Số lần xem
Đang xem 1341 Toàn hệ thống 2984 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
ĐẾN NEVA NHỚ PIE ĐẠI ĐẾ Hoàng Kim
Pie Đại Đế là người đã hiến trọn đời mình để sông Neva trở thành huyền thoại, Sankt-Peterburg trở thành cửa chính của nước Nga nhìn ra thế giới, nơi vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo này của đêm trắng bình minh phương Bắc đã trở thành miền di sản. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Lê Nin theo kết quả bình chọn của nhân dân Nga trong cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Ông là kiến trúc sư của những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie Đại Đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie Đại Đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt lịch sử nước Nga.
Pie đại đế sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg. Ông là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V, một người yếu ớt và dễ bệnh tật, trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại Đế hay Pierre Đại Đế, Pie Đại Đế. Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất nhất trong lịch sử Nga.
Pie Đại Đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pie Đại Đế thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 nước Nga đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người Nga đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ Quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Kết quả đã bình chọn Pie Đại Đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin, Nga hoàng Nikolai II và Nữ hoàng Elizaveta Petrovna được đánh giá là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie Đại Đế đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…
Pie Đại Đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie Đại Đế đã tự mình đóng một chiếc tàu và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới chiếm được từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân, nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì, ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối vì rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.
Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng xe sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.
Stalin rất ngưỡng mộ Pie Đại Đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại Đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu, qua gợi mở của người thư ký Stalin, mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ”giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.
Pie Đại Đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie Đại Đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga.
Tài liệu về Pie đại đế được Wikipedia Tiếng Việt đúc kết và Tình yêu cuộc sống thu thập giới thiệu trên trang Chào ngày mới 27 tháng 5. Đây là ngày mà năm 1703, Pie đại đế khởi công xây dựng thành phố Sankt-Peterburg trên vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo, sau này thành di sản văn hóa thế giới.
Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga.
Sankt-Peterburg là thủ đô phương Bắc thành phố lớn thứ hai của nước Nga, đã được UNESCO công nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga sau khi đi học nước ngoài chợt bừng tỉnh ngộ khi hiểu ra vì sao nước Anh nhỏ bé lại làm bá chủ thế giới thời đó, chính vì nước Anh có đội thương thuyền hùng mạnh đi khắp toàn cầu, trong khi nước Nga mênh mông lại quẩn quanh nội địa, tự bằng lòng với giấc mơ con mà không thể có được vị thế như vậy.
Pie Đại Đế dốc sức cho Sankt-Peterburg cửa chính nhìn ra thế giới, xây dựng một thành phố hải cảng hùng mạnh cho hải quân Nga. Ông đã dành trọn đời cho Sankt-Peterburg để biến giấc mơ Nga thành hiện thực, thành đại nghiệp lớn nhất đời ông.
Tôi đến thăm Sankt-Peterburg trong một chuyến đi ngắn ngày, ngắm nhìn tượng đài Pie Đại Đế và dòng sông Nê va cuộn chảy. Biết bao du khách say mê ngắm nhìn nét đẹp kiều diễm của thành phố Hoa hậu Thế giới; Thật ngưỡng mộ tầm nhìn của nhà chiến lược thiên tài đã chấn hưng dân tộc Nga. Đúng là niềm tự hào trân trọng của nước Nga. Tôi đã trãi lòng mình trong bài viết Đêm trắng và bình minh; Từ Mekong nhớ Neva; Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga.
Sankt-Peterburg còn gọi là “Thành phố Thánh Phêrô”, là một thành phố liên bang của Nga, thành phố lớn thứ nhì ở Nga và cũng là cố đô của Đế quốc Nga. Đối với người Việt vào đầu thế kỷ 20 thì Sankt-Peterburg được phiên âm là Thành Bỉ Đắc như trong bài “Á Tế Á ca” của Phan Bội Châu. Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg.
Sankt-Peterburg có diện tích tự nhiên hơn 670 km², nếu tính cả vùng phụ cận khoảng 1.439 km², dân số khoảng 4,7 – 6,0 triệu người. Địa danh Sankt-Peterburg đã đổi tên nhiều lần, nguyên thủy là Sankt-Peterburg; khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra vào năm 1914 và Nga bị Đế quốc Đức xâm lăng thì thành phố cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức; trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến 1991 dưới chính thể Liên Xô thành phố mang tên Leningrad để tưởng niệm Vladimir Ilyich Lenin, cố lãnh tụ Liên Xô Sau khi Liên Xô sụp đổ, với cuộc trưng cầu dân ý năm 1991, địa danh ban đầu Sankt-Peterburg đã được dùng lại.
Sa hoàng Nga trong tất cả các triều đại Romanov đều mong muốn tạo đường thủy liên kết với Biển Baltic nhưng trên 100 năm từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 16 đều không thể đạt được mục tiêu mong muốn này. Người Nga cho đến thời Pie Đại Đế mới tới được biển Baltic nhờ chiến tranh phương Bắc (1701-1721), chống lại Thụy Điển suốt 20 năm và nhờ chiến thắng trong trận Poltava vào năm 1710, cũng như những thỏa ước hòa bình có lợi cho cả Nga và Thụy Điển tại Nystad mà Sa hoàng Pie Đại Đế mới đã có thể khai thác được các miền ven biển Baltic.
Bài học lớn từ Pie Đại Đế có quan hệ nhiều đếnKarl XIV Johan là vua Thụy Điển và Na Uy sau này ( Karl XIV Johan có tên khai sinh là Jean-Baptiste Bernadotte, về sau lấy tên là Jean-Baptiste Jules Bernadotte sinh ngày 26 tháng 1 năm 1763, mất ngày 8 tháng 3 năm 1844 với tiếng Na Uy là Karl III Johan từ năm 1818 đến khi lúc băng hà. Bernadotte đã có một sự nghiệp phụng sự lâu dài trong quân đội Pháp và đã được Napoléon I phong cho tước thống chế Pháp. Ông trở thành Thái tử nhiếp chính đầu tiên, kế vị ngai vàng của vua Thụy Điển năm 1810. Câu chuyện tự cường của Pie Đại Đế quan hệ nhiều đến sự lựa chọn quyết sách của Bernadotte tách ra khỏi những tranh chấp của các con hổ lớn châu Âu và tìm đường riêng chấn hưng đất nước. Nhưng đó là câu chuyện khác mà tôi sẽ kể sau.
Pie Đại Đế giấc mơ lớn nhất là xây dựng một thành phố thật qui củ để qua đó chứng tỏ sự hùng hậu của nước Nga. Dự án của công trình này được bắt đầu ngay từ năm 1703 trên Hòn đảo con thỏ giành được từ tay người Thụy Điển (người Viking). Công trình được xây dựng đầu tiên trên đảo là pháo đài Sankt Piterburh, ngày nay gọi là Pháo đài Petro-Pavlov, thực hiện theo lệnh của Pie Đại Đế ngày 16 tháng 5 năm 1703 được chính thức chọn làm “ngày khai sinh” của thành phố. Trên phiến đá kỉ niệm dịp này người ta đã khắc dòng chữ: “Ngày 16 tháng 5 năm 1703, thành phố Sankt-Peterburg đã được Sa hoàng và Hoàng tử Aleksei Petrovich xếp đặt”.
Triều đại Sa hoàng cuối cùng, Nikolai II sa lầy và kiệt sức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là cuộc chiến diễn ra giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung và Bulgaria) từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt, nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tất cả những Đế quốc tham chiến đều sụp đổ trong cuộc chiến này. Nó đã tạo điều kiện cho đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên cầm quyền tại Đức.
