Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 469
Toàn hệ thống 1274
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 7
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrần Quang Khải thơ thần; Nhà Trần trong sử Việt; Về với vùng văn hóa; Sơn Tùng chuyện Bác Hồ; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Nhớ vầng trăng ngọn lửa; Nếp nhà đẹp văn hóa; Ngày 26 tháng 7 năm 1294, ngày mất Trần Quang Khải (sinh năm 1241), Tể tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước. Ngày 26 tháng 7 năm 1956 kênh đào Suez ở Ai Cập quốc hữu hóa bởi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser, dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngay sau đó vì tầm quan trọng đặc biệt của kênh đào này. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, ngày “Phong trào 26 tháng 7“ cách mạng Cu Ba do Fidel Castro bắt đầu nổi dậy, chống lại chế độ Fulgencio Batista và hình thành Cu Ba ngày nay. Bài chọn lọc ngày 26 tháng 7: Trần Quang Khải thơ thần; Nhà Trần trong sử Việt; Về với vùng văn hóa; Sơn Tùng chuyện Bác Hồ; Nhớ bạn nhớ châu Phi;Nhớ vầng trăng ngọn lửa; Nếp nhà đẹp văn hóa Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-7;

TRẦN QUANG KHẢI THƠ THẦN
Hoàng Kim

Ngày 6 tháng 6 năm 1285, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (1241-1294) sáng tác bài thơ “
Tụng giá hoàn kinh sư “ nổi tiếng : “Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu.

Tụng giá hoàn kinh sư nguyên văn chữ Hán 從 駕 還 京 奪 槊 章 陽 渡 擒 胡 鹹 子 關 太 平 宜 努 力 萬 古 此 江 山 phiên âm Hán Việt Đoạt sáo
Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san là một bài thơ do thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294) viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ‎ nói về cảm xúc một vị tướng trên đường theo xa giá vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trở về kinh đô, đồng thời ca ngợi đội quân nhà Trần trong việc bảo vệ non sông đất nước. Hiện có ba bản dịch, bản trên là của Trần Trọng Kim, bản khác của Ngô Tất Tố. và Trinh Đường] Bài thơ hiện đang được đưa vào chương trình sách giáo khoa lớp 7, tập một.

Trần Quang Khải thơ thần là sử thi tổng kết bài học
Nhà Trần trong sử Việt có giá trị to lớn đặc biệt sâu sắc.

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

An nhiên chào ngày mới
Vui bạn hiền người thân
Nhà Trần trong sử Việt.
Tinh hoa chọn đôi vần.

(*) Trích thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
xem tiếp
Nhà Trần trong sử Việt
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Nhà văn Sơn Tùng - tác giả Búp sen xanh - qua đời - Ảnh 1.

Về với vùng văn hóa
TƯỞNG NHỚ CỤ SƠN TÙNG
ảnh Nguyễn Đình Toán, thơ Hoàng Kim

Nhớ mãi cụ Sơn Tùng
“Bông sen vàng” lắng đọng
Sơn Tùng chuyện Bác Hồ
Sự thật là mạch sống.
Về với vùng văn hóa
Diễn Kim đất Hồng Lam.

Ghi chú:
(*) Nhà văn Sơn Tùng , tác giả Búp sen xanh, Bông sen vàng qua đời. ngày 22.7.2021 vào khoảng23h05, báo Tuổi Trẻ đưa tin:” Nhà văn ra đi ở tuổi 93, sau hơn 11 năm cùng người vợ tảo tần, thủy chung chống chọi với bệnh nặng do tai biến. Lễ viếng nhà văn Sơn Tùng sẽ diễn ra vào 7h30 ngày 26-7 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu vào 8h30, an táng tại nghĩa trang quê nhà tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

“Ông là một người đặc biệt và là một nhà văn đặc biệt. Ý chí sống và sáng tạo phi thường của ông là một tấm gương lớn”, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ lòng ngưỡng mộ của ông với nghị lực sống và sức sáng tạo của nhà văn Sơn Tùng.

Theo nhà văn Thiên Sơn, cháu gọi nhà văn Sơn Tùng bằng bác, tác giả Búp sen xanh sinh năm 1928 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Ông sớm rời quê hương Diễn Châu tham gia cách mạng từ những năm 1950. Ông hoạt động ở tỉnh đoàn, sau ra Hà Nội học Đại học Nhân dân rồi làm giảng viên đại học, làm báo Tiền Phong. Từ năm 1964 ông vào chiến trường Nam Bộ lập báo Thanh Niên Giải Phóng, rồi bị thương nặng trở ra Bắc cuối năm 1971. Kể từ đó ông bắt đầu cuộc đời của một người cầm bút chuyên tâm, kiên định, sáng tạo trong nghèo khó, bệnh tật bởi những vết thương chiến tranh. Sơn Tùng có viết về chiến tranh qua các tiểu thuyết: Vườn nắng, Lõm; về danh nhân cách mạng qua các truyện lịch sử như Trần Phú, Nguyễn Hữu Tiến… Mảng sách thành công nhất của ông, để lại ấn tượng nhất là mảng sách về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã viết hàng loạt tiểu thuyết về Bác Hồ như Búp sen xanh, Bông sen vàng, Trái tim quả đất và truyện ký Bác về, Nguyễn Ái Quốc qua ký ức một bà mẹ Nga…Ngoài tiểu thuyết, cuối năm 1987 Sơn Tùng còn hoàn thành kịch bản phim mang tên Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng mà năm 1990 được dựng phim Hẹn gặp lại Sài Gòn, đạo diễn Long Vân, quay phim Nguyễn Quang Tuấn, diễn viên Tiến Lợi vào vai Bác Hồ. Sơn Tùng còn sáng tác thơ, trong đó đáng chú ý là bài Gửi em chiếc nón bài thơ (1955) và Cửa sổ xanh (1971). Bài Gửi em chiếc nón bài thơ sau ngày đất nước thống nhất đã được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc.

Năm 2011, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, trở thành người thứ 4 thuộc Hội Nhà văn Việt Nam được nhận danh hiệu này.” xem tiếp Về với vùng văn hóahttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-voi-vung-van-hoa/

THEO CON ĐƯỜNG BÁC HỒ

Xin giới thiệu, bác Sơn Tùng là nhà văn mà nhiều người đã biết , qua các tác phẩm của bác. Trong buổi nói chuyện hôm nay, bác sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất bổ ích. Mặc dù bác đang mệt, nhưng rất nhiệt tình với chúng ta, bác vẫn nhận lời nói chuyện với trường chúng ta hôm nay. Bây giờ tôi xin nhường lời cho bác Sơn Tùng

Kính thưa thầy Hiệu Trưởng
Kính thưa các thầy, các cô giáo

Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo của cơ quan giáo dục, bất luận thời nào đi nữa, thì giáo dục vẫn là nền tảng quan trọng. Vì, không tôn sư thì không thể có Đạo được. Dù phong kiến, đế quốc, tư bản, xã hội chủ nghĩa đi nữa…nếu không trọng thầy, không yêu thầy học (muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy), là không phải đạo. Vì vậy, nói đến giáo dục, đã không có thì đành vậy, còn đã là có chữ thì phải biết ơn thầy. Làm đến ông vương, ông tướng cũng phải qua thầy học, làm nhà văn đi nữa thì trước hết phải yêu từ cô giáo vỡ lòng dạy mình từ buổi thiếu niên đến thầy dạy tiểu học, rồi phổ thông lại lên đại học…

Vừa qua thời tiết chuyển đổi đột ngột, ít khi nào sang tháng tư, qua tháng ba, thanh minh rồi, mà Hà Nội thời tiết 16 độ, cái thời tiết nó rất găng, như ngày hôm qua tôi tưởng không đến được nhưng vì đã nhận lời thầy Huấn từ mấy tuần trước. Sáng nay thầy Huấn đến cũng biết tôi đang nằm ngoạ thiền chứ không tọa thiền thì sáng nào tôi cũng làm, 2h sáng tôi ngồi thiền, 3h rưỡi sáng tắm nước nóng, dậy đọc sách, đến 5h nằm thiền điều trị vết thương sọ não.

Hai hôm nay tôi không ăn, hôm qua, do thời tiết đã đành, lại nữa có mấy cái hội nghị 11, 11b, rồi 12… mới bế mạc hôm qua. Thế thì những vấn đề này nó gắn liền với sự tồn tại, sự sống còn của đất nước. Vì Đảng ta là Đảng lãnh đạo đất nước từ năm 1930, làm nên những sự nghiệp rất lớn, trước hết là sự nghiệp cứu nước. Ba mươi năm chiến tranh, không ai muốn điều ấy làm gì. Người ta muốn làm nhà khoa học, làm nhà giáo… không ai muốn làm người anh hùng trong chiến tranh. Làm người anh hùng trong chiến tranh thì hàng nghìn, hàng vạn người ngã xuống. Đó là cái bất đắc dĩ của dân tộc.

Nhưng từ một phần tư thế kỷ nay, Đảng ta sa sút xuống đến mức không tưởng tượng nổi so với trước đây, nhân cách nhiều người cộng sản không còn. Nhân cách không còn, vì tham nhũng đến mức không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Đảng ta vẫn chói lọi thôi; nhân dân thì vĩ đại, nhưng những người có trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân không giữ được nhân cách. Họ đem cái tham nhũng làm hại cho toàn Đảng, cho nhân dân ta. Mặc dù vậy, vị thế của dân tộc Việt Nam vẫn đứng ở vị trí lớn. Dù nó là nước nhỏ, nước nghèo, còn sự thực thì dân tộc ta, nhân dân ta, cái hưởng thụ về văn hoá, về tinh thần của dân ta so với các nước Đông Nam Á, với khu vực của ta, là cao. Vì ngay bây giờ ở Đại học Tổng hợp có cả đoàn sinh viên do ba giáo sư nổi tiếng ở Washington dẫn đầu sang ta để nghiêm cứu về Bác Hồ. Đoàn ở đây độ ba tháng, nay mới được tháng rưỡi, đã đi Tân Trào, Pắc Bó về. Đoàn gồm những sinh viên xuất sắc về sử Việt Nam và ba giáo sư đem theo cả gia đình con cái. Họ có mời tôi cùng đi nhưng vì sức khoẻ tôi không đi được.

