Số lần xem
Đang xem 1120 Toàn hệ thống 3603 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất . Sáng 20 tháng 4 năm 2018, báo Kinh tế Nông thôn đưa tin “Quảng Ngãi: Cánh đồng lúa lớn cho thu nhập trên 43 triệu đồng/ha”. Giống lúa TBR225 “nổi trội” trên đất Quảng Ngãi. Cánh đồng mẫu lớn, với quy mô 25ha, sử dụng giống lúa TBR225, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha, cao hơn giống đại trà 9 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn so với ruộng đại trà khoảng 8-10 triệu đồng/ha. Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố. Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín (Chin Duong) giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14; PGS Nguyễn Văn Hoan (Hoan Nguyen) cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất PGS Lê Văn Thảo (Thao Le) giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9. AHLĐ Cua Ho Quang và tập thể giới thiệu các giống lúa ST gạo thơm Sóc Trăng, đặc biệt là giống lúa chất lượng cao ST25 thơm ngon cho người tiêu dùng.
Bài đúc kết tổng hợp
Lúa gạo Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, giống tốt tới thương hiệu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Gạo Việt trong sự thách thức mới của hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, qui mô sản xuất nhỏ, hiện đang đối mặt với những yêu cầu cấp bách mới. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề Lúa gạo Việt Nam chốn tổ của nghề lúa.
Canh tác lúa gạo Việt Nam theo vùng sinh thái thực hiện việc chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm sinh thái kinh tế xã hội thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con, nhu cầu an sinh xã hội thị trường của từng vùng. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựạ lúa chính của Việt Nam. Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL hiện nay xấp xỉ 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Sản lượng lúa ĐBSCL so năm 1976 chỉ đạt khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng và năng suất lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. Tuy vậy, ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những khó khăn và thách thức mới.
Lúa gạo Việt tại vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL là vựa lúa quan trọng nhất nước hiện đang được định hình lại mô hình phát triển, thực hiện cấp bách Nghị quyết 120/NQ-CP. PGS TS Nguyễn Văn Bộ trong bài “Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã viết: “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha , sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên , xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
GS Nguyễn Ngọc Trân đã khái quát “ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường“ : “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương – chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)” . ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế. Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.” (Tham khảo các tài liệu “Thích ứng biến đổi khí hậu: ĐBSCL cần thêm sức người, sức của; Xoay trục chiến lược nông ng
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất . Sáng 20 tháng 4 năm 2018, báo Kinh tế Nông thôn đưa tin “Quảng Ngãi: Cánh đồng lúa lớn cho thu nhập trên 43 triệu đồng/ha”. Giống lúa TBR225 “nổi trội” trên đất Quảng Ngãi. Cánh đồng mẫu lớn, với quy mô 25ha, sử dụng giống lúa TBR225, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha, cao hơn giống đại trà 9 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn so với ruộng đại trà khoảng 8-10 triệu đồng/ha. Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố. Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín (Chin Duong) giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14; PGS Nguyễn Văn Hoan (Hoan Nguyen) cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất PGS Lê Văn Thảo (Thao Le) giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9. AHLĐ Cua Ho Quang và tập thể giới thiệu các giống lúa ST gạo thơm Sóc Trăng, đặc biệt là giống lúa chất lượng cao ST25 thơm ngon cho người tiêu dùng.
Bài đúc kết tổng hợp
Lúa gạo Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, giống tốt tới thương hiệu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Gạo Việt trong sự thách thức mới của hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, qui mô sản xuất nhỏ, hiện đang đối mặt với những yêu cầu cấp bách mới. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề Lúa gạo Việt Nam chốn tổ của nghề lúa.
Canh tác lúa gạo Việt Nam theo vùng sinh thái thực hiện việc chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm sinh thái kinh tế xã hội thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con, nhu cầu an sinh xã hội thị trường của từng vùng. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựạ lúa chính của Việt Nam. Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL hiện nay xấp xỉ 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Sản lượng lúa ĐBSCL so năm 1976 chỉ đạt khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng và năng suất lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. Tuy vậy, ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những khó khăn và thách thức mới.
