Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 465
Toàn hệ thống 1756
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


CHÀO NGÀY MỚI 16 THÁNG 4
Hoàng Kim


CNM365 Một vùng trời nhân văn; Thầy bạn trong đời tôi; Việt Nam con đường xanh; Giống sắn KM419 và KM440, Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Tắm tiên Chư Yang Sin; Con đường xanh yêu thương; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Nông nghiệp công nghệ cao; Mưa bóng mây nắng đầy; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Ngày 16 tháng 4 năm 1889, ngày sinh của Vua hề Sác-lô là Charlie Chaplin, diễn viên đóng phim, nhà biên kịch, chủ nhiệm phim (mất năm 1977).Vua hề Sác-lô sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889 mất ngày 25 tháng 12 năm 1977, thường được xem là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử ngành công nghiệp điện ảnh thế giới. Tuổi thơ của Chaplin ở Luân Đôn cực kỳ khổ cực và nghèo đói, làm cho đường công danh về sau của ông trở thành “câu chuyện từ nghèo đói tới giàu sang kịch tính nhất từng được biết đến” Sự nghiệp của ông kéo dài trên 75 năm từ tuổi thơ cho đến một năm trước khi qua đời ở tuổi 88. Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Vladimir Ilyich Lenin trở lại Sankt-Peterburg sau khi bị đày đến Phần Lan. Lê Nin được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới Lê Nin sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, người phát triển học thuyết Marx – Engels. Lê Nin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười thành lập nước Nga Xô Viết. Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới. Ngày 16 tháng 4 năm 1919, ,Mahatma Gandhi kêu gọi chuẩn bị ngày “cầu nguyện và ăn chay” để gián tiếp chống chính phủ Anh với hành động quân Anh tàn sát người Ấn Độ tại thảm sát ở Amritsar. Việc phản kháng bất bạo động của Gandhi đã làm không còn người Hindu nào làm việc trong ngày đó làm ngừng trệ nền kinh tế. Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Ông khởi xướng nguyên lý Chấp trì chân lý áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao, phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực đã ảnh hưởng sâu sắc đến các phong trào đấu tranh bất bạo động vì quyền công dân toàn cầu. Gandhi lãnh đạo đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ từ năm 1918 và được nhân dân Ấn Độ tôn kính gọi là Mahātmā (Linh hồn lớn). Danh hiệu cao quý này được Rabindranath Tagore là triết gia và là người đoạt giải Nobel văn chương dùng lần đầu khi đón chào Gandhi tại Bombay năm 1915. Ngày 16 tháng 4 năm 2019 Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy rụi.”Chiều tối ngày 15/4, trận hỏa hoạn nghiêm trọng khiến Nhà thờ Đức Bà Paris, một trong những biểu tượng của nước Pháp bị tổn thất nặng nề” (Báo Thanh Niên); Bài chọn lọc ngày 16 tháng 4: Một vùng trời nhân văn; Thầy bạn trong đời tôi; Việt Nam con đường xanh; Giống sắn KM419 và KM440, Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Tắm tiên Chư Yang Sin; Con đường xanh yêu thương; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Nông nghiệp công nghệ cao; Mưa bóng mây nắng đầy; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-4/

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến
vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Câu chuyện ảnh tháng Tư: Anh Duy-Man Vu viết: “Tin thật buồn: hôm nay nhà thờ Notre Dame Paris đã bị cháy rụi. Đi nhiều nơi, mình vẫn thấy Paris là thành phố đáng yêu nhất, và Notre Dame với sông Seine là những biểu tượng thật đẹp và quý giá của Paris.”. Cám ơn anh. Chia sẻ nỗi buồn Nhà thờ đức Bà Paris” nhói đau sự mất mát một kiệt tác. Xin lưu về CNM365. Chào ngày mới 16 tháng 4 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-4/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim


Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng. Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget. Lưu ảnh một số thầy bạn quý ngày này năm xưa và trang thơ HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG. Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm không thể nào quên: Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm; Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen; Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân; Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người

HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Thơ anh Hai của
Hoàng Kim:

ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.

LỜI NGUYỀN
Hoàng Ngọc Dộ

Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!

Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.

MẠ ƠI
Hoàng Ngọc Dộ

Chẵn tháng

Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.

Năm mươi ngày

Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.

Đọc sách

Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.

Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.

Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.

Buồn

Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.

CHIA TAY BẠN QUÝ
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri ân.

THỨC EM DẬY
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta quyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhắc nhủ …

NẤU ĂN
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

(*) 5 năm cơm ngày một bữa

NỖI LÒNG
Hoàng Ngọc Dộ

Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền

Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

DỰ LIÊN HOAN
Hoàng Ngọc Dộ

Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.

NHỚ NGƯỜI XƯA
Hoàng Ngọc Dộ

Ông Trình, ông Trãi, ông Du ơi
Chí cả ngày xưa Cụ trả rồi
Có biết giờ đây ai khắc khoải
Năm canh nguyệt giãi gợi lòng tôi

Bó gối mười năm ở nội thành
Thầy xưa đã rạng tiết thanh danh
Tớ nay vương nợ mười năm lẽ
Sự nghiệp Thầy ơi rạng sử xanh.

EM ỐM
Hoàng Ngọc Dộ

Bồn chồn khi được tin nhà
Rằng người xương thịt nay đà bị đau
Nghĩ mình là kẻ đỡ đầu
Mà sao phải chịu lao đao chốn này.

ĐÊM RÉT THƯƠNG EM
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm này trời rét, rét ghê
Ta thương chiến sĩ dầm dề gió sương
Thương em lặn lội chiến trường
Chăn không, áo mỏng, gió sương dạn dày.

EM VỀ
Hoàng Ngọc Dộ

Em về anh biết nấu chi
Ba lần khoai sắn, kể chi cá gà
Thương em lặn lội đường xa
Về nhà khoai sắn, dưa cà cùng anh

Bao giờ giặc Mỹ sạch sanh
Em về anh thết cơm canh cá gà
Mùng vui kể chuyện nước nhà
Gia đình đoàn tụ thật là đượm vui.

