân khác để đánh Bình Khang nhưng đã bị trấn thủ quân Tây Sơn Nguyễn Văn Lộc chặn đánh phải về lại núi Tà Lương. Đạo quân do Tôn Thất Dụ từ Bình Thuận tiến ra cũng bị trấn thủ quân Tây Sơn Lê Văn Hưng đem tượng binh chặn đánh làm cho tan vỡ. Đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm thì không thể xuất phát được vì quân Đông Sơn đang khởi loạn ở Gia Định, do chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh mưu hại.
Cũng năm 1781, Nguyễn Ánh sau sự biến Đông Sơn, phải vất vả đối phó với nội tình tan rã ở Gia Định. Tháng 10 năm đó, vua nước Xiêm La (Thái Lan) là Trịnh Quốc Anh (Taksin) sai hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Vương sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân sang cứu, trong khi hai quân đang chống nhau thì ở Vọng Các (Băng Cốc) vua Xiêm bắt giam vợ con của hai anh em Chất Tri. Hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) bèn giao kết với Nguyễn Hữu Thụy rồi đem quân về giết Trình Quốc Anh (Taksin) và tự lập làm vua Xiêm La, xưng là Phật Vương (Rama1). Họ Chakkri làm vua cho đến ngày nay và các vua đều xưng là Rama. Vua Rama I chọn Bangkok (hay “Thành phố của các thiên thần”) làm kinh đô.
Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhân cơ hội nội bộ nhà Nguyễn đang rạn nứt, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ tiến vào Nam. Hai bên đụng độ dữ dội ở sông Ngã Bảy cửa Cần Giờ. Nguyễn Phúc Ánh thua trận lại phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc. Châu Văn Tiếp một lần nữa lại dẫn đạo quân Lương Sơn vào tiếp cứu. Khi ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã rút quân về, nên quân Lương Sơn đánh đuổi được tướng Tây Sơn là Đỗ Nhàn Trập. Châu Văn Tiếp sau khi lấy lại được Gia Định đã đón Nguyễn Phúc Ánh về Sài Côn. Nhờ đại công này, ông được phong Ngoại tả Chưởng dinh.
CHÂU VĂN TIẾP CÔNG THẦN NHÀ NGUYỄN
Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Đa mang quân vào Nam. Châu Văn Tiếp dùng hỏa công nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.
Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều vua Chất Tri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Cao Miên và Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Cho nên khi nghe Châu Văn Tiếp, một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn, người đã có công cứu vua Xiêm năm 1781, đến cầu cứu nên vua Xiêm liền đồng ý. Châu Văn Tiếp được vua Xiêm hứa hẹn, gởi ngay mật thư báo tin cho Nguyễn Phúc Ánh.
Tháng Hai năm Giáp Thìn (1784), sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau, chúa Nguyễn sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm và được tiếp đãi trọng thể, hứa giúp đỡ, chúa Nguyễn đã tổ chức lại lực lượng gồm các quân tướng đi theo và nhóm người Việt lưu vong tại Xiêm, cả thảy trên dưới nghìn người, cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm Tham tướng, để dẫn quân Xiêm về nước đánh nhau với quân Tây Sơn… Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm La đã cử hai người cháu cũng là hai viên tướng cao cấp là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang, sang giúp. Đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân, do các tướng Lục Côn, Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) chỉ huy, băng qua đất Chân Lạp, rồi tràn vào nước Việt qua ngả An Giang.
Ngày 13 tháng 10 năm Giáp Thìn (tức 25 tháng 11 năm 1784), Châu Văn Tiếp giáp chiến với quân Tây Sơn. Ngô Giáp Đậu kể: Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, nay là Vĩnh Long) Chưởng cơ Bảo (Chưởng tiền Bảo) ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền địch, bị quân Tây Sơn đâm trọng thương. Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh) phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo…Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặng…, hưởng dương 46 tuổi.