Lúa gạo Việt tại vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL là vựa lúa quan trọng nhất nước hiện đang được định hình lại mô hình phát triển, thực hiện cấp bách Nghị quyết 120/NQ-CP. PGS TS Nguyễn Văn Bộ trong bài “Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã viết: “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha , sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên , xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
GS Nguyễn Ngọc Trân đã khái quát “ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường“ : “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương – chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)” . ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế. Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.” (Tham khảo các tài liệu “Thích ứng biến đổi khí hậu: ĐBSCL cần thêm sức người, sức của; Xoay trục chiến lược nông nghiệp ĐBSCL;(Clip) Quyết tâm hành động để ĐBSCL cất cánh;chuyentrangsk.monre.gov.vn/diendandbscl2019/tailieu
PGS,TS Dương Văn Chín thông tin ngày 27 tháng 6 năm 2019: Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ là loại gạo thơm trắng của Tập đoàn Lộc trời có hạt gạo nguyên dài trên 8 mm, đang được bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam; Giống lúa cao sản ngắn ngày đặc sản Lộc trời 28 đạt năng suất cao, chất lượng gạo, chất lượng cơm của giống Lộc trời 28 đã đạt được giải nhất, vượt chất lượng giống lúa mùa địa phương nổi tiếng Hom Mali của Thái Lan và giống Sen Krop của Cambodia trong cuộc đấu xảo liên lục địa tổ chức vào cuối tháng 11/2018 tại Trung Quốc. ” Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo” do Đài Truyền hình Vĩnh Long phát sóng cho thấy thông tin lúa gạo mới đây của tập đoàn Lộc Trời
Lễ ký kết ủy quyền khai thác và phát triển đối với giống lúa thuần OM249 đã thực hiện giữa Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nôi thành tựu Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc với Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Đông Nam.
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất .
Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14;
PGS Nguyễn Văn Hoan cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất
PGS Lê Văn Thảo giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9.
AHLĐ Cua Ho Quang doanh nghiệp Hồ Quang Trí và tập thể giới thiệu các giống lúa ST gạo thơm Sóc Trăng, đặc biệt là giống lúa chất lượng cao ST25 thơm ngon cho người tiêu dùng.
Nguyễn Hàm Ninh là Thầy vua Thiệu Trị người nối ngôi vua cha Minh Mệnh năm 1841. Vua Minh Mệnh là ông vua giỏi quyền thuật, thanh thận cần, thông minh hiếu học, sáng suốt uy vũ, hà khắc quyết đoán trong việc dùng người. Vua biết rõ sau thời kỳ dùng võ để lập quốc là phải dùng văn để trị nước, nên vua rất chú trọng chọn thầy giỏi để dạy cho con mình nhằm khẳng định quyền uy tối thượng của vương triều. Nguyễn Hàm Ninh năm Bính Thân (1836) lúc 28 tuổi đã được vua Minh Mệnh và triều Nguyễn vời vào cung nhậm chức Quốc học độc thư (một thầy một trò) dạy Thái tử con vua Minh Mệnh là Nguyễn Phúc Miên Tông sinh năm 1807 lúc ấy 29 tuổi lớn hơn Nguyễn Hàm Ninh một tuổi, để năm năm sau (1841) Thái tử lên nối ngôi vua kế thừa đại thống. Điều này đã cho thấy vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị rất tôn trọng Nguyễn Hàm Ninh. Ông làm quan trãi ba