LÀM ĐỒNG
Hoàng Ngọc Dộ

Làm đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, say sưa với đồng
Chung tay liềm hái cuốc chòng
Ngày nay nhỏ giọt, mai lòng sướng vui.

Làm đồng nắng sém, da hui
Ai ơi xin chớ tham hời của dân
Khổ cay nắng sém da hồng
Xuân xanh già dặn với đồng, ai ơi!

NGẮM TRĂNG
Hoàng Ngọc Dộ

Nằm ngữa trong nhà ngắm Hằng Nga
Hợp cảnh, hợp tình, Hằng ngắm lại
Hợp nhà, hợp cửa, ả rọi hoa
Từng đám vòng tròn nằm giữa chiếu
Chiếu thế mà ra lại chiếu hoa
Hậu Nghệ thuở xưa sao chị ghét
Ngày nay mới biết ả yêu ta.

NHÀ DỘT
Hoàng Ngọc Dộ

Lã chã đêm đông giọt mưa phùn
Lách qua tranh rạ nhỏ lung tung
Chiếu giường ướt đẫm, thân đâu thoát
Nghĩ cảnh nhà hoa thật não nùng.

QUA ĐÈO NGANG
Hoàng Ngọc Dộ

Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương (1)

(1) Thơ Xuân Hương:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo …”

CUỐC ĐẤT ĐÊM
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Hoàng KimHoang Long đã chọn lưu lại trên Thi Viện một số bài tiêu biểu cách đây 15 năm. Nay nhân lưu ảnh giáo sư Đào Thế Tuấn (thân phụ PGS The Anh Dao) thăm Trung tâm Hưng Lộc và nhà Kim Hoàng , cùng với hình ảnh GS Võ Tòng Xuân và anh Nguyễn Gia Quốc ở Huế, GS Peter Vanderzaag GS Vũ Đình Hòa và TS Pham Xuan Tung ở CIP vùng 7 Philippines, GS Vũ Công Hậu, với chuyên gia Viện Vavilop Nga và Phạm Huy Trung ở Hưng Lộc; nhóm bạn học Mai Thành Phụng, Nguyễn Đăng Nghĩa, Đặng Kim Sơn, Phan Kiếm, Hoàng Kim … gợi lưu lại một số kỷ niệm quý Câu chuyện ảnh tháng Tư: Thầy bạn trong đời tôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
chia sẻ với quý thầy bạn và các em sinh viên bài viết cảm động ‘Con đường dẫn tôi đến làm Thầy’ của PGS.TS Phan Thanh Kiếm (
Phan Kiếm). Thầy Kiếm là một người thầy tận tâm chuyên dạy Di truyền Thực vật, Chọn giống Cây trồng và Công nghệ Hạt giống ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã hướng dẫn thành công nhiều sinh viên và học viên sau đại học, biên soạn 5 sách giáo trình và chuyên khảo cẩm nang nghề nông được nhiều người đọc. Thầy Kiếm thật sâu sắc trong tổng kết thực tiễn với lời văn khoa học giản dị mạch lạc và chính xác. Tôi nói với anh Hinh Lâm Quang ” Mình trích dẫn trong bài viết “Nguyễn Khải ngọc cho đời”: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Anh Phan Kiếm có năng khiếu trao lại những di sản tử tế ấy. Tôi sẽ chép lại bài viết xuất sắc tâm huyết này của anh
Phan Kiếm trong ngày mới hôm nay 16 tháng 4 . https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thay-ban-trong-doi-toi/

CON ĐƯỜNG DẪN TÔI ĐẾN LÀM THẦY

“Trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ sẻ chia của nhiều người”
Phan Thanh Kiếm

Hồi còn học Đại học, có thầy lãnh đạo Khoa có nhã ý muốn giữ tôi lại trường để làm cán bộ giảng dạy. Tôi cảm ơn thầy và từ chối với lý do “chất giọng miền Trung mà lại quá đặc biệt” của tôi sẽ không thể giúp tôi làm tốt vai trò ấy. Sau khi tốt nghiệp (1975), tôi về công tác tại Viện Nghiên cứu cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc thuộc Bộ Nông nghiệp đóng tại Phú Thọ và được phân công về Bộ môn nghiên cứu mía. Mấy tháng sau tôi được điều động vào làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Trung bộ đóng tại Ninh Thuận (nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố).

Sau vài năm công tác, Trung tâm có mở một Trường bổ túc văn hóa ban đêm để dạy cho cán bộ công nhân viên và bà con lân cận. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12, dạy môn toán cho các lớp 11, 12 và nhận phụ đạo môn toán cho vài ba người đã tốt nghiệp cấp 3, có nguyện vọng đi dự thi Đại học. Tuy giảng dạy không lương nhưng tôi cảm thấy vui vì học viên thường xuyên đến lớp đầy đủ, không khí học tập nghiêm túc, có sổ điểm danh, có bài kiểm tra 15 – 20 phút và thi hết môn học đàng hoàng. Tôi còn nhớ, có một buổi, Giám đốc Trung tâm đột nhiên đến “dự giờ”. Gọi là dự giờ chứ thực ra giám đốc đi kiểm tra tình hình học tập và trước khi về phòng làm việc ông ghé vào đứng nghe tôi giảng. Nghe một lúc lâu, ông nói: “giảng thế mà thi không đậu thì tại học trò dốt thôi”. Nói rồi ông lặng lẽ bước ra. Chỉ một câu nói ấy, nó không chỉ thúc giục học viên phải tích cực học tập mà còn động viên tôi rất nhiều. Và, theo thời khóa biểu, với chiếc xe đạp cọc cạch tôi vẫn lên lớp đều đặn. Tôi đã trở thành “thầy nghiệp dư” từ hồi đó.

