Số lần xem
Đang xem 904 Toàn hệ thống 1855 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Lời dặn của Thánh Trần là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.Đọc lại thật sâu sắc! Tôn tử binh pháp thiên thứ nhất, trang đầu là “Tính toán”. Tôn Tử nói: Chiến tranh là việc lớn quốc gia, là việc sống chết của nhân dân, là sự mất còn của một nước, không thể không xem xét cẩn thận. Cho nên phải cân nhắc năm yếu tố, phải tính toán, so đo mà tìm hiểu thực tình của đôi bên: Thứ nhất là đạo nghĩa; thứ hai là thời trời; thứ ba là địa lợi; thứ tư là chủ tướng; thứ năm là pháp chế. Chỉ nói đến trí thức tinh hoa, tinh thần ái quốc và sức mạnh toàn dân thì chỉ mới tính toán so đo thứ nhất là đạo nghĩa. Chỉ nói đến tài năng và tôn vinh cụ thể một con người như Napoleon chẳng hạn thì chỉ mới tính toán so đo thứ tư là chủ tướng. Chính vì vãy Napoleon khi thua trận bị nhốt ngoài đảo mới thốt lên: Tiếc thay trước đây ta chưa đọc sách này (Tôn Tử binh pháp) và Cụ Hồ trước khi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã nghiền ngẫm dịch Tôn Tử binh pháp, học lại thật kỹ Lịch sử Việt Nam và chọn nơi khởi binh ở làng Quốc Tuấn. .
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).
Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.
Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.
Đức Thánh Trần gương soi kim cổ
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.
“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.
Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.
Bảy phép để biết người:
1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không 2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ. 3. Cho gián điệp thử xem có trung thành không. 4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào. 5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không 6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không. 7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không. 8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.
Tướng ngu có tám điều tệ:
1. Lòng tham mà không chán 2. Ghen người hiền, ghét người tài 3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót 4. Xét người mà không xét mình 5. Do dự không quả quyết 6. Say đắm rượu và sắc đẹp 7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát 8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ
Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.
Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;
Bảy phép sau đây để biết người
1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng; 2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến; 3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức; 4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm; 5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình; 6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực; 7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.
Tám hạng tướng và bậc đại tướng
Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.
Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.
Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.
Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.
Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý. Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân, giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái. Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau. Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.
Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”
Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình; xem tiếp… Lời dặn của Thánh Trần;
Cụ Mạnh viết về Bác Hồ ở Chương 7 “Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” thật hay. Tôi thường đọc lại. Nghề văn sử thời nay, chép đầy ắp tư liệu hay và thật như vậy, là thật giỏi và khéo lắm. Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi trong Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian cuối sách có ghi: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”.
Lần thứ nhất sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám năm 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp 2 ở trường Hàn Thuyên.
Một hôm được tin Hồ chủ tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ chủ tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.
Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin xã, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.
Ðợi một lúc thì có một chiếc xe ô tô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng.
Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo Kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô, “Hồ chủ tịch muôn năm !”
Ðứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn – ấn tượng của tôi về Hồ chí Minh là như thế.
Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt đông khá mạnh. Ðã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính Quốc dân đảng và Vệ quốc đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.
Lần thứ hai tôi được thấy Hồ chủ tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Ðại học sư phạm Vinh.
Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.
Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre- có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người:
_ Ðảng Lao Ðộng Việt Nam muôn năm !
_ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà muôn năm !
Ông Hồ vung tay rất cao.
Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba:
_ Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm !
Ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống.
Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy.
Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.
Hồ Chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chuyện lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ, “Thanh cậy thế, Nghệ cậy..”thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại, “cậy thần “là cậy thần nào, thần Hồ Chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.
Năm 1969, tôi chuyển ra công tác ở trường Ðại học Sư phạm Hà nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ Chí Minh như Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, Họa sĩ Diệp Minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật Ký Trong Tù.
Ông Hồ về Pắc Bó đầu năm 1941 ngày 28/1. Tháng 8/1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.
Ông Lê Quảng Ba cùng đi với ông Hồ. Ðến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê Quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Ðể động viên người đồng hành với mình, ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh Phụ Ngâm. Vừa kể vừa giảng. Té ra xa nước ba mươi năm Hồ Chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh Phụ Ngâm.
Nhưng Lê Quảng Ba càng đi càng đau. Ðến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên Dương Ðào- tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Ðến xã Túc Vinh, huyện Ðức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (Ngày 27- 8- 1942)
Không phải ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ Chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tàu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở Pắc Bó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.
Nhưng cảnh sát Tàu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế ! Ðiều này tác giả Ngục Trung Nhật Ký cũng đã nói rõ trong thơ của mình:
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
(Ðường đời hiểm trở)
Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung
(Ði Nam Ninh)
Các vị lãnh đạo Ðảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tàu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn Ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra.
Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ Chí Minh sang chế độ nhà tù khác. Trong Nhật Ký Trong Tù, bài Bốn Tháng có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cùng cực khổ của ông Hồ, “Sống khác loài người vừa bốn tháng. Tiều tụy còn hơn mười năm trời.”
Chuyển sang chế độ nhà tù mới, ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng Giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Ðiều này ông Trần Dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Ðiều đáng chú ý là, Nhật Ký Trong Tù có tất cả 113 bài tuyệt cú thì bài Bốn Tháng Rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm “Tam dân chủ nghĩa “của Tôn Trung Sơn, đọc sách của Tưởng Giới Thạch tặng “Trung quốc đích mệnh vận”
Nguyên bản Nhật Ký Trong Tù đâu chỉ có thơ, ở cuối tập Nhật Ký còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Ðộc báo lan.
Mới biết, viết bài Mở đầu (Khai Quyển) Nhật Ký Trong Tù, Hồ Chí Minh đã nói thật lòng mình:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vưà ngâm vừa đợi đến ngày tự do
Hồ Chí Minh được bọn Tàu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước.
Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật Ký Trong Tù, Hồ chí Minh gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm cục chính trị đệ tứ chiến khu) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12- 1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối.
Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá độc hiểm:
“Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh “
Ông Hồ xin đối :
“Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách “
Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi “Ðối hay lắm “.Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói, “Hồ tiên sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục “
Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điêụ Nga-la-tư, một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.
Trong Nhật Ký Trong Tù và hồi ký Vưà Ði Ðường Vừa Kể Chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù, “chân mềm như bún “, đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhảy điệu Nga- la – tư?
Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt. (Cho nên mới có chuyện ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê. Khoảng giữa tháng 9- 1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:
Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc lộ Tây phong lĩnh
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường, vừa kể chuyện)
Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp trong tập hồi ký Những Chặng Ðường Lịch Sử cho biết, “Bữa đó tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Ðồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:
_ Anh xem có đúng là chữ của Bác không?
Ðó là một tờ báo ở Trung quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ của Bác. Bác viết, “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác, ở bên này bình an.
Phiá dưới lại có một bài thơ “
Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9- 1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12- 1943)
Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong cuộc liên hoan tiễn cụ Hồ về nước, hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.
Về tập Nhật Ký Trong Tù, có người nói ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.
Ngày 16- 9- 1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật Ký Trong Tù vẫn được ông giữ cẩn thận.
Ngày 14 – 9 – 1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lãm cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu. Ông Hồ nói, “Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng. “Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bày ở phòng “Ngọn đuốc soi đường của Ðảng Cộng sản Ðông Dương “.
Nhật Ký Trong Tù hiện được lưu trữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết Họa sĩ Diệp Minh Châu từng sống với Hồ chủ tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp họa sĩ ở nhà riêng.
Hai vợ chồng cùng là họa sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Ðất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân…bằng đất sét.
Cách trò chuyện của Diệp Minh Châu cũng vậy. Chuyện nọ xọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.
Ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ Chí Minh.
Diệp Minh Châu ở với Hồ chủ tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội họa, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ chủ tịch.
Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo, “Chú cứ ăn trước đi “Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với họa sĩ, “Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm chủ tịch nước, khổ lắm ! “
Diệp Minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Ðông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chuyên chính. Ông Phạm Văn Ðồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên xô): năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp, ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).
Ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vưà câu vưà trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật Ký Trong Tù : “Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ “. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật Ký Trong Tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi (Trong cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện,ông đã nói như thế).
Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng, phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.
Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Ðại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên Văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ,oai phong. Cô khoe vưà được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Ðến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ.
Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị chủ tịch nước là, “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi.”
Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.
Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoievsky trong cuốn “Anh em nhà Karamadôp “: “Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều lúc tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (..) thế nhưng tôi lại không thể sống chung với bất kỳ ai trong một căn phòng.”. Ðó là loại người mà Dostoievsky gọi là chỉ có “tình yêu mơ mộng “chứ không có tình yêu thực sự.
Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.
Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn, vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói, “Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ “.
Hồ Chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người. Hồi kháng chiến chống Pháp, Họa sĩ Dương Bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt. (Chắc là Duơng Bích Liên thích vẽ Hồ chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương Bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Duơng Bích Liên đã đi rồi. Hồ chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời họa sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.
Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường. Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ chí Minh cũng phải “diễn “những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không th&iac
Lời dặn của Thánh Trần là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.Đọc lại thật sâu sắc! Tôn tử binh pháp thiên thứ nhất, trang đầu là “Tính toán”. Tôn Tử nói: Chiến tranh là việc lớn quốc gia, là việc sống chết của nhân dân, là sự mất còn của một nước, không thể không xem xét cẩn thận. Cho nên phải cân nhắc năm yếu tố, phải tính toán, so đo mà tìm hiểu thực tình của đôi bên: Thứ nhất là đạo nghĩa; thứ hai là thời trời; thứ ba là địa lợi; thứ tư là chủ tướng; thứ năm là pháp chế. Chỉ nói đến trí thức tinh hoa, tinh thần ái quốc và sức mạnh toàn dân thì chỉ mới tính toán so đo thứ nhất là đạo nghĩa. Chỉ nói đến tài năng và tôn vinh cụ thể một con người như Napoleon chẳng hạn thì chỉ mới tính toán so đo thứ tư là chủ tướng. Chính vì vãy Napoleon khi thua trận bị nhốt ngoài đảo mới thốt lên: Tiếc thay trước đây ta chưa đọc sách này (Tôn Tử binh pháp) và Cụ Hồ trước khi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã nghiền ngẫm dịch Tôn Tử binh pháp, học lại thật kỹ Lịch sử Việt Nam và chọn nơi khởi binh ở làng Quốc Tuấn. .
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).
Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.
Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.
Đức Thánh Trần gương soi kim cổ
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.
“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.
Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.
Bảy phép để biết người:
1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không 2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ. 3. Cho gián điệp thử xem có trung thành không. 4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào. 5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không 6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không. 7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không. 8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.
Tướng ngu có tám điều tệ:
1. Lòng tham mà không chán 2. Ghen người hiền, ghét người tài 3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót 4. Xét người mà không xét mình 5. Do dự không quả quyết 6. Say đắm rượu và sắc đẹp 7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát 8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ
Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.
Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;
Bảy phép sau đây để biết người
1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng; 2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến; 3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức; 4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm; 5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình; 6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực; 7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.
Tám hạng tướng và bậc đại tướng
Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.
Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.
Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.
Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.
Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý. Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân, giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái. Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau. Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.
Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”
Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình; xem tiếp… Lời dặn của Thánh Trần;
Cụ Mạnh viết về Bác Hồ ở Chương 7 “Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” thật hay. Tôi thường đọc lại. Nghề văn sử thời nay, chép đầy ắp tư liệu hay và thật như vậy, là thật giỏi và khéo lắm. Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi trong Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian cuối sách có ghi: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”.
Lần thứ nhất sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám năm 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp 2 ở trường Hàn Thuyên.
Một hôm được tin Hồ chủ tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ chủ tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.
Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin xã, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.
Ðợi một lúc thì có một chiếc xe ô tô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng.
Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo Kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô, “Hồ chủ tịch muôn năm !”
Ðứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn – ấn tượng của tôi về Hồ chí Minh là như thế.
Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt đông khá mạnh. Ðã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính Quốc dân đảng và Vệ quốc đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.
Lần thứ hai tôi được thấy Hồ chủ tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Ðại học sư phạm Vinh.
Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.
Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre- có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người:
_ Ðảng Lao Ðộng Việt Nam muôn năm !
_ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà muôn năm !
Ông Hồ vung tay rất cao.
Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba:
_ Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm !
Ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống.
Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy.
Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.
Hồ Chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chuyện lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ, “Thanh cậy thế, Nghệ cậy..”thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại, “cậy thần “là cậy thần nào, thần Hồ Chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.
Năm 1969, tôi chuyển ra công tác ở trường Ðại học Sư phạm Hà nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ Chí Minh như Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, Họa sĩ Diệp Minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật Ký Trong Tù.
Ông Hồ về Pắc Bó đầu năm 1941 ngày 28/1. Tháng 8/1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.
Ông Lê Quảng Ba cùng đi với ông Hồ. Ðến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê Quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Ðể động viên người đồng hành với mình, ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh Phụ Ngâm. Vừa kể vừa giảng. Té ra xa nước ba mươi năm Hồ Chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh Phụ Ngâm.
Nhưng Lê Quảng Ba càng đi càng đau. Ðến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên Dương Ðào- tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Ðến xã Túc Vinh, huyện Ðức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (Ngày 27- 8- 1942)
Không phải ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ Chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tàu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở Pắc Bó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.
Nhưng cảnh sát Tàu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế ! Ðiều này tác giả Ngục Trung Nhật Ký cũng đã nói rõ trong thơ của mình:
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
(Ðường đời hiểm trở)
Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung
(Ði Nam Ninh)
Các vị lãnh đạo Ðảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tàu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn Ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra.
Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ Chí Minh sang chế độ nhà tù khác. Trong Nhật Ký Trong Tù, bài Bốn Tháng có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cùng cực khổ của ông Hồ, “Sống khác loài người vừa bốn tháng. Tiều tụy còn hơn mười năm trời.”
Chuyển sang chế độ nhà tù mới, ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng Giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Ðiều này ông Trần Dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Ðiều đáng chú ý là, Nhật Ký Trong Tù có tất cả 113 bài tuyệt cú thì bài Bốn Tháng Rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm “Tam dân chủ nghĩa “của Tôn Trung Sơn, đọc sách của Tưởng Giới Thạch tặng “Trung quốc đích mệnh vận”
Nguyên bản Nhật Ký Trong Tù đâu chỉ có thơ, ở cuối tập Nhật Ký còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Ðộc báo lan.
Mới biết, viết bài Mở đầu (Khai Quyển) Nhật Ký Trong Tù, Hồ Chí Minh đã nói thật lòng mình:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vưà ngâm vừa đợi đến ngày tự do
Hồ Chí Minh được bọn Tàu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước.
Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật Ký Trong Tù, Hồ chí Minh gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm cục chính trị đệ tứ chiến khu) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12- 1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối.
Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá độc hiểm:
“Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh “
Ông Hồ xin đối :
“Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách “
Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi “Ðối hay lắm “.Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói, “Hồ tiên sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục “
Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điêụ Nga-la-tư, một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.
Trong Nhật Ký Trong Tù và hồi ký Vưà Ði Ðường Vừa Kể Chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù, “chân mềm như bún “, đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhảy điệu Nga- la – tư?
Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt. (Cho nên mới có chuyện ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê. Khoảng giữa tháng 9- 1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:
Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc lộ Tây phong lĩnh
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường, vừa kể chuyện)
Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp trong tập hồi ký Những Chặng Ðường Lịch Sử cho biết, “Bữa đó tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Ðồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:
_ Anh xem có đúng là chữ của Bác không?
Ðó là một tờ báo ở Trung quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ của Bác. Bác viết, “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác, ở bên này bình an.
Phiá dưới lại có một bài thơ “
Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9- 1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12- 1943)
Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong cuộc liên hoan tiễn cụ Hồ về nước, hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.
Về tập Nhật Ký Trong Tù, có người nói ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.
Ngày 16- 9- 1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật Ký Trong Tù vẫn được ông giữ cẩn thận.
Ngày 14 – 9 – 1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lãm cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu. Ông Hồ nói, “Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng. “Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bày ở phòng “Ngọn đuốc soi đường của Ðảng Cộng sản Ðông Dương “.
Nhật Ký Trong Tù hiện được lưu trữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết Họa sĩ Diệp Minh Châu từng sống với Hồ chủ tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp họa sĩ ở nhà riêng.
Hai vợ chồng cùng là họa sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Ðất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân…bằng đất sét.
Cách trò chuyện của Diệp Minh Châu cũng vậy. Chuyện nọ xọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.
Ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ Chí Minh.
Diệp Minh Châu ở với Hồ chủ tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội họa, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ chủ tịch.
Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo, “Chú cứ ăn trước đi “Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với họa sĩ, “Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm chủ tịch nước, khổ lắm ! “
Diệp Minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Ðông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chuyên chính. Ông Phạm Văn Ðồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên xô): năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp, ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).
Ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vưà câu vưà trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật Ký Trong Tù : “Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ “. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật Ký Trong Tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi (Trong cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện,ông đã nói như thế).
Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng, phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.
Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Ðại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên Văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ,oai phong. Cô khoe vưà được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Ðến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ.
Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị chủ tịch nước là, “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi.”
Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.
Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoievsky trong cuốn “Anh em nhà Karamadôp “: “Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều lúc tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (..) thế nhưng tôi lại không thể sống chung với bất kỳ ai trong một căn phòng.”. Ðó là loại người mà Dostoievsky gọi là chỉ có “tình yêu mơ mộng “chứ không có tình yêu thực sự.
Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.
Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn, vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói, “Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ “.
Hồ Chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người. Hồi kháng chiến chống Pháp, Họa sĩ Dương Bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt. (Chắc là Duơng Bích Liên thích vẽ Hồ chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương Bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Duơng Bích Liên đã đi rồi. Hồ chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời họa sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.
Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường. Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ chí Minh cũng phải “diễn “những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không thích làm thánh nhân chút nào. Thí dụ, mệt cũng muốn nghỉ. Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm ! “, ông nói, “Hồ Chí Minh chỉ muốn nằm ! “
Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc lá nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ.
Họa sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi. (Người ta nuôi một con bò để lấy sưã cho ông.)
Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ- hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.
Hà Huy Giáp : một hôm linh mục Phạm Bá Trực gặp ông Hồ, bảo ông là surnature (phi thường). Ông Hồ nói,”Chúng mình là contrenature (bất bình thường)”.
Hà Huy Giáp có một thời gian ở gần Hồ chủ tịch. Ông kể lại chuyện hồi năm 1950, ông mới lấy vợ được một năm thì bị điều ra công tác tại Việt Bắc và ở với cụ Hồ. Ông hỏi ông Hồ, “Sao Bác không lấy vợ mà chịu được?”Ông Hồ nói, “Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi, Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Ðừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần aó vải. Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Ðể khỏi “nhàn cư vi bất thiện”.
Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của cụ Hồ.
Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết gì thêm về Hồ Chí Minh, ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Ði guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi, “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”.
Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế : để râu dài, áo cánh lụa. Ði guốc. Cầm quạt phe phẩy…
Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.
Về chuyện làm thơ của Hồ Chí Minh, tôi vẫn cho rằng ông Hồ có ý thức sáng tác hai loại : một là loại thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh họa đường lối chính trị. Những bài thơ chúc tết, mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Loại này ông cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho cách mạng.
Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã cố tình phê phán tôi về sự phân biệt này: thơ Bác Hồ, thơ nào chả là thơ nghệ thuật và thơ Bác là thơ cách mạng sao lại bảo là để giải trí.
Tôi cho rằng chính cụ Hồ có ý thức phân biệt như vậy.
Người ta thường kể chuyện này để ca ngợi đức tính giản dị, khiêm tốn của cụ Hồ khi làm những bài thơ tuyên truyền, cụ Hồ thường chuyển cho nhiều người xem, kể cả chú liên lạc, để nhờ góp ý sữa chữa cho thật dễ hiểu, dễ nhớ đối với mọi người. Thế là thơ tuyên truyền chứ còn gì nữa. Tuyên truyền thì cốt nhất là mọi người đều dễ hiểu, dễ nhớ, thế thôi. Nghệ thuật gì mà.
Cụ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH là Nhà văn, Nhà giáo Nhân dân , Giáo sư Việt Nam, sinh ngày 18/ 3/1931 tại xã Cự Khối, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội; Giảng viên Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại – Khoa Ngữ văn – ĐHSP Hà Nội; đã từ trần hồi 17 giờ 10′, ngày 9/2/2018, hưởng thọ 89 tuổi. Ông trọn đời là gương sáng, tiêu biểu của bản lĩnh kẻ sĩ, nhân cách trí thức và một nghệ sĩ tài hoa. Cụ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH thời tuổi trẻ từng học trường Bưởi (sau này là Trường Chu Văn An – Hà Nội). Năm 1960, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – trường ĐHSP Hà Nội (một trong những khóa đầu), thầy vào công tác tại Khoa Ngữ văn – ĐHSP Vinh, thời gian khoảng 5 năm; rồi sau đó chuyển ra làm việc và gắn bó suốt 40 năm (của cả quãng đời còn lại) tại Khoa Ngữ văn – ĐHSP Hà Nội.
GS Nguyễn Đăng Mạnh là một trong số những nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học hàng đầu trong lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã góp phần đặt nền móng lý thuyết và thực hành phương pháp luận nghiên cứu tác gia văn học ở Việt Nam, góp phần phát hiện và làm nổi bật giá trị thẩm mỹ của nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh và nhiều tác gia văn học Việt Nam hiện đại trong đó có Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng… Với những công trình nghiên cứu khoa học: “Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh”; “Chân dung văn học tập I”; “Văn và dạy học văn”, “Nhà văn tư tưởng và phong cách”, “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”, “Văn học Việt Nam hiện đại Những gương mặt tiêu biểu”, “Nhà văn Việt Nam hiện đại Chân dung phong cách”…,
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cuộc đời và sự nghiệp gắn bó với giảng đường Khoa Ngữ văn – ĐHSP Vinh, Khoa Ngữ văn – ĐHSP Hà Nội. Những tập bài giảng, giáo trình Văn học Việt Nam thầy trực tiếp viết, tham gia, chủ trì biên soạn đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nhiều thế hệ sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh dưới sự dìu dắt của thầy đã trở thành những nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH có cuốn Hồi ký nổi tiếng “Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” <http://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/> (Trích lời viếng của nhà giáo nhà báo Lê Quang Vinh nguyên là học trò học năm thứ ba của cụ Nguyễn Đăng Mạnh).
Chuyện cổ tích người lớn NHƯỢNG TỐNG SÁCH YÊN BA
Hoàng Kim
“Nếu giọt nước rơi xuống hồ, nó sẽ biến mất; Nhưng nếu rơi xuống lá sen, nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Đời người cũng như giọt nước rơi, ở cùng ai mới là điều quan trọng”. Nguyễn Triệu Luật, Nhượng Tống; Hồ Biểu Chánh, Thạch Lam, Từ Ngọc, Hữu Ngọc … đều là những danh sĩ giỏi văn sử thời loạn. Nhượng Tống sách Yên Ba vui thích tìm đọc. Cảm ơn FB Truong Huy San có bài giới thiệu “Một biên khảo rất giá trị của Yên Ba, lần đầu tiên cho biết khá đầy đủ sự nghiệp & con người Nhượng Tống”
MỘT BIÊN KHẢO RẤT GIÁ TRỊ CỦA YÊN BA, LẦN ĐẦU TIÊN CHO BIẾT KHÁ ĐẦY ĐỦ SỰ NGHIỆP & CON NGƯỜI NHƯỢNG TỐNG
Chúng ta biết rất ít về Nhượng Tống và Đại tá nhà báo Yen Ba đã khắc phục thiếu sót ấy bằng cách công bố một cuốn biên khảo dày 300 trang, giúp ta thấy tầm vóc của nhà văn hóa, nhà cách mạng Hoàng Phạm Trân – Nhượng Tống.
Nhượng Tống, tác giả của tiểu thuyết Lan Hữu, là một trong 3 người sáng lập Nam Đồng Thư Xã, nơi tập hợp các văn nhân, chí sĩ, sáng tác và truyền bá những tác phẩm cổ vũ lòng yêu nước. Nhượng Tống cũng là người Việt Nam đầu tiên dịch Sử Ký Tư Mã Thiên, dịch Lam Sơn Thực Lục, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư…
Vốn là một người chủ trương bất bạo động, lập ra Nam Đồng Thư Xã với mục tiêu ban đầu là khai dân trí, ít lâu sau, cùng Nguyễn Thái Học, lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, lại phải “phục tùng đa số”, chủ trương bạo động, đặt “thành nhân” trên cả “thành công.” Cũng như lịch sử Dân tộc ta ở giai đoạn ấy, cuộc đời ông đúng như tên của cuốn sách, Bi Kịch Con Người Giữa Những Xung Đột Của Thế Kỷ XX. Nhượng Tống từng là đại biểu Quốc hội (đặc cách) khóa I rồi bị (không thể xác quyết được là ai) ám sát ngày 8- 9- 1949.
Không chỉ tìm thấy nhiều tài liệu quý trong các thư tịch cũ, Yên Ba còn may mắn gặp được người con gái duy nhất của Nhượng Tống, bà Hoàng Lương Minh Viễn. Không chỉ tái hiện khá chân thực và đầy đủ chân dung, sự nghiệp và “ý thức hệ” của Nhượng Tống, bằng phương pháp khảo cứu khoa học nhất, Yên Ba giúp đính chính nhiều sai sót trong sử liệu như ngày thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, ngày ra tù (Côn Đảo), ngày bị ám sát… của Nhượng Tống.
Đọc Nhượng Tống của Yên Ba thì cũng nên tìm lại Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (cũng do Nhã Nam xuất bản). Sách cho thấy tình hình đảng phái của người Việt trước năm 1945 và, cho thấy, trước khi “kháng chiến toàn quốc” với người Pháp, cuộc chiến của người Việt khác nhau về ý thức hệ cũng đã tàn khốc lắm.
PS: Sau khi nghỉ hưu ở báo QĐND, đại tá Yên Ba trở thành một trong những tác giả có nhiều sách bán chạy nhất. Nhượng Tống, tôi cho, là tác phẩm quan trọng nhất của ông [Không có sách nào Yên Ba giới thiệu mình là đại tá nên tôi nhất quyết cứ phải lôi cái đại tá của ông ra đây].
Một ngày năm 2013 tại Mỹ, thiền sư Thích Nhất Hạnh dặn tôi: “Gặp người Việt ở đây, con đừng giới thiệu là nhà báo từ Việt Nam sang nhé”.
Tôi theo chân Thiền sư cùng 300 đệ tử của thầy trong chuyến hoằng dương đạo Phật dọc nước Mỹ năm đó. Những ngày cuối, đoàn dừng chân tại tu viện Lộc Uyển thuộc tiểu bang California. Tại đây, thiền sư tổ chức hai khóa tu cho cộng đồng người Mỹ và người Việt. Sư ông dặn tôi thế, bởi e tôi có thể gặp sự phản ứng tiêu cực của một số người.
Khóa tu diễn ra trong 5 ngày. Cả ngàn người tham dự với đủ lứa tuổi, ngành nghề. Ai đến đây dường như cũng đang ôm ấp những nỗi khổ, niềm đau.
Có những nỗi đau bắt nguồn từ đời sống đương đại như đổ vỡ gia đình, làm ăn thất bại. Song có những tổn thương dằng dai từ mấy chục năm trước, trên những chiếc thuyền lênh đênh vượt biển.
