Số lần xem
Đang xem 1178 Toàn hệ thống 2724 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tô Nguyễn đêm vui thú bạn hiền
Lúa sắn ngày chăm lo lớp trẻ
Thầy chiến sĩ trầm tích sử ký
Bạn nhà nông đúc kết tinh hoa.
Tôi vui chép chuyện “Tô Đông Pha Tây Hồ” kể chuyện thơ và đời Tô Đông Pha. Bạn đi du lịch Tây Hồ Hàng Châu niềm vui lớn là được chứng kiến công trình thủy lợi Tô Đông Pha. Ông là người hiền bị đưa về trấn nhậm chốn đất xa xôi, khó khăn này ( Tây Hồ Hàng Châu ví như đập thủy lợi đồng Cam Phú Yên, thay đổi sinh cảnh tạo nên vựa lúa miền Trung). Thuở xưa khi Tô Đông Pha đến Tây Hồ, thấy ruộng đồng xơ xác, tiêu điều, ông lập tức giúp dân tổ chức làm hồ trữ nước và làm mương tưới mát ruộng đồng. Tây Hồ ngày nay là di sản văn hóa thế giới. Đêm trăng, ngắm trăng rằm lồng lộng soi trên đầm sen và nhà thủy ta tĩnh lặng đẹp lạ lùng! Tô Đông Pha và Nguyễn Du đều là những những danh sĩ tinh hoa, nhà tư tưởng và đại thi hào đã để lại cho đời sự nghiệp lớn giáo dục văn hóa và những viên ngọc văn chương tuyệt kỹ. Tới Tây Hồ, thật kỳ thú được đi trên đê Tô, ngắm vầng trăng cổ tích. Câu thơ “Mưa” của người hiền lãng đãng đọng mãi ngàn năm: “Mây đen trút mực chưa nhòa núi, Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền. Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch, Dưới lầu bát ngát nước in trời. (Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân).
Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc. Tô Đông Pha (1037-1101) là nhà thơ văn có nhân cách cao quý thời Tống như vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn Trung Hoa và nhân loại. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông đã nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này, và đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần kiệt tác Tư trị thông giám của Tư Mã Quang cùng với Thơ và từ của Tô Đông Pha để tìm trong rối loạn của lịch sử đôi điều kinh bang tế thế (xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996). Nguyễn Du trăng huyền thoại, bậc danh sĩ tinh hoa Việt Nam cũng để lại cho đời nhiều uẩn khúc lịch sử mơ hồ chưa thấu tỏ. Tô Đông Pha thơ ngoài ngàn năm, mỗi năm tôi thường đọc lại và suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho
TÔ ĐÔNG PHA DANH SĨ TINH HOA
Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự là Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1037 tại Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, mất ngày 24 tháng 8 năm 1101 tại Thường Châu. Địa chỉ ngôi mô của Tô Đông Pha tại thôn Điếu Đài huyên Hiệp Thành, Nhữ Châu ngày nay. Tô Đông Pha là chính khách lỗi lạc, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ, nhà phật học, nhà thư pháp, họa sĩ, nhà dược học, người sành ăn nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Tô Đông Pha nhân cách cao quý, việc tốt truyền đời, tình yêu tuyệt vời, thơ văn kiệt tác, thư pháp lừng lẫy, miếng ngon nhớ lâu, vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân loại.
Tô Đông Pha là danh sĩ tinh hoa, một đời yêu thương, thơ ngoài ngàn năm, một trong mười đại văn hào nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc cổ và cận đại, bao gồm: Khuất Nguyên, Tô Đông Pha, Đỗ Phủ, Tư Mã Thiên, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Thang Hiển Tổ, Lục Du, Tào Thực và Tào Tuyết Cần. Thơ và từ Tô Đông Pha được coi là chuẩn mực cổ văn Trung Hoa trong ‘Đường Tống bát đại gia’ gồm Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường; Tô Đông Pha, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Triệt, Tăng Củng, Vương An Thạch thời Tống. Tô Đông Pha đã để lại cho đời một mẫu mực hiền tài nhân cách cao quý với kiệt tác văn hóa và văn chương đích thực, vầng trăng cổ tích thơ ngoài ngàn năm.
Tô Đông Pha cùng với Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng là hai nhà tư tưởng nhân vật chính trị quan trọng kiệt xuất của thời Tống. Ông thuộc phái “cựu đảng” “phái coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập hoàn toàn với phái “tân đảng” do Vương An Thạch chủ trương khởi xướng chính sách đổi mới “cường thịnh phát triển lớn mạnh quốc gia, bất chấp đạo lý”, Cuộc đời Tô Đông Pha chính vì vậy luôn bị cản trở dèm pha không suôn sẻ khi phái ‘tân đảng’ cầm quyền thao túng chính sách và dùng mọi quỷ kế để loại trừ đối thủ chính trị. Tô Đông Pha nổi tiếng là một nhà chính luận, các tác phẩm văn chương của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, tầm ảnh hưởng rất rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Tô Đông Pha đạt mức tinh diệu về phật học, thư pháp, họa sĩ, dược lý, sành ăn, biểu tượng nghệ thuật. Ông được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Những kẻ xấu phải dùng những mưu ma chước quỷ chứ không thể hủy hoại được thanh danh ông. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng tại Hàng Châu, được nhân dân vùng này mến mộ đặt tên để vinh danh ông.
Cuộc đời Tô Đông Pha gắn bó mật thiết với thời đại của ông. Nhà Tống là triều đại cai trị ở Trung Quốc trên 300 năm (960- 1279) khởi đầu từ Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn chấm dứt Ngũ Đại Thập Quốc thống nhất Trung Quốc năm 960, trãi 9 đời vua thời Bắc Tống (960 -1127) khi quân đội nhà Kim chinh phục miền Bắc Trung Hoa và chiếm kinh đô Biện Kinh vào năm 1127, với 9 đời vua thời Nam Tống (1127-1279), thì nhà Tống thay thế bởi nhà Nguyên. Tìm hiểm cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Tô Đông Pha cần phải thấu hiểu chi tiết bối cảnh lịch sử và những sự kiện quan trọng chi phối cuộc đời ông.
Tô Đông Pha (1037-1101) là danh sĩ tinh hoa có ba năm 1960-1963 làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông, bốn năm làm quan dưới thời vua Anh Tông (từ ngày 2 tháng 5 năm 1063 đến 5 tháng 1 năm 1067), mười tám năm làm quan dưới thời vua Tống Thần Tông (từ ngày 26 tháng 1 năm 1067 đến 30 tháng 3 năm 1085), mười lăm năm làm quan dưới thời vua Tống Triết Tông 1 tháng 4 năm 1085 đến 3 tháng 2 năm 1100, gần hai năm làm quan dưới thời vua Tống Huy Tông (từ 24 tháng 2 năm 1100 cho đến ngày 24 tháng 8 năm 1101) thì Tô Đông Pha mất khi ông 64 tuổi. Con đường chính trị của ông bị chi phối nhiều bởi các vị vua, các tể tướng và hệ thống chính trị mỗi thời. Di sản cuộc đời và văn chương của ông để lại là vầng trăng cổ tích soi tỏ bối cảnh chính trị xã hội biến động của 5 thời vua chúa nhà Bắc Tống trong lịch sử.
Bối cảnh nhà Bắc Tống thời Tô Đông Pha là lúc nhà Tống còn kiểm soát được phần lớn đất Trung Hoa, ngoại trừ mặt đông bắc bị nhà Liêu thường xuyên áp lực quấy nhiễu buộc nhà Tống phải cầu hòa tốn tiền bạc để đổi hòa bình và tăng tiền thuế lên 20 vạn, sử gọi là Trọng Hi tăng tệ; mặt tây bắc thì bộ tộc Đảng Hạng hưng thịnh lập nước Tây Hạ năm 1038, nhà Tống cũng phải cầu hòa và cũng phải nộp tiền bạc để đổi hòa bình hằng năm; mặt nam sau việc trỗi dậy của Nùng Trí Cao là sự thực hành chính sách gây hấn của Vương An Thạch đối với Việt Nam để mong tìn được một thắng lợi tinh thẩn . Con đường chính trị của ông ảnh hưởng nhiều bởi các vị vua, các tể tướng và hệ thống chính trị mỗi thời.
Tô Đông Pha sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Tô Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân tự là Minh Doãn (1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt, tự là Tử Do (1039-1112). Cả ba cha con ông đều là danh sĩ tinh hoa trong Đường Tống bát đại gia .
Đông Pha cưới vợ đầu là Vương Phất (1040-1065) nhỏ hơn ông ba tuổi năm 1055 khi ông 18 tuổi. Tô Đông Pha thuở nhỏ chơi thân với một cô em họ xinh đẹp, hiền hậu và thông minh, ông rất yêu quí nàng và nàng cũng rất yêu ông nhưng mẹ ông ngăn cản không cho cưới vì là bà con gần. Khi Tô Đông Pha 18 tuổi, học giỏi đủ sức đi thi thì cha mẹ ông lo cưới vợ cho ông ngay ở quê nhà (và cho cả em trai ông là Tô Triệt nữa) vì e rằng nếu ông lên kinh thi đỗ thì sẽ bị các danh gia vọng tộc đem mồi vinh hoa phú quí ra nhử để gả con gái cho. Hơn nữa nếu ba cha con đi thi thì cũng cần các cô con dâu ở gần để chăm sóc mẹ. Vương Phất vợ ông năm ấy mới mười lăm tuổi ngoan hiền và rất yêu quý chồng. Vương Phất từ trần năm 1065 khi nàng mới 26 tuổi, an táng tại Tứ Xuyên. Vương Phất để lại cho chồng một người con trai mới biết đi, tên là Tô Mại. Vương Phất trước khi mất có trối trăng với chồng là ông nên lấy em họ của nàng là Vương Nhuận Chi, vì cô rất giống nàng đẹp người đẹp nết để chăm sóc chồng và nuôi dạy Tô Mại. Tô Đông Pha thương tiếc khóc mà nhận lời. Đời ông sau này nhiều lần viết thơ về người vợ đã khuất.
Tô Đông Pha năm 1056-1057 đã từ biệt mẹ và vợ để cùng cha và em vượt núi sông Tứ Xuyên hiểm trở để đi suốt hai tháng về dự thi ở kinh đô Khai Phong tại tỉnh Hà Nam vùng đất Trung Nguyên trung và hạ lưu sông Hoàng Hà, cách Bắc Kinh 808 km. Khai Phong là thủ đô Trung Quốc thời Bắc Tống là một trong tám cố đô Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Nam Kinh, Tràng An (Tây An), Lạc Dương, Khai Phong, An Dương và Trịnh Châu. Tô Đông Pha cùng cha và em đến Khai Phong tháng 5 năm 1056 và chờ kỳ thi cho đến mùa xuân năm sau. Âu Dương Tu làm chánh chủ khảo của kỳ thi ấy với chủ trương tìm người hiền tài giúp vua, thể lệ thi nghiêm ngặt và đích thân vua Tống Nhân Tông duyệt chọn đầu bài. Bài thứ nhất hỏi về hiểu biết chính trị và lịch sử cách thức trị quốc an dân, bài thứ hai là tinh hoa phép trị nước của Trung Hoa vận dụng tứ thư ngũ kinh các chuẩn mực kinh điển để luận giải và đưa ra các chính sách đối nội đối ngoại phù hợp thời đó, bài thứ ba là bài luận chính trị về giải pháp kinh bang tế thế. Đầu đề bài chính trị năm ấy là ” Luận về sự trung hậu rất mực trong phép thưởng phạt ?” (Hình thưởng trung hậu chi chí luận?). Hai anh em Tô Đông Pha Tô Triệt đều đỗ cao. Tô Tuân năm ấy không thi vì không muốn ganh đua với hai con. Mẹ Tô Đông Pha mất cuối năm 1057, ba cha con vội quay về cư tang và họ từ chối không nhận chức quan.
Cuối năm 1059 đầu năm 1060, Tô Đông Pha hết tang mẹ đã cùng cha và em mất 4 tháng vượt 2.000 cây số đường đồi núi và sông suối hiểm trở để quay trở lại kinh đô. Tô Đông Pha nhận một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam . Năm 1061, ông nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm ấy hạn nặng, ông và dân chống hạn cứu lúa màu suốt năm, ông làm bài “Kỉ vũ đình ký” cầu mưa lòng thành cảm động cả trời đất và lòng người rất nổi danh.
