Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1214
Toàn hệ thống 2725
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


 

Abrahamlincoln.jpg

 

CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365 Một vùng trời nhân văn; Những người Việt ở FAO;Tắm tiên Chư Yang Sin; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Nông nghiệp công nghệ cao; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Việt Nam con đường xanh; Chuyện cổ tích người lớn Mưa bóng mây nắng đầy; Ngày 15 tháng 4 năm 1865 là ngày mất  của Abraham Lincoln (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1809), Tổng thống Mỹ thứ 16, người có công bãi bỏ chế độ nô lệ. Ngày 15 tháng 4 năm 1865 ,Gia Định báo được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn, đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ. Ngày 15 tháng 4 năm 1452, ngày sinh Leonardo da Vinci, họa sỹ triết gia thiên tài người Ý (mất năm 1519). Ngày 15 tháng 4 năm 1923, Insulin bắt đầu được bán cho người bệnh tiểu đường, một loại bệnh phổ biến của nhân loại nhờ đó được khống chế; Hormone Insulin (Công thức hóa học: C257H383N65O77S6; Trọng lượng phân tử: 5801) là một loại hormone do các “tế bào đảo tụy” của tuyến tụy tiết ra,có tác dụng chuyển hóa carbohydrate. Ngoài ra, hormone Insulin còn tác dụng đến chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 4: Một vùng trời nhân văn; Những người Việt ở FAO; Tắm tiên ở Chư Yang Sin; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Nông nghiệp công nghệ cao; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Việt Nam con đường xanh; Chuyện cổ tích người lớn Mưa bóng mây nắng đầy Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-4/

 

 

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến
vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

 

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

 

(*) Vùng trời nhân văn :Nguyễn Du thơ ‘Kỳ Lân Mộ” tại “Bắc Hành tạp lục” là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của  vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng

KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

Bên lề chính sử  đọc tiếp…
Nguồn :
Hoàng Kim

Sự tích hồ Gươm và điềm báo quốc biến thời Lê TrịnhSỰ TÍCH HỒ GƯƠMTrần Ngọc ĐôngNhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay. Nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã cắp gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.

 

HoGuom1

 

Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ  Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng.
.
Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi.Phiên âm:

Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)

Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất.

Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*). Phiên âm: Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến.

(*) Quốc biến: Nguyễn Huệ ra bắc đánh nhà Trịnh

Xem thêm

 

Rua oi

 

RÙA ƠI
Hoàng Gia Cương

Rùa ơi quá nặng phải không
Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư?
Mấy trăm năm gội nắng mưa
Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!

Hoa đời như sắc phù dung
Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy
Ngàn năm còn mất những gì?
Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!

Biết ơn rùa lắm, rùa ơi
Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn
Để tôn vinh bậc trí nhân
Để nền văn hiến ngàn năm không nhoà!

Rùa ơi, ta chẳng là ta
Nếu như đạo học lìa xa đất này!

Nguồn: FB Hoàng Gia Cương (Nhà xuất bản Giáo dục, 2005)

 

FAO headquarters in Rome

 

NHỮNG NGƯỜI VIỆT Ở FAO
Hoàng Kim

Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế (FAO)  thật hoành tráng ! Bạn chỉ cần dạo qua một vòng trang viết này của
FAO trên Face Book là đủ ngưỡng mộ. Đó là điểm kết nối tới website  http://www.fao.org nguồn thông tin chuyên ngành nông nghiệp chọn lọc hàng đầu của thế giới, kho tri thức mênh mông như biển cả cho bất cứ ai quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, thầy giáo, khuyến nông viên, sinh viên và nhà nông. Tôi nợ bài viết “Những người Việt FAO” đã ba năm qua vì chỉ mới lưu một điểm nhấn (note) trong tình yêu cuộc sống chuyện đời tự kể mà chưa có điều kiện viết hoàn chỉnh. Mark Zuckerberg và Facebook thật dễ thương khi nhắc tôi viết tiếp câu chuyện thú vị này để nối dài chuyện kể với bạn vì chuyện thật hay mà ít người biết rõ.

Cách mạng sắn Việt Nam đã được giới thiệu ở FAO năm 2000, FAO năm 2013 đã tôn vinh sắn là cây trồng tiềm năng ở thế kỷ 21, Việt Nam là điểm sáng đã đưa năng suất sắn lên bốn trăm phần trăm tại tỉnh Tây Ninh, và đúc kết bài học bảo tồn phát triển sắn. Báo cáo Cách mạng sắn tại Việt Nam tại Hội thảo sắn toàn cầu năm 2016 đã được công đồng Quốc tế đánh giá cao. Dẫu vậy, thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong thông tin toàn cầu sự nổi bật hơn hết vẫn là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Câu chuyện “hột lúa và con cá”  là câu chuyện dài nhưng FAO không chỉ tôn vinh gạo Việt trong an ninh lương thực toàn cầu mà còn thể hiện ở sự tín nhiệm của FAO với chuyên gia cao cấp Việt Nam về lúa gạo.

Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những chuyên gia cao cấp tại FAO về sản xuất lúa gạo, là những diện mạo lớn của Việt Nam ở vị trí Chánh chuyên gia Tổng Thư ký của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế. Họ kế tiếp nhau liên tục giữ trọng trách chăm lo cho cây lúa hột gạo và chén cơm ngon của người dân. Từ câu chuyện “Giao ban cây lúa ở Viện Lúa” qua bốn đời Viện trưởng Luật Bổng Bửu Bảnh đến câu chuyện “Giao ban cây lúa ở FAO” của bốn đời Chánh chuyên gia Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế “Trình, Đạt Ngưu Bổng” là câu chuyện thú vị chuyển từ tầm nhìn cây lúa Việt Nam đến tầm nhìn cây lúa toàn cầu.

 

 

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Hoàng Kim

Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp
Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của
Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học
Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng
Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại
Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người
Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

 

Goethe

 

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại
Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại
Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi đã gặp Người ở CIMMYTMexico
Bóng hạc chốn xa xôi cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug
Dạy tôi minh triết an nhiên
Đi để hiểu quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với
Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng
Goethe
Ở FAO, Rome,
Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

 


 

Giấc mơ về điểm hẹn

 

 

TẮM TIÊN CHƯ YANG SIN
Hoàng Kim

I
Chư Yang Sin ơi Chư Yang Sin
Phật đá khỏa thân chốn núi thiêng
Con đường yêu thương* làm việc thiện
Mưa xuân** đất cảm lắng tâm thiền.

 

 

TẮM TIÊN Ở CHƯ JANG SIN
Hoàng Kim

II
Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây
Hạ giới quên đường tít chim bay
Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng
Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày
Tiên Cô suối biếc yêu đời thế
Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay
Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn
Ai thích tiêu dao hợp chốn này. (***)

Chư Yang Sin là một trong 30 Vườn Quốc gia Việt Nam, đây là khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.  Nơi đây có đỉnh núi Chư Yang Sin 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên ở Chư Jang Sin, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành là quà tặng cuộc sống.

Tôi đã viết bài thơ ‘Con đường yêu thương’ ‘Mưa xuân’ của ngày này năm trước và ý định nối dài thêm nhưng vẫn chưa có thời gian.

 

 

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù …

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là tay-nguyen-ban-toi-o-noi-ay-1.jpg

 

MƯA XUÂN
Hoàng Kim

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt an nhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường.

Nay tạm ngắm ảnh và xem tiếp nhật ký đường xuân …
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan/

 

 

GIỐNG SẮN KM419 Ở ĐĂK LĂK

Ngày tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan/

 

 

CÂU CHUYỆN ĐÁ NĂNG LƯỢNG
Hoàng Kim
trả lời anh


 

Abrahamlincoln.jpg

 

CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365 Một vùng trời nhân văn; Những người Việt ở FAO;Tắm tiên Chư Yang Sin; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Nông nghiệp công nghệ cao; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Việt Nam con đường xanh; Chuyện cổ tích người lớn Mưa bóng mây nắng đầy Ngày 15 tháng 4 năm 1865 là ngày mất  của Abraham Lincoln (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1809), Tổng thống Mỹ thứ 16, người có công bãi bỏ chế độ nô lệ. Ngày 15 tháng 4 năm 1865 ,Gia Định báo được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn, đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ. Ngày 15 tháng 4 năm 1452, ngày sinh Leonardo da Vinci, họa sỹ triết gia thiên tài người Ý (mất năm 1519). Ngày 15 tháng 4 năm 1923, Insulin bắt đầu được bán cho người bệnh tiểu đường, một loại bệnh phổ biến của nhân loại nhờ đó được khống chế; Hormone Insulin (Công thức hóa học: C257H383N65O77S6; Trọng lượng phân tử: 5801) là một loại hormone do các “tế bào đảo tụy” của tuyến tụy tiết ra,có tác dụng chuyển hóa carbohydrate. Ngoài ra, hormone Insulin còn tác dụng đến chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 4: Một vùng trời nhân văn; Những người Việt ở FAO; Tắm tiên ở Chư Yang Sin; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Nông nghiệp công nghệ cao; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Việt Nam con đường xanh; Chuyện cổ tích người lớn; Mưa bóng mây nắng đầy; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-4/

 

 

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến
vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

 

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

 

(*) Vùng trời nhân văn :Nguyễn Du thơ ‘Kỳ Lân Mộ” tại “Bắc Hành tạp lục” là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của  vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng

KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

Bên lề chính sử  đọc tiếp…
Nguồn :
Hoàng Kim

Sự tích hồ Gươm và điềm báo quốc biến thời Lê TrịnhSỰ TÍCH HỒ GƯƠMTrần Ngọc ĐôngNhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay. Nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã cắp gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.

 

HoGuom1

 

Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ  Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng.
.
Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi.Phiên âm:

Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)

Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất.

Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*). Phiên âm: Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến.

(*) Quốc biến: Nguyễn Huệ ra bắc đánh nhà Trịnh

Xem thêm

 

Rua oi

 

RÙA ƠI
Hoàng Gia Cương

Rùa ơi quá nặng phải không
Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư?
Mấy trăm năm gội nắng mưa
Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!

Hoa đời như sắc phù dung
Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy
Ngàn năm còn mất những gì?
Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!

Biết ơn rùa lắm, rùa ơi
Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn
Để tôn vinh bậc trí nhân
Để nền văn hiến ngàn năm không nhoà!

Rùa ơi, ta chẳng là ta
Nếu như đạo học lìa xa đất này!

Nguồn: FB Hoàng Gia Cương (Nhà xuất bản Giáo dục, 2005)

 

FAO headquarters in Rome

 

NHỮNG NGƯỜI VIỆT Ở FAO
Hoàng Kim

Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế (FAO)  thật hoành tráng ! Bạn chỉ cần dạo qua một vòng trang viết này của
FAO trên Face Book là đủ ngưỡng mộ. Đó là điểm kết nối tới website  http://www.fao.org nguồn thông tin chuyên ngành nông nghiệp chọn lọc hàng đầu của thế giới, kho tri thức mênh mông như biển cả cho bất cứ ai quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, thầy giáo, khuyến nông viên, sinh viên và nhà nông. Tôi nợ bài viết “Những người Việt FAO” đã ba năm qua vì chỉ mới lưu một điểm nhấn (note) trong tình yêu cuộc sống chuyện đời tự kể mà chưa có điều kiện viết hoàn chỉnh. Mark Zuckerberg và Facebook thật dễ thương khi nhắc tôi viết tiếp câu chuyện thú vị này để nối dài chuyện kể với bạn vì chuyện thật hay mà ít người biết rõ.

Cách mạng sắn Việt Nam đã được giới thiệu ở FAO năm 2000, FAO năm 2013 đã tôn vinh sắn là cây trồng tiềm năng ở thế kỷ 21, Việt Nam là điểm sáng đã đưa năng suất sắn lên bốn trăm phần trăm tại tỉnh Tây Ninh, và đúc kết bài học bảo tồn phát triển sắn. Báo cáo Cách mạng sắn tại Việt Nam tại Hội thảo sắn toàn cầu năm 2016 đã được công đồng Quốc tế đánh giá cao. Dẫu vậy, thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong thông tin toàn cầu sự nổi bật hơn hết vẫn là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Câu chuyện “hột lúa và con cá”  là câu chuyện dài nhưng FAO không chỉ tôn vinh gạo Việt trong an ninh lương thực toàn cầu mà còn thể hiện ở sự tín nhiệm của FAO với chuyên gia cao cấp Việt Nam về lúa gạo.

Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những chuyên gia cao cấp tại FAO về sản xuất lúa gạo, là những diện mạo lớn của Việt Nam ở vị trí Chánh chuyên gia Tổng Thư ký của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế. Họ kế tiếp nhau liên tục giữ trọng trách chăm lo cho cây lúa hột gạo và chén cơm ngon của người dân. Từ câu chuyện “Giao ban cây lúa ở Viện Lúa” qua bốn đời Viện trưởng Luật Bổng Bửu Bảnh đến câu chuyện “Giao ban cây lúa ở FAO” của bốn đời Chánh chuyên gia Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế “Trình, Đạt Ngưu Bổng” là câu chuyện thú vị chuyển từ tầm nhìn cây lúa Việt Nam đến tầm nhìn cây lúa toàn cầu.

 

 

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Hoàng Kim

Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp
Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của
Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học
Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng
Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại
Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người
Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

 

Goethe

 

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại
Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại
Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi đã gặp Người ở CIMMYTMexico
Bóng hạc chốn xa xôi cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug
Dạy tôi minh triết an nhiên
Đi để hiểu quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với
Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng
Goethe
Ở FAO, Rome,
Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

 


 

Giấc mơ về điểm hẹn

 

 

TẮM TIÊN CHƯ YANG SIN
Hoàng Kim

I
Chư Yang Sin ơi Chư Yang Sin
Phật đá khỏa thân chốn núi thiêng
Con đường yêu thương* làm việc thiện
Mưa xuân** đất cảm lắng tâm thiền.

 

 

TẮM TIÊN Ở CHƯ JANG SIN
Hoàng Kim

II
Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây
Hạ giới quên đường tít chim bay
Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng
Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày
Tiên Cô suối biếc yêu đời thế
Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay
Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn
Ai thích tiêu dao hợp chốn này. (***)

Chư Yang Sin là một trong 30 Vườn Quốc gia Việt Nam, đây là khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.  Nơi đây có đỉnh núi Chư Yang Sin 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên ở Chư Jang Sin, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành là quà tặng cuộc sống.

Tôi đã viết bài thơ ‘Con đường yêu thương’ ‘Mưa xuân’ của ngày này năm trước và ý định nối dài thêm nhưng vẫn chưa có thời gian.

 

 

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù …

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là tay-nguyen-ban-toi-o-noi-ay-1.jpg

 

MƯA XUÂN
Hoàng Kim

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt an nhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường.

Nay tạm ngắm ảnh và xem tiếp nhật ký đường xuân …
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan/

 

 

GIỐNG SẮN KM419 Ở ĐĂK LĂK

Ngày tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan/

 

 

CÂU CHUYỆN ĐÁ NĂNG LƯỢNG
Hoàng Kim
trả lời anh
Pine Le Xuan và anh Đặng Quang Thịnh hôm nay là ngày lành nên mời hai anh nghe chuyện đá năng lượng nhé. Đỉnh núi Chư Yang Sin 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ và Vườn Quốc gia Chư Yang Sin là một địa danh thiêng ở Tây Nguyên. Người dân tộc họ tin vào thần Núi Rừng và suối nguồn tinh khiết trên núi cao và cho rằng tắm tiên ở Chu Yang Sin và ngồi lên phiến đá hình người , tưa lưng vào bản thể làm Mẹ sẽ dồi dào thêm sức khỏe và năng lượng. Anh Pine Le Xuan hỏi: Sao không thấy cô tiên nào vậy? Cô tiên là vậy đó anh. Thân chúc mọi người vui và hôm nay thật hạnh phúc.

 

Tam tien o Chu Jang Sin

 

CÂU CHUYỆN ĐÁ NĂNG LƯỢNG (tiếp theo)
Câu chuyện lạ mà
Hoàng Kim nói riêng với một ít người bạn, nay xin kể lại cho mọi người cùng nghe. Tai suối nước trong rừng sâu của Chu Yang Sin có một tảng đá lớn hình người mà lời truyền rằng ai ngồi lên đó sẽ được phước. Hoàng Kim có … phơi quần ướt lên đấy và hình như năng lương dồi dào hơn. Tảng đá hình người mẹ ấy như là đá năng lượng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bạn tin vào sự yêu thương và linh thiêng của Rừng Núi chứ? Nhà văn hóa Nguyên Ngọc có viết bài “Nước mội rừng xanh và sự sống” Tôi tin đất nước cỏ cây có năng lượng sống và có giao cảm với vũ trụ và con người , mà tôi đã kể cho bạn nghe ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi/

(***) Thông tin bài viết lần 1 và và lần 2 tại Tắm tiên ở Chư Yang Sin posted on
https://hoangkimlong.wordpress.com/2017/04/14/tam-tien-o-chu-yang-sin/ Một người bạn quý nói với tôi rằng chí thiện và đá năng lượng sẽ giúp khai mở vòng luân xa thứ ba của tuệ giác. Hôm nay tôi may mắn được gặp. Mời đọc bài đối họa tuyệt vời của Phan Lan Hoa

 

 

VÃN CẢNH HỒ TRONG SƯƠNG MÂY
Thơ Phlanhoa


Sớm xuân lên núi vãn hồ mây
Nước biếc thiên nga sải trắng bay
Khóm trúc ven bờ mây vấn lá
Cầu cong lối nhỏ khói đan dày
Mười hai La Hán nghiêm tư thế
Di Lặc một ông đường bệ thay
Ai bảo lên trời chờ tới số
Bồng lai thơ thới bước tiên này.

P/s: hưởng ứng ngày hội thơ không có tụ hội

 

 

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim


Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học.Thầy, bạn là lộc xuân mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì không thể có được hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin
Thầy bạn trong đời tôi giúp ta khoảng lặng thời gian trở lại chính mình, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

 

 

Bóng hạc chốn xa xôi
ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIẾNG
Hoàng Kim

Con về Đá Đứng Rào Nan
Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương
Linh Giang chảy giữa vô thường
Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh

 

 

NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Hoàng Kim


Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh,.là em út của năm anh chi em trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà cũ của cha mẹ tôi ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng ngôi nhà tuổi thơ thì lại ở phía sau gốc bần, và rặng tre gần Chợ Mới Làng Minh Lệ, ngã ba sông Linh Giang (Sông Gianh) nơi hợp lưu của hai nhánh phụ là Nguồn Son (trái) và Rào Nan (phải) của ảnh đầu trang và ảnh này

 

 

LINH GIANG

Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Bài thơ “Linh Giang” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi . Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không thể quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Mẹ tôi mất sớm (Mồng Ba Tết Giáp Thìn 1964), cha tôi bị bom Mỹ giết hại (29 tháng 8 Mậu Thân 1968).anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi.

 

 

NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI

Cha mẹ tôi sau lần chuyển nhà về Chợ Mới, thì sinh kế chính của cha tôi là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ thảng hoặc những hôm làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh.

 

 

Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh

Tôi nhớ mãi một câu chuyện tuổi thơ.

Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại.

Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên.

 

 

Lời thầy Cao Lao Hạ

Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (
Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.

Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi:
– Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.

– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.

– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?

– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.

Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ?

– Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi.

– Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.

– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao?

– Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi.

– Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình.

– Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .

– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.

– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói

. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.

– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.

Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.

Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.

Dưới đây là một số ảnh Nguồn Son nói Phong Nha và một số tư liệu chọn lọc

 

 

Linh Giang trong lịch sử (xem tiếp…)

 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là me-tam-mat-doi-con.jpg

 

MẸ TẮM MÁT ĐỜI CON
Moonie Hoang


Mẹ ơi con vội về
Xa xôi đường vạn dặm
Lòng Mẹ vui mãn nguyện
Mẹ tắm mát đời con

Đọc thêm

 

Sóc Trăng Lương Định Của

 

LuongDinhCua

 

LƯƠNG ĐỊNH CỦA CON ĐƯỜNG LÚA GẠO
Hoàng Kim

Lương Định Của con đường lúa gạo là chuyện dài về một trí thức lớn gắn mình với ruộng đồng, giảng dạy nghề nông, hiến mình cho con đường lúa gạo Việt Nam tỏa rộng. Lương Định Của (1920 – 1975) là giáo sư tiến sỹ nông học ngành di truyền giống. Thầy là người có công lớn trong giáo dục đào tạo nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu đàn trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp với nhiều người xuất sắc, chọn tạo giống cây trồng và kỹ thuật thâm canh lúa, đặt nền móng cho nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại và nghề lúa Việt Nam.

Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp

Giáo sư bác sĩ Nông học Lương Định Của, anh hùng lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, cuộc đời và sự nghiệp còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975-2014) có tốc độ tăng năng suất vượt 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của thầy Lương Định Của, nhà bác học nông dân ở chặng đường ban đầu của nước Việt Nam mới.

Giáo sư Lương Định Của (Quốc – 梁定国) sinh ngày 16 tháng 8 năm 1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Theo văn bia gia đình thì ông nội của giáo sư là Lương Đức Ngãi, bà nội là Trịnh Thị Xuân, cha là Lương An Hùng và mẹ là Huỳnh Thị Có. Ông Lương Định Của lên Sài Gòn học xong tú tài và đã du học ở Hương Cảng (y học) rồi Thượng Hải (kinh tế) trước khi được học bổng của chính phủ Nhật Bản, sang Nhật năm 1942, được nhập ngang vào học năm thứ ba tại Trung tâm Nghiên cứu Nông học Nhiệt đới thuộc Trường Đại học Quốc gia Kyushu. Năm 1945 ông cưới vợ là bà Nobuko Nakamura (中村信子) người Nhật.  Năm 1946, ông chuyển sang Trường Đại học Quốc gia Kyoto và được cấp bằng tiến sỹ nông học ở Nhật Bản. Năm 1954, ông cùng gia đình về Sài Gòn. Sau đó tập kết ra Bắc, làm Phó Giám Đốc Học Viện Nông Lâm Hà Nội , giảng dạy di truyền giống ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam) và làm Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm.

Giáo sư Lương Định Của là người có công lớn trong giáo dục đào tạo, Thầy đã huấn luyện được  nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp với nhiều người xuất sắc. Giáo sư Lương Định Của đã chọn tạo được nhiều giống cây trồng nông nghiệp nổi tiếng một thời như Giống lúa Nông nghiệp I lai tạo từ giống Ba thắc (Sóc Trăng – Nam Bộ) với Kun Ko (Nhật Bản) là giống lúa sớm đi vào sản xuất trên đồng ruộng Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó là nhiều giống mới mang tên  “giống bác sĩ Của” như lúa chiêm 314 (lai giữa dòng Đoàn Kết và Thắng Lợi), NN75-1 (lai giữa giống 813 với NN1), NN8-388 (chọn giống từ IR8), lúa mùa Saisubao, lúa xuân sớm NN75-5, giống dưa lê, cà chua, khoai lang, dưa hấu không hạt, chuối, rau, táo…  cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật tam bội thể, tứ bội thể, chất kích thích sinh trưởng. Giáo sư đề xướng mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa” “cấy nông tay thẳng hàng” “đảm bảo mật độ” được hàng chục triệu nông dân áp dụng trên diện rộng, tạo ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp.

Cuộc đời của giáo sư là tấm gương sáng của một trí thức lớn dấn thân vì đại nghĩa, sống thanh đạm, giản dị, say mê, tận tuỵ với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học tạo giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để mang lại đời sống tốt hơn cho người dân.

Giáo sư Lương Định Của được bầu là đại biểu Quốc hội các khoá 2, 3, 4, 5, được phong danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 1967 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 1 năm 1996. Nhiều con đường, mái trường Việt Nam mang tên Thầy. Năm 2006, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã lập Giải thưởng Lương Định Của để hằng năm trao tặng cho những thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

 

LuongDinhCua2

 

GS Lương Định Của mất ngày 28 tháng 12 năm 1975, mai táng tại Nghĩa Trang Thành phố Hồ Chí Minh. Vợ của giáo sư, bà Nobuko Nakamura, sống cùng gia đình con trai cả Lương Hồng Việt ở thành phố Hồ Chí Minh.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học nông dân Lương Định Của còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt.  Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975-2014) tốc độ tăng năng suất  vượt 1,73 lần so với thế giới (Năm 2013 năng suất lúa gạo Việt Nam đạt 5,57 tấn/ ha so với năm 1975 là 2,11 tấn/ ha, gia tăng 3,46 tấn/ ha. Năm 2013 năng suất lúa gạo thế giới đạt 4,48 tấn/ ha so năm 1975 là 2,49 tấn/ ha gia tăng 1,99 tấn/ ha). Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới.

Lương Định Của, con đường lúa gạoLương Định Của cuộc đời và sự nghiệp;Lương Định Của quê hương và dòng họ;Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻLương Định Của luồng gió từ Hà Nội; Lương Định Của nhà bác học nông dânLương Định Của chính khách giữa lòng dân; Thầy bạn và học trò Lương Định Của; Ông bà Của, cổ tích giữa đời thường

Lương Định Của, quê hương và dòng họ

Chuẩn bị xong những việc sau cùng để ngày mai cấy các bộ giống lúa mới, chúng tôi lên đường về thăm quê hương thầy Lương Định Của khi trời đã xế chiều. Chúng tôi đến thăm cụ Sáu, em gái Thầy Lương Định Của và thắp hương tại khu mộ gia đình Thầy khi trăng rằm tháng giêng lồng lộng đang lên. Ruộng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh xanh ngát dưới ánh trăng.

Ngôi nhà niên thiếu và phần mộ tổ tiên, cha mẹ song thân của giáo sư Lương Định Của tại ấp Ngãi Hoà, cách trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Đại Ngãi khoảng 3 km, và phải đi bằng xe ôm vì lối đi nhỏ bé, thuần phác, khiêm nhường giữa vùng quê Nam Bộ. Xe ôm chạy hun hút dưới vòm dừa nước y như trong vườn thiêng cổ tích.

