Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1034
Toàn hệ thống 3236
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365. Tiếng Việt lung linh sáng; Chuyện đồng dao cho em; Quê Mẹ vùng di sản; Angkor nụ cười suy ngẫm; Gạo Việt và thương hiệu; Thầy bạn trong đời tôi; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngày 22 tháng 4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố đầu tiên ngày 22 tháng 4 năm 1970; Ngày 22 tháng 4 năm 967, Đền Banteay Srei được thánh hóa, đây là đền thờ thần Shiva tại Angkor thuộc Campuchia ngày nay. Đền Banteay Srei thờ nữ thần Shiva là “viên ngọc quý”, “trang sức nghệ thuật nổi tiếng bậc nhất Khmer”, Ngày 22 tháng 4 năm 1870 là ngày sinh Vladimir Ilyich Lenin, nhà cách mạng Nga, người sáng lập nhà nước Nga Xô viết (mất năm 1924) . Lê Nin là lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ông được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới; Bài chọn lọc ngày 22 tháng 4: Tiếng Việt lung linh sáng; Chuyện đồng dao cho em; Quê Mẹ vùng di sản; Angkor nụ cười suy ngẫm; Gạo Việt và thương hiệu; Thầy bạn trong đời tôi; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Vào Tràng An Bái Đính; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-4/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim

Giữ trong sáng tiếng Việt
Ca dao lọc tinh hoa
Dân ca truyền di sản
Đồng dao lời tháng năm

Mãn Giác thơ Hoa Mai
Trần Khánh Dư “Bán than”
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài

Ca dao Việt “Cày đồng”
Tiếng Việt lung linh sáng
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

Cụ Nguyễn Quốc Toàn “mọt sách đền văn học, Lão Quán Lục Vân Tiên”, ngày 5 tháng 4 lúc 14:59 có bài viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ?? nguyên văn như sau:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1).Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân.

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ. Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤: “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa. Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa”

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. —————————–
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4)
http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5)
huynhchuonghung.com
Bộ sách Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu

Cụ Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh Ruc Hung có hai nhận xét thật tuyệt vời xin được chép lại :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…”trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

Chuyện đồng dao cho em
ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN

Hoàng Kim

Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1)
Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới
Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư
Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán
Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2)
Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3)
Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4)
Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ

Ghi chú
(1) Bán than
Trần Khánh Dư

Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, gửi rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.

Theo Đào Trung Kiên, chủ bút Thi Viện, bài thơ này tương truyền là của Trần Khánh Dư, song có người lại nói của một người đời chúa Nguyễn trong Nam.

Nguồn:
1. Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004
2. Trần Trọng Kim, Việt thi, NXB Tân Việt, 1949
3. Dương Quảng Hàm, Quốc văn trích diễm: Cao đẳng tiểu học độc bản, Kim Khuê ấn quán phát hành, 1928

(2) Lời dặn của Thánh Trần: Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tứcTriệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự.Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Tám hạng tướng và bậc đại tướng theo Binh thư yếu lược có nhân tướng, nghĩa tướng, lễ tướng, trí tướng, tín tướng, bộ tướng, kỵ tướng, mãnh tướng, đại tướng. Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Trần Khánh Dư là tướng rất giỏi theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông được Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam nhưng lại vướng phải vụ án gian dâm với Thiên Thụy công chúa là vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông.

(3) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng.Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.(4) Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông. “lửa hương vẹn kiếp’ “sắt đá bền gan” là thơ viết ý này. Lời dặn của Thánh Trần trích dẫn phép CHỌN TƯỚNG của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng
là người dùng đức để đem đường cho
người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.
Nghĩa tướng
là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục
.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”(5) Đá Đứng chốn sông thiêng Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan / Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương/ Linh Giang chảy giữa vô thường / Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Đá Đứng chốn sông thiêng tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế và Núi Đá Bia Phú Yên và Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai với Thiên Cấm Sơn An Giang là năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để thống nhất giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng có câu chuyện ông già mù Cao Hạ đã khuyên tôi đổi tên từ Hoàng Minh Kim sang Hoàng Kim. Ông đến nhà tôi để đền ơn cha mẹ tôi đã cứu vớt con ông. Sau này cha mẹ tôi mất sớm “không được hưởng lộc con” (mà chỉ theo con che chở cho con lập nghiệp phương xa) và gia đình tôi đang êm ấm trở nên lưu tán không nhà, đúng như “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. Tôi đã lần lượt chép lại, để tiện theo dõi mời lần lượt đọc năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng; (tiếp theo kỳ trước).

Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.

(Tôi xin kể tiếp)
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi

– Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.

– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi

Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói

– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng.

Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con.

Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ “

ThơĐồng daothể thơ có nhịp đồng dao, với vần điệu vui tai, ẩn chứa giá trị giáo dục bình dân mà sâu sắc Nhiều minh sư khéo vận dụng lối diễn đạt này qua các tích cổ dân gian …

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời là Nguyễn Ái Quốc Đường Kách mệnh năm 1927 đã viết Tư cách một người cách mệnh: Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.

5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt  Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bài này của Bác là nhân Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam năm 1961, và được hoàn thiện thành sổ giải thưởng cháu ngoan Bác Hồ để thưởng

DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ
Đầy đặn niềm tin yêu

“Tay nâng hòn đất lặng yên
để nguyên là đất, cất nên là nhà”
Nguyễn Duy cát trắng bụi
Chuyện đồng dao cho em.