Cuộc đời Tô Đông Pha trãi qua năm đời vua Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào Thái hậu, Tống Triết Tông của triều đình nhà Tống. Ông là người cùng thời với các Tể tướng Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Hàn Kỳ, Tư Mã Quang, Tăng Bố với những danh tài Trình Di, Tăng Củng…. Tất cả năm vị hoàng đế, năm vị Tể tướng, các bậc danh tài đều thừa nhận trí tuệ tài hoa và kiến thức lỗi lạc của ông nhưng do có sự tranh chấp bè đảng trong triều đình (qua các sự kiện lớn “bắc ngự Liêu Hạ”, “biến pháp và đảng tranh”, khởi đầu “sự biến Tĩnh Khang” được thể hiện rõ trong sách “Tư trị thông giám“) nhất là vì cá tính của Tô Đông Pha rành mạch, công chính nên số phận của ông lên voi xuống chó, nhiều phen điêu đứng, bị hãm vào hoàn cảnh trớ trêu đến tuyệt vọng. Tô Đông Pha tuy vậy may mắn thoát chết và trong bước đường cùng khi bị biếm chức đày ải về vùng đất Tây Hồ Hàng Châu khô cằn thiếu nước tưới, dân đói khổ, ở xa kinh đô thì ông vẫn kịp thực hiện công trình nông nghiệp thủy lợi “đê Tô” di sản thế giới lưu lại cho dân cho đời. Tô Đông Pha trong lần làm quan ở vùng đất biên ải Giang Nam, thực chất là đi đày, suốt những năm tháng dằng dặc gần như trọn đời đầy chông gai ấy, ông vẫn luôn lạc quan minh triết với sự nghiệp sáng tác chưa bao giớ ngưng nghĩ. để lại cho đời những kiệt tác văn hóa, thơ ngoài ngàn năm.
TÔ ĐÔNG PHA VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
Tô Đông Pha là vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời Trung Hoa và Thế giới. Cuộc đời và thơ văn ông là sử thi một thời, Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là hai kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Nhiều uản khúc lịch sử văn hóa, chính trị xã hội có thể tìm thấy ở đây. .
Triều đại nhà Tống cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, đến lúc nhà Nguyên thay thế. Từ Tống Thái Tổ quân chủ khai quốc đến Tống Thái Tông, đã căn bản thành công dẹp được loạn của thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, thống nhất Trung Quốc. Năm Tô Đông Pha ra đời (1037) cũng là lúc Tây Hạ lập quốc, chiến tranh Tống Hạ bùng phát và kéo dài liên tục suốt cho đến khi Tô Đông Pha mất ít năm thì Bắc Tống mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim, triều đình nhà Tống trở thành Nam Tống phải lui về phía nam sông Dương Tử (là sông Trường Giang chảy qua Trùng Khánh, Tam Hiệp, Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải ngày nay). Nam Tống lập kinh đô ở Lâm An (nay là Hàng Châu), là nơi có Tây Hồ, một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Hàng Châu, chốn thuở xưa khô cằn nghèo nàn mà Tô Đông Pha bị biếm đi trấn nhậm làm Thứ sử. Tô Đông Pha đã có công lớn với dân Hàng Châu trong việc chống hạn hán, nạo vét ao hồ và đắp đê, làm cầu để nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.
Tô Đông Pha là nhân chứng sống danh nhân văn hóa trãi suốt năm thời kỳ từ Liêu Hạ giao tranh đến thời kỳ Tống Nhân Tông – Hạ Cảnh Tông, sang thời kỳ Tống Anh Tông–Hạ Nghị Tông, tới thời kỳ Tống Thần Tông–Hạ Huệ Tông, trãi thời kỳ Tống Triết Tông–Hạ Sùng Tông, đến thời kỳ Tống Huy Tông–Hạ Sùng Tông thì Tô Đông Pha mất.
Thời Tô Đông Pha quân Tống nhiều lần thất bại trước Tây Hạ nên Tống Nhân Tông đã bổ nhiệm các danh thần Phạm Trọng Yêm, Phú Bật, Hàn Kì, Bao Chửng dùng “nghị hòa với tiền của đổi lấy quan hệ thân thiện và hòa bình với các nước nước láng giềng” nên đã hạn chế được sự khiêu khích gây hấn của Tây Hạ ở phía Bắc và bình định được cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao ở phía Nam nhưng cũng vì thế mà ‘các chú cứ phá’ làm quốc khố cạn kiệt. Đến thời của Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào thái hậu và Tống Triết Tông thì vua nhỏ kế vị, hoàng thái hậu tham chính, triều đình bè đảng, quan lại vô dụng, binh lính bất tài, đất đai bị ngoại bang thôn tính, thuế khóa tăng cao, đời sống dân khổ, dẫn tới khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi và bên ngoài thừa cơ lấn chiếm. Đây là thời kỳ Vương An Thạch chủ trương “biến pháp và đảng tranh” đối lập gay gắt với phe bảo thủ của Tư Mã Quang Chủ trương biến pháp của Vương An Thạch gồm các cải cách tài chính, quân sự, giáo dục (thanh miêu, miễn dịch, thị dịch, bảo giáp, bảo mã, cải cách chế độ thi cử, tuyển dụng quan lại) đã gặp thất bại. Vương An Thạch đưa ra các cải cách kinh tế, hành chính giáo dục thì bị Tư Mã Quang, Tô Đông Pha, Âu Dương Tu chỉ trích hấp tấp nóng vội hời hợt là “dục tốc bất đạt” trái kỷ cương phong tục cũ đã có thời Tam Hoàng Ngũ Đế, không thuận nhân tình. Vương An Thạch chủ trương đánh Đại Việt là một nước nhỏ yếu hơn để nhằm tìm kiếm một thắng lợi quân sự bên ngoài nâng cao sĩ khí dân chúng thì trái lại quân nhà Tống đã bị Lý Thường Kiệt và quân dân Đại Việt đánh bại. Tô Đông Pha nhiều lần bị hãm hại bị bị biếm chức nhưng ông luôn lạc quan, giữ công chính và trước tác không ngưng nghỉ.
Tô Đông Pha giỏi cả cổ văn lẫn thơ phú. Tác phẩm của ông có tổng cộng trên một triệu chữ, riêng về thi từ có khoảng 1700 bài hầu hết đều xuất sắc, đặc biệt nổi tiếng về thơ là Thủy điệu ca, Mưa, Uống rượu ở Tây Hồ, … cổ văn có Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú được coi là hai viên ngọc quý cổ văn Trung Hoa người đời rất ngưỡng mộ. Cổ văn của ông là “thiên hạ vô địch”, “hành vân, lưu thủy”.như mây trôi nước chảy. Đại văn hào Âu Dương Tu hôm nào nhận được một bài văn của ông thì vui sướng cả ngày. Vua Tống Thần Tông thường đọc bài của ông, có bữa ngự thiện quên cả gắp thức ăn. Vua mừng đến nỗi khi trở về hậu cung đã vui vẻ nói với hoàng hậu: “Ta đã chọn được hai vị hiền tài (là hai anh em ruột Tô Đông Pha và Tô Triệt) có trình độ làm Tể tướng cho con cháu sau này rồi”. Tô Đông Pha có nhân cách trung hậu, chuộng đạo Phật, yêu thương nhân dân, tính trung thực khoan hòa, không tham ô hối lộ; ông công tâm chính trực dám dâng vua lời nói thẳng nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió bởi những kẻ mưu mô luôn tìm cách cản trở cách ly làm hại ông . Tô Đông Pha có cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt cũng đều là những hiền tài hiếm có, danh sĩ lỗi lạc nhà thơ danh tiếng.
TÔ ĐÔNG PHA KIỆT TÁC VÀ GIAI THOẠI
Tô Đông Pha kiệt tác văn chương
Tô Đông Pha Tây Hồ có những kiệt tác nổi tiêng thế giới đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, được truyền tụng và nhiều người biết tiếng, nổi tiếng nhất là:
Uống rượu ở Tây Hồ lúc đầu trời tạnh, sau mưa
Tô Đông Pha
Dưới nắng long lanh màu nước biếc
Trong mưa huyền ảo vẻ non tươi
Tây hồ khá sánh cùng Tây tử
Nhạt phấn nồng son thảy tuyệt vời.
Người dịch: Nam Trân.Nguồn: http://www.thivien.net Trang thơ Tô Đông Pha, Thi Viện. Ảnh: Tây Hồ Hàng Châu là nơi Tô Đông Pha làm Thứ sử và ông có công lớn với dân trong việc chống hạn hán, nạo vét ao hồ và đắp đê làm cầu để ngày nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.
Mây đen trút mực chưa nhoà núi,
Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền.
Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch,
Dưới lầu bát ngát nước in trời.
(Bản dịch của Nam Trân)
Mây đen nửa núi mực bôi lên,
Mưa trắng rơi châu trút xuống thuyền.
Cuốn đất gió đâu lùa thổi hết,
Dưới lầu, màu nước tựa thanh thiên.
(Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê; Nguồn: Tô Đông Pha, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hoá-Thông tin, 2003
Che núi mây đen tựa mực trôi,
Như châu hạt trắng lựa thuyền rơi
.Ào ào gió cuốn mưa tan hết,
Dưới Vọng Hồ lâu lặng bóng trời.
*Làm vào ngày 27 tháng 6 ở lầu Vọng Hồ lúc đang say kỳ 1 (Bản dịch của Lê Xuân Khải)
六月二十七日望湖樓醉書其一
黑雲翻墨未遮山,
白雨跳珠亂入船。
捲地風來忽吹散,
望湖樓下水如天。
Hắc vân phiên mặc vị già sơn,Bạch vũ khiêu châu loạn nhập thuyền.Quyển địa phong lai hốt xuy tán,Vọng Hồ lâu hạ thuỷ như thiên.
Dịch nghĩa
Mây kéo đen như mực chưa che kín núi,
Giọt mưa trong như giọt châu nhẩy lung tung vào thuyền.
Bỗng nổi gió ào ào thổi tan hết,
Mặt nước dưới lầu Vọng Hồ lại phẳng như trời.
Mưa (video chỉ có giá trị minh họa)
Tô Đông Pha những kiệt tác khác
Tô Đông Pha giỏi cả về cổ văn lẫn thơ phú. Tác phẩm của ông có trên một triệu chữ, riêng về thi từ có khoảng 1700 bài (xem Trang thơ Tô Thức trên Thi Viện) cho nên việc lựa chọn những kiệt tác yêu thích là tùy thuộc sự yêu thích của từng người. Ngoài các bài Tô Đông Pha uống rượu ở Tây Hồ thì Hậu Xích Bích phú, Tiền Xích Bích phú là hai viên ngọc quý cổ văn Trung Hoa được người đời rất ngưỡng mộ. Tiếc rằng, cho đến nay vẫn chưa có bản dịch Tiếng Việt nào đủ tầm diễn đạt được tâm tình tài trí của thơ văn kiệt tác này của ông.
Thủy Điệu Ca cũng là một bài được nhiều người ngưỡng mô:
Thủy điệu ca
Minh nguyệt kỉ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên:
“Bất tri thiên thượng cung khuyết,
Kim tịch thị hà niên?”
Ngã dục thừa phong qui khứ,
Hựu củng huỳnh lâu ngọc vũ,
Cao xứ bất thăng hàn.
Khởi vũ lộng thanh ảnh,
Hà tự tại nhân gian!
Chuyển chu các,
Ðê ỷ hộ,
Chiếu vô miên,
Bất ưng hữu hận,
Hà sự trường hướng biệt thời viên?
Nhân hữu bi hoan li hợp,
Nguyệt hữu âm tình viên khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
Ðãn nguyện nhân trường cửu,
Thiên lý cộng thiền quyên.
Bản dịch
Mấy lúc có trăng thanh?
Cất chén hỏi trời xanh:
“Cung khuyết trên chính từng,
Ðêm nay là đêm nào?”
Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
Trên cao kia lạnh buốt.
Ðứng dậy múa giỡn bóng,
Cách biệt với nhân gian!
Trăng quanh gác tía,
Cuối xuống cửa son,
Dòm kẻ thao thức,
Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt li thì trăng tròn?[3] Ðời người vui buồn li hợp,
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vạn toàn.
Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
Bay ngàn dặm với thuyền quyên.[4]
Bản dịch thơ Tô Đông Pha:’Mấy lúc có trăng thanh’ của cụ Nguyễn Hiến Lê.
Ảnh Hoàng Kim minh họa trăng rằm lúc 0g đêm thanh ở giao thời 20 4 2019
Giai thoạiTô Đông Pha chuyện hay nhớ mãi
”Chuyện vui về Tô Đông Pha”, “Chuyện tình của Tô Đông Pha” “Chuyện thơ của Tô Đông Pha” là ba giai thoại hay.
