Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1198
Toàn hệ thống 2534
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là song-mekong-tai-lieu-tong-hop-1-1.jpg

 

CHÀO NGÀY MỚI 11 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365  Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Nơi một trời thương nhớ; Việt Nam con đường xanh; Sông Mekong tin nổi bật; Ma Văn Kháng trong tôi; Nhà tôi giấc mơ xanh; Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Ngày 11 tháng 4 năm 1951, Chiến tranh Triều Tiên: Tổng thống Harry S. Truman cách chức tướng Douglas MacArthur khỏi Hàn Quốc.Lãnh thổ Nam Bắc Triều Tiên liên tục đổi chủ trong phần đầu của cuộc chiến từ tháng 6 năm 1950 cho đến khi mặt trận được ổn định tháng 7 năm 1953, hình. Ngày 11 tháng 4 năm 1970, Tàu Apollo 13 được phóng lên. Ngày 11 tháng 4 năm 1887, ngày mất  Phạm Bành, danh thần nhà Nguyễn, một trong những thủ lĩnh phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 (sinh năm 1827). Bài chọn lọc ngày 11 tháng 4:  Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Nơi một trời thương nhớ; Việt Nam con đường xanh; Sông Mekong tin nổi bật; Ma Văn Kháng trong tôi; Nhà tôi giấc mơ xanh; Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong htps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-4/

TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !

HOÀNG THÚC CẢNH THƠ TRĂM TUỔI
cảm xúc sau buổi liên hoan
mừng thọ 100 tuổi


Hôm nay mười một tháng tư
Biết bao kỷ niệm được ghi trong lòng
Các em khắp cả Tây Đông
Cháu chắt Nam Bắc quây quần bên nhau
Chúc cho còn được sống lâu
Nhiều lần gặp nữa biết đâu mà lường
Nghe lời chúc cũng động lòng
Thương người còn sống , nhớ người đã xa
Cuộc đời nghĩ thật bao la
Nhờ ơn Tiên Tổ cao xa đỡ đầu
Mỗi lời ước hẹn ghi sâu…

Hoàng Thúc Cảnh

Một trăm năm hiếu nghĩa vẹn toàn
Mười thập kỷ chính trung kiên định


Cậu Hoàng Thúc Cảnh 100 tuổi, là Lão thành cách mạng, nguyên Cố vắn Văn phòng Chính phủ, sắp được trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Cậu Hoàng Gia Cương kính tặng anh ruột

Trăm năm vóc hạc mừng Người khỏe
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu


NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Chúc mừng đại gia đình

Cháu Hoàng Kim kính mừng

NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Kim


“Nhân hậu thói nhà in một nếp / Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”/
Một gia đình yêu thương/ Nếp nhà đẹp văn hóa/ Hoa Đất thương lời hiền / Nhà Trần trong sử Việt / Mạc triều trong sử Việt/ Nhớ Ông Bà Cậu Mợ / Trăng rằm sen Tây Hồ/ Trăng rằm vui chơi giăng. Nếp nhà là thói quen của một gia đình. Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếp nhà xét cho cùng là sự bảo tồn phát triển tự do của mỗi cá nhân gia đình và dòng họ. Soi thấu gia tộc là soi vào văn hóa lịch sử của sự kế thừa, phát triển và biến đổi.

Lời dặn của Thánh Trần

Tâm cơ của nếp nhà. Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền.Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào: “Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.” Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này. Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh. Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, soi gương kim cổ, lắng nghe cuộc sống, đọc lại lời răn dạy nếp nhà là để biết sửa lỗi mình;
Lời dặn của Thánh Trần

Ngày xuân đọc Trạng Trình

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về phép xử thế của bậc hiền minh thuở thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát: ”Đạo trời đất là Trung Tân, vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. Người đời sau luận chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lí của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm. Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau“. xem tiếp
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Nếp nhà đẹp văn hóa

Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Hoàng Kim đúc kết tóm tắt về nếp nhà đẹp văn hóa xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có phúc ấm gia đình với trí tuệ phúc hậu, minh triết, tận tâm, làm việc tự ý cẩn thận, lời nói là năng lực, im lặng là trí tuệ.  Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của những người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con” của Vu Gia đã chúng ta thấy nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc. GS. Hoàng Ngọc Hiến có bài bình giảng rất hay về nếp nhà Nên thợ, nên thầy” “No ăn, no mặc”. Ông Lê Quang Nhung ở Bến Tre có bài “Giữ lại nếp nhà” đã trao đổi thật thấm thía “Nếp nhà là cái ở sâu trong trái tim ta, là gốc rễ của con người nhưng do mải mê với cuộc sống, nhiều khi ta quên mất. Rất đồng tình với ai đó: Xã hội là nơi cho cá nhân phát triển, còn gia đình là nơi cá nhân hình thành tính cách, tâm hồn, tư duy, tài năng, đạo đức của con người. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình phải là một mắc xích quan trọng trong quá trình giáo dục tính cách, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, đặc biệt là cho giới trẻ. Tu được thân mới “tề gia”, rồi đến “trị quốc”, sau cùng là “bình thiên hạ”. Sắp xếp theo trình tự như vậy cũng có cái lý của người xưa.” Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết “Nếp nhà” nói rõ quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể của một bà cụ phúc hậu “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”. Bài này là suy nghiệm cá nhân về nếp nhà đẹp văn hóa

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoangthuccanh-29-6-1987.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoang-thuccanh-2.jpg

Hoàng Kim kính mừng thọ cậu Hoàng Thúc Cảnh vượt một trăm tuổi, cháu xin kể một mẫu chuyện nhỏ ân tình đã tạo nên sự đoàn tụ của Hoàng Gia như ngày nay : Năm 1977, cậu Hoàng Thúc Cảnh đã lên Đồn Lương, Việt Yên, Hà Bắc của Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc gặp thầy Hoàng Sỹ Oánh là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường và nói: “Xin quý Thầy cho cháu Kim được chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4 thành phố Hồ Chí Minh. Cháu Kim mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cha bị bom Mỹ giết hại. Anh Trực của cháu trận mạc từ rất sớm và Kim đã xung phong nhập ngũ năm 1971 từ Trường Thầy. Cháu học giỏi lại trãi chiến đấu, nay được quý thầy quy hoạch học tập đào tạo ở Trường là thật mừng, nhưng mong quý Thầy chiếu cố hoàn cảnh của cháu thật thương tâm, trước đây cơm ngày một bữa suốt năm năm, nay anh em lưu tán. Gia đình ao ước lớn nhất là được tụ họp sau chiến tranh. Anh biết rõ tánh tôi ở gần gũi Bác Hồ và cụ Đồng, trọng tánh của các cụ mà chưa hề phiền lụy ai, nhưng riêng việc này nhờ anh chiếu cố cho cháu xin chuyển trường“. Thầy Đỗ Ánh Phó Hiệu trưởng và thầy Võ Hùng Trưởng Khoa Nông học đều cảm động và đồng tình. Hoàng Kim được chuyển trường khiến sau này cả gia đình chúng tôi có được cơ hội đoàn tụ đất phương Nam đó là nhờ đức nhân hậu, lòng yêu thương và tầm nhìn sáng suốt.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2017-10-12_nepnhavanetdepvanhoa3.jpg


Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng

Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ong-bà-cau-mo/ — cùng với Hoang Thuc Tan, Hoàng Quý Thân và.Cương Hoàng Gia

Cương Hoàng Giahttps://www.facebook.com/cuong.hoanggia.1/posts/1769392796566471
Hoàng Lan Phương cùng với Hoang Phuong Dung, Hoàng Gia Cương, Hoàng Tường.

