Số lần xem
Đang xem 1101 Toàn hệ thống 1976 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGHIÊN CƯU KHOA HỌC ỨNG DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM,TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Phước Hiền [1]*, Châu Tấn Phát1 1 Viện Khoa học Công nghệ Ứng dụng, Trường Đại học Văn Lang
[1]* PGS.TS. Phan Phước Hiền. Viện trưởng Viện Khoa Học Công Nghệ Ứng Dụng – Trường đại học Văn Lang. Email: hien.pp@vlu.edu.vn; TS. Châu Tấn Phát – Giảng viên Viện Khoa Học Công Nghệ Ứng Dụng – Trường đại học Văn Lang. Email: phat.ct@vlu.edu.vn
(Trong sách: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghệ Thực phẩm; Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 15-34)
Sự cần thiết về việc mở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành NNCNC và CNTP
1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và CNTP trên thế giới và Việt Nam
Những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ. Năm 2015, 98% nông dân Pháp sử dụng Internet để phục vụ công việc nhà nông như cập nhật thông tin thời tiết, tình hình sản xuất nông nghiệp, biến động của thị trường nông sản, thực hiện các giao dịch ngân hàng qua mạng.Hiện nay, châu Âu đặc biệt khuyến khích xu hướng áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp với chương trình Chính sách nông nghiệp chung PAC(Common Agricultural Policy). Theo số liệu mới đây, có nhiều nông dân sử dụng Internet để điền đơn xin trợ giúp của PAC. Tuy nhiên, so với người làm nông bên kia bờ Đại Tây Dương (Mỹ, Canada….), việc ứng dụng Internet tại châu Âu còn hạn chế, đắt đỏ và chưa thực sự phổ cập. Ngoài ra, các nguyên nhân như hạ tầng cơ sở kém, độ tuổi nông dân tại “lục địa già” khá cao (chỉ có 6% nông dân châu Âu ở độ tuổi dưới 35)… dẫn tới hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai, châu Âu sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng kỹ thuật số, khi nhiều thanh niên bày tỏ họ sẵn sàng làm công việc nhà nông, nhưng không phải với điều kiện như những năm 90 của thế kỷ trước. Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu như các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… Đặc biệt, từ những năm 1990, Trung Quốc đã rất chú trọng phát triển các khu NNCNC, đến nay đã hình thành hơn 405 khu NNCNC, trong đó có 1 khu NNCNC cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Ngoài ra, còn hàng ngàn cơ sở ứng dụng công nghệ cao trên khắp đất nước. Những khu này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc. Sản xuất tại các khu NNCNC đạt năng suất kỷ lục. Ví dụ như ở Israel năng suất cà chua đạt 250 – 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 – 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha… đã tạo ra giá trị sản lượng bình quân 120.000 – 150.000 USD/ha/năm. Riêng ở Trung Quốc đạt giá trị sản lượng bình quân 40 – 50.000 USD/ha/năm, gấp 40 – 50 lần so với các mô hình trước đó. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và sự phát triển các khu NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri thức thế kỷ XXI [6].
Tại Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cung cấp sinh kế cho gần 10 triệu hộ dân nông thôn và 68,2% số dân, đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu. Sự phát triển trong nông nghiệp thực sự là cơ sở tạo tiền đề nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhưng từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng năng suất trong nông nghiệp nước ta đã chậm lại và chậm hơn so với hầu hết các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực. Nếu so sánh với Hàn Quốc, Trung Quốc, tốc độ tăng năng suất trong nông nghiệp nước ta chưa bằng một nửa của họ. Có sự chênh lệch lớn như vậy là bởi sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông – lâm – thủy sản chưa cao và đang phải đối mặt với những thách thức lớn như (1) Dân số tăng, nhu cầu về nông sản thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu người. Do dân số tăng, hàng năm nước ta có thêm ít nhất 0,9 triệu lao động tăng thêm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong khi quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. (2) Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra cũng ảnh hưởng lớn đến diện tích đất nông nghiệp. Theo các nhà khoa học, nếu nước biển dâng lên 1m thì 9 tỉnh Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tiền Giang và Cần Thơ sẽ bị ngập từ 24,7% đến 50,1% diện tích trên tổng số 11.475 km2. (3) Do dân số tăng nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nước ta sẽ tăng lên ít nhất 11% – 12% so với hiện nay nên đòi hỏi nông nghiệp không chỉ tăng về số lượng mà cả chất lượng. Nhu cầu thực phẩm sạch cũng “nóng” lên hàng ngày. Hàng nông sản làm sao phải ngon, bổ, rẻ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu, sức cạnh tranh chất lượng hàng nông – lâm – thủy sản ngày càng quyết liệt, đó quả là những thách thức, sức ép rất lớn với nông nghiệp Việt Nam. Nếu cứ sản xuất manh mún, không đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi… và không phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì nông nghiệp nước ta không tăng trưởng mà còn thụt lùi xa hơn nữa với khu vực và thế giới. Vì thế đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel… là lời giải đúng nhất của nông nghiệp nước nhà. Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại khu nhà kính trồng rau sạch của dự án VinEco – Hà Nam ngày 2/2/2017: “Không để tồn tại mãi hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau”. “Chúng ta khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp, áp dụng điện toán đám mây vào nông nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam”. “Nông nghiệp thông minh” hay còn gọi là “Nông nghiệp công nghệ cao” là nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, với sự tích hợp của nhiều ngành từ công nghệ cơ khí, điện tử, tự động hóa, hóa học, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khí tượng, tài chính – quản trị kinh doanh, chế biến, bảo quản… để làm ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng và hiệu quả cao.[10]
Bên cạnh đó, ngành Công nghệ thực phẩm đã và đang giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ và được Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quyết định số 202/QĐ-BCT ngày 08/01/2014, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong Quy hoạch đã xác định rõ mục tiêu “Xây dựng ngành Kỹ nghệ thực phẩm phát triển, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, giảm nhập khẩu và tăng giá trị tăng thêm của ngành”, trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về nguồn nguyên liệu và tăng cường liên kết giữa các vùng miền để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành kỹ nghệ thực phẩm, góp phần thúc đẩy ngành tăng trưởng với tốc độ cao, có tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu ngành ngày càng tăng và góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội.Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành học có tính ứng dụng cao và đa dạng. Ở nước ta, ngành Công nghệ thực phẩm bao gồm một số ngành kinh tế kỹ thuật chính: Công nghệ sản xuất rượu bia – nước giải khát, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, Bảo quản và chế biến thủy sản, Bảo quản và chế biến rau quả, Bảo quản và chế biến lượng thực, Sản xuất mía đường – Bánh kẹo, Chế biến trà – cà phê, Đồ hộp thịt, cá, rau quả,… Đến nay, Việt Nam đã hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản công suất thiết kế, đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm, với 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, hộ gia đình…, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Việt Nam đang duy trì tốc độ tăng trưởng 5-7%/năm. Phần lớn dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An….Với nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển ngành thực phẩm và đồ uống, đặc biệt tại các thành phố và thị trấn, nơi có mức sống ngày càng được cải thiện. Trong những năm gần đây, ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2018, tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tăng trưởng mạnh với mức tăng 18%.Song theo đó, trong những năm gần đây ngành sản xuất rau, hoa, quả của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng tích cực cả về số lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2018, xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD. Cả nước hiện có khoảng 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công nghiệp, với tổng công suất thiết kế 800.000 tấn sản phẩm/năm. Riêng miền Nam có 71 cơ sở chế biến. Ngoài ra, còn có hàng ngàn cơ sở chế biến quy mô nhỏ.Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay ngành Chế biến tinh lương thực – thực phẩm cũng được xếp vào một trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao ưu tiên phát triển.
1.2 Nhu cầu nguồn nhân lực của Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ thực phẩm
+ Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về nông nghiệp công nghệ cao cho xã hội: Dự kiến năm 2020, cả nướccó 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 10 khu nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, theo ông Ngô Tiến Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp công nghệ cao, hiện cả nước mới chỉ có 22 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, trong số hàng ngàn doanh nghiệp nông nghiệp. Trong thời gian tới, để các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cần tập trung vào một trong những vấn đề trọng tâm là cần có chính sách đào tạo lại lao động cho những vùng đưa công nghệ cao vào nông nghiệp. Nếu doanh nghiệp đứng ra đào tạo trực tiếp thì phải có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, đồng thời có chính sách đi kèm để giải quyết lao động dư thừa. Thực tiễn nhiều năm và ở nhiều ngành đã cho chúng ta những bài học đắt giá khi thiếu nhân lực. Đã có rất nhiều chương trình, dự án rủng rỉnh tiền bạc, đất đai, thậm chí chính sách và hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh, nhưng lại thiếu chiến lược phát triển nhân lực cho chính ngành sản xuất đó và vì thế rủi ro rất cao. Điểm lại về các cơ sở đào tạo nhân lực nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta đang hết sức chắp vá. Ở đó thiếu một sự hợp tác điều phối vĩ mô giữa các trường đại học đào tạo về nông nghiệp tích hợp cùng với các ngành khoa học kỹ thuật công nghệ khác để chuẩn bị nhân lực lãnh đạo quản lý, khoa học kỹ thuật… như mong muốn của Chính phủ. So sánh về điều kiện tự nhiên để làm nông nghiệp công nghệ cao, chúng ta hơn hẳn Israel, Nhật Bản… nhưng chúng ta thiếu nhân lực. Ngay cả doanh nghiệp nông nghiệp Nhật Bản qua Việt Nam để làm nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp khó khăn về nguồn nhân lực được đào tạo.Trong khi đó số trường đại học liên quan đến đào tạo nông nghiệp còn có con số ít ỏi hơn số trường trung cấp liên quan. Với số lượng ít ỏi như vậy cho nên ai sẽ là người áp dụng, sáng tạo và trực tiếp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao cho nông dân? Ai là người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao?
Nhật Bản vốn là một nước công nghiệp, vậy mà cách đây không lâu, Thủ tướng Shinzo Abe trong chính sách phát triển kinh tế của mình đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và mong muốn tăng gấp đôi thu nhập của nông dân Nhật Bản trong vòng 10 năm. Trung Quốc hiện có khoảng 300 trường đào tạo nghề nông nghiệp, trong đó có 134 trường cao đẳng, người học trong các cơ sở này được miễn học phí và có thể được trợ cấp từ chính phủ. Sắp tới đây sẽ có nhiều dự án, đề án về nông nghiệp công nghệ cao được đệ trình các cấp quản lý. Nhưng cần lưu ý là phải đầu tư tốt hơn, bài bản hơn cho nguồn nhân lực. Đó mới là chìa khóa để biến ước mơ nông nghiệp công nghệ cao thành sự thật.
+ Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về công nghệ thực phẩm cho xã hội: Ngành Chế biến thực phẩm nước ta tồn tại những nút thắt trong chuỗi giá trị sản xuất, như sản phẩm thô, chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến còn thấp…; đối mặt với thách thức do nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến chưa ổn định, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hạn chế, thị trường tiêu thụ phụ thuộc một số nước… Cụ thể là vùng Đồng bằng sông Cửu Long – là trung tâm sản xuất lương thực thực phẩm, thủy sản và cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất cả nước với nguồn nguyên liệu dồi dào. Cho đến nay, công nghiệp chế biến ở vùng này chỉ ở mức sơ chế là chủ yếu, tỉ lệ chế biến chuyên sâu còn thiếu và yếu nên chưa tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, gây lãng phí lớn đối với nguồn tài nguyên phong phú của vùng.Do vậy, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành này vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm. Bên cạnh đó, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa càng trở nên gay gắt. Sản phẩm của các công ty nước ngoài hay các công ty liên doanh chiếm một ưu thế nhất định. Nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trong đó ngoài những trang thiết bị hiện đại, những quy trình công nghệ tiên tiến phải kể đến đó là nguồn nhân lực. Chúng ta đang thực sự thiếu những kỹ sư, những cử nhân, những người lao động có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề vững vàng. Tính đến 30/11/2019, trên địa bàn thành phố đã có 42.022 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới [11]. Việc phát triển doanh nghiệp mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra nhiều chỗ việc làm mới thu hút người lao động vào làm việc…Bên cạnh đó, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp. Hồ Chí Minh (2019) [12] cần lao động ngành Chế biến lương thực – Thực phẩm chiếm 2,28% trong tổng nhu cầu nhân lực, tập trung ở các vị trí như: kỹ sư công nghệ thực phẩm, công nhân sản xuất – chế biến thực phẩm, công nhân đóng gói sản phẩm,… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tiến đến cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng lao động càng được chú trọng. Theo kết quả phân tích nhu cầu nhân lực năm 2019, cho thấy doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chiếm 83,99% (tăng 7,82% so với năm 2018), tập trung ở một số ngành: Cơ khí; Điện lạnh – Điện Công nghiệp; Điện tử – Công nghệ thông tin; Kế toán; Hành chính văn phòng; Quản lí điều hành; Tài chính – Ngân hàng; Kiến trúc kỹ thuật công trình xây dựng; Vận tải; Công nghệ thực phẩm. Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ Đại học trở lên chiếm 21,72%, Cao đẳng chiếm 19,03%, Trung cấp chiếm 28,44%, Sơ cấp nghề chiếm 14,80%. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp về công nghệ thực phẩm thông qua nhiều kênh thông tin tuyển dụng chuyên môn ở nhiều vị trí khác nhau, nhất là nhu cầu tuyển dụng nhân viên nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm (R&D). Những vị trí này rải đều khắp các kiểu doanh nghiệp từ công ty tư nhân vừa và nhỏ, tập đoàn quốc doanh đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (2018), trong giai đoạn 2019-2025, ngành Chế biến tinh lương thực – thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cần đến 12.000 người/năm. Song theo đó, các khu vực lân cận Thành phố Hồ Chí Minh như vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2019-2025 có nhu cầu nhân lực 500.000 người/năm nhằm phục vụ phát triển các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu cùng với các ngành Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa, Cơ khí, Tài chính, Thương mại, Ngân hàng, Nông nghiệp, Thủy sản,… Và dự báo ngành Chế biến thực phẩm sẽ nằm trong nhóm 10 ngành nghề “hot” của thị trường lao động Việt Nam trong 5 năm tới. Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều trường đào tạo nhóm ngành công nghệ thực phẩm bậc đại học và tỷ lệ việc làm của ngành công nghệ thực phẩm trong những năm vừa qua khá cao, luôn trên 90% sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp và cũng không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp tục học nâng cao trình độ [13,14]. Từ những lý do trên, ngành Công nghệ thực phẩm đang là ngành đứng thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực đến năm 2025 của Việt Nam [12].
1.3 Phát triển đào tạo nguồn nhân lực NNCNC và CNTP phù hợp với chiến lược phát triển của Trường đại học Văn Lang
Tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa hàng đầu Việt Nam, Trường Đại học Văn Lang có kế hoạch chiến lược phát triển của Trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu là trở thành một trong những trường đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất Châu Á, là nơi đào tạo những con người toàn diện, học tập suốt đời, có đạo đức [15].Trường Đại học Văn Lang với sứ mệnh là đào tạo những con người mang lại tác động tích cực và truyền cảm hứng cho xã hội [16]. Tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Văn Lang sẽ trở thành một trong những trường đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất Châu Á. Với sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của trường như đã nêu trên thì việc mở ngành mới “Nông nghiệp Công nghệ cao” và “Công nghệ thực phẩm” là phù hợp với chiến lược phát triển của Trường Đại học Văn Lang. Song song, đại học Văn Lang cũng đã đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cùng với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và sự liên kết với nhiều đơn vị đào tạo nghiên cứu trong và ngoài nước uy tín tạo cho người học một môi trường học tập rất tốt cả về lý thuyết lẩn thực hành, vui chơi giải trí lành mạnh hiệu quả.
1.4 Một số điểm nổi bật và khác biệt của chương trình đào tạo ngành NNCNC và CNTP
Trường Đại học Văn Lang xây dựng chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ thực phẩm hướng đến việc cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu theo xu thế phát triển của ngành cho xã hội ở hiện tại và trong thời gian tới. Đi đôi với việc trang bị cho người học về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế tại doanh nghiệp, các kỹ năng mềm như sắp xếp công việc, quản lý thời gian, thuyết trình, trình bày báo cáo, giao tiếp tốt, ngoại ngữ trôi chảy cũng được trang bị cho người học để đáp ứng sự mong đợi của nhà tuyển dụng đối với một sinh viên mới ra trường. Ngoài ra, các bạn sinh viên trong thời gian học tập tại trường còn có nhiều cơ hội được nhận học bổng của trường cho ngành của mình đang theo học và cơ hội đi thực tập ở các cơ sở nước ngoài theo nguyện vọng. Chương trình đào tạo của 02 ngành được xây dựng theo tiêu chí sau:
Ứng dụng: CTĐT Có nhiều môn học ứng dụng được so với các trường khác: chuyên đề về canh tác không đất, ứng dụng công nghệ GIS trong nông nghiệp, Phát triển sản phẩm, CN chế biến thịt và bảo quản thịt, Khởi nghiệp, Thương mại hóa SP…và 100% Sinh viên phải làm khoá luận/đồ án.. tốt nghiệp
· Hội nhập: Ngành học được thiết kế mang tính hội nhập cao, người học sau khi tốt nghiệp sẽ tự tin làm việc ở môi trường trong và ngoài nước thông qua khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và ứng dụng các kinh nghiệm mang tính thực hành ứng dụng cao đã được trải nghiệm và truyền đạt trong suốt quá trình học tập từ đó làm gia tăng khả năng hội nhập của người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Cụ thể:
Đào tạo 21 tín chỉ tiếng Anh thông qua 07 học phần anh văn trải dài trong suốt quá trình học [tiếng Anh cơ bản-12 tín chỉ, tiếng Anh chuyên ngành – 9 tín chỉ]. Sinh viên Khoá 26 của 02 ngành NNCNC và CNTP khi tốt nghiệp ra trường phải đạt trình độ tương đương IELTS 6.0
Một số môn học chuyên ngành sẽ được dạy song ngữ.
· Khởi nghiệp: sinh viên sẽ có cơ hội khởi nghiệp với ý tưởng sáng tạo ban đầu được nghiên cứu trong suốt quá trình học đại học.
Liên kết doanh nghiệp: nhàtrường có những chương trình liên kết với các doanh nghiệp thông qua học kỳ doanh nghiệp tạo điều kiện là nơi thực hành cho sinh viên trong quá trình học tập sau khi học xong lý thuyết, sinh viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế thông qua việc tham gia các dự án nghiên cứu liên quan tới việc phát triển sản phẩm thực phẩm trong các phòng thí nghiệm công nghệ thực phẩm. Sinh viên có thể thực tập và làm việc tại nhiều công ty nổi tiếng về chế biến thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đây chính là cơ hội nghề nghiệp cao hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp thông qua những kinh nghiệm đã học được trong quá trình trải nghiệm thực tế với doanh nghiệp.
Nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển ngành NNCNC và CNTP
Định hướng NCKH phục vụ đào tạo ngành NNCNC và CNTP
Hiện tại, Viện Khoa học công nghệ ứng dụng đã thành công và đang tiếp tục triển khai nghiên cứu ứng dụng hoặc chuyển vào thực tiển các hướng nghiên cứu chính làm cơ sở phục vụ đào tạo cho 02 ngành NNCNC và CNTP như sau:
+ Một số nghiên cứu về lúa gạo [7]
– Bốn (04) Dự án Quốc tế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp Quốc tế Cộng Hòa Pháp, Viện Nghiên cứu Lương thực Hàn Quốc, Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tài trợ và hợp tác nghiên cứu, đã hoàn thành (2005-2019)
– Chín (09) Dự án cấp Nhà nước về “Ứng dụng Tiến bộ KHKT Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiêp phát triển toàn diện KTXH nông thôn các tỉnh ĐBSCL: Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh…” đã hoàn thành (1993-2003), đã hoàn thành.
– Một (01) Dự án cấp Bộ (Bộ NN và PTNT) về “Xây dựng các mô hình sản xuất các giống lúa cực sớm ngắn ngày tại ĐBSCL”(1997-1998), đã hoàn thành.