Nguyễn Phúc Ánh rất thương tiếc phúc tướng Châu Văn Tiếp: “Trong vòng mười năm lại đây, Tiếp với ta cùng chung hoạn nạn. Nay giữa đường Tiếp bỏ ta mà đi, chưa biết ai có thể thay ta nắm giữ việc quân?…”.[7] Nguyễn Vương dạy lấy ván thuyền ghép thành hòm, dùng nhung phục khấn liệm, rồi cho chôn tạm tại làng An Hội, Cồn Cái Nhum (Tam Bình, Vĩnh Long). Về sau, thâu phục được Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh cho cải táng tại xã Hắc Lăng, huyện Phước An, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Nguyễn Phúc Ánh năm 1802, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, truy phong Châu Văn Tiếp là Tả quân đô đốc, tước Quận công và cho lập đền thờ ở Hắc Lăng (nay thuộc xã Tam Phước, thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Châu Văn Tiếp năm Giáp Tý (1804), thời vua Gia Long được thờ nơi đền Hiển Trung (Sài Gòn). Đến năm Gia Long thứ 6 (1807), Châu Văn Tiếp được liệt hàng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần và được thờ tại Trung Hưng Công Thần miếu (Huế).
Năm 1831 thời vua Minh Mạng, Châu Văn Tiếp được truy phong Lâm Thao Quận công.
Năm 1850, thời vua Tự Đức năm thứ ba, nhà vua cho xây dựng lại đền ở Hắc Lăng, Năm 1851, khởi công xây đền mới cách nơi cũ khoảng 500m. Năm 1920, nhân dân trong tỉnh Bà Rịa tự tổ chức quyên góp và tái thiết đền với quy mô lớn. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, dưới thời Pháp thuộc, các đền thờ công thần triều Nguyễn đều được đổi tên thành đình làng; cũng chính vì thế đền thờ ông Tiếp trở thành đình Hắc Lăng. Hiện nơi đình vẫn thờ chiếc ngai do Gia Long ban thưởng, khuôn biển có khắc bốn chữ thếp vàng: Lâm Thao Quận Công cùng nhiều sắc phong của các vua Nguyễn…[8]
Năm 1855, thời vua Tự Đức năm thứ 8, Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương đi kinh lược Nam Kỳ có đến viếng đền Châu Quận Công ở Măng Thít (nay thuộc xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít) và có làm thơ điếu, hiện vẫn còn lưu giữ ở đền thờ.
Châu Văn Tiếp mất không có con trai, cháu ngoại là Nguyễn Văn Hóa, con của Châu Thị Đậu, nhận phần phụng tự.
Đặng Đức Siêu vâng lệnh vua Gia Long làm bài “Văn tế Châu Văn Tiếp” khi cải táng ông vào khoảng cuối năm 1803. Nội dung như sau:
“Vạc Hạ Võ mùi canh còn lạt, lòng những tưởng cậy sức diêm mai;
Tiệc trung hưng cuộc rượu đang gầy, trời nỡ khiến lìa tay khúc nhiệt.
Phong quan nầy ai chẳng ngậm ngùi;
Cơ hội ấy nghĩ càng thương tiếc.
Nhớ tướng quân xưa:
Ngọc non Côn cấu khí tinh thành;
Vàng sông Lệ đúc lòng trung liệt.
Trong thành Mãng mong lòng bội ám, gói theo kiềm sương lạnh trời Tây;
Dưới cờ Lưu quyết chí đầu minh, gương trượng nghĩa bóng ngời nước Việt.
Nghìn dặm trải lá gan Dự Nhượng, nghĩa vì quân đất võ trời gầy;
Trăm trận phơi đùm mật Tử Long, oai dẹp loạn sương sầu nắng thiết.
Trong khuôn cứu nắm quyền ngoại tả, chống giềng trời, cầm mối nước, son nhuộm tấm lòng;
Ngoài chiến chinh đeo ấn tướng quân, tru đảng nguỵ, diệt loài gian, máu dầm mũi bạc.
Đường thượng đạo ải non lần lựa, qua sông Lào, lên đất Sóc, một mình triều triệu gánh giang san;
Nẻo chiền cần sông núi gian nan, tìm chúa cũ, mượn binh Xiêm, tám cõi nhơn nhơn oai tích lịch.
Lướt sóng khua chèo Tổ Địch, đàm trung nguyên rửa sạch bợn trần ai;
Xây vai dựa gác Tử Nghi, niệm thiên địa chi dung loài tiếm thiết.
Lừng lẫy quyết lấy đầu tặc tử, danh tôi còn ngõ được vuông tròn;
Rủi ro khôn dẹp máy binh cơ, sao tướng đã bóng đà lờ lệch.
Hội mây rồng nửa phút lỡ làng.
Duyên tôi chúa trăm năm cách biệt.
Trời Thuận Hoá chằm nhạn còn xao xác, tưởng cậy người cứu chúng lầm than;
Thành Quy Nhơn tiếng cáo chửa được an, không có người hầu ai đánh dẹp.