Vấn đề trong mấy hội nghị trên là phe phái, phe cánh, mất đoàn kết trong lãnh đạo cao nhất. Như trước đây tôi có dịp nói được một phần sự hình thành nhân cách của Bác Hồ. Nói đến cái đó là trong cái nội gia đình của Bác. Nhân cách của con người ra đời, trước hết phải là gia đình, bước vào đời phát triển như thế nào bao giờ cũng bắt đầu từ gia đình, trường học. Nói trường học là có cả xã hội, có làng xóm quê hương. Tôi cố gắng nói một ý như vậy, ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Nhưng trước hết tôi dành một số thời gian để nói về Đại hội 9 sắp tới đây.

Ngày 19 tháng 4 nay, ra Đại hội chỉ để quay phim, chụp ảnh, chứ mọi việc nó đã như bước một ở hội nghị Trung ương 12, hôm nay Trung ương nghỉ.

Tôi viết về đề tài Bác Hồ và danh nhân cách mạng rất quan tâm đến vấn đề từng con người có trách nhiệm đến vận mệnh quốc gia, từng sự kiện của đất nước thì Đại hội Đảng là một sự kiện lớn.

Ít nhiều thì tôi vẫn nhớ đến cái đại hội Đảng IV cuối năm 1976, hôm nay nhắc đến Đại hội IV năm 1976. Đại hội kết thúc chiến tranh 30 năm với nhiều hy vọng và chờ đợi bao nhiêu năm sau khi đuổi được đế quốc rồi, nhân dân sẽ trở lại cuộc sống yên bình, dù đói cơm rách áo đi nữa, thì cái vinh quang là của những con người chiến đấu vì dân tộc suốt bao nhiêu năm. Nhân dân có thể vẫn còn đói vì phải khôi phục kinh tế, khó mà no được, nhưng thể hiện được Nam, Bắc một nhà, hoà hợp dân tộc. Thắng là thắng đế quốc thắng ngoại xâm, chứ không có chuyện Bắc thắng Nam, Nam thắng Bắc. Một bà mẹ thờ cả hai sắc lính của hai con vì đất nước chia hai miền. Có cuộc xung đột ấy thì bà mẹ miền Nam thờ con là lính giải phóng và thờ cả người con ngã xuống nếu là lính quốc gia đi nữa, thì đó là cái nhất thời trong cái biến cố của dân tộc. Còn lòng mẹ cụ thể trong nhà phải có như bất cứ người Việt Nam nào trong hoàn cảnh đó.

Ông cha ta xưa đã có như vậy. Đánh xong giặc Nguyên thì Trần Nhân Tông đốt tất cả các văn bản là những gì có liên quan đến con người chia rẽ. Đốt để phục hồi lại cái hoà hợp dân tộc. Ai đã từng ra gươm chống lại dân tộc đến giờ phút ấy bỏ …Trần Hưng Đạo về Kiếp Bạc, vua Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử đi tu, giao lại tất cả cho lớp người trẻ. Đội quân vinh quang trong chống xâm lăng sự nghiệp đến đó xong chỉ để lại người con rể của Hoàng triều là Phạm Ngũ Lão giúp vua giữ lấy cái truyền thống nề nếp từ trước. Nếu để Trần Hưng Đạo lại, vậy Trần Quang Khải thì sao, để ông con rể nhà Trần thì tiệu hơn, không có con ông này, con ông kia. Ông cha ta xưa đã làm như thế.

Nhưng ở đại hội 4 của ta thì khác đi, mười năm sai lầm làm kinh tế, không có áo may ô mà mặc. Họp chi bộ đem ra bình ai bắt thăm áo may ô hay săm xe đạp…Có khó khăn sau chiến tranh là dễ hiểu, nhưng người lãnh đạo phải nhìn thấy vấn đề. Tất cả vì Tổ quốc vì nhân dân, sau bao nhiêu năm kiệt quệ như thế này thì đoàn kết một lòng, kêu gọi sự giúp đỡ của các nước bạn và thế giới. Và mỗi người lãnh đạo phải sống như nhân dân, có trách nhiệm trước nhân dân. Đây lại không như thế, chúng tôi là những người chiến đấu ở miền Nam, tôi ngã xuống ở miền Đông Nam bộ, ở gần ông Nguyễn Hữu Thọ.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận, đi dưới lá cờ nửa đỏ nửa xanh, lá cờ mặt trận nhưng nó vẫn mang cái hồn Tổ quốc bị chia cắt, chia đôi. Tấm gương của ông Nguyễn Hữu Thọ lớn lắm, một trí thức lớn. Và những người như Huỳnh Tấn Phát, nhà giáo Nguyễn Văn Đoá… chúng tôi đề nghị những người đó vào Trung ương. Trung ương Đảng ta là Đảng trí tuệ thì đưa những người trí tuệ ấy vào là xứng đáng. Nguyện vọng như vậy nhưng không được. Rồi đề nghị đưa lá cờ nửa đỏ nửa xanh vào bảo tàng thiêng liêng, bảo tàng lịch sử, nhưng cái bài học lịch sử ở Đại hội 9 này bây giờ nó mới vỡ ra. Họ chen vào Trung ương, để mà phá, xin lỗi, là những người vô học vào nắm chức quyền cao để mê hoặc nhân dân.

Năm 1960 kỷ niệm đảng ta 30 năm, Bác Hồ nói giữa nhà Hát lớn: Đảng ta là Đảng trí tuệ, Đảng văn minh rồi. Nói như thế tức là Đảng đã thấy rất dễ đi vào “giai cấp” hẹp hòi. Bây giờ họ sai lầm đến mức nói đi theo con đường Bác Hồ đã lựa chọn, có đi theo Bác đâu, Bác Hồ là: Đảng lao động, lao động trí óc, lao động chân tay, Nước ta là: nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Trước hết là Dân Chủ, còn xã hội chủ nghĩa là ước mơ, còn lâu lắm. Đức phật là: đưa con người trở về với sự công bằng, sự nhân ái mà đến nay đã 2600 năm chưa thực hiện được. Vậy mà làm sao hôm nay bỗng chốc trong vòng năm bảy chục năm đưa lại cái xã hội Cộng Sản có ngay được (?). Đó là lý tưởng, là ước mơ…Loài người đi hàng vạn năm rồi, làm sao lại có một thể chế có thể thay đổi tất cả chỉ trong vòng mấy chục năm thôi!
Không phải.

Thế rồi, từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lại đổi thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa, rồi Đảng Lao Động thành Đảng Cộng Sản…những cái mà Bác Hồ đã đặt ra thì người ta xoá bỏ. Và năm đó họ định sau Đại hội 5 sẽ rời thủ đô vào Đắc Lắc. Dự kiến đó là của ông Lê Duẩn đã nói ở Vũng Tàu trong cuộc họp các cán bộ mở rộng. Nếu chuyện đó đã rồi thì ngày nay làm gì có kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long sắp tới. Có phải cứ muốn chọn chỗ cho đế đô ở đâu thì chọn. Không phải ! Nó là cả bao nhiêu yếu tố hợp thành, hội tụ lại. Từ trong hang động Hoa Lư chuyển ra giữa đồng bằng sông Hồng này, đất Thăng Long này, là cả một hình thành, trưởng thành của dân tộc. Từ chỗ vua ở hang động, vua Lý Thái Tổ chuyển ra giữa thanh thiên bạch nhật, trên cái thế “Voi quỳ Hổ đứng”, cả cái Tam Đảo, cả cái Ba Vì chầu về đất thiêng, từ đông bắc Côn Sơn đều quay về đây cả. Thế mà định dời bỏ cái Hà Nội, cái Thăng Long như không. Không được! Rồi bỏ luôn quốc ca, may sao dân đấu tranh mãi mới giữ được cái Quốc ca. Người ta nói Quốc ca cũ không đủ tầm vóc Xã hội chủ nghĩa thì bỏ. Quốc ca là của hàng triệu con người. Thi mãi và chi rất tốn tiền mà chọn được 17 bài nhưng hát không ai chịu nghe cả. Cuối cùng lại trở lại bài “Tiến quân ca” của Văn Cao. Hồi đó người ta hiểu lầm, có lẽ ông Văn Cao “Nhân văn Giai phẩm” nên họ bỏ quốc ca, không phải! Ông Văn Cao không phải là cái lí do, mà vấn đề là ở chỗ họ muốn làm lãnh tụ, muốn đưa ra học thuyết, muốn vượt lên tất cả…Cụ Hồ là lạc hậu, là nho giáo, cỗ xe nho giáo ấy đã hết thời, miệng ông lãnh đạo nói thế.

Từ ông Tổng tư lệnh, Đại tướng phong ngày 28-5-1948 tại rừng Tuyên Quang, mà cả Quốc hội, Chính phủ phong Đại tướng đầu tiên cho một người trí thức, cử nhân luật, cử nhân kinh tế giỏi, là Chủ tịch Hội nhà báo năm 1937 là Võ Nguyên Giáp…đến phong trung tướng cho một ông giang hồ tứ chiêng, giang hồ tứ chiêng là lấy của nhà giàu chia cho người nghèo. Cái giang hồ của ông Nguyễn Phương Thảo tức Nguyễn Bình là thế, mà Bác Hồ giao nhiệm vụ cho ông Nguyễn Bình vào Nam lúc đó chưa phải là đảng viên, ông Bình xúc động quá nói:

– Thưa Bác, tôi chưa phải là đảng viên cộng sản, tôi vốn là đảng viên Quốc dân đảng, đi ra Côn Đảo bị giam chung với Trần Huy Liệu rồi chuyển sang và đi theo đường lối của Nguyễn Ái Quốc. Bác giao cho tôi vào phụ trách quân sự toàn miền Nam mà tôi chưa phải là đảng viên.

