Số lần xem
Đang xem 8551 Toàn hệ thống 18505 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Lung thay lời Ban Liên lạc Mạc tộc tuyên bố: “Vào năm 2017 (1697 – 2017) này, tác phẩm lịch sử “Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên” con đẻ của chế độ quân chủ (cung vua – phủ chúa) Lê Trịnh tròn 300 tuổi. Lịch sử nhà Mạc ra đời từ những trang sử ấy, những trang viết này là sản phẩm tư tưởng, quan điểm chính trị do một thể chế quân chủ mới (bình mới rượu cũ) “thắng cuộc” biên chép về bên “thua cuộc” là nhà Mạc. Suốt 300 năm qua chưa từng xuất hiện một nghiên cứu nào phân tích kĩ lưỡng nội dung mang tính cảnh báo: Coi chừng sẽ xuất hiện “lịch sử nhận thức” nhằm vào lịch sử nhà Mạc từ phía giới chuyên môn. Trừ một bài viết ngắn của giáo sư sử học Hà Văn Tấn có nhắc tới tính thực dụng soạn sử của Phạm Công Trứ. Xin hãy trả lại sự thật lịch sử chân chính của nhà Mạc đó là đòi hỏi từ thực tiễn, lẽ công bằng tự nhiên và là mệnh lệnh của cuộc sống, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập toàn diện của đất nước chúng ta.
Tác giả Nguyễn Xuân Lung thay lời Ban Liên lạc Mạc tộc kiến nghị:
“1) Viết lại lịch sử nhà Mạc: Bằng việc tổ chức một hội đồng các nhà sử học có “tâm” có “tài” khai thác hết các tài liệu sử học có thể có trong nước, nước ngoài để định hướng cách viết mới khách quan và trung thực về lịch sử nhà Mạc.
2) Xin chấm dứt sử dụng những giáo trình giảng dạy tại các trường đại học trong nước như cách viết của các ông Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Phan Khoa hay nội dung giảng dạy của một số tác giả nữ: Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thị Thế Bình. Trong sách “Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử lớp 10”, trong các cấp học phổ thông.
3) Xin chấm dứt những trang viết không đủ độ “chín” như bài viết của PGS TS. Trần Thị Băng Thanh trên công luận về nhà Mạc.
4) Xin dừng phổ cập các bài viết thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức, tư cách con người như trường hợp: Hoàng Thiếu Phủ vv.
5) Xin chấm dứt những bài báo giấy, báo điện tử khai thác những tư liệu dập khuôn sử cũ để viết về lịch sử nhà Mạc, vẽ tranh châm biếm, dựng truyện, dựng tuồng, chèo, khai thác những tình tiết phản cảm về vị vua thứ 5 nhà Mạc: Mạc Mậu Hợp”.
Bản tuyên bố là có căn cứ khoa học với sự kiện lịch sử trung thực, Kiến nghị sự công tâm khách quan giải mã”.
Ngày 12 tháng 7 năm 1527, Lê Cung Hoàng ra chiếu nhường ngôi hoàng đế cho Mạc Đăng Dung, kết thúc triều Lê sơ và mở đầu triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. Mạc Triều mở đầu từ đó trãi ba thời kỳ, tổng cộng là 156 năm, trong đó ở Thăng Long 1527-1592 và ở Cao Bằng 1593 -1683. Mạc triều thay thế triều Lê sơ là một tất yếu lịch sử và đã để lại những dấu ấn nổi bật về tiến bộ xã hội.
Hình thế đất Việt khoảng năm 1590: Lãnh thổ nằm trong tầm kiểm soát của nhà Mạc xanh lục và nhà Lê trung hưng xanh lam. Mạc Triều ngoài các vị vua danh tiếng như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh còn có những danh thần tài đức lỗi lạc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn,… Mạc triều là một vương triều chính thống trong sử Việt nhưng lâu nay việc đánh giá còn thiên lệch, thiếu khách quan do nhận thức, ý thức hệ và sự thừa kế sử liệu chưa công bằng. Bài này đúc kết các thông tin nghiên cứu và trao đổi về Mạc triều trong sử Việt, nhằm góp phần phục thủy sự thật lịch sử để hậu thế đánh giá công bằng hơn và rút ra những được những bài học thấm thía hơn đối với những nhân vật lịch sử. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng.”
HOÀNG CHI MẠC TỘC VÀ CAO BẰNG
Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ.
Những ngày đầu xuân nay (2018) sau 426 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), chúng ta ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Chùm ảnh trong bài: Linh Giang dòng sông quê hương nơi ven sông có mộ tổ tiên Hoàng chi Mạc tộc (ảnh Hoàng Kim); Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung tiếp sứ Minh (ảnh trong sách cổ nguồn Wikipedia); Nguồn Son tới Phong Nha (ảnh Hoàng Kim ban mai trên sông Son vào Phong Nha) Linh Giang dòng sông quê hương (ảnh Hoàng Kim ngã ba sông Son và Rào Nậy) ; Ban Mai trên sông Nhật Lệ ảnh Bu Lu Khin).