Ở Sankt Peterburg trước Cung điện Mùa đông ngày chủ nhật 22/1/1905, quân đội đã nã súng vào đoàn người biểu tình làm thiệt mạng khoảng 1000 người trong đó có cả phụ nữ và trẻ em đã chết. Sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu đã bị nhân dân toàn thế giới lên án. Các cuộc nổi dậy của nông dân, bãi công, biểu tình, ám sát và binh biến diễn ra liên tiếp, cho đến khi Sa hoàng Nikolai miễn cưỡng chấp nhận yêu sách của những người phản đối. Tháng 10 năm 1905, Sa hoàng Nikolai đã ký một văn kiện hứa đảm bảo quyền tự do ngôn luận và thành lập viện Duma một hạ viện thông qua bầu cử. Tình hình vẫn không giảm sau năm 1916, giá thức ăn tăng gấp 4 lần. Đoàn người chờ bánh mì trước Cung điện Mùa đông bắt đầu gây náo loạn. Trong khi đó, quân lính không theo lệnh vua, đứng ra lãnh đạo đoàn người biểu tình. Dân chúng luôn yêu cầu Sa hoàng phải thoái vị. Sau sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu, không một quốc gia châu Âu nào đồng ý tiếp nhận vị Sa hoàng bị trục xuất này.
Đến năm 1917 nước Nga đã bị kiệt sức bởi chiến tranh và nhân dân đã quá căm giận nhà cầm quyền. Những người cộng sản Bolshevik Nga nêu cao khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị, Chính phủ lâm thời thành lập do Kerensky đứng đầu. Những người Bolshevik do Vladimir Ilyich Lenin và Lev Trotsky đứng đầu tiếp tục đấu tranh, tổ chức các cuộc nổi dậy lan rộng khắp đất nước. Đến ngày 7/11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, lật đổ Chính phủ Lâm thời và lập ra nhà nước công nông đầu tiên.
Sankt-Peterburg sau năm 2014 đã cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức đến năm 2014 Vladimir Ilyich Lenin mất, thành phố được đặt là Leningrad để tưởng nhớ người anh hùng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến thảm khốc nhất của lịch sử nhân loại, bắt đầu từ năm 1937 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít, thì Sankt-Peterburg là một trong những nơi ác liệt nhất toàn cầu. Tháng 9 năm 1941, quân Đức bao vây Leningrad, cuộc vây hãm kéo dài 872 ngày, gần một triệu người đã chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. Thành phố phương bắc giá lạnh bị vây hãm không có chất đốt để sưởi ấm và nước để uống, thức ăn không đủ. Trong tình trạng thiếu thốn đó, thịt của động vật nuôi, chuột và chim được sử dụng để nuôi con người. Chỉ tính riêng trong tháng Giêng và tháng Hai lạnh giá, đã có tới 200 nghìn người bị chết. Cuối cùng, cuộc phong toả chấm dứt vào ngày 27/1/1944. Khi quân Đức tiến vào thành phố, gần ba triệu người đã bị bắt, tuy vậy nhiều người đã vượt ra ngoài.
Tên thành phố Sankt Peterburg được đổi lại tên ban đầu sau khi Liên Xô tan rã thành 15 nước khác nhau. Trong chính thể nước Nga, nền kinh tế Sankt Peterburg được hồi phục, Tự do ngôn luận đã tạo một môi trường sôi động cho đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và nghệ thuật được phát triển. Du lịch trở thành nền kinh tế chính của thành phố. Các điểm đến du lịch hấp dẫn như Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè…đẹp tuyệt vời sáng chói giữa phương Bắc lạnh giá của nước Nga .
Thành phố Saint Petersburg nằm trên vùng đất thấp taiga dọc theo bờ biển của vịnh Neva thuộc Vịnh Phần Lan, và các đảo của đồng bằng châu thổ. Nơi cao nhất từ mực nước biển đến điểm cao nhất là 175,9 mét tại đồi Orekhovaya thuộc Duderhof Heights ở phía nam. Nơi thấp nhất là phần đất ở phía tây của Liteyny Prospekt không cao hơn 4 mét so với mực nước biển, và thường xuyên bị ngập. Ngập lụt ở Saint Petersburg chủ yếu từ sóng dài của biển Baltic, do chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng, gió và độ nông của vịnh Neva. Đập Saint Petersburg đã được xây để ngăn lụt. Đảo Vasilyevsky là đảo lớn nhất cùng nhiều đảo khác nay hầu hết được chuyển thành các công viên và khu nghỉ dưỡng. Từ thế kỷ 18 địa hình của thành phố được nâng lên do các yếu tố nhân tạo, ở những nơi có độ cao trên 4 mét, làm sáp nhập một số đảo, và thay đổi chế độ thủy văn của thành phố. Bên cạnh sông Neva và các phụ lưu của nó, các sông quan trọng khác gồm Sestra, Okhta và Izhora. Hồ lớn nhất là Sestroretsky Razliv nằm ở phía bắc, theo sau là Lakhtinsky Razliv, Suzdal và các hồ nhỏ khác.
Saint Petersburg thuộc nhóm khí hậu lục địa ẩm, thành phố có khí hậu ấm ẩm, mùa hè ngắn, mùa đông ẩm ướt, kéo dài. Nhiệt độ trung bình ấm nhất là vào tháng 7 khoảng 23 °C. Nhiệt độ trung bình năm là 5,8 °C. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông là −35,9 °C được ghi nhận vào năm 1883. Sông Neva chảy qua thành phố thường bị đóng băng vào tháng 11-12 và tan băng vào tháng 4. Từ tháng 12 đến tháng 3, trung bình có 118 ngày bị phủ tuyết, với bề dày trung bình khoảng 19 cm vào tháng 2. Thời gian không đóng băng trong thành phố kéo dài trung bình 135 ngày. Trung tâm thành phố hơi ấm hơn vùng ngoại ô. Các điều kiện khí hậu khá thay đổi trong cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 660 mm, cao nhất vào cuối hè và thay đổi tùy nơi trong thành phố. Độ ẩm không khí trung bình 78% và mỗi năm có khoảng 165 ngày nhiều mây.
Độ dài ngày ở Saint Petersburg thay đổi theo mùa, do thành phố nằm ở 60°vĩ độ Bắc. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7, hoàng hôn có thể kéo dài cả đêm nên được gọi là “đêm trắng”. Mời bạn đọc câu chuyện thú vị này trong bài Đêm trắng và bình minh.
Sông Neva nơi lưu dấu những huyền thoại. Neva là một con sông ở phía tây bắc Nga chảy từ hồ Ladoga qua phía tây của Sankt-Peterburg đến Neva của vịnh Phần Lan. Đây là con sông huyền thoại nơi Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nước Nga lập nên thành phố Sankt-Peterburg cố đô Đế quốc Nga thành phố lớn thứ hai ở Nga ngày nay. Con sông này thông với vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg mở cửa nhìn ra biển lớn.
Sông Neva cũng là nơi danh tướng Aleksandr Nevsky anh hùng dân tộc của nước Nga, đứng đầu trong số 12 danh nhân vĩ đại nhất của nước này đánh bại quân Thụy Điển. Thành phố Sankt-Peterburg và dòng sông Neva sau này cũng là nơi chứng kiến những trận đánh đẫm máu và oanh liệt nhất của nước Nga trong cuộc đọ sức với nước Pháp thời Napoleon cũng như sau này là trận vây hãm kéo dài 872 ngày của phát xít Đức đối với Sankt Peterburg.
Tôi đã đi qua miền đất này, đã thấu hiểu đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhìn sâu vào lịch sử, địa lý, giá trị văn hóa của mỗi vùng đất, chúng ta mới hiểu được con người. Mời bạn đọc Từ Mekong nhớ Neva; Đêm trắng và bình minh.