Chúc mừng
Lễ ký kết hợp đồng dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm họa ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Chính phủ Nhật Bản (GGP) tài trợ Sáng ngày 11.03.2021, trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH) cùng UBND xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia buổi lễ ký kết trực tuyến Dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm họa ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” được đề xuất trong khuôn khổ Chương trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (GGP), thông qua Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Nguồn: Cổng Thông tin Diện tử Trường Đại học Nông Lâm Huế

Chào ngày mới tốt lành ! Chào ngày mới 11 tháng 3. Chuyện đồng dao cho em; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-11-thang-3/An Le Van Giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế viết trên FB 11 3 2021

Ông YAMADA Takio Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ch&ia


CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365. Tiếng Việt lung linh sáng; Chuyện đồng dao cho em; Quê Mẹ vùng di sản; Angkor nụ cười suy ngẫm; Gạo Việt và thương hiệu; Thầy bạn trong đời tôi; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngày 22 tháng 4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố đầu tiên ngày 22 tháng 4 năm 1970; Ngày 22 tháng 4 năm 967, Đền Banteay Srei được thánh hóa, đây là đền thờ thần Shiva tại Angkor thuộc Campuchia ngày nay. Đền Banteay Srei thờ nữ thần Shiva là “viên ngọc quý”, “trang sức nghệ thuật nổi tiếng bậc nhất Khmer”, Ngày 22 tháng 4 năm 1870 là ngày sinh Vladimir Ilyich Lenin, nhà cách mạng Nga, người sáng lập nhà nước Nga Xô viết (mất năm 1924) . Lê Nin là lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ông được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới; Bài chọn lọc ngày 22 tháng 4: Tiếng Việt lung linh sáng; Chuyện đồng dao cho em; Quê Mẹ vùng di sản; Angkor nụ cười suy ngẫm; Gạo Việt và thương hiệu; Thầy bạn trong đời tôi; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Vào Tràng An Bái Đính; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-4/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim

Giữ trong sáng tiếng Việt
Ca dao lọc tinh hoa
Dân ca truyền di sản
Đồng dao lời tháng năm

Mãn Giác thơ Hoa Mai
Trần Khánh Dư “Bán than”
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài

Ca dao Việt “Cày đồng”
Tiếng Việt lung linh sáng
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

Cụ Nguyễn Quốc Toàn “mọt sách đền văn học, Lão Quán Lục Vân Tiên”, ngày 5 tháng 4 lúc 14:59 có bài viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ?? nguyên văn như sau:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1).Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân.

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ. Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤: “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa. Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa”

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. —————————–
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4)
http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5)
huynhchuonghung.com
Bộ sách Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu

Cụ Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh Ruc Hung có hai nhận xét thật tuyệt vời xin được chép lại :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…”trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

Chuyện đồng dao cho em
ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN

Hoàng Kim

Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1)
Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới
Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư
Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán
Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2)
Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3)
Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4)
Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ

Ghi chú
(1) Bán than
Trần Khánh Dư

Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, gửi rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.

Theo Đào Trung Kiên, chủ bút Thi Viện, bài thơ này tương truyền là của Trần Khánh Dư, song có người lại nói của một người đời chúa Nguyễn trong Nam.

Nguồn:
1. Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004
2. Trần Trọng Kim, Việt thi, NXB Tân Việt, 1949
3. Dương Quảng Hàm, Quốc văn trích diễm: Cao đẳng tiểu học độc bản, Kim Khuê ấn quán phát hành, 1928

(2) Lời dặn của Thánh Trần: Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tứcTriệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự.Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Tám hạng tướng và bậc đại tướng theo Binh thư yếu lược có nhân tướng, nghĩa tướng, lễ tướng, trí tướng, tín tướng, bộ tướng, kỵ tướng, mãnh tướng, đại tướng. Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Trần Khánh Dư là tướng rất giỏi theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông được Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam nhưng lại vướng phải vụ án gian dâm với Thiên Thụy công chúa là vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông.

(3) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng.Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.(4) Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông. “lửa hương vẹn kiếp’ “sắt đá bền gan” là thơ viết ý này. Lời dặn của Thánh Trần trích dẫn phép CHỌN TƯỚNG của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng
là người dùng đức để đem đường cho
người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.
Nghĩa tướng
là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục
.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”(5) Đá Đứng chốn sông thiêng Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan / Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương/ Linh Giang chảy giữa vô thường / Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Đá Đứng chốn sông thiêng tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế và Núi Đá Bia Phú Yên và Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai với Thiên Cấm Sơn An Giang là năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để thống nhất giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng có câu chuyện ông già mù Cao Hạ đã khuyên tôi đổi tên từ Hoàng Minh Kim sang Hoàng Kim. Ông đến nhà tôi để đền ơn cha mẹ tôi đã cứu vớt con ông. Sau này cha mẹ tôi mất sớm “không được hưởng lộc con” (mà chỉ theo con che chở cho con lập nghiệp phương xa) và gia đình tôi đang êm ấm trở nên lưu tán không nhà, đúng như “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. Tôi đã lần lượt chép lại, để tiện theo dõi mời lần lượt đọc năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng; (tiếp theo kỳ trước).

Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.

