Số lần xem
Đang xem 8975 Toàn hệ thống 16633 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
* Trần Đình Lý cùng với Vien Ngoc Nam và 46 người khác.ngày 12 7 2021 kính viếng Giáo sư Tôn Thất Trình, Cựu Giáo sư của Khoa Nông học, Giám đốc Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân Trường Đại học Nông Lâm TPHCM ngày nay) vừa từ trần tại Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 7 năm 2021, nhằm ngày 2 tháng 6 năm Tân Sửu, hưởng thọ 90 tuổi. Lễ Thăm viếng và Hoài niệm 9:00-12:00 ngày 25 tháng 7 năm 2021.Trường Đại học Nông Lâm TPHCM Thành kính chia buồn với gia đình Thầy, vàHoài niệm Thầy.
Giáo sư Tôn Thất Trình:-Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học Nhiệt Đới Nogent-sur Marne – Paris (1955).-1963: Giảng dạy nông học tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc – Sài Gòn.-1964: Giám đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn.-1967:Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa chính quyền miền Nam Việt Nam.
Trong thời gian làm việc tại trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, GS lập ra các ban như Ban Kinh tế Nông nghiệp, Ban Ngư Nghiệp nay là Trường Ngư Nghiệp Nông Lâm Thủ Đức, ban Công Thôn, và làm giáo sư thỉnh giảng cho trường đại học nông nghiệp viện đại học Cần Thơ về các môn cây công nghệ như cao su, dừa, bông vải, mía làm đường.
Tháng 10 năm 1975, FAO tuyển dụng làm chuyên viên nông nghiệp tại Kaedi,Mauritania. Nhờ làm lúa gạo thành công ở Kaedi (năng xuất 3 vụ 23- 30 tấn / năm), FAO năm 1977 đề bạt lên giữ chức Giám đốc dự án OMVS phát triển nông nghiệp vùng sông Senegal cho 3 quốc gia là Sénégal, Mauritanie và Mali. Trong thời gian ởOMVS, FAO cũng phái đi công cán làm các dự án lúa gạo cho Guinée Bissau, Sierra Leone và Liberia, Phi Châu.
Năm 1980, được FAO tuyển chọn làm chuyên viên lúa gạo chánh cho FAO trung ương tại Rome, Ý, kiêm chức vụ thư ký kỹ thuật, sau này đổi thành tổng thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, lúc đó gồm 115 quốc gia có trồng hay thí nghiệm lúa gạo trên thế giới. Trong thời gian ở Roma. được phái đi thường xuyên nghiên cứu, lập dự án nông nghiệp v.v. tại Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Niger, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Madagascar, Comores… ở châu Phi, Brasil ở châu Mỹ, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Serbia, Albania, Bulgaria
Tốt nghiệp Tú Tài phần hai, thì được học bổng ” Bảo Đại ” (Pháp cấp cho mọi người Việt Nam đỗ tú tài hai), sang Pháp tháng 8 năm 1950. Sửa soạn thi vào các trường Cao đẳng Pháp ở lycée Louis – LeGrand và năm 1952 đỗ thi tuyển vào Viện Quốc gia Nông học – Institut National Agronomique – Paris, khi đó còn nằm ở khu phố Quartier Latin gần vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg). Viện Nông Học này trước đó, có hai người Việt Nam tốt nghiệp nổi danh là Thượng nghị sĩ Nam Kỳ Bùi Quang Chiêu người Việt đầu tiên tốt nghiệp cuối thế kỷ thứ 19 và bà quận công (Duchesse D’ Annam), công chúa Như Mai con gái vua Hàm Nghi, đỗ đầu vào Viện, tên khắc bảng vàng ở cổng vào Viện.Nguồn:
ĐIẾU VĂN TIỄN GIÁO SƯ TÔN THẤT TRÌNH
Giáo sư Thái Công Tụng
Trước linh sàng giáo sư Tôn Thất Trình, xin thay mặt các bằng hữu xa gần từ các cơ sở giáo dục Đại học Nông nghiệp Sài Gòn, v.v, tôi thành kính chia buồn với gia đình về sự ra đi vĩnh viễn của giáo sư Tôn Thất Trình.
Thầy Tôn Thất Trình trong nhiều năm là Giám Đốc Trung tâm Giáo dục Nông nghiệp Sài Gòn và đã đào tạo rất nhiều sinh viên . Với cương vị Giám Đốc của Trường, giáo sư Trình đã một lòng đem khoa học về với ruộng đồng Việt Nam, gửi cán bộ giảng dạy đi tiếp tục đào tạo ở Mỹ, tạo nên một cơ sở vững chắc cho Viện những năm sau này.
Hôm nay, giáo sư Tôn Thất Trình đã đi thật xa, lìa bỏ các đồng môn, đồng nghiệp, môn sinh, đưa thầy vào giấc ngủ miên viễn, sang nước Nhược, non Bồng. Cát bụi, hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, thầy Trình đã lìa bỏ thế giới ta bà này sang thế giới tịnh độ bên kia để hưởng an bình. Ta là cát ta sẽ về với bụi Trả trần gian những cay ðắng muộn phiền Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!
Quả thật, thầy Tôn Thất Trình đã xuôi tay nhắm mắt. Tuổi dương gian gần 90 năm, dài mà ngắn, dài vì cuộc đời trôi nổi, vận nước điêu linh, qua nơi định cư đất Cali ngày nay. Chỉ một bước ngắn, chúng ta chuyển từ cõi này qua cõi khác. Ai cũng ngại ngần trước nhịp bước vô định này. Cái bước dùng dằng từ một chỗ đứng cân bằng trên mặt đất sang chỗ chênh vênh mây trời là cái bước mỗi con người phải trải qua. Cái điều chắc chắn sẽ xảy ra này, chúng ta không muốn nghĩ tới. Càng thêm tuổi, chúng ta càng làm lơ không muốn nghĩ tới. Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp…
Hình tướng vốn theo lẽ vô thường: nay còn, mai mất, theo luật của Tạo hóa, tấm thân tứ đại của anh Tôn Thất Trình sẽ trở về với cát bụi, nhưng trong tâm tưởng của bạn bè xa gần, không thể nhạt nhòa những hình ảnh của thầy Trình. Con người phát sinh từ hư vô như một ánh sao sa trong trời vắng, tự tạo lấy phẩm giá cho mình rồi lại trở về với hư vô nhưng sẽ hân hoan mãn nguyện vì đã gieo một vệt sáng cho đời, dù chỉ là một vệt sáng cô đơn trong trường dạ tối tăm của trời đất: Giáo sư đã để lại cho hậu thế nhiều sách về Nông học và Hoa Màu, Cây ăn trái v.v…
Xin Đức Phật từ bi đưa linh hồn Thầy Trình về Cõi Phật: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ tát; Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát; Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ tát
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”.Lê Quý Đôn là danh sĩ tinh hoa, nhà bác học, nhà thơ lớn Việt Nam, quan đại thần thời Lê Trung Hưng. Lê Quý Đôn qua bài thơ ‘Gia Cát Lượng’ đã thể hiên tâm sự và chí hướng: “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Bài nghiên cứu này là tìm tòi của Hoàng Kim về Lê Quý Đôn tinh hoa, con người, sự nghiệp và bài học lịch sử.
Các nhà sử học, nhà văn học Việt Nam thường đồng tình với sự đánh giá của nhà sử học Phan Huy Chú lừng lẫy bách khoa thư : “Ông (Lê Quý Đôn) có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà (vẫn) giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh (ông) làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng trên đời. Văn thơ ông làm ra gọi là Quế đường tập có mấy quyển” (trong “Nhân vật chí”). “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên…, không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”. Nhiều nhà nghiên cứu đều tâm đắc nhận định ” (Lê Quý Đôn là ) nhà bác học ham đọc, ham biết và ham viết” , “một nhà bác học có kiến thức hết sức uyên bác và đa dạng”.