Neva, Sankt Peterburg, Pie Đại Đế là di sản huyền thoại, niềm tự hào của người Nga.
Hoàng Kim
CẦU HIẾU NỐI BỜ THƯƠNG
Hoàng Kim
Sông dài nhớ người thân
‘Giang biên ức cố nhân’
Núi cao bên dòng xanh
Cầu hiếu nối bờ thương
Thăm thẳm trời tĩnh lặng
SÔNG THƯƠNG Hoàng Kim
Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.
QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim
Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng
Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi
Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!
Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui
Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời
Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)
* Cảm ơn anh Nguyễn Đình Sáng, Phạm Huy Trung gợi nhớ các câu chuyện cũ và những năm tháng không quên Qua sông Thương gửi về bến nhớ; CNM365 Hôm nay, mình thật nhớ bài thơ Thanh Thảo
vệt nắng mỏng trước sân mái gà cục tác
con tôi ngủ trong nôi văng vẳng tiếng còi tàu
bữa cơm gia đình tôi trộn bắp trộn sắn bảy mươi phần trăm
mùa xuân những cơn bão hung hãn bất ngờ ập tới
trầm tĩnh như rừng kia như biển kia
Tổ Quốc tôi đứng lên trước bầy xâm lăng phương bắc
những dãy núi cong cánh cung những nỏ thần khủng khiếp
lại tung hàng loạt mũi tên xuyên ngực quân thù
ải Nam Quan ngọn khói xưa Nguyễn Trãi nuốt nước mắt quay về
mười năm nằm gai nếm mật
hẽm Chi Lăng lầm lì sông Kỳ Cùng bốc cháy
pháo đã giăng từ ngàn vạn điểm cao
quân di chuyển những dòng sông chảy ngược
mây uy nghi Yên Tử thuở nào
còn in dáng Trần Nhân Tông mắt dõi về phương bắc
tính nước cờ ung dung trên cao
sông Kỳ Cùng những tảng đá lên hơi
đùa với mặt trời trong nước
tôi chỉ đến tắm một lần nhưng đó là Tổ Quốc
chảy lặng thầm suốt cuộc đời tôi
những câu lượn câu sli đêm chợ Kỳ Lừa
chén rượu nồng thơm sắc màu thổ cẩm
vó ngựa gõ dòn lâng lâng sương khuya
khẩu súng chống tăng ghì chặt vào vai
anh xạ thủ H’ Mông mười tám tuổi
khi lũ giặc đang điên cuồng lao tới
một chấm nhỏ trên bản đồ một chấm nhỏ thiêng liêng
phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất
phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ Quốc
quả đạn rời nòng trong chớp mắt
xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa
anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt
ĐẾN NEVA NHỚ PIE ĐẠI ĐẾ Hoàng Kim
Pie Đại Đế là người đã hiến trọn đời mình để sông Neva trở thành huyền thoại, Sankt-Peterburg trở thành cửa chính của nước Nga nhìn ra thế giới, nơi vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo này của đêm trắng bình minh phương Bắc đã trở thành miền di sản. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Lê Nin theo kết quả bình chọn của nhân dân Nga trong cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Ông là kiến trúc sư của những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie Đại Đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie Đại Đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt lịch sử nước Nga.
Pie đại đế sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg. Ông là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V, một người yếu ớt và dễ bệnh tật, trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại Đế hay Pierre Đại Đế, Pie Đại Đế. Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất nhất trong lịch sử Nga.
Pie Đại Đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pie Đại Đế thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 nước Nga đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người Nga đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ Quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Kết quả đã bình chọn Pie Đại Đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin, Nga hoàng Nikolai II và Nữ hoàng Elizaveta Petrovna được đánh giá là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie Đại Đế đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…
Pie Đại Đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie Đại Đế đã tự mình đóng một chiếc tàu và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới chiếm được từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân, nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì, ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối vì rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.
Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng xe sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.
Stalin rất ngưỡng mộ Pie Đại Đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại Đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu, qua gợi mở của người thư ký Stalin, mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ”giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.
Pie Đại Đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie Đại Đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga.
Tài liệu về Pie đại đế được Wikipedia Tiếng Việt đúc kết và Tình yêu cuộc sống thu thập giới thiệu trên trang Chào ngày mới 27 tháng 5. Đây là ngày mà năm 1703, Pie đại đế khởi công xây dựng thành phố Sankt-Peterburg trên vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo, sau này thành di sản văn hóa thế giới.
Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga.
Sankt-Peterburg là thủ đô phương Bắc thành phố lớn thứ hai của nước Nga, đã được UNESCO công nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga sau khi đi học nước ngoài chợt bừng tỉnh ngộ khi hiểu ra vì sao nước Anh nhỏ bé lại làm bá chủ thế giới thời đó, chính vì nước Anh có đội thương thuyền hùng mạnh đi khắp toàn cầu, trong khi nước Nga mênh mông lại quẩn quanh nội địa, tự bằng lòng với giấc mơ con mà không thể có được vị thế như vậy.
Pie Đại Đế dốc sức cho Sankt-Peterburg cửa chính nhìn ra thế giới, xây dựng một thành phố hải cảng hùng mạnh cho hải quân Nga. Ông đã dành trọn đời cho Sankt-Peterburg để biến giấc mơ Nga thành hiện thực, thành đại nghiệp lớn nhất đời ông.
Tôi đến thăm Sankt-Peterburg trong một chuyến đi ngắn ngày, ngắm nhìn tượng đài Pie Đại Đế và dòng sông Nê va cuộn chảy. Biết bao du khách say mê ngắm nhìn nét đẹp kiều diễm của thành phố Hoa hậu Thế giới; Thật ngưỡng mộ tầm nhìn của nhà chiến lược thiên tài đã chấn hưng dân tộc Nga. Đúng là niềm tự hào trân trọng của nước Nga. Tôi đã trãi lòng mình trong bài viết Đêm trắng và bình minh; Từ Mekong nhớ Neva; Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga.
Sankt-Peterburg còn gọi là “Thành phố Thánh Phêrô”, là một thành phố liên bang của Nga, thành phố lớn thứ nhì ở Nga và cũng là cố đô của Đế quốc Nga. Đối với người Việt vào đầu thế kỷ 20 thì Sankt-Peterburg được phiên âm là Thành Bỉ Đắc như trong bài “Á Tế Á ca” của Phan Bội Châu. Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg.
Sankt-Peterburg có diện tích tự nhiên hơn 670 km², nếu tính cả vùng phụ cận khoảng 1.439 km², dân số khoảng 4,7 – 6,0 triệu người. Địa danh Sankt-Peterburg đã đổi tên nhiều lần, nguyên thủy là Sankt-Peterburg; khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra vào năm 1914 và Nga bị Đế quốc Đức xâm lăng thì thành phố cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức; trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến 1991 dưới chính thể Liên Xô thành phố mang tên Leningrad để tưởng niệm Vladimir Ilyich Lenin, cố lãnh tụ Liên Xô Sau khi Liên Xô sụp đổ, với cuộc trưng cầu dân ý năm 1991, địa danh ban đầu Sankt-Peterburg đã được dùng lại.
Sa hoàng Nga trong tất cả các triều đại Romanov đều mong muốn tạo đường thủy liên kết với Biển Baltic nhưng trên 100 năm từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 16 đều không thể đạt được mục tiêu mong muốn này. Người Nga cho đến thời Pie Đại Đế mới tới được biển Baltic nhờ chiến tranh phương Bắc (1701-1721), chống lại Thụy Điển suốt 20 năm và nhờ chiến thắng trong trận Poltava vào năm 1710, cũng như những thỏa ước hòa bình có lợi cho cả Nga và Thụy Điển tại Nystad mà Sa hoàng Pie Đại Đế mới đã có thể khai thác được các miền ven biển Baltic.