Hoàng Thúc Tấn viết: Cậu xem bài viết về Cao Biền của cháu thật sự là điều mới lạ đối với cậu. Nếu thực sự Cao Biền như cháu đã khảo cứu thì lịch sử nước ta hoàn toàn khác. Có đoạn nói mộ Cao Biền ở Tuy Hoà thì thời nhà Đường nước ta mới chỉ vẻn vẹn một phần của Bắc bộ. Cậu xem một số bài khảo cứu của cháu qua Faebook và rất vui và lý thú khi đọc. Cậu Tấn”

Kim Hoàng trả lời: cháu nhớ cậu cùng các cậu mợ kính yêu và người thân của các cháu. Cháu thật xúc động khi hình dung người cậu trên 85 tuổi đã viết cho cháu những lời chân tình này. Cháu về quê thắp hương cho người thân ‘Hoàng gia Mạc tộc’ và thấu hiểu sâu sắc ‘Cao cát Mạc sơn’ nhưng cháu chưa thể viết rõ hơn. Cháu xin lưu tại đây đường dẫn ‘Cao Biền trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet/

1, Cháu trích chép kính cậu một ghi chú trong bài trên (5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.

2. Mạc triều trong sử Việt. Hoàng chi Mạc tộc và Cao Bằng . Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ. Những ngày đầu xuân nay (2020) sau 428 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), Việt sử ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.

3.
Chuyện cổ tích người lớn “Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây đức để đời về sau” Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó! Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn  thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế? Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt. Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay  trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).  Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên  tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo”. Điều lạ lùng hơn cả trong Nam tiến của người Việt là liên minh Nguyễn Hoàng Mạc Cảnh Huống, Nguyễn Phúc Nguyên Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ.

xem tiếp Nhớ Ông Bà Cậu Mợ;https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ong-bà-cau-mo/ Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-4/

 

 

NƠI MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ
Hoàng Kim

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.

Phố chợ ngày càng đông đúc
Đồng xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa

Con học trường đời đường sống
Lời nào ghi nhớ đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền.

Nguồn: Nơi một trời thương nhớ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/noi-mot-troi-thuong-nho/. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-4/

 

GSR PY3
GSR PY4
GSR PY5
GSR PY8

 

Ngọc phương Nam: Bạn ước gặt gì hôm nay?

ĐẾN KIẾP BẠC CÔN SƠN
Hoàng Kim
https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2011/05/05/d%E1%BA%BFn-ki%E1%BA%BFp-b%E1%BA%A1c-con-s%C6%A1n/

 

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là song-mekong-tai-lieu-tong-hop-1-1.jpg

 

CHÀO NGÀY MỚI 11 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365  Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Nơi một trời thương nhớ; Việt Nam con đường xanh; Sông Mekong tin nổi bật; Ma Văn Kháng trong tôi; Nhà tôi giấc mơ xanh; Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Ngày 11 tháng 4 năm 1951, Chiến tranh Triều Tiên: Tổng thống Harry S. Truman cách chức tướng Douglas MacArthur khỏi Hàn Quốc.Lãnh thổ Nam Bắc Triều Tiên liên tục đổi chủ trong phần đầu của cuộc chiến từ tháng 6 năm 1950 cho đến khi mặt trận được ổn định tháng 7 năm 1953, hình. Ngày 11 tháng 4 năm 1970, Tàu Apollo 13 được phóng lên. Ngày 11 tháng 4 năm 1887, ngày mất  Phạm Bành, danh thần nhà Nguyễn, một trong những thủ lĩnh phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 (sinh năm 1827). Bài chọn lọc ngày 11 tháng 4:  Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Nơi một trời thương nhớ; Việt Nam con đường xanh; Sông Mekong tin nổi bật; Ma Văn Kháng trong tôi; Nhà tôi giấc mơ xanh; Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong htps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-4/

TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !

HOÀNG THÚC CẢNH THƠ TRĂM TUỔI
cảm xúc sau buổi liên hoan
mừng thọ 100 tuổi


Hôm nay mười một tháng tư
Biết bao kỷ niệm được ghi trong lòng
Các em khắp cả Tây Đông
Cháu chắt Nam Bắc quây quần bên nhau
Chúc cho còn được sống lâu
Nhiều lần gặp nữa biết đâu mà lường
Nghe lời chúc cũng động lòng
Thương người còn sống , nhớ người đã xa
Cuộc đời nghĩ thật bao la
Nhờ ơn Tiên Tổ cao xa đỡ đầu
Mỗi lời ước hẹn ghi sâu…

Hoàng Thúc Cảnh

Một trăm năm hiếu nghĩa vẹn toàn
Mười thập kỷ chính trung kiên định


Cậu Hoàng Thúc Cảnh 100 tuổi, là Lão thành cách mạng, nguyên Cố vắn Văn phòng Chính phủ, sắp được trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Cậu Hoàng Gia Cương kính tặng anh ruột

Trăm năm vóc hạc mừng Người khỏe
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu


NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Chúc mừng đại gia đình

Cháu Hoàng Kim kính mừng

NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Kim


“Nhân hậu thói nhà in một nếp / Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”/
Một gia đình yêu thương/ Nếp nhà đẹp văn hóa/ Hoa Đất thương lời hiền / Nhà Trần trong sử Việt / Mạc triều trong sử Việt/ Nhớ Ông Bà Cậu Mợ / Trăng rằm sen Tây Hồ/ Trăng rằm vui chơi giăng. Nếp nhà là thói quen của một gia đình. Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếp nhà xét cho cùng là sự bảo tồn phát triển tự do của mỗi cá nhân gia đình và dòng họ. Soi thấu gia tộc là soi vào văn hóa lịch sử của sự kế thừa, phát triển và biến đổi.

