Số lần xem
Đang xem 933 Toàn hệ thống 1582 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
(*) Vùng trời nhân văn :Nguyễn Du thơ ‘Kỳ Lân Mộ” tại “Bắc Hành tạp lục”là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng
KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du
Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?
Nguyên văn chữ Hán
Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?
BÊN LỀ CHÍNH SỬ XƯA NAY Hoàng Kim
Bên lề chính sử xưa
Sự tích hồ Gươm và điềm báo quốc biến thời Lê Trịnh SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Trần Ngọc Đông Nhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay. Nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã cắp gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.
Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng.
.
Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi.Phiên âm:
Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)
Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất.
Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*). Phiên âm: Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến.
Khi đồng chí ấy là ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, ông vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ. Khi đồng chí ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, ông vẫn xin được đứng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn. Khi đồng chí ấy là người đứng đầu Thủ đô vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp trong sự ngỡ ngàng của cô thầy bè bạn. Không xe đưa rước, không trống rong cờ mở, không võng lọng nghênh ngang, chỉ là một người đàn ông cao tuổi tự đi xe về trường. Khi đồng chí ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái ông ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiếp báo hỷ mà thôi. Và khi đồng chí ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đi dự gặp mặt lớp cũ ông ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn… Chức tước như phù vân !
Hôm vừa rồi lại có bạn đồng nghiệp nói về chị N, con ông ấy, tôi hỏi mãi mới ra, chị ấy giờ cũng chỉ là cán bộ bình thường ở một tạp chí. Đấy chẳng phải đâu xa, đồng chí ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi có gương mặt hiền hòa, mái tóc trắng tinh thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm. Bạn có biết, người đàn ông đang được nhắc đến đã, đang là: – Ủy viên Trung ương Đảng 6 khóa (hơn 26 năm); Đại biểu Quốc hội 4 khóa (hơn 18 năm); Ủy viên Bộ Chính trị 5 khóa (hơn 22 năm); Đảm nhiệm 3 chức vụ cao nhất. Thế nhưng… – Đồng chí ấy vẫn đang sử dụng xe công vụ là một chiếc Toyota Crown 1998 có tuổi đời đã hơn 20 năm. Phu nhân của ông ấy vẫn đi một chiếc xe Cub bình thường; các con ông ấy đều là những công chức nhỏ bé.
Nếu chúng ta để ý, có lẽ ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, ông ấy mới mặc vest. Còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của quần chúng nhân dân. Đồng chí ấy là Nguyễn Phú Trọng – Một con người, một nhân cách lớn, có Tầm, có Tâm, và có đạo đức. Ông ấy chính là một “vị quan” biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của vị quan đứng đầu bộ máy ảnh hưởng lên cuộc đời, dự nghiệp của nhiều người khác. Người làm quan mà lòng tham không kiềm chế được thì ảnh hưởng của họ sẽ đè lên công chúng vô cùng lớn và còn gây hại tới tiềm lực quốc gia.
Trần Đình Lý cùng với Vien Ngoc Nam và 46 người khác: 19 12 7 2021 Giáo sư Tôn Thất Trình – Cựu Giáo sư của Khoa Nông học, Giám đốc Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân Trường Đại học Nông Lâm TPHCM ngày nay) vừa từ trần tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.Thành kính chia buồn với gia đình Thầy
Giáo sư Tôn Thất Trình:-Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học Nhiệt Đới Nogent-sur Marne – Paris (1955).-1963: Giảng dạy nông học tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc – Sài Gòn.-1964: Giám đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn.-1967:Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa chính quyền miền Nam Việt Nam.
Trong thời gian làm việc tại trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, GS lập ra các ban như Ban Kinh tế Nông nghiệp, Ban Ngư Nghiệp nay là Trường Ngư Nghiệp Nông Lâm Thủ Đức, ban Công Thôn, và làm giáo sư thỉnh giảng cho trường đại học nông nghiệp viện đại học Cần Thơ về các môn cây công nghệ như cao su, dừa, bông vải, mía làm đường.