Có người chứng kiến con thuyền chở vợ và mấy đứa con bị sóng nhận chìm vào lòng đại dương. Có người không thể quên cảnh hải tặc giết chồng mình, cướp tiền vàng, vứt xác xuống biển rồi bị chúng thay nhau hãm hiếp. Khi đến nước Mỹ, họ bị mang thai rồi sinh con. Bi kịch ở chỗ, càng lớn, khuôn mặt đứa con lại càng giống kẻ đã hãm hiếp mình. Người mẹ nào không thương đứa con rứt ruột đẻ đau. Nhưng nhìn mặt con là họ lại nhớ đến mặt tên hải tặc. Cả đời, trái tim người mẹ ấy cứ giằng xé.
Nhiều người đã trị liệu, chuyển hóa được nỗi đau khi kết thúc khóa tu. Nhưng cũng có người không thể thoát khỏi ngục tù quá khứ, nhất là từng có địa vị, chức sắc, quyền lợi, sự ấm êm. Họ không thể chấp nhận được sự thật và trở nên hận thù. Thiền sư cho rằng, họ là nạn nhân của khối khổ đau trong chính mình.
Do đặc thù công việc, trong nhiều chuyến đi châu Âu kéo dài 1-2 tháng, tôi gặp gỡ đông đảo người Việt tại đây, không ít người di cư khỏi Việt Nam từ những năm 1954, 1975. Lần đầu gặp tôi, một số tỏ rõ kỳ thị, lạnh lùng, thậm chí miệt thị ra mặt. Có người còn tỏ vẻ rất cảnh giác như tôi là kẻ nguy hiểm.
Điều đó không khiến tôi ngạc nhiên hay bị tổn thương. Bởi tôi hiểu họ. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ là một số người không hề biết gì về đất nước, con người Việt Nam đương đại. Trong suy nghĩ của họ, Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, đói khát, lạc hậu như hơn 50 năm về trước. Bởi từ ngày rời Việt Nam, họ chưa một lần trở về, thậm chí cắt đứt mọi liên lạc.
Sau vài lần tiếp xúc, thấy tôi không xin xỏ, lợi dụng, kích động hay làm phiền ai, thiện chí làm việc lợi lạc cho cộng đồng, họ bắt đầu mở lòng. Tôi lắng nghe họ thật kỹ, không phán xét. Những biến cố đau thương dù sao cũng đã qua, chỉ giây phút hiện tại mới đích thực là của mình. Nếu cho phép quá khứ giam hãm, ta mãi sống trong ngục tù khổ đau, không thể hạnh phúc trong hiện tại. Và vì thế, cũng không có tương lai thanh thản.
Chiến tranh đã qua đi 46 năm, nhưng vẫn còn những nỗi đau. Đất nước đã thống nhất mà đâu đó lòng người còn ly tán. Làm thế nào để có được hòa hợp, thống nhất lòng người? Làm thế nào để người Việt khắp năm châu ôm lấy nhau như đồng bào?
Mọi đường lối, chính sách, hành xử của nhà nước và mỗi người hôm nay sẽ dẫn tới hàn gắn nếu bắt nguồn từ cái tâm chân thành, không phân biệt.
Thời Lý – Trần, từ vua quan đến dân thường đã thực tập từ bi, đưa Lý – Trần trở thành triều đại thuần từ nhất trong lịch sử dân tộc. Sau khi chiến thắng quân Nguyên – Mông, quan quân đệ trình vua Trần Thánh Tông một hòm tài liệu, trong có chứa những lá thư liên lạc với giặc của vài nha lại. Thay vì mở hòm để xem kẻ nào đã phản bội, vua tự tay châm lửa đốt trước mặt bá quan để thống nhất lòng trăm họ. Bởi theo ông, chúng ta đã đánh lui quân thù, giành được độc lập, mục đích tối thượng là đoàn kết dân tộc.
Năm 2008, khi về Việt Nam lần thứ hai, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xin phép nhà nước tổ chức ba đại trai đàn chẩn tế cầu siêu bình đẳng, giải oan cho cả người Bắc, người Nam ở hai bên chiến tuyến. Người Việt cùng chắp tay cầu nguyện cho 6 triệu sinh mạng đã mất bởi chiến tranh. Hành động đó giúp thả trôi bớt hận thù trong quá khứ, vun đắp sự lòng người.
Thống nhất lòng người hôm nay có thể coi là sự nghiệp chung của nhà nước và mọi người, mọi giới. Trong hành trình hòa hợp dân tộc này, tất cả chúng ta đều là đại sứ.
Thụy Khuê viết: “Hồ Biểu Chánh (1885-1958) Nhà văn khai sáng nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam” http://thuykhue.free.fr/stt/h/hobieuchanh1.html “Trong hơn nửa thế kỷ sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã để lại 64 cuốn tiểu thuyết, 23 cuốn nghiên cứu văn học, 13 tuồng hát, 7 đoản thiên, 3 truyện ngắn, 2 truyện dịch, 2 tác phẩm văn vần, 5 tập tuỳ bút phê bình, 6 ký ức và 8 bài diễn văn. Một di sản văn hóa đồ sộ mà cho đến nay, dường như chưa có công trình khoa học nào thực sự nghiên cứu toàn bộ. Chính văn chương Hồ Biểu Chánh cũng còn xa lạ với số đông người đọc, nhất là độc giả miền Bắc.”
Vì sao Hồ Biểu Chánh với số đông người đọc còn xa lạ vậy? “Đại nghĩa diệt thân” của Nhà văn Hồ BIểu Chánh, hình như đã góp phần giải thích điều đó. Dân Việt vốn thích thái độ rõ ràng, đàng hoàng, chánh nghĩa của Phan Văn Trị thể hiện qua chùm thơ tài hoa đáp trả lại 10 bài thơ của Tôn Thọ Tường, Văn thơ ấy đã lôi cuốn được đông đảo sĩ phu Nam Kỳ vào cuộc như Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu, và phê phán khinh miệt những trí thức khôn ngoan, tùy thời, chủ hòa với Pháp “Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ, Lòng ta sắt đá, há lung lay”
Dẫu vậy, “Nhà văn khai sáng nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam” là rất nên đọc kỹ lại. Hồ Biểu Chánh 1884–1958), tên thiệt là Hồ Văn Trung , tự Biểu Chánh , hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam. Ông có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ, quan đốc phủ nhưng thanh thận cần, chí thú văn chương giáo dân, rất ít việc xấu.
“Sử Việt cho cháu” của tác giả Lê Nghị thật tuyệt vời, Tôi thật tâm đắc “học sử là rút ra kinh nghiệm giữ nước và dựng nước của cha ông. Vì vậy những kinh nghiệm thành công lẫn thất bại, thịnh và suy đều cần phải đề cập để rút ra bài học cho hôm nay”.
Kỷ niệm chuyến thăm đền Đô – Bắc Ninh cuối tháng 3-2018.Thăng Long
– Hà Nội là trái tim của cả nước, nên thăng trầm của vùng đất này liên quan tới vận mệnh của tổ quốc. Nói về thời quân chủ, nếu như Lý Thái Tổ đã mở đường cho Đại Việt vươn lên tầm cao của một thời lịch sử 170 năm, thì 50 năm cuối đời Lý đất nước lại rơi vào vòng tăm tối.
Ai cũng biết rằng học sử là rút ra kinh nghiệm giữ nước và dựng nước của cha ông. Vì vậy những kinh nghiệm thành công lẫn thất bại, thịnh và suy đều cần phải đề cập để rút ra bài học cho hôm nay.
Mặt khác, giáo trình sử cho trẻ em thường thiên về các chiến thắng quân sự. Chủ đề văn hoá gắn liền với vận mệnh dân tộc ít được nhấn mạnh và làm rõ trong các bài sử cho trẻ em.
Vì vậy trong tập một chúng tôi đã bổ sung để các em làm quen với vai trò văn hoá trong lịch sử thông qua các bài: phong tục, tập quán ( bài 2) Tinh hoa văn hoá Văn Lang chiến thắng mưu Hán hoá( bài 15); Bài học tự hào và tự mãn( bài 21); Văn hoá bản làng góp phần giữ nước và giành độc lập (bài 22). Trong tập hai, chúng tôi cũng đề cập trong bài Công ơn Lý Thái Tổ (bài 5) và bài này, chiếm hơn 1/4 số bài học, để nhắc nhở thêm ngoài các nguyên nhân khác thì văn hoá đóng vai trò quyết định sự tồn tại một dân tộc, cũng như lẽ phế hưng của một triều đại.
Trong phạm vi của trang mạng, phần tham khảo trợ giảng dành cho người lớn gắn liền với bài này khá dài, nên sẽ trích đăng sau. Dưới đây là trích phần bài học dành cho trẻ em, chú giải vừa tầm, để các em có khái niệm và liên hệ ngày nay.
SỬ VIỆT CHO CHÁU
Tập 2: Một thuở vàng son
Bài 7: LUẬN VỀ SỰ SUY VONG CỦA TRIỀU LÝ.
Biên soạn: Lê Nghị
Ảnh: sưu tầm Bài học: (dành cho trẻ em)
Lý Cao Tông đam mê tửu sắc (1)
Sống bê tha bỏ mặc triều nghi
Mua quan bán chức kể gì
Chùa chiền ố tạp, biên thuỳ lục lâm
Triều bè phái chia năm xẻ bảy
Bọn quyền thần đầy dẫy mưu mô
Đã không vun đắp cơ đồ
Tranh quyền góp của mặc cho dân lành
Sưu thuế nặng dân đành gánh vác
Đất sung công chia chác lẫn nhau
Đạp trên nước mắt làm giàu
Còn đâu luật pháp còn đâu công bằng
Đức Phật dạy quả- nhân, tế độ (2)
Đời tiên vương lấy đó làm gương
Sống sao nhân ái nhún nhường
Bầu ơi giàn một phải thương bí cùng
Sau lệch hướng đền trùng tháp lập
Đua cao to, sư gặp khắp nơi
Chùa nuôi bao kẻ chây lười
Cạo đầu chỉ để sướng đời xác thân
Đạo cũng rẽ năm phần bảy nẻo
Giảng kệ kinh miệng dẻo thì hơn
Dâm tà pha lẫn dị đoan
Báo cơn mạt pháp Thế Tôn phải sầu
Vua đời sau thay nhau chết yểu
Bởi vợ chồng theo kiểu quân vương
Tuổi non vội nếm sắc hương
Nối dòng không thấy, thấy đường diệt vong
May trời không phụ lòng dân Việt
Hải Ấp sinh tuấn kiệt một nhà
Họ Trần tiếp quản quốc gia (2)
Đúng khi Mông Đế trên đà nam chinh
*
Luận cuối đời nội tình nhà Lý
Cũng suy ra cai trị đời sau
Không lo nước mạnh dân giàu
Chỉ mong hưởng thụ đủ màu trần gian
Công khố rỗng, mua quan bán chức
Kẻ hèn tài kém đức cầm cân
Mị lừa thần thánh, ngu dân
Công xưa lớn mấy cũng cần phải thay.
Chú: (dành cho trẻ em):
(1) Sau 170 thịnh trị ,khoảng 50 năm cuối, từ đời Lý Cao Tông, vua 2 tuổi lên ngôi, thái hậu không đoan chính, làm gương xấu cho vua sớm đam mê tửu sắc. Vua lớn lên ham chơi bời, xa hoa, công quỹ thiếu, chết năm 37 tuổi. Con cháu từ Lý Thần Tông mất dưới 40, chết yểu vì ân ái, hoang dâm quá sớm. Hậu cung, thái giám, nội thị lộng quyền. Hủ Nho xâm nhập, đạo Phật suy vi, người đi tu gần ngang người lao động, chùa chiền ô uế. Đạo Phật, tư tưởng lãnh đạo tinh thần của đất nước thời đó hỗn loạn.
(2) quả- nhân: nguyên lý quả nào do nhân nấy, nhắc nhở hành vi trong cuộc sống. Tế độ: giúp đỡ người khác.(3)Họ Trần thuộc Hải Ấp, Hưng Ấp (Thái Bình nay). Bắt đầu là Trần Tự Khánh, tiếp Trần Thủ Độ đã dàn xếp Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, khôi phục lại đất nước trước họa xâm lăng của Đế quốc Mông Cổ.So sánh quy mô chùa Trấn Quốc, Một Cột ở Hà Nội với Chùa Bái Đính ( Ninh Bình) tượng Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á( An Giang)
15-Tao nghe họ nói mầy kén vợ lắm, thiệt có như vậy hay không?
Châu Trần 27/03/2021MKR
– Bà Hương quản kêu con Quyên lại mà nói rằng: -Ông ngoại mầy chịu để mầy ở dưới nầy với bà rồi đó. Ðể sáng mai bà dắt đi chợ Vũng Liêm bà mua đồ về may quần áo cho mà bận. Bữa nào có nhớ ông ngoại, thì bà biểu thằng Tý nó dắt đi về thăm, không sao đâu mà sợ.
Con Quyên nửa muốn ở đây cho gần anh nó, mà nửa sợ bỏ ông ngoại ở nhà một mình quạnh hiu, nên nó lặng thinh, không biết sao mà nói. Hương thị Tào thấy như vậy mới nói rằng: -Bà thương cháu, bà muốn như vậy, thôi cháu ở đây với bà. Ông cũng để thằng Tý nó ở luôn với cháu. Có nó đó, không sao đâu mà cháu sợ. Lâu lâu ông xuống ông thăm, hay là cháu có nhớ thì xin phép với bà về trển chơi. Cháu chịu hôn?
Con Quyên gặc đầu, mà ứa nước mắt.
***
Bà Hương quản cầm Hương thị Tào ở chơi. Đến chiều thằng Tý về, bà kêu mà hỏi nó thì nó cũng chịu ở nữa. Nó nói rằng: -Tôi ở với bà hoài, ở tới lớn rồi sẽ về.
Hương tào Thị thấy bà Hương quản gắn bó quá, mà hai đứa cháu cũng thuận theo, không biết nói sao cho được nên phải cho hai đứa nhỏ ở.
***
Từ đây con Quyên được bà Hương quản yêu mến, nên phận nó sung sướng vô cùng. Còn thằng Tý, tuy là ở đợ, song nó được ở chung với em nó một nhà, nên nó chẳng việc chi làm buồn lo nữa, duy nó thương ông ngoại già cả vào ra quạnh hiu, sớm tối một mình mà thôi.
***
Bà Hương quản thiệt là tử tế. Con Quyên mới chịu ở với bà bữa trước, thì qua bữa sau bà mua cho nó một đôi bông tai nhỏ, một cái lược cài, một cái khăn lụa màu bông hường. Bà biểu thợ bạc đo tay mà làm cho nó một chiếc vòng trơn với một chiếc đồng bánh ú. Bà lại mua một cây lãnh, một xấp lụa đem về, lãnh thì bà cắt may quần, còn lụa thì bà may áo dài, áo vắn đủ thứ cho nó bận. Bà không cho nó làm việc chi khác trong nhà, bà dặn nó ngày như đêm phải ở xẩn bẩn bên bà, đặng bà sai nó têm trầu, rót nước, thay ống nhổ, cạo bình vôi cho bà mà thôi. Tối thì nó nói chuyện thỏ thẻ cho bà nghe, trưa thì nó nhổ tóc ngứa cho bà ngủ.
***
Tuy con Quyên chưa đủ trí khôn, song nó thấy bà Hương quản thương yêu nó, cho nó mặc quần lãnh áo lụa, cho nó đeo vòng vàng, cho nó bánh nó ăn, cho nó mền nó ngủ, thì nó cảm ân nghĩa của bà, nó quyết ráng sức làm cho vừa lòng bà, bà dặn việc gì thì nó làm y lời, chẳng hề dám để sai sót.
***
Bà Hương quản ít con, không có cháu, nên bà thấy con Quyên ngộ nghĩnh bà thương, nghĩ chẳng lạ gì. Mà bà thương nó, khác hơn thương mấy đứa ở trong nhà. Bà nuôi nó mới được năm bảy tháng, thì bà cho nó ăn một mâm, ngủ một mùng với bà. Đi đâu bà cũng dắt nó theo, ở nhà thì bà không rời nó một giây phút. Người lạ họ không biết gốc tích con nhỏ, ai thấy cách bà đối đãi với nó như vậy thì cũng tưởng nó là con cháu ruột của bà. Cô Hai Phiên, là con gái của bà, về thăm ngó thấy bà nuôi con Quyên, cô cũng vui lòng, cô không ngăn cản chi hết.
***
Thằng Tý với con Quyên được ở chung một nhà rồi, mà lại ở nhằm nhà nhơn đức, thì chúng rất sung sướng. Bữa nào bà Hương quản cho con Quyên hoặc bánh, hoặc trái cây, thì nó ăn phân nửa mà thôi, còn phân nửa nó ca củm giấu để dành đặng tối nó lén cho anh nó ăn. Trong một vài tháng Hương thị Tào xuống thăm hai cháu một lần, mà hễ lâu xuống thì sắp nhỏ xin phép bà Hương quản rồi dắt nhau về mà thăm ông.
***
Tuy hồi mới để cho con Quyên ở, Hương thị Tào không chịu lấy tiền, song cách ít tháng sau bà Hương quản đưa năm chục đồng bạc, bà nài nỉ ép quá, nên Hương thị Tào phải lấy. Thằng Tý mỗi năm bà Hương quản trả thêm tiền công cho nó năm ba đồng hoài, mà trả bao nhiêu nó cũng giao hết cho ông ngoại nó, chớ nó không chịu lấy mà xài đồng nào. Nó ở cho tới nó được hai mươi tuổi. Ông ngoại nó già yếu nên đau hoài. Nó thấy vậy mới xin bà Hương quản cho nó thôi, đặng nó về nhà nuôi dưỡng ông ngoại nó. Bà Hương quản mướn nó ở trong nhà trọn tám năm bà biết tánh nó thiệt thà siêng năng, không chơi bời, không gian giảo, nên bà cho nó thôi, mà bà còn cho nó mướn năm chục công đất và bà giúp cho nó mượn năm chục đồng bạc để làm vốn mà làm ruộng ấy.
***
Hương thị Tào nhờ cháu ở đợ mấy năm, ông lấy tiền nên ông hết túng rối, mà chừng thằng Tý trở về, ông lại có dư trong nhà được ba bốn chục đồng bạc. Ông đưa hết số bạc ấy cho cháu. Thằng Tý không lấy, ông không chịu, túng thế nó phải lấy mà nhập với năm chục đồng bạc của bà Hương quản cho mượn đó để mướn công phát công cấy. Thằng Tý ở trong nhà làm ruộng được tám năm, nó thông thạo nghề ấy lắm. Năm đầu nhờ trúng mùa, nhờ chủ ruộng cho mướn rẻ, mà lại nhờ lúa phát giá nữa, nên nó có dư được vài trăm đồng bạc. Nó đem trả năm chục đồng bạc lại cho bà Hương quản. Bà muốn cho nó mượn nữa, mà vì nó nói nó có vốn đủ rồi, nó không chịu lấy, nên bà phải thâu mà cất.
***
Nó làm ruộng mới vài mùa, mà đã dư tiền, mua được một đôi trâu. Nó thấy ông ngoại nó đã già yếu, lại buôn bán nhỏ nhỏ không lời bao nhiêu, nên nó dẹp quán, rồi hỏi đất của bà Hương quản ở đầu dưới xóm Giồng Ké, dở nhà về đó cất rộng hơn mà ở, đặng có chỗ cầm trâu, đạp lúa. Người ở trong làng trong xóm thấy thằng Tý nhỏ tuổi mà biết lo làm ăn, lại có bà Hương quản đỡ đầu, chắc trong ít năm nó sẽ làm giàu được, nên ai cũng muốn gả con, hoặc gả em cho nó. Chẳng hiểu vì cớ nào hễ nó nghe ai nói tới chuyện cưới vợ, thì nó xụ mặt châu mày rồi bỏ đi chỗ khác.
***
Có một bữa nó xuống thăm bà Hương quản với con Quyên, bà Hương quản thình lình hỏi nó rằng:-Tý, tao nghe họ nói mầy kén vợ lắm, con ai mầy cũng chê hết thảy, thiệt có như vậy hay không? -Thưa bà tôi có dám chê ai đâu. -Không chê, sao mà đã hai mươi ba, hai mươi bốn tuổi rồi lại chưa chịu cưới vợ? -Thưa, tại tôi không muốn vợ, để ở như vầy đặng nuôi ông ngoại tôi.
***
-Vậy chớ có vợ rồi mầy nuôi ông ngoại mầy không được hay sao? -Thưa, cũng được. Mà đàn bà con gái đời nầy kì cục lắm, cưới họ về mà mang khốn chớ có ích gì. -Sao vậy? -Tôi thấy vợ của họ ăn no xách đít đi chơi hoài, rồi còn sanh sứa lấy trai nữa, hễ họ nói nó chửi tướt lên đầu, tôi ghê quá nên tôi không thèm cưới vợ. Bà Hương quản nói:-Thằng nầy nó nói kì quá! Ðàn bà con gái có đứa nên đứa hư, chớ hư hết hay sao. Mầy lựa đứa thiệt thà mà cưới, ai biểu cưới đồ tầm bậy làm chi. -Thưa, biết ai tử tế mà lựa. -Thiếu gì. Ðể thủng thẳng tao kiếm cho.
***
Thằng Tý đáp:-Thôi, đừng có kiếm, bà. -Sao vậy? -Tôi không muốn có vợ, khó lòng lắm. -Mầy tu hay sao? -Thưa, không phải tôi tu, tôi sợ có vợ rồi lộn xộn lắm, nên tôi không dám. -É! Nói bậy nà! Lộn xộn cái gì? Ðể tao kiếm chỗ tử tế rồi tao nói giùm cho. Ðừng có cãi. Phải cưới vợ đặng nó lo cơm nước cho mà ăn chớ. Thằng Tý nó nghe bà Hương quản rầy, nó không dám cãi, nhưng mà bộ nó coi không vui.
Châu Trần- Trần Ái Châu
Tham khảo:
Cha con nghĩa nặng- Nhà văn Hồ Biểu Chánh
Mười năm ở Bạc Liêu là sách hay của Lưu Huy Chiêm, Chương 169 và Chương 126 của sách này tôi chọn chép về, cùng tích hợp chung vào trong Chuyện cổ tích người lớn, Phục sinh giữa tối sáng tiếp theo Trang văn Hồ Biểu Chánh do Quản Trị Mekongrice Châu Trần- Trần Ái Châu tuyển chọn và giới thiệu.
MƯỜI NĂM Ở BẠC LIÊU
Lưu Huy Chiêm
[Chương 169]
*
1
Tôi sinh ra ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Thái Bình đất chật người đông. Người nhà quê rất ít xê dịch, mấy khi đi ra khỏi lũy tre làng. Cha mẹ tôi là nông dân. Vì thời cuộc, cha tôi nho học nửa vời. Người trọng chữ nghĩa. Nhà tôi ngày ấy, cái chữ là vàng. Chẳng biết sách thánh hiền Ngũ kinh hay Tứ thư chỉ dậy thế nào mà cha tôi thường nói : Nhân bất học bất tri lý – Người bảo học theo nghĩa rộng, sách vở chỉ là một trong muôn. Không chịu học hỏi, đầu óc tăm tối không thể làm người. Nhà mình khác, sao lại đi so bì hơn thiệt với nhà ấy, quân ấy, với nhà người ta. Rất sâu sắc và ý nghĩa.
2
Vợ tôi sinh ra ở thị xã. Thị xã Bạc Liêu, thị xã nhỏ, tỉnh lẻ gần tận cùng với Mũi Cà Mau. Có thời nhập chung với Cà Mau. Cha mẹ vợ tôi từng lênh đênh sông nước từ Cổ Cò, Tổng Cán, Lịch Hội Thượng ra cửa Trần Đề (Sóc Trăng) xuôi nam, hay nam tiến vào tới kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau. Đời buôn bán thương hồ chẳng ăn ai, mười mấy năm vẫn vậy. Chi bằng cắm sào, dỡ ghe lên bờ dựng nhà, định cư cho con cái đi học lấy cái chữ, cái nghĩa, cái đức. Các cụ xưa gọi là để chữ cho con. Để nhà để của, để ruộng để đất không bằng để chữ cho con. Tiền nhân đi mở đất xưa, hồn ở đâu bây giờ,…!
3
Khi tôi vào đại học Thuỷ lợi Hà Nội thì vợ tôi rời khỏi đại học Cần Thơ. Vợ tôi dở dang năm thứ nhất vì sau 30.4.1975, khoa luật của chế độ Việt Nam Cộng hòa không phù hợp, đã đành. Và, do đó không thể tồn tại với chính thể mới Việt Nam dân chủ cộng hòa mà sau này đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cánh cửa đại học khép lại. Cô nữ sinh chia tay áo dài, dù một thời Anh văn hội Việt – Mỹ.
4
Tôi vào Bạc Liêu một thời gian thì sở Thuỷ lợi cấp giấy giới thiệu đi học tiếng Anh ban đêm miễn phí. Đấy là thời kỳ đất nước bắt đầu đổi mới, trở dạ, đau đẻ, chuyển mình. Vợ tôi trước đó một thời gian từng đi học tiếng Nga. Thời mới tiếp thu Miền Nam, cùng với Miền Bắc cả nước học tiếng Nga, bỏ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc, vợ tôi nằm trong số đó. Thiếu giáo viên, ở thị xã Bạc Liêu có anh bộ đội tên lửa thời chiến, học ở Nga về cũng đứng bục giảng, dạy vỡ lòng tiếng Nga cho lớp người như vợ tôi là vậy.
5 Duyên kỳ ngộ, chúng tôi gặp nhau. Năm trước hơn năm sau ngày cưới thì con trai duy nhất của chúng tôi chào đời. Tuổi ấu thơ con được cả nhà yêu thương. Bà nội, bà ngoại coi sóc từng chút. Mẹ không dư nhưng đủ sữa lành cho con đến 10 tháng tuổi. Ba hứa cho con uống sữa Kalium đến tuổi lên 10. Đủ tuổi mẫu giáo thì mẹ đưa con đi học mẫu giáo. Cấp 1, 2, 3 tuần tự nhi tiến mà không học thêm ở nhà thầy cô. Chỉ học thêm hai môn Vi tính, Anh văn do trung tâm có chút uy tín tổ chức ở Mạc Đĩnh Chi. Đấy cũng là hai môn lúc bấy giờ nhà trường phổ thông bố trí ít tiết và ngó lơ, thiếu cả trang thiết bị phụ trợ. Cần nói thêm, trường Mạc Đĩnh Chi cách nhà 4 km. Con tự đi xe đạp mà không cần đưa đón, dù đêm tối trời tạnh hay mưa. Ba chỉ dặn con đi sớm, ngồi bàn đầu. Chỗ nào chưa hiểu thì giơ tay hỏi. Đừng giấu dốt. Đừng sợ thầy cô chê cười. Ngược lại, thầy cô rất yêu mến trò ngoan hiếu học. Tôi quan niệm đi học để có kiến thức. Để vượt lên chính mình. Nên ưu tiên những môn mình thích và vượt trội. Con có nhu cầu thật sự, hai cha con ra cửa hàng Vi tính Phú Lâm, khênh chiếc máy cũ là hàng xài rồi (secondhand) monitor (màn hình) cong về nhà. Con bắt đầu tự chủ, tập làm quen với thế giới văn minh. Tập cầm chìa khóa mở cửa, bước vào đời với khung trời hoàn toàn mới lạ, cực kỳ kỳ thú ! Và, bây giờ thì con không còn lang thang trong “thế giới ảo” nữa. Con đã bước những bước chân vững vàng nơi thế giới thực. Hoàn toàn thực. Xung quanh con là bạn bè đủ màu da thứ tóc. Họ và con đều dùng tiếng Anh khi làm việc và giao tiếp. Ra siêu thị thì dùng tiếng bản địa nhiều hơn. Rất ít có cơ hội nói tiếng mẹ đẻ trừ khi con gọi Facetime, Messenger, Zalo,… về nhà.
