Số lần xem
Đang xem 10272 Toàn hệ thống 23414 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Lúa sắn Việt Châu Phi là một ký ức vụn về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya).
Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp sớm ngày 26 tháng 6 năm 2018, gọi điện cho tôi: “Giống sắn KM419 hiện trồng trên 40% diện tích sắn Việt Nam thật đáng tự hào. Chúc mừng anh và các bạn. Tôi vừa trình bày báo cáo sắn Việt Nam tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Benin, từ 11-15 tháng Sáu năm 2018. Kính gửi anh Kim “conclution from CMD sesion” của Hội nghị sắn ở châu Phi 2018 để anh tham khảo nhé”.
Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ bạn nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
Martin Nigeria xa mà gần
Martin Fregene là người Nigeria. Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Chúng tôi là nhóm bạn đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene ngày nay đã trở về Nigeria.Tổ quốc mình. Martin làm giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG) hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp. Ông là giáo sư thực thụ nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene ngày nay đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia để trở về Nigeria Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo .Martin Fregene khi tự nguyện về nước, Hoàng Kim đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:
Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà, rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa
(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom).
Ngày ấy Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và KM94 chiếm 31,7% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.
Chuyện những người bạn sắn
Tôi may mắn có được trãi nghiệm ở châu Phi tại Nigeria, Uganda, Ai Cập, Sông Nin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ghana, Kenya và một số địa danh khác. Tôi chưa kịp hiệu đính và sắp xếp lại tám ghi chép nhỏ và hình ảnh lắng đọng theo thời gian . Đó là :1) Nhớ bạn nhớ châu Phi; 2) Môhamet và đạo Hồi; 3) Lúa sắn Việt Châu Phi; 4) Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; 5) Mười hai ngày ở Gha na;…. Một số bạn cũ châu Phi tôi gặp năm xưa tại CIMMYT, CIANO, OREGON, CIAT, CIP sau này tôi may mắn gặp lại một ít bạn ở châu Phi và gắn bó lâu dài với những ký ức thật vui, Bạn Châu Phi, Nigeria và Viện Nông nghiệp Quốc tế IITA có nhiều chuyên gia nông nghiệp đã sang Việt Nam và tôi có thật nhiều lần tới làm việc ở đó. Việt Nam Châu Phi xa mà gần.
Giáo sư Martin Fregene (áo caro sọc bên trái) là một chuyên gia rất tài năng về công nghệ sinh học cây sắn. Ông là người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á. Ông đã từng làm việc và được vinh danh ở CIAT. Ông là. tác giả của trên 15 giống sắn đã được phóng thích ở châu Phi, trong đó bao gồm 3 giống sắn cho chính Nigeria quê hương ông, và là tác giả chính của những dòng sắn kháng CMD hiện nay. Gia đình sắn Việt và bạn hữu xin mời ghé thăm và cùng trò chuyện trực tiếp với Martin Fregene
Nhớ bạn nhớ châu Phi
Tôi ngắm ảnh sắn trên đây và lưu lại một số hình ảnh trong bài viết này để tôn vinh tinh bạn. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/dem-trang-va-binh…/ Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.
Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.
Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.
Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).
Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.
Sắn Việt và sắn Thái
Sắn Việt Nam là câu chuyện thành công. Sự đồng hành với sắn Thái Lan là kinh nghiệm quý và bài học lớn..Hình ảnh và bài viết này Sắn Việt và sắn Thái là sựtôn vinh tình bạn, lưu lại những kỷ niệm quý. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget).Hoàng Kim gửi lời chào từ Việt Nam tới các bạn Chareinsak Rojanaridpiched and Suchada Rojanaridpiched; Watana Wattananon and Wipawan Suwanyotin; Peaingpen Sarawat; Piya Kittipadakul Boonmee Wattanaruangrong; Casava Kasetnakkak, Danai Suparhan; Klanarong Sriroth; Vich Vich; … Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Jonathan Newby, Hernán Ceballos Lascano, Clair Hershey, Sheela Mn,… Tôi đã có trên mười lần qua Thái Lan. Đất nước con người Thái Lan thật thú vị nhưng sự lưu lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là:1) Bangkok Phanom Rung con đường di sản 2) Sắn Thái và Sắn Việt, và 3) Thái Lan nhiều bạn quý..Dưới đây là bài thơ “Sắn Việt và sắn Thái” viết ngày 12 5 1995 và viết tiếp 12-12.5.2021.
Hình ảnh Chareinsak Rojanaridpichedthăm sắn ViệtChareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được giống sắn ưu tú Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, Sự canh tác giống sắn này là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched là người đã từng học ở trường đại học Cornell University, một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ
Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP và các nước châu Mỹ.
Ở Ai Cập, tôi có hai người bạn ở Viện Nghiên cứu Cây trồng (Field Crops Research Institute FCRI) là Mahfouz Nenr Abd- Nour và Yousef El Sayed Ahmed Ars làm giám đốc của hai trạm nghiên cứu là Sids Agricultural Research Station, Beba Beni – Suef Egypt và Sakha Agricultural Research Station, Sakha, Kafr, El Sheakli Egypt. Chuyện tôi kể sẽ tóm tắt Ai Cập một thoáng nhìn, Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo, Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Chuyện này trong chùm bài Nhớ bạn nhớ Châu Phi
Ai Cập một thoáng nhìn
Ai Cập có tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập phía đông bắc giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel, phía đông giáp vịnh Aqaba, phía đông nam giáp biển Đỏ, phía nam giáp Sudan, phía tây giáp Libya. Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Ả Rập Xê Út qua vịnh Aqaba và biển Đỏ. Ai Cập là một trong số ít nước trên thế giới có lịch sử lâu đời nhất vào khoảng thế kỷ 10 trước công nguyên. Ai Cập cổ đại được nhận định là một trong những nôi văn minh đầu tiên của nhân loại phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương. Ai Cập có một di sản văn hoá đặc biệt phong phú, giao thoa nhiều nền văn hóa cổ Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman, châu Âu. Ai Cập từng là . một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ thứ 7 và ngày nay là nước trung tâm Hồi giáo với gần 90% dân số. Ai Cập có diện tích 1.010.407,87 km² (gấp trên ba lần diện tích Việt Nam) dân số 95, 73 triệu dân (năm 2017, tương đương dân số Việt Nam), là quốc gia đông dân nhất Bắc Phi, đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nin, tại các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác của đồng bằng châu thổ sông Nin, là nơi duy nhất có đất canh tác. Ai Cập, phần lớn diện tích đất của khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara có cư dân thưa thớt. Ai Cập có nền kinh tế, văn hoá, chính trị và quân sự vào hạng lớn nhất, đa dạng nhất, có thực lực và ảnh hưởng đáng kể tại Bắc Phi, Trung Đông và Thế giới Hồi giáo. Ai Cập là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Phi, và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.
Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo
Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi, ở bên sông Nile, với dân số trên 15,2 triệu người. Quảng trường Tahrir và Bảo tàng Ai Cập rộng lớn, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cairo, nơi có các bộ sưu tập cổ xác ướp hoàng gia và đồ tạo tác mạ vàng của vua Tutankhamun. Điểm nổi bật của khu vực trung tâm Cairo là Pháo đài Babylon thời kỳ La Mã, Nhà thờ Treo và Bảo tàng Coptic, trưng bày các cổ vật của Ai Cập Cơ đốc giáo. Trên đỉnh đồi giữa thành phố là pháo đài Citadel thời trung cổ, nơi có nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali, một địa danh mang phong cách Ottoman. Tháp Cairo cao 187m tại quận Zamalek đảo Gezira,cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố. Bảo tàng Cổ vật Ai Cập, thường được biết đến như Bảo tàng Ai Cập hay bảo tàng Cairo, tại Cairo, Ai Cập, là quê hương của một bộ sưu tập rộng của cổ vật Ai Cập cổ đại.
Cao nguyên Giza gần Cairo là địa điểm của các kim tự tháp mang tính biểu tượng đất nước Ai Cập và châu Phi từ thời cổ xưa thuở bình minh nhân loại. Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin, cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam. Ngày 23 tháng 7 là ngày Quốc khánh Ai Cập ngày cách mạng năm 1952, thường có nhiều người hành hương về nơi này. Khu phức hợp kim tự tháp Giza là nơi có ba kim tự tháp vĩ đại (Khufu, Khafre and Menkaure), và ít nhất sáu kim tự tháp khác với một số cấu trúc nổi bật khác như Nhân sư vĩ đại và Đền Valley chứa đựng bao điều bí ẩn kho báu lạ lùng của lịch sử chưa thể thấu hiểu đầy đủ. ancient-wisdom.com
Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi
Theo tiến sĩ Dr. Amr Shams, trưởng phòng thông tin và hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) thì. Ai Cập được công nhận là một đất nước nông nghiệp lớn. Các cây trồng chính của Ai Cập gồm ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, lúa miến và ngô), các loại đậu (đậu faba, cỏ cà ri, đậu lupin, đậu chickpea và đậu cowpea), cây có dầu (cây rum và mè), lanh, cỏ ba lá và hành tây đã được trồng từ hàng ngàn năm. Vào đầu thế kỷ 20, sự gia tăng dân số theo cấp số nhân và nhu cầu lương thực leo thang đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, nơi những nỗ lực đã được thực hiện để cải thiện hệ thống sản xuất và canh tác cây trồng.