– Một (01) đề tài cấp tỉnh (Thừa Thiên Huế): “Ứng dụng các phương pháp phân tích hiện đại bước đầu tuyển chọn và cải thiện chất lượng một số giống lúa phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế”. Phục hồi Giống lúa Tiến Vua (Lúa Gie An Cựu) (2008-2011), đã hoàn thành.
– Một (01) dự án về Nghiên cứu sản xuất Cơm tươi ăn liền do Công ty CB HXK Cầu Tre tài trợ (2016-2017), đã hoàn thành.
– Một (01) đề tài nghiên cứu phân tích hàm lượng 2-AP trong lá dứa (Pandanus amaryllifolius) và gạo thơm bằng SPME-GC/GCMS và SDE-GC/GCMS [9]
– Một (01) dự án:“Sản xuất thử nghiệm và phát triển giống lúa OM5451 và OM6600 tại đồng bằng sông Cửu Long“ tại Viện lúa ĐBSCL (2001), đã hoàn thành. [4]
– Ứng dụng BAC clone trong việc chọn lọc gen mùi thơm trên cây lúa“.Luận án tiến sĩ của giảng viên trong Viện. [1]
– Hai (02) nghiên cứu:“ Ảnh hưởng cửa bệnh lem hạt đối với chất lượng các giống lúa mới chọn tạo tại ĐBSCL“
– Một (01) nghiên cứu:“ Ảnh hưởng các biện pháp gieo sạ đến năng suất lúa tại ĐBSCL“. [5]
+Các nghiên cứu về Dược chất thiên nhiên và Trà Olong:
– Một (01) Đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chiết xuất và sử dụng các hoạt chất thứ cấp từ một số loài thực vật của Việt Nam phục vụ sản xuất nông nghiệp và thực phẩm”. Mã số: B2004 – 21-85TĐ, (2005-2008), đã hoàn thành [2]
– Một (01) đề tài cấp tỉnh *Bà Rịa Vũng Tàu (2010-2012) “Đánh giá hiện trạng, tiềm năng sử dụng hợp lý, nghiên cứu đặc điểm sinh hóa và sản xuất thử nghiệm rượu và các sản phẩm khác từ cây Thiên niên kiện tại Vườn Quốc gia Côn Đảo” do 03 đơn vị hợp tác thực hiện: Bộ môn Công nghệ Hóa Sinh Hóa Dược, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Vườn Quốc Gia Côn Đảo, Trung tâm Sâm và Dược liệu, Viện Dược Liệu Việt Nam.
– Có (02) dự án do Công ty Cầu Tre Tp. Hồ Chí Minh (sau này là Tập đoàn CJ-Cầu Tre) đặt hàng và tài trợ:
* Dự án 1 (2013-2014): Nghiên cứu các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng (chế biến) trà Oolong tại Nhà máy Trà Cầu Tre, Bảo Lâm, Bảo Lộc Lâm Đồng [2]
* Dự án 2 (2014-2015):Nghiên cứu phát triển xúc xích cá tiệt trùng, xúc xích chay tiệt trùng và cá Tra fillet xông khói
– Dự án Kongplong, Kontum (2017-2018) gồm 04 nội dung: (1) Bào chế cao Hồng đẳng sâm; (2) Chế biến các loại kẹo viên ngậm tăng lực Hồng đẳng sâm; (3) Chế biến trà hoà tan từ Hồng đẳng sâm; viên hoà tan Hồng đẳng sâm và mật ong rừng Măng Búk; (4) Chế biến bột gạo đỏ GABA Măng Búk, Kongplong, Kontum
+ Nghiên cứu về Mật Ong: (2015-2017) [8]
– Đề tài cấp Tỉnh, Thành phố: Quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến mật ong ngoại nhập theo hướng sản xuất hàng hóa:tại tỉnh Bạc Liêu. Đã hoàn thành.
+ Các nghiên cứu Ứng dụng tổng hợp kim loại hữu cơ và hấp thu nhanh trong xử lý kháng sinh: làm sáng tỏ bản chất có tính chọn lọc cao của phức kim loại-hữu cơ gốc bạc để phát hiện các ion kim loại (tác dụng hiệp đồng của các liên kết axit dicarboxylic): 14 công trình công bố quốc tế về chủ đề này.
+ Một số nghiên cứu trên thuỷ sản đã thực hiện trên đối tượng ghẹ xanh và tôm sú: 06 công trình được công bố trên các tạp chí có uy tín trong nước.
+Một số nghiên cứu đã và đang triễn khai thử nghiệm chưa chính thức công bố khoa học
Công nghệ sản xuất phân bón BUIK lên men siêu tốc của Nhật Bản: Công nghệ BUIK là gì?“BUIK” is combined of the first letter of 3 Director (B = Bacteria; U = Uchishiro; I = Ichinose; K = Kondoh). Công nghệ BUIK của Nhật Bản là một tiến bộ Khoa học Công nghệ rất mới trên thế giới cách đây trên 05 năm (hiện nay vẫn là mới trên thế giới), là bước đột phá trong công nghệ sản xuất phân bón sinh học và thức ăn gia súc hiện đã bắt đầu áp dụng tại Nhật bản và Đài Loan, (ở An Giang cũng có thử nghiệm một lần) cụ thể là: BUIK nghiên cứ
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGHIÊN CƯU KHOA HỌC ỨNG DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM,TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Phước Hiền [1]*, Châu Tấn Phát1 1 Viện Khoa học Công nghệ Ứng dụng, Trường Đại học Văn Lang
[1]* PGS.TS. Phan Phước Hiền. Viện trưởng Viện Khoa Học Công Nghệ Ứng Dụng – Trường đại học Văn Lang. Email: hien.pp@vlu.edu.vn; TS. Châu Tấn Phát – Giảng viên Viện Khoa Học Công Nghệ Ứng Dụng – Trường đại học Văn Lang. Email: phat.ct@vlu.edu.vn
(Trong sách: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghệ Thực phẩm; Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 15-34)
Sự cần thiết về việc mở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành NNCNC và CNTP
1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và CNTP trên thế giới và Việt Nam
Những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ. Năm 2015, 98% nông dân Pháp sử dụng Internet để phục vụ công việc nhà nông như cập nhật thông tin thời tiết, tình hình sản xuất nông nghiệp, biến động của thị trường nông sản, thực hiện các giao dịch ngân hàng qua mạng.Hiện nay, châu Âu đặc biệt khuyến khích xu hướng áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp với chương trình Chính sách nông nghiệp chung PAC(Common Agricultural Policy). Theo số liệu mới đây, có nhiều nông dân sử dụng Internet để điền đơn xin trợ giúp của PAC. Tuy nhiên, so với người làm nông bên kia bờ Đại Tây Dương (Mỹ, Canada….), việc ứng dụng Internet tại châu Âu còn hạn chế, đắt đỏ và chưa thực sự phổ cập. Ngoài ra, các nguyên nhân như hạ tầng cơ sở kém, độ tuổi nông dân tại “lục địa già” khá cao (chỉ có 6% nông dân châu Âu ở độ tuổi dưới 35)… dẫn tới hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai, châu Âu sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng kỹ thuật số, khi nhiều thanh niên bày tỏ họ sẵn sàng làm công việc nhà nông, nhưng không phải với điều kiện như những năm 90 của thế kỷ trước. Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu như các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… Đặc biệt, từ những năm 1990, Trung Quốc đã rất chú trọng phát triển các khu NNCNC, đến nay đã hình thành hơn 405 khu NNCNC, trong đó có 1 khu NNCNC cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Ngoài ra, còn hàng ngàn cơ sở ứng dụng công nghệ cao trên khắp đất nước. Những khu này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc. Sản xuất tại các khu NNCNC đạt năng suất kỷ lục. Ví dụ như ở Israel năng suất cà chua đạt 250 – 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 – 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha… đã tạo ra giá trị sản lượng bình quân 120.000 – 150.000 USD/ha/năm. Riêng ở Trung Quốc đạt giá trị sản lượng bình quân 40 – 50.000 USD/ha/năm, gấp 40 – 50 lần so với các mô hình trước đó. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và sự phát triển các khu NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri thức thế kỷ XXI [6].
Tại Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cung cấp sinh kế cho gần 10 triệu hộ dân nông thôn và 68,2% số dân, đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu. Sự phát triển trong nông nghiệp thực sự là cơ sở tạo tiền đề nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhưng từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng năng suất trong nông nghiệp nước ta đã chậm lại và chậm hơn so với hầu hết các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực. Nếu so sánh với Hàn Quốc, Trung Quốc, tốc độ tăng năng suất trong nông nghiệp nước ta chưa bằng một nửa của họ. Có sự chênh lệch lớn như vậy là bởi sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông – lâm – thủy sản chưa cao và đang phải đối mặt với những thách thức lớn như (1) Dân số tăng, nhu cầu về nông sản thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu người. Do dân số tăng, hàng năm nước ta có thêm ít nhất 0,9 triệu lao động tăng thêm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong khi quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. (2) Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra cũng ảnh hưởng lớn đến diện tích đất nông nghiệp. Theo các nhà khoa học, nếu nước biển dâng lên 1m thì 9 tỉnh Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tiền Giang và Cần Thơ sẽ bị ngập từ 24,7% đến 50,1% diện tích trên tổng số 11.475 km2. (3) Do dân số tăng nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nước ta sẽ tăng lên ít nhất 11% – 12% so với hiện nay nên đòi hỏi nông nghiệp không chỉ tăng về số lượng mà cả chất lượng. Nhu cầu thực phẩm sạch cũng “nóng” lên hàng ngày. Hàng nông sản làm sao phải ngon, bổ, rẻ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu, sức cạnh tranh chất lượng hàng nông – lâm – thủy sản ngày càng quyết liệt, đó quả là những thách thức, sức ép rất lớn với nông nghiệp Việt Nam. Nếu cứ sản xuất manh mún, không đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi… và không phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì nông nghiệp nước ta không tăng trưởng mà còn thụt lùi xa hơn nữa với khu vực và thế giới. Vì thế đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel… là lời giải đúng nhất của nông nghiệp nước nhà. Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại khu nhà kính trồng rau sạch của dự án VinEco – Hà Nam ngày 2/2/2017: “Không để tồn tại mãi hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau”. “Chúng ta khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp, áp dụng điện toán đám mây vào nông nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam”. “Nông nghiệp thông minh” hay còn gọi là “Nông nghiệp công nghệ cao” là nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, với sự tích hợp của nhiều ngành từ công nghệ cơ khí, điện tử, tự động hóa, hóa học, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khí tượng, tài chính – quản trị kinh doanh, chế biến, bảo quản… để làm ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng và hiệu quả cao.[10]
Bên cạnh đó, ngành Công nghệ thực phẩm đã và đang giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ và được Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quyết định số 202/QĐ-BCT ngày 08/01/2014, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong Quy hoạch đã xác định rõ mục tiêu “Xây dựng ngành Kỹ nghệ thực phẩm phát triển, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, giảm nhập khẩu và tăng giá trị tăng thêm của ngành”, trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về nguồn nguyên liệu và tăng cường liên kết giữa các vùng miền để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành kỹ nghệ thực phẩm, góp phần thúc đẩy ngành tăng trưởng với tốc độ cao, có tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu ngành ngày càng tăng và góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội.Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành học có tính ứng dụng cao và đa dạng. Ở nước ta, ngành Công nghệ thực phẩm bao gồm một số ngành kinh tế kỹ thuật chính: Công nghệ sản xuất rượu bia – nước giải khát, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, Bảo quản và chế biến thủy sản, Bảo quản và chế biến rau quả, Bảo quản và chế biến lượng thực, Sản xuất mía đường – Bánh kẹo, Chế biến trà – cà phê, Đồ hộp thịt, cá, rau quả,… Đến nay, Việt Nam đã hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản công suất thiết kế, đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm, với 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, hộ gia đình…, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Việt Nam đang duy trì tốc độ tăng trưởng 5-7%/năm. Phần lớn dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An….Với nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển ngành thực phẩm và đồ uống, đặc biệt tại các thành phố và thị trấn, nơi có mức sống ngày càng được cải thiện. Trong những năm gần đây, ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2018, tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tăng trưởng mạnh với mức tăng 18%.Song theo đó, trong những năm gần đây ngành sản xuất rau, hoa, quả của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng tích cực cả về số lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2018, xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD. Cả nước hiện có khoảng 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công nghiệp, với tổng công suất thiết kế 800.000 tấn sản phẩm/năm. Riêng miền Nam có 71 cơ sở chế biến. Ngoài ra, còn có hàng ngàn cơ sở chế biến quy mô nhỏ.Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay ngành Chế biến tinh lương thực – thực phẩm cũng được xếp vào một trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao ưu tiên phát triển.
1.2 Nhu cầu nguồn nhân lực của Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ thực phẩm
+ Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về nông nghiệp công nghệ cao cho xã hội: Dự kiến năm 2020, cả nướccó 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 10 khu nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, theo ông Ngô Tiến Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp công nghệ cao, hiện cả nước mới chỉ có 22 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, trong số hàng ngàn doanh nghiệp nông nghiệp. Trong thời gian tới, để các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cần tập trung vào một trong những vấn đề trọng tâm là cần có chính sách đào tạo lại lao động cho những vùng đưa công nghệ cao vào nông nghiệp. Nếu doanh nghiệp đứng ra đào tạo trực tiếp thì phải có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, đồng thời có chính sách đi kèm để giải quyết lao động dư thừa. Thực tiễn nhiều năm và ở nhiều ngành đã cho chúng ta những bài học đắt giá khi thiếu nhân lực. Đã có rất nhiều chương trình, dự án rủng rỉnh tiền bạc, đất đai, thậm chí chính sách và hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh, nhưng lại thiếu chiến lược phát triển nhân lực cho chính ngành sản xuất đó và vì thế rủi ro rất cao. Điểm lại về các cơ sở đào tạo nhân lực nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta đang hết sức chắp vá. Ở đó thiếu một sự hợp tác điều phối vĩ mô giữa các trường đại học đào tạo về nông nghiệp tích hợp cùng với các ngành khoa học kỹ thuật công nghệ khác để chuẩn bị nhân lực lãnh đạo quản lý, khoa học kỹ thuật… như mong muốn của Chính phủ. So sánh về điều kiện tự nhiên để làm nông nghiệp công nghệ cao, chúng ta hơn hẳn Israel, Nhật Bản… nhưng chúng ta thiếu nhân lực. Ngay cả doanh nghiệp nông nghiệp Nhật Bản qua Việt Nam để làm nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp khó khăn về nguồn nhân lực được đào tạo.Trong khi đó số trường đại học liên quan đến đào tạo nông nghiệp còn có con số ít ỏi hơn số trường trung cấp liên quan. Với số lượng ít ỏi như vậy cho nên ai sẽ là người áp dụng, sáng tạo và trực tiếp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao cho nông dân? Ai là người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao?
Nhật Bản vốn là một nước công nghiệp, vậy mà cách đây không lâu, Thủ tướng Shinzo Abe trong chính sách phát triển kinh tế của mình đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và mong muốn tăng gấp đôi thu nhập của nông dân Nhật Bản trong vòng 10 năm. Trung Quốc hiện có khoảng 300 trường đào tạo nghề nông nghiệp, trong đó có 134 trường cao đẳng, người học trong các cơ sở này được miễn học phí và có thể được trợ cấp từ chính phủ. Sắp tới đây sẽ có nhiều dự án, đề án về nông nghiệp công nghệ cao được đệ trình các cấp quản lý. Nhưng cần lưu ý là phải đầu tư tốt hơn, bài bản hơn cho nguồn nhân lực. Đó mới là chìa khóa để biến ước mơ nông nghiệp công nghệ cao thành sự thật.
+ Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về công nghệ thực phẩm cho xã hội: Ngành Chế biến thực phẩm nước ta tồn tại những nút thắt trong chuỗi giá trị sản xuất, như sản phẩm thô, chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến còn thấp…; đối mặt với thách thức do nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến chưa ổn định, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hạn chế, thị trường tiêu thụ phụ thuộc một số nước… Cụ thể là vùng Đồng bằng sông Cửu Long – là trung tâm sản xuất lương thực thực phẩm, thủy sản và cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất cả nước với nguồn nguyên liệu dồi dào. Cho đến nay, công nghiệp chế biến ở vùng này chỉ ở mức sơ chế là chủ yếu, tỉ lệ chế biến chuyên sâu còn thiếu và yếu nên chưa tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, gây lãng phí lớn đối với nguồn tài nguyên phong phú của vùng.Do vậy, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành này vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm. Bên cạnh đó, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa càng trở nên gay gắt. Sản phẩm của các công ty nước ngoài hay các công ty liên doanh chiếm một ưu thế nhất định. Nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trong đó ngoài những trang thiết bị hiện đại, những quy trình công nghệ tiên tiến phải kể đến đó là nguồn nhân lực. Chúng ta đang thực sự thiếu những kỹ sư, những cử nhân, những người lao động có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề vững vàng. Tính đến 30/11/2019, trên địa bàn thành phố đã có 42.022 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới [11]. Việc phát triển doanh nghiệp mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra nhiều chỗ việc làm mới thu hút người lao động vào làm việc…Bên cạnh đó, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp. Hồ Chí Minh (2019) [12] cần lao động ngành Chế biến lương thực – Thực phẩm chiếm 2,28% trong tổng nhu cầu nhân lực, tập trung ở các vị trí như: kỹ sư công nghệ thực phẩm, công nhân sản xuất – chế biến thực phẩm, công nhân đóng gói sản phẩm,… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tiến đến cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng lao động càng được chú trọng. Theo kết quả phân tích nhu cầu nhân lực năm 2019, cho thấy doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chiếm 83,99% (tăng 7,82% so với năm 2018), tập trung ở một số ngành: Cơ khí; Điện lạnh – Điện Công nghiệp; Điện tử – Công nghệ thông tin; Kế toán; Hành chính văn phòng; Quản lí điều hành; Tài chính – Ngân hàng; Kiến trúc kỹ thuật công trình xây dựng; Vận tải; Công nghệ thực phẩm. Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ Đại học trở lên chiếm 21,72%, Cao đẳng chiếm 19,03%, Trung cấp chiếm 28,44%, Sơ cấp nghề chiếm 14,80%. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp về công nghệ thực phẩm thông qua nhiều kênh thông tin tuyển dụng chuyên môn ở nhiều vị trí khác nhau, nhất là nhu cầu tuyển dụng nhân viên nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm (R&D). Những vị trí này rải đều khắp các kiểu doanh nghiệp từ công ty tư nhân vừa và nhỏ, tập đoàn quốc doanh đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (2018), trong giai đoạn 2019-2025, ngành Chế biến tinh lương thực – thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cần đến 12.000 người/năm. Song theo đó, các khu vực lân cận Thành phố Hồ Chí Minh như vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2019-2025 có nhu cầu nhân lực 500.000 người/năm nhằm phục vụ phát triển các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu cùng với các ngành Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa, Cơ khí, Tài chính, Thương mại, Ngân hàng, Nông nghiệp, Thủy sản,… Và dự báo ngành Chế biến thực phẩm sẽ nằm trong nhóm 10 ngành nghề “hot” của thị trường lao động Việt Nam trong 5 năm tới. Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều trường đào tạo nhóm ngành công nghệ thực phẩm bậc đại học và tỷ lệ việc làm của ngành công nghệ thực phẩm trong những năm vừa qua khá cao, luôn trên 90% sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp và cũng không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp tục học nâng cao trình độ [13,14]. Từ những lý do trên, ngành Công nghệ thực phẩm đang là ngành đứng thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực đến năm 2025 của Việt Nam [12].