Nhà thơ Hoàng Gia Cương, hậu duệ dòng đích nhà Mạc giới thiêu khái quát về nguồn gốc Mạc tộc
TÌM VỀ NGUỒN CỘI Hoàng Gia Cương
Tìm về Lũng Động, Cổ Trai (1)
Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông
Biển gom nước vạn dòng sông
“Thập tam thế hậu… nhi đồng” là đây! (2)
Qua bao giông bão, tháng ngày
Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng
Vẫn là cha, vẫn là ông
Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!
Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây
Trăm phương như nước như mây tụ nguồn
Gốc còn trên đất Hải Dương
Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.
Ta về tìm lại Tổ tiên
Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành
Hương dâng là nghĩa là tình
Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.
Cúi mình trước đấng Tổ Tông
Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !
1) Lũng Động thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là quê của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi; Cổ Trai thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng là quê của Hoàng đế Mạc Đăng Dung.
2) Sau khi vương triều Mạc bị diệt, con cháu li tán phải đổi thành nhiều họ khác nhau. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/ Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng”
Ông Phạm Đức Hải với bài thơ “Phục thủy” tựa đề lấy từ ý của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, với các dẫn liệu lịch sử minh chứng vận Trời thế nước để hậu thế thấu hiểu Mạc triều và cắt nghĩa vì sao Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ứng xử như vậy.
PHỤC THỦY Phạm Đức Hải
Ai đã nghe sấm trạng Trình
Xin mời đến đất Dương kinh thăm đền
cho dù khác họ ,chưa quen
“thập tam thế hậu…”anh em một nhà
cùng từ họ Mạc mà ra
ngày xưa Quốc sử ngợi ca hết lời:
“Ra đường không nhặt của rơi”
“cửa không cần đóng…”,”trộm thời bặt tăm…”
đắm chìm suốt bốn trăm năm
đao xưa Thái Tổ vẫn cầm còn đây
Phò ba vua ,dạ thẳng ngay
để rồi phải chịu tội này: cướp ngôi
chiếu nhường vị vẫn đấy thôi
sử gia đã chép : lòng người hướng theo…
xuất thân từ cảnh đói nghèo
quý từng tấc đất ,thương yêu đồng bào
trọng hiền tài, giỏi ngoại giao
suốt thời Nhà Mạc, giặc nào sang đâu
nhiều đời Trịnh, Nguyễn đánh sau
chỉ vì tham lợi, quên câu “vận Trời”
mấy trăm năm, bấy nhiêu đời…
Gương trong “phục thủy” để rồi thêm trong
thắp hương khấn với tổ tông
cũng xin một nén vái ông: Trạng Trình (*)
Phạm Đức Hải ĐT: 0986668160 Lỗi Sơn, Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
Nguyễn Khoa Tịnh, 1970
Biển Hồ Chùa Bửu Minh ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊNMỚI Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk Biển HồChùa Bửu Minh
Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
ĐIÊU KHẮC TƯỢNG PHẬT BẰNG TRÁI TIM
Thích Giác Tâm
Ảnh: Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh Gia Lai. Tăng Ni sinh của thiền phái Trúc Lâm không ai không nhớ 4 câu trong bài phú Cư trần lạc đạo của Trúc Lâm Sơ tổ Trần Nhân Tông:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Bài kệ trên, dịch nghĩa :
“Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa”.
(Thơ văn Lý Trần, tập 2,NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1989,. trang 510).
Tôi thích nhất là câu: “Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác”. Chúng ta có của báu trong nhà “Phật tính” vậy mà không nhận ra, cứ luôn đi tìm kiếm cứ ngỡ rằng Phật ở đâu đó, đem Phật đi tìm Phật. Chính chúng tôi (cùng với một người thợ xây tên Trịnh Cảo) là người tạc tượng Phật vẫn không thấy hết vẻ đẹp hoàn mỹ của tượng Phật mình làm, vẫn cứ mặc cảm nghĩ rằng mình không bằng cấp, không đào tạo trường Mỹ thuật, không được học nghề theo kiểu cha truyền con nối. Tạc tượng chỉ bằng tình kính yêu vô hạn đối với Đức Thế Tôn thôi, và nghiên cứu cách làm tượng qua thư tịch sách vở, tượng Phật Bửu Minh sao có thể hơn được các pho tượng Phật nổi tiếng xưa nay ở Việt Nam. Đợi đến khi Cư Sĩ Giác Đạo – Dương Kinh Thành ở thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng khen ngợi, tôi mới giật mình thốt lên: ” Ủa vậy sao?” Có người cầm Thiền bảng nện vô vai tôi giật mình tỉnh ra và viết đoản văn: ” Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh – Gia Lai”. Và ngày hôm nay (16/06/2013) tôi được một người Phật tử đem tặng một tấm ảnh Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh (có xóa bỏ phông) lại giật mình lần thứ hai, pho tượng của mình làm đây sao? Thời bao cấp ăn cơm khoai cơm độn, xi măng sắt thép quý như vàng, tại sao mình lại thực hiện pho tượng thành công quá mong ước!
