Số lần xem
Đang xem 1245 Toàn hệ thống 2718 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
(QTO) – Những năm 90 của thế kỷ XX, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế muốn tìm nhân sự làm Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương – một tạp chí văn nghệ nổi tiếng thời ấy, sau khi tổng biên tập cũ nghỉ hưu. Lúc bấy giờ nhà thơ Văn Công Hùng là người hội đủ tiêu chuẩn, nằm trong “tầm ngắm” của tổ chức, vì anh người gốc Thừa Thiên Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đang làm lãnh đạo Hội Văn nghệ và Tạp chí Văn nghệ ở Gia Lai – Kon Tum. Nhưng càng gần đến thời điểm chuyển công tác thì anh em bạn bè văn nghệ ở Tây Nguyên đến nhà tâm sự, níu kéo, lại thêm bao năm tháng gắn bó với mảnh đất này đã làm cho anh thối chí. Cuối cùng anh phải rất vất vả từ chối tấm thịnh tình của lãnh đạo từ quê nhà để ở lại với phố núi Pleiku, nơi đã gắn bó như là một định mệnh của đời anh.
Những con đường gắn với văn chương
Trong số bạn hữu thời sống và viết ở Tây Nguyên, tôi có nhiều duyên nợ với Văn Công Hùng. Anh học khoa Ngữ Văn, khóa 1 – khóa đầu tiên của Trường Đại học Tổng Huế, còn tôi học khóa 7. Khi anh lên Tây Nguyên công tác, tôi còn đang học phổ thông và sau đó mấy năm mới được làm đồng môn của anh. Rồi không biết cơ duyên thế nào sau đó ít lâu tôi cũng lên Gia Lai – Kon Tum công tác. Sau này, trong những trang viết của mình, Văn Công Hùng luôn nhớ về mùa hè năm 1981, sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế, anh tình nguyện lên Gia Lai- Kon Tum công tác, dù hồi đó tốt nghiệp đại học người ta phân công công tác cho sinh viên theo nguyện vọng. Lý do để anh chọn Tây Nguyên cũng hết sức đơn giản, anh chơi trong hội “Bốn thằng” và cả hội muốn mãi mãi chơi với nhau, khi ra trường đi một nơi đủ xa để khám phá và còn có điều kiện trở về thăm Huế. Nhưng cuối cùng thì chỉ mỗi anh đeo ba lô lên Gia Lai – Kon Tum, còn các bạn khác thì ở lại với phố thị đồng bằng.
Trong hồi ức của Văn Công Hùng, cái buổi chiều cuối tháng Mười nơi phố núi Pleiku đang là mùa khô, lạnh và bụi bay mù mịt. Có thể nói Pleiku đẹp đến nao lòng nhưng cũng buồn thăm thẳm. Từ hôm mới lên, chiều nào anh cũng đi bộ trên ba con đường đẹp nhất thị xã (lúc đó Pleiku còn là thị xã) tạo thành tam giác: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Đường Lê Lợi thấp hẳn một bậc so với đường Trần Hưng Đạo, có rất nhiều cây thông cổ thụ. Anh có cảm giác như người khách lạ nơi phố núi: “Phố núi cao , phố núi đầy sương / Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn /Anh khách lạ đi lên đi xuống/ May mà có em đời còn dễ thuơng… Phố núi cao phố núi trời gần/ Phố xá không xa nên phố tình thân/ Đi dăm phút đã về chốn cũ/ Một buổi chiều nao lòng thấy bâng khuâng” (Còn chút gì để nhớ – thơ Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc). Hồi ấy người dân Pleiku còn nghèo, chủ yếu bà con đi làm rẫy với cái xe đạp cũ kỹ chở đầy dao, cuốc, bao bố… trông họ lam lũ, đi làm về người bám đầy đất ba dan. Mà đâu chỉ thường dân, cán bộ, công chức thời ấy cũng luộm thuộm, dép lê, áo bỏ ngoài quần và suốt ngày nói chuyện ăn vì… đói. Phở là thứ xa xỉ chỉ đợi đến chủ nhật mới dám đi cải thiện một tô. Mà muốn có phở ăn thì trước đó, thứ Sáu hoặc thứ Bảy, anh cầm sổ y bạ sang bệnh viện ở đường Trần Hưng Đạo khám. Học người ta, anh cứ khai đại một bệnh gì đó và bao giờ cũng được cấp 20 viên Tetracilin, 20 viên Xuyên tâm liên (một loại thuốc nam dược được xem là chữa bách bệnh). Xuyên Tâm liên thì anh vứt ngay, còn Tetracilin thì anh đưa thẳng lên chợ, nó sẽ “biến” thành tô phở và ly cà phê Kim Liên ở đường Hùng Vương sáng Chủ nhật.
Hồi mới xa Huế, Văn Công Hùng luôn ám ảnh về Huế dù đã vời vợi xa. Và trong một lần đi trên con đường Trần Hưng Đạo rợp bóng cây cổ thụ, anh bắt gặp một cô gái mặc áo dài trắng bay phơ phất trong chiều. Anh lặng lẽ đi theo suốt con đường Trần Hưng Đạo, qua đường Quang Trung thì “áo dài” vào nhà thờ Thăng Thiên. Thì ra “áo dài” đi lễ nhà thờ. Mái tóc kẹp buông nửa lưng, đôi mắt buồn, dáng người thanh mảnh, bước đi khoan thai khiến anh như … chết đứng. Ngay lập tức một câu thơ bật ra “Tà áo trắng vương trong chiều cao nguyên”. Và tối hôm ấy, dưới ánh ngọn đèn tròn chập chờn thiếu công suất, Văn Công Hùng làm xong bài “Gặp Huế trên cao nguyên”
“Tà áo trắng vương trong chiều cao nguyên tiếng “dạ” láy trầm như cồng. Ngực thởcon dốc đổ cồn cào nỗi nhớ dáng Huế trong em. Phố núi sau mưa…
Anh gặp em chiều phố núi bình yên gặp lại mình hai mươi năm về trước cho anh làm mùa hè rạo rực áo trắng bay. Phượng nở. Trời chiều…”
Bài thơ này của Văn Công Hùng đã có đời sống mấy chục năm rồi. Hồi ấy nhiều người thuộc và chép vào sổ tay. “Một bác sĩ có vợ là giáo viên người Huế kể chính anh là người chép bài thơ cho vợ. Nhạc sĩ Lô Thanh, giảng viên Trường Quốc gia âm nhạc Huế đã phổ nhạc bài này, về Huế thấy có người hát, nhưng phương tiện phổ biến hồi ấy nó chưa được như bây giờ nên ít người biết, rồi giờ nó cũng chìm nổi ở đâu đấy”, Văn Công Hùng kể.
Bây giờ, không còn đi xe đạp hay xe máy như thời nào, Văn Công Hùng đã là một tay lái ô tô cừ khôi, có thể một mình một xe rong ruổi ra Bắc, vào Nam, lên miền núi, xuống đồng bằng. Và đi trên những con đường ấy anh phát hiện ra nhiều điều thú vị. Từ Pleiku, theo đường 14 xuôi Nam tới thị trấn Chư Sê sẽ có một nhánh rẽ xuống Tuy Hòa. Đấy là đường 25, nhưng một thời nó mang tên đường 7, một con đường nổi tiếng năm 1975, là con đường mà toàn bộ binh lính Việt Nam cộng hòa ở Kon Tum, Pleiku, cả Đắk Lắk đã tháo chạy tán loạn trong chiến cuộc 1975, và Quân đoàn 3 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chặn đánh. Bi kịch của cuộc triệt thoái và trận đánh kinh hoàng ấy nay vẫn còn dư âm. Đấy là những đứa con của những gia đình di tản bị lạc trong những ngôi làng người Jrai ven đường 7, giờ vẫn còn những gia đình đi tìm con, mà chương trình “Như không hề có cuộc chia ly” của nhà báo Thu Uyên còn giữ rất nhiều hồ sơ.
Con đường 7 và trận chặn đường lịch sử này từng có hai cuốn sách nổi tiếng của hai người lính. Cuốn thứ nhất là “Cuộc tháo chạy tán loạn” của một viên tình báo Mỹ, tên là Frank Sneep. Và cuốn thứ hai “Trong cơn gió lốc” của một sĩ quan Quân đoàn 3, nhà văn Khuất Quang Thụy. Bây giờ thì con đường 7 kinh hoàng ngày xưa được gọi tên mới là đường 25, nó bắt đầu từ ngã ba Mỹ Thạch, thị trấn Chư Sê rẽ đường 14, xuôi qua Phú Thiện, Phú Bổn (Ayun Pa), Krông Pa, xuống Củng Sơn, Sơn Hòa rồi nhập vào đồng bằng Tuy Hòa. Đấy là con đường êm ả, rợp bóng cây, chủ yếu là cao su, cà phê, miên man ngút mắt màu xanh của cây lúa và miên man gió. Con đường phẳng lỳ rợp nắng chạy giữa mênh mông cánh đồng Ayun hạ với hàng ngàn héc ta lúa nước, một kỳ tích của công trình thủy lợi Ayun hạ khi nó biến cả một vùng cao nguyên khô khát thành đồng bằng trù phú.
Văn Công Hùng kể hồi nhà văn Thế Vũ còn làm Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Nha Trang, trong một lần anh đưa ông từ Pleiku lên Kon Tum, qua cái nơi giáp ranh giữa hai tỉnh, đột nhiên ông bảo: “Nơi này ngày xưa mình đã từng ở”. Anh hết sức ngạc nhiên, hỏi lại thì ông kể rằng hồi ấy ông là lính “Lao công đào binh” bị điều lên đây. Và thời gian ở đây ông đã viết “Ngày mới đến Pleiku”. Trong số các nhà văn mà Văn Công Hùng quen ở miền Trung – Tây Nguyên có hai ông nhà văn từng là “Lao công đào binh”, đó là ông Thế Vũ và ông Nguyễn Hoàng Thu. Ông Thế Vũ đã mất khi đang là Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên; có thể những di chứng chiến tranh với thân phận là người dưới đáy của cuộc chiến ấy đã quật đổ ông. Ông Nguyễn Hoàng Thu cũng từng là phóng viên báo Thanh Niên, giờ đang ở Buôn Ma Thuột. “Lao công đào binh” là những người lính đào ngũ, bị bắt lại đẩy ra tuyến đầu, không được trang bị vũ khí nhưng phải phục vụ chiến tranh, tức là luôn ở chốn hòn tên mũi đạn, là bia chắn đạn, làm tất cả nhưng không được cầm súng. Thế Vũ ngoài tác phẩm “Ngày mới đến Pleiku” còn là tác giả của các tác phẩm “Những vòng hoa ngụy tín”, “Người tù ngoan ngoãn”, “Mưa trên lầu bát giác”, “Công trường cát bỏng”…, còn ông Nguyễn Hoàng Thu thì nổi tiếng với tác phẩm “Người bắt ruồi”, sau này có “Con đường đêm”, “Đi qua bóng tối”, “Krông Ana không đổi dòng”.