1.3 Phát triển đào tạo nguồn nhân lực NNCNC và CNTP phù hợp với chiến lược phát triển của Trường đại học Văn Lang
Tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa hàng đầu Việt Nam, Trường Đại học Văn Lang có kế hoạch chiến lược phát triển của Trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu là trở thành một trong những trường đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất Châu Á, là nơi đào tạo những con người toàn diện, học tập suốt đời, có đạo đức [15].Trường Đại học Văn Lang với sứ mệnh là đào tạo những con người mang lại tác động tích cực và truyền cảm hứng cho xã hội [16]. Tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Văn Lang sẽ trở thành một trong những trường đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất Châu Á. Với sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của trường như đã nêu trên thì việc mở ngành mới “Nông nghiệp Công nghệ cao” và “Công nghệ thực phẩm” là phù hợp với chiến lược phát triển của Trường Đại học Văn Lang. Song song, đại học Văn Lang cũng đã đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cùng với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và sự liên kết với nhiều đơn vị đào tạo nghiên cứu trong và ngoài nước uy tín tạo cho người học một môi trường học tập rất tốt cả về lý thuyết lẩn thực hành, vui chơi giải trí lành mạnh hiệu quả.
1.4 Một số điểm nổi bật và khác biệt của chương trình đào tạo ngành NNCNC và CNTP
Trường Đại học Văn Lang xây dựng chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ thực phẩm hướng đến việc cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu theo xu thế phát triển của ngành cho xã hội ở hiện tại và trong thời gian tới. Đi đôi với việc trang bị cho người học về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế tại doanh nghiệp, các kỹ năng mềm như sắp xếp công việc, quản lý thời gian, thuyết trình, trình bày báo cáo, giao tiếp tốt, ngoại ngữ trôi chảy cũng được trang bị cho người học để đáp ứng sự mong đợi của nhà tuyển dụng đối với một sinh viên mới ra trường. Ngoài ra, các bạn sinh viên trong thời gian học tập tại trường còn có nhiều cơ hội được nhận học bổng của trường cho ngành của mình đang theo học và cơ hội đi thực tập ở các cơ sở nước ngoài theo nguyện vọng. Chương trình đào tạo của 02 ngành được xây dựng theo tiêu chí sau:
Ứng dụng: CTĐT Có nhiều môn học ứng dụng được so với các trường khác: chuyên đề về canh tác không đất, ứng dụng công nghệ GIS trong nông nghiệp, Phát triển sản phẩm, CN chế biến thịt và bảo quản thịt, Khởi nghiệp, Thương mại hóa SP…và 100% Sinh viên phải làm khoá luận/đồ án.. tốt nghiệp
· Hội nhập: Ngành học được thiết kế mang tính hội nhập cao, người học sau khi tốt nghiệp sẽ tự tin làm việc ở môi trường trong và ngoài nước thông qua khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và ứng dụng các kinh nghiệm mang tính thực hành ứng dụng cao đã được trải nghiệm và truyền đạt trong suốt quá trình học tập từ đó làm gia tăng khả năng hội nhập của người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Cụ thể:
Đào tạo 21 tín chỉ tiếng Anh thông qua 07 học phần anh văn trải dài trong suốt quá trình học [tiếng Anh cơ bản-12 tín chỉ, tiếng Anh chuyên ngành – 9 tín chỉ]. Sinh viên Khoá 26 của 02 ngành NNCNC và CNTP khi tốt nghiệp ra trường phải đạt trình độ tương đương IELTS 6.0
Một số môn học chuyên ngành sẽ được dạy song ngữ.
· Khởi nghiệp: sinh viên sẽ có cơ hội khởi nghiệp với ý tưởng sáng tạo ban đầu được nghiên cứu trong suốt quá trình học đại học.
Liên kết doanh nghiệp: nhàtrường có những chương trình liên kết với các doanh nghiệp thông qua học kỳ doanh nghiệp tạo điều kiện là nơi thực hành cho sinh viên trong quá trình học tập sau khi học xong lý thuyết, sinh viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế thông qua việc tham gia các dự án nghiên cứu liên quan tới việc phát triển sản phẩm thực phẩm trong các phòng thí nghiệm công nghệ thực phẩm. Sinh viên có thể thực tập và làm việc tại nhiều công ty nổi tiếng về chế biến thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đây chính là cơ hội nghề nghiệp cao hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp thông qua những kinh nghiệm đã học được trong quá trình trải nghiệm thực tế với doanh nghiệp.
Nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển ngành NNCNC và CNTP
Định hướng NCKH phục vụ đào tạo ngành NNCNC và CNTP
Hiện tại, Viện Khoa học công nghệ ứng dụng đã thành công và đang tiếp tục triển khai nghiên cứu ứng dụng hoặc chuyển vào thực tiển các hướng nghiên cứu chính làm cơ sở phục vụ đào tạo cho 02 ngành NNCNC và CNTP như sau:
+ Một số nghiên cứu về lúa gạo [7]
– Bốn (04) Dự án Quốc tế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp Quốc tế Cộng Hòa Pháp, Viện Nghiên cứu Lương thực Hàn Quốc, Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tài trợ và hợp tác nghiên cứu, đã hoàn thành (2005-2019)
– Chín (09) Dự án cấp Nhà nước về “Ứng dụng Tiến bộ KHKT Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiêp phát triển toàn diện KTXH nông thôn các tỉnh ĐBSCL: Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh…” đã hoàn thành (1993-2003), đã hoàn thành.
– Một (01) Dự án cấp Bộ (Bộ NN và PTNT) về “Xây dựng các mô hình sản xuất các giống lúa cực sớm ngắn ngày tại ĐBSCL”(1997-1998), đã hoàn thành.
– Một (01) đề tài cấp tỉnh (Thừa Thiên Huế): “Ứng dụng các phương pháp phân tích hiện đại bước đầu tuyển chọn và cải thiện chất lượng một số giống lúa phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế”. Phục hồi Giống lúa Tiến Vua (Lúa Gie An Cựu) (2008-2011), đã hoàn thành.
– Một (01) dự án về Nghiên cứu sản xuất Cơm tươi ăn liền do Công ty CB HXK Cầu Tre tài trợ (2016-2017), đã hoàn thành.
– Một (01) đề tài nghiên cứu phân tích hàm lượng 2-AP trong lá dứa (Pandanus amaryllifolius) và gạo thơm bằng SPME-GC/GCMS và SDE-GC/GCMS [9]
– Một (01) dự án:“Sản xuất thử nghiệm và phát triển giống lúa OM5451 và OM6600 tại đồng bằng sông Cửu Long“ tại Viện lúa ĐBSCL (2001), đã hoàn thành. [4]
– Ứng dụng BAC clone trong việc chọn lọc gen mùi thơm trên cây lúa“.Luận án tiến sĩ của giảng viên trong Viện. [1]
– Hai (02) nghiên cứu:“ Ảnh hưởng cửa bệnh lem hạt đối với chất lượng các giống lúa mới chọn tạo tại ĐBSCL“
– Một (01) nghiên cứu:“ Ảnh hưởng các biện pháp gieo sạ đến năng suất lúa tại ĐBSCL“. [5]
+Các nghiên cứu về Dược chất thiên nhiên và Trà Olong:
– Một (01) Đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chiết xuất và sử dụng các hoạt chất thứ cấp từ một số loài thực vật của Việt Nam phục vụ sản xuất nông nghiệp và thực phẩm”. Mã số: B2004 – 21-85TĐ, (2005-2008), đã hoàn thành [2]
– Một (01) đề tài cấp tỉnh *Bà Rịa Vũng Tàu (2010-2012) “Đánh giá hiện trạng, tiềm năng sử dụng hợp lý, nghiên cứu đặc điểm sinh hóa và sản xuất thử nghiệm rượu và các sản phẩm khác từ cây Thiên niên kiện tại Vườn Quốc gia Côn Đảo” do 03 đơn vị hợp tác thực hiện: Bộ môn Công nghệ Hóa Sinh Hóa Dược, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Vườn Quốc Gia Côn Đảo, Trung tâm Sâm và Dược liệu, Viện Dược Liệu Việt Nam.
– Có (02) dự án do Công ty Cầu Tre Tp. Hồ Chí Minh (sau này là Tập đoàn CJ-Cầu Tre) đặt hàng và tài trợ:
* Dự án 1 (2013-2014): Nghiên cứu các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng (chế biến) trà Oolong tại Nhà máy Trà Cầu Tre, Bảo Lâm, Bảo Lộc Lâm Đồng [2]
* Dự án 2 (2014-2015):Nghiên cứu phát triển xúc xích cá tiệt trùng, xúc xích chay tiệt trùng và cá Tra fillet xông khói
– Dự án Kongplong, Kontum (2017-2018) gồm 04 nội dung: (1) Bào chế cao Hồng đẳng sâm; (2) Chế biến các loại kẹo viên ngậm tăng lực Hồng đẳng sâm; (3) Chế biến trà hoà tan từ Hồng đẳng sâm; viên hoà tan Hồng đẳng sâm và mật ong rừng Măng Búk; (4) Chế biến bột gạo đỏ GABA Măng Búk, Kongplong, Kontum
+ Nghiên cứu về Mật Ong: (2015-2017) [8]
– Đề tài cấp Tỉnh, Thành phố: Quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến mật ong ngoại nhập theo hướng sản xuất hàng hóa:tại tỉnh Bạc Liêu. Đã hoàn thành.
+ Các nghiên cứu Ứng dụng tổng hợp kim loại hữu cơ và hấp thu nhanh trong xử lý kháng sinh: làm sáng tỏ bản chất có tính chọn lọc cao của phức kim loại-hữu cơ gốc bạc để phát hiện các ion kim loại (tác dụng hiệp đồng của các liên kết axit dicarboxylic): 14 công trình công bố quốc tế về chủ đề này.
+ Một số nghiên cứu trên thuỷ sản đã thực hiện trên đối tượng ghẹ xanh và tôm sú: 06 công trình được công bố trên các tạp chí có uy tín trong nước.
+Một số nghiên cứu đã và đang triễn khai thử nghiệm chưa chính thức công bố khoa học
Công nghệ sản xuất phân bón BUIK lên men siêu tốc của Nhật Bản: Công nghệ BUIK là gì?“BUIK” is combined of the first letter of 3 Director (B = Bacteria; U = Uchishiro; I = Ichinose; K = Kondoh). Công nghệ BUIK của Nhật Bản là một tiến bộ Khoa học Công nghệ rất mới trên thế giới cách đây trên 05 năm (hiện nay vẫn là mới trên thế giới), là bước đột phá trong công nghệ sản xuất phân bón sinh học và thức ăn gia súc hiện đã bắt đầu áp dụng tại Nhật bản và Đài Loan, (ở An Giang cũng có thử nghiệm một lần) cụ thể là: BUIK nghiên cứu sản xuất chế phẩm hổn hợp gồm những dòng vi khuẩn đột biến bằng kỹ thuật hạt nhân có khả năng phân giải cực nhanh các chất hữu cơ cao phân tử kể cả polyssacharide và protein ở nhiệt độ cao 75-800C. Đây là một tập đoàn trên 40 dòng vi khuẩn ở dạng bào tử, nhà sáng chế gọi là Bacterial Mass A tạm dịch là “sinh khối A”, được phân lập từ môi trường tự nhiên và cải biến tính chất sinh học bằng kỹ thuật hóa sinh hiện đại của Nhật Bản với các tính năng vượt trội so với giống gốc tự nhiên ban đầu. Các bào tử tạo ra trong sinh khối A ở nhiệt độ cao có thể tồn tại và trở nên hoạt động rất mạnh và nhân sinh khối cực nhanh khi đưa ra ngoài đồng ruộng trong điệu kiện tự nhiên.Hiện nay công nghệ này đang được ươm tạo và sản xuất thành công trên các lại phế liệu từ chế biến và nuôi trồng thủy sản tại Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam Hàn Quốc tại TP. Cần Thơ [8]
Cơm tươi ăn liền: Dự án (2016-2017): Phát triển các sản phẩm chế biến từ lúa gạo: Cơm ăn liền và bữa ăn sẵn(Ready meal/Ready-to-eat meal), bảo quản nhiệt độ thường. Các đơn vị tài trợ: Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Cầu Tre, TP.HCM (2016-2017), Viện Nghiên cứu Lương thực Quốc gia Hàn Quốc (KFRI) và một số doanh nghiệp Hàn Quốc (2017-2018).Sản phẩm chính của dự án: Cơm tươi hoặc bún tươi, khô ăn liền/ Instant fresh rice hoặc fresh rice noodle là một trong sản phẩm của dự án. Trong 2019-2020 nhóm nghiên cứu phát triển thêm các dòng sản phẩm có chứaGABA và Gluten free [3].
+ Về Bảo quản và chế biến trái cây nhiệt đới
Trái cây Việt Nam hiện đã có mặt ở 60 quốc gia trên thế giới, mức tăng trưởng bình quân là 15%/năm. Để có thể giữ được mức tăng trưởng này, toàn ngành đã đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm trái cây đa dạng, thay vì chỉ xuất khẩu trái cây tươi, thời gian bảo quản ngắn như hiện nay.Như vây, mặc dù ngành trái cây Việt Nam có tiềm năng lớn nhưng chưa phát triển đúng mức để có thể trổi dậy trở thành một thành phần chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế của đất nước được vì rất nhiều nguyên nhân, trong đó việc chưa thành công trong nghiên cứu kéo dài thời gian sử dụng cũng như chưa tiếp thu và triển khai mạnh mẻ các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đột phá trong công nghệ chế biến sâu nhằm tạo ra các chủng loại sản phẩm đa dạng có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thế giới là một trong những thách thức lớn đối với các nhà khoa học.
Từ thực tế và đặt hàng của VAS, VINA AGRITECH TP.HCM và hợp tác xã Mãng cầu Thạnh Tân Tây Ninh, trong năm 2019 và 06 tháng đầu năm 2020, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Công nghệ Ứng dụng phối hợp với Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành các nghiên cứu in vitro nhằm tăng thời gian sử dụng và các công nghệ chế biến sâu đã đạt được một số kết quả sau [8]:
– Về thời gian bảo quản: Xoài có thể lên đến 40 ngày, Mảng cầu ta: 12-15 ngày (đã thực hiện đang chuẩn bị công bố) và có khả năng áp dụng cho nhiều loại trái cây khác.
– Vế chế biến: đã hoàn thiện quy trình công nghệ các loại nước trái cây đóng lon, rượu, trà, bột sinh tố, yagourt đóng hộp mãng cầu ta và đang sẵn sáng chuyển giao công nghệ (đã ký hợp đồng chuyển giao)
2.2 Một số liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học gắn liền với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Viện Khoa học công nghệ ứng dụng đã ký kết hợp tác cụ thể với 05 doanh nghiệp lớn có nhu cầu nhân lực kỹ thuật chuyên ngành Công nghệ thực phẩm với số lượng cụ thể (30-50 kỹ sư/năm) đối với sinh viên Công nghệ thực phẩm sau khi ra trường, cụ thể là: Công ty Cổ phần Capital Seaweed Consumer Việt Nam (MOU được ký kết ngày 5/03/2020); Công ty Cổ phần Thực phẩm Tashun (MOU được ký kết ngày 5/03/2020); Công ty Cổ phần Tân Việt Sin Foods (MOU được ký kết ngày 5/03/2020); Công ty TNHH Thương Mại Thoại An (MOU được ký kết ngày 5/03/2020); Công ty ACC (Asia Chemical Corporation) (MOU được ký kết ngày 11/5/2020). Ngoài ra, Viện KHCNUD cũng đã ký kết vớicác đơn vị khác làm cơ sở thực hành thực tập ngoài trường cho sinh viên của 02 ngành NNCNC và CNTP: Ban quản lý khu Nông nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh (MOU được ký kết vào ngày 11/06/2019);Trung tâm Công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh (MOU được ký kết ngày 11/6/2019);Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (MOU được ký kết vào ngày 10/07/2019);Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre (MOU được ký kết vào ngày 11/06/2019);Công ty Cổ phần Vina Agritech, TP.Hồ Chí Minh (MOU được ký kết vào ngày 20/12/2019);Công ty TNHH Tinh dầu Thiên Hương Gia Lai (MOU được ký kết ngày 17/11/2019);Công ty Cánh Buồm Vàng (MOU được ký kết vào ngày 5/09/2019);Công ty Global Network Technology – GNT (MOU được ký kết vào ngày 24/05/2019)
Kết luận
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết phát triểnsản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghệ Thực phẩm trong nước, khu vực và quốc tế, Viện Khoa Học Công Nghệ Ứng Dụng thuộc Trường đạihọc Văn Lang đã được Bộ GD&ĐT và Hội đồng trường cho phép mở 02 ngành đào tạo bậc đại học về NNCNC và CNTP (theo hướng ứng dụng) gắn với nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ theo chiến lược phát triển của Nhà trườngnhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Các chương trình đào tạo này đã được nghiên cứu xây dựng và định hướng nghiên cứu ứng dụng, hội nhập, theo chuẩnquốc tế AUN-QA và quốc gia với nhiểu điểm khác biệt và nổi bật so với những chương trình đào tạo đang được xây dựng triễn khai ở nước ta trong thời gian qua ở nước ta. Do vậy, rất kỳ vọng các chương trình đào tạo và nghiên cứu ứng dụng này ngày càng minh chứng hiệu quả và thu hút được ngày càng nhiều người họcđồng hành, góp phần tích cực trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực NNCNC và CNTP cho đất nước./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chau Tan Phat, Nguyen Thi Lang, Trinh Thi Luy, Bui Chi Buu (2014), “Approviation of BAC clones to cloning the aromatic gene on Oryza sativa L.”, Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology, Vol. 04, 2014.
Hien Phan Phuoc et al (2019), “Use of micro wave for fixation of polyphenol oxidase in processing Olong tea in Vietnam”, 4th World Summit & Expo on Food Technology and Probiotics, October 24-25th 2019 Bangkok Thailand (Hội nghị Toàn cầu lần thứ 4 về Công nghệ Thực phẩm và Probiotics 2020 tại Thái Lan), pp (15).
Ho T.N. Tram, Ho.T.H Trang, Vu. T. L. An, and Phan P. Hien (2019), “Influence of the Biochemical conditions on GABA biosynthesis in Huyet Rong Brown Rice of Vietnam“, 4th World Summit & Expo on Food Technology and Probiotics, October 24-25th 2019 Bangkok Thailand (Hội nghị Toàn cầu lần thứ 4 về Công nghệ Thực phẩm và Probiotics 2020 tại Thái Lan), pp (16-22).
Huynh Van Nghiep, Le Van Banh, Nguyen Thi Duong, Đang Thi Tho, Mai Nguyet Lan, Tran Ngoc He, Nguyen Đinh Yen, Chau Tan Phat, Nguyen Bao Ho, Đinh Thi Thuy Duong (2013), “Experimental producing and developing OM5451 and OM6600 in Mekong delta”, The national workshop on crop science No.I , Ha Noi, 2013.
Ki Yull Yu, Nguyen Le Van, Dang Minh Tam, Chau Tan Phat and Phan Phuoc Hien (2019), “Effect of seeding methods on rice yield in Mekong delta”, Southeast-Asian Journal of Sciences, Vol. 7, No. 2 (2019), pp: 190-198, ISSN: 2286-7724
CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG TƯ
Hoang LongNguyễn Văn Phu đang tham gia tình nguyện hè ở Lào giảng dạy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sắn lúa khoa học cây trồng. Trúc Mai đề tài sắn Phú Yên chọn tạo và phát triển giống tốt năng suất tinh bột cao tích hợp kháng sâu bệnh. BM Nguyễn dự hội thảo sắn châu Á.