Câu trả lời pho tượng Phật thành công là chỉ do niềm tin và thương Phật quá lớn, ngày nhớ Phật, đêm nhớ Phật không lúc nào xa rời Phật dù trong chốc lát. Lúc vừa hoàn thành pho tượng Hòa thượng Giác Toàn (khi ấy là Thượng tọa) đi công tác phật sự tỉnh Kon Tum có ghé lại chùa Bửu Minh thăm, vô cùng ngạc nhiên trước gương mặt của Đức Phật, tán thán khen ngợi nhưng vẫn mạnh dạn phê phán:” Mặt Phật rất từ bi, rất hiền, rất thiền nhưng so với toàn thân thì đầu Phật bị nhỏ không cân đối thầy Giác Tâm xem lại và nếu được nên sửa đầu Phật cho lớn hơn mới cân đối với toàn thân” Một lời góp ý của Hòa thượng thôi, mà tôi với anh thợ xây Trịnh Cảo toát mồ hôi hột. Đầu Phật, mặt Phật đã hoàn chỉnh rồi bây giờ nếu nghe Hòa thượng góp ý mình phải làm lại từ đầu. Tuy biết sửa lại đầu Phật sẽ vô cùng khó khăn, nếu sửa lại mặt Phật không đẹp như hiện giờ thì sao? Pho tượng sẽ bị hủy bỏ không tôn thờ như lời khấn nguyện ban đầu: ” Phật không gia hộ cho con làm tượng Phật đẹp con sẽ không phụng thờ và đem Phật bỏ chìm xuống đáy Biển Hồ”. Nhưng rồi vẫn lắng nghe lời Hòa thượng chỉ dạy góp ý, mạnh dạn đục bỏ và sửa lại. Tay cầm búa tay cầm mũi ve đục mà run cầm cập. Trong tâm Phật vẫn còn, lòng thương Phật vẫn nguyên vẹn, mỗi ngày mỗi bồi đắp xi măng gọt đẽo chỉnh sửa với ảnh mẫu là tượng Kim thân Phật Tổ Nha Trang và tượng Phật Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu. Sửa lại đầu Phật, mặt Phật lớn hơn theo lời góp ý của Hòa thượng Giác Toàn đã thành công. Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh có nét giống hai pho tượng nói trên là nhân duyên như thế.
Thi lão tám mươi khí thế sung
Xuân qua hạ tới vẫn theo cùng
“Bóng chiều” Việt ngữ điều không dễ
Bừng sáng Đường thi tiếng chẳng tung
Vóc hạc Thiện nhân tài lão khọm
Xương mai Kim cổ kính cây tùng
Thơ Đường đất Việt ngời tâm đức
Phần thưởng Hằng mời ngoạn Quảng cung
THIỆN TÂM VUI SỐNG KHỎE
Hoàng Kim
Nếm trãi đường trần chẳng ít đâu
Lồng lộng trăng xuân giữa đỉnh đầu
Thiện tính tâm lành vui sống khỏe
Xuân tươi đức tốt chúc bền lâu
Dáng trúc mai thanh mừng phúc hậu
Bóng hạc thân tình thích vuốt râu
Duyên thơ bạn quý đời thêm phước
Chiều xuân sức vóc vẫn hồng au …
CHẲNG DÁM NGOA NGÔN
Hồ Văn Thiện Phúc họa thơ tặng của Huy Vụ
Tám chục bạn khen tứ khoái sung
Chúc vài vòng giáp nữa đi cùng !
Bút đàm hết mực thơ sao vẫy ?
Trống bỏi run tay tiếng chẳng tung !
Dáng dấp trông khoèo như lão khọm
Tấm lòng giữ thẳng giống cây tùng
Cầu trời cho sống nhiều năm tháng
Hết máu đa tình mới nhập cung !
