Số lần xem
Đang xem 1192 Toàn hệ thống 2552 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
NHỮNG TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim
Tôi lưu lại một ít bài “Những trang đời lắng đọng” mới đây, của một số bạn văn và chính mình mà tôi yêu thích. Bạn thích văn chương gì? Tôi thích chân thiện mỹ giản dị, xúc động, ám ảnh . Lối văn Chuyện cổ tích người lớn ;Tĩnh lặng cùng với Osho.
TĨNH LẶNG CÙNG VỚI OSHO
Tôi may mắn đã có được bảy ngày đêm tĩnh lặng đối thoại và thực hành với Osho là vị Thiền sư, người Thầy tâm linh lỗi lạc Ấn Độ. Osho dẫn chúng tôi đi vào thế giới tịch lặng, thiền định sâu, chỉ dẫn cho ta bí quyết thiết yếu Năng lượng tích tụ và giải phóng, giúp ta tâm thế tỉnh lặng, an nhiên tự tại, thung dung trong cuộc sống. Ta chạm đáy sự thật, đối diện với sinh tử, về nơi tịch lặng, đến chốn thung dung để thấu hiểu sự sống. Oshosự thực hành là ngủ ngon và tỉnh thức.
Osho (11/12/1931- 19/1/1990) là vị Thiền sư, nhà văn, triết gia nổi tiếng người Ấn Độ, được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại. Osho với bài giảng nổi tiếng “Con đường hoàn hảo” thuật lại câu chuyện của chính ông bảy ngày đêm tỉnh lặng với những bạn đồng hành. “Hạnh phúc tại tâm” bản chất sự sống, khả năng hạnh phúc và hạnh phúc chân thật của con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ những tác phẩm của Osho.“Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Dailai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“.
Bạn Châu Trần Trần Ái Châu Quản Trị Mekongrice đã chép lại “Chuyện tình yêu của ông bà ngoại tôi” từ nguồn Osho tự truyện, là bài đọc đầu tiên để nhiều người cùng học. Hóa ra, tại lớp học tĩnh lặng này cũng có thật nhiều người bên tôi, trong tôi. .Osho đã hóa đá tĩnh lặng và đang thầm lắng nghe tiếng vọng thời gian, tiếng nói lương tâm của chính mình,
CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA ÔNG BÀ NGOẠI TÔI
Osho tự truyện
Ông ngoại tôi già rồi, và đang chết dần. Trong làng không có bác sĩ, không có thuốc men, cho nên chúng tôi không biết nguyên nhân cái chết của ông, nhưng tôi nghĩ nó là từ một cơn đột quỵ nghiêm trọng. Ông nằm trên giường, tôi đến ngồi bên cạnh, tôi hỏi nhỏ vào tai ông :-Ông ngoại, ông có cái gì để nói trước lúc ra đi?
***
Ông tháo chiếc nhẫn ra và đặt vào tay tôi. Chiếc nhẫn trên đỉnh có đính một hạt kim cương. Còn bên dưới có một hộp thủy tinh nhỏ, bên trong có tượng Phật. Ông tôi thường không cho phép ai nhìn vào cái hộp thủy tinh, nhưng ông thì cứ thỉnh thoảng nhìn vào. Ông khóc :-Ta không có cái gì khác để cho con, bởi vì tất cả những gì ta cho con, đều sẽ bị tước mất khỏi con, y như nó đã bị tước đi khỏi ta. Ta chỉ có thể cho con tình yêu, thứ quý giá nhất mà ta dành cho người ta thương yêu.
***
Chiếc nhẫn đến nay tôi vẫn còn giữ bên mình và tôi kính trọng tình yêu của ông dành cho mình. Lúc cuối trước khi từ giã cõi đời, ông nói:-Mọi người đừng có lo lắng, ta không hề đang chết.Tất cả chúng tôi đều chờ xem ông có định nói cái gì khác nữa không, nhưng đó là tất cả. Đôi mắt ông khép lại, và ông không còn nữa. Tôi vẫn còn nhớ sự im lặng đó.
***
Cái xe bò chở xác ông đi băng qua một dòng sông cạn. Tôi còn nhớ chính xác tôi đi theo sau bà và không nói gì. Tôi không muốn khuấy động bà. Bà không nói một lời, nhưng có ai đó có một vài lời bình luận làm tôi lo lắng, và tôi nói với bà:-Bà ơi, bà hãy nói một cái gì đi, Bà đừng im lặng quá như vậy, con không chịu được.Bạn có tin được không, sau đó bà tôi hát, Bà hát chính bài ca mà bà đã từng hát khi yêu ông tôi lần đầu.
***
Vào thời đó, tại Ấn Độ, những cô gái kết hôn khi họ mới bảy tuổi, hay tối đa, là chín tuổi. Cha mẹ họ sợ nếu họ lớn thêm, tình yêu có thể làm họ phải lòng một ai khác. Nhưng bà tôi đến hai mươi bốn tuổi vẫn chưa lấy chồng. Cái đó là rất hiếm. Bà là một người phụ nữ đẹp … Có một lần, tôi hỏi: tại sao bà không chịu lấy chồng trong một thời gian dài như thế. Với sắc đẹp của bà, tôi nói, thì ngay cả ông vua của bang Chattarpur này, có thể cũng đã phải lòng bà.
***
Bà nói :-Thật kỳ lạ, là con đã đề cập đến chuyện đó, bởi vì chính ông ta đã phải lòng bà. Nhưng bà đã từ chối, không chỉ ông ta, mà còn rất nhiều người khác nữa. Tôi hỏi :-Cái đó lại càng kỳ lạ hơn : Bà từ chối vua của bang Chattarpur, nhưng bà lại phải lòng ông ngoại, một người đàn ông nghèo. Vì lý do gì vậy? Chắc chắn ông cũng không đẹp trai cho lắm, cũng không phi thường trên bất cứ phương diện nào. Tại sao bà lại phải lòng ông?
***
Bà nói -Con đang hỏi một câu hỏi sai. Việc phải lòng không có tại sao. Ta chỉ đơn giản thấy ông con, chừng đó là đủ. Ta thấy đôi mắt ông, và có một niềm tin cậy khởi lên trong lòng ta, mà nó không bao giờ lung lay.Cha của bà là một nhà thơ. Những bài thơ của ông vẫn còn được người dân nơi này và những làng xung quanh truyền tụng. Ông khác mọi người. Ông cương quyết về việc hôn nhân của con gái: trừ khi bà đồng ý, chứ ông sẽ không bao giờ gả con gái mình cho bất cứ ai. Bà đã phải lòng ông tôi như là một duyên ngộ, một sự tình cờ.
***
Về tình yêu của ông đối với bà, lúc ông sinh thời có lúc tôi hỏi:-Tại sao ông thương bà?Ông trả lời:-Ta không là nhà thơ hay một nhà tư tưởng, nhưng ta có thể nhận ra cái đẹp khi trông thấy nó. Bà con đẹp lắm. Ông thấy bà và không dừng được. Ông cảm thấy có một thôi thúc bằng mọi cách phải chiếm được tình yêu của bà.
***
Tôi chưa bao giờ thấy một phụ nữ nào đẹp hơn bà tôi. Tôi yêu và tôi quí bà suốt cuộc đời. Khi bà mất ở tuổi 80, tôi vội vã về nhà và thấy bà đang nằm ở đó, đã chết. Tất cả mọi người đều chỉ chờ một mình tôi. Bởi vì bà đã bảo họ rằng, họ không nên đặt thi thể bà lên giàn hỏa cho tới khi tôi về. Bà còn nhân mạnh chính tôi, không là ai khác, sẽ châm lửa vào giàn hỏa táng của bà. Do vậy họ chờ đợi tôi.
***
Tôi đi vào, vén khăn liệm lên … và thấy bà vẫn còn đẹp! Tôi đã cảm thấy châm lửa vào giàn hỏa táng là một nhiệm vụ khó khăn nhất mà tôi từng làm trong đời mình. Nó như thế là tôi đang châm lửa vào một trong những bức họa đẹp nhất của Leonard de Vinci, hay Vincent Van Gogh. Dĩ nhiên, đối với tôi, bà còn quý giá hơn cả Mona Lisa, đẹp hơn cả Cleopatra. Đó không phải là một sự phóng đại. Những người kia quá xa yêu thương hơn đối với tôi khi so sánh với bà.
***
Ông và bà ngoại đọng lại trong tôi mênh mông tình yêu thương. Hai người đều đã về cõi trên.
BẢY NGÀY ĐÊM TĨNH LẶNG
Đời người là một chuỗi trãi nghiệm.Trãi nghiệm sự sống chính là hiện tại. Bảy ngày đêm tỉnh lặng là sự chứng ngộ ám ảnh nhất. Bạn đã bao giờ về trong tịch lặng, xuống đáy địa ngục, đối diện sinh tử, lạc vào thế giới vô thức, hoàn toàn khác thế giới thường nhật, trút bỏ bận tâm, lo âu phiền muộn, danh vị chức phận, không trò chuyện, không điện thoại, không email, chỉ nổ lực duy nhất bảo tồn sự sống.
Nhưng Bảy ngày đêm tỉnh lặng là bài học sự sống, sức khỏe, sinh tử, chỉ có một lựa chọn phục sinh duy nhất nên sâu đậm nhất. Sau khi xong việc cười mãn nguyện, cuộc đời dường như mới hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn…Cám ơn đời, hôm nay là ngày mới.
TÂMTĨNH LẶNG AN NHIÊN
Năng lượng tích tụ là hiểm họa tiềm ẩm:
Hồ tích quá nhiều nước, rất dễ bị vỡ bờ.
Người trầm cảm u uất, rất dễ bị stress.
Xã hội kiểm soát chặt, rất dễ kích động.
Năng lượng biển tích tụ, gây nên sóng thần.
Năng lượng trời tích tụ, sẽ gây nên bão tố.
Đồng cỏ khô nắng hạn, rất dễ bị bắt lửa
Năng lượng người tích tụ, bùng nổ cách mạng
Xả năng lượng là bài học thật vô giá.
Lời Phật dạy đầu tiên là Từ Bi Hỷ Xả
Biết cười là biết xả, biết buông là xả.
Chánh pháp là giải phóng con người
Giải phóng cần phải sáng tạo và ít tổn hại.
Thiền giúp cho bạn cách trút bỏ gánh nặng. Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời Lòng không vướng bận, dạ an thôi … (1)
Tình Mẹ thể hiện rõ nhất ở đức nhẫn: kiên nhẫn chăm sóc, kiên nhẫn chịu đựng, kiên nhẫn lắng nghe. Thương yêu con như mẹ hiền mới làm được chí thiện. Đức Nhẫn của Phật Di Đà ở chùa Chân Không là mẫu mực của tình yêu thương con người.
Thuở trước Di Đà tu luyện cùng 99 tăng ni tại một ngôi chùa. Di Đà ngày chuyên cần, đêm siêng năng làm lụng khiến bạn hữu nẩy sinh sự ghen ghét. Một lần nọ họ hùa nhau nói xấu Di Đà là đã làm vỡ chén ngọc và xin thầy đuổi Di Đà ra khỏi chùa. Thầy chủ trì gạn hỏi kỹ nhiều người thì ai cũng lặng thinh chẳng ai dám thề là minh thấy rõ việc đó. Nghe sư phụ la rầy mọi người, Di Đà đã năn nỉ khuyên can và tự mình ra dựng chòi ở ngoài để tu. Lần sau, trong chùa có một người ăn mày chết hôi thối tại chốn phật đường. 99 tăng ni nọ đùn đẩy nhau, né tránh việc chôn cất. Di Đà đi kiếm củi về nghe chuyện đã không kịp ăn cơm, xin sư phụ để cõng đi chôn ngay. Thây ma hôi thối bám trên lưng Di Đà mỗi lúc một nặng. Đến khi Di Đà muốn dừng lại để chôn thì thây ma ôm chặt cổ Di Đà không chịu rời. Di Đà cả cười không chút nóng giận cõng thây ma đi tìm nơi chôn cất suốt đêm. Mãi cho đến lúc ban mai, khi đến chòi của Di Đà thì thây ma mới buông tay và chịu nằm xuống. Di Đà đã cởi áo mình mặc cho thây ma, Thốt nhiên, nơi đó biến thành đài sen thơm ngát.
Chốn ấy, nay là chùa CHÂN KHÔNG.
Nhẫn là một đức tính tốt đẹp từ xưa đến nay của con người. Khoan dung, độ lượng không nóng giận là “Nhẫn”. Cốt lõi của “Nhẫn” là Nhân. Khổng Tử nói: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (Người biết ước thúc bản thân có lời nói và hành vi hợp lẽ phải là người nhân). Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng khó khăn nhất.
Xưa có người cha dạy con lúc bực tức hãy cố nén giận chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ. Người con nghe lời bố làm vậy và dần biết tự kiềm chế, theo thời gian số lượng đinh đóng mỗi ngày một ít đi. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt thời gian dài. Cậu đến thưa với cha và ông bảo : Tốt lắm, bây giờ con đã biết nhẫn thì cứ mỗi tháng con không nổi nóng nữa con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm người con đã vui mừng báo với cha rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào nữa. Người cha nói : Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào để thấy những lời con nói lúc nóng giận như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người. Lời nó như tên không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không sao rút ra được.