Lê Quý Đôn không chì là nhà bác học lớn nhà thơ lớn mà trước hết trên hết ông còn là một danh sĩ tinh hoa, một đại quan rất được triều đình Lê Trịnh và người đương thời kính trọng. Lê Quý Đôn con người và sự nghiệp ấy không chỉ là trước tác mà còn là triều đại. Ông cho tới lúc mất còn được truy tặng hàm Công bộ Thượng thư tước Dĩnh Quận công.
Lê Quý Đôn kính trọng Gia Các Lượng xưa cúc cung tận tuy cho triều đại thời mình. Việc Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nhất định từ quan lui về viết sách đã thể hiện tầm nhìn và ngôn chí của ông. Bài viết ‘Gia Cát Lượng’ soi thấu nhiều điều sâu sắc của một danh sĩ tinh hoa.
Giáo sư Văn Tân ở Viện Sử học đánh giá thật xác đáng: “Lê Quý Đôn không chỉ là nhà bác học và nhà thơ tài danh, ông còn là một nhà trí thức muốn có những cải cách trong xã hội Việt Nam; một nhà chính trị quan tâm đến nhân dân, gần gũi nhân dân, và hiểu những mong muốn của nhân dân; một danh sĩ tinh hoa cấp tiến có tư tưởng tự tôn và tự hào dân tộc Việt Nam”.
Chuyên luận ‘Lê Quý Đôn với Phật Giáo‘ của Thích Nhuận Thịnh cho thấy “Qua nghiên cứu thiên Thiền dật của Lê Quý Đôn, điều chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, ông là một Nho sĩ có thiện cảm với Phật giáo“;
Thời thế và cuộc đời Lê Quý Đôn sáng tỏ góc khuất trong sự nghiệp của ông.
LÊ QUÝ ĐÔN CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIIỆP
Lê Quý Đôn (1726 – 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường là đại quan, bác học, nhà thơ lớn thời Lê trung hưng. Lê Quý Đôn sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam; nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương (không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu. Lê Quý Đôn thuở nhỏ tư chất thông minh nổi tiếng “thần đồng”, 5 tuổi đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi, 12 tuổi, đã học “khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”. Giai thoại lưu truyền bài “Rắn đầu biếng học ” của ông. Chuyện rằng, một hôm, Tiến sĩ Vũ Công Trấn đến thăm Tiến sĩ Lê Phú Thứ là người bạn cùng đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1724. Nghe con bạn là Lê Quý Đôn nhỏ tuổi hay chữ, nên ông Trấn lấy đầu đề “Rắn đầu biếng học” để thử tài. Ít phút sau, Lê Quý Đôn đã làm xong bài thơ dưới đây:
Chẳng phải “liu điu” vẫn giống nhà!
“Rắn đầu” biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn “hổ lửa” đau lòng mẹ,
Nay thét “mai gầm” rát cổ cha.
“Ráo” mép chỉ quen tuồng lếu láo,
“Lằn” lưng cam chịu vệt năm ba. Từ nay “Trâu” Lỗ xin siêng học,
Kẻo “hổ mang” danh tiếng thế gia!
Bài thơ ý tứ cao kỳ, mỗi câu có tên một loài “rắn”
Lê Quý Đôn năm Kỷ Mùi theo cha lên học ở kinh đô Thăng Lon, năm Quý Hợi (đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên) lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang ở phường Bích Câu làm vợ. Cô là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718). Ông dạy học và viết sách trong khoảng thời gian 1743–1752 và viết sách Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông dự thi Hội đỗ Hội nguyên, vào thi Đình, đỗ Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều đỗ đầu.
Lê Quý Đôn sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753), được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754). Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam, phát giác “6, 7 viên quan ăn hối lộ”. Tháng 5 năm đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa…rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất. Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện. Năm Kỷ Mão (1759), vua Lê Ý Tông mất, triều đình cử ông làm Phó sứ, tước Dĩnh Thành bá, để cùng với Lê Duy Mật, Trịnh Xuân Chú cầm đầu phái đoàn sang nhà Thanh (Trung Quốc) báo tang và nộp cống (1760). Trên đường sang Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), Lê Quý Đôn thấy các quan lại nhà Thanh có thói quen gọi đoàn sứ của nước Đại Việt (Nay là Việt Nam) là “di quan, di mục” (quan lại mọi rợ), ông lên tiếng phản đối, từ đấy họ mới gọi là “An Nam cống sứ”. Ông trong chuyến đi này đã được các quan lớn triều Thanh như Binh bộ Thượng thư Lương Thi Chinh, Công bộ Thượng thư Quy Hữu Quang và nhiều nho thần khác tìm đến thăm. Lê Quý Đôn tại điện Hồng Lô, đã gặp đoàn sứ thần Triều Tiên do Hồng Khải Hi đứng đầu. Tại đây ông đã làm thơ với sứ thần Triều Tiên và các đại quan triều Thanh và cho họ xem ba tác phẩm của mình là Thánh mô hiền phạm lục, Quần thư khảo biện và Tiêu Tương bách vịnh Tài văn chương và ứng đáp của ông làm cho họ tôn trọng và khen ngợi.
Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nước năm Nhâm Ngọ, (1762), được thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các.Năm Quý Mùi (1763), ông viết Bắc sứ thông lục và được cử coi thi Hội. Năm Giáp Thân (1764), ông dâng sớ xin thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ “đã quá lạm dụng quyền hành, giày xéo lên pháp luật”, nhưng không được chúa nghe. Cũng trong năm đó, ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi đổi làm Tham chính xứ Hải Dương năm Ất Dậu (1765), song ông dâng sớ không nhận chức và xin về hưu. Theo Phan Huy Chú, lời sớ đại khái rằng: “Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho về làng.” Được chấp thuận, ông trở về quê “đóng cửa, viết sách”. Đầu năm Đinh Hợi (1767), chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Nghe theo lời tâu của Nguyễn Bá Lân, chúa cho triệu Lê Quý Đôn về triều, phong làm chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.lên vua Lê Hiển Tông đọc. Tháng 9 năm đó, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan (tước Phan Phái hầu) đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Năm Mậu Tý (1768), ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh. Năm Kỷ Sửu (1769), ông dâng khải xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa. Năm Canh Dần (1770), bàn đến công lao đánh dẹp, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Mùa thu năm ấy, ông và Đoàn Nguyễn Thục nhận lệnh đi khám duyệt hộ khẩu ở xứ Thanh Hóa. Xong việc trở về, ông tâu xin tha bớt các thuế thổ sản, thủy sản cho các huyện và thuế thân còn thiếu. Chúa Trịnh liền giao cho triều đình bàn và thi hành. Ít lâu sau, ông được thăng Tả thị lang bộ Lại. Khi lãnh trọng trách này, ông có tâu trình lên bốn điều, được chúa khen ngợi, đó là: 1) Sửa đổi đường lối bổ quan. 2) Sửa đổi chức vụ các quan. 3) Sửa đổi thuế khóa nhà nước. 4) Sửa đổi phong tục của dân. Năm Nhâm Thìn (1772), ông được cử đi điều tra về tình hình thống khổ của nhân dân và những việc nhũng lạm của quan lại ở Lạng Sơn. Năm Quý Tỵ (1773) đại hạn, ông tâu trình 5 điều, đại lược nói: “Phương pháp của cổ nhân đem lại khí hòa, dẹp tai biến, cốt lấy lễ mà cầu phúc của thần, lấy đức mà khoan sức dân” . Chúa nghe theo, bổ ông làm Bồi tụng (Phó Tể tướng), giữ việc dân chính, kiêm quản cơ Hữu hùng, tước Dĩnh Thành hầu. Trong năm này, ông viết Vân đài loại ngữ.