Chuyện vui về Tô Đông Pha
Tô Đông Pha là một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Tống (1037-1101), ông rất quan tâm đến Phật giáo (truyện do Hoàng Kim sựu tầm tuyển chọn, biên soạn vản tiếng Việt).
Một ngày nọ, trong khi nghiên cứu kinh điển, Tô Đông Pha cảm thấy rằng ông đã tỉnh thức, thông tuệ, sáng suốt và không còn vướng mắc, không còn tư tưởng mông lung trong đầu óc nữa.
Ông vui thích và cao hứng, vội làm một bài thơ nói rằng ông vững chắc như một tảng đá, không thể bị lay chuyển bởi tám ngọn gió cám dỗ được mất, vu khống, tâng bốc, khen chê, sợ hãi, vui sướng (bát phong truy bất động): Ngay sau đó, ông đã gửi một sứ giả mang bài thơ cho người bạn của mình, một nhà sư sống ở phía bên kia sông, bởi vì ông muốn biết ngưòi bạn nghĩ gì. Nhà sư đã phê bình bài thơ là “ngớ ngẩn” và sau đó gửi trả lại.
Nhà thơ giận dữ và lấy thuyền đi gặp nhà sư. Khi đến bến, nhà thi sĩ đợi nhà sư. Ông chất vấn vị tu sĩ: “Tại sao sư lại nói rằng bài thơ của tôi là “ngớ ngẩn”?
Nhà sư mỉm cười và nói: “Trong bài thơ của ông bạn, ông nói rằng ông sẽ không bị lay chuyển bởi các thứ được mất, vu khống, tâng bốc, khen chê, sợ hãi, vui sướng. Tại sao bạn nổi giận chỉ vì một từ ?
(*) Bản dịch tiếng Pháp La Grande Epoque của Đại kỷ nguyên về câu chuyện Tô Đông Pha có thay đổi đôi chút cho dễ hiểu đối với độc gỉa phương Tây, cần truy cứu lại bản Hán văn và các bài viết 苏轼 của tiếng Trung, Su Shi,Su Dongpo của tiếng Anh, Tô Thức, Tô Đông Pha của tiếng Việt. Bài thơ “Mưa” rất nổi tiếng của Tô Đông Pha xem tiếp tại đây
Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự là Tử Chiêm, sinh năm 1036 (1), người huyện My Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, đỗ tiến sĩ năm 1057 dưới đời vua Tống Nhân Tông, là một trong bát đại gia Đường Tống (2). Thơ văn ông nổi tiếng một thời, không ai sánh kịp. Ông lại có tài hội họa và viết chữ rất đẹp. Hoạn lộ long đong, nhiều lần bị biếm.
Ông Tô có một cô em họ xinh đẹp, hiền hậu và thông minh, ông yêu quí lắm và nàng cũng rất yêu ông nhưng không cưới được vì bà con gần quá nên mẹ ông ngăn cản. Ông ân hận suốt đời vì điều đó bởi đây là mối tình đầu của ông.Khi Tô Thức đã lớn, học giỏi, đủ sức đi thi thì cha mẹ lo cưới vợ cho ông (và cho cả em ông là Tô Triệt nữa) để có một nàng dâu ở trong miền vì e rằng nếu ông lên kinh thi đỗ thì sẽ bị các danh gia vọng tộc đem cái mồi vinh hoa phú quí ra nhử để gả con gái cho. Vợ ông họ Vương tên Phất, năm ấy ông mười tám tuổi và Vương Phất mười lăm.
Người bạn tình chung
Nàng Vương là người vợ hiền, rất quí yêu chồng, thường đứng nép sau màn nghe chồng nói chuyện với khách và khuyên chồng nên xa lánh người này người khác :
– Người ấy luôn đón trước ý nhà để nói cho nhà vui lòng, giao du với họ chỉ mất thì giờ.
Hoặc nhắc nhở chồng :
– Nhà nên coi chừng hạng người vồn vã quá, người tốt giao du với nhau tình thường lạt như nước lã ; nước lã không có mùi vị đậm đà nhưng không bao giờ làm cho ta chán.
Đông Pha thường khen vợ về sự khôn ngoan này (3).Năm 1065 Vương Phất từ trần lúc nàng mới 26 tuổi, an táng tại Tứ Xuyên. Tô Thức thương tiếc lắm. Nàng để lại cho chồng một người con trai mới biết đi, tên là Tô Mại.
Trước khi từ giã cõi đời, nàng Vương Phất trối trăng với chồng là nên tục huyền với Vương Nhuận Chi, em họ của nàng và rất giống nàng để chăm sóc ông và nuôi dạy Tô Mại. Ông khóc mà nhận lời.
Mười năm sau (tức năm Ất Mão 1075), ông Tô đang làm tri châu ở Mật Châu (Sơn Đông), cách Tứ Xuyên hàng ngàn dặm, đêm nằm mơ thấy người vợ đã khuất, lúc thức dậy làm bài từ điệu “Giang thành tử” trong đó có những câu : … Thập niên sinh tử lưỡng mang mang
Bất tư lường
Tự nan vong
Thiên lý cô phần
Vô xứ thoại thê lương
Túng sử tương phùng ưng bất thức
Trần mãn diện
Mấn như sương…
Nguyễn thị Bích Hải dịch :
Mười năm sống thác đôi nơi,
Nghĩ mà chi, vẫn khôn nguôi nhớ nàng.
Cô đơn phần mộ dặm ngàn,
Nói làm sao xiết muôn vàn thê lương.
Gặp nhau còn nhận ra chăng?
Mặt bụi nhuốm, tóc pha sương ngỡ ngàng…
Tô Thức là người đầu tiên làm từ điệu vong.
Bảy năm sau (1082), khi ông Tô xuôi dòng Trường giang, cùng bạn thưởng trăng trên sông dưới chân núi Xích Bích, từ của ông còn phảng phất nỗi thương xót ngậm ngùi :
Cố quốc thần du
Đa tình ưng tiếu ngã
Tảo sinh hoa phát… (Niệm Nô Kiều)
(Hồn thả về chơi cố quận
Bạn tình chung có lẽ cười ta
Chưa chi đầu đã bạc…)
Bạn tình chung nơi cố quận hẳn là vong hồn nàng Vương Phất. Năm ấy ông mới 46 tuổi.
Đấu rượu cho chàng
Vợ mất ba năm, đoạn tang, năm 1068 Tô Thức theo lời vợ, tục huyền với cô em họ của Vương Phất là Vương Nhuận Chi, hai mươi tuổi. Không giỏi dắn đảm đang bằng chị nhưng nàng cũng rất quí yêu chồng, chăm sóc con của mình và con riêng của chồng (Tô Mại) rất chu đáo và suốt đời chia sẻ những khó khăn gian khổ với chồng.
Nàng là người hiền thục lại rất chiều chồng. Biết chồng thích rượu, lúc nào nàng cũng sắm sẵn một đấu rượu để khi chồng cần thì có ngay. Chuyện này Tô Thức kể lại trong bài “Hậu Xích Bích phú” như sau :
“Khách nói : Sẩm tối, tôi cất lưới được một con cá, miệng to vảy nhỏ, hình dáng tựa con lư ở Tùng Giang (4). Tìm đâu ra được rượu đây?
Tôi về bàn với nhà tôi. Nhà tôi đáp :“Thiếp có một đấu rượu, cất đã lâu, phòng lúc nhà bất thần dùng đến”. (Nguyên văn : Ngã hữu đấu tửu, tàng chi cữu hĩ. Dĩ đãi tử, bất thời chi nhu). Thế là xách rượu và cá, lại đi chơi dưới chân Xích Bích một lần nữa”.
Nhà phê bình văn học lỗi lạc của Trung Quốc là Kim Thánh Thán đời Thanh cũng có nhắc lại chuyện này trong lời phê bình cuốn “Mái Tây” (Tây sương ký) của Vương Thực Phủ. Ông viết :
“Mười năm chia tay bạn, chiều tối chợt bạn xuất hiện. Mở cửa, tay nắm chặt tay, chẳng kịp hỏi tới nhà mình bằng thuyền hay bằng ngựa. Cũng chẳng kịp mời ngồi ghế hay ngồi giường. Hàn huyên qua loa, vội chạy vào nhà trong, thấp giọng hỏi vợ rằng :
-“Mình liệu có đấu rượu của Tô Đông Pha không?
Vợ tươi cười rút cành trâm vàng đang cài trên đầu trao cho. Thế là đủ ba ngày cơm rượu…” Bảy cái lò lửa
Theo “Dục hải từ hàng” thì Tô Thức có đến bảy người thiếp. Phật Ấn, bạn thân của Tô Thức, là một vị cao tăng có tài hùng biện đời Tống, một hôm đùa bảo Tô Thức rằng :
– Bác có nhiều thiếp thế, tặng cho tôi cô thứ bảy được không?
Ông Tô cười đáp :
– Sao lại không?
Tưởng chỉ là lời nói đùa, không ngờ chiều tối ông Tô cho xe đưa người thiếp đến.
Phật Ấn đón người thiếp vào nằm trong buồng rồi buông màn. Trước buồng đã đặt sẵn bảy cái hỏa lò, cái nào cũng đầy than đỏ rực. Ông bước qua từng cái một, cứ bước qua bước lại như thế suốt đêm. Đến sáng, ông cho xe đưa người thiếp về trả. Nghe kể lại đầu đuôi câu chuyện, Tô Thức chợt “ngộ” ra :
– Bảy cái hỏa lò rực lửa kia là chỉ bảy người thiếp của ta cũng như bảy cái hang lửa. Ông làm thế là tỏ ra mình đã vượt ra khỏi vòng sắc dục, còn ta thì sa ngã đắm đuối vào đấy. Chắc là ông muốn thức tỉnh ta đây.
Người vợ tri kỷ
Trong số các tì thiếp của mình, Tô Đông Pha yêu nhất nàng Triêu Vân. Nàng trẻ trung, xinh đẹp lại thông minh, giúp ông được nhiều việc. Lúc về với ông, nàng chưa biết chữ nhưng nhờ ông chuyên tâm dạy dỗ và nàng chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu nàng đã đọc thông viết thạo.
Cuộc gặp gỡ Triêu Vân là một sự may mắn lạ lùng. Khi bị biếm đến Hàng Châu, Tô Đông Pha thường hay ra chơi Tây Hồ, một thắng cảnh nổi tiếng tại tỉnh này. Ven bờ Tây Hồ, trong các vườn hoa ngào ngạt hương thơm có những trà thất nên thơ bên cạnh các hàng liễu rũ, đêm đêm vang lên tiếng đàn tiếng ca thánh thót, du dương của các nàng ca nhi xinh như mộng. Triêu Vân là một trong số các nàng ấy,
Tô Nguyễn đêm vui thú bạn hiền
Lúa sắn ngày chăm lo lớp trẻ
Thầy chiến sĩ trầm tích sử ký
Bạn nhà nông đúc kết tinh hoa.
Tôi vui chép chuyện “Tô Đông Pha Tây Hồ” kể chuyện thơ và đời Tô Đông Pha. Bạn đi du lịch Tây Hồ Hàng Châu niềm vui lớn là được chứng kiến công trình thủy lợi Tô Đông Pha. Ông là người hiền bị đưa về trấn nhậm chốn đất xa xôi, khó khăn này ( Tây Hồ Hàng Châu ví như đập thủy lợi đồng Cam Phú Yên, thay đổi sinh cảnh tạo nên vựa lúa miền Trung). Thuở xưa khi Tô Đông Pha đến Tây Hồ, thấy ruộng đồng xơ xác, tiêu điều, ông lập tức giúp dân tổ chức làm hồ trữ nước và làm mương tưới mát ruộng đồng. Tây Hồ ngày nay là di sản văn hóa thế giới. Đêm trăng, ngắm trăng rằm lồng lộng soi trên đầm sen và nhà thủy ta tĩnh lặng đẹp lạ lùng! Tô Đông Pha và Nguyễn Du đều là những những danh sĩ tinh hoa, nhà tư tưởng và đại thi hào đã để lại cho đời sự nghiệp lớn giáo dục văn hóa và những viên ngọc văn chương tuyệt kỹ. Tới Tây Hồ, thật kỳ thú được đi trên đê Tô, ngắm vầng trăng cổ tích. Câu thơ “Mưa” của người hiền lãng đãng đọng mãi ngàn năm: “Mây đen trút mực chưa nhòa núi, Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền. Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch, Dưới lầu bát ngát nước in trời. (Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân).
Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc. Tô Đông Pha (1037-1101) là nhà thơ văn có nhân cách cao quý thời Tống như vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn Trung Hoa và nhân loại. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông đã nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này, và đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần kiệt tác Tư trị thông giám của Tư Mã Quang cùng với Thơ và từ của Tô Đông Pha để tìm trong rối loạn của lịch sử đôi điều kinh bang tế thế (xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996). Nguyễn Du trăng huyền thoại, bậc danh sĩ tinh hoa Việt Nam cũng để lại cho đời nhiều uẩn khúc lịch sử mơ hồ chưa thấu tỏ. Tô Đông Pha thơ ngoài ngàn năm, mỗi năm tôi thường đọc lại và suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho
TÔ ĐÔNG PHA DANH SĨ TINH HOA
Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự là Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1037 tại Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, mất ngày 24 tháng 8 năm 1101 tại Thường Châu. Địa chỉ ngôi mô của Tô Đông Pha tại thôn Điếu Đài huyên Hiệp Thành, Nhữ Châu ngày nay. Tô Đông Pha là chính khách lỗi lạc, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ, nhà phật học, nhà thư pháp, họa sĩ, nhà dược học, người sành ăn nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Tô Đông Pha nhân cách cao quý, việc tốt truyền đời, tình yêu tuyệt vời, thơ văn kiệt tác, thư pháp lừng lẫy, miếng ngon nhớ lâu, vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân loại.
Tô Đông Pha là danh sĩ tinh hoa, một đời yêu thương, thơ ngoài ngàn năm, một trong mười đại văn hào nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc cổ và cận đại, bao gồm: Khuất Nguyên, Tô Đông Pha, Đỗ Phủ, Tư Mã Thiên, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Thang Hiển Tổ, Lục Du, Tào Thực và Tào Tuyết Cần. Thơ và từ Tô Đông Pha được coi là chuẩn mực cổ văn Trung Hoa trong ‘Đường Tống bát đại gia’ gồm Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường; Tô Đông Pha, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Triệt, Tăng Củng, Vương An Thạch thời Tống. Tô Đông Pha đã để lại cho đời một mẫu mực hiền tài nhân cách cao quý với kiệt tác văn hóa và văn chương đích thực, vầng trăng cổ tích thơ ngoài ngàn năm.
Tô Đông Pha cùng với Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng là hai nhà tư tưởng nhân vật chính trị quan trọng kiệt xuất của thời Tống. Ông thuộc phái “cựu đảng” “phái coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập hoàn toàn với phái “tân đảng” do Vương An Thạch chủ trương khởi xướng chính sách đổi mới “cường thịnh phát triển lớn mạnh quốc gia, bất chấp đạo lý”, Cuộc đời Tô Đông Pha chính vì vậy luôn bị cản trở dèm pha không suôn sẻ khi phái ‘tân đảng’ cầm quyền thao túng chính sách và dùng mọi quỷ kế để loại trừ đối thủ chính trị. Tô Đông Pha nổi tiếng là một nhà chính luận, các tác phẩm văn chương của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, tầm ảnh hưởng rất rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Tô Đông Pha đạt mức tinh diệu về phật học, thư pháp, họa sĩ, dược lý, sành ăn, biểu tượng nghệ thuật. Ông được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Những kẻ xấu phải dùng những mưu ma chước quỷ chứ không thể hủy hoại được thanh danh ông. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng tại Hàng Châu, được nhân dân vùng này mến mộ đặt tên để vinh danh ông.
Cuộc đời Tô Đông Pha gắn bó mật thiết với thời đại của ông. Nhà Tống là triều đại cai trị ở Trung Quốc trên 300 năm (960- 1279) khởi đầu từ Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn chấm dứt Ngũ Đại Thập Quốc thống nhất Trung Quốc năm 960, trãi 9 đời vua thời Bắc Tống (960 -1127) khi quân đội nhà Kim chinh phục miền Bắc Trung Hoa và chiếm kinh đô Biện Kinh vào năm 1127, với 9 đời vua thời Nam Tống (1127-1279), thì nhà Tống thay thế bởi nhà Nguyên. Tìm hiểm cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Tô Đông Pha cần phải thấu hiểu chi tiết bối cảnh lịch sử và những sự kiện quan trọng chi phối cuộc đời ông.
Tô Đông Pha (1037-1101) là danh sĩ tinh hoa có ba năm 1960-1963 làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông, bốn năm làm quan dưới thời vua Anh Tông (từ ngày 2 tháng 5 năm 1063 đến 5 tháng 1 năm 1067), mười tám năm làm quan dưới thời vua Tống Thần Tông (từ ngày 26 tháng 1 năm 1067 đến 30 tháng 3 năm 1085), mười lăm năm làm quan dưới thời vua Tống Triết Tông 1 tháng 4 năm 1085 đến 3 tháng 2 năm 1100, gần hai năm làm quan dưới thời vua Tống Huy Tông (từ 24 tháng 2 năm 1100 cho đến ngày 24 tháng 8 năm 1101) thì Tô Đông Pha mất khi ông 64 tuổi. Con đường chính trị của ông bị chi phối nhiều bởi các vị vua, các tể tướng và hệ thống chính trị mỗi thời. Di sản cuộc đời và văn chương của ông để lại là vầng trăng cổ tích soi tỏ bối cảnh chính trị xã hội biến động của 5 thời vua chúa nhà Bắc Tống trong lịch sử.
Bối cảnh nhà Bắc Tống thời Tô Đông Pha là lúc nhà Tống còn kiểm soát được phần lớn đất Trung Hoa, ngoại trừ mặt đông bắc bị nhà Liêu thường xuyên áp lực quấy nhiễu buộc nhà Tống phải cầu hòa tốn tiền bạc để đổi hòa bình và tăng tiền thuế lên 20 vạn, sử gọi là Trọng Hi tăng tệ; mặt tây bắc thì bộ tộc Đảng Hạng hưng thịnh lập nước Tây Hạ năm 1038, nhà Tống cũng phải cầu hòa và cũng phải nộp tiền bạc để đổi hòa bình hằng năm; mặt nam sau việc trỗi dậy của Nùng Trí Cao là sự thực hành chính sách gây hấn của Vương An Thạch đối với Việt Nam để mong tìn được một thắng lợi tinh thẩn . Con đường chính trị của ông ảnh hưởng nhiều bởi các vị vua, các tể tướng và hệ thống chính trị mỗi thời.
Tô Đông Pha sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Tô Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân tự là Minh Doãn (1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt, tự là Tử Do (1039-1112). Cả ba cha con ông đều là danh sĩ tinh hoa trong Đường Tống bát đại gia .
Đông Pha cưới vợ đầu là Vương Phất (1040-1065) nhỏ hơn ông ba tuổi năm 1055 khi ông 18 tuổi. Tô Đông Pha thuở nhỏ chơi thân với một cô em họ xinh đẹp, hiền hậu và thông minh, ông rất yêu quí nàng và nàng cũng rất yêu ông nhưng mẹ ông ngăn cản không cho cưới vì là bà con gần. Khi Tô Đông Pha 18 tuổi, học giỏi đủ sức đi thi thì cha mẹ ông lo cưới vợ cho ông ngay ở quê nhà (và cho cả em trai ông là Tô Triệt nữa) vì e rằng nếu ông lên kinh thi đỗ thì sẽ bị các danh gia vọng tộc đem mồi vinh hoa phú quí ra nhử để gả con gái cho. Hơn nữa nếu ba cha con đi thi thì cũng cần các cô con dâu ở gần để chăm sóc mẹ. Vương Phất vợ ông năm ấy mới mười lăm tuổi ngoan hiền và rất yêu quý chồng. Vương Phất từ trần năm 1065 khi nàng mới 26 tuổi, an táng tại Tứ Xuyên. Vương Phất để lại cho chồng một người con trai mới biết đi, tên là Tô Mại. Vương Phất trước khi mất có trối trăng với chồng là ông nên lấy em họ của nàng là Vương Nhuận Chi, vì cô rất giống nàng đẹp người đẹp nết để chăm sóc chồng và nuôi dạy Tô Mại. Tô Đông Pha thương tiếc khóc mà nhận lời. Đời ông sau này nhiều lần viết thơ về người vợ đã khuất.
Tô Đông Pha năm 1056-1057 đã từ biệt mẹ và vợ để cùng cha và em vượt núi sông Tứ Xuyên hiểm trở để đi suốt hai tháng về dự thi ở kinh đô Khai Phong tại tỉnh Hà Nam vùng đất Trung Nguyên trung và hạ lưu sông Hoàng Hà, cách Bắc Kinh 808 km. Khai Phong là thủ đô Trung Quốc thời Bắc Tống là một trong tám cố đô Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Nam Kinh, Tràng An (Tây An), Lạc Dương, Khai Phong, An Dương và Trịnh Châu. Tô Đông Pha cùng cha và em đến Khai Phong tháng 5 năm 1056 và chờ kỳ thi cho đến mùa xuân năm sau. Âu Dương Tu làm chánh chủ khảo của kỳ thi ấy với chủ trương tìm người hiền tài giúp vua, thể lệ thi nghiêm ngặt và đích thân vua Tống Nhân Tông duyệt chọn đầu bài. Bài thứ nhất hỏi về hiểu biết chính trị và lịch sử cách thức trị quốc an dân, bài thứ hai là tinh hoa phép trị nước của Trung Hoa vận dụng tứ thư ngũ kinh các chuẩn mực kinh điển để luận giải và đưa ra các chính sách đối nội đối ngoại phù hợp thời đó, bài thứ ba là bài luận chính trị về giải pháp kinh bang tế thế. Đầu đề bài chính trị năm ấy là ” Luận về sự trung hậu rất mực trong phép thưởng phạt ?” (Hình thưởng trung hậu chi chí luận?). Hai anh em Tô Đông Pha Tô Triệt đều đỗ cao. Tô Tuân năm ấy không thi vì không muốn ganh đua với hai con. Mẹ Tô Đông Pha mất cuối năm 1057, ba cha con vội quay về cư tang và họ từ chối không nhận chức quan.
Cuối năm 1059 đầu năm 1060, Tô Đông Pha hết tang mẹ đã cùng cha và em mất 4 tháng vượt 2.000 cây số đường đồi núi và sông suối hiểm trở để quay trở lại kinh đô. Tô Đông Pha nhận một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam . Năm 1061, ông nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm ấy hạn nặng, ông và dân chống hạn cứu lúa màu suốt năm, ông làm bài “Kỉ vũ đình ký” cầu mưa lòng thành cảm động cả trời đất và lòng người rất nổi danh.
Cuộc đời Tô Đông Pha trãi qua năm đời vua Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào Thái hậu, Tống Triết Tông của triều đình nhà Tống. Ông là người cùng thời với các Tể tướng Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Hàn Kỳ, Tư Mã Quang, Tăng Bố với những danh tài Trình Di, Tăng Củng…. Tất cả năm vị hoàng đế, năm vị Tể tướng, các bậc danh tài đều thừa nhận trí tuệ tài hoa và kiến thức lỗi lạc của ông nhưng do có sự tranh chấp bè đảng trong triều đình (qua các sự kiện lớn “bắc ngự Liêu Hạ”, “biến pháp và đảng tranh”, khởi đầu “sự biến Tĩnh Khang” được thể hiện rõ trong sách “Tư trị thông giám“) nhất là vì cá tính của Tô Đông Pha rành mạch, công chính nên số phận của ông lên voi xuống chó, nhiều phen điêu đứng, bị hãm vào hoàn cảnh trớ trêu đến tuyệt vọng. Tô Đông Pha tuy vậy may mắn thoát chết và trong bước đường cùng khi bị biếm chức đày ải về vùng đất Tây Hồ Hàng Châu khô cằn thiếu nước tưới, dân đói khổ, ở xa kinh đô thì ông vẫn kịp thực hiện công trình nông nghiệp thủy lợi “đê Tô” di sản thế giới lưu lại cho dân cho đời. Tô Đông Pha trong lần làm quan ở vùng đất biên ải Giang Nam, thực chất là đi đày, suốt những năm tháng dằng dặc gần như trọn đời đầy chông gai ấy, ông vẫn luôn lạc quan minh triết với sự nghiệp sáng tác chưa bao giớ ngưng nghĩ. để lại cho đời những kiệt tác văn hóa, thơ ngoài ngàn năm.