Trải qua những năm tháng học tập và công tác, tôi đã học được nhiều điều. Chẳng hạn, đi thi nghiên cứu sinh đương nhiên là phải học kiến thức để thi cho đậu. Vì nếu không làm được điều đó thì ngoài việc tốn kém tiền bạc bản thân, hổ mặt với bạn bè thì vấn đề tiến thân lại lâm vào khốn khó. Vì những lẽ đó mà buộc phải học. Nhưng đằng sau cái học kiến thức ấy, có một cái học khác mà tôi “ngấm ngầm”để ý để học ở các thầy, đó là học cách truyền đạt. Tôi rất ấn tượng với phương pháp dạy toán của thầy Nguyễn Đình Hiền, cách dạy môn sinh lý thực vật của thầy Nguyễn Quang Thạch, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Sau đó, tôi đã bắt chước thầy Hiền để “truyền đạt” môn xác suất thống kê cho một vài bạn chuẩn bị đi thi nghiên cứu sinh và thường tổ chức các buổi “dạy” toán thống kê và phương pháp thí nghiệm cho cán bộ nghiên cứu của Trung tâm. Tuy nhiên cho mãi tới bây giờ bài học về phương pháp giảng dạy ấy tôi vẫn còn học và sẽ phải còn học mãi.

Trong thời gian nghiên cứu sinh ở Liên Xô, tôi đã được thầy hướng dẫn cho đến dự giờ giảng của thầy, sau đó phải tập thuyết trình cho thầy xem. Rồi thầy giao cho tôi phụ trách công việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho báo cáo đề tài của hai nghiên cứu sinh. Những công việc mà thầy tôi đã tập cho tôi là những bài học lớn giúp tôi rất nhiều sau này, đặc biệt là tình thương của thầy đối với học trò.

Trong thời gian làm công tác quản lý doanh nghiệp tại Công ty bông Việt Nam, nhờ sự tài trợ của FAO, công ty đã tổ chức được mấy khóa dạy về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho bông theo phương pháp mới: phương pháp học kết hợp với hành, phương pháp suy luận, phương pháp hoạt động theo nhóm. Mỗi khóa học kéo dài trong suốt vụ bông. Với trách nhiệm là người quản lý, rất may mắn, tôi đã có dịp để học tập.

Đầu những năm 2000, nhiều người khuyên tôi nên tham gia “thỉnh giảng” ở một số trường. Khi đó chưa “thoáng” như bây giờ, một mặt do cấp trên không cho phép, vả lại tôi rất sợ mang tiếng “chân trong, chân ngoài” nên mặc dù rất muốn thử sức nhưng không thể thực hiện được. Thế rồi, khi Nhà nước có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên của công ty bông Việt Nam lần lượt ra “ăn riêng”, tôi mới nảy ra ý định muốn chuyển hẳn về trường nào đó để dạy học. Tôi được giáo sư Nguyễn Thơ “đặt vấn đề” với thầy hiệu trưởng Bùi Cách Tuyến để “xin việc”. Vì đã luống tuổi, vào tuổi 53, tôi rất ngại sẽ làm khó cho thầy Tuyến, nhưng tôi đã may mắn: nguyện vọng của tôi đã được chấp nhận khá nhanh chóng.

Tôi còn nhớ như in cái “ngày nói dối”, ngày 1 tháng 4 năm 2005, ngày mà tôi đến trường với công việc mới. Tất cả đều còn xa lạ đối với tôi. Hình ảnh các “cháu” sinh viên ngồi học rải rác ở bậc cầu thang lên xuống để lại cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Sau này tôi mới biết các em đang ôn lại bài trước giờ thi. Tôi hết sức xúc động không phải vì tôi nhớ lại hình ảnh hơn 30 năm trước của mình. Hồi đó là thời chiến, nhà chúng tôi học là nhà nền đất, vách trát đất, làm sao có được hình ảnh giống như bây giờ để mà nhớ. Tôi xúc động vì trên những khuôn mặt chăm chú ấy chứa đầy nghị lực và cả những âu lo. Tôi thầm hỏi: trong số các em ngồi ở đây có bao nhiêu em gia đình có đủ điều kiện chăm lo sức khỏe để các em có sức mà học. Chắc chắn là không nhiều. Đa số các em, bố mẹ còn rất vất vã, số tiền bố mẹ cho, các em phải chi cho cho nhiều việc nên ăn uống chắc chắn là còn kham khổ, lấy sức đâu để học. Nghĩ thế, rồi tôi nhìn các em, có gì đó trào dâng trong tôi.

Ngày mới về trường, tôi biết có nhiều người để ý. Có một số người đến hỏi thăm, giúp đỡ, nhưng tôi nghĩ, chắc là có nhiều người đặt câu hỏi: Ông ấy già thế, từ doanh nghiệp về, chẳng biết trình độ thế nào, có dạy được không?. Nghĩ thế nên tôi càng phải cố gắng. Tôi được thầy Trưởng khoa Lê Quang Hưng tin tưởng, động viên và giúp đỡ rất nhiều. Thầy đã phân công cho tôi dạy môn Chọn giống cây trồng đúng theo chuyên ngành của tôi và phụ trách bộ môn Di truyền – Giống. Cuối năm đó (2005) tôi có quyết định chính thức bổ nhiệm Trưởng bộ môn của Hiệu trưởng. Lúc tôi về, năm học 2004-2005 chuẩn bị kết thúc, 4 tháng nữa (giữa tháng 8) là bắt đầu học kỳ I năm học mới 2005-2006 nên tôi phải chuẩn bị ngay bài giảng và phải trình giảng trước khoa trước khi lên lớp cho sinh viên. Thực sự tôi không lo về vốn kiến thức, chỉ lo “diễn xuất” thế nào cho ra tư thế người thầy, cách trình bày thế nào cho sinh viên dễ hiểu.