Lê Quý Đôn được cử giữ chức Lưu thủ ở Thăng Long tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), khi chúa Trịnh Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa. Đầu năm Ất Mùi (1775), tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm được Thuận Hóa. Tháng 2 năm đó, chúa Trịnh trở về kinh, rồi thăng ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Cũng trong năm đó xảy ra vụ Lê Quý Kiệt (con Lê Quý Đôn) đổi quyển thi với Đinh Thời Trung bị phát giác, cả hai đều bị tội. Vì là đại thần, Lê Quý Đôn được miễn nghị . Năm Bính Thân (1776), chúa Trịnh Sâm đặt ty trấn phủ ở Thuận Hóa. Lê Quý Đôn được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ, để cùng với Đốc suất kiêm Trấn phủ Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại quân Tây Sơn. Tại đây, ông soạn bộ Phủ biên tạp lục. Ít lâu sau, ông được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử Năm Mậu Tuất (1778), được cử giữ chức Hành tham tụng, nhưng ông từ chối và xin đổi sang võ ban. Chúa Trịnh chấp thuận, cho ông làm Tả hiệu điểm quyền Phủ sự (quyền như Tể tướng, tạm coi việc phủ chúa), tước Nghĩa Phái hầu. Tháng 4 năm đó, Lê Thế Toại dâng bài khải công kích Lê Quý Đôn. Năm sau (1779), ông lại bị Hoàng Văn Đồng tố cáo, nên bị giáng chức. Năm Tân Sửu (1781), ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán được nối ngôi chúa. Chỉ vài tháng sau, quân tam phủ nổi loạn giết chết Quận Huy (Hoàng Đình Bảo), phế bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm, mẹ Trịnh Cán), lập Trịnh Khải làm chúa. Nhớ lại hiềm riêng, Nguyễn Khản nói với chúa Trịnh Khải giáng chức Lê Quý Đôn]. Đầu năm Quý Mão (1783), ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,…Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi. Thương tiếc, chúa Trịnh Tông (tức Trịnh Khải) đã đề nghị với vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày, cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ tang, đồng thời cho truy tặng Lê Quý Đôn hàm Công bộ Thượng thư. Đến khi vua Lê Chiêu Thống nắm quyền chính, ông được gia tặng tước Dĩnh quận công.
LÊ QUÝ ĐÔN VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT
Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn thời Lê mạt đã lưu lại một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ, nổi bật nhất là các bộ sách:
1) Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Lê Quý Đôn chức quan như Phó Thủ Tướng Chính phủ ngày nay việc quan thật trọng trách và bận rộn. Tập bút ký này của Lê Quý Đôn thật sự quan trọng và quý giá nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Kiến văn tiểu lục là tác phẩm lớn, được chiêm nghiệm, biên soạn thật công phu và nghiêm cẩn, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn. Sách đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách, núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác, cho tới các lĩnh vực như thơ văn, sách vở… vớí nhiều lĩnh vực rất phong phú.
2) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử, là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.
3) Phủ biên tạp lục là tài liệu hệ thống hóa tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước, để tìm kế sách an dân mà Lê Quý Đôn gọi là Phủ tức là phủ dụ “vổ yên trăm họ” . Bộ sásh này được viết trong thời gian Lê Quý Đôn làm quan Hiệp Trấn Thuận Hoá, tại vùng đất vốn trước đó là trung tâm chính trị toàn xứ Đàng Trong. Lê Quý Đôn đã tổ chức công việc biên soạn, cần cù làm việc, ghi chép cẩn trọng tỷ mỷ, đối chiếu xác minh chỉnh lí đúc kết hệ thống hóa tất cả những thông tin quan trọng về chính trị quân sự kinh tế văn hóa xã hội của xứ Đàng Trong tại tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế khóa giáo dục, thi cử … Kết quả đúc kết hệ thống này đã tạo nên toàn cảnh của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam. Bộ sách này có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao. Sau này ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là quan Hiệp trấn cũng đã viết bộ “Gia Định thành thông chí” hệ thống hóa thông tin Đàng Trong tương tự cách làm của Lê Quý Đôn.
4) Vân đài loại ngữ gồm 9 quyển, là “bách khoa thư” đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… sắp xếp có hệ thống theo Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội… Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến, Tên sách Vân Đài Loại Ngữ được giảng nghĩa: Vân: là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương. Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương. Loại: là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành. Ngữ : là lời nói, câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.
5) Toàn Việtthi lục với 6 quyển, được hoàn thành vào năm 1768, tuyển chọn 2.000 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý đến đời Lê
6) Quế Đường thi tập, gồm 4 quyển tích hợp vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc. Quế Đường thi tập Thi Viện có giới thiệu 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện.
6) Quần thư khảo biện,Thánh mô hiền phạm lụcvà các tác phẩm khác (*) … là những tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết học, lịch sử, chính trị. do Lê Quý Đôn biên soạn, Theo Phan Huy Chú thì Lê Quý Đôn còn có Quế Đườngvăn tập, gồm 4 quyển, nhưng sách này đã mất.
(*) Dương Quảng Hàm đánh giá: Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học ở đời Lê mạt: một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tác phẩm của ông tuy đã thất lạc ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để ta khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước Việt. Các tác phẩm chữ Hán của Lê Quý Đôn có thể chia ra làm 5 loại 1.) Các sách bàn giảng về kinh, truyện như: Dịch kinh phu thuyết (Lời bàn nông nổi về Kinh Dịch), gồm 6 quyển.Thư kinh diễn nghĩa (Giảng nghĩa Kinh Thư), gồm 3 quyển, đã được khắc in, có tựa của tác giả đề năm 1772. Xuân thu lược luận (Bàn tóm lược về kinh Xuân thu). 2. Các sách khảo cứu về cổ thư như: Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách), gồm 4 quyển, đã khắc in, có tựa của tác giả (đề năm 1757), của Chu Bội Liên (người nhà Thanh) và của Hồng Hải Hi (sứ Triều Tiên đề năm 1761). Thánh mô hiền phạm lục (Chép về mẫu mực của các bậc thánh hiền), gồm 12 quyển, có tựa của Chu Bội Liên và Hồng Khải Hi đề năm 1761; V&aci
* Trần Đình Lý cùng với Vien Ngoc Nam và 46 người khác.ngày 12 7 2021 kính viếng Giáo sư Tôn Thất Trình, Cựu Giáo sư của Khoa Nông học, Giám đốc Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân Trường Đại học Nông Lâm TPHCM ngày nay) vừa từ trần tại Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 7 năm 2021, nhằm ngày 2 tháng 6 năm Tân Sửu, hưởng thọ 90 tuổi. Lễ Thăm viếng và Hoài niệm 9:00-12:00 ngày 25 tháng 7 năm 2021.Trường Đại học Nông Lâm TPHCM Thành kính chia buồn với gia đình Thầy, vàHoài niệm Thầy.
Giáo sư Tôn Thất Trình:-Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học Nhiệt Đới Nogent-sur Marne – Paris (1955).-1963: Giảng dạy nông học tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc – Sài Gòn.-1964: Giám đốc trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn.-1967:Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa chính quyền miền Nam Việt Nam.
Trong thời gian làm việc tại trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn, GS lập ra các ban như Ban Kinh tế Nông nghiệp, Ban Ngư Nghiệp nay là Trường Ngư Nghiệp Nông Lâm Thủ Đức, ban Công Thôn, và làm giáo sư thỉnh giảng cho trường đại học nông nghiệp viện đại học Cần Thơ về các môn cây công nghệ như cao su, dừa, bông vải, mía làm đường.
Tháng 10 năm 1975, FAO tuyển dụng làm chuyên viên nông nghiệp tại Kaedi,Mauritania. Nhờ làm lúa gạo thành công ở Kaedi (năng xuất 3 vụ 23- 30 tấn / năm), FAO năm 1977 đề bạt lên giữ chức Giám đốc dự án OMVS phát triển nông nghiệp vùng sông Senegal cho 3 quốc gia là Sénégal, Mauritanie và Mali. Trong thời gian ởOMVS, FAO cũng phái đi công cán làm các dự án lúa gạo cho Guinée Bissau, Sierra Leone và Liberia, Phi Châu.