Lời dặn của Thánh Trần

Tâm cơ của nếp nhà. Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền.Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào: “Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.” Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này. Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh. Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, soi gương kim cổ, lắng nghe cuộc sống, đọc lại lời răn dạy nếp nhà là để biết sửa lỗi mình;
Lời dặn của Thánh Trần

Ngày xuân đọc Trạng Trình

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về phép xử thế của bậc hiền minh thuở thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát: ”Đạo trời đất là Trung Tân, vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. Người đời sau luận chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lí của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm. Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau“. xem tiếp
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Nếp nhà đẹp văn hóa

Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Hoàng Kim đúc kết tóm tắt về nếp nhà đẹp văn hóa xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có phúc ấm gia đình với trí tuệ phúc hậu, minh triết, tận tâm, làm việc tự ý cẩn thận, lời nói là năng lực, im lặng là trí tuệ.  Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của những người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con” của Vu Gia đã chúng ta thấy nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc. GS. Hoàng Ngọc Hiến có bài bình giảng rất hay về nếp nhà Nên thợ, nên thầy” “No ăn, no mặc”. Ông Lê Quang Nhung ở Bến Tre có bài “Giữ lại nếp nhà” đã trao đổi thật thấm thía “Nếp nhà là cái ở sâu trong trái tim ta, là gốc rễ của con người nhưng do mải mê với cuộc sống, nhiều khi ta quên mất. Rất đồng tình với ai đó: Xã hội là nơi cho cá nhân phát triển, còn gia đình là nơi cá nhân hình thành tính cách, tâm hồn, tư duy, tài năng, đạo đức của con người. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình phải là một mắc xích quan trọng trong quá trình giáo dục tính cách, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, đặc biệt là cho giới trẻ. Tu được thân mới “tề gia”, rồi đến “trị quốc”, sau cùng là “bình thiên hạ”. Sắp xếp theo trình tự như vậy cũng có cái lý của người xưa.” Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết “Nếp nhà” nói rõ quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể của một bà cụ phúc hậu “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”. Bài này là suy nghiệm cá nhân về nếp nhà đẹp văn hóa

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoangthuccanh-29-6-1987.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoang-thuccanh-2.jpg

Hoàng Kim kính mừng thọ cậu Hoàng Thúc Cảnh vượt một trăm tuổi, cháu xin kể một mẫu chuyện nhỏ ân tình đã tạo nên sự đoàn tụ của Hoàng Gia như ngày nay : Năm 1977, cậu Hoàng Thúc Cảnh đã lên Đồn Lương, Việt Yên, Hà Bắc của Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc gặp thầy Hoàng Sỹ Oánh là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường và nói: “Xin quý Thầy cho cháu Kim được chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4 thành phố Hồ Chí Minh. Cháu Kim mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cha bị bom Mỹ giết hại. Anh Trực của cháu trận mạc từ rất sớm và Kim đã xung phong nhập ngũ năm 1971 từ Trường Thầy. Cháu học giỏi lại trãi chiến đấu, nay được quý thầy quy hoạch học tập đào tạo ở Trường là thật mừng, nhưng mong quý Thầy chiếu cố hoàn cảnh của cháu thật thương tâm, trước đây cơm ngày một bữa suốt năm năm, nay anh em lưu tán. Gia đình ao ước lớn nhất là được tụ họp sau chiến tranh. Anh biết rõ tánh tôi ở gần gũi Bác Hồ và cụ Đồng, trọng tánh của các cụ mà chưa hề phiền lụy ai, nhưng riêng việc này nhờ anh chiếu cố cho cháu xin chuyển trường“. Thầy Đỗ Ánh Phó Hiệu trưởng và thầy Võ Hùng Trưởng Khoa Nông học đều cảm động và đồng tình. Hoàng Kim được chuyển trường khiến sau này cả gia đình chúng tôi có được cơ hội đoàn tụ đất phương Nam đó là nhờ đức nhân hậu, lòng yêu thương và tầm nhìn sáng suốt.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2017-10-12_nepnhavanetdepvanhoa3.jpg


Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng

Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ong-bà-cau-mo/ — cùng với Hoang Thuc Tan, Hoàng Quý Thân và.Cương Hoàng Gia

Cương Hoàng Giahttps://www.facebook.com/cuong.hoanggia.1/posts/1769392796566471
Hoàng Lan Phương cùng với Hoang Phuong Dung, Hoàng Gia Cương, Hoàng Tường.

Hoàng Thúc Tấn viết: Cậu xem bài viết về Cao Biền của cháu thật sự là điều mới lạ đối với cậu. Nếu thực sự Cao Biền như cháu đã khảo cứu thì lịch sử nước ta hoàn toàn khác. Có đoạn nói mộ Cao Biền ở Tuy Hoà thì thời nhà Đường nước ta mới chỉ vẻn vẹn một phần của Bắc bộ. Cậu xem một số bài khảo cứu của cháu qua Faebook và rất vui và lý thú khi đọc. Cậu Tấn”

Kim Hoàng trả lời: cháu nhớ cậu cùng các cậu mợ kính yêu và người thân của các cháu. Cháu thật xúc động khi hình dung người cậu trên 85 tuổi đã viết cho cháu những lời chân tình này. Cháu về quê thắp hương cho người thân ‘Hoàng gia Mạc tộc’ và thấu hiểu sâu sắc ‘Cao cát Mạc sơn’ nhưng cháu chưa thể viết rõ hơn. Cháu xin lưu tại đây đường dẫn ‘Cao Biền trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet/

1, Cháu trích chép kính cậu một ghi chú trong bài trên (5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.

2. Mạc triều trong sử Việt. Hoàng chi Mạc tộc và Cao Bằng . Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ. Những ngày đầu xuân nay (2020) sau 428 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), Việt sử ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.

3.
Chuyện cổ tích người lớn “Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây đức để đời về sau” Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó! Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn  thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế? Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt. Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay  trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).  Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên  tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo”. Điều lạ lùng hơn cả trong Nam tiến của người Việt là liên minh Nguyễn Hoàng Mạc Cảnh Huống, Nguyễn Phúc Nguyên Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ.

xem tiếp Nhớ Ông Bà Cậu Mợ;https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ong-bà-cau-mo/ Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-4/

 

 

NƠI MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ
Hoàng Kim

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.

Phố chợ ngày càng đông đúc
Đồng xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa

Con học trường đời đường sống
Lời nào ghi nhớ đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền.

Nguồn: Nơi một trời thương nhớ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/noi-mot-troi-thuong-nho/. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-4/

 

GSR PY3
GSR PY4
GSR PY5
GSR PY8

 

Ngọc phương Nam: Bạn ước gặt gì hôm nay?

ĐẾN KIẾP BẠC CÔN SƠN
Hoàng Kim
https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2011/05/05/d%E1%BA%BFn-ki%E1%BA%BFp-b%E1%BA%A1c-con-s%C6%A1n/

 

 

Wikipedia Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
website khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
Côn Sơn-Kiếp Bạc – Vùng đất quần tụ tứ linh, ngũ nhạc

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là sc3b4ng-mekong-tai-lieu-tong-hop.jpg

 

SÔNG MEKONG TIN NỔI BẬT
Hoàng Kim

Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông Việt Nam. Sông Mekong dài 4.400 km tính theo độ dài đứng thứ 12 nhưng tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới với lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m³. Lưu vực sông Mekong rộng khoảng 795.000 km², với lưu lượng dòng chảy trung bình 15.000 m³/s đứng thứ 8 trên thế giới. Sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội rất quan trọng của châu Á. Đó là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc.