Ở cực bắc Tây Nguyên này còn sừng sững một “Rừng xà nu”, và xuôi về phía đông là “Đất nước đứng lên”. Văn Công Hùng kể: Cách đây đã lâu, nhiều giáo viên dạy văn, hằng ngày dạy tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) lại không biết cây xà nu là cây gì? Có lần anh lên Đăklây làm phim thì có mấy cô giáo ở ngay Gia Lai và Kon Tum nhắn anh chụp ảnh cây xà nu cho các cô làm giáo cụ trực quan dạy học. Anh bảo: “Nhà các em đang ở dưới tán xà nu đấy thôi”. Thời ấy Pleiku và Kon Tum còn nhiều thông, đến mức có thi nhân có hẳn tập thơ “Khoảng trời lá thông”, nhưng các cô giáo suốt ngày tựa lưng vào thông lim dim mơ mộng lại không biết đó là… xà nu. Còn hai nhân vật trong hai tác phẩm văn chương nổi tiếng của Nguyên Ngọc là cụ Mết và cụ Núp cũng rất lạ, ấy là các ông nổi tiếng trong văn chương và cả ngoài đời, nổi tiếng tới mức khi các ông đang sống, nhiều người đinh ninh các ông đã là… liệt sĩ.
Có lần Văn Công Hùng tìm về được làng Xô Man xưa của cụ Mết. Theo anh Đinh Như Rươn, con trai cả của cụ Mết, thì là làng Xô Man cũ có thể tên thật là Xã Đoàn thuộc Tu Dốp ở cách làng bây giờ đến 70 cây số, và hình như nó đã lẫn đâu đó vào rừng già mà ngay cả khi còn sống cụ Mết cũng chưa bao giờ trở lại được nơi ấy kể từ sau năm 1975. Nguyên do là người Tây Nguyên thường xuyên du canh du cư, thay đổi nơi ở và nơi canh tác, lại còn chiến tranh, giặc giã, còn bao yếu tố khác xảy ra trong gần một thế kỷ đầy biến động. Làng mới Xô Man bây giờ cách thị trấn huyện 30 cây số, nhưng đường đi rất khó. Làng Xốp Nghét, xã Xốp ở đấy còn ba người con của người vợ thứ hai của cụ Mết, có cháu dâu và cả chắt nội ngoại. Họ sống khá chật vật… Anh Rươn con trai cả cụ Mết nguyên là giám đốc trung tâm y tế huyện, có vợ làm cùng cơ quan là người Thái Bình, cưới nhau từ hồi ngoài Bắc rồi đưa nhau về quê chồng, sinh được ba con trai đều đã có gia đình riêng. Cụ Mết tên thật là Đinh Môn. Cụ mất năm 2000. Từ thời chiến tranh, ông nổi tiếng đến mức Pháp từng mời về giao chức và phong hàm thiếu tướng nhưng ông không về. Ít người biết rằng ông không biết chữ. Là trung đội trưởng tuyên truyền vũ trang cách mạng, sau này làm Chủ tịch Mặt trận huyện, ông chỉ biết mỗi một chữ Mết khi ký vào văn bản, còn tất cả ông chỉ truyền đạt bằng… lời nói.
Còn ông Núp, có lẽ ở Việt Nam không ai không biết ông bởi cái tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc, một thời nó phổ cập mọi cấp học. Tác giả “Rừng xà nu” cũng chính là tác giả “Đất nước đứng lên”. Làng ông Núp, là cái làng Kông Hoa trong tiểu thuyết ấy chính là làng S’tơ ngoài đời, nằm cách đường 19 chưa đến chục cây số. Lịch sử chiến tranh Việt Nam còn phải nhắc đến chiến thắng GM 100. Trận ấy ở ngay dốc Đăk Pơ. Nhà văn Nguyên Ngọc trước khi quen ông Núp đã đến đây để điều nghiên trận địa này rồi. “Nơi đây, ngày 24 tháng 6 năm 1954, trung đoàn 96 (E96) Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với bộ đội địa phương, dân quân du kích và dân công hỏa tuyến, với quân số ít hơn ba lần đã đánh tan binh đoàn 100 (GM 100) tinh nhuệ bậc nhất của quân đội Pháp thời ấy vừa được điều từ chiến trường Triều Tiên về với sự hộ tống của tiểu đoàn khinh quân 520. Với chiến thắng Đak Pơ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã bẻ gãy xương sống chiến dịch Atland, tiêu hao 1.100 địch, có 500 chết tại chỗ, 600 bị thương. Bắt sống 800 binh lính, trong đó có quan năm Barroux, chỉ huy GM100. Tịch thu 375 xe cơ giới, có 229 xe còn nguyên vẹn, 1 xe tăng, 18 đại bác 105 li…”. Đó là một số thông tin được ghi ở tấm bia mà Văn Công Hùng có tham gia nội dung. Còn trận này phía Trung đoàn 96 có 147 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, hiện đang được vinh danh và thờ tại đền tưởng niệm này, 80 người bị thương. Không chỉ 147 liệt sĩ của trung đoàn 96, nơi đây còn nhiều liệt sĩ của bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhiều người vô danh khác.
Văn Công Hùng bảo giờ xe xuống xe lên trên đường 19, khi qua khu di tích này nhiều người hay dừng lại thắp hương ở di tích Đăk Pơ. Lịch sử đi qua, nhưng ký ức còn ở lại. Và có cả văn chương…
Một thời “hai tay hai súng”
Nhiều đồng nghiệp của Văn Công Hùng khởi nghiệp từ làm báo rồi tiến lên làm thơ, viết văn. Còn anh thì ngược lại, làm thơ từ thời sinh viên rồi mãi sau này mới viết văn, viết báo. Anh đùa, hồi đó cả nước đói ăn thì bọn làm thơ càng đói hơn. Đẻ hai đứa con giữa cái thời khó khăn ấy, anh vẫn kiên trì làm thơ và… nuôi heo. Và việc nuôi heo cũng vào thơ: “Có những giọt nước cơm thừa được đổ vào xô/ Có chiếc xe tòng tọc cột xô nước ấy sau foocbaga/ Có một người chiều nào cũng đi chiếc xe đạp ấy/… Những giọt thơ tích tụ trên đường được nhuộm màu nước gạo/ nghiêng nghiêng nụ cười- ơi vợ- nửa vầng trăng”. Cuối bài còn ghi cẩn thận “Kỷ niệm ngày vợ cân một tạ heo”. Nhưng rồi các con anh đồng loạt vào đại học thì lương hai vợ chồng anh gộp lại chuyển cho chúng xong thì còn lại vừa đủ… ăn xôi sáng. Và thế là anh chuyển sang viết báo, ban đầu là viết để lấy nhuận bút gửi vào Sài Gòn cho con ăn học, rồi dần dần viết song hành với thơ. Cho đến khi con cái trưởng thành, đi làm, có tiền biếu cho bố mẹ rồi thì anh tuyên bố: “Chỉ chơi, không viết nữa”. Nói là thế nhưng không dễ buông, vừa không viết thì biết làm gì, vừa anh em bạn bè ở các báo đặt bài, thế là lại viết, như một duyên nợ đời người.
Chị Yến, bà xã Văn Công Hùng làm ngành y, lấy phải ông chồng nhà thơ, không tin thơ có thể nuôi nổi anh chứ đừng nói nuôi con, nên cứ thấy chồng ngồi trước bàn làm thơ là buồn, mà hăng hái đi lấy nước gạo cho heo là vui. Đến lúc thấy anh viết báo có nhuận bút, tằn tiện có thể lo được tiền học cho con thì lại thích anh viết báo hơn… làm thơ. Có lúc nghiêm túc suy ngẫm về báo và thơ, anh cho rằng: Nghĩ cho cùng, “hai tay hai súng” cũng có cái thú của nó, bởi chúng bổ sung cho nhau. Nhưng cũng hết sức cảnh giác, phải luôn nhớ, thơ là thơ mà báo là báo. Viết báo mà như thơ và làm thơ như viết báo là cách nhanh nhất tự hủy diệt mình.
Có một thời Văn Công Hùng nghiêng về viết báo, khi anh nhận lời mời của Văn phòng đại diện báo Văn hóa tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, đóng ở Nha Trang làm đại diện tại Tây Nguyên. Khi ấy anh đã làm báo được gần 20 năm, đã cộng tác với khá nhiều tờ báo, đang hưởng lương chính thức tại một cơ quan báo chí văn nghệ của Gia Lai. Ban đầu anh nhận làm cho vui vì chế độ chỉ là viết bài nào ăn (nhuận bút) bài ấy, mà nhuận bút hồi đó thì rất thấp. Sau đó anh được “nâng cấp” lên thành phóng viên thường trú, được mở văn phòng báo Văn hóa tại Gia Lai – Kon Tum với chế độ phụ cấp mỗi tháng được năm trăm ngàn đồng. Mỗi tháng báo giao một số tin bài, hoàn thành thì có khoản phụ cấp. Kinh phí đi công tác thì tự thanh toán bằng nhuận bút. Thực ra thì lấy việc viết báo làm vui, chứ cả nhuận bút và phụ cấp chả đáng là bao. Hồi ấy toàn xài điện thoại và fax chứ chưa có email như bây giờ, có tháng riêng tiền trả cho bưu điện đã cao hơn tiền phụ cấp.Nhưng nó cũng có cái vướng nữa, khi ấy Văn Công Hùng còn là người phụ trách tờ tạp chí văn nghệ địa phương và là lãnh đạo hội văn nghệ tỉnh nên không phải lúc nào cũng có thể thích thì đi được. Mà đã làm phóng viên thường trú thì phải nghe lệnh tòa soạn. Thi thoảng một cú điện từ Văn phòng miền Trung – Tây Nguyên hoặc từ “báo mẹ” Hà Nội là phải khởi động ngay, nhưng không phải lúc nào cũng… khởi động được. Như có lần gần sập tối, mưa như trút nước, Tổng Biên tập Phí Văn Tường từ Hà Nội gọi: “Ông chạy ngay lên Sa Thầy, chỗ di chỉ Lung Leng ấy, xem tình hình mưa lũ ảnh hưởng thế nào, nghe nói sắp lút hết rồi, sắp xong hết di chỉ rồi. Lên ngay viết bài, mai gửi”. Lung leng là một di chỉ khảo cổ mới phát hiện, trước đấy anh đã viết mấy bài để bên điện lực phải dừng khởi công cho khảo cổ vào làm trước, xác định đây là di chỉ quan trọng, không được cho ngập nước. Giờ thì nó ngập thật, nhưng không phải do thủy điện, mà do… trời. Anh trả lời tổng biên tập là nhà anh cách di chỉ gần 100 cây số, giờ là sập tối, trời mưa không thấy gì, không thể lên được, nhưng anh sẽ điện nhờ chiến hữu trên ấy, có gì sẽ báo cáo. Tức là làm thường trú thì phải luôn trong tư thế cơ động. Một là mình tự cơ động theo việc của mình, và hai là lệnh cơ động của “trên” gồm cả “báo mẹ” ở Hà Nội và Văn phòng báo ở Nha Trang.