6
Tính từ ông bà nội, ngoại đến con là thế hệ thứ 3. Nhà ta vẫn giữ cái chữ là vàng. Viết viết ngắn vậy thôi. Như một cuộc dạo chơi. Thắng thua vô nghĩa lý. Nhẹ nhàng áng mây trôi. … (PMS, Q8, chiều 27.3.2021)
MƯỜI NĂM Ở BẠC LIÊU
Lưu Huy Chiêm
[Chương 126]
*
1
– Cuối những năm 80, đầu vài năm 1990s của thế kỉ trước, nghĩa là thời kỳ còn tranh tối tranh sáng giữa Duy Tân và đại Thủ Cựu thì đã xuất hiện một làn sóng muốn làm ăn lớn mà chưa hẳn là đã gieo mầm đục nước béo cò. Tiếc là những thành phần ấy hầu hết là những con chim non chưa vỡ bụng cứt đã đòi bay. Mà bay thật cao, bay thật xa. Giấc mơ là những tập đoàn thương hiệu Samsung, Huyndai, Kia, Daewoo, LG, của Hàn Quốc. Tôi cảm thấy bất an mà viết Chuyện Thật Như Đùa, Chuyện Đùa Như Thật đăng trên trang nhất báo Nông nghiệp Việt Nam.
2
– Nội dung câu chuyện xây dựng xoay quanh chân dung một ông giám đốc công ty sản xuất kinh doanh đa ngành. Đa ngành, đa nghề với cái tên dài lê thê kiểu như nhiều bảng hiệu trưng ra mặt tiền lúc bấy giờ là “Công Ty Chăn Nuôi Thú y Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ Đại, Trung, Tiểu Gia Súc, Gia Cầm Và Nông Lâm Thuỷ Hải Sản Tỉnh XYZ” chẳng hạn. Ông giám đốc trong câu chuyện của tôi xuất thân nông dân, thủa còn thiếu niên mà dám vác con dao chặt dừa chém rớt đầu một viên quan Tây mũi lõ, tóc quăn, răng trắng ởn. Từ thành tích vô tiền khoáng hậu ấy, ông thừa thắng xông lên trong kháng chiến trường kỳ. Sau sự kiện 1975, từ trong rừng ra, ông trở thành giám đốc công ty sản xuất kinh doanh đa ngành, đa nghề cũng vô tiền khoáng hậu, kiểu săn vịt trời, liều lĩnh như thế. Chẳng cần kể thêm thì bạn đọc cũng hiểu cái kết của câu chuyện thế nào (!?).
3
– Báo ra được ít hôm thì bạn tôi, anh Trần Đình Diện, giáo viên dạy toán cùng trường với chị Nữ, nói với tôi đại ý : Chị Nữ buồn lắm. Chị ấy bảo, Chiêm Lưu Huy viết như thế là viết về anh Năm Hiếu. Anh Năm Hiếu mà bạn tôi nói đây là chồng chị Nữ. Hiện tại ông Năm Hiếu đang làm giám đốc công ty chăn nuôi tỉnh. Tôi giật mình, có phần âu lo vì làm phật lòng một đồng nghiệp tốt, dù tôi sáng tác văn chương mà không hề nghĩ tới nhân vật của mình giống ông Năm Hiếu. May là lúc bấy giờ, tình bạn của Trần Đình Diện với tôi như Bá Nha – Tử Kỳ. Bá Nha của tôi đã dẫn chứng với chị Nữ, rằng anh Năm Hiếu là học sinh Miền Nam tập kết ra bắc, học đại học nông nghiệp rồi về làm giám đốc. Anh ấy có giết thằng Tây nào đâu. Công ty chăn nuôi tuy cũng kinh doanh đa ngành nhưng đâu có lấn sân thuỷ hải sản với đất lâm nghiệp vv và… Nhờ đó mà giữa tôi với chị Nữ không còn lấn cấn chuyện ấy nữa. Ít nhất là cũng bớt căng thẳng phần nào.
4
– Chị Nữ quê Nghệ Tĩnh, cũng kỹ sư nông nghiệp. Chị theo chồng là ông Năm Hiếu về Minh Hải và làm giáo viên khoa chăn nuôi thú y ở trường Trung học nông lâm ngư nghiệp tỉnh. Chị tham gia công tác nữ công của trường. Nữ công, gọi là cho có đủ thành phần, ban bệ cùng với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn Việt Nam chứ không có nội dung hoạt động thực chất gì đáng kể. Thời gian rảnh chị rất thích đọc sách báo. Vợ chồng ông Năm Hiếu mua nhà ngoài phố mà không ở trong khu tập thể hay nhận đất cất nhà như bao nhiêu cán bộ tập kết ra bắc trở về nam lúc bấy giờ. Nhà ông Năm Hiếu, nói là nhà ngoài phố nhưng lại ở trong con hẻm nhỏ, ngoằn ngoèo. Nhà xây trên cấp 4 một chút. Được cái khá rộng rãi mà thôi. Ông Năm Hiếu vẫn đi làm xa bằng chiếc xe cub 78 cũ. Chiếc xe mới sơn lại màu đỏ. Chị Nữ thì tay cắp cặp bài giảng, tay cầm nón lá, đi bộ tới trường ở gần nhà. Anh Trần Đình Diện nói với tôi, mấy đứa con của chị Nữ với ông Năm Hiếu học giỏi và được giáo dục rất có nền nếp. Tôi cũng thấy chúng không đua đòi như mấy con nhà khác. Thêm nữa, chúng tôi có nhiều ý tưởng tương đồng thì lý do gì tôi lấy ông Năm Hiếu ra làm nhân vật để chị Nữ cho là xấu xí trên báo chí. Tôi quyết định tìm cơ hội tới nhà riêng chị Nữ để củng cố và khẳng định thêm tình thân thiện…
5
– Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bất hạnh thay, đến bây giờ thì mọi chuyện mới chứng minh lời cảnh báo về lo lắng, bất an của tôi cách nay 30 năm trên báo chí là sự thật. Bao nhiêu bạc vàng tan chảy theo quả đấm thép cùng con tàu Vinashin, Vinalines khi chưa nhổ neo đã mắc kẹt, thủng đáy nơi sông, biển cạn. Tập Đoàn Dầu khí, Tập Đoàn Than khoáng sản, các ông lớn Ngân hàng vv và vv… đều chết không có đất chôn hay hoặc là muốn chết mà không chết được vì kinh doanh đa ngành, trái nghề. Chết vì tham vọng cũng có mà chết vì thiếu hiểu biết cũng có. Đấy là chưa kể tham nhũng và lợi ích nhóm. Tiếc thay ! Bao nhiêu nguồn lực và cơ hội buổi ban đầu không cánh mà bay…!
(Saigon, chiều muộn 29.3.2019)
Chuyện cổ tích người lớn
THƯA THẦY, THẦY NHỚ EM KHÔNG?
Tác giả khuyết danh, Chu Diệp sưu tầm và trích dịch; Nguyên tác: “Vous souvenez-vous de moi, professeur?”
Lời giới thiệu của anh Trần Văn Hảo, Cựu SV Nông Nghiệp (Đại Gia Đình NÔNG LÂM MỤC SÚC): Cùng các anh chị Chiều nay, đọc số báo Ngọn Đuốc Xuân Tân Sửu do thầy Thái Công Tụng chuyển cho, gặp bài này. Có lẽ một số anh chị đã đọc (với tựa đề khác) nhưng nội dung thì giống nhau, theo tôi thì rất hay, ý nghĩa. Xin chuyển đến quý anh chị trong những ngày đầu xuân. Làm ơn bỏ qua nếu thấy phiền và không cần thiết. Cảm ơn
Một cụ già ngồi trên băng ghế công viên thì có một chàng tuổi trẻ đến gần và hỏi ông:
– Thầy có nhớ em không, thưa thầy?
Ông lão trả lời: Không!
Chàng trai nói với ông lão rằng anh là học sinh cũ của ông.
Ông cựu giáo sư: À! Anh thế nào và hiện đang làm gì?
Chàng trai trả lời: – Dạ, em cũng trở thành giáo sư.
Ông già nói: – À, thật tốt để biết việc đó, vậy thì cũng giống tôi.
– Dạ, giống như thầy. Trong thực tế, em đã trở thành giáo sư là nhờ thầy, thầy đã truyền cảm hứng cho em để được như thầy.
Ông lão tò mò hỏi chàng trai trẻ từ khi nào anh ta quyết định trở thành thầy giáo?
Chàng trai liền kể cho ông ta câu chuyện như sau:
– Một ngày nọ, một người bạn của em, cũng là một học sinh, đến lớp với một chiếc đồng hồ đẹp và mới toanh! Nhưng em muốn có chiếc đồng hồ đó và quyết định đánh cắp nó. Sau đó, bạn em nhận thấy đồng hồ của anh ta bị mất và ngay lập tức phàn nàn với thầy. Thầy liền lên tiếng: – Một chiếc đồng hồ đã bị đánh cắp trong lớp học của tôi ngày hôm nay. Ai lấy trộm thì phải trả lại! Em đã không trả lại vì em muốn chiếc đồng hồ này … biết bao!
Sau đó, thầy đóng cửa phòng học, yêu cầu cả lớp đứng dậy và bắt đầu lục xét mọi người cho đến khi tìm thấy chiếc đồng hồ. Nhưng, thầy yêu cầu tất cả học sinh nhắm mắt lại, và mọi người đã nghe lời, khi thầy lục soát túi của em, thầy tìm thấy chiếc đồng hồ và lấy nó ra. Thầy tiếp tục lục lọi trong túi của mọi người cho khi hoàn tất, thầy nói: – Hãy mở mắt ra! Tôi đã tìm thấy chiếc đồng hồ rồi! Thầy đã không nói với em bất cứ điều gì và thầy không bao giờ lặp lại câu chuyện này một lần nữa. Thầy cũng không bao giờ nói ai lấy trộm đồng hồ. Ngày đó thầy đã cứu nhân phẩm của em. Đó cũng là ngày đáng xấu hổ nhất trong cuộc đời em! Thầy không bao giờ nói bất cứ điều gì với em, thầy đã không la mắng em hay chú ý đến em để giảng giải cho em bài học về đạo đức, nhưng thầy đã thành công… khai sáng cho em. Nhờ thầy, em đã hiểu thế nào là một nhà giáo dục và giá trị của một giáo viên. Thầy có nhớ cái giai đoạn đó không, thưa thầy?
Vị cựu giáo sư trả lời: – Thầy nhớ việc chiếc đồng hồ bị đánh cắp đó, rồi thầy đã lục xét túi của mọi người, nhưng thầy không nhớ ra em, vì thầy cũng đã nhắm mắt … trong khi lục xét!
Đây là tinh túy của một nhà giáo dục. Nếu để sửa đổi, thầy phải làm nhục người khác tức là thầy không biết cách dạy học, cũng không phải là một nhà giáo dục. Xin hãy suy nghĩ nhé!
(Nguyên tác: “Vous souvenez-vous de moi, professeur?” Tác giả khuyết danh – Chu Diệp sưu tầm và trích dịch)
Chuyện cổ tích người lớn PHIÊN CHỢ TẾT CUỐI CÙNG Hoàng Đình Quang
Cho đến tận bây giờ, đã hơn ba mươi năm qua rồi nhưng không hiểu sao tôi vẫn cứ đinh ninh rằng tiết đại hàn phải rơi vào ngày hai mươi sáu tháng Chạp, dù rằng lịch thiên văn không hẳn năm nào cũng vậy. Đó là một ngày gió rét xẻo da cắt thịt, mưa phùn giăng như bột muối trắng trời, còn con đường đất đỏ chen lẫn đá cuội từ nhà tôi ra chợ Ba Hàng lép nhép bùn. Ngày hai mươi sáu tháng Chạp, có thể gọi là hăm sáu Tết được rồi, là ngày mà chợ Ba Hàng họp phiên cuối cùng trong năm. Phiên này ai mua gì, bán gì thì cũng cố mà mua mà bán cho bằng hết, bằng đủ… Đúng ra thì còn một phiên nữa họp vào ngày hăm chín, nhưng là chợ xép (phiên của chợ Đồn Sơn Cốt chuyển ra) lại cận quá rồi, năm nào tháng thiếu, hai chín bắt làm ba mươi, ai bí quá chạy ra mua nắm mùi, củ su hào, tí dầu, tí mắm mà thôi!
Hàng năm, buổi học cuối cùng của chúng tôi là vào ngày hăm nhăm, sau đó khuân bàn ghế gửi để nghỉ Tết. Tối hôm ấy tôi cuộn tròn mình vào cái chăn chiên vùi trong ổ rơm thơm thơm mùi mày lúa mà háo hức chờ cho mau sáng. Tôi nhẩm tính… mình có năm hào trong túi. Với tôi, năm hào cho một phiên chợ là thật to. Ở vành cối xay kia là đôi giày cao cổ tuy đã rách lỗ chỗ và lại cỡ 40 quá to so với đôi chân tuổi mười ba của tôi, nhưng còn tốt chán. Tôi đã tìm được nó ở doanh trại bộ đội trong lúc nhặt pin và cất kỹ chỉ để dùng vào sáng mai, phiên chợ Tết. Năm hào, dứt khoát là tôi phải mua được một cái ong-bun, hết hai hào rưỡi. Có ong-bun, tôi sẽ có một cái đèn pin tự chế bằng ống nứa và nửa quả bóng bàn bởi vì tôi đã có khá nhiều pin nhặt của bộ đội họ vứt đi. Còn lại mua gì tính sau sẽ mua lấy mấy bao diêm bởi vì khẩu súng bắn diêm của tôi chắc chắn là vô địch. Nó được tôi tự chế bằng một cái van xe đạp cũ. Sau khi gỡ bỏ cái hạt gạo, tôi nhét một que diêm vào bít lại, nhồi tiếp thuốc diêm vào bên trong dùng một cái đinh mười phân mài tù đầu đi làm chầy kích nổ. Tất cả được bố trí trên một khẩu súng lục và một đoạn dây cao-su sau khi bật lẫy cò đã đẩy mạnh cái đinh. Diêm bị kích mạnh, cháy cực nhanh tạo ra tiếng nổ không thua gì một phát súng trường!
Trong lúc đang lơ mơ nghĩ về ngày mai hạnh phúc của mình, tình cờ tôi đè phải cái gì nho nhỏ, tròn tròn trong túi áo. À, chiều nay thằng Phúc Trều vừa cho tôi một cái ong-bun đã bị cháy, đứt dây tóc. Nó bày cho tôi cách đánh tráo của bà hàng xén. Tôi thấy cũng hay hay nhưng liệu có an toàn không? Thôi được, để mai hẵng hay. Tôi cọ quậy lần cuối cùng và quyết tâm nhắm mắt!
Đang lơ mơ thì có người kéo chăn làm tôi giật mình dụi mắt, vừa bực lại vừa sợ. Sợ là sợ bố tôi sai đi đâu vào giờ này thì chỉ có mà chết. Nhưng tôi nhìn thấy bố vẫn đang ngồi chẻ lạt giang cạnh bếp. Tiếng con gái thì thào.
– Hoàng ngủ rồi à? Này, chị bảo, này…
Chị Tằm! Tưởng ai, mà sao chị tìm tôi đêm hôm thế này, lại ăn mặc phong phanh thế kia? Chị ngồi sát vào tôi thì thầm:
– Mai em có đi chợ không? – Tôi gật đầu. – Có à? Thế chị bảo này nhá. Sáng mai em ra đón ngõ cho chị, chị bán đắt hàng mau hết. Đến trưa chị cho hai hào mà mua pháo…
Tôi nhỏm dậy, gió lùa hiu hiu vào mặt, vào cổ làm tôi rụt đầu lại:- Chị bán gì? Lại bòng à? Nhỡ sáng mai u em không gọi, em ngủ quên thì sao?
– Quên là quên thế nào? – Chị kéo dài hai tiếng “thế nào” một cách âu yếm.- Hay là chị ngủ đây với em, sáng mai cùng dậy!
– Không được, chị còn phải về xay nốt nắm gạo. Em có sang ngủ với chị thì sang…
– Rét lắm, em chả đi đâu. Sáng mai em dậy trước chị cho mà xem…Tôi lăn đùng ra ổ rơm, nhắm mắt, mặc kệ chị Tằm. Thật ra tôi cũng thích sang ngủ với chị Tằm. Ngủ với chị ấm lắm. Có hôm chị còn ôm chặt lấy tôi, lúc chị phải dậy nấu cám tôi còn cố kéo chị nằm với tôi một lúc. Nhưng từ hôm anh Tước chê tôi là quân ngủ với đàn bà, rằng “Một hơi đàn bà bằng ba đống dấm”, tôi đâm ngượng, nên chỉ hôm nào rét lắm hoặc đi chơi về khuya sợ không dám gọi bố thì tôi mới sang ngủ với chị Tằm.
Chị Tằm là con gái bác Khuê. Tôi gọi là bác nhưng bác Khuê không có họ hàng gì với nhà tôi. Gia đình bác hồi tản cư chạy Tây từ mãi dưới Hà Đông lên. Sau hòa bình, gia đình bác không về quê nữa mà ở lại chung với nhà tôi trên miếng đất ông bà nội để lại cho bố tôi. Họ nhà tôi nhỏ, bố tôi lại vốn quý người nên coi hai bác như anh chị. Hai bác cũng đối xử với nhà tôi như vậy, mỗi khi nhà tôi có giỗ Tết, bác Khuê gái cũng đội gạo, đem tiền đến đóng như các cô chú tôi. Hai bác chỉ có mỗi chị Tằm, năm ấy chị mười bảy…
Tôi cũng biết tôi là thằng ngỗ ngược. Bố tôi mấy lần dọa khiền cho tôi một trận, nhưng chưa làm được, chỉ vì tôi không ăn trộm, ăn cắp của ai, lại học giỏi. Tôi chỉ học ở lớp, còn về nhà hầu như chẳng mấy khi phải học, chiều nào cũng làm cặp quang sọt đi gắp phân, tối đến ít khi phải dùng đến đèn dầu. Thế mà vẫn lên lớp, vẫn được khen, được cha mẹ khối đứa hàng xóm coi tôi là tấm gương cho chúng. Vậy thì chuyện đi ngủ đỗ hàng xóm là chuyện quá thường, bố tôi còn ba thằng con trai nữa, tha hồ mà quát!
Nghe tiếng guốc của chị ra đến đầu hè tôi biết chị Tằm đã về. Tôi mỉm cười, nghĩ bụng: Chịu khó dậy sớm đón ngõ, sờ tay vào gánh bòng của chị Tằm, được hai hào. Thế là vốn liếng của ta có bảy hào rồi, cũng khơ khớ…
Tôi thấy người lớn vẫn hay hát:
Phổ Yên có phố Ba Hàng
Có Chiêu đãi sở, có nàng Lệ Thanh
Nghe bảo từ hồi xưa, cả dãy phố huyện bây giờ chỉ có một hàng nước, một hàng xén và một hàng cắt tóc, nên người ta gọi là phố Ba Hàng, sau thành tên hành chính. Chiêu đãi sở là cái “sở chiêu đãi” người nhà, thường là vợ của các anh bộ đội thuộc sư đoàn 312. Còn nàng Lệ Thanh là bà Thanh Khoèo, bán quán nước, có anh con trai tên Đắc, làm chân quét chợ Ba Hàng, nên gọi là Đắc Vỏ.
Sáng sớm hôm sau, tiết đại hàn, trời đã gió rét lại mưa phùn nhưng tôi vẫn dậy rất sớm. Sau khi ra đón ngõ và sờ vào gánh bòng của chị Tằm, tôi lẽo đẽo theo chị ra chợ. Tôi dận đôi giày lịch bịch to đùng lòi ra cái ống chân như chân hét, có lẽ giống cái thằng người gỗ Pinôkiô trong truyện tôi đọc ké được ở nhà bà Phán Lan. Trông tôi, ai cũng phải bật cười, nhưng vì rét quá, nhiều bà không há miệng ra được mà chỉ nhủi cái gì đó vào lưng, vào đít tôi mà đi. Từ nhà tôi ra chợ cũng xa, gần ba cây số. Nhìn chị Tằm gánh bòng sao mà điệu thế! Không biết vía tôi thế nào mà chị vừa đặt gánh xuống là có người nhao nhao hỏi mua. Hai hào một quả, người chọn, người moi những quả dưới thúng làm bòng lăn cả ra đất, tôi cũng hăng hái nhặt hộ chị. Có người mua chưa kịp trả tiền, tôi sấn đến đòi ngay, sợ mất. Mãi đến lúc chỉ còn hơn chục quả vẹo, tôi để mặc chị Tằm, lỉnh vào chợ.
Đang chen lấn, thấy hàng bánh chưng, bụng tôi bỗng đói ngấu, tôi liều mình đĩnh đạc mua hẳn một cái, đứng dựa cột lều ăn ngay. Cái bánh chỉ mới hết có hai hào, còn ba hào vẫn mua được ong-bun kia mà! Đi một lúc, vì tin rằng thế nào chị Tằm cũng cho hai hào nên tôi mua một hào kẹo dồi nhai tóp tép. Khi tôi quay ra tìm chị Tằm thì chả thấy chị đâu nữa. Tôi lo quá, còn có hai hào làm sao mua nổi cái ong-bun, nó những hai hào rưỡi kia? Tôi tự trách mình, hai tay thọc túi quần vân vê tờ giấy bạc hai hào mầu xanh nhàu nhò. Bỗng tôi chạm phải cái bóng đèn pin đã đứt dây tóc mà Phúc Trều cho tôi hôm qua, tôi tìm đến bà hàng xén. Đầu tóc bù xù, áo mặc chồng chất hai ba bốn cái, dưới chân là đôi giày to xù, mồm há hoang hoác… trông tôi có vẻ một thằng nhóc du thủ du thực lắm. Chẳng thế mà bà hàng xén tuy bận túi bụi nhưng vẫn liếc tôi cảnh giác. Tôi mân mê cái bóng đèn đến mức chảy nước trong túi áo rồi đánh bạo:
– Bà cho cháu xem cái ong-bun…Vừa nói tay tôi vừa thọc vào cái hộp đựng bóng đèn, cầm một cái giả vờ giơ lên trời soi xem dây tóc, nhưng thực ra theo lời dạy của thằng Phúc, tôi đã đánh tráo cái bóng đứt dây, rồi chìa ra cho bà hàng xén:
– Cháu trả bà ạ, cháu muốn mua một cái ba von tám… mà chỉ có hai von năm thôi!
Đáng lẽ tôi nên bỏ đi ngay nhưng những bao diêm Thống Nhất hấp dẫn tôi quá làm tôi cứ đứng ngây ra. Bà hàng xén nhìn tôi rồi giật mình cầm cái bóng đèn pin mà tôi vừa bỏ vào hộp, miệng chu chéo:
Cũng đáng lẽ tôi phải thản nhiên mắng lại bà ta vu oan giá họa thì tôi lại co cẳng chạy. Được vài bước, tôi bị ngáng ngã. Một bàn tay hộ pháp nhấc tôi dậy, và một khuôn mặt dữ tợn ghé sát mặt tôi”: Đắc Vỏ! Lần đầu tiên tôi giáp mặt anh ta, nhưng tiếng đồn về Đắc Vỏ thì tôi đã nghe từ lâu, toàn những chuyện hãi hùng. Trong dư luận người lớn lúc bấy giờ quét chợ là một nghề hèn hạ, nhưng anh ta có quyền hành lớn lắm. Ai vào chợ cũng phải nộp cho Đắc Vỏ một sản vật gì đó: Cà chua, khoai, sắn, lạc, vừng… đó là những thứ nông dân đem vào bán. Còn những tư thương chuyên nghiệp có môn bài thì anh ta là người bảo vệ thường xuyên và đắc lực của họ. Chợ họp năm ngày hai phiên, những ngày không họp chợ, Đắc Vỏ quét dọn khu chợ và bảo vệ cho những cái lều không bị phá hoại.
Không nói không rằng, Đắc Vỏ véo tai tôi lôi xềnh xệch về phía cổng chợ. Trời lạnh, một bên tai tôi không thấy đau nhưng tưởng như đã rụng ra.
Chợ Tết đông như nêm cối, tôi cố trì lại nhưng không được, lòng hoang mang, chỉ sợ tin này mà đến tai bố thì tôi chết đòn. Bỗng tôi nghe tiếng chị Tằm:
– Anh Đắc! Buông thằng bé ra… – Cùng với tiếng thét là tiếng “báp”. Cái đòn gánh trên tay chị Tằm vừa giáng vào vai Đắc Vỏ. Anh ta quay lại, và tôi cũng nhìn thấy đôi mắt long lanh, đôi gò má đỏ bừng của chị vì tức giận:
– Anh làm gì thằng bé?-
Ơ, cái nhà cô này… Nó… Nó ăn cắp… – Đắc Vỏ ấp úng.
– Nó là em tôi, nó không bao giờ ăn cắp. Anh có bằng chứng gì không?- Tôi nghe bà Bóp nói…Chị Tằm giằng lấy tôi từ tay Đắc Vỏ, kéo đến trước mặt bà hàng xén:
– Đâu? Bà bảo nó ăn cắp cái gì của bà, nói cho tôi nghe nào!
Bà hàng xén cũng bị bất ngờ:
– Tôi nghi nó đánh tráo cái ong-bun…
– Nghi thôi à? Nghi mà dám đổ riệt cho nó, không sợ thụt lưỡi à? Nào bán cho nó mấy cái, nhà tôi thiếu gì tiền! Em chọn đi, bao nhiêu chị trả…
Tôi đứng ngẩn người:-
Đừng mua của bà này, chị ạ. Sang hàng khác… Mà em cũng chẳng cần mua nữa!
Chị Tằm dắt tay tôi đi, còn quay lại lườm Đắc Vỏ:
– Nhớ mặt con này nhá, lần sau đừng có mà vớ vẩn! Ăn không của người ta quả bòng không nhớ à?
Đắc Vỏ xoa vai cười nhăn nhở.
Tự dưng tôi muốn khóc quá, cứ nấc lên từng nhịp, cũng có lẽ cái bánh chưng làm tôi nóng cổ. Chị Tằm dẫn tôi đến dãy hàng quà, bảo tôi ăn bún riêu, nhưng tôi không ăn, thành ra chị cũng thôi. Chị bảo tôi trông quang thúng cho chị đi mua mấy thứ hàng Tết. Lúc sau chị quay lại, tôi chìa cái ong-bun cho chị xem. Chị hỏi:
– Em mua lúc nào thế?
– Em tráo của bà Bóp đ
ấy!- Thảo nào! – Chị cười.
– Em tôi cũng không vừa, lần sau đừng làm như thế nữa nhé. Không có tiền bảo chị, chị cho…
Gần trưa, hai chị em sắp gánh ra về. Qua cổng chợ, đến dãy mấy ông phó máy, chị bảo tôi ở ngoài, chị vào đứng nhìn những cái coóc-xê treo lủng lẳng trên dây. Chị chọn đi chọn lại mấy cái ướm thử lên ngực… Tôi ngoảnh mặt đi vì sợ phải nhìn vào cái vật kỳ dị ấy của đàn bà. Những miếng vải may chần ba bốn lớp, cuộn lại nhọn hoắt như những cái bù đài, mà những hôm ngủ chung với chị, thỉnh thoảng lại cọ vào lưng tôi, cưng cứng. Tôi không muốn hỏi, nhưng miệng vẫn cứ bật ra:
– Chị mua cái gì thế?
Chị Tằm lườm tôi, mặt đỏ bừng lên:
– Có nói em cũng chẳng biết!
– Em mà không biết! – Tôi cãi lại.