LuongDinhCua2
Một số hình ảnh
Rằm xuân thăm thầy Lương Định Của tại ấp Ngãi Hòa, xã Đại Ngãi

Cha và mẹ của thầy Lương Định Của là Lương An Hùng và Huỳnh Thị Có cùng ông bà nội là Lương Đức Ngãi và Trịnh Thị Xuân đều an táng tại làng quê Đại Ngãi. Chúng tôi bâng khuâng trước phần mộ tổ tiên, cha mẹ song thân của bậc anh hùng. Nơi đây mấy trăm năm trước hẳn rất hoang vu, bởi lẽ mãi cho đến tận nay, vẫn vùng quê hẻo lánh đến vậy. Tôi chợt thấm thía câu thơ Sơn Nam:

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương?

Anh Lương Hồng Việt nói với tôi tổ tiên họ Lương của anh có nguồn gốc Phúc Kiến lánh nạn Mãn Thanh sang cư trú ở Đàng Trong hồi thế kỷ XVII. Nam Bộ là nôi nuôi dưỡng của đại gia đình các dân tộc người Việt, người Hoa, người Khơ Me. Nhiều người Hoa trong số họ đã chung sức cùng người Việt, người Khơ Me khẩn hoang, giữ gìn và sinh sống nhiều đời tại quê hương.

Từ Đại Ngãi, Sóc Trăng về Hà Tiên không xa. Đó là nơi khởi nghiệp của Mạc Cửu công thần đất Hà Tiên ”phên dậu Đại Việt đất phương Nam” và vùng danh thắng Hà Tiên thập vịnh Mạc Thiên Tích. Mạc Cửu là Tổng trấn Hà Tiên, thành hoàng lập trấn địa đầu của đất cực Nam Tổ quốc. Mạc Thiên Tích con của Mạc Cữu làm Tổng binh Đại đô đốc thời chúa Nguyễn Phúc Trú. Hai cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và dòng họ Mạc là những người có công lớn đối với non sông Việt trong sự khai khẩn và trấn giữ miền Tây Nam Bộ. “Chẳng đội trời Thanh Mãn/ Lần qua đất Việt bang/ Triều đình riêng một góc/ Trung hiếu vẹn đôi đường/ Trúc thành xây vũ lược/ Anh Các cao văn chương” (thơ Đông Hồ). Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã nhận xét rất chí lý: “Nhờ có Mạc Cửu, người Việt mới bước qua bờ nam sông Tiền”.

Từ Đại Ngãi, Sóc Trăng đi lên hướng Sài Gòn – Gia Định – Đồng Nai – Biên Hòa là vùng đất khởi nghiệp lừng lẫy của Trịnh Hoài Đức công thần nhà Nguyễn, quan Thượng thư, hiệp Tổng trấn, Điền toán (chuyên coi về sự cày cấy khai khẩn đất đai Nam Bộ), nhà thơ, nhà văn, sử gia nổi tiếng với tác phẩm Gia Định thành thông chí một công trình được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Đó cũng là nơi có bậc danh nho Võ Trường Toản cùng với các học trò của ông cũng là những công thần lỗi lạc của nhà Nguyễn như Ngô Tùng Châu, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh,  Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm, những người Việt gốc Hoa noi theo gương thầy Chu Văn An đời Trần, thực lòng yêu thương cộng đồng đại dân tộc Việt Nam, cùng chung lưng đấu cật, góp xương máu, công sức xây đắp nên cơ nghiệp muôn đời. Và nay có người phụ nữ Nhật Nakamura Nobuko thuận theo giáo sư Lương Định Của “thuyền theo lái, gái theo chồng” tạo dựng nên công đức cùng chồng là vậy.

Lương Định Của những tháng năm tuổi trẻ

Ruộng lúa Trường Khánh Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng dưới ánh trăng rằm tháng Giêng chụp lúc 19g30 mà vẫn lồng lộng xanh mướt lạ thường, ảnh Hoàng Kim. Tuổi xuân của Lương Định Của khởi đầu ở vùng quê Đại Ngãi, Long Phú, Sóc Trăng, nơi vùng lúa Trường Khánh. Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu bằng tuổi trẻ. Ông là con trưởng trong một gia đình cha mẹ là điền chủ, mất sớm. Ông có hai em gái và một em trai. Ông theo học tiểu học ở Sóc Trăng, trung học ở Sài Gòn, học tiếng Anh ở Hồng Công và Thượng Hải, sống nhờ hoa lợi của số ruộng đất cha mẹ ông để lại. Sau đó ông xin được học bổng Nhật Bản theo học Khoa Nông học Trường Đại học Tổng hợp Kyushu. Kế đó, ông lấy vợ Nhật và theo học tiếp Tiến sĩ Nông học, rồi làm giảng sư Đại học Tổng hợp thành phố Kyoto.

Conduongluagao14
Con đường tuổi thơ Ngãi Hòa, Đại Ngãi, Trường Khánh quê hương Lương Định Của lung linh huyền thoại, ảnh Hoàng Kim.

Tuổi xuân và những năm tháng đại học

Nhà báo Phan Quang kể về tuổi xuân và những năm tháng đại học của giáo sư Lương Định Của trong bài Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của.

“ Lương Định Của sinh ngày 16-7-1919 tại làng Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng trong một gia đình điền chủ theo đạo Thiên chúa. Cha mẹ mất sớm, lúc ông mới mười hai tuổi. Hồi nhỏ học Trường tiểu học Taberd ở thị xã Sóc Trăng, rồi chuyển lên Sài Gòn theo bậc trung học cũng tại Trường Taberd.

Đến năm thứ tư, Lương Định Của xin sang Hồng Công học tiếp tại trường La Salle College với ý định trau dồi tiếng Anh thật giỏi để sau này đi vào ngành thương mại. Sau khi trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh vào đại học (tiếng Anh gọi là University Matriculation), ông rời Hồng Công lên Thượng Hải học. Ở Hồng Công thời ấy chỉ có mỗi một trường đại học, học phí rất cao, trong khi tại Thượng Hải, sinh hoạt rẻ hơn.
Tại đây, ông theo học Trường đại học Saint John’s. Đang học dở chừng thì chiến tranh thế giới lan rộng và ngày càng ác liệt. Cuộc sống của lưu học sinh tại Trung Quốc trở nên bấp bênh. Lương Định Của hiểu, cần phải tìm nguồn sinh hoạt ổn định ở ngay nước ngoài, vì rất khó trông chờ vào món tiền mà ông bác ruột trích từ hoa lợi số ruộng đất cha mẹ ông để lại ở Sóc Trăng vẫn tháng tháng gửi sang cho như những năm trước. Thấy một người bạn học gửi thư xin học phí du học tại Nhật Bản và được chấp thuận dễ dàng, ông cũng nộp đơn và được chấp nhận cho sang Nhật.

Bước chân lên đất nước Phù Tang xưa kia không mấy khác nước mình, nay nhờ công cuộc duy tân đã trở thành một quốc gia hùng mạnh, chàng thanh niên Lương Định Của vẫn ôm ấp mộng làm giàu bằng con đường thương mại. Nhờ tiếp xúc với một số nhà yêu nước Việt Nam sống lưu vong, theo lời khuyên của họ, sau một năm học tiếng Nhật, ông bỏ ngành thương mại chuyển sang học ngành nông nghiệp với hoài bão rõ rệt mang vốn kiến thức về quê hương thiết thực phục vụ đất nước.”

Ông theo học Khoa Nông học Trường Đại học Tổng hợp Kyushu. Năm 1945, Nhật Bản thua trận. Nhân dân Nhật trải qua một thời kỳ cực kỳ khó khăn dưới sự chiếm đóng và cai quản trực tiếp của quân đội Mỹ. Miếng ăn hằng ngày còn chưa đủ, không ít người Nhật đói rét. Chính phủ Nhật Bản làm gì còn có học bổng ưu ái cho du học sinh nước ngoài.

Để có thể tiếp tục theo học, cũng như mọi sinh viên khác, Lương Định Của làm đủ nghề: gia sư, biên dịch tài liệu, phiên dịch tiếng Anh… Cái vốn Anh ngữ lúc này thật sự có ích vì hồi ấy không có nhiều người Nhật sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Sự giúp đỡ của Việt kiều ở Nhật là niềm khích lệ lớn đối với ông. Đặc biệt những người Việt Nam vì chống Pháp phải sống xa quê đã bồi dưỡng và khuyến khích lòng yêu nước vốn có trong chàng thanh niên Nam Bộ.” 

Bác sĩ Nông học, Giảng sư Đại học

Sau thời kỳ tuổi xuân và những năm tháng đại học. giáo sư Lương Định Của học tiếp Tiến sĩ Nông học và làm giảng sư Đại học Tổng hợp thành phố Kyoto, Nhật Bản. Nhà báo Phan Quang trong bài Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của  phần 1 viết tiếp:

“Lương Đình Của miệt mài học tập, nghiên cứu. Một nhà khoa học nổi tiếng khác, cũng là lưu học sinh cùng thời với Lương Định Của là bác sĩ Đặng Văn Ngữ, trước khi về nước phục vụ đã khuyên ông nên ráng ở lại học tập cho thành đạt rồi về sau cũng không muộn. Lương Định Của mãi biết ơn lời khuyên của bạn.

Năm 1947, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tổng hợp Kyushu, ngành nông nghiệp. Phần lớn lưu học sinh nước ngoài ở Nhật Bản hồi ấy giật được mảnh bằng đều đi kiếm việc làm hoặc về nước để sớm chấm dứt cảnh thiếu thốn nơi đất khách quê người. Lương Định Của phân vân. Ông cảm thấy vốn kiến thức của mình còn mong manh quá. Nếu muốn thật sự phục vụ đất nước thì còn phải học tập thêm nhiều.

Ông quyết định xin vào làm phụ việc ở Trường Đại học Tổng hợp thành phố Kyoto, cố đô nước Nhật và cũng là quê hương bà Của, tình nguyện làm việc không hưởng lương. Đổi lại, ông được phép đọc sách ở thư viện và dùng một số giờ nghiên cứu, thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của nhà trường.

Một lần nữa, cái vốn ngoại ngữ lại có ích cho ông. Ngoài công việc chuyên môn hằng ngày, còn nhận biên dịch ra tiếng Anh và đánh máy các công trình, luận văn cho một số giáo sư trong trường.

Sức làm việc của chàng thanh niên Việt Nam cần cù, ít nói, gây ấn tượng và dần dần giành được lòng yêu mến của các thầy. Trường Đại học Kyoto chính thức cấp cho ông học bổng nghiên cứu sinh. Một thời gian sau, trường bổ nhiệm ông làm một chân tập sự trợ lý (sub-assistant), trong khi chờ đợi hội đủ điều kiện thi lấy bằng tiến sĩ. Một số tạp chí khoa học Nhật Bản và ở nước ngoài bắt đầu đăng tải các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lương Định Của. Bài báo đầu tiên ông được công bố trên một tạp chí khoa học tên tuổi ở nước ngoài phản ánh phần nào sức đọc của ông.”

Đó là Thư mục về các công trình nghiên cứu di truyền học xuất bản ở Nhật Bản, thời gian 1941- 1948 (tạp chí Heredity, London, số 4 năm 1950, trang 121-133). Trong khoảng thời gian trên dưới hai năm (1950-1952), các tạp chí khoa học lớn công bố mười hai công trình của nhà nghiên cứu trẻ.

Ông là một người rất thành thục công việc trong phòng thí nghiệm. Với thiết bị của Trường Đại học Kyoto, Lương Định Của đã chụp được ba vạn tấm ảnh nhiễm sắc thể cây trồng. Sau này có dịp sang thăm Viện Nghiên cứu Lúa gạo Hoa Nam, gặp nhà khoa học Trung Hoa chuyên gia nổi tiếng thế giới về cây lúa là Giáo sư Đình Dĩnh, bác sĩ nông học Lương Định Của được Giáo sư mời thao tác phương pháp chụp ảnh nhiễm sắc thể đã nhuộm mầu sau khi cắt tế bào tại phòng thí nghiệm cho các nhà khoa học của Viện tham khảo.”

Mùa hè năm 1951, Lương Định Của trình luận văn về công trình nghiên cứu nhiều năm của mình với chủ đề: “Cách xử lý đa bội thể di truyền nhằm tạo nên giống lúa mới”. Hội đồng khoa học Trường Đại học Tổng hợp Kyoto nhận xét, với kết quả nghiên cứu khoa học của mình, Lương Định Của đã có cống hiến lớn cho nền nông học trong việc cải thiện giống lúa, và bỏ phiếu nhất trí cấp học vị Bác sĩ Nông học cho ông.

“Cùng với học vị bác sĩ, Lương Định Của còn nhận được bằng khen và tiền thưởng của Viện Nghiên cứu Sinh học Kinhara về công trình “Sự sinh sản của giống lúa lai tạo từ hai giống lúa Japonica và Indica”.

Báo cáo khoa học của Viện khẳng định, với công trình này Lương Định Của đã giải quyết tốt một vấn đề từ năm 1930 đến lúc bấy giờ chưa có ai xử lý được. Một số kỹ thuật do Lương Định Của phát minh, trong đó có phương pháp xử lý rễ trước khi cố định trong việc nghiên cứu hình thái nhiễm sắc thể công bố lần đầu trên tạp chí Botanical Gazette (Mỹ) được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản.

Kỹ sư Hồ Đắc Song, phó vịên trưởng Viện Cây Lương thực, Cây Thực phẩm, một người cộng tác nhiều năm với bác sĩ Lương Định Của, có lần cho biết: Phát minh của Lương đã được ứng dụng ngay từ hồi ấy trong việc lai tạo giống lúa tại Hoa Kỳ, gọi là phương pháp Lương Định Của.

Theo báo chí Nhật Bản, kể từ những năm đầu công cuộc duy tân đất nước thời Minh Trị thiên hoàng cho đến lúc bấy giờ (1888-1951), trong hơn sáu mươi năm, nước Nhật mới cấp học vị bác sĩ nông học cho hai trăm năm mươi người. Lương Định Của là nghiên cứu sinh trẻ tuổi nhất khi nhận học vị, và cũng là người ngoại quốc duy nhất được cấp bằng bác sĩ nông học tại Nhật bản cho đến lúc bấy giờ.

Nhà báo Phan Quang có dịp được xem những bài báo viết về sự kiện ấy, những mẩu báo cắt chữ in vẫn còn rõ nét tuy giấy đã ố vàng và cứ chực mủn ra vì được xếp lẫn quần áo trong chiếc va ly tàng tàng bất ly thân của gia đình sau mấy chục năm cùng hai ông bà Lương Định Của bôn ba chuyển dịch nhiều nơi.

Báo Mainichi Shimbun số ra ngày 26 tháng Năm năm Chiêu Hòa thứ 26 đăng chân dung lớn của nhà khoa học trẻ với vầng trán cao, chiếc cằm nhọn, khuôn mặt gầy thanh nhã. Tin đăng kèm cho biết nhà khoa học ba mươi mốt tuổi Lương Định Của là người Việt Nam đầu tiên được cấp bằng bác sĩ nông học của Nhật bản. Báo đưa khá chi tiết lý lịch của ông, nói rõ Lương được sự hướng dẫn của Giáo sư nổi tiếng Kinhara, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sinh học mang tên ông.

Cũng báo Mainichi, một số trước đó đăng ảnh Lương chăm chú trước kính hiển vi, bên cạnh là tấm ảnh khác chụp cận cảnh những hạt lúa do ông lai tạo nên, to gấp đôi những hạt lúa so sánh.

Báo Kyoto Shimbun cũng in ảnh những bông lúa mới được lai tạo nên. Bài báo cho biết thêm, kết quả này đã được thông báo cho Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO) đóng tại Rome, đồng thời cũng thông báo đến Thủ tướng Ấn Độ J.Nerhu là người đang hết sức quan tâm giải quyết vững chắc vấn đề lương thực cho năm trăm triệu dân nước Ấn Độ mới giành lại được độc lập. v.v…

Mấy tháng sau khi nhận học vị bác sĩ nông học, tháng Mười năm 1951, Lương Định Của được Bộ Giáo dục Nhật Bản bổ nhiệm làm giảng sư Trường đại học Kyoto. Ông là người ngoại quốc duy nhất thời ấy được bổ nhiệm làm giảng sư chính thức ở một trường đại học quốc lập Nhật Bản. Theo những người am hiểu, chức vị giảng sư ở Nhật tương đương với phó giáo sư (tiếng Nhật gọi là phó giáo thụ) tuy chưa phải chính ngạch, bởi Nhà nước khống chế số lượng giáo sư và phó giáo sư ở các trường đại học trong một khung biên chế nhất dịnh, chỉ khi nào có ghế khuyết thì nhà trường mới được bổ nhiệm người khác thay vào, còn lại đều gọi là chung là giảng sư.

Khi bắt đầu nhận việc với chức trách giảng sư một Trường đại học quốc lập Nhật Bản, Lương Định Của đã kết hôn với một phụ nữ địa phương dòng dõi quý tộc và đã có hai con. Cuộc sống gia đình ổn định. Tương lai xán lạn mở ra trước mắt nhà khoa học trẻ.“

Sự mô tả khá chi tiết trên đây của nhà báo bậc thầy Phan Quang đã cung cấp cho chúng ta các thông tin chân thực từ năm 1919 đến năm 1951. Điều chưa rõ là ngày sinh 16.7.1919 hay 16.8.1920 cần được xác minh thêm.

Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải trong bài Nobuko Nakamura  & Luồng gió từ Hà Nội đã viết: “Một sự trùng hợp hay hay: ngôi nhà của gia đình giáo sư Lương Định Của ở TP.HCM nằm ngay trên con đường có ngôi trường mang tên ông. Ông mất đã lâu, năm 1975, lúc mới 55 tuổi, còn rất nhiều khả năng cống hiến và chưa được hưởng không khí hoà bình bao lâu. Bây giờ, trên con đường này, vợ ông – bà Nubuko Nakanura, 88 tuổi, vẫn ngày ngày được con trai đưa mẹ tập đi bộ giữa đường phố náo nhiệt. Khách qua đường mấy ai biết đó chính là người vợ Nhật Bản đã cùng chia sẻ cuộc đời lao động sáng tạo của một vị giáo sư – anh hùng lao động danh tiếng, đã rời bỏ quê hương cùng chồng trải qua cuộc chiến tranh gian khổ của Việt Nam.

Khi bước vào ngôi nhà rất khiêm tốn của con gái bà nằm trong một hẻm nhỏ, khách sẽ vô cùng ngạc nhiên thấy một cụ bà 88 tuổi chạy nhanh xuống cầu thang, nói cười vui vẻ. Bà ăn mặc đẹp, trang điểm nhẹ và mời khách lên tận thư phòng, nơi cất giữ những bộ album quý, tài liệu lưu giữ. Bà nói một ít tiếng Việt, có người con trai Lương Hồng Việt ngồi bên hỗ trợ mẹ.

Bà đưa ra một cuốn sách viết bằng tiếng Nhật, do một nhà xuất bản ở Nhật ấn hành năm 2000. “Đây là cuốn hồi ký của bà, tên sách là Luồng gió từ Hà Nội, gây tiếng vang lớn ở Nhật nhưng tiếc là chưa ai dịch ra tiếng Việt để người Việt Nam có thể đọc và thấy rõ thêm một anh hùng của dân tộc mình, một trí thức lớn lăn lộn trên ruộng đồng, dưới bom đạn để tạo ra các giống lúa mới giúp hậu phương miền Bắc đạt kỷ lục 5 tấn lúa/ha, góp phần đảm bảo lương thực cho cuộc chiến tranh.

Anh Lương Hồng Việt – cũng công tác ở Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm cho biết: Bây giờ khoa học tiến bộ, có rất nhiều giống mới. Người ta không còn thấy những giống lúa của cha anh ngày xưa nữa. Nhưng trong thời kỳ kháng chiến, các giống cây trồng Lương Định Của với các loại lúa NN8- 388, các loại lúa muộn, lúa chiêm 314, các giống cây ăn quả như khoai lang, đu đủ, dưa lê… rất nổi tiếng ở miền Bắc. “Người nông dân biết tiếng ba nhiều hơn”. Có thể nói ông Lương Định Của sống trong lòng nông dân không chỉ từ giống cây mới thần kỳ, mà còn do cuộc đời mẫu mực của ông.

Trong cuốn hồi ký, bà Nubuko viết về mối tình của bà và ông Lương Định Của. Họ gặp nhau, yêu nhau khi ông du học ở Nhật nghiên cứu di truyền học tế bào. Tốt nghiệp tiến sĩ, ông về nước theo lời gọi của Bác Hồ cùng với các trí thức lớn như Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước… Họ cưới nhau năm 1945. “Lúc ấy làm gì có ai biết đến Việt Nam và lấy người Việt Nam đâu. Nhưng gia đình tôi rất ủng hộ. Mẹ tôi tự đi chợ về nấu nướng cho đám cưới. Mẹ tôi quý con rể lắm. Nhưng chính quyền chưa có thủ tục cho đăng ký kết hôn với người Việt Nam nên phải đăng ký ở nhà thờ. Người Nhật lúc đó còn chưa biết An Nam là ở đâu”. Bà nhớ lại: “Tính tình chúng tôi khác nhau nhưng lòng tin là một. Tin cậy lẫn nhau, gian khổ cùng vượt, đồng cam cộng khổ”. Bà thêm: “Chỉ cần nói ngắn, nói ít như vậy thôi”.

Chuyện về nước của gia đình giáo sư cũng nhiều gian nan: “Từ Nhật, gia đình theo một tàu vận tải hàng của Nhật qua Hong Kong định về Trung Quốc nhưng do thiếu giấy tờ hợp lệ nên không vào được Trung Quốc. Tiền hết, đồ đạc mất hết, phải về Sài Gòn bằng máy bay do người bạn của ba giúp tiền. Ba làm việc ở Viện Khảo cứu Nông nghiệp Bộ Canh nông”, lời anh Việt.

Trích dẫn đến đây, tôi (HK) xin được ghi chú thêm một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng. Theo hồi ức và lời kể của thầy Phan Gia Tân, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, sau ngày Việt Nam thống nhất 30.4.1975, thầy Lương Định Của đã vào Trường tìm gặp Giáo sư Tôn Thất Trình, người hai lần làm Bộ trưởng Bộ Canh nông chính quyền Sài Gòn, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp và trực tiếp giảng dạy cây lúa, nông học. Thầy Của tiếc không gặp được thầy Trình. Giáo sư Tôn Thất Trình đã ra đi. Trong cơn lốc của các sự biến, thầy Tôn Thất Trình đã không sang Mỹ, không sang Pháp mà sang làm việc ở Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO) và tiếp tục giúp đỡ đất nước sau hậu chiến. Điều này tôi đã viết trong bài Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời

 

 

Năm 1954, qua liên lạc biệt động, gia đình giáo sư gửi thư xin phép đi tập kết. Anh Hồng Việt kể lại: “Từ Sài Gòn, theo biệt động đưa về Cần Thơ, xuống căn cứ Cà Mau và đi tàu Ba Lan ra Sầm Sơn, Thanh Hoá. Ấn tượng đầu tiên là hưởng luôn một trận gió mùa đông bắc. Nhưng ngày hôm sau là 1.1.1955, gia đình được chứng kiến ngày lễ tưng bừng”. Trong quyển hồi ký bằng tiếng Nhật của bà Nubuko có in hình giáo sư Lương Định Của và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang lội ruộng xem cây trồng vào lúc chiến tranh đang khốc liệt. Như tất cả các gia đình cán bộ lúc đó, nhà bà phải ly tán đi làm nhiệm vụ: giáo sư làm việc ở Gia Lộc, Hải Dương; các con lớn gửi vào trường học sinh miền Nam; bà cùng cơ quan sơ tán về gần chùa Thầy, Quốc Oai. Bà cũng là phát thanh viên tiếng Nhật của đài Tiếng nói Việt Nam và vinh dự là người đọc bản tin loan báo chiến thắng lịch sử 30.4.1975.