Thế rồi sau một thời gian ngắn tôi đã soạn xong bài giảng và bắt tay viết lại giáo trình. Thầy trưởng khoa cho biết tôi sẽ trình giảng vào chiều ngày 29/8 tại phòng làm việc của Bộ môn, có sự tham dự của Chủ tịch công đoàn Khoa, các giảng viên trong khoa. Trước đó mấy ngày, tôi nhờ cô Trần Thị Thiên An, giảng viên Bộ môn bảo vệ thực vật đóng hai vai: vừa làm hội đồng, vừa làm “sinh viên” cho tôi giảng thử. Tôi chọn bài: “Mô hình toán di truyền” vừa mới lại vừa khó đối với sinh viên để trình bày. Nghe xong, cô An “phán”: Tốt đấy. Tôi mừng nhưng vẫn nghi đó là lời nhận xét “chiếu cố” nên tôi kiểm tra lại sự tiếp nhận kiến thức của cô “sinh viên bất đắc dĩ” này và tôi đã nhận được sự khích lệ khi cô “sinh viên” đó đã nắm được nội dung bài giảng của tôi. Vì chưa an tâm, nhân dịp cô Từ Bích Thủy – Trưởng bộ môn của tôi đã nghĩ hưu đến thăm Khoa, tôi tranh thủ giảng thử cho cô nghe và cũng được cô “duyệt”. Sau buổi trình giảng trước khoa, trong biên bản được ký bởi Trưởng khoa, Chủ tịch công đoàn và Thư ký, hội đồng thống nhất kết luận: “Đạt yêu cầu cao, đủ sức giảng dạy cho Đại học và Cao học”. Tôi biết trong lời nhận xét ấy có phần động viên khích lệ nhưng nó đã giúp tôi tự tin khi bước vào “trận mới”. Đến giờ tôi vẫn còn lưu giữ biên bản ấy như là một lời nhắc nhở: hãy làm cho tốt để không phụ lòng của mọi người.

Đầu tháng 9/2005, tôi đã thực sự đứng trên bục giảng với tư cách người thầy và sau đó tham gia giảng dạy Cao học ở một vài trường. DH03NH (khóa 29) là lớp đầu tiên mà tôi đứng lớp. Em Hảo, người Tây Ninh, sinh năm 1982 làm lớp trưởng, em Liên, người Thái Bình, sinh năm 1982 làm lớp phó, em Ngà, người Bình Thuận, sinh năm 1985 làm bí thư Đoàn. Tôi điểm mặt và nhớ tên hầu hết các em: em Thuận, em Thành, 3 em Như, em Linh, em Truyền, 3 em Thảo, em Hằng, em Hồng, em Yến và nhiều em nữa


CHÀO NGÀY MỚI 16 THÁNG 4
Hoàng Kim


CNM365 Một vùng trời nhân văn; Thầy bạn trong đời tôi; Việt Nam con đường xanh; Giống sắn KM419 và KM440, Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Tắm tiên Chư Yang Sin; Con đường xanh yêu thương; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Nông nghiệp công nghệ cao; Mưa bóng mây nắng đầy; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Ngày 16 tháng 4 năm 1889, ngày sinh của Vua hề Sác-lô là Charlie Chaplin, diễn viên đóng phim, nhà biên kịch, chủ nhiệm phim (mất năm 1977).Vua hề Sác-lô sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889 mất ngày 25 tháng 12 năm 1977, thường được xem là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử ngành công nghiệp điện ảnh thế giới. Tuổi thơ của Chaplin ở Luân Đôn cực kỳ khổ cực và nghèo đói, làm cho đường công danh về sau của ông trở thành “câu chuyện từ nghèo đói tới giàu sang kịch tính nhất từng được biết đến” Sự nghiệp của ông kéo dài trên 75 năm từ tuổi thơ cho đến một năm trước khi qua đời ở tuổi 88. Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Vladimir Ilyich Lenin trở lại Sankt-Peterburg sau khi bị đày đến Phần Lan. Lê Nin được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới Lê Nin sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, người phát triển học thuyết Marx – Engels. Lê Nin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười thành lập nước Nga Xô Viết. Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới. Ngày 16 tháng 4 năm 1919, ,Mahatma Gandhi kêu gọi chuẩn bị ngày “cầu nguyện và ăn chay” để gián tiếp chống chính phủ Anh với hành động quân Anh tàn sát người Ấn Độ tại thảm sát ở Amritsar. Việc phản kháng bất bạo động của Gandhi đã làm không còn người Hindu nào làm việc trong ngày đó làm ngừng trệ nền kinh tế. Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Ông khởi xướng nguyên lý Chấp trì chân lý áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao, phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực đã ảnh hưởng sâu sắc đến các phong trào đấu tranh bất bạo động vì quyền công dân toàn cầu. Gandhi lãnh đạo đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ từ năm 1918 và được nhân dân Ấn Độ tôn kính gọi là Mahātmā (Linh hồn lớn). Danh hiệu cao quý này được Rabindranath Tagore là triết gia và là người đoạt giải Nobel văn chương dùng lần đầu khi đón chào Gandhi tại Bombay năm 1915. Ngày 16 tháng 4 năm 2019 Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy rụi.”Chiều tối ngày 15/4, trận hỏa hoạn nghiêm trọng khiến Nhà thờ Đức Bà Paris, một trong những biểu tượng của nước Pháp bị tổn thất nặng nề” (Báo Thanh Niên); Bài chọn lọc ngày 16 tháng 4: Một vùng trời nhân văn; Thầy bạn trong đời tôi; Việt Nam con đường xanh; Giống sắn KM419 và KM440, Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Tắm tiên Chư Yang Sin; Con đường xanh yêu thương; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Nông nghiệp công nghệ cao; Mưa bóng mây nắng đầy; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-4/

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến
vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Câu chuyện ảnh tháng Tư: Anh Duy-Man Vu viết: “Tin thật buồn: hôm nay nhà thờ Notre Dame Paris đã bị cháy rụi. Đi nhiều nơi, mình vẫn thấy Paris là thành phố đáng yêu nhất, và Notre Dame với sông Seine là những biểu tượng thật đẹp và quý giá của Paris.”. Cám ơn anh. Chia sẻ nỗi buồn Nhà thờ đức Bà Paris” nhói đau sự mất mát một kiệt tác. Xin lưu về CNM365. Chào ngày mới 16 tháng 4 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-4/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim


Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng. Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget. Lưu ảnh một số thầy bạn quý ngày này năm xưa và trang thơ HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG. Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm không thể nào quên: Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm; Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen; Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân; Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người

HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Thơ anh Hai của
Hoàng Kim:

ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.