Bác Hồ nói với Nguyễn Bình:

– Tổ quốc trên hết! đảng viên ư? Tổ quốc trên hết. Đất lửa miền Nam chỉ có chú vào phụ trách quân sự toàn miền Nam mới tập hợp được các giáo phái.

Bấy giờ Nguyễn Bình vào Nam làm liên khu trưởng, Quân khu trưởng nhưng chưa phải đảng viên. Cho đến ngày 28-5-1948 ông được phong Trung tướng.

Bác sử dụng người có tài vào địa hạt nào, công tác nào là phát huy được cái đó. Nguyễn Bình tập hợp được nhiều giáo phái, thì đến hết năm 1947, Bác đánh một cái điện cho Bảy Viễn, tướng Bình Xuyên. Thế là Bảy Viễn kéo tất cả quân của ông ta ở rừng Sác đi theo Nguyễn Bình, nhập vào đại quân. Sau đó “có người” phá, chia rẽ giữa Bảy Viễn với Nguyễn Bình nên Bảy Viễn quay vào Sài Gòn nhận thiếu tướng của quân đội Pháp và tuyên bố: Nhận thiếu tướng nhưng không bao giờ đi đánh trận nữa mà ra làm khai thác gỗ. Những người đàn em của Bảy Viễn hỏi ông là: Không đi đánh nữa thì đàn em bao giờ được lên? Bảy Viễn nói: ta lỡ bước, ta đã hiểu Cụ Hồ nhưng không đi trọn được con đường của Cụ Hồ là vì “cán bộ” họ chia rẽ ta với Nguyễn Bình. Và ông ở vậy cho đến thời Ngô Đình Diệm lên diệt giáo phái thì ông mới sang Pháp. Tức là con đường Bác Hồ là con đường thu vén tất cả dân tộc vào, chứ không có giai cấp, không đặt giai cấp lên trên dân tộc, xã hội có giai cấp nhưng không đặt giai cấp lên trên dân tộc.

Đầu tiên khi về Pắc Bó, Bác nói với ông Đồng, ông Giáp, ông Lê Quảng Ba, ông Chu Văn Tấn, lúc đó, các ông gần gũi Bác, và cả ông Trường Chinh nữa, là “Gác cái khẩu hiệu giai cấp lại, bây giờ là vấn đề dân tộc, dân tộc không giải phóng được thì ngàn đời không thể giải phóng được giai cấp. Nhân dân ta là một khi Tổ Quốc lâm nguy thì ông địa chủ đến người cố nông, đều một lòng chống giặc, vì thế là vấn đề dân tộc giải phóng”. Thế nhưng Đại hội 4 chúng ta, thì nó trật từ cái này. Nếu nói là làm theo di chúc của Bác, không nói cái gì xa, Di chúc Bác để lại là phải chuẩn bị khi giải phóng Miền Nam. Cho nên trong Di chúc của Bác có câu:

– Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài mấy năm nữa.

Các ông ấy lại đem bỏ cụm từ “mấy năm nữa” đi, cho là “còn kéo dài”. Lúc đó, trong Bộ chính trị tất nhiên có người đưa ra, nhưng được Bộ chính trị thông qua: – Có khi Bác chủ quan. “mấy năm nữa” chắc gì?

Năm 1941, khi Bác về Pắc Bó có bài ca lịch sử kể từ đời Hồng Bàng đến các vua Hùng cho đến các đời vua… và cuối cùng nói “năm 1945 thì cách mạng hoàn thành”. Lúc đó có người tưởng Bác nói thế để động viên, không phải. Đến năm 1960 Bác ghi là “15 năm nữa sự nghiệp thống nhất hoàn thành”, vậy nên khi viết Di chúc Bác nói: -“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài mấy năm nữa”, và thực tiễn xảy ra đúng là “mấy năm nữa”, nhưng lúc đó Bộ chính trị bỏ cụm từ: “mấy năm nữa”?!

Trong Nam thì phải lo kinh tế từ bây giờ, tức là lo công ăn việc làm, ngoài Bắc này thế nào trong ấy cũng phải như thế. Trước hết, sau khi kết thúc chiến tranh, việc đầu tiên là khôi phục kinh tế, tranh thủ sự viện trợ của bạn bè, nâng cao từng bước, chưa vội làm ăn lớn. Nhưng ta lại đề ra 15 năm nữa phải đuổi kịp Liên Xô, 20 năm năm nữa đuổi kịp Mỹ. Kịp cái gì? Nói cho oai thôi chứ một dân tộc 30 năm bao nhiêu lực lượng trẻ, khoẻ ra mặt trận, bao làng mạc, thành phố bị san bằng mà làm sao đề ra 15 năm vượt Liên Xô, 20 năm đuổi kịp Mỹ…thì xa lạ quá…

Mà Bác Hồ đã dặn rồi:- Ta đánh Mỹ là cái thế phải đánh, bởi vì Mỹ không từ bỏ ý chí xâm lược, ta phải đánh, đánh xong thì bắt tay với họ. Bác cố tránh để không xảy ra cuộc chiến tranh với Mỹ. Bác cho người viết thư cho Ngô Đình Diệm. Lúc đó có hội nghị ba nước Đông Dương ở Phnôm Pênh, Bác định đến đó…có thể gặp Ngô Đình Diệm nhưng lúc đó Cabốtlốt thấy tình hình đó nó đảo chính ngay, diệt hai anh em Ngô Đình Diệm. Bây giờ nhiều đồng chí ở Miền Bắc còn nhớ Bác nói: – ông Diệm có cách yêu nước của ông ấy, đừng có gọi bằng thằng, người ta có tuổi rồi. Cách nhìn của Bác như vậy, sau này có học trò của Bác lầm tưởng rằng Bác nho giáo dĩ hoà vi quí, đâu có phải! Truyền thống của dân tộc ta là như vậy.

Trong Đại Hội 4 hạ tên nước, thay tên Đảng, nêu lên trong 5 năm nữa thì có tivi, có tủ lạnh cho nông dân. Những năm đầu tiên thấy được đời sống có nâng lên nhưng không …(đoạn này bị mất) 500 huyện là 500 pháo đài kinh tế, quân sự, dồn làng lại…Lúc đó cũng có nhiều đồng chí kiến nghị, đề nghị gặp Tổng bí thư Lê Duẩn, nói:

– Thưa đồng chí, xóm làng Việt Nam hình thành những cái làng văn hoá có từ hàng nghìn năm, có làng ít thì 300, 500 năm mà nay xoá những cái làng văn hoá cổ như thế thì mất hết. Văn hoá Việt Nam là văn hoá làng xã.

Xin lỗi, ông Lê Duẩn nói: Ngu, Ngu.

Thế là giáo sư Lê Văn Thiêm lủi thủi ra về. Còn giáo sư Trần Đức Thảo mắt thì cận, cả đời ông không đi đâu. Ông là nhà triết học, cả nhà toàn sách là sách, ông viết được cái gì thì đưa cho cụ Đồng đưa ra đăng báo ở nước ngoài (ông chỉ nói được thôi chứ không viết được bằng tiếng Việt nên công trình của ông là bằng tiếng Pháp). Ông được ông Duẩn mời lên để hỏi ý kiến, ông nói thẳng, nói thật ý kiến của ông, thì đuổi ông. Một ông mắt cận (là Trần Đức Thảo) ra đứng giữa đường Hoàng Diệu mà không biết đi đường nào là Phan Đình Phùng hay đi Điện Biên Phủ.

Nói lại (những chuyện này) để các thầy các cô biết và nhắc lại cái bài học lịch sử khi người đứng đầu mà sai lầm thì nguy lắm, sai một ly đi một dặm. Sai của ta nó ở trong trường thôi; sai của người đứng đầu của dân tộc thì nó sẽ đẩy lùi phải mất mười năm. Từ 1976 đến 1986. Đấy ! Phải đi đến Đại Hội đổi mới, bước đi phải thế nào, thế nào… sau Đại hội 6 thì đổi mới đấy nhưng chưa giải quyết được vấn đề. Vấn đề là con người lãnh đạo. Hôm nay thì nó như thế nào…xin thông tin cho các thầy các cô biết, sau ngày 19, 20, Đại hội 9 công khai rồi ta cũng biết thôi, nhưng biết thì ta cũng chỉ biết vậy, còn bên trong của nó thì chưa nói hết được.

Hội nghị Trung ương 11, 11b, gần đây 12 mới xong hôm qua, diễn ra sôi động quá.

Ở hội nghị 11a thì các cố vấn quyết định thi hành kỷ luật Tổng bí thư và kiên quyết cách chức trước thềm Đại hội 9. Về phía Tổng bí thư thì kiên quyết phản công lại cố vấn. Đó là nguy cơ chứ! Hôm nay thì giải toả được rồi, nhưng nay nó lại như thế thì con cái nó sợ vô cùng chứ!. Sợ vì đất nước đang đứng trong một tình thế bất ổn, trong khi Tây Nguyên thì như vậy.

Nhưng trước hết ta “Tiên trách kỷ…”. Cửa ngõ Tây Nguyên như vậy, sau khi giải phóng miền Nam thì ông nào cũng trở về ở thành phố, thỉnh thoảng lên nói vài câu rồi vội vàng về để tắm bình nước nóng lạnh, chứ có ai ở với đồng bào đóng khố, khổ…nên không ai ở đó với họ. Rồi đi lấy đất đai của họ bán cho các nhà kinh doanh, mua rẻ đất của họ, bán đắt cho các nhà kinh doanh lập ô trang trại. Như vậy, họ thấy đất đai của cha ông họ mất dần đi, không còn như thời chống Mỹ.