CỘT CHỈ CỔ TAY CHÚC CHIẾN SĨ MAY MẮN
Trước khi về nhà bà con huyện Soukhouma, tỉnh Champasak để cùng sống và sinh hoạt trong vài ngày, các chiến sĩ đã được làm lễ cột chỉ cổ tay trang trọng. Đây là một truyền thống trong văn hoá Lào nhằm thể hiện sự yêu thương và cầu chúc người nhận chỉ luôn bình an, may mắn. Trong buổi sáng, các hoạt động khám phát thuốc miễn phí cho bà con, tập huấn nông nghiệp và tặng chế phẩm sinh học, tặng nhu yếu phẩm cho các hộ khó khăn, tổ chức sân chơi, tặng quà cho thiếu nhi địa phương đã diễn ra tại 02 huyện Soukhouma, huyện Champasak (tỉnh Champasak) và huyện Sanamxay (tỉnh Attapeu) Tại Attapeu, đoàn cũng đã trao một “Nhà Đoàn kết Việt – Lào” cho hộ gia đình khó khăn.https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=454067431993333&id=%20261455464587865
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Trên bục giảng mùa xuân vui kết nối lan tỏa những điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn và công nghệ cao: 1) Chủ đề nông nghiệp nổi bật “Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp” (Technological application enhances agriculture value chain), do Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm. và diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á). 2).“Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam: Một năm nhiều cảm xúc, khó khăn thách thức và những nỗ lực vươn lên”, kỳ này, có số chuyên đề “Hệ thống thực phẩm các thành phố Việt Nam, những thay đổi lớn” đặt mua tại tapchivaas@gmail.com, 3) Sách SAE 2020 Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 167 báo cáo tóm tắt đúc kết.thông tin Hội thảo Quốc tế Nông nghiệp và Môi trường bền vững ngày 18 tháng 11 năm 2020; giới thiệu Tạp Chí Nông Nghiệp Và Phát Triển, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tiếng Việt và tiếng Anh http://journal.hcmuaf.edu.vn/ là cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến rất mạnh mẽ cho quý bạn đọc.4) Doanh nghiệp Nấm Ngọc http://namngoc.vn/ 0932624540 Viện Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp.tại thị trấn Trảng Bom,tỉnh Đồng Nai Chuyên cung cấp sản phẩm, thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên là nguồn dinh dưỡng, dược chất quý giá cho sức khỏe, giữ gìn sắc đẹp Việt. Sản phẩm uy tín chất lượng. Doanh nghiệp Nấm Ngọc đã giới thiệu·Quy trình thu hoạch Nấm Đông Trùng Hạ Thảo tại https://www.facebook.com/Nấm-Ngọc-100947838617009/ xem Việt Nam con đường xanh thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-1/
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.
Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản:
1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;
4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;
5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;
6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;
7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;
10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.
Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:
1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.
2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.
3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;
4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.
5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành
Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.
Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.
Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.
Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh
1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”
2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;
3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.
Việt Nam và Trung Quốc ngày nay đều nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.
NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT
Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật: 1) Hơn 103.000 tỷ đồng cho chương trình giống giai đoạn 2021 – 2030 và 2) Nông nghiệp hữu cơ hiện trang và giải pháp nghiên cứu phát triển (chi tiết kèm theo); 3) Ngày 30 tháng 7 năm 2020, tại Hà Nội, Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Trí thức, nhà khoa học văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2020 nhân dịp kỉ niệm 90 năm ngày truyền thống của ngành Tuyên Giáo, 4) VOH, Tuyết Nhung, Thời sự 11g00 29/7/2020 Tiến sĩ Lê Quý Kha, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, góp ý cho Dự thảo (lần 2) Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề xuất “mục tiêu đến 2020- 2025 tầm nhìn 2030, không phải là tận dụng thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mà phải là áp dụng sâu rộng các lĩnh vực về công nghiệp 4.0”. (https://radio.voh.com.vn/audio/ts-le-quy-kha-gop-y-du-thao-lan-2-bao-cao-chinh-tri-dhdb-dang-bo-tphcm-thoi-su-11g00-29-7-2020-372608.htm)
Khởi động từ hơn 20 năm nay, chương trình đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cho nông sản Việt như chuỗi lúa gạo, cà phê, thủy sản top đầu thế giới, như cây lâm nghiệp, cây ăn quả đang vươn lên tầm khu vực.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, trước khi giai đoạn cũ của chương trình kết thúc vào năm 2020, Bộ đã sớm hành động. Ngay từ giữa năm 2019, lãnh đạo Bộ đã họp tổng kết lại giai đoạn trước, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả, đồng thời đề xuất xây dựng chương trình giống cho giai đoạn mới 2021 – 2030. Khi được đồng ý về mặt chủ trương, Bộ lại nhanh chóng xây dựng đề án. Mới đây, ngày 28/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt “Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”. Đó là một tin tốt cho cả ngành.
Mục tiêu cụ thể của chương trình là đến năm 2030 sẽ mở rộng lưu giữ khoảng 45.000 – 52.000 nguồn gen cây trồng, vật nuôi; Đánh giá và khai thác nguồn gen nhằm phục vụ có hiệu quả công tác nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống. Nghiên cứu đưa vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh công nghiệp hóa sản xuất giống, tăng cường công tác quản lý nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn, tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm; Xuất khẩu một số giống cây trồng, vật nuôi sang thị trường các nước…
Tổng vốn thực hiện chương trình là 103.050 tỷ đồng trong đó ngân sách Nhà nước 16.450 tỷ đồng, các nguồn vốn khác 86.600 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn, 2021 – 2025 là 40.000 tỷ đồng, 2025 – 2030 là 46.600 tỷ đồng.
Những điểm mới
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, tính mới của chương trình lần này là nếu trước kia chỉ tập trung vào lưu giữ giống gốc, phát triển giống chủ yếu ở khối công lập như các viện, trường thì sang giai đoạn tới sẽ đầu tư sâu cho khối doanh nghiệp, tư nhân, thiết kế theo chuỗi từ nguồn gen phục vụ chọn tạo đến chương trình chọn tạo giống cho những đối tượng chủ lực phục vụ tái cơ cấu.
Thứ hai là chương trình sẽ huy động đa dạng nguồn lực của xã hội với cơ cấu vốn rất rõ phần nào của trung ương, của địa phương đặc biệt là của các doanh nghiệp và các thành phần khác kể cả nông dân…
Về những tồn tại hiện nay, trực tiếp Thứ trưởng đã đi khảo sát và chỉ đạo Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị, các địa phương để làm sao kiểm soát được tính đúng giống và chất lượng của giống cây dài ngày đặc biệt là cây ăn quả có múi: “Không thể để cho tình trạng nhà nhà, người làm giống như hiện nay mà phải có chứng nhận cho các vườn ươm và phải thanh tra, kiểm tra được việc này.
Giai đoạn tới, Bộ sẽ đầu tư cho các viện nghiên cứu, các trung tâm giống của các địa phương để có hệ thống sản xuất theo đúng chuẩn từ vườn giống gốc đến các mắt ghép đảm bảo khi xuất bán cây giống phải hoàn toàn sạch bệnh, đặc biệt là bệnh do virus.
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Nguyễn Văn Bộ, Ngô Doãn Đảm
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống canh tác đã gây nên sự chú ý ngày càng tăng ở nhiều quốc gia trong 2 thập kỷ qua, nhất là các nước phát triển, khi mà áp lực về lương thực giảm đi, song áp lực về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường lại tăng lên. Nhiều nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại dương đã khuyến khích nông dân áp dụng nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia khác, nông nghiệp hữu cơ là câu chuyện còn rất mới mẻ, khái niệm về loại hình canh tác này được hiểu rất khác nhau. Với Việt Nam điều này cũng không là ngoại lệ. Hiện tại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nông nghiệp hữu cơ. Phần lớn các nhà khoa học đều hiểu nông nghiệp hữu cơ là một nền nông nghiệp không sử dụng hóa chất, các nguồn hữu cơ được tái sử dụng một cách triệt để. Theo khái niệm này, trong suốt quá trình sản xuất chỉ được phép sửdụng phân bón hữu cơ, làm cỏ bằng tay hoặc cơ giới và phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học. Gần đây, nông nghiệp hữu cơ còn không chấp nhận việc gieo trồng các cây đã biến đổi gene.
Tuy nhiên, bản chất của bất kỳ một nền sản xuất nào cũng phải gắn với năng suất, chất lượng của sản phẩm cuối cùng và tính bền vững của môi trường. Cùng với sự phát triển của khoa học, khi mà kiến thức con người đã dần chi phối được các qui luật của tự nhiên thì khái niệm hữu cơ cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tổng hợp hơn. Xem xét bản chất của quá trình sử dụng dinh dưỡng của cây trồng chúng ta thấy rằng, chất dinh dưỡng dù sử dụng ở bất kỳ dạng nào, hữu cơ hay vô cơ thì chúng đều phải trải qua một quá trình chuyển hóa về dạng ion (anion hoặc cation) trước khi được cây trồng hấp phụ. Thêm nữa, chất lượng nông sản không hoàn toàn phụ thuộc vào dạng phân bón sử dụng mà lại phụ thuộc vào liều lượng, chủng loại, tỉ lệ, phương pháp và thời kỳ bón cho cây trồng. Với thuốc bảo vệ thực vật là loại chế phẩm không hoặc ít độc hại, thời gian phân hủy ngắn… và phải đảm bảo thời gian cách ly. Như vậy, sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm không hoàn toàn không có chứa các yếu tố độc hại mà là sản phẩm có hàm lượng các chất độc hại dưới ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, theo chúng tôi, nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất cho phép khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên như đất, năng lượng, các chất dinh dưỡng, các quá trình sinh học diễn ra trong tự nhiên với một phương pháp quản lý hợp lý nhất nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời cũng đảm bảo cho hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Theo định nghĩa này thì nông nghiệp hữu cơcòn có thể hiểu là nông nghiệp sinh thái. Như vậy, thuật ngữ“hữu cơ” không chỉ đề cập đến dạng dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng mà được mở rộng ra như là một quan điểm, trong đó tính bền vững là hạt nhân.
Theo Dumanski, nhà thổ nhưỡng học thì “sự bền vững để lại cho các thế hệ tương lai ít nhất là những cơ hội như chúng ta đang có”. Đây là quan điểm rất thực tiễn, đảm bảo tổng tài sản ở 4 dạng (tài sản thiên nhiên, tài sản do con người làm ra, bản thân con người và xã hội) luôn được bảo toàn trong suốt quá trình phát triển. Thật tiếc, chúng ta đã và đang khai thác triệt để tài nguyên, gần như không cớ cơ hội cho thế hệ sau.
Còn theo N.H. Lampkin (1994) thì: “Canh tác hữu cơ là một phương pháp tiếp cận với nông nghiệp nhằm mục tiêu tạo lập hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp, bền vững về môi trường, kinh tế và nhân văn; cho phép khai thác tối đa nguồn tài nguyên có thể tái tạo được cũng như quản lý các quá trình sinh thái cùng với sự tác động qua lại của chúng để đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi và dinh dưỡng cho con người ở mức chấp nhận được đồng thời bảo vệ chúng khỏi sâu, bệnh”.
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN THẾ GIỚI
Theo số liệu công bố năm 2012 (FiBL và IFOAM, 2012) [7] của Viện Nghiên cứu và Truyền thông nông nghiệp hữu cơ (Communication, Research Instituteof Organic Agriculture FiBL) và Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (International Federation of Organic Agriculture Movements IFOAM), hiện trạng sản xuất và thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ toàn cầu như sau:
1. Về sản xuất
Năm 2010 toàn thế giới có 160 nước được chứng nhận có sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC), tăng 6 nước so với năm 2008. Về diện tích, hiện tại có 37,3 triệu ha NNHC chiếm 0,9% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn cầu, trong đó 2/3 (23 triệu ha) là đất trồng cỏ và chăn thả đại gia súc. Có 2,72 triệu ha NNHC cây hàng năm, gồm 2,51 triệu ha ngũ cốc (trong đó có lúa) và 0,27 triệu ha rau. Diện tích canh tác hữu cơ cây lâu năm là 2,7 triệu ha (0,6% tổng diện tích NNHC) và tăng 0,6 triệu ha so với năm 2008, trong đó 3 cây quan trọng nhất là: cà phê (0,64 triệu ha), ô-liu (0,5 triệu ha) và cây lấy hạt có dầu (0,47 triệu ha. Có 7/160 nước đạt diện tích NNHC cao trên 10%.
Tại châu Âu, có 10 triệu ha NNHC với 219.431 hộ/trang trại. Những nước có diện tích NNHC lớn là: Tây Ban Nha (1,46 triệu ha), Italia (1,113 triệu ha) và Đức (0,99 triệu ha). Có 7 nước đạt diện tích NNHC cao hơn 10% là: Công Quốc Liechtenstein (27,3%), Áo (19,7%), Thụy Điển (12,6%), Estonia (12,5%), Thụy Sỹ(11,4%) và Séc (10,5%).
Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) có 2,652 triệu ha NNHC, trong đó Mỹ1,948 triệu ha và Canada 0,702 triệu ha.
Châu Á có 2,8 triệu ha NNHC với 460.764 trang trại/ hộ sản xuất, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc (1,39 triệu ha) và Ấn Độ(0,78 triệu ha). Nước có tỷ lệ diện tích NNHC cao nhất là Đông Timor (7%).
Châu Phi có khoảng 1,1 triệu ha NNHC được chứng nhận với khoảng 544 ngàn trang trại. Các nước sản xuất NNHC chủ lực là Uganda (228.419 ha), Tunisia (175.066 ha) và Ethiopia (137.196ha).
Mỹ La tinh có 8,389 triệu ha NNHC với 272.232 hộ/trang trại, trong đó Argentina 4,177 triệu ha, Brazil 1,76 triệu ha và Uruguay là 930.965 ha (2009). Ba nước có tỷ lệ giá trị sản phẩm NNHC cao so với GDP nông nghiệp là Malvinas (35,7%), Cộng hòa Đô-mi-ca-na (8,3%) và Uruguay (6,3%).
Các châu Đại Dương bao gồm: Úc, Niu-di-lân, các quần đảo Fiji, PaPua New Guinea, Tonga, Vannuatu… có 12,144 triệu ha NNHC, trong đó 97% là của Oxtrâylia và là đất đồng cỏ tự nhiên với 8.432 trang trại đang sản xuất.
Ngoài diện tích NNHC, thế giới còn có 43,0 triệu ha đất rừng nguyên sinh để khai thác sản phẩm hữu cơ tự nhiên (tăng 1,1 triệu ha so với năm 2009 và 11,1 triệu ha so với năm 2008).
Hiện có 1,6 triệu hộ và trang trại NNHC, tăng 0,2 triệu hộ so với năm 2008. Phân bố của số trang trại NNHC theo châu lục như sau: Châu Á 29%, châu Phi 34%, châu Mỹ 18%… Ba nước có nhiều trang trại hoặc hộ sản xuất NNHC là: Ấn Độ(400.551), Uganda (188.625), Mehico(128.862, sốliệu 2008).
2. Về thị trường
Doanh thu năm 2010 từ việc bán thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc hữu cơ đã đạt 59,1 tỷUSD, tăng 4,2 tỷUSD so với năm 2009 và gấp hơn 3 lần năm 2000 (18 tỷUSD). Các nước tiêu thụ nhiều sản phẩm hữu cơ nhất là Mỹ(26,7 tỷUSD), Đức (8,4 tỷUSD) và Pháp (4,7 tỷUSD); nhưng tính theo đầu người thì cao nhất là Thụy Sỹ, Đan Mạch và Luxemburg (tương ứng đạt 213, 198 và 177 USD/người/năm).
Tại châu Âu, giá trị thương mại năm 2010 của các sản phẩm NNHC đạt khoảng 19,6 tỉ €, trong đó Đức 6,02 tỉ, Pháp 3,38 tỉ và Anh 2 tỉ €. Đan Mạch, Áo và Thụy Điển có giá trị sản phẩm NNHC cao hơn 5% GDP nông nghiệp.
Chính phủ các nước Cộng đồng chung châu Âu và một số nước hỗ trợ cho NNHC thông qua tài trợ các chương trình phát triển nông thôn, hỗ trợ phát triển thể chế và kế hoạch hành động quốc gia. Một nghiên cứu gần đây cho thấy các nước châu Âu hiện có 26 bản kế hoạch hành động quốc gia về phát triển NNHC.
Giá trị sản phẩm NNHC của Mỹ năm 2010 đạt 29,0 tỷ USD, trong đó có 10,6 tỷ USD (xấp xỉ 30%) là rau và quả hữu cơ, đáp ứng 12% thị phần rau và quả tiêu thụ nội địa, cộng với 1,947 tỷUSD là các sản phẩm phi thực phẩm. Giá trị sản phẩm NNHC được tiêu thụ của Canada ước đạt khoảng 2,6 tỷ đôla Canada.
Phần lớn sản phẩm NNHC được chứng nhận của châu Phi là để xuất khẩu và chủ yếu sang thị trường châu Âu; riêng Uganda đạt doanh thu 37 triệu USD năm 2010. NNHC có vai trò quan trọng đểgiúp châu Phi cải thiện an ninh lương thực và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu. Vì vậy, Hội nghị NNHC Châu Phi lần thứ2 đã được tổ chức tại Zambia từ 15-19/5/2012, nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này.
Tại châu Á, mặc dù lượng sản phẩm NNHC còn chiếm thị phần nhỏ và chủyếu tiêu dùng nội địa, song Chính phủ đã nhận thức rõ cần phải đầu tư cho nghiên cứu – phát triển lĩnh vực này. Có 7 nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan và Malaysia) đã ban hành và áp dụng qui định bắt buộc về gắn nhãn mác các sản phẩm NNHC trước khi tiêu thụ. Một số nước như Sri-Lanka, Nepal, Thái Lan và Indonesia đã thành lập các cơ quan giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm NNHC.
Tại Mỹ La tinh, phần lớn sản phẩm NNHC cơ được xuất khẩu sang châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản với các các ngành hàng chủ lực là: quả nhiệt đới, ngũ cốc, cà phê, ca cao, đường và thịt. Đã có 18 nước thuộc khu vực ban hành và hiện có thêm 5 nước đang hoàn thiện khung pháp lý. Hỗ trợ phát triển NNHC tại các quốc gia này thông qua chương trình thúc đẩy sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm.
Tại châu Đại dương, phần lớn sản phẩm NNHC được chứng nhận là để xuất khẩu, thị trường tiêu thụ nội địa chưa phát triển và trong một số trường hợp thậm chí chưa được hình thành. Sản phẩm NNHC thường được bán dưới dạng sản phẩm “truyền thống”, không có sự khác biệt về giá so với các sản phẩm thông dụng. Thị trường tiêu thụ nội địa chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.
3. Các nỗ lực phát triển thể chế và chứng nhận tiêu chuẩn
Hiện tại có 84 nước xây dựng xong và 24 nước khác đang hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Trong những năm gần đây đã hình thành nhiều tổ chức (chủ yếu từ Châu Âu) cung ứng dịch vụ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn. Tính tới 2010 có tổng số 549 tổ chức cung cấp dịch vụ này (tăng 17 tổ chức so với con số 532 của năm 2009) và chủ yếu thuộc EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada và Brazil (riêng Nhật Bản có 61 tổ chức cung ứng dịch vụ).
Quản lý chất lượng chuỗi giá trị hữu cơ theo phương pháp Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (Participatory Guarantee System-PGS) đang được nhiều nước quan tâm và áp dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng nhanh chóng về số trang trại nông nghiệp hữu cơ tại các nước đó. Đi đầu trong áp dụng thành công PGS là các nước khu vực Mỹ La tinh (nổi bật là Bra-xin) và Ấn Độ, với nhiều bước tiến quan trọng trong việc ban hành thể chế cho áp dụng phương pháp này.
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM
1. Hiện trạng sản xuất, chứng nhận chất lượng, tiêu thụ và chính sách về nông nghiệp hữu cơ
Về sản xuất, giống như nhiều nước khác trên thế giới, nông dân nước ta được hiểu là đã biết canh tác hữu cơ theo cách truyền thống từ hàng nghìn năm nay, nhưng sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo khái niệm hiện tại của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM) thì còn rất mới mẻ. nông nghiệp hữu cơ theo khái niệm của IFOAM thực ra mới chỉ được bắt đầu ởViệt Nam vào cuối những năm 1990 với một vài sáng kiến, chủ yếu tập trung vào việc khai thác các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như các loại gia vị và tinh dầu thực vật, để xuất khẩu sang một số nước châu Âu (Simmons và Scott, 2008) [11].