– Thế chị có áo mới chưa?
Chị hứ một tiếng rồi cất cái gói giấy xuống đáy thúng, cất đòn gánh, ve vẩy ra về.Đêm ấy về nhà, nằm một mình buồn và lạnh quá, tôi sẵn cái đèn pin tự chế và đôi giày thủng cỡ bốn mươi, tôi chạy sang chui vào chăn với chị Tằm. Không chờ chị ôm, tôi ghì lấy lưng chị, đầy vẻ biết ơn và thương mến.
Tôi không ngờ đó là phiên chợ Tết cuối cùng. Bởi vì năm sau, chiến tranh nổ ra, chợ họp sơ tán và thưa thớt. Ngày hòa bình, chợ Ba Hàng về trung tâm thị trấn, họp quanh năm, không còn kể phiên, kể lượt. Sẽ chẳng bao giờ còn những phiên chợ Tết như thế nữa. Chị Tằm ơi!…
______________
(*). Ong-bun: Tiếng Pháp: Ampoule: bóng đèn.
(**). Hét: Loại chim giống con cò, cẳng chân dài. Có câu ngạn ngữ: Muốn ăn hét thì phải đào giun.
Trúc Lâm Yên Tử một rừng tre
Nghê Việt tùy thời biến hóa ghê …
Tre xanh, tre bạc, tre măng ngọt …
Đất thấp trời cao chợt hóa … RỒNG
(*) Tre Rồng sông Kỳ Lộ là giống tre xanh Trúc Lâm quý, măng ngon, cây chắc thẳng dài , ít pheo, trồng đa dụng có hiệu quả kinh tế, Bài thơ này họa đối thơ cậu Cương Hoàng Gia cùng với Huỳnh Đường
RỒNG TRE
Hoàng Gia Cương Gặp ảnh đề thơ
Một gốc tre khô cũng hóa rồng
Cũng râu, cũng vuốt, cũng đuôi cong …
Rồng bay, rồng lượn, rồng khoe mẽ …
Tấm tắc người khen thế mới … LONG!
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng Tre Rồng sông Kỳ Lộ Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài
Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước
Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.
Chuyện cổ tích người lớn CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG BỆNH CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự
Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018-2020), là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định (5/2019) vì KM419 có năng suất tinh bột cao nhất hiện nay ở Việt Nam với diện tích trồng phổ biến nhất hiện nay (với KM94) tại Việt Nam và Campuchia. KM419 mẫn cảm trung bình với bệnh CMD với bệnh chổi rồng (CWBD) hơn là các giống sắn mới khác trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao.
Giải pháp chọn giống sắn Việt Nam tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Bài viết CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Hung Nguyenviet, Hoàng Kim, Jonathan Newby … đang lai hữu tính và bồi dục nâng cao tính kháng cho các giống sắn KM419, KM440, KM397, tốt nhất hiện nay
Chúc mừng tiến bộ mới của đề tài qua thông tin này.Thật tuyệt vời nguồn gen kháng bệnh CMD. Hai câu hỏi đối với bạn 1) Giống sắn kháng bệnh CMD trong hình trên là giống sắn gì và quan hệ nguồn gốc di truyền như thế nào đối với giống sắn “KM419 siêu bột cọng đỏ”? 2) Giống sắn này có điểm mới gì về đặc tính nông sinh học trong sự so sánh năng suất bột với giống sắn thương mại chủ lực KM419 và KM94 hiện nay chiếm díện tích trồng 42% và 31% diện tích sắn Việt Nam ?
Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, mặc dù những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học. Ông Alexandre de Rhodes là người gốc Do Thái, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon trong gia đình một nhà buôn tơ lụa, mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại một nghĩa trang ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. Ông là nhà ngôn ngữ học thông thạo nhiều thứ tiếng nên đã “lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng Việt”. Ông cũng là một trong những linh mục dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo công giáo từ năm 1626. Đến nay đã trên 391 năm khai sinh tiếng Việt và sau 72 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 và vận động toàn dân học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ, sau 42 năm sau ngày Việt Nam thống nhất 1975. Nay có lẽ đã hợp thời để chúng ta gạn đục khơi trong, lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn với bảo lưu tên đường Alexandre de Rhodes (trước là đường Paracels, sau là đường Colombert, sau là Alexandre de Rhodes; đổi lại Thái Văn Lung và đến năm 1993 ông Võ Văn Kiệt cho đổi lại tên đường Alexandre de Rhodes) để ghi nhớ công lao của người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.
Alexandre de Rhodes và chữ Quốc ngữ
Theo tiến sĩ Alain Guillemin, Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp, bản dịch của Ngô Tự Lập đăng tại Viet- Studies 2011 (1), Alexandre de Rhodes đến Hội An khoảng tháng 3 năm 1626. Sau đó đã cùng giáo sĩ dòng Tên Pedro Marques đến Thanh Hóa để giúp đỡ giáo sĩ dòng Tên người Ý Giuliano Baldinotti vốn gặp khó khăn trong việc học tiếng địa phương. Việc giảng đạo này chẳng bao lâu bị gián đoạn vì tin đồn rằng họ làm gián điệp. Alexandre de Rhodes bị chúa Trịnh Tráng quản thúc tại Hà Nội vào tháng Giêng 1630, sau đó bị trục xuất vào tháng 5 năm 1630. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes không thể quay lại Nam Kỳ, vì có thể bị nghi là gián điệp của Đàng Ngoài, nên đã trở lại Macao, nơi ông đã dạy thần học gần 10 năm trước. Trong khoảng thời gian 1640 -1645, ông đã dẫn đầu bốn chuyến đi đến Nam Kỳ, hầu hết các chuyến đi này đều trong sự bí mật vì sự thù ghét của chính quyền địa phương. Ông đã bị trục xuất khỏi Nam Kỳ ngày 3 tháng 7 năm 1645, sau đó đến Macao dạy tiếng Việt cho những người kế nhiệm là Carlo della Roca và Metello Sacano trước khi về lại nước Ý.
Khái quát bối cảnh Việt Nam thời đó: Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (2), ở Đằng Ngoài, năm đinh mão 1627, chúa Trịnh Tráng nhân khi nhà Minh đang chống nhau với nhà Thanh, họ Mạc ở Cao Bằng thì về hàng, nên đã kiếm cớ xuất quân đánh chúa Nguyễn ở phương Nam lần thứ nhất. Đến năm 1630 chúa Trịnh Tráng xuất quân đánh chúa Nguyễn Phúc Nguyên lần thứ hai, sau khi chúa Nguyễn theo kế Đào Duy Từ, trả lại sắc phong cho vua Lê, chiếm nam sông Giang, đắp lũy Trường Dục để chống quân Trịnh. Ở Đằng Trong, các chúa Nguyễn đã bình định xong Chiêm Thành, đang bảo hộ Chân Lạp. Vùng đất Nam bộ lúc đó nằm trong sự tranh chấp Xiêm – Nguyễn. Nước Xiêm La (Thái Lan ngày nay) vua Phra Naroi dòng dõi nhà Ayouthia đang chiếm cứ phần lớn đất Chân Lạp, đã dùng một người Hi Lạp làm tướng. Người này xin vua Thái giao thiệp với nước Pháp, do đó năm 1620 sứ thần của Xiêm La đã sang bái yết vua Pháp Louis XIV ở điện Versailes. Các giáo sĩ người Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cũng đang tranh giành ảnh hưởng theo ý đồ chính trị của mỗi nước thực dân tìm kiếm thuộc địa. Nhiều thế lực thực dân phương Tây và phong kiến phương Đông chăm chú nhiều đến vùng đất phương Nam ( Hoàng Kim chú dẫn).
Tại Roma, Alexandre de Rhodes báo cáo tinh hình cho Vatican, đề xuất hỗ trợ thành lập hội truyền giáo và vận động bổ nhiệm giám mục địa phương cho Đằng Ngoài và Đằng Trong. Ông rời Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 đến Thụy Sĩ và Pháp để tìm người và kinh phí cần thiết cho sự truyền giáo ở Việt Nam. Tại đây, ông đã gặp giáo sĩ dòng Tên Jean Bagot, vị cha cố có quan hệ rất rộng trong giới cầm quyền và là người đã từng làm lễ xưng tội cho vua Louis XIV. Ông tuyển mộ trong số các môn đệ của Cha Bagot một số tình nguyện viên đi Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đặc biệt trong đó có François Pallu, người sẽ là một trong ba khâm mạng Tòa thánh được Giáo Hoàng bổ nhiệm năm 1658 cho các sứ mệnh ở châu Á. Đây cũng là hành động khởi đầu cho việc thành lập Hội truyền giáo hải ngoại Paris (MEP). Ông cũng xin được kinh phí cho Hội Ái hữu (SS), Do sự bất hòa giữa Giáo Hoàng, vua Bồ Đào Nha và các tổ chức truyền đạo nên ông bị thất sủng và được gửi đến Ba Tư vào tháng 11 năm 1654 và qua đời tại đây vào tháng 11 năm 1660.
Alexandre de Rhodes thông thạo nhiều thứ tiếng. Ông biết 12-13 thứ tiếng: ngoài tiếng Pháp và tiếng mẹ đẻ Provencal Ông thông thạo tiếng Latinh, Hy Lạp, Italia, Do Thái, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Canarin, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và tiếng Việt. Ông rất khiêm tốn và ham học hỏi. Ông nói “Thú thật là khi tôi đến Nam Kỳ và nghe tiếng nói của người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, tôi cảm thấy như nghe tiếng chim hót líu lo và tôi mất hết hy vọng có ngày học được thứ tiếng ấy”. “Tôi ghi lòng tạc dạ việc này: Tôi học hàng ngày chăm chỉ hệt như trước đây học thần học ở Roma,…sau bốn tháng, tôi đã có thể nghe hiểu những lời xưng tội, sau sáu tháng, có thể giảng đạo bằng tiếng Nam Kỳ,…”. Chính vì thế ông đã ” lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa…” của ngôn ngữ người Việt.
Hai cuốn sách của ông xuất bản ở Roma năm 1651 (Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum” và “Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum) là hai tác phẩm nền tảng, không thể thay thế, đặt cơ sở cho việc ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh và ngoài ra còn cho chúng ta biết được hình trạng tiếng Việt thế kỷ XVII cùng sự tiến hóa của nó. Một cuốn sách khác của ông (cuốn “Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio”) có phần tóm tắt ngữ pháp 31 trang ở cuối, đã “đưa ra một tổng quan vắn tắt để bàn đến vấn đề từ loại trong tiếng Việt.” bao gồm: Chữ và âm tiết trong tiếng An Nam (Chương 1); Dấu thanh và các dấu của các nguyên âm (Chương 2); Danh từ, tính từ và phó từ (chương 3); Đại từ (Chương 4); Các đại từ khác (chương 5); Động từ (Chương 6); Các thành tố bất biến trong tiếng Việt (Chương 7); Một số thành tố của cú pháp (Chương 8). Đây là đóng góp đặc sắc của ông, không thể thay thế.
Giáo sĩ Lèopold Cadière, người rất am hiểu vấn đề đã viết về ông: “Mọi điều liên quan đến tiếng An Nam, phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Kỳ đều không phải là bí mật đối với ông… Ông còn cho chúng ta biết về thực trạng của tiếng An Nam cổ, những phong tục, tập quán ngày nay không còn và những thông tin mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác… Thêm nữa, về nghĩa của các từ, cuốn sách là một sự đảm bảo tuyệt đối, những khái niệm ngữ pháp ông thêm vào cuốn từ điển cho thấy ông hiểu biết sâu sắc về cấu trúc đôi khi rất phức tạp và tinh tế của cú pháp An Nam” (Cadière, 1915, tr. 238-39 được trích dẫn bởi Alain Guillemin ). Alexandre de Rhodes bám rất sát thực tiễn ngôn ngữ của người Việt trong các tầng lớp xã hội khác nhau và đã phát triển hệ thống chữ Việt dùng chữ cái trên cơ sở kế thừa nhiều công trình trước đó, trong đó có cả di sản tiếng Nôm. Trên thực tế sự sáng tạo chữ Quốc ngữ là tinh hoa trí tuệ của rất nhiều người mà công đầu là Alexandre de Rhodes.
Hồ Chí Minh và sự truyền bá chữ Quốc ngữ
Sau Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã nêu ra “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“: “Môt là, nhân dân đang ĐÓI. Vấn đề thứ hai, nạn DỐT. Vấn đề thứ ba TỔNG TUYỂN CỬ. Vấn đề thứ tư giáo dục lại nhân dân bằng cách thực hiện CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. Vấn đề thứ năm: bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, CẤM HÚT THUỐC PHIỆN. Vấn đề thứ sáu: tuyên bố TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” (3). Trong nhiệm vụ cấp bách thứ hai, Bác chỉ rõ: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch đế chống nạn mù chữ ”
Tiếng Việt và chữ quốc ngữ là lợi khí quốc gia giúp cho một dân tộc nhỏ yếu vùng lên làm chủ vận mệnh của mình, đào tạo nên hàng triệu người dân thường gánh vác việc nước. Điều này đã thể hiện rõ trong Võ Nguyên Giáp một cuộc đời khi ông trả lời Alanh-Rut xi ô :”Học thuyết quân sự cổ điển, khoa học quân sự truyền thống dạy rằng muốn giành thắng lợi, phải biết tập trung cùng một lúc ưu thế quân số và ưu thế kỹ thuật. Ông có thể thấy điều đó ở Na-pô-lê-ông. Thế nhưng chúng tôi lại ở vào tình thế phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Chúng tôi phải chấp nhận, nếu không Tổ quốc chúng tôi sẽ bị thôn tính. Vậy đương đầu như thế nào? Đó là chiến tranh toàn dân. Chiến tranh toàn dân là bí quyết của sự chiến thắng của chúng tôi…”
Trên thế giới có lẽ hiếm có nước nào xóa nạn mù chữ toàn dân nhanh đến như vậy, hiếm có một dân tộc nào vùng dậy mạnh mẽ như vậy, nên đã làm cho một danh tướng của đối phương đã phải thốt lên “một quân đội có thể đánh bại một quân đội. Một quân đội không thể đánh thắng một dân tộc.” 390 năm sau phát minh chữ quốc ngữ, trên 70 năm sau bài học lớn về bài học lớn chủ tịch Hồ Chí Minh và sự truyền bá chữ Quốc ngữ, đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Chữ Quốc ngữ đúng là lợi khí quốc gia “Sinh tử phù” mà dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, mất gốc. Trên ý nghĩa đó, chúng ta nên gạn đục khơi trong, trả lại sự công bằng cho người đã có công phát minh chữ viết tiếng Việt.
Ghi ơn người phát minh chữ Quốc ngữ ?
Tháng 5 năm 1941, chính quyền thực dân dựng một đài tưởng niệm tại một góc nhỏ phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm. Đó là một tấm bia đá cao 1,7m, rộng 1,1m, dày 0,2m, trên có khắc, bằng các thứ chữ Quốc ngữ, Hán và Pháp, công đức của linh mục dòng Tên Alexandre de Rhodes. Tin này được tờ «Tân Tri», số 13 tháng 6 năm 1941, thông báo như sau: “…Ông Alexandre de Rhodes đã sống lại với dân Hà Thành trong lễ khánh thành đài kỷ niệm ông. Buổi lễ được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động…Ngày nay, chữ Quốc ngữ được coi là rường cột của tiếng ta, đó là lý do vì sao chúng ta không thể không cảm ơn chân thành người đã phát minh ra nó, ông Alexandre de Rhodes.”
Những năm tháng chiến tranh, khi đất nước chưa có độc lập và thống nhất toàn vẹn, tấm bia đá đã bị gỡ bỏ như là việc chối bỏ sự lợi dụng khai hóa văn minh để áp đặt sự thống trị của dân tộc này đối với dân tộc khác. Đến những năm 1980, tại khoảng không gian tưởng niệm dành cho Alexandre de Rhodes mọc lên một tượng đài cách mạng trắng tinh khôi tuyệt đẹp, tôn vinh những người yêu nước: ba pho tượng người chiến sĩ cỡ lớn, một trong số đó là phụ nữ. Trên bệ, có dòng chữ: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.” . Đó đã là điều khẳng định lý tưởng: “Không có gí quý hơn độc lập, tự do”
Tổ Quốc Việt Nam hồi sinh bởi hàng triệu con dân Việt đã “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”. Năm 1993, Giáo sư Nguyễn Lân đã nhắc đến đài tưởng niệm giáo sĩ người Pháp. Theo ông, đáng lẽ không nên gỡ bỏ đài kỷ niệm ấy. “Hành động này cho thấy một nhận thức thiển cận, sự thiếu hiểu biết về lịch sử và, dù sao đi chăng nữa, cũng không xứng đáng với truyền thống của dân tộc ta. Alexandre de Rhodes, chẳng phải là ông đã làm việc cho người Việt Nam hay sao? Chữ Quốc ngữ, thứ chữ dễ học hơn nhiều so với chữ tượng hình, đã giúp phần lớn dân chúng tiếp cận tri thức và thông tin… Và nhà truyền giáo cũng là một nhà nhân văn chủ nghĩa, gần gũi với dân chúng”.
Đã có những người con đất Việt kính cẩn nghiêng mình trước mộ Alecxandre de Rhode yên nghỉ lặng lẽ ở xứ người tại nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran; ảnh Trần Văn Trường VYC Travel;Antontruongthang
Còn đó tại Nhà thờ Mằng Lăng ở Tuy An, Phú Yên lưu dấu bản chữ viết tiếng Việt đầu tiên xác tín ghi công của Alecxandre de Rhode.
Gíao sư Nguyễn Tử Siêm ngày 12 tháng 11 năm. 2018 trên trang face book đã kể về Chuyện ‘xé rào’ một đêm: TRẢ LẠI TÊN PHỐ A. DE RHODES (trích dẫn dưới đây) Chuyện này có liên quan đến hai nhân vật đáng kính: cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn. Công lao của Alexandre de Rhodes, người góp công sáng lập chữ Quốc ngữ, sớm hay muộn cũng sẽ được tôn vinh xứng đáng; song sự nhạy bén, linh hoạt vượt qua các rào cản hành chính để làm một việc đáng làm của ông Võ Văn Kiệt thì thật thú vị và cảm động.
Câu chuyện tiếng Việt và sự truyền giáo của ông Alexandre de Rhodes thật ra còn có ẩn khúc lịch sử. Tiến sĩ Trần Thanh Ái tại bài viết “Alexandre de Rhodes có nói như thế không?” (bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số tháng 5 năm 2019) và công bố trên Nghiên cứu Lịch sử ngày 5 tháng 8 năm 2019, được trích dẫn dưới đây. Kết luận của tiến sĩ Trần Thanh Ái là: “Ông Alexandre de Rhodes không hề viết câu “Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú” trong các tác phẩm của ông. Sự nhầm lẫn tai hại này bắt đầu từ A. Thomazi khi ông đã biến một suy luận của người đời sau thành phát biểu của Alexandre de Rhodes. Nguy hiểm hơn nữa, từ sự nhầm lẫn này mà đã có người suy diễn đến việc Pháp chiếm Côn Đảo hai trăm năm sau”.
Công Viên Tao Đàn tại thành phố Hồ Chí Minh có những viên đá vô danh cạnh đền Hùng. Tôi mong ước UBND thành phố Hồ Chí Minh và ngành hữu quan chọn một cụm đá trong số này để ghi danh lưu dấu tỏ lòng biết ơn ông Alexandre de Rhodes người phát minh chữ viết tiếng Việt .
Viên đá thời gian là sự dâng hiến lặng lẽ của người phát minh chữ viết tiếng Việt
1) Alain Guillemin 2011. ALEXANDRE DE RHODES CÓ PHÁT MINH RA CHỮ QUỐC NGỮ? TS. Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp. Bản dịch của Ngô Tự Lập . Viet-Studies.info
2) Hồ Chí Minh 1945. Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2002 trang 1-3
3) Trần Trọng Kim 1921. Việt Nam sử lược. Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999, trang 318-320.
Chuyện ‘xé rào’ một đêm TRẢ LẠI TÊN PHỐ A. DE RHODES
GS. Nguyễn Tử Siêm
Chuyện này có liên quan đến hai nhân vật đáng kính: cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn. Công lao của Alexandre de Rhodes – người góp công sáng lập chữ Quốc ngữ – sớm hay muộn cũng sẽ được tôn vinh xứng đáng; song sự nhạy bén, linh hoạt vượt qua các rào cản hành chính để làm một việc đáng làm của ông Võ Văn Kiệt thì thật thú vị và cảm động. Câu chuyện sưu tầm được như sau.
Hồi ông Võ Văn Kiệt còn đương chức, ông có chuyến thăm chính thức nước Pháp. Ngoài các chương trình làm việc với phía Pháp, ông có đến thăm và gặp gỡ với phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Paris. Tại đây, ông được thông báo là Đại sứ quán có sắp xếp một cuộc gặp mặt giữa ông với ông Hoàng Xuân Hãn – một học giả người Việt sinh sống ở Pháp đã mấy chục năm – tại trụ sở Đại sứ quán.
Ông Kiệt hỏi những người tổ chức cuộc gặp: “Hoàng Xuân Hãn là ai?”. Sau khi được giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của học giả Hoàng Xuân Hãn, ông Kiệt nói: “Vậy thì tôi sẽ đến thăm học giả Hoàng Xuân Hãn tại tư gia của ông ấy, chứ không phải là chúng ta mời ông ấy đến đây gặp tôi”. Sau đó thì ông Kiệt hủy lịch hẹn gặp học giả Hoàng Xuân Hãn tại Đại sứ quán và kêu bố trí xe để ông đi thăm ông Hoàng Xuân Hãn.
Khi đến nơi, ông Kiệt nói với ông Hoàng Xuân Hãn là ông đến thăm gia đình học giả và sẽ im lặng và lắng nghe ông Hoàng Xuân Hãn nói bất kỳ chuyện gì. Chuyên gia Phạm Văn Hạng, cho biết khi kể đến đoạn này ông Kiệt cười và nói rằng: “Tôi biết nói với ông Hãn chuyện gì đây, nên tốt nhất là lắng nghe ông ấy nói”.
Và ông Hãn đã nói với ông Kiệt rất nhiều chuyện, với tư cách là một học giả Việt kiều góp ý với một vị lãnh đạo của Việt Nam về đất nước, học thuật và thời cuộc. Sau cùng, học giả Hoàng Xuân Hãn đề nghị Việt Nam nên đặt tên đường Alexandre de Rhodes để ghi nhận công lao của vị giáo sĩ người Pháp này trong việc phát triển và hoàn thiện chữ Quốc ngữ. Ông Võ Văn Kiệt nhận lời.
Khi về nước, ông Võ Văn Kiệt hỏi những người có trách nhiệm trong chính quyền TPHCM về việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes. Họ trả lời là thời các chính quyền cũ đã có con đường mang tên Alexandre de Rhodes nằm gần dinh Độc Lập, nhưng sau được đổi tên.
Ông Kiệt hỏi: “Bây giờ muốn đổi tên đường này trở lại thành đường Alexandre de Rhodes có được không”?. Họ nói: “Việc đặt tên đường phải qua nhiều thủ tục: lập hồ sơ để Hội đồng đặt tên đường của thành phố xét duyệt, rồi phải trình HĐND TPHCM thông qua, rất mất thời gian. Alexandre de Rhodes là một giáo sĩ người Pháp hoạt động cách đây mấy trăm năm nên sẽ khó khăn hơn trong việc xét duyệt và thông qua.
Ông Kiệt hỏi tiếp: “Vậy làm một cái bảng tên đường ghi tên Alexandre de Rhodes giống như các bảng tên đường khác mất bao lâu?”. Họ nói: “Chỉ 1 buổi là xong”. Ông hỏi tiếp: “Vậy tháo cái bảng tên đường cũ ra, lắp bảng tên đường mới vào thì mất bao lâu?”. Họ nói: “Chừng mươi phút”.
Ông Kiệt bảo: “Vậy hãy cho làm bảng tên đường mang tên Alexandre de Rhodes và chuẩn bị ốc vít đầy đủ”. Sau đó, ông lệnh cho những người thừa hành đang đêm cho lắp bảng tên đường Alexandre de Rhodes vào con đường trước đây đã mang tên vị giáo sĩ này.
Đến sáng hôm sau, người dân đã thấy tên đường Alexandre de Rhodes được phục hồi lại rồi. Một công việc ‘xé rào’ thật có ý nghĩa nhiều mặt.
(NTS 12.11.2018)./.
PS: Sự ra đời và phổ biến của chữ quốc có công sức của nhiều người: Các giáo sỹ Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, các cộng tác viên người Việt, các học giả người Việt: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục…, các chí sỹ của phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng… các thành viên chủ chốt của Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ: Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, Bùi Kỷ, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hữu Đang…. Họ đã là những nhân tố tích cực cho việc mở mang dân trí, phổ biến các tư tưởng tiến bộ cho toàn dân dẫn đến độc lập dân tộc và thông nhất đất nước Việt Nam (theo GS Nguyễn Đăng Hưng).
(NTS 12.11.2018)./.
Ảnh 1: A. de Rhodes (1591-1660). 2. Từ điển Việt-Bồ-Latin, Rome, 1651. 3. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996). 4. Tên phố ở TP HCM.
7) Tiến sĩ Trần Thanh Ái ngày 5 tháng 8 năm 2019 đã công bố kết quả “Alexandre de Rhodes có nói như thế không?” trên Nghiên cứu Lịch sử (bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số tháng 5 năm 2019) trích dẫn toàn văn dưới đây
Alexandre de Rhodes có nói như thế không?
TS Trần Thanh Ái
Từ một câu trích dẫn không rõ ràng…
Năm 1993, Vương Đình Chữ có bài viết “Một ngộ nhận về Alexandre de Rhodes”, đăng trên Công Giáo và Dân tộc số 901 ngày 4/4/1993, (trang 18-19) và năm 2006 Nguyễn Đình Đầu có bài báo “Dân ta phải biết sử ta”, đăng trên Công giáo và Dân tộc, số 1582 ngày 9/11/2006, (trang 35) đề cập đến một câu trích sau đây:
“Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”
Câu trích này được tìm thấy ở trang 304 quyển Lịch sử Việt Nam, tập 1, do Ủy ban KHXH Việt Nam xuất bản tại Hà nội năm 1971, với ghi chú là trích từ quyển Divers voyages et missions en Chine et autres royaumes de l’Orient (Những cuộc hành trình và truyền giáo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông) của Alexandre de Rhodes, Paris, 1653, tr. 109-110. Câu trích dẫn và nhất là thông tin trong ghi chú trên đây đã khiến nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng Alexandre de Rhodes có ý đồ thực dân. Để làm sáng tỏ vấn đề, Nguyễn Đình Đầu đã tìm đọc hai trang 109-110 của tài liệu trên và cả bản tiếng Việt Hành trình và truyền đạo do Hồng Nhuệ dịch[1], và đi đến kết luận là “không hề thấy câu nói sặc mùi đế quốc thực dân ấy, ngoại trừ những lời lẽ và thái độ quý mến dân tộc và trọng kính chính quyền cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài của xứ ta đương thời”. Từ đó đến nay chưa thấy bài viết nào làm sáng tỏ nguồn gốc câu trích dẫn trên đây. Gần đây, khi có được các bản tiếng Pháp in lần đầu năm 1653, lần thứ hai năm 1666 và cả bản in năm 1854 của quyển sách nói trên, chúng tôi cũng đã bỏ công tìm tòi đối chiếu, nhưng tuyệt nhiên không tìm ra một dòng nào có ý tương tự như câu trích dẫn bên trên.