Tháng 10 năm 1975, FAO tuyển dụng làm chuyên viên nông nghiệp tại Kaedi,Mauritania. Nhờ làm lúa gạo thành công ở Kaedi (năng xuất 3 vụ 23- 30 tấn / năm), FAO năm 1977 đề bạt lên giữ chức Giám đốc dự án OMVS phát triển nông nghiệp vùng sông Senegal cho 3 quốc gia là Sénégal, Mauritanie và Mali. Trong thời gian ởOMVS, FAO cũng phái đi công cán làm các dự án lúa gạo cho Guinée Bissau, Sierra Leone và Liberia, Phi Châu.
Năm 1980, được FAO tuyển chọn làm chuyên viên lúa gạo chánh cho FAO trung ương tại Rome, Ý, kiêm chức vụ thư ký kỹ thuật, sau này đổi thành tổng thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, lúc đó gồm 115 quốc gia có trồng hay thí nghiệm lúa gạo trên thế giới. Trong thời gian ở Roma. được phái đi thường xuyên nghiên cứu, lập dự án nông nghiệp v.v. tại Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Niger, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Madagascar, Comores… ở châu Phi, Brasil ở châu Mỹ, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Serbia, Albania, Bulgaria
Tốt nghiệp Tú Tài phần hai, thì được học bổng ” Bảo Đại ” (Pháp cấp cho mọi người Việt Nam đỗ tú tài hai), sang Pháp tháng 8 năm 1950. Sửa soạn thi vào các trường Cao đẳng Pháp ở lycée Louis – LeGrand và năm 1952 đỗ thi tuyển vào Viện Quốc gia Nông học – Institut National Agronomique – Paris, khi đó còn nằm ở khu phố Quartier Latin gần vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg). Viện Nông Học này trước đó, có hai người Việt Nam tốt nghiệp nổi danh là Thượng nghị sĩ Nam Kỳ Bùi Quang Chiêu người Việt đầu tiên tốt nghiệp cuối thế kỷ thứ 19 và bà quận công (Duchesse D’ Annam), công chúa Như Mai con gái vua Hàm Nghi, đỗ đầu vào Viện, tên khắc bảng vàng ở cổng vào Viện.Nguồn:
Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế (FAO) thật hoành tráng ! Bạn chỉ cần dạo qua một vòng trang viết này của FAO trên Face Book là đủ ngưỡng mộ. Đó là điểm kết nối tới website http://www.fao.org nguồn thông tin chuyên ngành nông nghiệp chọn lọc hàng đầu của thế giới, kho tri thức mênh mông như biển cả cho bất cứ ai quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, thầy giáo, khuyến nông viên, sinh viên và nhà nông. Thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong thông tin toàn cầu nổi bật hơn hết là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Câu chuyện “hột lúa và con cá” là câu chuyện dài nhưng FAO không chỉ tôn vinh gạo Việt trong an ninh lương thực toàn cầu mà còn thể hiện ở sự tín nhiệm của FAO với chuyên gia cao cấp Việt Nam.
Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những chuyên gia cao cấp tại FAO về sản xuất lúa gạo, là các diện mạo lớn của Việt Nam ở vị trí Chánh chuyên gia Tổng Thư ký của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế. Họ liên tục kế tiếp nhau giữ trọng trách chăm lo cho cây lúa hột gạo và chén cơm ngon của người dân. Từ câu chuyện “Giao ban cây lúa ở Viện Lúa” qua bốn đời Viện trưởng Luật Bổng Bửu Bảnh đến câu chuyện “Giao ban cây lúa ở FAO” của bốn đời Chánh chuyên gia Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế “Trình, Đạt Ngưu Bổng” là câu chuyện thú vị chuyển từ tầm nhìn cây lúa Việt Nam đến tầm nhìn cây lúa toàn cầu.
Tôi noi theo dấu chân những thầy tôn kính Lương Định Của, Mai Văn Quyền, Tôn Thất Trình, Norman Borlaug để làm nhà khoa học xanh Cây Lương thực.