Theo số liệu IFOAM công bố năm 2012 (FiLB và IFOAM, 2012) [7], năm 2010 Việt Nam có 19.272 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận (tương đương 0,19% tổng diện tích canh tác), cộng với 11.650 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ/ sinh thái và 2.565 ha rừng nguyên sinh để khai thác các sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Báo cáo của FiBL-IFOAM không nêu tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam, nhưng theo báo cáo của Hiệp Hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam thì ước đạt khoảng 12 – 14 triệu USD. Các sản phẩm hữu cơ đang được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, quế, hồi, tinh dầu, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế.
Về chứng nhận chất lượng: Hiện nước ta vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia và khung pháp lý cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đầu năm 2007, Bộ NN – PTNT ban hành Tiêu chuẩn ngành số 10 TCN602-2006 [3] cho các sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, nhưng tiêu chuẩn này còn rất chung chung, đồng thời kể từ đó đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc cấp chứng nhận hữu cơ, để làm cơ sở cho các đơn vị sản xuất, chế biến và các đối tượng quan tâm khác thực hiện. Hiện cả nước có 13 tổ chức là các nhóm nông dân sản xuất và các doanh nghiệp được các tổ chức quốc tế chứng nhận đạt chuẩn để xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang các nước châu Âu, Mỹ… Theo Cục Trồng trọt (2013) [2], BộNN – PTNT đang tiến hành xây dựng qui chuẩn mới cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được sản xuất tại Việt Nam, dựa theo tiêu chuẩn quốc tế IFOAM. Dự kiến, cuối năm 2013 đầu 2014, qui chuẩn này sẽ được ban hành. BộNN – PTNT cũng đã có kế hoạch thiết lập một hệ thống giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn, tuy nhiên lộ trình thời gian và bước đi cho việc thực hiện kế hoạch này vẫn chưa được xác định. Một số công ty tư nhân như Qualiservice, gần đây đã cố gắng năng cao năng lực dịch vụ để hỗ trợ nông dân được cấp chứng chỉ chất lượng (theo hướng “hữu cơ” hoặc “ViệtGAP”) cho sản phẩm trồng trọt và thủy sản đạt chuẩn.
Tiêu dùng: Thị trường nội địa cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện chưa phát triển. Hiện không có số liệu thống kê chi tiết về chủng loại và số lượng sản phẩm hữu cơ được sản xuất và tiêu thụ hàng năm, tuy nhiên dễ nhận thấy rằng các sản phẩm rau hữu cơ là để tiêu thụ nội địa, còn các sản phẩm hữu cơ khác như chè, tôm, gạo… là để xuất khẩu. Hiện cũng không có số liệu về chủng loại và số lượng sản phẩm hữu cơ được nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước, mặc dù có báo mạng thông tin rằng việc nhập khẩu và tiêu dùng các sản phẩm như vậy đang ngày càng tăng ởTP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Chính sách: Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các chính sách cụ thể về định hướng chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, để thực sự thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển. Gần đây đã xuất hiện một số tín hiệu tốt về sự ủng hộ của Nhà nước cho nông nghiệp hữu cơ, cuối năm 2011 Chính phủ cho phép thành lập Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và từ đầu năm 2012 Hiệp hội bắt đầu đi vào hoạt động. Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 01/2012/QDTTg [13] về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Gần đây, Bộ NN & PTNT khẳng định sự hỗ trợ có phần mạnh mẽ hơn đối với nông nghiệp hữu cơ, thông qua việc phê duyệt Chương trình khung nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2013-2020, trong đó có nông nghiệp hữu cơ.
Các cơ quan, tổ chức hoạt động về nông nghiệp hữu cơ
Các cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ gồm: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo… Hầu hết các viện và cơ sở nghiên cứu quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ đều trực thuộc Bộ NN & PTNT, với chức năng nhiệm vụ liên quan đến đối tượng cây trồng, vật nuôi và thủy sản, gồm Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và các viện/ trung tâm nghiên cứu trực thuộc, Viện Chăn nuôi, các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản (RIA1, RIA2, RIA3…) và các trường đại học nông nghiệp.
Các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ gồm: Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) cho rau hữu cơ, Công ty ECOMART cho chè hữu cơ; Organik Đà Lạt cho rau hữu cơ; Doanh nghiệp Trang trại Xanh Viễn Phú cho gạo hữu cơ và các mô hình nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau… Có rất ít các cơ quan, tổchức quốc tế hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, ngoại trừ tổ chức ADDA của Đan Mạch, GTZ của Đức và gần đây là Tổng cục Phát triển Nông thôn RDA của Hàn Quốc.
2. Hiện trạng nghiên cứu và đào tạo về nông nghiệp hữu cơ
Trong khi sản xuất nông nghiệp nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, song lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư đúng mức. Thông tin về hoạt động nghiên cứu và đào tạo/huấn luyện về nông nghiệp hữu cơ được công bố chính thức trên các tạp chí trong nước và quốc tế hiện còn quá ít. Các chương trình, đề tài nghiên cứu và phát triển đã và hiện đang được tiến hành chủ yếu tập trung vào việc chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới và xây dựng biện pháp kỹ thuật sản xuất phù hợp với giống cây trồng, vật nuôi đó; sản xuất sản phẩm cây trồng có chất lượng cao và an toàn dựa theo các nguyên lý ICM hoặc GAP. Những kết quả nghiên cứu trên được biên soạn, tổng kết để khuyến cáo bổ sung cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Lĩnh vực đào tạo huấn luyện về nông nghiệp hữu cơ cũng đang trong tình trạng tương tự. Đại học Nông nghiệp Hà Nội gần đây đã thành lập Trung tâm thúc đẩy và nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ (COAPS), tuy vậy Trung tâm hiện rất thiếu nguồn lực hoạt động.
3. Một số mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu
3.1. Dự án ADDA – VNFU về canh tác hữu cơ
Với sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch thông qua Tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp châu Á (ADDA), Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện dự án này trong 7 năm, từ 2005 đến 2012. Mục đích của dự án là nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết kỹ thuật về canh tác nông nghiệp hữu cơ cho các nhóm/ hộ nông dân, đồng thời hỗ trợ họ sản xuất được các sản phẩm hữu cơ đạt chuẩn. Người dân tham gia dự án được tập huấn về các khâu của quá trình sản xuất, thị trường, tiêu thụ và liên kết khách hàng. Dự án đã tạo được sự quan tâm phối hợp của Hội Nông dân 9 tỉnh/ thành phố (Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình và Hà Tĩnh). Dự án đã tổ chức được 155 lớp tập huấn cho nông dân và các đối tượng khác tham gia về canh tác nông nghiệp hữu cơ. Đã xây dựng được nhiều nhóm sản xuất sản phẩm hữu cơ trên tổng diện tích 70 ha mô hình tại 9 tỉnh, đối tượng là rau, lúa, cam, vải, nho, chè và cá nước ngọt. Theo báo cáo, sản phẩm từ các mô hình được sản xuất theo tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng đô thị. Một số nhóm nông nghiệp hữu cơ đã hoạt động khá thành công, ví dụ như nhóm rau hữu cơ của xã Đình Bảng, Bắc Ninh đã sản xuất rau an toàn trên diện tích 5000m2, cung cấp sản phẩm thường xuyên cho các khu công nghiệp và nhà hàng/ khách sạn trong vùng. Nhóm rau hữu cơ tại Hà Nội và Hòa Bình thường xuyên cung cấp 2,5 – 3 tấn rau/ngày cho thị trường Hà Nội, đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân tham gia dự án.
Kết quả thành công nhất là Dự án đã xây dựng, áp dụng thí điểm phương pháp quản lý chất lượng chuỗi giá trị hữu cơ theo Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (Participatory Guarantee System-PGS) với 25 nhóm nông dân ở Sóc Sơn, Hà Nội và Lương Sơn, Hòa Bình và các công ty tư nhân tham gia dự án, để sản xuất rau và một vài sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khác. Dự án chứng nhận chất lượng sản phẩm hữu cơ dựa trên việc xem xét mức độ tham gia tích cực của các đối tác và trên cơ sở lòng tin, mạng lưới hoạt động xã hội và chia sẻ hiểu biết với nhau (IFOAM PGS Task Force, 2008). Dự án đã xây dựng và phát hành Sổ tay hướng dẫn thực hành PGS – Việt Nam (version 3) bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng theo PGS đã tỏ ra có hiệu quả trong việc giúp đỡ nhiều nhóm nông dân thực hành các nguyên lý và đòi hỏi của phương pháp PGS, và trong thực tế nhiều nhóm hộ nông dân đã sản xuất và tiêu thụ khá thành công sản phẩm rau hữu cơ. Một trong các ví dụ thành công này là Nhóm hộ nông dân ở xã Tân Đức tỉnh Phú Thọ. Xã thành lập tổ sản xuất rau hữu cơ từ tháng 1/2008, đến năm 2010. Nhóm đã quy hoạch được 3 vùng sản xuất rau hữu cơ với tổng số 198 hộ nông dân tham gia. Nhóm nông dân sản xuất rau hữu cơ của xã hiện đã có thể tự vận hành được công việc, từ khâu lựa chọn vùng trồng thích hợp (bao gồm cảviệc thuê phân tích chất lượng mẫu đất và mẫu nước), chuẩn bị phân hữu cơ hoai mục, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất và quản lý, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, phát triển mạng lưới thị trường và đáp ứng yêu cầu vềchất lượng theo tiêu chuẩn PGS.
3.2. Ecolink-Ecomart với sản phẩm chè và rau hữu cơ
Ecolink được thành lập năm 2003 để hỗ trợ các hộ nông dân nhỏ sản xuất và tiêu thụ chè. Ecomart Việt Nam hiện nay được hình thành từ việc sáp nhập giữa Ecomart cũ và Ecolink. Ecomart cũ được thành lập thông qua thực hiện 1 dự án do NZAID tài trợ trong giai đoạn 2002 – 2006, nhằm giúp Bộ NN-PTNT xây dựng bộ tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ quốc gia (Tiêu chuẩn ngành 10 TCN602-2006). Hoạt động chính của Ecolink-Ecomart hiện nay là sản xuất chè hữu cơ để xuất khẩu sang thị trường Âu và Mỹ. Thời gian đầu Công ty sản xuất chè hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên, gặp nhiều khó khăn vì nông dân ở đây quen với tập quán trồng chè thâm canh, do vậy họ không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất chè hữu cơ. Vì vậy, công ty đã chuyển vùng sản xuất về huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai (300ha) và huyện Quang Bình của tỉnh Hà Giang (500ha). Đây là 2 huyện có địa hình núi cao, khí hậu mát mẻ và hoàn toàn cách ly với các vùng trồng chè thâm canh truyền thống. Công ty đã xây dựng 2 nhà máy chè: một tại Bắc Hà (với công suất 15 tấn búp tươi/ngày) và một tại Quang Bình (20 tấn búp tươi/ngày, tương đương 4 tấn búp khô/ngày). Sản phẩm chè hữu cơ của công ty được đóng gói thành bao cỡ30-40kg để xuất khẩu sang Châu Âu và Mỹ, từ đó sẽ được đối tác nước sở tại đóng thành các gói nhỏ gắn logo và quy cách phù hợp với thị trường nội địa nước đó.
Các đặc điểm đặc trưng nhất trong hoạt động sản xuất chè hữu cơ của Ecolink-Ecomart là: Chỉ sử dụng một giống chè địa phương Shan Tuyết, sản xuất với các hộ nông dân đã đăng ký và được đào tạo. Các trang trại chè chỉ bón phân hữu cơ ủ mục, không dùng phân khoáng và không phun thuốc trừ sâu hóa học. Công ty thu mua chè búp tươi đạt tiêu chuẩn về chế biến tại nhà máy và theo quy trình của công ty. Sản phẩm của Công ty đã được cấp giấy chứng nhận hữu cơ của tổ chức ICEA (Ialia) từ năm 2009. Chiến lược của công ty trong việc đảm bảo chất lượng là: cố gắng thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng của từng đối tượng khách hàng, thông qua việc áp dụng nghiêm ngặt qui trình kiểm soát chất lượng và thanh tra nội bộ, tiến tới được cấp chứng chỉ chất lượng theo tiêu chuẩn của mỗi đối tượng khách hàng.
Bên cạnh chè hữu cơ là sản phẩm chính, Ecolink – Ecomart hiện đang sản xuất và tiêu thụ 20 chủng loại rau hữu cơ, đáp ứng nhu cầu rau xanh giao tận nhà cho khoảng 2000 khách hàng (trong đó có khoảng 500 khách hàng thường xuyên), kể cả việc mua bán qua mạng. Với sản phẩm rau hữu cơ, công ty đang áp dụng phương pháp PGS để kiểm soát và đảm bảo chất lượng. Công ty cho biết giá tiêu thụ chè hữu cơ sang châu Âu và Mỹ đạt khoảng 5,5 – 6,0 USD/kg so với 2,2 – 3,0 USD cho 1 kg chè thường xuất sang thị trường Ai Cập. Sản phẩm chè hữu cơ của công ty được tiêu thụ trong nước chưa đáng kể, có lẽ do người tiêu dùng chưa chấp nhận giá cao.
3.3. Organik Đà Lạt với sản phẩm rau hữu cơ
Công ty Organik Đà Lạt đóng tại phường Xuân Thọ, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, là địa bàn lý tưởng để sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ. Chủ công ty là TS. Nguyễn Bá Hùng, bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ cây giống rau từ năm 1997, sản xuất rau trên đất thuê từ năm 2003 và mua đất lập trang tại sản xuất rau từtháng 10-2006. Ý tưởng của ông Hùng về việc thành lập công ty bắt nguồn từ việc quan sát thấy có nhiều khách hàng và nhà hàng, khách sạn 5 sao ở Đà Lạt cần mua các sản phẩm rau hữu cơ được sản xuất ngay tại địa phương. Với ý tưởng đó, ông Hùng đã thành lập và phát triển Organik Đà Lạt khá thành công. Công ty cho biết hiện đang sản xuất khoảng 150 chủng loại rau các loại, cung cấp cho nhiều khách sạn cao cấp tại các thành phố: Đà Lạt, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Công ty cổ phần suất ăn hàng không của hãng Pacific và khoảng 1000 khách hàng ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm rau hữu cơ sang thị trường Đài Bắc và một số nước láng giềng.
Organik Đà Lạt có trang thiết bị khá hiện đại cho sản xuất rau hữu cơ, bao gồm nhà lưới, thiết bị xử lý rác thải và xử lý nước tưới. Công ty sử dụng phân hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng hóa chất và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, thực hành tốt các nguyên lý và phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), luân canh cây trồng để loại trừ cây ký chủ nguồn bệnh, dùng các loại cây hoa có màu sắc để xua đuổi côn trùng…. Công ty có hệ thống sổ sách ghi chép chi tiết về quá trình sản xuất mỗi sản phẩm, nhằm đảm bảo lòng tin cho khách hàng và độ an toàn của sản phẩm được cung ứng. Công ty đã được cấp chứng chỉ HACCP cho sản phẩm rau hữu cơ do HACCP của Hà Lan cấp. Tuy vậy, hiện tại công ty chưa có kế hoạch rõ ràng (mặc dù rất muốn) về việc mở rộng qui mô sản xuất, do thiếu vốn để đầu tư thiết bị và đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ. Công ty hiện cũng có ý tưởng sẽ tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm gạo, đường và muối hữu cơ.
3.4. Viễn Phú Green Farm với sản phẩm gạo hữu cơ
Tuy đã trở thành một trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, lĩnh vực sản xuất lúa gạo hữu cơ hiện vẫn còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Công ty Viễn Phú đã đi đầu trong việc gia công, chế biến và sản xuất gạo hữu cơ để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trang trại của công ty được đặt tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau trên diện tích 320ha, trong đó 200 ha để canh tác cây trồng. Công ty bắt đầu sản xuất lúa hữu cơ với 80 ha trong vụ hè thu 2011 và khoảng 200 ha năm 2012. Lúa hữu cơ được sản xuất theo quy trình riêng của công ty, kể cả giống lúa do công ty tuyển chọn, sử dụng phân hữu cơ Agrostim nhập khẩu (được Viện Nghiên cứu Vật liệu hữu cơ của Mỹ cấp chứng chỉ) để sản xuất, không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu hóa học trong quá trình sản xuất. Sản phẩm lúa gạo hữu cơ của công ty được các tổ chức chứng nhận quốc tế theo tiêu chuẩn EU và USDA kiểm tra, giám sát và công nhận.
Công ty hiện có kế hoạch đầu tư trang thiết bị và cải tạo đồng ruộng, mở rộng quy mô sản xuất lúa hữu cơ trên toàn bộ diện tích 320 ha đất của công ty và hợp đồng với nông dân trong vùng trên diện tích 10.000-20.000 ha trong thời gian tới. Sản phẩm chính của công ty là gạo hữu cơ đạt chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của châu Âu và Mỹ, có các thương hiệu “Hoa Sữa trắng”, “Hoa Sữa đen”, “Hoa Sữa Tím”, “Hoa Sữa Đỏ”… Tuy vậy, hiện công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, về việc xác định đúng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, việc đảm bảo ổn định và duy trì chất lượng đạt chuẩn.
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM
1. Thách thức
Hiện nay, Nông nghiệp hữu cơ thực sự là một cơ hội cho Nông nghiệp Việt Nam, nhất là khi giá bán các nông sản đang xuống thấp, chất lượng và vệ sinh an toàn chưa được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ với qui mô nào, đối tượng nào, và quan trọng hơn là có thị trường không? Cùng với sự đồng thuận và ủng hộ của người tiêu dùng, hỗ trợ của Nhà nước là những điều kiện vô cùng quan trọng.
Có thể nói, hữu cơ là một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất của độ phì nhiêu đất Việt Nam. Nó không chỉ đảm bảo ổn định độ phì nhiêu đất, nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng, tăng cường hiệu lực phân hóa học mà còn giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố độc hại như sắt, nhôm, mangan… thông qua quá trình tạo phức hữu cơ. Tuy nhiên, hữu cơ trong đất Việt Nam lại chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽcủa quá trình khoáng hoá nên hàm lượng của chúng suy giảm nhanh chóng, nhất là trên đất đồi núi, nơi vừa chịu ảnh hưởng của quá trình khoáng hóa, vừa chịu ảnh hưởng của quá trình rửa trôi.
Trước đây, Việt Nam với dân số ít, các giống cây trồng, nhất là lúa là những giống truyền thống, năng suất không cao nên việc bón một lượng phân hữu cơ hay phân xanh (8 tấn/ha/vụ) là đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng. Chính vì vậy, đã từng có thời gian phân chuồng, bèo dâu, điền thanh là những loại phân bón chính cho cây lương thực hay phân bắc, nước tiểu là những loại phân bón chính cho rau… Tuy nhiên hiện nay, cùng với việc gieo trồng các giống mới và tăng 2-4 vụ/năm thì dinh dưỡng cung ứng từ phân chuồng và đất không đáp ứng đủ, trong khi việc sản xuất phân xanh lại thu hẹp, do thiếu lao động cũng như diện tích đất trồng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đất chật người đông và diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng suy giảm, từ 0,13ha năm 1980 xuống còn khoảng 0,1 ha hiện nay, chỉ bằng 8,7% trung bình của thế giới. Đó là chưa kể ở những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như Đồng bằng sông Hồng thì chỉ còn gần 400 m2/người. Xu thế biến đổi đất canh tác của thế giới cũng có chiều hướng tương tự. Trong 25 năm qua (1965-1990), diện tích đất canh tác của toàn thế giới tăng được có 9,4%, trong khi dân số lại tăng 68,5% trong cùng thời gian, làm cho bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người giảm 35,1% hay 1,4%/năm. Để đảm bảo an ninh lương thực, các nước có thể dựa vào 2 yếu tố là tăng diện tích và năng suất. Với Việt Nam hiện tại chỉ còn có một con đường duy nhất là tăng năng suất. Xu thế này cũng là xu thế của các nước đang phát triển trên thế giới, tức là đóng góp của yếu tố diện tích, kể cả tăng vụ đã ngày càng chiếm tỉ trọng thấp hơn. Theo xu thế này, ngay cả Trung Quốc, một quốc gia được coi là xuất xứ của nông nghiệp hữu cơ truyền thống cũng đã phải giảm dần tỉ trọng của dinh dưỡng từ phân hữu cơ trong tổng lượng dinh dưỡng sử dụng, từ 98,6% năm 1949 xuống còn 38% năm 1990 và hiện tỉ lệ này chỉ còn dưới 20%.