Hoạt động nghiên cứu nông học ban đầu từ Giống cây trồng (1903- 1910), Bộ Nông nghiệp (1910-1958), đến Viện nghiên cứu các cây trồng (1958-1972) Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) và sau đó là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARC) từ năm 1973 cho đến ngày nay. Trong thập niên 1980, Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) nỗ lực hướng về tăng cường nghiên cứu khuyến nông, dần chuyển dịch theo hướng tư nhân hóa, hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng nông nghiệp quốc tế, và một số cơ quan phát triển nói riêng. USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ United States Agency for International Development) đồng tài trợ hai dự án lớn là EMCIP NARP.
Trong lịch sử của Viện, hơn năm trăm giống cây trồng khác nhau đã được giới thiệu đưa vào nông nghiệp Ai Cập. Các mục tiêu chính của Viện là: Tăng năng suất các loại cây trồng lĩnh vực chủ yếu thông qua phát triển giống cây trồng cho năng suất cao; Sản xuất giống gốc của các loại giống đã được cải thiện; Khắc phục những hạn chế của các yếu tố kỹ thuật canh tác trong sản xuất lớn; Cung cấp khuyến nghị sản xuất phù hợp, thực hiện các hoạt động khuyến nông kết nối trong nước và tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, phát triển quốc gia và quốc tế khác nhau.
Hiện nay, FCRI có 15 phòng nghiên cứu. Viện tuyển dụng hơn 1.500 nhân viên trong các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, quản lý và đào tạo. Trụ sở của FCRI được đặt tại Giza, cùng với một số cơ sở thí nghiệm hiện trường, các hoạt động chọn giống liên hợp và nông học. Các cơ sở bổ sung được cung cấp tại hơn 23 trạm nghiên cứu nông nghiệp quốc gia. Các thí nghiệm đồng ruộng và sản xuất thử nghiệm được tiến hành trên các cánh đồng của nông dân trên toàn quốc.
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là một nhà thơ trữ tình và tiểu thuyết gia người Brazil, là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Ông được biết đến với cuốn tiểu thuyết của ông “O Alquimista” tiếng Bồ Đào Nha kể về bí mật ngôi mộ cổ gần kim tự tháp Ai Cập mà một chàng trai Brazil đã đi tìm kho báu chính mình tại đó và đã thành công. “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Cuốn sách này tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.Tiểu thuyết này đã được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Ông Paulo Coelho sinh ngày gày 24 tháng 8 năm 1947 (70 tuổi), tại Rio de Janeiro, Braxin là một người sử dụng phương tiện truyền thông điện tử, vào năm 2014, ông đã tải lên các giấy tờ cá nhân của mình trực tuyến để tạo một Quỹ Paulo Coelho ảo. Paulo Coelho nhà văn Brazil này đã tìm thấy ngọc trong đá của chính mình.
Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đề từ“Nhà giả kim”, Paulo Coelho viết: Kính tặng J, người đã thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. “Chúa Jesu và các môn đệ tiếp tục đi, đến một làng nọ. Một cô gái tên Marta rước người vào nhà. Em gái cô là Maria ngồi dưới chân Người nghe giảng dạy, còn Marta thì bận rộn lo tiếp đãi Người. Rồi cô phàn nàn rằng: “Chúa không thấy em con để một mình con làm hết mọi việc sao? Xin Chúa hãy bảo nó phụ con với!”. Chúa mới bảo cô: “Marta ơi, Marta. Con bận rộn, lo lắng nhiều việc quá. Nhưng chỉ có một việc thật cần thiết thôi và Maria đã chọn phần việc ấy thì không ai truất phần của em con được. Thánh Kinh Tân Ước, Lukas 10:38-42
Vào truyện Sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và Chuyện Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách cũng là sự huyền diệu của kiệt tác. Các bạn sinh viên đừng bao giờ coi thường PHẦN ĐẦU và PHỤ LỤC cuối luận văn. Những phần này dễ lơ đểnh bỏ qua nhưng thường là phần tinh tế của một kiệt tác. Một số nhà khoa học và nhà văn không thành công là khi sản phẩm khoa học và tác phẩm chưa đến được tận tay đông đảo người tiêu dùng.
Tôi đang tìm về kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Cảm ơn anh Duy-Man Vu đã chuyển tải tác phẩm ‘Hội ngộ Văn chương’ ưng ý và lắng đọng nhất, dường như là ‘bài giảng cuối cùng’, của nhà thơ nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo, tác giả ‘khúc hát sông quê’ sang tiếng Anh với văn phong hay chuẩn mực. Hôm nay là ngày đặc biệt Nguyễn Trọng Tạo bài giảng cuối cùng tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh, mà những người lính chiến trường và các bạn hữu, người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm
“… Vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng. Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
Lúa sắn Việt Châu Phi là một ký ức vụn về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya).
Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp sớm ngày 26 tháng 6 năm 2018, gọi điện cho tôi: “Giống sắn KM419 hiện trồng trên 40% diện tích sắn Việt Nam thật đáng tự hào. Chúc mừng anh và các bạn. Tôi vừa trình bày báo cáo sắn Việt Nam tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Benin, từ 11-15 tháng Sáu năm 2018. Kính gửi anh Kim “conclution from CMD sesion” của Hội nghị sắn ở châu Phi 2018 để anh tham khảo nhé”.
Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ bạn nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
Martin Nigeria xa mà gần
Martin Fregene là người Nigeria. Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Chúng tôi là nhóm bạn đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene ngày nay đã trở về Nigeria.Tổ quốc mình. Martin làm giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG) hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp. Ông là giáo sư thực thụ nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene ngày nay đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia để trở về Nigeria Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo .Martin Fregene khi tự nguyện về nước, Hoàng Kim đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:
Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà, rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa
(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom).
Ngày ấy Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và KM94 chiếm 31,7% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.
Chuyện những người bạn sắn
Tôi may mắn có được trãi nghiệm ở châu Phi tại Nigeria, Uganda, Ai Cập, Sông Nin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ghana, Kenya và một số địa danh khác. Tôi chưa kịp hiệu đính và sắp xếp lại tám ghi chép nhỏ và hình ảnh lắng đọng theo thời gian . Đó là :1) Nhớ bạn nhớ châu Phi; 2) Môhamet và đạo Hồi; 3) Lúa sắn Việt Châu Phi; 4) Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; 5) Mười hai ngày ở Gha na;…. Một số bạn cũ châu Phi tôi gặp năm xưa tại CIMMYT, CIANO, OREGON, CIAT, CIP sau này tôi may mắn gặp lại một ít bạn ở châu Phi và gắn bó lâu dài với những ký ức thật vui, Bạn Châu Phi, Nigeria và Viện Nông nghiệp Quốc tế IITA có nhiều chuyên gia nông nghiệp đã sang Việt Nam và tôi có thật nhiều lần tới làm việc ở đó. Việt Nam Châu Phi xa mà gần.
Giáo sư Martin Fregene (áo caro sọc bên trái) là một chuyên gia rất tài năng về công nghệ sinh học cây sắn. Ông là người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á. Ông đã từng làm việc và được vinh danh ở CIAT. Ông là. tác giả của trên 15 giống sắn đã được phóng thích ở châu Phi, trong đó bao gồm 3 giống sắn cho chính Nigeria quê hương ông, và là tác giả chính của những dòng sắn kháng CMD hiện nay. Gia đình sắn Việt và bạn hữu xin mời ghé thăm và cùng trò chuyện trực tiếp với Martin Fregene
Nhớ bạn nhớ châu Phi
Tôi ngắm ảnh sắn trên đây và lưu lại một số hình ảnh trong bài viết này để tôn vinh tinh bạn. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/dem-trang-va-binh…/ Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.
Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.
Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.
Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).
Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.