CẢM NHẬN CÙNG VỚI OSHO
Nguyễn Quốc Toàn Từ chối vua để lấy một người dân thường, bà là người độc nhất chưa có người thứ hai
Nguyễn Quốc Toàn: 1- Bu tui thỉnh thoảng đọc Osho chớ không ghiền ông ta như chú em và cậu con trai. Osho quá tài, nhưng cái gì quá cũng không nên. Osho hiểu Phật như chính Phật tự hiểu mình. Bởi vậy kinh, luật, luận, của Phật giáo đối với ông không còn là đỉnh cao cần vươn tới. Bố mẹ ông là tín đồ của Kỳ na giáo (người hoàn thành việc tu hành) bản thân Osho không theo một tôn giáo nào.2- Thuyết giáo của ông là một sự trộn lẫn giữa các giáo lý của Kỳ Na giáo (Jainism), Ấn Giáo (Hinduism), Phật Giáo, Lão Giáo (Taoism), Thiên Chúa Giáo (Christianity) và một vài tư tưởng triết học đương thời. Người nghe tưởng là ông ngợi ca đức Phật, thực ra ông xuyên tạc, tung hỏa mù vào nhận thức của chúng sinh về đức Phật. Osho bảo Tôi đồng ý với Đức Phật rằng “Cái Tôi là không thực, còn những thứ khác là thực”, trong khi đức Phật không hề nói thế trong suốt 45 năm thuyết Pháp. Giáo lý nhà Phật chủ trương diệt dục vì dục là nguồn gốc của khổ đau và luân hồi thì Osho lại chủ trương ngược lại. Ông dạy kỹ thuật giao hoan nam nữ cho dài lâu, đây là điểm quan trọng trong quá trình truyền đạo của ông, là “đường lối hành trì” để hành giả đạt đến giác ngộ giải thoát, đến Niết Bàn hay Thượng Đế”…
Kim Hoàng@ Nguyễn Quốc Toàn tuyệt vời ! Osho quá nổi tiếng và được bậc tôn quý Datlai Latma tôn vinh “Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Datlai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“. Chính quyền Mỹ phải trục xuất ông khi ông ở Mỹ, trước khi ông mất, vì sợ ảnh hưởng to lớn của bậc thầy chứng ngộ này lung lạc khối tôn giáo của họ. Đạo Phật với triết lý vô ngã tìm Phật ở tự thân chứ không tìm ở đâu khác, nhận thức luận tự do hơn nhiều triết thuyết khác. Cám ơn anh. Em xin chép ý kiến này của anh vào phần “Cảm nhận về Osho” tích hợp trong bài Tĩnh lặng cùng với Osho . https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-lang-cung-voi-osho/
TRẬN MỞ MÀN CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
Hồi ký của Hoàng Trọng
Sau 12 ngày đêm quần nhau với địch ở thị xã Xuân Lộc rồi cũng đến hồi kết thúc. Ngày 22/4, chúng tôi được chỉ huy đơn vị thông báo: “Ngày 21/4, địch đã rút chạy, ta hoàn toàn làm chủ thị xã Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức”. Chúng tôi nhảy lên ôm nhau vui sướng. Thế là thoát được một cửa tử.
Chưa kịp nghỉ, chúng tôi được quán triệt nghị quyết của Bộ chính trị : Triển khai chiến dịch Hồ Chí Minh, quyết tâm giải phóng Sài Gòn và giải phóng miền Nam trước ngày 19/5. Công việc của các đơn vị là củng cố lại lực lượng, trang bị thêm cho đủ cơ số đạn, chuẩn bị hành quân đánh trận mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh. Cả đại đội 3 của tôi còn chưa đến 2 trung đội.
Hành quân theo đường 20, trên đường, những đoàn người di tản, những nét mặt lo âu, những bước đi rệu rã. Qua ngã ba Dầu Giây, tranh thủ lúc đơn vị dừng lại nghỉ, tôi tìm gặp Hồng, con chú Long. Hồng cùng nhập ngũ một ngày với tôi, hiện đang là tiểu đội trưởng tiểu đội hỏa lực cối 60 của đại đội 2, cùng tiểu đoàn 4 với tôi. Anh em gặp lại nhau mừng lắm, còn nguyên vẹn cả. Tôi mở ba lô lấy cho Hồng 2 hộp sữa “quân tiếp vụ”. Chúng tôi pha sữa uống với nhau. Hồng bảo: “Đại đội 2 của em hy sinh và bị thương nhiều lắm. Nhiều đứa chịu không nổi đã đào ngũ. Anh em mình đã vào đây thì thà chết, đào ngũ nhục lắm”.
Tôi kể cho Hồng nghe chuyện tôi được anh Ty đại đội phó đại đội 3 “thử thách ” trong trận đánh Xuân Lộc. Hai anh em cười vui vẻ rồi chia tay.
Tối 26/4, đơn vị hành quân đến vị trí ém quân để ngày mai nổ súng. Trận này Trung đoàn 270, Sư 341 chúng tôi đánh vào chi khu Trảng Bom. Trong đó mục tiêu tấn công của tiểu đoàn chúng tôi là Suối Đĩa. Đêm, trăng sáng lắm, thỉnh thoảng địch bắn lên mấy quả pháo sáng. Hai người du kích đi trước dẫn đường, chúng tôi lặng lẽ bước theo sau. Những cơn buồn ngủ ập đến. Bước thấp, bước cao, mơ mơ màng màng, giật mình mới biết là mình đang vừa đi vừa ngủ gục. Trời nóng bức, cổ lúc nào cũng khô khốc. Gặp con suối nhỏ, nước lấp xấp, dưới ánh trăng mờ, không biết trong hay đục, chúng tôi xúm vào vốc lên miệng uống ngon lành.
Gần sáng, chúng tôi áp sát mục tiêu, bố trí đội hình chuẩn bị tấn công. Cầu Suối Đĩa chỉ dài khoảng 10 m. Bên kia cầu, địch dùng 2 xe containe chất đầy bao cát làm công sự. Mũi luồn sâu của đại đội 3, được tăng cường thêm một khẩu 12 ly 7, một DKZ và một cối 82 của đại đội 4, do đại đội trưởng Nếp, người Hải Phòng chỉ huy.
Sáng 27/4, trời vừa hững sáng, những loạt pháo gầm lên. Dứt tiếng pháo, bộ binh vào trận. Bên kia địch nấp trong công sự, sau những nhà dân bắn ra như mưa. Ngời, anh bạn đồng hương người xóm Bắc Minh Lệ, vừa dẫn tiểu đội chạy lên được vài chục bước thì bị địch bắn rát quá phải dừng lại. Phát hiện lỗ châu mai nơi hỏa lực địch bắn ra. Ngời bảo Hoa, xạ thủ B40 dập tắt ổ đề kháng. Hoa chưa kịp bắn thì trúng ngay một quả phóng lựu của địch, máu ra lênh láng phải chuyển về tuyến sau. Ngời lệnh cho Biếng thay Hoa, bắn 2 phát B40.
Địch im bặt.
Bên kia cầu một chiếc M48 của địch vừa bò lên chân dốc vừa nã đạn, bị trúng đạn DKZ, hỏng xích, không cơ động được. Lính trên xe nhảy xuống bỏ chạy toán loạn. Hướng đại đội 1 do đại đội trưởng Tạ chỉ huy. Anh Tạ, dân tộc Nùng, quê Cao Bằng, người to cao vạm vỡ. Nhìn chiếc xe tăng địch đang án ngữ bên kia cầu. Biết B41 chỉ còn một quả đạn. Anh Tạ nói với Phong:
– Còn một quả đạn, đồng chí tiêu diệt ngay chiếc xe tăng đứng trước kia. Thay mặt cấp ủy, chi bộ kết nạp đồng chí vào hàng ngũ của Đảng.
Có lẽ vì quá sung sướng, cảm động, hồi hộp, viên đạn Phong bắn ra bay vọt qua đầu tháp pháo xe tăng. Thấy Phong bắn trượt, anh Tạ nã thêm mấy quả M79. Địch quay lại bắn xối xả. Hai chiếc trực thăng vè vè lượn trên đầu cũng cùng nhã đạn. Lâm, lính thông tin 2w của tiểu đoàn, đi cùng đại đội 1, nghe phía đơn vị pháo 120 yêu cầu cho biết tọa độ để phối hợp. Cả Lâm và đại đội trưởng Tạ đều không biết tọa độ, cũng không kịp chuyển sang mật mã theo quy định thông tin, Lâm nói thẳng luôn vào máy:
– Chúng tôi đang bên này đầu cầu Suối Đĩa, trên đường tiến quân. Bên kia cầu có nhiều xe tăng địch, lính bộ binh rất đông. Lấy tọa độ dưới tầm của hai chiếc trực thăng.
Lâm vừa dứt lời pháo tới tấp bắn vào, khói bụi mịt mù. Lâm thét vào tổ hợp:
– Bị “đấm lưng” rồi, chuyển làn đi!
Chiều, phía Trảng Bom, bị 2 tiểu đoàn 5 và 6 tiến công, địch không trụ nổi phải rút lui theo Quốc lộ 1, và tụ lại ở Suối Đĩa. Tiểu đoàn 4 điều đại đội 2 (lúc này đang là đại đội dự bị) ra truy kích chặn đường địch rút lui. Hồng vừa triển khai cho tiểu đội giá súng để chuẩn bị bắn thì một loạt pháo địch bắn tới. Hai quả trúng ngay vị trí tiểu đội cối của Hồng. Hồng và 6 chiến sỹ trong tiểu đội đều hy sinh. Chiều hôm đó lính tiểu đoàn 5 và 6 hy sinh và bị thương nhiều. Thiếu úy Hùng, chính trị viên phó đại đội nói với tôi:
– Đơn vị đang đánh nhau phía trước, không còn ai. Thôi thì cậu cùng tôi đi cáng thương binh cho tiểu đoàn 6 vậy.
Hơn 3 giờ chiều, trời càng nóng. Theo lối mòn, chúng tôi vượt qua mấy quãng đồi trọc, cây cối mọc lúp xúp. Hùng vừa mới học trường sĩ quan chính trị ra, người nhỏ thó, thư sinh, mới được bổ sung về làm chính trị viên phó đại đội tôi trước ngày chúng tôi chuẩn bị đi B. Tôi cao hơn Hùng nên mỗi lần xuống dốc, tôi phải đi trước, khi lên dốc phải trở cáng để tôi đi sau. Chúng tôi vừa qua một đồi trọc, chuẩn bị leo lên một ngọn đồi mới. Tôi lại trở cáng để Hùng đi trước. Vừa trở cáng xong thì pháo địch phía sau dồn dập bắn tới. Một quả rơi trúng ngay giữa cáng. Khói bụi mịt mù. Tai tôi ù đi. Tôi chạy đến một mô đất để nấp. Khoảng 15 phút địch ngừng bắn. Tôi quay lại cáng, người thương binh tiểu đoàn 6 đã chết. Hùng bị thương máu chảy lênh láng. Đùi, mông và lưng nhầy nhụa. Mấy cuộn băng cá nhân của tôi và của Hùng không thể quấn hết vết thương.
Hùng tỉnh táo lắm. Người ta nói bị thương nặng mà tỉnh thì không thể sống nổi. Hùng thều thào, giọng chậm rãi, ngắt quảng:
– Mình quê ở Thanh Văn…Thanh Chương… Nghệ An. …Mình còn có …mẹ già …ở quê…. Mình chưa …làm gì được gì …cho mẹ….thương mẹ lắm…
Hùng lịm dần.
Một mình tôi đã đuối sức, không biết xoay xở ra sao với 2 cái xác tử sỹ. May có mấy đứa đại đội 4 đi ngang qua, tôi gọi lại nhắn về báo cáo tiểu đoàn.
Tối hôm đó, tôi tìm mò được về đến đơn vị khi đã gần 9 giờ đêm. Kết thúc trận đánh. Cả đại đội còn vỏn vẹn chưa đầy một trung đội.
Thấy tôi mò về, tụi bạn mừng lắm. Thế là thêm được một thằng chưa bị chết.
H.T
(*) Ghi thêm: 26 tháng 4 đánh chi khu Trang Bom là ngày mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh
NHỚ BẠN Hoàng Trung Trực
Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng
Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương
Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình
MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI Hoàng Trung Trực
Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…
Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.
Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình
Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa
Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê
Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.
CÓ MỘT CHỦ TỊCH HỘI CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG NHƯ THẾ Hoàng Minh Đức
(Làng Minh Lệ) 24 tháng 4, 2011
Năm 1964, ông Hoàng Minh Sơn lên đường nhập ngũ thì bà Hoàng Thị Dị lúc đó chỉ mới là một cô bé đang học cấp 2. Những năm đầu ông được bố trí công tác tại phòng chính trị Tỉnh đội Quảng Bình. Năm 1968, ông đi viết bài biểu dương tinh thần lao động của dân công Quảng Bình trên công trường Rào Nan. Ông đã gặp bà Dị và hai người yêu nhau. Họ hẹn hết chiến tranh sẽ tổ chức đám cưới. Nhưng cũng năm đó Đoàn 104, thanh niên xung phong Quảng Bình thành lập chi viện cho chiến trường. Bà xung phong vào Đoàn 104.