triều vua, đến thời vua Tự Đức nối ngôi vua cha Thiệu Trị thì ông cáo quan về nghỉ hưu ở quê, . Đại Nam chính biên liệt truyện do Cao Xuân Dục làm tổng tài đã nhận định tổng quát cuộc đời về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Hàm Ninh, như sau: “Hàm Ninh lấy văn học nổi tiếng. Về thơ văn thời trầm tĩnh, hùng mạnh; khi đè nén, khi phô trương, và sở trường về lối ngũ ngôn. Thương Sơn công (tức Tùng Thiện Vương Miên Thẩm) vẫn thường khen, nay có thơ văn tập gọi là Tĩnh Trai”. Nguyễn Hàm Ninh cuộc đời đa truân; Nguyễn Hàm Ninh người thầy của vua. Nguyễn Hàm Ninh văn chương nết đất là ba điều mà tôi tâm đắc,
NGUYỄN HÀM NINH CUỘC ĐỜI ĐA TRUÂN
Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) tự là Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai và Nhâm Sơn, là người làng Phù Ninh, sau dời sang làng Trung Ái, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (nay là làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, hậu duệ đời thứ 5 của cụ Nguyễn Đăng Khoa là một người đã từng đỗ tú tài tại trường Hà Nội sau di cư vào làng Phù Hóa sau dời về làng Trung Thuần. Nguyễn Hàm Ninh có sáu anh em bốn trai hai gái. Ông là con trai trưởng. Gia đình ông làm nghề nông nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Ông được người cô không con nuôi cho ăn học. Ông đỗ tú tài năm Kỷ Sửu lúc 21 tuổi (1829) đỗ thủ khoa kỳ thi Hương ở trường Thừa Thiên (kỳ thi vào tháng 7 năm 1831) năm 23 tuổi (1831); Ông làm quan dưới ba triều vua Minh Mạng – Thiệu Trị – Tự Đức, lần lượt trải qua các chức: dạy học tại Quốc Tử Giám (được bổ chức ngay sau khi thi đỗ); năm 1833 nhậm chức Tri huyện Lục Ngạn (làm được một thời gian, đến tháng 5/1833 có tang cha, xin nghỉ chức về cư tang); năm 1836 được vời ra làm Quốc học độc thư (ở đây Nguyễn Hàm Ninh được làm việc trực tiếp với Thái tử Nguyễn Phúc Miên Tông tức vua Thiệu Trị sau này); năm 1838 lãnh chức Chủ sự Phủ Tôn Nhơn (làm được một thời gian vì phạm lỗi nên bị vua Minh Mạng bãi chức, cho về quê); tháng giêng năm 1841, được vua Thiệu Trị vời ra làm Kiểm thảo sung chức Hành tẩu ở Nội các; mùa đông năm 1845 được chuyển ra Bắc bộ làm chức Phó lang [1]; tháng 5 năm 1846 được thăng quyền Lang trung bộ Lại; tháng 5 nhuận năm 1846 được chuyển sang làm Lang trung bộ Lễ; tháng 10 năm 1846 được điệu bổ quyền Án sát tỉnh Khánh Hòa; Ở đây, ông bị thuyền Tây bắt (xem ghi chú tại Đại Nam Thực lục chinh biên trang 954) bị triều đình cách chức đày vào Đà Nẵng sung quân. Ít lâu sau, ông mới được cho về làm Trước tác ở Viện Hàn Lâm. Lại bị khiển trách, và lần này thì ông bị cách chức luôn. Ngày 15 tháng 12 năm Đinh Mão (1867), Nguyễn Hàm Ninh qua đời, lúc thọ 59 tuổi. Mộ Nguyễn Hàm Ninh hiện ở xã Quảng Lưu, thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình. Mộ ông nằm giữa rú Cám trên Động Cao của xóm 4 xã Quảng Lưu, bên hồ Vân Tiền. Đây là địa danh Bài ca Trường Quảng Trạch mà Hoàng Kim đã kể trong bài trước. Tác phẩm ” Nguyễn Hàm Ninh một đời người một đời thơ” của nhà văn thầy giáo Hoàng Minh Đức, người bạn cùng làng của Hoàng Kim, trong sách “Đất và Người quê tôi” Nhà Xuất bản Thuận Hóa 2015 trang 87-98 và trên trang Tin Quảng Bình https://tinquangbinh.com/2983/nguyen-ham-ninh-mot-doi-nguoi-mot-doi-tho/ sẽ cung cấp bổ sung thêm nhiều chi tiết thú vị về thân thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Hàm Ninh.