Thật may mắn cho tôi trong hơn mười năm cuối, tôi được về lại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh dạy học môn Cây Lương thực, trọn con đường thầy nghề nông chiến sĩ. “Bao năm Trường Viện là nhà. Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương. Một đời người một rừng cây. Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường TH PT Lương Thế Vinh (Trường THPT số 1 Quảng Trạch) là nôi trưởng thành của tôi từ khi là sinh viên nông học, ra đi khoác áo lính cho sự thống nhất toàn vẹn Tổ Quốc, sau về làm nhà nghiên cứu nông học gần ba mươi năm và cuối cùng trở thành người thầy nghề nông. Thật hết sức thân thương khi mỗi ngày, tôi được gần gũi chiếc bàn kỷ vật thầy Tôn Thất Trình và gian phòng làm việc của Thầy với môn học Cây Lương thực. Di sản thầm lặng này đã giúp tôi cơ hội cao quý kể lại chuyện cổ tích người lớn, thầy Tôn Thất Trình, Hiệu trưởng 1964-1967, một thuyền trưởng Trường tôi. của một thời kỳ. Bài viết Chuyện thầy Tôn Thất Trình liên kết bàii “Thầy bạn là lộc xuân“. Tôi chưa được học thầy Trình nhưng cuộc đời, việc làm, trang sách và chiếc bàn kỷ vật của thầy mà tôi tiếp xúc hàng ngày ám ảnh tôi đến lạ. Thầy Tôn Thất Trình trong mắt tôi là người “sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách”. Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân“ tôi đã giới thiệu đôi nét về thầy Tôn Thất Trình, nay xin được tích hợp về đây để bạn đọc khỏi mất công lục lại
THẦY TÔN THẤT TRÌNH DI SẢN
Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ Thầy đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam.
Thầy Tôn Thất Trình làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn giai đoạn 1964- 1967 (là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời, chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng (1).. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome).
Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt, nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc, nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…
Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift.
Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc”.
‘Thầy Trình di sản lắng đọng’, ‘Chiếc bàn của thầy Trình’, ‘FAO Trình Đạt Ngưu Bổng’, ‘Thầy Trình với lúa cá’, ‘Thầy Trình với The Gift’ là những mẫu chuyện chiêm nghiệm mà tôi thích trích dẫn và kể tại Các lớp học trên đồng .
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một danh nhân (Cụ mất ngày 9/7/2016, đưa tang ngày 14/7/2016) Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”. Hình trên là Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam”. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất, vang bóng một thời..
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông Lâm Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ. Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm” .Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
(*) Vùng trời nhân văn :Nguyễn Du thơ ‘Kỳ Lân Mộ” tại “Bắc Hành tạp lục”là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng
KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du
Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?
Nguyên văn chữ Hán
Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?
BÊN LỀ CHÍNH SỬ XƯA NAY Hoàng Kim
Bên lề chính sử xưa
Sự tích hồ Gươm và điềm báo quốc biến thời Lê Trịnh SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Trần Ngọc Đông Nhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay. Nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã cắp gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.
Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng.
.
Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi.Phiên âm:
Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)
Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất.
Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*). Phiên âm: Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến.
Khi đồng chí ấy là ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, ông vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ. Khi đồng chí ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, ông vẫn xin được đứng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn. Khi đồng chí ấy là người đứng đầu Thủ đô vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp trong sự ngỡ ngàng của cô thầy bè bạn. Không xe đưa rước, không trống rong cờ mở, không võng lọng nghênh ngang, chỉ là một người đàn ông cao tuổi tự đi xe về trường. Khi đồng chí ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái ông ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiếp báo hỷ mà thôi. Và khi đồng chí ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đi dự gặp mặt lớp cũ ông ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn… Chức tước như phù vân !
Hôm vừa rồi lại có bạn đồng nghiệp nói về chị N, con ông ấy, tôi hỏi mãi mới ra, chị ấy giờ cũng chỉ là cán bộ bình thường ở một tạp chí. Đấy chẳng phải đâu xa, đồng chí ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi có gương mặt hiền hòa, mái tóc trắng tinh thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm. Bạn có biết, người đàn ông đang được nhắc đến đã, đang là: – Ủy viên Trung ương Đảng 6 khóa (hơn 26 năm); Đại biểu Quốc hội 4 khóa (hơn 18 năm); Ủy viên Bộ Chính trị 5 khóa (hơn 22 năm); Đảm nhiệm 3 chức vụ cao nhất. Thế nhưng… – Đồng chí ấy vẫn đang sử dụng xe công vụ là một chiếc Toyota Crown 1998 có tuổi đời đã hơn 20 năm. Phu nhân của ông ấy vẫn đi một chiếc xe Cub bình thường; các con ông ấy đều là những công chức nhỏ bé.