(Tôi xin kể tiếp)
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi

– Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.

– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi

Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói

– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng.

Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con.

Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ “

ThơĐồng daothể thơ có nhịp đồng dao, với vần điệu vui tai, ẩn chứa giá trị giáo dục bình dân mà sâu sắc Nhiều minh sư khéo vận dụng lối diễn đạt này qua các tích cổ dân gian …

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời là Nguyễn Ái Quốc Đường Kách mệnh năm 1927 đã viết Tư cách một người cách mệnh: Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.

5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt  Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bài này của Bác là nhân Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam năm 1961, và được hoàn thiện thành sổ giải thưởng cháu ngoan Bác Hồ để thưởng

DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ
Đầy đặn niềm tin yêu

“Tay nâng hòn đất lặng yên
để nguyên là đất, cất nên là nhà”
Nguyễn Duy cát trắng bụi
Chuyện đồng dao cho em.

Chúc mừng
Lễ ký kết hợp đồng dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm họa ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Chính phủ Nhật Bản (GGP) tài trợ Sáng ngày 11.03.2021, trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH) cùng UBND xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia buổi lễ ký kết trực tuyến Dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm họa ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” được đề xuất trong khuôn khổ Chương trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (GGP), thông qua Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Nguồn: Cổng Thông tin Diện tử Trường Đại học Nông Lâm Huế

Chào ngày mới tốt lành ! Chào ngày mới 11 tháng 3. Chuyện đồng dao cho em; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-11-thang-3/An Le Van Giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế viết trên FB 11 3 2021

Ông YAMADA Takio Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam nói “ngày hôm nay cách đây 10 năm trước thảm hoạ động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người…”. Và hôm nay ngày 11/3/2021 Chính phủ Nhật Bản đã ký tài trợ cho xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế dự án “Trung tâm học tập và phòng ngừa thảm hoạ”. Đây là món quà rất cảm động, nhân văn và sâu sắc! Xin cảm ơn Ngài Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, văn phòng JICA Hà Nội và Đại học Kyoto.


An Le Van
@ Kim Hoàng trưa qua ông Bí thư xã nhắc lại câu chuyện về cây sắn “kilomet 94”. Nay KM 94 vẫn là nguồn thu nhập chính của người dân ở đây đó anh.

Kim Hoàng@An Le Van DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ Các thầy cô chăn nuôi tham gia Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) với tính chất cộng đồng thật vui vẻ và tự nguyện, thanh thản và bình tâm, chẳng chút đắn đo, như thầy Dương Thanh Liêm, thầy Lưu Trọng Hiếu, thầy Trần Thế Thông, Thầy Bùi Xuân An, thầy Lê Văn An (nay là giáo sư Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế), TS. Nguyễn Thị Hoa Lý, PGS.TS Lê Đức Ngoan (nay là phó Hiệu Trưởng Đại học Nông Lâm Huế, chuyên gia chăn nuôi nghiên cứu tiếp nối cụm công trình bột lá của thầy Dương Thanh Liêm về sử dụng sắn làm thức ăn gia súc)… Quý Thầy dấn thân làm ‘người trong cuộc’, cũng đứng báo cáo, cũng bò ra thảo luận (như thầy Lê Văn An ở hình trên đây) thật hòa đồng, nên mới có sự thấu hiểu sâu sắc đến vậy. Những kỷ niệm một thời không quên xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-duong-thanh-liem/

DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝKim Hoàng@ An Le Van, Trúc Mai cùng với Hoàng Kim và 15 người khác tại Huế ngày 5 Tháng 12, 2017 Ngày Hạnh Phúc của em là một ngày đặc biệt https://www.facebook.com/TrucMainaby/posts/1938762286139708 Hình ảnh này lắng đọng bài viết Chuyện đồng dao cho em, một sự đúc kết giáo dục và thực tiễn quý giá

Chuyện đồng dao cho em
ĐỜI NGƯỜI TRONG MẮT AI

Hoàng Kim

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau” (*)

(*) Ca dao cổ người Việt
Hoàng Kim (rút trong tập THƠ CHO CON)

1

CHUYỆNĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim

Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ
Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”


2

Thật vui thích nghe thầy Quyền kể
Chuyện đời người như thể chuyện này
Chó Khỉ Bò Người lên Trời
Cầu xin tuổi thọ cho Đời lên hương.

Chó nhanh nhẹn cầu xin Trời trước
Được Trời ban: “Ngồi trước cửa nhà
Sủa vào mặt ai vào ra
Cho Chó việc sủa được là … 20 năm
“.

Chó thưa Trời: “Chán òm việc sủa
20 năm sủa vậy quá dài
Chó xin sống 10 năm thôi
Cần chi dài quá để Đời mệt thêm


Khỉ tới lượt được Trời phán bảo:
“Ngươi hãy làm trò Khỉ cho đời
Luôn xét nét chỉnh sửa người

Cho Khỉ việc sửa được thời … 20 năm

Khỉ thưa Trời: “Chán òm việc sửa
20 năm sửa vậy quá dài
Khỉ xin sống 10 năm thôi
Cần chi dài quá để Đời mệt thêm


Bò đến lượt Trời ban cày ruộng
Ra đồng cày cùng với nông dân
Siêng năng cố gắng sớm hôm
Lộc Trời bò sống đời thường … 60 năm”