Bà Nubuko kể chuyện tình bạn với nhiều người, trong đó có mẹ con nghệ sĩ Đặng Thái Sơn và rất nhiều người khác. Bà đi du lịch khắp Việt Nam, về quê chồng ở Long Phú, Sóc Trăng, họp đồng hương ở Sài Gòn, về tận nhà người nông dân nghèo ngày xưa bà ở trọ lúc sơ tán ”

Nhà báo Phan Quang đã tái hiện chân thực cuộc sống thường ngày của nhà bác học nông dân trong phần 2 của bài “Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của”: “Tập kết ra Bắc, tiến sĩ nông học Lương Định Của được phân về nhận việc tại Học viện Nông lâm, đóng ở Gia Lâm. Là một nhà di truyền học nổi tiếng, ông được phân công phụ trách nghiên cứu và ứng dụng lai tạo giống. Ít lâu sau, Học viện tách làm đôi: Trường Đại học Nông Lâm, vẫn đóng ở địa điểm cũ, và Viện Khoa học Nông nghiệp chuyển sang bên này sông Hồng, xây dựng hoàn toàn mới ở Văn Điển. Năm 1960, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, khóa II, và được bầu lại liên tiếp ba khóa nữa, cho đến khi qua đời. Lương Định Của về Viện. Bà Của – tên con gái là Nakamura Nobuto, thuộc một gia đình quý tộc phá sản vì chiến tranh – giúp việc ông trong việc lai tạo giống, hưởng lương nhân viên bốn mươi đồng một tháng. Ông mang từ Nhật Bản về hai con trai sinh bên ấy. Về nước lại đẻ thêm hai đứa nữa. Vào lúc đó có chủ trương giảm biên chế. Bà Của làm công tác khoa học mà chưa có bằng đại học chuyên ngành, theo chính sách chung, đưa ra ngoài biên chế. Cả nhà sáu miệng ăn, trông vào lương ông Viện phó, cho dù đã được ưu ái xếp tận trần thì bậc lương cao nhất của Phó Viện trưởng cũng không thể vượt quá một trăm năm mươi lăm đồng. Cộng thêm năm đồng phụ cấp ưu đãi gì đó nữa, tổng cộng mỗi tháng lĩnh tròn một trăm sáu mươi đồng. Với sự chuẩn xác của nhà khoa học, bác sĩ Của ghi vào tờ khai thu nhập bình quân gia đình: Hai mươi sáu phẩy sáu đồng. Một ngày chủ nhật, Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm Viện, xem giống lúa, vườn cây, đồng rau, chuồng gia súc, thí nghiệm… Phó Viện trưởng Lương Định Của hướng dẫn Thủ tướng. Đang đi trong Viện thì xe thủng lốp. Người lái xe xin Thủ tướng mười phút thay lốp xơcua. Anh Tô (*) nói: “Ta vào thăm nhà anh Của đi”. Lương Định Của vội chạy về trước. Gia đình ông được cơ quan phân cho một ngôi nhà cấp bốn ba gian, mái lợp tranh. Trên bếp lò còn chảo cơm rang buổi sáng ăn dở, ông vội vàng lấy chiếc lồng bàn úp lại. Rồi vơ cuộn vội đống chăn lũ trẻ ngủ dậy muộn chưa kịp gấp, vứt bừa bãi. Các chăn bông không còn vỏ bọc, vì chỉ đủ tiền mua những cái cốt dày chống rét miền Bắc thôi. Bà Của sửa sang áo tóc, đứng ra bên cửa cúi mình rất thấp rước Thủ tướng vào nhà. Anh Tô liếc nhìn cuộn chăn bông không có vỏ và chiếc lồng bàn úp luôn trên bếp lò, cảm ơn song không bước qua cửa mà thoái thác “Tôi muốn xem mấy cây táo”. Quả là trong vườn gia đình có trồng ba cây táo tạo dáng đẹp và rất sai quả, táo ta mà quả nào quả nấy to gần bằng trứng gà. Bác sĩ Lương Định Của nổi tiếng về mấy cây ăn trái này. Bà con hàng xóm đồn ông Của có mang hóa chất đặc biệt từ Nhật về, cho nên cây nào ông trồng cũng sai quả và quả to đến thế. Đấy, xem như rau muống là thứ phổ thông nhất, ông cho hóa chất vào, cọng rau cứ to tày thân cây sậy; rau muống ông Của chẳng đang phủ kín đồng, dùng làm thức ăn cho lợn là gì. Trả lời Thủ tướng hỏi giống táo gì đây, bác sĩ Lương Định Của đáp: “Thưa, táo Thiện Phiến, Hưng Yên đấy ạ”. Nhiều người cho là ông Của không nói thật. Ngay trên Bộ Nông nghiệp cũng có ý kiến xì xầm tay Của giỏi giấu nghề. Lương Định Của bực lắm. Ông nói: “Báo cáo Thủ tướng mà dám nói sai, tôi không sợ vào tù sao?”. Quả thật, đấy đúng là giống táo Thiện Phiến. Ông Của nhờ bạn là Trưởng Ty Nông nghiệp Hưng Yên chiết cho ba cành, ông mang về trồng trong vườn cho lũ trẻ có thêm vitamin; gia đình làm gì đủ tiền mua trái cây như thời bên Nhật Bản hoặc ở thành phố Sài Gòn. Cái quan trọng, ông nói, là biết chăm sóc và tạo dáng. Tỉa cành. Vặt bớt những quả bé đi. Và dạy cho lũ trẻ con, phải chờ cho quả thật chín mới được hái, không được bứt phá khi quả còn xanh. Thủ tướng đến thăm cữ giáp Tết, đúng vào mùa thu hoạch, cho nên ba cây táo trong vườn nhà ông mới đẹp đến vậy. Chia tay ra về, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vỗ vai nhà nông học: “Anh Của à, anh làm nghiên cứu, thường xuyên đi với nông dân, tác phong giản dị là tốt. Nhưng nông dân ta không bẩn đâu nhé. Nhà anh bẩn lắm!”. Và người đứng đầu Chính phủ kết thúc câu nói bằng một tràng cười sang sảng quen thuộc. Lương Định Của đưa tay gãi cái trán đã bắt đầu hói, khẽ “dạ”. Từ bấy trở đi, mỗi kỳ lễ tết, anh Tô lại gửi cho cái phong bì một trăm rưởi, hai trăm đồng. Phó Thủ tướng Phạm Hùng chỉ thị chuyển bà Nakabura Nobuto, mà từ lâu rồi mọi người chỉ biết gọi là bà Của về làm việc ở Ban tiếng Nhật Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, hưởng lương cán bộ. Chưa bao giờ ai nghe Lương Định Của có một lời phàn nàn về cuộc sống. Ông chỉ buồn về những trục trặc nhỏ trong quan hệ bạn bè, đồng nghiệp. Nỗi day dứt của ông là không đủ tiền đặt mua tạp chí khoa học của nước ngoài. Đúng vào dịp này, ông viết sơ yếu lý lịch cá nhân, mục “GIA ĐÌNH – Vợ người Nhật Bản. Có bốn con. Đứa lớn học trường miền Nam số 25, lớp năm. Đứa kế học trường ở Văn Điển, lớp ba. Lương hàng tháng đủ sống, không rách rưới, thiếu thốn gì. Ở Sài Gòn còn ba em, hai gái, một trai. Đứa em gái lớn chưa có chồng, đứa em kế đó chồng đi tập kết có hai con, thằng em út thì làm sĩ quan trong quân đội Sài Gòn”.

Nhà báo Phan Quang kể tiếp về  “Gánh xiếc Đông Phương Hồng” và những công việc cụ thể thường ngày của Bác Của:  “Bước vào thập niên 60 thế kỷ trước, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở miền bắc vừa hoàn thành, khắp mọi nơi sôi nổi phong trào cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động nông nghiệp. Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được phân công kiêm Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương. Bác Hồ đích thân chỉ thị cho ông tìm cách khuấy động phong trào, tạo khí thế thi đua phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ các nhà khoa học nông nghiệp, bắt đầu từ các con chim đầu đàn được đào tạo trong nước hoặc học từ nước ngoài về: Bùi Huy Đáp, Nguyễn Đăng, Lê Duy Thước, Trần Văn Hà, Dương Hồng Hiên, Trần Thế Thông, Đào Thế Tuấn, Lã Xuân Đĩnh…, mỗi vị một nghề chuyên sâu, sẵn sàng xắn quần lội ruộng. Lương Định Của là chuyên gia về giống, được phân công chỉ đạo huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, lấy hợp tác xã Đông Phương Hồng làm thí điểm. Nhà nông học cùng mấy học trò kỹ sư có, trung cấp có lếch thếch gồng gánh đồ lề rời thủ đô về mảnh đất vốn nổi tiếng “địa linh nhân kiệt”, đã góp phần rất to lớn về hậu cần cho chiến thắng Điện Biên Phủ song nghèo thì vẫn nghèo, vì mùa màng bấp bênh, năng suất lúa bình quân thấp. Anh em trong ngành nông nghiệp và cán bộ địa phương gọi đùa đội chỉ đạo của thầy trò Ông Của là “Gánh xiếc Đông Phương Hồng”. Từ bấy, trên cánh đồng ruộng Thọ Xuân hầu như ngày nào bà con nông dân cũng thấy một người trạc tuổi trung niên dong dỏng cao, đầu đội nón lá, mình mặc sơmi mầu cỏ úa, quần xắn ống thấp ống cao quẩn quanh từ sáng đến xế chiều. Nông dân đã quên đi hoặc chẳng buồn quan tâm đến học vị cao siêu cũng như các chức danh rối rắm khác của ông trưởng đoàn chỉ đạo do Trung ương phái về mà chỉ biết đấy là Bác Của – không phải “bác” trong cụm từ thông thái “bác sĩ nông học” mà là “bác” như nông dân vùng này vẫn thường gọi nhau: bác Đỏ, anh Cò… Nông dân chấp nhận nhà bác học nói giọng Nam Bộ như một người thân thuộc bà con lối xóm của mình. Lương Định Của là một người thẳng tính. Mới về huyện Thọ Xuân, dạo quanh một vòng quan sát đồng ruộng nơi cạn nơi úng, ông nói với Bí thư Huyện ủy: “Cánh đồng của anh như cái nồi đất thủng, nấu cơm không chín đâu”. Ông chủ trương bắt đầu từ việc xây dựng đồng ruộng, làm bờ vùng bờ thửa. Hợp tác xã được chọn làm điểm chỉ đạo. Đông Phương Hồng vốn là một đơn vị làm ăn căn cơ, nhiều lần được báo chí nêu gương. Chủ nhiệm am hiểu kỹ thuật, báo cáo hay, “nói như viết trên báo”. Năng suất lúa đạt ba tấn/ha mỗi vụ – một mức khá cao thời ấy. Song chỉ cần làm một việc cực kỳ giản đơn là lấy tổng sản lượng thóc chia cho diện tích cấy trồng thì năng suất bình quân không đúng như lời chủ nhiệm báo cáo. Lương Định Của đập bàn: “Anh nói dối. Báo cáo không đúng sự thật. Thế này không chỉ đạo được. Anh làm ăn vậy thì tôi thà đi nơi khác còn hơn”. Tuy vậy chẳng mấy chốc đoàn chỉ đạo và cán bộ hợp tác xã thân thiết với nhau. Đông Phương Hồng nổi bật lên như một điểm sáng thật sự. Toàn huyện Thọ Xuân cũng đạt kết quả khá nhờ xây dựng đồng ruộng, làm thủy lợi, cải tiến đồng bộ kỹ thuật, tạo điều kiện đưa các giống mới vào cơ cấu cây trồng. Năm sau, Bộ Nông nghiệp tăng cường cho đoàn mười lăm kỹ sư mới tốt nghiệp, để bác Của cấy về các huyện khác trong tỉnh Thanh Hóa, nhân phong trào lên. Một chủ nhiệm hợp tác xã của huyện Thọ Xuân, Trịnh Xuân Bái, được tôn vinh Anh hùng Lao động hình như trước cả Lương Định Của và nhiều Anh hùng Lao động lừng lẫy khác.”

Trong bài đã dẫn với tiêu đề  “ Mấy ông tượng chạy lũ” nhà báo Phan Quang kể tiếp: “Nghe chị thường trực báo có bác sĩ Lương Định Của muốn gặp, tôi vội vàng gác bút chạy ra. Nhà nông học quần xắn móng lợn ống thấp ống cao, mình vận chiếc sơ mi ngắn tay mầu dưa cải muối, trên đầu vẫn chiếc nón lá rộng vành rất thời thượng và cũng rất tiện lợi thời kháng chiến, tay xách một túi lưới bên trong lủng củng mấy vật gì cồng kềnh gói sơ sài bằng giấy báo. – Làm sao anh về được Hà Nội? – Tôi hỏi. – Thì cũng phải tạt về nhà xem bả với sắp nhỏ sống thế nào chứ, – anh Lương Định Của cười. Trận lụt lịch sử năm ấy rất ác hại. Đê sông Đuống vỡ, một phần lớn hai tỉnh Hải Hưng ngập sâu trong nước, kể cả một đoạn đường số 5 huyết mạch. Nghe tin vỡ đê, Lương Định Của đang họp ở Hà Nội, đâm bổ về Viện Cây lương thực hô anh em cứu thiết bị và các loại giống lúa quý Viện đang lai tạo dở, rồi bị kẹt luôn dưới ấy. Nước đã tràn được vào đồng trũng thì ngâm luôn lại không rút vì nước các sông đang mùa đấy, mà mặt đồng nhiều nơi lại thấp hơn mặt biển lúc triều cường. Ông Của sốt ruột, đi thuyền ra đường 5, mạn dưới Phố Nối một ít, đáp xe về Hà Nội. Tôi mời ông vào phòng khách. – Không, không, tôi chưa ghé nhà. Tiện đường, tôi tạt ngang, mang tặng anh mấy thứ này, chắc anh thích. Mà cũng để đỡ lủng củng. Ông xách cái túi lưới cồng kềnh đang đặt tạm trên chiếc ghế đá bên gốc cây đa, đưa cho tôi. Tôi ngạc nhiên vì nó khá nặng. Thú thật, nhác thấy ông Viện trưởng xách cái túi lưới, tôi ngỡ đấy là trứng vịt lộn. Hồi ấy, bổ sung chất đạm, nhất là đạm động vật, là nhu cầu của mọi người. Bác sĩ nông học Lương Định Của được giao xây dựng Viện Cây lương thực và Thực phẩm trên một cánh đồng quạnh vắng với cái vốn ban đầu ít ỏi, vấn đề lớn đầu tiên là làm sao cho anh em đủ no, đủ chất để lao động nặng nhọc. Ông cho nuôi nhiều vịt đẻ và tổ chức ấp trứng theo phương pháp học được bên Nhật, ông bảo thế, rất đơn giản mà hiệu suất cao, trứng ung chưa bao giờ vượt quá một phần trăm. Nhiều lần ông nói: “Chúng ta đều biết trứng là thức dinh dưỡng toàn diện, aliment complet, tốt lắm. Mang ấp nó lên, trong thời kỳ chuyển hóa từ quả trứng sang con vịt con, lượng dinh dưỡng của nó còn tăng lên. Cùng một quả trứng ấy, ta cho ấp, chẳng tốn kém gì mà ăn đỡ chán, lượng bổ vào cơ thể lại nhiều – thế có phải kinh tế không?”. Lần nào từ Viện Cây lương thực về, ông cũng mang cho bạn bè một ít trứng vịt lộn. Mỗi nhà hai gói. Mỗi gói một chục quả bọc trong mấy tờ báo to và dày. Mỗi quả lại được gói riêng bằng mảnh giấy nhỏ. Để vừa đỡ làm vỡ trứng lúc đi đường vừa ủ ấm cho cái phôi tiếp tục chuyển hóa. Ông đánh dấu cẩn thận và đề ngày tháng từng gói một: “Chục này luộc ăn ngay hôm nay. Chục này để đến chiều hoặc tối mai”. Mỗi lần ông không quên cẩn thận dặn dò. Nhưng lụt to thế này, gia súc gia cầm không chết đuối cũng tản mác, thóc lúa ướt hết, người còn không có cái ăn, nói gì gà vịt. Tôi mở hé gói quà. Hóa ra toàn là tượng gỗ thờ trong chùa, phần lớn phủ sơn ta, cũng có cái sơn son thếp vàng. Lương Định Của nói: – Lũ cuốn trôi chùa. Tượng nổi lềnh bềnh. Biết anh thích tượng cổ, tôi khoèo vớt mấy cái cho anh. Cũng chỉ cứu được mấy cái nhỏ nhất thôi. Có tượng Phật to và đẹp lắm, nhưng bê làm sao nổi. Tôi bọc giấy báo, kẻo đi đường dân nhìn thấy lại cho là cán bộ phá tự do tín ngưỡng. Nói xong, ông lật đật trở sang ban đối ngoại Đài Tiếng nói Việt Nam, phố Bà Triệu. Giờ này, bà Của đang làm việc bên ấy.”

“Lúc gánh xiếc Đông Phương Hồng mới về, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chưa tiếp xúc ngay. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Thuyền lặng lẽ cử cán bộ quan sát cung cách làm ăn của đoàn chỉ đạo. Một tháng sau, ông cho mời bác sĩ Lương Định Của về cơ quan, tiếp đón trọng thể, và chỉ thị cho văn phòng, mỗi lần bác Của có việc ghé thị xã thì mời vào nghỉ tại nhà khách của Tỉnh ủy (hồi ấy gọi là Nhà giao tế), và được mua thêm thuốc lá Điện Biên ngoài tiêu chuẩn… Trong hoàn cảnh đầu những năm sáu mươi thế kỷ trước, như vậy đã là một sự ưu ái. Lương Định Của thành công trong việc vận động cấy lúa có chăng dây cho thẳng hàng và cầm ngửa tay bó mạ. Đó là phương pháp ông học của Nhật Bản và đã từng được áp dụng rộng rãi ở Triều Tiên. Cấy theo cách này thì cây mạ cắm nông, chóng bén rễ, lại bảo đảm mật độ quy định để đạt năng suất mong muốn cho từng loại ruộng. Mặt khác, cấy chăng dây thẳng hàng buộc phải làm đất kỹ, và có thể dùng bừa cỏ cải tiến để làm cỏ sục bùn – cũng là những yếu tố đạt sản lượng cao. Nhưng ông là một người – cũng như hầu hết các nhà nông học tên tuổi và cán bộ chỉ đạo nông nghiệp của ta thời ấy – cực lực phản đối việc “thâm canh” bằng cách cấy lúa dồn, ken cây lúa thật dày, dày tới mức trẻ con có thể đứng lên trên ngọn các bông khi lúa chín. Phương pháp “tăng năng suất” này khởi thủy từ phong trào đại nhảy vọt ở Trung Quốc, được một số người truyền bá vào và khuyến khích áp dụng tại nước ta. Có người quát: “Sáu trăm triệu nhân dân Trung Hoa làm được, tại sao ta không làm”. Lương Định Của bình tĩnh trả lời: “Thưa, tôi đã có làm thí nghiệm. Kết quả: không được”. Lương Định Của trước sau là một nhà di truyền học, một người tạo giống. Ông đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực ấy. Vì được giao trách nhiệm chỉ đạo cơ sở, ông buộc phải đánh lấn sang các sân khác. Cùng với tác phong đi sát thực tế, phương pháp suy luận khoa học giúp ông nhiều. Tôi nhớ, cũng vào dạo ấy, có một cuộc họp các nhà quản lý nông nghiệp và nhà khoa học đầu đàn tại nhà riêng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, phố Lý Nam Đế. Nội dung: bàn và quyết định về chiếc cào cỏ cải tiến, để cho sản xuất hàng loạt. Đấy là chiếc cào răng sắt có trục quay đẩy hoặc kéo trên mặt ruộng mềm, vừa làm cỏ vừa sục bùn, bàn cào rộng vừa đủ để chạy giữa hai hàng lúa. Dùng công cụ này thì đỡ cho chị em nhà nông phải khom lưng cào cỏ sục bùn bằng tay, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật ra công cụ này đã được dùng phổ biến ở nước ngoài. Có hai loại. Loại một bàn tra cán dài cho người đứng thẳng đẩy bằng tay. Loại gắn nhiều bàn thì cho bò kéo. Một nhà khoa học nổi tiếng chủ trương áp dụng loại cào bò kéo, năng suất lao động sẽ cao, đáp ứng đúng yêu cầu của đất nước chuẩn bị bước vào chiến tranh. Lương Định Của đề nghị nên dùng cào đơn, người đẩy, cho gọn nhẹ. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ngồi yên, đầu hơi cúi vừa chăm chú nghe vừa rít thuốc lá, thỉnh thoảng gật gù tán thưởng. Các nhà khoa học lần lượt trình bày xong, ông ngửng đầu dụi tắt điếu thuốc lá hút dở: “Tôi tán thành ý kiến của anh Của. Dùng loại bừa do bò kéo đúng là sẽ đạt năng suất lao động cao. Nhưng ta lấy đâu ra bò mà kéo?”. ĐU ĐỦ VÀ BƯỞI Thời gian làm việc tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm, Lương Định Của có hai người bạn thân. Bí thư Huyện ủy Gia Lộc Lê Văn Đởm và Bí thư Huyện ủy Cẩm Giàng Nguyễn Phùng – ông Phùng ít lâu sau được điều chuyển lên tỉnh nhận nhiệm vụ Trưởng Ty Nông nghiệp. Hai ông bí thư – cũng như Lương Định Của, nay đã thành người thiên cổ – đều trưởng thành từ cơ sở lên, đặc nông dân, tiếng mỗi người đứng đầu một huyệt mà nhà vẫn rất nghèo. Một anh bạn nhà báo có lần nói với tôi: “Quái, ông Của là nhà đại trí thức, mà xem ra chơi thân thật sự với hai tay đặc nông dân. Mà ý chừng ông ấy tâm đắc với tay Phùng Sơn. Viện đóng ở Gia Lộc, tối nào rảnh rỗi, ông Của lại sang Cẩm Giàng uống rượu Phú Lộc cùng Nguyễn Phùng. Ngồi với Lê Văn Đởm chỉ thấy hai ông bàn công việc”. Riêng tôi có hiểu phần nào. Ông Đởm người cao lớn, đường bệ, đi đứng hơi chậm chạp. Ông Phùng tầm vóc nhỏ hơn, rắn rỏi, da săn, nói năng cởi mở, ham kỹ thuật mới và có điểm khác với ông Đởm là không biết (hoặc biết mà không thích) đánh tổ tôm. Một lần ông Của nói vui: “Mình nghiệm phần lớn những anh nào người quá béo tốt đều lười biếng. Thân thể nặng nề thì làm sao hoạt bát? Xem ông Đởm đấy, xong việc là đánh tổ tôm, tôi đưa cho bao nhiêu sách tối có buồn đọc đâu, chỉ đạo toàn bằng vốn cổ kinh nghiệm. Ông Phùng có vẻ chịu khó mầy mò học hỏi hơn”. Một lần ăn cơm tối với nhau, Nguyễn Phùng giả vờ cà khịa: “Ông có biết cầm ống tiêm đâu mà gọi là bác sĩ…”. Tôi phụ họa: “Cái ngành nông nghiệp các anh đến là rắc rối. Thời Tây, cùng là kỹ sư như nhau lại phân thành kỹ sư nông nghiệp và kỹ sư nông học. Nay ngành nào người ta cũng gọi thống nhất cử nhân, phó tiến sĩ, tiến sĩ, giáo sư. Riêng anh thì cứ khăng khăng bảo mình là bác sĩ…”. Lương Định Của không giận. Ông hiểu vì sao chúng tôi đề cập chuyện ấy. Nhà bác học là người không giỏi khoa ngôn từ. Trong nhóm nhỏ thân mật, ông chuyện trò rất hay, những vấn đề kỹ thuật rắc rối nhất cũng được ông giảng giải tường tận, phù hợp với trình độ người đối thoại. Nhưng cũng vấn đề ấy, mời ông lên thuyết trình tại hội nghị, có khi đã chuẩn bị kỹ nhưng trình bày lại không hấp dẫn, không mấy thuyết phục người nghe. Chúng tôi nhiều lần mời ông viết bài cho báo. Ông nhận lời, thì phải chờ nhiều hôm sau mới có bài. Bài ông ngắn gọn, nhìn bản thảo thấy những hàng chữ đều đặn viết bằng bút mực xanh, chữ hơi nghiêng về phía trái, biết là ông đã tự tay chép lại. Bởi vậy, chớ nên dại dột động bút chữa bài ông Của. Một lần, anh biên tập viên có sửa đổi vài từ, và tiện tay xóa từ bác trong bác sĩ đi, thay vào từ tiến – “gọi chung là tiến sĩ cho nó nhất quán trên mặt báo”, lý lẽ của anh giản đơn như vậy. Lương Định Của hết sức phật ý: “Các anh chẳng hiểu cái gì”. Đó là câu trách móc nặng nề của ông. Lần này ông từ tốn nói: “Bác sĩ là học vị cao nhất bên Nhật Bản. (Ông nhúng ngón tay vào cốc nước, viết hai từ bác sĩ bằng chữ Hán ra bàn ăn). Nhà nước người ta phong cho tôi như vậy thì suốt đời tôi giữ nguyên như vậy, không hơn không kém”. Thời chống chiến tranh phá hoại, xã hội thiếu thốn nhiều thứ, Lương Định Của quan tâm vấn đề dinh dưỡng cho mình cũng như cho đồng sự bạn bè, nhưng ông là người sống điều độ. Ngay đến khi lớn tuổi, ông vẫn giữ được dáng người thanh thoát, chỉ có cái trán là mỗi ngày mỗi hói và bóng hơn. Thỉnh thoảng ông có nhấm nháp vài chén hạt mít rượu ngang cùng các Bí thư huyện hoặc cánh nhà báo song để vui là chính. Một vại bia hơi đủ làm mặt ông ửng đỏ. Có lần ông mang rượu thuốc ra mời anh em: “Anh Nguyễn Tạo (Tổng cục trưởng Lâm nghiệp) vừa gửi cho cái lộc nhung. Tôi nhờ ông Phùng mua cho một vò Phú Lộc, các anh tha hồ uống”. Ít lâu sau gặp lại thấy bữa ăn suông, tôi hỏi vui: “Hết rượu lâm nghiệp rồi sao:”. Ông đáp: “Hết thế nào được. Tôi cho mang lên Hà Nội. Sợ để ở Viện đêm ngồi đọc sách một mình, buồn lại mang ra uống thì chết. Rượu bổ, uống nhiều có hại”. Lần nhà tôi sinh cháu thứ hai, tôi đi công tác xa. Một hôm bà thấy có tiếng gõ cửa. Xuất hiện một người quen quen mang cho hai quả đu đủ chín và mấy chai cà chua nghiền: “Chị dùng quả đu đủ, nhiều sữa cho cháu. Còn thứ purée này làm từ cà chua, tự tay tôi chế biến. Chị cho cháu lớn phết với bánh mì ăn sáng trước khi đi học, người Nhật vẫn dùng món này lắm…”. – Xin lỗi, anh là… Ông gãi cái trán hói: “Tôi là Của, Lương Định Của…”. Dạo ấy đồng bằng Bắc Bộ mở rộng việc trồng cà chua vào vụ đông. Được mùa, cà chua tươi không xuất khẩu được, dân bày ra bán từng đống đỏ rực hai bên đường 5, thật là trên trời dưới cà chua. Ông Của từng bày cho chúng tôi cách làm bột cà chua nghiền để dành ăn dần. Chừng này quả, ngần này đường kính, ngần này muối, ngần này tỏi, vô trùng dụng cụ thế này, cho vào lọ, phủ lớp dầu ăn mỏng lên trên để lâu không bị nấm mốc… Anh em nể ông, chăm chú nghe, có người còn ghi chép, song rắc rối quá chẳng ai thực hành. Một chiều, tan giờ làm việc, anh Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân tự dưng nảy ý, bảo tôi: “Tối nay ta đến thăm ông Của đi”. Nhà ông ở khu tập thể Kim Liên. Con đường chạy qua trước nhà ông thời ấy nay mang tên phố Lương Định Của, nó băng qua đường Phạm Ngọc Thạch để nối liền phố Đặng Văn Ngữ. Hồi mới được phân căn hộ ở đây, ông vui mừng khoe với bạn bè. “Mình ở tầng trên cùng. Thành ra tận dụng được cái trần, làm nơi tạm chứa sách”. Thời chiến tranh, điện đóm phập phù, đường trong khu tập thể tối mò, tối nhất là các cầu thang. Nhà ông không có điện thọai, không thể báo trước. Anh Hoàng Tùng theo tôi mò mẫm lên tầng năm. Lương Định Của ra mở cửa, hơi lộ vẻ ngạc nhiên song niềm nở mời vào. Nơi tiếp khách của ông chỉ có mỗi cái bàn và bốn ghế gỗ rẻ tiền cấp theo tiêu chuẩn. Chiếc đèn bão không đủ sáng. Trên bàn, ngổn ngang vỏ bưởi: nhà nông học đang bóc trái cây mời vợ. Các cháu đều theo trường học nơi sơ tán. Lương Định Của lúng túng gạt tất cả những thứ trên bàn xuống cái chậu, nói với anh Hoàng Tùng: “Ăn bưởi còn tốt hơn ăn cam”. Trong múi bưởi có nhiều chất sắt”. Tôi nghe nói, chính vì nhà không có điện thọai riêng, một tối cuối tuần ông có triệu chứng nhồi máu cơ tim, không thể gọi xe cấp cứu, khi đưa ông vào bệnh viện Bạch Mai thì đã quá muộn, mặc dù nơi ông ở chỉ cách nhà thương có một quãng đường. PHAN QUANG”

Trên đây là sự xâu chuỗi những tư liệu đời thường của giáo sư Lương Định Của, một tấm gương tận tụy gắn bó với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Tiến sĩ Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống Cây trồng đã xúc động viết “Lớp sinh viên đại học của chúng tôi khi ấy mới ra trường được tắm mình trong thực tiễn sản xuất, học các thao tác kĩ thuật trực tiếp ở Viện Lúa Tứ Lộc, các HTX nông nghiệp… đó là những trường học của những kĩ sư, kĩ thuật viên nông nghiệp trẻ tuổi. Thế hệ ấy sau này nhiều người đã trưởng thành những nhà khoa học có đóng góp xứng đáng như lớp thế hệ của PGS.TS Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Trâm… Nhiều lớp cán bộ nông nghiệp do Giáo sư đào tạo đã trở thành những cán bộ đầu đàn trong nhiều lĩnh vực khoa học nông nghiệp. Giáo sư có nhiều thế hệ hoc trò xuất sắc.”