Nếu chúng ta để ý, có lẽ ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, ông ấy mới mặc vest. Còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của quần chúng nhân dân. Đồng chí ấy là Nguyễn Phú Trọng – Một con người, một nhân cách lớn, có Tầm, có Tâm, và có đạo đức. Ông ấy chính là một “vị quan” biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của vị quan đứng đầu bộ máy ảnh hưởng lên cuộc đời, dự nghiệp của nhiều người khác. Người làm quan mà lòng tham không kiềm chế được thì ảnh hưởng của họ sẽ đè lên công chúng vô cùng lớn và còn gây hại tới tiềm lực quốc gia.
Trần Đình Lý cùng với Vien Ngoc Nam và 46 người khác: 19 12 7 2021 Giáo sư Tôn Thất Trình – Cựu Giáo sư của Khoa Nông học, Giám đốc Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân Trường Đại học Nông Lâm TPHCM ngày nay) vừa từ trần tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.Thành kính chia buồn với gia đình Thầy
Giáo sư Tôn Thất Trình:-Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học Nhiệt Đới Nogent-sur Marne – Paris (1955).-1963: Giảng dạy nông học tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc – Sài Gòn.-1964: Giám đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn.-1967:Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa chính quyền miền Nam Việt Nam.
Trong thời gian làm việc tại trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, GS lập ra các ban như Ban Kinh tế Nông nghiệp, Ban Ngư Nghiệp nay là Trường Ngư Nghiệp Nông Lâm Thủ Đức, ban Công Thôn, và làm giáo sư thỉnh giảng cho trường đại học nông nghiệp viện đại học Cần Thơ về các môn cây công nghệ như cao su, dừa, bông vải, mía làm đường.
Tháng 10 năm 1975, FAO tuyển dụng làm chuyên viên nông nghiệp tại Kaedi,Mauritania. Nhờ làm lúa gạo thành công ở Kaedi (năng xuất 3 vụ 23- 30 tấn / năm), FAO năm 1977 đề bạt lên giữ chức Giám đốc dự án OMVS phát triển nông nghiệp vùng sông Senegal cho 3 quốc gia là Sénégal, Mauritanie và Mali. Trong thời gian ởOMVS, FAO cũng phái đi công cán làm các dự án lúa gạo cho Guinée Bissau, Sierra Leone và Liberia, Phi Châu.
Năm 1980, được FAO tuyển chọn làm chuyên viên lúa gạo chánh cho FAO trung ương tại Rome, Ý, kiêm chức vụ thư ký kỹ thuật, sau này đổi thành tổng thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, lúc đó gồm 115 quốc gia có trồng hay thí nghiệm lúa gạo trên thế giới. Trong thời gian ở Roma. được phái đi thường xuyên nghiên cứu, lập dự án nông nghiệp v.v. tại Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Niger, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Madagascar, Comores… ở châu Phi, Brasil ở châu Mỹ, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Serbia, Albania, Bulgaria
Tốt nghiệp Tú Tài phần hai, thì được học bổng ” Bảo Đại ” (Pháp cấp cho mọi người Việt Nam đỗ tú tài hai), sang Pháp tháng 8 năm 1950. Sửa soạn thi vào các trường Cao đẳng Pháp ở lycée Louis – LeGrand và năm 1952 đỗ thi tuyển vào Viện Quốc gia Nông học – Institut National Agronomique – Paris, khi đó còn nằm ở khu phố Quartier Latin gần vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg). Viện Nông Học này trước đó, có hai người Việt Nam tốt nghiệp nổi danh là Thượng nghị sĩ Nam Kỳ Bùi Quang Chiêu người Việt đầu tiên tốt nghiệp cuối thế kỷ thứ 19 và bà quận công (Duchesse D’ Annam), công chúa Như Mai con gái vua Hàm Nghi, đỗ đầu vào Viện, tên khắc bảng vàng ở cổng vào Viện.Nguồn:
Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế (FAO) thật hoành tráng ! Bạn chỉ cần dạo qua một vòng trang viết này của FAO trên Face Book là đủ ngưỡng mộ. Đó là điểm kết nối tới website http://www.fao.org nguồn thông tin chuyên ngành nông nghiệp chọn lọc hàng đầu của thế giới, kho tri thức mênh mông như biển cả cho bất cứ ai quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, thầy giáo, khuyến nông viên, sinh viên và nhà nông. Thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong thông tin toàn cầu nổi bật hơn hết là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Câu chuyện “hột lúa và con cá” là câu chuyện dài nhưng FAO không chỉ tôn vinh gạo Việt trong an ninh lương thực toàn cầu mà còn thể hiện ở sự tín nhiệm của FAO với chuyên gia cao cấp Việt Nam.
Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những chuyên gia cao cấp tại FAO về sản xuất lúa gạo, là các diện mạo lớn của Việt Nam ở vị trí Chánh chuyên gia Tổng Thư ký của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế. Họ liên tục kế tiếp nhau giữ trọng trách chăm lo cho cây lúa hột gạo và chén cơm ngon của người dân. Từ câu chuyện “Giao ban cây lúa ở Viện Lúa” qua bốn đời Viện trưởng Luật Bổng Bửu Bảnh đến câu chuyện “Giao ban cây lúa ở FAO” của bốn đời Chánh chuyên gia Tổng Thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế “Trình, Đạt Ngưu Bổng” là câu chuyện thú vị chuyển từ tầm nhìn cây lúa Việt Nam đến tầm nhìn cây lúa toàn cầu.
Tôi noi theo dấu chân những thầy tôn kính Lương Định Của, Mai Văn Quyền, Tôn Thất Trình, Norman Borlaug để làm nhà khoa học xanh Cây Lương thực.
Thật may mắn cho tôi trong hơn mười năm cuối, tôi được về lại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh dạy học môn Cây Lương thực, trọn con đường thầy nghề nông chiến sĩ. “Bao năm Trường Viện là nhà. Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương. Một đời người một rừng cây. Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường TH PT Lương Thế Vinh (Trường THPT số 1 Quảng Trạch) là nôi trưởng thành của tôi từ khi là sinh viên nông học, ra đi khoác áo lính cho sự thống nhất toàn vẹn Tổ Quốc, sau về làm nhà nghiên cứu nông học gần ba mươi năm và cuối cùng trở thành người thầy nghề nông. Thật hết sức thân thương khi mỗi ngày, tôi được gần gũi chiếc bàn kỷ vật thầy Tôn Thất Trình và gian phòng làm việc của Thầy với môn học Cây Lương thực. Di sản thầm lặng này đã giúp tôi cơ hội cao quý kể lại chuyện cổ tích người lớn, thầy Tôn Thất Trình, Hiệu trưởng 1964-1967, một thuyền trưởng Trường tôi. của một thời kỳ. Bài viết Chuyện thầy Tôn Thất Trình liên kết bàii “Thầy bạn là lộc xuân“. Tôi chưa được học thầy Trình nhưng cuộc đời, việc làm, trang sách và chiếc bàn kỷ vật của thầy mà tôi tiếp xúc hàng ngày ám ảnh tôi đến lạ. Thầy Tôn Thất Trình trong mắt tôi là người “sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách”. Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân“ tôi đã giới thiệu đôi nét về thầy Tôn Thất Trình, nay xin được tích hợp về đây để bạn đọc khỏi mất công lục lại
THẦY TÔN THẤT TRÌNH DI SẢN
Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ Thầy đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam.
Thầy Tôn Thất Trình làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn giai đoạn 1964- 1967 (là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời, chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng (1).. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome).
Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt, nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc, nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…
Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift.
Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc”.
‘Thầy Trình di sản lắng đọng’, ‘Chiếc bàn của thầy Trình’, ‘FAO Trình Đạt Ngưu Bổng’, ‘Thầy Trình với lúa cá’, ‘Thầy Trình với The Gift’ là những mẫu chuyện chiêm nghiệm mà tôi thích trích dẫn và kể tại Các lớp học trên đồng .
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một danh nhân (Cụ mất ngày 9/7/2016, đưa tang ngày 14/7/2016) Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”. Hình trên là Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam”. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất, vang bóng một thời..