TÔ ĐÔNG PHA VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
Tô Đông Pha là vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời Trung Hoa và Thế giới. Cuộc đời và thơ văn ông là sử thi một thời, Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là hai kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Nhiều uản khúc lịch sử văn hóa, chính trị xã hội có thể tìm thấy ở đây. .
Triều đại nhà Tống cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, đến lúc nhà Nguyên thay thế. Từ Tống Thái Tổ quân chủ khai quốc đến Tống Thái Tông, đã căn bản thành công dẹp được loạn của thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, thống nhất Trung Quốc. Năm Tô Đông Pha ra đời (1037) cũng là lúc Tây Hạ lập quốc, chiến tranh Tống Hạ bùng phát và kéo dài liên tục suốt cho đến khi Tô Đông Pha mất ít năm thì Bắc Tống mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim, triều đình nhà Tống trở thành Nam Tống phải lui về phía nam sông Dương Tử (là sông Trường Giang chảy qua Trùng Khánh, Tam Hiệp, Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải ngày nay). Nam Tống lập kinh đô ở Lâm An (nay là Hàng Châu), là nơi có Tây Hồ, một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Hàng Châu, chốn thuở xưa khô cằn nghèo nàn mà Tô Đông Pha bị biếm đi trấn nhậm làm Thứ sử. Tô Đông Pha đã có công lớn với dân Hàng Châu trong việc chống hạn hán, nạo vét ao hồ và đắp đê, làm cầu để nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.
Tô Đông Pha là nhân chứng sống danh nhân văn hóa trãi suốt năm thời kỳ từ Liêu Hạ giao tranh đến thời kỳ Tống Nhân Tông – Hạ Cảnh Tông, sang thời kỳ Tống Anh Tông–Hạ Nghị Tông, tới thời kỳ Tống Thần Tông–Hạ Huệ Tông, trãi thời kỳ Tống Triết Tông–Hạ Sùng Tông, đến thời kỳ Tống Huy Tông–Hạ Sùng Tông thì Tô Đông Pha mất.
Thời Tô Đông Pha quân Tống nhiều lần thất bại trước Tây Hạ nên Tống Nhân Tông đã bổ nhiệm các danh thần Phạm Trọng Yêm, Phú Bật, Hàn Kì, Bao Chửng dùng “nghị hòa với tiền của đổi lấy quan hệ thân thiện và hòa bình với các nước nước láng giềng” nên đã hạn chế được sự khiêu khích gây hấn của Tây Hạ ở phía Bắc và bình định được cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao ở phía Nam nhưng cũng vì thế mà ‘các chú cứ phá’ làm quốc khố cạn kiệt. Đến thời của Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào thái hậu và Tống Triết Tông thì vua nhỏ kế vị, hoàng thái hậu tham chính, triều đình bè đảng, quan lại vô dụng, binh lính bất tài, đất đai bị ngoại bang thôn tính, thuế khóa tăng cao, đời sống dân khổ, dẫn tới khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi và bên ngoài thừa cơ lấn chiếm. Đây là thời kỳ Vương An Thạch chủ trương “biến pháp và đảng tranh” đối lập gay gắt với phe bảo thủ của Tư Mã Quang Chủ trương biến pháp của Vương An Thạch gồm các cải cách tài chính, quân sự, giáo dục (thanh miêu, miễn dịch, thị dịch, bảo giáp, bảo mã, cải cách chế độ thi cử, tuyển dụng quan lại) đã gặp thất bại. Vương An Thạch đưa ra các cải cách kinh tế, hành chính giáo dục thì bị Tư Mã Quang, Tô Đông Pha, Âu Dương Tu chỉ trích hấp tấp nóng vội hời hợt là “dục tốc bất đạt” trái kỷ cương phong tục cũ đã có thời Tam Hoàng Ngũ Đế, không thuận nhân tình. Vương An Thạch chủ trương đánh Đại Việt là một nước nhỏ yếu hơn để nhằm tìm kiếm một thắng lợi quân sự bên ngoài nâng cao sĩ khí dân chúng thì trái lại quân nhà Tống đã bị Lý Thường Kiệt và quân dân Đại Việt đánh bại. Tô Đông Pha nhiều lần bị hãm hại bị bị biếm chức nhưng ông luôn lạc quan, giữ công chính và trước tác không ngưng nghỉ.
Tô Đông Pha giỏi cả cổ văn lẫn thơ phú. Tác phẩm của ông có tổng cộng trên một triệu chữ, riêng về thi từ có khoảng 1700 bài hầu hết đều xuất sắc, đặc biệt nổi tiếng về thơ là Thủy điệu ca, Mưa, Uống rượu ở Tây Hồ, … cổ văn có Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú được coi là hai viên ngọc quý cổ văn Trung Hoa người đời rất ngưỡng mộ. Cổ văn của ông là “thiên hạ vô địch”, “hành vân, lưu thủy”.như mây trôi nước chảy. Đại văn hào Âu Dương Tu hôm nào nhận được một bài văn của ông thì vui sướng cả ngày. Vua Tống Thần Tông thường đọc bài của ông, có bữa ngự thiện quên cả gắp thức ăn. Vua mừng đến nỗi khi trở về hậu cung đã vui vẻ nói với hoàng hậu: “Ta đã chọn được hai vị hiền tài (là hai anh em ruột Tô Đông Pha và Tô Triệt) có trình độ làm Tể tướng cho con cháu sau này rồi”. Tô Đông Pha có nhân cách trung hậu, chuộng đạo Phật, yêu thương nhân dân, tính trung thực khoan hòa, không tham ô hối lộ; ông công tâm chính trực dám dâng vua lời nói thẳng nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió bởi những kẻ mưu mô luôn tìm cách cản trở cách ly làm hại ông . Tô Đông Pha có cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt cũng đều là những hiền tài hiếm có, danh sĩ lỗi lạc nhà thơ danh tiếng.
TÔ ĐÔNG PHA KIỆT TÁC VÀ GIAI THOẠI
Tô Đông Pha kiệt tác văn chương
Tô Đông Pha Tây Hồ có những kiệt tác nổi tiêng thế giới đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, được truyền tụng và nhiều người biết tiếng, nổi tiếng nhất là:
Uống rượu ở Tây Hồ lúc đầu trời tạnh, sau mưa
Tô Đông Pha
Dưới nắng long lanh màu nước biếc
Trong mưa huyền ảo vẻ non tươi
Tây hồ khá sánh cùng Tây tử
Nhạt phấn nồng son thảy tuyệt vời.
Người dịch: Nam Trân.Nguồn: http://www.thivien.net Trang thơ Tô Đông Pha, Thi Viện. Ảnh: Tây Hồ Hàng Châu là nơi Tô Đông Pha làm Thứ sử và ông có công lớn với dân trong việc chống hạn hán, nạo vét ao hồ và đắp đê làm cầu để ngày nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.
Mây đen trút mực chưa nhoà núi,
Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền.
Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch,
Dưới lầu bát ngát nước in trời.
(Bản dịch của Nam Trân)
Mây đen nửa núi mực bôi lên,
Mưa trắng rơi châu trút xuống thuyền.
Cuốn đất gió đâu lùa thổi hết,
Dưới lầu, màu nước tựa thanh thiên.
(Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê; Nguồn: Tô Đông Pha, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hoá-Thông tin, 2003
Che núi mây đen tựa mực trôi,
Như châu hạt trắng lựa thuyền rơi
.Ào ào gió cuốn mưa tan hết,
Dưới Vọng Hồ lâu lặng bóng trời.
*Làm vào ngày 27 tháng 6 ở lầu Vọng Hồ lúc đang say kỳ 1 (Bản dịch của Lê Xuân Khải)
六月二十七日望湖樓醉書其一
黑雲翻墨未遮山,
白雨跳珠亂入船。
捲地風來忽吹散,
望湖樓下水如天。
Hắc vân phiên mặc vị già sơn,Bạch vũ khiêu châu loạn nhập thuyền.Quyển địa phong lai hốt xuy tán,Vọng Hồ lâu hạ thuỷ như thiên.
Dịch nghĩa
Mây kéo đen như mực chưa che kín núi,
Giọt mưa trong như giọt châu nhẩy lung tung vào thuyền.
Bỗng nổi gió ào ào thổi tan hết,
Mặt nước dưới lầu Vọng Hồ lại phẳng như trời.
Mưa (video chỉ có giá trị minh họa)
Tô Đông Pha những kiệt tác khác
Tô Đông Pha giỏi cả về cổ văn lẫn thơ phú. Tác phẩm của ông có trên một triệu chữ, riêng về thi từ có khoảng 1700 bài (xem Trang thơ Tô Thức trên Thi Viện) cho nên việc lựa chọn những kiệt tác yêu thích là tùy thuộc sự yêu thích của từng người. Ngoài các bài Tô Đông Pha uống rượu ở Tây Hồ thì Hậu Xích Bích phú, Tiền Xích Bích phú là hai viên ngọc quý cổ văn Trung Hoa được người đời rất ngưỡng mộ. Tiếc rằng, cho đến nay vẫn chưa có bản dịch Tiếng Việt nào đủ tầm diễn đạt được tâm tình tài trí của thơ văn kiệt tác này của ông.
Thủy Điệu Ca cũng là một bài được nhiều người ngưỡng mô:
Thủy điệu ca
Minh nguyệt kỉ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên:
“Bất tri thiên thượng cung khuyết,
Kim tịch thị hà niên?”
Ngã dục thừa phong qui khứ,
Hựu củng huỳnh lâu ngọc vũ,
Cao xứ bất thăng hàn.
Khởi vũ lộng thanh ảnh,
Hà tự tại nhân gian!
Chuyển chu các,
Ðê ỷ hộ,
Chiếu vô miên,
Bất ưng hữu hận,
Hà sự trường hướng biệt thời viên?
Nhân hữu bi hoan li hợp,
Nguyệt hữu âm tình viên khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
Ðãn nguyện nhân trường cửu,
Thiên lý cộng thiền quyên.
Bản dịch
Mấy lúc có trăng thanh?
Cất chén hỏi trời xanh:
“Cung khuyết trên chính từng,
Ðêm nay là đêm nào?”
Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
Trên cao kia lạnh buốt.
Ðứng dậy múa giỡn bóng,
Cách biệt với nhân gian!
Trăng quanh gác tía,
Cuối xuống cửa son,
Dòm kẻ thao thức,
Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt li thì trăng tròn?[3] Ðời người vui buồn li hợp,
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vạn toàn.
Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
Bay ngàn dặm với thuyền quyên.[4]
Bản dịch thơ Tô Đông Pha:’Mấy lúc có trăng thanh’ của cụ Nguyễn Hiến Lê.
Ảnh Hoàng Kim minh họa trăng rằm lúc 0g đêm thanh ở giao thời 20 4 2019
Giai thoạiTô Đông Pha chuyện hay nhớ mãi
”Chuyện vui về Tô Đông Pha”, “Chuyện tình của Tô Đông Pha” “Chuyện thơ của Tô Đông Pha” là ba giai thoại hay.
Chuyện vui về Tô Đông Pha
Tô Đông Pha là một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Tống (1037-1101), ông rất quan tâm đến Phật giáo (truyện do Hoàng Kim sựu tầm tuyển chọn, biên soạn vản tiếng Việt).
Một ngày nọ, trong khi nghiên cứu kinh điển, Tô Đông Pha cảm thấy rằng ông đã tỉnh thức, thông tuệ, sáng suốt và không còn vướng mắc, không còn tư tưởng mông lung trong đầu óc nữa.
Ông vui thích và cao hứng, vội làm một bài thơ nói rằng ông vững chắc như một tảng đá, không thể bị lay chuyển bởi tám ngọn gió cám dỗ được mất, vu khống, tâng bốc, khen chê, sợ hãi, vui sướng (bát phong truy bất động): Ngay sau đó, ông đã gửi một sứ giả mang bài thơ cho người bạn của mình, một nhà sư sống ở phía bên kia sông, bởi vì ông muốn biết ngưòi bạn nghĩ gì. Nhà sư đã phê bình bài thơ là “ngớ ngẩn” và sau đó gửi trả lại.
Nhà thơ giận dữ và lấy thuyền đi gặp nhà sư. Khi đến bến, nhà thi sĩ đợi nhà sư. Ông chất vấn vị tu sĩ: “Tại sao sư lại nói rằng bài thơ của tôi là “ngớ ngẩn”?
Nhà sư mỉm cười và nói: “Trong bài thơ của ông bạn, ông nói rằng ông sẽ không bị lay chuyển bởi các thứ được mất, vu khống, tâng bốc, khen chê, sợ hãi, vui sướng. Tại sao bạn nổi giận chỉ vì một từ ?