GSTS. Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Luật trong bài Thầy Lương Định Của và tính tình Người Nam Bộ

đã ca ngợi thầy Của và Người Nam Bộ: “Cách đây 3-4 thập kỷ, hồi ở miền Bắc, thầy Của ở miền Bắc lai tạo được nhiều giống lúa mới được nông dân ưa chuộng như Nông nghiệp 1, Chiêm trăng, Đoàn kết .. Gần đây, tỉnh Sóc Trăng quê hương của thầy Của lại sản sinh những con người chọn tạo ra nhiều giống lúa rất ấn tượng, mặc dầu chưa bao giờ được gặp, được thọ giáo tiền bối Lương Định Của. Đấy là nhóm chọn tạo giống lúa do KS Hồ Quang Cua đứng đầu. Đến nay nhóm này đã chọn tạo tới 22 giống ST, trong đó có nhiều giống như ST3, ST5 .. khá phổ biến, những giống ST đỏ từ lai tạo giữa giống gạo đỏ địa phương với giống năng suất cao rồi chọn ra dòng gạo đỏ vừa năng suất cao, vừa có mùi thơm lá dứa. Chân thành và khẳng khái trong cuộc sống, sáng tạo trong lao động chân tay và trí óc, nhân ái trong giao tiếp, độ lượng trong ứng xử xã hội, dũng cảm trong chống ngoại xâm, hòa nhập với cộng đồng và thân thiện với cây cỏ sông nước là những phẩm chất rất quý của con người Nam Bộ cả xưa và nay.”

 

Con đường, mái trường và học bổng

Nhiều mái trường trên toàn quốc mang tên Lương Định Của, hiện chúng tôi chưa thống kê đầy đủ. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã lập giải thưởng mang tên Lương Định Của hàng năm xét trao cho 100 gương mặt tiêu biểu đại diện cho 13 triệu thanh niên nông thôn có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, xây dựng nông thôn mới. Đó là những “ông chủ mới” năng động dám nghĩ dám làm trong phong trào thanh niên nông thôn thực hiện bốn mới (kĩ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới, mô hình mới).

Quận Đống Đa thủ đô Hà Nội có một đường phố mang tên Ông. Tại ngã ba Phạm Ngọc Thạch-Lương Định Của có một dãy ki-ốt kinh doanh hoa tươi bốn mùa rực rỡ sắc màu tỏa hương thơm ngát như luôn tưởng nhớ  tới Lương Định Của, một nhà nông học xuất sắc, người đi đầu trong lĩnh vực cải tạo giống cây trồng của Việt Nam .

Con đường lúa gạo mang tên nhà bác học nông dân Lương Định Của ở huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng được tiếp nối với đường Tôn Đức Thắng tại Trường Khánh đi về Đại Ngãi. Lúa ở đây rất tốt. Đoạn đường này có công sức và tấm lòng nhân hậu của người vợ Nhật đối với quê hương chồng, thật tình nghĩa biết bao !

Rằm xuân thăm thầy Lương Định Của

Dưới đây là phóng sự ảnh của Hoàng Kim về vùng lúa Long Phú,  gia tiên của thầy Lương Định Của, vùng lúa Trường Khánh Đại Ngãi, và con đường lúa gạo Lương Định Của  tỏa rộng con đường lúa gạo Việt Nam.

Chuẩn bị xong những việc sau cùng để ngày mai cấy các bộ giống lúa mới, chúng tôi lên đường về thăm quê hương thầy Lương Định Của khi trời đã xế chiều.

 


 

Ngôi nhà niên thiếu và ảnh cụ Sáu, em gái Thầy Lương Định Của cùng phần mộ tổ tiên, cha mẹ song thân của Thầy tại ấp Ngãi Hoà, cách trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Đại Ngãi khoảng 3 km.


Xe ôm chạy hun hút dưới vòm dừa nước y như trong vườn thiêng cổ tích.

Chúng tôi đến thăm cụ Sáu, em gái Thầy và thắp hương khu mộ gia đình Thầy khi trăng rằm tháng giêng lồng lộng đang lên. (ảnh trên: bia mộ ông bà nội và  bia mộ của bố mẹ giáo sư Lương Định Của; ảnh dưới: toàn cảnh khu mộ rằm nguyên tiêu 2012 )

 

 

Ruộng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh xanh ngát .

 


 

Câu chuyện vinh danh hạt ngọc Việt, <a href=”http://blogtiengviet.net/hạt”>https://www.youtube.com/embed/Hpgi68GOFWs?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent“>hạt gạo làng ta, hạt vàng Việt Nam có con đường lúa gạo Lương Định Của.  Đó là câu chuyện dài về con đường lúa gạo Việt Nam .

“Dạy và học không chỉ trao truyền kiến thức mà thắp lên ngọn lửa ! Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌCCÂY LƯƠNG THỰC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

Hoàng Kim
Giảng viên chính Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh

 

 

BÓNG HẠC CHỐN XA XÔI
Hoàng Kim

Văn hay lời kiệm chữ
Sử giỏi
đời cần lao
Huyền Quang
giăng lưới bắt chim
Đề Thám
mưa Nhã Nam

Ðặng Phú Lân
Kiếm Sắc
Những Ngọn Gió Hua Tát
Phẩm tiết;Tướng về hưu
Con gái thủy thần

Ngày Quốc tế Hạnh phúc
Chim Phượng về làm tổ
Mẹ tắm mát đời con
Những trang văn thắp lửa
Bóng hạc chốn xa xôi

NGUYỄN HUY THIỆP CÕI RIÊNG
Hoàng Kim

Tôi ngồi ở góc khuất, chọn lại mấy truyện ngắn ưa thích nhất của anh Thiệp và lắng nghe lời trò chuyện. Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đêm nhớ Nguyễn Huy Thiệp đang sửa liên tục. Nhiều người đến thăm, tưởng nhớ, thương tiếc, hồi tưởng, bàn luận, nhiều sự việc, được công bố, việc chính của người chép văn sử
CNM365 là tuyển chọn và cập nhật

Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thái Nguyên, mất ngày 20 tháng 3 năm 2021 tại Hà Nội thọ 72 tuổi. Ông là nhà văn Việt Nam đương đại, về truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch với những góc nhìn mới, táo bạo. Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn (1986) nhưng được coi là người đạt đỉnh cao nghệ thuật của truyện ngắn với các tác phẩm nổi bật Giăng lưới bắt chim, Mưa Nhã Nam, Kiếm sắc, Những ngọn gió Hua Tat,Tướng về hưu, Thời của tiểu thuyết, Tuổi 20 yêu dấu, Những người thợ xẻ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Vàng lửa, Phẩm tiết, ….

1

Bạn ưa nhất văn chương anh Thiệp cuốn nào? Tôi thì chọn đầu tiên là Giăng lưới bắt chim, Văn hay lời kiệm chữ, sách này đúng ra phải là Huyền Quang, giăng lưới bắt chim. Chuyện về sư Huyền Quang. Người giăng lưới bắt chim là vua Trần Anh Tông và Trạng nguyên Tể tướng Mạc Đĩnh Chi, Chim là sư Huyền Quang Lý Đạo Tái. Tích truyện cổ có trong Thiền Uyển Tập Anh, một sách Phật học cổ có từ năm 1337, và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã diễn đạt lại theo lối mới, dường như được rất nhiều người đồng tình, vì lối diễn đạt đúng (tôi xin được chép lại) như sau:

Giăng lưới bắt chim
Nguyễn Huy Thiệp

Chương 1

“…Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.

Thiền phái Trúc Lâm được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600- 1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).

Sau một thời gian ẩn dật, dòng Thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế từ Trung Hoa và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng….”

Khi mới xuất hiện, những sáng tác của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên một cuộc tranh luận văn học sôi nổi. Văn phong và cách sáng tác từ trực giác của Tác giả rất lôi cuốn người đọc.

*

Sư Huyền Quang, vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm trước khi xuất gia là một Trạng nguyên, đã từng từ hôn công chúa Liễu Sinh. Vua Trần Anh Tông nói với quần thần:

– Người ta sống ở trong trời đất, mang khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc thích màu đẹp, đều có tình dục như thế. Đấy là lẽ thường. Chúng ta ngăn hãm một phía ham muốn ấy lại chính là để dốc lòng phụng đạo, đó là đành đi một lẽ. Riêng Huyền Quang sắc sắc không không, vậy đó là người ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục?

Mạc Đĩnh Chi nói:

– Vẽ hổ chỉ vẽ được da, không vẽ được xương. Biết người chỉ biết mặt, ít biết được lòng. Vậy xin cho người thử xem.

Vua Trần Anh Tông nghe lời Mạc Đĩnh Chi, cử một nữ gián điệp xuân sắc mê hồn là nàng Thị Điểm Bích tìm đến Yên Tử để thử Huyền Quang theo kế giăng lưới bắt chim …

Huyền Quang, tên thật là gì không rõ, trong sử ghi là Lý Đạo Tái. Ông người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Từ nhỏ nổi tiếng thần đồng, nghe một hiểu mười, nên người ta mới mệnh danh là Đạo Tái. Có sách chép Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý (1252) đời vua Trần Thánh Tông, lúc này mới 23 tuổi. Trong dân gian kể rằng nhà Lý Đạo Tái nghèo, không có đất cắm dùi. Khi còn hàn vi, Lý Đạo Tái từng hứa hôn với một cô gái nhưng về sau bị từ hôn, cô gái đi lấy một người nhà giàu. Cuộc nhân duyên lần thứ hai cũng thế. Chán nản, Lý Đạo Tái chuyên vào mỗi chuyện học hành rồi đỗ Trạng nguyên. Khi ấy, nhiều người đến manh mối hôn nhân nhưng ông đều từ chối, kể đến cả công chúa con vua. Nghe đồn Lý Đạo Tái đã từng ngán ngẩm than rằng:

Khó khăn thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên!

Lý Đạo Tái theo đường hoạn lộ, nhiều lần đứng ra tiếp sứ thần Trung Hoa. Về sau, ông được sư Pháp Loa giác ngộ bèn xuất gia tu hành.

Sư Pháp Loa (tức Đồng Kiên Cường) là vị tổ thứ hai môn phái Trúc Lâm, đã theo vua Trần Nhân Tông khi người xuất gia ở núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông, lấy pháp danh là Điểu Ngự trước khi viên tịch đã truyền y bát lại cho sư Pháp Loa, nay sư Pháp Loa giác ngộ và truyền y bát lại cho Lý Đạo Tái với pháp danh là Huyền Quang.

Huyền Quang là người có căn tu thế nào? Tại sao Huyền Quang lại trở thành vị sư tổ thứ ba trong phái Trúc Lâm, một môn phái Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới tâm linh của người Việt Nam?

Bài thơ Cúc hoa của Huyền Quang nói tâm sự của một người tu đạo ở trong núi, ngắm hoa mới sực biết thời gian trôi đi:

Vong thân, vong thế dĩ đô vong

Tọa cửa tiên nhiên nhất tháp lương

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

Cúc hoa khai xứ nhất trùng dương.

Một người quên mình (vong thân ), quên đời (vong thế ) ngồi mãi trong rừng sâu không có lịch, không biết năm hết Tết đến, thấy hoa cúc nở mới đoán là đã đến Tết trùng dương! Vì sao người này lại ngắm hoa cúc mà không đi ngắm hoa khác?

Chủ nhân dữ vật hồng vô cảnh

Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu

(Lòng người và cảnh vật vốn không xung khắc

So sánh với muôn hoa, thì cúc đứng đầu )

Theo ý tứ bài thơ thì thấy Huyền Quang không phải là người không có thiên vị, không có tình ý riêng! Cũng trong bài thơ Cúc hoa này, Huyền Quang đã có một nhận xét rất sâu sắc: Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp (Nghĩa khí mà khác nhau thì khó mà hòa hợp ). Đạo Phật thường lưu tâm người ta ở hai chữ nhân duyên. Huyền Quang cũng giống mọi người, không phải là lòng dạ sắt đá gì, không phải là người không hiểu biết về lẽ nhân duyên. Trong một bài thơ khác nữa tên là Sơn vũ (Nhà trong núi) tâm tình Huyền Quang phảng phất bâng khuâng:

Thu phong ngọ dạ phật thiềm nha

Sơn vũ tiên nhiên chầm lục la

Dĩ hí thành thiền tâm nhất phiến

Cùng thanh tức tức vị thuỳ đa

(Đêm khuya, gió thu xao xác ngoài mái hiên

Nhà trong núi đìu hiu giữa lùm cây xanh

Tấm lòng tu hành từ lâu đã hóa theo Phật

Tiếng dế vì ai mà kêu rầu rĩ mãi? )

Phái Trúc Lâm là phái có nhiều đệ tử tri thức nhất, học thức nhất, danh giá nhất ở nước ta. Huyền Quang được trao y bát, trở thành sư tổ của phái này thì căn tu, công lực đại thành của Huyền Quang ắt hẳn xuất chúng.

Làm sáng tỏ Phật tính là một mệnh đề cơ bản trong Kinh Niết bàn. Việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đi thử lòng Huyền Quang cũng có thể coi là một công án nhằm làm sáng tỏ Phật tính ở vị đại sư này vậy.

Ngày xưa, có người băn khoăn về pháp môn Bất nhị của Phật pháp đã từng thỉnh vấn Đức Phật: Những người phạm tội tà dâm, giết người, trộm cướp v.v… liệu có mất hết thiện căn Phật tính hay không? Đức Phật đáp: Thiện căn có hạng thường và hạng vô thường. Phật tính chẳng thường mà cũng chẳng vô thường, cho nên không đứt đoạn, gọi là pháp Bất nhị . Một hạng thiện, một hạng bất thiện, gọi là pháp Bất nhị. Uẩn và Giới kẻ phàm cho là hai nhưng bậc trí giả thì hiểu rõ tính của nó không phải là hai. Tính không hai đó (Vô nhị chi tính ) tức là Phật tính.

Theo cách giải thích trên có thể hiểu rằng người ngu kẻ trí Phật tính vốn không khác nhau, chỉ vì mê và tỉnh không giống nhau nên mới có kẻ ngu và trí mà thôi.

Trở lại việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đến thử Huyền Quang ở núi Yên Tử thì tưởng như mưu giăng lưới bắt chim là sâu sắc nhưng thực lại là mê vậy. Chuyện rằng Điểm Bích đã dùng nhiều kế nhưng không lay chuyển được Huyền Quang nên nàng bèn về tâu dối vua. Sách Tam tổ thực lục ghi lại lời tâu ấy như sau:

… Tôi vâng chiếu chỉ đi thử thiền sư Huyền Quang. Đến chùa Vân Yên, vào ở nhờ một bà vãi già, tự xưng là con gái nhà dân, xin được theo học đạo tôn sư. Bà vãi già thường sai tôi dâng nước chè lên cho sư. Trải qua hơn một tháng, sư không hề liếc nhìn, hỏi han gì tôi cả. Một hôm nửa đêm, sư lên nhà tụng kinh, đến canh ba, sư và đám tăng ni ai nấy đều về phòng mình mà ngủ. Tôi bèn đến bên cạnh phòng của thiền sư để nghe xem động tĩnh thế nào thì thấy sư ngâm lời kệ rằng:

Vằng vặc giăng mai ánh nước

Hiu hiu gió trúc khua sênh

Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ

Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình.

Sư ngâm đi ngâm lại mãi, tôi bèn vào phòng tăng, từ biệt sư để về thăm cha mẹ, để sang năm sẽ quay lại học đạo. Sư bèn giữ tôi lại ngủ một đêm, rồi cho tôi một dật vàng.

Nhà vua nghe lời Điểm Bích tâu, lòng bực bội không vui. Nghĩ lại, nhà vua tự trách mình:

– Sự việc nếu quả như lời Điểm Bích thì đúng là ta giăng lưới ở tổ bắt chim, chim nào mà không bị hại! Nếu sự việc mà không như thế thì hóa ra ta đã làm hại quốc sư, đẩy ông ta vào mối ngờ vực oan ức! Nếu hiểu rõ pháp Bất nhị của nhà Phật thì việc thử lòng này thật là nhảm quá!

Để sửa lỗi, cũng là để minh oan chiêu tuyết cho Huyền Quang, nhà vua cho mở hội Vô Già ở kinh thành, triệu Huyền Quang về làm lễ. Nhưng trái với tục lệ nhà chùa, hôm bước vào chính lễ, nhà vua cho giết bò và lợn, dọn toàn cỗ mặn.

Huyền Quang bước vào lễ, kêu tên Đức Phật khấn rằng:

– Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống A Tì địa ngục, còn nếu không thì xin cho những cỗ mặn kia hóa thành chay tất cả.

Huyền Quang khấn xong, bỗng có gió mạnh nổi lên, trời đất tối sầm. Khi gió tàn, trời sáng, tất cả các mâm cỗ mặn đều biến thành cỗ chay tinh khiết thơm tho. Nhà vua và mọi người thấy Huyền Quang làm phép thông cảm được với trời đất thì đều vô cùng cảm phục, quỳ xuống lạy tạ.

Huyền Quang viên tịch ở tuổi 82. Cho đến ngày nay, dân gian nhiều nơi vẫn kể lại những truyền thuyết trong cuộc đời ông. Có người nói rằng các món cỗ chay làm giống cỗ thường trong ngày lễ tết ở các nhà chùa là từ sự tích này. Nhân ngày Xuân, đọc lại sách Phật ngẫm ra nhiều điều. Trong chúng sinh, căn tính người ta có người sắc bén có người cùn nhụt. Người mê chấp thì phải tu thân, học tập; còn người giác ngộ có thể đột nhiên ứng hợp; chung quy lại để nhằm tự mình nhận thức được bản thân mình, tự mình chứng kiến được bản thân mình, sống hòa hợp cùng tự nhiên với tâm hồn trong sáng.

Phía trước là cuộc sống vẫy gọi! Đấy là tương lai với đầy mơ ước cho tất cả mọi người!

2

Mưa Nhã Nam là truyện ngắn mà tôi thật yêu thích của anh Nguyễn Huy Thiệp công bố năm 2001 Văn hay lời kiệm chữ, sách này đúng ra phải là Đề Thám, mưa Nhã Nam. Chuyện về Hoàng Hoa Thám. Quan Toàn Quyền Pháp vừa trao giải đầu Đề Thám ai giết được ông thưởng 30 ngàn quan tiền vừa thách thức ông bằng cách mời ông về dự tiệc tại dinh công sứ Bắc Giang . Ông Đề Thám đã đi vào hang hùm, và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã diễn đạt lại sự thật và huyền thoại của câu chuyện ấy (Tôi xin chép lại) như sau:

Mưa Nhã Nam
Nguyễn Huy Thiệp .

Ở Nhã Nam, tháng Tư có mưa.

Tôi sẽ kể chuyện này cho anh, vì anh, anh bạn bởi đến năm mươi tuổi anh sẽ thành ông lão.

Tôi sẽ kể chuyện này cho chị, vì chị, chị bạn ạ, bởi đến bốn mươi tuổi chị sẽ trở thành bà lão.

Tôi sẽ kể chuyện này cho cậu, cậu câm miệng, cậu còn trẻ quá, cậu là thằng ngốc.

Tôi sẽ kể chuyện này cho cô, vì cô sẽ đi lấy chồng. Lúc ấy chỉ toàn những nhọc nhằn thôi, không ai kể chuyện cho cô nghe cả.

Ở Nhã Nam, tháng Tư có mưa. Chuyện thế này…Một câu chuyện nhỏ về Hoàng Hoa Thám.

Tôi không chắc ông Hoàng Hoa Thám, tức Đề Thám, tức Hùm xám Yên Thế trong lịch sử có giống ông Đề Thám mà tôi kể không? Còn ông Đề Thám như tôi biết (tôi biết rõ ông ta): ông ta là một anh hùng, cũng là một người nhu nhược.

Đấy là khoảng năm…, thời kỳ người Pháp giảng hòa với Đề Thám. Vốn hay đùa nhả trong chính trị, người Pháp thỉnh thoảng có mời Đề Thám về Hà Nội hoặc Bắc Giang chơi. Lần ấy, thống sứ Bắc Kỳ là ông Môren thông qua công sứ Bắc Giang có mời Đề Thám đến Bắc Giang dự một buổi tiếp tân.

Cả Dinh dẫn người đưa thư đến gặp Đề Thám.

– Có nên đi không? – Đề Thám hỏi các thủ hạ của mình.

– Đi chứ! – Những người già quả quyết.

Thế đấy, những người già! Với họ chẳng có việc gì là đáng kể. Trước mặt họ là cái chết. Những cơ hội tốt nhất trong đời họ bỏ lỡ cả rồi.

– Đi làm gì! – Cả Dinh, Cả Trọng, Cả Huỳnh cau có trả lời.

Thế đấy, các bác Cả! Các bác Cả thường rất khoảnh. Chúng ta thông cảm với họ, nếu chúng ta tự mình như họ, trần lực như họ, không có ai để bàn bạc, không có ai đáng bàn bạc, họ phải tự gánh lấy trách nhiệm của họ, nghĩa vụ của họ, giá trị của họ.

Thế còn bà? – Đề Thám hỏi bà Ba Cẩn. Bà Ba là người phụ nữ đáng kể nhất trong cuộc đời Đề Thám. Bà là người phụ nữ duy nhất có mặt nơi này, giữa những tên tuổi hào kiệt lừng danh của phong trào nông dân Yên Thế.

– ông nên làm điều có nghĩa, – Bà Ba trả lời rồi thở dài. Bà có tật như thế khi phải băn khoăn, lưỡng lự điều gì.

Đề Thám bảo mọi người lui ra để ông ngồi lại một mình. Ông nghĩ. Những ý nghĩ của ông bắt đầu phiêu lãng. Thường ý nghĩ của ông bắt đầu từ một vật gì đó cụ thể, tức thời đập vào mắt ông. Thí dụ từ bông hoa hồng.