Năm 1980, được FAO tuyển chọn làm chuyên viên lúa gạo chánh cho FAO trung ương tại Rome, Ý, kiêm chức vụ thư ký kỹ thuật, sau này đổi thành tổng thư ký Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, lúc đó gồm 115 quốc gia có trồng hay thí nghiệm lúa gạo trên thế giới. Trong thời gian ở Roma. được phái đi thường xuyên nghiên cứu, lập dự án nông nghiệp v.v. tại Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Niger, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Madagascar, Comores… ở châu Phi, Brasil ở châu Mỹ, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Serbia, Albania, Bulgaria
Tốt nghiệp Tú Tài phần hai, thì được học bổng ” Bảo Đại ” (Pháp cấp cho mọi người Việt Nam đỗ tú tài hai), sang Pháp tháng 8 năm 1950. Sửa soạn thi vào các trường Cao đẳng Pháp ở lycée Louis – LeGrand và năm 1952 đỗ thi tuyển vào Viện Quốc gia Nông học – Institut National Agronomique – Paris, khi đó còn nằm ở khu phố Quartier Latin gần vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg). Viện Nông Học này trước đó, có hai người Việt Nam tốt nghiệp nổi danh là Thượng nghị sĩ Nam Kỳ Bùi Quang Chiêu người Việt đầu tiên tốt nghiệp cuối thế kỷ thứ 19 và bà quận công (Duchesse D’ Annam), công chúa Như Mai con gái vua Hàm Nghi, đỗ đầu vào Viện, tên khắc bảng vàng ở cổng vào Viện.Nguồn:
ĐIẾU VĂN TIỄN GIÁO SƯ TÔN THẤT TRÌNH
Giáo sư Thái Công Tụng
Trước linh sàng giáo sư Tôn Thất Trình, xin thay mặt các bằng hữu xa gần từ các cơ sở giáo dục Đại học Nông nghiệp Sài Gòn, v.v, tôi thành kính chia buồn với gia đình về sự ra đi vĩnh viễn của giáo sư Tôn Thất Trình.
Thầy Tôn Thất Trình trong nhiều năm là Giám Đốc Trung tâm Giáo dục Nông nghiệp Sài Gòn và đã đào tạo rất nhiều sinh viên . Với cương vị Giám Đốc của Trường, giáo sư Trình đã một lòng đem khoa học về với ruộng đồng Việt Nam, gửi cán bộ giảng dạy đi tiếp tục đào tạo ở Mỹ, tạo nên một cơ sở vững chắc cho Viện những năm sau này.
Hôm nay, giáo sư Tôn Thất Trình đã đi thật xa, lìa bỏ các đồng môn, đồng nghiệp, môn sinh, đưa thầy vào giấc ngủ miên viễn, sang nước Nhược, non Bồng. Cát bụi, hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, thầy Trình đã lìa bỏ thế giới ta bà này sang thế giới tịnh độ bên kia để hưởng an bình. Ta là cát ta sẽ về với bụi Trả trần gian những cay ðắng muộn phiền Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!
Quả thật, thầy Tôn Thất Trình đã xuôi tay nhắm mắt. Tuổi dương gian gần 90 năm, dài mà ngắn, dài vì cuộc đời trôi nổi, vận nước điêu linh, qua nơi định cư đất Cali ngày nay. Chỉ một bước ngắn, chúng ta chuyển từ cõi này qua cõi khác. Ai cũng ngại ngần trước nhịp bước vô định này. Cái bước dùng dằng từ một chỗ đứng cân bằng trên mặt đất sang chỗ chênh vênh mây trời là cái bước mỗi con người phải trải qua. Cái điều chắc chắn sẽ xảy ra này, chúng ta không muốn nghĩ tới. Càng thêm tuổi, chúng ta càng làm lơ không muốn nghĩ tới. Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp…
Hình tướng vốn theo lẽ vô thường: nay còn, mai mất, theo luật của Tạo hóa, tấm thân tứ đại của anh Tôn Thất Trình sẽ trở về với cát bụi, nhưng trong tâm tưởng của bạn bè xa gần, không thể nhạt nhòa những hình ảnh của thầy Trình. Con người phát sinh từ hư vô như một ánh sao sa trong trời vắng, tự tạo lấy phẩm giá cho mình rồi lại trở về với hư vô nhưng sẽ hân hoan mãn nguyện vì đã gieo một vệt sáng cho đời, dù chỉ là một vệt sáng cô đơn trong trường dạ tối tăm của trời đất: Giáo sư đã để lại cho hậu thế nhiều sách về Nông học và Hoa Màu, Cây ăn trái v.v…
Xin Đức Phật từ bi đưa linh hồn Thầy Trình về Cõi Phật: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ tát; Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát; Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ tát
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”.Lê Quý Đôn là danh sĩ tinh hoa, nhà bác học, nhà thơ lớn Việt Nam, quan đại thần thời Lê Trung Hưng. Lê Quý Đôn qua bài thơ ‘Gia Cát Lượng’ đã thể hiên tâm sự và chí hướng: “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Bài nghiên cứu này là tìm tòi của Hoàng Kim về Lê Quý Đôn tinh hoa, con người, sự nghiệp và bài học lịch sử.
Các nhà sử học, nhà văn học Việt Nam thường đồng tình với sự đánh giá của nhà sử học Phan Huy Chú lừng lẫy bách khoa thư : “Ông (Lê Quý Đôn) có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà (vẫn) giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh (ông) làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng trên đời. Văn thơ ông làm ra gọi là Quế đường tập có mấy quyển” (trong “Nhân vật chí”). “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên…, không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”. Nhiều nhà nghiên cứu đều tâm đắc nhận định ” (Lê Quý Đôn là ) nhà bác học ham đọc, ham biết và ham viết” , “một nhà bác học có kiến thức hết sức uyên bác và đa dạng”.
Lê Quý Đôn không chì là nhà bác học lớn nhà thơ lớn mà trước hết trên hết ông còn là một danh sĩ tinh hoa, một đại quan rất được triều đình Lê Trịnh và người đương thời kính trọng. Lê Quý Đôn con người và sự nghiệp ấy không chỉ là trước tác mà còn là triều đại. Ông cho tới lúc mất còn được truy tặng hàm Công bộ Thượng thư tước Dĩnh Quận công.
Lê Quý Đôn kính trọng Gia Các Lượng xưa cúc cung tận tuy cho triều đại thời mình. Việc Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nhất định từ quan lui về viết sách đã thể hiện tầm nhìn và ngôn chí của ông. Bài viết ‘Gia Cát Lượng’ soi thấu nhiều điều sâu sắc của một danh sĩ tinh hoa.
Giáo sư Văn Tân ở Viện Sử học đánh giá thật xác đáng: “Lê Quý Đôn không chỉ là nhà bác học và nhà thơ tài danh, ông còn là một nhà trí thức muốn có những cải cách trong xã hội Việt Nam; một nhà chính trị quan tâm đến nhân dân, gần gũi nhân dân, và hiểu những mong muốn của nhân dân; một danh sĩ tinh hoa cấp tiến có tư tưởng tự tôn và tự hào dân tộc Việt Nam”.
Chuyên luận ‘Lê Quý Đôn với Phật Giáo‘ của Thích Nhuận Thịnh cho thấy “Qua nghiên cứu thiên Thiền dật của Lê Quý Đôn, điều chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, ông là một Nho sĩ có thiện cảm với Phật giáo“;
Thời thế và cuộc đời Lê Quý Đôn sáng tỏ góc khuất trong sự nghiệp của ông.
LÊ QUÝ ĐÔN CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIIỆP
Lê Quý Đôn (1726 – 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường là đại quan, bác học, nhà thơ lớn thời Lê trung hưng. Lê Quý Đôn sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam; nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương (không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu. Lê Quý Đôn thuở nhỏ tư chất thông minh nổi tiếng “thần đồng”, 5 tuổi đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi, 12 tuổi, đã học “khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”. Giai thoại lưu truyền bài “Rắn đầu biếng học ” của ông. Chuyện rằng, một hôm, Tiến sĩ Vũ Công Trấn đến thăm Tiến sĩ Lê Phú Thứ là người bạn cùng đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1724. Nghe con bạn là Lê Quý Đôn nhỏ tuổi hay chữ, nên ông Trấn lấy đầu đề “Rắn đầu biếng học” để thử tài. Ít phút sau, Lê Quý Đôn đã làm xong bài thơ dưới đây:
Chẳng phải “liu điu” vẫn giống nhà!