Bò thưa Trời: “20 năm là đủ
Kéo dài chi khổ sở sáu mươi
Tham chi tuổi thọ ở đời
Bò xin tặng Người dư … 40 năm


Người được Trời ban quyền sung sướng
Với Lộc Trời được hưởng … 20 năm
Người gào lên: “xin Trời thêm
Chó, Khỉ, Bò trả,
Người xin nhận về

Trời độ lượng chiều lòng tất cả
Họp xong rồi tất cả đều vui
Chó 10, Khỉ 10, Bò 20
Phần dư dồn hết cho Người 80

Đời Người được Lộc Trời là vậy
20 năm Người sung sướng vô lo
40 năm giữa cày như Bò
10 năm làm Khỉ chuyên lo chuyện …Người

10 năm làm Chó tu thôi
Tu tâm dưỡng tánh kiếm lời thì hơn
Ba trăm sáu lăm ngày thong thả
Đường trần vui nhàn nhã thung dung.

đọc tiếp
Chuyện đồng dao cho emhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em/

NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim

Ngày Hạnh Phúc của em
Một niềm tin thắp lửa
Thầy bạn và đồng đội
Cha Mẹ và Quê hương.

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.
Ngày hạnh phúc của em

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim


Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Chuyện đồng dao cho em,

Đặt tay lên tim mình giữa những điều lựa chọn

TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT?

Đây là một mẩu đối thoại ngắn với Đức Đạt Lai Lạt Ma

Nhà Thần học người Brazil, Leonardo Boff kể lại: Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh nghịch vừa tò mò : – Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất?

Tôi nghĩ ngài sẽ nói:Phật giáo Tây tạng hoặc Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều.

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi…Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh. Ngài trả lời:- Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn.

Để giấu sự bối rối của tôi trước một câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi: – Cái gì làm tôi tốt hơn?

Ngài trả lời: Tất cả những gì làm anh:- Biết thương cảm hơn- Biết theo lẽ phải hơn- Biết từ bỏ hơn- Biết dịu dàng hơn- Biết nhân hậu hơn- Có trách nhiệm hơn- Có đạo đức hơn”.Tôn giáo nào biến anh thành như vậy , đó là tôn giáo tốt nhất.

Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác Ngài tiếp :- Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không . Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới . Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta Quy luật của hành động (Action) và phản ứng (Reaction) không chỉ dành riêng cho vật lý. Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người. – Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành.- Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão. – Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy. Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta làm cho người khác. Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.”

Cuối cùng ngài nói: – Hãy suy tư cẩn thận vì ý nghĩ sẽ biến thành Tư Tưởng. Và Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,- Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,- Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,- Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,- Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,- Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh. và: Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự Thật.”

Nguồn: Sưu tầm Hình ảnh minh họa:Tháp Phước Duyên Chùa Linh Mụ Ảnh :
Trần Khoa

HK20

ANGKOR NỤ CƯỜI SUY NGẪM
Hoàng Kim

Kameda Akiko, Hoàng Kim, bác Dung nông dân và Nguyễn Phương với giống sắn KM419 tại Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận năm 2011 (ảnh Hoàng Kim). Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam như KM140, KM985 được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình,  … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam để phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại  Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham … Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và hiện nay uớc 90% diện tích sắn Campuchia là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94.
Angkor nụ cười suy ngẫmMột đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này. Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.” (Hoàng Kim)

xem tiếp Angkor nụ cười suy ngẫmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/angkor-nu-cuoi-suy-ngam/

Du lịch Campuchia nếu bạn chỉ có ít thời gian thì nên đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Đó là ba điểm du lịch chính. Đặc biệt là đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, nhưng nếu bạn chưa kịp bơi thuyền Biển Hồ và chưa đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh thì khó thấu hiểu lẽ thịnh suy và nụ cười bí ẩn. Angkor tượng đá bốn mặt, nụ cười bí ẩn trông như vui, như lạc quan, như yêu đời, như nghiêm nghị, nhưng ngắm kỹ cũng lại thấy như buồn, như lo âu, như hồi hộp, xem thật kỹ lại thấy dường như thoáng cười. Bốn khuôn mặt tượng đá đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an nhiên, ở đó có thung dung chuyển pháp.

Quần thể kiến trúc Angkor là Kim Tự Tháp của thiền định và điệu múa Khmer là pho sử thi vĩ đại, cả hai kiệt tác vô giá này đều được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, tòa tháp bốn mặt là sự hợp lưu và chuyển pháp của Đức Vua, Mẫu Hậu, Đức Phật và Thần Sáng Tạo. Đó là ý nghĩa thầm lặng của Nữ thần Shiva mà tôi đã kể trong bài viết Lúa sắn Cămpuchia và lúa sắn Lào. Trò chuyện với thiên nhiên và cổ vật Angkor, bạn sẽ thấy nhiều điều đáng suy ngẫm. Ví như một chủ thuyết, một tôn giáo, bao giờ cũng muốn được sự tin tưởng, noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa nguyên, nhưng hãy nhìn tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, bạn sẽ thấu hiểu sự hợp lưu và chuyển pháp.