Này bông hoa hồng
Giá trị của mày là khoảnh khắc
Ai biết mày khi đang hết nụ?
Ai để ý mày khi mày úa tàn?
Ôi hoa hồng, hoa hồng
Phút giây này thật tuyệt vời
May cho kẻ tình nhân gặp mày lúc này
Môi hồng của thiếu nữ cũng thua mày
Hương trầm kia sánh sao được
vị thơm nơi nhụy hoa?
Và những cánh mỏng mịn mà kia,
khiến tất cả vật khác thành phàm tục
Hoa hồng! Ôi hoa hồng!
Ta tiếc cho kẻ vô tình quên bẵng mày
Và giật mình ghen tị với kẻ vô danh nhanh tay
Không biết ai hái mày hôm qua
Kẻ ấy cư xử ra sao với mày?
Hắn có chôn mày trong tim không?
Trái tim ấy có rộng lượng không
có đủ chỗ cho mày ngụ không?
Trái tim ấy có đủ máu không?
Ước không có giông bão lọt vào đấy
Rồi mày cũng nát tan thôi, em ạ, cô em ạ,
Hắn không đáng kể gì, hắn không biết cách
Chơi hoa nào đã mấy người biết hoa”…

Đề Thám không nghĩ như thế, dĩ nhiên rồi. Có điều, hôm ấy trong đồn Phồn Xương ông đã cầm lên tay một bông hoa hồng. ông nghĩ về điều khác. Ông đặt mình vào vị trí của Môren, vào vị trí của những người Pháp. ông cho rằng buổi tiếp tân chẳng quan trọng gì và sự có mặt hay không có mặt của ông đều chứa hiểm họa. ông sẽ mang tiếng hèn nhát nếu ông từ chối. ông sẽ thành lố bịch nếu ông có mặt. Thế lố bịch hơn hay hèn nhát hơn? – Đề Thám tự hỏi. – Thôi thì lố bịch còn hơn hèn nhát!

Tôi sẽ đi, đi một mình, đi ngựa…Sẽ ăn mặc như một chàng rể…- Đề Thám vừa nói với bà Ba Cẩn vừa đội lên đầu chiếc khăn xếp trứ danh thửa mãi tận phố Hàng Lọng Hà Nội, chiếc khăn quái đản: không thể dùng làm mũ, cũng không thể dùng để lau mặt được.

– ông muốn đi ngựa thì đi…nhưng đến Bắc Giang tôi sẽ cho phu kiệu đón. – Bà Ba nói vậy rồi lại thở dài. Đề Thám bực mình: ông không thích người ta quan tâm nhiều quá đến mình. ông bảo:

– Đừng làm phiền tôi.

– Nhưng ông làm phiền mọi người. – Bà Ba bẻ lại.

Sự đời là thế. Bà Ba có lý của bà Ba, cũng như bà Cả có lý của bà Cả vậy. Đề Thám giật cương, thúc con ngựa ô ra khỏi cổng đồn Phồn Xương. ông cho ngựa đi bước một, lang thang trong rừng. ông thích như thế.

Đây là thiên nhiên: cành cây xòa trước mặt, tiếng chim hót, những giọt nước mưa đọng lại trên cây, mùi lá mục ẩm ướt, những con chim xanh, con chim đỏ, con chim vàng, những cánh mối ướt rụi, những con bọ nhảy, tiếng vượn kêu não nùng, bông hoa bé xíu…Tất cả hương vị, màu sắc của thiên nhiên đều chân thực, thanh khiết, đều khiến ta cảm động đến tận đáy sâu tâm hồn.

Đề Thám đi miết. Có thể ông nghĩ gì đấy về tuổi ấu thơ đắng cay tủi nhục, những ngày ông phải đi ở tận mãi Tiên Lữ, Hưng yên. Có thể ông nghĩ về Đề Nắm (Lương Văn Nắm), người đã trao quyền cho ông ở vùng Yên Thế, Nhã Nam này. Có thể ông nghĩ về cái mà ta vẫn gọi là “trường tranh đấu”, sự sống hoặc cái chết.

Đề Thám đi xuyên qua rừng mỡ, rừng dẻ, rừng lim và rừng nhội gai. ông trông thấy một cọn phượng hoàng bay qua trước mặt. ông nói:

– Nếu ta nhìn thấy mày hai mươi năm trước thì thích.

Đến giữa trưa thì Đề Thám rẽ vào nhà một người quen ở gần Kế. Đây là nhà ông đồ Hoạt. ông đồ Hoạt có nhà. Các ông đồ thường chẳng đi đâu cả: các ông ở trong bổn phận mình, trong kiến thức của mình (thực ra là của những con thú to hơn), trong thành kiến của mình, trong giá trị của mình. Ông Đồ Hoạt là người hay chữ, hay thơ. Và như thế, nghĩa là ông chẳng giàu có gì. ở nhà ông đồ, Đề Thám được đón tiếp như người nhà. Thoắt cái, đã thấy bà đồ Hoạt bưng lên một mâm lòng lợn, có cả một đa phèo nõn nà. Mùi mắm tôm chanh, mùi rau húng thơm lừng. Bà đồ Hoạt cười bảo Đề Thám:

– Chị vẫn biết chú thích món này!

Ông đồ Hoạt nói:

– Bà gọi ông Lũy với thằng Hoạt ra đây cùng ngồi.

Ông Lũy là ông hàng xóm, người nổi tiếng về tài ăn trộm trâu bò của bọn hào lý trong vùng. Hoạt là con trai duy nhất của ông bà đồ, bị khoèo tay, tính tình e thẹn.

Bữa rượu vui vẻ, thân mật. Mọi người đều ca thán về nạn sưu thuế, thói nhũng lạm, thái độ mất dạy của bọn quan liêu.

Thời dại chó má!

Mọi người đều thấy đúng là thời đại chó má.

Họ dốc vào họng thứ rượu nấu bằng sắn, thứ rượu mạnh đến nỗi có thể châm lửa đốt cháy được, để hòng làm dịu đi nỗi phiền muộn.

Đề Thám kể cho mọi người nghe chuyện bắt sống chủ bút tờ báo “L’ávenir du Ton Kin” (1) mấy năm trước, chuyện trung tá Péroz đến đồn Phồn Xương thương lượng để ký khế ước ngừng chiến.

Đang câu chuyện, Đề Thám hỏi ông Lũy:

– ông có đủ thịt ăn không?

– Nhờ giời, – tay trộm trả lời, – không phải lúc nào cũng ăn thịt bò, nhưng thịt gà thịt vịt cũng ngon.

Đề Thám nói: – Nếu ông ở chỗ tôi, tay Ba Biều sẽ nện cho ông một trận rồi tống ông vào trại. Tôi không thích trộm cắp vặt vãnh.

Ông Lũy bảo: – Tôi không đến chỗ ông vì thế, tôi biết tôi chẳng ra gì vì vướng nợ đời. Tôi giành công bằng theo lối trâu bò gà vịt chứ không phải theo lối con người. Chỉ xin ông đừng khinh tôi. – Tôi không khinh ông, – Đề Thám nói, – nhưng cũng chẳng trọng.

– Đa tạ ông. – ông Lũy đứng dậy chắp tay vái. – Ông và bác đồ cho tôi lỗi phép.

Ông Lũy đi ra. Mâm rượu còn lại ba người. Ông đồ Hoạt nói:

– Anh Đề ạ, cái đầu anh thật kiêu hãnh, thật đáng giá. Toàn quyền Đông Dương (2) thật hà tiện khi đặt giá đầu anh 30 ngàn quan.

Đề Thám cười:

– Bác vẫn làm thơ đấy chứ?

– Vẫn làm…Thế mới đê tiện. – ông Hoạt đỏ mặt. – Còn anh, anh cũng làm thơ theo lối của anh phải không?

Đề Thám nói:

– Không…Tôi không biết chữ.

Ông Đồ Hoạt lắc đầu:

– Mặc xác anh! Anh vẫn là một nhà thơ đáng kể nhất! Ai bảo anh sống thế? Anh là một tên thi sĩ ma vương.! Anh làm sao tránh được danh hiệu đáng sợ ấy! Anh đã làm những điều mà bọn văn chương suốt đời thèm muốn. Chúng không làm sao biến được ngọn bút của chúng thành ngọn giáo hay cái câu liêm!

– Giáo hay câu liêm, thì tôi có thừa, – Đề Thám nói, -nhưng tôi khát khao điều ấy.

Điều ấy, nào, bác Cả bác biết là điều gì không?

Đâu là giá trị tinh thần, vật chát nơi bác?

Chúng ta chỉ vẻn vẹn có mạng sống này thôi
Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê
Những con đường chúng ta đi qua
Tất cả đều xám xịt lầm bụi
Mỗi cung đường, mỗi vận hạn đều xám xịt, lầm bụi
Mà vầng trăng kia xa lắc
Vầng trăng kia lơ lửng trên đáu
Có đôi mắt nào mở to trong tim ta
Và mỗi cái chớp mắt đều khiến ta nhói lòng
Sẽ phải khởi nghĩa thôi
phải tranh đấu cùng số phận
Trăm năm trước cũng thế
trăm năm sau cung vậy
Ta phải dấn thân, phải đốt lửa
Ngọn cờ ta phất lên là giá trị cuộc đời
Bác Cả, cuộc chiến này thật khốn nạn
Bác có chối cũng chẳng được
Làm người chỉ có một lần làm người thật khó…

Đề Thám hỏi:

– Thằng Hoạt bao giờ lấy vợ?

– Chắc nó ở vậy. – ông đồ thở dài. – Không hiểu sao đàn bà chỉ thích những tên đàn ông nhăng nhít, dê cụ, khả ố, đểu cáng…Thằng Hoạt nhà tôi lại đứng đắn quá.

Đề Thám cười:

– Tôi nhớ tôi đã ăn lễ dạm hỏi ở nhà này rồi. Thằng Hoạt sẽ làm rể Chánh Trương cơ mà?

– Đúng vậy. – ông đồ gật đầu. – Tôi đã hỏi con bé Xoan cho nó. Trầu cau đưa rồi, cuối năm nay cưới nhưng Chánh Trương lại muốn chạy làng, định gả con Xoan cho lão nghị Trường. Lão ấy góa vợ, nhà giàu nứt đố đổ vách.

– Tôi biết nghị Trường, – Đề Thám nói. – Thằng già ấy lẩm cẩm lẫn lộn, khôn như cáo, nói chuyện với ai cũng chỉ gật đầu.

– Anh Đề! Anh hãy giúp đỡ chúng tôi. – ông đồ năn nỉ. – Anh vốn hào hiệp…Anh đừng để con trai tôi xổng con bé ấy.

Đề Thám nhìn Hoạt. Cậu thanh niên e thẹn thở dài. Ngoài cổng xôn xao, trông ra đã thấy Thống Luận, Bang Kinh và mấy phu kiệu thập thò đứng đón. Bà Ba Cẩn không quên lời hứa. Đề Thám biết rằng bà Ba đã đúng trong trường hợp này: Ông không thể vào dinh công sứ Bắc Giang như một phần tử cực đoan lãng mạn, ông buộc phải tiền hô hậu ủng như một đại diện cho nhiều người.

Đề Thám lên kiệu. ông bảo ông đồ:

– Tôi sẽ gắng làm hết sức.

Hoạt chào Đề Thám, đôi mắt chứa chan hy vọng.

Đề Thám nói với Bang Kinh:

– Mang con ngựa ô đi theo. Khi về tôi về bằng ngựa.

Bảy giờ tối, Đề Thám đến dinh công sứ Bắc Giang. Các quan chức và sĩ quan Pháp đi ra đón ông. Họ ngạc nhiên trước người anh hùng nổi tiếng, người được coi là “đại diện cho tâm hồn An Nam” (3) trông y hệt một tay địa chủ nông thôn họ vẫn thường gặp: cũng khăn xếp đen, áo lương, quần trắng, đi giày Gia Định. Đề Thám khác người là ở thần thái, ở tinh thần tự chủ cao, nhãn quan bao quát rộng, nếu có kể thêm thì đấy là sự buồn nản thất vọng về phẩm cách con người nói chung thỉnh thoảng lộ ra ở khóe nhìn vô hồn nơi ông.

Đề Thám trông thấy đám quan chức người Việt đứng tụm lại thật hèn hạ. ông nhận ra nghị Trường, Chánh Trương và cả Xoan, con gái lão, người đã đính hôn với con trai ông đồ Hoạt. Tôi sẽ không kể gì về buổi tiếp tân này. Theo sử sách ghi chép thì người Pháp ở giới thượng lưu thời ấy đều nhẹ dạ, ngông cuồng, xa hoa; đa phần người Pháp “thực dân” còn lại trong các guồng máy cai trị cồng kềnh, lại vừa ngu vừa ác. Bầu không khí tinh thần của thời “thuộc địa nửa phong kiến” ấy đại để như sau: thói ham tiền hám của trộn lẫn với lòng thèm khát khoái lạc vui chơi, chế dộ nô lệ tàn bạo bày ra trắng trợn ở các hầm mỏ, đồn điền; đám nha lại người Việt coi thuế là nguồn thu chủ yếu để xây lợp mái nhà Tổ quốc, có chỗ xây lợp bằng đá thật, có chỗ xây lợp bằng các tờ báo lá cải và chứng từ kế toán giả mạo, “con rồng tre An Nam” tìm cách nhảy chồm lên trong tiếng tom chát ở các ổ chứa và tiếng vỗ tay trong các hội đoàn, thỉnh thoảng lại giật mình co lại bởi tiếng súng kíp hoặc súng hỏa mai tự chế ngoài biên giới…Việt Nam đầu thế kỷ XX là một đất nước nghèo nàn, gần như mọi rợ…

Buổi tiếp tân không làm Đề Thám thú vị chút nào. Lựa dịp thuận tiện, Đề Thám nói với Chánh Trương:

– Tôi muốn nói chuyệh với con gái ông.

Tôi không biết Đề Thám đã nói với Xoan những gì hôm ấy, chỉ biết rằng cô rất bối rối xúc động.

Cô gái, lời nói nào làm cô bối rối xúc động?

Những lưỡi dao cứa vào sĩ diện cô ư?
– Không phải!

Những lời tán tỉnh rườm rà hoa mĩ ư?
– Cũng không phải nốt!

Ngôn ngữ trở nên ghê tởm,
nhớp nhúa trên miệng bọn tiểu nhân
Tôi biết một thứ ngôn ngữ giản dị như đất
Thứ ngôn ngữ mộc mạc, thẳng băng
Tựa như tiếng tù và
Như tiếng kèn đồng
Như tiếng chuông vọng…
Có một thứ ngôn ngữ thức tỉnh con người
Buộc họ soi vào lòng mình
như soi mặt xuống lòng hồ
Có thứ ngôn ngữ của người anh hùng,
của người chính trực
Nó làm ta bối rối xúc động
Ta không trón được
Thứ ngôn ngữ không hề phù phiếm
cũng chẳng tân kỳ
Thứ ngôn ngữ của giống nòi lruyền lại
Thứ ngôn ngữ của lương tri không bao giờ mất…

Đề Thám ra về trước khi buổi tiệc kết thúc.

Không có bất trắc gì xảy ra cho ông và các thủ hạ đi theo. Đề Thám chia tay với mọi người ở triền đê sông Thương, ông lên con ngựa ô rồi theo con đường mòn rẽ vào rừng, ở đấy có lối đi tắt về Nhã Nam. Đề Thám đến cửa rừng thì thấy Xoan đứng đó. Sự biến động trong tinh thần khiến khuôn mặt vốn trắng hồng của cô gái tái nhợt hẳn đi.

Xoan nói:

– Em van ông… Ông hãy cho em đi theo. Đi đâu cũng được…

– Cô phải về đi, – Để Thám nói. – Cô phải chọn Hoạt.

– Không.. – Xoan nức nở.

Đề Thám đón Xoan lên con ngựa ô rồi thúc con ngựa vào rừng. Đêm trong rừng mênh mông và hư ảo lắm. Tiếng côn trùng rỉ rắc. Mùi hương rừng nồng nàn. Bóng tối sẫm đen trên các tán lá cây, sẫm đen nơi hốc đá, sẫm đen eả trên mặt đất. Rừng vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Rừng muôn đời là thế. Thiên nhiên muôn đời là thế: vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Tất cả đều đẩy con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân chính nó. Con người tự co lại như con sâu, cái kiến, thúc thủ trong phần sinh linh vừa bé mọn, vừa cô đơn, vừa bất lực; nó chớp đôi mắt phấp phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình: là ai? đi đâu? thế nào? làm gì? tiến đến đâu? bao giờ thành tựu? bao giờ kết thúc?

Đề Thám và Xoan đến chỗ có hai ngả rẽ một vào căn cứ Hố Chuối và một về Kế thì mưa. Mưa tháng Tư là thứ mưa đầu mùa ở vùng nhiệt đới. Nhoằng một ánh chớp, một làn gió thoảng qua là mưa liền, không sao lường được. Bắt đầu tưởng là cơn mưa bóng mây không phải ngại gì, bỗng thoắt là mưa đá, sấm rền, sét nổ. Mưa như roi quất, tàn bạo, hung hãn. Mây đen cuồn cuộn, gió giật liên hồi rồi mưa như những thác nước trên cao đổ xuống ào ào. Con ngựa không thể đi được vào trong hẻm núi. Đề Thám gầm lên một tiếng như lời chửi rủa, cũng gần như lời than thở rồi thúc đầu gối vào ức phải con ngựa cho nó chạy xuống cánh đồng, ngả rẽ về Kế. Một lúc sau, hai người đã ở trong nhà ông đồ Hoạt.

– Ta đã biết mà, – ông đồ bảo Xoan. – Ta biết con sẽ là một con người con dâu thảo hiền, tín nghĩa… Bà đồ cuống cuồng giục Xoan đi thay áo quần kẻo lạnh. Hoạt vung vẩy cánh tay khoèo, khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

– Anh Đề! – ông đồ nắm lấy vạt áo Đề Thám. – Anh hãy ở lại đến mai hãy về…

Không! – Đề Thám lắc đầu. Những giọt nước mưa mặn chát ướt đầm trên khuôn mặt ông. ông nhảy lên ngựa rồi phóng thẳng vào trong màn mưa dày đặc, màn đêm dày đặc.

Mưa như thế, bắt đầu từ lâu rồi
Trên mặt đất, những con bọ cử bò lổm ngổm
Tôi không biết con người khát khao
điều gì trong cõi sống này.
Hình như điều thiện bắt đầu từ tình yêu phải không?
Điều thiện buồn tẻ vì nó nhạt nhẽo
Điều thiện tầm thường vì nó an toàn
Điều thiện tệ hại vì nó giết đi đam mê
Anh có sợ điều thiện không?
Chị có sợ điều thiện không?
Và em nữa?
Em có bao giờ ghê tởm điều thiện bằng như điều ác?
Rồi mưa cùng với thời gian sẽ xóa đi thôi,
xóa hết Xóa tất cả, rửa đi tất cả
Người ta sẽ rửa chúng ta đi
như rửa xương khi bốc mộ
Trong đêm không có ánh mặt trời
Chúng ta bị rửa đi như rửa xương khi bốc mộ
Tất cả xương người đều như thế.
Tất cả đều rời rạc, đen đúa, khô khan
Chúng ta bị rửa đi như rửa xương khi bốc mộ
Có cơn mưa nào.
Có đôi mắt nào nhòa ướt cho anh?

Đề Thám phóng ngựa vào rừng. Mưa quất vào mặt ông bỏng rát. ông bỗng òa khóc. ông òa khóc cho mình, cho người, cho tất cả những hữu hạn của chính mình, của mỗi người. Đề Thám sụt sùi như một người thường: một anh bán bánh đa mật ở chợ Kế, một viên công chức quèn, một chàng thợ bạc vụng về, một ông giáo nghèo… Ông khóc như một người nhu nhược nhất đời, một người suốt đời thỏa hiệp, không bao giờ dám bước qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương tỏa. Ông khóc như chưa bao giờ là một anh hùng, một người khởi nghĩa.

Đề Thám đi suốt đêm mưa trong rừng. Người ta kể rằng sáng sớm hôm sau ông cầm đầu một toán quân đánh dồn binh Pháp ở Kép, tất cả binh sĩ trong đồn đều bị gíết sạch. Từ đấy chấm dứt thời kỳ hòa hoãn giữa ông và người Pháp.

Mấy năm trước tôi gặp bà cụ Xoan ở huyện lỵ Yên Thế gần đồn Phồn Xương, nơi bây giờ trở thành một phố chợ sầm suất. Bà cụ giờ 84 tuổi, tóc bạc trắng, trông rất hiền lành. Tôi hỏi bà cụ về cuộc đời bà cụ trải qua, bà cụ kể lể khống biết bao nhiêu những điều cơ cực nhọc nhằn xảy ra trong cuộc đời mình: nào người chồng tính nết dở hơi thô bạo, nào đói kém, nào con, nào cháu, nào tật bệnh, nào chiến tranh…

Tôi đứng trên quả đồi khô cằn toàn sỏi nơi bà cụ phát hoang để xây dựng cơ nghiệp cho gia đình mình, trong lòng vô cùng cảm động thương xót. Tôi hỏi điều gì đã làm bà cụ vượt qua được hết nhọc nhằn gian khó trong bao nhiêu nẩm tháng ấy, bà cụ cười móm mém để lộ hai hàm lợi không còn một cái răng nào rồi vạch áo cho tôi xem tấm ngực trần hom hem với đôi vú teo tóp răn reo.

Bà cụ nói: – Ông ấy muốn thế…Tôi không phụ lời tôi hứa… Ông ấy là nguồn an ủi suốt cuộc đời tôi…

– Ông ấy là ai hả cụ?

– Ông ấy kia kìa…

Bà cụ chỉ về bức tượng xi măng cốt thép đứng trên đỉnh đồi ở gần di tích Phồn Xương. – Ông ấy chẳng hề nói năng gì cả…

Tôi biết Đề Thám đã không hề nói năng gì cả từ năm 1913, hơn 80 năm rồi…

Hôm tôi ở Nhã Nam trời cũng mưa, nhưng là cơn mưa bóng mây, một thứ mưa xoàng.

Tôi kể chuyện này đến đây là hết.

*
(1) Tương lai xứ Bắc kỳ.
(2) Pôn Đume (Paul Doumer)
(3) Lời của nghị sĩ Metsimy ở nghị viện Pháp ngày 18-11-1909.

3
Kiếm Sắc là truyện ngắn thứ ba mà tôi thật yêu thích của anh Nguyễn Huy Thiệp công bố năm 2001 Văn hay lời kiệm chữ, Sử giỏi đời cần lao. Sách này đúng ra phải là Ðặng Phú Lân Kiếm Sắc. Chuyện về Ðặng Phú Lân Kiếm Sắc là tướng thân tùy của Thế tổ Nguyễn Phúc Ánh. Lúc vào thành Thăng Long Nguyễn Phúc Ánh bảo: “Ngươi theo hầu ta thế là chín năm một trăm ngày. Chín năm không làm hỏng việc gì, còn một trăm ngày thì hỏng việc, vô tích sự. Thế là trèo lên cây mà không hái được quả, đáng tội chết”. Lân không nói năng gì, vươn cổ ra chịu chém. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp kể vậy và sóng gió dư khen chê nhiều nhất về truyện ngắn này. (Tôi xin được chép lại) như sau:

Kiếm Sắc
Nguyễn Huy Thiệp

4

Những ngọn gió Hua Tat là truyện ngắn thứ tư mà tôi thật yêu thích của anh Nguyễn Huy Thiệp công bố năm 1989 Văn hay lời kiệm chữ, Sử giỏi đời cần lao. Sách này đúng ra phải là Chuyện đời
Nguyễn Huy Thiệp. Chuyện về Chàng Khó và nàng Sinh

Những ngọn gió Hua Tat
Nguyễn Huy Thiệp

Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Dông chừng dậm đường. Bản tên là Hua Tát.

Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt.

Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lốị Lối đi chính rải đá, vừa một con trâụ Hai bên lối đi này đầy những cây mè loi1, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì. Lối đi này đã in dấu chân nhiều người. Trong số đó, từng nghe có cả một vị hoàng đế.

Thung lũng Hua Tát ít nắng. ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đây là thứ không khí huyền thoại.

ở Hua Tát, những chuyện cổ như những bông hoa dại, màu vàng nhạt, bé như khuy áo, điểm đâu đó quanh rào trong các ngõ nhỏ. Đàn ông ngậm hoa này trong miệng uống rượu không bao giờ saỵ Nó cũng giống như những viên đá cuội trắng có gân đỏ, mảnh như sợi chỉ nằm kín đáo nơi lòng suốị Phụ nữ thích những viên sỏi nàỵ Họ nhặt nó về ủ trong áo lót đủ một trăm ngàỵ Khi làm đệm cho chồng, họ dấu viên sỏi đó vào trong. Có lời truyền rằng người chồng nằm trên đệm ấy sẽ không bao giờ mơ tưởng đến những phụ nữ khác.

Hua Tát là một bản nhỏ cô đơn. Người dân ở đây sống giản dị, chất phác. Công việc nương rẫy nhọc nhằn vất vả. Cả việc săn bắt cũng thế. Tuy nhiên, người dân ở đây lại rất rộng lòng mến khách.

Đến Hua Tát, khách sẽ được mời ngồi trên bếp lửa, uống sừng rượu cần với xeo thịt rừng sấy khộ Nếu khách là một người công minh, chính trực, chủ nhà sẽ mời khách nghe một câu chuyện cổ. Có thể những chuyện cổ ấy nói nhiều đến nỗi đau khổ con người, nhưng chính hiểu rõ những đau khổ ấy mà ở trong ta nảy nở ra sự sáng suốt đạo đức, lòng cao thượng, tình người.

Những người sống trong chuyện cổ bây giờ đều không còn nữạ ở Hua Tát, họ đều biến thành đất bụi và tro than cả (2). Tuy vậy, linh hồn của họ vẫn bay thấp thoáng trên các khau cúi (3) nhà sàn.

Như những ngọn gió. *** Sinh là một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát. Nghe nói ngày xưa mẹ nàng bị ma chài, để nàng trong rừng. Nàng gầy gò, bé nhỏ, trông rất đáng thương. Nàng không bao giờ được ăn miếng ngon, mặc váy áo đẹp. Thân phận côn hươn (1) nàng sống thui thủi như con chim cút.