Vừa rồi ông Nguyên Ngọc, tác giả “Đất nước đứng lên”. Ông có làm một công trình điều tra cơ bản về Tây Nguyên, mà ông làm từ 1999, 16 trang, một tiếng kêu về Tây Nguyên. Có những nhà văn họ nghiên cứu đi thẳng vào một vấn đề lớn như vậy mà không nghe. Bây giờ xảy ra rồi mới hỏi: -À, ông Nguyên Ngọc nói hay, thì còn gì nữa? Khi thấy hay thì việc đã rồi. Tất nhiên có bàn tay bên ngoài, nhưng không kín trên thì không bền dưới, trong không ấm thì ngoài không êm. Tôi đã nói câu này với ông Đỗ Mười, có cả ông Nguyễn Đức Bình là giáo sư (tuy gọi là giáo sư đó, nhưng người ta nói giáo sư gì mà chẳng có công trình nào cả, nhưng ông Nguyễn Đức Bình là uỷ viên Bộ chính trị…). tôi nói tại số 4 Nguyễn Cảnh Chân, văn phòng tổng bí thư ngày 14/12/1994. Tôi nói rằng:

Tổng bí thư mà để người ta “đánh” tôi, người ta bảo tôi là người xuyên tạc Bác Hồ. Tôi xin với Trung ương cho tranh luận công khai trên báo Nhân Dân và các phương tiện thông tin. Tôi đưa tư liệu của tôi, tôi nói Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà quan, tôi đưa tư liệu nhà quan. Còn các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh học thì nói Bác Hồ sinh ra trong gia đình bần cố nông, thì đưa tư liệu bần cố nông ra, để người đọc phân định. Nói tôi lợi dụng đề tài Bác Hồ để hạ thấp Bác Hồ, nói Bác Hồ có người yêu là hạ thấp Bác Hồ, nói Bác Hồ thành phần bóc lột sinh trong nhà quan là hạ thấp Bác Hồ, Bác Hồ là người của giai cấp…

Ông tổng bí thư mời tôi lên ngày 14/12/1994, tôi đề nghị một phương án là cho đăng công khai lên báo bằng văn bản, bằng tư liệu, chứ đừng lý luận chung chung. Ông nói cụ Hồ thế này…tôi bảo cụ Hồ thế này…tất nhiên bây giờ ta phải tôn trọng cái hiện tại nhưng đứng về góc độ nghiên cứu vĩ nhân thì ta nên xem xét lại. Sự thật tôi đưa ra ngày (sinh của Bác) này là tôi có lá số Tử vi, các cụ để lại giấy thời đó, mực thời đó. Bây giờ mà cứ ép tôi là buộc tôi phải đưa ra nước ngoài. Tôi không phải loại người dùng nước ngoài để ép bên trong. Không. Tôi không phải là loại người đó. Bố mẹ con cái có việc gì thì nói trong nhà, chứ không phải chạy sang hàng xóm chửi đổng về. Tôi không thích cái đó. Nhân lúc đó tôi mới nói với đồng chí Đỗ Mười là phải “kín trên bền dưới”. Tôi đã nói ở trường Chí Linh (Hải Dương) ngày 20/11/1990, ngày nhà giáo, là trong Bộ chính trị ta chỉ có vài người đếm trên đầu ngón tay là không đụng đến đồng tiền bát gạo của dân, mà tôi nói trước Đại Hội 7, còn tất cả là tham nhũng hết. Có người đề nghị bắt tôi, tôi nói bắt cũng được, không sao cả, tôi nói vì sự sống còn của dân tộc, của Đảng. Tôi nói là có căn cứ, có tài liệu, không vu khống ai cả, nếu vu khống thì lôi vào tù. Tôi nói “trong ấm ngoài êm” đây không phải là chuyện gia đình nữa, mà là chuyện đất nước, trong không ấm thì ngoài không êm. Nội bộ trong vương triều mà lục đục thì nổi lửa biên cương ngay.

Ví dụ như trong chúng ta đây này, bọn tham nhũng, bọn cơ hội thì Trung ương bợ đỡ, còn anh em trí thức, các nhà khoa học thì đồng lương thấp đến như thế này…đối xử như thế này…Tôi có bảng thống kê đây, tôi là nhà văn, hiện nay những nhà văn cơ hội thì được sống sướng thế này…còn nhà văn này…nhà văn này…bốn thế hệ ở trong một cái buồng 18m vuông, như là nhà văn Siêu Hải, nhà văn Mạc Phi, nhà văn Minh Giang…hàng loạt, họ toàn tham gia đi trước cách mạng và kháng chiến cả, toàn trí thức cả, học Albert Sarraut có, học trường Bưởi có mà bây giờ như thế này…bốn thế hệ ở trong một cái nhà như thế…Nhưng sau đó, nói đáng tội thì nhà văn Siêu Hải, được phân nhà. Ông năm nay cũng gần 80 tuổi rồi, ông ở 66 Hàng Chiếu có 18m vuông mà ở gác ba, 9 người, một ông đại tá pháo binh. Lúc đó ông Đỗ Mười mới nói với với ông Lê Khả Phiêu (bấy giờ thường trực Bộ chính trị) giải quyết cho ông cái nhà ở Nghĩa Tân. Còn ông Mạc Phi, chuyên gia Tây Bắc, chưa kịp giải quyết cái nhà cho ông thì ông đã chết mất rồi. Ngày 19 tháng 5 này là giỗ 5 năm ông Mạc Phi. Ông bị quy là “Nhân văn giai phẩm” bị đầy lên Tây Bắc rồi không về nữa, ở lại trên đó nghiêm cứu về văn hoá Thái, viết tiểu thuyết. Ông thì “nghiện” tiếng Pháp nên đọc toàn bằng tiếng Pháp, ở dưới này gửi báo Europe lên cho ông đọc thì theo dõi ông và nghi ông là việt gian thực sự rồi. Đến khi Bác Hồ lên thăm Tây Bắc, có Đại Tướng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lên, thì ở cơ quan “phân công” ông lên Mường Tè. Ông nghe đài đưa tin Bác lên thăm Tây Bắc, ông phàn nàn ông không được ở nhà để đón Bác.

Có ông anh em cọc chèo với ông mới nói nhỏ cho ông biết Bác lên thăm Tây Bắc, để đảm bảo “an toàn” (cho Bác) người ta điều chú lên đó. Bác về rồi mới cho ông trở lại. Tất nhiên sau này ông cũng được giải oan nhưng có những sai lầm đến như vậy.

Tôi nói từ Đại hội 4, sau kết thúc chiến tranh ta sai về đướng lối dẫn đến tình trạng này kéo dài cho đến Đại hội 6. Đại hội 6 lúc đó ông Lê Đức Thọ muốn làm tổng bí thư, không ai nói, nhưng tất cả mọi người đều biết rõ ông ấy là ai. Lúc đó, cụ Trường Chinh đi Liên Xô về rồi, ông Lê Đứ


DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 7
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrần Quang Khải thơ thần; Nhà Trần trong sử Việt; Về với vùng văn hóa; Sơn Tùng chuyện Bác Hồ; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Nhớ vầng trăng ngọn lửa; Nếp nhà đẹp văn hóa; Ngày 26 tháng 7 năm 1294, ngày mất Trần Quang Khải (sinh năm 1241), Tể tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước. Ngày 26 tháng 7 năm 1956 kênh đào Suez ở Ai Cập quốc hữu hóa bởi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser, dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngay sau đó vì tầm quan trọng đặc biệt của kênh đào này. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, ngày “Phong trào 26 tháng 7“ cách mạng Cu Ba do Fidel Castro bắt đầu nổi dậy, chống lại chế độ Fulgencio Batista và hình thành Cu Ba ngày nay. Bài chọn lọc ngày 26 tháng 7: Trần Quang Khải thơ thần; Nhà Trần trong sử Việt; Về với vùng văn hóa; Sơn Tùng chuyện Bác Hồ; Nhớ bạn nhớ châu Phi;Nhớ vầng trăng ngọn lửa; Nếp nhà đẹp văn hóa Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-7;

TRẦN QUANG KHẢI THƠ THẦN
Hoàng Kim

Ngày 6 tháng 6 năm 1285, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (1241-1294) sáng tác bài thơ “
Tụng giá hoàn kinh sư “ nổi tiếng : “Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu.

Tụng giá hoàn kinh sư nguyên văn chữ Hán 從 駕 還 京 奪 槊 章 陽 渡 擒 胡 鹹 子 關 太 平 宜 努 力 萬 古 此 江 山 phiên âm Hán Việt Đoạt sáo
Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san là một bài thơ do thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294) viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ‎ nói về cảm xúc một vị tướng trên đường theo xa giá vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trở về kinh đô, đồng thời ca ngợi đội quân nhà Trần trong việc bảo vệ non sông đất nước. Hiện có ba bản dịch, bản trên là của Trần Trọng Kim, bản khác của Ngô Tất Tố. và Trinh Đường] Bài thơ hiện đang được đưa vào chương trình sách giáo khoa lớp 7, tập một.

Trần Quang Khải thơ thần là sử thi tổng kết bài học
Nhà Trần trong sử Việt có giá trị to lớn đặc biệt sâu sắc.

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

An nhiên chào ngày mới
Vui bạn hiền người thân
Nhà Trần trong sử Việt.
Tinh hoa chọn đôi vần.

(*) Trích thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
xem tiếp
Nhà Trần trong sử Việt
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Nhà văn Sơn Tùng - tác giả Búp sen xanh - qua đời - Ảnh 1.

Về với vùng văn hóa
TƯỞNG NHỚ CỤ SƠN TÙNG
ảnh Nguyễn Đình Toán, thơ Hoàng Kim

Nhớ mãi cụ Sơn Tùng
“Bông sen vàng” lắng đọng
Sơn Tùng chuyện Bác Hồ
Sự thật là mạch sống.
Về với vùng văn hóa
Diễn Kim đất Hồng Lam.