Vậy từ đâu mà có câu trích dẫn đó? Có phải câu đó là của Alexandre de Rhodes không? Nếu phải thì nó nằm ở tài liệu nào? Còn nếu không phải của Alexandre de Rhodes thì nó được trích dẫn từ đâu?
Đến những suy luận võ đoán
Roland J. cho rằng đoạn “được gọi là trích dẫn đó” chỉ là một sự sáng tạo (invention) của Thomazi mà thôi (1998, tr.42), hay nói khác hơn, đó là một sự bịa đặt! Nếu chấp nhận cách diễn giải của Roland J. thì vô hình trung cho rằng tác giả này đã cố tình vu khống Alexandre de Rhodes ! Đó là điều vô cùng tồi tệ đối với các nhà khoa học ! Vì không thể dễ dãi đồng tình với Roland J., chúng tôi nghĩ rằng cần phải làm sáng tỏ nguồn gốc của câu trích dẫn trên.
Năm 2012, trong một tham luận trình bày tại hội thảo khoa học Côn Đảo – 150 năm đấu tranh xây dựng và phát triển (1862-2012), có đoạn sau đây:
“Hơn 25 năm sống ở nước ta, lúc vào Nam, lúc ra Bắc, ông [A. de Rhodes] đã mang về Pháp một tấm bản đồ đầu tiên về xứ này và cho in tại Lyon cuốn Từ điển Việt – Bồ – La, Hành trình truyền đạo và lịch sử xứ Đàng Ngoài, trong đó ông đã nhận định: « Ở đây, có một chỗ cần chiếm lấy và đặt cơ sở tại đó, thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn lợi phong phú tiền lời và của cải » [5]. « Chỗ cần chiếm lấy » ấy chính là Côn Đảo.” (Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân, 2012, tr.125).
Chú thích [5] của hai tác giả trên đây cho ta biết là đoạn văn đứng trước được trích từ trang 7 của một tư liệu mang ký hiệu VT 306 ABC, do Khoa Lịch sử trường Đại học KHXH&NV biên dịch, có tên là Cuộc chinh phục xứ Đông Dương, của tác giả A. Thomazi. Đó là bản dịch của quyển La conquête de l’Indochine của A. Thomazi, do Payot xuất bản lần đầu tại Paris năm 1934. Nguyên văn của câu trên như sau: “Il y a là, écrivait-il, une place à prendre, et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pourraient y trouver une source féconde de profits et de richesse.”
Để làm sáng tỏ ngữ cảnh của câu trên, chúng tôi chép lại cả đoạn văn gồm câu đứng trước và câu đứng sau :
En Annam comme au Siam, les premiers Français que l’on vit furent des missionnaires. Le Père Alexandre de Rhodes aborda en Cochinchine en 1624, passa vingt-cinq ans dans ce pays et au Tonkin ; il en rapporta la première carte du pays, un dictionnaire annamite – latin – portugais, une histoire du Tonkin, et signala les possibilités qui s’offraient au commerce. « Il y a là, écrivait-il, une place à prendre, et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pourraient y trouver une source féconde de profits et de richesse. » De nombreux prêtres, puis des agents de la Compagnie des Indes, confirmèrent ses dires. (Thomazi A., 1934, tr.13)
Nghĩa của đoạn văn này như sau:
Ở An Nam cũng như ở Xiêm [ngày nay là Thái Lan], những người Pháp đầu tiên mà người ta gặp là các nhà truyền giáo. Cha Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong năm 1624, sống 25 năm ở đó và ở Đàng Ngoài; từ đây ông đã mang về [Pháp] tấm bản đồ đầu tiên của nước này, một từ điển Việt – La tinh – Bồ Đào Nha[2], một quyển lịch sử xứ Đàng Ngoài, và đã lưu ý đến những khả năng mở ra cho việc thương mãi. “Ở đó, ông viết, có một chỗ cần chiếm, và khi đặt cơ sở tại đó, thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn lợi phong phú gồm lợi nhuận và tài nguyên.” Nhiều linh mục và kế đến là các đại diện của Công ty Đông Ấn đều khẳng định nhận xét của ông.
Trong ngữ cảnh trên, với cụm từ “écrivait-il” (“ông viết”) được đặt chen vào câu trích dẫn trong ngoặc kép “…”, và nhất là hai từ “ses dires” (“lời nói, câu nói của ông”) thì người đọc hiểu là Thomazi thông báo rằng lời nói trực tiếp này là của Alexandre de Rhodes. Tuy nhiên tác giả không hề ghi chú câu trên được trích dẫn từ tài liệu nào, trang nào[3]. Roland J. thì cho biết rằng Thomazi có ghi chú đoạn trên đây được trích từ quyển Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine,& autres Royaumes de l’Orient kèm theo số trang (tr.42, ghi chú 77)
Đâu là sự thật ?
Truy tìm các tài liệu xuất bản trước năm 1934 (năm Thomazi xuất bản quyển La conquête de l’Indochine), chúng tôi bắt gặp đoạn văn sau đây trong quyển Les commencements de l’Indo-Chine française của A. Septans xuất bản năm 1887 (Nxb Challamel Ainé):
« En parlant du Tong-Kin, le P. Alexandre de Rhodes traite longuement du commerce. Pour lui, le Tong-Kin, par sa situation, son voisinage avec la Chine, se prête merveilleusement aux entreprises et peut devenir le siège de transactions importantes. Les Chinois y venaient en grand nombre, ils y apportaient des porcelaines, des toiles peintes et en tiraient des soieries et du bois d’aloès. Les Japonais s’y livraient autrefois à un trafic considérable, mais depuis vingt-cinq ans, ils avaient cessé de paraître dans le pays, il y avait ainsi une place à prendre et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pouvaient y trouver une source féconde de profits et de richesses (2). » (tr.48)
(Khi nói về xứ Đàng Ngoài, cha Alexandre de Rhodes đề cập nhiều đến thương mãi. Đối với ông, xứ Đàng Ngoài vô cùng thuận lợi cho việc kinh doanh và có thể trở thành địa điểm giao dịch quan trọng. Đông đảo người Trung Hoa đến đó, họ mang đến đồ gốm sứ, vải hoa và mua tơ lụa và gỗ trầm hương. Trước kia, người Nhật đến đây buôn bán rất lớn, nhưng từ 25 năm, họ đã ngừng đến xứ này, vì thế có một chỗ cần chiếm lấy và, khi đã đặt chân đến đây, các thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn phong phú gồm lợi nhuận và tài nguyên)
Đoạn văn này được Septans ghi ở phần chú thích số 2 (trang 48) là idem., bên dưới chú thích 1 là “Castonnet-Desfossés, déjà cité”, tức là muốn nói đến tài liệu “Les relations de la France avec le Tong-kin et la Cochinchine” (Quan hệ của Pháp với xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong) của Castonnet-Desfossés đăng trong Bulletin de la société académique indochinoise de France, số 2, 1883.
Trong bài viết của Castonnet-Desfossés, đoạn văn trên đây nằm ở trang 81. Đó không phải là trích dẫn của Alexandre de Rhodes, mà là của chính tác giả. Sau khi đã tóm tắt ý chính của chương XVI có tựa là “Du Traffiq, & des Marchandises des Tunquìnois” (từ trang 56-58) của quyển Histoire du Royavme de Tvnqvin của Alexandre de Rhodes, là phần nói về việc thương mãi của xứ Đàng ngoài vào những năm 1627-1646, Castonnet-Desfossés đã đi đến suy luận đó là “một chỗ cần chiếm lấy”. Cũng theo chiều hướng suy luận ấy, độc giả còn đọc được một câu tương tự của Castonnet-Desfossés khi nói về các bản tường trình của linh mục Tissanier[4] sau khi đã lưu trú tại xứ Đàng Ngoài 3 năm, từ 1658 đến 1660 :
“Pour le P. Tissanier, le Tong-Kin est un pays d’avenir et doit, tôt ou tard, attirer l’attention des Européens. La fertilité de son sol, les cours d’eau qui l’arrosent et facilitent les communications, le voisinage de la Chine annonçaient que cette contrée serait un jour des plus florissantes et deviendrait dans la suite le siège d’un commerce actif. Si l’on s’en rapporte au P. Tissanier, l’établissement des Européens dans ce pays n’était qu’une affaire de temps” (tr.82).
“Đối với cha Tissanier, xứ Đàng Ngoài là một xứ sở của tương lai, và sớm hay muộn, sẽ thu hút sự chú ý của người châu Âu. Đất đai phì nhiêu, sông ngòi thuận tiện cho việc lưu thông, vị trí gần gũi với Trung Hoa báo trước rằng tương lai vùng này sẽ là một vùng trù phú và sẽ trở thành một trung tâm thương mại nhộn nhịp. Nếu ta tin lời cha Tissanier, việc người châu Âu đặt chân đến xứ này chỉ là vấn đề thời gian” (tr.82).
Như vậy “sự cố trích dẫn” này xuất phát từ Thomazi : ông đã nhầm lẫn khi đọc được trong quyển Les commencements de l’Indo-Chine française (Paris, Nxb Challamel Ainé) của A. Septans một trích dẫn từ bài viết của Castonnet-Desfossés, rồi vội gán cho Alexandre de Rhodes bằng cách thêm vào các chữ “écrivait-il” và “ses dires”. Sự nhầm lẫn này cũng còn bắt nguồn từ cách trình bày kém rõ ràng của Septans : sau khi viết câu “Son Histoire duTonkin a été publiée en latin à Lyon en 1652” (Quyển Lịch sử xứ Đàng Ngoài
[của Alexandre de Rhodes]
đã được xuất bản bằng tiếng la tinh ở Lyon năm 1652), Septans liền ghi câu trích của Castonnet-Desfossés khiến người đọc dễ nhầm lẫn đó là của Alexandre de Rhodes !
Cũng cần nói thêm là quyển Lịch sử xứ Đàng Ngoài của Alexandre de Rhodes không hề đề cập đến Côn Đảo như hai tác giả Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân đã suy luận .“Chỗ cần chiếm lấy ấy chính là Côn Đảo” như trong tham luận đã nói bên trên. Như đã giới thiệu bên trên, chẳng những đoạn trích dẫn đang bàn không phải do Alexandre De Rhodes viết, mà nó cũng không có liên quan đến Côn Đảo, tên Poulo Condore hay Pulo Condor không hề xuất hiện trong bất cứ quyển sách nào của de Rhodes, và quyển Histoire dv Royavme de Tvnqvin chỉ nói về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo của Đàng Ngoài mà thôi.
Tóm lại, Alexandre de Rhodes không hề viết câu “Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú” trong các tác phẩm của ông. Sự nhầm lẫn tai hại này bắt đầu từ A. Thomazi khi ông đã biến một suy luận của người đời sau thành phát biểu của Alexandre de Rhodes. Nguy hiểm hơn nữa, từ sự nhầm lẫn này mà đã có người suy diễn đến việc Pháp chiếm Côn Đảo hai trăm năm sau.
(bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số tháng 5 năm 2019)
Tài liệu tham khảo
Castonnet-Desfossés H., 1883: Les relations de la France avec le Tong-kin et la Cochinchine, d’après les documents inédits des Archives du ministère de la Marine et des Colonies et des Archives du Dépôt des cartes et plans de la marine, trong Bulletin de la société académique indo-chinoise de France, số 2, 1882-1883.
Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân, 2012. Về nhận thức của người Pháp đối với Côn Đảo trước năm 1862, trong Côn Đảo 150 năm đấu tranh xây dựng và phát triểm (1862 – 2012) (Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật.
de Rhodes A. 1651. Histoire dv Royavme de Tvnqvin, bản dịch tiếng Pháp của Henry Albi. Lyon, Chez Iean Baptiste Devenet.
Roland J. 1998. Le Portugal et la romanisation de la langue vietnamienne. Faut-il réécrire l’histoire? đăng trong tạp chí Revue françaised’histoire d’outre-mer, quyển 85, số 318, quý 1 năm 1998.
Septans A. 1887. Les commencements de l’Indo-Chine française. Paris, Nxb Challamel Ainé.
Thomazi A. 1934. La conquête de l’Indochine. Paris: Payot.
Chú thích:
[1] Bản tiếng Việt do Hồng Nhuệ dịch quyển Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine,& autres Royaumes de l’Orient, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Tp Hồ Chí Minh xuất bản, 1994.
[2] Thomazi viết sai: tên từ điển bằng tiếng la-tinh là Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm, xuất bản tại La Mã năm 1651. Tài liệu bằng tiếng Việt thường gọi là Từ điển Việt – Bồ – La.
[3] Quyển La conquête de l’Indochine của Thomazi mà chúng tôi tham khảo do Nhà xuất bản Payot (Paris) xuất bản năm 1934 không có ghi chú nào về tài liệu được trích dẫn.
[4]Relation du voyage du P. Joseph Tissanier, Edme Martin xuất bản năm 1663.
8) Thư ngỏ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sau khi bị khủng bố tinh thần vì phản đối vinh danh Đờ Rốt (Trích dẫn bởi Ngô Mạnh HùngTheo dõi 26 tháng 12, 2019):
“NẾU NHẦM LẪN THÌ XIN LỖI VÀ IM LẶNG”
Thân gởi GS. Nguyễn Đăng Hưng,
Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng
Anh Hưng thân,
Sau khi anh thấy tên tôi trong bản kiến nghị do một nhóm thầy giáo và các nhà nghiên cứu Văn hóa Lịch sử ở Huế, Hà Nội và TP HCM gởi cho lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, đề nghị không nên lấy tên hai vị Linh mục Francisco de Pina (Pi-na) và Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đặt tên cho hai con đường mới ở Thành phố Đà Nẵng, anh đã gọi điện thoại cho tôi bảo tôi “sai” rồi và vào ngày 28-11-2019, anh và ông Nguyễn Huy Cường nào đó còn gởi thư cho tôi với nhan đề “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”.
Anh Nguyễn Đăng Hưng,
Với hơn nửa thế kỷ cầm bút, tham gia phản biện hàng chục đề tài với nhiều thể loại, nhiều cấp khác nhau nhưng chưa bao giờ tôi nhận được những lời cảnh báo “sốc” đến như vậy. Thông thường mỗi khi gặp một trường hợp phản biện tôi luôn phản biện lại ngay để bảo vệ ý tưởng của mình. Nhưng đối với lá thư của anh (và ông Nguyễn Huy Cường nào đó), một người bạn thân nhau từ hơn ¼ thế kỷ qua, tôi “im lặng” nhưng không xin lỗi. Xin lỗi ai? Và xin lỗi cái gì?
Với tư cách là một người cầm bút thân thiết với Thành phố Đà Nẵng, năm 1998, tôi đã từng phản biện giúp ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng xóa bỏ tên ông Nguyễn Hiển Dĩnh đã đặt cho con đường song song với đường 2 Tháng 9 ở Đà Nẵng ngày nay, nên tôi đã không ngần ngại tham gia vào Bản kiến nghị nói trên. Và lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng đã có thư phản hồi cám ơn những người có tên trong “Bản Kiến nghị” và đồng ý (hứa) “chưa đặt tên đường hai vị linh mục lần nầy”. Như vậy, Bản Kiến Nghị của chúng tôi có kết quả. Việc kiến nghị như thế đã xong rồi. Nếu sau nầy, Thành phố Đà Nẵng bỏ qua lời hứa với chúng tôi, họ lại dùng tên hai vị linh mục ấy đặt tên đường thì chúng tôi mới cung cấp thêm thông tin và kiến nghị tiếp). Chúng tôi phải lo công việc khác của mình chứ! Vì thế, tôi không biết tôi nhầm chuyện gì và phải xin lỗi ai? Sở dĩ cho đến nay tôi im lặng không phải vì lời cảnh báo rất sốc của các anh mà chính vì những lý do sau đây:
– Con cháu trong gia đình anh Cả tôi, gia đình tôi, gia đình em trai tôi, gia đình em gái tôi đều có người làm dâu trong các gia đình Thiên Chúa giáo. Bây giờ lật lại nói chuyện hay, chuyện không hay của các linh mục Thiên Chúa giáo thật không nên chút nào;
– Những trang đen trong lịch sử dân tộc tưởng đã giao cho lịch sử để bây giờ sống trong hiện tại, tự nhiên các anh bươi chuyện Đắc Lộ ra, không khéo lại “tóa lọa lọa” gây mất đoàn kết dân tộc trong lúc giặc Tàu đang rập rình cướp đất, cướp đảo ngoài Biển Đông, giữ được im lặng chuyện Đắc Lộ là phải;
– Bỏ một đời nghiên cứu, học hỏi, trải nghiệm, được học, được gặp gỡ tiếp xúc trao đổi với các bậc thức giả hàng đầu về văn hóa lịch sử, trong đó có nhiều vị là tín đồ Thiên Chúa giáo, nói đâu có tài liệu kèm theo đó,… lẽ nào lại quên hết để đi đôi co với những người mới đầu hôm sáng mai điếc không sợ súng lên mặt dạy đời sao?
Nhưng rồi do hoàn cảnh thúc ép, tôi cũng chỉ có thể giữ im lặng cho đến đây thôi. Tôi viết lá thư nầy gởi đến anh không có ý đề cập đến 6 vấn đề chúng tôi đã nêu lên trong bản Kiến nghị gởi cho Thành phố Đà Nẵng mà chỉ trao đổi với người bạn vừa nhận chức Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, Đại học Duy Tân thôi.
Anh Hưng ơi!
Anh có mời tôi xem cuốn phim “Chuyến đi Iran thăm mộ Đắc Lộ” của anh trên Net. Tôi đã xem và giới thiệu với các bạn tôi cùng xem. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là các anh đã làm rõ được nơi an nghỉ cuối cùng của một vị linh mục có tên trong lịch sử CQN, có công lớn trong việc truyền Đạo Thiên Chúa vào VN. Một người nổi tiếng như thế mà các Giáo hoàng Vatican bỏ rơi ông ở một nơi hiu quạnh như thế thật bất nhẫn. Và không hiểu có biết bao linh mục, giáo dân giàu có mà xưa nay đã có ai đến viếng mộ ông Đắc Lộ chưa (?). Bài diễn văn của anh trong buổi lễ có nhiều chuyện không đúng nhưng đó là chuyện của anh tôi không nhắc lại ở đây.
1. Nhưng tôi thật bất ngờ trong diễn văn anh cho biết các anh đã khắc một tấm bia ghi ơn đặt ở ngôi mộ linh mục Đắc Lộ với nội dung “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”. Như vậy ngày nay tiếng Việt còn, nước Việt Nam còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Một khám phá vô tiền khoáng hậu. Như vậy bảo vệ CQN của linh mục Đắc Lộ là bảo vệ Việt Nam. CQN của Đắc Lộ có một nhiệm vụ thiêng liêng như thế cho nên anh mới dành cả tuổi già của mình làm “Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ….”. Các nước Lào, Căm-pu-chia, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc không dùng chữ nước họ được la tinh hóa như CQN VN, không rõ được thế lực nào đã bảo vệ mà các nước ấy đều sốn ngon lành như ngày nay. Có hai việc cần nhắc ông Viện trưởng sau đây:
1.1. Anh đã cóp và sửa ý tưởng khắc ở khu lăng mộ cụ Phạn Quỳnh ở ấp Bình An, phường Trường An, TP Huế – địa điểm có dấu tích Cung điện Đan Dương thân thiết của tôi trên 1/3 thế kỷ qua. Nguyên văn của cụ Phạm Quỳnh trên bia đá là: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Anh sửa lại “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN” và khắc lên đá Non Nước đem qua dựng bên mộ linh mục Đắc Lộ ở Iran. Thực hiện việc làm nầy anh mắc hai lỗi trọng: 1. Lỗi ăn cắp ý tưởng của người khác sửa lại làm ý tưởng của anh; 2. Theo anh nước Việt Nam ngày nay còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Điều đó có nghĩa anh xóa hết công lao xương máu của bao thế hệ trường kỳ kháng chiến từ Ngày thất thủ Kinh đô vua Hàm Nghi xuất bôn với Phong trào cần vương (1885) cho đến ngày thông nhất đất nước (1975) – ròng rã suốt 90 năm. Người ngoại quốc đọc tấm bia làm ô nhục dân tộc VN đó họ sẽ nghĩ như thế nào? Với tư cách là môt công dân VN; tôi đề nghị anh nhờ người hủy tấm bia đá đó kẻo xấu hổ lắm;
1.2. Anh không phân biệt được “tiếng” và chữ viết. Có ai đó gọi tên anh, người học chữ Hán và chữ Nôm ghi ngay 登興, người học CQN ghi “Đăng Hưng”. Tiếng của một dân tộc không thay đổi, luôn tồn tại và phát triển, nó có âm điệu, có nhạc (nhất là tiếng VN), còn chữ chỉ là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản. Tiếng không thay đổi, chữ viết có thể thay đổi qua thời gian như chữ Hán, chữ Nôm, chữ CQN của ta vậy. Trong ngành bưu điện hay ngành truyền tin quân đội trước đây người ta còn dùng ký hiệu điện báo móoc (morse) nữa.
Tiếng nói mới là tâm hồn dân tộc. Cả một kho tàng ca dao tục ngữ, dân ca khắp ba miền truyền khẩu qua bao đời nay có chữ chiếc gì đâu. Tôi không ngờ anh không phân biệt được hai lãnh vực “tiếng” và “chữ” nên mới đem Tình Ca của Phạm Duy “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…” ra hát bên mộ giáo sĩ Đắc Lộ – tác giả Tự điển Việt Bồ La. Con nít mới ra đời được nghe lời ru của mẹ từ ca dao, dân ca chứ làm gì có chuyện trẻ con còn nằm trong nôi đã biết CQN của linh mục Đắc Lộ của anh? Nếu Phạm Duy biết chuyện nầy sớm có lẽ nhạc sĩ không cho phép tôi đưa anh đến thăm Phạm Duy năm ấy.
2. Trong buổi lễ nhớ ơn Đắc Lộ, các anh đã tôn vinh sách Phép Giảng Tám Ngày của linh mục Đắc Lộ. Nội dung ngày thứ tư, Đắc Lộ đã mạ lỵ, xúc phạm hết sức thô bạo:
– Ngày Thứ tư, Đạo bụt: “giáo ngoài và giáo trong” (tr.101 và 102). Gọi Phật bằng nó, thóa mạ, miệt thị Đạo Phật là đạo gian, đạo dối trá, đạo Phật dày đặc những truyện giả, xiêu dối thế gian nên phạm tội lỗi, đạo Phật là đạo “rợ mọi”, theo đạo Phật là quỷ quái, ai theo đạo Phật là ngu, thờ Phật là đứa gian, ai tin Phật, không tin chúa là phạm mọi tội.v.v.
– Ngày Thứ tư, mục “Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta”. (Tr.110-111). Phê phán tục cúng ông bà tổ tiên của Việt Nam.
– Ngày Thứ tư, mục “Những điều lầm lỗi trong việc thờ cúng cha mẹ” (Tr.112, 113). Cúng cha mẹ chết là có lỗi.
Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, tức là anh tôn vinh cho quan điểm trịch thượng bất kính ngạo mạng của linh mục Đắc Lộ đối với giáo chủ của các tôn giáo khác. Trong Phép Giảng Tám Ngày có 9 lần Đắc Lộ nói đến “Thích Ca”, 3 lần dùng chữ “rợ mọi” đối với Đạo Bụt (Đạo Phật), 20 lần nói đến “đạo bụt” với tính cách miệt thị, dạy con chiên gọi những người thờ Bụt (Phật) là “giáo ngoài”, con chiên gọi người khác đạo là “ngoại giáo”.
Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, xóa bỏ hoàn toàn đời sống văn hóa tâm linh Việt Nam của linh mục Đắc Lộ. Từ nay, anh có thể không vào bất cứ nơi nào thờ Phật Thích Ca trên thế giới nầy nữa, nhưng lẽ nào anh đập bàn thờ tổ tiên, không giỗ chạp cúng bái cha mẹ nữa được sao? Anh không biết Cộng đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965) đã cho phục hồi việc thờ cúng ông bà cha mẹ của giáo dân ở VN rồi sao?
Trong HTKH Mừng 400 năm Dòng Tên, …có hai báo cáo, báo cáo thứ hai mang tựa đề “Cái nhìn về các tôn giáo theo sách giáo lý (Cathechismus Phép Giảng Tám Ngày) của cha Đắc Lộ” của linh mục. Anton Nguyễn Cao Siêu S.J. trình bày. Tác giả đã kết luận tham luận “Phép Giảng Tám Ngày” là một cuốn sách giáo lý nhằm dạy cho những ai muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời. Đối với Đắc Lộ, chỉ Kitô giáo mới là đạo thật, giúp con người được ơn tha tội và có sự sống vĩnh hằng. Chính từ xác tín này mà Đắc Lộ nhìn các tôn giáo trên đất An Nam: Đạo thờ ông bà của người Việt, cũng như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật. Khi giảng cho người dự tòng, Đắc Lộ muốn đề cao cái hay của đạo mới, nên nhấn mạnh đến những điều mà Ông cho là không đúng, không hay nơi các tôn giáo khác. Hơn nữa, cái nhìn của Đắc Lộ, một thừa sai Tây phương ở thế kỷ 17, cũng chịu ảnh hưởng của nền thần học thời đó về ơn cứu độ. Đối với chúng ta hôm nay, cái nhìn này có những giới hạn và sai sót, cả trong nội dung lẫn cách trình bày. Chúng ta phải đợi Công Đồng Chung Vaticanô II mới có được cái nhìn tích cực hơn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo”.
Như vậy, từ Công đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965), cách đây trên nửa thế kỷ TCG đã chính thức nhận sai lầm của Đắc Lộ trong Phép Giảng Tám Ngày đối với Việt Nam, sao giờ nầy anh còn tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày say sưa đến vậy? Anh có biết nhiều linh mục Thiên Chúa giáo học Phật Thiền Chánh Niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa giảng ở các Nhà thờ, vừa làm Giáo thọ ở Trung tâm Phật giáo Làng Mai, Pháp quốc không?
3. Anh tôn vinh cuốn Tự điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của linh mục Đắc Lộ. Như anh đã biết phần Việt Bồ là sản phẩm của những người đi trước linh mục Đắc Lộ như Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa, Francisco de Pina – những bậc thầy của linh mục Đắc Lộ. Phần La tinh Đắc Lộ thêm vào theo lệnh của Vatican. Tự điển Việt Bồ La là công cụ trang bị cho các Thừa sai Thiên Chúa giáo người Bồ, người sử dụng tiếng La tinh đi truyền giáo ở VN, để cải đạo người VN theo Phép Giảng Tám Ngày.
Ngoài các Linh mục người Việt, những ai trong xã hội VN xưa nay đã biết, đã sử dụng cuốn Tự điển ấy? Sử dụng vào việc gì? Một công cụ giúp cho các Thừa sai Thiên Chúa giáo đánh vào văn hóa, vào đời sống tâm linh của người Việt Nam, tại sao ta phải cám ơn người làm ra công cụ ấy? Đời thuở nào một người có văn hóa đi cám ơn người đã chế tác ra “bom” rải thảm lên nền văn hóa của dân tộc mình như thế? Anh sẽ trả lời con cháu anh như thế nào? Phải chăng như anh đang rao giảng lâu nay vì linh mục Đắc Lộ đã có công “tạo tác chữ quốc ngữ” như lời anh khắc trên bia dựng ở mộ Giáo sĩ Đắc Lộ bên Iran?