Đến ngày sinh nhật bác ngờ đâu
Nhà mạng nhắc như tiếng mở đầu
Bạn hữu thân tình mong sống khỏe
Anh em gần gũi chúc thời lâu
Soi gương tự cảm yêu vầng trán
Chụp ảnh hay mình thích bộ râu
Tuổi tám nhăm nhưng hồn vẫn trẻ
Thơ tình say đắm dáng hồng au
NGẪU HỨNG NGÀY SINH NHẬT
Hồ Văn Thiện
Bảy tám năm rồi có ít đâu
Tóc xanh hóa bạc ở trên đầu
Qua hai thế kỷ sao nhanh thế
Cố tới một trăm thấy quá lâu
Ngồi ngắm cháu con- mình lúc trẻ
Soi gương tự dạng- lão dài râu
Hình hài biến sắc mau hơn tính
Dáng cụ nhưng tình vẫn đỏ au…
HỒ VĂN THIỆN BÓNG CHIỀU
Hoàng Kim
Bài Xướng
GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY
Lê Trường Hưởng
Gừng càng già vị lại càng cay
Thơ tuổi cao thêm cũng thế này!
Ý tại thâm trầm mà sắc sảo
Ngôn ngoài khoáng đạt thật là hay
Tu từ kỹ lưỡng sao điêu luyện
Chọn tứ kỳ công thấy chắc tay
Tác phẩm tuyệt vời lưu hậu thế
Đề Đa tỏa bóng rợp trời đây!
GỪNG GIÀ QUÁ ĐÁT
Hồ Văn Thiện
Gừng già quá đát chẳng còn cay
Ai thấu cho ai cái nỗi này?
Trí não vào hồi suy nhậy cảm
Thơ tình mất hứng khó mà hay
Quen làm hàm súc quên từ vựng
Thích viết tràng giang sợ mỏi tay
Chẳng muốn rựa cùn đem giắt vách
Đa đề khô nhựa bóng chi đây ? !
ĐỪNG NÓI VÂY
Nguyễn Trọng Nghĩa
(trả lời cụ Hồ Văn Thiện)
Chớ bảo Gừng già đã hết cay
Kìa trông các cụ, thấu chưa này?
Bát tuần kiểu dáng còn trông đẹp
Tứ tuyệt câu hòa đọc rất hay
Bấy kẻ vào xem không chớp mắt
Bảo người lần giở chẳng ngừng tay
Hàn Thuyên khó kiếm ai như vậy
Đạt nghĩa thân tình thỏa lắm đây
KHÓ THEO CÙNG
Nguyễn Huy Vụ Kính tặng thi lão Hồ văn Thiện
Bát thập thơ tình viết rất sung
Bốn phương trăm họ khó theo cùng
Thi Đường vẫy bút còn tuôn ngập
Trống bỏi vung dùi vẫn gõ tung
Đông giá tinh thần trong tựa tuyết
Xuân tươi cốt cách vững như tùng
Quyết tâm vượt nữa vòng hoa giáp
Chẳng ngán đường trần dẫu mấy cung.
LÃNG MẠN HỒI XUÂN
Đào Ngọc Hòa
Xuân này tám chục lão còn sung
Mến mộ nàng thơ ghẹo đến cùng
Vóc ngọc hồi xuân lòi mộng ảo
Thân ngà trống bỏi lộ hành tung
Răng còn chắc đối tâm đề đại
Trí vẫn tài ngâm dạ bách tùng
Chúc cụ hồn nhiên đời lãng mạn
Nam tào có lệnh mới vào cung
BẢN LĨNH
Ngô Gia Tôn Tử
Tuy già ngọn bút hãy còn sung
Mực vẫn đầy nguyên để viết cùng
Mộng thắm ru tình ân nghĩa trải
Trăng ngời ủ rượu trí thần tung
Trong dòng lãng mạn êm dường suối
Trước bả phồn hoa vững tựa tùng
Cẩn trọng ai bằng thi lão bá
Cho dù thưởng ngoạn chốn thiềm cung.
Tai wan 11.7.2020
Kính tặng lão thi bá Thiện Hồ Văn ạ.
NHÂN VÀ TÀI Hồ Văn Thiện
CHỮ đưa ta đến nẻo trời xa
NHÂN giữ cho tâm mãi thuận hoà
KIA mới chính là đường hướng tới
MỚI kia chưa hẳn lối đi ra
BẰNG lòng giống tựa khi bừng sáng
BA phải khác chi lúc tối gà
CHỮ đức như sao hôm lấp lánh
TÀI không đắc dụng hoá thành tà.
VÒNG ĐỜI VÔ THƯỜNG
Hồ Văn Thiện
Tân Mão này đây đủ sáu vòng
Cuộc đời kể có cũng như không
Bảy ba năm sống cùng đất nước
Hai bảy xuân còn với núi sông ?
Thành bại phơi bày ngoài cõi thế
Buồn đau nén chặt ở trong lòng
Trăm niên sau nữa ai còn nhớ
Thế giới này a có một ông !