Dân đang trông, binh đang mến, trời đất sao phụ kẻ huân lao;
Trong chưa trị, ngoài chưa an, thời vận khiến hại người hào kiệt.
Đài hoa tượng đành rành còn để dấu, tưởng hình dung lòng bắt rã rời;
Bố tấu công chồng lớp hãy ghi tên, mến công nghiệp luỵ tuông lác đác.
Ngày muôn một tưởng còn điêu bái, thân thì tạm gởi chốn long quang;
Mối ba quân nay đã tóm thâu, quan quách ngõ táng an mã hiệp.
Hỡi ơi! Thương thay!
Phục duy thượng hưởng!”
Gia Định tam hùng được chính sử triều Nguyễn gọi đối với Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) , thay vì vẫn thường truyền tụng trong dân gian là Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Đỗ Thành Nhơn (?-1781) , lý do vì Đỗ Thành Nhơn bị coi là thờ vua không trung hậu (vua Gia Long giết) với bài vè lưu lại như sau:
– Nghe anh làu thông lịch sử,
Em xin hỏi thử đất Nam trung;
Hỏi ai “Gia Định tam hùng”?
Mà ai trọn nghĩa thuỷ chung một lòng.
– Ông Tiếp ông Tánh cùng ông Huỳnh Đức
Ba ông hết sức phò nước một lòng
Nổi danh Gia Định tam hùng…
Long Giang Đỗ Phong Thuần người đời sau có thơ khen Châu Văn Tiếp, theo “Đất Phú Trời Yên” Trần Sĩ Huệ 2018 :
“Phò đức Cao Hoàng vẹn trước sau
Cụ Châu Văn Tiếp thật anh hào
Văn hay khuông tế thời nguy biến
Võ giỏi tung hoành trí lược thao
Mấy lượt qua Xiêm tìm chúa cũ
Nhiều phen chống địch cứu binh trào
Ra quân chưa thắng thân đà thác
Để khách anh hùng thảm xiết bao”
Châu Đức là nơi phần mộ của cụ Châu Văn Tiếp (ảnh). Hoàng Kim duyên may được về đất Tùng Châu xưa thắp hương cho Cụ Đào Duy Từ còn mãi với non sông, lại được cùng thầy bạn Mai Văn Quyền, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Huien Trần Huệ Hoa khảo sát điền dã và tiếp xúc các tư liệu quý của Đào tộc Việt Nam, Châu tộc Việt Nam để lưu lại tư liệu nghiên cứu lịch sử này với bài họa vần cụ Long Giang Đỗ Phong Thuần và cảm khái về cuộc đời sự nghiệp của hai cụ Đào Công Châu Công
CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG BỆNH CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự
Giống sắn KM419 chủ lực của Việt Nam với các nổ lực tiếp tục theo định hướng: Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Chọn giống sắn Việt Nam và Cách mạng sắn Việt Nam
CHỌNGIỐNGSẮN VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long,Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Việt Hưng, Trần Công Khanh(Bài tổng hợp dùng để giảng dạy sắn trong nhà trường và làm tài liệu khuyến nông)
Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .
Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh.
Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố, trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .
Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiểm trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 đang là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo giống sắn kháng bệnh CMD” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững các giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay.
Giống sắn KM 94
Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2019 chiếm khoảng 37% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam
Giống KM94 có đặc điểm:
+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .
Giống sắn KM 140
Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTECH năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trồng trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
Giống sắn KM 98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 Giống KM98-5 được trồng tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2010 trồng trên 100.000 ha; hiện là giống phổ biến..
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= giống sắn KU 72 của Thái Lan hình trên, nhưng việc lựa chọn giống bố mẹ, lai tạo và chọn dòng thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến..
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94
Giống sắn SM 937-26
Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 98/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995.. Giống SM937-26 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến.
Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94
Nghê Việt là linh vật rồng ẩn thuần Việt trong “chín đứa con của rồng” (Long sinh cửu tử) và được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần, đỉnh cao thời ba vua Trần Thái Tông Thánh Tông Nhân Tông, đặc biệt thời Trần Nhân Tông và được đúc kết bởi tác phẩm ““Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Am Ngoạ Vân (hay Chùa Ngoạ Vân) nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Đó là những kết quả, tư liệu và bằng chứng khoa học thu được qua quá trình điều tra, khảo sát của Nguyễn Vân Anh ở Viện Khảo cổ học, với tư cách là người trực tiếp tham gia cuộc điều tra nghiên cứu quần thể di tích Ngoạ Vân và Hồ Thiên, xã Bình Khê, Đông Triều Quảng Ninh.