Nhớ hồi năm 2001 Tây Nguyên có biến, lệnh của trên là báo chí nội bất xuất ngoại bất nhập. Ngay cái buổi sáng có biến ấy, giữa tâm sự kiện, Tổng Biên tập Phí Văn Tường từ Hà Nội có đến mấy cuộc điện thoại cho Văn Công Hùng bảo nếu không được viết bài thì cứ ghi nhận hết sự kiện, sẽ có ích. Sau đó tổng biên tập còn tăng cường người của Văn phòng báo Văn hóa từ Nha Trang lên chi viện. Anh đón các anh Hà Bình, Lê Bá Dương và Khuê Việt Trường đưa vào Đắc Sơ Mây, là điểm nóng nhất khi ấy, khi đến nơi được dân làng mời cả rượu, nói chuyện thân thiện như… chưa từng có việc xảy ra mấy hôm trước. Ngay cuộc giao ban báo chí tuần sau do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, Văn Công Hùng bị phê bình là đã không tuân thủ quy định, nhưng phê bình xong thì ông Trưởng ban Tuyên giáo nói cá nhân ông thì cảm ơn anh và báo Văn hóa đã xuống tận làng, sâu sát, nắm tâm tư nguyện vọng của dân, đấy là hành động dũng cảm. Chừng nửa tháng sau, “lệnh cấm” được dỡ bỏ, các cơ quan chức năng lại yêu cầu báo chí vào cuộc vì ngay từ khi sự việc đang xảy ra, báo chí nước ngoài đã đồng loạt đưa tin, tất nhiên đưa tin một phía, nhiều tin rất xa sự thực. Giờ cấp trên mới thấy cấm báo nhà là dại, nên bỏ lệnh. Lúc này Văn Công Hùng đã có tư liệu nên ngay lập tức có tin bài nóng hổi và trung thực, dù báo Văn hóa vào đến tay bạn đọc thì nóng mấy cũng thành… nguội vì đi đường xa quá; báo chỉ in ở một điểm duy nhất là Hà Nội và kênh phát hành cũng rất… từ từ.
Có lẽ vui nhất những năm “hai tay hai súng” là Văn Công Hùng có nhiều bạn bè. Có lần chị Yến bảo với con gái: “Sao mẹ lại có thời đảm đang thế nhỉ, khách của ba đầy nhà và liên tục, mà ngày nào cũng vui như Tết…”. Nhiều khi nghĩ lại, anh cũng thấy buồn cười. Quen biết đã đành, có đứa chả biết là ai, tự bảo tên này tên kia, là nhà văn, nhà báo ở chỗ nọ chỗ kia, thế là hân hoan phấn khởi đón. Nó đến rồi còn lôi bạn nó đến nữa, chứa hết, vô tư hết, mà là ở nhà tập thể. Có đứa nửa đêm gọi cửa, chủ nhà mắt nhắm mắt mở dậy, nó lảo đảo say, nói em là học trò thầy Phạm Phú Phong. Phạm Phú Phong vừa là nhà văn, nhà giáo đại học, bạn cùng khóa với anh. Nó bảo cho em ngủ nhờ, anh lục tủ lấy cho nó cái vỏ chăn, nó chui vào giữa hai lớp vỏ để chống muỗi, ngủ ngon lành. Sáng đưa đi ăn sáng nó bảo, sao anh tin người thế, lỡ em là cướp thì sao?. Hồi ấy anh ở nhà tập thể, có hai cái giường kê sát nhau, một cái giường to là vợ và hai con gái ngủ, một giường cá nhân là giường của anh, căng một cái ri đô là phòng khách. Ngoài ấy thường xuyên có cái chiếu, lúc nhậu thì nó là chiếu nhậu, sau đấy là chiếu ngủ của bạn bè của anh từ khắp nơi trong cả nước.
Ngẫm lại, anh cho rằng một thời khổ nhưng vui. Mà cái thời ấy sống cũng đơn giản, mọi thứ đơn giản, như một cuộc chơi. Có bạn bè, có thơ, anh luôn nhớ về người vợ hiền ngày đêm sát cánh cùng anh. Bài thơ “Vợ” của anh được website VănVN. Net của Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá là một trong những bài thơ hay viết về phụ nữ đã thể hiện sâu sắc và độc đáo quan điểm này:
“Có những lúc trốn xô bồ ta về tựa vào em như con tàu viễn dương thả neo bám vào đất mẹ cuộc đời lặng thầm, cuộc đời gào thét trở về bên em ta trở lại chính mình…
Đã từng có lúc bị gục niềm tin ta vịn tình yêu em đứng dậy ta trốn chạy cô đơn bằng bao dung nhân hậu mỗi khi cuộc đời buồn ta lại nhớ về em…”
Xin mãi làm “người hát rong”
Chuyện làm thơ, làm báo của Văn Công Hùng có nhiều giai thoại, phần lớn tôi nghe thế hệ đàn anh đi trước kể lại. Ngày tôi vào Trường Đại học Tổng hợp, anh em Khoa Văn hay kể, Văn Công Hùng có một ước mơ “để đời” khi còn sinh viên là sau này ra trường được hút hết điếu thuốc lá ngon mà không bị đứa nào xin hút ké. Hồi đó đất nước khó khăn, đói kém hành hạ cái dạ dày đã đành, cái cơ thể của sinh viên cũng đói thuốc lá, cần cái nhựa của ni-cô-tin để xoa dịu cái đói hiện tại. Sau này ra trường, trở thành nhà văn (Văn Công Hùng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã xuất bản 11 đầu sách, trong đó có 8 tập thơ, 2 trường ca và 1 tập bút ký), rồi sau đó nữa làm nhà báo và giàu lên, Văn Công Hùng lại có “tuyên ngôn” khác: “Xin mãi làm người hát rong” – ý nói chỉ làm thơ, rong chơi đây đó, không cần lo nghĩ gì nữa… Còn những chuyện sau là do người ta truyền khẩu hoặc viết lại, như là chuyện hài hước nhưng có thật một trăm phần trăm.
Hồi mới lên làm việc ở Ty Văn hóa – Thông tin Gia Lai – Kon Tum (1981), Văn Công Hùng có dịp gặp nhà văn Trung Trung Đỉnh. Nhà văn từng chiến đấu và sáng tác trên mảnh đất Tây Nguyên vào những năm chiến tranh ác liệt, sau này thỉnh thoảng anh trở lại Pleiku thăm chiến trường xưa và đồng đội. Lần nào Văn Công Hùng cũng được phân công lo đón tiếp nhà văn. Được sự khích lệ của nhà văn quân đội, đêm ngày anh hăm hở viết truyện ngắn. Anh mạnh dạn đưa bản thảo cho Trung Trung Đỉnh đọc thử, hồi hộp chờ nhận xét. Nhà văn đọc xong cười, nói: “Tốt nhất theo anh sự đóng góp lớn nhất của chú cho nền văn xuôi nước nhà là hãy đừng bao giờ viết truyện ngắn nữa”. Bị phang một đòn, từ đó anh không bao giờ bén mảng đến thể loại truyện ngắn nữa. May mà còn thơ để anh có cửa nương nhờ, bởi năng khiếu thơ sẵn có trong anh từ thời sinh viên. Nhưng thật oái oăm, ngay bài thơ đầu tiên được in, Văn Công Hùng lại bị dính “đòn”. Đó là bài thơ “Không đề”, in năm 1982, trên tạp chí Văn nghệ Gia Lai – Kon Tum. Bài thơ chỉ có mấy câu: “Tờ lịch mỏng rụng xuống/ Một ngày/ Trục thời gian thêm một vòng trái đất/ Ta loay hoay tìm câu thơ vừa mất/ Tóc trên đầu thêm một sợi chia đôi”. Trong cuộc họp cộng tác viên, tác giả bài thơ bị lãnh đạo nêu ra với kết luận, tư tưởng có vấn đề, tại sao lại phải “loay hoay tìm câu thơ vừa mất”, phải chăng đó là sự tiếc nuối cho chế độ cũ?… Tuy tên anh không được lãnh đạo nêu đích danh, nhưng sau khi giải lao mọi người tiếp tục họp thì không ai dám ngồi cạnh Văn Công Hùng nữa vì sợ… bị liên lụy.
Nhưng đâu đã hết, mười năm sau, cũng chỉ qua bài thơ “Suối đá”, in trên một đặc san của tỉnh, Văn Công Hùng bị lãnh đạo nói đây là “Nhân văn giai phẩm”, “phản động”, thậm chí có “âm mưu bạo loạn lật đổ”. Ấy là còn chưa kể, sự kiện xảy ra vụ “án” xuất bản cuốn “Truyện cổ Gia Lai – Kon Tum” do anh biên tập cũng có vị lãnh đạo nêu chuyện “Sự tích Pleiku” kết luận, chuyện cổ tích dám nói xấu Pleiku. Họ suy diễn từ một chi tiết trong truyện cổ tích theo chiều hướng xấu, rồi kết luận cuốn sách có vấn đề, và đòi thu hồi. Ông phó Ty Văn hóa- Thông tin bị phê bình thế làquay về cơ quan mắng “anh là người có học nhất cơ quan mà… ngu”. Sau này Văn Công Hùng viết: “Tôi cho rằng, nhà văn tài hoa là người không kể, không tả, mà phải viết về sự mình cảm nhận, mình chiêm nghiệm về vùng đất ấy. Những xê dịch, những rạn nứt, những đổ vỡ… theo quy luật và cả phi quy luật, tức là các yếu tố kh
(QTO) – Những năm 90 của thế kỷ XX, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế muốn tìm nhân sự làm Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương – một tạp chí văn nghệ nổi tiếng thời ấy, sau khi tổng biên tập cũ nghỉ hưu. Lúc bấy giờ nhà thơ Văn Công Hùng là người hội đủ tiêu chuẩn, nằm trong “tầm ngắm” của tổ chức, vì anh người gốc Thừa Thiên Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đang làm lãnh đạo Hội Văn nghệ và Tạp chí Văn nghệ ở Gia Lai – Kon Tum. Nhưng càng gần đến thời điểm chuyển công tác thì anh em bạn bè văn nghệ ở Tây Nguyên đến nhà tâm sự, níu kéo, lại thêm bao năm tháng gắn bó với mảnh đất này đã làm cho anh thối chí. Cuối cùng anh phải rất vất vả từ chối tấm thịnh tình của lãnh đạo từ quê nhà để ở lại với phố núi Pleiku, nơi đã gắn bó như là một định mệnh của đời anh.
Những con đường gắn với văn chương
Trong số bạn hữu thời sống và viết ở Tây Nguyên, tôi có nhiều duyên nợ với Văn Công Hùng. Anh học khoa Ngữ Văn, khóa 1 – khóa đầu tiên của Trường Đại học Tổng Huế, còn tôi học khóa 7. Khi anh lên Tây Nguyên công tác, tôi còn đang học phổ thông và sau đó mấy năm mới được làm đồng môn của anh. Rồi không biết cơ duyên thế nào sau đó ít lâu tôi cũng lên Gia Lai – Kon Tum công tác. Sau này, trong những trang viết của mình, Văn Công Hùng luôn nhớ về mùa hè năm 1981, sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế, anh tình nguyện lên Gia Lai- Kon Tum công tác, dù hồi đó tốt nghiệp đại học người ta phân công công tác cho sinh viên theo nguyện vọng. Lý do để anh chọn Tây Nguyên cũng hết sức đơn giản, anh chơi trong hội “Bốn thằng” và cả hội muốn mãi mãi chơi với nhau, khi ra trường đi một nơi đủ xa để khám phá và còn có điều kiện trở về thăm Huế. Nhưng cuối cùng thì chỉ mỗi anh đeo ba lô lên Gia Lai – Kon Tum, còn các bạn khác thì ở lại với phố thị đồng bằng.