MỘT KIỂU CHƠI Hồ Văn Thiện
Yêu thích thơ Đường một kiểu chơi
Như muốn thể khác ở trên đời
Người ưa nhạc điệu nâng trân trọng
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Lung thay lời Ban Liên lạc Mạc tộc tuyên bố: “Vào năm 2017 (1697 – 2017) này, tác phẩm lịch sử “Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên” con đẻ của chế độ quân chủ (cung vua – phủ chúa) Lê Trịnh tròn 300 tuổi. Lịch sử nhà Mạc ra đời từ những trang sử ấy, những trang viết này là sản phẩm tư tưởng, quan điểm chính trị do một thể chế quân chủ mới (bình mới rượu cũ) “thắng cuộc” biên chép về bên “thua cuộc” là nhà Mạc. Suốt 300 năm qua chưa từng xuất hiện một nghiên cứu nào phân tích kĩ lưỡng nội dung mang tính cảnh báo: Coi chừng sẽ xuất hiện “lịch sử nhận thức” nhằm vào lịch sử nhà Mạc từ phía giới chuyên môn. Trừ một bài viết ngắn của giáo sư sử học Hà Văn Tấn có nhắc tới tính thực dụng soạn sử của Phạm Công Trứ. Xin hãy trả lại sự thật lịch sử chân chính của nhà Mạc đó là đòi hỏi từ thực tiễn, lẽ công bằng tự nhiên và là mệnh lệnh của cuộc sống, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập toàn diện của đất nước chúng ta.
Tác giả Nguyễn Xuân Lung thay lời Ban Liên lạc Mạc tộc kiến nghị:
“1) Viết lại lịch sử nhà Mạc: Bằng việc tổ chức một hội đồng các nhà sử học có “tâm” có “tài” khai thác hết các tài liệu sử học có thể có trong nước, nước ngoài để định hướng cách viết mới khách quan và trung thực về lịch sử nhà Mạc.
2) Xin chấm dứt sử dụng những giáo trình giảng dạy tại các trường đại học trong nước như cách viết của các ông Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Phan Khoa hay nội dung giảng dạy của một số tác giả nữ: Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thị Thế Bình. Trong sách “Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử lớp 10”, trong các cấp học phổ thông.
3) Xin chấm dứt những trang viết không đủ độ “chín” như bài viết của PGS TS. Trần Thị Băng Thanh trên công luận về nhà Mạc.
4) Xin dừng phổ cập các bài viết thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức, tư cách con người như trường hợp: Hoàng Thiếu Phủ vv.
5) Xin chấm dứt những bài báo giấy, báo điện tử khai thác những tư liệu dập khuôn sử cũ để viết về lịch sử nhà Mạc, vẽ tranh châm biếm, dựng truyện, dựng tuồng, chèo, khai thác những tình tiết phản cảm về vị vua thứ 5 nhà Mạc: Mạc Mậu Hợp”.
Bản tuyên bố là có căn cứ khoa học với sự kiện lịch sử trung thực, Kiến nghị sự công tâm khách quan giải mã”.
Ngày 12 tháng 7 năm 1527, Lê Cung Hoàng ra chiếu nhường ngôi hoàng đế cho Mạc Đăng Dung, kết thúc triều Lê sơ và mở đầu triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. Mạc Triều mở đầu từ đó trãi ba thời kỳ, tổng cộng là 156 năm, trong đó ở Thăng Long 1527-1592 và ở Cao Bằng 1593 -1683. Mạc triều thay thế triều Lê sơ là một tất yếu lịch sử và đã để lại những dấu ấn nổi bật về tiến bộ xã hội.
Hình thế đất Việt khoảng năm 1590: Lãnh thổ nằm trong tầm kiểm soát của nhà Mạc xanh lục và nhà Lê trung hưng xanh lam. Mạc Triều ngoài các vị vua danh tiếng như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh còn có những danh thần tài đức lỗi lạc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn,… Mạc triều là một vương triều chính thống trong sử Việt nhưng lâu nay việc đánh giá còn thiên lệch, thiếu khách quan do nhận thức, ý thức hệ và sự thừa kế sử liệu chưa công bằng. Bài này đúc kết các thông tin nghiên cứu và trao đổi về Mạc triều trong sử Việt, nhằm góp phần phục thủy sự thật lịch sử để hậu thế đánh giá công bằng hơn và rút ra những được những bài học thấm thía hơn đối với những nhân vật lịch sử. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng.”
HOÀNG CHI MẠC TỘC VÀ CAO BẰNG
Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ.
Những ngày đầu xuân nay (2018) sau 426 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), chúng ta ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Chùm ảnh trong bài: Linh Giang dòng sông quê hương nơi ven sông có mộ tổ tiên Hoàng chi Mạc tộc (ảnh Hoàng Kim); Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung tiếp sứ Minh (ảnh trong sách cổ nguồn Wikipedia); Nguồn Son tới Phong Nha (ảnh Hoàng Kim ban mai trên sông Son vào Phong Nha) Linh Giang dòng sông quê hương (ảnh Hoàng Kim ngã ba sông Son và Rào Nậy) ; Ban Mai trên sông Nhật Lệ ảnh Bu Lu Khin).