3.1. Xét về mặt đạo đức của người biên soạn sách, người làm tự điển của linh mục Đắc Lộ), chúng tôi đã viết trong Kiến nghị gởi Thành phố Đà Nẵng đề ngày 23-10-2019. Nay tôi mách thêm cho ông Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ cái giá trị đích thực của cái công cụ truyền giáo bằng CQN của linh mục Đắc Lộ hồi ấy như sau:
* GS.TS. Nguyễn Văn Trung – một người tu xuất, nguyên Khoa trưởng ĐH Văn khoa đầu tiên của Viện Đại học Huế, tác giả cuốn sách Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam – Thực Chất Và Huyền Thoại (Nam Sơn, Sài Gòn, 1963), người rất nổi tiếng trước năm 1975 ở miền Nam, ông đã tham khảo hai cuốn sách của Toàn quyền Đông Dương (1891-1894) de Lanesan:
– L’Expansion coloniale de la France: étude économique, politique et géographique sur les établissements français d’outre-mer (1886) (Sự mở rộng thuộc địa của Pháp: Nghiên cứu kinh tế, chính trị và địa lý về định cư ở nước ngoài của Pháp (1886).
– L’Indo-Chine française, étude politique, économique et adminis -trative sur la Cochinchine, le Cambodge, l’Annam et le Tonkin (1889) (Đông Pháp, nghiên cứu chính trị, kinh tế và hành chính ở Nam Kỳ, Campuchia, Annam và Bắc Kỳ (1889); Trong mục Thái độ đối xử với người bản xứ, về phương diện tôn trọng người, của cải, tôn giáo, phong tục, tập quán xã hội (tr.114), tác giả Nguyễn Văn Trung viết:
“Theo Lanessan, các vị thừa-sai Công-giáo thường nhắm quần –chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng đạo. Nói cách khác, người công-giáo thường thuộc thành phần những giai cấp thấp hèn nhất trong xã-hội. Những người này thường được tập-hợp lại thành làng xóm riêng, tách khỏi đoàn-thể dân-tộc. Lý do cô lập các làng theo đạo ở tại các thừa sai sợ người theo đạo giao-thiệp với người Lương có thể quay lại những phong-tục lễ-nghi ngoại đạo. Cũng vì lý-do sợ đó mà họ đã tạo ra chữ quốc-ngữ, chủ-đích là để giáo dân khi biết đọc chữ quốc-ngữ, thì chỉ biết đọc sách báo đạo mà thôi, trái lại để cho họ học chữ nho, sợ họ có thể thông cảm lại với tư tưởng ngoại-giáo. Thành ra việc sáng lập chữ Quốc-ngữ phải chăng nhằm một mục đích “ngu dân” ly- khai với văn-hóa dân tộc?”.
3.2. CQN của linh mục Đắc Lộ là một công cụ truyền giáo “nhằm quần – chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng đạo”, ngoài ra không có ảnh hưởng, không có tác động gì đối với dân chúng ngoại đạo Thiên Chúa, đối với tầng lớp Nho sĩ, tầng lớp quan lại của hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài (dù hai xứ nầy đối nghịch nhau).
Cả hai Đàng đều trục xuất Đắc Lộ ra khỏi nước Nam. Nghiên cứu Lịch Sử Văn học Công Giáo Việt Nam của Võ Long Tê khẳng định: Từ khi có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển Việt Bồ La (1651) cho đến ngày Việt Nam hoàn toàn bị mất vào tay thực dân Pháp (1885 – Thất Thủ Kinh Đô), trên hơn 200 năm ấy không thấy có bất cứ một tác phẩm văn học nào bằng CQN của linh mục Đắc Lộ trong đời sống người dân Việt cả. (Nếu có cũng chỉ phổ biến trong các nhà thờ mà thôi). Các tác giả Việt Nam, trong thời gian hơn 200 năm ấy, không hề biết trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn ở VN đang có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển Việt Bồ La bằng CQN của linh mục Đắc Lộ.
Các tác giả Việt Nam cứ tiếp tục sử dụng chữ Hán Nôm của cha ông mình đã sử dụng, sáng tác nên các tác phẩm bất hủ trong cổ Văn học sử Việt Nam như Truyện Hoa Tiên, Tụng Tây Hồ Phú, Sãi Vãi, Hoài Nam Khúc, Ai Tư Vãn, Nhị Độ Mai, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm v.v.. Đặc biệt, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nếu VN không mất nước, không bị thực dân Pháp và Thiên Chúa giáo bắt buộc phải bỏ chữ Hán, bỏ chữ Nôm, thay vào đó bằng CQN thì Đắc Lộ và các sách của ông ấy cũng cùng chung số phận bị lãng quên như các Tự điển La tinh hóa chữ Nhật, chữ Tàu không còn ai nhắc đến nữa.
3.3. Vì sao các nước Nhật Bản, Trung Quốc loại bỏ chữ la-tinh hóa mà VN thì vẫn giữ chữ Việt la-tinh hóa cho đến ngày nay? Để trả lời câu hỏi nầy, Giáo sư Cao Huy Thuần – Giáo sư Đại học ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Liên Hiệp Âu Châu tại Đại học Amiens. Năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale, ông đã xuất bản Luận án Tiến sĩ Quốc gia Pháp: Les missionnaires et la politique coloniale francaise au Viêt Nam (1857 1914). Tại Chương IX: Văn thư và tin tức tình báo của Giám mục Puginier (gởi cho thực dân Pháp) (tr. 276-303)…. Có chú thích “Notes sur la question du Tong-King,” Mars 1884. Archives du ministers de la F.O.M., AOO (30) ou N.F.54.
Tác giả Cao Huy Thuần chuyển ngữ văn bản của Giám mục Puginier qua CQN như sau:
“Điều thứ hai phải làm, chính là bãi bỏ chữ Nho và thay thế, lúc đầu, bằng tiếng Việt Nam viết theo kiểu người Âu, gọi là Quốc ngữ, rồi sau đó, bằng tiếng Pháp. Không có cách nào hữu hiệu hơn cách này để tiêu diệt tinh thần đạo Nho và uy thế to lớn của nhà Nho trong dân chúng. Thật vậy, nếu không còn dạy và dùng chữ Nho nữa trong các văn kiện chính thức, thì toàn bộ kiến thức của các nhà Nho nào có ích lợi gì? Và nếu người Việt Nam không còn biết đọc các sách cổ viết bằng chữ Nho hoặc chữ Nôm, họ đã chẳng dần dần bị dẫn đến chỗ không biết được chính văn hóa, văn minh dân tộc họ đó sao? Khi ấy triết học Nho giáo, nền tảng của tổ chức chính trị và xã hội trong nước, chẳng bị chết dần chết mòn sao?”
“Nhưng công việc này phải tiến hành từ từ, tiệm tiến, đừng nói gì cả vì ngại va chạm đến dân chúng đã quen dùng ngôn ngữ và chữ Nho, và vì lý do chính trị, để tránh làm mích lòng Trung Quốc”.
“Từ lâu, tôi chủ trương dạy tiếng Pháp và dùng mẫu tự Âu châu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà tôi đã đề nghị sáu lần. Tuy nhiên, tôi vui sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta làm việc tích cực cho mục tiêu này; ngoài trường dạy tiếng Pháp của Phái bộ truyền giáo, là trường đầu tiên được thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5 tháng 4 năm 1885”.
“Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng mẫu tự Âu châu, việc này dễ hơn tiện hơn nhiều so với việc dùng chữ Nho. Rồi vài năm sau, nên bắt buộc mọi giấy tờ chính thức, thay vì viết chữ Nho như trước, phải được viết bằng tiếng trong nước, và mọi viên chức phải được dạy ít nhất để biết đọc và viết tiếng An Nam bằng mẫu tự Âu châu. Trong thời gian đó việc dạy tiếng Pháp sẽ tiến triển hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ sẽ cung cấp các viên chức có học ngôn ngữ chúng ta. Thế là, có lẽ trong vòng 20 hoặc 25 năm, chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều phải được làm bằng tiếng Pháp và, do đó, chữ Nho sẽ dần dần bị bỏ rơi mà không cần phải cấm học”.
“Khi đạt được thành tựu to lớn đó, chúng ta lấy đi một phần lớn ảnh hưởng của Trung Quốc tại An Nam, và đảng nhà Nho An Nam, rất căn thù sự thiết lập thế lực Pháp, cũng dần dần bị tiêu diệt”.
“Vấn để này có tầm quan trọng rất lớn, và sau việc thiết lập Gia-tô giáo, tôi xem việc phế bỏ chữ Nho và việc thay thế nó dần bằng tiếng An Nam trước rồi kế đến bằng tiếng Pháp, là một phương cách rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập lên ở Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ của Viễn Đông”.
Như vậy CQN của linh mục Đắc Lộ không những là một công cụ xóa bỏ nền văn hóa Việt Nam mà còn thủ tiêu luôn cả tinh thần ý chí chống Pháp để bảo vệ đất nước của người Việt Nam. Người làm ra CQN và áp đặt buộc người Việt Nam phải học là kẻ thù của dân tộc VN, làm sao anh lại có thể làm ngược lại là tôn vinh Đắc Lộ và Tự điển Việt Bồ La của ông ta? Thực dân Pháp đã thực hiện đúng quy trình của Puginier đưa ra. Lúc đầu, bắt dân học CQN rồi sau đó bước qua học tiếng Pháp dứt hẵn với chữ Nho và chữ Nôm, dứt hẵn với lịch sử, văn hóa Việt Nam.
4. Thực dân Pháp thực hiện mưu đồ của Giám mục Puginier bắt dân ta học CQN của Đắc Lộ. Học CQN để quên đi quá khứ, quên đi lịch sử, để cải đạo, phục vụ cho thực dân Pháp rồi dần dần trở thành công bộc của thực dân Pháp. Nhà Nho Trần Tế Xương đã phản ảnh tình hình lúc đó qua bài thơ ngắn sau đây:
“Nào có nghĩa gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”
Các chí sĩ yêu nước VN, các nhà văn hóa VN thấy rõ cái nhục đó, đứng vào cái thế bị cai trị, không còn cách chọn lựa nào khác họ đã vận dụng ngay cái công cụ phục vụ Thiên Chúa Giáo và thực dân Pháp biến thành công cụ dạy bảo cho dân VN biết được tội ác của giặc, biến cái công cụ thô sơ, hẹp hòi của địch thành một vũ khí sắc bén, vừa để đánh trả địch, vừa để xây dựng ngôi nhà văn hóa của mình. Xây dựng ngôi nhà văn hóa đó không những bằng gỗ giải hạ lấy được của giặc mà chủ yếu bằng gạch đá của cha ông để lại (chữ Nho) cộng với tri thức của thời đại không qua con đường CQN.
Thực dân Pháp nghe lời Giám mục Puginier loại bỏ chữ Hán, chữ Nôm, nhưng chính trong giai đoạn nầy xuất hiện nhiều người Việt giỏi Hán Nôm. Giỏi Hán Nôm không phải để trở thành khoa bảng như ngày xưa mà thực tế để xây dựng văn hóa Việt Nam. Người Pháp không ngờ các trí thức Hán Nôm (như cụ Đào Thái Hanh ở Sa-đéc, tác giả Ái Châu Danh Thắng, rất giỏi Hán Nôm và cũng là người giỏi tiếng Pháp) và ngược lại những trí thức rất giỏi tiếng Pháp và cũng rất sành Hán Nôm (như cụ Phạm Quỳnh, cụ Hoàng Xuân Hãn).
Tôi không nghiên cứu ngữ học Việt Nam, chỉ với tư cách là một người cầm bút tôi nghĩ trong tiếng nói và chữ viết tiếng Việt hiện nay có ít nhất từ 70% đến 80% là chữ Hán Việt (chữ Nho), còn lại 30% hay 20% chữ thuần , trong đó có CQN do Giáo sĩ Đắc Lộ chép của các vị Thừa sai người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và chữ thuần Việt xuất phát từ các địa phương khác mà thời các vị Thừa sai người Bồ, người Tây Ban Nha chưa biết. 70% đến 80% dùng chữ Hán Việt (chữ Nho) là gì? Là các chữ do người VN sử dụng (chữ Nho) theo nghĩa của người Việt, hoặc sử dụng những từ mới do các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc mới phát minh sau nầy. 70% đến 80% chữ Việt dùng Hán Việt trong các lãnh vực Khoa học (Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Y học, Địa chất học.v.v.), trong lĩnh vực Luật học, trong lĩnh vực Triết học, Kiến trúc, Xây dựng, Nghệ thuật, Thương mại .v.v.. Và ngay bây giờ trong lĩnh vực Công nghệ 4.0.
Ta nói “trí tuệ nhân tạo” có từ nào là thuần Việt đâu? Tôi không nghiên cứu ngữ học tôi không biết hết, nhưng qua quá trình học vấn hạn hẹp của tôi: Tôi đã học khoa học nhờ Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn, nghiên cứu Luật học nhờ từ điển Luật của Vũ Văn Mẫu, học Triết học bằng Danh từ Triết học của Nguyễn Văn Trung. Gia tài CQN ngày nay của VN do biết bao người đóng góp xây dựng nên. Tại sao ông Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ chỉ vinh danh các Giáo sĩ Pi-na và Đắc Lộ không mà thôi?
Và, chắc anh cũng biết, sau ngày Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, cuộc diễu hành mừng Cách mạng ở Hà Nội, bộ đội Việt Minh mặc binh phục của Pháp, đeo súng Pháp. Đến ngày Toàn quốc kháng chiến, vũ khí chống Pháp hầu hết cũng đều của Pháp. Vậy có khi nào ta đặt vấn đề tôn vinh cám ơn những người đã làm ra những vũ khí và binh phục cho ta chống Pháp không? Chắc chắn là không.
Anh là nhà vật lý chắc anh biết Giáo sư Tiến sĩ Trần Chung Ngọc
(1931–2014) là một học giả người Mỹ gốc Việt. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ vật lý tại Đại học Wisconsin – Madison, Hoa Kỳ, ông từng giảng dạy tại trường ĐH Khoa học Sài Gòn và các cơ sở giáo dục của VNCH đồng thời có thời gian nhập ngũ làm sĩ quan trong quân đội VNCH, Trần Chung Ngọc sang định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục nghiên cứu vật lý, nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, tôn giáo Việt Nam. Năm 1994, ông kết luận bài viết Alexandre de Rhodes: Công hay Tội ? như sau:
“Một tên giặc tới nhà chúng ta, tạo ra một thứ vũ khí để dễ bề quyến rũ con em nhẹ dạ theo chúng phản lại tổ tiên, chúng ta dùng vũ khí đó để mở mang đầu óc của tất cả những người trong gia đình nhờ đó mà gia đình chúng ta bảo vệ được truyền thống luân lý đạo đức của gia đình, bảo toàn gia sản của tổ tiên khỏi bị cướp đi, vậy chúng ta nên nhớ ơn những người trong gia đình có sáng kiến dùng ngay vũ khí của địch để đánh địch hay là chúng ta nên nhớ ơn kẻ đã mang vũ khí đến nhà chúng ta để cướp đi của cải và gây bất hòa trong gia đình chúng ta?
Tôi hy vọng vấn đề công và tội của Alexandre de Rhodes nay đã sáng tỏ”.
Anh có thể không đồng ý với nhận định của TS Trần Chung Ngọc, nhưng ít ra anh cũng biết được rằng trong xã hội VN hiện nay, không phải ai cũng nghĩ về linh mục Đắc Lộ và CQN của ông như anh. Anh có quyền vinh danh lịnh mục Đắc Lộ, anh có quyền vinh danh Phép Giảng Tám Ngày nhưng anh không được nhân danh dân tộc VN vinh danh nhừng người anh đang phấn đấu vinh danh như anh đã khắc lên bia đá “ CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”.
5. Vừa rồi anh nói trên Net: “Đà Nẵng không đặt thì ở Quảng Nam sẽ đặt tên đường hai vị”. Anh là Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân chứ đâu phải HĐND tỉnh Quảng Nam mà có thể khẳng định như vậy? Mà nếu là tỉnh Quảng Nam đi nữa thì tỉnh Quảng Nam đâu có thể vượt qua được chủ trương của nhà nước Việt Nam: “Điều 10, Khoản 5 về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng như sau:
“Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”.
Alexandre de Rhodes là một người có công với Vatican mà có tội với dân tộc Việt, rắc rối như thế làm sao HĐND tỉnh Quảng Nam có thể chọn ông để đặt tên đường được chứ! Nhà thơ, ca sĩ Nguyễn Đăng Hưng mới lãng mạn như thế chứ không phải ông Giáo sư Vật lý phá vỡ ở Bỉ!
6. Có lẽ anh đã cảm thấy bị hố nên anh lại viết lại trên FB rằng “Đặt tên đường hay không đâu quan trọng, bởi trong tâm tưởng người Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes, bởi chữ quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”.
Anh lại sai nữa rồi. “Đặt tên đường hay không đâu quan trọng” thế thì anh – một trong những người cổ vũ cho TP. Đà Nẵng lấy tên hai linh mục Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt tên đường phố làm gì để gây nên cuộc tranh luận gây mất đoàn kết đang diễn ra như hiện nay? Anh dẫn đoàn đi Iran vinh danh Đắc Lộ, vinh danh Phép Giảng Tám Ngày, việc Quảng Nam tổ chức Hội thảo CQN, chuyện Quảng Nam thiết kế xây dựng công viên Dinh trấn Thanh Chiêm CQN có ai chính thức phản đối gì đâu. Anh viết: “Bởi trong tâm tưởng người Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes bởi chữ quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”. Nhận thức của anh trên đây có hai điều sai:
6.1. Giáo sĩ Đắc Lộ có làm ra CQN đâu, ông ta chỉ là người cóp của các Thừa sai Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa, Francisco de Pina. Cóp xong rồi hủy hết tất cả di cảo mà ông đã sử dụng của các tác giả từng là ân nhân, là thầy của ông để dành cái quyền làm chủ CQN độc nhất là Alexandre de Rhodes? Khối di cảo đó rất lớn mới giúp cho Alexandre de Rhodes khai thác làm nên công trình Tự điển Việt Bồ La, làm sao có thể mất được? Tại sao anh không lên án Alexandre de Rhodes về hành vi hủy di cảo CQN của những người đi trước như đã đề cập mà chỉ vinh danh Alexandre de Rhodes là sao?
Anh sống ở TP HCM lâu chắc anh biết học giả An Chi. An Chi đã giải thích công việc anh đang theo đuổi là:
“Cái tâm lý đòi dân ta phải mang ơn A.de Rhode chẳng qua là hậu quả của sự nhồi sọ mà bọn thực dân Pháp đã thực hiện trong thời kỳ chúng còn cai trị dân ta, nước ta. Ngoài ra, còn có thể có cả những nguyên nhân khác thuộc tâm thức riêng, và cả…tín ngưỡng riêng nữa”.
“Người ta thì làm cuốn tự điển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạo của người ta mà mình thì cứ nằng nặc đòi người Việt Nam phải ghi công ông cố đạo Alexandre de Rhode, thậm chí có người mà lòng biết ơn cụ cố còn làm tượng nặng đến 43 tấn”. (Theo antg.cand.com.vn)
6.2. Anh xem thử CQN trong đời sống với công nghệ 4.0 hiện nay có bao nhiêu phần trăm CQN có trong Tự điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Đắc Lộ? Có ít nhất 70% đến 80% từ Hán Việt (chữ Nho). Ví dụ “Công trình nghiên cứu chữ quốc ngữ” (cụm từ 1) của anh gồm 7 từ, chỉ có 1 từ (chữ) Việt và có đến 6 từ do cha ông chúng ta đã sử dụng Hán Việt (chữ Nho), 6 từ nầy không thể có trong Tự điển Việt Bồ La của Đắc Lộ. “Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tham gia Hội thảo Khoa học về Chữ Quốc Ngữ” (cụm từ 2) có 15 từ, chỉ có 2 từ Việt (về, chữ) còn có đến 13 từ Hán Việt (chữ Nho).
Chữ viết trong đời sống của chúng ta hiện nay như thế đấy. Tại sao anh không nhớ những người làm ra 6 từ trong cụm từ 1 và 13 từ trong cụm từ 2 ấy mà chỉ nhớ người chép mấy từ “chữ”, “về chữ” trong Tự điển của Đắc Lộ mà thôi? Anh có biết sách Danh Từ Khoa Học của cụ Hoàng Xuân Hãn ra đời năm 1942, đã được Hội Khuyến Học Nam Kỳ tặng thưởng từ năm 1943 không? Quyển sách “Danh từ khoa học” của cụ Hoàng Xuân Hãn viết năm 1942 bàn về việc “nhập khẩu” thuật ngữ khoa học, ở đó có các chỉ dẫn hữu ích để chọn cách tạo ra từ ngữ mới khi dịch.
Nếu trước đây không có Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn anh có học Toán, học khoa học bằng tiếng Việt được không? Anh có biết Cái học ban đầu đưa anh lên lấy bằng Tiến sĩ vật lý sao anh không nhớ? Cái quả CQN ngày nay chúng ta đang sử dụng là một công trình góp công góp sức của biết bao người qua hàng trăm năm, các nhà Nho không tên tuổi, các ông Trương Vĩnh Ký với Gia Định Báo, Huỳnh Tịnh Của với Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục, Nhóm Đông Dương Tạp Chí, Nguyễn Văn Vĩnh, Nhóm Nam Phong Tạp Chí, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Tam với Tự Lực Văn Đoàn, Hồ Chí Minh, Phong trào Bình Dân Học Vụ, Phạm Văn Đồng, Nhóm Giáo sư trường Khải Định (sau năm 1956 lấy lại tên Quốc Học) và trí thức Huế (như Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Nguyễn Huy Bảo, Đoàn Nồng, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Thúc Hào, Phạm Đình Ái, Nguyễn Dương Đôn.v.v.), Nguyễn Bạt Tụy, Trương Văn Chình, Lê Ngọc Trụ, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Trung,.v.v. Anh chỉ vinh danh Đắc Lộ – người làm ra công cụ truyền giáo là vô ơn bội nghĩa với những người đã góp công xây dựng nên CQN cho dân tộc ngày nay.
7. Có lẽ đến hôm nay anh đã được đọc nhiều bài viết về linh mục Đắc Lộ và Lịch sử CQN của ông mà trước khi nhận chức Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân anh chưa đọc. Và chắc anh cũng không ngờ chuyện linh mục Đắc Lộ trước đây nó đã dữ dội đến như vậy và đang diễn ra trên mạng xã hội rầm rộ đến như vậy.
Có người gọi tôi: “Ông X. ơi, chuyện Đắc Lộ tôi tưởng đã giấu được rồi để lo chuyện thời sự, ai ngờ ông Giáo sư Việt kiều Bỉ Nguyễn Đăng Hưng xới lại, phát hiện thêm được nhiều thông tin thú vị quá: Chuyện ông Đắc Lộ xin nước Pháp cấp cho ông nhiều binh sĩ để ông lên đường chinh phục toàn cõi phương Đông, chuyện Lời thề của các giáo sĩ Dòng Tên trước Giáo Hoàng ghê quá. Nhiều giáo dân không thể tưởng tượng được các vị Thừa sai Thiên Chúa giáo truyền bá đạo Chúa vào VN bằng cuốn Phép Giảng Tám Ngày kinh khủng đến như thế!”.
Chắc cũng đã có người gọi điện thoại thông tin đó đến anh phải không?
Anh Hưng ơi! Thật tình tôi không muốn nói chuyện nầy: Đã và sẽ, không những người ta đưa ra nhiều thông tin mới (hoặc cũ nhưng ít người biết) về linh mục Đắc Lộ và CQN của ông mà còn lôi ra nhiều thứ nữa như những trường hợp Thực dân Pháp và Thiên Chúa giáo cấu kết với nhau chiếm đất, cướp chùa, phá tượng Phật Việt Nam, về Trần Lục (Cha Sáu) kéo 5.000 giáo dân triệt hạ căn cứ chống Pháp ở Ba Đình, lôi ra các tên tuổi làm gián điệp cho Pháp và đặc biệt là nhắc lại lịch sử Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914) v.v.. Và tôi tin chắc với phương tiện in ấn dễ dàng và mạng xã hội phổ cập hiện nay, trong tương lai sẽ còn nhiều tham luận, nhiều tranh luận, nhiều sách của những người ủng hộ việc vinh danh linh mục Đắc Lộ của anh và những người hạch tội linh mục Đắc Lộ.
Việc vinh danh linh mục Đắc Lộ hay lên án ông cho đến nay không có gì mới. Chỉ xuất hiện những người viết mới thôi. Điều mà những người tử tế trách anh là anh không nắm rõ vấn đề, anh vinh danh linh mục Đắc Lộ hay ho đâu chưa thấy mà lộ ra bao chuyện không hay về Đắc Lộ và những gì liên quan đến ông. Anh không để cho ông nằm yên bên Iran mà lôi ông về VN làm chi để cho thiên hạ nhắc lại những điều không hay dành cho ông đã diễn ra trước đây và đang được bổ sung hiện nay. Từ nay cho đến nhiều đời sau nữa, tên GS Nguyễn Đăng Hưng – Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng luôn gắn với linh mục Đắc Lộ. Không biết nên buồn hay nên vui anh Hưng hè?
Chuyện linh mục Đắc Lộ và CQN của ông (chứ không phải CQN của VN ngày nay) còn có thể trao đổi tiếp nhưng dù sao cũng phải tạm dừng ở đây. Nếu anh thấy chưa thỏa đáng lại sẽ trao đổi tiếp.
Tôi gởi lại anh lá thư anh đã vội gởi cho tôi: “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”. Tôi gởi lại để anh thấy tôi hay anh nên thực hiện nội dung lá thư ấy. Tôi chờ quyết định của anh.
Ảnh: Đại ân nhân nào? Dân tộc nào tạ ơn?
Một nhóm lưu vong và một nhúm vong nô trong nước không được tiếm danh dân tộc!
9) Kết luận: Sự gạn đục khơi trong nên lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên tảng đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn và bảo lưu tên đường Alexandre de Rhodes (là đường Paracels, sau là đường Colombert, sau đổi là Alexandre de Rhodes; đổi là đường Thái Văn Lung và đến năm 1993 ông Võ Văn Kiệt cho đổi lại tên Alexandre de Rhodes) để ghi nhớ công lao đối với người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.
Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa Thế giới UNESCO năm 2010. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận với ba đặc điểm nổi bật : Chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của một di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; và các tầng di tích di vật đa dạng phong phú. Đối chiếu dấu tích di sản khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long thời Lê với Thăng Long thời Gia Long (ảnh VHA), tôi đồng tình với nghiên cứu lịch sử của Võ Hương An: “Trong niên hiệu Gia Long 嘉隆, thông qua việc đổi ý nghĩa chữ Long trong cái tên Thăng Long cho phù hợp với niên hiệu, vua Gia Long đã muốn đưa ra một tuyên ngôn ngắn gọn: tôi là người đầu tiên trong lịch sử đã đi từ Gia Định thành đến Thăng Long thành để hoàn thành cuộc thống nhất nước Việt sau bao nhiêu năm bị chia xẻ“.
Nguyên văn bài nghiên cứu của Võ Hương An
Thăng Long và Gia Long Võ Hương An
Tình cờ, đọc thấy những dòng này trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Hà Nội
Năm 1802, khi nhà Nguyễn chuyển kinh đô về Huế, nó lại được đổi tên thành Thăng Long, nhưng lần này chữ “Long” (隆) biểu hiện cho sự thịnh vượng, chứ không phải là rồng, với lý do rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” (Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).
(http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_N%E1%BB%99i#T.C3.AAn_g.E1.BB.8Di)
Tôi không có trong tay tác phẩm của Gs Trần Huy Liệu, và mặc dầu ông đã thành danh từ lâu trong ngành Sử học, nhưng tôi không dám tin kiến giải đó.