ở Hua Tát, trên đường đi vào rừng ma, có cái miếu nhỏ. Miếu này thờ chàng Khó, người từng giết con hổ dữ ngày nào. Trong miếu có hòn đá nhỏ bằng nắm tay người, để trên bệ gạch. Hòn đá nhẵn thín như bào, sâu trong lớp đá có những vân đỏ li ti như mạch máu người. Ai muốn cầu xin thì sờ tay vào hòn đá, ghé sát miệng vào kể lể với nó. Hòn đá nằm trên bệ thờ từ bao đời rồi, chứng kiến rất nhiều cuộc đời, rất nhiều số phận. Hòn đá trở thành mốt thứ ngẫu vật thiêng liêng, ban đêm có người trông thấy hòn đá tỏa sáng như một cục lửá. Những nỗi đau khổ, những lời cầu xin tích tụ trong hòn đá nhỏ.

Một bận, có một người khách lạ từ dưới xuôi lên, ông ta cao lớn, cưỡi trên một con ngựa ô khỏe mạnh. ông rẽ vào nhà trưởng bản, thăm các bô lão, la cà khắp nơi đây đó, ông hiểu rất rõ phong tục ở bản. Dân bản Hua Tát đoán ông là người buôn cao hoặc lông thú hiếm. ông rất nhiều tiền, cư xử hào hiệp và sang trọng lắm. Một bữa, ông khách qua miếu chàng Khó, trông thấy hòn đá định cầm lên xem. Nhưng thật lạ lùng, ông không làm sao nhấc được hòn đá lên khỏi bệ thờ. Ngạc nhiên, ông về gọi dân bản đến xem. Người ta xúm xít xung quanh miếu nhỏ. ông khách thử cho từng người lần lượt vào miếu để nhấc hòn đá lên tay, nhưng đều bất lực. Hòn đá nặng đến kinh người.

– Chắc có chuyện gì uẩn khúc? – ông khách căn vặn mọi người. – Trong bản liệu còn có ai chưa đến miếu này nhấc thử?

Người ta soát lại thấy thiếu Sinh. Người ta quên bẵng mất nàng.

Ông khách bảo với mọi người đi tìm Sinh đến. Nàng đang đi đào củ mài mãi trong nguồn nước. Sinh đến miếu thờ. Mọi người rẽ lối cho nàng. Ông khách bảo nàng nhấc thử hòn đá. Như có phép lạ, Sinh nhấc hòn đá lên tay dễ dàng như bởn. Mọi người ngạc nhiên, tất cả reo hò sửng sốt. Sinh cầm hòn đá đưa cho ông khách. ánh sáng mặt trời chiếu vào đôi bàn tay nàng, đôi tay chai sạn, ngón không ra ngón. Sinh bóp khẽ vào cái ngẫu vật thiêng liêng. Hòn đá bỗng tan thành nước trước mắt mọi người. Những giọt nước ấy trong như nước mắt, chảy qua kẽ tay nàng rơi xuống mặt đất, in hình trên đó như những ngôi sao. Ông khách lặng người rồi khóc. ông xin dân bản được đón Sinh đi. ông sắm váy mới, áo mới cho nàng. Sinh bỗng trở nên xinh đẹp lạ thường.

Phẩm tiết;Tướng về hưu
Con gái thủy thần

 

 

Tưởng nhớ NGUYỄN HUY THIỆP – Nhà văn Anh hùng thời Đổi mới (1950-2021)... Assessment of Nguyen Huy Thiep’s Works on Historical Topics

Nguyễn Hữu Sơn22 tháng 3 lúc 22:38

* Nguyen Huu Son: Assessment of Nguyen Huy Thiep’s Works on Historical Topics. Vietnam social sciences, No3 (191)-2019, tr.80-92.

Abstract: As a challenge and a “trial” in the sphere of thoughts and art, it is not easy to make a general assessment of Nguyen Huy Thiep’s works on historical issues due to many different viewpoints and explanations. However, we cannot omit his works, when discussing the “literary and artistic creations on historical topics” in the đổi mới, or renovation, period. Basically, Nguyen Huy Thiep’s works on historical topics share many similarities with the general artistic conception in the first half of the 20th century. At the same time, his outlook was improved, renovated, and modernised. His literary works focus on exploring and reflecting people’s life, national destiny, and burning issues of the day. They have been highly appreciated by readers, republished many times, and translated into many languages.

Keywords: Nguyen Huy Thiep, historical topic, literature in the renovation period.
Subject classification: Literature

1. Introduction

Carrying out an in-depth survey of the works on historical topics, we can realise remarkable transitional stages, cultural exchange, and literary development. First of all, the works written in the context of the wars (1945 – 1975) are often subtitled “stories of famous people”, “historical celebrities”, “historical stories”, “historical memoirs”, “eternal exemplars”, “homeland celebrities”, or “national stars”, etc. Those works mainly narrate famous figures as central characters, describing their lives and achievements together with historical events as the story plot without wild fiction or exaggeration. The authors of those works were mainly cultural and historical researchers or teachers, who had thorough knowledge of famous people (for instance, Ha An, Quynh Cu, Nguyen Duc Hien, Nguyen Hong, Vu Ngoc Khanh, Nguyen Loc, Bui Van Nguyen, Chu Thien, Nguyen Huy Tuong, and Thai Vu, who wrote about historic figures such as Le Hoan, Ly Anh Tong, Tran Hung Dao, Tran Khanh Du, Tran Quoc Toan, Lieu Hanh, Nguyen Trai, Nguyen Chich, Nguyen Binh Khiem, Quang Trung, Nguyen Du, Nguyen Cong Tru, Nguyen Huu Cau, Phan Dinh Phung, and Hoang Hoa Tham). The central part of the literary works on historical topics is imbued with the creative role played by the authors as shown in the literary works published during the renovation period, which began in 1986 and consists of a large number of novels and short stories (written by authors such as Nguyen Huy Thiep, Nguyen Xuan Khanh, Hoang Quoc Hai, Ngo Van Phu, Nguyen Khac Phuc, Hoai Anh, Nguyen Quang Than, and Luu Son Minh) as well as historical dramas (composed by Nguyen Dinh Thi, Le Duy Hanh, and others). For example, of all 19 dramas performed during the national festival of Chèo, a form of generally satirical musical theatre, often encompassing dance, held in Ha Long city in 2009, 13 were focused on historical events, historical figures, and heroes in battles. In Vietnam, and the world as well, it is not rare that literary works on historical topics may result in debates and different attitudes towards the reception of those works. Queen mother Duong Van Nga (10th century) is one cited example. Should we consider her a woman, who had “illicit love”, “humane spirit”, or “high national duty”? Another example is Jeanne d’Arc in the history of France (the 15th century). Should she be recognised as “a heretic”, “a female devil”, “a saint”, or “a national heroine”? Obviously, it is necessary to review seriously “the historical fate” of such type of historical creation from all aspects, including creative psychology, imaginary limits, reception attitudes, and the potentials for further development of the topics and genres, aiming at helping to provide more comprehensive and profound awareness of the history and the nation [15, pp.42-49]. This paper2 focuses on some main points, including Nguyen Huy Thiep’s works in the literary movements in the renovation period; Nguyen Huy Thiep’s works on historical topics from the perspective of literature in the first half of the 20th century; and, Nguyen Huy Thiep’s works on historical topics from the perspective of national historical reality.

2. Nguyen Huy Thiep’s works in the literary movements in the renovation period

Discussing historical topics, subjects or genres, firstly we need to isolate the works, in which the authors use historical events and characters as a pretext for imagining completely different fictional plots. Instead of describing the reality, they focus on the supposed artistic reality. And, instead of realising the historical experience, they deliberately create a new image of historical situations and characters. As a part of those works, Nguyen Huy Thiep’s short stories, created on the basis of the plot related to historical famous people such as Nguyen Trai, Nguyen Thi Lo, Nguyen Hue, Nguyen Du, Nguyen Anh, Ho Xuan Huong, Hoang Hoa Tham, Tu Xuong, and Nguyen Thai Hoc, once aroused a lot of controversy.

As a challenge and a “trial” in the sphere of thoughts and art, it is not easy to make a general assessment of Nguyen Huy Thiep’s works on historical issues due to many different viewpoints and explanations. However, we cannot omit his works, when discussing the “literary and artistic creations on historical topics” in the renovation period.

It is possible to conclude that most of Nguyen Huy Thiep’s works related to the above-mentioned figures can be recognised as “historical imitation”, “historical simulation”, or “historical parody”. To various extents, historical realities are reflected sometimes boldly and sometimes slightly. In general, he just used the historical realities as a pretext for creating new plots, new situations, and new personalities. The writer directed readers to new fates, circumstances, events, details, locations, and periods, which never existed in the official documents of history. As a result, the readers feel confused by the fictitious stories created by him, which are different from the realities. Many readers, particularly the critics, therefore, had to raise their opinions and attitudes, which are divided into debating groups that have different ways of receiving his works depending on their own professional knowledge and cultural inertia. In 1988, when Nguyen Huy Thiep released his short stories titled “Sharp Sword” (Vietnamese: Kiếm sắc), “Fired Gold” (Vietnamese: Vàng lửa), and “Chastity” (Vietnamese: Phẩm tiết) in the newspaper “Literature and Art” (Vietnamese: Văn nghệ) published by the Vietnam Writers’ Association, they immediately encountered many strong objections. There were two reasons for those objections, which were recognised unconsciously by the critics. Firstly, some critics supposed that “Fired Gold” was a memoir of historical events and well-known figures (this shows a mistake in recognising the genres), which led to an old way of receiving the story pragmatically and required the author to answer questions in an illustrative and explicit way. “What readers are interested in is mainly shown by images and literary language. They want to know: what the author has written about, whether the nature of history has been reflected truly, and whether the work brings them deep emotions?” [6, p.10]. Secondly, some critics persisted in conforming to the old viewpoint and thinking. They closely followed the previous postulates; for example, they often said: “according to our ever-present conception, …”. This makes these very critics unable to “untie themselves” so as to approach the new. It also prevents the development of artistic creative thinking” [7, p.4]. Within the general correlation, the critics have not kept pace with the orientation towards the renovation in literature and art. During the warm-up of the guideline on the development of literature and art, Nguyen Van Linh, the general secretary of the Communist Party of Vietnam, spent two days attending a conference on literature and art (on 6th and 7th October 1987) so as to understand the reality of literature and art in Vietnam. He also gave an important speech to the writers, artists, and cultural practitioners at the conference. Although the participants were mainly those who were holding management positions, and Mr. Nguyen Van Linh’s speech focused on writing activities, in a general sense, it also caused a profound impact on literary researchers and critics as well. “You have talked a lot about the untying. It surely will help you to promote your ability in your fields greatly. How should we untie? Regarding the untying, I think the Communist Party has to carry out it first. It must be performed in all the organisational activities, policies, and regulations”. At the same time, he emphasised the necessity of changes in the conception, mechanism, and policies as well as the sense of self-control, which was seen as the nature, the quality, and the skill of the practitioners in the field of literature and art. “On the other hand, I think no one else, but you have to do it in your own fields” [8, pp.11-16].

Nguyen Huy Thiep’s works on historical topics are considered very new in comparison with the works classified as “memoirs of historical figures” or “historical stories”, which were more inclined to disseminate propaganda in the particular wartime context, when the whole nation gathered up every effort for the duty of national liberation (1945 – 1975). However, they are not new at all, compared to some of the earlier works. More precisely, they can be seen as the return or the follow-up of the literary style of expressing historical topics in the first half of the 20th century. During the French colonial period, certainly, the censorship was also carried out publicly. Thus, some books were confiscated; parts of some articles were removed; and, whole pages were sometimes left empty. There were specific individuals undertaking the censorship responsibility, and the censorship was guaranteed by the legal procedures. At that time, no one was tied by others, so “being untied” and “untying” was not considered to be a matter of concern. The writers freely described various feelings, experiences, and experiments, and reproduced history in accordance with artistic creativity. This is shown clearly by the fact that many historical novels from France and other Western countries were translated and introduced widely in Vietnam. The recognition of the genres, types, and purposes in artistic consumption was seen as basic knowledge at that time. In the paper titled “Do Not Mistake Narrative Stories for Historical Records; Do Not Be Foolish to Call Me a Historian” (Vietnamese: Đừng lầm lẫn truyện ký là sử ký, đừng lẩn thẩn gọi tôi là sử gia) published 80 years ago, Truc Khe, a writer and researcher (1901 – 1947), suggested differentiating between writers and historians as well as between historical tales and historical records. Acknowledging the changes in the literary trend, he said: “many people have started to use the novel style to write historical stories” and affirmed: “In those historical novels, some details were written with the authors’ imagination, but they are not harmful at all. On the other hand, the effect is that they make more people enjoy reading and being aware of historical stories. It is, therefore, necessary to have such books in our literature” [5, p.1]. As a result, a larger number of historical novels was published. Some of typical authors and novels can be enumerated below:

Nguyen Tu Sieu (1898-1965) with “Mountain Top and Branch of Ochna Integerrima” (Vietnamese: Đỉnh núi cành mai), “Thunder at the Winter Night” (Vietnamese: Tiếng sấm đêm đông), “Dinh Tien Hoang” (Vietnamese: Đinh Tiên Hoàng), “Le Dai Hanh” (Vietnamese: Lê Đại Hành), “Tran Hung Dao’s Fighting against Mongol Invasion” (Vietnamese: Trần Nguyên chiến kỷ), and “History of Viet – Qing War” (Vietnamese: Việt Thanh chiến sử).

Ngo Dinh Chien (?) with “The Person Confronting King Gia Long Who Founded the Nguyen Dynasty: Nguyen Hue” (Vietnamese: Người đương đầu với vua Gia Long khai sáng nhà Nguyễn: Nguyễn Huệ) published in 26 issues of “Hanoi Midday Newspapers” (Vietnamese: Hà thành ngọ báo) in 1935.

Hoa Bang (Hoang Thuc Tram, 1902-1977) with “Quang Trung” published in the newspaper “Nước Nam” (Vietnam) in 1939-1940 and in the form of a book in 1944.

TchyA Dai Duc Tuan (1908-1969) with “Wreck of Gold in Sam Son” (Vietnamese: Kho vàng Sầm Sơn).

Nguyen Huy Tuong (1912-1960) with “Night of Long Tri Festival” (Vietnamese: Đêm hội Long Trì), “Vu Nhu To” (Vietnamese: Vũ Như Tô), “Copper Columns of Ma Yuan” (Vietnamese: Cột đồng Mã Viện), and “Princess An Tu” (Vietnamese: An Tư công chúa).

And, Truong Tuu (1913-1999) with “Men of Vigour in Bo De” (Vietnamese: Tráng sĩ Bồ Đề), and “Five Knights” (Vietnamese: Năm chàng hiệp sĩ) etc…

All of those novels were written with a vivid imagination, thrilling plots, and lively characters, which were very different from the historical records. It is possible to state that the patriotism, the sense of national rehabilitation, the social liberation, and the democracy in the press and publishing activities together resulted in the bumper crop of literary works on historical topics during the semi-feudal colonial period.

3. Nguyen Huy Thiep’s works on historical topics from the perspective of literary experience in the first half of the 20th century

In my opinion, Nguyen Huy Thiep’s works on historical topics are not new in comparison with the literary works of the same genre in the period from 1932 to 1945. Nguyen Huy Thiep usually started or concluded his stories with the same way, which demonstrated that “the stories were made up, but very similar to the reality”. He told, for example, he heard about or saw with his own eyes the facts, or there were witnesses and evidence for his stories. As a result, many readers misconsidered those stories to be historical records. Meanwhile, in “Wreck of Gold in Sam Son” (1940), TchyA Dai Duc Tuan provided a very vague introduction, which was stuck in the middle between the reality and the fiction by the voice of a narrator and the skills of a novelist:

“By 1934, the Government found a wreck containing gold in the seabed off the coast of Sam Son beach in Thanh Hoa province located in North Central Vietnam.

When the wreck was moved to the land, people saw hundreds of bars of gold and silver in the shape of a cuboid. Each bar was as long as a handspan. All the bars were engraved with the [Chinese] character meaning “Virtue”. There were abundant coins made in the Canh Hung era and various Chinese coins made from the era of emperor Wanli (Ming Shenzong) to the era of emperor Qianlong (Qing Gaozong)… Based on our available historical facts, the gold and silver surely belonged to the period of decline of the Later Le dynasty. If they belonged to the period of Le Quy, they must have been owned by the Tay Son brothers or Nguyen Huu Chinh, who was one of two admirals of the army.

… Chinh was left alone in Bac Ha (North Vietnam) by Nguyen Nhac due to the slander made by Vo Van Nham, who was Nguyen Nhac’s son in law. Being too scared of staying alone there, Chinh quickly embarked all the havings and left by boat for Nghe An the next day. As an ingenious person, he never took the gold with himself. On the one hand, he was afraid that it would prevent his boat from going fast. On the other hand, it might lead to the fact that his boat would be robbed and his life could be lost. Consequently, Chinh surely left the havings to his son, while taking a boat to follow Nhac quickly to home.

As explained, the wreck of gold must have belonged to Nguyen Huu Chinh. Based on the surmise, which is very probably true, I am writing this sensational story so as to commemorate the past glorious period and provide you with a new genre of historical stories”.

It is completely a story of historical fiction but closely related to the national historical records. Some parts were copied almost exactly from what Tran Trong Kim, a staunch and sage historian, wrote in his work titled “Outline History of Vietnam” (Vietnamese: Việt Nam sử lược).

“The information I have collected to create this story about the wreck of gold is not completely similar to what is mentioned in the historical records. However, I am not worried about whether it is true or false since I just want to create a history-based novel without intending using the novel to bring back the historical period.

When reading this story, you should forgive me for the above-mentioned point. My expectation is to provide you with a story with an interesting plot and an exciting narrative style. I will feel very happy if you think the expectation is fulfilled. A writer cannot be presumptuous of assuming himself to be a wise historian”. At the end of the story, additional information was also added as follows: “The second day of the fourth lunar month in the year of Binh Dan (or Bingyin) – TCHYA (Vietnamese: Ngày mùng hai tháng tư năm Bính Dần – TCHYA) (i.e. NHS emphasis) [17, pp.V-VII]

… In the story, the character named Nguyen Hue, “King of Northern Pacification”, was created by TchyA as a merciless, narrow-minded, and envious person: … “As soon as the powerful company of the army came, the king ordered his troops to go straight to the headquarters of Vo Van Nham to arrest and bring Nham to the market for decapitation.

Nham was both surprised and terrified, as he did not understand why his uncle in law mistreated him. Prostrating, he cried, told his grievances, and asked for tolerance from Nguyen Hue. The King of Northern Pacification chuckled and shook his head without saying anything. He directed his soldier to give Nham a small piece of paper, on which the following 12 [Chinese] characters were written clearly: “Bất tu đa ngôn; nhữ tài quá ngã, phi sở ngã dụng” (i.e. Do not be garrulous; you are more talented than me; thus, I cannot keep you alive).

After reading those words, Nham did not know what to say but to complain to God about his tragic destiny. He realised that all entreaties would be in vain, once Hue gave the order. In reality, Hue was not less talented than Nham. What Hue wrote in the piece of paper was just a pretext to kill Nham. One is intentional, while the other is unmindful; thus, it was impossible to avoid the misfortune planned irrationally by the other” [17, pp.135-136].

Later on, the way to name historical figures coarsely such as “Nham” or “Hue” was no longer used in the novels by writers, including Nguyen Huy Thiep. This is certainly reasonable. During the period of the Nguyen dynasty, Nguyen Hue (Quang Trung) and the Tay Son dynasty were called “the usurper” and “the dynasty of usurpers” respectively. Meanwhile, the Tay Son brothers were highly respected by the people, and Quang Trung was adored as a national hero. Particularly, the two tendencies existed concurrently in the context of the early 20th century: the image of Quang Trung was fictionalised variously in stories, while the anniversaries related to him were also held solemnly in the whole country. Both of the tendencies complemented each other without mutual exclusion, leading to new explanations and respect for Quang Trung.

As regards the stories on historical topics alone, Nguyen Huy Tuong with his works titled “The Night of Long Tri Festival” and “Vu Nhu To” was considered to have created an entire world of characters and a new picture of history, which was not only far different from the historical records but also acknowledged widely and profoundly by various social strata in all periods.

Meanwhile, the literary works of Truong Tuu were often called “historical fictions”, “historical novels”, or “historical imitations”. In essence, his two novels, including “Man of Vigour in Bo De” [20, pp.597-751], and “Five Knights” [21, pp.753-885] under the pen-name of Mai Vien, are considered historical novels with specific periods, contexts, and events related to some figures mentioned in the historical records. “Man of Vigour in Bo De” (consisting of 2 volumes and 14 chapters) was based on the historical event, in which Le Hoan, Commander of Ten Armies, seized power from the Dinh dynasty in the late 10th century. The activities carried out by the men of vigour named Bo De and Bach Hac as well as Ms Minh Tam and Ms Minh Chi, members of the Tu Bi party, which was the opposition to the Ten Armies, also show the colour of modernisation and the influence of the contemporary society. In “Five Knights”, which consisted of 2 volumes and 14 chapters and used the social and historical context under the reign of Ly Anh Tong (1138-1175), many characters were created as loyal members of the Quan Anh party mixed with a large number of activities of romantic love, espionage, assassination attempts, and overthrow. This makes the novel more similar to a detective story with forest paths and thrilling cases. In general, both of the historical stories were “novelised” to a great extent with many fictitious characters, details, and events. This is seen as the strength of Truong Tuu’s historical fictitious works among the general current of historical stories.

The above-described comparison demonstrates that before the August revolution in 1945, when creating literary works on historical topics, writers were inclined to develop the novel thinking, instead of outlining portraits of “homeland celebrities” and “national stars” or narrating historical events and figures. Thus, they tended to create a world of new characters with new viewpoints on historical events and figures. This artistic conception was also mentioned by Nguyen Huy Thiep in a fictitious section of the short story titled “Chastity”: “Quach Thi Trinh, a daughter of Quach Ngoc Minh, asked me whether I knew anything about the dead person in the grave. I felt too nervous. To understand whether you know or don’t know, although they are just historical and limited ambiguous estimations, you must be a really strict dreamer” [18, pp.242]… With three short stories titled “Sharp Sword”, “Fired Gold”, and “Chastity”, Nguyen Huy Thiep deluded readers, providing them with a new feeling, taste, and conception of literature and the relation between the literary discourse and historical experiences. Nguyen Huy Thiep did make a contribution towards the renovation and improvement of national literature, aiming at integrating it with the modern kinds of literature in the region and the world as well. His works on historical topics alone have been highly appreciated and recognised by many scholars who are specialised in Vietnamese studies. Greg Lockhart, an Australian researcher, emphasised the creativity made by Nguyen Huy Thiep in his pressing concern about the progression and humanity; he was “a Vietnamese author of the same talent as excellent international writers [9, p.115]. Evelipe Pieller, a French journalist, recognised the way Nguyen Huy Thiep reflected the “strange life of ordinary people” [12, p.152]. Sean Tamis Rose, a French critic, stated: “For him, it is a reminder of the humankind’s responsibility by the contrast” [14, p.497]. T. N. Filimonova, a Russian researcher, acknowledged: “The writer has provided three views on Vietnamese history, three different approaches and assessments” [2, p.353]. Meanwhile, Vietnamese researchers have also enhanced the capacity for adopting the new and strange literary phenomenon and whereby scientific explanations and approaches have been made, as shown in the following papers: “Reading Literary Works Should be Different from Reading Historical Records (Lai Nguyen An) [1, pp.179-187]; “Fired Gold”: “Historical Philosophy” or “Artistic Prose” (Truong Hong Quang – Nguyen Mai Xuan) [13, pp.207-230]; “Thinking of Novels and Modern Folklore” (Hoang Ngoc Hien) [3, pp.355-366]; “Is Baroque Art Found in Nguyen Huy Thiep’s Short Stories?” (Thai Hoa) [4, p.91], in which it is strongly confirmed: “Historical phenomena, events, and figures are seen from various perspectives of common and popular relations without being isolated or one-sided, helping to escape from the dogmatic and voluntarist views. Historical “stars” are lowered by the thinking and behaviour in everyday life. As a result, the gap between those idols, masters of the past, and present-day people have been shortened for contemplation. History cannot consist of only abstract things kept far away from real life” (Vuong Anh Tuan) [19, p.337]. This is entirely appropriate for the creative thinking in arts and the space in the writers’ attitude towards historical figures, as shown in Nguyen Huy Thiep’s works and the written literature on historical topics during the first half of the 20th century.

4. Nguyen Huy Thiep’s works on historical topics from the perspective of actual national history

As regards history, writers (as well as historians) can know just a part of the realities of historical figures such as Le Hoan, Le Van Thinh, Ho Quy Ly, Tran Thu Do, Tran Hung Dao, Huyen Quang, Le Loi, Nguyen Trai, Nguyen Du, Ho Xuan Huong, Hoang Hoa Tham. How are writers allowed to imagine the portraits, talents, and personalities of those figures? It is more important that writers have to choose specific points to explore and create their own characters more appropriate to the real life and national history, aiming at recognising the values of “the true, the good, and the beautiful” and paving the way for creative artistic activities.

The following part in “Complete Annals of Dai Viet” (Vietnamese: Đại Việt sử ký toàn thư) is written about Le Van Thinh:

– “Year of Hinoe-ne or Fire Rat (Vietnamese: Bính Tý), [Hoi Phong] the fifth year [1096], (the third year under the reign of Emperor Zhezong of Song). In spring, in the third month of the lunar year, Le Van Thinh conspired against the king, but he was spared and exiled in Thao Giang. The king was once sitting in a small boat in Dam Dam (Vietnamese: Dâm Đàm) lake, watching people catching fish. Suddenly, the sky was shrouded in fog and cloud. As he heard rowing sounds and thought a boat was coming from the fog, he took a lance and threw it into the fog. When the fog and cloud disappeared in a little while, everyone became too afraid as they saw a tiger on the boat. They shouted: “It’s dangerous!”. The fisherman named Mac Than cast a net to cover the tiger, which then turned out to be Grand Preceptor Le Van Thinh. The king thought Thinh was a high-ranking mandarin; whoever provided the king with help, so he did not have the heart to kill Thinh. Instead, Thinh was sent into exile in Thao Giang. Meanwhile, Muc Than was rewarded with the title as a mandarin together with money and land in Tay Ho for his landholding. Earlier, Van Thinh had a servant, who came from the Dali Kingdom and knew how to practise witchcraft; thus, Thinh intended to use the witchcraft to carry out an act of treachery [10, p.283].