Angkor nu cuoi suy ngam

Tôi (Hoàng Kim) nói với anh Nguyen Duong, rằng tôi cũng thấm thía câu nói của nhà thơ Nguyễn Duy, các cuộc tranh đoạt “bên nào thắng thì nhân dân cũng bại” nhưng quy luật đấu tranh sinh tồn, thích nghi và tồn tại, hợp lưu và chuyển pháp, là bài học lịch sử sâu sắc. “Angkor nụ cười suy ngẫm” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/angkor-nu-cuoi-suy-ngam/

ANGKOR DI SẢN THẾ GIỚI

Quần thể kiến trúc Angkor có diện tích 3000 km² là thành phố thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Ở trong quần thể Angkor có khoảng trên 1000 công trình (Một số học giả cho rằng con số đó có thể hơn, vì dưới thời vua Jayavarman VIII, 1243-1295, ông đã trở về Ấn Độ giáo và cho phá hủy trên 10.000 tượng Phật cũng như cho chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo). Đến nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình xây dựng khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này.. Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan kỳ thú nhất. Bạn hãy dành thời gian thăm thú kỳ quan Angkor di sản thế giới vào ban ngày, còn buổi tối thì Thưởng thức”Nụ cười của Angkor” tuyệt phẩm điệu múa Khmer, cũng là di sản thế giới, do đoàn Ca Múa Nhạc Hoàng Gia biểu diễn, với sự giúp đỡ, cố vấn công phu của Trương Nghệ Mưu tổng đạo diễn và đích thân Norodom Sihanouk, cựu Quốc vương, Thái thượng vương của Vương quốc Campuchia thẩm duyệt. Tượng thần bốn mặt, nụ cười suy ngẫm chắc chắn sẽ theo bạn. Trong Danh sách di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương thì Campuchia có ba di sản thế giới là: Quần thể kiến trúc Angkor nổi bật nhất là Đền Angkor Wat (1992), Điệu múa hoàng gia (2003) và Đền Prasat Preah Vihear (2008). Việt Nam có tám di sản thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994), Phố cổ Hội An (1999), Khu thánh địa Mỹ Sơn (1999), Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011) và Quần thể danh thắng Tràng An (2014).

Angkor là kinh đô của Đế quốc Khmer đã phát triển rực rỡ tại vùng Đông Nam Á từ năm 802, dưới triều đại của vua Hindu Jayavarman II là người Khmer, sau đó nối tiếp cho đến năm 1431 thị lụi tàn khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh. Quần thể kiến trúc Angkor nằm giữa rừng già và vùng đất canh tác nông nghiệp ở phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24’N, 103°51’E) và phía bắc của sông Tonle Sap (nơi có Biển Hồ vùng điều tiết bốn hợp lưu của sông Mê Kông tại Phnom Penh) . Angkor được UNESCO công nhận là di sản thể giới do phong cách kiến trúc Khmer đặc sắc, cảnh quan kỳ thú và quy mô diện tích 3000 km² (1150 dặm vuông) là thành phố lớn nhất thế giới của thời kỳ tiền công nghiệp.

Đế quốc Angkor là một triều đại huy hoàng trong lịch sử Campuchia. Đây là cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á thời đó, với diện tích lên đến 1 triệu km² (gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các nước Thái Lan, Lào và miền nam Việt Nam.

Thời kỳ khởi đầu của Đế quốc Khmer là thời nhà Đường (618-907), Việt Nam lúc đó tên nước là An Nam thuộc nhà Đường. Người nước Nam nhiều lần nổi lên đánh phá nổi bật có Mai Hắc Đế (năm 722) , Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (năm 791). Các nước khác xâm lấn, tranh chấp với người An Nam có nước Hoàn Vương (Lâm Ấp, Chiêm Thành sau này) và Nam Chiếu (người Thái ở Vân Nam, xưng quốc hiệu là Đại Mông, Đại Lễ), sau này khi Cao Biền sang làm Tiết độ sứ thì mới dẹp yên.

Jayavarman II là một hoàng tử của triều đại Sailendra. Ông đến Java để làm con tin hoàng gia của vương quốc chư hầu hay đến học tập đến nay vẫn chưa được khẳng định. Ông nhờ thời gian ở Java nên đã học được nghệ thuật và văn hóa triều đình Sailendran của Java về cho triều đình Khmer. Sau khi trở lại vương quốc Chân Lạp, ông đã nhanh chóng xây dựng thế lực cho mình và đánh bại nhiều vị vua khác. Ông trở thành hoàng đế của vương quốc Khmer năm 790. Những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng đã thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của Campuchia ngày nay. Ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15 km về phía tây bắc. Năm 802, ông tự xưng là Chakravartin (vua thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Bởi thế, ông không những trở thành một vị vua được thành thánh sắc phong và vô địch mà còn đồng thời tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình tách khỏi vương quốc Java. Vua Jayavarman II mất năm 834.

Đền Preah Vihear di sản thế giới của Campuchia ở tỉnh Preah Vihear trên đỉnh núi Dângrêk gần biên giới Thái Lan. Đền được xây dựng bắt đầu vào đầu thế kỷ 9 dưới thời vua Suryavarman I và Suryavarman II và được tiếp nối trong những thế kỷ tiếp theo để thờ thần Shiva. Các di vật thấy ở kiến trúc đền Preah Vihear được coi là những di vật thuộc thời kỳ đầu của Đế quốc Angkor.