(*) Bản dịch tiếng Pháp La Grande Epoque của Đại kỷ nguyên về câu chuyện Tô Đông Pha có thay đổi đôi chút cho dễ hiểu đối với độc gỉa phương Tây, cần truy cứu lại bản Hán văn và các bài viết 苏轼 của tiếng Trung, Su Shi,Su Dongpo của tiếng Anh, Tô Thức, Tô Đông Pha của tiếng Việt. Bài thơ “Mưa” rất nổi tiếng của Tô Đông Pha xem tiếp tại đây
Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự là Tử Chiêm, sinh năm 1036 (1), người huyện My Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, đỗ tiến sĩ năm 1057 dưới đời vua Tống Nhân Tông, là một trong bát đại gia Đường Tống (2). Thơ văn ông nổi tiếng một thời, không ai sánh kịp. Ông lại có tài hội họa và viết chữ rất đẹp. Hoạn lộ long đong, nhiều lần bị biếm.
Ông Tô có một cô em họ xinh đẹp, hiền hậu và thông minh, ông yêu quí lắm và nàng cũng rất yêu ông nhưng không cưới được vì bà con gần quá nên mẹ ông ngăn cản. Ông ân hận suốt đời vì điều đó bởi đây là mối tình đầu của ông.Khi Tô Thức đã lớn, học giỏi, đủ sức đi thi thì cha mẹ lo cưới vợ cho ông (và cho cả em ông là Tô Triệt nữa) để có một nàng dâu ở trong miền vì e rằng nếu ông lên kinh thi đỗ thì sẽ bị các danh gia vọng tộc đem cái mồi vinh hoa phú quí ra nhử để gả con gái cho. Vợ ông họ Vương tên Phất, năm ấy ông mười tám tuổi và Vương Phất mười lăm.
Người bạn tình chung
Nàng Vương là người vợ hiền, rất quí yêu chồng, thường đứng nép sau màn nghe chồng nói chuyện với khách và khuyên chồng nên xa lánh người này người khác :
– Người ấy luôn đón trước ý nhà để nói cho nhà vui lòng, giao du với họ chỉ mất thì giờ.
Hoặc nhắc nhở chồng :
– Nhà nên coi chừng hạng người vồn vã quá, người tốt giao du với nhau tình thường lạt như nước lã ; nước lã không có mùi vị đậm đà nhưng không bao giờ làm cho ta chán.
Đông Pha thường khen vợ về sự khôn ngoan này (3).Năm 1065 Vương Phất từ trần lúc nàng mới 26 tuổi, an táng tại Tứ Xuyên. Tô Thức thương tiếc lắm. Nàng để lại cho chồng một người con trai mới biết đi, tên là Tô Mại.
Trước khi từ giã cõi đời, nàng Vương Phất trối trăng với chồng là nên tục huyền với Vương Nhuận Chi, em họ của nàng và rất giống nàng để chăm sóc ông và nuôi dạy Tô Mại. Ông khóc mà nhận lời.
Mười năm sau (tức năm Ất Mão 1075), ông Tô đang làm tri châu ở Mật Châu (Sơn Đông), cách Tứ Xuyên hàng ngàn dặm, đêm nằm mơ thấy người vợ đã khuất, lúc thức dậy làm bài từ điệu “Giang thành tử” trong đó có những câu : … Thập niên sinh tử lưỡng mang mang
Bất tư lường
Tự nan vong
Thiên lý cô phần
Vô xứ thoại thê lương
Túng sử tương phùng ưng bất thức
Trần mãn diện
Mấn như sương…
Nguyễn thị Bích Hải dịch :
Mười năm sống thác đôi nơi,
Nghĩ mà chi, vẫn khôn nguôi nhớ nàng.
Cô đơn phần mộ dặm ngàn,
Nói làm sao xiết muôn vàn thê lương.
Gặp nhau còn nhận ra chăng?
Mặt bụi nhuốm, tóc pha sương ngỡ ngàng…
Tô Thức là người đầu tiên làm từ điệu vong.
Bảy năm sau (1082), khi ông Tô xuôi dòng Trường giang, cùng bạn thưởng trăng trên sông dưới chân núi Xích Bích, từ của ông còn phảng phất nỗi thương xót ngậm ngùi :
Cố quốc thần du
Đa tình ưng tiếu ngã
Tảo sinh hoa phát… (Niệm Nô Kiều)
(Hồn thả về chơi cố quận
Bạn tình chung có lẽ cười ta
Chưa chi đầu đã bạc…)
Bạn tình chung nơi cố quận hẳn là vong hồn nàng Vương Phất. Năm ấy ông mới 46 tuổi.
Đấu rượu cho chàng
Vợ mất ba năm, đoạn tang, năm 1068 Tô Thức theo lời vợ, tục huyền với cô em họ của Vương Phất là Vương Nhuận Chi, hai mươi tuổi. Không giỏi dắn đảm đang bằng chị nhưng nàng cũng rất quí yêu chồng, chăm sóc con của mình và con riêng của chồng (Tô Mại) rất chu đáo và suốt đời chia sẻ những khó khăn gian khổ với chồng.
Nàng là người hiền thục lại rất chiều chồng. Biết chồng thích rượu, lúc nào nàng cũng sắm sẵn một đấu rượu để khi chồng cần thì có ngay. Chuyện này Tô Thức kể lại trong bài “Hậu Xích Bích phú” như sau :
“Khách nói : Sẩm tối, tôi cất lưới được một con cá, miệng to vảy nhỏ, hình dáng tựa con lư ở Tùng Giang (4). Tìm đâu ra được rượu đây?
Tôi về bàn với nhà tôi. Nhà tôi đáp :“Thiếp có một đấu rượu, cất đã lâu, phòng lúc nhà bất thần dùng đến”. (Nguyên văn : Ngã hữu đấu tửu, tàng chi cữu hĩ. Dĩ đãi tử, bất thời chi nhu). Thế là xách rượu và cá, lại đi chơi dưới chân Xích Bích một lần nữa”.
Nhà phê bình văn học lỗi lạc của Trung Quốc là Kim Thánh Thán đời Thanh cũng có nhắc lại chuyện này trong lời phê bình cuốn “Mái Tây” (Tây sương ký) của Vương Thực Phủ. Ông viết :
“Mười năm chia tay bạn, chiều tối chợt bạn xuất hiện. Mở cửa, tay nắm chặt tay, chẳng kịp hỏi tới nhà mình bằng thuyền hay bằng ngựa. Cũng chẳng kịp mời ngồi ghế hay ngồi giường. Hàn huyên qua loa, vội chạy vào nhà trong, thấp giọng hỏi vợ rằng :
-“Mình liệu có đấu rượu của Tô Đông Pha không?
Vợ tươi cười rút cành trâm vàng đang cài trên đầu trao cho. Thế là đủ ba ngày cơm rượu…” Bảy cái lò lửa
Theo “Dục hải từ hàng” thì Tô Thức có đến bảy người thiếp. Phật Ấn, bạn thân của Tô Thức, là một vị cao tăng có tài hùng biện đời Tống, một hôm đùa bảo Tô Thức rằng :
– Bác có nhiều thiếp thế, tặng cho tôi cô thứ bảy được không?
Ông Tô cười đáp :
– Sao lại không?
Tưởng chỉ là lời nói đùa, không ngờ chiều tối ông Tô cho xe đưa người thiếp đến.
Phật Ấn đón người thiếp vào nằm trong buồng rồi buông màn. Trước buồng đã đặt sẵn bảy cái hỏa lò, cái nào cũng đầy than đỏ rực. Ông bước qua từng cái một, cứ bước qua bước lại như thế suốt đêm. Đến sáng, ông cho xe đưa người thiếp về trả. Nghe kể lại đầu đuôi câu chuyện, Tô Thức chợt “ngộ” ra :
– Bảy cái hỏa lò rực lửa kia là chỉ bảy người thiếp của ta cũng như bảy cái hang lửa. Ông làm thế là tỏ ra mình đã vượt ra khỏi vòng sắc dục, còn ta thì sa ngã đắm đuối vào đấy. Chắc là ông muốn thức tỉnh ta đây.
Người vợ tri kỷ
Trong số các tì thiếp của mình, Tô Đông Pha yêu nhất nàng Triêu Vân. Nàng trẻ trung, xinh đẹp lại thông minh, giúp ông được nhiều việc. Lúc về với ông, nàng chưa biết chữ nhưng nhờ ông chuyên tâm dạy dỗ và nàng chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu nàng đã đọc thông viết thạo.
Cuộc gặp gỡ Triêu Vân là một sự may mắn lạ lùng. Khi bị biếm đến Hàng Châu, Tô Đông Pha thường hay ra chơi Tây Hồ, một thắng cảnh nổi tiếng tại tỉnh này. Ven bờ Tây Hồ, trong các vườn hoa ngào ngạt hương thơm có những trà thất nên thơ bên cạnh các hàng liễu rũ, đêm đêm vang lên tiếng đàn tiếng ca thánh thót, du dương của các nàng ca nhi xinh như mộng. Triêu Vân là một trong số các nàng ấy, bấy giờ mới hơn mười tuổi nhưng tài sắc của nàng nổi bật hẳn lên giữa đám ca nhi làm say lòng biết bao vương tôn công tử. Nàng có giọng ca rất lạ, khi trầm lắng như nghẹn ngào nức nở, khi mượt mà, bay bổng như ngọn gió mát lành trên mặt nước Tây Hồ. Những bài từ của Tô Đông Pha chỉ có nàng ca là hay hơn cả khiến cho bao trái tim như ngừng đập và ông Tô rung động bồi hồi. Tình yêu bắt nguồn từ đó.
Nàng Vương Nhuận Chi biết chuyện nhưng không hề ghen tức. Một lần nàng đến tìm gặp Triêu Vân rồi về nói với chồng :
– Cô gái xinh đẹp này rồi sẽ rất cần cho nhà sau này đấy. Thiếp sẽ mua Triêu Vân.
Và nàng Vương đã giữ lời. Ít lâu sau, Triêu Vân về với ông và nhanh chóng trở thành một đôi uyên ương tương đắc mặc dù tuổi tác khá chênh lệch: nàng kém ông những 27 tuổi ! Vương Nhuận Chi coi nàng như cô em gái bé bỏng, và khi đến Hàng Châu, nàng đã chính thức cưới Triêu Vân để làm thiếp cho chồng. Ông Tô rất mến phục nàng về việc ấy.
Đông Pha yêu Triêu Vân không chỉ vì nàng xinh đẹp, thông minh mà còn vì nàng là tri kỷ của ông, rất hiểu lòng ông, tâm đầu ý hợp. Vương Thế Trinh, người đời Minh, kể trong “Điệu hước biên” rằng : “Một hôm Đông Pha đi chầu vua về, ăn no, lấy tay xoa bụng đi lại trong dinh, hỏi những người theo hầu :
– Các ngươi hãy đoán xem cái gì trong này?
ẻ thì bảo toàn là văn chương cả, người thì thưa : nơi chứa ruột gan, kẻ thì cho là toàn cao lương mỹ vị. Đông Pha vẫn không hài lòng. Đến lượt mình, Triêu Vân cười đáp :
– Kẻ sĩ của triều đình nhưng ôm trong bụng toàn những thứ không hợp thời cả (nguyên văn : Triều sĩ nhất đỗ bì bất hợp thời nghi). Đông Pha thích chí cười ha hả”.
Ấy là nàng rất hiểu lòng ông. Bấy giờ phe tân đảng của Vương An Thạch, Chương Đôn, Lữ Huệ Khanh, Lý Định đang muốn dùng “biến pháp” để cải cách nền chính trị lạc hậu của nhà Tống, còn Đông Pha thì theo cựu đảng của Tư mã Quang chống lại biến pháp của Vương An Thạch nên nhiều phen bị phe tân đảng tâu vua giáng chức và đày ông tới những nơi cùng tịch, khổ sở thiếu thốn trăm bề.
Khi ông bị Chương Đôn lưu đày xuống Huệ Châu (Quảng Đông) chỉ có mình Triêu Vân theo hầu, các tì thiếp khác chịu cực không nổi nên bỏ đi cả rồi, nàng Vương Nhuận Chi đã mất. Có lần trò chuyện, Đông Pha nói với Triêu Vân :
– Mọi người ai cũng bảo ta có phúc hơn Bạch Cư Dị.
– Nhà nói thế là có ý gì?