Sắn Việt và sắn Thái
Sắn Việt Nam là câu chuyện thành công. Sự đồng hành với sắn Thái Lan là kinh nghiệm quý và bài học lớn..Hình ảnh và bài viết này Sắn Việt và sắn Thái là sựtôn vinh tình bạn, lưu lại những kỷ niệm quý. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget).Hoàng Kim gửi lời chào từ Việt Nam tới các bạn Chareinsak Rojanaridpiched and Suchada Rojanaridpiched; Watana Wattananon and Wipawan Suwanyotin; Peaingpen Sarawat; Piya Kittipadakul Boonmee Wattanaruangrong; Casava Kasetnakkak, Danai Suparhan; Klanarong Sriroth; Vich Vich; … Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Jonathan Newby, Hernán Ceballos Lascano, Clair Hershey, Sheela Mn,… Tôi đã có trên mười lần qua Thái Lan. Đất nước con người Thái Lan thật thú vị nhưng sự lưu lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là:1) Bangkok Phanom Rung con đường di sản 2) Sắn Thái và Sắn Việt, và 3) Thái Lan nhiều bạn quý..Dưới đây là bài thơ “Sắn Việt và sắn Thái” viết ngày 12 5 1995 và viết tiếp 12-12.5.2021.
Hình ảnh Chareinsak Rojanaridpichedthăm sắn ViệtChareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được giống sắn ưu tú Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, Sự canh tác giống sắn này là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched là người đã từng học ở trường đại học Cornell University, một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ
Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP và các nước châu Mỹ.
Ở Ai Cập, tôi có hai người bạn ở Viện Nghiên cứu Cây trồng (Field Crops Research Institute FCRI) là Mahfouz Nenr Abd- Nour và Yousef El Sayed Ahmed Ars làm giám đốc của hai trạm nghiên cứu là Sids Agricultural Research Station, Beba Beni – Suef Egypt và Sakha Agricultural Research Station, Sakha, Kafr, El Sheakli Egypt. Chuyện tôi kể sẽ tóm tắt Ai Cập một thoáng nhìn, Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo, Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Chuyện này trong chùm bài Nhớ bạn nhớ Châu Phi
Ai Cập một thoáng nhìn
Ai Cập có tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập phía đông bắc giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel, phía đông giáp vịnh Aqaba, phía đông nam giáp biển Đỏ, phía nam giáp Sudan, phía tây giáp Libya. Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Ả Rập Xê Út qua vịnh Aqaba và biển Đỏ. Ai Cập là một trong số ít nước trên thế giới có lịch sử lâu đời nhất vào khoảng thế kỷ 10 trước công nguyên. Ai Cập cổ đại được nhận định là một trong những nôi văn minh đầu tiên của nhân loại phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương. Ai Cập có một di sản văn hoá đặc biệt phong phú, giao thoa nhiều nền văn hóa cổ Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman, châu Âu. Ai Cập từng là . một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ thứ 7 và ngày nay là nước trung tâm Hồi giáo với gần 90% dân số. Ai Cập có diện tích 1.010.407,87 km² (gấp trên ba lần diện tích Việt Nam) dân số 95, 73 triệu dân (năm 2017, tương đương dân số Việt Nam), là quốc gia đông dân nhất Bắc Phi, đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nin, tại các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác của đồng bằng châu thổ sông Nin, là nơi duy nhất có đất canh tác. Ai Cập, phần lớn diện tích đất của khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara có cư dân thưa thớt. Ai Cập có nền kinh tế, văn hoá, chính trị và quân sự vào hạng lớn nhất, đa dạng nhất, có thực lực và ảnh hưởng đáng kể tại Bắc Phi, Trung Đông và Thế giới Hồi giáo. Ai Cập là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Phi, và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.
Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo
Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi, ở bên sông Nile, với dân số trên 15,2 triệu người. Quảng trường Tahrir và Bảo tàng Ai Cập rộng lớn, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cairo, nơi có các bộ sưu tập cổ xác ướp hoàng gia và đồ tạo tác mạ vàng của vua Tutankhamun. Điểm nổi bật của khu vực trung tâm Cairo là Pháo đài Babylon thời kỳ La Mã, Nhà thờ Treo và Bảo tàng Coptic, trưng bày các cổ vật của Ai Cập Cơ đốc giáo. Trên đỉnh đồi giữa thành phố là pháo đài Citadel thời trung cổ, nơi có nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali, một địa danh mang phong cách Ottoman. Tháp Cairo cao 187m tại quận Zamalek đảo Gezira,cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố. Bảo tàng Cổ vật Ai Cập, thường được biết đến như Bảo tàng Ai Cập hay bảo tàng Cairo, tại Cairo, Ai Cập, là quê hương của một bộ sưu tập rộng của cổ vật Ai Cập cổ đại.
Cao nguyên Giza gần Cairo là địa điểm của các kim tự tháp mang tính biểu tượng đất nước Ai Cập và châu Phi từ thời cổ xưa thuở bình minh nhân loại. Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin, cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam. Ngày 23 tháng 7 là ngày Quốc khánh Ai Cập ngày cách mạng năm 1952, thường có nhiều người hành hương về nơi này. Khu phức hợp kim tự tháp Giza là nơi có ba kim tự tháp vĩ đại (Khufu, Khafre and Menkaure), và ít nhất sáu kim tự tháp khác với một số cấu trúc nổi bật khác như Nhân sư vĩ đại và Đền Valley chứa đựng bao điều bí ẩn kho báu lạ lùng của lịch sử chưa thể thấu hiểu đầy đủ. ancient-wisdom.com
Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi
Theo tiến sĩ Dr. Amr Shams, trưởng phòng thông tin và hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) thì. Ai Cập được công nhận là một đất nước nông nghiệp lớn. Các cây trồng chính của Ai Cập gồm ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, lúa miến và ngô), các loại đậu (đậu faba, cỏ cà ri, đậu lupin, đậu chickpea và đậu cowpea), cây có dầu (cây rum và mè), lanh, cỏ ba lá và hành tây đã được trồng từ hàng ngàn năm. Vào đầu thế kỷ 20, sự gia tăng dân số theo cấp số nhân và nhu cầu lương thực leo thang đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, nơi những nỗ lực đã được thực hiện để cải thiện hệ thống sản xuất và canh tác cây trồng.
Hoạt động nghiên cứu nông học ban đầu từ Giống cây trồng (1903- 1910), Bộ Nông nghiệp (1910-1958), đến Viện nghiên cứu các cây trồng (1958-1972) Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) và sau đó là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARC) từ năm 1973 cho đến ngày nay. Trong thập niên 1980, Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) nỗ lực hướng về tăng cường nghiên cứu khuyến nông, dần chuyển dịch theo hướng tư nhân hóa, hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng nông nghiệp quốc tế, và một số cơ quan phát triển nói riêng. USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ United States Agency for International Development) đồng tài trợ hai dự án lớn là EMCIP NARP.
Trong lịch sử của Viện, hơn năm trăm giống cây trồng khác nhau đã được giới thiệu đưa vào nông nghiệp Ai Cập. Các mục tiêu chính của Viện là: Tăng năng suất các loại cây trồng lĩnh vực chủ yếu thông qua phát triển giống cây trồng cho năng suất cao; Sản xuất giống gốc của các loại giống đã được cải thiện; Khắc phục những hạn chế của các yếu tố kỹ thuật canh tác trong sản xuất lớn; Cung cấp khuyến nghị sản xuất phù hợp, thực hiện các hoạt động khuyến nông kết nối trong nước và tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, phát triển quốc gia và quốc tế khác nhau.
Hiện nay, FCRI có 15 phòng nghiên cứu. Viện tuyển dụng hơn 1.500 nhân viên trong các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, quản lý và đào tạo. Trụ sở của FCRI được đặt tại Giza, cùng với một số cơ sở thí nghiệm hiện trường, các hoạt động chọn giống liên hợp và nông học. Các cơ sở bổ sung được cung cấp tại hơn 23 trạm nghiên cứu nông nghiệp quốc gia. Các thí nghiệm đồng ruộng và sản xuất thử nghiệm được tiến hành trên các cánh đồng của nông dân trên toàn quốc.
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là một nhà thơ trữ tình và tiểu thuyết gia người Brazil, là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Ông được biết đến với cuốn tiểu thuyết của ông “O Alquimista” tiếng Bồ Đào Nha kể về bí mật ngôi mộ cổ gần kim tự tháp Ai Cập mà một chàng trai Brazil đã đi tìm kho báu chính mình tại đó và đã thành công. “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Cuốn sách này tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.Tiểu thuyết này đã được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Ông Paulo Coelho sinh ngày gày 24 tháng 8 năm 1947 (70 tuổi), tại Rio de Janeiro, Braxin là một người sử dụng phương tiện truyền thông điện tử, vào năm 2014, ông đã tải lên các giấy tờ cá nhân của mình trực tuyến để tạo một Quỹ Paulo Coelho ảo. Paulo Coelho nhà văn Brazil này đã tìm thấy ngọc trong đá của chính mình.
Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đề từ“Nhà giả kim”, Paulo Coelho viết: Kính tặng J, người đã thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. “Chúa Jesu và các môn đệ tiếp tục đi, đến một làng nọ. Một cô gái tên Marta rước người vào nhà. Em gái cô là Maria ngồi dưới chân Người nghe giảng dạy, còn Marta thì bận rộn lo tiếp đãi Người. Rồi cô phàn nàn rằng: “Chúa không thấy em con để một mình con làm hết mọi việc sao? Xin Chúa hãy bảo nó phụ con với!”. Chúa mới bảo cô: “Marta ơi, Marta. Con bận rộn, lo lắng nhiều việc quá. Nhưng chỉ có một việc thật cần thiết thôi và Maria đã chọn phần việc ấy thì không ai truất phần của em con được. Thánh Kinh Tân Ước, Lukas 10:38-42
Vào truyện Sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và Chuyện Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách cũng là sự huyền diệu của kiệt tác. Các bạn sinh viên đừng bao giờ coi thường PHẦN ĐẦU và PHỤ LỤC cuối luận văn. Những phần này dễ lơ đểnh bỏ qua nhưng thường là phần tinh tế của một kiệt tác. Một số nhà khoa học và nhà văn không thành công là khi sản phẩm khoa học và tác phẩm chưa đến được tận tay đông đảo người tiêu dùng.
Tôi đang tìm về kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Cảm ơn anh Duy-Man Vu đã chuyển tải tác phẩm ‘Hội ngộ Văn chương’ ưng ý và lắng đọng nhất, dường như là ‘bài giảng cuối cùng’, của nhà thơ nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo, tác giả ‘khúc hát sông quê’ sang tiếng Anh với văn phong hay chuẩn mực. Hôm nay là ngày đặc biệt Nguyễn Trọng Tạo bài giảng cuối cùng tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh, mà những người lính chiến trường và các bạn hữu, người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm
“… Vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng. Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!
1991
“… it is important whether the writer believes what he wrote are truth, are human, are compelling to the reader and guide their soul and their thought or not. This is not easy. I also have mulled several times about it. Believe it or not? And I wrote the poem “Believe or don’t believe it’s alright.” I would like to read this poem as my closing words:
BELIEVE OR DON’T BELIEVE IT´S ALRIGHT
forty-five steps of time upside down
I have overcome
you are just a fine line of silk away
I have not overcome
believe or don’t believe it’s alright
I have come to the bird’s cave, I have longed to eat the bird’s nest
but I have not tasted
the national forbidden food
I have heard from old time it’s great to be king
but sometimes I am afraid to be king
believe or don’t believe it’s alright
there is a clown who told me
– a clown’s life is so sad, my brother
and I have cried
believe or don’t believe it’s alright
but me, a writer, oh dear
I can’t write without belief.
Believe or don’t believe it’s alright!
1991
Nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 tại làng Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An. Cư trú tại P308, tòa nhà HH2A Linh Đàm Hà Nội đã từ trần ngày 7 tháng 1 năm 2019, an táng tại làng quê Nghệ An. Nguyễn Trọng Tạo tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” là tuyên ngôn văn chương sau cùng và hay nhất của anh mà những người lính chiến trường và các bạn hữu người thân của anh ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm. ‘Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao’ ấn tượng nhất trong tôi các tác phẩm “Khúc hát sông quê”, “Biển” “Tin thì tin không tin thì thôi ” “Ngày không em” “Đi bộ cùng quá khứ”
BIỂN
Nguyễn Trọng Tạo
Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi.
Bài “BIỂN” của anh Nguyễn Trọng Tạo hình như tôi chưa thấy in chính thức tại đâu, cũng như TỪ TUYỆT KHÔNG ĐỀ của anh Phan Chí Thắng dưới đây hình như tôi cũng chưa hề thấy ở sách Phan Chí Thắng nào cả. Hình như là các tác giả đã quên lãng nhưng sự ghi chép ‘Thơ hay về biển‘ và ‘Bài thơ Viên đá Thời gian‘ là nhịp đồng dao có thật.
TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ Phan Chí Thắng
Không có rượu sao mà say đến thế Giải Ngân Hà mờ tỏ bóng thời gian Ta đã được một lần say lặng lẽ Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.
Anh Tạo nói đúng: “Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”… “Văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn … Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”. Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2”
Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy, bạn bè anh vậy, nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. Hôm nay nữa, một hình ảnh và mẫu thoại ngắn của tôi THÍCH CÁI KHOE CỦA NGƯỜI TỬ TẾ từ ngày 9 Tháng 9, 2017 được các bạn nhắc lại mà bùi ngùi nhớ: .”Giản dị thế mà sống, cần đếch gì chụp giật, phỏng ạ, Niềm vui cứ nho nhỏ thế thôi…” Văn Công Hùng viết vậy còn Phan Chi thì viết “lão Hâm ghét ông Nguyễn Trọng Tạo thêm 5 phút nữa. (Không kiếm được vé đi nghe đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo nên post bài này lên cho… bõ tức). Lão nông Trần Duy Quý thì khoe “Dân phấn khởi quá, vì so với giống Bắc Thơm 7 năng suất Sơn Lâm 1 vượt ít nhất 80 kg/ sào mà gạo hai giống ngon như nhau. Giá bán gạo đều 16-18 k trên kg nên hiệu quả rõ rệt. Dân tuyên bố sẽ trồng Sơn Lâm 1 thay cho Bắc Thơm 7 cả vụ xuân lẫn vụ mùa”. Cô Nguyễn Thị Trúc Mai thì khoe: “Bốn tháng sau trồng, không cần quảng cáo”. Anh Trần Mạnh Báo thì viết: “Sau nửa tháng đi công tác, hôm nay lại về với cánh đồng Trung tâm nghiên cứu thân yêu! Cảm ơn Mr Diệp (người e lệ đứng bên bờ ruộng) về ý tưởng trồng hoa trên bờ ruộng!”. Tôi thích cái khoe này. “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Cái khoe của họ là tiền tươi thóc thật của người tử tế. (Hoàng Kim)
Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo Vũ Duy Mẫn
Tháng 12 năm 2008 anh Tạo ghé chơi New York. Thanh Chung không lái xe nên mình thành tài xế và hướng dẫn viên đưa anh Tạo đi chơi nhiều buổi. Về nước thỉnh thoảng anh Tạo nhắc lại những kỷ niệm về chuyến thăm New York.
Bẵng đi nhiều năm, một ngày giữa tháng 3 năm 2015, nhận được tin nhắn của anh Tạo hỏi thăm. Anh nói sắp đi dự liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở Jakarta, tham luận của anh chưa được dịch ra tiếng Anh mà hạn nộp thì gần hết và anh “cầu cứu” nhờ dịch. Mình nói không quen dịch thơ văn nên giới thiệu vài tên tuổi cho anh, nhưng anh bảo hoặc không quen hoặc người đó không ở nhà nên không nhờ được.
Vậy là dùng trọn một đêm để chuyển ngữ. Bài tham luận của anh hay, thấy được những điều bổ ích khi đọc và chuyển ngữ nó.
Biết tin anh Tạo bệnh nặng và hôm nay thì anh đã ra đi mãi mãi. Thương tiếc một nghệ sỹ tài hoa. Xin đưa lại bài tham luận của anh như một nén nhang cầu chúc anh được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.
***
NGUYỄN TRỌNG TẠO (Tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 – Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học)
“Không có sách thì không có tri thức”, “Nhà văn là giáo sư của tâm hồn”. Những câu nói ấy luôn luôn là chân lý.
Chúng ta là những nhà văn, học giả, nghệ sĩ, và cả những người thưởng thức văn học nghệ thuật đến với Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 tại đất nước Indonesia giàu đẹp và có truyền thống văn hóa tỏa sáng lâu đời, tôi nghĩ rằng, chúng ta vô cùng biết ơn những sáng tạo tinh thần của nhau, và biết ơn những người thưởng thức nó, bởi người thưởng thức cũng chính là người sáng tạo thứ 2, sau những sáng tạo ban đầu của Nhà văn.
Là một Nhà thơ từ Việt Nam đến đây, tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng quan tâm đến độc giả văn học: tôi yêu độc giả của tôi, và tôi cũng rất sợ độc giả của tôi. Và đó cũng là điều tôi muốn nói trong cuộc thảo luận về “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” này.
1. Nỗi sợ đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.
Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”.
Tôi sợ những độc giả theo chủ nghĩa tiêu dùng khi họ tạo ra một làn sóng thị hiếu thấp làn sóng thị hiếu thấp, vì làn sóng ấy có thể đánh bại các nhà văn chân chính, đẩy các nhà văn chân chính vào chân tường trong cuộc chiến thị trường không cân sức.
Tuy nhiên, nhìn một phía nào đó cũng thấy “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng có phần tốt, nó làm cho văn học trở nên đa dạng và phong phú, nó đáp ứng nhu cầu giải trí của tầng lớp độc giả số đông là bình dân. Nhưng nó chỉ tạo ra diện rộng của văn học chứ không thể làm đỉnh của văn học.
Nhìn từ một phía khác, “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn.
Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.
Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế.
2. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2
Sợ, nhưng tôi luôn yêu độc giả của tôi. Dù họ chưa gặp tôi bao giờ, nhưng họ đã đọc tôi. Dù họ thích một câu thơ của tôi, một bài thơ của tôi, thậm chí họ không thích thơ tôi… nhưng họ đã đọc tôi. Hạnh phúc của Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung, phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được chia sẻ với chung quanh.
Có người nói rằng, “thi sĩ là người phá vỡ các thói quen của chúng ta”. Và tôi muốn nói thêm, độc giả có thể làm thay đổi sức sáng tạo của nhà văn. Đó là những độc giả luôn chờ đợi những tác phẩm mới của anh. Sự chờ đợi của độc giả, đặc biệt là độc giả tâm đắc, nó kích thích sự sáng tạo của nhà văn, khiến nhà văn không hài lòng với những gì đã có. Sự khó tính của độc giả cũng khiến nhà văn phá vỡ tính bảo thủ để vươn tới sự mới mẻ phía trước. Nhà văn sẽ thấy rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm, thiên chức của mình trước nghiệp văn, trước độc giả và thời đại.
Có một câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ mãi, đó là lần tôi công bố trên internet về một tuyển tập “Thơ và Trường ca” vừa xuất bản, thì có một độc giả người Việt Nam ở Ba Lan gửi 500 USD để mua 1 cuốn mà giá bìa chỉ 5 USD. Tôi muốn tặng thêm mấy cuốn nữa cho anh, nhưng anh không đồng ý. Đó là cuốn sách cao giá nhất trong cuộc đời sáng tác của tôi. Tôi hiểu, người độc giả ấy muốn chia sẻ để tỏ lòng yêu quý văn chương.
Mỗi nhà văn đều có những kỷ niệm khó quên với độc giả của mình. Có vui và có buồn. Nhưng điều nhạt nhẽo nhất là không vui cũng không buồn. Đó là thái độ dửng dưng của người đọc trước những sáng tạo của nhà văn. Thi sĩ Heinrich Heine cảm nhận thật sâu sắc về điều đó khi ông viết bài thơ đại ý thế này:
Người làm cuộc đời tôi
Khổ đau hơn cái chết
Là người không yêu tôi,
Và cũng không hề ghét.
Người đọc bài thơ đó, mỗi người một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau, họ sẽ hiểu bài thơ như Heine đã yêu đơn phương, và có khi họ còn hiểu xa hơn thế nữa, đó là sự cay đắng trong xã hội vô tình. Chính vì vậy mà họ – bạn đọc – là người sáng tạo thứ 2 của bài thơ.
Nhà văn luôn cám ơn độc giả, vì nhờ họ mà tác phẩm của mình không nằm nguyên trên trang giấy.
3. Tin hay không tin?
Dù những con sóng của chủ nghĩa tiêu dùng đang ào ạt xô bờ văn học, nhưng rồi cũng đến ngày nó sẽ êm đềm hơn. Bạn có tin điều đó sẽ xảy ra không?
Theo tôi, vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng.
Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:
TIN THÌ TIN KHÔNG TIN THÌ THÔI
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!
Tôi dự tiệc cưới con một người bạn lính thuộc Lớp thanh niên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và trở về trường học sau chiến tranh. Thế hệ của chúng tôi cũng trãi gần trọn đời trong cuộc chiến chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, cùng những biến thái của điều này sau chiến tranh, theo cách nói Hemingway là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) vì thế hệ chúng tôi Hemingway văn chương ông dường như có sự đồng cảm và thấu hiểu tâm trạng.
Chúng tôi cũng là quân nhân, cũng là người xa xứ ‘cuốn theo chiều gió’, cũng sống thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh, cũng vui lòng chịu sức ép. Đọc “Những người lính sinh viện” của Lê Anh Quốc FB Phan Chi dưới đây, đã nói lên thật đúng và thật đồng cảm kỳ lạ tâm trạng chúng tôi , và cũng thật sâu sắc khi đối thoại thầm lặng với tác giả của kiệt tác “Giã từ vũ khí”:
“Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới!”
Tôi học Norman, noi theo Norman bởi những lời Thầy dặn tôi mãi mãi làm người Thầy nhà nông chiến sĩ, đã khai tâm cho tôi làm thay đổi chính cuộc đời mình, nhưng tôi thật thích Hemingway về văn chương kiệm lời trong như ngọc chắt lọc từ khóa (key word) Ông già và biển cả; Giả từ vũ khí; Chuông nguyện hồn ai; “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận”; “Thế hệ bỏ đi” Hemingway với những tác phẩm để đời và các câu văn ngắn gây ám ảnh và ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng tôi.và say mê đến kỳ lạ của ông ham thích tự do. Đó là đại dương khát vọng “Ông già và biển cả” khai mở tự do tâm thức tình yêu cuộc sống. Tôi cũng vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý mà Nguyễn Khải đã trao lại ngọc cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về Nguyễn Khải để tìm câu giải thích cho điều tâm đắc ông viết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”. “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại ! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.
Thoáng chốc tháng năm nhìn trở lại
An nhiên chào ngày mới yêu thương.
Đi qua chiến tranh mừng hạnh phúc
Bạn học chung mâm nhớ lớp trường.
Borlaug và Hemingway là câu chuyện thú vị làm vui cả ngày
Hoàng Kim
Xem thêm
Đọc NHỮNG NGƯỜI LÍNH SINH VIÊN của Lê Anh Quốc
FB Phan Chi
Tôi hoàn toàn không quen biết người lính Lê Anh Quốc, càng không biết có nhà thơ tên là Lê Anh Quốc. Vô tình đọc được thơ anh trên Facebook, tôi không thể làm được việc gì khác ngoài việc viết cảm nhận về trường ca hơn 500 câu “Những người lính sinh viên” của anh.Tôi rất ít khi bình thơ, phải xúc động lắm mới viết.
Được biết anh nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên. Một người lính sinh viên, một nhà thơ lính. Một người trong số hơn 10.000 sinh viên các trường đại học của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu từ năm 1970 đến năm 1972. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều hơn cả là hy sinh tại chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị những tháng ngày đỏ lửa.
Tôi gõ tên anh cùng tên bài trường ca của anh trong Google. Không thấy.Nghĩa là anh không nổi tiếng, thơ anh thuộc loại “chưa được xếp hạng” theo cách xếp hạng của giới tự phong cho mình là chuyên nghiệp.
Thơ về chiến tranh có hai giai đoạn. Giai đoạn trong chiến tranh và giai đoạn sau chiến tranh.
Thơ chiến tranh trong chiến tranh mang tính động viên ca ngợi với âm hưởng chủ đạo là cảm hứng sử thi. Phạm Tiến Duật: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!” hay Nam Hà “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!”.
Thời kì hậu chiến, khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo cho phép người viết được tái hiện chiến tranh thiên về chất trữ tình triết lí, chiêm nghiệm. Cốt truyện không còn là điều quan trọng như trong trường ca truyền thống mà mang yếu tố tự sự nhiều hơn.
Trường ca Những người lính sinh viên nằm trong số đó.Tác giả không nhận mình là thi sĩ chuyên nghiệp:“Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài Phút khuây khỏaLàm thơ trên báng súng.Đời chẳng tĩnh Nên câu thơ quá động.Lục bát trèo Lên võng Đung đưa…”
Lục bát trèo lên võng đung đưa là thơ nó tự trèo lên người lính. Câu thơ thật hay, chuyên nghiệp chắc gì nghĩ ra.Thơ anh tự sự nhưng không phải tự sự của “tôi” mà là của “chúng tôi”, những người người lính có học mà anh gọi là lính sinh viên, từ ruột gan người lính.
Những vần thơ mộc mạc, tự nhiên như chính đời lính gian khổ, đói rét, hy sinh, ngời sáng tình đồng đội thiêng liêng cao thượng.
Nói về thế hệ mình, anh tự hào:
“Thế hệ chúng tôi ! Ai cũng dễ thương,Thơm thảo như hoa,Ngọt ngào như trái.Tình đồng đội lòng không cỏ dại, Nghĩa đồng bào – Bầu, Bí thương nhau.”
Anh nói về sự hy sinh của các chị các em các mẹ mà anh cho là cao cả hơn sự hy sinh của người đàn ông:
“Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy Đời con gái chín dần trong cây gậy Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.”
Chỉ người đàn ông đích thực mới nhìn thấy cái mất mát đáng sợ do chiến tranh mang lại cho người đàn bà:
“Con dâu nằm chung với mẹ chồng,Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.”