Nửa đêm, ngày Mồng một tháng Mười một năm Mậu Thân (1308), sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”.
Nghê Việt là sáng tạo đỉnh cao văn hóa Việt.thời Trần Nhân Tông, là tư duy triết học cao vọi. Hiểu sách Nhàn đọc dấu câu có câu không ẩn hiện như tiềm long, theo thời mà biến hóa. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, nhưng khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam tác giả Huỳnh Thiệu Phong đã nhận xét: “Nghê” chính là một sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh rõ nét nhân sinh quan của người Việt trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc“ Tôi có chút khảo luận về Yên tử Trần Nhân Tông gồm các ghi chú nhỏ (Notes) Ngọc Phương Nam; Lên non thiêng Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Hiểu sách nhàn đọc giấu; Lời dặn của Thánh Trần; Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ; Biết câu có câu không; Nghê Việt am Ngọa Vân … A Na bà chúa Ngọc, nay xin được lược khảo, giữ nguyên sự thật lịch sử chú giải, để hiến tặng bạn đọc.
Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Thơ Thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ sâu sắc, thông tuệ. Đó là những viên ngọc di sản văn hóa đặc biệt quý giá.
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ LÀ AI?
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士; 1230- 1291) là Hưng Ninh Vương Trần Tung, danh tướng và thiền sư nổi tiếng đời Trần. Ông là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm húy Thiều, vợ vua Trần Thánh Tông. Ông có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông năm 1258, 1285 và 1288. Sau kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (nay ở huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp Thiền. Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Đức Nhân Tông có bài tán về Tuệ Trung: “Vọng chí di cao, Toàn chi di kiên. Hốt nhiên tại hậu, Chiêm chi tại tiền. Phu thị chi vị, Thượng sĩ chi Thiền. Nghĩa là: Nhìn lên càng thấy cao,/ Khoan vào càng thấy cứng./ Bỗng nhiên ở phía sau,/ Nhìn lại thấy phía trước./ Cái đó gọi là:/ Đạo Thiền của Thượng sĩ.” Quyển Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục nằm trong bộ “Trần Triều Dật Tồn Phật Điển Lục”, là bộ Phật điển còn sót của đời nhà Trần. Tập sách này rất quan yếu trong nhà Thiền, nhất là Thiền tông Việt Nam.“ Sách này do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông khảo đính, thiền sư Pháp Loa biên tập, thiền sư Huệ Nguyên khắc in lại năm 1763. Chứng tích ở Kỳ Lân thiền viện (Hoàng Kim trích dẫn theo Thích Thanh Từ DL 1996 – PL 2540, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục giảng giải)
Hành trạng Thượng Sĩ (Trần Tung: 1230 – 1291)
Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, Hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.
Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Thượng Sĩ là người khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thạnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh Ngài tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có danh thật.
Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với Vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm Sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”
Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh, không nghe Cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát’ đó sao?”
Thái hậu qua đời, nhà Vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, Vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà Vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ cầm viết xóa một mạch, rồi làm bài tụng tự thuật rằng:
(1)
Kiến giải trình kiến giải
Tợ ấn mắt làm quái
Ấn mắt làm quái rồi
Rõ ràng thường tự tại.
Nhà Vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:
Rõ ràng thường tự tại
Cũng ấn mắt làm quái
Thấy quái chẳng thấy quái
Quái ấy ắt tự hoại.
Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.
Sau Vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài kệ:
Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi Vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khập khễnh về kinh thăm, nhưng đến nơi Vua đã qui tiên rồi.
Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy Ngài thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng:
– Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?
Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:
– Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có Vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng Vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.
Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:
(13)
Vô thường các pháp hạnh
Tâm nghi tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Chẳng giống cũng chẳng mầm.
(14)
Ngày ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh từ tâm sanh.
Tâm cảnh xưa nay không
Chốn chốn ba-la-mật.
Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu dè đã rõ ràng.”
Thượng Sĩ lại dùng kệ để giải rõ:
(15)
Ăn rau cùng ăn thịt
Chúng sanh mỗi sở thuộc.
Xuân về trăm cỏ sanh
Chỗ nào thấy tội phước?
Tôi thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?”
Thượng Sĩ cười không đáp. Tôi lại thỉnh cầu. Ngài lại nói hai bài kệ (16 và 17)để ấn định đó:
(16)
Giữ giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phước.
Muốn biết không tội phước
Chẳng giữ giới nhẫn nhục.