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là song-mekong-tai-lieu-tong-hop-1.jpg

 

Đặc điểm thủy năng nổi bật của Sông Mekong là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap, người Việt thường gọi là “Biển Hồ” là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á, Phần thượng nguồn sông Mekong người Trung Quốc hiện đã hoàn thành xây dựng một loạt các đập trên sông tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, và đang xây đập Tiểu Loan với  hơn một chục đập thủy điện điều lượng nước gây nhiều tranh cãi cho an sinh vì thay đổi trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Trung Quốc dùng khoa học công nghệ và kinh tế để chế ngự điều tiết lượng nước đầu nguồn và chi phối lượng nước hạ lưu sông Mekong đó là một chiến lược kinh tế chính trị sâu sắc mà gần đây nhiều tài liệu quan tâm tới điều này.

Những tài liệu đáng chú ý về sông Mekong gần đây gồm bài: Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào, Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới?Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước; Từ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong, Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 30 năm; Sông Mekong và Biển Đông hai cái gai trong quan hệ Việt Trung; Dòng sông Mekong bị bức tử nguy cơ cận kề. Lưu vực sông Mekong địa bàn thách đố của Hoa Kỳ; Hiệp đinh Mekong 1995 đang tan vỡ, Thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thất bại vì đập thủy điện.

Sông Mekong bị giảm mực nước do sự điều tiết nước hệ thống đập thủy điện thượng nguồn tại Trung Quốc, kết hợp với biến đổi khí hậu và sự mất rừng đang gây nên áp lực kép của sự xâm nhập mặn và hạn cục bộ diện rộng tại nhiều tỉnh Việt Nam. Tiếp theo bài
Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy  thì những thông tin mới về các đập sắp xây dựng ở Lào và Campuchia; cùng với bài viết Hồi sinh sông Danube – bài học lịch sử cho dòng Mekong là cảnh báo cần đọc lại và suy ngẫm .

Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào” tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ngày 7 tháng 1 năm 2020 nhận định: “Về lâu dài, Việt Nam cần tự giải quyết các vấn đề của mình để đảm bảo một nguồn cung điện bền vững, giá cả phải chăng và thân thiện hơn với môi trường để phục vụ sự phát triển của đất nước. Ngay cả khi Việt Nam tham gia vào một số dự án xây dựng đập thủy điện ở Lào, chúng  ta vẫn cần tiếp tục phản đối việc xây dựng các con đập mới trên sông Mê Kông. Trong trường hợp Lào quyết định tiến hành xây dựng các đập mới, chúng ta cần phải yêu cầu Lào lựa chọn các thiết kế đập và công nghệ thủy điện phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường. Xét cho cùng, đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng đối với an ninh lương thực của không chỉ Việt Nam mà còn của cả khu vực. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary” . Thông tin này được tiếp nối bởi bài viết Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? góc nhìn của đại sứ Nguyễn Quang Khai tại http://www.soha.vn ngày 5 tháng 4 năm 2020 và thông tin trước đây Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước của Lê Viết Thọ BBC News Tiếng Việt 24 tháng 10 2019. Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.

Tôi muốn trao đổi thêm đôi điều xung quan vấn đề Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy Cố giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng cách đây nhiều năm đã cảnh báo rằng: Việc chọn tạo nguồn lương thực thực phẩm thích ứng với điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn là cấp thiết vì trái đất nóng lên, nạn mất rừng và các dòng sông lớn của Việt Nam có nước đầu nguồn từ Trung Quốc có thể bị điều tiết lưu lượng nước bởi việc làm thủy điện, sẽ gây khô hạn hoặc ngập úng diện rộng khi chặn dòng hoặc xả lũ. Việc chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu và thích hợp vùng khó khăn đã được lưu ý từ lâu rồi, nên giáo sư Võ Tòng Xuân mới tự tin nói vậy. Nhìn xa hơn một chút vào lịch sử cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn nằm trong tổng thể của tầm nhìn quốc gia. Việt Nam soi vào Trung Quốc và Brazil của quá khứ và hiện tại, qua 500 năm nông nghiệp Brazil và Trận Vũ Hán bài học lịch sử,sẽ ngộ được nhiều bài học lớn cho nông nghiệp. Brazil hiện nay vì sao bảo tồn và phát triển nông nghiệp được, bởi họ có bài học lịch sử đắt giá của bảo tồn phát triển nông nghiệp và các ngành hàng buôn bán thương mại Việt Nam khắc phục khô hạn và ngập úng hiện nay cần giải pháp tổng thể và chuỗi lịch sử mà không thể chỉ nhìn giải pháp tình thế và phân khúc. Trận Vũ Hán bài học lịch sử năm 1938 lụt Hoàng Hà do chủ động phá đê để gây lầy lội chặn chiến dịch thần tốc của quân Nhật trong chiến tranh Trung Nhật (làm chết hơn 50 vạn dân thường), sau này đã được chủ tịch Mao Trạch Đông nghiên cứu vận dụng trong đại kế chiến lược Tam Tuyến, xây đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, xây nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, hình thành khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (xem Quảng Tây nay và xưa), Đó là mưu lược liên hoàn đã có tính toán từ trước. Tình hình hiện nay, khối ASEAN đang lớn mạnh, Mỹ đang xoay trục về châu Á,  BRIC  (Brazil, Rusian, India, China) đang trỗi dậy, Biển Đông, Mekong, đang làm thay đổi chiều hướng chính trị kinh tế khu vực. Việt Nam và các nước cuối lưu vực sông Mekong yêu cầu mở dự trữ nước đầu nguồn, điều tiết lưu lượng nước để chống hạn và xâm nhập mặn. Các điểm nóng đang dần lộ diện nhiều vấn đề quan hệ quốc tế nhạy cảm và phức tạp về kinh tế chính trị khu vực. Sự biến đổi khí hậu, khô cạn hoặc ngập úng tại lưu vực những dòng sông lớn do điều tiết nước, diện tích đất rừng bị thu hẹp đang gây hiệu ứng kép lên nhiều vùng rộng lớn Việt Nam. Chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn và giải pháp kỹ thuật canh tác thích ứng biến đổi khí hậu là cấp thiết và hiện đã có một số kết quả gợi những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững.

 

MaVanKhang

 

MA VĂN KHÁNG TRONG TÔI
Hoàng Kim

Ma Văn Kháng là nhà văn lớn, viên ngọc sáng, đồng bạc trắng hoa xòe của núi rừng Tây Bắc. Mỗi nhà văn lớn ngoài cái tâm nhân cách, cái tầm tư tưởng, cái tài tình danh sĩ, còn có cái hồn thiêng của một vùng đất, một nghề nghiệp mà họ yêu thiết tha như chính cuộc đời này. Ma Văn Kháng gắn bó với Tây Bắc như Nguyên Ngọc thân thiết với những ngọn núi kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên, và như Nguyễn Ngọc Tư thương nhớ sâu xa cánh đồng bất tận của đất phương Nam vậy.

Ma Văn Kháng hơn nửa thế kỷ cầm bút

Nhà văn Ma Văn Kháng trên hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút của mình đã xuất bản 25 tập truyện, 16 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký. Những tác phẩm nổi tiếng của ông “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”, “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đồng bạc trắng hoa xòe”, “Trăng soi sân nhỏ”, “Đám cưới không có giấy giá thú”, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa”, “Bóng đêm”… và gần đây là “Người thợ mộc và tấm ván thiên” chắc chắn sẽ còn được đón nhận của nhiều thế hệ.

Ma Văn Kháng là tấm gương nghị lực đã dấn thân cho nghiệp văn để soi sáng cái đẹp của con người trong đời sống bình dị. Thật khâm phục một thầy giáo dạy văn cấp hai ở vùng núi Lào Cai suốt 20 năm mà đã để lại cho đời một văn nghiệp đồ sộ đến vậy.

Trần Đăng Khoa có lời thẩm văn tinh tế: “Ma Văn Kháng, một cây bút xuất sắc trong văn học đương đại Việt Nam. Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn. Có thể xếp ông bên cạnh Nam Cao là cây bút vào hạng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Tiếc là Nam Cao mắt sớm, nên không phong phú, đồ sộ bằng Ma Văn Kháng. Tuy nhiên Nam Cao viết đều tay hơn Ma Văn Kháng, hầu như ông không có cái nào non lép. Còn Ma Văn Kháng, bên cạnh những tác phẩm đặc sắc, ông vẫn có những cái không xứng tầm với ông. Nhưng chẳng sao. Bởi nếu chỉ chọn những cái hay, vứt hết những gì non lép đi, nếu chỉ tính số lượng những tác phẩm đặc sắc còn lại, Ma Văn Kháng vẫn đứng hàng đầu bảng. Ông là một trong vài nhà văn ứng viên Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay, trong số những ứng viên ấy, ông cũng là người xứng đáng nhất“.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng già làng xóm Lá có bài viết “Cuốn tiểu thuyết ở tuổi 80” giới thiệu sách mới in “Người thợ mộc và tấm ván thiên” của nhà văn Ma Văn Kháng. Thầy Dũng viết: Lời tâm sự (của nhà văn Ma Văn Kháng) nghe xao xuyến quá: “Mình dồn hết sức lực vào cuốn này, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của đời mình đấy, Lân Dũng yêu quý à!”. Tôi tin là sách hay, vì đây là sách lắng đọng tâm huyết một đời. “Người thợ mộc và tấm ván thiên” là tuyên ngôn văn học của nhà văn Ma Văn Kháng tiếp nối cuốn hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” của chính tác giả. Sau tác phẩm này, còn tâm huyết và sức lực, ông lại viết tiếp Chim én liệng trời cao (2017). Thật ngưỡng mộ sức viết! Văn là Người. Nhà văn Ma Văn Kháng là ai thì chúng ta đã thật kính trọng và hiểu ông rồi. Ma Văn Kháng thầy giáo Việt văn. Ông hiện đã lớn tuổi (trên 83 tuổi năm 2019) và bệnh tim, hãy quan tâm ông và phổ biến rộng hơn tấm gương dấn thân và tác phẩm chọn lọc của người Thầy này đến nhiều người đọc hơn nữa.

Ma Văn Kháng cuộc đời nghị lực

Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng cổ Kim Liên, Đống Đa, hiện sống và viết ở Hà Nội. Ông tham gia quân đội từ tuổi thiếu niên. Năm 1963 ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, sau lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, sống và gắn bó với đồng bào dân tộc miền núi hơn 20 năm. Ngày ấy, ông quen anh Ma Văn Nho, Phó chủ tịch huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Anh Nho cũng là người Kinh, quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Hai anh em cùng đi cơ sở, thực hiện ba cùng với nhân dân, vận động họ tăng gia sản xuất, đóng thuế, đi dân công, xóa mù chữ, vệ sinh phòng dịch bệnh… Ông kết nghĩa anh em với anh Nho và chuyển sang họ Ma. Từ đó Ma Văn Kháng là tên dùng hàng ngày trong công tác. Ký học bạ cho học sinh, ông cũng lấy tên này. Sau này, viết văn thì dùng luôn(1). Ông vào Đảng năm 1959 và lấy vợ năm 1962. Năm 1961 ông gừi truyện ngắn đầu tay Phố Cụt về báo Văn học (tiền thân của báo Văn nghệ) và được đăng. Nhờ có đà động viên ấy mà sau đó ông gửi liên tiếp nhiều truyện ngắn khác (2). Ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Lao Động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này. Ông đã được nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ (3)

Ma Văn Kháng tác phẩm chọn lọc

Một số tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng
Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979)
Mưa mùa hạ (tiểu thuyết 1982)
Vùng biên ải(tiểu thuyết,1983)
Trăng non (tiểu thuyết 1984)
Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết,1985)
Giấy trắng (tiểu thuyết)
Phép lạ thường ngày
Thầy Thế đi chợ bán trứng
Võ sỹ lên đài (1986)
Thanh minh trời trong sáng
Hoa gạo đỏ
Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986)
Đám cưới không giấy giá thú
Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn 1988)
Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988)
Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989)
Đám cưới không giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)
Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992)
Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992)
Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994)
Ngoại thành (truyện ngắn 1996)
Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996)
Vòng quay cổ điển (truyện ngắn 1997)
Đầm sen (1997)
Một chiều giông gió (1998)
Ngược dòng nước lũ (1999)
Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001)
Bến bờ
Một mình một ngựa (2009)
Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (2009)
Người thợ mộc và tấm ván thiên (2016)
Chim én liệng trời cao (2017)

Nhà văn, nhà giáo Ma Văn Kháng trên hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút của mình đã xuất bản 25 tập truyện, 16 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”. Những tác phẩm nổi tiếng của ông phản ánh đời sống của đồng bào dân tộc miền núi như “Đồng bạc trắng hoa xoè”, “Vùng biên ải”, “Trăng soi sân nhỏ, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa”, “Bóng đêm”… là những viên ngọc sáng. Ông được mệnh danh là “nhà văn của núi rừng”. Ngoài ra, ông cũng rất thành công với đề tài gia đình như các tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú”. Tác phẩm của ông sẽ còn được đón nhận của nhiều thế hệ. Tại Tác phẩm đầu tay hay sự khởi đầu nghiệt ngã (4) có trích dẫn nhận định đời văn của Ma Văn Kháng. Ông cho biết đời văn của ông, ngoài 15 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký, ông đã viết khoảng 200 truyện ngắn. Trong 25 tập truyện ngắn đã in thì chỉ có 18 tập ông coi là tác phẩm. Truyện ngắn đầu tay “Phố cụt” cho dù để lại trong ông nhiều ấn tượng và cảm xúc đẹp, nhưng nó là một truyện viết thường nên ông không đưa vào tập truyện ngắn nào của mình. Nó chỉ được in chung trong “Tủ sách mùa đầu” của Nhà xuất bản Phổ thông.

*

Thung dung đèn sách nhẫn nha don vườn, tôi tìm đọc lại ít tác phẩm hay của Ma Văn Kháng người thầy Việt văn. Cụ Nguyễn Hiến Lê và nhà văn Ma Văn Kháng đều thuộc típ người siêng năng như con ong làm mật và họ là tấm gương soi. Cụ
Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Khải, ngọc cho đời cũng nói những lời thật tâm huyết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Lắng nghe Mạc Ngôn kể chuyện, Mạc Ngôn cũng nói: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất”. Theo Mạc Ngôn: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất. Các bạn sẽ tìm thấy mọi điều tôi muốn nói trong các tác phẩm của tôi. Lời nói bị gió cuốn đi, còn những câu chữ đã được viết ra thì không bao giờ bị xóa bỏ. Tôi mong các bạn hãy kiên nhẫn đọc các cuốn sách của tôi. Tôi không thể ép buộc các bạn, và ngay cả khi các bạn làm như vậy thì tôi cũng không trông chờ các bạn thay đổi ý kiến về tôi. Chưa có tác giả nào, dù ở bất cứ nơi đâu, lại được mọi độc giả của mình yêu thích; điều đó đặc biệt đúng trong những lúc như thế này“. Nhà văn Ma Văn Kháng có những quan niệm nghiêm cẩn về viết văn gắn với vùng đất và sử thi dân tộc Ông nói: “Tôi đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi. Tôi quan niệm không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi lớn của đất nước.” – Ma Văn Kháng, Phỏng vấn bởi VnExpress, 2017[2]. Ông nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998, Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn[3]. Ma Văn Kháng trong tôi là nhà văn đời thường, Ông viết dung dị những điều ông sống và nghĩ. Lời văn ông như suối nguồn trong trẻo Hoa Đất. Học ông không khó, hiền lành phúc hậu siêng năng là viết được.

Tôi thật biết ơn Ma Văn Kháng người thầy Việt văn.

Ma Văn Kháng trong tôi

Hoàng Kim

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 1-nha-toi.jpg

 

NHÀ TÔI GIẤC MƠ XANH
Hoàng Kim

Giấc mơ lành yêu thương
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa LúaHoa ĐấtHoa Người

Minh triết sống phúc hậu
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Thầy bạn trong đời tôi
Đêm trắng và bình minh

Chọn giống sắn Việt Nam
Cách mạng sắn Việt Nam
Giống khoai lang Việt Nam
Lúa siêu xanh Việt Nam

(còn tiếp)

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-toi-giac-mo-xanh/ (Mỗi dòng thơ là một đường link) . Thông tin chi tiết các đường links tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-4/

 

songkhongtubiennguyenhung

 

NGUYÊN HÙNG BẠN XỨ NGHỆ
Hoàng Kim

Sóng không từ biển. Bến xưa. Lời hẹn tình quê là ba bài thơ hay của Nguyên Hùng ngọt ngào trên cánh sóng mà tôi yêu thích. Thật tự hào khi có người bạn xứ Nghệ thân thiết và tài hoa đến vậy. Nguyên Hùng viết bài thơ “Gửi dòng sông” như là lời ngõ cho tập thơ “Cánh buồm thao thức” của anh.

GỬI DÒNG SÔNG
Nguyên Hùng

Ta sinh ra từ một dòng sông
Sông dài rộng con đò ngang thì bé
Đạn rít bom gầm cày nát thời thơ trẻ
Khói lửa vừa tan mỗi đứa một phương trời

Gặp lại nhau sông đã khác xưa rồi
Bến đò cũ chỉ còn ký ức
Ta bên nhau vẫn bồi hồi sóng nước
Như thuở nào canh bến đợi thuyền cha

Tháng năm dài sống trong nỗi cách xa
Dòng sông mẹ chảy qua từng giấc ngủ
Dẫu về đâu vẫn không vơi nhung nhớ
Thương những mái chèo sấp ngửa sớm khuya

Dòng sông quê chứa kỷ niệm ngày qua
Là bến đậu cho ta chiều xế bóng
Xin quỳ xuống nâng niu từng con sóng
Giữ riêng mình – tìm lại tuổi thơ xưa

Ơi dòng sông ngọt lịm điệu đò đưa
Ơi dòng sông mặn mòi câu ví dặm
Giá mỗi chiều được về quê ngụp tắm
Giữa trong xanh da diết một cánh buồm…

“Chỉ còn nỗi nhớ” một bài thơ khác của anh, tứ không lạ nhưng lời thơ nồng nàn yêu thương. Những ngày nhớ thương, giai điệu của ca từ lại nồng nàn đến lạ. Đó không hẵn là lời thơ mà là tiếng lòng cất lên giọng hát. Lắng nghe âm hưởng “Chỉ còn nỗi nhớ ” của Nguyên Hùng sao da diết lạ. (*)

KHI XA EM
Nguyên Hùng

Anh về quê tiễn đưa năm
Để em ở lại xa xăm cuối trời
Bay qua ngàn dặm rối bời
Cõng theo chút nắng, đánh rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Ngấm vào đêm thức, lặn vào ngày mơ
Hóa thành tiếng pháo giao thừa
Hòa cùng tiếng sóng vỗ bờ gọi em!

Nhưng với riêng tôi  video nhạc yêu thích nhất đối với ca từ Nguyên Hùng thơ hay phổ nhạc thì “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” mà đặc biệt “Sóng không từ biển” sao mà nhớ và thương đến vậy. Ca từ “biển và em” là lời thơ trên cánh sóng, tiếng biển, tiếng em trữ tình vọng mãi với thời gian.

BIỂN VÀ EM
Nguyên Hùng

Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.

Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.

Nguyên Hùng những ca từ yêu thích, “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” tôi nghiệm ra chằng phải chỉ mình tôi yêu thích tuyển chọn mà nhiều bạn bè và mọi người đều yêu thích, và chính tác giả cũng yêu thích những tác phẩm ấy nhiều hơn. Thế nào là thơ hay? Tôi thích lời thẩm thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, àm ảnh”. Thơ hay nào thường được phổ nhạc? đó là thơ giàu nhạc tính theo thẩm nhạc của nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Thơ hay phổ nhạc, truyện hay thành phim là sự chuyển thể tác phẩm sang một bầu trời rộng hơn và tầm cao khác.

Thơ Nguyên Hùng giàu nhạc tính là lời nhận xét tinh tế của nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo : “Thơ anh không cầu kỳ kiểu cách mà tràn đầy chất dân gian truyền thống. Nhiều ví von, ẩn dụ, nhiều thi ảnh thân thương gần gũi. Và đặc biệt là thơ anh rất giàu nhạc tính. Có lẽ vì thế mà nhiều nhạc sĩ đã tín chấp nhạc của mình vào thơ Nguyên Hùng. Anh không phải là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng đã có đến vài ba chục bài hát khởi nguồn từ thơ anh. Có những ca khúc được ca sĩ chuyên nghiệp thu thanh và biểu diễn, được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, và được bạn yêu nhạc yêu thích như “Sóng không từ biển”, “Bến xưa” (nhạc Lê An Tuyên), “Biển và em” (nhạc Thanh Hoàng), “Đừng quên con nhé” (nhạc Nguyễn Ngọc Tiến), v.v… Đó là một hiện tượng. Không phải nhà thơ nổi tiếng nào cũng được phổ nhạc nhiều và hay như thế”.