”The part talking about Tran Thu Do in “Complete Annals of Dai Viet” is as follows:

– “Year of Fire Dog (Vietnamese: Bính Tuất) – the second year of Kien Trung dynastic title [1226], (the second year under the reign of Baoqing Emperor of Song). In autumn, on the 19th day of the eighth month of the lunar year, Tran Thu Do killed Ly Hue Tong in Chan Giao pagoda.The father of the Ly king said: “I will commit suicide, after reciting the Buddhist scriptures”. Afterwards, he came into the bedroom and prayed: “The country of our family has already fallen into your hands, but you are still determined to kill me. I am dying today, but your children will have the same destiny in future”. Then, he garrotted himself in the backyard of the pagoda.Thu Do ordered royal mandarins to come and cry for the father of the king. A part of the southern wall of the citadel was broken to make a hole (called “borne gate” at that time), through which the coffin containing the dead body of the king’s father was moved to Yen Hoa ward for cremation. The ash and bones were then kept in Bao Quang stupa with the posthumous title of “Hue Tong”. The queen of Hue Tong was demoted to the title of “Princess Thien Cuc” and married to Tran Thu Do; she was provided with the Lang prefecture as her landholding…”- “Year of Water Dragon (Vietnamese: Nhâm Thìn), [Kien Trung] the eighth year [1232], (From the seventh month of the lunar year, it was the first year under the reign of Thien Ung Chinh Binh; i.e. the fifth year under the reign of Shaoding emperor of Song)…Tran Thu Do killed all the Ly family members. After Thu Do kept the dictatorship for a long time, he killed Hue Tong, making the Ly family members feel melancholic and disappointed. In winter of the same year, the Ly family members carried out worship of the Ly kings in Thai Duong, Hoa Lam. They then had a meal on the floor, under which a deep hole was dug beforehand according to the order of Thu Do. When the Ly family members got drunk, Thu Do made the floor collapse, and they all were, consequently, buried alive. (Seeing that under the reign of Tran Anh Tong, a military general was a member of the Ly family; moreover, it was not mentioned by [Phan] Phu Tien, this story might not be true. It was just temporarily written here) [11, p.8]…”Herein, the following is a part talking about Tran Quoc Tuan in “Complete Annals of Dai Viet”:- “Year of Metal Pig (Vietnamese: Tân Hợi), [Thien Ung Chinh Binh] the 20th year [1251], (From the second month of the lunar year, it was the first year of the Nguyen Phong dynastic title; i.e. the 11th year under the reign of Chunyou emperor of Song or the first year under the reign of Mongke Khan)…The eldest princess Thien Thanh was arranged to get married to the Prince Trung Thanh (his real name still remains unknown). However, Quoc Tuan as a son of Prince Yen Sinh abducted her, and she then got married to Quoc Tuan. On the 15th day of the month, the king held a 7-day ceremony, where marriage-related pictures were displayed, and many games were organised so that members of the royal court and other people could come to see. The king showed his intention of marrying Princess Thien Thanh to the prince Trung Thanh. Earlier, the king sent the princess to the palace of Prince Nhan Dao, who was the father of Trung Thanh. Quoc Tuan wanted to get married to Princess Thien Thanh, but he was not allowed by the king. Thus, at night, he sneaked into the sleeping place of the princess and committed fornication.Princess Thuy Ba (the older sister of Thai Tong and the aunt of Quoc Tuan), who adopted Quoc Tuan, immediately came to the palace of the king. The doorkeeper quickly rushed and reported it to the king. When the king asked her what happened, she replied: “Unexpectedly, Quoc Tuan was so extravagant and wicked that he sneaked into the sleeping place of Thien Thanh at night. He was arrested and is now kept by Nhan Dao. I am afraid he will be harmed. Your Majesty, please condescend to send people to rescue him”. The king, in a hurry, ordered his old woman to come to the palace of Prince Nhan Dao. When she came there, it was completely quiet. Thus, she came into the sleeping place of Thien Thanh and saw Quoc Tuan staying there. Only by that time did Nhan Dao realise the fact. Next day, Thuy Ba offered 10 trays of gold to the king, submitted a proposal for Quoc Tuan’s marriage with the princess, and said: “As being in an awful hurry, we have not prepared all betrothal gifts”. The king reluctantly agreed to marry Princess Thien Thanh to Quoc Tuan, while giving 2,000 plots of land in Ung Thien prefecture to Prince Trung Thanh as a compensation for his betrothal gifts [11, p.14]”.Based on the above-mentioned historical data, the writers who want to create literary works on historical topics can further explore the personalities, skills, and capacities as well as the psychology of their own characters in the context and specific situations under the feudal regimes, avoiding the modernised writing style and a biased exaggeration. This is, certainly, neither “a desacralisation” nor “an idol dethronement”, but it aims at creating lively historical characters, while ensuring the values of the true, the good, and the beautiful as well as dealing with the relationships between the lofty and the common, the mighty and the tragic, the heroes and the artists, the extraordinary and the ordinary, the community and individuals… Based on the life of historical figures such as Nguyen Trai, Nguyen Thi Lo, Nguyen Hue, Nguyen Du, Nguyen Anh, Ho Xuan Huong, Hoang Hoa Tham, Tu Xuong, and Nguyen Thai Hoc, short stories were created by Nguyen Huy Thiep with impressive and profound artistic figures, which attract readers to the historical portraits and realities in the past.

5. Open conclusion

Reviewing Nguyen Huy Thiep’s literary works on historical topics from the perspectives of theories, historical nature, and experience, I would like to emphasise the three following points:

Firstly, it is necessary to put our trust in the writers as well as the readers of literary works on historical topics. It is nonsensical to accuse literary talents and readers of making mistakes and scheming to carry out “idol dethronement”. The goodwill will make those, who work in the same field, not exaggerate the viewpoint or put a label on the works. They, therefore, can have discussions for the purpose of finding out the most appropriate explanations.

Secondly, it is necessary to place the literary works on historical topics created by Nguyen Huy Thiep and other contemporary writers in the general current of the artistic and literary works on historical topics, at least from the perspective of the modern literary achievements and the literature written in the Vietnamese alphabet from the beginning of the 20th century up to now.

Thirdly, for ongoing controversial issues, it is necessary to have real democratic and just discussions without concealing or subsidising the truth deliberately. With a long-term vision, we need to organise many seminars, workshops, conferences, and in-depth surveys on the literary works on historical topics for specific periods, genres, authors and works. To have a progressive mechanism for administering artistic and literary activities (including also the orientations for literary and artistic creations on historical topics), it is always essential to rely on knowledge, paving the way for creation and development.

Notes

2 The paper was published in Vietnamese in Nghiên cứu Văn học, số 3-2018. Translated by Nguyen Tuan Sinh. Edited by Etienne Mahler.References

[1] Lại Nguyên Ân (2001), “Đọc văn phải khác với đọc sử”, trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, tr.179-187. [Lai Nguyen An (2001), “Reading Literary Works Should be Different from Reading Historical Records”, in Pham Xuan Nguyen’s publication (collected and edited) (2001), “Quest for Nguyen Huy Thiep”. Culture and Information Publishing House, Hanoi, pp.179-187].[2] T.N. Filimonova (1993), Lịch sử Việt Nam qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Việt Nam truyền thống, Moskva; in lại trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Sđd, tr.342-354. [T.N. Filimonova (1993), Vietnam’s History in Nguyen Huy Thiep’s Short Stories. Traditional Vietnam, Moscow; reprinted in Pham Xuan Nguyen’s publication (collected and edited) (2001), “Quest for Nguyen Huy Thiep”. Op.cit. pp.342-354].[3] Hoàng Ngọc Hiến (2001), Tư duy tiểu thuyết và follklore hiện đại (Nhân đọc mấy truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp); trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Sđd, tr.355-366. [Hoang Ngoc Hien (2001), Thinking of Novels and Modern Folklore (On the Occasion of Reading Some Nguyen Huy Thiep’s Historical Tales); in Pham Xuan Nguyen’s publication (collected and edited) (2001), “Quest for Nguyen Huy Thiep”. Op.cit. pp. 355-366].[4] Thái Hòa (1989), Có nghệ thuật ba-rốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không? Tạp chí Văn học, số 2, tr.84-91, 107. [Thai Hoa (1989), Is Baroque Art Found in Nguyen Huy Thiep’s Short Stories? Review “Literature”, No. 2, pp.84-91, 107].[5] Trúc Khê (1941), Đừng lầm lẫn truyện ký là sử ký, đừng lẩn thẩn gọi tôi là sử gia. Nước Nam, số 124, ra ngày 13-9-1941, tr.1. [Truc Khe (1941), Do Not Mistake Narrative Stories for Historical Records; Do Not Be Foolish to Call Me a Historian. Newspaper “Nuoc Nam”, No. 124, on 13 Sept. 1941, p.1].[6] Tạ Ngọc Liễn (1988), Về truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp. Văn nghệ, số 26, ngày 26-6-1988, tr.10. [Ta Ngoc Lien (1988), On the Short Story “Fired Gold” by Nguyen Huy Thiep. Newspaper “Literature and Arts”, No. 26, on 26 June 1988, p.10].[7] Tạ Ngọc Liễn (1988), Về mối quan hệ giữa sử và văn. Nhân dân, số 12464, ngày 28-8-1988, tr.4. [Ta Ngoc Lien (1988), On the Relations between History and Literature, Nhan Dan (People) Newspaper, No. 12464, on 28 August 1988, p.4].[8] Nguyễn Văn Linh (1988), Bài nói chuyện của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong cuộc gặp gỡ văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa (7 tháng 10 năm 1987). Tạp chí Văn học, số 1, tr.11-16. [Nguyen Van Linh (1988), General Secretary Nguyen Van Linh’s Speech at the Meeting with Artists, Writers, and Cultural Practitioners (on 7 October 1987). Review “Literature”, No. 1, pp.11-16].[9] Greg Lockhart (1989), Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh? Tạp chí Văn học, số 4, tr.49-53. [Greg Lockhart (1989), Why Did I Translate Nguyen Huy Thiep’s Short Stories into English? Review “Literature”, No. 4, pp.49-53].[10] Nhiều tác giả (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I (Ngô Đức Thọ dịch, chú). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.283. [Many authors (1998), Complete Annals of Dai Viet, Vol. I (translated and annotated by Ngo Duc Tho). Social Sciences Publishing House, Hanoi, p.283].[11] Nhiều tác giả (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II (Ngô Đức Thọ dịch, chú). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.8, 14. [Many authors (1998), Complete Annals of Dai Viet, Vol. II (translated and annotated by Ngo Duc Tho). Social Sciences Publishing House, Hanoi, pp. 8, 14]. [12] Evelipe Pieller (2000), Lời giới thiệu hai tập truyện ngắn của Nguyễn huy Thiệp: Trái tim hổ và Tướng về hưu, xuất bản tại Pháp. La Quinzaine Literaire, ngày 31-3; in lại trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Sđd, tr.152-153. [Evelipe Pieller (2000), Introduction of Two Nguyen Huy Thiep’s Short Stories: “Tiger Heart” and “Retired General” published in France. La Quinzaine Literaire, on 31 March; reprinted in Pham Xuan Nguyen’s publication (collected and edited) (2001), Quest for Nguyen Huy Thiep, op.cit. pp. 152-153].[13] Trương Hồng Quang – Nguyễn Mai Xuân (1989), Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp – “triết học lịch sử” hay là “văn xuôi nghệ thuật”? Tạp chí Văn học, số 2, tr.74-83. [Truong Hong Quang – Nguyen Mai Xuan (1989), Nguyen Huy Thiep’s “Fired Gold”: “Historical Philosophy” or “Artistic Prose”, Review “Literature”, No. 2, pp.74-83].[14] Sean Tamis Rose (2000), Trái tim Thiệp. Libération, ngày 18-5; in lại trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Sđd, tr.497-500. [Sean Tamis Rose (2000), Thiep’s Heart. Libération, on 18 May; reprinted in Pham Xuan Nguyen’s publication (collected and edited) (2001), Quest for Nguyen Huy Thiep, op.cit. pp.497-500].[15] Nguyễn Hữu Sơn (2000), Sáng tác về đề tài lịch sử, trong sách Điểm tựa phê bình văn học. Nxb Lao động, Hà Nội, tr.42-49. [Nguyen Huu Son (2000), Literary Works on Historical Topics, in the publication “Fulcrum for Literary Criticism. Labour Publishing House, Hanoi, pp.42-49].[16] Nguyễn Hữu Sơn (2009), Văn xuôi Trương Tửu trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong sách Trương Tửu – Tuyển tập văn xuôi. Nxb Lao động, Hà Nội, tr.5-21. [Nguyen Huu Son (2009), Truong Tuu’s Prose before the August Revolution of 1945, in the book “Truong Tuu: Prose Collection”. Labour Publishing House, Hanoi, pp.5-21]. [17] TchyA (1953), Kho vàng Sầm Sơn. Tái bản. Nxb Nam Cường, Sài Gòn. [TchyA (1953), Wreck of Gold in Sam Son. Reprinted. Nam Cuong Publishers, Saigon].[18] Nguyễn Huy Thiệp (2001), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Anh Trúc tuyển chọn). Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 388 trang. [Nguyen Huy Thiep (2001), Collection of Nguyen Huy Thiep’s Short Stories (collected by Anh Truc). Women’s Publishing House, Hanoi, 388 pages]. [19] Vương Anh Tuấn (1989), Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp. Tạp chí Văn học, số 3, tr.37-42. [Vuong Anh Tuan (1989), History in Nguyen Huy Thiep’s Conception. Review “Literature”, No. 3, pp.37-42]. [20] Mai Viên (1942), Tráng sĩ Bồ Đề. Nxb Hàn Thuyên, Hà Nội. In lại trong sách Trương Tửu – Tuyển tập văn xuôi (Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, biên soạn). Nxb Lao động, Hà Nội, 2009, tr.597-751. [Mai Vien (1942), Man of Vigour in Bo De. Han Thuyen Publishing House, Hanoi. Reprinted in the book “Truong Tuu: Prose Collection” (collected and edited by Nguyen Huu Son) . Labour Publishing House, Hanoi, 2009, pp.597-751]. [21] Mai Viên (1942), Năm chàng hiệp sĩ. Nxb Hàn Thuyên, Hà Nội. In lại trong sách Trương Tửu – Tuyển tập văn xuôi. Sđd, tr.753-885. [Mai Vien (1942), Five Knights. Han Thuyen Publishing House, Hanoi. Reprinted in the book “Truong Tuu: Prose Collection”, op.cit., pp. 753-885] (PHOTO, 2011)

Tưởng nhớ NGUYỄN HUY THIỆP – Nhà văn Anh hùng thời Đổi mới (1950-2021)…

NHẬN DIỆN NHỮNG SÁNG TÁC VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
PGS. TS. NGUYỄN HỮU SƠN (Viện Văn học)


Nguồn: Assessment of Nguyen Huy Thiep’s Works on Historical Topics. Vietnam social sciences, No3 (191)-2019, tr.80-92.

Tóm tắt:

Đánh giá sáng tác về đề tài lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một vấn đề khó, không dễ thống nhất và làm thành thách thức, “phép thử” cho những quan niệm tư tưởng nghệ thuật và cách lý giải khác nhau. Tuy nhiên, không thể bỏ qua hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp một khi bàn đến chủ điểm “Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử” từ thời Đổi mới đến nay. Về cơ bản, các sáng tác về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều điểm tương đồng với tư duy nghệ thuật giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời đã được cách tân, nâng cao và hiện đại hóa. Các tác phẩm này đã đi sâu khai thác, phản ánh số phận con người, dân tộc, thời đại, được công chúng bạn đọc ghi nhận, đánh giá cao, tái bản nhiều lần và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới…
Từ khóa: Nguyễn Huy Thiệp, Đề tài lịch sử, Văn học thời Đổi mới

1. Mở đầu

Đi sâu khảo sát các sáng tác về đề tài lịch sử có thể nhận thấy những bước chuyển tiếp, giao thoa và phát triển đáng chú ý. Trước hết là số tác phẩm xuất hiện trong bối cảnh kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945-1975) thường được duy danh qua các phụ đề như “truyện danh nhân”, “danh nhân lịch sử”, “truyện lịch sử”, “truyện ký lịch sử”, “gương sáng ngàn năm”, “danh nhân quê hương”, “vì sao đất nước”… Những tác phẩm này thường lấy chính danh nhân làm đối tượng phản ánh, lấy tiểu sử và sự nghiệp làm cốt truyện và theo sát tính chính xác của các biến cố, sự kiện lịch sử, không tô vẽ, hư cấu quá xa thực tế. Tác giả của những thiên truyện này chủ yếu là các nhà khảo cứu văn hóa – lịch sử, nhà giáo am tường danh nhân (chẳng hạn, Hà Ân, Quỳnh Cư, Nguyễn Đức Hiền, Nguyên Hồng, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Lộc, Bùi Văn Nguyên, Chu Thiên, Nguyễn Huy Tưởng, Thái Vũ… viết về các nhân vật lịch sử Lê Hoàn, Lý Anh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản, Liễu Hạnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quang Trung, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Quận He Nguyễn Hữu Cầu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám…). Phần chủ yếu nằm ở trung tâm dòng chảy đề tài lịch sử in đậm vai trò chủ thể sáng tạo ở các tác phẩm sáng tác từ thời kỳ Đổi mới (1986) được định vị qua hệ thống các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn (Chẳng hạn, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Ngô Văn Phú, Nguyễn Khắc Phục, Hoài Anh, Nguyễn Quang Thân, Lưu Sơn Minh…), kịch lịch sử (Chẳng hạn, Nguyễn Đình Thi, Lê Duy Hạnh và liên hệ với Hội diễn Chèo toàn quốc năm 2009 tổ chức tại thành phố Hạ Long có 12/19 vở hướng về các đề tài lịch sử, danh nhân, anh hùng chiến trận…). Trên thực tế, các sáng tác về đề tài lịch sử trong nước và trên thế giới cũng không hiếm các trường hợp gây nên những cuộc bàn cãi và cảm ứng tiếp nhận khác nhau. (Đơn cử về Thái hậu Dương Vân Nga (thế kỷ X) được coi là “bất chính” hay “nhân văn”, “đại nghĩa”? Nhân vật Janđa trong lịch sử Pháp (thế kỷ XV) được nhìn nhận là “tà đạo”, “quỷ nữ” hay là “thánh nữ”, “anh hùng giải phóng dân tộc”?…). Rõ ràng “số phận lịch sử” của kiểu sáng tác lịch sử này cần được xem xét một cách nghiêm túc trên tất cả các phương diện tâm lý sáng tạo nghệ thuật, biên giới của tưởng tượng, tâm lý tiếp nhận và khả năng phát triển của đề tài – thể tài để giúp ích cho định hướng nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về quá khứ lịch sử và dân tộc [15, tr.42-49]…

2. Sáng tác về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp trong dòng chảy văn học thời Đổi mới.

Bàn về đề tài/ chủ đề/ thể tài lịch sử, trước hết có lẽ cần khu biệt kiểu sáng tác mà nhân vật và sự kiện lịch sử dường như chỉ là cái cớ để tác giả tưởng tượng, hư cấu một cốt truyện hoàn toàn khác; thay vì mô tả hiện thực sự thật là một hiện thực nghệ thuật giả định, thay vì nhận thức kinh nghiệm lịch sử là tâm tưởng bổ sung một cách hình dung mới về nhân vật và diện mạo lịch sử. Đây là trường hợp các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được gợi tứ từ các nhân vật lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Nguyễn Ánh, Hồ Xuân Hương, Hoàng Hoa Thám, Tú Xương, Nguyễn Thái Học… đã tạo nên những luồng dư luận khác nhau sôi nổi một thời.Bàn đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp về đề tài lịch sử là một vấn đề khó, phức tạp, không dễ thống nhất và làm thành một thách thức, một “phép thử” cho những quan niệm tư tưởng nghệ thuật và cách lý giải khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế không thể bỏ qua hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp một khi bàn đến chủ điểm “Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử” từ thời Đổi mới đến nay.Có thể nói hầu hết các tác phẩm viết về đề tài lịch sử liên quan đến các danh nhân nói trên của Nguyễn Huy Thiệp đều được lược qui về kiểu truyện “giả lịch sử”, “phỏng lịch sử”, “nhại lịch sử”… Dù mức độ đậm nhạt có khác nhau nhưng nhìn chung hiện thực lịch sử chủ yếu là cái cớ để Nguyễn Huy Thiệp sáng tạo nên những cốt truyện mới, những hoàn cảnh mới và những tính cách nhân vật kiểu mới. Nhà văn dẫn dắt độc giả đến với những số phận, cảnh đời, sự kiện, tình tiết, không gian, thời gian khác lạ, không hề có trong chính sử, tạo nên một hiện thực lịch sử nào khác và khiến bạn đọc phải băn khoăn với những trang hiện thực lịch sử giả tưởng ấy. Điều này khiến độc giả – cụ thể và chuyên nghiệp hơn là giới phê bình – buộc phải bày tỏ thái độ, phân chia chiến tuyến, trình diễn những cách tiếp nhận riêng tùy theo sở học và quán tính văn hóa của mình. Vào năm 1988, khi Nguyễn Huy Thiệp in các truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa và Phẩm tiết trên báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), ngay sau đó đã xuất hiện nhiều ý kiến phản bác mạnh mẽ. Căn nguyên của sự phản bác này có hai lý do mà tự nhà phê bình cũng đã thừa nhận một cách không tự giác. Thứ nhất, ý kiến nhà sử học Tạ Ngọc Liễn cho rằng: “Vàng lửa là một truyện ký danh nhân, lịch sử” (điều này thể hiện là một sai lầm trong nhận thức về bản chất thể loại) và dẫn đến lối mòn tiếp nhận thực dụng, đòi hỏi nhà văn phải trả lời câu hỏi theo lối minh họa, hiển ngôn: “Điều người đọc quan tâm chủ yếu là qua hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật, họ muốn biết nhà văn nói gì, giải quyết vấn đề gì, những cái đó có phản ánh đúng bản chất lịch sử hay không, có đem lại cho họ những xúc động sâu xa không?” [6, tr.10]; thứ hai, khẳng định cách nhìn, suy nghĩ, tập giảng theo lối mòn, “bắt vít” vào những định đề xưa cũ: “Theo quan niệm của chúng ta từ trước tới nay…” (điều này khiến cho bản thân nhà phê bình không biết “tự cởi trói”, không mở đường tiếp cận được với cái mới và cản trở sự phát triển của tư duy sáng tạo nghệ thuật) [7, tr.4]… Đặt trong tương quan chung, xem ra người làm phê bình lại chưa theo kịp những định hướng đổi mới của đời sống văn nghệ. Bởi lẽ từ một năm trước đó, trong quá trình khởi động và phát triển đường lối văn nghệ, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nắm bắt thực tế tình hình văn nghệ đất nước, dành ra hai ngày tham dự hội thảo (ngày 6, 7 tháng 10-1987) và có bài nói chuyện quan trọng trong cuộc gặp gỡ văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa. Mặc dù đối tượng chủ yếu ở đây là các nhà quản lý và hướng đến hoạt động sáng tác nhưng tinh thần chung hoàn toàn có tác động trực tiếp và sâu sắc đến đội ngũ các nhà nghiên cứu, phê bình văn học: “Các đồng chí có nói nhiều đến sự “cởi trói”. Có như vậy mới phát huy được hết khả năng trong lĩnh vực của các đồng chí. “Cởi trói” như thế nào? “Cởi trói” nói ở đây trước hết tôi nghĩ rằng Đảng phải cởi trói. Cởi trói trong lĩnh vực tổ chức, chính sách, trong các quy chế, chế độ”; đồng thời nhấn mạnh sự thay đổi từ quan niệm, cơ chế, đường lối đến việc phát huy tinh thần tự chủ vốn được coi là bản chất và phẩm chất, bản lĩnh của người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ: “Một mặt khác, tôi nghĩ, trong lĩnh vực của các đồng chí, không thể có ai khác hơn là các đồng chí phải tự làm” [8, tr.11-16]…

Về cơ bản, tôi cho rằng những sáng tác về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp rất mới nếu so với kiểu sáng tác “truyện ký danh nhân”, “truyện lịch sử” thiên về định hướng tuyên truyền trong bối cảnh đặc thù thời chiến tranh, cả dân tộc dồn toàn bộ tâm sức cho nhiệm vụ cứu nước (1945-1975) nhưng lại là không mới (đúng hơn là sự trở lại, tiếp nối phương thức nghệ thuật thể hiện đề tài lịch sử giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX). Đương nhiên thời Pháp thuộc vẫn có chế độ kiểm duyệt (có sách bị tịch thu hoặc bài báo bị cắt, phải bỏ trắng cả trang) nhưng được thực hiện công khai, có người chịu trách nhiệm và được đảm bảo bằng những qui phạm pháp luật. Một thời không có ai trói ai và cũng không ai nghĩ đến chuyện “cởi trói”, “tự cởi trói” nên nhà văn cứ hồn nhiên cảm nhận, suy tư, chiêm nghiệm, thử nghiệm, tái tạo lịch sử bằng sáng tạo nghệ thuật. Điều này được đảm bảo bằng nhiều tiểu thuyết lịch sử Pháp và phương Tây được dịch, giới thiệu khá rộng rãi ở Việt Nam. Có thể nói nhận thức về các loại hình, thể loại và tính mục đích của sự tiêu dùng nghệ thuật đã trở thành kiến thức tương đối phổ thông. Từ tám mươi năm trước, nhà văn, nhà khảo cứu Trúc Khê (1901-1947) trong bài viết Đừng lầm lẫn truyện ký là sử ký, đừng lẩn thẩn gọi tôi là sử gia từng lên tiếng phân biệt văn gia với sử gia, truyện ký với sử ký, xác định sự hình thành “tư trào văn học ở bên ngoài gần đây, có sự đổi thay, đã có nhiều nhà văn sĩ viết những truyện ký bằng lối tiểu thuyết hóa” và đi đến khẳng định: “Những quyển truyện ký này, tuy những cái chi tiết vụn vặt, họ viết bằng sự tưởng tượng ra, nhưng tưởng cũng không hại gì, mà một mặt nữa, nó đã có được cái hiệu quả là làm cho nhiều người vui đọc để biết rộng chuyện sử. Vậy thì, trong cõi văn học của ta, cũng không nên thiếu loại sách ấy” [5, tr.1]… Thế cho nên Nguyễn Tử Siêu (1898-1965) viết Đỉnh núi cành mai, Tiếng sấm đêm đông, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Nguyên chiến kỷ, Việt Thanh chiến sử; Ngô Đình Chiến (?) viết Người đương đầu với vua Gia Long khai sáng nhà Nguyễn: Nguyễn Huệ (Hà thành ngọ báo, 26 kỳ, 1935); Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1902-1977) viết Quang Trung (in báo Nước Nam, 1939-1940; in sách, 1944); TchyA Đái Đức Tuấn (1908-1969) viết Kho vàng Sầm Sơn; Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) viết Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, An Tư công chúa; Trương Tửu (1913-1999) viết Tráng sĩ Bồ Đề, Năm chàng hiệp sĩ, v.v… đều mở rộng trí tưởng tượng, tạo lập được nhiều cốt truyện và nhân vật ly kỳ, sinh động, khác biệt rất nhiều so với chính sử. Có thể nói ý thức yêu nước, tinh thần phục hưng dân tộc, khai phóng xã hội và dân chủ trong hoạt động báo chí, xuất bản đã hợp lực tạo nên mùa bội thu sáng tác về đề tài lịch sử dưới thời thực dân nửa phong kiến trong quá khứ.