Hình ảnh chiếc võng được lính liên tưởng như vầng trăng khuyết, như con thuyền chở lòng căm thù giặc, như cánh cung mà mỗi người lính là một mũi tên. Người lính còn biết mơ mộng một ngày đỗ đạt vinh quy bái tổ ngồi trên võng. Thương quá những chàng sinh viên gác bút nghiên đi đánh giặc! Nói về sự lạc quan của người lính, khó ai có thể nói hay hơn:
“Chúng tôi cười Cười chật đất Cười chật sông Cười chật suối…”
Về cái đói của lính, anh cũng có cách nói rất độc đáo đồng thời lại rất thật:
“Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi,Cái sợ nhất lúc này là đói.Đói vàng mắt, Đói long đầu gối, Đói phạc phờ,Đói thừa cả chân tay…!Mà lạ chưa?Vào chính lúc này,Chúng tôi lại đánh lui quân giặc.”
Kết thúc chiến tranh, anh không quá say sưa chiến thắng mà nói về làng quê, về đời sống của người dân và đương nhiên là nói về mẹ:
“Bây giờ mắt mẹ đã mờ,Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run”
Câu thơ tuyệt hay. Cần gì phải nói bao năm chờ đợi mẹ khóc đến mù hai mắt, chỉ cần hình ảnh nhìn bằng tay là đủ lay động lòng người.Anh có một “nỗi buồn chiến tranh” giống mọi người:
“Bao cô gái Bao chàng trai Lứa tuổi đôi mươi Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ Những cái tên…ngày nào xanh nhãn vở Giờ xếp hàng Đỏ rực nghĩa trang.”
Không phải rất nhiều nấm mộ mà là chỉ một nấm mộ thôi nhưng bạt ngàn. Thơ đấy chứ đâu, nghệ thuật đấy chứ đâu nữa! Và một nỗi buồn rất khác. Các anh trở về với luống cày cây lúa. Thời trai trẻ đã qua đi, không được học hành như mơ ước. Trong thời đại công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các anh bị lạc hậu:
“Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò,Làm công nghiệp trong thời mở cửa.Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ,Nếu chân mình còn nặng đế cao su!”
Đau hơn cả là cái tương lai tươi sáng mà vì nó các anh đã chiến đấu hy sinh vẫn còn xa chưa đến:
“Ta đã qua dài rộng rừng sâu,Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ? Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No? Mà lăn lóc cả đời với đất Từ mặt trận, mang Cái còn – Cái mấtTrở về làng đánh đổi Cái có – Cái không…
*
Tôi bỏ cả ăn sáng, viết cho xong bài này.Hãy cho tôi một lần được làm người bình thơ, hãy cho tôi thắp nén tâm nhang cho anh, người lính thơ, nhà thơ lính.Có thể anh không có danh xưng nhà thơ (tôi không rõ lắm) nhưng anh là nhà thơ trang trọng trong tôi, trong những người bình thường và những người yêu thơ.Chúng ta căm ghét chiến tranh, chúng ta mong con cháu mình không bao giờ phải cầm súng, không muốn rồi sẽ có những người lính sinh viên như anh. Nhưng để mong muốn đó thành hiện thực, chúng ta phải trân quý những người như anh – người lính vô danh, nhà thơ thầm lặng! Bài thơ rất dài nhưng tôi khuyên bạn nên đọc
KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
Chương 1 :
KHÚC DẠO ĐẦU
Thế hệ chúng tôi!
Chưa kịp lớn lên,
Bom đạn Mỹ xé rách trời, nát đất.
Vừa buông nách đứa em bé nhất,
Trên đầu mình,
Già dặn khoảng trời xanh.
Thế hệ chúng tôi-
Thế hệ chiến tranh.
Hoa lau trắng những ngày tiễn biệt
Người lên đường –
Đất Nước là Tiền tuyến
Người ở nhà
– Tổ quốc hóa Hậu phương
Thế hệ chúng tôi !
Ai cũng dễ thương,
Thơm thảo như hoa,
Ngọt ngào như trái.
Tình đồng đội lòng không cỏ dại,
Nghĩa đồng bào
– Bầu, Bí thương nhau.
Thế hệ chúng tôi con gái cũng “mày râu”
Chẻ lạt lợp nhà, đốn cây, bổ củi
Đêm trăng lên nhoi nhói câu thầm hỏi:
– Mình đàn bà sao bóng tựa đàn ông?
Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.
Thế hệ chúng tôi…
Meo mốc bình vôi,
Mùa cau lại vàng,
Mùa trầu lại đỏ,
Mẹ cần chổi gom những mùa lá đổ,
Đợi con về …
Run rẩy quét thời gian.
Ngôn ngữ Tình Yêut
hời của chúng tôi:
Một đôi chim bay trên áo gối,
Một bông hồng thả hương bối rối,
Một khoảng tròn quanh những chiếc khung thêu.
Thế là thương
Là nhớ
Là yêu
Là gánh vác việc nhà người ra trận.
Dẫu không hóa làm thân Núi Vọng,
Cũng một đời chín đợi, mười trông.
Đêm.Con dâu nằm chung với mẹ chồng,
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.
Thệ hệ chúng tôi,
Ra ngõ gặp Anh hùng.
Đâu cũng thấy hy sinh cho Tổ quốc.
Người trước ngã,
Người sau không bỏ cuộc.
Trận đánh này,Phải TOÀN THẮNG ngày mai …
Ngày mai
Ngày mai
Ngày mai…
Có thể là gần
Có thể xa vời vợi…
Sẽ chẳng tới nếu ta ngồi chờ đợi.
Chỉ con đường duy nhất phải vượt lên !
Dù ngày mai sẽ chẳng vẹn nguyên,
Những cô gái, chàng trai tuổi xuân hơ hớ.
Dù ngày mai sẽ bạt ngàn nấm mộ.
Những con người của thế hệ chúng tôi.
Mặc gian nan!
Mặc đạn bom rơi!
Đích phải đến là TỰ DO – ĐỘC LẬP.
Là Đất Nước sạch bóng quân xâm lược.
Là Bắc – Nam sum họp một nhà.
Mẹ sẽ vui
Ngày mai .Khải hoàn ca !
Chúng con hát dọc đường về thăm mẹ.
Ta tưng bừng,Ta thương người lặng lẽ.
Bởi Mất – Còn,
Cũng đến một ngày mai…
Chương hai:
KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
1- ĐƯỜNG VÀO
Đêm đầu tiên, Ngủ giữa rừng cây Chúng tôi níu rừng vào hai đầu cánh võng.Chống chếnh thế, Những ngôi nhà của Lính,Gió hướng nào thổi đến cũng thông thênh.Khoảng trời vuông trên mỗi “mái tăng” Không che được hạt mưa xiên xối xả.Đêm đầu tiên nên ai cũng lạ,Giấc ngủ chập chờn như lá rừng rơi …Anh lính gác hết đứng lại ngồi, Nghe tí tách mưa rơi trên áo bạt;Cách dăm nhà có ai khe khẽ hát. Đêm bỗng òa…Một thoáng nhớ xôn xao …Lại đằng kia có tiếng rít thuốc lào, Đêm vo lại, đỏ lừ mắt điếu.Ước gì có chiếc Hồ lô Kì diệu, Hút Đêm vào cho Lính khỏi chờ lâu…Đêm không ngủ. Là đêm rất sâu, Lính hóm hỉnh nghĩ ra đủ chuyện. Đứa thì bảo,Võng như hình trăng khuyết Treo giữa rừng và thức với ngàn cây.Đứa thì bảo, Võng như con thuyền đầy, Chở hờn căm trên dòng sông cạn.Dòng sông ấy là Đường ra Mặt trận. Bao Con Thuyền mải miết vượt bằng chân…Đứa lại nói Võng như cánh cung.Đêm để ngửa, bình minh lên sẽ “úp” Còn Người Lính là mũi tên vun vút, Phút bình minh là lao thẳng ngực thù! Có đứa láu lỉnh đến lạ chưa? Bảo, Mái Tăng giống như chiếc lọng, Lính xếp bằng ngồi trên cánh võng,Chẳng khác gì Quan Trạng ngày xưa.Thì, bây giờ nào có kém chi Khoa Đánh giặc,đậu nhiều Dũng sĩ. Ngày bái tổ, Ngày Ta thắng Mỹ, Dũng sĩ về còn hơn Trạng vinh qui… Đêm va vào xoong chảo đằng kia Vỡ từng tiếng.Lanh canh trên bếp lửa…Chúng tôi hiểu, Bình Minh về gọi cửa, Chỉ tích tắc thôi, Nhà Lính dỡ xong rồi. Chúng tôi lại đi…Náo nức những dòng người. Bình tông nước nối hai đầu Binh trạm. Nắm cơm vắt tòng teng trên lưng bạn, Biết độ đường còn mấy “đoạn dao quăng”. Gửi Đại Ngàn, những đêm phía sau.Phía Nỗi nhớ cứ dài vào vô tận. Bao gương mặt cỏ cây chưa kịp nhận. Đã vội ào đi trước lúc trời hừng. Để lại những địa danh – Khắc lên cây rừng.Những dấu thời gian còn tươi roi rói.Hàng Lốc lịch treo trên lưng chừng núi. Dọc đường vào Năm tháng cũng vào theo .