Thời kỳ cường thịnh của Đế quốc Khmer tương ứng với thời kỳ Đại Việt cởi ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, khởi đầu là họ Khúc dấy nghiệp kế đến là Ngô Quyền phá quân Nam Hán, dựng nền độc lập, mở đường cho nhà Đinh (968-980), kế đến là nhà tiền Lê (980-1009), nhà Lý 1009 -1225), nhà Trần (1226 – 1400). Liên quan mật thiết với sự suy vong của triều Đường đời Ngũ Đại Thập Quốc (907-979), kéo dài cho đến triều Tống (960-1279) thống nhất Trung Quốc bản thổ. Hoa lục chiến tranh liên miên chẳng còn điều kiện và cơ hội để dòm ngó đất phương Nam. Trong tình thế đó, Đế quốc Khmer phát triển ổn định. Nước Đại Việt cũng nhân tình thế đó mà thoát Trung.

Indravarman I, vị vua thứ tư của Đế quốc Khmer, đã củng cố vững chắc đất nước mình với những chương trình xây dựng lớn, bao gồm hệ thống thủy lợi và các đền đài, nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi.

Yasovarman I (trị vì từ 889 – 915), là con Indravarman I, nối nghiệp và phát triển công nghiệp của cha. Ông đã thiết lập kinh đô mới Yasodharapura, thành phố đầu tiên của Angkor. Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở Phnom Bakheng, một ngọn đồi cao 60 m giữa đồng bằng trong khu vực Angkor. Dưới triều Yasovarman I đại công trình thủy lợi Đông Baray được tạo dựng, đây là hồ chứa nước có kích thước 7,5 x 1,8 km. Sau khi Yasovarman I qua đời vào đầu thế kỷ 10, đế quốc Khmer lập tức bị chia rẽ. Vua Harshavarman I và Ishanavarman II (em của Harshavarman I) phải vất vả giữ ngôi báu trước sự tranh giành của người chú là Jayavarman IV. Người chú bị đánh lui khỏi Angkor và đã thiết lập một kinh đô mới ở Koh Ker, cách Angkor khoảng 100 km. Sau khi Ishanavarman II qua đời, Jayavarman IV lên làm vua.

Con của Jayavarman IV là Harshavarman II nối ngôi cha được 3 năm thì bị em họ là Rajendravarman II cướp ngôi.

Rajendravarman II dời đô trở về Yasodharapura. Ông xây dựng một chế độ chính trị trung ương tập quyền, tăng cường sự quản lý trực tiếp đối với các thủ lĩnh địa phương. Sau khi đất nước ổn định, ông bắt đầu thực hiện các dự án lớn tiếp nối công việc mà các vị vua đầu tiên đã dự tính. Ông đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor; trong đó có Đông Mebon, trên một cù lao của Đông Baray, với nhiều đền thờ Phật và chùa.

Năm 950, chiến tranh lần đầu nổ ra giữa đế quốc Khmer và Vương quốc Chămpa ở phía đông (ngày nay là miền Trung Việt Nam).

Jayavarman V, con trai Rajendravarman II đăng quang sau khi vượt qua các hoàng thân khác tiếp nối sự trị vì từ năm 968 đến 1001. Đây là thời kỳ thanh bình, đánh dấu bởi sự phát triển thịnh vượng và rực rỡ của nền văn hóa Angkor. Dưới triều vua Jayavarman V có nhiều nhà triết học, học giả, nghệ sỹ tài năng. Ông thiết lập kinh đô mới và xây các ngôi ngôi đền mới, quan trọng nhất là Banteay Srei, được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.

Đền Banteay Srei là đền thờ nữ thần Shiva được thánh hóa ngày 21 tháng 4 năm 967, tại Angkor Thom trong quần thể kiến trúc Angkor di sản thế giới. Ngôi đền có tọa độ 13,59 độ vĩ bắc, 103,96667 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ. Đền Banteay Srei được gọi là “viên ngọc quý”, “điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật Khmer”. Đền Thành Mẫu Banteay Srei gợi sự đồng văn với Đạo Mẫu Việt Nam trong tư duy triết học Phương Đông của dịch lý truyền nhân mà người chồng nếu bị hủy diệt thì người vợ chính là nguồn gốc để truyền nhân, “còn da lông mọc, còn chồi nãy cây” vì người Mẹ là gốc sinh tồn của muôn loài,

Sau cái chết của Jayavarman V là vài năm xung đột. Vua Udayadityavarman I vừa lên ngôi đã bị Jayavirahvarman lật đổ. Rồi đến lượt Jayavirahvarman bị Suryavarman I (trị vì 1010 – 1050) giành mất ngôi báu. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman I phải chiến đấu trấn áp các đối thủ mưu toan lật đổ mình bằng bạo lực. Ông là vị vua Khmer đầu tiên sống phải xây thành để bảo vệ mình và hoàng cung. Ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra. Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km.

Nửa cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12 trong lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo. Sau đó đến thời kỳ huy hoàng dưới sự cai trị của Suryavarman II. Ông đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây vương quốc Pagan (Myanma ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay. Dưới sự cai trị của ông, ngôi đền lớn nhất của Angkor được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thờ thần Vishnu.