(17)
Như khi người leo cây
Trong an tự cầu nguy.
Như người không leo cây
Trăng gió có làm gì?
Ngài lại dặn nhỏ tôi: “Chớ bảo cho người không ra gì biết.” Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “bổn phận tông chỉ”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.) Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.
Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức, lời bàn huyền nói diệu, dường gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.
Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động Chân tánh ta.” Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 7 (1291) đời vua Trần Nhân Tông.
Tôi đích thân đến dinh của Ngài, có làm bài tụng “Thắp Hương Đền Ơn”, không chép lại đây.
Sau khi tôi được truyền nối pháp, mỗi khi khai đường thuyết pháp, tự nhớ đến tứ trọng ân, nhất là ân pháp nhũ khó đền. Tôi sai họa sĩ vẽ chân dung của Ngài, để được cúng dường, tự thuật bài tụng để tán thán. Đề rằng:
Lão cổ chùy này
Người khó diễn tả
Thủ xích Lương Hoàng
Cây dùi Tần Đế.
Hay vuông hay tròn
Hay dày hay mỏng
Biển pháp một mắt
Rừng thiền ba góc.
Các hàng môn đệ tán tụng:
– Đệ tử nối pháp Trúc Lâm Đại Đầu-đà tán:
Trông đó càng cao
Dùi đó càng cứng.
Bỗng dưng ở sau
Nhìn đó ở trước.
Đây mới gọi là
Thiền của Thượng Sĩ.
– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Pháp Loa cúi đầu kính cẩn tán:
Á!
Gang ròng nhồi lại
Sắt sống đúc thành.
Thước trời tấc đất
Gió mát trăng thanh.
Chao!
– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Bảo Phác cúi đầu kính cẩn tán:
Linh Sơn chính tai nghe
Nhai tủy lão Hồ trọc
No rồi mớm cháu con
Chồn cáo hóa sư tử.
Gặp trường nói nín nhàn
Trăng tẩm nước sông thu
Muốn biết toàn vị mặn
Trả con chuột kia đi.
– Đệ tử Tông Cảnh cúi đầu kính cẩn tán:
Thiền thầy ta con quì một chân
Bờ dốc buông tay tâm như như.
Trên đầu cột phướn nấu quả chùy
Bỗng nhiên cỡi ngược lừa ba cẳng.
Năm trước tặng ta trâu đất rống
Ngày nay ngựa gỗ hí trả Ngài.
Trâu sắt đầu nhỏ sừng co quắp
Đêm về húc vỡ núi Tu-di.
Thảnh thơi nhảy thẳng hang rồng dữ
Cướp được san-hô quí một cành
Thần biển nâng lên sáng trời đất
Na-tra nổi giận uy đức mờ.
Ha! Ha! Ha! Cũng rất kỳ
Dương Xuân Bạch Tuyết hòa rất ít
Một mức sau cùng hội thế nào?
Án tố rô, tố rô, tất rị, tất rị.
– Đệ tử cư sĩ hiệu Thiên Nhiên, Vương Như Pháp cúi đầu kính cẩn tán:
Thật kỳ đặc! Thật kỳ đặc!
Trâu đất rống trăng không kẹt mắc
Viết ra sáu bảy trí tuệ môn
Chớ nói núi bút cùng rừng mực.
– Trúc Lâm Thị giả đệ tử Pháp Cổ cúi đầu kính cẩn tán:
Xưa Quốc sư, nay Thượng Sĩ
Cùng một trượng phu chia đây kia.
Tác giả Tỳ-da đứng dưới gió
Lão ngốc Bàng công một trái cà.
Giáo giáp ba huyền phá lao quan
Trên chớp lông mày thôi nghĩ suy.
Màn mắt che mất núi Tu-di
Trong miệng nuốt ngang nước biển cả.
Dưới hàm rồng dữ đục ly châu
Phóng sợi tơ sen cột cọp lớn.
Pháp vương vương pháp mặc tung hoành
Nắm tay chung đường quên mi tớ.
Rảnh rang đùa gẩy đàn không dây
Làng múa thôn ca câu: La lý!
Lý la la! La lý lý!
Chẳng thuộc cung thương giác vũ rành
Thầy tôi nối tiếng ông Như Điệu
Phong thái khác thường lại đẹp thêm.
Tử Kỳ mất rồi tri âm ít
Bao điều cao rộng ở nơi nao?
Người sau tiếp vang nối lời rỗng
Nhận được như xưa lại chẳng phải
Ôi!