Bài học lớn từ Pie Đại Đế có quan hệ nhiều đếnKarl XIV Johan là vua Thụy Điển và Na Uy sau này ( Karl XIV Johan có tên khai sinh là Jean-Baptiste Bernadotte, về sau lấy tên là Jean-Baptiste Jules Bernadotte sinh ngày 26 tháng 1 năm 1763, mất ngày 8 tháng 3 năm 1844 với tiếng Na Uy là Karl III Johan từ năm 1818 đến khi lúc băng hà. Bernadotte đã có một sự nghiệp phụng sự lâu dài trong quân đội Pháp và đã được Napoléon I phong cho tước thống chế Pháp. Ông trở thành Thái tử nhiếp chính đầu tiên, kế vị ngai vàng của vua Thụy Điển năm 1810. Câu chuyện tự cường của Pie Đại Đế quan hệ nhiều đến sự lựa chọn quyết sách của Bernadotte tách ra khỏi những tranh chấp của các con hổ lớn châu Âu và tìm đường riêng chấn hưng đất nước. Nhưng đó là câu chuyện khác mà tôi sẽ kể sau.
Pie Đại Đế giấc mơ lớn nhất là xây dựng một thành phố thật qui củ để qua đó chứng tỏ sự hùng hậu của nước Nga. Dự án của công trình này được bắt đầu ngay từ năm 1703 trên Hòn đảo con thỏ giành được từ tay người Thụy Điển (người Viking). Công trình được xây dựng đầu tiên trên đảo là pháo đài Sankt Piterburh, ngày nay gọi là Pháo đài Petro-Pavlov, thực hiện theo lệnh của Pie Đại Đế ngày 16 tháng 5 năm 1703 được chính thức chọn làm “ngày khai sinh” của thành phố. Trên phiến đá kỉ niệm dịp này người ta đã khắc dòng chữ: “Ngày 16 tháng 5 năm 1703, thành phố Sankt-Peterburg đã được Sa hoàng và Hoàng tử Aleksei Petrovich xếp đặt”.
Triều đại Sa hoàng cuối cùng, Nikolai II sa lầy và kiệt sức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là cuộc chiến diễn ra giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung và Bulgaria) từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt, nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tất cả những Đế quốc tham chiến đều sụp đổ trong cuộc chiến này. Nó đã tạo điều kiện cho đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên cầm quyền tại Đức.
Ở Sankt Peterburg trước Cung điện Mùa đông ngày chủ nhật 22/1/1905, quân đội đã nã súng vào đoàn người biểu tình làm thiệt mạng khoảng 1000 người trong đó có cả phụ nữ và trẻ em đã chết. Sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu đã bị nhân dân toàn thế giới lên án. Các cuộc nổi dậy của nông dân, bãi công, biểu tình, ám sát và binh biến diễn ra liên tiếp, cho đến khi Sa hoàng Nikolai miễn cưỡng chấp nhận yêu sách của những người phản đối. Tháng 10 năm 1905, Sa hoàng Nikolai đã ký một văn kiện hứa đảm bảo quyền tự do ngôn luận và thành lập viện Duma một hạ viện thông qua bầu cử. Tình hình vẫn không giảm sau năm 1916, giá thức ăn tăng gấp 4 lần. Đoàn người chờ bánh mì trước Cung điện Mùa đông bắt đầu gây náo loạn. Trong khi đó, quân lính không theo lệnh vua, đứng ra lãnh đạo đoàn người biểu tình. Dân chúng luôn yêu cầu Sa hoàng phải thoái vị. Sau sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu, không một quốc gia châu Âu nào đồng ý tiếp nhận vị Sa hoàng bị trục xuất này.
Đến năm 1917 nước Nga đã bị kiệt sức bởi chiến tranh và nhân dân đã quá căm giận nhà cầm quyền. Những người cộng sản Bolshevik Nga nêu cao khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị, Chính phủ lâm thời thành lập do Kerensky đứng đầu. Những người Bolshevik do Vladimir Ilyich Lenin và Lev Trotsky đứng đầu tiếp tục đấu tranh, tổ chức các cuộc nổi dậy lan rộng khắp đất nước. Đến ngày 7/11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, lật đổ Chính phủ Lâm thời và lập ra nhà nước công nông đầu tiên.
Sankt-Peterburg sau năm 2014 đã cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức đến năm 2014 Vladimir Ilyich Lenin mất, thành phố được đặt là Leningrad để tưởng nhớ người anh hùng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến thảm khốc nhất của lịch sử nhân loại, bắt đầu từ năm 1937 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít, thì Sankt-Peterburg là một trong những nơi ác liệt nhất toàn cầu. Tháng 9 năm 1941, quân Đức bao vây Leningrad, cuộc vây hãm kéo dài 872 ngày, gần một triệu người đã chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. Thành phố phương bắc giá lạnh bị vây hãm không có chất đốt để sưởi ấm và nước để uống, thức ăn không đủ. Trong tình trạng thiếu thốn đó, thịt của động vật nuôi, chuột và chim được sử dụng để nuôi con người. Chỉ tính riêng trong tháng Giêng và tháng Hai lạnh giá, đã có tới 200 nghìn người bị chết. Cuối cùng, cuộc phong toả chấm dứt vào ngày 27/1/1944. Khi quân Đức tiến vào thành phố, gần ba triệu người đã bị bắt, tuy vậy nhiều người đã vượt ra ngoài.
Tên thành phố Sankt Peterburg được đổi lại tên ban đầu sau khi Liên Xô tan rã thành 15 nước khác nhau. Trong chính thể nước Nga, nền kinh tế Sankt Peterburg được hồi phục, Tự do ngôn luận đã tạo một môi trường sôi động cho đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và nghệ thuật được phát triển. Du lịch trở thành nền kinh tế chính của thành phố. Các điểm đến du lịch hấp dẫn như Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè…đẹp tuyệt vời sáng chói giữa phương Bắc lạnh giá của nước Nga .
Thành phố Saint Petersburg nằm trên vùng đất thấp taiga dọc theo bờ biển của vịnh Neva thuộc Vịnh Phần Lan, và các đảo của đồng bằng châu thổ. Nơi cao nhất từ mực nước biển đến điểm cao nhất là 175,9 mét tại đồi Orekhovaya thuộc Duderhof Heights ở phía nam. Nơi thấp nhất là phần đất ở phía tây của Liteyny Prospekt không cao hơn 4 mét so với mực nước biển, và thường xuyên bị ngập. Ngập lụt ở Saint Petersburg chủ yếu từ sóng dài của biển Baltic, do chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng, gió và độ nông của vịnh Neva. Đập Saint Petersburg đã được xây để ngăn lụt. Đảo Vasilyevsky là đảo lớn nhất cùng nhiều đảo khác nay hầu hết được chuyển thành các công viên và khu nghỉ dưỡng. Từ thế kỷ 18 địa hình của thành phố được nâng lên do các yếu tố nhân tạo, ở những nơi có độ cao trên 4 mét, làm sáp nhập một số đảo, và thay đổi chế độ thủy văn của thành phố. Bên cạnh sông Neva và các phụ lưu của nó, các sông quan trọng khác gồm Sestra, Okhta và Izhora. Hồ lớn nhất là Sestroretsky Razliv nằm ở phía bắc, theo sau là Lakhtinsky Razliv, Suzdal và các hồ nhỏ khác.