Ghi chú:
(*) Nhà văn Sơn Tùng , tác giả Búp sen xanh, Bông sen vàng qua đời. ngày 22.7.2021 vào khoảng23h05, báo Tuổi Trẻ đưa tin:” Nhà văn ra đi ở tuổi 93, sau hơn 11 năm cùng người vợ tảo tần, thủy chung chống chọi với bệnh nặng do tai biến. Lễ viếng nhà văn Sơn Tùng sẽ diễn ra vào 7h30 ngày 26-7 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu vào 8h30, an táng tại nghĩa trang quê nhà tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

“Ông là một người đặc biệt và là một nhà văn đặc biệt. Ý chí sống và sáng tạo phi thường của ông là một tấm gương lớn”, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ lòng ngưỡng mộ của ông với nghị lực sống và sức sáng tạo của nhà văn Sơn Tùng.

Theo nhà văn Thiên Sơn, cháu gọi nhà văn Sơn Tùng bằng bác, tác giả Búp sen xanh sinh năm 1928 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Ông sớm rời quê hương Diễn Châu tham gia cách mạng từ những năm 1950. Ông hoạt động ở tỉnh đoàn, sau ra Hà Nội học Đại học Nhân dân rồi làm giảng viên đại học, làm báo Tiền Phong. Từ năm 1964 ông vào chiến trường Nam Bộ lập báo Thanh Niên Giải Phóng, rồi bị thương nặng trở ra Bắc cuối năm 1971. Kể từ đó ông bắt đầu cuộc đời của một người cầm bút chuyên tâm, kiên định, sáng tạo trong nghèo khó, bệnh tật bởi những vết thương chiến tranh. Sơn Tùng có viết về chiến tranh qua các tiểu thuyết: Vườn nắng, Lõm; về danh nhân cách mạng qua các truyện lịch sử như Trần Phú, Nguyễn Hữu Tiến… Mảng sách thành công nhất của ông, để lại ấn tượng nhất là mảng sách về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã viết hàng loạt tiểu thuyết về Bác Hồ như Búp sen xanh, Bông sen vàng, Trái tim quả đất và truyện ký Bác về, Nguyễn Ái Quốc qua ký ức một bà mẹ Nga…Ngoài tiểu thuyết, cuối năm 1987 Sơn Tùng còn hoàn thành kịch bản phim mang tên Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng mà năm 1990 được dựng phim Hẹn gặp lại Sài Gòn, đạo diễn Long Vân, quay phim Nguyễn Quang Tuấn, diễn viên Tiến Lợi vào vai Bác Hồ. Sơn Tùng còn sáng tác thơ, trong đó đáng chú ý là bài Gửi em chiếc nón bài thơ (1955) và Cửa sổ xanh (1971). Bài Gửi em chiếc nón bài thơ sau ngày đất nước thống nhất đã được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc.

Năm 2011, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, trở thành người thứ 4 thuộc Hội Nhà văn Việt Nam được nhận danh hiệu này.” xem tiếp Về với vùng văn hóahttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-voi-vung-van-hoa/

THEO CON ĐƯỜNG BÁC HỒ

Xin giới thiệu, bác Sơn Tùng là nhà văn mà nhiều người đã biết , qua các tác phẩm của bác. Trong buổi nói chuyện hôm nay, bác sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất bổ ích. Mặc dù bác đang mệt, nhưng rất nhiệt tình với chúng ta, bác vẫn nhận lời nói chuyện với trường chúng ta hôm nay. Bây giờ tôi xin nhường lời cho bác Sơn Tùng

Kính thưa thầy Hiệu Trưởng
Kính thưa các thầy, các cô giáo

Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo của cơ quan giáo dục, bất luận thời nào đi nữa, thì giáo dục vẫn là nền tảng quan trọng. Vì, không tôn sư thì không thể có Đạo được. Dù phong kiến, đế quốc, tư bản, xã hội chủ nghĩa đi nữa…nếu không trọng thầy, không yêu thầy học (muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy), là không phải đạo. Vì vậy, nói đến giáo dục, đã không có thì đành vậy, còn đã là có chữ thì phải biết ơn thầy. Làm đến ông vương, ông tướng cũng phải qua thầy học, làm nhà văn đi nữa thì trước hết phải yêu từ cô giáo vỡ lòng dạy mình từ buổi thiếu niên đến thầy dạy tiểu học, rồi phổ thông lại lên đại học…

Vừa qua thời tiết chuyển đổi đột ngột, ít khi nào sang tháng tư, qua tháng ba, thanh minh rồi, mà Hà Nội thời tiết 16 độ, cái thời tiết nó rất găng, như ngày hôm qua tôi tưởng không đến được nhưng vì đã nhận lời thầy Huấn từ mấy tuần trước. Sáng nay thầy Huấn đến cũng biết tôi đang nằm ngoạ thiền chứ không tọa thiền thì sáng nào tôi cũng làm, 2h sáng tôi ngồi thiền, 3h rưỡi sáng tắm nước nóng, dậy đọc sách, đến 5h nằm thiền điều trị vết thương sọ não.

Hai hôm nay tôi không ăn, hôm qua, do thời tiết đã đành, lại nữa có mấy cái hội nghị 11, 11b, rồi 12… mới bế mạc hôm qua. Thế thì những vấn đề này nó gắn liền với sự tồn tại, sự sống còn của đất nước. Vì Đảng ta là Đảng lãnh đạo đất nước từ năm 1930, làm nên những sự nghiệp rất lớn, trước hết là sự nghiệp cứu nước. Ba mươi năm chiến tranh, không ai muốn điều ấy làm gì. Người ta muốn làm nhà khoa học, làm nhà giáo… không ai muốn làm người anh hùng trong chiến tranh. Làm người anh hùng trong chiến tranh thì hàng nghìn, hàng vạn người ngã xuống. Đó là cái bất đắc dĩ của dân tộc.

Nhưng từ một phần tư thế kỷ nay, Đảng ta sa sút xuống đến mức không tưởng tượng nổi so với trước đây, nhân cách nhiều người cộng sản không còn. Nhân cách không còn, vì tham nhũng đến mức không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Đảng ta vẫn chói lọi thôi; nhân dân thì vĩ đại, nhưng những người có trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân không giữ được nhân cách. Họ đem cái tham nhũng làm hại cho toàn Đảng, cho nhân dân ta. Mặc dù vậy, vị thế của dân tộc Việt Nam vẫn đứng ở vị trí lớn. Dù nó là nước nhỏ, nước nghèo, còn sự thực thì dân tộc ta, nhân dân ta, cái hưởng thụ về văn hoá, về tinh thần của dân ta so với các nước Đông Nam Á, với khu vực của ta, là cao. Vì ngay bây giờ ở Đại học Tổng hợp có cả đoàn sinh viên do ba giáo sư nổi tiếng ở Washington dẫn đầu sang ta để nghiêm cứu về Bác Hồ. Đoàn ở đây độ ba tháng, nay mới được tháng rưỡi, đã đi Tân Trào, Pắc Bó về. Đoàn gồm những sinh viên xuất sắc về sử Việt Nam và ba giáo sư đem theo cả gia đình con cái. Họ có mời tôi cùng đi nhưng vì sức khoẻ tôi không đi được.

Vấn đề trong mấy hội nghị trên là phe phái, phe cánh, mất đoàn kết trong lãnh đạo cao nhất. Như trước đây tôi có dịp nói được một phần sự hình thành nhân cách của Bác Hồ. Nói đến cái đó là trong cái nội gia đình của Bác. Nhân cách của con người ra đời, trước hết phải là gia đình, bước vào đời phát triển như thế nào bao giờ cũng bắt đầu từ gia đình, trường học. Nói trường học là có cả xã hội, có làng xóm quê hương. Tôi cố gắng nói một ý như vậy, ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Nhưng trước hết tôi dành một số thời gian để nói về Đại hội 9 sắp tới đây.

Ngày 19 tháng 4 nay, ra Đại hội chỉ để quay phim, chụp ảnh, chứ mọi việc nó đã như bước một ở hội nghị Trung ương 12, hôm nay Trung ương nghỉ.

Tôi viết về đề tài Bác Hồ và danh nhân cách mạng rất quan tâm đến vấn đề từng con người có trách nhiệm đến vận mệnh quốc gia, từng sự kiện của đất nước thì Đại hội Đảng là một sự kiện lớn.

Ít nhiều thì tôi vẫn nhớ đến cái đại hội Đảng IV cuối năm 1976, hôm nay nhắc đến Đại hội IV năm 1976. Đại hội kết thúc chiến tranh 30 năm với nhiều hy vọng và chờ đợi bao nhiêu năm sau khi đuổi được đế quốc rồi, nhân dân sẽ trở lại cuộc sống yên bình, dù đói cơm rách áo đi nữa, thì cái vinh quang là của những con người chiến đấu vì dân tộc suốt bao nhiêu năm. Nhân dân có thể vẫn còn đói vì phải khôi phục kinh tế, khó mà no được, nhưng thể hiện được Nam, Bắc một nhà, hoà hợp dân tộc. Thắng là thắng đế quốc thắng ngoại xâm, chứ không có chuyện Bắc thắng Nam, Nam thắng Bắc. Một bà mẹ thờ cả hai sắc lính của hai con vì đất nước chia hai miền. Có cuộc xung đột ấy thì bà mẹ miền Nam thờ con là lính giải phóng và thờ cả người con ngã xuống nếu là lính quốc gia đi nữa, thì đó là cái nhất thời trong cái biến cố của dân tộc. Còn lòng mẹ cụ thể trong nhà phải có như bất cứ người Việt Nam nào trong hoàn cảnh đó.

Ông cha ta xưa đã có như vậy. Đánh xong giặc Nguyên thì Trần Nhân Tông đốt tất cả các văn bản là những gì có liên quan đến con người chia rẽ. Đốt để phục hồi lại cái hoà hợp dân tộc. Ai đã từng ra gươm chống lại dân tộc đến giờ phút ấy bỏ …Trần Hưng Đạo về Kiếp Bạc, vua Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử đi tu, giao lại tất cả cho lớp người trẻ. Đội quân vinh quang trong chống xâm lăng sự nghiệp đến đó xong chỉ để lại người con rể của Hoàng triều là Phạm Ngũ Lão giúp vua giữ lấy cái truyền thống nề nếp từ trước. Nếu để Trần Hưng Đạo lại, vậy Trần Quang Khải thì sao, để ông con rể nhà Trần thì tiệu hơn, không có con ông này, con ông kia. Ông cha ta xưa đã làm như thế.