– Khi Bạch Cư Dị bị giáng chức và bị biếm ra làm Tư mã Giang Châu, người thiếp yêu của ông đã bỏ đi lấy chồng, còn nàng thì luôn luôn theo sát bên ta đến tận chân trời góc bể vào những lúc hoạn nạn khó khăn nhất. Thế chẳng phải là ta có phúc hơn Bạch Cư Dị sao?
Triêu Vân khe khẽ cúi đầu, nước mắt rưng rưng.
Triêu Vân yêu quí chồng hơn hẳn hai bà trước, vui lòng chia sẻ với chồng những nỗi khổ cực gian nan nên ông rất quí nàng, thường làm thơ ca tụng. Ông bảo Triêu Vân là nàng tiên trên trời bị đọa xuống trần để trả nợ thay ông. Năm 1083 Triêu Vân sinh một đứa con trai nhưng không nuôi được. Đông Pha cho rằng vì mình thông minh và tài hoa quá nên thường hay gặp nạn, con cái thì hữu sinh vô dưỡng, bèn làm thơ tự mỉa mình:
Đãn nguyện tử tôn ngu thả độn,
Vô tai vô hại đáo công khanh.
(Chỉ mong con cháu ngu và xuẩn,
Bình an vô sự mà tới chức công khanh)
Một buổi chiều có gió heo may và sương thu lạnh, Đông Pha ngồi chơi với Triêu Vân. Ông bảo nàng cầm cốc rượu làm phách đánh nhịp, hát bài từ của ông theo điệu “Điệp luyến hoa”.
Triêu Vân vừa ca vừa khóc. Ông hỏi tại sao. Nàng chỉ vào hai câu :
Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu,
Thiên nhai hà xứ vô phương thảo.
(Tơ liễu trên cành phơ phất gió,
Nơi chân trời, chẳng nơi nào là không có cỏ thơm)
Ông cười lớn :
– Ta ngậm ngùi với mùa thu mà nàng thì khóc với mùa xuân ! (5).
Ở Huệ Châu chưa được bao lâu thì tể tướng Chương Đôn lại có lệnh đày ông Tô ra đảo Hải Nam, một hòn đảo bấy giờ chỉ có thổ dân man rợ và muốn ông chết ở đấy. Ông Tô muốn để gia đình ở lại Huệ Châu, chỉ một mình ra đảo nhưng Triêu Vân không chịu :
– Không ai chăm sóc chồng bằng vợ. Lúc chị Vương Nhuận Chi sắp mất, thiếp có hứa với chị là suốt đời cùng sống chết với nhà. Hãy để cho thiếp giữ trọn lời hứa, cho thiếp đi theo, thiếp sẵn sàng chịu mọi nỗi gian truân của kẻ đi đày.
Ông Tô rất xúc động, khôn ngăn đôi dòng lệ.
Nhưng chưa kịp ra đảo thì nàng đã ốm nặng rồi từ trần (1096). Một cơn sốt rét ác tính đã cướp đi mạng sống của nàng lúc mới 34 tuổi. Ông Tô gục xuống bên nàng để mặc cho dòng lệ tuôn trào như suối. Ông không chỉ khóc cho một người vợ mà còn khóc cho một người tri âm, tri kỷ không dễ gì gặp được trên đời.
Ông an táng nàng trước một rừng thông, cạnh một ngôi chùa và viết bài minh trên mộ chí :
“Thị thiếp của Đông Pha tiên sinh là Triêu Vân, tự Tử Hà, họ Vương thị, người Tiền Đường. Thông minh và thích việc nghĩa, thờ tiên sinh 23 năm, một mực trung và kính. Năm Thiệu Thánh thứ ba (1096), tháng bảy, ngày Nhâm Thìn, mất ở Huệ Châu, 34 tuổi. Tháng tám, ngày Canh Thân, táng trên Phong Hồ, phía đông nam chùa Thê Hiền. Sinh con tên Độn, chưa đầy năm đã yểu. Nàng thường theo tì khưu ni Nghĩa Xung học Phật pháp, cũng biết sơ qua đại ý. Lúc sắp chết, tụng bốn câu kệ trong kinh Kim Cương rồi tuyệt” (6).
Ông làm thơ khóc nàng, lời lẽ rất xót xa cảm động, ví nàng như đám mạ đã xanh nhưng chưa kịp trổ đòng đòng, người có tư chất tốt mà chết sớm, chưa làm được việc gì có ích. Đó là mệnh trời ư? (Miêu nhi bất tú khởi kỳ thiên !).
Từ đó cảnh già của ông ở đảo Hải Nam thật cô đơn buồn tẻ. Tháng giêng năm 1100, vua Triết Tông (7) băng lúc mới 24 tuổi. Vị hoàng tử duy nhất, con trai vua, chết lúc ba tháng tuổi. Vì thế ngôi vua lại về tay Huy Tông, chú của Triết Tông. Lên ngôi xong, công việc đầu tiên của Huy Tông là cách chức tể tướng Chương Đôn và đày đi Lôi Châu rồi cho phục chức tất cả các đại thần bị Chương Đôn đày ải, truy phong cho những người đã bị Chương Đôn sát hại.
Thế là Tô Đông Pha được ân xá, rời đảo Hải Nam để lên đường về bắc. Nhưng bấy giờ ông đã già yếu lắm rồi, nhất là sau nhiều năm bị đày ải. Chỉ một năm sau ông đã từ trần tại Thường Châu (1101) thọ 65 tuổi, kết thúc một cuộc đời tài hoa lận đận. *
(1) Có sách ghi 1037.
(2) Bát đại gia Đường Tống : tám văn thi hào lớn đời Đường Tống. Đời Đường có Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên. Đời Tống có Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng, Âu Dương Tu và Vương An Thạch.
(3) Theo cuốn “Tô Đông Pha” của Nguyễn Hiến Lê (NXB An Giang 1990).
(4) Huyện Tùng giang, tỉnh Giang Tô có loại cá lư, ăn rất ngon.
(5-6) Theo cuốn “Tô Đông Pha – những phương trời viễn mộng” của Tuệ Sỹ (NXB Ca Dao Sài Gòn 1973).
(7) Vua Triết Tông là học trò của Tô Đông Pha. Chính nhà vua đã ký lệnh đày thầy học của mình xuống phương nam.
Chuyện thơ của Tô Đông Pha
Anh Vũ Phạm Chánh (trái) và Nguyễn Quốc Toàn (phải) bên tượng Tô Đông Pha ở Hàng Châu. Hai anh đều là các nhà Hán học và đều yêu thích Tô Đông Pha. Anh Vũ Phạm Chánh viết: “Tôi gửi bác Bu (NQT) một bài thơ của Tô Đông Pha có ý lạ lạ, mong bác bình cho thiên hạ thưởng thức. (Tôi chẳng biết bình thế nào?)
Tẩy nhi hí tác
Nhân giai dưỡng tử vọng thông minh.
Ngã bị thông minh ngộ nhất sinh.
Duy nguyện hài nhi ngu thả lỗ,
Vô tai vô nạn đáo công khanh.
Gs Nguyễn Khắc Phi dịch:
Nuôi con ai chẳng muốn thông minh
Ai ngỡ thông minh mãi hại mình
Chỉ muốn con ta ngu lẫn ngốc
An toàn mà hưởng lộc công khanh!
Anh Trương Việt Linh dịch:
Nuôi con ai cũng muốn thông minh
Đâu biết thông minh để luỵ mình
Chỉ ước con ta ngu lại ngốc
Thong dong an hưởng lộc công khanh
Anh Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) bình:
Bác Chánh à
Xin nói trước, bu tui rất dốt thơ, nếu “bình loạn” có chỗ trật trệu thì mong bác Vũ Phạm Chánh thông cảm cho nhé.
1- Không hiểu sao Gs Nguyễn Khắc Phi và ông Trương Việt Linh chỉ dịch thơ chớ không dịch tựa đề: “Tẩy nhi hí tác”, (洗兒戲作). Ông Hung Trandang thì dịch là “Thơ vui nhân con đầy tháng” bài bác gửi bu lại ghi “Quan tâm đến đứa con”. Thực ra tẩy nhi (洗兒) là tắm cho trẻ con, hí tác (戲作) là làm cho vui. Có thể dịch thoát là “thơ vui khi tắm cho con”. Trong bốn chữ của tựa đề không có chữ nào đề cập đến con đầy tháng cả.
2- Muốn thơ vui (hí tác) thì ý tứ phải khác lạ, đôi khi nói ngược lại sự bình thường. Dân ca Việt Nam có bài nói ngược độc đáo: “Bao giờ cho đến tháng ba, ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng, hùm nằm cho lơn liếm lông, một chục quả hồng nuốt lão tám mươi, nắm xôi nuốt bé lên mười, con gà be rượu nuốt người lao đao”. Nhà thơ Tô Đông Pha cũng nói ngược nhưng không chỉ để cười …
“Ai ngỡ thông minh mãi hại mình” là câu tổng kết cuộc đời 64 năm của ông. Sách Bát đại gia Đường Tống (1) kể lại năm 21 tuổi ông lên biện kinh thi tiến sỹ. Âu Dương Tu quan chánh chủ khảo khi đọc bài “Hình thưởng trung hậu chi chí luận” (2) của ông phải lấy làm kinh ngạc về tài năng của cậu học trò. Đến “Ký điện thí”(3) Âu tiên sinh nói với mọi người “Đọc văn chương của Tô Thức (tức Tô Đông Pha) ta bất giác toát cả mồ hôi! Thật là sảng khoái! Ta phải tránh né ông ta để ông ta vượt lên trên người khác”. Thông minh đến thế là tột đỉnh siêu việt. Nhưng khi ra làm một viên quan làng nhàng ông bị giáng chức hết lần này đến lần khác. Tô Đông Pha biết chắc cuộc Tân pháp của tể tướng Vương An Thạch sẽ thất bại thảm hại (4) và lên tiếng phản đối. Bọn ngự sử Hà Chính Thần, Lý Định, Thư Đảm đưa bài thơ Hàng Châu kí sự của ông cho Vương An Thạch đọc và xuyên tạc thêm: Tô Đông Pha giễu cợt triều đình xem thường hoàng thượng. Vua Tống Thần tông nhốt Tô Đông Pha vào ngục, bọn sai nha đánh đập ông tàn tệ. Sau này nghĩ lại vua tha chết nhưng đày ông đi Hoàng Châu (huyện Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc) làm anh dân thường. Không cửa nhà, không lương bổng, ăn không đủ no mặc không đủ ấm, đành ở nhờ trong một ngôi miếu. May mà gặp bạn tốt xin cho mười mẫu ruộng hoang ông phải tự mình cày cấy, gặt hái. Có lúc đói quá nhà thơ phải ăn cả hoa cúc tươi. Hoàn cảnh Tô Đông Phá đúng như Nguyễn Du nói trong truyền Kiều “Chữ tài liền với chữ tai một vần”
3- “Chỉ muốn con ta ngu lẫn ngốc, an toàn mà hưởng lộc công khanh”. Đọc hai câu này ta thấy ông nói ngược nhưng lại là sự thực của xã hội Bắc Tống. Chưa nói đám quan quyền dưới vua mà ngay cả một loạt vua bắc Tống từ Chân Tôn, Nhân Tôn… trở đi là những ông vua bạc nhược và ngu ngốc. Có lẽ trên thế giới này không có quốc gia nào triều cống ngược như nhà Tống bên Tàu. Biên giới Tống ở phía Tây bị rợ Liêu quấy nhiễu. Vua Tống nghĩ điều quân đến đánh thì tốn người hao của chi bằng cứ cho người Liêu mỗi năm 10 vạn lạng bạc và 20 vạn tấm lụa…nhưng rợ Liêu được đằng chân lân đằng đầu dần dà số bạc và số lụa gia tăng đến nỗi vua Tống chịu hết nỗi. Với rợ Tây Hạ tình trạng triều cống ngược cũng xẩy ra tương tự. Nền kinh tế nhà Tống bấy giờ suy sụp, Quốc khố rỗng không trong quyển sử Trung Quốc ( trang 316, 317) học giả Nguyễn Hiến Lê cho hay “bọn con buôn được dịp giàu thêm, chỉ có triều đình nghèo mạt. Nghèo tới nỗi vua Nhân Tôn (1023 – 1063), con vua Chân Tôn, phải cần kiệm từng chút . Một đêm đói, thèm món thịt dê mà phải nhịn “đỡ được một món tổn hao”. Có kẻ dâng ông 18 con hến bể tính cả phí tổn chuyên chở thì mỗi con giá một ngàn đồng (đồng tiền thời đó chắc đã phá giá) ông lắc đầu “Gắp một con mà hao một ngàn đồng ta chẳng kham nỗi”
Hỡi ôi, làm thiên tử (con trời) mà nghèo đến thế thì Tô Đông Pha có bảo ông là vua ngốc cũng đáng lắm.