2. TÂN BINH
Thắc thỏm quá. Trận đánh đầu tiên.Những tân binh chưa thạo bắn.Giặc tràn lên sọc sằn như đàn rắn. Chúng tôi rợn người! Nhắm mắt! Ngồi im…! Bên chiến hào, người Lính Cựu thản nhiên. Anh thủ thỉ,” Lần đầu, ai chả thế!” Nói cho biết,” Tớ chẳng bằng Cánh Trẻ.Còn tệ hơn. Tè cả ra quần!…” Tôi thoáng nhìn, những cựu quân nhân.Gương mặt các anh như tạc bằng đá núi. Nét phong trần, làn da xẩm lại.Trước chúng tôi. Các anh hóa thiên thần! Bọn giặc ào lên! Mỗi lúc một gần.Lệnh phát hỏa! Chúng tôi ào ào bắn! Những viên đạn xả nòng không cần ngắm …Phía bên nào cũng có tiếng rên la …Nghe gằn đầy âm thanh AK Mà trận đánh tưởng chừng còn rất dữ … Mãi sau này chúng tôi mới rõ, Cánh tân binh,đã bắn phứa lên trời. Rồi trận đánh nào cũng kết thúc thôi. Chỉ huy bảo:“ Chúng ta đã thắng…”Bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc.Ta cũng nhiều chiến sĩ hy sinh Chúng tôi đi tìm Đồng đội của mình. Lóng ngóng quá, Những vòng tay ôm bạn. Người Lính Cựu đã dạn dày bom đạn, Bế đứa này… Rồi bồng đứa kia …Chàng lính ví mình như Quan Trạng xưa, Một trận thôi đã thành liệt sĩ. Ngày trở về, Ngày Ta thắng Mỹ Anh chẳng thể làm “Trạng vinh qui” Trước mộ các anh,chúng tôi lặng đi. Nhớ chuyện hôm xưa làm ai cũng khóc…Hoàng hôn xuống. Đỏ mọng từng con mắt. Đêm nặng đè lên mỗi “cánh cung”
3. TIẾNG CƯỜI CỦA LÍNH
Cuộc đời lính.Đạn trước mặt.Bom trên đầu.Mìn vùi dưới đất …Sống và chết đo bằng gang tấc.Thắng và thua đọ ở sức người. Có phải thế? Chúng tôi cười Cười chật đất Cười chật sông Cười chật suối…Đường ra trận nào ai tính tuổi ? Nên tiếng cười cứ lẫn cả vào nhau …Nếu gom được – Xin giữ cho mai sau. Phòng có giặc hãy phát làm vũ khí, Nếu còn sống nhớ mang về quê tớ, Những trận cười rừng rực sức trai …Những nụ cười hình hoa mơ, hoa mai Rụng trắng gốcvẫn khát ngày xây quả Những nụ cười thấm cả vào máu đổ Chôn dưới mồ vẫn cứ vút bay lên! Những nụ cười mang hình mũi tên Làm thế trận bủa vây quân giặc Những nụ cười nối phương Nam – Phương Bắc Cứ trùng trùng …Theo bước những đoàn quân Những nụ cười nuôi từ Lòng Dân Thành sức mạnh Kẻ thù nào thắng được? Những nụ cười của Bốn ngàn năm Dựng nước.Hóa thành đồng Muôn thuở Việt Nam ơi! Những nụ cười làm khô giọt lệ rơi.Ngày TOÀN THẮNG nếu con không về nữa Mẹ lắng nghe trong từng làn gió Có tiếng cười của đứa con yêu …
4. THI SĨ
Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài Phút khuây khỏa Làm thơ trên báng súng.Đời chẳng tĩnh Nên câu thơ quá động.Lục bát trèo Lên võng Đung đưa…Có phải vì quen với nắng mưa Nên câu thơ biết xòe ô cho bạn? Có phải quanh mình ùng oàng bom đạn, Nên trong thơ khao khát một nụ hồng! Có phải vì thương,vì nhớ cháy lòng Nên lửa cứ bập bùng nơi ta viết? Có phải vì anh yêu da diết Nên bài nào cũng nói về em? Chẳng tài đâu! Làm mãi rồi quen Như đánh giặc lâu ngày thành lính cựu.Trước cuộc sống Bao cái Hùng tề tựu Dẫu chẳng là Thi Sĩ …Cũng Thơ! Ẫy là nói những đứa ngu ngơ Chứ thế hệ thì thiếu gì đứa giỏi.Đánh giặc cừ Làm thơ cũng sõi, Dũng Sĩ và Thi Sĩ rất xứng danh. Đêm bồi hồi bên cánh rừng xanh Náo nức quá! Nghe Chương trình văn nghệ“ Thơ Chiến sĩ ”? Sao nhạc buồn đến thế? Lính nhớ nhà…càng nhớ nhà hơn! Ơi!Tiếng đàn bầu Nỉ non Nỉ non…Đem thân phận thả vào đêm chiến trận Này Cung Nhớ! Này Cung Thương! Này Cung Hờn! Này Cung Hận! Hỏi cung nào Người Lính chẳng từng qua ???
5. ĐÓI
Trận đánh này. Chúng tôi giữ điểm cao,Quần cả tháng, lương ăn không còn nữa! Giặc vây chốt đông như đàn kiến lửa Phía chúng tôi … Còn lại mấy đứa thôi.Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi, Cái sợ nhất lúc này là đói. Đói vàng mắt, Đói long đầu gối, Đói phạc phờ, Đói thừa cả chân tay…! Mà lạ chưa?Vào chính lúc này, Chúng tôi lại đánh lui quân giặc. Có lẽ vì chẳng cách nào khác được! Có lẽ vì… Còn – Mất đó thôi…Phía chân đồi, giặc đã rút rồi. Cái Đói lại xông lên ngợp chốt. Không thể bắn, Và cũng không thể giết Muốn cầm hòa…Cái Đói Chẳng buông tha ! Đồng đội tôi gục xuống giữa chiều tà… Gạo vừa tới, cơm còn đang nấu dở Boong canh rừng lục bục sôi trên lửa Bạn đi rồi… Chẳng kip bữa cơm no ! Ôm xác bạn chúng tôi khóc hu hu! Người đói chết trên tay người đói lả Chôn bạn xong… Đói tràn lên cỏ Tôi cầm cành cây, đói lả trước mồ …Chúng tôi thường cúng bạn cả nồi to Cơm đấy, canh đấy… Bạn ăn đi khỏi đói ! Sống giữ chốt Chết thành ma đói Đêm đứt rời … Bởi những cơn đau….
6. TIẾN VỀ THÀNH PHỐ
Từng trận đánh, cứ nối tiếp nhau Như mùa lũ ngập dần đôi bờ đất Từng chiến dịch mở bung mặt trận Như gió ngàn ồ ạt thổi võng thung. Mùa mưa đi qua.Khô khát những cánh rừng. Cây trút lá bên đường tơi tả. Đất như choàng tấm chăn màu đỏ. Những nấm mồ đồng đội rực lên! Tiến về Sài gòn Từ khắp nẻo Trường Sơn .Đại bác Xe tăng Chuyển rung thành phố Rầm rập những Binh đoàn Ào ào thác đổ Cả nước dồn về Trùng điệp quân đi. Các hướng tấn công Thần tốc – diệu kỳ Ngày mai hiện dần Bằng xương Bằng máu Ngày mai sẽ về Gang tấc nữa thôi! Gang tấc nữa thôi! Cờ giải phóng tung bay dinh Độc Lập Tổ quốc tưng bừng niềm vui thống nhất Chúng con sẽ về Bên mẹ Mẹ hiền ơi! Gang tấc nữa thôi! Ác liệt lại ngàn lần ác liệt Sào huyệt cuối cùng Sào huyệt lửa bung ra. Máu Người Lính đã thấm rừng già, Nay lại đổ dọc đường vào Thành Phố ! Người lính cựu, Mang nửa đời chữ thọ, Có ai ngờ! Ngã xuống,Trước ngày mai.Chúng tôi nghiêm trang Đứng trước thi hài Người Đồng đội,Người Anh, Người Thầy trong trận mạc.Giữa Sài Gòn – 30 THÁNG TƯ.