Angkor Wat di sản thế giới (tên Việt cổ là đền Đế Thiên), thuộc huyện Angkor Thom tỉnh Siem Reap, (Angkor Wat và thành phố cổ Angkor Thom đều thuộc huyện này), cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về hướng Bắc được coi là di tích quan trọng bậc nhất quần thể kiến trúc Angkor tại Campuchia, tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

Angkor Wat được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113–1150) mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, là lụi tàn trong thế kỷ 16 và thế kỷ 17, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến cuộc xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150. Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn.

Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219) đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.

Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông.

Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời trước và các đền mới được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII và những người nối nghiệp ông tiếp tục.

Đền Bayon (thần Sáng tạo, thần bốn mặt, thần có nụ cười bí ẩn) nằm tại trung tâm thành phố cổ Angkor Thom cùng các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ở phía Bắc đền.

Vua Jayavarman VII cũng cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách.

Thời kỳ suy vong của Đế quốc Khmer (1220- 1431) tương ứng với đời loạn lạc của Trung Quốc liên tục từ cuối triều Tống cho đến nhà Nguyên (1271-1368) rồi đến nhà Minh (1368-1644), tương ứng với Đại Việt thời nhà Trần (1225-1400), cho đến Nhà Hồ (1400-1407), nhà Hậu Trần (1407-1413), thuộc nhà Minh (1414-1427) Mười năm Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh quân Minh (1418-1427) và thời kỳ đầu nhà Lê (1428-1788). Đế quốc Khmer suy vong khi người Cham Pa giành lại được độc lập, đặc biệt là sự trỗi dậy của Vương quốc Sukhothai và khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.

Indravarman II (1218-1243) kế vị và tiếp tục hoàn thành các công trình xây dựng của cha. Ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Dưới sự trị vì của Indravarman II, Campuchia có sự ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, sức chi phối của Đế quốc Khmer đối với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Kết quả, năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa và nước này đã giành lại độc lập. Vương quốc Sukhothai đã thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên ở phía Tây và trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Đế quốc Khmer.

Jayavarman VIII (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo Ấn Độ giáo và là người chống Phật giáo quyết liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn tượng Phật và chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo. Bên ngoài, ông ta đã tránh đụng độ với quân Nguyên Mông (khi đó đã chiếm hết Trung Hoa) bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên.

Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada), một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan rộng ra khắp khu vực. Tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều vua Srindravarman có rất ít. Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có ngôi đền lớn nào được xây thêm. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa – điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer – sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm. Quốc gia lân bang phía tây của đế quốc này là Vương quốc Xiêm đầu tiên – Vương quốc Sukhothai, bị một vương quốc khác của người Thái (vương quốc Ayutthaya) đánh bại vào năm 1350. Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer. Đến năm 1431, vương quốc Ayutthaya đã chiếm được Angkor.

THƯỞNG THỨC “NỤ CƯỜI ANGKOR”

“Thầy cũng nên dành thì giờ mà coi “Nụ cười Angkor”, điệu múa Khmer hoàng gia là di sản văn hóa thế giới đấy”,”một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn, kết thúc là nụ cười Angkor” ông Lý một thương nhân người Việt tại Campuchia nói với tôi như vậy. Tôi sang Campuchia nhiều lần. Lần nào ở Phnông Pênh, tôi cũng đều đi xem điệu múa Khmer hoàng gia “Nụ cười Angkor” và mỗi lần lại thấy hay thêm một mức, khám phá thêm một điều mới. Lần xem năm ngoái, tôi có chụp ảnh với diễn viên thủ vai chính vị vua đất nước Angkor vĩ đại nhất.

Vua Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219). Ông đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa. Ông cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông tu Phật. Ông đã tập hợp các nghệ nhân, hiền triết, sử gia, học giả, nhà văn, nhà nông, nhà buôn … tài giỏi của thời ông để thực hiện bảo tồn và sáng tạo những giá trị di sản cao quý về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nông nghiệp, thương mại của đế quốc Angkor.

Điệu múa Khmer di sản thế giới thật sâu sắc, tài hoa, duyên dáng và sống động trong câu chuyện sử thi hàng mấy trăm năm được kể lại. Bạn hãy bấm vào Thưởng thức “Nụ cười Angkor để xem một vài hình ảnh mà tôi vội lưu lại với máy ảnh du lịch xoàng, chất lượng không thật tốt. Thưởng thức Nụ cười Angkor là một niềm vui lớn!

Đế quốc Khmer nguyên nhâncủa sự biến mất cho đến nay vẫn là một bí ẩn lớn của lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng: đó là do sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông làm chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Thực ra, có một vị vua của đế quốc Angkor đó là vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái, ông cũng đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này.

Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào?” đã nêu lên một giả thuyết khác. Nguyên nhân chính sự lụi tàn của đế quốc Khmer là do biến đổi khí hậu ngoài những nguyên nhân vừa kể trên. “Theo Livescience, Brendan Buckley – một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên. Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). “Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.”

Quần thể kiến trúc Angkor thật vĩ đại! Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.

Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào? đã nêu lên những giả thuyết về sự lụi tàn của đế quốc Khmer. Nhiều ý kiến cho rằng: sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông là chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này .

Theo Livescience, Brendan Buckley, một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên. Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). “Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.

Quần thể kiến trúc Angkor, với quy mô diện tích 3000 km² là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này quả là vĩ đại .Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.