(*) Đại Nam thực lục (“Chính biên – Đệ tam kỷ – Quyển LXIV, Thực lục về Hiến tổ chương hoàng đế”) chép: Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), mùa xuân, tháng giêng [63, tr.954]. (…) Thự án sát tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Hàm Ninh có tội bị mất chức. Ninh, lúc mới đến nhậm chức, có đi lễ (các nơi) chùa cổ, đền thiêng, nghe nói có một chiếc thuyền của người Tây dương đến đỗ ở ngoài bể, trong thuyền chỉ có độ 16 người. Ninh bảo thuộc hạ rằng: ‘Ta nghe nói người Tây dương rất có lòng tốt, không ngại gì, nhân tiện đến để yên ủi’. Ninh mới ủy người tìm chúng lên bờ, tặng cho một thanh đoản kiếm, rồi cho thuyền về trước. Kếđó Ninh cùng với thự Phó vệ úy Vũ Thành, Tri huyện huyện Vĩnh Xương Hoàng Minh và hơn 20 người viên biền, cùng xuống thuyền. Vừa ngồi yên, người Tây dương thốt nhiên cầm dao súng sấn đến trói cả lại, tra khảo đòi tiền bạc, làm đủ mọi thứ khổ nhục. Ninh thế không làm sao được, đâm đầu xuống biển tự tận. Người Tây dương lại cứu sống lại, giữ hơn 19 ngày, yêu sách không được, mới tha cho về. (Thuyền Tây dương) lại giương buồm mà đi. Việc đến tai vua. Vua than rằng: ‘Người Tây dương đến đó, chỉ là kiếm củi lấy nước mà thôi. Nguyễn Hàm Ninh là một viên quan to ở tỉnh, không có duyên cớ gì mà khinh thường đến, để mắc mưu chúng! Thân danh của Ninh vẫn không đáng kể, nhưng còn quốc thể thì sao?’. Lập tức sai bắt Ninh khóa tay, giải về, giao cho bộ Hình trị tội. Đến khi án dâng lên, Ninh và Vũ Thành, Hoàng Minh đều bị cách chức, phát vãng đến hai thành Điện Hải, An Hải sung làm quân. Bố chính Ngô Văn Địch, Lãnh binh Đỗ Tiệm không ngăn ngừa trước khi xảy việc, đều phải giáng một cấp. Bổ Lang trung bộ Binh Đặng Bá Văn làm án sát tỉnh Khánh Hòa. [63, tr.962-963].
NGUYỄN HÀM NINH NGƯỜI THẦY CỦA VUA
Nguyễn Hàm Ninh cuộc đời đa truân vì sao lại làm được Thầy của Vua ? Nguyễn Hàm Ninh thơ và đời ông đã nói rõ điều đó. Hai ghi chép về vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị là sự lý giải và bài học lịch sử sâu sắc
Nguyễn Hàm Ninh dạy Thái tử con vua (Quốc học độc thư một thầy một trò) dù ông nhỏ hơn con vua một tuổi vẫn được vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị tín nhiệm mời làm Thầy. Lý do vì: Nguyễn Hàm Ninh nổi tiếng văn chương. Nguyễn Hàm Ninh và Cao Bá Quát là đôi bạn thơ.trác tuyệt, Nguyễn Hàm Ninh là bạn thơ của Tam Khanh là Nguyệt Đình, Mai Am và Huệ Phố ở Huế, lại được Tùng Thiện Vương nổi tiếng văn chương (con vua Minh Mệnh) rất trọng vọng và nhân cách của Nguyễn Hàm Ninh lại cực cực kỳ trầm tĩnh hùng mạnh. Thơ Nguyễn Hàm Ninh viết về tâm sự của riêng ông, về nạn nước, về sự cùng cảnh sống khổ cực của những người nông dân nghèo nhưng phân định rất rõ ràng thị phi phải trái. Cuộc đời của Nguyễn Hàm Ninh cũng thật khác với Cao Bá Quát tuy hai ông là bạn chí thân. Thơ và đời Nguyễn Hàm Ninh trầm tĩnh, lắng đọng và dung dị hơn. Trong khi, Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường” (vua Tự Đức đã khen vậy 文 如 超 适 無 前 暵. 詩 到 從 綏 失 盛 唐 ) Cao Bá Quát làm quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và bị mất ngay tại trận tiền vào tháng Chạp năm Giáp Dần (1855), gia đình ông bị tru di tam tộc, bị triều Nguyễn trả thù khốc liệt (***). Nguyễn Hàm Ninh thì qua bao nhiêu lần thăng giáng nhưng cuối đời vẫn thanh nhàn thảnh thơi với thơ Lệ Sơn xuân cảnh, Phong Kiều dạ bạc dịch thơ Trương Kế và nhiều giai thoại truyền kỳ lắng đọng mãi với thời gian.