Được tin bà Dị đi thanh niên xung phong, ông Trần Sự Tỉnh đội trưởng Quảng Bình cho phép ông Sơn về 3 ngày để cưới vợ. Cưới xong, hai vợ chồng vội vã lên đường. Tiểu đoàn 46 của ông sang Lào chiến đấu trong đội hình của Sư đoàn 968, Quân khu 4. Đoàn 104 của bà phục vụ các tuyến đường trên đất Quảng Bình rồi năm sau cũng lật cánh sang tây Trường Sơn làm đường ở bên Lào. Năm 1972, có một lần bà đang làm trên cung đường 69 ở Khăm Muộn thì gặp ông hành quân đến Xa-va-na-khẹt.
NHỮNG TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim
Tôi lưu lại một ít bài “Những trang đời lắng đọng” mới đây, của một số bạn văn và chính mình mà tôi yêu thích. Bạn thích văn chương gì? Tôi thích chân thiện mỹ giản dị, xúc động, ám ảnh . Lối văn Chuyện cổ tích người lớn ;Tĩnh lặng cùng với Osho.
TĨNH LẶNG CÙNG VỚI OSHO
Tôi may mắn đã có được bảy ngày đêm tĩnh lặng đối thoại và thực hành với Osho là vị Thiền sư, người Thầy tâm linh lỗi lạc Ấn Độ. Osho dẫn chúng tôi đi vào thế giới tịch lặng, thiền định sâu, chỉ dẫn cho ta bí quyết thiết yếu Năng lượng tích tụ và giải phóng, giúp ta tâm thế tỉnh lặng, an nhiên tự tại, thung dung trong cuộc sống. Ta chạm đáy sự thật, đối diện với sinh tử, về nơi tịch lặng, đến chốn thung dung để thấu hiểu sự sống. Oshosự thực hành là ngủ ngon và tỉnh thức.
Osho (11/12/1931- 19/1/1990) là vị Thiền sư, nhà văn, triết gia nổi tiếng người Ấn Độ, được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại. Osho với bài giảng nổi tiếng “Con đường hoàn hảo” thuật lại câu chuyện của chính ông bảy ngày đêm tỉnh lặng với những bạn đồng hành. “Hạnh phúc tại tâm” bản chất sự sống, khả năng hạnh phúc và hạnh phúc chân thật của con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ những tác phẩm của Osho.“Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Dailai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“.
Bạn Châu Trần Trần Ái Châu Quản Trị Mekongrice đã chép lại “Chuyện tình yêu của ông bà ngoại tôi” từ nguồn Osho tự truyện, là bài đọc đầu tiên để nhiều người cùng học. Hóa ra, tại lớp học tĩnh lặng này cũng có thật nhiều người bên tôi, trong tôi. .Osho đã hóa đá tĩnh lặng và đang thầm lắng nghe tiếng vọng thời gian, tiếng nói lương tâm của chính mình,
CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA ÔNG BÀ NGOẠI TÔI
Osho tự truyện
Ông ngoại tôi già rồi, và đang chết dần. Trong làng không có bác sĩ, không có thuốc men, cho nên chúng tôi không biết nguyên nhân cái chết của ông, nhưng tôi nghĩ nó là từ một cơn đột quỵ nghiêm trọng. Ông nằm trên giường, tôi đến ngồi bên cạnh, tôi hỏi nhỏ vào tai ông :-Ông ngoại, ông có cái gì để nói trước lúc ra đi?
***
Ông tháo chiếc nhẫn ra và đặt vào tay tôi. Chiếc nhẫn trên đỉnh có đính một hạt kim cương. Còn bên dưới có một hộp thủy tinh nhỏ, bên trong có tượng Phật. Ông tôi thường không cho phép ai nhìn vào cái hộp thủy tinh, nhưng ông thì cứ thỉnh thoảng nhìn vào. Ông khóc :-Ta không có cái gì khác để cho con, bởi vì tất cả những gì ta cho con, đều sẽ bị tước mất khỏi con, y như nó đã bị tước đi khỏi ta. Ta chỉ có thể cho con tình yêu, thứ quý giá nhất mà ta dành cho người ta thương yêu.
***
Chiếc nhẫn đến nay tôi vẫn còn giữ bên mình và tôi kính trọng tình yêu của ông dành cho mình. Lúc cuối trước khi từ giã cõi đời, ông nói:-Mọi người đừng có lo lắng, ta không hề đang chết.Tất cả chúng tôi đều chờ xem ông có định nói cái gì khác nữa không, nhưng đó là tất cả. Đôi mắt ông khép lại, và ông không còn nữa. Tôi vẫn còn nhớ sự im lặng đó.
***
Cái xe bò chở xác ông đi băng qua một dòng sông cạn. Tôi còn nhớ chính xác tôi đi theo sau bà và không nói gì. Tôi không muốn khuấy động bà. Bà không nói một lời, nhưng có ai đó có một vài lời bình luận làm tôi lo lắng, và tôi nói với bà:-Bà ơi, bà hãy nói một cái gì đi, Bà đừng im lặng quá như vậy, con không chịu được.Bạn có tin được không, sau đó bà tôi hát, Bà hát chính bài ca mà bà đã từng hát khi yêu ông tôi lần đầu.
***
Vào thời đó, tại Ấn Độ, những cô gái kết hôn khi họ mới bảy tuổi, hay tối đa, là chín tuổi. Cha mẹ họ sợ nếu họ lớn thêm, tình yêu có thể làm họ phải lòng một ai khác. Nhưng bà tôi đến hai mươi bốn tuổi vẫn chưa lấy chồng. Cái đó là rất hiếm. Bà là một người phụ nữ đẹp … Có một lần, tôi hỏi: tại sao bà không chịu lấy chồng trong một thời gian dài như thế. Với sắc đẹp của bà, tôi nói, thì ngay cả ông vua của bang Chattarpur này, có thể cũng đã phải lòng bà.
***
Bà nói :-Thật kỳ lạ, là con đã đề cập đến chuyện đó, bởi vì chính ông ta đã phải lòng bà. Nhưng bà đã từ chối, không chỉ ông ta, mà còn rất nhiều người khác nữa. Tôi hỏi :-Cái đó lại càng kỳ lạ hơn : Bà từ chối vua của bang Chattarpur, nhưng bà lại phải lòng ông ngoại, một người đàn ông nghèo. Vì lý do gì vậy? Chắc chắn ông cũng không đẹp trai cho lắm, cũng không phi thường trên bất cứ phương diện nào. Tại sao bà lại phải lòng ông?
***
Bà nói -Con đang hỏi một câu hỏi sai. Việc phải lòng không có tại sao. Ta chỉ đơn giản thấy ông con, chừng đó là đủ. Ta thấy đôi mắt ông, và có một niềm tin cậy khởi lên trong lòng ta, mà nó không bao giờ lung lay.Cha của bà là một nhà thơ. Những bài thơ của ông vẫn còn được người dân nơi này và những làng xung quanh truyền tụng. Ông khác mọi người. Ông cương quyết về việc hôn nhân của con gái: trừ khi bà đồng ý, chứ ông sẽ không bao giờ gả con gái mình cho bất cứ ai. Bà đã phải lòng ông tôi như là một duyên ngộ, một sự tình cờ.
***
Về tình yêu của ông đối với bà, lúc ông sinh thời có lúc tôi hỏi:-Tại sao ông thương bà?Ông trả lời:-Ta không là nhà thơ hay một nhà tư tưởng, nhưng ta có thể nhận ra cái đẹp khi trông thấy nó. Bà con đẹp lắm. Ông thấy bà và không dừng được. Ông cảm thấy có một thôi thúc bằng mọi cách phải chiếm được tình yêu của bà.
***
Tôi chưa bao giờ thấy một phụ nữ nào đẹp hơn bà tôi. Tôi yêu và tôi quí bà suốt cuộc đời. Khi bà mất ở tuổi 80, tôi vội vã về nhà và thấy bà đang nằm ở đó, đã chết. Tất cả mọi người đều chỉ chờ một mình tôi. Bởi vì bà đã bảo họ rằng, họ không nên đặt thi thể bà lên giàn hỏa cho tới khi tôi về. Bà còn nhân mạnh chính tôi, không là ai khác, sẽ châm lửa vào giàn hỏa táng của bà. Do vậy họ chờ đợi tôi.
***
Tôi đi vào, vén khăn liệm lên … và thấy bà vẫn còn đẹp! Tôi đã cảm thấy châm lửa vào giàn hỏa táng là một nhiệm vụ khó khăn nhất mà tôi từng làm trong đời mình. Nó như thế là tôi đang châm lửa vào một trong những bức họa đẹp nhất của Leonard de Vinci, hay Vincent Van Gogh. Dĩ nhiên, đối với tôi, bà còn quý giá hơn cả Mona Lisa, đẹp hơn cả Cleopatra. Đó không phải là một sự phóng đại. Những người kia quá xa yêu thương hơn đối với tôi khi so sánh với bà.
***
Ông và bà ngoại đọng lại trong tôi mênh mông tình yêu thương. Hai người đều đã về cõi trên.
BẢY NGÀY ĐÊM TĨNH LẶNG
Đời người là một chuỗi trãi nghiệm.Trãi nghiệm sự sống chính là hiện tại. Bảy ngày đêm tỉnh lặng là sự chứng ngộ ám ảnh nhất. Bạn đã bao giờ về trong tịch lặng, xuống đáy địa ngục, đối diện sinh tử, lạc vào thế giới vô thức, hoàn toàn khác thế giới thường nhật, trút bỏ bận tâm, lo âu phiền muộn, danh vị chức phận, không trò chuyện, không điện thoại, không email, chỉ nổ lực duy nhất bảo tồn sự sống.
Nhưng Bảy ngày đêm tỉnh lặng là bài học sự sống, sức khỏe, sinh tử, chỉ có một lựa chọn phục sinh duy nhất nên sâu đậm nhất. Sau khi xong việc cười mãn nguyện, cuộc đời dường như mới hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn…Cám ơn đời, hôm nay là ngày mới.
TÂMTĨNH LẶNG AN NHIÊN
Năng lượng tích tụ là hiểm họa tiềm ẩm:
Hồ tích quá nhiều nước, rất dễ bị vỡ bờ.
Người trầm cảm u uất, rất dễ bị stress.
Xã hội kiểm soát chặt, rất dễ kích động.
Năng lượng biển tích tụ, gây nên sóng thần.
Năng lượng trời tích tụ, sẽ gây nên bão tố.
Đồng cỏ khô nắng hạn, rất dễ bị bắt lửa
Năng lượng người tích tụ, bùng nổ cách mạng
Xả năng lượng là bài học thật vô giá.
Lời Phật dạy đầu tiên là Từ Bi Hỷ Xả
Biết cười là biết xả, biết buông là xả.
Chánh pháp là giải phóng con người
Giải phóng cần phải sáng tạo và ít tổn hại.
Thiền giúp cho bạn cách trút bỏ gánh nặng. Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời Lòng không vướng bận, dạ an thôi … (1)
Tình Mẹ thể hiện rõ nhất ở đức nhẫn: kiên nhẫn chăm sóc, kiên nhẫn chịu đựng, kiên nhẫn lắng nghe. Thương yêu con như mẹ hiền mới làm được chí thiện. Đức Nhẫn của Phật Di Đà ở chùa Chân Không là mẫu mực của tình yêu thương con người.
Thuở trước Di Đà tu luyện cùng 99 tăng ni tại một ngôi chùa. Di Đà ngày chuyên cần, đêm siêng năng làm lụng khiến bạn hữu nẩy sinh sự ghen ghét. Một lần nọ họ hùa nhau nói xấu Di Đà là đã làm vỡ chén ngọc và xin thầy đuổi Di Đà ra khỏi chùa. Thầy chủ trì gạn hỏi kỹ nhiều người thì ai cũng lặng thinh chẳng ai dám thề là minh thấy rõ việc đó. Nghe sư phụ la rầy mọi người, Di Đà đã năn nỉ khuyên can và tự mình ra dựng chòi ở ngoài để tu. Lần sau, trong chùa có một người ăn mày chết hôi thối tại chốn phật đường. 99 tăng ni nọ đùn đẩy nhau, né tránh việc chôn cất. Di Đà đi kiếm củi về nghe chuyện đã không kịp ăn cơm, xin sư phụ để cõng đi chôn ngay. Thây ma hôi thối bám trên lưng Di Đà mỗi lúc một nặng. Đến khi Di Đà muốn dừng lại để chôn thì thây ma ôm chặt cổ Di Đà không chịu rời. Di Đà cả cười không chút nóng giận cõng thây ma đi tìm nơi chôn cất suốt đêm. Mãi cho đến lúc ban mai, khi đến chòi của Di Đà thì thây ma mới buông tay và chịu nằm xuống. Di Đà đã cởi áo mình mặc cho thây ma, Thốt nhiên, nơi đó biến thành đài sen thơm ngát.
Chốn ấy, nay là chùa CHÂN KHÔNG.
Nhẫn là một đức tính tốt đẹp từ xưa đến nay của con người. Khoan dung, độ lượng không nóng giận là “Nhẫn”. Cốt lõi của “Nhẫn” là Nhân. Khổng Tử nói: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (Người biết ước thúc bản thân có lời nói và hành vi hợp lẽ phải là người nhân). Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng khó khăn nhất.
Xưa có người cha dạy con lúc bực tức hãy cố nén giận chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ. Người con nghe lời bố làm vậy và dần biết tự kiềm chế, theo thời gian số lượng đinh đóng mỗi ngày một ít đi. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt thời gian dài. Cậu đến thưa với cha và ông bảo : Tốt lắm, bây giờ con đã biết nhẫn thì cứ mỗi tháng con không nổi nóng nữa con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm người con đã vui mừng báo với cha rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào nữa. Người cha nói : Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào để thấy những lời con nói lúc nóng giận như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người. Lời nó như tên không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không sao rút ra được.
CẢM NHẬN CÙNG VỚI OSHO
Nguyễn Quốc Toàn Từ chối vua để lấy một người dân thường, bà là người độc nhất chưa có người thứ hai
Nguyễn Quốc Toàn: 1- Bu tui thỉnh thoảng đọc Osho chớ không ghiền ông ta như chú em và cậu con trai. Osho quá tài, nhưng cái gì quá cũng không nên. Osho hiểu Phật như chính Phật tự hiểu mình. Bởi vậy kinh, luật, luận, của Phật giáo đối với ông không còn là đỉnh cao cần vươn tới. Bố mẹ ông là tín đồ của Kỳ na giáo (người hoàn thành việc tu hành) bản thân Osho không theo một tôn giáo nào.2- Thuyết giáo của ông là một sự trộn lẫn giữa các giáo lý của Kỳ Na giáo (Jainism), Ấn Giáo (Hinduism), Phật Giáo, Lão Giáo (Taoism), Thiên Chúa Giáo (Christianity) và một vài tư tưởng triết học đương thời. Người nghe tưởng là ông ngợi ca đức Phật, thực ra ông xuyên tạc, tung hỏa mù vào nhận thức của chúng sinh về đức Phật. Osho bảo Tôi đồng ý với Đức Phật rằng “Cái Tôi là không thực, còn những thứ khác là thực”, trong khi đức Phật không hề nói thế trong suốt 45 năm thuyết Pháp. Giáo lý nhà Phật chủ trương diệt dục vì dục là nguồn gốc của khổ đau và luân hồi thì Osho lại chủ trương ngược lại. Ông dạy kỹ thuật giao hoan nam nữ cho dài lâu, đây là điểm quan trọng trong quá trình truyền đạo của ông, là “đường lối hành trì” để hành giả đạt đến giác ngộ giải thoát, đến Niết Bàn hay Thượng Đế”…
Kim Hoàng@ Nguyễn Quốc Toàn tuyệt vời ! Osho quá nổi tiếng và được bậc tôn quý Datlai Latma tôn vinh “Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Datlai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“. Chính quyền Mỹ phải trục xuất ông khi ông ở Mỹ, trước khi ông mất, vì sợ ảnh hưởng to lớn của bậc thầy chứng ngộ này lung lạc khối tôn giáo của họ. Đạo Phật với triết lý vô ngã tìm Phật ở tự thân chứ không tìm ở đâu khác, nhận thức luận tự do hơn nhiều triết thuyết khác. Cám ơn anh. Em xin chép ý kiến này của anh vào phần “Cảm nhận về Osho” tích hợp trong bài Tĩnh lặng cùng với Osho . https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-lang-cung-voi-osho/
TRẬN MỞ MÀN CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
Hồi ký của Hoàng Trọng
Sau 12 ngày đêm quần nhau với địch ở thị xã Xuân Lộc rồi cũng đến hồi kết thúc. Ngày 22/4, chúng tôi được chỉ huy đơn vị thông báo: “Ngày 21/4, địch đã rút chạy, ta hoàn toàn làm chủ thị xã Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức”. Chúng tôi nhảy lên ôm nhau vui sướng. Thế là thoát được một cửa tử.
Chưa kịp nghỉ, chúng tôi được quán triệt nghị quyết của Bộ chính trị : Triển khai chiến dịch Hồ Chí Minh, quyết tâm giải phóng Sài Gòn và giải phóng miền Nam trước ngày 19/5. Công việc của các đơn vị là củng cố lại lực lượng, trang bị thêm cho đủ cơ số đạn, chuẩn bị hành quân đánh trận mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh. Cả đại đội 3 của tôi còn chưa đến 2 trung đội.
Hành quân theo đường 20, trên đường, những đoàn người di tản, những nét mặt lo âu, những bước đi rệu rã. Qua ngã ba Dầu Giây, tranh thủ lúc đơn vị dừng lại nghỉ, tôi tìm gặp Hồng, con chú Long. Hồng cùng nhập ngũ một ngày với tôi, hiện đang là tiểu đội trưởng tiểu đội hỏa lực cối 60 của đại đội 2, cùng tiểu đoàn 4 với tôi. Anh em gặp lại nhau mừng lắm, còn nguyên vẹn cả. Tôi mở ba lô lấy cho Hồng 2 hộp sữa “quân tiếp vụ”. Chúng tôi pha sữa uống với nhau. Hồng bảo: “Đại đội 2 của em hy sinh và bị thương nhiều lắm. Nhiều đứa chịu không nổi đã đào ngũ. Anh em mình đã vào đây thì thà chết, đào ngũ nhục lắm”.
Tôi kể cho Hồng nghe chuyện tôi được anh Ty đại đội phó đại đội 3 “thử thách ” trong trận đánh Xuân Lộc. Hai anh em cười vui vẻ rồi chia tay.
Tối 26/4, đơn vị hành quân đến vị trí ém quân để ngày mai nổ súng. Trận này Trung đoàn 270, Sư 341 chúng tôi đánh vào chi khu Trảng Bom. Trong đó mục tiêu tấn công của tiểu đoàn chúng tôi là Suối Đĩa. Đêm, trăng sáng lắm, thỉnh thoảng địch bắn lên mấy quả pháo sáng. Hai người du kích đi trước dẫn đường, chúng tôi lặng lẽ bước theo sau. Những cơn buồn ngủ ập đến. Bước thấp, bước cao, mơ mơ màng màng, giật mình mới biết là mình đang vừa đi vừa ngủ gục. Trời nóng bức, cổ lúc nào cũng khô khốc. Gặp con suối nhỏ, nước lấp xấp, dưới ánh trăng mờ, không biết trong hay đục, chúng tôi xúm vào vốc lên miệng uống ngon lành.
Gần sáng, chúng tôi áp sát mục tiêu, bố trí đội hình chuẩn bị tấn công. Cầu Suối Đĩa chỉ dài khoảng 10 m. Bên kia cầu, địch dùng 2 xe containe chất đầy bao cát làm công sự. Mũi luồn sâu của đại đội 3, được tăng cường thêm một khẩu 12 ly 7, một DKZ và một cối 82 của đại đội 4, do đại đội trưởng Nếp, người Hải Phòng chỉ huy.
Sáng 27/4, trời vừa hững sáng, những loạt pháo gầm lên. Dứt tiếng pháo, bộ binh vào trận. Bên kia địch nấp trong công sự, sau những nhà dân bắn ra như mưa. Ngời, anh bạn đồng hương người xóm Bắc Minh Lệ, vừa dẫn tiểu đội chạy lên được vài chục bước thì bị địch bắn rát quá phải dừng lại. Phát hiện lỗ châu mai nơi hỏa lực địch bắn ra. Ngời bảo Hoa, xạ thủ B40 dập tắt ổ đề kháng. Hoa chưa kịp bắn thì trúng ngay một quả phóng lựu của địch, máu ra lênh láng phải chuyển về tuyến sau. Ngời lệnh cho Biếng thay Hoa, bắn 2 phát B40.
Địch im bặt.
Bên kia cầu một chiếc M48 của địch vừa bò lên chân dốc vừa nã đạn, bị trúng đạn DKZ, hỏng xích, không cơ động được. Lính trên xe nhảy xuống bỏ chạy toán loạn. Hướng đại đội 1 do đại đội trưởng Tạ chỉ huy. Anh Tạ, dân tộc Nùng, quê Cao Bằng, người to cao vạm vỡ. Nhìn chiếc xe tăng địch đang án ngữ bên kia cầu. Biết B41 chỉ còn một quả đạn. Anh Tạ nói với Phong:
– Còn một quả đạn, đồng chí tiêu diệt ngay chiếc xe tăng đứng trước kia. Thay mặt cấp ủy, chi bộ kết nạp đồng chí vào hàng ngũ của Đảng.
Có lẽ vì quá sung sướng, cảm động, hồi hộp, viên đạn Phong bắn ra bay vọt qua đầu tháp pháo xe tăng. Thấy Phong bắn trượt, anh Tạ nã thêm mấy quả M79. Địch quay lại bắn xối xả. Hai chiếc trực thăng vè vè lượn trên đầu cũng cùng nhã đạn. Lâm, lính thông tin 2w của tiểu đoàn, đi cùng đại đội 1, nghe phía đơn vị pháo 120 yêu cầu cho biết tọa độ để phối hợp. Cả Lâm và đại đội trưởng Tạ đều không biết tọa độ, cũng không kịp chuyển sang mật mã theo quy định thông tin, Lâm nói thẳng luôn vào máy:
– Chúng tôi đang bên này đầu cầu Suối Đĩa, trên đường tiến quân. Bên kia cầu có nhiều xe tăng địch, lính bộ binh rất đông. Lấy tọa độ dưới tầm của hai chiếc trực thăng.
Lâm vừa dứt lời pháo tới tấp bắn vào, khói bụi mịt mù. Lâm thét vào tổ hợp:
– Bị “đấm lưng” rồi, chuyển làn đi!
Chiều, phía Trảng Bom, bị 2 tiểu đoàn 5 và 6 tiến công, địch không trụ nổi phải rút lui theo Quốc lộ 1, và tụ lại ở Suối Đĩa. Tiểu đoàn 4 điều đại đội 2 (lúc này đang là đại đội dự bị) ra truy kích chặn đường địch rút lui. Hồng vừa triển khai cho tiểu đội giá súng để chuẩn bị bắn thì một loạt pháo địch bắn tới. Hai quả trúng ngay vị trí tiểu đội cối của Hồng. Hồng và 6 chiến sỹ trong tiểu đội đều hy sinh. Chiều hôm đó lính tiểu đoàn 5 và 6 hy sinh và bị thương nhiều. Thiếu úy Hùng, chính trị viên phó đại đội nói với tôi:
– Đơn vị đang đánh nhau phía trước, không còn ai. Thôi thì cậu cùng tôi đi cáng thương binh cho tiểu đoàn 6 vậy.
Hơn 3 giờ chiều, trời càng nóng. Theo lối mòn, chúng tôi vượt qua mấy quãng đồi trọc, cây cối mọc lúp xúp. Hùng vừa mới học trường sĩ quan chính trị ra, người nhỏ thó, thư sinh, mới được bổ sung về làm chính trị viên phó đại đội tôi trước ngày chúng tôi chuẩn bị đi B. Tôi cao hơn Hùng nên mỗi lần xuống dốc, tôi phải đi trước, khi lên dốc phải trở cáng để tôi đi sau. Chúng tôi vừa qua một đồi trọc, chuẩn bị leo lên một ngọn đồi mới. Tôi lại trở cáng để Hùng đi trước. Vừa trở cáng xong thì pháo địch phía sau dồn dập bắn tới. Một quả rơi trúng ngay giữa cáng. Khói bụi mịt mù. Tai tôi ù đi. Tôi chạy đến một mô đất để nấp. Khoảng 15 phút địch ngừng bắn. Tôi quay lại cáng, người thương binh tiểu đoàn 6 đã chết. Hùng bị thương máu chảy lênh láng. Đùi, mông và lưng nhầy nhụa. Mấy cuộn băng cá nhân của tôi và của Hùng không thể quấn hết vết thương.
Hùng tỉnh táo lắm. Người ta nói bị thương nặng mà tỉnh thì không thể sống nổi. Hùng thều thào, giọng chậm rãi, ngắt quảng:
– Mình quê ở Thanh Văn…Thanh Chương… Nghệ An. …Mình còn có …mẹ già …ở quê…. Mình chưa …làm gì được gì …cho mẹ….thương mẹ lắm…
Hùng lịm dần.
Một mình tôi đã đuối sức, không biết xoay xở ra sao với 2 cái xác tử sỹ. May có mấy đứa đại đội 4 đi ngang qua, tôi gọi lại nhắn về báo cáo tiểu đoàn.
Tối hôm đó, tôi tìm mò được về đến đơn vị khi đã gần 9 giờ đêm. Kết thúc trận đánh. Cả đại đội còn vỏn vẹn chưa đầy một trung đội.
Thấy tôi mò về, tụi bạn mừng lắm. Thế là thêm được một thằng chưa bị chết.
H.T
(*) Ghi thêm: 26 tháng 4 đánh chi khu Trang Bom là ngày mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh
NHỚ BẠN Hoàng Trung Trực
Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng
Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương
Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình
MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI Hoàng Trung Trực
Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…
Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.
Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình
Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa
Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê
Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.
CÓ MỘT CHỦ TỊCH HỘI CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG NHƯ THẾ Hoàng Minh Đức
(Làng Minh Lệ) 24 tháng 4, 2011
Năm 1964, ông Hoàng Minh Sơn lên đường nhập ngũ thì bà Hoàng Thị Dị lúc đó chỉ mới là một cô bé đang học cấp 2. Những năm đầu ông được bố trí công tác tại phòng chính trị Tỉnh đội Quảng Bình. Năm 1968, ông đi viết bài biểu dương tinh thần lao động của dân công Quảng Bình trên công trường Rào Nan. Ông đã gặp bà Dị và hai người yêu nhau. Họ hẹn hết chiến tranh sẽ tổ chức đám cưới. Nhưng cũng năm đó Đoàn 104, thanh niên xung phong Quảng Bình thành lập chi viện cho chiến trường. Bà xung phong vào Đoàn 104.
Được tin bà Dị đi thanh niên xung phong, ông Trần Sự Tỉnh đội trưởng Quảng Bình cho phép ông Sơn về 3 ngày để cưới vợ. Cưới xong, hai vợ chồng vội vã lên đường. Tiểu đoàn 46 của ông sang Lào chiến đấu trong đội hình của Sư đoàn 968, Quân khu 4. Đoàn 104 của bà phục vụ các tuyến đường trên đất Quảng Bình rồi năm sau cũng lật cánh sang tây Trường Sơn làm đường ở bên Lào. Năm 1972, có một lần bà đang làm trên cung đường 69 ở Khăm Muộn thì gặp ông hành quân đến Xa-va-na-khẹt.
Năm 1973, ông Sơn tham gia chiến dịch giải phóng Cao nguyên Bô-lô-ven. Bà Dị bị thương rồi về quê sinh con. Bà đặt tên cho con là Hoàng Đức Thắng. Bà chờ mong ông trong ngày chiến thắng sẽ trở về. Nhưng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam xong ông lại tiếp tục sang Lào giúp bạn. Bà vào đội kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt rồi làm thủ quỹ hợp tác xã Minh Lệ.
Năm 1985, ông Sơn về hưu. Hết làm chủ tịch Hội Cựu chiến binh của xã xong lại tiếp tục làm công tác Người Cao tuổi. Bà làm công tác phụ nữ rồi làm Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong của xã. Hai vợ chồng bà vừa lao động sản xuất, nuôi dạy con, cháu, vừa giúp nhau trong công tác xã hội. Bà cùng ông thành lập câu lạc bộ ca trù. Ông viết lời và đánh trống chầu, bà là một ca nương đêm đêm tập luyện cùng chị em. Hàng đêm bà nấu nước chè xanh phục vụ các ca nương đến tập ca trù tại nhà bà.
Ngày Hội Người cao tuổi thị xã Ba Đồn triển khai phong trào tập thể dục “Thức vũ kinh” và bóng chuyền hơi, ông bà là người hăng hái hưởng ứng đầu tiên. Ông cắm bóng điện trước cổng và mua về một chiếc loa phóng thanh treo trên ngọn cây cau. Buổi khuya thức bà con đến tập cho đúng giờ. Bà đến từng nhà nhắc nhở mọi người xếp hàng trên con đường trước cổng nhà mình.
Nhà Văn hóa Thôn Bắc Minh Lệ xây dựng, hai ông bà là người ủng hộ số tiền nhiều nhất thôn. Khi hai cọc treo khẩu hiệu xóm 2 bị bão bẻ gãy ông bà đã bàn với Bí thư chi bộ xóm dựng một cái cổng chào bằng sắt, xây đế bê tông vững chãi. Bà cùng bí thư chi bộ đi vận động bà con ủng hộ. Số tiền ủng hộ chỉ mới được hơn một nửa thế là bà và bà bí thư ủng hộ gần 3 triệu 5 trăm ngàn đồng. Dù không nằm trong cấp ủy nhưng bà Dị đã cùng Bí thư chi bộ bám sát phong trào xây dựng nông thôn mới của xóm. Bà tham gia kiểm tra làm đường bê tông, sân bóng chuyền hơi và trồng hoa trên trục đường do chi hội Người Cao tuổi xóm 2 đảm nhiệm. Chỉ với số tiền thương bệnh binh ít ỏi nhưng bà đã ủng hộ phong trào xây dựng nông thôn mới tất cả các khoản trị giá trên 5 triệu đồng.
Từ ngày người chồng thân yêu qua đời, một mình bà nuôi dạy đứa cháu mồ côi Hoàng Phương Hằng (con của Hoàng Đức Thắng bị mất vì bệnh ung thư) và chăm lo công tác Hội Cựu thanh niên xung phong của xã. Bà đi đến từng nhà hội viên động viên tinh thần sống vui, sống khỏe, sống có ích làm gương sáng cho con cháu. Bà đã tổ chức cho Hội Cựu Thanh niên xung phong trồng ở nghĩa trang liệt sỹ, đình làng và bốn miếu các cây cảnh quý như cây đa đỏ, hoa mộc lan, hoa Ngọc Lan…vv.
Hội Cựu thanh niên xung phong của bà còn đảm nhiệm việc làm vệ sinh trục đường từ thôn Nam Minh Lệ ra thôn Bắc Minh Lệ và chăm sóc 2 nghĩa trang liệt sỹ của xã. Bà phát động hội viên giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế gia đình. Ban nữ công của Hội thường xuyên hoạt động, duy trì số quỹ lên tới 13 triệu đồng. Số tiền cho vay để lấy lãi thăm hỏi các hội viên đau ốm. Đặc biệt đáp ứng lời kêu gọi của Trung ương Hội chia sẻ khó khăn do đại dịch covid -19 gây ra, toàn Hội đã đóng góp 2 triệu 530 ngàn đồng.
Là một phụ nữ, bà vẫn lo toan công việc gia đình và xã hội vẹn toàn. Bà luôn luôn đứng mũi chịu sào, lo lắng chế độ chính sách, chủ trì tang lễ cho các hội viên quá cố một cách chu toàn, trọng thể. Trong xã Quảng Minh ai cũng tấm tắc khen bà Hoàng Thị Dị, người có tâm, nhiệt tình với công tác xã hội. Bà xứng đáng là một Chủ tịch Cựu thanh niên xung phong gương mẫu, một người tuổi cao gương sáng cho mọi người học tập.
NGƯỜI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở XÓM TÔI Hoàng Minh Đức
(Làng Minh Lệ) 17 tháng 4, 2021
Bà Hoàng Thị Thiệu sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo tại xóm Bắc, làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Bà Hoàng Thị Thiệu đang giới thiệu lịch sử đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình.
Trong kháng chiến chống Pháp, xóm Bắc, làng Minh Lệ quê tôi chỉ có 31 nóc nhà, cách đồn Minh Lệ chừng nửa cây số. Mẹ của bà Thiệu đi tản cư năm 1947 bị bệnh sốt rét ác tính chết trong rừng. Anh trai của bà Thiệu đi bưu điện, tham gia kháng chiến. Ở nhà, ông Hoàng Trá, cha của bà Thiệu, một mình “gà trống nuôi con”.
Hòa bình lập lại, năm 1955 bà Thiệu được bầu làm Liên đội trưởng, đội thiếu niên của xã Quảng Minh. Bà cùng đội thiếu niên tuyên truyền vận động bà con lập tổ đổi công. Bà làm thư ký tổ đổi công, rồi tiếp tục làm phó chủ nhiệm hợp tác xã bậc thấp chòm Minh Bình. Xây dựng hợp tác xã bậc cao, hợp nhất cả làng Minh Lệ lại, bà dẫn đầu đoàn thanh niên lên Chày (huyện Bố Trạch) khai hoang.
Về làng, bà tiếp tục huy động đoàn viên thanh niên đi vớt rong, bứt lá làm phân xanh, gánh nước tưới khoai đưa năng suất khoai làng Minh Lệ lên trên 10 tấn/ha. Có những củ khoai to như cái bình vôi, nặng 5 kg được đem đi triển lãm khắp tỉnh. Loại khoai này có vỏ màu vàng nhạt, ruột màu vàng nghệ, có mùi thơm đặc trưng, người dân địa phương thường gọi là “khoai tây”, (nay đã mất giống). Đặc biệt khi làm Bí thư Xã Đoàn, bà được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã Quảng Minh khóa 6 (nhiệm kỳ 1963-1964). Bà đã đứng mũi chịu sào trong việc di dân vào xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch. Bà cùng đoàn viên thanh niên vào trước, làm nhà sẵn cho bà con rồi chở người và đồ dùng, của cải vào sau.
Giặc Mỹ ném bom miền Bắc, Huyện Đội Quảng Trạch giao cho xã Quảng Minh huy động 150 thanh niên lên đường nhập ngũ. Cán bộ xã đội lo không đủ quân số. Nhiều người cho rằng vùng cồn bãi, công giáo toàn tòng, có nhiều người “theo Chúa vào Nam”. Có nhiều nhà, có người theo Việt Binh đoàn của Bảo Đại, không thể điều đi bộ đội được. Bà nói: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Cứu nước là nhiệm vụ của toàn dân, không kể lương hay giáo. Là một người thanh niên phải lên đường đi đánh Mỹ”. Với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” bà đã vận động vượt mức được tất cả 250 thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, trong đó có nhiều thanh niên công giáo vùng cồn.
Khi được Đảng ủy phân công làm chủ nhiệm hợp tác xã Tây Bắc Minh Lệ, dù trong tay không có một đồng nào bà vẫn dám đứng ra đảm nhận công trình xây dựng nghĩa trang liệt sỹ của xã. Bà cho xã viên đi đào đá nung vôi rồi chở cát đá về xây trước con mắt đầy thán phục của cánh mày râu. Nhà nước giao chỉ tiêu cho hợp tác xã Tây Bắc Minh Lệ nuôi 200 con lợn gia công, làm thực phẩm gửi ra tiền tuyến, bà đã khoán cho xã viên nuôi vượt mức kế hoạch và thưởng cho mỗi đội sản xuất 2 con để làm thịt cho xã viên ăn tết. Những năm trên bom dưới đạn bà đã huy động dân công làng Minh Lệ tham gia làm thủy lợi kênh mương Rào Nan vượt quân số trên giao. Tổng kết phong trào thi đua, ông Nguyễn Trọng Khai, Chủ tịch huyện Quảng Trạch đã nêu gương “ 6 cái nhất” của bà Hoàng Thị Thiệu làm được để các xã khác học tập.
*
Còn nhớ cuối tháng 5 năm 1968, chúng tôi, những học sinh K8 tại xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa nghe tin có người trong Quảng Bình đến thăm. Khi gặp mới biết đó là bà Hoàng Thị Thiệu ở cạnh nhà tôi. Tôi gọi bà bằng chị vì bà lấy anh Trần Hữu Mánh, con trai bà cô của tôi. Anh Mánh mồ côi nên ở với ông nội tôi từ nhỏ. Anh là sĩ quan điều khiển tên lửa đang chiến đấu ở chiến trường Lào. Bà cho biết trên đường đi họp Quốc hội về thì ghé lại. Bà thay mặt bà con nhân dân Quảng Bình đến gặp ủy ban nhân dân xã Thiệu Thịnh cám ơn bà con đã chăm sóc nuôi dưỡng học sinh K8 chúng tôi. Lúc đó ở xã Thiệu Thịnh có 146 học sinh K8, thuộc một số xã huyện Quảng Trạch ra sơ tán. Bà dặn dò: “các em, các cháu phải biết vâng lời thầy cô và bố mẹ trong nhà để xứng đáng với quê hương Quảng Bình “hai giỏi”.
Đầu xuân Tân Sửu này, chúng tôi, những học sinh từng đi K8 hẹn nhau đến thăm bà Hoàng Thị Thiệu. Bà bùi ngùi nhớ lại chuyện xưa. Bà nói đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình khóa 3 nay còn sống chỉ một mình bà. Đoàn Quảng Bình gồm có 7 người. Hai người ở Hà Nội về Quảng Bình ứng cử là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và ông Phan Văn Hai, Nghệ nhân ngành nghệ thuật sân khấu ca kịch Việt Nam. Còn lại 5 người đang ở Quảng Bình, trong đó có ông Nguyễn Tư Thoan, làm Bí thư Tỉnh ủy. Ông Phạm Xuân Quảng là chủ tịch huyện Tuyên Hóa, ông Võ Khắc Ỷ chủ nhiệm hợp tác xã Việt Xô, ông Lê Trạm chủ nhiệm hợp tác xã ngư nghiệp Lộc Ninh. Chỉ có một mình bà là phụ nữ, bí thư Xã Đoàn, Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Bình.
Tôi hỏi bà về kỷ niệm lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Bà trầm ngâm một hồi lâu, đôi mắt ầng ậng nước. Bà nói lúc đó bà mới 23 tuổi. Được ra thủ đô Hà Nội họp mới lần đầu. Quốc hội khóa 3, kỳ họp thứ nhất từ ngày 25/6 đến ngày 3/7 năm 1964. Cả nước có 429/ 455 đại biểu có mặt. Một hôm Bác Hồ mời tất cả đại biểu thanh niên đến nhà khách gặp mặt. Trên bàn tiệc, các cô chú phục vụ đã dọn sẵn kẹo và nước. Bác ân cần hỏi han từng người và luôn miệng nhắc: “Các cháu ăn kẹo đi chứ, ta vừa ăn vừa nói chuyện. Mà các cháu phải nhớ ăn cho hết kẹo đấy nhé. Ăn không hết thì cầm về. Còn nước uống không hết thì chừa lại cho Bác”. Tất cả cười vang, ai nấy đều vui vẻ. Cuối buổi Bác mời tất cả ra sân chụp ảnh chung với Bác. Ai cũng muốn đứng gần Người hơn.
Tôi nói: “Chị kể lại cái lần đến thăm bọn em, học sinh K8 ở Thanh Hóa đi”. Bà Thiệu nhớ lại. Đáng lẽ ngày 25/6 năm 1968 sẽ hết nhiệm kỳ nhưng vì tình hình chiến sự nên Quốc hội khóa 3 phải kéo dài đến năm 1971. Sau xuân Mậu Thân 1968, giặc Mỹ thua to, Tổng thống Giôn xơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Giặc Mỹ tập trung máy bay ném bom, tăng tần suất, cường độ đánh phá Hà Tĩnh, Quảng Bình, vùng cán xoong Quân khu 4. Kỳ họp thứ tư (từ ngày 19 đến 22/5/ 1968), bà phải đi bộ lên xã Phúc Trạch (Bố Trạch) rồi mới có xe. Xe chạy lên đèo Đá Đẽo rồi theo đường rừng ra Hà Tĩnh. Trên đường đi có khi gặp một lúc 7 chiếc xe bị bắn cháy. Ra Hà Nội trên xe vẫn còn cài lá ngụy trang và lấm đầy bùn đất.
Trước giờ họp, Bác Hồ đến hội trường. Các đại biểu thanh niên ở các đoàn tranh nhau vây quanh Bác. Bác kéo tay bà Thiệu đến gần và nói: “Bác muốn nghe tình hình quân dân Quảng Bình. Cháu Thiệu hãy kể lại tình hình bà con trong ấy cho Bác nghe. Làm thế nào mà tránh được bom đạn của địch. Làm thế nào để vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Bác hỏi han công tác chăm sóc người già, thương bệnh binh và thiếu nhi trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn. Bà Thiệu trả lời khi máy bay lao xuống ném bom nếu trúng vị trí mình đang đứng thì thấy cái đầu tròn và hai cánh máy bay nằm ngang. Mình phải chạy ngược lại cái hướng của máy bay của địch lao xuống. Bom ném xuống xa thì thấy thân bom dài, gần thì thấy đầu bom hình tròn. Ban đêm trẻ con và người già phải ra ngoài đồng, nằm ngủ dưới hầm. Dưới hầm lát các tấm ván, kê lên để tránh hơi đất, tối đến cầm chiếu xuống trải lên mà ngủ. Học sinh đến trường phải đội mũ rơm tránh mảnh đạn pháo rớt xuống đầu. Trạm xá dưới hầm. Họp hành cũng phải thắp đèn lên ngồi dưới hầm mà họp. Mỗi khi bom ném xuống khu vực nào là dân quân phải có mặt ở đó. Bắn 3 phát súng để mọi người đến cứu thương, đào hầm sập. Ngoài đồng đào những cái hầm cá nhân có nắp đậy. Khi máy bay ném bom thì mọi người xuống trú ẩn, dân quân kê súng trường lên bờ hầm mà bắn máy bay. Nghe xong Bác khen quân dân Quảng Bình “hai giỏi”, chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi.
Bà Thiệu nói kỳ họp đó bà là người nhỏ tuổi nhất và cũng là người từ tuyến lửa Quảng Bình ra nên được ngồi trên ghế chủ tọa đoàn. Trong buổi thảo luận ở tổ, bà cũng được vinh dự ngồi bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà kể trời nóng nực, Đại tướng được ưu tiên ngồi gần quạt, nhưng ông nói “tôi ngồi trước quạt bị ho” và nhường chỗ cho bà. Bây giờ Đại tướng đã đi xa, mỗi khi nhớ lại bà Thiệu cảm thấy sống mũi cứ cay cay.
*
Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Con em làng tôi ra đi cứu nước lần lượt trở về. Có những người nằm lại ở chiến trường không tìm được xác. Bắc Nam thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta bắt tay vào việc xây dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời di chúc của Bác. Trong lúc cả nước đang đói. Nước thủy lợi Rào Nan chỉ về đến ruộng đồng hợp tác xã Tây Bắc Minh Lệ. Theo chủ trương của Đảng bộ xã Quảng Minh phải dãn dân di dời vào thôn Nam làng Minh Lệ và lên Động Lòi để lấy đất trồng lúa. Xóm tôi lúc đó có nước Rào Nan chảy đến tận vườn. Không ai muốn ra đi cả. Ai cũng nhìn vào bà Thiệu. Đồng chí Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã bàn, hay là cho xã viên chặt gỗ làm cho bà một cái nhà để bà đi rồi kéo dân đi theo. Bà khoát tay: “Thôi! Khỏi cần. Tôi sẽ đi trước nhưng chỉ xin các đồng chí cho một số nhân lực để bốc dỡ ngôi nhà nhỏ của tôi vào”.
Năm 1982, bà Thiệu về hưu. Bà lặng lẽ sống hòa mình cùng cộng đồng dân cư, bà con lối xóm. Hàng ngày bà quét dọn vệ sinh trước cổng nhà, bà tham gia sinh hoạt cùng hội cựu chiến binh và hội người cao tuổi. Bà đi tưới cây, quét dọn sân bóng, nhà văn hóa xóm. Bà nhặt các chai nhựa, bao bóng, những rác thải dọc bờ sông Nan bỏ lên xe rác. Nhiều lần gặp tôi bà nói: “Người làng mình sống đơn giản như vậy đó em à. Già rồi chị ít đi đây đi đó. Nhiều đứa là cháu chắt mình mà có mấy ai biết chị đã từng là đại biểu Quốc hội khóa 3 mô, chị đã nhiều lần được gặp Bác Hồ. Mà chị kể cho em nghe rứa chứ đừng viết gì về chị lên báo em nhé”. Rồi bà cười vang phô ra cả hàm răng bị rụng mất mấy chiếc.
Nguồn Văn nghệ số 16/2021
HOÀNG NHUẬN CẦMCHIẾC LÁ Hoàng Kim
Ngắm ảnh quý của anh
Lòng bùi ngùi xúc động
Cũng bạn lính sinh viên
Thuở một thời ra trận
Người đọc thơ truyền lửa
“Chiếc lá buổi đầu tiên”
Thơ hiền anh gửi lại
Lời thương Trần Đăng Khoa
“Một thoáng Hoàng Nhuận Cầm”
Thơ “Sông Thương tóc dài”
Khoảnh khắc và mãi mãi
Trãi thế sự vui buồn
Đúng thế. Đây chỉ là một thoáng Hoàng Nhuận Cầm thôi. Nói đầy đủ về anh, có khi phải dùng đến cả một cuốn sách dày. Vì anh có nhiều mảng. Đây chỉ là những trao đổi chớp nhoáng…-
-Chú Khoa ơi, chú Cầm đi đột ngột quá. Cháu không thể tưởng tượng được… Trần Thị Quy (bimtocmongmo@yahoo.com)
-Đúng thế. Chú cũng bất ngờ. Hội Nhà văn mất nhiều nhà văn quá. Mà toàn là những tài năng thực sự. Tháng trước chúng ta mất nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Anh Thiệp mất, ta không bất ngờ. Vì anh ốm lâu rồi. Nằm bất tỉnh lâu rồi. Còn anh Cầm thì thì rất bình thường, chỉ gày loẻo khoẻo. Anh ấy còn nhận lời đi nói chuyện cùng nhà thơ Vương Trọng với bộ đội ở Ninh Bình do Thư viện Quân đội tổ chức. Anh ấy còn tham gia chương trình với Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhưng đến giờ lên sóng, không thấy “bác sĩ Hoa súng” đâu cả. Phóng viên điện về nhà mới hay anh đã ra đi. Anh ấy vẫn bị bệnh phổi. Phổi yếu. Có lẽ do tắc nghẽn gì đó mà ra đi rất đột ngột…
-Chú có những kỷ niệm gì với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không? Vũ thị Duyên (duyen2004@gmail.com)
-Chú cũng hay đi nói chuyện cùng chú Cầm, do thư viện Quân đội tổ chức. Hai anh em bổ sung cho nhau nên người nghe không tẻ. Chú cứ rủ rỉ nói, thỉnh thoảng chọc cười cho người nghe đỡ buồn ngủ, nên chẳng mệt mỏi gì. Còn chú Cầm đọc thơ, nói chuyện thơ như biểu diễn nhạc Rôc ấy. Cảm giác như chú ấy xổ hết cả gan ruột, hơi sức ra cùng câu thơ, cùng châu chuyện. Nói xong ngồi thở dốc. Chú ấy nói như để rồi chết, nên vất vả lắm. Cũng chính vì thế, chuyện chú Cầm rất hấp dẫn. Chú ấy dựng cả hội trường dậy. Chú đã đi nói chuyện, đọc thơ từ bé, cũng đã biết cách nói chuyện của chú Cầm, mà nhiều khi vẫn ngạc nhiên vì cách ứng xử rất thông minh, đầy bất ngờ. Hồi chú còn làm quản lý ở Đài Tiếng nói Việt Nam, kênh của chú có dựng vở kịch về tệ nạn HIV. Cách dàn dựng rất mới. Nó không giống kịch truyền thống. Kịch chỉ có 15 phút, lại diễn ra ở ba địa điểm khác nhau: Một thành phố trung tâm. Một làng quê. Và một ở vùng miền núi hẻo lánh. Mỗi địa điểm chỉ có 5 phút. Không có dẫn dắt. Tất cả chỉ có đối thoại. Qua đối thoại mà biết câu chuyện. Biết địa điểm. Biết cả nhân vật và số phận của từng nhân vật. Sau vở kịch là phần bình luận: Phía sau sân khấu. Cũng dài bằng thời lượng kịch. Nghĩa là cũng chỉ có 15 phút. Phần này do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nghệ sĩ Minh Vượng đặc trách. Đây là phần phụ nhưng lại rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ vở kịch. Nó sũng bổ sung cho kịch. Nhiều khán giả lại thích phần sau hơn. Có khán giả cho rằng phần sau kịch lại hay hơn kịch. Phần này chỉ có chú Cầm và cô Vượng diễn. Một loại kịch không kịch bản. Nó như kịch cương. Diễn ngẫu hứng mà đầy bất ngờ. Rất thú vị. Chú cũng tham gia nhiều cuộc “diễn” như thế với chú Cầm, như các chương trình: “Khách đến chơi nhà”. Trong đó có chương trình nhiều người rất thích như “Chính sách trên trời – Rối bời dưới đất”, phê phán những ông đưa ra bao nhiêu kế sách mà toàn chuyện viển vông, chẳng có cơ sở thực tiễn nào mà thực hiện, biến nó thành cuộc sống.
-Chú thấy thơ chú Hoàng Nhuận Cầm thế nào? Lê Thị Vi levi@yahoo.com
-Chú Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng từ những năm chống Mỹ cứu nước. Năm 1972-1973, chú ấy đã đoạt Giải Nhất cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Nhật ký chiến trường, Nghe tiếng chim trên điểm chốt…Thơ chú Cầm rất đẹp. Trong veo. Chú ấy là người lính trận nhưng lại mang tâm hồn trong trẻo và tươi mát của trẻ thơ. Chú Cầm đem cái chất trẻ thơ đó ra mặt trận. Và chính cái chất trẻ thơ đó đã làm nên Hoàng Nhuận Cầm. Chúng ta đã từng gặp những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Anh Ngọc, và nhiều thi sĩ khác nữa. Đấy là những người lính bụi bặm, gân guốc, từng trải và vật vã với rất nhiều nỗi niềm tâm trạng khi ra trận:
Chiến dịch này ăn cơm không phải độn
Mừng thì mừng nhưng thương mẹ bao nhiêu.
Người lính của chú Cầm lại ra trận lúc mùa ve đang kêu.
Họ nghe tiếng ve nhiều hơn tiếng súng.
Trong những ba-lô kia, ai dám bảo là không có
Một hai ba giọng hát chú ve kim.
Những người lính ấy khi đi trong rừng thì lập tức cánh rừng nhuốm màu Grim và biến thành cánh rừng cổ tích:
Những cây nấm nâu màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la.
Và ngay cả khi giáp trận rồi, súng đã nổ rồi, ngồi trong hầm chốt, nhưng người lính vẫn Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm. Và rồi cứ bằng cái giọng điệu tưng bừng, vui vẻ của chim, của ve, của những con la như thế, chú Cầm đã phản ánh được một hiện thực nghiệt ngã này: Dân tộc Việt Nam đã gồng mình lên chống trả một kẻ thù không cân sức. Dân tộc ấy đã ra trận đến lớp người cuối cùng. Người lính trong thơ chú Cầm thực chất là học trò cầm súng, ở họ còn in đậm tính nết trẻ con. Vì thế, có lần chú đã ví: Thơ chú Cầm là vẻ đẹp của những làn sương mỏng bay trên thảm cỏ ban mai. Nó tươi mát, trong lành, rất thích hợp với độc giả ở tầng lớp học sinh, sinh viên. Chú Cầm là cây bút đa tài. Ngoài thơ chú còn viết kịch bản phim và trực tiếp đóng phim. Chú ấy tham gia nhiều bộ phim rất nổi tiếng như Đêm hội Long Trì, Mùi cỏ cháy, Số đỏ…
-Cháu được biết Hội Nhà văn sẽ đứng ra tổ chức lễ tang cho chú Hoàng Nhuận Cầm… Hà Trang (trangha2015@gmail.com)
-Đúng vậy. Theo quy chế mới của Hội Nhà văn, Hội chỉ tổ chức tang lễ cho những nhà văn đã từng làm công tác ở cơ quan Hội, những nhà văn ở Ban Chấp hành và là Lãnh đạo Hội. Còn các nhà văn Hội viên ở các cơ quan nào thì cơ quan ấy là chủ tang. Hội Nhà văn chỉ tổ chức đoàn viếng. Chú Cầm ở Hội Điện ảnh và Hãng phim truyện. Nhưng Hội đó hiện vẫn chưa bầu được Lãnh đạo, vì thế, theo nguyện vọng của gia đình, Hội Nhà văn sẽ làm Chủ tang, sẽ tổ chức chu đáo đám tang cho chú Cầm, như Hội đã tổ chức đám tang chu đáo cho chú Nguyễn Huy Thiệp. Dự kiến lúc đầu, Hội cử nhà thơ Hữu Việt viết điếu văn và đọc điếu văn. Chú Nguyễn Quang Thiều Chú tịch sẽ phát biểu thay mặt các nhà văn tiễn đưa chú Cầm về cõi vĩnh hằng. Hội muốn thay đổi cho đa dạng. Vì chú Việt rất thân với chú Cầm, cũng rất hiểu chú Cầm. Các Lãnh đạo Hội ở trong Ban Chấp hành sẽ luôn thay nhau làm việc hiếu cho đa dạng và luôn mới mẻ. Nhưng lịch trình đến phút chót lại thay đổi. Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều sẽ đọc điếu văn. Trong giây phút cuối cùng, khi mọi người đi quanh linh cữu, sẽ nghe thơ chú Cầm. Bài Chiếc lá đầu tiên. Đây là bài thơ đúng chất chú Cầm nhất. Chú tiếc không dự được lễ tang này vì phải đi công tác Nghệ An Hà Tĩnh. Xin chia sẻ nỗi đau thương với gia đình nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và các bạn đọc yêu mến nhà thơ. Xin các bạn hãy cùng tôi đọc lại một bài thơ rất tiêu biểu của nhà thơ mà chúng ta vô cùng yêu quý:
CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
Hoàng Nhuận Cầm
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi“
Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm
Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi
Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.
Bài thơ này lúc đầu được tác giả đặt tên là “Trường ơi, chào nhé”. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Hoàng Nhuận Cầm…
Anh Nguyễn Hữu Chỉnh, con trai cả của cậu ruột tui, cùng Đoàn Triệu Hải (sư đoàn PK 673) với Hoàng Nhuận Cầm. Anh học trước tui 3 năm, vào Bách Khoa cũng trước tui 3 năm, chưa kịp học đã đi bộ đội. Anh vừa tìm được bức ảnh Hoàng Nhuận Cầm năm 1972 tại Quảng Trị. Người cầm mũ vẫy chính là Hoàng Nhuận Cầm. Người ngồi giữa nhìn ra là anh Ngô Thế Long, cũng là dân Bách Khoa, đã giữ bức ảnh này đúng nửa thế kỷ.Mùa hè đỏ lửa ấy Hoàng Nhuận Cầm vào mặt trận với những câu thơ không thể trong trẻo hơn:
Đêm Trường Sơn, ngôi sao như trong hơn
Cầm này lại đi, lại đi… thôi chào nhé
Ta chẳng còn bắt ve, ta chẳng còn thơ bé
Thay việc bắt ve, ta lùng bắt quân thù quanh mỗi gốc xà nu..
Để rồi 30 năm sau chiến tranh Hoàng Nhuận Cầm lại có những câu thơ không thể chua xót hơn:
Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi
Tất cả chúng ta căn nhà chật chội
Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi
Tất cả chúng ta đều bị theo dõi
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi
Tất cả chúng ta như bầy chó đói
Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi
Tất cả chúng ta đều không vô tội
Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi.
Nhìn tấm ảnh tự nhiên ứa nước mắt. Đau quá Cầm ơi!
Thi sĩ HOÀNG NHUẬN CẦM (HNC, 1952-2021) Nguyễn Hữu Sơn Thứ Sáu 23 tháng 4 , 2021, lúc16 giờ 50
… Nhớ độ mùa hoa bằng lăng 1979. HNC đang mùa mê yêu. Ban trưa, anh rầu rĩ nơi thư viện Mễ Trì. Anh vào phòng những thằng em út khóa sau: “Các anh có phấn không? Cho em viên phấn”. Chẳng biết tự khi nào, cho mãi sau này, Anh vẫn có lối nói nhỏ nhẹ, giao đãi ân tình, thân mật, khiêm xưng như thế. Trò chuyện với Anh là cả một sự thú vị nối dài với nhiều lối nói ngược, trình diễn a ô ơ, gợi mở, tếu táo, sôi động, hấp dẫn. Bao nhiêu lần anh cùng cánh hẩu Phạm Xuân Nguyên chiếm riêng phòng tầng hai quán cháo lòng 18 Lý Thái Tổ, sát bên Viện Văn học. Anh nghiêm mặt, vờ như mắng người, mắng bạn, mắng lũ chúng nó: “Thằng dở người…”. Rồi Anh quơ tay, nhìn trước nhìn sau. Anh hỏi điếu thuốc lào. Anh hỏi diêm. Anh phà khói. Anh tặng sách, nắn nót đề chữ, gạch chân, tô xanh đỏ tím hồng, ngẫu hứng cách điệu thêm dáng mây, cánh cò, dòng sông. Anh diễn động tác Bác Hồ “mùa đông năm 46”. Anh nói sẽ cho bốn chàng lính trẻ xoa ngực tượng cô thợ dệt trong công viên trước ngày ra trận. Chuyện gì cũng vui, gia giảm chất thơ đầu bảng với tí văn xuôi, tí kịch, tí bi, tí hài đời thường ba động, rồi bất ngờ hạ giọng thật hiền hậu: “Anh ạ! Anh ạ!”… Trong Anh phơi phới, đầy ắp những kế hoạch, chương trình, dự định… Anh đọc thơ thì thôi rồi! Từ cuối hội trường, Anh bước lên. Nghiêm nghị. Đau đáu. Như chào. Như hỏi. Như nghi ngờ. Như kiếm tìm đồng điệu, xẻ chia. Không gian như nén lại. Sự hòa hợp người và thơ. Chết lặng trong tiếng thơ, âm điệu, dáng điệu trầm tư:
“Mai đành xa sông Thương tóc dài/
Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại
Xuân ơi xuân, lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về… nhưng nắng đã Côn Sơn…
Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình – náo động – một mình anh”
(Sông Thương tóc dài)…
Anh tạo lập một từ trường thơ, không theo khuôn thước đề tài, đề vịnh, tụng ca, thời cuộc, mùa vụ, sự kiện. Thơ HNC căn bản tựa vào CHÍNH EM, vào nội tâm và những chiêm nghiệm nghệ sĩ, vào tiếng nói trữ tình và trải nghiệm buồn vui thế sự… Nhớ Anh, một nén tâm hương… Chiều 23/4/2021.
(((Thêm NHS (1994), Thơ HNC – Cảm nhận qua sáu mặt. Tạp chí Văn học, số 1 (265), tr.24-26. In lại trong NHS (2000), Điểm tựa phê bình. NXB Lao động, H., tr.97-109. Tuyển in trong HNC (2015), Xúc xắc mùa thu – Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến. NXB Hội Nhà văn, H., tr.285-295))).
chị em thủ thỉ “MÁY LÌN”.
Nước mắt chợt rơi lặng lẽ
Chuyện đời cao hơn trang văn
Ký ức ùa về lắng đọng.
MÁY LÌN
“Tao nói thật với mày, ngày đó nghèo ơi là nghèo. Khách đến nhà lo nhất là khoản đãi cơm. Có thể lo được một bữa, chứ đến bữa thứ hai thì… thì chết cụ đời tao. Chứ không như bây giờ đâu, chỉ mong có khách để đánh chén cho đã đời. Vậy mà các ông bộ đội ở chiến trường về thì quý nhau hơn cả ruột thịt. Hôm ấy, tao thấy một ông áo lính bạc phếch, đầu đội mũ cối, lưng đeo cái ba lô xẹp lép đến nhà, chồng thì vồ xoắn vồ xuýt, cười ha hả, nhưng tao thì lo quắn ruột, miệng thì mếu nhưng cố mà cười.
Chồng nháy tao ra sân thì thầm, anh em sống chết với nhau ở chiến trường đấy, sống sót trở về. Em xem có món gì cho anh em nhâm nhi tý.
Tý cũng chết cụ nó vợ rồi chồng ơi. Nói thì nói vậy thôi, nhưng tao cũng đã tính toán rồi. Lườm chồng một cái, rồi chạy đôn chạy đáo lo bơ gạo, lo thức ăn, lo cút rượu…để cái mặt chồng vênh vang với bạn chứ. Chị em phụ nữ chúng mình ai chả thế, cái bao tử chồng là cái mặt mình, phải không mày?
Mới được nửa bữa nhìn lên đồng hồ thấy hơn một rưỡi chiều. Chết cụ rồi, kiểu này thì bạn chồng về thế nào được. Không về được thì phải lo bữa tối, rồi bữa sáng mai. Mình với con thì củ khoai, củ chóc cũng xong. Nhưng còn khách thì lấy gì đãi nữa đây?
Bịa lý do đi công việc gì đấy. Mày nói thế không được, thế hóa ra lừa dối à? Chồng nó cho ngay một bạt tai. Ở chiến trường họ cắn đôi hạt vừng chia nhau, giờ sống về đây, vợ lại đuổi khách có mà muối cái bản mặt trái soan…nằm ngang. Hì hì.
Khi rượu đã tây tây, chồng tớ nâng chén ngang mặt nói, ông đi mấy chục cây số đến thăm vợ chồng gia đình tôi, tình cảm đồng đội quý hơn kim cương rồi. Còn bao nhiêu là chuyện mà anh em mình chưa tâm tình hết. Vậy vợ chồng tôi kính cẩn mời ông ở lại tối nay để anh em thỏa lòng mong ước.
Mày ạ, tao có kính cẩn đâu, mà lại bảo vợ chồng tôi? Lão quen áp đặt vậy đấy. Ông khách dường như cũng biết hoàn cảnh, nên từ chối. Nhưng lão chồng tao cứ nài nỷ, tôi hỏi ông, nếu trận đồi 37 ấy, ông không cứu tôi, thì liệu hôm nay có bữa rượu này không? Không chứ gì? Vậy thì dù cháy nhà, sập quả đất thì ông cũng ở đây với tôi một đêm, như cái đêm cùng nhau ở dưới hầm tránh B52 rải thảm đấy.
Mày tính, lão chồng nói thế thì đến cụ giời cũng phải chịu. Nhưng mà tao thì tao sắp chảy cụ nó nước…mắt.
Đêm ấy, hai lão rỳ rầm suốt đêm. Nhưng tao cũng đâu có ngủ, suy tính xem sáng mai kiếm cái gì cho khách ăn. Nếu khách ăn xong rồi về thì còn đỡ, không may lão chồng lại “ kim cương” nữa là chết bỏ cụ đời tao rồi. Chưa biết tính thế nào, thì thấy cánh cửa mở kẹt. Biết ngay mà, không ngủ là hay đi đái, tính lão chồng tao thế. Tao mới lò dò trong đêm ra, thấy lờ mờ lão đang bật cần câu vào vạt rau ngót liền đá vào bụng chân đùa, ông giữ khách lại thì mai lấy “ máy lìn” cho khách ăn à?
Không thấy lão nói gì. Chắc là giận vợ rồi. Kiểu này phải sang bà ngoại vay mấy quả trứng làm bữa sáng thịnh soạn một tý cho lão nguôi giận. Lão chồng tao cũng dễ tính, mày ạ. Mới 5 giờ sáng, đã thấy bạn chồng lục cục dậy đòi về. Nói thế nào cũng đòi về, lấy cớ là nhà có việc không thể ở lâu được. Ở qua đêm, anh em hàn huyên thế là mỹ mãn rồi.
***
Mãi sau này tao mới biết, cái ông đang đêm bật cần câu vào vạt rau ngót không phải chồng tao mày ạ. Thế mới chết cụ đời tao chứ.
NHỮNG TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim
Đáy đại dương là Ngọc Góp cát đá cho thơ. Những trang đời lắng đọng. Mười năm ở Bạc Liệu. Vàng đấy Ngọc cho đời. Văn chương tưng tửng vậy Dấu xưa đâu dễ tìm. Ngôi chùa cổ miệt vườn Sông Trăng thao thiết chảy Sóc Trăng Lương Định Của Thương thơ xưa Đông Hồ; Sóc Trăng tới Hà Tiên Nhớ hiền tài Mạc Cửu phên dậu đất phương Nam “Chẳng đội trời Thanh Mãn/ Lần qua đất Việt bang/ Triều đình riêng một góc/ Trung hiếu vẹn đôi đường/ Trúc thành xây vũ lược/ Anh Các cao văn chương” Thơ Đông Hồ thăm thẳm. Cảm ơn Lưu Huy Chiêm, Bài viết thật xúc động Mình vì văn chương này. Phải tìm về thăm bạn (ghi lại ngày tháng và cảm xúc ấn tượng).
Hai người bạn chính gốc Bạc Liêu đầu tiên của tôi là Trần Ngọc Chánh và Tạ Minh Thuận.
1 – Nhờ chơi với Tạ Minh Thuận mà tôi biết cha của bạn là chú Tám Góp. Tám Góp không phải là tên cúng cơm. Chú thứ 8, thầu thu thuế hoa chi ở một cái chợ chồm hổm trên địa bàn phường 1, ngay trung tâm thị xã. Lời ăn lỗ chịu. Thu hoa chi là thu tiền mỗi ngày cho phường… Bất kể là ai, thường xuyên hay đột xuất, ngày nắng hay ngày mưa, chợ ế hay đắt khách; hễ bày hàng ra chợ tự phát ở ngã ba gần cây xăng ấy, bán bất kể thứ gì thì chú thu tiền. Gánh rau muống thì 200 đồng. Hàng cá thì 500 đồng. Gà, vịt hay phản thịt thu 1000 đồng. Gánh bún nước lèo thì 400 đồng. Kể cả những hộ buôn bán nhỏ không đủ doanh số đánh thuế cũng thu kiểu như vậy. Giống như đi thu tiền góp. Nên dân gian gọi chết danh là chú Tám Góp. Chú Tám Góp thương chiều con trai nên quý cả bạn của con. Tôi biết, chú hay cho Minh Thuận tiền, bảo là cho con thằng Thuận, tức là cho cháu nội. Còn việc Thuận dùng tiền đó cà phê với chúng tôi, chú cũng lờ đi. Có khi còn cho thêm, bảo chúng tôi mua cái gì về nhà mà làm đồ nhậu. Con dâu chú, tức là vợ Tạ Minh Thuận, vốn dân Tắc Thủ dưới miệt vườn, tên Thu Hồng. Thu Hồng đúng là gái miền sông nước Cà Mau. Hiền thục, chịu thương chịu khó, giàu nghèo chấp nhận phận dâu con. Còn nhớ có lần đoàn chúng tôi gần chục người đi công cán dưới các huyện vùng sâu vùng xa, đi ngang qua nhà mẹ Thu Hồng. Tiện đường, Tạ Minh Thuận đưa chúng tôi vào thăm. Ngôi nhà điển hình của những căn nhà vàm sông Tắc Thủ. Mặt tiền hướng ra sông, chiếc xuồng ba lá làm chân chạy thay xe máy ngoài chợ. Chợ đây hiểu là ngoài thị xã Cà Mau, cách Tắc Thủ 7 đến 8, 9 cây số. Chiều tối đến nơi rồi mà em gái chèo xuồng đi xuống hàng đáy chút xíu là có cá, tôm, cua tươi rói, dư sức ăn nhậu. Có ăn cua gốc chính hiệu kiểu này mới biết thế nào là cua Cà Mau. Gạch đỏ au, chắc như đá, béo, bùi, thơm, ngậy. Thịt cua thì ngọt mát (đông y gọi là tính hàn), vừa dai, còn nóng hổi; gỡ ra được từ thân, từ 2 càng, từ 8 cẳng. Chấm muối ớt, đưa hơi cay từ xị rượu đế 40 độ cồn, thôi thì nhớ đời. Ăn cua gạch son Cà Mau một lần rồi, đi đâu ăn cua cũng chào thua là vậy. Ngày ấy ( những năm đầu 1980s ), nơi này chưa có điện. Đêm tối, nhà khá giả thắp đèn măng sông. Ánh sáng lan tỏa cả một vùng. Đoàn khách chúng tôi được ưu tiên ngủ tại nhà trên. Nói như thế là còn nhà dưới. Mùng mền chiếu gối thơm mùi nắng. Sàn gỗ đước mát rượi. Bộ ván bóng loáng cũng làm bằng gỗ đước dày dặn như mời gọi sau một ngày gò lưng kẹt cứng như xếp cá mòi trên xe đò. Những chiếc gối trắng tinh có thêu thùa bông, hoa, lá giản dị nhưng cẩn thận từng đường kim, mũi chỉ. Gối được lấy từ tủ kính ra, là do các cô làm từ thời còn con gái, để lại nhà cha mẹ trước khi đi làm dâu, đi lấy chồng. Nhìn tủ gối thì biết nhà có bao nhiêu con gái xuất giá tòng phu. Đêm Cà Mau thanh vắng lạ lùng. Nghe rõ tiếng côn trùng tỉ tê, rả rích. Tiếng mái chèo xuôi nước trên sông. Ngang qua đây, rồi ra ngã năm, ngã bảy, thuyền khuya trôi về đâu? Ai đó hò vài câu vọng cổ ngàn năm không cổ, mất hút theo dòng nước xiết. Sông nước đêm khuya có mắt. Người đi xa không quên là vậy. Rất đặc biệt, khó cắt nghĩa tường tận ký ức sâu thẳm.
2 – Trần Ngọc Chánh nhiều tuổi hơn hai chúng tôi đôi chút. Ngọc Chánh ở với người dì trong khuôn viên chùa bên phường 5. Phường 5 ở bên kia kinh xáng Bạc Liêu – Cà Mau. Muốn sang sông phải qua cầu sắt hoặc đò ngang. Dì đã già, đi lại lụm cụm, nói năng chậm chạp, khó khăn. Ngọc Chánh kêu bằng dì Tư. Dì Tư nghèo hay vì lý do gì thì tôi không biết. Nhưng ở ké trong một gian hẹp nơi chay tịnh mà đồ đạc trong phòng còn vơi thì biết sinh hoạt chật vật thế nào. Dì Tư kêu Ngọc Chánh là thằng Tư. Dì bảo, thằng Tư đi biệt tối ngày. Có thể dì không biết thằng Tư – cháu của dì đi đâu, làm gì. Nhưng tôi biết, ngoài công việc ăn lương ở trạm quan trắc thuỷ văn trên sông Bạc Liêu – Cà Mau ít ỏi thì Ngọc Chánh còn tham gia chơi nhạc sống cho ban văn nghệ lúc hợp lúc tan, không ra nghiệp dư, không thành biên chế. Thứ 7, chủ nhật, ngày lễ thì chơi cho quán cà phê, giải khát. Có thời gian còn chơi ở ban nhạc nhà thờ, bên phường 2. Kể như Ngọc Chánh không có thu nhập gì đáng để, lại thường thức khuya về trễ. Chủ yếu tuổi trẻ là giao du, ham vui. Ngọc Chánh chơi Guitar điện gắn Micro khá điệu nghệ, chơi Guitar thùng thì khỏi chê. Bạn để tóc dài, có thể búi ra phía sau gáy, coi bộ rất nghệ sĩ. Coi bộ nghệ sĩ vậy, nhiều tình si mà không lấy ai làm vợ. Có thể tiếng Guitar đối với các nàng là ánh hào quang, nghe được, bay lên mây được nhưng không ăn được. Tình một đêm thì thích, không có tương lai!? Một lần có gánh hát cải lương từ Sài Gòn về Bạc Liêu căng phông màn, bắc rạp cả tuần. Nghe nói bà bầu gánh hát ấy biết tài và chịu chơi của bạn mà chiêu mộ. Tưởng mê thì đeo chơi, ai dè, xuống ghe bầu đi tuốt luốt. Tôi với Tạ Minh Thuận mất hút Ngọc Chánh từ ngày ấy. Sau này tôi lên Sài Gòn, tôi cũng cố ý tìm tung tích bạn. Nhưng không hề le lói ánh sáng dưới đường hầm. Lạ là mỗi lần đi ngang qua tiệm bánh mì Hà Nội trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5 thì tôi đều để mắt vu vơ tìm bạn. Tôi nhớ, thời còn ở Bạc Liêu, có lần Ngọc Chánh nói với tôi. Bạn không lên Sài Gòn thì thôi. Hễ lên thì thế nào cũng ăn bánh mì Hà Nội. Bánh mì Hà Nội trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Ngược lại, Tạ Minh Thuận thì khoái buổi chiều, đậu xe nhậu lẩu bò trên đường Minh Phụng tuốt trong Chợ lớn.
3 – Mới đó mà đã 30 năm rồi…! Dòng đời trôi nổi, xuôi ngược. Tìm đâu bạn xưa ơi! Tìm đâu bạn ta ơi! Tìm đâu bạn hiền ơi!
(Sài Gòn chiều 15.3.2019)
MẠ ƠI
Hoàng Kim
Mồng Ba ngày Tết Mạ ơi
Mà sao con mãi nhớ thời ngày xưa
Cái thời Cụ đội nắng mưa
Thuyền con một lá sớm trưa dãi dầu.
Cái thời Chợ Mới chưa lâu
Mạ ơi con tép mớ rau tảo tần
Con về bóng hạc tháng năm
Nhìn sông nhớ Mạ thương thăm thẳm trời …
Bóng Cha như núi tỏ ngời
Mạ thành sông biển suốt đời trong con.
(*) Cụ Mạ: Cha Mẹ, tiếng nhà quê Làng Minh Lệ.
Mạ mất mồng Ba ngày Tết, lúc HK còn nhỏ tuổi.
Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn
Đảo Yến trong mắt ai
Vị tướng của lòng dân.
Những trang đời lắng đọng
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim
Tôi yêu thơ thô mộc
và ảnh Nguyễn Tuấn Hạnh
Có một thời như thế
‘Ông Khoán Mười sống mãi’
Việt Nam con đường xanh
Những nghĩa sĩ danh hiền
Trung hiếu xối máu nóng
Để nhân dân vươn lên
“Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân” (*)
(*) Thơ của cụ Đồ Chiểu
Yêu quê hương đất nước anh hùng
MỘT THỜI NHƯ THẾ
Nguyễn Tuấn Hạnh
Nhân dịp đi từ Lào Cai về quê Hưng Yên ghé thăm Vĩnh Phúc nơi em trai áp út định cư cũng quê hương của nguyên bí thư Kim Ngọc (Ông Khoán Mười) với bao cảm xúc biết ơn và cảm động. Qua Yên Mỹ Hưng Yên quê bác Mười Cúc ” Nguyễn Văn Linh tổng bí thư khóa IV BCH Trung ương Đảng ” và quảng trường mang tên ông có mấy vần thơ sau
Ghé thăm ông
Ông Khoản Mười sống mãi
Đã một thời những ai từng trải
Phân phối phiếu, tem, sáng sớm xếp hàng
Ông Khoản Mười đưa kinh tế sang trang
“Tội đi trước cầm đèn – oan nghiệt ” *
Những tầm nhìn của ông hóa thành sự thật
Việt Nam giờ xuất khẩu gạo đứng đầu
Hết đói nghèo Ta biết vì đâu
Qua Hà Nội về quê ông Mười Cúc
Đường ông vạch trở thành hiện thực
Việt Nam giờ thành ” Rồng ” châu Á
Cùng đi lên bước ra biển cả
Sừng sững “quảng trường Nguyễn Văn Linh”
Tự hào thay người con của quê mình
Xưa chống Mỹ Sài Gòn quật khỏi
Anh là người lái con thuyền đổi mới
Để bây giờ mãi mãi sáng tên ông
Một thời đã qua
Em có nhớ không
(*) Tục ngữ ” cầm đèn chạy trước ô tô “
Ngốc Phương Nam học không mỏi, dạy không chán “Duy Tuệ Thị Nghiệp”
Chàng nông dân luôn say với đất
Mắt nhìn thẳng chân ga nhấn đều đều
Người nghiên cứu luôn tìm giống mới
Dù nắng mưa luôn vui vẻ yêu đời
Nhà kinh doanh luôn giữ chữ tín
Để nhà nông luôn giữ vững niềm tin
Làm thơ nhưng trình độ i tờ
Cơm, áo, gạo, tiền không mến khách thơ