Trong hồi ức của Văn Công Hùng, cái buổi chiều cuối tháng Mười nơi phố núi Pleiku đang là mùa khô, lạnh và bụi bay mù mịt. Có thể nói Pleiku đẹp đến nao lòng nhưng cũng buồn thăm thẳm. Từ hôm mới lên, chiều nào anh cũng đi bộ trên ba con đường đẹp nhất thị xã (lúc đó Pleiku còn là thị xã) tạo thành tam giác: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Đường Lê Lợi thấp hẳn một bậc so với đường Trần Hưng Đạo, có rất nhiều cây thông cổ thụ. Anh có cảm giác như người khách lạ nơi phố núi: “Phố núi cao , phố núi đầy sương / Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn /Anh khách lạ đi lên đi xuống/ May mà có em đời còn dễ thuơng… Phố núi cao phố núi trời gần/ Phố xá không xa nên phố tình thân/ Đi dăm phút đã về chốn cũ/ Một buổi chiều nao lòng thấy bâng khuâng” (Còn chút gì để nhớ – thơ Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc). Hồi ấy người dân Pleiku còn nghèo, chủ yếu bà con đi làm rẫy với cái xe đạp cũ kỹ chở đầy dao, cuốc, bao bố… trông họ lam lũ, đi làm về người bám đầy đất ba dan. Mà đâu chỉ thường dân, cán bộ, công chức thời ấy cũng luộm thuộm, dép lê, áo bỏ ngoài quần và suốt ngày nói chuyện ăn vì… đói. Phở là thứ xa xỉ chỉ đợi đến chủ nhật mới dám đi cải thiện một tô. Mà muốn có phở ăn thì trước đó, thứ Sáu hoặc thứ Bảy, anh cầm sổ y bạ sang bệnh viện ở đường Trần Hưng Đạo khám. Học người ta, anh cứ khai đại một bệnh gì đó và bao giờ cũng được cấp 20 viên Tetracilin, 20 viên Xuyên tâm liên (một loại thuốc nam dược được xem là chữa bách bệnh). Xuyên Tâm liên thì anh vứt ngay, còn Tetracilin thì anh đưa thẳng lên chợ, nó sẽ “biến” thành tô phở và ly cà phê Kim Liên ở đường Hùng Vương sáng Chủ nhật.
Hồi mới xa Huế, Văn Công Hùng luôn ám ảnh về Huế dù đã vời vợi xa. Và trong một lần đi trên con đường Trần Hưng Đạo rợp bóng cây cổ thụ, anh bắt gặp một cô gái mặc áo dài trắng bay phơ phất trong chiều. Anh lặng lẽ đi theo suốt con đường Trần Hưng Đạo, qua đường Quang Trung thì “áo dài” vào nhà thờ Thăng Thiên. Thì ra “áo dài” đi lễ nhà thờ. Mái tóc kẹp buông nửa lưng, đôi mắt buồn, dáng người thanh mảnh, bước đi khoan thai khiến anh như … chết đứng. Ngay lập tức một câu thơ bật ra “Tà áo trắng vương trong chiều cao nguyên”. Và tối hôm ấy, dưới ánh ngọn đèn tròn chập chờn thiếu công suất, Văn Công Hùng làm xong bài “Gặp Huế trên cao nguyên”
“Tà áo trắng vương trong chiều cao nguyên tiếng “dạ” láy trầm như cồng. Ngực thởcon dốc đổ cồn cào nỗi nhớ dáng Huế trong em. Phố núi sau mưa…
Anh gặp em chiều phố núi bình yên gặp lại mình hai mươi năm về trước cho anh làm mùa hè rạo rực áo trắng bay. Phượng nở. Trời chiều…”
Bài thơ này của Văn Công Hùng đã có đời sống mấy chục năm rồi. Hồi ấy nhiều người thuộc và chép vào sổ tay. “Một bác sĩ có vợ là giáo viên người Huế kể chính anh là người chép bài thơ cho vợ. Nhạc sĩ Lô Thanh, giảng viên Trường Quốc gia âm nhạc Huế đã phổ nhạc bài này, về Huế thấy có người hát, nhưng phương tiện phổ biến hồi ấy nó chưa được như bây giờ nên ít người biết, rồi giờ nó cũng chìm nổi ở đâu đấy”, Văn Công Hùng kể.
Bây giờ, không còn đi xe đạp hay xe máy như thời nào, Văn Công Hùng đã là một tay lái ô tô cừ khôi, có thể một mình một xe rong ruổi ra Bắc, vào Nam, lên miền núi, xuống đồng bằng. Và đi trên những con đường ấy anh phát hiện ra nhiều điều thú vị. Từ Pleiku, theo đường 14 xuôi Nam tới thị trấn Chư Sê sẽ có một nhánh rẽ xuống Tuy Hòa. Đấy là đường 25, nhưng một thời nó mang tên đường 7, một con đường nổi tiếng năm 1975, là con đường mà toàn bộ binh lính Việt Nam cộng hòa ở Kon Tum, Pleiku, cả Đắk Lắk đã tháo chạy tán loạn trong chiến cuộc 1975, và Quân đoàn 3 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chặn đánh. Bi kịch của cuộc triệt thoái và trận đánh kinh hoàng ấy nay vẫn còn dư âm. Đấy là những đứa con của những gia đình di tản bị lạc trong những ngôi làng người Jrai ven đường 7, giờ vẫn còn những gia đình đi tìm con, mà chương trình “Như không hề có cuộc chia ly” của nhà báo Thu Uyên còn giữ rất nhiều hồ sơ.
Con đường 7 và trận chặn đường lịch sử này từng có hai cuốn sách nổi tiếng của hai người lính. Cuốn thứ nhất là “Cuộc tháo chạy tán loạn” của một viên tình báo Mỹ, tên là Frank Sneep. Và cuốn thứ hai “Trong cơn gió lốc” của một sĩ quan Quân đoàn 3, nhà văn Khuất Quang Thụy. Bây giờ thì con đường 7 kinh hoàng ngày xưa được gọi tên mới là đường 25, nó bắt đầu từ ngã ba Mỹ Thạch, thị trấn Chư Sê rẽ đường 14, xuôi qua Phú Thiện, Phú Bổn (Ayun Pa), Krông Pa, xuống Củng Sơn, Sơn Hòa rồi nhập vào đồng bằng Tuy Hòa. Đấy là con đường êm ả, rợp bóng cây, chủ yếu là cao su, cà phê, miên man ngút mắt màu xanh của cây lúa và miên man gió. Con đường phẳng lỳ rợp nắng chạy giữa mênh mông cánh đồng Ayun hạ với hàng ngàn héc ta lúa nước, một kỳ tích của công trình thủy lợi Ayun hạ khi nó biến cả một vùng cao nguyên khô khát thành đồng bằng trù phú.
Văn Công Hùng kể hồi nhà văn Thế Vũ còn làm Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Nha Trang, trong một lần anh đưa ông từ Pleiku lên Kon Tum, qua cái nơi giáp ranh giữa hai tỉnh, đột nhiên ông bảo: “Nơi này ngày xưa mình đã từng ở”. Anh hết sức ngạc nhiên, hỏi lại thì ông kể rằng hồi ấy ông là lính “Lao công đào binh” bị điều lên đây. Và thời gian ở đây ông đã viết “Ngày mới đến Pleiku”. Trong số các nhà văn mà Văn Công Hùng quen ở miền Trung – Tây Nguyên có hai ông nhà văn từng là “Lao công đào binh”, đó là ông Thế Vũ và ông Nguyễn Hoàng Thu. Ông Thế Vũ đã mất khi đang là Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên; có thể những di chứng chiến tranh với thân phận là người dưới đáy của cuộc chiến ấy đã quật đổ ông. Ông Nguyễn Hoàng Thu cũng từng là phóng viên báo Thanh Niên, giờ đang ở Buôn Ma Thuột. “Lao công đào binh” là những người lính đào ngũ, bị bắt lại đẩy ra tuyến đầu, không được trang bị vũ khí nhưng phải phục vụ chiến tranh, tức là luôn ở chốn hòn tên mũi đạn, là bia chắn đạn, làm tất cả nhưng không được cầm súng. Thế Vũ ngoài tác phẩm “Ngày mới đến Pleiku” còn là tác giả của các tác phẩm “Những vòng hoa ngụy tín”, “Người tù ngoan ngoãn”, “Mưa trên lầu bát giác”, “Công trường cát bỏng”…, còn ông Nguyễn Hoàng Thu thì nổi tiếng với tác phẩm “Người bắt ruồi”, sau này có “Con đường đêm”, “Đi qua bóng tối”, “Krông Ana không đổi dòng”.
Ở cực bắc Tây Nguyên này còn sừng sững một “Rừng xà nu”, và xuôi về phía đông là “Đất nước đứng lên”. Văn Công Hùng kể: Cách đây đã lâu, nhiều giáo viên dạy văn, hằng ngày dạy tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) lại không biết cây xà nu là cây gì? Có lần anh lên Đăklây làm phim thì có mấy cô giáo ở ngay Gia Lai và Kon Tum nhắn anh chụp ảnh cây xà nu cho các cô làm giáo cụ trực quan dạy học. Anh bảo: “Nhà các em đang ở dưới tán xà nu đấy thôi”. Thời ấy Pleiku và Kon Tum còn nhiều thông, đến mức có thi nhân có hẳn tập thơ “Khoảng trời lá thông”, nhưng các cô giáo suốt ngày tựa lưng vào thông lim dim mơ mộng lại không biết đó là… xà nu. Còn hai nhân vật trong hai tác phẩm văn chương nổi tiếng của Nguyên Ngọc là cụ Mết và cụ Núp cũng rất lạ, ấy là các ông nổi tiếng trong văn chương và cả ngoài đời, nổi tiếng tới mức khi các ông đang sống, nhiều người đinh ninh các ông đã là… liệt sĩ.
Có lần Văn Công Hùng tìm về được làng Xô Man xưa của cụ Mết. Theo anh Đinh Như Rươn, con trai cả của cụ Mết, thì là làng Xô Man cũ có thể tên thật là Xã Đoàn thuộc Tu Dốp ở cách làng bây giờ đến 70 cây số, và hình như nó đã lẫn đâu đó vào rừng già mà ngay cả khi còn sống cụ Mết cũng chưa bao giờ trở lại được nơi ấy kể từ sau năm 1975. Nguyên do là người Tây Nguyên thường xuyên du canh du cư, thay đổi nơi ở và nơi canh tác, lại còn chiến tranh, giặc giã, còn bao yếu tố khác xảy ra trong gần một thế kỷ đầy biến động. Làng mới Xô Man bây giờ cách thị trấn huyện 30 cây số, nhưng đường đi rất khó. Làng Xốp Nghét, xã Xốp ở đấy còn ba người con của người vợ thứ hai của cụ Mết, có cháu dâu và cả chắt nội ngoại. Họ sống khá chật vật… Anh Rươn con trai cả cụ Mết nguyên là giám đốc trung tâm y tế huyện, có vợ làm cùng cơ quan là người Thái Bình, cưới nhau từ hồi ngoài Bắc rồi đưa nhau về quê chồng, sinh được ba con trai đều đã có gia đình riêng. Cụ Mết tên thật là Đinh Môn. Cụ mất năm 2000. Từ thời chiến tranh, ông nổi tiếng đến mức Pháp từng mời về giao chức và phong hàm thiếu tướng nhưng ông không về. Ít người biết rằng ông không biết chữ. Là trung đội trưởng tuyên truyền vũ trang cách mạng, sau này làm Chủ tịch Mặt trận huyện, ông chỉ biết mỗi một chữ Mết khi ký vào văn bản, còn tất cả ông chỉ truyền đạt bằng… lời nói.