LỜI NGUYỀN
Hoàng Ngọc Dộ

Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!

Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.

MẠ ƠI
Hoàng Ngọc Dộ

Chẵn tháng

Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.

Năm mươi ngày

Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.

Đọc sách

Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.

Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.

Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.

Buồn

Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.

CHIA TAY BẠN QUÝ
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri ân.

THỨC EM DẬY
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta quyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhắc nhủ …

NẤU ĂN
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

(*) 5 năm cơm ngày một bữa

NỖI LÒNG
Hoàng Ngọc Dộ

Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền

Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

DỰ LIÊN HOAN
Hoàng Ngọc Dộ

Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.

NHỚ NGƯỜI XƯA
Hoàng Ngọc Dộ

Ông Trình, ông Trãi, ông Du ơi
Chí cả ngày xưa Cụ trả rồi
Có biết giờ đây ai khắc khoải
Năm canh nguyệt giãi gợi lòng tôi

Bó gối mười năm ở nội thành
Thầy xưa đã rạng tiết thanh danh
Tớ nay vương nợ mười năm lẽ
Sự nghiệp Thầy ơi rạng sử xanh.

EM ỐM
Hoàng Ngọc Dộ

Bồn chồn khi được tin nhà
Rằng người xương thịt nay đà bị đau
Nghĩ mình là kẻ đỡ đầu
Mà sao phải chịu lao đao chốn này.

ĐÊM RÉT THƯƠNG EM
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm này trời rét, rét ghê
Ta thương chiến sĩ dầm dề gió sương
Thương em lặn lội chiến trường
Chăn không, áo mỏng, gió sương dạn dày.

EM VỀ
Hoàng Ngọc Dộ

Em về anh biết nấu chi
Ba lần khoai sắn, kể chi cá gà
Thương em lặn lội đường xa
Về nhà khoai sắn, dưa cà cùng anh

Bao giờ giặc Mỹ sạch sanh
Em về anh thết cơm canh cá gà
Mùng vui kể chuyện nước nhà
Gia đình đoàn tụ thật là đượm vui.

LÀM ĐỒNG
Hoàng Ngọc Dộ

Làm đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, say sưa với đồng
Chung tay liềm hái cuốc chòng
Ngày nay nhỏ giọt, mai lòng sướng vui.

Làm đồng nắng sém, da hui
Ai ơi xin chớ tham hời của dân
Khổ cay nắng sém da hồng
Xuân xanh già dặn với đồng, ai ơi!

NGẮM TRĂNG
Hoàng Ngọc Dộ

Nằm ngữa trong nhà ngắm Hằng Nga
Hợp cảnh, hợp tình, Hằng ngắm lại
Hợp nhà, hợp cửa, ả rọi hoa
Từng đám vòng tròn nằm giữa chiếu
Chiếu thế mà ra lại chiếu hoa
Hậu Nghệ thuở xưa sao chị ghét
Ngày nay mới biết ả yêu ta.

NHÀ DỘT
Hoàng Ngọc Dộ

Lã chã đêm đông giọt mưa phùn
Lách qua tranh rạ nhỏ lung tung
Chiếu giường ướt đẫm, thân đâu thoát
Nghĩ cảnh nhà hoa thật não nùng.

QUA ĐÈO NGANG
Hoàng Ngọc Dộ

Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương (1)

(1) Thơ Xuân Hương:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo …”

CUỐC ĐẤT ĐÊM
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Hoàng KimHoang Long đã chọn lưu lại trên Thi Viện một số bài tiêu biểu cách đây 15 năm. Nay nhân lưu ảnh giáo sư Đào Thế Tuấn (thân phụ PGS The Anh Dao) thăm Trung tâm Hưng Lộc và nhà Kim Hoàng , cùng với hình ảnh GS Võ Tòng Xuân và anh Nguyễn Gia Quốc ở Huế, GS Peter Vanderzaag GS Vũ Đình Hòa và TS Pham Xuan Tung ở CIP vùng 7 Philippines, GS Vũ Công Hậu, với chuyên gia Viện Vavilop Nga và Phạm Huy Trung ở Hưng Lộc; nhóm bạn học Mai Thành Phụng, Nguyễn Đăng Nghĩa, Đặng Kim Sơn, Phan Kiếm, Hoàng Kim … gợi lưu lại một số kỷ niệm quý Câu chuyện ảnh tháng Tư: Thầy bạn trong đời tôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
chia sẻ với quý thầy bạn và các em sinh viên bài viết cảm động ‘Con đường dẫn tôi đến làm Thầy’ của PGS.TS Phan Thanh Kiếm (
Phan Kiếm). Thầy Kiếm là một người thầy tận tâm chuyên dạy Di truyền Thực vật, Chọn giống Cây trồng và Công nghệ Hạt giống ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã hướng dẫn thành công nhiều sinh viên và học viên sau đại học, biên soạn 5 sách giáo trình và chuyên khảo cẩm nang nghề nông được nhiều người đọc. Thầy Kiếm thật sâu sắc trong tổng kết thực tiễn với lời văn khoa học giản dị mạch lạc và chính xác. Tôi nói với anh Hinh Lâm Quang ” Mình trích dẫn trong bài viết “Nguyễn Khải ngọc cho đời”: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Anh Phan Kiếm có năng khiếu trao lại những di sản tử tế ấy. Tôi sẽ chép lại bài viết xuất sắc tâm huyết này của anh
Phan Kiếm trong ngày mới hôm nay 16 tháng 4 . https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thay-ban-trong-doi-toi/

CON ĐƯỜNG DẪN TÔI ĐẾN LÀM THẦY

“Trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ sẻ chia của nhiều người”
Phan Thanh Kiếm

Hồi còn học Đại học, có thầy lãnh đạo Khoa có nhã ý muốn giữ tôi lại trường để làm cán bộ giảng dạy. Tôi cảm ơn thầy và từ chối với lý do “chất giọng miền Trung mà lại quá đặc biệt” của tôi sẽ không thể giúp tôi làm tốt vai trò ấy. Sau khi tốt nghiệp (1975), tôi về công tác tại Viện Nghiên cứu cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc thuộc Bộ Nông nghiệp đóng tại Phú Thọ và được phân công về Bộ môn nghiên cứu mía. Mấy tháng sau tôi được điều động vào làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Trung bộ đóng tại Ninh Thuận (nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố).