Saint Petersburg thuộc nhóm khí hậu lục địa ẩm, thành phố có khí hậu ấm ẩm, mùa hè ngắn, mùa đông ẩm ướt, kéo dài. Nhiệt độ trung bình ấm nhất là vào tháng 7 khoảng 23 °C. Nhiệt độ trung bình năm là 5,8 °C. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông là −35,9 °C được ghi nhận vào năm 1883. Sông Neva chảy qua thành phố thường bị đóng băng vào tháng 11-12 và tan băng vào tháng 4. Từ tháng 12 đến tháng 3, trung bình có 118 ngày bị phủ tuyết, với bề dày trung bình khoảng 19 cm vào tháng 2. Thời gian không đóng băng trong thành phố kéo dài trung bình 135 ngày. Trung tâm thành phố hơi ấm hơn vùng ngoại ô. Các điều kiện khí hậu khá thay đổi trong cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 660 mm, cao nhất vào cuối hè và thay đổi tùy nơi trong thành phố. Độ ẩm không khí trung bình 78% và mỗi năm có khoảng 165 ngày nhiều mây.
Độ dài ngày ở Saint Petersburg thay đổi theo mùa, do thành phố nằm ở 60°vĩ độ Bắc. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7, hoàng hôn có thể kéo dài cả đêm nên được gọi là “đêm trắng”. Mời bạn đọc câu chuyện thú vị này trong bài Đêm trắng và bình minh.
Sông Neva nơi lưu dấu những huyền thoại. Neva là một con sông ở phía tây bắc Nga chảy từ hồ Ladoga qua phía tây của Sankt-Peterburg đến Neva của vịnh Phần Lan. Đây là con sông huyền thoại nơi Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nước Nga lập nên thành phố Sankt-Peterburg cố đô Đế quốc Nga thành phố lớn thứ hai ở Nga ngày nay. Con sông này thông với vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg mở cửa nhìn ra biển lớn.
Sông Neva cũng là nơi danh tướng Aleksandr Nevsky anh hùng dân tộc của nước Nga, đứng đầu trong số 12 danh nhân vĩ đại nhất của nước này đánh bại quân Thụy Điển. Thành phố Sankt-Peterburg và dòng sông Neva sau này cũng là nơi chứng kiến những trận đánh đẫm máu và oanh liệt nhất của nước Nga trong cuộc đọ sức với nước Pháp thời Napoleon cũng như sau này là trận vây hãm kéo dài 872 ngày của phát xít Đức đối với Sankt Peterburg.
Tôi đã đi qua miền đất này, đã thấu hiểu đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhìn sâu vào lịch sử, địa lý, giá trị văn hóa của mỗi vùng đất, chúng ta mới hiểu được con người. Mời bạn đọc Từ Mekong nhớ Neva; Đêm trắng và bình minh.
Neva, Sankt Peterburg, Pie Đại Đế là di sản huyền thoại, niềm tự hào của người Nga.
Hoàng Kim
CẦU HIẾU NỐI BỜ THƯƠNG
Hoàng Kim
Sông dài nhớ người thân
‘Giang biên ức cố nhân’
Núi cao bên dòng xanh
Cầu hiếu nối bờ thương
Thăm thẳm trời tĩnh lặng
SÔNG THƯƠNG Hoàng Kim
Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.
QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim
Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng
Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi
Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!
Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui
Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời
Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)
* Cảm ơn anh Nguyễn Đình Sáng, Phạm Huy Trung gợi nhớ các câu chuyện cũ và những năm tháng không quên Qua sông Thương gửi về bến nhớ; CNM365 Hôm nay, mình thật nhớ bài thơ Thanh Thảo
vệt nắng mỏng trước sân mái gà cục tác
con tôi ngủ trong nôi văng vẳng tiếng còi tàu
bữa cơm gia đình tôi trộn bắp trộn sắn bảy mươi phần trăm
mùa xuân những cơn bão hung hãn bất ngờ ập tới
trầm tĩnh như rừng kia như biển kia
Tổ Quốc tôi đứng lên trước bầy xâm lăng phương bắc
những dãy núi cong cánh cung những nỏ thần khủng khiếp
lại tung hàng loạt mũi tên xuyên ngực quân thù
ải Nam Quan ngọn khói xưa Nguyễn Trãi nuốt nước mắt quay về
mười năm nằm gai nếm mật
hẽm Chi Lăng lầm lì sông Kỳ Cùng bốc cháy
pháo đã giăng từ ngàn vạn điểm cao
quân di chuyển những dòng sông chảy ngược
mây uy nghi Yên Tử thuở nào
còn in dáng Trần Nhân Tông mắt dõi về phương bắc
tính nước cờ ung dung trên cao
sông Kỳ Cùng những tảng đá lên hơi
đùa với mặt trời trong nước
tôi chỉ đến tắm một lần nhưng đó là Tổ Quốc
chảy lặng thầm suốt cuộc đời tôi
những câu lượn câu sli đêm chợ Kỳ Lừa
chén rượu nồng thơm sắc màu thổ cẩm
vó ngựa gõ dòn lâng lâng sương khuya
khẩu súng chống tăng ghì chặt vào vai
anh xạ thủ H’ Mông mười tám tuổi
khi lũ giặc đang điên cuồng lao tới
một chấm nhỏ trên bản đồ một chấm nhỏ thiêng liêng
phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất
phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ Quốc
quả đạn rời nòng trong chớp mắt
xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa
anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)
Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !
(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.
(*) Bên hình tượng Johann Wolfgang von Goethe (1749–1832) ở Roma, Italia.
CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG BẢY Hoàng Kim
Chúc mừng ngày Hạnh Phúc hai cháu và đại gia đình thầy Phạm Văn Hiền và thông gia. Vui gặp nhiều người thân quen, thầy Tuyến Bùi Cách, anh Cựu, Trúc Mai, Tran Huien Huien, …. Chùm ảnh bạn Tu Phan Van thật đẹp. Thân chúc mọi người vui khỏe.
Hoàng Kim THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI. Hoàng Kim với Trần Ngọc Ngoạn, Van Quyen Mai, Hieu Nguyenminh, Mai Trúc Nguyễn Thị tại Vĩ Dạ Xưa đêm thiêng tháng Bảy mưa ngâu giấc mơ hạnh phúc. Tháng Bảy năm 2017 có điều kỳ diệu 5 ngày thứ Bảy, 5 ngày Chủ nhật và 5 ngày Thứ Hai mà theo Lịch Vạn Niên thì 823 năm mới lặp lại một lần. Đây là “nhóm ngày may mắn” để hành thiện những việc đặc biệt tốt đẹp đầy đặn yêu thương.
CÂU CÁ BÊN DÒNG SÊRÊPÔK
Hoàng Kim
Bạn chèo thuyền trên sông Vôn ga
Có biết nơi này mình câu cá?
Sêrêpôk giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.
Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm
Thèm một chút cá tươi
Mình câu cá
Cho bữa cơm cuối cùng của người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng
Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Sêrêpôk
Nay đã theo dòng thác lũ cuốn đi rồi
Đất nước nghìn năm
Trọn một lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.