Còn ông Núp, có lẽ ở Việt Nam không ai không biết ông bởi cái tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc, một thời nó phổ cập mọi cấp học. Tác giả “Rừng xà nu” cũng chính là tác giả “Đất nước đứng lên”. Làng ông Núp, là cái làng Kông Hoa trong tiểu thuyết ấy chính là làng S’tơ ngoài đời, nằm cách đường 19 chưa đến chục cây số. Lịch sử chiến tranh Việt Nam còn phải nhắc đến chiến thắng GM 100. Trận ấy ở ngay dốc Đăk Pơ. Nhà văn Nguyên Ngọc trước khi quen ông Núp đã đến đây để điều nghiên trận địa này rồi. “Nơi đây, ngày 24 tháng 6 năm 1954, trung đoàn 96 (E96) Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với bộ đội địa phương, dân quân du kích và dân công hỏa tuyến, với quân số ít hơn ba lần đã đánh tan binh đoàn 100 (GM 100) tinh nhuệ bậc nhất của quân đội Pháp thời ấy vừa được điều từ chiến trường Triều Tiên về với sự hộ tống của tiểu đoàn khinh quân 520. Với chiến thắng Đak Pơ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã bẻ gãy xương sống chiến dịch Atland, tiêu hao 1.100 địch, có 500 chết tại chỗ, 600 bị thương. Bắt sống 800 binh lính, trong đó có quan năm Barroux, chỉ huy GM100. Tịch thu 375 xe cơ giới, có 229 xe còn nguyên vẹn, 1 xe tăng, 18 đại bác 105 li…”. Đó là một số thông tin được ghi ở tấm bia mà Văn Công Hùng có tham gia nội dung. Còn trận này phía Trung đoàn 96 có 147 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, hiện đang được vinh danh và thờ tại đền tưởng niệm này, 80 người bị thương. Không chỉ 147 liệt sĩ của trung đoàn 96, nơi đây còn nhiều liệt sĩ của bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhiều người vô danh khác.
Văn Công Hùng bảo giờ xe xuống xe lên trên đường 19, khi qua khu di tích này nhiều người hay dừng lại thắp hương ở di tích Đăk Pơ. Lịch sử đi qua, nhưng ký ức còn ở lại. Và có cả văn chương…
Một thời “hai tay hai súng”
Nhiều đồng nghiệp của Văn Công Hùng khởi nghiệp từ làm báo rồi tiến lên làm thơ, viết văn. Còn anh thì ngược lại, làm thơ từ thời sinh viên rồi mãi sau này mới viết văn, viết báo. Anh đùa, hồi đó cả nước đói ăn thì bọn làm thơ càng đói hơn. Đẻ hai đứa con giữa cái thời khó khăn ấy, anh vẫn kiên trì làm thơ và… nuôi heo. Và việc nuôi heo cũng vào thơ: “Có những giọt nước cơm thừa được đổ vào xô/ Có chiếc xe tòng tọc cột xô nước ấy sau foocbaga/ Có một người chiều nào cũng đi chiếc xe đạp ấy/… Những giọt thơ tích tụ trên đường được nhuộm màu nước gạo/ nghiêng nghiêng nụ cười- ơi vợ- nửa vầng trăng”. Cuối bài còn ghi cẩn thận “Kỷ niệm ngày vợ cân một tạ heo”. Nhưng rồi các con anh đồng loạt vào đại học thì lương hai vợ chồng anh gộp lại chuyển cho chúng xong thì còn lại vừa đủ… ăn xôi sáng. Và thế là anh chuyển sang viết báo, ban đầu là viết để lấy nhuận bút gửi vào Sài Gòn cho con ăn học, rồi dần dần viết song hành với thơ. Cho đến khi con cái trưởng thành, đi làm, có tiền biếu cho bố mẹ rồi thì anh tuyên bố: “Chỉ chơi, không viết nữa”. Nói là thế nhưng không dễ buông, vừa không viết thì biết làm gì, vừa anh em bạn bè ở các báo đặt bài, thế là lại viết, như một duyên nợ đời người.
Chị Yến, bà xã Văn Công Hùng làm ngành y, lấy phải ông chồng nhà thơ, không tin thơ có thể nuôi nổi anh chứ đừng nói nuôi con, nên cứ thấy chồng ngồi trước bàn làm thơ là buồn, mà hăng hái đi lấy nước gạo cho heo là vui. Đến lúc thấy anh viết báo có nhuận bút, tằn tiện có thể lo được tiền học cho con thì lại thích anh viết báo hơn… làm thơ. Có lúc nghiêm túc suy ngẫm về báo và thơ, anh cho rằng: Nghĩ cho cùng, “hai tay hai súng” cũng có cái thú của nó, bởi chúng bổ sung cho nhau. Nhưng cũng hết sức cảnh giác, phải luôn nhớ, thơ là thơ mà báo là báo. Viết báo mà như thơ và làm thơ như viết báo là cách nhanh nhất tự hủy diệt mình.
Có một thời Văn Công Hùng nghiêng về viết báo, khi anh nhận lời mời của Văn phòng đại diện báo Văn hóa tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, đóng ở Nha Trang làm đại diện tại Tây Nguyên. Khi ấy anh đã làm báo được gần 20 năm, đã cộng tác với khá nhiều tờ báo, đang hưởng lương chính thức tại một cơ quan báo chí văn nghệ của Gia Lai. Ban đầu anh nhận làm cho vui vì chế độ chỉ là viết bài nào ăn (nhuận bút) bài ấy, mà nhuận bút hồi đó thì rất thấp. Sau đó anh được “nâng cấp” lên thành phóng viên thường trú, được mở văn phòng báo Văn hóa tại Gia Lai – Kon Tum với chế độ phụ cấp mỗi tháng được năm trăm ngàn đồng. Mỗi tháng báo giao một số tin bài, hoàn thành thì có khoản phụ cấp. Kinh phí đi công tác thì tự thanh toán bằng nhuận bút. Thực ra thì lấy việc viết báo làm vui, chứ cả nhuận bút và phụ cấp chả đáng là bao. Hồi ấy toàn xài điện thoại và fax chứ chưa có email như bây giờ, có tháng riêng tiền trả cho bưu điện đã cao hơn tiền phụ cấp.Nhưng nó cũng có cái vướng nữa, khi ấy Văn Công Hùng còn là người phụ trách tờ tạp chí văn nghệ địa phương và là lãnh đạo hội văn nghệ tỉnh nên không phải lúc nào cũng có thể thích thì đi được. Mà đã làm phóng viên thường trú thì phải nghe lệnh tòa soạn. Thi thoảng một cú điện từ Văn phòng miền Trung – Tây Nguyên hoặc từ “báo mẹ” Hà Nội là phải khởi động ngay, nhưng không phải lúc nào cũng… khởi động được. Như có lần gần sập tối, mưa như trút nước, Tổng Biên tập Phí Văn Tường từ Hà Nội gọi: “Ông chạy ngay lên Sa Thầy, chỗ di chỉ Lung Leng ấy, xem tình hình mưa lũ ảnh hưởng thế nào, nghe nói sắp lút hết rồi, sắp xong hết di chỉ rồi. Lên ngay viết bài, mai gửi”. Lung leng là một di chỉ khảo cổ mới phát hiện, trước đấy anh đã viết mấy bài để bên điện lực phải dừng khởi công cho khảo cổ vào làm trước, xác định đây là di chỉ quan trọng, không được cho ngập nước. Giờ thì nó ngập thật, nhưng không phải do thủy điện, mà do… trời. Anh trả lời tổng biên tập là nhà anh cách di chỉ gần 100 cây số, giờ là sập tối, trời mưa không thấy gì, không thể lên được, nhưng anh sẽ điện nhờ chiến hữu trên ấy, có gì sẽ báo cáo. Tức là làm thường trú thì phải luôn trong tư thế cơ động. Một là mình tự cơ động theo việc của mình, và hai là lệnh cơ động của “trên” gồm cả “báo mẹ” ở Hà Nội và Văn phòng báo ở Nha Trang.
Nhớ hồi năm 2001 Tây Nguyên có biến, lệnh của trên là báo chí nội bất xuất ngoại bất nhập. Ngay cái buổi sáng có biến ấy, giữa tâm sự kiện, Tổng Biên tập Phí Văn Tường từ Hà Nội có đến mấy cuộc điện thoại cho Văn Công Hùng bảo nếu không được viết bài thì cứ ghi nhận hết sự kiện, sẽ có ích. Sau đó tổng biên tập còn tăng cường người của Văn phòng báo Văn hóa từ Nha Trang lên chi viện. Anh đón các anh Hà Bình, Lê Bá Dương và Khuê Việt Trường đưa vào Đắc Sơ Mây, là điểm nóng nhất khi ấy, khi đến nơi được dân làng mời cả rượu, nói chuyện thân thiện như… chưa từng có việc xảy ra mấy hôm trước. Ngay cuộc giao ban báo chí tuần sau do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, Văn Công Hùng bị phê bình là đã không tuân thủ quy định, nhưng phê bình xong thì ông Trưởng ban Tuyên giáo nói cá nhân ông thì cảm ơn anh và báo Văn hóa đã xuống tận làng, sâu sát, nắm tâm tư nguyện vọng của dân, đấy là hành động dũng cảm. Chừng nửa tháng sau, “lệnh cấm” được dỡ bỏ, các cơ quan chức năng lại yêu cầu báo chí vào cuộc vì ngay từ khi sự việc đang xảy ra, báo chí nước ngoài đã đồng loạt đưa tin, tất nhiên đưa tin một phía, nhiều tin rất xa sự thực. Giờ cấp trên mới thấy cấm báo nhà là dại, nên bỏ lệnh. Lúc này Văn Công Hùng đã có tư liệu nên ngay lập tức có tin bài nóng hổi và trung thực, dù báo Văn hóa vào đến tay bạn đọc thì nóng mấy cũng thành… nguội vì đi đường xa quá; báo chỉ in ở một điểm duy nhất là Hà Nội và kênh phát hành cũng rất… từ từ.