3. Sáng tác về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ kinh nghiệm văn chương nửa đầu thế kỷ XX.

Tôi xác định những sáng tác về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp không mới khi đặt trong tương quan với những sáng tạo cùng kiểu thức trong văn học giai đoạn 1932-1945. Chẳng hạn, Nguyễn Huy Thiệp có lối mở đầu và kết thúc “bịa như thật”, nói rằng mình đã được nghe kể, chứng kiến, có nhân chứng, vật chứng trong hầu hết các truyện,… khiến có người nhầm tưởng đây là những cứ liệu lịch sử thì

TchyA Đái Đức Tuấn trong Kho vàng Sầm Sơn (1940) cũng có Lời nói đầu giăng mắc giữa thực và ảo, giữa tiếng nói người kể chuyện và kỹ xảo của nhà tiểu thuyết:“Vào khoảng năm 1934, ở bãi Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc Trung Kỳ, nhà nước có khám phá được một kho vàng chìm đắm dưới đáy bể. Khi tải sản nghiệp lớn ấy lên mặt đất người ta thấy có mấy trăm thoi vừa vàng vừa bạc, hình chữ nhật, dài độ gang tay, trên thoi nào cũng có khắc dấu chữ ĐỨC. Lại thấy rất nhiều tiền Cảnh Hưng và các thứ tiền Tàu, từ đời Vạn Lịch (Minh Thần Tôn) cho đến đời Càn Long (Thanh Cao Tôn)…

Xét trong lịch sử, kho vàng bạc kia ắt phải thuộc về đời Lê mạt. Nếu trong thời Lê Quý, sản nghiệp đó không phải của hai anh em Tây Sơn, thì chỉ còn là của Hữu Quân đô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh.… Chỉnh bị Nguyễn Nhạc, theo lời gièm pha của rể là Võ Văn Nhậm, bỏ một mình ở lại Bắc Hà, nên ngày hôm sau sợ quá, cho cả của cải lên thuyền, chạy theo về Nghệ. Chỉnh là người có mưu trí, không bao giờ đem vàng bạc ở bên người, phần sợ thuyền nặng khó đi nhanh, phần sợ bị cướp hại đến mạng. Thế tất Chỉnh phải giao tài sản cho con trông coi hộ, mình thì cưỡi thuyền nhẹ theo Nhạc về cho mau.Cứ xem như thế, kho vàng kia tất là của Nguyễn Hữu Chỉnh.

Dựa vào lời phỏng đoán có nhiều phần đúng sự thật ấy, tôi viết bộ truyện ly kỳ này, một là để tưởng nhớ lại một thời oanh liệt đã qua, hai là để hiến các bạn một thể truyện lịch sử mới.Câu chuyện này hoàn toàn là một truyện dã sử, nhưng nó có liên lạc mật thiết với chính sử nước nhà. Có lắm đoạn, tôi phải chép gần đúng văn của ông Trần Trọng Kim nhà làm sử cương trực và uyên bác đã soạn ra bộ Việt Nam sử lược.Những vật liệu tôi góp nhặt để xây đắp câu chuyện “kho vàng” này, nó không đúng hẳn với các việc chép trong chính sử đâu; song le, dù nó đúng hay không đúng, tôi cũng không quản ngại: tôi chỉ muốn dựa vào lịch sử để tạo ra một tiểu thuyết, có phải muốn dùng tiểu thuyết ấy để làm sống một thời lịch sử đâu?

Các bạn đọc truyện này hãy nên lượng cho tôi chỗ đó. Cái cốt truyện hay, giãi bằng một thể văn không tẻ, đó là sở nguyện của tôi. Nếu bạn cho là tôi đã đạt được mục đích ấy, tôi lấy làm sung sướng lắm rồi. Một nhà văn còn đâu dám tự phụ mình cũng là một sử gia uyên bác?”, và có thêm phần lạc khoản: “Ngày mùng hai tháng tư năm Bính Dần – TCHYA” (NHS nhấn mạnh) [17, tr.V-VII…

Ở đây TchyA cũng xây dựng nhân vật Bắc Bình vương Nguyễn Huệ như một kẻ nhẫn tâm, tiểu khí, tâm địa hẹp hòi, đố kỵ người tài:… “Đại đội hùng binh vừa tới nơi, vương truyền lịnh kéo thẳng đến hành doanh Võ Văn Nhậm, trói gô Nhậm lại giải ra chợ trảm quyết.Nhậm vừa lấy làm lạ, vừa kinh sợ, không hiểu vì lẽ gì chú vợ mình lại xử tệ với mình. Y lạy phục xuống thềm, khóc lóc kể lể nỗi oan ức và xin Nguyễn Huệ khoan dung cho. Bắc Bình vương chỉ lắc đầu, cười gằn, không nói gì cả, sai lính đưa ra cho Nhậm một mảnh giấy nhỏ, trên có đề mười hai chữ rõ rệt: “Bất tu đa ngôn; nhữ tài quá ngã, phi sở ngã dụng” (Chớ khá nhiều lời; tài mày hơn tao, tao không dùng được).Nhậm mượn đọc xong, không còn biết nói thế nào, chỉ kêu trời kêu đất, oán thán phận mình. Nhậm biết rằng Huệ đã truyền lệnh, có xin van cũng vô ích. Tài Huệ nào có kém Nhậm, nhưng Huệ nói thế, chỉ để có cớ giết Nhậm mà thôi. Một người hữu ý, một kẻ vô tình; ai tránh cho khỏi tai vạ mà tha nhân đã lập tâm gieo trên đầu mình một cách quá tự nhiên, vô lý?” [17, tr.135-136]

Về sau này, kể cả đến Nguyễn Huy Thiệp, không thấy ai gọi tên suồng sã “Nhậm, Nhậm, Huệ, Huệ…” giọng điệu tiểu thuyết như thế nữa! Điều này có lý bởi suốt thời Nguyễn, nhà Tây Sơn – Nguyễn Huệ luôn bị coi là “ngụy triều”, “ngụy tặc”, trong khi nhân dân vẫn ngưỡng vọng, tôn thờ Quang Trung là anh hùng dân tộc. Đặc biệt trong bối cảnh đầu thế kỷ XX đã diễn ra hiện tượng song hành: hình tượng Quang Trung vừa được tiểu thuyết hóa theo nhiều chiều kích khác nhau vừa vẫn được tổ chức kỷ niệm trọng thể trong cả nước; cả hai bổ sung cho nhau, không loại trừ nhau, đưa đến những cách lý giải và tôn vinh kiểu mới về Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Với Nguyễn Huy Tưởng, nói riêng về đề tài lịch sử với những Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, chưa thấy ai đi xa hơn ông trong việc sáng tạo nên cả một thế giới nhân vật, một bức tranh lịch sử mới, một hiện thực lịch sử mới khác rất xa chính sử và được ghi nhận sâu rộng ở các thời kỳ, các môi trường xã hội khác nhau.

Với Trương Tửu, ông có viết dã sử – giả sử, thường được gọi là “truyện dã sử” hay “tiểu thuyết dã sử”, “giả lịch sử”. Trong thực chất, cả hai tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề [20, tr.597-751] và Năm chàng hiệp sĩ [21, tr.753-885] (ký bút danh Mai Viên) đều thuộc dòng tiểu thuyết lịch sử, có thời gian, bối cảnh, sự kiện, có mối liên hệ với một vài nhân vật được ghi chép trong chính sử. Tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề (2 quyển, 14 chương) nương theo sự kiện Thập đạo tướng quân Lê Hoàn thay thế nhà Đinh vào giai đoạn cuối thế kỷ X. Tuy nhiên, hoạt động của các tráng sĩ Bồ Đề, Bạch Hạc và các cô Minh Tâm, Kim Chi trong đảng Từ Bi đối lập với đảng Thập Đạo nơi kinh thành cho thấy màu sắc hiện đại hóa và dấu ấn ảnh hưởng không khí xã hội đương thời. Tiểu thuyết Năm chàng hiệp sĩ (2 quyển, 14 chương) lại lấy bối cảnh lịch sử xã hội thời Lý Anh Tông (1138-1175), xây dựng nhiều nhân vật đảng viên trung kiên của đảng Quần Anh đan xen những mối tình lãng mạn, những hoạt động do thám, thủ tiêu, lật đổ. Điều này khiến thiên tiểu thuyết gia tăng chất truyện trinh thám, cốt truyện vụ án, đường rừng, đưa lại sự hấp dẫn, ly kỳ, hồi hộp cho người đọc. Nhìn chung, cả hai thiên tiểu thuyết lịch sử này đều được “tiểu thuyết hóa” ở mức độ cao, hư cấu thêm nhiều nhân vật, sự kiện, chi tiết, tình tiết. Đây cũng chính là điều sở đắc của loại tiểu thuyết lịch sử (dã sử) của Trương Tửu trong dòng tiểu thuyết lịch sử nói chung…

Đặt một sự so sánh nói trên để thấy rằng các nhà văn trước cách mạng tháng Tám 1945 khi sáng tác về đề tài lịch sử có thiên hướng phát triển tư duy tiểu thuyết chứ không chỉ dừng lại ở mức viết phác thảo chân dung “danh nhân quê hương”, “những vì sao đất nước”, “truyện ký danh nhân, lịch sử”; theo đó, họ hướng tới sáng tạo nên những thế giới nhân vật kiểu mới, đưa đến những cách hình dung mới về lịch sử và nhân vật lịch sử. Định hướng quan niệm nghệ thuật kiểu này cũng từng được Nguyễn Huy Thiệp đề cập đến và ký thác qua đoạn văn giả tưởng trong truyện ngắn Phẩm tiết: “Con gái ông Quách Ngọc Minh là Quách Thị Trình hỏi tôi có biết gì về người phụ nữ nằm trong ngôi mộ hay không? Tôi băn khoăn quá. Phải là người mơ mộng và nghiêm khắc mới hiểu rằng biết hoặc không biết, đều chỉ là những ước lệ mơ hồ, có tính lịch sử và hạn chế” [18, tr.242]… Với bộ ba truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp đã mê hoặc người đọc, đưa đến những cách cảm nhận mới, thị hiếu mới, quan niệm mới về văn chương, khả năng hư cấu của văn chương và mối quan hệ diễn ngôn văn chương với bài học kinh nghiệm lịch sử. Chính nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần đổi mới, nâng tầm văn học dân tộc, đưa văn học Việt Nam hội nhập với nền văn học khu vực châu Á và thế giới hiện đại. Nói riêng các sáng tác về đề tài lịch sử đã được các nhà Việt học ghi nhận, đánh giá cao. Nhà nghiên cứu Greg Lockhart (Austrlia) nhấn mạnh năng lực sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp ở những khắc khoải về tiến bộ, nhân bản và “là một tác giả Việt Nam có tài năng ngang tầm với những nhà văn xuất sắc quốc tế” [9, tr.115]; nhà báo Evelipe Pieller (Pháp) xác định khả năng phản ánh “cuộc sống kỳ lạ của những người bình thường” [12, tr.152]; nhà bình luận sách Sean Tamis Rose (Pháp) khẳng định “đối với ông, đấy là sự nhắc nhở trách nhiệm của nhân loại theo cách contraria (tương phản)” [14, tr.497]; nhà nghiên cứu T.N. Filimonova (Nga) ghi nhận “nhà văn đã đưa ra ba cái nhìn về lịch sử Việt Nam, ba cách tiếp cận, đánh giá khác nhau” [2, tr.353]…; trong khi giới nghiên cứu Việt Nam cũng nâng tầm năng lực tiếp nhận trước một hiện tượng văn học mới mẻ, khác biệt, từ đó đề xuất những phương hướng tiếp cận, lý giải thực sự khoa học: “Đọc văn phải khác với đọc sử” (Lại Nguyên Ân) [1, tr.179-187]; “Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp – “triết học lịch sử” hay là “văn xuôi nghệ thuật”? (Trương Hồng Quang – Nguyễn Mai Xuân) [13, tr.207-230]; “Tư duy tiểu thuyết và follklore hiện đại” (Hoàng Ngọc Hiến) [3, tr.355-366]; “có một nghệ thuật (phong cách) ba-rốc trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” (Thái Hòa) [4, tr.91] và khẳng định mạnh mẽ: “Xem xét các hiện tượng, sự kiện, nhân vật lịch sử trong cả những liên hệ phổ biến, thông thường, không cô lập, một chiều; thoát ra khỏi cách nhìn giáo điều, duy ý chí. Những “ngôi sao” lịch sử được kéo thấp xuống với nững suy tư, xử thế đời thường, rút ngắn khoảng cách giữa những thần tượng, những ông chủ của quá khứ với người hôm nay để họ chiêm nghiệm. Lịch sử không thể chỉ là những cái cao xa treo lơ lửng và trừu tượng trên đời” (Vương Anh Tuấn) [19, tr.337]… Điều này hoàn toàn phù hợp với tư duy sáng tạo nghệ thuật, tinh thần dân chủ trong phương thức và khoảng cách không gian ứng xử giữa nhà văn với nhân vật lịch sử ở trường hợp Nguyễn Huy Thiệp và văn học viết về đề tài lịch sử giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX như đã nêu trên.

4. Sáng tác về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ hiện thực lịch sử dân tộc

Trước lịch sử, nhà văn (kể cả nhà sử học) biết được mấy phần sự thật về một Lê Hoàn, Lê Văn Thịnh, Hồ Quý Ly, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Huyền Quang, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hoàng Hoa Thám, Lê Hoan?… Nhà văn được phép hình dung bao nhiêu dáng vẻ chân dung về tài năng, nhân cách của họ? Điều quan trọng hơn, nhà văn cần chọn điểm nhìn nào để khai thác, sáng tạo, xây dựng nhân vật cho phù hợp với hiện thực cuộc sống và lịch sử dân tộc, hướng đến khẳng định những giá trị chân – thiện – mỹ và mở đường cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật?…

Này đây, Đại Việt sử ký toàn thư ghi về Lê Văn Thịnh:- Bính Tý, [Hội Phong] năm thứ 5 [1096], (Tống Thiệu Thánh năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: “Việc nguy rồi!”. Người đánh cá là Mạc Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Thưởng cho Mục Thận quan chức và tiền của, lại cho đất ở Tây Hồ làm thực ấp. Trước đấy Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch [10, tr.283]…

Này đây, Đại Việt sử ký toàn thư ghi về Trần Thủ Độ:- Bính Tuất, [Kiến Trung] năm thứ 2 [ 1226], (Tống Bảo Khánh năm thứ 2)… Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo…… Thượng hoàng nhà Lý nói: “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử”. Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”. Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa.Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam cửa (người bấy giờ gọi là “cửa khoét”), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông. Giáng hoàng hậu của Huệ Tông làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, cho châu Lạng làm ấp thang mộc…- Nhâm Thìn, [Kiến Trung] năm thứ 8 [1232], (Từ tháng 7 về sau là Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 1, Tống Thiệu Định năm thứ 5)…Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Khi ấy, Thủ Độ chuyên chính lâu ngày, đã giết Huệ Tông, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng. Mùa đông năm ấy, nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường, Hoa Lâm, Thủ Độ ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết.(Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa [Phan] Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm chép vào đây) [11, tr.8]…

Này đây, Đại Việt sử ký toàn thư ghi về Trần Quốc Tuấn:- Tân Hợi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 20 [1251], (Từ tháng 2 về sau là Nguyên Phong năm thứ 1, Tống Thuần Hựu năm thứ 11, Nguyên Hiến Tông Mông Kha năm thứ 1)…

Gả trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương (không rõ tên). Con trai Yên Sinh Vương là Quốc Tuấn cướp lấy. Công chúa về với Quốc Tuấn. Ngày 15 tháng ấy, vua mở hội lớn 7 ngày đêm, bày các tranh về lễ kết tóc và nhiều trò chơi cho người trong triều ngoài nội đến xem, ý muốn cho công chúa Thiên Thành làm lễ kết tóc với Trung Thành Vương. Trước đó, vua cho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh Nhân Đạo Vương (Nhân Đạo Vương là cha Trung Thành Vương). Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng.

Công chúa Thụy Bà (chị ruột của Thái Tông, cô của Quốc Tuấn, nuôi Quốc Tuấn làm con) liền đến gõ cửa điện cáo cấp. Người coi cửa vội vào tâu. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời: “Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Vua vội sai nội nhân đến dinh Nhân Đạo Vương. Đến nơi, thấy yên lặng, bèn vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Quốc Tuấn đã ở đấy. Nhân Đạo bấy giờ mới biết chuyện. Hôm sau, Thụy Bà dâng 10 mâm vàng sống, tâu rằng: “Vì vội vàng nên không sắm được đủ lễ vật”. Vua bắt đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn, lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành Vương [11, tr.14], v.v…

Trên cơ sở dữ liệu lịch sử đã nêu, nhà văn sáng tác về đề tài lịch sử hoàn toàn có thể đi sâu khai thác các khía cạnh tính cách, bản lĩnh, tâm lý nhân vật đặt trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể dưới thời phong kiến, tránh lối viết hiện đại hóa, tô màu một chiều. Điều này quyết không phải là sự “giải thiêng”, “hạ bệ thần tượng” mà chính là nhằm góp phần xây dựng các nhân vật lịch sử sinh động, đảm bảo các giá trị chân – thiện – mỹ, trong đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa cái cao cả và thông tục, cái hùng và cái bi, anh hùng và nghệ sĩ, phi thường và đời thường, cộng đồng và cá nhân… Trường hợp các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được gợi tứ từ các nhân vật lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Nguyễn Ánh, Hồ Xuân Hương, Hoàng Hoa Thám, Tú Xương, Nguyễn Thái Học chính là đã tạo nên những hình tượng nghệ thuật ấn tượng, sâu sắc, sinh động, góp phần khơi mở, hấp dẫn người đọc về chân dung nhân vật và hiện thực lịch sử trong quá khứ xa và gần.

5. Lời kết mở

Từ thực tế những tác phẩm viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp đặt trong tương quan điểm nhìn lý luận, bản chất lịch sử và bài học kinh nghiệm sáng tác, xin nhấn mạnh thêm ba nội dung sau.

Thứ nhất, cần phải có niềm tin vào người sáng tác và người đọc tác phẩm viết về đề tài lịch sử. Khó mà qui kết những tài năng văn chương và cả giới bạn đọc lại nhầm lẫn và mưu mô đi “lật đổ thần tượng” của dân tộc mình làm gì. Chỉ có sự thiện chí ấy mới giúp những người cùng chung đội ngũ không nâng quan điểm, không qui chụp và có thể cùng nhau bàn luận, ngõ hầu tìm đến những cách lý giải thỏa đáng.

Thứ hai, cần đặt những sáng tác về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp và nhiều tác giả đương đại khác trong dòng chảy kinh nghiệm sáng tạo văn học – nghệ thuật về đề tài lịch sử, chí ít là những thành tựu trong nền văn học hiện đại, nền văn học Quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Thứ ba, trước những vấn đề còn đương tranh luận, cần có những cuộc trao đổi thật sự dân chủ, bình đẳng, không bao biện, bao cấp chân lý. Trong một tầm nhìn xa, cần tổ chức nhiều những cuộc hội thảo, tọa đàm, thuyết trình, khảo sát chuyên sâu những sáng tác về đề tài lịch sử ở từng thời đại, từng giai đoạn, từng thể loại, từng tác giả và từng tác phẩm cụ thể. Một cơ chế tổ chức và quản lý văn nghệ tiến bộ (trong đó gồm cả việc định hướng những sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử) bao giờ cũng cần dựa trên nền tảng tri thức, mở đường cho sáng tạo và phát triển…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lại Nguyên Ân (2001), “Đọc văn phải khác với đọc sử”, trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Nxb. Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, tr.179-187.

[2] T.N. Filimonova (1993), Lịch sử Việt Nam qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Việt Nam truyền thống, Moskva; in lại trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Sđd, tr.342-354.

[3] Hoàng Ngọc Hiến (2001), Tư duy tiểu thuyết và follklore hiện đại (Nhân đọc mấy truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp); trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Sđd, tr.355-366.

[4] Thái Hòa (1989), Có nghệ thuật ba-rốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không? Tạp chí Văn học, số 2, tr.84-91+107.

[5] Trúc Khê (1941), Đừng lầm lẫn truyện ký là sử ký, đừng lẩn thẩn gọi tôi là sử gia. Nước Nam, số 124, ra ngày 13-9-1941, tr.1.

[6] Tạ Ngọc Liễn (1988), Về truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp. Văn nghệ, số 26, ngày 26-6, tr.10.

[7] Tạ Ngọc Liễn (1988), Về mối quan hệ giữa sử và văn. Nhân dân, số 12464, ngày 28-8, tr.4.

[8] Nguyễn Văn Linh (1988), Bài nói chuyện của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong cuộc gặp gỡ văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa (7 tháng 10 năm 1987). Tạp chí Văn học, số 1, tr.11-16.

[9] Greg Lockhart (1989), Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh? Tạp chí Văn học, số 4, tr.49-53.

[10] Nhiều tác giả (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I (Ngô Đức Thọ dịch, chú). Nxb. KHXH, Hà Nội, tr.283.

[11] Nhiều tác giả (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II (Ngô Đức Thọ dịch, chú). Nxb. KHXH, Hà Nội, tr.8, 14.

[12] Evelipe Pieller (2000), Lời giới thiệu hai tập truyện ngắn của Nguyễn huy Thiệp: Trái tim hổ và Tướng về hưu, xuất bản tại Pháp. La Quinzaine Literaire, ngày 31-3; in lại trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Sđd, tr.152-153.

[13] Trương Hồng Quang – Nguyễn Mai Xuân (1989), Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp – “triết học lịch sử” hay là “văn xuôi nghệ thuật”? Tạp chí Văn học, số 2, tr.74-83.

[14] Sean Tamis Rose (2000), Trái tim Thiệp. Libération, ngày 18-5; in lại trong sách Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm, biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Sđd, tr.497-500.

[15] Nguyễn Hữu Sơn (2000), Sáng tác về đề tài lịch sử, trong sách Điểm tựa phê bình văn học. Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.42-49.

[16] Nguyễn Hữu Sơn (2009), Văn xuôi Trương Tửu trước cách mạng tháng Tám 1945, trong sách Trương Tửu – Tuyển tập văn xuôi. Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.5-21.

[17] TchyA (1953), Kho vàng Sầm Sơn. Tái bản. Nxb. Nam Cường, Sài Gòn.

[18] Nguyễn Huy Thiệp (2001), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Anh Trúc tuyển chọn). Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 388 trang.

[19] Vương Anh Tuấn (1989), Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp. Tạp chí Văn học, số 3, tr.37-42.

[20] Mai Viên (1942), Tráng sĩ Bồ Đề. Nxb. Hàn Thuyên, Hà Nội. In lại trong sách Trương Tửu – Tuyển tập văn xuôi (Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, biên soạn). Nxb. Lao động, Hà Nội, 2009, tr.597-751.

[21] Mai Viên (1942), Năm chàng hiệp sĩ. Nxb. Hàn Thuyên, Hà Nội. In lại trong sách Trương Tửu – Tuyển tập văn xuôi. Sđd, tr.753-885. PHỤ LỤC: Bên Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp – Viện Văn học, 2011.

 

 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mưa Xuân : Nguyễn Bính, Huy Thục, Tân Nhàn
Mưa Xuân : Nguyễn Bính, Huy Thục, Anh Thơ
Mưa Xuân : Nguyễn Bính, Trịnh Thu Hương
Secret Garden – Poéme

 

Vuonxuan

 

Chopin – Spring Waltz 
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube tích hợp tinh hoa video nhạc tuyển

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 18252
Nhập ngày : 15-04-2021
Điều chỉnh lần cuối : 15-04-2021

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007