Nhà thơ Hoàng Gia Cương, hậu duệ dòng đích nhà Mạc giới thiêu khái quát về nguồn gốc Mạc tộc
TÌM VỀ NGUỒN CỘI Hoàng Gia Cương
Tìm về Lũng Động, Cổ Trai (1)
Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông
Biển gom nước vạn dòng sông
“Thập tam thế hậu… nhi đồng” là đây! (2)
Qua bao giông bão, tháng ngày
Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng
Vẫn là cha, vẫn là ông
Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!
Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây
Trăm phương như nước như mây tụ nguồn
Gốc còn trên đất Hải Dương
Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.
Ta về tìm lại Tổ tiên
Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành
Hương dâng là nghĩa là tình
Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.
Cúi mình trước đấng Tổ Tông
Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !
1) Lũng Động thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là quê của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi; Cổ Trai thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng là quê của Hoàng đế Mạc Đăng Dung.
2) Sau khi vương triều Mạc bị diệt, con cháu li tán phải đổi thành nhiều họ khác nhau. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/ Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng”
Ông Phạm Đức Hải với bài thơ “Phục thủy” tựa đề lấy từ ý của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, với các dẫn liệu lịch sử minh chứng vận Trời thế nước để hậu thế thấu hiểu Mạc triều và cắt nghĩa vì sao Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ứng xử như vậy.
PHỤC THỦY Phạm Đức Hải
Ai đã nghe sấm trạng Trình
Xin mời đến đất Dương kinh thăm đền
cho dù khác họ ,chưa quen
“thập tam thế hậu…”anh em một nhà
cùng từ họ Mạc mà ra
ngày xưa Quốc sử ngợi ca hết lời:
“Ra đường không nhặt của rơi”
“cửa không cần đóng…”,”trộm thời bặt tăm…”
đắm chìm suốt bốn trăm năm
đao xưa Thái Tổ vẫn cầm còn đây
Phò ba vua ,dạ thẳng ngay
để rồi phải chịu tội này: cướp ngôi
chiếu nhường vị vẫn đấy thôi
sử gia đã chép : lòng người hướng theo…
xuất thân từ cảnh đói nghèo
quý từng tấc đất ,thương yêu đồng bào
trọng hiền tài, giỏi ngoại giao
suốt thời Nhà Mạc, giặc nào sang đâu
nhiều đời Trịnh, Nguyễn đánh sau
chỉ vì tham lợi, quên câu “vận Trời”
mấy trăm năm, bấy nhiêu đời…
Gương trong “phục thủy” để rồi thêm trong
thắp hương khấn với tổ tông
cũng xin một nén vái ông: Trạng Trình (*)
Phạm Đức Hải ĐT: 0986668160 Lỗi Sơn, Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
Nguyễn Khoa Tịnh, 1970
Biển Hồ Chùa Bửu Minh ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊNMỚI Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk Biển HồChùa Bửu Minh
Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
ĐIÊU KHẮC TƯỢNG PHẬT BẰNG TRÁI TIM
Thích Giác Tâm
Ảnh: Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh Gia Lai. Tăng Ni sinh của thiền phái Trúc Lâm không ai không nhớ 4 câu trong bài phú Cư trần lạc đạo của Trúc Lâm Sơ tổ Trần Nhân Tông:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Bài kệ trên, dịch nghĩa :
“Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa”.
(Thơ văn Lý Trần, tập 2,NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1989,. trang 510).
Tôi thích nhất là câu: “Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác”. Chúng ta có của báu trong nhà “Phật tính” vậy mà không nhận ra, cứ luôn đi tìm kiếm cứ ngỡ rằng Phật ở đâu đó, đem Phật đi tìm Phật. Chính chúng tôi (cùng với một người thợ xây tên Trịnh Cảo) là người tạc tượng Phật vẫn không thấy hết vẻ đẹp hoàn mỹ của tượng Phật mình làm, vẫn cứ mặc cảm nghĩ rằng mình không bằng cấp, không đào tạo trường Mỹ thuật, không được học nghề theo kiểu cha truyền con nối. Tạc tượng chỉ bằng tình kính yêu vô hạn đối với Đức Thế Tôn thôi, và nghiên cứu cách làm tượng qua thư tịch sách vở, tượng Phật Bửu Minh sao có thể hơn được các pho tượng Phật nổi tiếng xưa nay ở Việt Nam. Đợi đến khi Cư Sĩ Giác Đạo – Dương Kinh Thành ở thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng khen ngợi, tôi mới giật mình thốt lên: ” Ủa vậy sao?” Có người cầm Thiền bảng nện vô vai tôi giật mình tỉnh ra và viết đoản văn: ” Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh – Gia Lai”. Và ngày hôm nay (16/06/2013) tôi được một người Phật tử đem tặng một tấm ảnh Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh (có xóa bỏ phông) lại giật mình lần thứ hai, pho tượng của mình làm đây sao? Thời bao cấp ăn cơm khoai cơm độn, xi măng sắt thép quý như vàng, tại sao mình lại thực hiện pho tượng thành công quá mong ước!