Vua Minh Mệnh là ông vua thịnh thế nhất thời nhà Nguyễn, bất luận khen hay chê. Thời vua Minh Mệnh, nước Đại Nam là rộng lớn nhất so với nước Đại Việt hoặc Việt Nam từ xưa tới nay; số hiền thần, danh sĩ , người tài trí thời vua Minh Mệnh là nhiều không đếm xuể ví như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú, Trương Đăng Quế, Trịnh Hoài Đức, Trương Minh Giảng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tế Mỹ, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, …, Vua Minh Mệnh có 1 vợ, 2 phi, 6 tần, 2 tiệp dư, 7 quý nhân, 2 mỹ nhân, 8 tài nhân, 15 cung nhân, ông có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa. Vua Minh Mệnh không lập hoàng hậu mà chỉ cao nhất là hoàng phi. Mẹ của vị hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Miên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này) là bà Hồ Thị Hoa, còn có tên là Thật, sinh 1791. Bà qua đời năm 1807 lúc 17 tuổi chỉ 13 ngày sau khi sinh con. Bà được phong tước vị Tá Thiên Nhân hoàng hậu sau khi mất. Lăng của bà hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăng Thiệu Trị tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Nguyễn Phúc Miên Tông được bà nội là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu chăm sóc và nuôi dưỡng. Vua Minh Mệnh đã thảo ra 11 bài thơ, trong đó có bài “Đế hệ thi” và 10 bài “Phiên hệ thi”.là phép đặt tên đôi khá chặt chẽ và tế nhị trong hoàng tộc Mỗi bài thơ 20 chữ với ý nghĩa tốt đẹp uyên bác dùng làm tiền từ cho 20 đời nối tiếp kể từ đời vua Minh Mệnh. “Đế hệ thi” có 20 chữ: “Miên, Hường, Ung, Bữu, Vĩnh/ Bảo, Quý, Định, Long, Tường/ Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật/ Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương.” Tất cả con trai Minh Mệnh theo phép đặt tên này đều phải có từ “Miên” đứng đầu, thêm sau đó là riêng như Miên Tông, Miên Định, Miên Nghi, Miên Hoành, Miên An…Từ đó trở đi, Hoàng tử hễ sinh thêm con trai thì đầy 100 ngày phải làm lễ “bảo kiến” (ẵm đến ra mắt vua) chiếu theo “đế hệ thư” con của thế hệ “Miên” đều phải có tên bắt đầu bằng chữ “Hường”; mọi trai của thế hệ “Hường” lại lấy tiền từ “Ưng” thêm sau tên do gia đình đặt… cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ “đế hệ” .10 bài thơ “Phiên hệ thi” cũng theo nguyên tắc như trên. Mục đích việc này nhằm chia rõ đế hệ được kế thừa đế nghiệp, phiên hệ là bờ rào bao quanh bảo vệ đế hệ. Minh Mệnh nói: Trẫm không dám so sánh với nhà Chu xưa ở Trung Nguyên bói năm được 700 năm, bói đời được 30 đời. Nhờ các tiên đế ta tính nhân đức, chính sự ân huệ tốt họ Nguyễn Phúc được cội sâu gốc bền, nghiệp lớn tốt thịnh. Trẫm chỉ giơ tay lên trán cầu trời cho từ nay về sau con cháu ta nhận nối cơ đồ lớn, được hưởng phước 500 năm, tức là hơn 20 đời, chẳng dám mong nhiều hơn! Triều Nguyễn đã thực hiện bài “đế hệ thư” đến chữ thứ 5 – “Vĩnh” thì bị cuộc cách mạng tháng Tám 1945 lật đổ.