“Rắn đầu” biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn “hổ lửa” đau lòng mẹ,
Nay thét “mai gầm” rát cổ cha.
“Ráo” mép chỉ quen tuồng lếu láo,
“Lằn” lưng cam chịu vệt năm ba. Từ nay “Trâu” Lỗ xin siêng học,
Kẻo “hổ mang” danh tiếng thế gia!
Bài thơ ý tứ cao kỳ, mỗi câu có tên một loài “rắn”
Lê Quý Đôn năm Kỷ Mùi theo cha lên học ở kinh đô Thăng Lon, năm Quý Hợi (đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên) lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang ở phường Bích Câu làm vợ. Cô là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718). Ông dạy học và viết sách trong khoảng thời gian 1743–1752 và viết sách Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông dự thi Hội đỗ Hội nguyên, vào thi Đình, đỗ Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều đỗ đầu.
Lê Quý Đôn sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753), được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754). Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam, phát giác “6, 7 viên quan ăn hối lộ”. Tháng 5 năm đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa…rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất. Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện. Năm Kỷ Mão (1759), vua Lê Ý Tông mất, triều đình cử ông làm Phó sứ, tước Dĩnh Thành bá, để cùng với Lê Duy Mật, Trịnh Xuân Chú cầm đầu phái đoàn sang nhà Thanh (Trung Quốc) báo tang và nộp cống (1760). Trên đường sang Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), Lê Quý Đôn thấy các quan lại nhà Thanh có thói quen gọi đoàn sứ của nước Đại Việt (Nay là Việt Nam) là “di quan, di mục” (quan lại mọi rợ), ông lên tiếng phản đối, từ đấy họ mới gọi là “An Nam cống sứ”. Ông trong chuyến đi này đã được các quan lớn triều Thanh như Binh bộ Thượng thư Lương Thi Chinh, Công bộ Thượng thư Quy Hữu Quang và nhiều nho thần khác tìm đến thăm. Lê Quý Đôn tại điện Hồng Lô, đã gặp đoàn sứ thần Triều Tiên do Hồng Khải Hi đứng đầu. Tại đây ông đã làm thơ với sứ thần Triều Tiên và các đại quan triều Thanh và cho họ xem ba tác phẩm của mình là Thánh mô hiền phạm lục, Quần thư khảo biện và Tiêu Tương bách vịnh Tài văn chương và ứng đáp của ông làm cho họ tôn trọng và khen ngợi.
Lê Quý Đôn sau khi đi sứ về nước năm Nhâm Ngọ, (1762), được thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các.Năm Quý Mùi (1763), ông viết Bắc sứ thông lục và được cử coi thi Hội. Năm Giáp Thân (1764), ông dâng sớ xin thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ “đã quá lạm dụng quyền hành, giày xéo lên pháp luật”, nhưng không được chúa nghe. Cũng trong năm đó, ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi đổi làm Tham chính xứ Hải Dương năm Ất Dậu (1765), song ông dâng sớ không nhận chức và xin về hưu. Theo Phan Huy Chú, lời sớ đại khái rằng: “Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho về làng.” Được chấp thuận, ông trở về quê “đóng cửa, viết sách”. Đầu năm Đinh Hợi (1767), chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Nghe theo lời tâu của Nguyễn Bá Lân, chúa cho triệu Lê Quý Đôn về triều, phong làm chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.lên vua Lê Hiển Tông đọc. Tháng 9 năm đó, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan (tước Phan Phái hầu) đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Năm Mậu Tý (1768), ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh. Năm Kỷ Sửu (1769), ông dâng khải xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa. Năm Canh Dần (1770), bàn đến công lao đánh dẹp, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Mùa thu năm ấy, ông và Đoàn Nguyễn Thục nhận lệnh đi khám duyệt hộ khẩu ở xứ Thanh Hóa. Xong việc trở về, ông tâu xin tha bớt các thuế thổ sản, thủy sản cho các huyện và thuế thân còn thiếu. Chúa Trịnh liền giao cho triều đình bàn và thi hành. Ít lâu sau, ông được thăng Tả thị lang bộ Lại. Khi lãnh trọng trách này, ông có tâu trình lên bốn điều, được chúa khen ngợi, đó là: 1) Sửa đổi đường lối bổ quan. 2) Sửa đổi chức vụ các quan. 3) Sửa đổi thuế khóa nhà nước. 4) Sửa đổi phong tục của dân. Năm Nhâm Thìn (1772), ông được cử đi điều tra về tình hình thống khổ của nhân dân và những việc nhũng lạm của quan lại ở Lạng Sơn. Năm Quý Tỵ (1773) đại hạn, ông tâu trình 5 điều, đại lược nói: “Phương pháp của cổ nhân đem lại khí hòa, dẹp tai biến, cốt lấy lễ mà cầu phúc của thần, lấy đức mà khoan sức dân” . Chúa nghe theo, bổ ông làm Bồi tụng (Phó Tể tướng), giữ việc dân chính, kiêm quản cơ Hữu hùng, tước Dĩnh Thành hầu. Trong năm này, ông viết Vân đài loại ngữ.
Lê Quý Đôn được cử giữ chức Lưu thủ ở Thăng Long tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), khi chúa Trịnh Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa. Đầu năm Ất Mùi (1775), tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm được Thuận Hóa. Tháng 2 năm đó, chúa Trịnh trở về kinh, rồi thăng ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Cũng trong năm đó xảy ra vụ Lê Quý Kiệt (con Lê Quý Đôn) đổi quyển thi với Đinh Thời Trung bị phát giác, cả hai đều bị tội. Vì là đại thần, Lê Quý Đôn được miễn nghị . Năm Bính Thân (1776), chúa Trịnh Sâm đặt ty trấn phủ ở Thuận Hóa. Lê Quý Đôn được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ, để cùng với Đốc suất kiêm Trấn phủ Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại quân Tây Sơn. Tại đây, ông soạn bộ Phủ biên tạp lục. Ít lâu sau, ông được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử Năm Mậu Tuất (1778), được cử giữ chức Hành tham tụng, nhưng ông từ chối và xin đổi sang võ ban. Chúa Trịnh chấp thuận, cho ông làm Tả hiệu điểm quyền Phủ sự (quyền như Tể tướng, tạm coi việc phủ chúa), tước Nghĩa Phái hầu. Tháng 4 năm đó, Lê Thế Toại dâng bài khải công kích Lê Quý Đôn. Năm sau (1779), ông lại bị Hoàng Văn Đồng tố cáo, nên bị giáng chức. Năm Tân Sửu (1781), ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán được nối ngôi chúa. Chỉ vài tháng sau, quân tam phủ nổi loạn giết chết Quận Huy (Hoàng Đình Bảo), phế bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm, mẹ Trịnh Cán), lập Trịnh Khải làm chúa. Nhớ lại hiềm riêng, Nguyễn Khản nói với chúa Trịnh Khải giáng chức Lê Quý Đôn]. Đầu năm Quý Mão (1783), ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,…Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi. Thương tiếc, chúa Trịnh Tông (tức Trịnh Khải) đã đề nghị với vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày, cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ tang, đồng thời cho truy tặng Lê Quý Đôn hàm Công bộ Thượng thư. Đến khi vua Lê Chiêu Thống nắm quyền chính, ông được gia tặng tước Dĩnh quận công.