——–
(1): Có hai quyển Bát đại gia Đường Tống. Quyển bu tui đang có của Hà Minh Phương biên soạn nxb Đồng Nai 1996. Quyển khác của Nguyễn Hiến Lê
(2) Dịch nghĩa: Luận về sự trung hậu trong phép thưởng phạt.
(3) Kỳ thi cuối cùng ở trong kinh do vua chủ trì
(4) Tân Pháp của Vương An Thạch bị thất bại thảm hại như tiên đoán của Tô Đông Pha, Vương bị cách chức Tể tướng.
Hoàng Kim xin có đôi lời trao đổi:
1. Bài bình của anh Nguyễn Quốc Toàn là rất hay và chuẩn. Sự trích dẫn bài thơ ‘Tẩy nhi hí tác’ nguồn trích dẫn từ trang thơ Tô Đông Pha tại Thi Viện.net. Đối chiếu với bài viết “Chuyện tình của Tô Đông Pha” tác giả Huyền Viêm nguồn Việt Văn Mới có dẫn hai câu thơ khác hơn bài này:
Đãn nguyện tử tôn ngu thả độn,
Vô tai vô hại đáo công khanh.
(Chỉ mong con cháu ngu và xuẩn,
Bình an vô sự mà tới chức công khanh)
so với:
Duy nguyện hài nhi ngu thả lỗ,
Vô tai vô nạn đáo công khanh.
(Chỉ muốn con ta ngu lẫn ngốc
An toàn mà hưởng lộc công khanh! )
Trong bài minh của Tô Đông Pha viết trên mộ Triêu Vân có câu: Sinh con tên Độn, nên dường như hai câu thơ này là đúng ý hơn
2. Tô Đông Pha là danh sĩ tinh hoa, một đời yêu thương, thơ ngoài ngàn năm, một trong mười đại văn hào nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc cổ và cận đại. Tô Đông Pha là chính khách lỗi lạc, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ, nhà phật học, nhà thư pháp, họa sĩ, nhà dược học, người sành ăn nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Tô Đông Pha có nhân cách cao quý, việc tốt truyền đời, tình yêu tuyệt vời, thơ văn kiệt tác, thư pháp lừng lẫy, là vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân loại.
3. Bài thơ “Tẩy nhi hí tác” của Tô Đông Pha là một kiệt tác hiếm thấy.
TRẦN VĂN TRÀ BÓNG HẠC
Hoàng Kim
Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919- 1996) “Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà trăng xưa hạc cũ, là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.
Trần Văn Trà danh tướng Việt Nam
Thượng tướng Trần Văn Trà tên thật là Nguyễn Chấn còn có bí danh là Tư Chi, Tư Nguyễn, Ba Trà, sinh năm1919 tại xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, mất ngày 20 tháng 4 năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh, là danh tướng Việt Nam, tư lệnh chiến trường chính Nam Bộ trong chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979).
Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề nông, thời trẻ học tiểu học tại Quảng Ngãi, năm 1936, ông tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ Huế khi còn đang học tại trường Kỹ nghệ thực hành Huế; năm 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam hai lần. Ông giữ chức Ủy viên Kỳ bộ Việt Minh Nam Bộ từ sau Cách mạng tháng Tám, . Ông tham gia công tác quân sự, khi chiến tranh Đông Dương nổ ra tại Nam Bộ, giữ chức Chi đội trưởng (tương đương trung đoàn trưởng), Chi đội 14 Khu trưởng Khu 8, xứ ủy viên Nam Bộ (1946-1948); Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn – Chợ Lớn; Tư lệnh Khu 7 (1949-1950); Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh Phân khu Miền Đông Nam Bộ (1951- 1954). Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1955-1962), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn (1958). Ông được phong quân hàm Trung tướng năm 1959, Giám đốc Học viện quân chính và Chánh án Tòa án quân sự Trung ương (1961). Ông được cử làm Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1963-1967 và 1973-1975), Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1968-1972), Phó Bí thư Quân ủy Quân giải phóng Miền Nam. Sau Hiệp định Paris 1973, ông làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Ban Liên hiệp đình chiến bốn bên ở Sài Gòn. Ông được phong quân hàm Thượng tướng năm 1974. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7. Ông là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (dự khuyết khóa 3, chính thức khóa 4). Được thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, hạng ba, Huân chương Chiến thắng hạng nhất.Ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1978 đến năm 1982.
Năm 1982, ông cho in cuốn Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, trong đó có ghi những nhận định chủ quan của nhiều lãnh đạo Đảng Lao động, khi đã đánh giá quá cao khả năng quân sự của mình và đánh giá quá thấp khả năng của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trước và trong dịp Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Sách mới in đến tập 5 thì bị thu hồi do quan điểm không được coi là chính thống, nên các tập sau không được xuất bản. Ông làm Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ năm 1992. Những trước tác của Trần Văn Trà hiện có: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (gồm nhiều tập, mới in tập 5 thì bị thu hồi do quan điểm bị coi là không chính thống, nên các tập sau không được xuất bản) Gởi người đang sống (1996) Mùa thu lịch sử (1996) Cảm nhận về xuân Mậu Thân (1968) (1998)
Ông lập gia đình với tiến sĩ sinh hóa nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thị Thoa, con gái luật sư Lê Đình Chi (1912-1949), Trưởng ban Quân pháp Nam Bộ. Sau khi nghỉ hưu, ông viết hồi ký và tham gia nhiều hoạt động xã hội.
Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi mộ Thượng tướng Trần Văn Trà có khắc thanh gươm Bác Hồ tín cẩn trao cho ông (10/1948, khi ông đang là trưởng đoàn bảo vệ tháp tùng các cán bộ Miền Nam ra Miền Bắc thăm Bác Hồ): – “Bác trao cho chú thanh gươm quý giá này, đưa về cho đồng bào Nam Bộ để diệt thù. Chú báo cáo với đồng bào rằng, trong lòng Bác, lòng Đảng lúc nào cũng ở bên cạnh đồng bào. Chúng ta đồng lòng vì nước, nhất định chúng ta sẽ thắng!”. Bài thơ của ông “Ra đi hai bàn tay trắng/ Trở về một dải giang san/ “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng/ Mây nước yên bình, thiên mã thăng” được khắc trên bệ đá dưới chân con ngựa bạch tạc bằng đá trắng nguyên khối đang trong tư thế chuẩn bị bay lên…
Tên ông được đặt cho một con phố ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, và một con đường chính khác ở khu dân cư Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ từ cuối năm 2015.
Mây nước yên bình, thiên mã thăng
Lê Văn có bài viết: “Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà” tôi thật đồng cảm và đã trích dẫn nguyên văn để thỉnh thoảng đọc lại: “Báo chí cho hay, đến nay ở Việt Nam và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của Việt Nam lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên).
Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước.
Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng.
Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ.
Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại.
Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn.
Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách.
Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục?
“Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”.
Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó phải chăng là sự tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng đối với Võ Nguyên Giáp.
Trần Văn Trà chỉ rõ, Võ Nguyên Giáp “là một Tổng tư lệnh biết đau với từng viết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu mỗi chiến binh”.
Đó cũng là quan điểm cốt tử trong tư tưởng quân sự Võ Nguyên Giáp: giành thắng lợi cao nhất đi đôi với tổn thất thấp nhất. Ông nói, phải sử dụng cái đầu của người lính chứ không phải thân thể họ. Nếu ông Giáp không ra lệnh hoãn cuộc tấn công, hàng loạt tướng lĩnh, chỉ huy ưu tú và bộ đội đã hy sinh ở Điện Biên. Cho nên, những tướng lĩnh và người lính coi ơn ấy là ơn cứu mạng vậy. Nếu để ông toàn quyền trong các chiến dịch Mậu Thân 68, Xuân hè 72 thì tình hình chắc đã khác. Trần Văn Trà nêu rõ: “nếu thực hiện cách đánh thận trọng hơn theo quan điểm của Anh Văn thì chắc chắn số lượng thương binh và tử sỹ sẽ ít hơn, số lượng chiến sỹ còn sống và còn khỏe sẽ nhiều hơn, chẳng những thế, chiến thắng sẽ lớn hơn nữa”.
Trần Văn Trà cũng nhận xét rất chính xác, rằng Võ Nguyên Giáp là con người bao dung, độ lượng. Đối với những người hiểu lầm hoặc cố tình hiểu lầm, ghen ghét, đố kỵ tài năng…Võ Nguyên Giáp vẫn tiếp tục cư xử một cách nhã nhặn và bình thản. Ông chỉ nói về cái tốt, cái đúng của đồng đội, chưa bao giờ thanh minh cho bản thân mình một vấn đề gì.
Một vấn đề rất lý thú nữa mà Trần Văn Trà nêu lên, đó là cách gọi Võ Nguyên Giáp như thế nào cho đúng nhất. Gọi “Đại tướng”không có gì sai nhưng không biểu hiện được vai trò đứng đầu toàn quân của Võ Nguyên Giáp và mối quan hệ rất khăng khít của ông đối với toàn quân. Nên gọi “Tổng tư lệnh” hoặc “Anh Văn”.
Gọi “Tổng tư lệnh” là cách gọi một cách trang trọng. Võ Nguyên Giáp là tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy. Ông đứng vững trên vị trí Tổng tư lệnh liên tục 30 năm, hạ đo ván 7 tướng lĩnh đứng đầu của Pháp và 3 tướng lĩnh đứng đầu của Hoa Kỳ, tài năng ấy thật phi thường, khó ai có thể so sánh. Cho nên, muốn gọi Võ Nguyên Giáp theo chức vị một cách trang trọng, “tôi cho rằng gọi Tổng tư lệnh đúng hơn cả” – tướng Trà kết luận.
Điều này hoàn toàn đúng. Càng đúng hơn vì bây giờ chúng ta thấy, VN có không ít Đại tướng, lại có cả Đại tướng chưa qua quân đội một ngày nào, nói chi đến chiến công. Ngày trước, ngay như Trần Văn Trà được phong Trung tướng năm 1959 và tới 15 năm sau ông mới được phong Thượng tướng.
Còn gọi Anh Văn là gọi một cách thân mật. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể gọi Anh Văn, vì điều đó còn phụ thuộc vào tuổi tác, mối quan hệ công tác, quan hệ thân thuộc nữa. Gọi Anh Văn vừa nói lên vai trò Anh Cả của Võ Nguyên Giáp trong quân đội, vừa nói lên quan hệ vô cùng mật thiết của ông đối với toàn quân. Và chúng ta biết, Hồ Chí Minh thường gọi Võ Nguyên Giáp một cách trìu mến mà thâm thúy: chú Văn.
Chính vì tất cả những điều đó mà trong mắt Trần Văn Trà, Võ Nguyên Giáp giành được sự yêu mến gần như tuyệt đối của toàn quân, toàn dân. Đây là điều mà hẳn chúng ta ai cũng đồng ý và lấy làm tự hào.”
“Tổng tiến công Mùa Xuân 1975: Đấu pháp chiến lược kết thúc chiến tranh có một không hai”. Nhiều tài liệu nghiên cứu và giãi mã từ hai phía đối với Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, với những chuyên khảo nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà càng làm chúng ta thấu hiểu sâu sắc hơn.
Tôi trân trọng tích truyện Trần Văn Trà bóng hạc và giữ khoảng lặng tự đối thoại với chính mình, giữ lại viên ngọc quý tư liệu trong dòng chảy thao thiết của lịch sử dân tộc và nhân loại . Tướng Trần Văn Trà cùng tướng Lê Trọng Tấn là những danh tướng Việt Nam ngay sau đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tướng Trà với chiến dịch Phước Long, ra Bắc cùng chọn điểm quyết chiến Buôn Mê Thuột, mưu lược cô lập phòng tuyến Xuân Lộc, vượt đánh Dầu Giậy Trảng Bom. Tướng Trần Văn Trà làm trưởng đoàn đàm phán quân sự trong hội nghị bốn bên, ông có phong độ danh tướng với ứng biến tài năng xuất sắc Trăng xưa hạc cũ vằng vặc giữa trời như tấm gương soi.Thật thích được nghiên cứu và lắng đọng thấu hiểu..
Mưa . Trời vẫn mưa và dần nặng hạt lên Tổ quốc ướt, anh khô làm sao nổi (thơ Nguyễn Lâm Cẩn). Trời mưa rây rây hạt Mình trồng hoa tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/
Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘
6
Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.
Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần