Số lần xem
Đang xem 549 Toàn hệ thống 1370 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Beethoven sáng tác bản nhạc thư gửi Elise (Für Elise) đặc biệt nổi tiếng ngày 27 tháng 4 năm 1810. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau. Tôi thích nhạc cổ điển trong sáng, có chiều sâu nội tâm, nên rất yêu thích bản nhạc này
Ludwig van Beethoven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770, mất ngày 26 tháng 3 năm 1827, là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ludwig van Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven (1740 -1792), mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1744- 1787). Cha ông là nhạc sĩ cung đình của Vua ở Bonn, nhưng nghiện rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng như Mozart. Thế nhưng, tài năng âm nhạc của Beethoven lại sớm được Christian Gottlob Neefe một bậc thầy âm nhạc danh tiếng để ý nhận đỡ đầu và dạy bảo. Ông cũng được Đức Vua hỗ trợ tài chính. Mẹ ông mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng ít năm ông đã là người nuôi dưỡng hai em trai của mình. Beethoven sống phần lớn thời gian ở Viên, Áo. Ông được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn, là một hình tượng âm nhạc quan trọng của giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Những kiệt tác của Beethoven nổi tiếng nhất là các bản giao hưởng Anh hùng ca (số 3 Mi giáng trưởng), Định mệnh (Số 5 Đô thứ) Đồng quê (số 6 Fa trưởng), Niềm vui (số 9 Rê thứ), các tác phẩm cho dương cầm như Thư gửi Elise (Für Elise), Ánh trăng, Bình minh, Khúc đam mê, Bi tráng và các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân …các tác phẩm cho Piano như Concerto số 2, số 3, số 5 (Hoàng đế), vở Opera Fidelio.
Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, có tổ tiên là nông dân và thợ thủ công. Ông nội ông người Hà Lan, là người chỉ huy dàn nhạc cung đình Bonn, qua đời lúc Beethoven ba tuổi. Cha ông là ca sĩ hoàng gia ở Bonn, biết chơi violon và piano. Mẹ là con gái một đầu bếp cung đình, từng làm tớ gái, không lâu sau thành vợ của ông Johann. Bà là người ngoan ngoãn, dịu hiền, chăm chỉ. Gia đình ông Johann chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi của ông để sống qua ngày nhưng nhờ có sự đảm đang của bà nên vẫn duy trì được. Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Cha của ông vốn rất ngưỡng mộ Mozart, và thấy Beethoven còn nhỏ thích bấm lên phím piano của ông nội để lại, nên muốn ông tập đàn lúc ba tuổi, sau đó là những luyện đàn violon, piano, organ … Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Ông bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên. Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập tàn nhẫn. Cha ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.
Beethoven là một thiên tài âm nhạc nhưng sức khỏe và tình yêu của ông kém may mắn. Do hoàn cảnh gia đình và cuộc sống cá nhân của ông quá nổ lực từ nhỏ cho đến lớn đã vắt kiệt tinh lực, sức khỏe và vì tình yêu đôi lứa kém may mắn nên Beethoven đã mất lúc 57 tuổi. Chuyện đời ông chuyển tải ẩn ngữ sâu sắc qua âm nhạc. Bài học “Được và Mất” chúng ta đã suy ngẫm trong ‘Phục sinh giữa tối sáng‘ cũng như thể hiện thật rõ trong câu chuyện này.
Gia đình Beethoven gặp nhiều khó khăn. Cha ông là người nghiện rượu và thô lỗ.Mẹ ông lại hay đau ốm. Sáu anh chị em Beethoven chỉ còn hai người sống sót. Beethoven quan hệ với cha rất căng thẳng và xa cách trong khi ông lại rất thương yêu mẹ. Beethoven vào lúc 5 tuổi bị viêm tai giữa nhưng bố mẹ không hề biết nên không được chữa trị, nên sau này ông bị điếc. Điều may mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven nên đã thuyết phục được cha Beethoven cho phép ông được theo học các thầy dạy nhạc nổi tiếng như Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm).
Beethoven năm 1781 lúc 11 tuổi đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan và cũng đã được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn. Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, và cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Beethoven năm 1784 năm 14 tuổi, giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm. Beethoven năm 1787 lúc 17 tuổi, đến Viên theo giới thiệu của Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chuyến đi này của ông là được theo học Mozart nhưng ước mơ của ông không thành vì Mozart quá bận và mẹ Beethoven lại bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn trước khi mẹ ông qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình và ông phải vừa biểu diễn vừa đi dạy để kiếm tiền mà không còn điều kiện đi học.
Beethoven năm 1789 lúc 19 tuổi bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây ông gặp giáo sư Eulogius Schneider, và đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng này đã được phản ánh trong rất nhiều tác phẩm của ông sau này. Beethoven năm 1791 lúc 21 tuổi đã được một cụ già ở Bonn giúp quay trở lại Viên theo học hòa âm với Haydn và một số thầy dạy khác, sau đó ông tìm được một học trò để dạy và kiếm tiền tiêu, ngoài giờ dạy nhạc ông lại sáng tác. Vài tác phẩm thành công nhưng tác giả thời gian này phải sống trong điều kiện ăn uống thiếu thốn và một căn nhà thiếu vệ sinh. Beethoven năm 1792 lúc 22 tuổi trở lại Viên và từ sau đó ông không còn trở về Bonn nữa vì thành phố quê hương ông đã bị xâm chiếm của người Pháp và cha mẹ ông đều đã mất. Cùng năm ấy, Mozart đã qua đời trong lặng lẽ và Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ thiên tài âm nhạc của mình và sự giới thiệu nên Beethoven đã được nhận đỡ đầu bởi Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowski là những người có thế lực bậc nhất của Viên thời đó.
BEETHOVEN THƯ GỬI ELISE
“For Elise” của Ludwig van Beethoven là một kiệt tác âm nhạc, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa ai dám chắc Elise là ai và vì sao tên bản nhạc lại là “Thư gửi Elise”.
Für Elise (For Elise, Thư gửi Elise) một số học giả và chuyên gia âm nhạc đoán rằng Elise chính là Therese, cô học trò nhỏ xinh đẹp được Beethoven dạy nhạc và ông đem lòng yêu thương cô từ mùa xuân năm 1809, nhưng sau này cô đã lấy chồng là một quý tộc giàu có người Áo. Therese tên đầy đủ là nàng Theresa de Brunowick, con gái của một điền chủ người Hungary. Beethoven nhờ sự khuyến khích của nàng nên đã sáng tác tuyệt phẩm Đồng quê là bản giao hưởng số 6 Fa trưởng tuyệt vời thăng hoa về tình yêu thiên nhiên đồng quê yêu dấu và những con người tận tụy hiền lành. For Elise có những nốt nhạc mở đầu tương đương với tên gọi ThErESE. Vì vậy, nhiều giả thuyết cho rằng, tên gốc của tác phẩm là For Therese nhưng bản nhạc gốc sau đó đã bị thất lạc và Ludwig Nohl (1831- 1885), học giả nghiên cứu về Beethoven, khi chép lại từ bản nhạc gốc, đã chép nhầm thành For Elise, vì chữ viết tay của nhạc sĩ quá đẹp và bay bướm.
Theo Hà Linh trong bài viết trên trang VnExpress Hé lộ về nàng Elise trong bản nhạc “For Elise”, thì Klaus Martin Kopitz – một nhà nghiên cứu âm nhạc ở Berlin cho rằng, Elise thực ra là Elisabeth Roeckel, người mà Beethoven đã suốt đời thầm yêu thương. “Nhiều năm qua, tôi đã nghiên cứu để viết cuốn sách ‘Beethoven in the eyes of his contemporaries’ (Beethoven trong mắt những người cùng thời), tập hợp thư từ, thơ ca và hồi ký của những người từng biết Beethoven. “Một số phụ nữ đã được đề cập tới, trong đó có cái tên Elisabeth Roeckel”, Kopitz chia sẻ với Deutsche Welle. Elisabeth Roeckel, sinh năm 1793, là em gái của ca sĩ Joseph Roeckel, người từng tham gia vào vở nhạc kịch Fidelio của Beethoven. Elisabeth đam mê âm nhạc. Cô chơi piano và sau đó cũng trở thành ca sĩ. Elisabeth thường được bạn bè gọi bằng cái tên thân mật là Elise. Chị em Elise rất gần gũi với Beethoven. Theo Kopitz, những bức thư Elise viết cho bạn bè còn giữ lại đến ngày nay cho thấy, giữa họ có thể không đơn thuần chỉ tồn tại tình bạn. Trong một lá thư, Elise kể lại một buổi tối giữa cô với Beethoven và các nhạc sĩ như Mauro Giuliani, Johann Nepomuk Hummel, người sau này trở thành chồng của Elise. “Elise viết rằng, Beethoven đã không ngừng liếc nhìn cô, khiến cô không biết mình phải làm gì. Cô cứ phải xoay vặn bàn tay để giấu cảm giác khó xử”… Bernhard Appel, giám đốc thư viện Beethoven ở Bonn, cho rằng, điều đó không quan trọng. “Elise là cái tên rất phổ biến ở Vienna lúc bấy giờ…”, Appel nói.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại một di sản Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc về tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”. Các nghệ sĩ lớn này khi soi rọi vào cuộc đời và số phận của nhau hình như họ bổ sung tỏa sáng nhau. Trịnh Công Sơn viết: “Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn“.
Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn kể: “Trong căn nhà tuổi thơ của Đặng Thái Sơn còn có những cuộc đọc thơ văn thăng hoa của bố và nhóm bạn trong căn phòng làm việc 4m2. Những lúc ấy Đặng Thái Sơn thường đứng ngoài ngóng vào, rất muốn “xem bên trong đó có gì” mà khiến các bác hăng say đến thế.Tuy không có nhiều thời gian sống cùng với bố nhưng Đặng Thái Sơn cho biết con người, cách sống và nghệ thuật của ông đều chịu ảnh hưởng từ người bố tài năng. Ông rất nghe lời bố, hầu hết các bài học của bố từ cách sống, tư duy nghệ thuật đến tư thế ngồi đàn… ông đều răm rắp nghe theo.Và bài học quan trọng mà ông rất ghi nhớ là: “Trong cuộc sống hay nghệ thuật phải chân thật, không qụy lụy, phải giữ lòng kiêu hãnh mạnh mẽ ở bên trong mình”. Duy nhất một bài học của bố mà Đặng Thái Sơn không học được, đó việc đi đứng cho thật đường vệ. Kể đoạn này, nghệ sĩ thị phạm trên sân khấu khiến khán giả cười ồ“. Nghệ sĩ Thái Thị Liên đón tuổi 101 bên NSND Đặng Thái Sơn và con cháu. Theo TTO, NSND Đặng Thái Sơn vui mừng thông báo mẹ ông, danh cầm Thái Thị Liên, bước sang tuổi 101 vào hôm 4-8 (2019) với sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn.
Sự sáng tạo tự do, nền giáo dục tự do trên triết lý căn bản yêu thương, tôn trọng con người tự do là nền móng văn hóa nhân văn.
Án sách cây đèn hai bạn cũ.
Song mai liên trúc một lòng xanh
(Nguyễn Trãi)
Beethoven thư gửi Elise. Nghe lại, đọc lại và suy ngẫm.
GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ Hoàng Kim
Về Quê Choa gặp bọ Nguyễn Quang Lập tôi hỏi: Gia đình đều khỏe chứ? Lập và Nguyễn Quang Vinh có viết gì mới?, có đăng “Sài Gòn giải phóng tôi” ở đâu không?. Lập nói : Gia đình khỏe. “Sân khấu ngoài trời của Nguyễn Quang Vinh” là bài mới nhất. “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở Người Lao động nhưng chỉnh sửa tựa đề. Mình nay viết ít hơn. Tôi đùa: Bạn buông bỏ bớt. Chúc mừng bọ Lập bạn bây giờ chỉ lắng đọng những điều tâm đắc
SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI CỦA NGUYỄN QUANG VINH.
Nguyễn Quang Lập
Đã tới lúc các nhà lý luận sân khấu cần nói tới sân khấu ngoài trời, một loại hình nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn, nếu tui không nhầm thì nó khởi đầu từ Nguyễn Quang Vinh, hiện đang làm chủ bởi Nguyễn Quang Vinh.
Bắt đầu từ việc tổ chức các sự kiện văn hoá- lịch sử ngoài trời và việc truyền hình trực tiếp các tác phẩm sân khấu, Nguyễn Quang Vinh đã sân khấu hoá các sự kiện lịch sử- văn hoá, đồng thời mở rộng không gian ước lệ của sân khấu truyền thống, khéo léo kết hơp giữa ngôn ngữ tả thực đương đại và ngôn ngữ ước lệ truyền thống đưa đến một ngôn ngữ sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Sân khấu ngoài trời ra đời từ đó.
Sân khấu ngoài trời là một tác phẩm sân khấu với một không gian khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt so với sân khấu truyền thống, đưa đến nhiều hứng cảm mới cho văn hoá đại chúng, tạo ra một gout thẩm mỹ mới cho sân khấu nước nhà.
Trước nay tui chưa thừa nhận chú em của mình bất kỳ cái gì chú ấy làm, trừ các phóng sự chân dung đăng trên báo Lao Động. Với sân khấu ngoài trời thì tui thừa nhận một cách tâm phục khẩu phục.
Cứ nghĩ Vinh chẳng có tài gì ngoài tài học mót, chẳng ngờ chú ấy đã đưa đến cho sân khấu nước nhà một loại hình sân khấu- ước mơ lớn của nghệ sĩ sân khấu nước nhà từ thời sân khấu quay những năm 80 thế kỷ trước.
MỪNG!
THIỆN TÂM VUI SỐNG KHỎE
Hoàng Kim
Nếm trãi đường trần chẳng ít đâu
Lồng lộng trăng xuân giữa đỉnh đầu
Thiện tính tâm lành vui sống khỏe
Xuân tươi đức tốt chúc bền lâu
Dáng trúc mai thanh mừng phúc hậu
Bóng hạc thân tình thích vuốt râu
Duyên thơ bạn quý đời thêm phước
Chiều xuân sức vóc vẫn hồng au …
Đến ngày sinh nhật bác ngờ đâu
Nhà mạng nhắc như tiếng mở đầu
Bạn hữu thân tình mong sống khỏe
Anh em gần gũi chúc thời lâu
Soi gương tự cảm yêu vầng trán
Chụp ảnh hay mình thích bộ râu
Tuổi tám nhăm nhưng hồn vẫn trẻ
Thơ tình say đắm dáng hồng au
Ngày sinh nhật cụ HVT 27-4 2021
NGẪU HỨNG NGÀY SINH NHẬT
Hồ Văn Thiện
Bảy tám năm rồi có ít đâu
Tóc xanh hóa bạc ở trên đầu
Qua hai thế kỷ sao nhanh thế
Cố tới một trăm thấy quá lâu
Ngồi ngắm cháu con- mình lúc trẻ
Soi gương tự dạng- lão dài râu
Hình hài biến sắc mau hơn tính
Dáng cụ nhưng tình vẫn đỏ au…
Ngày sinh nhật Cụ HVT 27-4 2016
2
HỒ VĂN THIỆN BÓNG CHIỀU
Hoàng Kim
Tam đa tứ quý rụi càng cay
Ảnh đẹp thơ hay khéo thế này!
Trường Hưởng đường thi gieo ý đẹp
Hồ Văn việt ngữ gợi lời hay
Trọng Nghĩa đức cao chân vững gối
Hoàng Gia tâm sáng phước chắc tay
Đường xuân hạnh phúc thênh thênh bước
Bóng chiều đàn hạc chính nơi đây!
ĐỖ HOÀNG PHONG CHIỀU XUÂN Hoàng Kim
1
Chín lăm in sách tưởng nghe nhầm
“Chiều xuân” thơ Cụ thật uyên thâm
‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp
“Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm
“Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức
“Hương đồng gió nội” gửi nhân tâm
Bảy lăm tuổi Đảng “tình quê” vẹn
Hải Dương nức tiếng ngưỡng mộ tầm.
Bài Xướng
GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY
Lê Trường Hưởng
Gừng càng già vị lại càng cay
Thơ tuổi cao thêm cũng thế này!
Ý tại thâm trầm mà sắc sảo
Ngôn ngoài khoáng đạt thật là hay
Tu từ kỹ lưỡng sao điêu luyện
Chọn tứ kỳ công thấy chắc tay
Tác phẩm tuyệt vời lưu hậu thế
Đề Đa tỏa bóng rợp trời đây!
GỪNG GIÀ QUÁ ĐÁT
Hồ Văn Thiện
Gừng già quá đát chẳng còn cay
Ai thấu cho ai cái nỗi này?
Trí não vào hồi suy nhậy cảm
Thơ tình mất hứng khó mà hay
Quen làm hàm súc quên từ vựng
Thích viết tràng giang sợ mỏi tay
Chẳng muốn rựa cùn đem giắt vách
Đa đề khô nhựa bóng chi đây ? !
2021
Bồi họa tiếp
ĐỪNG NÓI VÂY
Nguyễn Trọng Nghĩa
(trả lời cụ Hồ Văn Thiện)
Chớ bảo Gừng già đã hết cay
Kìa trông các cụ, thấu chưa này?
Bát tuần kiểu dáng còn trông đẹp
Tứ tuyệt câu hòa đọc rất hay
Bấy kẻ vào xem không chớp mắt
Bảo người lần giở chẳng ngừng tay
Hàn Thuyên khó kiếm ai như vậy
Đạt nghĩa thân tình thỏa lắm đây
Beethoven sáng tác bản nhạc thư gửi Elise (Für Elise) đặc biệt nổi tiếng ngày 27 tháng 4 năm 1810. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau. Tôi thích nhạc cổ điển trong sáng, có chiều sâu nội tâm, nên rất yêu thích bản nhạc này
Ludwig van Beethoven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770, mất ngày 26 tháng 3 năm 1827, là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ludwig van Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven (1740 -1792), mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1744- 1787). Cha ông là nhạc sĩ cung đình của Vua ở Bonn, nhưng nghiện rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng như Mozart. Thế nhưng, tài năng âm nhạc của Beethoven lại sớm được Christian Gottlob Neefe một bậc thầy âm nhạc danh tiếng để ý nhận đỡ đầu và dạy bảo. Ông cũng được Đức Vua hỗ trợ tài chính. Mẹ ông mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng ít năm ông đã là người nuôi dưỡng hai em trai của mình. Beethoven sống phần lớn thời gian ở Viên, Áo. Ông được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn, là một hình tượng âm nhạc quan trọng của giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Những kiệt tác của Beethoven nổi tiếng nhất là các bản giao hưởng Anh hùng ca (số 3 Mi giáng trưởng), Định mệnh (Số 5 Đô thứ) Đồng quê (số 6 Fa trưởng), Niềm vui (số 9 Rê thứ), các tác phẩm cho dương cầm như Thư gửi Elise (Für Elise), Ánh trăng, Bình minh, Khúc đam mê, Bi tráng và các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân …các tác phẩm cho Piano như Concerto số 2, số 3, số 5 (Hoàng đế), vở Opera Fidelio.
Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, có tổ tiên là nông dân và thợ thủ công. Ông nội ông người Hà Lan, là người chỉ huy dàn nhạc cung đình Bonn, qua đời lúc Beethoven ba tuổi. Cha ông là ca sĩ hoàng gia ở Bonn, biết chơi violon và piano. Mẹ là con gái một đầu bếp cung đình, từng làm tớ gái, không lâu sau thành vợ của ông Johann. Bà là người ngoan ngoãn, dịu hiền, chăm chỉ. Gia đình ông Johann chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi của ông để sống qua ngày nhưng nhờ có sự đảm đang của bà nên vẫn duy trì được. Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Cha của ông vốn rất ngưỡng mộ Mozart, và thấy Beethoven còn nhỏ thích bấm lên phím piano của ông nội để lại, nên muốn ông tập đàn lúc ba tuổi, sau đó là những luyện đàn violon, piano, organ … Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Ông bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên. Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập tàn nhẫn. Cha ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.
Beethoven là một thiên tài âm nhạc nhưng sức khỏe và tình yêu của ông kém may mắn. Do hoàn cảnh gia đình và cuộc sống cá nhân của ông quá nổ lực từ nhỏ cho đến lớn đã vắt kiệt tinh lực, sức khỏe và vì tình yêu đôi lứa kém may mắn nên Beethoven đã mất lúc 57 tuổi. Chuyện đời ông chuyển tải ẩn ngữ sâu sắc qua âm nhạc. Bài học “Được và Mất” chúng ta đã suy ngẫm trong ‘Phục sinh giữa tối sáng‘ cũng như thể hiện thật rõ trong câu chuyện này.
Gia đình Beethoven gặp nhiều khó khăn. Cha ông là người nghiện rượu và thô lỗ.Mẹ ông lại hay đau ốm. Sáu anh chị em Beethoven chỉ còn hai người sống sót. Beethoven quan hệ với cha rất căng thẳng và xa cách trong khi ông lại rất thương yêu mẹ. Beethoven vào lúc 5 tuổi bị viêm tai giữa nhưng bố mẹ không hề biết nên không được chữa trị, nên sau này ông bị điếc. Điều may mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven nên đã thuyết phục được cha Beethoven cho phép ông được theo học các thầy dạy nhạc nổi tiếng như Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm).
Beethoven năm 1781 lúc 11 tuổi đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan và cũng đã được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn. Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, và cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Beethoven năm 1784 năm 14 tuổi, giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm. Beethoven năm 1787 lúc 17 tuổi, đến Viên theo giới thiệu của Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chuyến đi này của ông là được theo học Mozart nhưng ước mơ của ông không thành vì Mozart quá bận và mẹ Beethoven lại bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn trước khi mẹ ông qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình và ông phải vừa biểu diễn vừa đi dạy để kiếm tiền mà không còn điều kiện đi học.
Beethoven năm 1789 lúc 19 tuổi bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây ông gặp giáo sư Eulogius Schneider, và đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng này đã được phản ánh trong rất nhiều tác phẩm của ông sau này. Beethoven năm 1791 lúc 21 tuổi đã được một cụ già ở Bonn giúp quay trở lại Viên theo học hòa âm với Haydn và một số thầy dạy khác, sau đó ông tìm được một học trò để dạy và kiếm tiền tiêu, ngoài giờ dạy nhạc ông lại sáng tác. Vài tác phẩm thành công nhưng tác giả thời gian này phải sống trong điều kiện ăn uống thiếu thốn và một căn nhà thiếu vệ sinh. Beethoven năm 1792 lúc 22 tuổi trở lại Viên và từ sau đó ông không còn trở về Bonn nữa vì thành phố quê hương ông đã bị xâm chiếm của người Pháp và cha mẹ ông đều đã mất. Cùng năm ấy, Mozart đã qua đời trong lặng lẽ và Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ thiên tài âm nhạc của mình và sự giới thiệu nên Beethoven đã được nhận đỡ đầu bởi Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowski là những người có thế lực bậc nhất của Viên thời đó.
BEETHOVEN THƯ GỬI ELISE
“For Elise” của Ludwig van Beethoven là một kiệt tác âm nhạc, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa ai dám chắc Elise là ai và vì sao tên bản nhạc lại là “Thư gửi Elise”.
Für Elise (For Elise, Thư gửi Elise) một số học giả và chuyên gia âm nhạc đoán rằng Elise chính là Therese, cô học trò nhỏ xinh đẹp được Beethoven dạy nhạc và ông đem lòng yêu thương cô từ mùa xuân năm 1809, nhưng sau này cô đã lấy chồng là một quý tộc giàu có người Áo. Therese tên đầy đủ là nàng Theresa de Brunowick, con gái của một điền chủ người Hungary. Beethoven nhờ sự khuyến khích của nàng nên đã sáng tác tuyệt phẩm Đồng quê là bản giao hưởng số 6 Fa trưởng tuyệt vời thăng hoa về tình yêu thiên nhiên đồng quê yêu dấu và những con người tận tụy hiền lành. For Elise có những nốt nhạc mở đầu tương đương với tên gọi ThErESE. Vì vậy, nhiều giả thuyết cho rằng, tên gốc của tác phẩm là For Therese nhưng bản nhạc gốc sau đó đã bị thất lạc và Ludwig Nohl (1831- 1885), học giả nghiên cứu về Beethoven, khi chép lại từ bản nhạc gốc, đã chép nhầm thành For Elise, vì chữ viết tay của nhạc sĩ quá đẹp và bay bướm.
Theo Hà Linh trong bài viết trên trang VnExpress Hé lộ về nàng Elise trong bản nhạc “For Elise”, thì Klaus Martin Kopitz – một nhà nghiên cứu âm nhạc ở Berlin cho rằng, Elise thực ra là Elisabeth Roeckel, người mà Beethoven đã suốt đời thầm yêu thương. “Nhiều năm qua, tôi đã nghiên cứu để viết cuốn sách ‘Beethoven in the eyes of his contemporaries’ (Beethoven trong mắt những người cùng thời), tập hợp thư từ, thơ ca và hồi ký của những người từng biết Beethoven. “Một số phụ nữ đã được đề cập tới, trong đó có cái tên Elisabeth Roeckel”, Kopitz chia sẻ với Deutsche Welle. Elisabeth Roeckel, sinh năm 1793, là em gái của ca sĩ Joseph Roeckel, người từng tham gia vào vở nhạc kịch Fidelio của Beethoven. Elisabeth đam mê âm nhạc. Cô chơi piano và sau đó cũng trở thành ca sĩ. Elisabeth thường được bạn bè gọi bằng cái tên thân mật là Elise. Chị em Elise rất gần gũi với Beethoven. Theo Kopitz, những bức thư Elise viết cho bạn bè còn giữ lại đến ngày nay cho thấy, giữa họ có thể không đơn thuần chỉ tồn tại tình bạn. Trong một lá thư, Elise kể lại một buổi tối giữa cô với Beethoven và các nhạc sĩ như Mauro Giuliani, Johann Nepomuk Hummel, người sau này trở thành chồng của Elise. “Elise viết rằng, Beethoven đã không ngừng liếc nhìn cô, khiến cô không biết mình phải làm gì. Cô cứ phải xoay vặn bàn tay để giấu cảm giác khó xử”… Bernhard Appel, giám đốc thư viện Beethoven ở Bonn, cho rằng, điều đó không quan trọng. “Elise là cái tên rất phổ biến ở Vienna lúc bấy giờ…”, Appel nói.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại một di sản Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc về tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”. Các nghệ sĩ lớn này khi soi rọi vào cuộc đời và số phận của nhau hình như họ bổ sung tỏa sáng nhau. Trịnh Công Sơn viết: “Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn“.
Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn kể: “Trong căn nhà tuổi thơ của Đặng Thái Sơn còn có những cuộc đọc thơ văn thăng hoa của bố và nhóm bạn trong căn phòng làm việc 4m2. Những lúc ấy Đặng Thái Sơn thường đứng ngoài ngóng vào, rất muốn “xem bên trong đó có gì” mà khiến các bác hăng say đến thế.Tuy không có nhiều thời gian sống cùng với bố nhưng Đặng Thái Sơn cho biết con người, cách sống và nghệ thuật của ông đều chịu ảnh hưởng từ người bố tài năng. Ông rất nghe lời bố, hầu hết các bài học của bố từ cách sống, tư duy nghệ thuật đến tư thế ngồi đàn… ông đều răm rắp nghe theo.Và bài học quan trọng mà ông rất ghi nhớ là: “Trong cuộc sống hay nghệ thuật phải chân thật, không qụy lụy, phải giữ lòng kiêu hãnh mạnh mẽ ở bên trong mình”. Duy nhất một bài học của bố mà Đặng Thái Sơn không học được, đó việc đi đứng cho thật đường vệ. Kể đoạn này, nghệ sĩ thị phạm trên sân khấu khiến khán giả cười ồ“. Nghệ sĩ Thái Thị Liên đón tuổi 101 bên NSND Đặng Thái Sơn và con cháu. Theo TTO, NSND Đặng Thái Sơn vui mừng thông báo mẹ ông, danh cầm Thái Thị Liên, bước sang tuổi 101 vào hôm 4-8 (2019) với sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn.
Sự sáng tạo tự do, nền giáo dục tự do trên triết lý căn bản yêu thương, tôn trọng con người tự do là nền móng văn hóa nhân văn.
Án sách cây đèn hai bạn cũ.
Song mai liên trúc một lòng xanh
(Nguyễn Trãi)
Beethoven thư gửi Elise. Nghe lại, đọc lại và suy ngẫm.
GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ Hoàng Kim
Về Quê Choa gặp bọ Nguyễn Quang Lập tôi hỏi: Gia đình đều khỏe chứ? Lập và Nguyễn Quang Vinh có viết gì mới?, có đăng “Sài Gòn giải phóng tôi” ở đâu không?. Lập nói : Gia đình khỏe. “Sân khấu ngoài trời của Nguyễn Quang Vinh” là bài mới nhất. “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở Người Lao động nhưng chỉnh sửa tựa đề. Mình nay viết ít hơn. Tôi đùa: Bạn buông bỏ bớt. Chúc mừng bọ Lập bạn bây giờ chỉ lắng đọng những điều tâm đắc
SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI CỦA NGUYỄN QUANG VINH.
Nguyễn Quang Lập
Đã tới lúc các nhà lý luận sân khấu cần nói tới sân khấu ngoài trời, một loại hình nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn, nếu tui không nhầm thì nó khởi đầu từ Nguyễn Quang Vinh, hiện đang làm chủ bởi Nguyễn Quang Vinh.
Bắt đầu từ việc tổ chức các sự kiện văn hoá- lịch sử ngoài trời và việc truyền hình trực tiếp các tác phẩm sân khấu, Nguyễn Quang Vinh đã sân khấu hoá các sự kiện lịch sử- văn hoá, đồng thời mở rộng không gian ước lệ của sân khấu truyền thống, khéo léo kết hơp giữa ngôn ngữ tả thực đương đại và ngôn ngữ ước lệ truyền thống đưa đến một ngôn ngữ sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Sân khấu ngoài trời ra đời từ đó.
Sân khấu ngoài trời là một tác phẩm sân khấu với một không gian khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt so với sân khấu truyền thống, đưa đến nhiều hứng cảm mới cho văn hoá đại chúng, tạo ra một gout thẩm mỹ mới cho sân khấu nước nhà.
Trước nay tui chưa thừa nhận chú em của mình bất kỳ cái gì chú ấy làm, trừ các phóng sự chân dung đăng trên báo Lao Động. Với sân khấu ngoài trời thì tui thừa nhận một cách tâm phục khẩu phục.
Cứ nghĩ Vinh chẳng có tài gì ngoài tài học mót, chẳng ngờ chú ấy đã đưa đến cho sân khấu nước nhà một loại hình sân khấu- ước mơ lớn của nghệ sĩ sân khấu nước nhà từ thời sân khấu quay những năm 80 thế kỷ trước.
MỪNG!
THIỆN TÂM VUI SỐNG KHỎE
Hoàng Kim
Nếm trãi đường trần chẳng ít đâu
Lồng lộng trăng xuân giữa đỉnh đầu
Thiện tính tâm lành vui sống khỏe
Xuân tươi đức tốt chúc bền lâu
Dáng trúc mai thanh mừng phúc hậu
Bóng hạc thân tình thích vuốt râu
Duyên thơ bạn quý đời thêm phước
Chiều xuân sức vóc vẫn hồng au …
Đến ngày sinh nhật bác ngờ đâu
Nhà mạng nhắc như tiếng mở đầu
Bạn hữu thân tình mong sống khỏe
Anh em gần gũi chúc thời lâu
Soi gương tự cảm yêu vầng trán
Chụp ảnh hay mình thích bộ râu
Tuổi tám nhăm nhưng hồn vẫn trẻ
Thơ tình say đắm dáng hồng au
Ngày sinh nhật cụ HVT 27-4 2021
NGẪU HỨNG NGÀY SINH NHẬT
Hồ Văn Thiện
Bảy tám năm rồi có ít đâu
Tóc xanh hóa bạc ở trên đầu
Qua hai thế kỷ sao nhanh thế
Cố tới một trăm thấy quá lâu
Ngồi ngắm cháu con- mình lúc trẻ
Soi gương tự dạng- lão dài râu
Hình hài biến sắc mau hơn tính
Dáng cụ nhưng tình vẫn đỏ au…
Ngày sinh nhật Cụ HVT 27-4 2016
2
HỒ VĂN THIỆN BÓNG CHIỀU
Hoàng Kim
Tam đa tứ quý rụi càng cay
Ảnh đẹp thơ hay khéo thế này!
Trường Hưởng đường thi gieo ý đẹp
Hồ Văn việt ngữ gợi lời hay
Trọng Nghĩa đức cao chân vững gối
Hoàng Gia tâm sáng phước chắc tay
Đường xuân hạnh phúc thênh thênh bước
Bóng chiều đàn hạc chính nơi đây!
ĐỖ HOÀNG PHONG CHIỀU XUÂN Hoàng Kim
1
Chín lăm in sách tưởng nghe nhầm
“Chiều xuân” thơ Cụ thật uyên thâm
‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp
“Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm
“Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức
“Hương đồng gió nội” gửi nhân tâm
Bảy lăm tuổi Đảng “tình quê” vẹn
Hải Dương nức tiếng ngưỡng mộ tầm.
Bài Xướng
GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY
Lê Trường Hưởng
Gừng càng già vị lại càng cay
Thơ tuổi cao thêm cũng thế này!
Ý tại thâm trầm mà sắc sảo
Ngôn ngoài khoáng đạt thật là hay
Tu từ kỹ lưỡng sao điêu luyện
Chọn tứ kỳ công thấy chắc tay
Tác phẩm tuyệt vời lưu hậu thế
Đề Đa tỏa bóng rợp trời đây!
GỪNG GIÀ QUÁ ĐÁT
Hồ Văn Thiện
Gừng già quá đát chẳng còn cay
Ai thấu cho ai cái nỗi này?
Trí não vào hồi suy nhậy cảm
Thơ tình mất hứng khó mà hay
Quen làm hàm súc quên từ vựng
Thích viết tràng giang sợ mỏi tay
Chẳng muốn rựa cùn đem giắt vách
Đa đề khô nhựa bóng chi đây ? !
2021
Bồi họa tiếp
ĐỪNG NÓI VÂY
Nguyễn Trọng Nghĩa
(trả lời cụ Hồ Văn Thiện)
Chớ bảo Gừng già đã hết cay
Kìa trông các cụ, thấu chưa này?
Bát tuần kiểu dáng còn trông đẹp
Tứ tuyệt câu hòa đọc rất hay
Bấy kẻ vào xem không chớp mắt
Bảo người lần giở chẳng ngừng tay
Hàn Thuyên khó kiếm ai như vậy
Đạt nghĩa thân tình thỏa lắm đây