LÊ QUÝ ĐÔN VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT
Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn thời Lê mạt đã lưu lại một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ, nổi bật nhất là các bộ sách:
1) Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Lê Quý Đôn chức quan như Phó Thủ Tướng Chính phủ ngày nay việc quan thật trọng trách và bận rộn. Tập bút ký này của Lê Quý Đôn thật sự quan trọng và quý giá nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Kiến văn tiểu lục là tác phẩm lớn, được chiêm nghiệm, biên soạn thật công phu và nghiêm cẩn, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn. Sách đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách, núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác, cho tới các lĩnh vực như thơ văn, sách vở… vớí nhiều lĩnh vực rất phong phú.
2) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử, là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.
3) Phủ biên tạp lục là tài liệu hệ thống hóa tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước, để tìm kế sách an dân mà Lê Quý Đôn gọi là Phủ tức là phủ dụ “vổ yên trăm họ” . Bộ sásh này được viết trong thời gian Lê Quý Đôn làm quan Hiệp Trấn Thuận Hoá, tại vùng đất vốn trước đó là trung tâm chính trị toàn xứ Đàng Trong. Lê Quý Đôn đã tổ chức công việc biên soạn, cần cù làm việc, ghi chép cẩn trọng tỷ mỷ, đối chiếu xác minh chỉnh lí đúc kết hệ thống hóa tất cả những thông tin quan trọng về chính trị quân sự kinh tế văn hóa xã hội của xứ Đàng Trong tại tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế khóa giáo dục, thi cử … Kết quả đúc kết hệ thống này đã tạo nên toàn cảnh của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam. Bộ sách này có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao. Sau này ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là quan Hiệp trấn cũng đã viết bộ “Gia Định thành thông chí” hệ thống hóa thông tin Đàng Trong tương tự cách làm của Lê Quý Đôn.
4) Vân đài loại ngữ gồm 9 quyển, là “bách khoa thư” đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… sắp xếp có hệ thống theo Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội… Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến, Tên sách Vân Đài Loại Ngữ được giảng nghĩa: Vân: là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương. Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương. Loại: là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành. Ngữ : là lời nói, câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.
5) Toàn Việtthi lục với 6 quyển, được hoàn thành vào năm 1768, tuyển chọn 2.000 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý đến đời Lê
6) Quế Đường thi tập, gồm 4 quyển tích hợp vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc. Quế Đường thi tập Thi Viện có giới thiệu 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện.
6) Quần thư khảo biện,Thánh mô hiền phạm lụcvà các tác phẩm khác (*) … là những tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết học, lịch sử, chính trị. do Lê Quý Đôn biên soạn, Theo Phan Huy Chú thì Lê Quý Đôn còn có Quế Đườngvăn tập, gồm 4 quyển, nhưng sách này đã mất.
(*) Dương Quảng Hàm đánh giá: Lê Quý Đôn thật là một nhà bác học ở đời Lê mạt: một tay ông đã biên tập, trứ thuật rất nhiều sách. Tác phẩm của ông tuy đã thất lạc ít nhiều, nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một cái kho tài liệu để ta khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước Việt. Các tác phẩm chữ Hán của Lê Quý Đôn có thể chia ra làm 5 loại 1.) Các sách bàn giảng về kinh, truyện như: Dịch kinh phu thuyết (Lời bàn nông nổi về Kinh Dịch), gồm 6 quyển.Thư kinh diễn nghĩa (Giảng nghĩa Kinh Thư), gồm 3 quyển, đã được khắc in, có tựa của tác giả đề năm 1772. Xuân thu lược luận (Bàn tóm lược về kinh Xuân thu). 2. Các sách khảo cứu về cổ thư như: Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách), gồm 4 quyển, đã khắc in, có tựa của tác giả (đề năm 1757), của Chu Bội Liên (người nhà Thanh) và của Hồng Hải Hi (sứ Triều Tiên đề năm 1761). Thánh mô hiền phạm lục (Chép về mẫu mực của các bậc thánh hiền), gồm 12 quyển, có tựa của Chu Bội Liên và Hồng Khải Hi đề năm 1761; Vân Đài loại ngữ (Lời nói, chia ra từng loại, ở nơi đọc sách), gồm 4 quyển, viết năm 1773. Sách chia làm 9 mục, mỗi mục lại chia làm nhiều điều. Trong mỗi mục, tác giả trích dẫn các sách Trung Hoa (cổ thư, ngoại thư) nhiều quyển hiếm có, rồi lấy ý riêng của mình mà bàn. Xem sách này thì biết tác giả đã xem rộng đọc nhiều. 3. Các sách sưu tập thi văn như : Toàn Việt thi lục (Chép đủ thơ nước Việt), gồm 20 quyển (theo Phan Huy Chú), nhưng hiện còn 15 quyển. Sách do ông phụng chỉ biên tập, dâng lên vua Lê Hiển Tông xem năm 1768. Trong sách sưu tập thơ của các thi gia Việt Nam từ đời Lý đến đời Hậu Lê….Đây là một quyển sách quý để khảo cứu về tiểu sử và tác phẩm của các thi gia. Hoàng Việt văn hải (Bể văn ở nước Việt của nhà vua), là sách sưu tập các bài văn hay.4) Các sách khảo về sử ký địa lý như Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”), gồm 30 quyển (theo Phan Huy Chú), viết năm 1749. Đây là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện (chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên) chép từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (theo Phàm lệ của tác giả). Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn truyền lại mấy phần là: -Đế kỷ (2 quyển), chép từ năm Lê Lợi khởi nghĩa (1418) đến năm ông mất (1433). -Nghệ văn chí (1 quyển), chép về sách vở văn chương. Liệt truyện (11 quyển), chép về các Hậu phi, Hoàng tử, Danh thần (đời vua Lê Thái Tổ) và Nghịch thần (từ cuối đời nhà Trần đến nhà Mạc); Quốc triều tục biên, gồm 8 quyển, chép theo thể biên niên, từ Lê Trang Tông (1533) đến Lê Gia Tông (1675), chép việc kỹ lưỡng, bổ sung chỗ còn thiếu trong sử cũ. Theo Dương Quảng Hàm, sách này đã thất lạc;.Bắc sứ thông lục (Chép đủ việc khi đi sứ sang Trung Quốc), 4 quyển, làm năm 1763. Trong sách ghi chép các công văn, thư từ, núi sông, đường sá, chuyện trò, đối ứng trong khi đi sứ (1760-1762); Phủ biên tạp lục (chép lẫn lộn về chính trị cõi biên thùy), gồm 6 quyển, làm khi tác giả được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa (1776). Trong sách biên chép khá tường tận xã hội xứ Đàng Trong (nhất là xứ Thuận Hóa và xứ Quảng Nam) ở thế kỷ 18; Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều thấy nghe), gồm 12 quyển, có tựa của tác giả đề năm 1777. Đây là tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Trong sách, tác giả đã đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở; Âm chất văn chú, gồm 2 quyển, đã khắc in, chép các bài huấn chú của các nhà ở Trung Quốc, có kèm theo lời đính chính của tác giả; Danh thần lục, gồm 2 quyển, chép công việc của các danh thần các triều; 5. Thơ văn Liên châu thi tập, gồm 4 quyển, chép thơ của Lê Quý Đôn cùng các thi gia khác, và những bài trả lời của các thi sĩ nhà Thanh và Cao Ly làm khi ông đi sứ sang Trung Quốc;Quế Đường thi tập (Tập thơ Quế Đường), gồm 4 quyển; Quế Đường văn tập (tập văn Quế Đường), gồm 3 quyển.Về văn Nôm, hiện nay còn: Bài “khải” viết bằng văn xuôi chép trong Bắc sứ thông lục.
Những chỉ dấu Sách tham khảo để tìm hiểu sâu hơn về Lê Quý Đôn bao gồm
Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ 10). Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1986,
Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển thượng, Nxb. Trình bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản.
Nguyễn Lộc, mục từ “Lê Quý Đôn” trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004.
Bùi Hạnh Cẩn, Lê Quý Đôn. Nxb Văn hóa, 1985.
Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (tập 1). Nxb Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1966.
Văn Tân, “Con người và sự nghiệp Lê Quý Đôn” in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.