Vua Thiệu Trị (1807-1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn. Ông trị vì 7 năm từ năm 1841 đến khi qua đời năm 1847, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ. Vua Thiệu Trị phần nhiều sử sách đều nhận định là một người hiền hoà, siêng năng, cần mẫn nhưng không năng động, hùng tâm, tráng khí và quyền thuật như vua Minh Mệnh. Ông được các quan Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Nguyễn Tri Phương, Trương Minh Giảng, Lâm Duy Tiếp ra sức phò tá. Mọi cải cách và định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa, binh bị đều đã được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, mà Thiệu Trị chỉ áp dụng, ít thay đổi. Phần lớn các cuộc chiến tranh, nổi dậy thời Thiệu Trị đều là do hậu quả từ thời vua Minh Mạng để lại và tình thế thay đổi đặc biệt trong mối quan hệ với Pháp, Xiêm, chủ nghĩa tư bản thời ấy đang vươn ra tìm kiếm thị trường. Thiệu Trị cũng là cũng là một vị vua giỏi văn chương có rất nhiều bài thơ mà nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa) và Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Hai bài thơ này không trình bày theo lối thường mà viết theo lối ‘bát quái trận đồ’ thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có một số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú thành 64 bài thơ. Hiện nay tuy các nhà ngôn ngữ và học giả đã tìm ra được 128 cách đọc nhưng ‘bát quái trận đồ’ vẫn còn là một thách đố chưa tìm hết lời giải. Thiệu Trị được đích thân vua Minh Mệnh lựa chọn và bồi dưỡng, làm vua lúc đã 34 tuổi. Hãn nhiên khi thờ Nguyễn Hàm Ninh làm người Thầy thì đó không chỉ là chủ ý của Minh Mệnh, ý kiến của triều thần mà còn là chủ ý của Thiệu Trị.
Triều Nguyễn tri tâm thuật quản lý ân uy tương phối có từ thời Gia Long đạt thịnh thế ở thời Minh Mệnh và được duy trì tiếp ở các đời vua sau. ‘Tứ bất” (bốn không) nhà Nguyễn thực thi mà không công bố thành vǎn bản nhưng rất chú trọng và ứng dụng quyền biến “Không có Trạng nguyên, không có Tể tướng, không có Hoàng hậu không có Đông cung”, Minh Mệnh rất quan tâm đến học hành khoa cử, tuyển chọn nhân tài nhưng cũng rất tâm thuật khống chế. Minh Mệnh chọn Nguyễn Hàm Ninh tâm cơ, thực tài, lỗi lạc nhân cách và văn chương nhưng không có địa vị cao để dạy con Vua là thực có tâm ý. Vua Minh Mệnh tinh thâm Nho học, đã dựng Quốc Tử giám, đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp năm Tân Tị (1821), mở lại thi Hội thi Đình năm Nhâm Ngọ (1822). Trước đó, 6 năm một khoa thi nay rút xuống 3 năm: các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thi Hương; các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội thi Đình. Vua còn cho đặt đốc học ở Gia Định thành, dùng thầy giáo người Nghệ An là Nguyễn Trọng Vũ làm phó đốc học để khuyến khích việc học tập ở Nam bộ.
NGUYỄN HÀM NINH VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT
Lược khảo một giai thoại và trích dẫn ba bài thơ của Nguyễn Hàm Ninh.
Nguyễn Hàm Ninh gặp Cao Bá Quát Năm Tân Mão (1831) Cao Bá Quát đỗ Á nguyên trường thi Hà Nội. Năm sau (1832) ông vào kinh đô Huế thi Hội.