Một chút lịch sử
Phải đi ngược cả ngàn năm trước mới gặp tổ tiên của Hà Nội ngày nay. Mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư ( thuộc Ninh Bình) ra thành Đại La, vì đất Hoa Lư chật hẹp, khó mở mang, và “Trẫm nay mở xem địa đồ, Đại La thành, kinh đô cũ của Cao Biền, ở trung tâm đất nước [lúc bấy giờ], có hình thể như rồng bò hổ phục, bốn phương sum họp, người và vật đông nhiều, thực là chỗ kinh đô quí nhất của đế vương. Trẫm muốn nhân chỗ địa lợi ấy đóng làm kinh đô…
Khi “Thuyền ngự đến bên thành, có con rồng hiện ra . Nhà vua sai đổi tên thành Thăng Long.” (Cương mục I, tr.285)
Từ đó, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Lê-Trịnh, suốt mấy trăm năm, tất cả đều chọn Thăng Long làm kinh đô. Sau khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ dứt Lê-Trịnh, ông đã không đóng đóng đô ở Thăng Long mà chỉ chọn Phú Xuân. Thăng Long được đổi gọi là Bắc thành.
Sau khi Nguyễn Vương tái chiếm Phú Xuân vào tháng 6/1801, đuổi vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) và triều đình Tây Sơn chạy ra Bắc, các quan dâng biểu khuyên Nguyễn Vương lên ngôi và đổi niên hiệu; Ngày 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), vua cho lập đàn tại đồng làng An Ninh, làm lễ tế cáo trời đất; hôm sau, mồng 2 tháng 5, làm lễ kính cáo tổ tiên và chính thức ban bố niên hiệu Gia Long 嘉隆 (tốt đẹp hưng thịnh). Nhà Nguyễn gọi ngày 2 tháng 5 là ngày Hưng quốc khánh niệm, ngày quốc khánh của nước Việt Nam, Đại Nam, cho đến năm 1945.
Tháng 7 năm 1802, vua Gia Long thu phục Thăng Long, chấm dứt triều Tây Sơn. Vua đặt chức Tổng trấn Bắc thành, lấy thành Thăng Long làm lỵ sở để trông coi việc cai trị 11 trấn của miền Bắc.
Mùa hè năm Gia Long thứ 4 (1805) vua ra lệnh đổi tên Thăng Long 升龍 thành Thăng Long 升隆, nghĩa là đổi nghĩa của chữ Long. Các dịch giả Khâm định Việt sử thông giám cương mục (gọi tắt Cương mục) của Viện Sử Học, khi dịch đến chữ Thăng Long đã cẩn thận chú thích (1) Chữ “Thăng Long” đời Lý là “Rồng lên”, khác với nghĩa chữ “Thăng Long” thời Gia Long là “Thịnh vượng”.
Quả ý nghĩa đúng như thế. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: nhà vua thay đổi chữ long từ 龍 ra 隆 là vì sao?
-Vì rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” như Gs Trần Huy Liệu đã giải thích chăng?
-Hay là vì kiêng húy? Hay gì khác?
Nhà Nguyễn và vấn đề kiêng húy
Húy, là tên người chết, phải tránh đi, không được nhắc đến. Đó là tập tục cổ truyền của người Việt, đi đến chỗ cưỡng hành ở cấp quốc gia đối với nhà cầm quyền.
Với Nhà Nguyễn, mỗi triều vua đều có công bố những chữ húy và chỉ thị rõ ràng về cách tránh. Vừa lên ngôi, năm Minh Mạng nguyên niên (1820) vua đã có lệnh cấm về các chữ huý. Qua năm Minh Mạng thứ 6 (1825) lệnh này được lặp lại và nói rõ, nếu ai vi phạm sẽ chiếu luật vi chế, xử tội nặng nhẹ tuỳ trường hợp. Những chữ này được xếp vào loại quốc huý, nghĩa là cả nước phải kiêng.
– Có 5 chữ húy khi đọc thì phải tránh ra tiếng khác, khi làm việc thì phải dùng chữ khác. Đó là Noãn (= nhật 日+ viên 爰) đổi thành úc 澳 ; Chủng (= hòa 禾 + trọng 重) đổi thành thực 植 ; Ánh (= nhật 日+ ương 央) đổi thành chiếu 照 (ba chữ này là tên vua Gia Long) ; Hiệu (= nhật 日+giao 交) đổi thành hạo 恔 ; Đởm, Đảm 膽 (= nhục 月 + nhiêm 髯) đổi thành chữ phủ 腑 (hai chữ sau này là tên vua Minh Mạng).
-Có 4 chữ huý khi đọc, phải tránh ra tiếng khác, khi viết văn, phải thêm nét vào, không được dùng để đặt tên đất, tên người. Đó là Hoàn 環 đổi thành viên 圓 ; Luân (= nhật 日+luân侖), đổi thành diệu 曜 ; Lan 蘭 đổi thành hương 香; và Đang 璫 đổi thành đương.
– Có 11 chữ huý, đồng âm khi làm văn không cấm nhưng trong dân gian nếu có ai đặt tên trùng với những chữ sau đây thì phải đổi và không được đặt tên người: Kim 衿 (Nguyễn Kim), Hoàng 湟 ( chúa Tiên Nguyễn Hoàng), Nguyên 源 (chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên), Lan 澜 (chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan), Tần 瀕 ( chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần), Thái(Trăn) 溱 (Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái), Chu 洙 ( chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Thụ (Trú) 澍 ( chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ), Khoát 濶 (Võ vương Nguyễn Phúc Khoát), Hiểu 曉 (Thế tử Hiểu), Thuần 淳 (Định vương Nguyễn Phúc Thuần).
Quốc Sử Quán khi chép sử không được phép ghi tên thật mà phài ghi theo lối chiết tự. Ví dụ : vua Gia Long tên là Ánh 映 thì sẽ chép húy của ngài bên tả có chữ nhật日bên hữu có chữ ương 央 ; người đọc tự mình ghép chữ sẽ biết ngay đó là chữ gì.
Càng về sau chữ huý ngày càng nhiều. Kể từ đời Thiệu Trị (1841-1847) trở đi — sau khi vua Minh Mạng ban bành Ngự chế mạng danh thi, chọn 20 tên viết với bộ nhật để làm tên chính thức cho người làm vua, khắc vào sách vàng — thì một vua Nhà Nguyễn có năm tên :
Danh tự : tên tự, tục danh, tên do cha mẹ đặt khi sinh ra;
Ngự danh : tên chính thức khi lên làm vua, lấy trong Kim sách ;
Niên hiệu : tên của triều đại ;
Thuỵ hiệu : tên đặt sau khi chết , dùng để khấn vái khi cúng tế;
Miếu hiệu : danh hiệu để thờ trong miếu và gọi trong sử.
Danh tự và ngự danh đều là trọng huý, phải tránh dùng và tránh gọi. Khi có vua mới, Bộ Lễ có nhiệm vụ rà soát tất cả các địa danh trong nước, hễ thấy nơi nào trùng với danh tự và ngự danh phải xin đổi ngay. Ví dụ : vua Thiệu Trị có tên khi sanh ra là Dung, vua Minh Mạng cho tên mới là Tông, và có ngự danh là Tuyền, làm vua lấy niên hiệu Thiệu Trị. Vậy là cửa Tư Dung ở Thừa Thiên phải đổi làm cửa Tư Hiền, các danh xưng nào có chữ Tông đều phải đổi lại thành Tôn (Lê Thánh Tôn, Tôn Nhơn Phủ), ngay cả cái ấn Trị Lịch Minh Thời Chi Bửu đúc bằng bạc từ đời Gia Long, rồi đúc lại bằng vàng đời Minh Mạng, dùng để đóng trên các cuốn lịch do Khâm Thiên Giám soạn và ban hành hàng năm, cũng phải bỏ, đúc ấn mới, đặt tên là Đại Nam Hiệp Kỷ Lịch Chi Bửu để thay thế, vì ấn cũ có chữ Trị, phạm húy Thiệu Trị.
Để tránh phạm huý, nhiều chữ đã được gọi khác đi. Ví dụ Hoa đổi thành Bông, tỉnh Thanh Hoa được đổi làm Thanh Hoá, cầu Đông Hoa đổi làm cầu Đông Ba vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa là thân mẫu của vua Thiệu Trị. Hồng đọc là Hường, Nhậm đọc là Nhiệmvì vua Tự Đức có tên là Hồng Nhậm. Ngự danh của vua Tự Đức là Thì nên thì phải đọc thành thời. Do sự bắt buộc phải kiêng húy này mà từ đời Tự Đức (1847-1883) trở về sau người Việt đã phải dùng chữ thời gian thay vì nói thì gian như trước kia ; và cũng từ đó tên Ngô Thì Nhiệm trở thành Ngô Thời Nhậm, v.v.
Sở dĩ người viết phải dài dòng về việc kiêng huý dưới triều Nguyễn là để bạn đọc thấy rõ việc kiêng húy đối với triều đại này quan trọng biết chừng nào, vậy mà vua Gia Long đã sửa chữ Long trong Thăng Long với cách viết chữ Long y như niên hiệu của vua. Vua đã không kiêng, không bảo người ta kiêng, lại còn “đồ” cho đậm nét thêm. Là sao?
Là sao? Sẽ trả lời sau, nhưng điều tôi có thể hiểu được là: vua đã không cần kiêng húy thì sá gì việc vì rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” như Gs Trần Huy Liệu đã giải thích. Vì vậy, tôi không nghĩ lời giải thích kia là hợp lý.
Tâm tư và ước vọng gởi trong cái tên
Cha mẹ nào khi đặt tên cho con cũng muốn đặt vào đấy một chút niềm tin và hy vọng nào đó dù có khi đặt tên là Út với một quyết tâm hạn chế sinh đẻ nhưng lại “lỡ việc” mà sinh ra Út-1, Út-2 hay Út-nữa! Các nhà Nho xưa, khi chọn tên tự và hiệu cho mình cũng trầm tư nhiều lắm. Phan Bội Châu bôn ba nơi hải ngoại mấy chục năm, một đời lo việc nước, lòng vẫn canh cánh nhớ về tổ quốc nên lấy hiệu Sào Nam, bởi chim Việt đậu cành Nam (Việt điểu sào nam chi). Huống chi là vua, người tự nhận thừa mệnh trời chăn đắt muôn dân. Biết bao là tâm tư và ước vọng muốn gởi vào đó. Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phước, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại, mỗi niên hiệu là một tuyên ngôn, một kỳ vọng, một sự cô đọng ý nghĩa của biết bao sách vở thánh hiền.
Trong sự hiểu biết hạn hẹp của người viết, chưa tìm thấy một tài liệu chính thức nào của triều đại giải thích về ý nghĩa của mỗi niên hiệu. Chỉ có một lần, sau lễ đăng quang của vua Khải Định vào ngày 18/5/1916, ông Đặng Ngọc Oánh, Tham tri Bộ Lại, Tổng lý Viện Cơ mật, có viết một bài tường thuật tỉ mỉ lễ đăng quang này, trong đó kể chi tiết việc vua chọn niên hiệu. Theo đó, ngay hôm Phụng Hóa Công Bửu Đảo nhập cung (16/5/1916), các quan Nội Các đã lo tìm những chữ có ý nghĩa tốt, liệt kê ra và trình lên để tân quân lựa chọn làm niên hiệu của triều đại mới. Một bản sao cũng được gởi đến Hội đồng Thượng thư để các vị ấy xem xét. Ngay hôm đó Nội Các báo cho Hội đồng Thượng thư biết rằng trong danh sách dâng lên, hai chữ Khải Trung đã được chiếu cố, nhưng tân quân dùng bút son khoanh tròn chữ Khải, gạch bỏ chữ Trung, và thay vào đó bằng chữ Định . Như vậy, ý của tân quân là muốn chọn hai chữ Khải Định 啟 定 — có nghĩa là khởi đầu một thời thanh bình và ổn định của đất nước — để làm niên hiệu. Tác giả Đặng Ngọc Oánh cũng dẫn hai câu trong sách xưa để cho biết hai chữ khải định xuất xứ từ đâu.
(Đặng Ngọc Oánh, tr.7)
Thử đọc lại chiếu ban bố niên hiệu Gia Long:
“Ta nghe kinh Xuân Thu trọng nghĩa nhất thống là để chính danh nghĩa khi mở đầu. Từ Tiên Thái Vương ta [chúa Tiên Nguyễn Hoàng] dựng nền ở miền Nam, thần truyền thánh nối đã 200 năm. Gần đây Tây Sơn nổi loạn, vận nhà Lê đã hết, hơn vài mươi năm trong nước không có chính thống. Ta phải xiêu dạt một nơi, rất lo nghĩ về miếu xã và sinh dân. Nằm gai nếm mất , mong sao cho được yên vui. Năm Canh tý [1780] ta mới ở thành Gia Định, được các tướng sĩ suy tôn, đã lên ngôi vương để giữ lòng người. Duy đô cũ chưa phục, nên còn theo niên hiệu cũ. Nay ơn trời giúp đở, các thánh để phúc, bờ cõi cũ đã lấy lại, cơ nghiệp xưa đã trở về, các quan văn võ tại triều dâng sớ chương khuyên ta lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu. Nhưng ta nghĩ rằng giồng giặc chưa trừ xong, đất nước chưa thống nhất, không nên vội lên ngôi tôn. Duy cứ theo niên hiệu đã qua [niên hiệu của nhà Lê] mà thi hành những lệnh đổi mới thì không phải là nêu rõ được khuôn phép. Vậy nên chuẩn lời xin đặt niên hiệu, định lấy ngày mồng 1 tháng 5 năm nay kính cáo trời đất, ngày hôm sau kính cáo liệt thánh [các chúa Nguyễn], chép niên hiệu là Gia Long, để thống nhất kỷ cương, làm mới tai mắt…” (Thực lục I,2002, tr.491)
Rõ ràng tờ chiếu không có một giải thích nào về lý do chọn hai chữ Gia Long, ngoại trừ cái nghĩa thông thường giàu đẹp hưng thịnh mà trong một đất nước lấy chữ Hán làm văn tự chính thức thì hầu hết ai cũng có thể hiểu được.
Vua Gia Long là một người có khí độ khác người. Không kể cái đức kiên trì chiến đấu ròng rã 25 năm, trải qua bao hiểm nguy và gian khổ để phục hồi cho được cơ nghiệp của tổ tiên, vua còn có nhiều suy nghĩ và quyết định không giống thói thường. Ví dụ không cho tổ chức sinh nhật rườm rà. Ngày xưa tuổi thọ ngắn ngủi, vì vậy vua nào đến tuổi 40 tuổi hay 50 cũng tổ chức Tứ tuần đại khánh, Ngũ tuần đại khánh với biết bao huy hoàng tốn kém để ăn mừng tuổi thọ, nhưng vua Gia Long thì không; các quan năn nỉ xin làm cũng từ chối, bảo làm như sinh nhật thường lệ. Năm vua 40 tuổi (1801) thì đang còn bận đánh nhau với Tây Sơn, chưa yên tâm để hưởng thụ, điều này dễ hiểu. Nhưng khi vua được 50 tuổi (1811) thì đất nước đã thống nhất, Tây Sơn đã hoàn toàn tuyệt diệt, vua đã chính thức lên ngôi hoàng đế năm 1806, vậy mà cũng không; có vẻ như không thích sự xa xỉ, nhọc sức dân. Một ví dụ khác, khi vua mất, táng chung một chỗ với hoàng hậu, hai ngôi mộ nằm sờ sờ, đơn giản, giữa thanh thiên bạch nhật, chẳng giấu diếm ngụy trang gì cả v.v.
Bên cạnh những quyết định khác người đó, ít ra vào buổi đầu của triều đại, cũng có ba việc vua Gia Long đã hành sử theo một cung cách giống nhau cho ta thấy lối tính toán lâu xa và ăn chắc của nhà vua mà chẳng bao giờ vua hé môi một lời giải thích. Chẳng hạn Đông cung Cảnh mất năm 1801 nhưng mãi đến năm 1816 mới lập Hoàng tử Đởm lên làm Đông cung, dù triều thần đề nghị nhiều lần (1). Vua dư biết triều thần đang chia làm hai phe, phe ủng hộ cháu đích tôn của vua (Hoàng tôn Mỹ Đường, con Đông cung Cảnh) làm Thái tử, và phe ủng hộ Hoàng tử Đởm (vua Minh Mạng). Một sự quyết định vội vàng khi chưa nắm vững tình hình có thể gây biến loạn trong triều. Lại một ví dụ khác, vua ban bố niên hiệu từ năm 1802 mà mãi đến năm 1806 mới lên ngôi hoàng đế. Để chi lâu vậy? Hãy xem từ 1802 đến 1806, đã có những thành tựu gì từ bên trong đến bên ngoài thì biết ngay vua chuẩn bị mọi điều kiện chu đáo như thế nào. Năm 1804, nhận sắc phong cùa Nhà Thanh, rồi đặt quốc hiệu Việt Nam, lo xây các miếu để thờ tổ tiên, xây cung Trường Thọ cho Hoàng Thái hậu, xây điện Cần Chánh để làm việc, xây hoàng thành, cung thành. Qua năm 1805 xây điện Thái Hòa, xây Công thự văn, Công thự võ cho các quan có nơi hội họp làm việc. Khi trong ngoài đâu vào đấy thì lễ đăng quang diễn ra vào năm 1806 là phải.
Cũng một cung cách như thế khi vua tiến hành đổi Thăng Long 升龍 thành Thăng Long 升隆.
Đừng nghĩ đơn giản rằng với uy quyền của vua thì đổi một chữ nào có quan trọng gì. Đàng sau chữ Thăng Long là cả một chuỗi dài lịch sử hàng mấy trăm năm cùa bao triều đại, một dấu ấn khó phai trong lòng người dân Bắc hà. Đổi thì có lẽ vua muốn đổi từ 1802 kia cho phù hợp với niên hiệu của vua nhưng chưa đến lúc nên phải nấn ná một thời gian.
Sao lại nói rằng cho phù hợp với niên hiệu của vua? Xin hãy để ý đến chữ Gia 嘉 trong niên hiệu Gia Long. Chữ Gia này và Gia Định 嘉定 cùng một cách viết, một ý nghĩa. Như đã nói, bao hàm trong cái tên hay danh hiệu là một tâm tư và ước vọng, là một tuyên ngôn cô đọng. Tái chiếm được Phú Xuân vào năm 1801 tuy là một thành công lớn trên bước đường phục hưng cơ nghiệp tổ tiên nhưng đó chỉ mới đi được 2/3 đoạn đường trên toàn bộ con đường ước vọng của Nguyễn Vương trong một đất nước mà người chủ lâu năm là Nhà Lê đã hết thời. Vương muốn rằng Vương phải là người đầu tiên thống nhất nước Việt, khởi đi từ Gia Định thành tới Thăng Long thành, nên mới cố tình lấy chữ đầu của Gia Định ghép với chữ cuối của Thăng Long để thành hai chữ Gia Long làm niên hiệu.
Nhưng Gia mà đi với Long có nghĩa là rồng, bề ngoài, chỉ nghe cái thanh âm cũng tàm tạm được, nhưng đi vô chữ nghĩa thì chưa ổn. Vì thế, nấn ná đến năm 1805 mới đổi Long là rồng thành Long là hưng thịnh cho thật thích hợp hoàn hảo. Vua chỉ ra lệnh đổi chữ Long sau khi cho xây lại thành Thăng Long to rộng hơn vào năm 1803 trên địa phận huyện Thọ Xương phủ Hoài Đức, lại xây mới 5 cửa ô vào năm 1804 với tên mới, chưa kể bên trong xây kỳ đài, dựng hành cung, làm nhà tả hữu vu,v.v , nghĩa là một Thăng Long mới từ vật chất (xây mới) đến tinh thần (đổi ý nghĩa chữ long) nhưng vẫn không làm mất dấu ấn lịch sử.
Nói tóm lại, trong niên hiệu Gia Long 嘉隆, thông qua việc đổi ý nghĩa chữ Long trong cái tên Thăng Long cho phù hợp với niên hiệu, vua Gia Long đã muốn đưa ra một tuyên ngôn ngắn gọn: tôi là người đầu tiên trong lịch sử đã đi từ Gia Định thành đến Thăng Long thành để hoàn thành cuộc thống nhất nước Việt sau bao nhiêu năm bị chia xẻ.
– Đại Nam Thực Lục I, (gọi tắt Thực lục) bản dịch của Viện Sử Học, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2002
– Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (gọi tắt Cương mục) bản dịch của Viện Sử Học, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1998
– Đặng Ngọc Oánh, L’Intronisation de l’Empereur Khải Định, Bulletin des Amis du Vieux Hue, No1, 1916, tr.7
Chú thích:
1) Xem Võ Hương-An, Vụ án Mỹ Đường, Tuyển tập Nhớ Huế, California, 2007
CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim
CNM365 Một góc nhìn sự thật CNM365 là sự tâm huyết. Cảm ơn nhà nghiên cứu lịch sử Thụy Khuê và nữ sĩ Chử Thu Hằng, người viết và người lưu giữ tư liệu “Tôi không đánh giá gì cả, bởi vì người viết sử chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là trình bầy sự kiện lịch sử. Việc đánh giá là của người đọc. Độc giả đọc một đoạn sử viết về một nhân vật hay một giai đoạn lịch sử, rồi tự rút ra những suy nghĩ hay đánh giá về nhân vật hay giai đoạn lịch sử ấy, và đánh giá luôn cách viết của người soạn sử. Vần đề quan trọng của chúng ta hiện nay, là lầm việc “viết sử” với việc “đánh giá”. Vì thế, trong các cuộc phỏng vấn, người ta không hỏi những nhà được mệnh danh là sử gia ông biết gì về nhân vật hay giai đoạn lịch sử này, mà thường hỏi ông “đánh giá” gì về nhân vật lịch sử này, về giai đoạn kia. Và vị “sử gia” được hỏi cứ thao thao bất tuyệt “đánh giá” về một vấn đề mà đôi khi ông ta không biết.”. CNM365 một góc nhìn sự thật . Tôi thích lưu lại tinh hoa tâm đắc và suy ngẫm của chính mình. Tôi thích góc nhìn “Khen và chê” của anh Phan Chí Thắng. Văn chương của mình và ảnh đẹp cần gạn lọc để lưu lại. Viết văn và chọn chơi ảnh là khó. Anh Ngô Minh “Quà tặng xứ mưa” “Hồn tôi đã hóa con đò ấy” đã kịp lưu lại cho đời những kỷ niệm đẹp. Đó là chuyện đáng suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-co-tich-nguoi-lon/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/
Tài liệu dẫn
KHEN VÀ CHÊ Phan Chí Thắng
Nhiều khi ta phải khen (ca ngợi) hoặc chê (phê phán) một người, một ai đó.
Khen chê đòi hỏi kỹ năng và nhân cách.
Con người có hai phẩm chất chính là tài năng và nhân cách.
Ở mỗi người hai thứ này nhiều ít tỷ lệ khác nhau.
Với người có tài nhưng nhân cách kém ta chỉ ca ngợi tài năng, không nhắc gì đến nhân cách, âu cũng là một kiểu chê người ấy thiếu nhân cách vậy.
Tương tự, người tử tế tốt tính nhưng tài năng không bao nhiêu thì ta ca ngợi nhân cách người đó, không nhắc đến tài năng.
Với người có tài có đức thì:
1. Khen vì người ấy tốt với mình – mình là tiểu nhân.
2. Khen vì người ấy tốt với nhiều người – mình là trung nhân.
3. Khen vì người ấy có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước – mình mới là cao nhân.
Khen quá mức sẽ thành nịnh bợ, chê quá mức sẽ thành bôi xấu. Người quân tử không bao giờ làm vậy.
Chê cũng có 3 cấp độ:
1. Chê tật xấu của người khác – mình là người nhỏ nhen.
2. Chê những thất bại của người khác – mình quá tầm thường.
3. Chê những kẻ làm hại cho dân cho nước – mình là người biết điều.
Không khen không chê là mũ ni che tai, nhưng khen chê cũng phải trúng vì khi ta khen chê ai đó ta sẽ bộc lộ với mọi người ta là ai.
“Tôi không đánh giá gì cả, bởi vì người viết sử chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là trình bầy sự kiện lịch sử. Việc đánh giá là của người đọc. Độc giả đọc một đoạn sử viết về một nhân vật hay một giai đoạn lịch sử, rồi tự rút ra những suy nghĩ hay đánh giá về nhân vật hay giai đoạn lịch sử ấy, và đánh giá luôn cách viết của người soạn sử. Vần đề quan trọng của chúng ta hiện nay, là lầm việc “viết sử” với việc “đánh giá”. Vì thế, trong các cuộc phỏng vấn, người ta không hỏi những nhà được mệnh danh là sử gia ông biết gì về nhân vật hay giai đoạn lịch sử này, mà thường hỏi ông “đánh giá” gì về nhân vật lịch sử này, về giai đoạn kia. Và vị “sử gia” được hỏi cứ thao thao bất tuyệt “đánh giá” về một vấn đề mà đôi khi ông ta không biết.
Triều đại cuối cùng nhà Nguyễn đã bị “đánh giá” hoàn toàn sai lạc từ khi “sử gia” Trần Huy Liệu viết những lời nhục mạ phũ phàng nhà Nguyễn.
Vần đề “đánh giá” không chỉ có trong điạ hạt lịch sử mà dàn trải trên toàn bộ các tác giả văn học, thí dụ người ta “đánh giá lại” Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng… như thể các ông Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng nằm dưới mộ, chờ đợi và hãnh diện được một ông chủ tịch hội này, hội kia cấp cho tấm giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt. Các nhà văn lớn, mình đọc họ thì bổ ích cho mình, mình không đọc họ, họ chẳng mất gì, đời sau sẽ đọc họ. Họ có vĩnh cửu trước mắt, còn các ông lý trưởng, chánh tổng văn học chỉ có cái vắn vủi của một cuộc đời.
Khi vua Minh Mạng lập Quốc sử quán và lệnh cho các quan viết sử đi khắp các nơi trong nước để thu thập tài liệu, viết các bộ Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Liệt Truyện… nhà vua đã tế nhị không đọc, tức là ông không kiểm duyệt bộ sử đồ sộ này. Vì thế mà ta thấy có những trang viết rất tự do, ghi cả những lời Minh Mạng “tâm sự” những lúc ông không tự tin ở mình, hoặc cho là mình đã quyết định sai lầm, hoặc cho là cách cai trị của mình quá nghiêm ngặt, đó là những điểm chứng tỏ sử quan có đủ tự do để cầm bút, cho nên phần viết về Minh Mạng của Thực Lục được các học giả đánh giá là trung thực nhất. Xin nói thêm điều nữa: các sử thần triều Nguyễn, không “đánh giá” cũng không tâng bốc vua và triệt hạ đối thủ, trừ vài chữ miệt thị như ngụy, giặc, họ chép lại trung thực những sự kiện đã xẩy ra, lời nói và hành động của vua cũng như của phe đối lập.
Lịch sử viết theo đúng quy luật như thế, tôi nghĩ rằng thời đại chúng ta còn kém xa thời đại Minh Mạng. Chúng ta chưa có tác phẩm lịch sử đúng nghĩa mà chỉ có sự “đánh giá” lịch sử, tức là người ta tuyên bố như thế này, thế kia về một nhân vật lịch sử: người ta “đánh giá lại Gia Long”, người ta đánh giá “Ngô Đình Diệm”. Tóm lại, người ta tự đứng trên lịch sử để phát biểu và không cần biết những sự thực xoay quanh những nhân vật lịch sử này như thế nào. Người ta không tìm hiểu, nghiên cứu, mà tùy hứng “đánh giá”: Người ta kết tội Phan Thanh Giản phản động rồi sau “đánh giá lại” là “yêu nước”.