Nhạc sĩ nhà thơ Lê An Tuyên (Le An Tuyen) có lẽ là người phổ nhạc thành công hơn cả thơ Nguyên Hùng và chuyển thể ca từ thật thành công. Ca từ “Lời hẹn tình quê” Nguyên Hùng – Lê An Tuyên thật tuyệt vời. 

LỜI HẸN TÌNH QUÊ
Nhạc: Lê An Tuyên
Lời ca từ : Nguyên Hùng, Lê An Tuyên

Lời hẹn cùng ai về lại bến sông quê
Dòng sông xanh vẫn dạt dào thương nhớ
Sóng sông xanh ngân cung đàn điệu nhạc
Hát ru tình ta năm tháng đợi chờ nhau

Mong được gió mang đi tơ lòng em dệt
Từ trong câu ca ân tình  mộc mạc tìm nhau
Gió bay đi lời ca còn mãi
Tha thiết một miền quê mênh mang nỗi nhớ

Trắng hoa cau dây trầu nhớ mẹ
Nữa câu hò chợt gợi nhớ bóng hình quê
Thời gian có chờ ai đâu đừng lỡ hẹn
Về đi thôi về lại miền quê xưa

Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong đợi
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về lại với nhau trong khói lam chiều …
Vương vấn sáo diều ngân
Nghe câu ví dặm thương
đang dìu dặt đêm trăng…

Đừng lỡ hẹn người ơi, đừng lỡ hẹn
Về đi thôi, về lại miền quê xưa
Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong nhớ
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về nhé bên nhau trong khói lam chiều…”

Ca từ “LỜI HẸN TÌNH QUÊ” gợi nhớ Ca từ “TỎ Ý”, bài từ theo điệu Ức Giang Nam, một tuyệt phẩm của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương Ký, bản dịch của Hoàng Kim trong bài viết Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương. Cám ơn Nguyên Hùng , Lê An Tuyên, Ví Dặm Ân Tình tài hoa.

Ngày khoảng lặng nhớ bạn.

Hoàng Kim

(*) Một phiên bản khác của bài thơ Nguyên Hùng

CHỈ CÒN NỖI NHỚ
Nguyên Hùng

Anh về quê mẹ cuối năm
Để em ở lại cùng xuân cuối trời
Bay qua ngàn dặm xa xôi
Cõng theo chút nắng để rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Lặn vào đêm thức ngấm vào ngày mơ!

Giao lưu với Nguyên Hùng
https://www.facebook.com/nguyenhung.canhbuom

 

 

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim

Lúa sắn Việt Châu Phi là một ký ức vụn về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya).

Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp sớm ngày 26 tháng 6 năm 2018, gọi điện cho tôi: “Giống sắn KM419 hiện trồng trên 40% diện tích sắn Việt Nam thật đáng tự hào. Chúc mừng anh và các bạn. Tôi vừa trình bày báo cáo sắn Việt Nam tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Benin, từ 11-15 tháng Sáu năm 2018. Kính gửi anh Kim “conclution from CMD sesion” của Hội nghị sắn ở châu Phi 2018 để anh tham khảo nhé”.

Tôi đã kể lại trong bài “
Nhớ bạn nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

 

 

MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN

Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Nhóm bạn chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene hiện nay ở Nigeria. Martin làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông cũng là giáo sư thực thụ rất nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là  một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene đã tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria, đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’
Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia.

 

 

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim to Martin Fregene

Sau này khi Martin Fregene tự nguyện về nước, tôi đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:

Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa

(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom). Ngày ấy
Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và  KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.

Hoàng Kim và Chareinsak Rojanaridpiched

Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại  Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched  là người đã từng học ở trường đại học Cornell University,  một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ

 

 

Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP  và các nước châu Mỹ.

 

 

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical) Colombia, nơi Hoàng Kim gặp nhiều bạn tốt

 

 

xem tiếp: Nhớ bạn nhớ Châu Phi (chùm bài viết từ bài 1 đến bài 12)  https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ban-nho-chau-phi/


NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI

Hoàng Kim

Ở Ai Cập, tôi có hai người bạn tại Viện Nghiên cứu Cây trồng (Field Crops Research Institute FCRI) là Mahfouz Nenr Abd- Nour  và Yousef El Sayed Ahmed Ars  làm giám đốc của hai trạm nghiên cứu là  Sids Agricultural Research Station,  Beba Beni – SUEF EGYPT và Sakha Agricultural Research Station, Sakha, KAFR, EL SHEAKLI  EGYPT. Câu chuyện tôi kể sẽ tóm tắt Ai Cập một thoáng nhìn, Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo, Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Chuyện này tiếp nối trong chùm bài NHỚ CHÂU PHI 
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-chau-phi/


Ai Cập một thoáng nhìn

Ai Cập có tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập phía đông bắc giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel, phía đông giáp vịnh Aqaba, phía đông nam giáp biển Đỏ, phía nam giáp Sudan, phía tây giáp Libya. Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Ả Rập Xê Út qua vịnh Aqaba và biển Đỏ. Ai Cập là một trong số ít nước trên thế giới có lịch sử  lâu đời nhất vào khoảng thế kỷ 10 trước công nguyên.  Ai Cập cổ đại được nhận định là một trong những nôi văn minh đầu tiên của nhân loại phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương. Ai Cập có một di sản văn hoá đặc biệt phong phú, giao thoa nhiều nền văn hóa cổ Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman,  châu Âu. Ai Cập từng là . một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ thứ 7 và ngày nay là nước trung tâm Hồi giáo với gần 90% dân số. Ai Cập có diện tích 1.010.407,87 km² (gấp trên ba lần diện tích Việt Nam) dân số 95, 73 triệu dân (năm 2017, tương đương dân số Việt Nam), là quốc gia đông dân nhất Bắc Phi, đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nin, tại các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác của  đồng bằng châu thổ sông Nin, là nơi duy nhất có đất canh tác. Ai Cập, phần lớn diện tích đất của khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara có cư dân thưa thớt. Ai Cập có nền kinh tế, văn hoá, chính trị và quân sự vào hạng lớn nhất, đa dạng nhất,  có thực lực và ảnh hưởng đáng kể tại  Bắc Phi, Trung Đông và Thế giới Hồi giáo. Ai Cập là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Phi, và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo

Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi, ở bên sông Nile, với dân số trên 15,2 triệu người. Quảng trường Tahrir và Bảo tàng Ai Cập rộng lớn, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cairo, nơi có các bộ sưu tập cổ xác ướp hoàng gia và đồ tạo tác mạ vàng của vua Tutankhamun. Điểm nổi bật của khu vực trung tâm Cairo là Pháo đài Babylon thời kỳ La Mã, Nhà thờ Treo và Bảo tàng Coptic, trưng bày các cổ vật của Ai Cập Cơ đốc giáo. Trên đỉnh đồi giữa thành phố là pháo đài Citadel thời trung cổ, nơi có nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali, một địa danh mang phong cách Ottoman. Tháp Cairo cao 187m tại quận Zamalek đảo Gezira,cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố. Bảo tàng Cổ vật Ai Cập, thường được biết đến như Bảo tàng Ai Cập hay bảo tàng Cairo, tại Cairo, Ai Cập, là quê hương của một bộ sưu tập rộng của cổ vật Ai Cập cổ đại.