Câu trả lời pho tượng Phật thành công là chỉ do niềm tin và thương Phật quá lớn, ngày nhớ Phật, đêm nhớ Phật không lúc nào xa rời Phật dù trong chốc lát. Lúc vừa hoàn thành pho tượng Hòa thượng Giác Toàn (khi ấy là Thượng tọa) đi công tác phật sự tỉnh Kon Tum có ghé lại chùa Bửu Minh thăm, vô cùng ngạc nhiên trước gương mặt của Đức Phật, tán thán khen ngợi nhưng vẫn mạnh dạn phê phán:” Mặt Phật rất từ bi, rất hiền, rất thiền nhưng so với toàn thân thì đầu Phật bị nhỏ không cân đối thầy Giác Tâm xem lại và nếu được nên sửa đầu Phật cho lớn hơn mới cân đối với toàn thân” Một lời góp ý của Hòa thượng thôi, mà tôi với anh thợ xây Trịnh Cảo toát mồ hôi hột. Đầu Phật, mặt Phật đã hoàn chỉnh rồi bây giờ nếu nghe Hòa thượng góp ý mình phải làm lại từ đầu. Tuy biết sửa lại đầu Phật sẽ vô cùng khó khăn, nếu sửa lại mặt Phật không đẹp như hiện giờ thì sao? Pho tượng sẽ bị hủy bỏ không tôn thờ như lời khấn nguyện ban đầu: ” Phật không gia hộ cho con làm tượng Phật đẹp con sẽ không phụng thờ và đem Phật bỏ chìm xuống đáy Biển Hồ”. Nhưng rồi vẫn lắng nghe lời Hòa thượng chỉ dạy góp ý, mạnh dạn đục bỏ và sửa lại. Tay cầm búa tay cầm mũi ve đục mà run cầm cập. Trong tâm Phật vẫn còn, lòng thương Phật vẫn nguyên vẹn, mỗi ngày mỗi bồi đắp xi măng gọt đẽo chỉnh sửa với ảnh mẫu là tượng Kim thân Phật Tổ Nha Trang và tượng Phật Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu. Sửa lại đầu Phật, mặt Phật lớn hơn theo lời góp ý của Hòa thượng Giác Toàn đã thành công. Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh có nét giống hai pho tượng nói trên là nhân duyên như thế.
Thi lão tám mươi khí thế sung
Xuân qua hạ tới vẫn theo cùng
“Bóng chiều” Việt ngữ điều không dễ
Bừng sáng Đường thi tiếng chẳng tung
Vóc hạc Thiện nhân tài lão khọm
Xương mai Kim cổ kính cây tùng
Thơ Đường đất Việt ngời tâm đức
Phần thưởng Hằng mời ngoạn Quảng cung
THIỆN TÂM VUI SỐNG KHỎE
Hoàng Kim
Nếm trãi đường trần chẳng ít đâu
Lồng lộng trăng xuân giữa đỉnh đầu
Thiện tính tâm lành vui sống khỏe
Xuân tươi đức tốt chúc bền lâu
Dáng trúc mai thanh mừng phúc hậu
Bóng hạc thân tình thích vuốt râu
Duyên thơ bạn quý đời thêm phước
Chiều xuân sức vóc vẫn hồng au …
CHẲNG DÁM NGOA NGÔN
Hồ Văn Thiện Phúc họa thơ tặng của Huy Vụ
Tám chục bạn khen tứ khoái sung
Chúc vài vòng giáp nữa đi cùng !
Bút đàm hết mực thơ sao vẫy ?
Trống bỏi run tay tiếng chẳng tung !
Dáng dấp trông khoèo như lão khọm
Tấm lòng giữ thẳng giống cây tùng
Cầu trời cho sống nhiều năm tháng
Hết máu đa tình mới nhập cung !
Đến ngày sinh nhật bác ngờ đâu
Nhà mạng nhắc như tiếng mở đầu
Bạn hữu thân tình mong sống khỏe
Anh em gần gũi chúc thời lâu
Soi gương tự cảm yêu vầng trán
Chụp ảnh hay mình thích bộ râu
Tuổi tám nhăm nhưng hồn vẫn trẻ
Thơ tình say đắm dáng hồng au
NGẪU HỨNG NGÀY SINH NHẬT
Hồ Văn Thiện
Bảy tám năm rồi có ít đâu
Tóc xanh hóa bạc ở trên đầu
Qua hai thế kỷ sao nhanh thế
Cố tới một trăm thấy quá lâu
Ngồi ngắm cháu con- mình lúc trẻ
Soi gương tự dạng- lão dài râu
Hình hài biến sắc mau hơn tính
Dáng cụ nhưng tình vẫn đỏ au…
HỒ VĂN THIỆN BÓNG CHIỀU
Hoàng Kim
Bài Xướng
GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY
Lê Trường Hưởng
Gừng càng già vị lại càng cay
Thơ tuổi cao thêm cũng thế này!