Sau vài năm công tác, Trung tâm có mở một Trường bổ túc văn hóa ban đêm để dạy cho cán bộ công nhân viên và bà con lân cận. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12, dạy môn toán cho các lớp 11, 12 và nhận phụ đạo môn toán cho vài ba người đã tốt nghiệp cấp 3, có nguyện vọng đi dự thi Đại học. Tuy giảng dạy không lương nhưng tôi cảm thấy vui vì học viên thường xuyên đến lớp đầy đủ, không khí học tập nghiêm túc, có sổ điểm danh, có bài kiểm tra 15 – 20 phút và thi hết môn học đàng hoàng. Tôi còn nhớ, có một buổi, Giám đốc Trung tâm đột nhiên đến “dự giờ”. Gọi là dự giờ chứ thực ra giám đốc đi kiểm tra tình hình học tập và trước khi về phòng làm việc ông ghé vào đứng nghe tôi giảng. Nghe một lúc lâu, ông nói: “giảng thế mà thi không đậu thì tại học trò dốt thôi”. Nói rồi ông lặng lẽ bước ra. Chỉ một câu nói ấy, nó không chỉ thúc giục học viên phải tích cực học tập mà còn động viên tôi rất nhiều. Và, theo thời khóa biểu, với chiếc xe đạp cọc cạch tôi vẫn lên lớp đều đặn. Tôi đã trở thành “thầy nghiệp dư” từ hồi đó.

Trải qua những năm tháng học tập và công tác, tôi đã học được nhiều điều. Chẳng hạn, đi thi nghiên cứu sinh đương nhiên là phải học kiến thức để thi cho đậu. Vì nếu không làm được điều đó thì ngoài việc tốn kém tiền bạc bản thân, hổ mặt với bạn bè thì vấn đề tiến thân lại lâm vào khốn khó. Vì những lẽ đó mà buộc phải học. Nhưng đằng sau cái học kiến thức ấy, có một cái học khác mà tôi “ngấm ngầm”để ý để học ở các thầy, đó là học cách truyền đạt. Tôi rất ấn tượng với phương pháp dạy toán của thầy Nguyễn Đình Hiền, cách dạy môn sinh lý thực vật của thầy Nguyễn Quang Thạch, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Sau đó, tôi đã bắt chước thầy Hiền để “truyền đạt” môn xác suất thống kê cho một vài bạn chuẩn bị đi thi nghiên cứu sinh và thường tổ chức các buổi “dạy” toán thống kê và phương pháp thí nghiệm cho cán bộ nghiên cứu của Trung tâm. Tuy nhiên cho mãi tới bây giờ bài học về phương pháp giảng dạy ấy tôi vẫn còn học và sẽ phải còn học mãi.

Trong thời gian nghiên cứu sinh ở Liên Xô, tôi đã được thầy hướng dẫn cho đến dự giờ giảng của thầy, sau đó phải tập thuyết trình cho thầy xem. Rồi thầy giao cho tôi phụ trách công việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho báo cáo đề tài của hai nghiên cứu sinh. Những công việc mà thầy tôi đã tập cho tôi là những bài học lớn giúp tôi rất nhiều sau này, đặc biệt là tình thương của thầy đối với học trò.

Trong thời gian làm công tác quản lý doanh nghiệp tại Công ty bông Việt Nam, nhờ sự tài trợ của FAO, công ty đã tổ chức được mấy khóa dạy về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho bông theo phương pháp mới: phương pháp học kết hợp với hành, phương pháp suy luận, phương pháp hoạt động theo nhóm. Mỗi khóa học kéo dài trong suốt vụ bông. Với trách nhiệm là người quản lý, rất may mắn, tôi đã có dịp để học tập.

Đầu những năm 2000, nhiều người khuyên tôi nên tham gia “thỉnh giảng” ở một số trường. Khi đó chưa “thoáng” như bây giờ, một mặt do cấp trên không cho phép, vả lại tôi rất sợ mang tiếng “chân trong, chân ngoài” nên mặc dù rất muốn thử sức nhưng không thể thực hiện được. Thế rồi, khi Nhà nước có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên của công ty bông Việt Nam lần lượt ra “ăn riêng”, tôi mới nảy ra ý định muốn chuyển hẳn về trường nào đó để dạy học. Tôi được giáo sư Nguyễn Thơ “đặt vấn đề” với thầy hiệu trưởng Bùi Cách Tuyến để “xin việc”. Vì đã luống tuổi, vào tuổi 53, tôi rất ngại sẽ làm khó cho thầy Tuyến, nhưng tôi đã may mắn: nguyện vọng của tôi đã được chấp nhận khá nhanh chóng.

Tôi còn nhớ như in cái “ngày nói dối”, ngày 1 tháng 4 năm 2005, ngày mà tôi đến trường với công việc mới. Tất cả đều còn xa lạ đối với tôi. Hình ảnh các “cháu” sinh viên ngồi học rải rác ở bậc cầu thang lên xuống để lại cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Sau này tôi mới biết các em đang ôn lại bài trước giờ thi. Tôi hết sức xúc động không phải vì tôi nhớ lại hình ảnh hơn 30 năm trước của mình. Hồi đó là thời chiến, nhà chúng tôi học là nhà nền đất, vách trát đất, làm sao có được hình ảnh giống như bây giờ để mà nhớ. Tôi xúc động vì trên những khuôn mặt chăm chú ấy chứa đầy nghị lực và cả những âu lo. Tôi thầm hỏi: trong số các em ngồi ở đây có bao nhiêu em gia đình có đủ điều kiện chăm lo sức khỏe để các em có sức mà học. Chắc chắn là không nhiều. Đa số các em, bố mẹ còn rất vất vã, số tiền bố mẹ cho, các em phải chi cho cho nhiều việc nên ăn uống chắc chắn là còn kham khổ, lấy sức đâu để học. Nghĩ thế, rồi tôi nhìn các em, có gì đó trào dâng trong tôi.