– Trúc Lâm Thị giả Tuệ Nghiêm kính cẩn tán:
Lò hồng điểm tuyết
Tháng chạp hoa sen.
Chẳng bút khá viết
Chẳng lời khá phô.
Chọi đá nháng lửa
Điện xẹt chớp sáng.
Chẳng tìm khá tìm
Chẳng chốn khá chốn.
Đó là Thượng Sĩ
Khó lường cơ Ngài
Hòa cùng ánh sáng
Đồng với tục tăng.
Tỳ-da nắm tay
Hoành Dương kết mày
Vòng vàng lùm gai
Nuốt đó thấu đó.
Con trâu con khỉ
Đánh vào rừng Thiền
Vo tròn cọp dữ
Quỉ thần vườn pháp
Miệng trống rao truyền
Xuân vào cành vàng
Cổ chùy! Cổ chùy!…
HAI BÀI THƠ CỦA THƯỢNG SĨ
Cây tùng ở đáy khe (2)
Thương cội tùng xanh tuổi bấy niên,
Đừng than thế mọc lệch cùng xiên;
Cột rường chưa dụng người thôi lạ,
Cỏ dại hoa hèn trước mắt chen.
Suy táp hình hài khởi túc vân,
Phi quan lão hạc tị kê quần;
Thiên thanh vạn thuý mê hương quốc,
Hải giác thiên đầu thị dưỡng chân.
THƠ THIỀN TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Trên đây là hành trạng Thượng Sĩ Trần Tung 1230 – 1291 cùng lời khai ngộ Nhân Tông đặc biệt nổi tiếng của Thượng Sĩ đã bền vững với thời gian do chính đức Nhân Tông xác nhận, khảo đính, thiền sư Pháp Loa biên tập, thiền sư Huệ Nguyên khắc in lại năm 1763 và tám bài thơ thiền của Thượng Sĩ (với số thứ tự 1, 2, 3, 13, 14, 15, 16, 17 mà tôi gượng chép thêm để bạn tiện đọc). Phía dưới là chín bài Thơ Thiền Thượng Sĩ (số thứ tự 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trong tài liệu tôi đọc được không thấy số mà chỉ do Thượng Sĩ đối cảnh ngẫu hứng viết ra). Tôi xin chép lại để mọi người cùng thưởng lãm. Đây là những áng thơ thiền cực kỳ sâu sắc và thông tuệ. Kính mong thức giả gần xa bổ túc nguyên bản, dị bản, bình giảng, góp ý để giúp hiệu đính và hoàn thiện; xem tiếp tại đây
;
Chùa Hoa Yên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về NamKỳ Lân thiền viện
An Kỳ Sinh nối chùa Đồng
Khoai Hoàng Long nơi Yên Tử
PHỤC SINHGIỮA TỐI SÁNG Hoàng Kim
Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng có một trận ốm bất ngờ, mấy năm trước, suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, với bất ngờ trên giường bệnh đọc rất kỹ và tự mình ngộ ra được Lev Tonstoy và Phục sinh.
1
Lev Tonstoy và Phục sinh
Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.
Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.
Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày 20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.
Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.
Lev Tonstoy khởi đầu những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng của mình bằng bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ” sau đó đến các kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình”, Anna Karenina, Phục sinh, Đường sống, sách cổ tích ngụ ngôn cho trẻ em, người lớn và cuối cùng là suy niệm mỗi ngày. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.
2
Phục sinh giữa tối sáng
Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) chuyện cổ tích người lớn Chuyện ngụ ngôn trẻ em là trọng tâm nổ lực của Lev Tonstoy suốt trên hai mươi năm (1889-1910) Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh mông như biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt: “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.
Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức đạo Bụt:“Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử
3 Cuối dòng sông là biển
Phục sinh, thơ Hoàng Kim. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. Tôi ngộ được điều anh Nguyễn Quốc Toàn viết “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” để lần tìm sự học và viết về các dòng sông lớn Việt Nam.
Cuối dòng sông là biểnlà câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. “Nhớ lời dặn Trúc Lâm Trần Nhân Tông“Quay về tự thân không tìm đâu khác”. Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày .“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”. ; Lời dặn của Thánh Trần, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” để chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và những tinh hoa tác phẩm lớn.
Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai tới sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay;
Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến.
Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”.
Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng.
Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Năm ghi chép trãi nghiệm hạnh phúc 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam.là những may mắn trãi nghiệm của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc.