Chương ba: SAU CHIẾN TRANH
1. LÀNG XƯA
Giặc tan rồi Chúng tôi trở về quê Bồi hồi quá! Những bàn chân lính Chiếc ba lô trên lưng nhẹ tếch Chỉ nặng nhiều là mấy búp bê.Khao khát gì mà bồng bế thế kia? Hay ở rừng lâu ngày không bóng trẻ? Ngoài mặt trận nào ai thành bố – mẹ Tìm đâu ra tiếng bé khóc chào đời. Hay tuổi xuân ta trầm bổng cuối trời? Như hạt mưa sa xuống vườn đồng đội Hay vì thương cây tháng năm ngóng đợi? Mùa hoa về cho tươi lại cành xanh.Thôi! Gác lại một thời chiến tranh, Ào về nơi chôn nhau, cắt rốn. Để ngắm Mẹ Cho hả hê nỗi nhớ. Để nhìn Cha Cho đã buổi thương Người.Để được gặp, Nàng mặc áo nâu tươi Khoe với Em rằng: chỉ thêu vẫn thắm, Rằng: hai đứa chẳng còn xa ngàn dặm, Rằng: hôm nay thuyền đã cập bến rồi. Đây mái nhà tuổi thơ của tôi. Đây bậu cửa chắn ngang thời lẫm chẫm. Đây hình vẽ ngu ngơ thời chấy rận, Màu than đen còn nhánh đến bây giờ.Đây hàng cau cha trồng từ ngày xưa. Rụng đỏ đất…Những mùa đành để lỡ. Đây vườn trầu mẹ ươm hồi ta nhỏ, Rơi vàng trời như thể khát tìm cau. Đây con đường nối sang nhà nhau. Bên ấy, bên này đi về một ngõ. Đêm. Họp Đoàn cùng chung đuốc tỏ, Ta soi cho Em về tới sân nhà. Đây xóm làng lam lũ của ta. Những bữa cơm còn đầy mâm rau má. Người ra trận vẫn mang manh áo vá. Trẻ tới trường, quyển sách đọc thay nhau. Mùa đông về chăn chưa đủ ấm đâu, Mùa hạ đến chẳng đủ màn ngăn muỗi.Ta gặp ai cũng già trước tuổi.Biết: Hy sinh đâu chỉ ở chiến trường! Ơi! Xóm làng mà ta gọi Quê hương, Người ra trận đông hơn người ở lại, Đã kín vách BẢNG VÀNG DANH DỰ, Giờ lại nhiều BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG. Bao hố bom chằng chịt trên đồng, Nghe lành lạnh tiếng cá cờ búng nước. Hiểu hạt gạo nuôi quân ngày chiến cuộc, Đã chan hòa, Máu với Mồ hôi.
2. MẸ
Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày…mình mơ. Bây giờ mắt mẹ đã mờ, Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run. Như là để thật tôi hơn Mẹ rờ vết sẹo vai con ngày nào. Nhận ra, mắt Mẹ lệ trào Rưng rưng…vào khoảng khát khao con về.Và tôi cứ thế lặng đi Trước pho Tượng Phật từ bi giữa nhà. Mấy năm đánh giặc đường xa Chẳng ngờ đâu Mẹ tôi già thế kia? Hàm răng đen nhánh ngày xưa Đi đâu vội,để nắng mưa cối trầu? Hạt sương kéo sợi trên đầu Bảo tôi: Đời Mẹ dãi dầu đấy thôi. Mắt huyền xưa buộc Cha tôi Bây giờ,Mẹ buộc lá rơi ngoài thềm. Mỏng manh chiếc áo vải mềm,Tuổi thơ tôi để trong nền yếm nâu. Yếm Người nào có rộng đâu. Mà sao như thửa đất giàu mênh mông…Ở đây cũng thể Thành đồng Ở đây nuôi những Anh hùng nước non.Yếm vuông cho giọt sữa tròn Đọng trong mỗi dấu chân con tháng ngày. Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày mình mơ! Mẹ tôi giờ, mắt đã lòa Nhìn tôi bằng ngón tay già… rưng rưng…
3. MẶT TRẬN KHÔNG TIẾNG SÚNG
Chúng tôi về với việc nhà nông, Đông hơn cả, Vì đồng rộng lắm Những người lính một thời chiến trận Giờ lại về cuốc bẫm cày sâu. Ruộng có bờ, Việc chẳng có bờ đâu Buổi lật cỏ đã lo ngày bắc mạ. Gieo trên đất những mầm vui hối hả, Những lo toan, thắc thỏm, trông chờ.Tưởng đã quen rồi, sao vẫn gặp bất ngờ? Bất ngờ hạn – mặt đồng khô như ngói. Bất ngờ úng – lúa chìm trong tê tái. Bất ngờ sâu – đau thắt ruột người trồng. Cấy cây lúa Là cấy phận nhà nông. Xòe bàn tay tính từng ngày, từng tháng. Mặt trời lên đến thâu đêm lại sáng. Bóng người còng, mơ…lúa tròn bông.Hạt gạo dẻo thơm? nào dễ hiểu đồng, Khi chưa có một lần với lúa. Khi cuộc đời lượt là trong nhung lụa, Đã chắc gì hiểu nổi bát cơm bưng ? Đã chắc gì biết cái rét cuối đông? Chân mẹ nẻ ngậm bùn rét giá. Đã chắc gì biết những chiều nắng hạ? Áo cha dầy thêm mỗi bận mồ hôi. Về với đồng mới hiểu hết đồng ơi! Bát cơm chan mồ hôi – nước mắt Lại có chuyện… những người khuất tất Lại bão giông… rình rập trên đầu…Ta đã qua dài rộng rừng sâu,Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ? Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No? Mà lăn lóc cả đời với đất Từ mặt trận, mang Cái còn – Cái mất Trở về làng đánh đổi Cái có – Cái không… Phải vượt lên thôi! Mình tự cứu mình.Than phận làm gì cho thêm yếu lính? Đất Nước chiến tranh ra đi đánh giặc.Đất Nước hòa bình, tất cả dựng xây. Nào tập đi! Cho thẳng những đường cày Cho con trâu khỏi nhắc người: vắt – diệt Cho vụ mùa gối tiếp nhau mải miết Cho đồng làng bông lúa gọi : đời no! Nào học đi! Ta mới chỉ i tờ. Nghề nhà nông còn bao điều mới lạ, Muốn xênh xang từ cọng rơm, gốc rạ. Phải hiểu đồng, như hiểu chiến trường xưa. Ta đã nghe ! Nhiều đồng đội gần, xa Bát ăn đủ rồi, giờ thêm bát để.Đã rộng cửa nhà,Đã yên dâu – rể, Đã ông – bà… còn rất lính mà Em! Ta lại nghe.Từ phía mặt trời lên Tiếng tần tảo gõ vang đường xuống chợ Những mảnh vườn cho mùa chín đỏ Thơm chật gùi…Đồng đội địu trên lưng. Và đằng kia, trên khắp nẻo núi rừng, Bao trang trại mở đường vào giàu có. Nhiều người lính đã thành ông chủ. Cũng đình huỳnh xe máy hon đa. Vườn-Ao-Chuồng xây cất Vi la, Ai bảo lính không biết làm kinh tế? Bao doanh nghiệp tư nhân Bao nhiêu nhà tỷ phú Cũng đều từ những Cựu Chiến binh.Ta dõi theo vóc dáng những công trình.Bao người lính trở về xây thủy điện Đời lại thắp những NGỌN ĐÈN trước biển Sóng gầm gào…Đèn vẫn sáng lung linh. Ấy là khi Ta tự biết vượt mình Trước cuộc sống Có bao điều Cầu ước.Nếu được ước Xin ước cho tất cả Đừng hóa mình xa lạ với Nhân Dân.
Chương 4: HỒI TƯỞNG
Thế hệ chúng tôi, Đi qua Chiến Tranh.Đời mỗi đứa là một thời để nhớ Về đồng đội, Về những ngày khói lửa Về những hy sinh,… không nói hết bằng lời. Bao cô gái Bao chàng trai Lứa tuổi đôi mươi Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ Những cái tên…ngày nào xanh nhãn vở Giờ xếp hàng Đỏ rực nghĩa trang.Có những hy sinh Âm ỉ với thời gian Người trở về trên mình đầy thương tích Chiếc nạng gỗ gõ dọc chiều cơn lốc Hiểu con đường đang chín giọt mồ hôi.Có đứa về lành lặn hẳn hoi Nào ai hay?Chất độc vùi trong bạn Lúc làm cha mới biết mình trúng đạn Vết thương – Là con anh. “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Bài hát gọi ta về quân ngũ.Cuộc sống Lính có khi nào đầy đủ? Thiếu thốn nhiều nên cũng phải quen đi! Cũng phải quen. Như thể chẳng thiếu gì Vì khi ấy chiến trường cần phải thế! Ngày trở về Ta không còn trai trẻ.Giữa đời thường cái thiếu lại thiếu thêm.Những hy sinh không thể bắc lên cân. Càng không thể quy thành tem phiếu. Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới! Không thể đem những ngày lửa khói Giữa thị trường đánh đổi lấy ấm no! Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò, Làm công nghiệp trong thời mở cửa. Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ, Nếu chân mình còn nặng đế cao su! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Bài ca ấy đã trở thành lẽ sống! Chúng tôi hát từ buổi tò te lính.Đến bây giờ vẫn hát- Những Cựu binh.