Ngày mới về trường, tôi biết có nhiều người để ý. Có một số người đến hỏi thăm, giúp đỡ, nhưng tôi nghĩ, chắc là có nhiều người đặt câu hỏi: Ông ấy già thế, từ doanh nghiệp về, chẳng biết trình độ thế nào, có dạy được không?. Nghĩ thế nên tôi càng phải cố gắng. Tôi được thầy Trưởng khoa Lê Quang Hưng tin tưởng, động viên và giúp đỡ rất nhiều. Thầy đã phân công cho tôi dạy môn Chọn giống cây trồng đúng theo chuyên ngành của tôi và phụ trách bộ môn Di truyền – Giống. Cuối năm đó (2005) tôi có quyết định chính thức bổ nhiệm Trưởng bộ môn của Hiệu trưởng. Lúc tôi về, năm học 2004-2005 chuẩn bị kết thúc, 4 tháng nữa (giữa tháng 8) là bắt đầu học kỳ I năm học mới 2005-2006 nên tôi phải chuẩn bị ngay bài giảng và phải trình giảng trước khoa trước khi lên lớp cho sinh viên. Thực sự tôi không lo về vốn kiến thức, chỉ lo “diễn xuất” thế nào cho ra tư thế người thầy, cách trình bày thế nào cho sinh viên dễ hiểu.

Thế rồi sau một thời gian ngắn tôi đã soạn xong bài giảng và bắt tay viết lại giáo trình. Thầy trưởng khoa cho biết tôi sẽ trình giảng vào chiều ngày 29/8 tại phòng làm việc của Bộ môn, có sự tham dự của Chủ tịch công đoàn Khoa, các giảng viên trong khoa. Trước đó mấy ngày, tôi nhờ cô Trần Thị Thiên An, giảng viên Bộ môn bảo vệ thực vật đóng hai vai: vừa làm hội đồng, vừa làm “sinh viên” cho tôi giảng thử. Tôi chọn bài: “Mô hình toán di truyền” vừa mới lại vừa khó đối với sinh viên để trình bày. Nghe xong, cô An “phán”: Tốt đấy. Tôi mừng nhưng vẫn nghi đó là lời nhận xét “chiếu cố” nên tôi kiểm tra lại sự tiếp nhận kiến thức của cô “sinh viên bất đắc dĩ” này và tôi đã nhận được sự khích lệ khi cô “sinh viên” đó đã nắm được nội dung bài giảng của tôi. Vì chưa an tâm, nhân dịp cô Từ Bích Thủy – Trưởng bộ môn của tôi đã nghĩ hưu đến thăm Khoa, tôi tranh thủ giảng thử cho cô nghe và cũng được cô “duyệt”. Sau buổi trình giảng trước khoa, trong biên bản được ký bởi Trưởng khoa, Chủ tịch công đoàn và Thư ký, hội đồng thống nhất kết luận: “Đạt yêu cầu cao, đủ sức giảng dạy cho Đại học và Cao học”. Tôi biết trong lời nhận xét ấy có phần động viên khích lệ nhưng nó đã giúp tôi tự tin khi bước vào “trận mới”. Đến giờ tôi vẫn còn lưu giữ biên bản ấy như là một lời nhắc nhở: hãy làm cho tốt để không phụ lòng của mọi người.

Đầu tháng 9/2005, tôi đã thực sự đứng trên bục giảng với tư cách người thầy và sau đó tham gia giảng dạy Cao học ở một vài trường. DH03NH (khóa 29) là lớp đầu tiên mà tôi đứng lớp. Em Hảo, người Tây Ninh, sinh năm 1982 làm lớp trưởng, em Liên, người Thái Bình, sinh năm 1982 làm lớp phó, em Ngà, người Bình Thuận, sinh năm 1985 làm bí thư Đoàn. Tôi điểm mặt và nhớ tên hầu hết các em: em Thuận, em Thành, 3 em Như, em Linh, em Truyền, 3 em Thảo, em Hằng, em Hồng, em Yến và nhiều em nữa. Tất cả các em đều tích cực học tâp, nhiều em học khá giỏi và gây ấn tượng rất tốt đối với tôi. Tất cả các em đã tạo dựng niềm tin đầu tiên, tiếp bước cho tôi tiếp tục sự nghiệp của mình. Lớp này tôi được phân công hướng dẫn các em: Nguyễn Thị Liên, Dương Thị Hồng, Trần Thành và Nguyễn Quốc Thịnh làm đề tài tốt nghiệp. Trong số các em tốt nghiệp năm ấy (2007), tôi biết có một số đã hoàn thành chương trình cao học, một số đang học, một số đã chuyển ngành và trong số đó có em đã lấy được bằng cao học ngành khác, vài em đã trở thành đồng nghiệp và dạy chuyên ngành của tôi ở trường khác. Nhiều em còn liên hệ với tôi, trong đó một số em tôi được may mắn tiếp tục hướng dẫn làm đề tài Cao học. Không biết có bao nhiêu em lớp ấy còn nhớ đến những ngày lên lớp của tôi, nhưng tôi, tôi nhớ các em nhiều lắm.

Thế rồi, theo thời gian, có bao nhiêu chuyện vui buồn đã đến rồi đi, nhưng tôi tự xác định cho mình rằng, bất luận trong hoàn cảnh nào, khi đứng trên bục giảng tôi phải làm tốt 3 vai trò: Làm thầy của học trò, làm bạn của học trò và còn phải làm cha chú của học trò nữa. Để làm tốt 3 vai trò ấy tôi tâm niệm phải thực hiện thật tốt 6 chữ: “Tận tụy”(để làm thầy), “cởi mở”(để làm bạn), “động viên” (để làm cha chú). Tôi đã từng chung vui với thành quả của học trò, đã từng chia buồn với học trò khi thành quả “xuất sắc” kia lẽ ra đáng có mà đã không đến do “xui xẻo”. Lúc đó, ít nhiều tôi thấy mình có lỗi. Tôi nghĩ rằng ai cũng có những ưu điểm và cả những khuyết điểm, được khen ngợi và bị chê trách. Với tôi khen chê đều là những bài học. Tôi rất thích câu nói của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta”.