Một thầy một trò quảy níp vào Kinh. Đường về xứ Nghệ quanh quanh, đường về xứ Huế như tranh họa đồ… Khi đi gần đến sông Gianh (Linh Giang), ông Quát sực nhớ vùng này có danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh ( người làng Trung Ái, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mới đỗ Giải nguyên trường Thừa Thiên khoa mới rồi. Ông có ý muốn gặp mặt nói chuyện cho biết sức học của nhà danh sĩ ấy đối với mình hơn kém thế nào. Trong lúc đó, chợt thấy một chàng thanh niên trạc độ 24, 25 tuổi cũng đang đi trên đường, ông bèn hỏi thăm:
– Xin hỏi nhờ bác, bác có biết làng ông thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh cách đây bao xa không?
Người thanh niên nhìn ông Quát có vẻ dò xét rồi nói:
– Tôi biết, nhưng bác hỏi thăm làng ông ấy để làm gì?
– Vì tôi nghe ông ấy là danh sĩ – Ông Quát đáp – muốn được gặp mặt để xem có quả thật là danh sĩ không?
Người kia lại nhìn ông Quát hỏi:
– Bác hẳn là một vị tân khoa trên đường vào Kinh thi Hội?
– Chính thế – Ông Quát đáp một cách tự tin – tôi trông bác cũng có vẻ nho nhã, hẳn bác đã biết danh sĩ Bắc Hà là Cao Bá Quát, vừa đỗ Á nguyên trường Hà Nội mới rồi chứ?
– Mà danh sĩ ấy tức là người đang nói chuyện với tôi đây?
Ông Quát cười ha hả mà nói:
– Phải rồi đấy!
Người kia cũng cười mà nói:
– Rứa là hay quá. Ta cùng vào Kinh luôn thể. Bác muốn gặp ông Ninh không cần tìm đến nhà nữa mà cứ đi trên đường này, đi nhanh chân lên rồi sẽ gặp ông ta, vì ông ta cũng vào thi Kinh.
Ông Quát bèn đi nhanh chân, mong để gặp được người muốn gặp. Nhưng đi đã khá lâu, vẫn chẳng thấy ai là Nguyễn Hàm Ninh cả, ông Quát chợt hỏi người kia:
– À, tôi quên hỏi bác với Thủ khoa Ninh, có là chỗ quen biết gì không?
– Sao lại không! Ông Thủ khoa Ninh là thầy học của tôi!
– Thế à? Vậy chắc là bác có biết những thơ văn của ông Thủ khoa. Bác làm ơn thử đọc cho tôi nghe mấy bài!
– Thơ văn của thầy tôi nhiều lắm, nhưng xin thú thật, tôi chẳng nhớ được bài nào hết.
Ông Quát buồn bực:
– Lạ chưa! Học trò mà lại chẳng thuộc được một bài thơ nào của thầy!
– Thật đó mà! Vì tôi vô tâm. Bây giờ trên quảng đường xa, nếu chúng ta muốn lấy thơ văn làm vui, bác nên ra đầu bài để cho tôi làm, rồi xin nhờ bác sửa chữa lại hộ.
Ông Quát liền ra đề thơ để người kia làm thì người kia làm rất nhanh và thơ rất xuất sắc khiến ông Quát hết sức kinh ngạc. Ông thầm nghĩ: học trò đã giỏi nhu thế thì chắc chắn Nguyễn Hàm Ninh là người có thực tài. Từ đó hai người cùng làm thơ xướng họa quên cả những nhọc mệt qua truông nhà Hồ, qua đại trường sa của đường vô Kinh.
Vào đến Kinh cũng không thấy ông Ninh. Lúc cáo biệt ông Quát hỏi ông Ninh đâu, người kia bảo ông Quát chiều hôm sau đến phố ấy, nhà ấy sẽ gặp cả mình và cả tôn sư Nguyễn Hàm Ninh, vì nơi ấy là nơi mỗi lần vào Kinh ông Ninh đều đến ở trọ.
Đúng hẹn chiếu hôm sau tìm đến nơi hẹn thì mới vỡ lẽ rằng ông Thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh chính là người bạn đồng hành của mình đã xướng họa với nhau suốt mấy hôm nay.
Hai ông ôm nhau cười rũ rượi và từ đó kết nên một đôi bạn thân.
Tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh
Nguyễn Thị Bích Đào 2017 trong luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh” do PGS.TS Đoàn Lê Giang hướng dẫn đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM , mục Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Hàm Ninh đã xác định
Tác phẩm viết bằng chữ Nôm
Tương truyền, Nguyễn Hàm Ninh sáng tác nhiều thơ, văn và hát nói bằng chữ Nôm. Nay đã mất. Hiện chỉ còn ba tác phẩm chữ Nôm được tác giả Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề giới thiệu trong Đời tài hoa ở các trang: 26; 27 & 57-61.
(1) Nhớ ơn vua: viết theo thể hát nói, gồm 13 câu. Nội dung bài thơ, theo Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề, thể hiện lòng biết ơn của Nguyễn Hàm Ninh đối với những đặc ân mà vua Minh Mạng và Thiệu Trị đã nhiều lần ưu đãi mình. [13, tr.26]
(2) Tức cảnh ở chợ Trời Sơn Tây: viết theo thể thất ngôn bát cú. Bài thơ được cảm tác khi Nguyễn Hàm Ninh đi qua chợ Trời ở Sơn Tây. Bốn câu đầu tả cảnh ở chợ Trời. Bốn câu sau từ chợ Trời liên hệ đến sự “bán lợi mua danh” ở chợ đời.
(3) Phản thúc ước: gồm 111 câu Nôm biền ngẫu, được Nguyễn Hàm Ninh viết khi cáo quan về quê nhà, nhằm chống lại sự giả dối, khoe khoang của bản Thúc ước do bọn quan lại ở địa phương soạn, dùng trong các dịp lễ tế thần, bắt dân phải thuộc. Trong đó, mọi thói hư, tật xấu của bọn cường quyền được phơi bày đến từng chi tiết.
Tác phẩm viết bằng chữ Hán
Tĩnh Trai thi tập (hay Nhâm Sơn thi tập): Đã mất
Dược sư ngẫu đề: Đã mất
Danh biên tập lục 名編輯錄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu A.369, gồm 53 tờ, 116 trang, khổ 21x31cm, chép thơ, văn, biểu, tấu của vua tôi triều Nguyễn, như: Minh Mệnh, Nguyễn Trung Mậu, Nguyễn Hàm Ninh, Lý Văn Phức, Hà Tông Quyền, Ngô Thế Vinh, Phan Thanh Giản… Trong phần thơ vịnh thập cảnh ở chốn kinh thành Nguyễn Hàm Ninh có 10 bài.
Tĩnh Trai thi sao 靜齋詩抄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Phòng Tư liệu Khoa Văn học & Ngôn ngữ – ĐH KHXH-NV TP.HCM có bản sao), mang ký hiệu A.2820, gồm 22 tờ, 44 trang, khổ 27.5×16.5cm, gồm 66 bài thơ (61 đề mục). Trong đó, 15 bài (12 đề mục) trùng với các bài thơ có trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄.
Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Phòng Tư liệu Khoa Văn học & Ngôn ngữ – ĐH KHXH-NV TP.HCM có bản sao), mang ký hiệu VHv.104, 58 tờ, 116 trang, khổ 29×16.5cm, gồm 239 bài thơ (168 đề mục).
Trang thơ Nguyễn Hàm Ninh Thi Viện
Tiến sĩ Đào Trung Kiên (chủ bút) giới thiệu Nguyễn Hàm Ninh 阮咸寧 (1808-1867) tự Thuận Chi 順之, hiệu Tĩnh Trai 靜齋, Nhâm Sơn 壬山, người làng Phù Hoá, sau dời đến làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn. Ông thi đỗ cử nhân năm Tân Mão, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831) đời vua Nguyễn Thánh Tổ (Nguyễn Phước Hiệu, 1820-1840). Nguyễn Hàm Ninh từng giữ các chức quan như: Tri huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Quốc học độc thư, Lang trung bộ lại, Án sát Khánh Hoà. Nguyễn Hàm Ninh là người có tài thơ văn, ông thường là bạn xướng hoạ với Cao Bá Quát.