Người đọc chờ đợi những cuốn sách nghiên cứu sâu sắc về Hiền Vương (Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần), Gia Long, Minh Mạng, Võ Tánh, Ngô Tòng Châu, Lê Văn Duyệt … với những chứng cớ tỏ rõ các ông là người phản quốc, trước khi rút tên các ông khỏi những đường phố Sài Gòn…”
HỒN TÔI ĐÃ HÓA CON ĐÒẤY…
Nhà thơ Ngô Minh tên thật Ngô Minh Khôi, sinh 10/9/1949 – Kỷ Sửu, quê quán ở làng Thượng Luật, xã Ngư Thuỷ Trung, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp Hà Nội tháng 9/1972. Đi bộ đội, vào miền Đông Nam Bộ từ tháng 4/1973, Ban Chính trị Trung đoàn 141, Sư đoàn 7; làm bản tin Ba Vì của trung đoàn, quân hàm trung sĩ. Tháng 6/1976, ra quân, về Huế; làm Trưởng đại diện báo Thương Mại tại miền Trung. Nghỉ hưu ở tại Huế.
Tác phẩm đã xuất bản:
Thơ:Phía nắng lên (1985); Chiếc lá biết đi (thơ thiếu nhi, in chung, 1987); Chân dung tự hoạ (1989); Nước mắt của đá (1991); Chân sóng (1995); Quà tặng xứ mưa (1996); Đứa con của cát (1998); Nắng mặn (thơ thiếu nhi, 2001); Phù sa biển (2001); Huyền thoại Cửa Tùng (2004); Lệ Thuỷ mút mùa (2005); Thơ tặng (2007) Gọi lá (2008); Ký tự biển (2013)
Văn xuôi: Văn hoá kinh doanh thời đổi mới (2000); Chuyện làm ăn thời hội nhập (tập báo chí chọn lọc, 2002) ; Nhớ Phùng Quán (biên soạn, 2003); Chuyện làng thơ (tiểu luận – bút ký thơ, 2004); Ăn chơi xứ Huế (bút ký ẩm thực, 2002), Đất Thiêng (ghi chép, 2005); Phùng Quán – Ba phút sự thật (tổ chức bản thảo, giới thiệu, 2006); Chuyện tử tù Lê Quang Vịnh (ký sự, NXB Văn nghệ, 2007, NXB Lao Động tái bản năm 2012); Phùng Quán còn đây (suu tầm, biên soan cùng Vũ Bội Trâm – vợ nhà văn Phùng Quán, 2007); Hồn quê trầm tích (2010); 100 ngày vượt Trường Sơn (2010); Cổ tích tàu không số (2011)
Đặc biệt từ ba năm trước, nhà thơ Ngô Minh đã tự mình tuyển chọn và xuất bản bộ sách Ngô Minh tác phẩm, như là tổng kết cuộc đời cầm bút của ông. Bộ sách gồm 5 tập: thơ, chân dung văn nghệ sĩ, ký – phóng sự, tiểu luận – phê bình, các bài viết về Ngô Minh. Đó là tuyển những tác phẩm Ngô Minh đã viết trong hơn 40 năm cầm bút, với 14 tập thơ, hơn 14 tập bút ký – phóng sự, tiểu luận, phê bình, hàng chục giải thưởng văn chương và báo chí.
Ông cũng từng 2 lần nhận giải thưởng văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên vào năm 1982 và 1987, và 2 lần nhận giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam với tập thơ Chân sóng (1996) và Huyền thoại cửa Tùng (2004). Do bệnh nặng, Nhà thơ Ngô Minh đã từ trần lúc 17h ngày 3/12/2018 tại Huế, hưởng thọ 70 tuổi.
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Có những giá trị đích thực phải đọc đi đọc lại nhiều lần để thấm hiểu. Thư cho con của Tôn Vận Tuyền là một trong số đó. Trang DẠY VÀ HỌC năm 2013 đã viết: Lời cha mẹ căn dặn con cái thường sâu sắc, thân tình và giản dị. Đó là những lời mà họ đã chiêm nghiệm các bài học thất bại và thành công trao lại cho con. Tôn Vân Tuyền là nhà kinh tế chính trị danh tiếng của Đài Loan. Ông có công lớn trong việc chuyển đổi nền kinh tế chủ yếu nông nghiệp thành cường quốc xuất khẩu. Ông đã đúc kết chín lời khuyên dạy con. Tôi may mắn được đọc thư này khi đến thăm blog của thầy Nguyễn Lân Dũng, đúng lúc tôi đang nếm trãi cái rét cắt da khi cùng chuyên gia và đồng nghiệp đi tìm chọn điểm tạo giống sắn lai ở vùng núi cao phía Bắc và đang bùi ngùi Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác. Cám ơn thầy Lân Dũng đã tạo duyên may cho em được tuyển chọn lưu trữ những lời sâu sắc này.
MỘT LÁ THƯ ĐÁNG ĐỌC
Nguyễn Lân Dũng
Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 – 15/2 /2006), một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology). Từ năm 1937 đến 1940 ông làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority (Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các Bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng Mười dự án siêu cấu trúc, trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek International, Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)… Nhờ những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan .
Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quý do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng, ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi . Ngoài các trước tác về Kinh tế, Chính trị, tôi quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôi xin phép được giới thiệu lại cùng các bạn bức thư này:
KIẾP SAU (NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG,
CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU
“…. Tôn Vận Tuyền đã để lại những lời căn dặn như sau:
Các con thân mến,
Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên ba nguyên tắc như sau :
1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần, nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.
2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!
3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.
Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :
1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.
2.Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thì sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.
3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi lụy vì thất tình.
5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỷ điều nầy !
6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nữa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vây cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.
7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghiã là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế , nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.
8.Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì là miễn phí cả.
9. Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.
CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim
Ông Thủy chuyện tử tế kể về phim Hà Nội trong mắt ai và đạo diễn Trần Văn Thủy cùng với bài viết của Phạm Phú Minh Những gì thấy được‘Trong đống tro tàn’ của Trần Văn Thủy đăng trên Văn Việt “Con đường của lòng tử tế, của sự nhân ái. Con đường tình người rộng rãi thênh thang.“Hình như trên đời này chẳng có mấy ai khi nhắm mắt xuôi tay lại không nuối tiếc việc nọ, việc kia. Phần tôi, tự xét mình là thường dân nhưng đã cố gắng trong mọi hoàn cảnh, mọi bổn phận. Sức của tôi có hạn, tôi chỉ thương xót cho bọn trẻ, con cháu tôi và con cháu chúng ta. Chúng thừa hưởng một gia tài quá bề bộn của tiền nhân để lại. Không dễ gì để chúng có được một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ chúng ta hằng mơ ước cho chúng. Dẫu sao, tôi xin chân thành cầu chúc cho mọi người được sống trong niềm vui, trong an bình và sự thanh thản của một xã hội lương thiện, tử tế hơn”.
Trần Văn Thủy Trong đống tro tàn, cần đọc lại và suy ngẫm. Nên đọc chính văn để hiểu đúng tác giả.
Những gì thấy được ‘Trong đống tro tàn’ của Trần Văn Thủy Phạm Phú Minh
Có chuyện gì vậy? Chuyện tử tế? Thì có gì lạ? Chẳng phải là từ khai thiên lập địa con người vẫn sống giữa cuộc tranh đấu giữa cái Thiện với cái Ác đó sao, một cuộc tranh đấu bất tận như tên của một cuốn phim Mỹ: From Here To Eternity -Từ đây cho đến mãi mãi về sau, được người Pháp chuyển dịch thành Tant qu’il y aura des hommes -Cho đến khi nào còn con người. Hai cái tên tiếng Anh và tiếng Pháp của cuốn phim nổi tiếng ấy đều cho thấy cuộc xung đột giữa cái tốt và cái xấu nó sẽ còn mãi mãi trong xã hội loài người, khiến người ta phải nghĩ một cách sâu xa hơn, là bản chất và mục tiêu đời sống của chúng ta chính là cố gắng đẩy lùi cái xấu để cái tốt được lên ngôi.
Nhưng nghĩ cũng lạ, cái trật tự tinh thần để phân biệt tốt xấu thì đã được con người xác định từ rất xa xưa, có lẽ ngay từ bản năng của sự sống: mạng sống là tốt, giết hại là xấu; thương yêu là tốt, thù hận là xấu; tự do thoải mái là tốt, gông cùm kiềm hãm là xấu; sáng kiến phát triển là tốt, hủ lậu trì trệ là xấu; no cơm ấm áo là tốt, đói rét là xấu… Những cặp tốt xấu như thế có thể kể ra vô tận, cho thấy thân phận của con người thật ra rất chênh vênh, nhưng kinh nghiệm sống và sự thăng hoa tinh thần của con người trong quá trình “thành người” của mình đã khẳng định phía nào nên theo, cái gì nên loại bỏ. Ý thức đó tạo nên ĐẠO LÝ chung cho cuộc sống của con người đông tây kim cổ.
Chuyện con người sống tử tế với con người và vạn vật chẳng qua cũng chỉ nằm trong Đạo Lý ấy mà thôi, nhưng sở dĩ có người như Trần Văn Thủy phải làm phim để đặt ra như một vấn nạn trước lương tâm con người, là vì cuộc sống trong cơ chế đang ngự trị trên đất nước Việt Nam xem ra thiếu vắng sự Tốt lành mà ngược lại, nghiêng về phía cái Ác. Đây không phải là chuyện tốt xấu trong một xã hội bình thường, mà là kết quả của một chế độ khác thường. Vì thế nguy cơ của cái Ác trở thành một khuynh hướng đè bẹp cái Thiện ngày càng rõ rệt, và đã trở thành một nguy cơ cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Phim Chuyện Tử Tế ra đời năm 1985, tính năm nay 2016 đã là 31 năm, vậy hành trình của nó và của tác giả làm nên nó, hiện đã tới đâu rồi? Câu chuyện nó vượt biên một cách bí mật để đến được Liên Hoan Phim Leipzig Đông Đức cuối năm 1988 có thể dựng thành một cuốn phim trinh thám nghẹt thở. Và sau khi nó chiếu và được nhiệt liệt hoan nghênh tại liên hoan này thì tới phiên tác giả của nó lập tức “vượt biên” sang Pháp ngay trong đêm đó, cũng nghẹt thở không kém. Khi đã đến Pháp, tác giả của nó mới biết Chuyện Tử Tế đã được giải thưởng Bồ Câu Bạc ở liên hoan phim Leipzig. Rồi nó được chiếu trong rạp hát và đài truyền hình Pháp. Rồi nhiều nước khác đã mua phim Chuyện Tử Tế…
Đạo diễn Trần Văn Thủy vào thời điểm tham dự liên hoan phim Chuyện Tử Tế đã đứng trước một đường ranh giới rất mong manh, hoặc nó đoạt được giải thì ông là người có công, được quay về Việt Nam an toàn, hoặc nó không gặt hái được gì cả thì ông bắt buộc phải chọn con đường lưu vong tại Tây Âu.
Nhưng sự tử tế đã mỉm cười với ông, và hôm nay đạo diễn Trần Văn Thủy, ở tuổi 76, và đã đúc kết mọi chuyện với cuốn sách Chuyện Nghề Của Thủy và cuốn Trong Đống Tro Tàn mà độc giả đang cầm trên tay. Hình ảnh “đống tro tàn” mà tác giả gợi ra nó như thế nào là tùy cách nhìn của người đọc, nhưng với tác giả, thì tôi đoán cái tên đó phần nào cũng là tổng kết cái hành trình mà ông đã đi suốt nửa thế kỷ qua, tròn 50 năm (1966-2016). Chưa hẳn nó có ý nghĩa tiêu cực như khi chúng ta đứng trước một căn nhà đã bị thiêu rụi, mọi thứ đã thành tro, mà chỉ là tổng kết thời gian gần cả đời người với nhiều nỗi truân chuyên gay cấn liên tục với một chủ đề gần như duy nhất: sự tử tế. Đống tro tàn chỉ là một cách nói, có thể là một ám chỉ rằng trong cái đám ngổn ngang đó vẫn còn sót lại một vài tàn lửa sẽ làm bùng lên ngọn lửa của cái Thiện.
Nhưng có một điều chắc chắn, trong đống mà tác giả gọi là tro tàn này chứa đựng một tấm lòng hừng hực nóng, qua các câu chuyện đời của tác giả. Có nhiều chuyện được kể lại, xem qua thì là những chuyện vui buồn, những kỷ niệm trong đời, nhưng tất cả hầu như chỉ một chủ đề, đó là sự thăng hoa tốt đẹp của bản chất con người, mà các tôn giáo lớn từ hàng ngàn năm trước đã nhìn ra và dẫn dắt nhân loại.
Đây có thể là tác phẩm văn học cuối cùng của ông, vì có cả lời trăng trối căn dặn mọi chuyện sau khi ông qua đời. Trong Mấy Lời Gửi Lại, xem như là Di Chúc của ông, sau những dặn dò cụ thể liên quan đến tang lễ và việc gia đình, gia tộc, ở phần cuối ông viết:
“Hình như trên đời này chẳng có mấy ai khi nhắm mắt xuôi tay lại không nuối tiếc việc nọ, việc kia. Phần tôi, tự xét mình là thường dân nhưng đã cố gắng trong mọi hoàn cảnh, mọi bổn phận. Sức của tôi có hạn, tôi chỉ thương xót cho bọn trẻ, con cháu tôi và con cháu chúng ta. Chúng thừa hưởng một gia tài quá bề bộn của tiền nhân để lại. Không dễ gì để chúng có được một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ chúng ta hằng mơ ước cho chúng.
Dẫu sao, tôi xin chân thành cầu chúc cho mọi người được sống trong niềm vui, trong an bình và sự thanh thản của một xã hội lương thiện, tử tế hơn”.
Điều ông nuối tiếc là ở chỗ lớp con cháu sẽ không được sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ ông hằng mong ước, nghĩa là sống trong một “xã hội lương thiện, tử tế hơn”. Một chữ “hơn” đầy ý nghĩa, nói lên thực tại đáng buồn của xã hội Việt Nam trong hiện tại.
Chương 2, Cha Tôi, là một bài viết mà tôi cho quan trọng nhất trong tập sách này. Kể lại cuộc đời cha mình, ông đã ghi rõ “tưởng nhớ về Thầy – người Cha đẻ và là người Cha tinh thần của con” cho thấy cái nhìn đầy yêu mến và khâm phục của ông về thân phụ của mình, mà theo tôi, ông coi là một mẫu mực, một tấm gương cho suốt cuộc đời của ông.
Có một câu nói của thân phụ ông mà suốt đời ông không quên, đó là câu thân phụ ông thốt ra một cách bình tĩnh sau khi chứng kiến cảnh người bạn thân của mình (bác Phó Mâu) đã bị bắn chết trong cuộc đấu tố:
“Sau hôm về chợ Cồn để chôn cất bác Phó Mâu, Thầy tôi lên gác nằm. Một lát sau ông cho gọi tôi và Lai, người em sát tôi lên. Hai chúng tôi ngồi chờ bố bảo gì. Ông vẫn nằm vắt tay lên trán, im lặng. Không hiểu sao những lúc Thầy tôi im lặng như thế tôi rất sợ, tôi lên tiếng rất khẽ:
– Thầy bảo gì chúng con ạ?
Một lát sau ông mới thủng thẳng nói một câu rất ngắn: – Hỏng – hẳn – rồi – các – con ạ!
Tôi không hiểu. Lúc đó tôi hoàn toàn không hiểu. Tôi hỏi lại:
– Thầy bảo gì cơ ạ?
– Thầy và bác Phó Mâu đã giúp Việt Minh quá nhiều, bây giờ bác chết oan, Thầy không còn tin vào cái gì nữa!
Trong cuộc đời, tôi rất nhớ những điều Thầy tôi đã nói với tôi. Đây không phải là lúc kể ra tất cả, nhưng cái câu đau đớn, bất đắc chí: ” Hỏng – hẳn – rồi – các – con ạ”! Thì chắc chắn xuống mồ tôi cũng không thể nào quên được”.
Kể ra một người trong tuổi thiếu niên mà được nhận lãnh một câu nói như thế từ cha của mình trong một hoàn cảnh đặc biệt của đất nước thì cũng khó mà quên được. “Hỏng-hẳn-rồi-các-con-ạ” là một khẳng định khái quát cả một sự sụp đổ toàn diện trong tâm hồn người cha, truyền lại cho các con mình nhận thức về tương lai của cái chế độ mà họ đang sống trong đó với biết bao kỳ vọng chế độ đó sẽ mở ra một thời kỳ tốt đẹp cho đất nước. “Hỏng hẳn rồi” đã ghi một dấu ấn quan trọng nhất trong lòng tác giả khi mới lớn, để suốt đời ông luôn để tâm nhìn thấy nó hỏng ở chỗ nào, và định hướng các hành vi của ông để lên tiếng cảnh báo cho mọi người về cái nguy cơ vô cùng thảm khốc cho cả một dân tộc.
Trong cuốn sách mà có vẻ tác giả cho là cuối cùng này của mình, chúng tôi nghĩ chương Cha Tôi là nơi Trần Văn Thủy khẳng định điều tâm huyết nhất trong đời mình, đó là nét Đạo Lý mà cha ông đã truyền cho ông. Đạo Lý ấy cha ông đã tiếp nhận từ truyền thống của dân tộc Việt Nam, nó cũng không khác với Đạo Lý chung của nhân loại đã có từ ngàn đời.
Trần Văn Thủy thì quan tâm và suy nghĩ rất nhiều về vấn đề nền tảng ấy trong các chương khác trong cuốn sách này. Ông vốn là người làm phim tài liệu, luôn luôn ghi nhận và viết xuống những đề tài mà ông cho là đáng làm phim trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của ông, nhưng tiếc thay không mấy dự định của ông đã được thực hiện. Chương “Những kịch bản không thành phim” ông ghi lại nội dung những đứa con điện ảnh không bao giờ được ra đời ấy, với những nhận xét có khi nhiều phẫn nộ.
Ví dụ từ năm 1980 ông đã có một kịch bản về Trịnh Công Sơn:
“Một kịch bản khác tôi tâm đắc vô cùng đó là khi tôi viết về Trịnh Công Sơn năm 1980. Có lẽ khi ấy vừa ở Nga về, vừa làm xong bộ phim “Phản bội” nổi tiếng (1979 – 1980), đang “hăng tiết vịt”, tôi đã viết về Trịnh Công Sơn. Tôi kể những ngày tháng nằm hầm ở chiến trường miền Nam (1966 – 1969), mở trộm đài Sài Gòn, nghe nhạc Trịnh mà nổi da gà. Những Đại bác đêm đêm vọng về thành phố/Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe/Những Người con gái Việt Nam da vàng… Con người miền Nam, hơi thở miền Nam, nhạc Trịnh ám ảnh tôi. Sao lại yêu thương đến thế! Sao lại da diết lay động đến thế! Vấn đề tôi đặt ra trong kịch bản đó không chỉ là những giai điệu, những ca từ hút hồn của nhạc Trịnh mà tôi tự vấn: Mảnh đất nào, văn hóa nào, phẩm hạnh nào đã nuôi dưỡng một tâm hồn trong sáng và chân thiện đến thế, đã sản sinh ra con người chân tình đến thế? Nếu như Karl Marx nói: “Con người là sản phẩm của tổng hòa mọi quan hệ xã hội” thì cái xã hội miền Nam đầy rẫy những “Tội ác và tàn dư của Mỹ Ngụy” ấy tại sao lại sản sinh ra Trịnh Công Sơn?”
Ba mươi năm sau khi làm phim Chuyện Tử Tế để kêu gọi lòng tử tế trong xã hội mình đang sống, đạo diễn Trần Văn Thủy cay đắng nhận ra mình vẫn sống trong xã hội ấy, nhưng:
“Ngày nay trong một chế độ nhân danh sự ưu việt, người ta lại thấy bao điều xót xa trong quan hệ giữa người với người. Tham nhũng, bè phái, cửa quyền. Đạo đức xuống cấp một cách khủng khiếp.” …
“Ai cũng biết rằng tòa án và pháp luật chỉ làm công việc giải quyết hậu quả của hành động. Còn muốn ngăn chặn cái mầm gây ra tội ác, làm nó triệt tiêu khi còn trong trứng, triệt tiêu ngay trong ý nghĩ của con người, thì không gì bằng tôn giáo” […] “tôn giáo nói chung, cái đạo chân chính nào cũng khuyên con người nghĩ thiện, làm thiện, tránh xa tội lỗi, xa điều độc ác. Và như vậy nó góp phần tích cực vào việc giữ gìn đạo đức, trật tự an ninh xã hội, làm cho đất nước lành mạnh”.
Mỗi một chương của cuốn sách này là một câu chuyện hay, có thể nói là hấp dẫn, nhưng luôn luôn ẩn nỗi cảm động, thấm thía và rất lôi cuốn người đọc. Tác giả quan sát rất tinh tế về các nhân vật mình quen biết, các sự kiện vui buồn xảy ra với mình, nhưng khi kể ra thì chuyện nào cũng đáng là một bài học cho người đọc, bài học về nhân cách, về thái độ sống ở đời với một chủ đề bất biến là tích cực nhấn mạnh về sự tử tế, lòng nhân ái.
Tác giả có sự quan hệ rất rộng rãi, đề tài viết có thể là về giới làm phim Nhật Bản, hoặc những người Mỹ hoạt động văn hóa và nhân đạo; về việc thực hiện một cuốn phim tài liệu về nhà thờ Phát Diệm với kiến trúc tôn giáo độc đáo; về một người thầy thuốc hiếm có về bệnh phong cùi, Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn, mà khi đọc xong câu chuyện của ông, độc giả chỉ có thể thốt lên: đó là một bậc Thánh, hoặc là một Bồ Tát; về nhạc sĩ Phạm Duy là người ông rất hâm mộ từ thời còn rất trẻ…
Với con mắt quan sát tinh nhạy của một đạo diễn phim tài liệu cộng với một tấm lòng đề cao cái Thiện và chống lại cái Ác, và cộng thêm nữa sự sắc sảo tinh quái của một người sống trong sự kềm cặp mà lúc nào cũng khao khát xé rào để rao giảng những điều chẳng phù hợp chút nào với đường lối của xã hội đương thời, Trần Văn Thủy rất xứng đáng với câu nhận xét sau đây của Larry Berman, một nhà văn Mỹ:
“… on a war that ravaged so many, yet left us with survivors like Tran Van Thuy, war photographer, filmmaker and ultimately philosopher.”
“… về một cuộc chiến đã hủy hoại biết bao sinh mạng, nhưng đã để lại cho chúng ta những người sống sót như Trần Văn Thủy, một nhà quay phim thời chiến, một đạo diễn điện ảnh, và cuối cùng là một triết gia.”
[Trích từ lời Tựa trong bản dịch sang Anh ngữ cuốn tự truyện Trong Mắt Ai (In Whose Eyes) của Trần Văn Thủy]
Nhìn cuộc sống ở một xã hội mà ông phải sống và rút ra từ đấy những nhận xét, những phán đoán, thẩm định nhằm phá vỡ hàng rào dây thép gai ý thức hệ quái đản trong thời đại của chúng ta, thì ngoài vai trò nghề nghiệp, đúng Trần Văn Thủy còn là một triết gia, một triết gia dấn thân với những tác phẩm văn học nghệ thuật rất can đảm và hết sức sâu sắc của ông.
Chẳng hạn, nếu chúng ta được xem phim Chuyện Tử Tế, hoặc ít ra được xem kịch bản của phim do chính đạo diễn viết, chúng ta sẽ thấy lời bình trong phim quan hệ tới mức độ nào. Không có lời bình thì chỉ là một phim câm, cái đó đã hẳn, nhưng điều quan trọng, đó là lời bình do Trần Văn Thủy viết. Lời ấy là linh hồn của phim. Đó là những lời gãy gọn dễ hiểu nhưng mang khả năng khái quát rất cao – xem/nghe tới đâu thấm thía tới đó, và đặc biệt là nó có khả năng dẫn dắt người xem hiểu ra ngoài, vượt lên trên những gì đang xem. Như thế, lời bình đã chứa đựng triết lý của sự việc, sự vật, nâng chúng lên một tầng phổ quát.
Rất nhanh, thế giới đã bắt được các tín hiệu nhân bản mà TrầnVăn Thủy đã gửi gắm trong phim Chuyện Tử Tế. Vào cuối những năm 80 có tới hơn 10 đài Truyền hình lớn trên thế giới mua bản quyền Chuyện Tử Tế, và đạo diễn Mỹ John Gianvito đã đề cử ChuyệnTử Tế là một trong mười bộ phim Tài liệu hay nhất thế giới của mọi thời đại. Những chuyện như thế chưa từng xảy ra với Điện ảnh Việt Nam.
Cách đây hơn mười năm Trần Văn Thủy đã xuất bản cuốn sách có nhan đề Nếu Đi Hết Biển, nêu lên một thắc mắc vừa cụ thể vừa siêu hình: nếu đi hết biển thì sẽ tới đâu? Thoạt đầu với khái niệm trái đất tròn, tác giả cho rằng “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình”. Nhưng nhiều năm sau, khi tác giả đã đi đến đất Mỹ thì mới thấy rằng người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình” được.
Cuốn sách mới nhất Trong Đống Tro Tàn này cho chúng ta cảm tưởng tác giả không còn điều thắc mắc ấy nữa. Con đường địa lý của quả địa cầu dù trên mặt đất hay mặt biển thì rất rõ ràng, đi mãi thì có thể trở về nơi mình xuất phát. Nhưng con đường của lòng người, với bao nhiêu thứ hệ lụy của cuộc sống thì không thể vạch một lộ trình đơn giản nào. Tâm trạng và mục tiêu của người Việt Nam khi dong thuyền ra khơi để làm một chuyến vượt biên không lãng mạn tự hỏi đi hết biển thì sẽ đến đâu, mà là nhắm tới một bến bờ cụ thể nào đó mình có thể sống được một đời sống tự do, xứng đáng là của một con người. Nhưng một khi cuộc sống đã ổn định trên miền đất mới, thì chắc chắn con đường quay về quê cũ trong lòng họ vẫn còn, dưới rất nhiều dạng: chính trị, kinh tế, tình cảm… hoặc lắm khi chỉ là một giấc mơ về một đất nước tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.
Nhưng đâu phải chỉ có con đường cụ thể với hai hướng đi và về nó ràng buộc chúng ta. Trong lòng bất cứ ai cũng có thể mở ra vô số con đường sẽ dẫn đến vô số nơi mà chính trong tác phẩm Trong Đống Tro Tàn tác giả luôn luôn đề cập tới: con đường của lòng tử tế, của sự nhân ái. Con đường tình người rộng rãi thênh thang…
Nhạc sĩ Phạm Duy khi viết câu kết cho trường ca Con Đường Cái Quan của ông, đã mô tả cảm nhận của người Việt Nam khi đã hoàn tất cuộc Nam Tiến của mình tại Mũi Cà Mau:
Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối!
Người tạm dừng bước chân vui! Người ơi!
Người mơ ước tới: đường tan ranh giới
Để người được mãi
Đi trong một duyên tình dài.
Con đường thế giới xa xôi,
Trong lòng dân chúng nơi nơi.
Phải chăng khi viết những câu này vào năm 1960, Phạm Duy đã có tiên cảm về “con đường thế giới xa xôi” mà người Việt Nam sẽ dấn bước vào, và sau này đã gây thắc mắc về một bờ bến nơi Trần Văn Thủy? Nhưng Phạm Duy cũng thấy ra niềm vui trong “một duyên tình dài”, phải chăng đó là tình của nhân loại, của sự Tử Tế, của lòng Nhân Ái mà Trần Văn Thủy thao thức và vận động suốt đời ông để mong cho nó thắng cái xấu và cái ác?