Có lẽ vui nhất những năm “hai tay hai súng” là Văn Công Hùng có nhiều bạn bè. Có lần chị Yến bảo với con gái: “Sao mẹ lại có thời đảm đang thế nhỉ, khách của ba đầy nhà và liên tục, mà ngày nào cũng vui như Tết…”. Nhiều khi nghĩ lại, anh cũng thấy buồn cười. Quen biết đã đành, có đứa chả biết là ai, tự bảo tên này tên kia, là nhà văn, nhà báo ở chỗ nọ chỗ kia, thế là hân hoan phấn khởi đón. Nó đến rồi còn lôi bạn nó đến nữa, chứa hết, vô tư hết, mà là ở nhà tập thể. Có đứa nửa đêm gọi cửa, chủ nhà mắt nhắm mắt mở dậy, nó lảo đảo say, nói em là học trò thầy Phạm Phú Phong. Phạm Phú Phong vừa là nhà văn, nhà giáo đại học, bạn cùng khóa với anh. Nó bảo cho em ngủ nhờ, anh lục tủ lấy cho nó cái vỏ chăn, nó chui vào giữa hai lớp vỏ để chống muỗi, ngủ ngon lành. Sáng đưa đi ăn sáng nó bảo, sao anh tin người thế, lỡ em là cướp thì sao?. Hồi ấy anh ở nhà tập thể, có hai cái giường kê sát nhau, một cái giường to là vợ và hai con gái ngủ, một giường cá nhân là giường của anh, căng một cái ri đô là phòng khách. Ngoài ấy thường xuyên có cái chiếu, lúc nhậu thì nó là chiếu nhậu, sau đấy là chiếu ngủ của bạn bè của anh từ khắp nơi trong cả nước.
Ngẫm lại, anh cho rằng một thời khổ nhưng vui. Mà cái thời ấy sống cũng đơn giản, mọi thứ đơn giản, như một cuộc chơi. Có bạn bè, có thơ, anh luôn nhớ về người vợ hiền ngày đêm sát cánh cùng anh. Bài thơ “Vợ” của anh được website VănVN. Net của Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá là một trong những bài thơ hay viết về phụ nữ đã thể hiện sâu sắc và độc đáo quan điểm này:
“Có những lúc trốn xô bồ ta về tựa vào em như con tàu viễn dương thả neo bám vào đất mẹ cuộc đời lặng thầm, cuộc đời gào thét trở về bên em ta trở lại chính mình…
Đã từng có lúc bị gục niềm tin ta vịn tình yêu em đứng dậy ta trốn chạy cô đơn bằng bao dung nhân hậu mỗi khi cuộc đời buồn ta lại nhớ về em…”
Xin mãi làm “người hát rong”
Chuyện làm thơ, làm báo của Văn Công Hùng có nhiều giai thoại, phần lớn tôi nghe thế hệ đàn anh đi trước kể lại. Ngày tôi vào Trường Đại học Tổng hợp, anh em Khoa Văn hay kể, Văn Công Hùng có một ước mơ “để đời” khi còn sinh viên là sau này ra trường được hút hết điếu thuốc lá ngon mà không bị đứa nào xin hút ké. Hồi đó đất nước khó khăn, đói kém hành hạ cái dạ dày đã đành, cái cơ thể của sinh viên cũng đói thuốc lá, cần cái nhựa của ni-cô-tin để xoa dịu cái đói hiện tại. Sau này ra trường, trở thành nhà văn (Văn Công Hùng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã xuất bản 11 đầu sách, trong đó có 8 tập thơ, 2 trường ca và 1 tập bút ký), rồi sau đó nữa làm nhà báo và giàu lên, Văn Công Hùng lại có “tuyên ngôn” khác: “Xin mãi làm người hát rong” – ý nói chỉ làm thơ, rong chơi đây đó, không cần lo nghĩ gì nữa… Còn những chuyện sau là do người ta truyền khẩu hoặc viết lại, như là chuyện hài hước nhưng có thật một trăm phần trăm.
Hồi mới lên làm việc ở Ty Văn hóa – Thông tin Gia Lai – Kon Tum (1981), Văn Công Hùng có dịp gặp nhà văn Trung Trung Đỉnh. Nhà văn từng chiến đấu và sáng tác trên mảnh đất Tây Nguyên vào những năm chiến tranh ác liệt, sau này thỉnh thoảng anh trở lại Pleiku thăm chiến trường xưa và đồng đội. Lần nào Văn Công Hùng cũng được phân công lo đón tiếp nhà văn. Được sự khích lệ của nhà văn quân đội, đêm ngày anh hăm hở viết truyện ngắn. Anh mạnh dạn đưa bản thảo cho Trung Trung Đỉnh đọc thử, hồi hộp chờ nhận xét. Nhà văn đọc xong cười, nói: “Tốt nhất theo anh sự đóng góp lớn nhất của chú cho nền văn xuôi nước nhà là hãy đừng bao giờ viết truyện ngắn nữa”. Bị phang một đòn, từ đó anh không bao giờ bén mảng đến thể loại truyện ngắn nữa. May mà còn thơ để anh có cửa nương nhờ, bởi năng khiếu thơ sẵn có trong anh từ thời sinh viên. Nhưng thật oái oăm, ngay bài thơ đầu tiên được in, Văn Công Hùng lại bị dính “đòn”. Đó là bài thơ “Không đề”, in năm 1982, trên tạp chí Văn nghệ Gia Lai – Kon Tum. Bài thơ chỉ có mấy câu: “Tờ lịch mỏng rụng xuống/ Một ngày/ Trục thời gian thêm một vòng trái đất/ Ta loay hoay tìm câu thơ vừa mất/ Tóc trên đầu thêm một sợi chia đôi”. Trong cuộc họp cộng tác viên, tác giả bài thơ bị lãnh đạo nêu ra với kết luận, tư tưởng có vấn đề, tại sao lại phải “loay hoay tìm câu thơ vừa mất”, phải chăng đó là sự tiếc nuối cho chế độ cũ?… Tuy tên anh không được lãnh đạo nêu đích danh, nhưng sau khi giải lao mọi người tiếp tục họp thì không ai dám ngồi cạnh Văn Công Hùng nữa vì sợ… bị liên lụy.
Nhưng đâu đã hết, mười năm sau, cũng chỉ qua bài thơ “Suối đá”, in trên một đặc san của tỉnh, Văn Công Hùng bị lãnh đạo nói đây là “Nhân văn giai phẩm”, “phản động”, thậm chí có “âm mưu bạo loạn lật đổ”. Ấy là còn chưa kể, sự kiện xảy ra vụ “án” xuất bản cuốn “Truyện cổ Gia Lai – Kon Tum” do anh biên tập cũng có vị lãnh đạo nêu chuyện “Sự tích Pleiku” kết luận, chuyện cổ tích dám nói xấu Pleiku. Họ suy diễn từ một chi tiết trong truyện cổ tích theo chiều hướng xấu, rồi kết luận cuốn sách có vấn đề, và đòi thu hồi. Ông phó Ty Văn hóa- Thông tin bị phê bình thế làquay về cơ quan mắng “anh là người có học nhất cơ quan mà… ngu”. Sau này Văn Công Hùng viết: “Tôi cho rằng, nhà văn tài hoa là người không kể, không tả, mà phải viết về sự mình cảm nhận, mình chiêm nghiệm về vùng đất ấy. Những xê dịch, những rạn nứt, những đổ vỡ… theo quy luật và cả phi quy luật, tức là các yếu tố khách quan và chủ quan tác động vào sự phát triển, sự biến đổi. Phải đưa ra được những dự báo chứ không kể tả, việc ấy của báo chí. Vì thế, Tây Nguyên, Gia Lai hiện lên trong tác phẩm, nó không lồ lộ dễ dãi, không “kêu như chuông”, mà nó chìm vào trong hình ảnh, hình tượng, nó ở giữa chữ, phía sau chữ, nó ở trạng huống cảm xúc, ở kết cấu tác phẩm… Nó còn nằm ở phía những tiên tri, dự báo… Nhà văn phải sống tận cùng với đời sống. Không phải sống kiểu cùng ăn cùng ở, mà còn phải nghiên cứu, học hỏi, phải luôn liên tưởng so sánh, đau đáu nhưng phải tỉnh, yêu thương nhưng đừng gào lên mà cần tỉnh táo…”.
Nhà thơ Phạm Dũng, người bạn cùng Khoa Văn khóa I của Văn Công Hùng kể: “Hùng hiền. Ở lớp tôi hồi đó khoảng một phần ba đứng về phe “cách mạng dân chủ”, theo nghĩa thấy những khuôn khổ của Trường Đại học Tổng hợp Huế quá ư chật hẹp, thấy cái sự bắt hai đứa hôn nhau phải làm kiểm điểm, thấy cái việc thằng ấy ngủ với con ấy không phải chuyện riêng chim bướm mà đuổi học của chúng, là vô lối. Hùng nằm trong nhóm “dân chủ” nhưng lóm nhóm đi sau. Hùng thể hiện mạnh nhất tư tưởng cách mạng là việc tham gia vào diễn một vở kịch sau đó bị nhà trường cấm và lên án gay gắt. Trong vở đó, Hùng vào vai trai ngoan, diễn rất hay, hay đến nỗi hôm rồi con bé học sau mấy khóa hỏi tôi về Hùng: “Cái anh gì lớp anh đóng vai anh sinh viên ấy nhể, giờ làm gì rồi!”. “Em đoán xem hắn làm gì?”. “Không lẽ anh ta làm diễn viên?”.
Phạm Dũng còn chế diễu: “Tôi không còn nhớ tập thơ trước của Văn Công Hùng ngoài một cảm giác đó là một tập thơ của tuổi học trò. Tập đó Phạm Phú Phong viết lời tựa. Tôi nói với Phong: “Thơ thằng Hùng dở mà mày vẫn viết được hay thế, mày khá!”. Phong cười: “Ờ, thơ nó dở mới cần một thằng viết lời giới thiệu hay như tao”. Nhận được tập thơ “Gõ chiều vào bàn phím”, đọc qua một lượt tôi rưng rưng một cảm xúc thật khó tả. Như thể Văn Công Hùng lột xác, thăng hoa. Như thể Văn Công Hùng nhận được đặc ân mà thượng đế đã thiên vị ban cho. Tôi muốn dùng từ thiên vị, bởi vì với tôi ai làm thơ hay thì phải làm hay ngay từ khi còn rất trẻ. Thoảng hoặc nếu ai đó bất ngờ “cháy sáng” thì đời sống của người đó nhất định phải có một biến động lớn như một cơn địa chấn bất thần tác động lên tinh thần, cảm thức và nỗi đau trong sâu thẳm tâm hồn. Hùng không có điều đó. Cái chức vụ hữu danh vô thực ở một vùng đất có thực mà hữu danh như Hùng không đem lại cho Hùng một đời sống dư dả, nhưng cũng không thúc ép Hùng rơi vào khốn quẫn, bi đát. Cái cuộc sống như vậy rất dễ làm cho người ta nhàm chán, đơn điệu, tự bằng lòng, và đương nhiên những tác phẩm được làm ra từ những con người đó cũng khó mà có những đột biến bất ngờ. Ấy thế mà “Gõ chiều vào bàn phím”, chỉ cần cái tên đó thôi đã thấy Hùng khác Hùng nhiều quá”. Văn Công Hùng, hay ai khác cũng vậy, được nhà thơ Phạm Dũng khen có thể nói là một điều xa xỉ.