Angkor hiện đã có quá nhiều sách viết, phần lớn là sách tiếng Anh. Ông Lý và một số sinh viên Campuchia học đại học và tiến sĩ ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh biết “thầy Hoàng Kim rất ham nghiên cứu lịch sử văn hóa” nên mua tặng tôi nhiều sách tiếng Anh du lịch Angkor. Tôi thích nhất là cuốn “Ancient Angkor” của Michael Freeman và Claude Jacques (đó cũng là tư liệu chính của bài viết này). Ông Lý mua tặng tôi thêm cuốn sách “The Art of War” Sun Tzu (Binh pháp Tôn tử) để “Thầy về Việt Nam, chịu khó đoc song ngữ Anh Việt đối chiếu” “nghiên cứu khoa học, kinh doanh và làm chính trị đều rất nên học sách này”.

Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này.

Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.

THĂM VÙNG SẮN ANGKOR

Tôi có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập lại. Trong phần trước tôi đã trò chuyện là nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia, thì nên thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Nhưng bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều thú vị.

Đến đất nước Angkor trong chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, tôi mang theo cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư chứng kiến những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn.

Đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước.Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học phổ biến ở vùng sâu vùng xa. Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM419, KM98-5, KM94 nhập từ Việt Nam được trồng khá rộng rãi. Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km. Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.

Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng. Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam). Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM419, KM98-5, KM94 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.

Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”

Dạy học Lúa sắn Cămpuchia và Lào, tôi nhớ hai chuyện thơ của Hồ Chí Minh thật ám ảnh. Nửa đêm Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên. (thơ Dạ bán Hồ Chí Minh, Nam Trân dịch)Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con” (Hồ Chí Minh ở Xiêm); Lúa, sắn, ngô, đậu, nông sản hàng hóa, chúng ta có thể làm gì, dạy và học với nông dân?

Tôi nói với Sango Mahanty Tiến sĩ Sango Mahanty, chuyên gia Tài nguyên Môi trường & Phát triển Nhóm, Crawford trường và phát triển Chính sách công, đại học Úc (ANU) về đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm. Tôi đã có hành trình thăm vùng sắn Angkor từ năm 2011 và đã nhiều lần trở lại đất nước này. Sự phát triển sắn và các thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia – Việt Nam là đặc biệt nhanh chóng.

Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình, … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham

Lúa sắn Campuchia và lúa sắn Lào là điểm nhấn mà tôi thích quay lại và không quên. Campuchia và Lào tôi đã nhiều đến làm việc và du lịch sinh thái, tôi có nhiều bạn ở đó. Ba nước Việt Nam Lào Cămpuchia chung nôi bán đảo Đông Dương kết nối mật thiết về đất nước con người, Lúa sắn Campuchia và lúa sắn Lào, du lịch sinh thái, giáo dục kinh tế nông lâm ngư, lịch sử văn hóa, xã hội có nhiều điều thật thú vị đáng suy ngẫm .

So sánh bức tranh nông sản lúa sắn Việt Nam Cămpuchia Lào thì Việt Nam năm 2014 diện tích canh tác lúa là 7.816,476 ha, năng suất lúa 5,75 tấn/ ha, sản lượng 44,97 triệu tấn; diện tích sắn 552.760 ha, năng suất sắn 18,47 tấn/ha, sản lượng sắn 10,20 triệu tấn. Campuchia năm 2014 diện tích canh tác lúa là 2.856.703 ha, năng suất 3,26 tấn/ ha, sản lượng 9,32 triệu tấn; diện tích sắn 257.845 ha, năng suất 25,78 tấn/ha, sản lượng 8,58 triệu tấn. Lào năm 2014 diện tích canh tác lúa là 957.836 ha, năng suất 4,17 tấn/ ha, sản lượng 4,00 triệu tấn; diện tích sắn 60.475 ha, năng suất 26,95 tấn/ha, sản lượng 1,63 triệu tấn. Việt Nam năm 2016 diện tích canh tác lúa là 7.783.113 ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ ha, sản lượng 43,43 triệu tấn; diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn. Campuchia năm 2016 diện tích canh tác lúa là 2.866.973 ha, năng suất 3,42 tấn/ ha, sản lượng 9,82 triệu tấn; diện tích sắn 387.636 ha, năng suất 26,33 tấn/ha, sản lượng 10,20 triệu tấn. Lào năm 2016 diện tích canh tác lúa là 973.327 ha, năng suất 4,26 tấn/ ha, sản lượng 4,14 triệu tấn; diện tích sắn 94.726 ha, năng suất 32,68 tấn/ ha, sản lượng 3,09 triệu tấn.

Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và này ước 90% diện tích là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94.

Kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững đang được ứng dụng nhanh trong sản xuất. Chuyên gia sắn nước bạn sát cánh cùng chúng tôi cùng biên dịch tài liệu CIAT, cùng trao đổi, nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật thâm canh sắn phù hợp. Bài toán sản xuất kinh doanh cũng là bài toán cuộc đời.

Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh sắn là bạn cũ của tôi. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.

Angkor nụ cười suy ngẫm.

Hoàng Kim

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày
Đối thoại triết học

Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

Vuonxuan

Video yêu thích

Ngày hạnh phúc của em Một niềm tin thắp lửa
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19815
Nhập ngày : 22-04-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 6(24-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 6(23-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 6(22-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 6(21-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 6(20-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 6(19-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 6(18-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 6(17-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 6(16-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 6(15-06-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007