4
Chuyện cổ tích người lớn
Thầy Quyền thâm canh lúa.nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và ngày nay thiền sư Lý Hồng Chí, trong Chuyển pháp luân, đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất. Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, Đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong hai cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên một bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe (do dày công tự luyện tập) mà Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.
5.
Minh triết sống phúc hậu
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.
Bài giảng đầu tiên của đức Phật
Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.
Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.
Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội (1). Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch). (2)
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”
Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới : 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; 2) Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chêt; 4) Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người. 5) Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. (3).
Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” (4)
Việt Nam Khoa học, Phật giáo
Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được trích dẫn trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim
Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối.Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ. …
Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam vì sao không bị đồng hóa “non sông muôn thuở vũng âu vàng suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm? Nguyên nhân chính bởi vì nước Việt Nam luôn biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác. mặc dù rất chuộng sự học biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, của ông cha để làm giàu cho kiến thức và kinh nghiệm của chính mình.
Việt Nam, Khoa học, Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.
“Mẹ tôi với thế hệ thứ 5 …
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Bà tôi với cháu Neelakantan ..
Cả …. lời chúc của tôi.”
Hoàng Kim nhắn trả lời:
“Cả …. lời chúc của tôi.
Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam
và bạn bè trên thế giới
Chúc mừng Sheela Mn
và bà ngoại với thế hệ thứ 5 …
với tất cả những người trong cuộc sống của tôi
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền thiêng Inca ở Mỹ
và địa chỉ xanh Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên Thế giới
Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương bạn!
Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương tôi!
Đi khắp đất nước tôi để hiểu quê hương tôi “
Sheela Mn Prof. of India , my firiends said:
My grand mother with the 5th generation…
But Innocence same…
My grandmother with my grandchild Neelakantan..
Both…. My blessings.
Hoàng Kim said:
Both…. My blessings.
Greeting from Hoàng Kim in Vietnam
and friends in the World
Congtualation to Sheela Mn
and grand mother with the 5th generation…
and who all of my life
But Innocence same…
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the World
I remember the American sacred temple
and Indian green address
Cultural beauty
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the world
Go around your country to understand your homeland
Go around your country to understand my homeland
Go around my country to understand my homeland
Yêu thương mở cửa thiên đường
Hoàng Kim
Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.
Mười năm ở Bạc Liêu là sách hay của Lưu Huy Chiêm, Chương 169 và Chương 126 của sách này tôi chọn chép về, cùng tích hợp chung vào trong Chuyện cổ tích người lớn, Phục sinh giữa tối sáng tiếp theo Trang văn Hồ Biểu Chánh do Quản Trị Mekongrice Châu Trần- Trần Ái Châu tuyển chọn và giới thiệu.
8 Lê Phụng Hiểu truyện thác đao PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG Hoàng Kim
Ngày 31 tháng 3 năm 1028 nhằm ngày mùng 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028),vua Lý Thái Tổ vừa mất, chưa làm lễ táng, Hoàng Thái tử Lý Phật Mã chưa kịp lên ngôi vua thì Võ Đức Vương cầm đầu cùng Dực Chính Vương và Đông Chính Vương làm loạn, dẫn quân lập tức ập vào cướp ngôi.Thế giặc mạnh. Việc xẩy ra rất nhanh. Nước Đại Việt rơi vào nguy hiểm phục sinh giữa tối sáng. Công lớn là do Lê Phụng Hiểu dẹp loạn Tam vương
Hoàng Thái tử Lý Phật Mã sau nay là Lý Thái Tông vướng tình anh em chưa kịp đối phó. Lê Phụng Hiểu lúc ấy đang giữ chức Võ vệ tướng quân xin vua cho ông ra xử lý. Vua chấp thuận, ông nhanh chóng dẫn quân túc vệ ra cửa Quảng Phúc thì gặp lúc đội quân hùng hậu đang ập vào. Ông thét lớn: “Bọn Võ Đức vương ngắp nghé ngôi báu, không coi vua nối vào đâu, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng”.Nói đoạn, Lê Phụng Hiểu vụt lao tới chém rời chân ngựa và chém bay đầu kẻ nghịch tặc. Hành động thần tốc quyết liệt, dứt khoát và lời lẽ rung động lòng người của ông khiến kẻ ác tuy đông nhưng không kịp trở tay phải vỡ trận.