Như vậy, để đảm bảo an ninh lượng thực, các quốc gia đông dân, đất nông nghiệp hạn chế cả về số lượng và chất lượng sẽ phải đi theo con đường thâm canh với việc tăng cường sử dụng giống mới năng suất cao, phân bón vô cơ và hoá chất bảo vệ thực vật. Hay nói cách khác là đi theo con đường hóa học hóa nông nghiệp. Việt Nam cũng đã đi theo hướng này trong vài thập kỷ qua. Nhìn lại lịch sử, Việt Nam mới bắt đầu sử dụng phân hóa học trong một vài đồn điền của Pháp vào đầu thế kỷ trước còn phần lớn đồng ruộng của nông dân chỉ được bón phân chuồng, một vài loại phân xanh như bèo dâu, điền thanh. Phế phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu dùng cho nhu cầu lợp nhà, làm nhiên liệu. Phân hóa học chỉ thực sự được sửdụng rộng rãi sau khi thống nhất đất nước (1975). Tuy nhiên tốc độ sử dụng phân bón lại tăng quá nhanh. Năm 2012 chúng ta sử dụng gần 12 triệu tấn phân bón các loại và gần nửa tỉ USD cho thuốc bảo vệ thực vật. Một điều đáng lo ngại là khuyến nông phân bón chưa được chú ý đúng mức nên việc sử dụng phân bón rất tùy tiện, không cân đối, không đúng cây, đúng đất nên hệ số sử dụng phân bón rất thấp. Hiện tại, hệ số sử dụng đạm chỉ trên 40%, phân kali khoảng 55-60%. Nhưng phân lân còn thấp hơn nhiều. Như vậy, hàng năm đã mất đi gần một nửa lượng phân bón do rửa trôi, bay hơi hay cố định chặt. Tác hại này không chỉ gây thiệt hại vềvật chất do lãng phí mà còn gây ra những tác hại khác như dễ bị sâu bệnh, lốp đổ, chất lượng sản phẩm giảm hay dưỡng phú nguồn nước. Bản thân sửdụng hữu cơ cũng có những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như tích lũy kim loại nặng, vi sinh vật độc hại (trứng giun, E.coli…) hay quá trình phú dưỡng nguồn nước. Hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ có phân đạm hoá học mới là nguồn gây ô nhiễm nitrat. Thực ra, nitrat có thể tạo ra từ hữu cơ đất, phân chuồng, từ phế phụ phẩm nông nghiệp… Ở Runnels, bang Texas (Mỹ) người ta phát hiện thấy trong nước ngầm tới 3.000mg NO3/lít (theo tiêu chuẩn của WHO là 50mg NO3/lít) mà nguyên nhân chính là do phân giải chất hữu cơ sau khi cầy vùi phế phụ phẩm. Các nghiên cứu với N15 của PPI (1996) cũng thấy phần lớn NO3 bị rửa trôi lại không phải trực tiếp từ phân đạm khoáng bón vào mà là từ các chất hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của trại Rothamsted (Anh) cũng có kết luận tương tự: nguồn NO3 rửa trôi hầu hết là từ chất hữu cơ và tàn dư thực vật. N từ các nguồn này trong chu trình phân giải lại dễ bị rửa trôi và tích luỹ lâu dài hơn từ phân bón vô cơ. Do vậy, việc bón phân hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp trong điều kiện nhiệt độ cao, lượng mưa lớn sẽ là nguồn cung cấp NO3 rất lớn.
Ngoài những yếu tố nêu trên, nông nghiệp hữu cơ cũng đúng trước một thách thức lớn là nông dân thờ ơ với loại hình sản xuất này do chi phí sản xuất cao, thu nhập thấp vì thịtrường cho sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ không ổn định, Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ. Đó là chưa kể đến hệ thống cấp chứng chỉ chưa hoàn chỉnh, công tác quản lý chất lượng kém, lòng tin của người tiêu dùng chưa được đảm bảo.
2. Cơ hội
Như vậy, việc lạm dụng phân bón và hóa chất BVTV đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường và làm suy giảm chất lượng nông sản. Do vậy, phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng cũng nhưmôi trường sống. Với Việt Nam, để chuyển thành công nền sản xuất tựcấp tự túc sang một nền sản xuất hàng hóa, định hướng xuất khẩu thì vấn đề an toàn thực phẩm cũng như nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế sẽ ngày càng cấp thiết.
Cơ hội cho phát triển nông nghiệp hữu cơ còn phải kể đến nhu cầu trong nước và quốc tế tăng cao đối với những sản phẩm an toàn. Chính vì vậy, một số sản phẩm hữu cơ đã có chỗ đứng vững trên thị trường như rau sạch, chè hữu cơ, thịt sạch… Tuy nhiên, có thể nói nông nghiệp hữu cơ vẫn còn chiếm một tỉ trọng rất nhỏ/không đáng kể trong tổng sản lượng nông nghiệp. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 27,5 tỉUSD, nhiều ngành hàng đứng trong nhóm đầu của thế giới như gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, chè…. Tuy nhiên, hầu hết nông sản chúng ta xuất khẩu ở dạng thô, chưa qua chế biến, chất lượng chưa cao, do vậy giá trị gia tăng rất thấp.
Sắp tới, trong chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam, đảm bảo an ninh lượng thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập của người dân là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, đang có xu hướng giảm diện tích gieo trồng lúa, giảm xuất khẩu gạo để gieo trồng nhiều hơn các giống lúa chất lượng, nâng cao ti lệ giống đặc sản, bản địa có chất lượng. Chúng ta không thể cứ xuất khẩu gạo với giá dưới 500USD, trong khi nhiều thành phố lại nhập về gạo trên 1000USD. Và như vậy, cơ hội trở lại canh tác hữu cơ với một số giống lúa là hiện hữu.
Với điệu kiện tự nhiên và xã hội của Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ có cơ hội cho ngành hàng rau, quả, chè núi cao, cây gia vị, cây làm thuốc, thủy sản theo phương thức nuôi sinh thái và một tỉ lệ nhất định với cà phê, hồ tiêu. Một yếu tố rất quan trọng là sự quan tâm của Nhà nước và người dân đã được nâng lên đối với nông nghiệp hữu cơ. Minh chứng là, ngày 22/5/2013 Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã chính thức được thành lập. Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 602-2006: Hữu cơ-Tiêu chuẩn về sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ và chế biến vào ngày 29 tháng 12 năm 2006 là một cơ sở pháp lý quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM
Có thể nói nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất đỏi hỏi những yêu cầu khắt khe với người sản xuất và do vậy thị trường rất hạn chế. Nhìn vào sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ toàn cầu với trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, song có thể thấy rất rõ, thị trường nông nghiệp hữu cơ tập trung ở các nước phát triển, dân số không cao, còn sản xuất hữu cơ lại chủyếu ở các nước đất rộng, người thưa, không chịu áp lực về dân số, an ninh lương thực. Để có thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam rất cần quan điểm rõ ràng và hệ thống giải pháp cụ thể.
1. Quan điểm
i) Việt Nam là đất nước đất canh tác trên đầu người thuộc loại thấp nhất trên thế giới, dân số tăng nhanh, do vậy phát triển nông nghiệp cần hài hòa, bền vững, trong đó sản xuất theo hướng thâm canh, hóa học hóa vẫn là chủyếu.
ii) Nắm bắt cơ hội phát triển cho nông nghiệp hữu cơ ởViệt Nam với sự lựa chọn chính xác chủng loại sản phẩm và vùng sản phẩm thích hợp cho các thị trường xác định. Bài học thành công của nông nghiệp Việt Nam thời gian qua là biết khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội. Do vậy, chúng ta nên tập trung sản xuất sản phẩm hữu cơ với các loài bản địa, gắn với nông nghiệp du lịch, sinh thái.
iii) Phát triển nông nghiệp hữu cơ là quá trình, đòi hỏi sự quan tâm ủng hộ của Nhà nước và các địa phương trong qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chế biến và thương mại sản phẩm. Thịtrường là yếu tốquyết định nhất đến sự thành bại của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
2. Các nội dung cần quan tâm trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Để phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam thành công, theo chúng tôi, rất cần quán triệt các quan điểm nêu trên và tập trung vào các nội dung sau:
i) Bảo vệ và cải thiện độ phì nhiêu đất đai, trong đó có các giải pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất (đặc biệt là đất đồi núi) do hữu cơ không chỉ cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ dinh dưỡng mà còn giảm các yếu tố độc hại thông qua quá trình tạo phức.
ii) Tăng cường chu trình hữu cơ với việc sử dụng công nghệ sinh học nhằm khai thác tối đa nguồn phân chuồng, phân xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp cũng như các nguồn hữu cơ khác để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đủ về lượng và cân đối về tỉ lệ. Nguyên tắc trả lại phế phụ phẩm được xem là nguyên tắc tối ưu cho phép hoàn trả đúng những chất dinh dưỡng (đặc biệt là vi lượng) mà cây trồng đó đã lấy đi, trong khi phân bón khó có thể đáp ứng được.
iii) Thực hiện tốt nhất chế độ luân canh nói chung và với cây bộ đậu nói riêng nhằm khai thác khả năng cộng sinh đạm sinh học cũng như hạn chế phát sinh sâu bệnh, phát huy lợi thế so sánh của điều kiện thời tiết, khí hậu.
iv) Ngoài việc sử dụng giống bản địa, cổ truyền cần sử dụng các giống vừa có năng suất và chất lượng cao lại có khả năng kháng sâu bệnh để tăng khả năng huy động dinh dưỡng từ đất và phân bón. Tăng cường việc áp dụng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thiên địch.
v) Tăng cường phát triển chăn nuôi, thủy sản sinh thái tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp ổn định (thông qua sửdụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và cung cấp phân hữu cơ). Các mô hình trồng trọt-chăn nuôi-thủy sản bền vững cần được khuyến khích.
vi) Ở những nơi có điều kiện, khai thác tối đa nguồn nước phù sa để tưới cho cây trồng. Giải pháp này vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng từ cặn phù sa, vừa cho phép cải thiện môi trường và làm trẻ hóa đất.
3. Giải pháp
i) Về chính sách
Có thể nói sản xuất nông nghiệp hữu cơ không còn là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề chính sách. Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, như BộNông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế cần sớm ban hành các chính sách cụ thể, khả thi để hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ phát triển, các chính sách nên tập trung vào:
– Qui hoạch và bảo vệ đất đai và nguồn nước hiện chưa hoặc ít bị ô nhiễm và còn thích hợp cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng hàng hóa.
– Nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam còn quá nhỏ bé, các doanh nghiệp vừa nhỏ về qui mô, vừa ít về số lượng và hầu như chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước nên chưa có lãi, chưa thu hút các nhà đầu tư. Đó là chưa kể mức độ rủi ro cao về thị trường với ngành hàng này, do vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, ưu đãi trong giao và cho thuê đất và miễn giảm thuế thu nhập cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời trong thời gian đầu có thể cần đến quĩ bảo hiểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
– Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra, giám sát liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.
– Phần lớn các sản phẩm hữu cơ tiềm năng của Việt Nam đều nằm ở các vùng khó khăn về giao thông, điều kiện bảo quản, tạm trữ, chế biến không thuận lợi, do vậy, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng cho chế biến phân bón hữu cơ, phân sinh học, vi sinh vật tại chỗ để giảm chi phí vận chuyển.
– Giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm.
– Sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng cần các yếu tố đầu vào đảm bảo. Do vậy, những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến phân bón hữu cơ, sinh học, vi sinh vật, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học cũng cần được quan tâm hỗ trợ trong sản xuất. Tất nhiên, cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc BVTV liên quan.
ii) Về nghiên cứu và đào tạo
– Thị trường là yêu cầu quan trọng nhất cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, do vậy Nhà nước cần giao Bộ Thương mại qua hệ thống thương vụ tìm hiểu thị trường, yêu cầu về chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, số lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để có thể giúp doanh nghiệp đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu.
– Tổ chức nghiên cứu hệ thống chính sách, qui chuẩn, tiêu chuẩn, chứng nhận chất lượng và thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các nước để rút ra bài học cho Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược phát triển và lựa chọn ngành hàng thích hợp.
– Đánh giá toàn diện về kinh tế, tổ chức, quản lý, thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp hiện đang sản xuất để tìm ra các khó khăn, vướng mắc đề xuất giải pháp phù hợp cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.
– Trên cơ sở tài liệu của nước ngoài, kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam cần sớm biên soạn tài liệu kỹ thuật – khuyến nông phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
– Về đào tạo, các Trường Đại học Nông nghiệp sớm mở thêm môn học về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiến tới hình thành chuyên ngành đào tạo về nông nghiệp hữu cơ trong tương lai. Bằng nguồn kinh phí trong nước và thông qua dựán HTQT, các viện nghiên cứu và trường đại học lựa chọn gửi sinh viên đi đào tạo thạc sỹ/ tiến sỹ về lĩnh vực này ở nước ngoài.
iii) Về tăng cường năng lực hoạt động của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam
Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ cần thông qua các doanh nghiệp có mô hình thành công, giúp họ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, qua đó nâng cao sự hiểu biết và quan tâm của toàn xã hội, nhất là các cơ quan quản lý đến sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ.
Hiệp hội cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên trong và ngoài nước, các tổ chức NGO để cập nhật thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận xu thế phát triển nông nghiệp hữu cơ của các nước, các công nghệ mới và nhất là các qui chuẩn, tiêu chuẩn mà mỗi nước nhập khẩu đề ra.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng cần hướng đến gần 90 triệu dân trong nước và tương lai không xa là 130 triệu. Nhu cầu về sản phẩm an toàn, chất lượng, được chứng nhận và cam kết truy xuất được nguồn gốc là rất lớn, nhất là tại các thành phồ lớn, người có thu nhập cao, các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường mẫu giáo, Việt kiều cũng như người nước ngoài sống tại Việt Nam.
iv) Về hợp tác quốc tế
Với một nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện đại, có chứng nhận thì Việt Nam là nước đi sau rất nhiều quốc gia. Do vậy, việc trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nguồn lực, hỗ trợ phát triển thị trưởng và kiểm soát chất lượng rất cần sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế. Chúng ta có thuận lợi là IFOAM đang quan tâm đến các nước đang phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đề nghị IFOAM hỗ trợ Việt Nam trong việc hoàn thiện thể chế, đề xuất chính sách, tăng cường năng lực về kiểm soát chất lượng. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi các doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời và thành công tại các quốc gia khác nhau.
Đề nghị kết nối trang web của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam với trang web của IFOAM để nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiếp cận nhiều hơn và nhanh hơn với cộng đồng quốc tế.
KẾT LUẬN
Từ nhiều thế kỷ nay, nông dân Việt Nam đã có tập quán sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân bắc và phế phụ phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, do áp lực ngày càng tăng của dân số, đất canh tác hạn hẹp… nền nông nghiệp hữu cơ với lịch sử hàng ngàn năm đã không thể đảm bảo an ninh lượng thực cho quốc gia và do vậy, nông nghiệp Việt Nam đã phải chuyển từ một nền nông nghiệp dựa vào đất, dựa vào hữu cơ sang một nền nông nghiệp dựa vào phân bón (chủ yếu là vô cơ). Chính phân bón hóa học như là một yếu tố quan trọng của thâm canh đã góp phần làm nên những thành tựu to lớn của nông nghiệp thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên, do đã xuất hiện những cơ hội mới cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong phạm vi khu vực và thế giới, nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam bắt đầu có điều kiện phát triển cho dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn và thách thức. Chúng tôi cũng hy vọng rằng với sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế, đặc biệt là IFOAM, trong việc huấn luyện, cung cấp công nghệ và nhất là tiếp cận thị trường và sự ủng hộ mạnh mẽ, thiết thực của Nhà nước sẽ thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ Việt Nam từng bước phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ NN-PTNT (2007), Tiêu chuẩn ngành số10 TCN602-2006 về sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
2. Bộ NN-PTNT (2013): Quyết định số1259 QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt Chương trình khung nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2013-2020.
3. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 01/2012/QD-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
4. Balu L. Bumb and Carlos A. Baanante. 1996. The Role of Fertilizer in Sustaining Food Security and Protecting the Environment to 2020. International Food Policy Research Institute, Washing ton D.C.,.
5. Nguyễn Văn Bộ, 2002. Nông nghiệp hữu cơ ởViệt Nam: Thách thức và cơ hội. Báo cáo Hội thảo: Sản xuất và xuất khẩu nông sản hữu cơ. Hà Nội, 17 tháng 7 năm 2002.
6. Nguyễn Văn Bộ, 1999. Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ phân bón. Kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Thổ nhưỡng nông hoá, Q.3. NXB Nông nghiệp, 1999.
7. Ngo Doan Dam, Doan Xuan Canh, Nguyen Thi Thanh Ha, Nguyen Van Tan, Nguyen Dinh Thieu, 2012: Vietnam Organic Agriculture:An overview on current status and some success activities. Proceeding of International Workshop on World Organic agriculture status and prospective. Published by Korean Association of Organic Agriculture, pp 346-360.
8. Nguyễn Bá Hùng, 2012: Kỹ thuật canh tác rau và sản phẩm hữu cơ tại công ty ORGANIC Đà Lạt. Kỷ yếu Hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”, Viện KHNN Việt Nam tháng 2 năm 2012, trang 25-45.
9. I. J. Kimmo. Environmentally Friendly Fertilization through Balanced Fertilizer Use. Paper prepared for Regional FADINAP Workshop, Hue, Vietnam, 8-10 November 1995.
10. Thân Duy Ngữ (2012). Kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ của công ty ECOMARD.Kỷ yếu Hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”, Viện KHNN Việt Nam tháng 2 năm 2012.
11. Từ Thị Tuyết Nhung, 2012: Phát triển hệ thống đảm bảo PGS trong dự án Nông nghiệp Hữu cơ- ADDA. Kỷ yếu Hội thảo“Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”, Viện KHNN Việt Nam tháng 2 năm 2012, trang 13-18.
12. FiLB and IFOAM, 2012: The World Organic Agriculture: Statistics and emerging trends 2012.
15. CAMIMEX, 2012: Qui trình nuôi tôm sinh thái và hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ trong Dự án nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”, Viện KHNN Việt Nam tháng 2 năm 2012, trang 130 – 133.
GIỐNG KHOAI BÍ ĐÀ LẠT Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu
Nguồn gốc giống Giống khoai lang Bí Đà Lạt hay còn gọi là khoai lang Bí Mật Đà Lạt là giống một giống khoai lang phổ biến bản địa nguồn gốc tại Đà Lạt do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981. Ngày nay (2021) vẫn là giống khoai lang phổ biến ở Đà Lạt.
Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 23 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 25-27%, chất lượng củ luộc dẽo ngọt, tươm mật, độ dẽo hơn độ bột, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam nhạt đến đậm, dạng củ đẹp, dây tím xanh, lá xanh tím hình tim không khía, phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình
Tuyển chọn hệ củ khoai lang Bí Đà Lạt
Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, xác định: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam, được trồng phổ biến trong sản xuất và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao, chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh Việt Nam.
Bảy giống khoai lang gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981). HL4 ( Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987). HL518 và HL491 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm. HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đắk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46, 2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha , năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn / ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kimvà Hoàng Long
Định hướng quan trọng hơn tốc độ. Báo Việt Nam Net ngày 8 tháng 7 năm 2019 đưa lên diễn đàn kinh doanh đầu tư một câu hỏi nhức nhối thao thức lương tâm xã hội: “8,6 triệu hộ nông dân Việt lạc lối trên thị trường tỷ dân“. KHÔNG! Chúng ta không thể lạc lối trong chính nhà mình, trên quê hương đất nước mình.