Nhưng ở đại hội 4 của ta thì khác đi, mười năm sai lầm làm kinh tế, không có áo may ô mà mặc. Họp chi bộ đem ra bình ai bắt thăm áo may ô hay săm xe đạp…Có khó khăn sau chiến tranh là dễ hiểu, nhưng người lãnh đạo phải nhìn thấy vấn đề. Tất cả vì Tổ quốc vì nhân dân, sau bao nhiêu năm kiệt quệ như thế này thì đoàn kết một lòng, kêu gọi sự giúp đỡ của các nước bạn và thế giới. Và mỗi người lãnh đạo phải sống như nhân dân, có trách nhiệm trước nhân dân. Đây lại không như thế, chúng tôi là những người chiến đấu ở miền Nam, tôi ngã xuống ở miền Đông Nam bộ, ở gần ông Nguyễn Hữu Thọ.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận, đi dưới lá cờ nửa đỏ nửa xanh, lá cờ mặt trận nhưng nó vẫn mang cái hồn Tổ quốc bị chia cắt, chia đôi. Tấm gương của ông Nguyễn Hữu Thọ lớn lắm, một trí thức lớn. Và những người như Huỳnh Tấn Phát, nhà giáo Nguyễn Văn Đoá… chúng tôi đề nghị những người đó vào Trung ương. Trung ương Đảng ta là Đảng trí tuệ thì đưa những người trí tuệ ấy vào là xứng đáng. Nguyện vọng như vậy nhưng không được. Rồi đề nghị đưa lá cờ nửa đỏ nửa xanh vào bảo tàng thiêng liêng, bảo tàng lịch sử, nhưng cái bài học lịch sử ở Đại hội 9 này bây giờ nó mới vỡ ra. Họ chen vào Trung ương, để mà phá, xin lỗi, là những người vô học vào nắm chức quyền cao để mê hoặc nhân dân.

Năm 1960 kỷ niệm đảng ta 30 năm, Bác Hồ nói giữa nhà Hát lớn: Đảng ta là Đảng trí tuệ, Đảng văn minh rồi. Nói như thế tức là Đảng đã thấy rất dễ đi vào “giai cấp” hẹp hòi. Bây giờ họ sai lầm đến mức nói đi theo con đường Bác Hồ đã lựa chọn, có đi theo Bác đâu, Bác Hồ là: Đảng lao động, lao động trí óc, lao động chân tay, Nước ta là: nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Trước hết là Dân Chủ, còn xã hội chủ nghĩa là ước mơ, còn lâu lắm. Đức phật là: đưa con người trở về với sự công bằng, sự nhân ái mà đến nay đã 2600 năm chưa thực hiện được. Vậy mà làm sao hôm nay bỗng chốc trong vòng năm bảy chục năm đưa lại cái xã hội Cộng Sản có ngay được (?). Đó là lý tưởng, là ước mơ…Loài người đi hàng vạn năm rồi, làm sao lại có một thể chế có thể thay đổi tất cả chỉ trong vòng mấy chục năm thôi!
Không phải.

Thế rồi, từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lại đổi thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa, rồi Đảng Lao Động thành Đảng Cộng Sản…những cái mà Bác Hồ đã đặt ra thì người ta xoá bỏ. Và năm đó họ định sau Đại hội 5 sẽ rời thủ đô vào Đắc Lắc. Dự kiến đó là của ông Lê Duẩn đã nói ở Vũng Tàu trong cuộc họp các cán bộ mở rộng. Nếu chuyện đó đã rồi thì ngày nay làm gì có kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long sắp tới. Có phải cứ muốn chọn chỗ cho đế đô ở đâu thì chọn. Không phải ! Nó là cả bao nhiêu yếu tố hợp thành, hội tụ lại. Từ trong hang động Hoa Lư chuyển ra giữa đồng bằng sông Hồng này, đất Thăng Long này, là cả một hình thành, trưởng thành của dân tộc. Từ chỗ vua ở hang động, vua Lý Thái Tổ chuyển ra giữa thanh thiên bạch nhật, trên cái thế “Voi quỳ Hổ đứng”, cả cái Tam Đảo, cả cái Ba Vì chầu về đất thiêng, từ đông bắc Côn Sơn đều quay về đây cả. Thế mà định dời bỏ cái Hà Nội, cái Thăng Long như không. Không được! Rồi bỏ luôn quốc ca, may sao dân đấu tranh mãi mới giữ được cái Quốc ca. Người ta nói Quốc ca cũ không đủ tầm vóc Xã hội chủ nghĩa thì bỏ. Quốc ca là của hàng triệu con người. Thi mãi và chi rất tốn tiền mà chọn được 17 bài nhưng hát không ai chịu nghe cả. Cuối cùng lại trở lại bài “Tiến quân ca” của Văn Cao. Hồi đó người ta hiểu lầm, có lẽ ông Văn Cao “Nhân văn Giai phẩm” nên họ bỏ quốc ca, không phải! Ông Văn Cao không phải là cái lí do, mà vấn đề là ở chỗ họ muốn làm lãnh tụ, muốn đưa ra học thuyết, muốn vượt lên tất cả…Cụ Hồ là lạc hậu, là nho giáo, cỗ xe nho giáo ấy đã hết thời, miệng ông lãnh đạo nói thế.

Từ ông Tổng tư lệnh, Đại tướng phong ngày 28-5-1948 tại rừng Tuyên Quang, mà cả Quốc hội, Chính phủ phong Đại tướng đầu tiên cho một người trí thức, cử nhân luật, cử nhân kinh tế giỏi, là Chủ tịch Hội nhà báo năm 1937 là Võ Nguyên Giáp…đến phong trung tướng cho một ông giang hồ tứ chiêng, giang hồ tứ chiêng là lấy của nhà giàu chia cho người nghèo. Cái giang hồ của ông Nguyễn Phương Thảo tức Nguyễn Bình là thế, mà Bác Hồ giao nhiệm vụ cho ông Nguyễn Bình vào Nam lúc đó chưa phải là đảng viên, ông Bình xúc động quá nói:

– Thưa Bác, tôi chưa phải là đảng viên cộng sản, tôi vốn là đảng viên Quốc dân đảng, đi ra Côn Đảo bị giam chung với Trần Huy Liệu rồi chuyển sang và đi theo đường lối của Nguyễn Ái Quốc. Bác giao cho tôi vào phụ trách quân sự toàn miền Nam mà tôi chưa phải là đảng viên.

Bác Hồ nói với Nguyễn Bình:

– Tổ quốc trên hết! đảng viên ư? Tổ quốc trên hết. Đất lửa miền Nam chỉ có chú vào phụ trách quân sự toàn miền Nam mới tập hợp được các giáo phái.

Bấy giờ Nguyễn Bình vào Nam làm liên khu trưởng, Quân khu trưởng nhưng chưa phải đảng viên. Cho đến ngày 28-5-1948 ông được phong Trung tướng.

Bác sử dụng người có tài vào địa hạt nào, công tác nào là phát huy được cái đó. Nguyễn Bình tập hợp được nhiều giáo phái, thì đến hết năm 1947, Bác đánh một cái điện cho Bảy Viễn, tướng Bình Xuyên. Thế là Bảy Viễn kéo tất cả quân của ông ta ở rừng Sác đi theo Nguyễn Bình, nhập vào đại quân. Sau đó “có người” phá, chia rẽ giữa Bảy Viễn với Nguyễn Bình nên Bảy Viễn quay vào Sài Gòn nhận thiếu tướng của quân đội Pháp và tuyên bố: Nhận thiếu tướng nhưng không bao giờ đi đánh trận nữa mà ra làm khai thác gỗ. Những người đàn em của Bảy Viễn hỏi ông là: Không đi đánh nữa thì đàn em bao giờ được lên? Bảy Viễn nói: ta lỡ bước, ta đã hiểu Cụ Hồ nhưng không đi trọn được con đường của Cụ Hồ là vì “cán bộ” họ chia rẽ ta với Nguyễn Bình. Và ông ở vậy cho đến thời Ngô Đình Diệm lên diệt giáo phái thì ông mới sang Pháp. Tức là con đường Bác Hồ là con đường thu vén tất cả dân tộc vào, chứ không có giai cấp, không đặt giai cấp lên trên dân tộc, xã hội có giai cấp nhưng không đặt giai cấp lên trên dân tộc.

Đầu tiên khi về Pắc Bó, Bác nói với ông Đồng, ông Giáp, ông Lê Quảng Ba, ông Chu Văn Tấn, lúc đó, các ông gần gũi Bác, và cả ông Trường Chinh nữa, là “Gác cái khẩu hiệu giai cấp lại, bây giờ là vấn đề dân tộc, dân tộc không giải phóng được thì ngàn đời không thể giải phóng được giai cấp. Nhân dân ta là một khi Tổ Quốc lâm nguy thì ông địa chủ đến người cố nông, đều một lòng chống giặc, vì thế là vấn đề dân tộc giải phóng”. Thế nhưng Đại hội 4 chúng ta, thì nó trật từ cái này. Nếu nói là làm theo di chúc của Bác, không nói cái gì xa, Di chúc Bác để lại là phải chuẩn bị khi giải phóng Miền Nam. Cho nên trong Di chúc của Bác có câu:

– Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài mấy năm nữa.

Các ông ấy lại đem bỏ cụm từ “mấy năm nữa” đi, cho là “còn kéo dài”. Lúc đó, trong Bộ chính trị tất nhiên có người đưa ra, nhưng được Bộ chính trị thông qua: – Có khi Bác chủ quan. “mấy năm nữa” chắc gì?