1972
Năm 1972 tại Tây Nguyên, tôi có kỷ niệm không thể quên về những ngày đói gạo, ăn rau rừng và câu cá ven sông Sêrêpôk gần Buôn Đôn. Nhớ buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Đây là bài thơ khóc bạn, lễ 30.4 và ngày 1.5, tôi bùi ngùi nhớ lại. Chèo thuyền trên sông Vônga là thơ Hoàng Bình. Điểm câu cá của tôi gần binh trạm khoảng giữa Đăk Tô-Tân Cảnh và Buôn Đôn. Sông Sêrêpôk (ảnh Đổ Tuấn Hưng trên Wikipedia Tiếng Việt)
Sêrêpôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Sông Sêrêpôk được hợp thành từ hai dòng sông Krông Ana và Krông Nô (sông Mẹ và sông Bố). Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông chảy qua các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp với nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H’linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh…Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông của nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km. Sông Sêrêpôk chảy sang Campuchia được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H’leoông, sông Sesan và sông Sekong (hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam). Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng, Campuchia, (nơi những năm gần đây mới phát hiện được phần mộ của Trung tướng Nguyễn Bình, tại xã Srê-pốc, huyện Xê-san,) sau đó con sông lớn này trở lại Việt Nam (ảnh 2 nguồn Sông Mekong tài liệu tổng hợp ).
Hiện tại dọc theo dòng sông này đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên như thủy điện Krông Kma (Krông Bông), Buôn Kuôp (Krông Ana), Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah (Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)… Sông Sêrêpôk ở Đăk Lăk có tên gọi địa phương là sông Đăk Krông được nhắc đến trong bài hát nổi tiếng “Sông Đăk Krông mùa xuân về” của Tố Hải: “Đăk Krông ơi, Tây Nguyên ơi!/ Cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn./ Ta nối tấm lòng dân bằng tình yêu cách mạng, đi suốt Truờng Sơn xanh, nghe dòng sông chảy mãi./ Đăk Krông ơi, dòng sông xanh thắm…”
Dòng sông Sê San ơi!
Là tản văn nổi tiếng của Tỳ kheo Thích Giác Tâm, vị sư trụ trì ở chùa Bửu Minh tại Biển Hồ, mắt ngọc Pleiku, tỉnh Gia Lai ” Đó là tiếng kêu thảng thốt của con người khi đứng trên bờ của dòng sông. Sông đã không sống đời của sông nữa, mà sông đã sống theo cách mà con người muốn nó sống. Ngày xưa sông vô tư, hồn nhiên sống, khi lên ghềnh, khi xuống thác, khi buông thư chầm chậm nhởn nhơ như người vô sự ngắm mây bay, xem hoa nở, lắng nghe tiếng chim hót. Nhưng rồi con người đã can thiệp vào, bắt sông phục vụ con người, mà nhu cầu của con người ở trong cõi người ta này thì vô hạn, vô chừng, không biết bao nhiêu là đủ. Thủy hỏa tương khắc, nhưng với trí tuệ con người biến nước thành hỏa, thành điện năng. Biến bao nhiêu cũng không đủ cung cấp, bởi con người không khác gì con khỉ Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. Đào tiên quý là vậy mà hái trong thoáng chốc đã sạch vườn đào của Tây Vương Mẫu, mỗi trái chỉ cắn một miếng rồi quẳng đi, vứt bỏ. Quẳng đi không hề nuối tiếc, mà đào tiên mấy ngàn năm mới ra trái một lần (điện rất quý có khác gì trái đào tiên đâu!).”
Vị thiền sư trên mắt ngọc cao nguyên viết tiếp: “Đầu năm đứng trên dòng sông Sê San, tôi đã ngắm nhìn sông và tôi đã thấy như thế. Rừng đại ngàn đã ngã gục xuống, dòng sông mênh mang đẹp như một dải lụa trắng của các đại sư Tây Tạng, Ấn Độ quấn choàng cổ, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao của núi rừng Ngọc Linh tỉnh Kon Tum băng qua đồi núi chập chùng của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai để rồi chảy qua biên giới Campuchia. Ngăn chặn dòng chảy, nhiều nhà máy thủy điện đã mọc lên, mọc lên để cung cấp năng lượng điện cho con người. Bên này nhà máy thủy điện nước mênh mang, bến bờ rộng thoáng vì nước tích tụ, đổ dồn nước về ba cái cống chạy tua bin phát điện. Bên kia nhà máy giòng sông khô cạn lởm chởm vô số đá, như những bãi đá ở bãi biển Quy Nhơn gần ngôi mộ Hàn Mặc Tử, so sánh cho dễ hình dung vậy thôi. Bãi đá ở biển Quy Nhơn, là đá sống, bởi có con người lân mẫn chăm sóc, cùng vui chơi ca hát quây phim chụp hình. Còn bãi đá ở giòng sông Sê San là bãi đá chết, đá chết bởi vì sông đã chết. Trong kinh Phật thường dùng từ:” Bên này bờ, bên kia bờ “. Bờ bên này là bờ sinh tử, vô minh, khổ đau. Bờ bên kia là giải thoát, an lạc, Niết Bàn. Đứng bên bờ sông Sê San tôi đã ngộ ra không có bờ bên này thì cũng không có bờ bên kia. Để tạo ra năng lượng điện con người phải trả giá cho cái được và cái mất. Được cho nhu cầu tiêu thụ của con người và mất cho môi trường sinh thái không còn cân đối, đảo lộn.”
Tôi đã từng đứng trên bờ sinh tử và cũng đã từng câu cá bên dòng sông này thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi lại về lặng ngắm dòng sông xưa. Trong lòng tôi thao thiết một dòng sông chảy mãi…
NƠI HỢP LƯU ĐÔNG DƯƠNG
Hoàng Kim
Giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp về lúa, sắn, rau, hoa, quả tại nơi hợp lưu Đông Dương, tôi nói với Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu với các bạn trẻ cùng chung sức Việt Nam con đường xanh: Đây là vùng di sản, dấu chân Phật Đông Dương, hợp lưu sông Mê Công, nơi kết nối hiệu quả Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan và Biển Đông.
Sông Srepok vùng ngã ba Đông Dương là hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong. Sông Srepok phần Việt Nam là phụ lưu đặc biệt quan trọng của sông Mekong. Đây là ngã ba Đông Dương, hợp lưu lớn nhất của sông Mekong. Sông Srepok với các dòng sông ngắn, dốc, hung dữ, hoang sơ chảy ngược về Mekong mà không phải chảy xuôi về Biển Đông như các sông Việt khác. “Ai nắm được nóc nhà Tây Nguyên và chế ngự được vùng hợp lưu này là quản lý được Đông Dương”. Những chuyên gia quân sự và sử học đã từng nhận định vậy, Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana (sông Mẹ) và sông Krông Nô (sông Bố) tới cửa sông Srepok dài 406 km, trong đó đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km, đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km.
Thuyền độc mộc là phương tiện vượt thác hiệu quả thuở hoang sơ của vùng đất nước dữ dội và hiền hòa này.
NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim
Thuyền độc mộc
‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
độc mộc!
Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…” (1)
Ngọc phương Nam
“Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh
Yên Tử …” (2)
Ngọc phương Nam Hoàng Kim (2) họa đối Thuyền độc mộc Trịnh Tuyên (1) nơi hợp lưu Đông Dương huyền thoại
Tôi đã rất nhiều lần qua lại vùng này. Thuở chiến tranh chống Mỹ, tại Tây Nguyên, đơn vị tôi chốt ở vùng ngã ba biên giới Việt – Lào- Cămpuchia, bên dòng sông Srepok (hay Sêrêpôk, Srêpôk, mà tiếng Campuchia gọi là Tongle Xrepok). Srepok tại ngã ba Đông Dương là điểm hợp lưu quan trọng nhất, trong khi Phnôm Pênh lại chính là điểm phân lưu quan trọng nhất của sông Mekong. Tôi đã có bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk, sau này tôi cảm khái đến nao lòng khi đọc bài viết “Dòng sông Sê San ơi !” của thượng tòa Thích Giác Tâm, Chùa Bửu Minh Biển Hồ, và tôi đã lần về tìm thăm thiền sư trên núi cao, và lâu lâu tôi lại đọc lại “Về nơi tịch lặng; Đến chốn thung dung“.