Nhưng không như các nhà thơ hay “chê” lẫn nhau, với bạn đọc thì Văn Công Hùng có cả một trời người hâm mộ. Nhiều người trẻ nhớ về anh là nhớ về một người thơ “hát rong” nhưng luôn suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm về thế sự mang tính triết luận. Có người trong đề tài nghiên cứu của mình còn đặt anh bên cạnh các cây bút tài năng của nền thơ hiện đại Việt Nam. Người ta cho rằng Văn Công Hùng là một con người nhiệt tình, hăng hái trong những nhộn nhịp của cuộc sống và sâu thẳm trong tâm hồn anh luôn cháy hết mình với thơ ca. Nhưng công bằng mà nói, với Văn Công Hùng không chỉ có thơ. Trong “gia tài” văn chương, báo chí của anh còn có nhiều phóng sự, ký sự, bút ký có nhiều cái để đời. Gắn bó với miền đất Tây Nguyên gần cả cuộc đời cầm bút, Văn Công Hùng từng tâm sự, suy ngẫm: “Tây Nguyên đang rời xa đi cái gốc nguyên thủy của nó, đang bị giằng xé dữ dội giữa phát triển và bảo tồn, giữa những vòng quay chóng mặt của ngộ nhận và cố chấp, của cả tự ti và áp đặt, của vênh vang và ngu dốt, của thực dụng và hiếu thắng… Chứ trong tôi, một Tây Nguyên hài hòa, nhân văn, trữ tình và đầy khát vọng nhưng cũng rất khiêm nhường luôn luôn thường trực, một Tây Nguyên biết cứ khi nào con người mỏi chân thì lại hiện lên một cái cây bóng mát, một Tây Nguyên có hẳn một nghi lễ khóc trâu trước khi hiến tế, và một Tây Nguyên cương quyết không lừa thần linh, nên dẫu nhà nước hứa rồi nhưng lại không cho thần linh ăn trâu thì họ mang về làng để làm. Bởi họ không ăn trâu, mà là dâng hiến cho thần linh. Sự dâng hiến tự nguyện và thành kính, nhân nghĩa thủy chung và cũng rất giữ lời, trung thực một cách cực đoan như vậy đấy, Tây Nguyên của tôi…”.
Văn Công Hùng có nhiều bút ký hay về các vùng đất của đất nước nơi anh từng có bạn bè, nơi anh từng đến, ở lại và ra đi trong tiếc nuối. Với Quảng Trị, lần nào đi ngang về tắt anh đều ghé thăm, vì ở đây anh có nhiều bạn đồng môn gắn bó, cũng là mảnh đất anh có nhiều ấn tượng. Có lần anh tâm sự: “Chả hiểu sao Đông Hà với tôi cứ như là tiền định. Lần nào về tới Huế rồi cũng ngứa ngáy muốn chạy ngay ra Đông Hà. Tôi đã có nhiều lần chạy xe máy từ Huế ra Đông Hà như thế, có khi dưới mưa như trút nước, có khi dưới nắng nhòe trời, có lần chạy xe máy ra đến lúc về thấy đường vợi xa lại vác cả xe máy lên xe đò quay lại. Mà nào Đông Hà có hoa thơm gái đẹp cho cam (nói rõ thêm, gái đẹp thì rất nhiều nhưng không phải của mình), có chăng chỉ là cái thứ nao nao nhớ của riêng mình với những ấn tượng riêng với những người bạn ngoài ấy, hơn nữa, trên thế, là với cái mảnh đất đầy những huyền thoại nhưng lại rất gần gũi, thân thiện này. Đông Hà – thành phố rất lạ. Vừa hiền lành vừa dữ dội. Vừa chừng mực vừa căng cứng. Vừa như kiềm chế vừa như muốn buông xuôi. Vừa như gìn giữ lại như sẵn sàng dâng hiến… Có một nỗi nhớ lặng lẽ theo tôi về. Không chỉ đến Huế, nơi đại gia đình tôi đang ở, mà theo lên tận Pleiku, nơi tôi đang sống và làm việc. Tôi ôm laptop ra gõ vu vơ, và thật lạ, Đông Hà cứ hiện ra như là nó phải thế, mà nào có hẹn ước ấp ủ gì, nào có thề bồi sông bể gì, chỉ là vu vơ, mà nó cứ đau đáu như là từ xưa lắm, tôi đã mắc nợ Đông Hà”…
***
Bây giờ nghe nói Văn Công Hùng đã về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhận làm giám đốc truyền thông hay văn hóa gì đó cho một tổng công ty lớn. Tôi nghĩ chắc là anh nhẹ dạ cả tin, hay nể lòng bạn bè cứ nhận cho có như một thời “hai tay hai súng”, hay sống tạm ở thành phố này để gần gũi con cháu một thời gian thôi chứ ruột gan, cảm hứng thi ca, báo chí, tất cả bạn tâm giao… đều ở thành phố Pleiku hết rồi. Hồi tôi quyết định chuyển công tác về quê nhà, Văn Công Hùng viết rằng những người xa phố núi Pleku, trong đó có tôi là “cứ thắt ruột mà về”. Chúng tôi “cứ thắt ruột mà về”, còn anh thì không thể. Anh ở lại với miền đất Tây Nguyên đầy kỷ niệm. Anh chẳng thể về đâu, anh ở lại, thậm chí có thể sau này là nằm lại với mảnh đất Tây Nguyên xa ngái, ân tình này, như là định mệnh của đời người.
CÓ LỚP SINH VIÊN NHƯ THẾ
Hoàng Kim
“Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo”. Câu chuyện về họ là chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công. Tôi trò chuyện với Văn Công Hùng, nhà văn Tây Nguyên, tác giả của “Lời vĩnh cửu” và “Tây Nguyên của tôi” rằng, sinh viên Tây Nguyên hôm nay đã hỏi tôi: Thưa Thầy, Thầy đi nhiều hãy cho chúng em biết nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất?; Thưa Thầy, quê em ở …. ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn, thầy giúp ý kiến nuôi trồng để dân thoát nghèo có lợi nhất?”… Những câu hỏi thông minh đến vậy đã làm cho sự trả lời không đơn giản, đánh thức trong tôi việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và đúc kết di sản lý luận để đáp ứng. Dạy và học không chỉ là sự trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn thắp lên ngọn lửa, đánh thức tiềm lực, giúp học viên tìm tòi, suy nghĩ đối thoại tìm ra định hướng để khai mở vùng năng lượng to lớn của con người và thiên nhiên nơi mình đang sống. Bởi định hướng quan trọng hơn tốc độ.
Tôi đã trả lời câu hỏi “Nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất ” rằng tôi từng nghĩ đến Thụy Sĩ và Bắc Âu là nơi có chất lượng cuộc sống cao và môi trường sống an lành nhất, người dân hiền lành thân thiện, đáng sống và đáng học hỏi nhất. Nhưng, tôi đã có bài viết dài Đêm trắng và bình minh kể về câu chuyện này sau khi tự mình trãi nghiệm hơn sáu mươi nước và điểm đến đã đi qua để chiêm nghiệm và tự rút ra kết luận là: “Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất !”
Quan niệm nhân sinh này của tôi cũng hợp với suy nghĩ của người Thầy đáng kính Nguyễn Hiến Lê sao sáng. Cụ đã viết “Tự bạch” về nhân sinh: “Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng “. Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là người được giới trí thức và nhân dân lao động kính trọng vì nhân cách cao qúy, cuộc sống thanh bạch, học vấn uyên bác và hiệu qủa lao động hiếm thấy. Trong “Lời mở đầu” tác phẩm “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Hiến Lê trí tuệ bậc Thầy, ngọn đèn văn hóa, sao sáng trời Nam. Cuộc đời và di sản của Nguyễn Hiến Lê là mẫu mực nhân cách người hiền còn mãi với thời gian.
Chọn nơi gắn bó phần lớn cuộc đời mình làm nơi đáng sống nhất và đáng học nhất, cũng hợp với tâm sự của nhà văn Văn Công Hùng trong ‘Tây Nguyên của tôi’ : “Tôi sống ở đất này đã hơn ba mươi năm. Đã có nhiều cơ hội để đi, đến những thành phố lớn hơn, như Huế, Hà Nội, Sài Gòn… nhưng rồi đều đã dằng díu mà ở lại. Té ra mình yêu nó đến mức không dứt ra mà đi được rồi… Bài viết này tôi viết trong nỗi yêu thương và cả đắng đót xót xa đến đớn đau về cái vùng đất mình đã gắn với nó hơn nửa đời người. Và là bài viết về Tây Nguyên ưng ý nhất từ xưa đến nay, nhiều bạn bè văn chương đã đọc và đều… khen, huhu…”
Cũng có những suy tư khác như tôi đã kể trong Chuyện tử tế phim học làm người: “Cách đây hơn mười năm Trần Văn Thủy đã xuất bản cuốn sách có nhan đề Nếu Đi Hết Biển, nêu lên một thắc mắc vừa cụ thể vừa siêu hình: nếu đi hết biển thì sẽ tới đâu? Thoạt đầu với khái niệm trái đất tròn, tác giả cho rằng “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình”. Nhưng nhiều năm sau, khi tác giả đã đi đến đất Mỹ thì mới thấy rằng người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình” được. Cuốn sách mới nhất Trong Đống Tro Tàn này cho chúng ta cảm tưởng tác giả không còn điều thắc mắc ấy nữa. Con đường địa lý của quả địa cầu dù trên mặt đất hay mặt biển thì rất rõ ràng, đi mãi thì có thể trở về nơi mình xuất phát. Nhưng con đường của lòng người, với bao nhiêu thứ hệ lụy của cuộc sống thì không thể vạch một lộ trình đơn giản nào”.
Trong Sơn Nam ông già Nam Bộ có mẫu chuyện “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” của Võ Đắc Danh: “Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”. Cho đến bây giờ, khát vọng đơn giản của ông già kia vẫn đang là khát vọng của hàng triệu con người. Càng nghĩ càng thấy “đáng sợ” một Sơn Nam.”
Tôi nói với các em sinh viên Nông Học 14 Gia Lai: Trên đây là một số góc nhìn trãi nghiệm về nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất ?. Đối với Thầy (Hoàng Kim), đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.
Hành trình dạy và học là quay về tự thân, tìm lại chính mình.
Câu hỏi: Làm thế nào để dân thoát nghèo có lợi nhất nơi đất ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn? bạn hãy nghe Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi để thấu hiểu hành trình đi tìm câu trả lời cho việc đánh thức tiềm năng của một vùng đất rốn phèn năn lác hoang hóa vùng tứ giác Long Xuyên sau hơn 20 năm, nay thành vựa lúa. Bạn sau đó hãy tự mình suy ngẫm, tìm tòi lời giải cho bài toán của chính bạn.
Ông Văn Công Hùng viết: “Mình chưa gặp ông Nguyễn Minh Nhị chủ tịch tỉnh An Giang bao giờ, nhưng nghe về ông, đọc về ông và đọc của ông thì thấy quý ông, một người tử tế, một lãnh đạo vì dân.