Ý tại thâm trầm mà sắc sảo
Ngôn ngoài khoáng đạt thật là hay
Tu từ kỹ lưỡng sao điêu luyện
Chọn tứ kỳ công thấy chắc tay
Tác phẩm tuyệt vời lưu hậu thế
Đề Đa tỏa bóng rợp trời đây!
GỪNG GIÀ QUÁ ĐÁT
Hồ Văn Thiện
Gừng già quá đát chẳng còn cay
Ai thấu cho ai cái nỗi này?
Trí não vào hồi suy nhậy cảm
Thơ tình mất hứng khó mà hay
Quen làm hàm súc quên từ vựng
Thích viết tràng giang sợ mỏi tay
Chẳng muốn rựa cùn đem giắt vách
Đa đề khô nhựa bóng chi đây ? !
ĐỪNG NÓI VÂY
Nguyễn Trọng Nghĩa
(trả lời cụ Hồ Văn Thiện)
Chớ bảo Gừng già đã hết cay
Kìa trông các cụ, thấu chưa này?
Bát tuần kiểu dáng còn trông đẹp
Tứ tuyệt câu hòa đọc rất hay
Bấy kẻ vào xem không chớp mắt
Bảo người lần giở chẳng ngừng tay
Hàn Thuyên khó kiếm ai như vậy
Đạt nghĩa thân tình thỏa lắm đây
KHÓ THEO CÙNG
Nguyễn Huy Vụ Kính tặng thi lão Hồ văn Thiện
Bát thập thơ tình viết rất sung
Bốn phương trăm họ khó theo cùng
Thi Đường vẫy bút còn tuôn ngập
Trống bỏi vung dùi vẫn gõ tung
Đông giá tinh thần trong tựa tuyết
Xuân tươi cốt cách vững như tùng
Quyết tâm vượt nữa vòng hoa giáp
Chẳng ngán đường trần dẫu mấy cung.
LÃNG MẠN HỒI XUÂN
Đào Ngọc Hòa
Xuân này tám chục lão còn sung
Mến mộ nàng thơ ghẹo đến cùng
Vóc ngọc hồi xuân lòi mộng ảo
Thân ngà trống bỏi lộ hành tung
Răng còn chắc đối tâm đề đại
Trí vẫn tài ngâm dạ bách tùng
Chúc cụ hồn nhiên đời lãng mạn
Nam tào có lệnh mới vào cung
BẢN LĨNH
Ngô Gia Tôn Tử
Tuy già ngọn bút hãy còn sung
Mực vẫn đầy nguyên để viết cùng
Mộng thắm ru tình ân nghĩa trải
Trăng ngời ủ rượu trí thần tung
Trong dòng lãng mạn êm dường suối
Trước bả phồn hoa vững tựa tùng
Cẩn trọng ai bằng thi lão bá
Cho dù thưởng ngoạn chốn thiềm cung.
Tai wan 11.7.2020
Kính tặng lão thi bá Thiện Hồ Văn ạ.
NHÂN VÀ TÀI Hồ Văn Thiện
CHỮ đưa ta đến nẻo trời xa
NHÂN giữ cho tâm mãi thuận hoà
KIA mới chính là đường hướng tới
MỚI kia chưa hẳn lối đi ra
BẰNG lòng giống tựa khi bừng sáng
BA phải khác chi lúc tối gà
CHỮ đức như sao hôm lấp lánh
TÀI không đắc dụng hoá thành tà.
VÒNG ĐỜI VÔ THƯỜNG
Hồ Văn Thiện
Tân Mão này đây đủ sáu vòng
Cuộc đời kể có cũng như không
Bảy ba năm sống cùng đất nước
Hai bảy xuân còn với núi sông ?
Thành bại phơi bày ngoài cõi thế
Buồn đau nén chặt ở trong lòng
Trăm niên sau nữa ai còn nhớ
Thế giới này a có một ông !
MỘT KIỂU CHƠI Hồ Văn Thiện
Yêu thích thơ Đường một kiểu chơi
Như muốn thể khác ở trên đời
Người ưa nhạc điệu nâng trân trọng
Kẻ ghét vần vè đánh tả tơi
Cổ kính hiện thân mươi thế kỷ
Thanh tân có mặt mấy năm thôi
Thời gian mới chính người sàng lọc
Còn lại vàng ròng lửa đã tôi .