Bây giờ, nhìn lại con đường dẫn tôi tới làm thầy, tuy có chậm, những thành quả mà tôi “gặt hái” được còn ít so với nhiều người nhưng tôi trân trọng những thành quả đó. Đi trên con đường ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên và sẻ chia của nhiều người. Nhân ngày 20/11, tôi nhớ đến họ và thầm cảm ơn họ.

Tháng 11/2010
P.T.K

Cảm tưởng

Thầy ơi, vậy là thầy đứng lớp của chúng em là lớp đầu tiên hả thầy? Thầy là một người thầy rất đặc biệt trong tâm trí của em và chắc chắn là của các thế hệ học trò sau này nữa. Có một điều mà em biết chắc đó là sau 4 năm đã ra trường không có bạn nào NH29 có thể quên được thầy. Thầy mãi mãi ở trong lòng chúng em và tất cả các thế hệ học trò đã may mắn được học. Em chúc thầy thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Em chào thầy ạ!
Dương Thị Hồng

Kiếm Kim bạn cùng lớp

Huy Nguyen cùng với Trịnh Thế Hoan, Piri Piri, Hoàng Kim tại Son Hai, Thuận Hải, Vietnam. 21 Tháng 2, 2017  Ở đời vui đạo mặc tùy duyên Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền – Trần Nhân Tông

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng 
Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Tháp Nhạn (ảnh Nguyễn Việt Dũng)

Về với vùng cát đá Sông Kỳ Lộ Phú Yên

Ảnh Soải Nguyễn thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận;

xem tiếp Về với vùng cát đá Đại Lãnh nhạn quay về

xem tiếpNhững bài viết liên quan See more: Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-12https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-2/

Cách mạng sắn Việt Nam
Giống sắn tốt Phú Yên
Sắn Việt và Sắn Thái
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Quản lý bền vững sắn châu Á
Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh
Cassava and Vietnam: Now and Then

Việt Nam con đường xanh
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu,
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim
thu thập, tuyển chọn, đúc kết thông tin, tích hợp và giới thiệu

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. “Việt Nam con đường xanh ” và ” Nông nghiệp công nghệ cao” là chuyên mục thông tin địa chỉ xanh tin cậy của bạn đọc, có trên các trang http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-cong-nghe-cao/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/; và https://www.csruniversal.org/viet-nam-con-duong-xanh/. Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), là chủ đề được Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.

Việt Nam con đường xanh, Nông nghiệp công nghệ cao bài viết kỳ này giới thiệu Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản; 5 nhóm hệ thống giải pháp chính để đảm bảo phát huy hiệu quả giá trị của khối 13 sản phẩm chủ lực nông nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động. Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Cộng hòa Nam Phi năm 2002 với Định hướng và tầm nhìn Việt Nam con đường xanh. Năm bài viết chọn lọc, gồm: 1) Nông nghiệp hữu cơ hiện trạng và giải pháp nghiên cứu phát triển của tác giả PGS..TS Nguyễn Văn Bộ, TS Ngô Doãn Đảm 2) Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang” của tác giả PGS.TS Phan Phước Hiền và TS Châu Tấn Phát, 3) “Nghiên cừu ứng dụng công nghệ sinh học cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao” của PGS.TS. Dương Hoa Xô, Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM; 4) Một số thông tin chọn lọc điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn nông nghiệp công nghệ cao; 5) Chọn giống sắn kháng CMD hiện trạng và triển vọng

Nông nghiệp công nghệ cao liên kết chuỗi thông tin chuyên đề tại các đường link Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp sinh thái Việt; Nông nghiệp Việt trăm năm; Viện Lúa Sao Thần Nông; IAS đường tới trăm năm; Trường tôi nôi yêu thương; Chọn giống sắn kháng CMD; Giống sắn KM419 và KM440; Cách mạng sắn Việt Nam; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; Lúa siêu xanh Việt Nam; Gạo Việt và thương hiệu; Lúa C4 và lúa cao cây; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Giống khoai lang Việt Nam; Giống ngô lai VN 25-99; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Nhà sách Hoàng Gia;

GIỐNG SẮN KM419 VÀ KM440
Nguyễn Thị Trúc Mai,
Hoàng Kim, Hoàng Long và cộng sự.

Thông tin về những tiến bộ mới
Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam. Bài tổng hợp này dùng để giảng dạy sắn trong nhà trường và làm tài liệu khuyến nông, kèm theo ba video sắn Việt Nam: Cách mạng sắn Việt Nam(The cassava revolution in Vietnam)https://youtu.be/81aJ5-cGp28; Tây Ninh hướng tới thâm canh sắn bền vững (Cassava in Vietnam: Save and Grow) https://youtu.be/XMHEa-KewEk; Cassava varieties KM419 and KM440https://youtu.be/XDM6i8vLHcI. Giống sắn KM419 cho đến thời điểm này (tháng 4 năm 2021) vẫn tiếp tục chiếm diện tích lớn áp đảo, chứng tỏ ưu thế vượt trội trên quy mô trồng và tiêu thụ sắn tại Việt Nam, bất chấp áp lực nặng của bệnh CMD và CWBD; Giống sắn KM440 (đột biến từ KM94) được nhiều hộ nông dân ưa thích và tự nhân giống. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện sắn KM419, KM440, C39, KM397 và KM568 hôm nay. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-KM419-va-KM440/

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video nổi bật

Vuonxuan

Chopin – Spring Waltz 
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20714
Nhập ngày : 16-04-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 8(05-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 8(03-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 8(02-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 7(31-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 7(31-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 7(30-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 7(30-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 7(26-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 7(26-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 7(25-07-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007