Con trai tôi, Hoàng Long hình ảnh mùa hè xanh Lào thật vô tư cùng bạn hữu. Tôi lưu lại một số hình ảnh ở Champasac, là một tỉnh ở phía tây nam Lào, kề biên giới với Thái Lan và Campuchia. Đây là một trong ba lãnh địa nằm trên đất Lào, thuộc vương quốc Lan Xang. Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2015, đô thị này có dân số 694.023 người. Tên tỉnh lấy từ tên Vương quốc Champasak với thủ phủ cũ là thị trấn Champasak. Tỉnh lị là Pakse. Nhiều câu chuyện về đất về người vùng hợp lưu Đông Dương chưa kịp ghi lại.
Lúa sắn Cămpuchia và Lào, tôi đã gắn bó niều với các bạn tôi ở bên ấy. Chúng ta có thể dạy và học gì với nông dân? Tôi lưu lại đây một điểm nhấn hợp tác lúa sắn với nông nghiệp Căm pu chia và Lào để có dịp quay lại viết sâu hơn, kể câu chuyện tiếp nối các câu chuyện Hợp tác Bảo tồn và Phát triển. .
Trở lại câu chuyện Câu cá bên dòng Sêrêpôk lúc câu cá, tôi nghĩ nhiều về bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Những người kéo thuyền trên sông Volga” của Repin và bài thơ Chèo thuyền trên sông Volga của Hoàng Bình. Tôi cảm nhận thật rõ ràng những suy tư của người lính chiến trước dòng sông Neva, Volga đối sánh với dòng sông Mekong, sông Hồng huyền thoại nước Việt mến yêu của Tổ Quốc tôi. Đất nước chúng ta cần lắm những tác phẩm sử thi kiểu :Sông Đông êm đềm” cho nhân dân đất nước mình và bạn hữu Lào Cămpuchia cùng đọc.
“Những người kéo thuyền trên sông Volga”, kiệt tác hội họa của Rapin với bài thơ Chèo thuyền trên sông Neva của tiến sĩ sử học Hoàng Bình giúp chúng ta liên tưởng về sông sông Volga và sông Neva trong sự so sánh với sông Hồng và sông Mekong. Chèo thuyền trên sông Neva là chèo thuyền trên dòng sông huyền thoại. Volga và Neva là hai điểm tựa lịch sử của nước Nga mênh mông. Hoàng Bình là nhà sử học và nhiều năm du học Nga nên có sự nhìn nhận sâu sắc và cất lên tứ thơ. Tôi mong muốn tìm lại bản gốc bài thơ Chèo thuyền trên sông volga và bổ sung hoàn thiện bài viết này.
Nhân nói chuyện về nơi hợp lưu Đông Dương là nơi lắng đọng di sản của Vương quốc Champasak trong Lịch sử Lào, cũng là nơi giao hội nhưng đừng nhầm lẫn với Vương quốc Champa của Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Đông Nam Á. Những vùng đất hiền hòa và dữ dội, giao hội của các luồng văn minh thường ẩn chứa nhiều trần tích lịch sử văn hóa đáng suy ngẩm, để chấn hưng một dân tộc, những tinh hoa minh triết thường tìm về cội nguồn để tìm về nguyên khí. Nói chuyện về sông Hồng và sông Mekong trong mạch suy nghĩ “Từ Mekong nhớ Neva”, tôi xin được có chút ghi chép nhỏ về gia đình và dòng họ để bảo tồn. Họ bên mẹ tôi có nhiều người học và làm việc ở Nga. Sống lâu và hiểu về Nga và châu Âu nhất có lẽ là cậu Huỳnh Thúc Tấn, cậu Huỳnh Thúc Cẩn và Hoàng Bình. Cậu Huỳnh Thúc Tấn nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Chính phủ (Thứ trưởng) và từng là Trưởng đại diện thường trực Việt Nam tại Hội đồng tương trợ kinh tế (SEP). Cậu Huỳnh Thúc Cẩn là đại tá nhà văn, người tham gia đào tạo sĩ quan kĩ thuật quân sự cho Bộ Quốc phòng Cộng hòa dân chủ Đức, từng tham gia hội thảo về đường lối chiến tranh nhân dân cùng chuyên gia quân sự ba nước Cộng hòa dân chủ Đức, Bun ga ri và Tiệp khắc. Hoàng Bình là tiến sĩ sử học Nga, tác giả bài thơ Chèo thuyền trên sông Neva, là con trai thứ hai của cậu Trình tôi. Cậu Trình là con cả của gia đình bảy anh em trai huyền thoại “Trình, Cảnh, Tuệ, Cẩn, Tấn, Thân, Cương” Cụ Hoàng Bá Chuân, nhà nho, ở số nhà 64 Hàng Bạc, Hà Nội, là ông nội Hoàng Bình. Ông là cậu ruột của mẹ tôi và rất thương chúng tôi là những đứa cháu sớm mồ côi cha mẹ và ông bà ngoại. Tôi rất thương kính ông như là ông ngoại ruột vì ông rất hiền và thương cháu. Cuộc đoàn tụ của 5 anh em ngày Giải phóng Thủ đô là câu chuyện kỳ lạ có thật ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn (trước là huyện Quảng Trạch), tỉnh Quảng Bình. Cụ Hoàng Bá Chuân viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Trình, bố của Hoàng Bình mất sớm.Hoàng Bình trong gia đình đặc biệt như vậy nên thời đó được miễn nghĩa vụ quân sự và đi học Nga. Gia đình tôi thì bố tôi trước cũng đi bộ đội Vệ quốc đoàn và trong năm anh em tôi với ba trai và hai gái thì anh trai tôi là Hoàng Trung Trực nhập ngũ năm 1963, tôi cũng gia nhập quân đội năm 1971. Tôi đã từng kể chuyện này tại Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Hôm tôi đến thăm ông, trước lúc cắt quản hậu phương để vào Nam, tôi đã tình cờ đọc được bài thơ Chèo thuyền trên sông Neva của Hoàng Bình và rất thích. Tôi chép bài thơ này vào sổ tay và mang vào chiến trường.
ngắm bức tượng Mẹ của nước Nga lồng lộng trên nền trời tại đỉnh đồi gần sông Neva và gần trung tâm thành phố Sankt Peterburg. Tôi nhớ về nước Nga biểu tượng sâu sắc lắng đọng nhất trong lòng là sông Neva và sông Volga, đặc biệt là khúc sông chảy qua thủ đô phương Bắc Sankt Peterburg nơi có biểu tượng này của sức mạnh Nga. Nhiều bạn bè tôi thích Trường Đại học Quốc gia Moskva (MGU) nơi được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Nơi đó thời Stalin đã ra lệnh xây dựng tại nền cũ MGU tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó. Thế nhưng khi bình tâm nhìn lại sức mạnh Nga ở khoa học kỹ thuật công nghệ hay đất nước và con người thì có vẻ như Neva và Volga trong bản tính Nga là kỳ vĩ hơn.
Volga là dòng sông Nữ hoàng, dòng sông Mẹ, dòng sông Chủ gia đình, dòng sông Người cần mẫn, dòng sông Huyết mạch của Tổ quốc Nga. Sông Volga là đường giao thông chính xuyên châu Âu nơi có trên 150.000 con suối và sông nhỏ nước Nga hòa dòng nước của mình vào đó, nơi có khoảng 40% dân số Cộng hòa Liên Bang Nga sinh sống trong lưu vực của dòng sông vĩ đại này. Sông Volga ví như sông Hồng của Việt Nam là dòng sông mẹ vĩ đại, nôi của người Việt cổ, nền văn minh sông Hồng, chốn tổ của nghề lúa.