Năm 1941, khi Bác về Pắc Bó có bài ca lịch sử kể từ đời Hồng Bàng đến các vua Hùng cho đến các đời vua… và cuối cùng nói “năm 1945 thì cách mạng hoàn thành”. Lúc đó có người tưởng Bác nói thế để động viên, không phải. Đến năm 1960 Bác ghi là “15 năm nữa sự nghiệp thống nhất hoàn thành”, vậy nên khi viết Di chúc Bác nói: -“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài mấy năm nữa”, và thực tiễn xảy ra đúng là “mấy năm nữa”, nhưng lúc đó Bộ chính trị bỏ cụm từ: “mấy năm nữa”?!

Trong Nam thì phải lo kinh tế từ bây giờ, tức là lo công ăn việc làm, ngoài Bắc này thế nào trong ấy cũng phải như thế. Trước hết, sau khi kết thúc chiến tranh, việc đầu tiên là khôi phục kinh tế, tranh thủ sự viện trợ của bạn bè, nâng cao từng bước, chưa vội làm ăn lớn. Nhưng ta lại đề ra 15 năm nữa phải đuổi kịp Liên Xô, 20 năm năm nữa đuổi kịp Mỹ. Kịp cái gì? Nói cho oai thôi chứ một dân tộc 30 năm bao nhiêu lực lượng trẻ, khoẻ ra mặt trận, bao làng mạc, thành phố bị san bằng mà làm sao đề ra 15 năm vượt Liên Xô, 20 năm đuổi kịp Mỹ…thì xa lạ quá…

Mà Bác Hồ đã dặn rồi:- Ta đánh Mỹ là cái thế phải đánh, bởi vì Mỹ không từ bỏ ý chí xâm lược, ta phải đánh, đánh xong thì bắt tay với họ. Bác cố tránh để không xảy ra cuộc chiến tranh với Mỹ. Bác cho người viết thư cho Ngô Đình Diệm. Lúc đó có hội nghị ba nước Đông Dương ở Phnôm Pênh, Bác định đến đó…có thể gặp Ngô Đình Diệm nhưng lúc đó Cabốtlốt thấy tình hình đó nó đảo chính ngay, diệt hai anh em Ngô Đình Diệm. Bây giờ nhiều đồng chí ở Miền Bắc còn nhớ Bác nói: – ông Diệm có cách yêu nước của ông ấy, đừng có gọi bằng thằng, người ta có tuổi rồi. Cách nhìn của Bác như vậy, sau này có học trò của Bác lầm tưởng rằng Bác nho giáo dĩ hoà vi quí, đâu có phải! Truyền thống của dân tộc ta là như vậy.

Trong Đại Hội 4 hạ tên nước, thay tên Đảng, nêu lên trong 5 năm nữa thì có tivi, có tủ lạnh cho nông dân. Những năm đầu tiên thấy được đời sống có nâng lên nhưng không …(đoạn này bị mất) 500 huyện là 500 pháo đài kinh tế, quân sự, dồn làng lại…Lúc đó cũng có nhiều đồng chí kiến nghị, đề nghị gặp Tổng bí thư Lê Duẩn, nói:

– Thưa đồng chí, xóm làng Việt Nam hình thành những cái làng văn hoá có từ hàng nghìn năm, có làng ít thì 300, 500 năm mà nay xoá những cái làng văn hoá cổ như thế thì mất hết. Văn hoá Việt Nam là văn hoá làng xã.

Xin lỗi, ông Lê Duẩn nói: Ngu, Ngu.

Thế là giáo sư Lê Văn Thiêm lủi thủi ra về. Còn giáo sư Trần Đức Thảo mắt thì cận, cả đời ông không đi đâu. Ông là nhà triết học, cả nhà toàn sách là sách, ông viết được cái gì thì đưa cho cụ Đồng đưa ra đăng báo ở nước ngoài (ông chỉ nói được thôi chứ không viết được bằng tiếng Việt nên công trình của ông là bằng tiếng Pháp). Ông được ông Duẩn mời lên để hỏi ý kiến, ông nói thẳng, nói thật ý kiến của ông, thì đuổi ông. Một ông mắt cận (là Trần Đức Thảo) ra đứng giữa đường Hoàng Diệu mà không biết đi đường nào là Phan Đình Phùng hay đi Điện Biên Phủ.

Nói lại (những chuyện này) để các thầy các cô biết và nhắc lại cái bài học lịch sử khi người đứng đầu mà sai lầm thì nguy lắm, sai một ly đi một dặm. Sai của ta nó ở trong trường thôi; sai của người đứng đầu của dân tộc thì nó sẽ đẩy lùi phải mất mười năm. Từ 1976 đến 1986. Đấy ! Phải đi đến Đại Hội đổi mới, bước đi phải thế nào, thế nào… sau Đại hội 6 thì đổi mới đấy nhưng chưa giải quyết được vấn đề. Vấn đề là con người lãnh đạo. Hôm nay thì nó như thế nào…xin thông tin cho các thầy các cô biết, sau ngày 19, 20, Đại hội 9 công khai rồi ta cũng biết thôi, nhưng biết thì ta cũng chỉ biết vậy, còn bên trong của nó thì chưa nói hết được.

Hội nghị Trung ương 11, 11b, gần đây 12 mới xong hôm qua, diễn ra sôi động quá.

Ở hội nghị 11a thì các cố vấn quyết định thi hành kỷ luật Tổng bí thư và kiên quyết cách chức trước thềm Đại hội 9. Về phía Tổng bí thư thì kiên quyết phản công lại cố vấn. Đó là nguy cơ chứ! Hôm nay thì giải toả được rồi, nhưng nay nó lại như thế thì con cái nó sợ vô cùng chứ!. Sợ vì đất nước đang đứng trong một tình thế bất ổn, trong khi Tây Nguyên thì như vậy.

Nhưng trước hết ta “Tiên trách kỷ…”. Cửa ngõ Tây Nguyên như vậy, sau khi giải phóng miền Nam thì ông nào cũng trở về ở thành phố, thỉnh thoảng lên nói vài câu rồi vội vàng về để tắm bình nước nóng lạnh, chứ có ai ở với đồng bào đóng khố, khổ…nên không ai ở đó với họ. Rồi đi lấy đất đai của họ bán cho các nhà kinh doanh, mua rẻ đất của họ, bán đắt cho các nhà kinh doanh lập ô trang trại. Như vậy, họ thấy đất đai của cha ông họ mất dần đi, không còn như thời chống Mỹ.

Vừa rồi ông Nguyên Ngọc, tác giả “Đất nước đứng lên”. Ông có làm một công trình điều tra cơ bản về Tây Nguyên, mà ông làm từ 1999, 16 trang, một tiếng kêu về Tây Nguyên. Có những nhà văn họ nghiên cứu đi thẳng vào một vấn đề lớn như vậy mà không nghe. Bây giờ xảy ra rồi mới hỏi: -À, ông Nguyên Ngọc nói hay, thì còn gì nữa? Khi thấy hay thì việc đã rồi. Tất nhiên có bàn tay bên ngoài, nhưng không kín trên thì không bền dưới, trong không ấm thì ngoài không êm. Tôi đã nói câu này với ông Đỗ Mười, có cả ông Nguyễn Đức Bình là giáo sư (tuy gọi là giáo sư đó, nhưng người ta nói giáo sư gì mà chẳng có công trình nào cả, nhưng ông Nguyễn Đức Bình là uỷ viên Bộ chính trị…). tôi nói tại số 4 Nguyễn Cảnh Chân, văn phòng tổng bí thư ngày 14/12/1994. Tôi nói rằng:

Tổng bí thư mà để người ta “đánh” tôi, người ta bảo tôi là người xuyên tạc Bác Hồ. Tôi xin với Trung ương cho tranh luận công khai trên báo Nhân Dân và các phương tiện thông tin. Tôi đưa tư liệu của tôi, tôi nói Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà quan, tôi đưa tư liệu nhà quan. Còn các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh học thì nói Bác Hồ sinh ra trong gia đình bần cố nông, thì đưa tư liệu bần cố nông ra, để người đọc phân định. Nói tôi lợi dụng đề tài Bác Hồ để hạ thấp Bác Hồ, nói Bác Hồ có người yêu là hạ thấp Bác Hồ, nói Bác Hồ thành phần bóc lột sinh trong nhà quan là hạ thấp Bác Hồ, Bác Hồ là người của giai cấp…

Ông tổng bí thư mời tôi lên ngày 14/12/1994, tôi đề nghị một phương án là cho đăng công khai lên báo bằng văn bản, bằng tư liệu, chứ đừng lý luận chung chung. Ông nói cụ Hồ thế này…tôi bảo cụ Hồ thế này…tất nhiên bây giờ ta phải tôn trọng cái hiện tại nhưng đứng về góc độ nghiên cứu vĩ nhân thì ta nên xem xét lại. Sự thật tôi đưa ra ngày (sinh của Bác) này là tôi có lá số Tử vi, các cụ để lại giấy thời đó, mực thời đó. Bây giờ mà cứ ép tôi là buộc tôi phải đưa ra nước ngoài. Tôi không phải loại người dùng nước ngoài để ép bên trong. Không. Tôi không phải là loại người đó. Bố mẹ con cái có việc gì thì nói trong nhà, chứ không phải chạy sang hàng xóm chửi đổng về. Tôi không thích cái đó. Nhân lúc đó tôi mới nói với đồng chí Đỗ Mười là phải “kín trên bền dưới”. Tôi đã nói ở trường Chí Linh (Hải Dương) ngày 20/11/1990, ngày nhà giáo, là trong Bộ chính trị ta chỉ có vài người đếm trên đầu ngón tay là không đụng đến đồng tiền bát gạo của dân, mà tôi nói trước Đại Hội 7, còn tất cả là tham nhũng hết. Có người đề nghị bắt tôi, tôi nói bắt cũng được, không sao cả, tôi nói vì sự sống còn của dân tộc, của Đảng. Tôi nói là có căn cứ, có tài liệu, không vu khống ai cả, nếu vu khống thì lôi vào tù. Tôi nói “trong ấm ngoài êm” đây không phải là chuyện gia đình nữa, mà là chuyện đất nước, trong không ấm thì ngoài không êm. Nội bộ trong vương triều mà lục đục thì nổi lửa biên cương ngay.