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông Lâm Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ. Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm” .Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
(*) Chuyện vui chép trong ghi chú: Nhớ kỷ niệm một thời là hôm trước Viện trưởng Trần Thế Thông đưa Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu lên thăm Hưng Lộc thì. ngay hôm sau, Pham Sy Tan và Đặng Kim Sơn lại cùng thầy Quyen Mai Van và ông Carangal lên Trung tâm Hưng Lộc trao đổi và bàn chuyện hợp tác phát triển Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam. (Hình trên là GSTS V. R. Carangal IRRI, người áo đỏ, bìa trái, đang trao đổi trên đồng ruộng với GSTS Mai Văn Quyền IAS, thứ hai phải qua,, TS. Đặng Kim Sơn CLRRI & IPSARD, TS. Phạm Sĩ Tân, CLRRI và TS Hoàng Kim cùng bàn về sự hợp tác IRRI và Việt Nam trong chương trình liên kết nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác). Tôi khi đó đã kể lại câu chuyện về ‘xếp’ Thông và cụ Trìu vừa lên thăm hôm qua, và trả lời Sơn, kể chuyện “Ấn tượng Borlaug và Hemingway” với sự đồng cảm thật sâu sắc. “Norman Borlaug nhà khoa học xanh”, “Lời Thầy dặn” thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Nhớ kỷ niệm một thời không thể nào quên. Đặng Kim Sơn hỏi : Cậu ấn tượng nhất chuyên gì trong chuyến đi học CIMMYT mới đây? Tôi cười nói :”Ấn tượng Borlaug và Hemingway” “Năm tháng ở CIMMYT” . Chuyện “Norman Borlaug nhà khoa học xanh” thầy tới thăm tôi ở nhà riêng là không thể quên. Tôi đọc bốn câu thơ cho thầy Quyen Mai Van, với các bạn Đặng Kim Sơn, Pham Sy Tan cùng nghe và, bất ngờ giáo sư V R Carangal rút bút ra ghi và nói lời đồng cảm.
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu cũng có đến thăm bạn học của tôi là Đinh Thế Lữ (Hoàng Kim với Pham Sy Tan học chung một lớp Trồng trọt 4, chung giường tầng giường dưới giường trên. Tôi học chung lớp Đinh Thế Lữ lớp Trồng trọt 10 sau khi bộ đội sáu năm và cùng chung lớp tiến sĩ với Đặng Kim Sơn, Mai Thành Phụng….Hình ảnh 3 từ trái qua phải: ô Nguyễn Quốc Tuấn PCT nguyên Viên trưởng Cây lương thực. Ô Ngô Thế Dân CT nguyên Thứ trưởng TT Bộ NN & PTNT, Bà Thanh, Ô Nguyễn Ngọc Trìu nguyên Bộ trưởng NN. PCT Hội đồng Bộ Trưởng (Phó Thủ Tướng CP). Ô Lữ. O Bùi Sỹ Tiếu PCT TT nguyên Bí thư TƯ Thái Bình Phó Trưởng Ban TW Đảng) Cụ Nguyễn Ngọc Trìu trước là Chủ tịch Hội Làm Vườn, sau mới đến GS Ngô Thế Dân. Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-cu-nguyen-ngoc-triu/
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
“Thung dung cùng với cỏ hoa. Thỏa thuê đèn sách, nhẩn nha dọn vườn”. Cám ơn Trung Trung đã sửa lại câu thơ trên hay hơn và sâu sắc hơn “Thỏa thuê cùng với cỏ hoa.Thung dung đèn sách nhẫn nha dọn vườn”, mình đã sửa lại. Đó là triết lý nhân sinh “Ta về sống giữa thiên nhiên” của một đội ngũ các nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ đã chấp nhận trọn đời sống với ruộng đồng và chén cơm ngon của người dân. Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý tứ ‘thung dung’ đứng đầu câu thơ, lựa chọn cỏ hoa, thiên nhiên, chân quê làm khởi nghiệp. Sự nghiệp ấy gắn liền với cả một đời, một nghề, để sau này nhìn lại. “Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) “Thanh nhàn vô sự là tiên” trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước. Cám ơn bạn về ý THUNG DUNG, mình đưa ý này lên đầu dòng nhé. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/
TA VỀ SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim
Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
Ta vui ở lại ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.
Thung dung cùng với cỏ hoa
Thỏa thuê đèn sách, nhẩn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian
Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi
Ung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
“Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)