Sáng nay ăn sáng với ông Hoàng Kim, một chuyên gia về nông nghiệp, chuyên gia giỏi ấy, và gặp ông này thì… chủ yếu là ngồi nghe ông nói, đủ mọi chuyện, chuyện gì cũng chính xác vì ông có một trí nhớ rất kinh khủng, dù kiến thức của ông rất dày, ông phải nhớ nó, thế mà còn nhớ biết bao chuyện ngoài chuyên môn nữa. Ông kể về ông Bảy Nhị: Hồi ấy vùng Tứ giác Long Xuyên có vùng rốn phèn Tri Tôn, Tịnh Biên có một vùng đất hoang hóa chua phèn, giữa Kiên Giang và An Giang, chỉ toàn cỏ lút đầu người, chưa có dân. Ông Bảy Nhị lên xin ông Kiệt một ít cho An Giang, mấy chục nghìn héc ta đấy. Ông Kiệt cho. Ông Nhị lên Sài Gòn tìm gặp các nhà khoa học xin tham vấn nên làm gì, có ông Kim. Ông Kim nói có giống sắn 7 tháng thu hoạch có thể trồng xem canh với lúa ở đấy, đánh liếp (luống) lên trồng…
Một sáng ông Kim ngủ dậy, dậy sớm, ra mở cửa, thấy một cái ô tô đẹp và sang đậu trước cổng. Tò mò ra đánh thức cậu lái xe dậy bảo sao lại đậu trước cổng nhà tôi, lái xe bảo cháu lái xe cho ông Bảy nhị, nay là tháng thứ 6 kể từ cuộc gặp với tiến sĩ, ông Nhị bảo cháu chở lên gặp tiến sĩ, nhưng sớm quá, TS đang ngủ nên ông Nhị chạy trước vào vườn thực nghiệm nhổ trước một bụi sắn kiểm tra rồi hẹn cháu quay lại bao giờ TS dậy thì chở TS vào vườn bàn tiếp…
Ông Kim kết luận: Với những lãnh đạo như ông Nhị thì đúng nhà khoa học nào bịp được ông ấy.Là 1/2 cuộc ăn sáng nói chuyện về… khoa học và các nhà khoa học. Huhu khoa học mà không dám nói thật, không biết sự thật, chỉ nói theo, nói dựa vào ý lãnh đạo, chính xác là minh họa cho ý tưởng của lãnh đạo, thì chính lãnh đạo cũng chả cần chứ đừng nói nhân dân. Ý này triển khai lúc 2 anh em nói về hàng loạt nhà máy xăng sinh học… đắp chiếu, dù lúc động thổ hoặc cắt băng toàn nguyên thủ đến dự…“
Có lớp sinh viên như thế. Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo. Câu chuyện về họ là những chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Dạy và học với họ đã khai mở tiềm năng, đánh thức vốn sống thực tiễn trong tôi, gọi dậy những bài học kinh nghiệm sáng suốt kết nối với lý luận. Thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất của chân lý.
Chúng tôi đến thăm ký túc xá Cỏ May tiếp bước sinh viên nghèo học giỏi trùng hợp với ngày 1 tháng 4 nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống ‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…’ “sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi …” Phía sau tuyệt phẩm âm nhạc nổi tiếng những ca từ thao thức lòng người, phía sau những tấm lòng và sự dấn thân là những số phận, những câu chuyện đời. Đường xuân chúng ta tiếp bước, chung sức để Tổ Quốc và Dân tộc Việt mãi đi tới. Các bạn , các em hãy viết tiếp
Anh Hinh Lâm Quang viết: “Hoàng Kim bạn già của tôi ơi . Lần này không ra hội trường với anh em, vắng Kim ai cũng nhớ trong đó có người nhớ Kim nhiều hơn cả. Biết là Kim bận mọi người thông cảm chỉ có hơi tiếc nuối thôi. Hẹn Kim lần sau nhé”. Thầy bạn trong đời tôi mãi là câu chuyện không bao giờ quên…
“Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo”. Câu chuyện về họ là chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công.
(*) Tái bút: Ngắm ảnh những sinh viên Nông Lâm ngày tốt nghiệp tự dưng, tôi liên tưởng tới một tản văn thật dễ thương của Văn Công Hùng bạn tôi nột người Huế nay đã thành người Tây Nguyên vì đã gắn bó thật nhiều năm trên đó. Văn Công Hùng viết bài “Ông Núp giữa đời thường” được nhiều người đọcvà quay lại “Lịch sử nhỏ nhoi từ cái giọt nước mắt trùng phùng đến cả một dân tộc vĩ đại từ cái bến nước nơi Núp đã trao vòng cầu hôn cho Liêu đến cái dáng còng của bà Ch’rơ người em của Liêu người vợ nối dây tảo tần chịu thương chịu khó của Núp. Từ ngọn núi Tơ Tung hùng vĩ đến dấu tích hầm chông bẫy đã vẫn còn ở làng S’tơ (Kông Hoa) ngày nào…” …”Hôm ông Núp mất, được quàn ở hội trường tỉnh ủy. Tang lễ phối kết hợp giữa nghi thức nhà binh, phong tục truyền thống Việt và Tây Nguyên. Tức là có tiêu binh điều lệnh, có thắp hương và có cả cồng chiêng. Điều lạ là, rất nhiều người dân bình thường chả liên quan gì đã đến viếng ông. Đến khi đã chuẩn bị di quan, đội tiêu binh đã vào vị trí, khẩu lệnh đã vang lên, vẫn có hơn chục người, là các chị bán vé số, chạy vội vào viếng ông. Họ lạy rất thành kính, rất đúng bài bản, như lạy vĩnh biệt một người ông trong gia đình. Họ biết tin muộn, đã bỏ cá buổi bán đến để chia tay ông. Hôm ấy nghi lễ đã phải dừng lại một lúc để chờ những người dân như họ, viếng ông. Và đoàn người tiễn ông tới nghĩa trang liệt sĩ đông đến mức đầu đã tới nơi mà đuôi vẫn còn ở hội trường. Anh hùng của nhân dân là thế, dù trước đấy có người còn nghĩ, ông Núp mất lâu rồi…”
NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long
Nam tiến là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời đã cho chúng ta dẫn liệu toàn cảnh lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Hành trình Nam tiến kéo dài trên 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2016) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.
Tác phẩm”Nỗi niềm Biển Đông”của nhà văn Nguyên Ngọc dẫn lời của giáo sư Đào Duy Anh là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc và động lực Nam Tiến:
“Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩa không chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn.
Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả … Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.
Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”. Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.
Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.
Nam Tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay được chia làm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 từ năm 1009 khởi đầu nhà Lý cho đến năm 1525 khởi đầu nhà Mạc, trãi Đinh, Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407), Nhà Lê sơ (1428-1527). Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành.Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Giai đoạn 2 từ năm 1526 khởi đầu nhà Mạc của nước Đại Việt đến năm 1693 kết thúc việc sáp nhập Chiêm Thành vào Đại Việt và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Thời kỳ này trãi từ Nhà Mạc (1527- 1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh, nhà Tây Sơn (1778- 1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804-1839). Bản đồ cương vực màu xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến đèo Cù Mông tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên thuộc Đàng Trong, Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo .
Giai đoạn 3 từ năm 1839 cho đến nay, bao gồm: Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839- 1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).
Đặc trưng cương vực giai đoạn 1 là Sông Gianglàm cực Nam của Đằng Ngoài khi chân chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt.
Đặc trưng cương vực giai đoạn 2 làNúi Đại Lãnhvà núi đá Bia tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt.
Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi vua thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt. Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam. Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với ba lần hôn phối một lần thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và hai lần thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa và Ngọc Vạn Công Chúa), với chín lần chiến tranh lớn nhỏ đã hòa máu huyết người Việt với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên thực hiện công cuộc “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam và sau trở thành nước Việt Nam như ngày nay.
Đặc trưng cương vực giai đoạn 3 làvị thếnước Việt Nam độc lập toàn vẹn ngày nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho một nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.
CHỐN TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT
Việt Nam nôi người Việt là vùng đất Rồng Tiên Văn Lang và Việt Thường xưa. Đất Rồng là Tam giác châu Bắc Bộ, chốn tổ nghề lúa Việt Nam và Thế giới; non Tiên là đất Việt Thường.
Vùng tam giác châu Bắc Bộ với ba đỉnh Việt Trì, Ninh Bình, Quảng Ninh, có trọng tâm là Hoàng Thành Thăng Long, thủ đô Hà Nội ngày nay. Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội với Hưng Yên, Cổ Loa là địa danh nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc Việt đặc biệt quan trọng . Giáo sư Trần Quốc Vượng tại lời tựa sách “Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình” do Trương Đình Tuyển chủ biên (Nhà Xuất bản Thế Giới, Hà Nội, xuất bản năm 2004, 678 trang) đã trích dẫn Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi nói về địa thế hiểm yếu của non sông Việt:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác
Đỉnh thứ nhất của tam giác châu Bắc Bộ ở đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì ở Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở tả ngạn sông Hồng, bên kia là huyện Ba Vì, Hà Nội. Việt Trì là thành phố địa chính trị văn hóa lịch sử Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng, cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc). Việt Trì cũng là thành phố ngã ba sông nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô, sông Đà thành sông Hồng.
Đỉnh thứ hai của tam giác châu Bắc Bộ ở núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Việt Trì nối với Quảng Ninh là dải Tam Đảo nối 99 ngọn Nham Biền với dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc”, bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.
Đỉnh thứ ba của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ ở núi Mây Bạc của Dãy núi Tam Điệp thuộc khu vực Tam Điệp–Tràng An của ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Dãy núi Tam Điệp là dải núi cuối cùng của dãy núi Ba Vì từ đỉnh tam giác châu Tản Viên, Việt Trì rồi 99 ngọn chạy dọc sông Đáy, sông Hoàng Long mà tới vùng Thần Phù Nga Sơn đâm ra gần sát biển theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây cũng là vùng quần thể di sản thế giới Tràng An nơi có chùa Bái Đính là quần thể chùa có nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á
Sông Hoàng Long chảy hoài Hoàng Kim
Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức Minh Không.
Dãy núi Tam Điệp, sông Hoàng Long và khu vực Tam Điệp Tràng An là nôi loài người Việt cổ thuộc nền văn hóa Tràng An thời kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hòa Bình. Vùng đất này là chốn tổ của nghề lúa châu Á và Thế Giới. Dãy núi Tam Điệp, sông Hoàng Long cắt ngang vùng đồng bằng duyên hải thành hai phần châu thổ sông Hồng và sông Mã nên nó được xem là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung. Dãy núi Tam Điệp là bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình Thanh Hoá và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Bắc vào Nam, đường bộ qua đèo Tam Điệp, đường thuỷ qua cửa Thần Phù. Dãy núi Tam Điệp chứa đựng nhiều giá trị địa chính trị, lịch sử, văn hóa với vai trò là nôi người Việt tiền sử, với những danh thắng và phòng tuyến quân sự rất nổi tiếng như cửa Thần Phù, phòng tuyến Tam Điệp, rừng Cúc Phương, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, núi Cao Sơn, động Người Xưa, hang Con Moong,…
Dãy núi Tam Điệp nối liền với Dãy núi Trường Sơn (trong tiếng Lào là Phu Luông) là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km. Dãy núi Trường Sơn tiếp nối với dãy núi Ba Vì và Dãy núi Tam Điệp , bắt đầu từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã. Dãy núi Trường Sơn là xương sống để nối liến hình thế Bắc Nam liền một giải.
DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT Hoàng Kim
Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.
Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.
“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.
Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)
Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.
Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (2)
đến Hạ Long,
Hương Sơn,
Phong Nha,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Nha Trang,
Đà Lạt.
Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.