Neva là dòng sông mẹ thứ hai của nước Nga ví như sông Mekong là dòng sông mẹ thứ hai của người Việt, dòng sông mở rộng hi vọng và tương lai của dân tộc Việt. Neva có thành phố Sankt Peterburg lịch sử, niềm tự hào thiêng liêng của tổ quốc Nga. Nơi đây là cửa ngõ hải quân Nga vươn ra các đại dương và thế giới . Sông Neva và sông Volga là những sông mẹ của nước Nga vĩ đại dường như rất giống sông Mekong và sông Hồng của Việt Nam. Đó là mạch sống và nôi sức mạnh tiềm tàng đất nước. Bài thơ nói về con sông Neva nơi Pie Đại đế lập nên thành phố Sankt-Peterburg cố đô Đế quốc Nga và là thành phố lớn thứ hai ở Nga ngày nay. Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg mở cửa nhìn ra biển lớn. Đó cũng là nơi danh tướng Aleksandr Nevsky anh hùng dân tộc của nước Nga, đứng đầu trong số 12 danh nhân vĩ đại nhất của nước này đánh bại quân Thụy Điển trên sông Neva. Thành phố Sankt-Peterburg và dòng sông Neva sau này cũng là nơi chứng kiến những trận đánh đẫm máu và oanh liệt nhất của nước Nga trong cuộc đọ sức với nước Pháp thời Napoleon cũng như sau này là trận vây hãm kéo dài 872 ngày của phát xít Đức đối với Sankt Peterburg, lúc đó gọi là Petrograd và sau khi Lê Nin mất được gọi là Leningrad, gần đây đã trở lại tên gọi Sankt – Peterburg. Gần một triệu người Nga trong thành phố đã bị chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật trong cuộc vây hãm.
Sau này, tôi may mắn được vài lần đến thăm Neva và Volga những dòng sông huyền thoại của nước Nga mến yêu trong hành trình nhìn ra thế giới. Tôi thật sự xúc động khi liên tưởng những nét tương đồng trong số phận của hai dân tộc và những người lính. Người Việt và người Nga đều không hiếu chiến. Số phận dân tộc buộc họ lựa chọn sinh tử giữa tổ quốc niềm tự hào dân tộc với quyền con người và lý tưởng tự do. Đó là sự sâu thẳm Chiến tranh và hòa bình của L. Tonstoi, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Cự ngao đới sơn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Con đường đau khổ của A. Tonstoi, Nguyễn Du và Truyện Kiều , Solokhop và Sông Đông êm đềm, cùng biết bao những kiệt tác văn chương Nga Việt khác.
Ngày 25 tháng 1 năm 1755, Trường Đại học Quốc gia Moskva được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Nhà chọc trời Moskva: Tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời thời Stalin ra lệnh xây dựng trên nền cũ MGU đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó, thế nhưng có vẻ như Neva và Volga kỳ vĩ hơn.
Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được nhân dân Nga và Tổng thống Putin rất mực ngưỡng mộ. Nữ hoàng Elizaveta Petrovna sinh ngày 29 tháng 12 năm 1709 mất ngày 5 tháng 1 năm 1762, đăng quang năm 1741 và qua đời năm 1762. Trong 20 năm bà cầm quyền lãnh thổ Nga rộng 16 triệu kilômét vuông. Bà là vị Nữ hoàng trí tuệ phi thường đã khuyến khích nhà khoa học M. V. Lomonosov thiết lập Trường Đại học Moskva và ra sắc lệnh thành lập Trường Đại học Quốc gia Moskva vào ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Bà cũng là người có tầm nhìn và tài năng sử dụng hiền tài kiệt xuất trọng dụng I. I. Shuvalov sáng lập Viện Hàn lâm Mỹ thuật của Đế quốc Nga ở kinh đô Sankt-Peterburg, trọng dụng kiến trúc sư lỗi lạc Bartolomeo Rastrelli xây dựng những công trình kiến trúc di sản thế giới như Cung điện Mùa Đông và Đại giáo đường Smolny tại Sankt-Peterburg.
Nhân dân Nga có cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga đã được bình chọn, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II với Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Tổng thống Nga Putin gần đây cũng được nhân dân Nga lựa chọn để tiếp tục chấn hưng đất nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Sông Neva và sông Volga thao thiết chảy gợi cho chúng ta một tầm nhìn tham chiếu.
Tắm tiên ở Chư Jang Sin tôi may mắn được tắm mình trong mạch nước thiêng ban mai đầu nguồn của một sông lớn và vùng núi hùng vĩ Tây Nguyên, trước đó đã qua trãi nghiệm gian khổ của cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, sau này lại được làm nhà nông học đi nhiều nơi ở Tây Nguyên từ núi Ngọc Linh hùng vĩ và sông mẹ SeSan của Bắc Tây Nguyên đến núi Chư Jang Sin cao vọi và sông mẹ Đồng Nai của Nam Tây Nguyên, được nhiều lần sang Căm pu chia, Lào dọc sông Mekong, giúp bạn canh tác sắn lúa. Tôi càng trãi nghiệm và liên tưởng thấm thía sâu sắc về những dòng sông.
Nhớ Neva, nhớ những năm tháng ở Tiệp, Nga, Bỉ, Ý, Anh , Pháp … tôi càng nhận thức sâu sắc thêm “đêm trắng và bình minh“: Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất !
Sông Srepok phần Việt Nam đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Sông Srepok được hợp thành từ hai dòng sông Krông Ana và Krông Nô có nhiều thác ghềnh hùng vĩ như thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H’linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh. Hiện tại dọc theo dòng sông này đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên như thủy điện Krông Bông, Krông Ana, Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah (Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)…
Sông Srepok chảy sang Campuchia được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H’leo, sông Sesan và sông Sekong. Hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam. Sông Srepok nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng, Campuchia. Nơi đây, những năm gần đây vừa phát hiện được phần mộ của Trung tướng Nguyễn Bình, tại xã Srê-pốc, huyện Xê-san. Sông Srepok hợp lưu quan trọng nhất của con sông Mekong tại ngã ba Đông Dương và phân lưu quan trọng nhất của sông Mekong tại Phnôm Pênh.
Đến Srepok, tôi đã may mắn được gặp nhiều già làng người dân tộc bản địa và người Kinh, được sống và làm việc với Một thế hệ Tây Nguyên mới, gồm nhiều bạn bè, người dân của các vùng miền Việt Nam về Tây Nguyên lập nghiệp. Họ cùng chung lưng đấu cật với dân bản địa hình thành nên một Tây Nguyên mới. Một số già làng bản địa mà tôi từng biết như anh hùng Đinh Núp người dân tộc Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai, là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc. Nhà giáo nhân dân, bác sĩ Y Ngông Niê Kdăm, Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên nhiệm kỳ 1987 -1993 người dân tộc Ê Đê, sinh tại buôn Ea Sup, xã Kma Rang Prong, nay thuộc thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar, tại Đắk Lắk. Các già làng người Kinh như PGS. TS. Phan Quốc Sủng- Nhà khoa học chiến thắng bệnh tật, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên (1993-1997), nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu cà phê Eakmat (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên) trong nhiều năm. Cụ Đỗ Hữu Bá (bí danh Đỗ Văn Trị) Tỉnh ủy viên Đắk Lắk, Trưởng ban Dân tộc và Định canh Định cư tỉnh, đảng viên huy hiệu 60 năm tuổi đảng, là người Phú Yên, nay ở thành phố Buôn Ma Thuột, cụ đã từng ở Nga và là một pho địa lý, lịch sử về Tây Nguyên …