Lý Thái Tông lên ngôi đã phong Lê Phụng Hiểu làm Đô thống Thượng tướng quân. Ông một lòng vì nước phò tá vua giỏi nhà Lý lập được nhiều công trạng lớn, đánh đuổi Chiêm Thành (1044), giữ vững ổn định đất nước Đại Việt bên trong cũng như bên ngoài. Sau khi đánh Chiêm Thành, vua Lý Thái Tông muốn thưởng công cho Lê Phụng Hiểu. Ông không muốn nhận tước, mà chỉ xin vua cho ông đứng trên núi Băng Sơn ném đao, đao đi xa đến đâu lấy làm đất biệt nghiệp đến đấy. Sử kể lại rằng đao đi xa đến hơn mười dặm. Từ đó, người vùng Thanh Hóa gọi ruộng thưởng công là ruộng thác đao Gốc tích ruộng thác đao hay là truyện Lê Phụng Hiểu, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, của Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1957.
Người sau lưu truyền Phúc tướng là người đảm lược, trong lúc tình thế biến loan, gặp việc nguy cấp, biết cử lý trí tuệ quyết đoán chính xác hiệu quả. Việt Nam ngẫm việc COVID19 mới đây mà vui mừng. Phục sinh giữa tối sáng.
Cao hơn trang văn là cuộc đời. Thầy bạn là lộc xuân. Tôi neo lại ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học Trồng trọt 4, Trồng trọt 10 Trồng trọt 2A, Trồng trọt 2B, Trồng trọt 2C để nhớ của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang ngày nay, với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại). Ngắm hình ảnh thầy bạn lòng tôi bồi hồi xúc động nhớ lại. Ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Thầy bạn đã lưu lại ảnh hưởng sâu sắc trong đời chúng ta. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”.
LỜI THƯƠNG
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.
MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Hình ảnh và bài viết Trường tôi nôi yêu thương đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146
Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.
Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, và học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá, Nguyễn Văn Toàn, Lâm Quang Hinh, Nguyễn An Tiêm, … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”
Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Những khuôn mặt thân thương trên bức ảnh này là hình ảnh bạn hữu gặp lại nhau nơi ngôi trường Đại học Nông nghiệp Bắc Giang và Đại học Nông Lâm Huế với những lần lớp Trồng trọt 10 chúng tôi cùng đi chơi chung với nhau.
Tôi chuyển trường vào học tiếp năm thứ hai Trồng trọt 2 của Trường Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Thuở đó khối Trồng trọt 2 là khóa tuyển sinh đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất Khóa 1 là khóa tuyển sinh trước giải phóng. Trồng trọt 2 chúng tôi là chung một lớp, học chung khoa học đại cương và khoa học cơ sở, đến khi học chuyên khoa thì mới tách ra ba lớp 2A, 2B, 2C. nhưng bất cứ việc gì chúng tôi cũng đều học chung, làm chung, chơi chung với nhau, cho mãi đến tận sau này vẫn vậy. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản, ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Chị Tuyết và anh Tuân làm Bí thư và Phó bí Thư Đoàn Trường, anh Trần Ngọc Quyền làm Bí thư Đoàn Khoa. Tình thầy bạn ấm áp trong lòng tôi.
Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có thầy thỉnh giảng Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Văn Thắng, … với nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo (sau này là cô Dung) làm thư ký văn phòng Khoa. Cô Nguyễn Thị Chắt ở Nga về dạy sau một chút.
Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế Mác Lê … Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó.
Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Huỳnh Hồng, Phan Văn Tự, Cao Xuân Tài, Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, …Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn. Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.
BÀI HỌC QUÝ TỪ THẦY
Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi và bài học:
Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm hướng dẫn khoa học sát thực tiễn. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ, … hiện đã trên 87 tuổi, vẫn đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.
Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt, nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc, nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngàyViệt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift. Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.
THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.
Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam: “Trong khói sóng mênh mông/ Có bóng người vô danh/ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu / Tay ôm đàn độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên / Với câu chữ/ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả / Từ Cà Mau Rạch Giá / Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng/ Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mờ như sương/ Thân chưa là lính thú / Sao không về cố hương?” Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới.
Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1955- 2020). Dưới mái trường thân yêu này, kết nối Gia đình Nông nghiệp Việt Nam, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.
ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG CỐ GẮNG Hoàng Kim
Cám ơn Dac San Go Cong đã đồng cảm, niềm vui tìm lại. “Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI”. Đừng bao giờ ngừng cố gắng.
Thầy bạn trong đời tôi KAWANO VÀ HOWELER Hoàng Kim
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình nông nghiệp Việt Nam.