Năm trong số 13 giải pháp đồng bộ cần sự đột phá, gồm: 1) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là hạt nhân; 2) Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước; 3) Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; 4) Củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; 5) Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt tạo đột phá hiệu quả về giá trị kinh tế xã hội khoa học và môi trường trong 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam con đường xanh tầm nhìn, định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh cần sâu rộng tổ chức lại theo chuỗi sản phẩm, đáp ứng thích hợp hiệu quả nhất theo lợi thế so sánh của Việt Nam, thích hợp hiệu quả nhất tại từng vùng, từng địa phương. Hộ nông dân “sĩ, nông, công, thương, binh” ngôi sao vàng lấp lánh trên cờ Tổ Quốc phải thực sự gắn kết đích thực lấy LÒNG DÂN NIỀM TIN SỨC DÂN làm trung tâm thành sức mạnh Việt. Thế mạnh của Người Việt, Đất Việt, Hồn Việt cần được chắt chiu từng đồng, kế hoạch chu toàn cho sự vươn lên của niềm tin và sức mạnh Việt. “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” (Nguyễn Trãi). Ai sinh xã hội, an tâm, an cư lạc nghiệp, an toàn, an ninh là mấu chốt của an dân. Cơm ăn, áo mặc, học hành, chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe là mấu chốt của an sinh xã hội. VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH mời đọc toàn văn bài viết ở đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/
Tài liệu dẫn
8,6 triệu hộ nông dân Việt lạc lối trên thị trường tỷ dân
Viet Nam Net. 08/07/2019 09:50:02 (GMT +7) CPTPP. và EVFTA chiếm 35% giao dịch thương mại toàn cầu, thị trường rộng lớn gần 1 tỷ người. Theo đó, 8,6 triệu hộ nông dân Việt sản xuất manh mún sẽ phải cạnh tranh với các cường quốc có đất đai rộng mênh mông, trình độ canh tác cao. (ảnh VNN: Các chuyên gia cho rằng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ)
Câu hỏi của Thủ tướng: Chúng ta đứng top 15 nước về nông nghiệp được không? Nông nghiệp thăng tiến, nông dân vẫn lắc lư dễ ngã Đưa nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghiệp
Nông dân Việt đấu với nông dân các cường quốc
Tại Hội nghị Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do vừa diễn ra cuối tháng 6, các chuyên gia trong ngành nhận định, tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ là cơ hội để mở rộng thị trường cho nông sản Việt, song cũng có nhiều thách thức và rủi ro.
Chia sẻ về vấn đề trên, đại diện tỉnh Đồng Tháp thừa nhận xu thế hội nhập thế giới “sâu và rộng” đang mở ra cơ hội rất lớn cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Qua đó, có thể tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư nước ngoài, tiếp thu các nền tảng khoa học – công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Các chuyên gia cho rằng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ (ảnh trích dẫn dầu trang)
Các hiệp định thương mại tự do song phương lẫn đa phương được ký kết thời gian qua là tiền đề quan trọng, giúp sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp vươn ra biển lớn, cạnh tranh cùng các nước nếu tận dụng tốt cơ hội này.
Song, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp còn hạn chế. Trong khi đó, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ được quan tâm nhưng tính chặt chẽ chưa cao. Đặc biệt, sản xuất của nông dân còn mang tính tự phát, chất lượng sản phẩm hạn chế so với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng logistics còn kém, cơ sở hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế nên việc huy động vốn đầu tư, nhất là khu vực FDI còn nhiều khó khăn.
Đồng quan điểm, lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Cần Thơ cũng lo ngại, thách thức lớn nhất khi tham gia các hiệp định thương mại là nền nông nghiệp ở nước ta còn dựa trên nông hộ là chủ yếu, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán, năng lực sản xuất còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp, không đảm bảo nguồn cung với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải chịu áp lực cạnh tranh từ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa, từ các hàng rào phi thuê quan của các nước nhập khẩu…
Đề cập tới vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng chúng ta phải nhận diện rõ đâu là cơ hội.
Ông cho biết, tổng GDP của 2 thị trường CPTPP và EVFTA chiếm hơn 30% GDP toàn cầu, tổng giao dịch thương mại khoảng 35% thương mại toàn cầu, thị trường có dân số tới gần 1 tỷ người. Đây là cơ hội nhưng ngược lại cũng rất nhiều thách thức và rủi ro mà không nỗ lực thì chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và mất ngay thị trường sân nhà Việt Nam.
“Khi mở cửa, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi kể cả có những điều kiện mà chưa bằng các nước bạn”. Bộ trưởng dẫn chứng, ở những quốc gia như Canada, Úc, New Zealand,… có tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa rất tốt. Chúng ta phải chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng”.
Bộ trưởng Cường cũng thừa nhân, khi tham gia các hiệp định, ngành nông nghiệp có rất nhiều vấn đề đáng lo lắng. Chẳng hạn, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, có tới 8,6 triệu hộ, 10 triệu ha đất canh tác mà phải đi cạnh tranh với những cường quốc có tài nguyên đất rộng mênh mông, sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô trang trại lớn, trình độ canh tác ở mức cao, chất lượng sản phẩm đồng đều ở mức cao và đặc biệt có khả năng cung cấp nguồn hàng lớn.
Bộ trưởng Cường cho rằng vận động nông dân tham gia HTX, liên kết với doanh nghiệp sẽ nâng cao được tính cạnh tranh (ảnh sơ chế, đóng gói vải thiều trước khi xuất khẩu tại HTX Sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) Thêm vào đó, vấn đề biến đổi khí hậu, thời gian hội nhập ngắn, phải cạnh tranh với những nước có bề dày kinh tế cũng là một trở ngại lớn mà nông nghiệp Việt Nam phải đối diện trong thời gian tới.
Vận động nông dân vào hợp tác xã, bắt tay doanh nghiệp
Để khắc phục được những điểm yếu trên, giúp nông sản Việt Nam cạnh tranh được với nông sản của các nước lớn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, giải pháp duy nhất buộc phải làm là vận động nông dân tham gia vào các hợp tác xã kiểu mới hay bắt tay liên kết cùng với các doanh nghiệp trong ngành làm hàng hoá ở quy mô lớn, theo chuỗi.
Thực tế hiện nay, có nhiều mô hình hợp tác xã đem lại thành công, nông dân tăng thu nhập khi liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm của họ đã xuất khẩu được sang những thị trường khó tính nhất thế giới.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định cũng nhìn nhận, để người nông dân chủ động thích ứng với những thời cơ cũng như thách thức mà các hiệp định thương mại tự do mang lại, các ngành chức năng cần tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp và nông dân. Nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất, tuân thủ các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp trong sử dụng đầu vào, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Bên cạnh đó, tập trung vào những nông dân có năng lực, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với nông nghiệp để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Tạo cơ chế hình thành và phát triển các hợp tác xã kiểu mới, huy động sự tham gia của hộ sản xuất và nông dân, tạo cơ chế đất đai, nâng cao năng lực lập kế hoạch sản xuất và quản trị của lãnh đạo hợp tác xã, ông chia sẻ.
Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), nền nông nghiệp nước ta chủ yếu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Những mối liên kết còn lỏng lẻo, đặc biệt là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tạo ra các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa lớn còn hạn chế. Chính các yếu tố này đã làm cho nền nông nghiệp Việt Nam rất dễ bị tổn thương và kém sức cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, chuỗi giá trị (doanh nghiệp – hợp tác xã – hộ nông dân) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nếu chúng ta không xây dựng thành công chuỗi giá trị sẽ khó cạnh tranh, đủ năng lực đưa các sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế.
CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự
Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết cấp bách lai tạo KM419 đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440 (KM94 đột biến); KM397 vào giống sắn ưu tú này .
Giải pháp chọn giống sắn Việt Nam tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Bài viết CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Hung Nguyenviet, Hoàng Kim, Jonathan Newby … đang lai hữu tính và bồi dục nâng cao tính kháng cho các giống sắn KM419, KM440, KM397, tốt nhất hiện nay
Chúc mừng tiến bộ mới đề tài qua thông tin này.Thật tuyệt vời nguồn gen kháng bệnh CMD.
Hai câu hỏi đối với Jonathan Newby 1) Giống sắn HLS 11 nhiễm nặng bệnh CMD (giữa) so sánh với giống sắn kháng bệnh CMD ( ở bên cạnh giống HLS11) của hình trên là giống sắn gì? có nguồn gốc di truyền như thế nào đối với giống sắn “KM419 siêu bột cọng đỏ”, tác giả giống, năm và nơi phóng thích giống? 2) Giống sắn này có điểm mới gì về đặc tính nông sinh học trong sự so sánh năng suất tinh bột, năng suất sắn lát khô so giống sắn thương mại chủ lực KM419 và KM94 hiện chiếm tỷ lệ trồng 42% và 31% diện tích sắn Việt Nam ?
Màu da vỏ ngoài củ sắn thương phẩm Thái Lan chủ yếu là màu nâu đỏ, có tương đồng với màu vỏ ngoài của củ giống HLS 11 của Việt Nam, cũng có màu nâu đỏ, xem hình trong bài “Thái Lan tìm cách chống sự giảm giá sắn ”
Màu sắc vỏ ngoài sắn Việt Nam và Campuchia, chủ yếu là màu xám trắng, xem hình trong bài “Sắn lên giá khi thu hoạch muộn” của tờ báo The Phnom Peng Post ngày 13 tháng 12 năm 2020. Đây là màu sắc đặc trưng của giống sắn chủ lực KM419 chiếm trên 50% diện tích trồng ở cả Việt Nam và Campuchia, kế tiếp là các giống KM98-5 và KM140 cũng rất phổ biến ở Campuchia. Xem thêm https://www.phnompenhpost.com/…/cassava-prices-delayed…
CẢNH BÁO: Giống sắn HLS11nhiễm nặng bệnh CMD ở mức 5, cao hơn so với giống KM419, KM140 và giống sắn KM98-5 đạt mức 2-3 nhiễm nhẹ CMD đến trung bình, do đã có gen kháng CMD của giống sắn C39, được tích hợp trong sơ đồ tuyển chọn phả hệ giống sắn Việt Nam, Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục chọn giống sắn kháng CMD theo hướng này. Xem thêm KM568, Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam
1
Hoàng Kim@Jonathan Newby, BM Nguyễn, Trúc Mai, Hoang Long: The outer skin color of Thai commercial cassava tubers, see the picture in the article "Thailand finds ways to shore up falling tapioca price" is reddish brown, similar to the skin color of Vietnam HLS 11 tubers, also red brown, See more https://www.thestar.com.my/.../thailand-finds-ways-to...This is very different from the outer color of commercial cassava roots in Vietnam and Cambodia, see picture in the article "Cassava prices up on delayed harvest" is gray-white. This is the characteristic color of the main cassava variety KM419 occupies over 50% of the planted area in both Vietnam and Cambodia, followed by the varieties KM98-5 and KM140, which are also very popular in Cambodia. The outer color of root is gray-white. See more https://www.phnompenhpost.com/.../cassava-prices-delayed... Warnings about the level of CMD infection of the HLS11 cassava varieties at 4-5 levels, higher than that of the KM419, KM140, and KM98-5 cassava varieties to reach 2-3 micro levels, which had the CMD resistance gene of C39, and today are continue to choose the same resistant CMD in this direction. See more KM568, selecting CMD-resistant cassava varieties (Nguyen Thi Truc Mai, Hoang Kim, Hoang Long et al. 2020)
Hoang Kim, K. Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan and Tran Cong Khanh.1999. Result of selection KM98-1 cassava variety. Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 29 p.
The KM98-1 cassava variety is a Rayong 1x Rayong 5 hybrid Thai KU 72 in the picture above, but the selection of the parent variety, crossbreeding and line selection is entirely done in Vietnam) by the Institute of Science and Technology. Southern Agriculture techniques selected and introduced (Hoang Kim, Kazuo Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, 1999). The variety KM98-1 was recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development in 1999 for the Southeast, Central Coast and Central Highlands regions. Like KM98-1 is popularly grown in the provinces of Tay Ninh, Dong Nai, Nghe An, Thua Thien Hue…. with the harvested area in 2008 of over 18,000 hectares, in 2010 planted over 20,000 hectares. There is a popular variety now. The cassava variety KM98-1 released to Laos in the Vietnam-Laos cooperation program contributed very effectively to CIAT.
Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet
Hoang Kim, Pham Van Bien and R. Howeler 2003. Status of cassava in Vietnam: Implications for future research and development. In: A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI. Proc. Validation Forum on theGlobal Cassava Development Strategy, held in FAO, Rome, Italy. April 26-28, 2000. Vol/3.Rome, Italy. pp. 103-184 http://www.globalcassavastrategy.net
Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Thi Thuy, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Thi Sam, Truong Van Ho, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Dang Mai, Luong Thi Quyet, Hoang Thi Hien, K. Kawano, R. Howeler, P. Vanderzaag, E. Chujoy, Il Gin Mok, Zhang Dapheng and YehFang Ten. 2006a. Final Report, Breeding of Cassava and Sweet Potatoes Suitable for Agroecological Regions of South Vietnam (1981-2006). Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
Hoang Kim, Pham Van Bien, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Tran Cong Khanh, Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Thuy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Trinh Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Sam, Tran Thi Dung, Tran Van Minh, Dao Huy Chien,Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Tran Quang Phuoc and Nguyen Xuan Thuong. 2006b. Cassava Development Project Summary (2001-2005). In: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
see more Cassava conservation and sustainable development in Vietnam In: Share book https://cgspace.cgiar.org/handle/10568/72642 Sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets: Proceedings of the ninth regional workshop held in Nanning, Guangxi, China PR, 27 Nov – 3 Dec 2011
Đời dạy ông “Gổ tốt chẳng cần sơn”,
Một chất lượng vẫn hơn ngàn câu nói…
Thầy bạn chúng tôi đến thăm ký túc xá Cỏ May (ở trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh do doanh nhân Phạm Văn Bên quê Sa Đéc Đồng Tháp xây dựng hiến tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu họccủa các trường đại học phía Nam . Anh Bên làm nghĩa cử này trước khi về cõi vĩnh hằng. Tôi đưa các em sinh viên lớp Ninh Thuận tới thăm Ký túc xá Cỏ May sau khi các em đã tới giảng đường Phượng Vĩ (chữ U ) một biểu tượng của Trường, nơi lưu dấu tấm biển đồng mang tên người kiến trúc sư tâm huyết tài hoa Ngô Viết Thụ đã gửi lại những ẩn ngữ chấn hưng Tổ Quốc. Điều này nhằm giúp các em thấm thía sâu hơn sự nhọc nhằn khởi nghiệp và những ước mong những tấm lòng Việt. Ký túc xá Cỏ May là sự nâng bước sinh viên nghèo hiếu học. Ngày học trùng hợp với ngày 1 tháng 4 ( khi bạn hữu lớp Trồng trọt 4 Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc chúng tôi họp mặt ở Trường Đại Học Nông Lâm Huế mà tôi bận lịch dạy này nên không về được) . Tôi đưa các em đi tới một số các địa chỉ văn hóa thân thương của Trường, và nhớ lời thơ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…’”; “sống trong đời sống cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi …” Phía sau tuyệt phẩm âm nhạc nổi tiếng tấm lòng số phận và sự dấn thân . Đường xuân chúng ta tiếp bước, chung sức để Tổ Quốc và Dân tộc Việt mãi đi tới. Thầy bạn trong đời tôi là câu chuyện chưa hề cũ thúc dục tôi viết tiếp, như suối nguồn tươi trẻ chảy mãi
Cảm ơn thầy Phạm Văn Hiền đã chia sẻ video cảm động (của Minh Đông WinterMan ) nghĩ về Anh Phạm Văn Bên – Cỏ May với những lời chân thành sâu sắc: “Chia sẻ clip hay về một con người, một nhân cách đáng trân trọng đã xây dựng và lan tỏa “văn hoá Cỏ May” thấm sâu vào từng người Cỏ May, khách hàng Cỏ May và những tấm lòng nghĩ về Anh Phạm Văn Bên -Cỏ May.. Ba năm vội vàng trôi qua, nhanh quá! Ba năm Anh đã trở về ngủ yên trong lòng đất mẹ ấm cúng, hiền hoà! Chúng tôi thắp một nén hương tưởng niệm nhớ về Anh! “
Cảm ơn Minh Đông WinterMan đã có bài thơ biết ơn thật xúc động video thật đẹp :
CỎ MAY – CHẤT LƯỢNG THAY LỜI NÓI
Cả cuộc đời, ông đi tìm lẻ sống,
Cùng trãi lòng theo ước vọng quê hương,
Hơn ba mươi năm, thăm thẳm một chặng đường,
Ông vẫn bước giữa thương trường hối hã.
Mỗi khó khăn, mỗi một lần vấp ngã,
Ông thấy mình như đã vững vàng hơn,
Đời dạy ông “Gổ tốt chẳng cần sơn”,
Một chất lượng vẫn hơn ngàn câu nói…
(WinterMan – Tưởng nhớ đến Chú nhân ngày giỗ của Người!)
.Với tôi khi nói vế Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thì ký túc xá Cỏ May là dấu nhấn ám ảnh. Xin lan tỏa một mái trường, một tấm lòng và một ký ức đẹp về ký túc xá Cỏ May đã và đang nâng bước sinh viên nghèo hiếu học
Bill Gates là một thế giới trí tuệ. Cảm ơn thầy Le Ngoc Thong đã chia sẻ và lan tỏa những ý tưởng và việc làm của Bill Gates thật thiết thực và hiệu quả. “Bill Gates sẽ xây cả 7 nhà máy sản xuất vắc xin COVID19, chịu mất hàng tỷ đô la để có vắc xin sớm hơn vài tháng. Ông cho biết ông đã chọn được 7 ứng cử viên vắc xin hàng đầu có thể giải quyết được đại dịch COVID 19, đồng thời xây dựng nhà máy vắc xin cho họ. Mặc dù, như Gates nói ” Chúng tôi đến cuối cùng chỉ chọn ra 2 vắc xin, nhưng chúng tôi sẽ tài trợ nhà máy cho 7 ứng cử viên. Điều này sẽ không khiến chúng tôi phải lãng phí thời gian để nói “Ok, loại vắc xin nào hoạt động” rồi sau đó mới xây dựng nhà máy cho họ”. Cảm ơn anh Duy-Man Vu, với lời nhắc “Bài “COVID–19 dạy cho chúng ta điều gì?” không phải là của Bill Gates“.giúp chúng ta luôn tìm về trang chính thức của Bill Gates và Melinda Gates để nói đúng, viết đúng sự thật cho chính mình và hiến tặng bạn đọc. Bài viết BILL GATES HỌC ĐỂ LÀM.dưới đây tôi muốn trao đổi rõ thêm những tìm tòi và cảm nhận của tôi về Bill Gate
Bill Gates có nhiều giá trị lớn cần được khám phá không riêng cho lớp trẻ mà mang tính phổ quát cho tất cả mọi người. Bill Gate học để làm , giàu có mà phúc hậu, sống hữu hạn mà vĩnh cữu. Ông Gates Notes và @BillGates là một trong những trang yêu thích nhất của tôi. Văn hóa mạng ngày càng tương tác hoàn hảo và hợp lý hơn với văn hóa đọc. Văn hóa mạng nhanh mạnh hiệu quả hơn, chia sẽ hơn, cần cho sự đọc mau lẹ và tiết kiệm thời gian hơn, trong khi văn hóa đọc sâu sắc, tinh tế hơn, chắt lọc hơn, cần cho bảo tồn và suy ngẫm nhiều hơn, lắng đọng tinh hoa hơn. Trang Gates Notes và @BillGates tổng hòa khá hoàn hảo điều đó.
Bill Gates ngày· 6 tháng 11, 2019 viết: Tôi lạc quan về tương lai bởi vì tôi tin vào sức mạnh của sự đổi mới và tài năng của người dân tận tụy ý tưởng của họ, nguồn lực của họ, và thậm chí cả cuộc sống của họ để giải quyết những thách thức lớn nhất thế giới. (I’m optimistic about the future because I believe in the power of innovation and the talent of the people devoting their ideas, their resources, and even their lives to solving the world’s greatest challenges. Become a Gates Notes Insider to join the conversation: https://gatesnot.es/2rjGk1w).