Nhóm biên soạn sách Phủ biên tạp lục, “Tiểu sử Lê Quý Đôn”, in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.
Trần Văn Giáp, Tìm hiểu khoa sách Hán Nôm (trọn bộ). Nxb Khao học xã hội, 2003.
Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 6, phần “Tiểu sử Lê Quý Đôn”). Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Văn học thế kỷ 18. Nxb Khoa học xã hội, 2004.
Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, 1992.
LÊ QUÝ ĐÔN QUẾ ĐƯỜNG THI TẬP
Quế Đường thi tập là trước tác của học giả Lê Quý Đôn, bao gồm 225 bài thơ sáng tác bằng Hán văn. Tập thơ lần đầu tiên được tuyển chọn và dịch (44 bài) sang tiếng Việt năm 1976 do Ty Thông tin văn hoá Thái Bình ấn hành. Các bài thơ trong tập sách ( gồm 4 phần: Phiên âm (không có nguyên tác chữ Hán đi kèm); Dịch nghĩa; Dịch thơ và Chú thích) do nhà Hán học Đào Phương Bình thực hiện. Theo Thi Viện đúc kết trích dẫn theo đường link dưới đây để hổ trợ nghiên cứu dịch thuật thơ văn Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn tinh hoa lưu lại đây một ít ghi chú và cảm nhận lắng đọng nhất về bậc danh sĩ tinh hoa, nhà bác học và là nhà thơ lớn này. Lê Quý Đôn cuộc đời và sự nghiệp đã tỏa sáng từ thuở tài năng thần đồng cho tới khi ông được thỏa chí, trãi qua các chặng đường hoạn lộ thăng trầm tùy vua giỏi vua mạt và thời cuộc chuyển biến, cho tới khi vận hạn nhà Hậu Lê Trịnh leo lét như ngọn đèn trước gió. Lê Quý Đôn đã biết cách hành xử lỗi lạc và trọng tâm trước tác để minh triết bảo thân không bị cuốn vào vòng xoáy nghịch cảnh của Hoài Âm Hầu.
Văn thuyết Hàn hầu cựu điếu than,
Tiêu nhiên cảm cổ vấn Hoài An.
Kiền khôn không khoát anh hùng viễn,
Sơn thuỷ vi mang tín thệ hàn.
Du tử vô tình ca kích trúc,
Tướng quân hữu hận hối đăng đàn.
Nam Xương, Tứ Thượng giai đình trưởng,
Yếm bạc không ta tổng nhất ban.
Dịch nghĩa
Nghe nói đó là nơi câu cá khi xưa của Hàn hầu,
Nghĩ đến chuyện cũ, lòng cảm khái bèn tìm đến đất Hoài An.
Trời đất mênh mang, anh hùng đã xa khuất,
Sông núi lờ mờ, lời thề xưa đã nguội lạnh.
Du khách vô tình ca bài “kích trúc”,
Tướng quân hối hận đã lên đài nhận ấn phong hầu.
Những kẻ ở Nam Xương hay Tứ Thượng đều là đình trưởng,
Than ôi, bọn họ đều phường bạc bẽo cả.
Chú thích:
(1) Hàn hầu: Hoài âm hầu là tước phong của Hàn Tín.
(2) Hoài An: Địa danh thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), gần huyện Hoài Âm, đất phong của Hàn Tín.
(3) Khi phong tước hầu cho các công thần, Hán Cao Tổ có thề: “Dù cho sông Hoàng Hà cạn đi chỉ còn như cái đai áo, núi Thái Sơn mòn đi chỉ còn như hòn đá mài, thì đất phong vẫn còn đó, để lại cho con cháu muôn đời sau …”
(4) Kích trúc: gõ cái “trúc”, là một nhạc khí thời cổ. Bạn Kinh Kha là Cao Tiệm Ly gõ cái “trúc”, Kinh Kha hát hòa theo, trong đó có câu “Tráng sĩ một đi không trở về”, sau đó qua sông Dịch vào đất Tần. Lê Quý Đôn dùng hai chữ “kích trúc” để gợi lại số phận bi thảm của Hàn Tín bị Lã Hậu, vợ Hán Cao Tổ giết.
(5) Khi Hàn Tín bị buộc tội mưu phản, ông hối hận khi xưa đã lên đài bái nhận tước phong, coi đó là bước mở đầu cho những tai họa của mình sau này.
(6) Khi còn hàn vi, Hàn Tín phải nương nhờ một tên đình trưởng ở đất Nam Xương, hắn đối xử với Hàn Tín rất bạc. Lưu Bang vốn cũng xuất thân là một đình trưởng ở đất Bái (tức Tứ Thượng), nay ở về phía Đông huyện Bái, tỉnh Giang Tô.
Dịch thơ:
Nghe nói đài câu, dấu tướng Hàn,
Ngậm ngùi chuyện cũ đến Hoài An.
Đất trời man mác anh hùng vắng,
Sông núi lờ mờ ước thệ tan.
Du tử hát chi bài kích trúc,
Tướng quân hận mãi thuở đăng đàn.
Nam Xương, Tứ Thượng đều đình trưởng,
Bạc bẽo, chao ôi, vẫn một đoàn.
(Đào Phương Bình dịch)
Nguồn:
1. Đặng Đức Siêu, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000
2. Thơ Lê Quý Đôn (Tuyển một số bài trong Quế Đường thi tập), Ty Thông tin văn hoá Thái Bình, 1976
Lê Quý Đôn tại Kiến văn tiểu lục đã chép lại bài thơ Cao Biền, với ý tứ thật thâm trầm.
Hoàng Kim trong bài “Bí mật Cao Biền trong sử Việt” đã ghi lại như sau:”Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’ nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:
Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.
Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.
Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977
Lê Quý Đôn trong tập thơ Quế Đường thi tập có bài thơ Cổ Lộng thành thật sâu sắc :
Hoang luỹ đồi viên tứ bách thu,
Qua đằng đậu mạn phóng xuân nhu.
Bích ba dĩ tẩy Trần vương hận,
Thanh thảo nan già Mộc Thạnh tu.
Hoàng độc vũ dư canh cổ kiếm,
Hàn cầm nguyệt hạ táo tàn lâu.
Phong cương hà dụng cần khai tịch?
Nghiêu Thuấn đương niên chỉ cửu châu!
Thành Cổ Lộng do Mộc Thạnh, tướng nhà Minh xây ở Ninh Bình.
Nguồn: Quế Đường thi tập (tập 2), Lê Quý Đôn, NXB Đại học Sư phạm, 2020
Thành hoang, tường đổ, bốn trăm năm
Dưa đậu xum xuê toả rễ mầm
Cơn giận vua Trần, con sóng rửa
Hổ ngươi Mộc Thạnh cỏ khôn ngăn
Cày mưa bò khoẻ lật gươm cũ
Lầu nát chim kêu lạnh bóng trăng
Bờ cõi cần chi lo mở rộng
Chín châu Nghiêu, Thuấn đủ giang san
Nguồn: 300 bài thơ Việt chữ Hán (Hán tự Việt thi tam bách thủ), Ngô Văn Phú dịch, NXB Hội nhà văn, 2003
Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng, mất vào ngày 11 tháng 6 năm 1784. Chúa Trịnh gãy cột chính. Nhân dân thì đói khổ, loạn kiêu binh xẩy ra; kẻ mưu mô đầy triều, nhà Tây Sơn trước ngõ, Quế Đường thi tập, tôi chọn chép thêm ba bài yêu thích Bắc Trấn hỷ vũ; Đề Từ Thức động; Đại Đăng xuyên, thay cho lời bình:
MỪNG MƯA Ở BẮC TRẤN
Nguyên tác Lê Quý Đôn
Dịch thơ Đào Nguyên Bình
Khô cằn nứt nẻ ruộng bờ căng
Đồng nội mưa tuôn xiết nỗi mừng
Tối đất đi bừa khen chú nghé
Dẫm mây cấy lúa khéo tay nàng
Bớt phần khó nhọc bao niềm nở
Hưởng thú phong đăng khắp rộn ràng
Lương thực rồi đây nhiều chất núi
Công ơn thần thánh đáng phô trương
Quy sách kham kinh thổ khí cang,
Như kim tứ dã tịnh uông dương.