 

 

Cao nguyên Giza gần Cairo là địa điểm của các kim tự tháp mang tính biểu tượng đất nước Ai Cập và châu Phi từ thời cổ xưa thuở bình minh nhân loại. Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin, cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam. Ngày 23 tháng 7 là ngày Quốc khánh Ai Cập ngày cách mạng năm 1952, thường có nhiều người hành hương về nơi này. Khu phức hợp kim tự tháp Giza là nơi có ba kim tự tháp vĩ đại (Khufu, Khafre and Menkaure), và ít nhất sáu kim tự tháp khác với một số cấu trúc nổi bật khác như Nhân sư vĩ đại và Đền Valley chứa đựng bao điều bí ẩn kho báu lạ lùng của lịch sử chưa thể thấu hiểu đầy đủ. ancient-wisdom.com

Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi

Theo tiến sĩ Dr. Amr Shams, trưởng phòng thông tin và hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) thì. Ai Cập được công nhận là một đất nước nông nghiệp lớn. Các cây trồng chính của Ai Cập gồm ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, lúa miến và ngô), các loại đậu (đậu faba, cỏ cà ri, đậu lupin, đậu chickpea và đậu cowpea), cây có dầu (cây rum và mè), lanh, cỏ ba lá và hành tây đã được trồng từ hàng ngàn năm. Vào đầu thế kỷ 20, sự gia tăng dân số theo cấp số nhân và nhu cầu lương thực leo thang đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, nơi những nỗ lực đã được thực hiện để cải thiện hệ thống sản xuất và canh tác cây trồng.

Hoạt động nghiên cứu nông học ban đầu từ Giống cây trồng (1903- 1910),  Bộ Nông nghiệp (1910-1958), đến Viện nghiên cứu các cây trồng  (1958-1972) Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) và sau đó là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARC) từ năm 1973 cho đến ngày nay. Trong thập niên 1980, Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) nỗ lực hướng về tăng cường nghiên cứu khuyến nông, dần  chuyển dịch theo hướng tư nhân hóa, hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng nông nghiệp quốc tế, và một số cơ quan phát triển nói riêng. USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ United States Agency for International Development) đồng tài trợ hai dự án lớn là EMCIP NARP.

Trong lịch sử của Viện, hơn năm trăm giống cây trồng khác nhau đã được giới thiệu đưa vào nông nghiệp Ai Cập. Các mục tiêu chính của Viện là: Tăng năng suất các loại cây trồng lĩnh vực chủ yếu thông qua phát triển giống cây trồng cho năng suất cao; Sản xuất giống gốc của các loại giống đã được cải thiện; Khắc phục những hạn chế của các yếu tố kỹ thuật canh tác trong sản xuất lớn; Cung cấp khuyến nghị sản xuất phù hợp, thực hiện các hoạt động khuyến nông kết nối trong nước và tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, phát triển quốc gia và quốc tế khác nhau.

Hiện nay, FCRI có 15 phòng nghiên cứu. Viện tuyển dụng hơn 1.500 nhân viên trong các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, quản lý và đào tạo. Trụ sở của FCRI được đặt tại Giza, cùng với một số cơ sở thí nghiệm hiện trường, các hoạt động chọn giống liên hợp và nông học. Các cơ sở bổ sung được cung cấp tại hơn 23 trạm nghiên cứu nông nghiệp quốc gia. Các thí nghiệm đồng ruộng và sản xuất thử nghiệm được tiến hành trên các cánh đồng của nông dân trên toàn quốc.

Ngọc lục bảo Paulo Coelho 

Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là một nhà thơ trữ tình và tiểu thuyết gia người Brazil, là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Ông được biết đến với cuốn tiểu thuyết của ông “O Alquimista” tiếng Bồ Đào Nha kể về bí mật ngôi mộ cổ gần kim tự tháp Ai Cập mà một chàng trai Brazil đã đi tìm kho báu chính mình tại đó và đã thành công. “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Cuốn sách này tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.Tiểu thuyết này đã được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới.  Ông Paulo Coelho sinh ngày gày 24 tháng 8 năm 1947 (70 tuổi), tại Rio de Janeiro, Braxin là một người sử dụng phương tiện truyền thông điện tử, vào năm 2014, ông đã tải lên các giấy tờ cá nhân của mình trực tuyến để tạo một Quỹ Paulo Coelho ảo. Paulo Coelho nhà văn Brazil này đã tìm thấy ngọc trong đá của chính mình.

Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đề từ“Nhà giả kim”, Paulo Coelho viết: Kính tặng J, người đã thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. “Chúa Jesu và các môn đệ tiếp tục đi, đến một làng nọ. Một cô gái tên Marta rước người vào nhà. Em gái cô là Maria ngồi dưới chân Người nghe giảng dạy, còn Marta thì bận rộn lo tiếp đãi Người. Rồi cô phàn nàn rằng: “Chúa không thấy em con để một mình con làm hết mọi việc sao? Xin Chúa hãy bảo nó phụ con với!”. Chúa mới bảo cô: “Marta ơi, Marta. Con bận rộn, lo lắng nhiều việc quá. Nhưng chỉ có một việc thật cần thiết thôi và Maria đã chọn phần việc ấy thì không ai truất phần của em con được. Thánh Kinh Tân Ước, Lukas 10:38-42

Vào truyện Sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và Chuyện Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách cũng là sự huyền diệu của kiệt tác. Các bạn sinh viên đừng bao giờ coi thường PHẦN ĐẦU và  PHỤ LỤC cuối luận văn. Những phần này dễ lơ đểnh bỏ qua nhưng thường là phần tinh tế của một kiệt tác. Một số nhà khoa học và nhà văn không thành công là khi sản phẩm khoa học và tác phẩm chưa đến được tận tay đông đảo người tiêu dùng.

Tôi đang tìm về kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Hoàng Kim

 

xem tiếp:

 

Nhớ bạn nhớ Châu Phi (chùm bài viết từ bài 1 đến bài 9) 

 

 

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

 

 

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19596
Nhập ngày : 11-04-2021
Điều chỉnh lần cuối : 18-04-2021

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007