Bill Gates trước đó cũng đã nói lời giản dị mà thức tỉnh: “Đừng so sánh mình với bất cứ ai trong thế giới này … nếu bạn làm như vậy, bạn đang sỉ nhục chính mình” (Don’t compare yourself with anyone in this world … if you do so, you are insulting yourself. Bill Gates).
Những câu nói Bill Gates thật đáng suy ngẫm. Cuộc đời của nhiều người không thành công và kém may mắn có thể vịn lời ông mà đứng dậy. Minh triết nhân sinh của Bill Gates thật chí thiện, trí tuệ với tư duy mạch lạc và có hệ thống khoa học. Bill Gates là chuyên gia hàng đầu của máy tính nhưng trong Gates Notes công việc đầu tư tiền bạc, công sức và thời gian của ngân quỹ Bill & Melinda Gates Foundation lại xếp hàng đầu cho nông nghiệp, thiên nhiên, đồ ăn thức uống của con người.
Sự lựa chọn này của Bill Gates làm tôi nhớ đến lời thầy Norman Borlaug: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Bill Gates có một gia đình hạnh phúc thật sự. Bill Gates được coi là người giàu nhất thế giới, với tài sản trên 100 tỷ đô la US , tuyên bố sẽ cho đi 99% tài sản của mình và sẽ chỉ để lại cho ba đứa con một phần rất nhỏ, chưa tới 1% tổng số tài sản/ Bill Gates đã nghĩ thật thoáng và thật chuẩn mực khi được hỏi tại làm sao ông không để cho các con ông nhiều hơn thế để bảo đảm cuộc sống sung túc hơn, Bill Gates nói:
”Tôi và vợ tôi đều muốn cho con cháu có được cuộc sống thực sự của riêng chúng. Tôi không muốn chúng thành cái bóng của tôi hay suốt đời sống dựa vào (tiền của) tôi. Tôi muốn chúng có nghề nghiệp riêng, có con đường đi cho riêng mình, giàu hay nghèo do chúng tự chọn lựa. Tôi mong chúng được trải nghiệm tất cả hương vị của cuộc sống, từ những nỗ lực để vượt qua khó khăn đến những suy nghĩ cân nhắc để phát triển. Cuộc sống thực sự phải có dễ có khó, có thăng có trầm, có vui có buồn, có lúc lo lắng có lúc bình tâm … Như vậy mới thực sự là sống! Chứ nếu tôi để lại cho các con tôi nhiều tiền của quá, chúng sẽ đâm ra lười biếng và sống cuộc sống nhàm chán, vì không còn thử thách và hồi hộp hay hy vọng gì nữa! Nếu tôi làm như vậy khác nào biến các con tôi thành robot chỉ biết ăn rồi ngủ rồi đi chơi rồi chờ chết? Làm vậy là làm hại các con chứ đâu phải là thương yêu?”
Tôi thích sự học để làm, học vừa làm rất trí tuệ của ông. Câu châm ngôn hay về “sự đọc” vận vào đây thật đúng: “Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người“.
Bill Gates học để làm thật thấm thía.
MƯỜI CÂU NÓI NỔI TIẾNG CỦA BILL GATES
Bill Gates – ông chủ của tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới Microsoft – trước khi về hưu vào đầu tháng 7 năm 2008, đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Hải Hiền VNN đã đưa tin. PGS.TS. Phan Thanh Kiếm đã kịp thời chuyển tin này cho DẠY VÀ HỌC
1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.
2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên.
3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.
4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.
5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.
6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.
8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.
BILL GATES NÓI VÀ VIẾT VỀ LEONADO DA VINCI Leonardo da Vinci xem ảnh và nghe Gates nói
Bill Gates kể rằng Leonardo là một trong những người hấp dẫn nhất từ trước tới nay. Một thời gian ngắn sau khi Melinda và Bill Gates kết hôn, Gates nói với Melinda rằng Gates đang đấu giá một chiếc máy tính xách tay có thể làm tốn rất nhiều tiền. “Chẳng phải anh đang có một chiếc máy tính xách tay tuyệt vời sao?” Melinda hỏi. Gates đã giải thích rằng ông đang say mê một “sổ tay” loại cũ, rất “lỗi thời”, thực sự cũ, khoảng 500 năm tuổi. “Sổ tay’ là một trong 32 tạp chí còn sót lại của Leonardo da Vinci. Sau khi Gates thắng thầu, ông đã đổi tên từ Codex Hammer (chủ sở hữu trước là Armand Hammer) thành Codex Leicester, cái tên nó được giữ từ năm 1719 đến năm 1980. Codex Leicester không nổi tiếng như các tác phẩm nghệ thuật kiệt tác như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng nhưng đó là một kho tàng khoa học. Trong thực tế, có những hiểu biết, như cách máu chảy qua trái tim đã vượt xa thời điểm của Leonardo da Vinci sống. Gates rất đam mê Leonardo da Vinci nên rất say mê đọc tiểu sử mới của Walter Isaacson. Và Gates đã nói rằng ông đọc rất nhiều sách về Leonardo qua nhiều năm, nhưng chưa bao giờ thấy một cuốn sách nào thỏa đáng bao quát tất cả các khía cạnh khác nhau trong cuộc đời và công việc của Leonardo da Vinci như cuốn sách ấy. Walter Isaacson là một nhà báo tài năng tuyệt vời mà Gates đã quen biết nhiều năm từng viết về Steve Jobs và Albert Einstein. Gates khuyên chúng ta nên lùng tìm sách này để đọc.
“Hơn bất kỳ cuốn sách nào khác của Leonardo da Vinci mà Gates đã đọc, “cuốn sách này giúp bạn thấy Leonardo da Vinci là một con người hoàn chỉnh và hiểu anh ấy đặc biệt đến mức nào.“ Gates nói.
Leonardo da Vinci là thiên tài toàn năng người Ý sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp. Ông là một họa sĩ nổi tiếng mọi thời đại, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu. Ông là tác giả của những bức họa kiệt tác đặc biệt nổi tiếng như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng, Người Vitruvius; Người đàn bà và con chồn; Salvator Mundi ; Thánh mẫu Benois;… Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, những đóng góp to lớn về giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông là những bức danh hoạ còn mãi với thời gian với một số quyển sổ tay chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học và bút ký. Hoàng Kim đọc lại, hiệu đính, bổ sung Bill Gates học để làm. Một trong những chia sẻ mới của anh mà tôi yêu thích là bài viết “Leonardo là một trong những người hấp dẫn nhất từ trước tới nay” bởi Bill Gates ngày 21 tháng 5 năm 2018. Bill Gates chia sẻ suy nghĩ của mình về Leonardo da Vinci và tiểu sử mới về nhà họa sĩ và nhà triết học tự nhiên thiên tài này bởi tác giả Walter Isaacson. Tìm hiểu thêm tại https://b-gat.es/2IrUKUc.
Sách mới. net đưa tin Sách hay nên đọc: Vợ chồng Bill Gates mở website tải sách miễn phí. “Một tin vui cho toàn thể các bạn học sinh, sinh viên mà Thư viện Sách Mới muốn gửi đến các độc giả hôm nay đó chính là việc Vợ chồng Bill Gates mở Website tải sách chuyên ngành miễn phí cho sinh viên. Đây là một việc làm hết sức ý nghĩa cho sinh viên bởi việc bỏ một khoản tiền lớn ra để mua giáo trình, tài liệu chuyên ngành không hề dễ dàng. Khi tham gia website này bạn sẽ được tải về các Bản textbook dạng pdf, là sách chuyên ngành toán học, khoa học, khoa học xã hội… tất cả đều được viết bằng tiếng Anh Địa chỉ Website: https://openstax.org“
Bill Gates và Paul Allen thành lập Microsoft, một trong những công ty có lợi nhuận lớn nhất thế giới vào năm 1975. Tình bạn của hai tỷ phú trải qua rất nhiều sóng gió nhưng sau tất cả, họ nhận ra sẽ không có Microsoft như ngày hôm nay nếu thiếu đi một trong hai người. Theo danh sách mới nhất của Bloomberg, Allen đứng thứ 27 trong danh sách những người giàu nhất thế giới với 26.1 tỷ USD, chủ yếu nhờ cổ phần tại Microsoft. Còn Bill Gates hiện đứng thứ 2, với tài sản 95,2 tỷ USD.
Gates và Allen gặp nhau lần đầu ở trường Lakeside School. Lúc bấy giờ, Allen 14 tuổi và Gates 12 tuổi. Những chiếc máy tính đầu tiên xuất hiện và chính nó đã dẫn dắt cậu bé Paul Allen, học trò lớp 9 trường Lakeside kết thân với cậu học trò lớp 7 Bill Gates. Họ đã cùng nhau sử dụng máy điện báo của trường để phát triển kỹ năng lập trình. Những thử nghiệm đầu tiên là các chương trình điều hành giao thông và xả nước tự động trên các đập của bang Washington.
Sau một thời gian dài gắn bó, cùng chung niềm đam mê, Allen tốt nghiệp và nhập học tại Trường đại học tiểu bang Washington. Ít lâu sau, Gates cũng được nhận vào học ở Đại học Harvard. Học được 2 năm, Allen bỏ dở đại học để làm lập trình viên cho hãng Honeywell ở Boston. Chính tại đây, Allen gặp lại người bạn cũ. Đến tháng 4/1975, Allen đã thuyết phục Gates bỏ học ở Harvard để thành lập một công ty riêng. Lần đầu cái tên “Microsoft” được nhắc đến là trong một bức thư hai người gửi cho nhau vào năm 1975. Khi ấy, nó được viết “Micro-soft” với nghĩa “vi tính” và “phần mềm”. Tuy nhiên sau đó với ý tưởng của Paul, dấu gạch ngang được bỏ đi, cái tên “Microsoft” chính thức được đăng ký vào tháng 11/1976 ở bang New Mexico.
Năm 1981, Bill Gates và Paul Allen đã thành công rực rỡ khi IBM sở dụng hệ điều hành 16 bit MS-DOS 1.0 của Microsoft cho loại máy tính cá nhân mới của hãng. Loại máy tính này bán rất chạy. Chẳng mấy chốc các nhà sản xuất khác cũng vào cuộc. Năm 1985, Windows 1.0 ra đời, cho phép người dùng sử dụng chuột để điều khiển máy tính thông qua màn hình thay vì phải gõ các lệnh MS-DOS.
Theo Guardian, cả Gates và Allen đều được biết đến như hai người “kỳ quặc”. Thậm chí họ còn có ngôn ngữ riêng để giao tiếp khi làm việc tại Microsoft. Ví dụ, họ mô tả các cuộc hội thoại của họ là “popping up stack”. Cụm từ này được nói khi họ muốn nhanh chóng nhảy từ một chủ đề nói chuyện này sang một chủ đề khác. Chính lối nói chuyện này khiến người khác không thể theo kịp dù nhưng họ lại rất hiểu nhau.
“Trong suốt tám năm sáng lập công ty, ý tưởng của tôi là chìa khóa cho những sản phẩm của công ty. Bill sẽ kiểm tra tính thực tiễn của ý tưởng. Khi nói đến việc bán hàng, tiếp thị và nhân sự, anh ta tỏ ra rất hào hứng. Chúng tôi giúp nhau qua lại như vậy”, Allen nói với The Guardian.
Khi hãng phần mềm liên tục tăng trưởng, hai người bạn đồng hành bắt đầu gặp những rạn nứt. Đầu tiên là việc thuê hay không thuê Steve Ballmer, một người bạn của Bill Gates từ Harvard về làm mảng bán hàng và marketing. Allen đã phải miễn cưỡng đồng ý để Bill Gates thuê Ballmer với điều kiện Ballmer sẽ nắm giữ không quá 5% cổ phần. Tuy nhiên, sau lưng Paul Allen, Bill Gates vẫn để Ballmer sở hữu 8,75%. Trong cuốn hồi ký “Idea man” của mình, Allen cáo buộc khi ông bị bệnh ung thư năm 1982, ông nghe lỏm Gates và Steve Ballmer nói về sự “thiếu đóng góp” của ông cho công ty và lập kế hoạch để pha loãng vốn cổ phần bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn cổ phiếu cho các nhân viên khác.
Thật ra, chuyện rạn nứt trong quan hệ giữa Paul Allen và Bill Gates đã từ rất lâu. Trong cuốn hồi ký của Allen, anh kể chi tiết về việc ngay từ đầu Gates đề nghị chia doanh thu 6-4 với Allen vì ông cho rằng mình làm nhiều việc hơn Allen. Paul Allen rất ấm ức vì cho rằng Bill “áp bức” ông. Thế nhưng, trong hơn 20 năm, Paul chỉ lặng im. Mãi đến khi cuốn hồi ký “Idea man” ra đời, mọi chuyện mới vỡ lẽ.
Trong cuốn sách, Allen đã mô tả về đồng sáng lập Microsoft là một người công khai coi thường đồng nghiệp. “Bất kỳ ai không đồng tình với anh ấy, anh ấy đều muốn phun ra những lời xúc phạm”. Chẳng hạn “Đó đúng là một việc ngu ngốc mà tôi chưa từng nghe thấy”, Allen thuật lại lời Gates trong hồi ký. Theo ông, Bill Gates thường khó chịu và cười nhạo các đồng nghiệp chỉ vì những lý do vụn vặt. Năm 1983, Allen quyết định rời khỏi Microsoft.
Allen tiết lộ Bill Gates đã cố mua cổ phiếu của ông với giá 5 USD/cổ phiếu. Tuy vậy Allen yêu cầu mức giá 10 USD và Gates đã từ chối. Allen sau đó quyết định giữ cổ phiếu của mình, cuối cùng đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. “Hóa ra, chủ nghĩa bảo thủ của Bill đã có lợi cho tôi. Nếu anh ta sẵn sàng mua với giá 10 USD tôi đã bán quá sớm.
Tuy vậy, lúc về già, hai người đã bắt đầu nghĩ về người bạn cũ. Khi được hỏi suy nghĩ của mình về cuốn sách “Idea man”, Bill Gates chỉ nói ngắn gọn rằng các sự kiện trong quá khứ có thể đã khác với suy nghĩ của ông hiện tại. Ông vẫn tôn trọng tình bạn vốn có với Allen và trân trọng những gì Allen đã đóng góp cho Microsoft.
“Sau một vài năm, tất cả chuyện cũ đều trôi qua. Bill và tôi luôn là bạn, thậm chí qua những thăng trầm. Những sự kiện đó là vào năm 1982, đã có rất nhiều thay đổi từ đó đến nay”, Allen nói. Ngoài lời buộc tội, Allen cũng khắc họa chân dung Gates như một nhà lãnh đạo hết sức tận tụy với nhân viên trong cuốn hồi ký của mình.
“Tôi rất đau lòng vì sự ra đi đột ngột của người bạn lâu và thân yêu nhất của tôi”, tỷ phú Bill Gates nói với ABC News.Theo Bill Gates, từ những ngày đầu gặp Allen tại Lakeside School và tạo ra Microsoft cho đến các hoạt động từ thiện lúc xế chiều, Paul Allen luôn là người bạn thân yêu, đối tác tuyệt vời nhất của ông. “Máy tính cá nhân sẽ không thể ra đời nếu thiếu Paul Allen”, Gates nói thêm.
Paul Allen được biết đến là người đã đặt tên cho Microsoft và tạo ra hai nút bấm trên con chuột mà rất nhiều người vẫn đang dùng hàng ngày, vừa qua đời ở tuổi 65 vì bệnh ung thư.
(*) Note:
BILL GATES VIẾT GÌ HÔM NAY?
Bill Gate vừa chia sẻ một thông tin mới quan trọng với lời bình luận: “Chúng ta có thể nuôi cả thế giới và chiến đấu thay đổi khí hậu cùng một lúc. Đây là một danh sách của một số công nghệ đột phá có thể giúp chúng ta có được điều đó” (We can feed the world and fight climate change at the same time. Here is a shortlist of some of the breakthrough technologies that can help us get there).
10 công nghệ có thể chống biến đổi khí hậu khi nhu cầu lương thực tăng cao
Một nghiên cứu mới từ Ngân hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc cho thấy chúng ta sẽ cần các cách để tăng năng suất nhanh hơn bao giờ hết để ngăn chặn khí thải nông nghiệp tăng vọt. Báo cáo do Ngân hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc ban hành, cho thấy nhu cầu thực phẩm toàn cầu sẽ mở rộng 50% vào năm 2050, trong khi nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật như thịt, sữa và trứng sẽ tăng gần 70%, đòi hỏi việc tăng năng suất và mở rộng diện tịch đất nông nghiệp. 22 mục tiêu và 10 công nghệ cụ thể có thể giúp thúc đẩy sản xuất lương thực thực phẩm trong khi vẫn bảo tồn được môi trường chống biến đổi khí hậu.
Một số mục tiêu chính yếu bao gồm giảm tổn thất và chống lãng phí thực phẩm; thâm canh trên đất trồng trọt hiện có; bảo tồn đất than bùn, nơi giải phóng một lượng lớn carbon dioxide khi chuyển đổi sang đất nông nghiệp; giảm khí thải mê-tan từ chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường từ phân bón, hóa chất, thuốc BVTV chiếm gần 20% lượng khí thải nông nghiệp.
Mười đổi mới công nghệ có thể giúp đạt được các mục tiêu này bao gồm:
1) Sử dụng các công cụ chỉnh sửa bộ gen như CRISPR để mở khóa các đặc điểm giúp tăng năng suất.
2) Chuyển sang thay thế thịt từ thực vật như các sản phẩm từ Impossible Food và Beyond Meat.
3) Áp dụng các sản phẩm tái chế không độc hại và các công nghệ khác có thể kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, chẳng hạn như các sản phẩm do Apeel Science tạo ra. (Xem lúa gạo tái tạo thế giới thay đổi bởi biến đổi khí hậu).
4) Chuyển sang dùng các loại thực phẩm làm giảm mức độ sản xuất mêtan trên các cánh đồng.
5) Sử dụng các hợp chất ngăn phân bón chuyển đổi vi khuẩn đất thành oxit nitơ, một loại khí nhà kính rất mạnh.
6) Cho vật nuôi ăn bổ sung các sản phẩm mới có thể cắt giảm khí thải khí mê-tan (như sản phẩm Rong biển được phát triển bởi tập đoàn DSM của Hà Lan có thể làm giảm lượng khí thải carbon).
7) Phát triển các giống cây trồng hấp thụ nhiều nitơ.
8) Sử dụng thức ăn cho cá dựa trên tảo có thể giảm bớt áp lực sử dụng cá hoang dã làm thức ăn cho cá nuôi.
9) Sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất hydro trong phân bón dựa trên nitơ.
10) Ngăn chặn nạn phá rừng bằng điều chỉnh thay đổi thảm thực vật, trồng nhiều hơn các cây đa mục tiêu như cây cọ dầu năng suất cao, để sản xuất dầu …;
Sách Kim Thiếp Vũ Môn của tác giả Thâm Giang Trần Gia Ninh, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng có nội dung chính yếu đề cập tới tài trí tuyệt vời của người Việt trong sự rèn đúc vũ khí chống giặc mà nổi bật nhất là hỏa hổ GSTS.NGND Trần Văn Minh và tôi tình cờ trong khoảng lặng tâm hồn tìm thấy sách này tại Buôn Ma Thuột và đều tâm đắc
Ngày 7 tháng 4 là ngày Thác Vũ Môn. Thác Vũ Môn nằm trên dãy núi Giăng Màn, từ trên cao hơn bốn ngàn thước đổ xuống. Thác nằm ở triền núi phía đông núi Khái Trướng, đỉnh núi là biên giới Việt Lào, thuộc xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh ngày nay. “Mồng bảy cá đi ăn thề. Mồng tám cá về vượt thác Vũ Môn” chỉ ngày mồng bảy và mồng tám tháng tư, lúc này đầu mưa nguồn đổ xuống, thác nổi ào ào, mây mù dày đặc không ai dám đến gần.