Phân khai nhật ảnh ngưu canh thảo,
Đạp phá vân quang nữ sáp ương.
Tỉnh khước cần lao tranh cổ vũ,
Hưởng tư phong túc cộng bình khang.
Trì kinh sùng tích nhân nhân khánh,
Ưng chí thần công thánh trạch tràng.
Dịch nghĩa
Ruộng đồng khô cằn nứt nẻ như những vệt trên mình rùa, trông rất sợ
Hiện nay bốn phía đồng nội đều mưa chan chứa
Tách khỏi bóng mặt trời, con trâu bừa cỏ
Dẫm vỡ ánh sáng mây, cô gái cấy lúa
Bớt hẳn sức khó nhọc, đua nhau cổ vũ
Hưởng sự phong túc ấy, cùng sống yên vui
Người người vui mừng, lương thực sẽ chất cao như gò núi
Được thử thách về công thần ơn thánh dài lâu
Bắc Ninh và Bắc Giang hồi xưa gọi là Bắc Trấn hay cũng gọi là Kinh Bắc. Lê Quý Đôn đã có thời gian làm quan ở đây.
Nguồn: Thơ Lê Quý Đôn (Tuyển một số bài trong Quế Đường thi tập), Ty Thông tin văn hoá Thái Bình, 1976
THƠ ĐỀ ĐỘNG TỪ THỨC
Nguyên tác Lê Quý Đôn
Nghe nói thần tiên chuyện cũng ngờ
Cửa hang đào biếc luống hoang sơ
Càn khôn một cõi cho Từ đến
Mây nước bao lâu để Giáng chờ
Trống đá trăng thanh vang tiếng dội
Bãi đêm muối nhạt đẫm sương vơ
Đời ai khổ những mơ tiên đó
Nào biết Thiên Thai lại hững hờ
Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004
Đề Từ Thức động
Văn đạo thần tiên sự diểu mang,
Bích Đào động khẩu thái hoang lương.
Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức,
Vân thuỷ song nga lão Giáng Hương.
Thạch động hữu thanh khao hiểu nguyệt,
Diêm điền vô vị nát thu sương.
Thế nhân khổ tác Thiên Thai mộng,
Thuỳ thức Thiên Thai diệc hí trường.
Dịch nghĩa
Nghe nói chuyện thần tiên là mơ mộng
Cửa động Bích Đào nay thật hoang lương
Từ Thức chỉ mặc áo vải thô đi tìm tiên khắp trời đất
Ở cảnh mây nước, hai mắt Giáng Hương mong (Từ Thức) đến già
Trăng gần sáng, nghe trong động đá, như có tiếng gõ kêu
Giọt sương thu thấm bãi muối, muối thành nhạt
Nhiều người cho rằng Từ Thức gặp tiên cũng như chuyện (Lưu Nguyễn) vào Thiên Thai
Nhưng ai ngờ Thiên Thai chỉ là một câu chuyện đùa
Động Từ Thức còn gọi là động Bích Đào, thuộc địa phận xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta, có liên quan đến câu chuyện Từ Thức gặp tiên chép trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Hiện nay còn thấy hai bài thơ chữ Hán khắc trên vách động, một bài của Lê Quý Đôn được người sau cho khắc trên phiến đá dựng trong cửa động vào năm 1905, và một của chúa Trịnh Sâm đề năm 1771.
Tân cảnh lưu hồng thụ,
Tà dương há thuý vi.
Kê minh giang nguyệt thướng,
Thiền táo hải vân quy.
Trào thuỷ hữu triêu tịch,
Ngư ông vô thị phi.
Dịch nghĩa
Cảnh mới ghi dấu trên đám cỏ đỏ
Nắng chiều soi dọc giải núi giăng xanh
Gà gáy, trăng sông bắt đầu mọc
Tiếng ve chói tai, mây biển bay về
Nước triều có lúc sớm lúc tối
Ông chài chẳng thèm biết đến các việc phải trái
Sông Đại Đăng thuộc xã Yên Đăng huyện Yên Khang (nay là Yên Khánh), Ninh Bình.
Nguồn: 300 bài thơ Việt chữ Hán (Hán tự Việt thi tam bách thủ), Ngô Văn Phú dịch, NXB Hội nhà văn, 2003.
Hoàng Kim cảm nhận khi thăm Vân Đài quê Cụ Lê Quý Đôn: ” Kính anh Hoàng Đại Nhân, Quê anh Hoàng Đại Nhân ‘Vân Đài loại ngữ” của cụ Lê Quý Đôn tinh hoa thực sự đẹp. Mình thật sự ngưỡng mộ. Cụ Lê Quý Đôn thật tuyệt vời. Anh viết và ghi thêm chút hình ảnh như thầy Phạm Quang Khánh viết về làng Lý Học nơi gốc tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có dấu tích lưu đến ngày nay thì hay quá. Hoàng Kim chỉ viết được chút chiêm nghiệm về LÊ QÚY ĐÔN TINH HOA mà thôi. Anh làm ơn viết thêm về cụ nhé” “Cụ Lê Quý Đôn lấy vợ ở thôn anh, (nhà Cụ ở cách đó chừng 3 km, cùng nằm bên đường tỉnh lộ 223, sách khen quê ngoại Vân Đài cũng là có ý), lại thêm chuyện Cụ ở thời chúa Trịnh Sâm là vị chúa rất trọng Cụ và rất yêu rất mực bà chúa Chè Đặng Thị Huệ. Chúa Trịnh Sâm muốn trao quyền cho cho con thứ là Trịnh Cán vì cho rằng con trưởng là Trịnh Tông của bà hoàng hậu có tính ham võ nghệ, ham chọi gà, tính tình không nhân hậu bằng, Nếu nhược bằng không được, thì chúa quyết nhường ngôi cho em là Trịnh Bồng chứ không dùng Trịnh Tông. Chính việc ấy của nhà chúa đã gây nên mầm loạn để nhà Tây Sơn kiếm cớ đem binh ra Bắc danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh làm sụp đổ tập đoàn Lê Trịnh. Cụ Lê Quý Đôn cáo quan về quê vì ẩn tình đau buồn sâu sắc, không thể cưỡng nỗi mệnh trời. Văn chương Cụ trác tuyệt, một đời lưu lại căn bản mười câu ngôn chí: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho” “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Cụ ‘mười phân vẹn mười’. “‘Vân Đài lộng lẫy bức tranh quê’ (ảnh Hoàng Đại Nhân). Hiếm người như Cụ Lê Quý Đôn, làm đại quan nhưng về hưu thanh nhàn, ở thôn quê thời nhiễu loạn, đúc kết được tinh hoa nếp nhà: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Trong thời vận của Cụ ‘Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong’ Cụ về hưu còn Nguyễn Thiếp, Ngô Thời Nhậm thì ra giúp nhà Tây Sơn, Đặng Trần Thường thì chọn theo chúa Nguyễn Ánh, còn Nguyễn Du thì ‘bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’ chọn phò Lê mười lăm năm lưu lạc, làm Nam Hải Điếu Đồ và Hồng Sơn Liệp Hộ sau giúp Nguyễn, làm danh sĩ tinh hoa thời nhà Nguyễn, lưu được ngọc cho đời. Danh sĩ tinh hoa trong thiên hạ, vì thời thế nhiễu loạn mà vàng lầm trong cát, có số phận và cuộc đời không giống nhau, nhưng cụ Lê Quý Đôn tỏ chí “Gia Cát Lượng” là rất rõ ràng. Du lịch sinh thái Việt ngày nay tiếc là chưa thấu thôi. Ảnh của anh đẹp lắm, Kim Hoàng xin được lưu ảnh đẹp Vân Đài về trang “Lê Quý Đôn tinh hoa” và “Nếp nhà đẹp văn hóa”.