Ví dụ như trong chúng ta đây này, bọn tham nhũng, bọn cơ hội thì Trung ương bợ đỡ, còn anh em trí thức, các nhà khoa học thì đồng lương thấp đến như thế này…đối xử như thế này…Tôi có bảng thống kê đây, tôi là nhà văn, hiện nay những nhà văn cơ hội thì được sống sướng thế này…còn nhà văn này…nhà văn này…bốn thế hệ ở trong một cái buồng 18m vuông, như là nhà văn Siêu Hải, nhà văn Mạc Phi, nhà văn Minh Giang…hàng loạt, họ toàn tham gia đi trước cách mạng và kháng chiến cả, toàn trí thức cả, học Albert Sarraut có, học trường Bưởi có mà bây giờ như thế này…bốn thế hệ ở trong một cái nhà như thế…Nhưng sau đó, nói đáng tội thì nhà văn Siêu Hải, được phân nhà. Ông năm nay cũng gần 80 tuổi rồi, ông ở 66 Hàng Chiếu có 18m vuông mà ở gác ba, 9 người, một ông đại tá pháo binh. Lúc đó ông Đỗ Mười mới nói với với ông Lê Khả Phiêu (bấy giờ thường trực Bộ chính trị) giải quyết cho ông cái nhà ở Nghĩa Tân. Còn ông Mạc Phi, chuyên gia Tây Bắc, chưa kịp giải quyết cái nhà cho ông thì ông đã chết mất rồi. Ngày 19 tháng 5 này là giỗ 5 năm ông Mạc Phi. Ông bị quy là “Nhân văn giai phẩm” bị đầy lên Tây Bắc rồi không về nữa, ở lại trên đó nghiêm cứu về văn hoá Thái, viết tiểu thuyết. Ông thì “nghiện” tiếng Pháp nên đọc toàn bằng tiếng Pháp, ở dưới này gửi báo Europe lên cho ông đọc thì theo dõi ông và nghi ông là việt gian thực sự rồi. Đến khi Bác Hồ lên thăm Tây Bắc, có Đại Tướng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lên, thì ở cơ quan “phân công” ông lên Mường Tè. Ông nghe đài đưa tin Bác lên thăm Tây Bắc, ông phàn nàn ông không được ở nhà để đón Bác.

Có ông anh em cọc chèo với ông mới nói nhỏ cho ông biết Bác lên thăm Tây Bắc, để đảm bảo “an toàn” (cho Bác) người ta điều chú lên đó. Bác về rồi mới cho ông trở lại. Tất nhiên sau này ông cũng được giải oan nhưng có những sai lầm đến như vậy.

Tôi nói từ Đại hội 4, sau kết thúc chiến tranh ta sai về đướng lối dẫn đến tình trạng này kéo dài cho đến Đại hội 6. Đại hội 6 lúc đó ông Lê Đức Thọ muốn làm tổng bí thư, không ai nói, nhưng tất cả mọi người đều biết rõ ông ấy là ai. Lúc đó, cụ Trường Chinh đi Liên Xô về rồi, ông Lê Đức Thọ gọi ông Vũ Quang (lúc đó là trưởng ban đối ngoại trung ương, nguyên bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn), nói:

Báo cáo lại tình hình ông Trường Chinh trao đổi với bên kia thế nào?

Ông Vũ Quang nói:
– Tôi là thành viên của đoàn, đi phục vụ Tổng bí thư, báo cáo cái gì với ai phải được Tổng bí thư cho phép. Đồng chí là Uỷ viên Bộ chính trị phụ trách tổ chức thì các đồng chí làm việc với nhau, tôi là thành viên của đoàn, chỉ là uỷ viên Trung ương phụ trách đối ngoại, báo cáo như thế này là phạm kỷ luật.

Ông Thọ lại gọi đến Nguyễn Khánh, lúc đó Nguyễn Khánh là Chánh văn phòng trung ương Đảng. Khi đồng chí Trường Chinh xem danh sách dự kiến bầu Trung ương thì thấy gạt Vũ Quang ra. Ông nói:

– Đảng chủ trương trẻ hoá lãnh đạo, tại sao Vũ Quang trẻ như thế này lại gạt ra?

Ông Thọ nói: – Vũ Quang có vấn đề, người ta đang tố cáo!!!

Trước tình hình lúc này, cụ Trường Chinh ở lại làm Tổng Bí thư, ông Duẩn mất rồi. Mà đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư, thì cụ Đồng làm Chủ tịch nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ làm Thủ tướng. Ông Thọ rất sợ lộ cả quá trình của ông âm mưu. Nói để ta biết, hậu quả của nó đến cả Đại hội 9 này đã ra văn bản rồi.

Ai cũng biết ông Giáp, cử nhân luật kinh tế, năm kết thúc chiến tranh ông mới 64,65 tuổi thôi. Ông đã từng chỉ huy trong chiến tranh, đã tổ chức lực lượng. Ông biết thế nào là “mũi nhọn”, thì ông bị bịt lại. Lúc bấy giờ ông Tạ Quang Bửu còn sống, ông có viết bài báo Tổ quốc “Những mũi nhọn là đồng chí Võ Nguyên Giáp, phó thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật”. Viết bài đó là hơi sớm, thì tất nhiên cuối cùng ông Bửu bị (ông Thọ) gạt đi. Thế là đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Phạm Văn Đồng, các ông làm sao mà biết được ý đồ của họ? Từ đó dẫn đến chuyện “cố vấn”. Trong điều lệ Đảng chưa bao giờ có chuyện cố vấn. Đại hội 6 này, ông Thọ biết ông không được nữa rồi, ông mới đặt ra chức cố vấn. Các đồng chí đọc cuốn “Những kỷ niệm về Lê Đức Thọ”, mới xuất bản nhân dịp giỗ ông ấy, đồng chí Nguyễn Đức Tâm viết bài trong cuốn này. Ông Tâm viết :- Tại sao trong Đại hội 6 lại chọn ông Nguyễn Văn Linh lúc đó chưa là Uỷ viên Bộ chính trị (ông là uỷ viên Bộ chính trị từ Đại hội 4 nhưng mà bị gạt ra), còn khi được chọn làm Tổng bí thư thì ông chỉ là Uỷ viên Trung ương. Ông Nguyễn Đức Tâm nói công khai trong sách đó. Tức là Thọ biết mình không được nữa thì chọn một người mà ai cũng chấp nhận được là ông Linh. Thế là ông ấy đặt ra chức “cố vấn” để ông ấy cùng được ở trong với ông Trường Chinh và ông Phạm Văn Đồng. Và họ đưa ra cái văn bản Võ Nguyên Giáp là con nuôi chánh mật thám Pháp ở Đông Dương…ghê gớm quá!

Một ông Tổng tư lệnh đánh xong giặc rồi, hiện nay đất nước thanh bình lại tạo dựng là con nuôi mật thám! Họ làm như thế thì lòng tin nào còn? Ông Giáp đâu có phải như thế! Ông thống soái toàn bộ tướng lĩnh, làm việc với toàn những người sống bằng lương tâm, sống bằng danh dự chứ, sao lại con nuôi mật thám được. Đâu có phải cái chức nhỏ, đây là Tổng tư lệnh đánh thắng ba tên đế quốc. Ông Maxim, một trong những người trong toán “Con nai”, đội quân Việt – Mỹ năm 1945, ở với Bác Hồ, năm nay ông đã 89 tuổi rồi. Ông xin trở lại Tân Trào trước khi chết. Đưa đoàn này đi là bà Trần Thị Minh Châu, đại tá cựu chiến binh Kim Sơn, ông Giáp cũng trực tiếp chỉ đạo đội quân ấy. Đánh xong Nhật, rồi Pháp, rồi Mỹ, nay lại dựng lên chuyện ông Giáp là con nuôi mật thám Tây, lại bảo:

– Con nuôi mật thám nên mới học trường Albert Sarraut, chứ con nhà nghèo ở tận Quảng Bình làm sao vào được trường Albert Sarraut?

Ông Giáp lúc đó học Albert Sarraut, nói chuẩn bị chọn ông sang Pháp vì ông học giỏi quá. Nhưng ông đi làm cách mạng từ 14, 15 tuổi. Vợ ông Giáp là tiến sỹ Nguyễn Thị Quang Thái, bị tra tấn chết ở nhà tù Hoả Lò. Chị vợ là Nguyễn Thị Minh Khai, bị chém ở Hóc Môn. Thân sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Quang Nghiêm bị Pháp tra tấn chết ở nhà lao Phủ Thừa, thi hài cụ bị vứt ra ngoài, một ông Hoàng, cháu nội vua Thành Thái là Mệ Hiền lượm thi hài cụ Võ Quang Nghiêm đi chôn, đánh dấu lại để giữ mộ thân sinh Võ Nguyên Giáp, cho đến giải phóng miền Nam gia đình mới đi tìm mộ được.

(đoạn này nghe không rõ) Ban chấp hành Trung ương tán thành đều bị bác bỏ. Đó là tháng 10-1930, một hội nghị cán bộ lấy dự thảo luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú làm đường lối (Hội nghị này chưa thông qua được luận cương). Bác Hồ bị đẩy lùi vào bên trong. Năm 1935, Đại hội Đảng lần thứ nhất họp ở Ma – Cao, một lần nữa Hà-Huy-Tập là Tổng bí thư, xoá tư tưởng, xoá đường lối của Nguyễn Ái Quốc. Mãi đến năm 1941, Bác Hồ về nước cho đến năm 1951 Đại hội 2 lại bị cái “thiểu số phục tùng đa số”, lấy “tư tưởng Mao” vào điều lệ nên đến năm 1951 cụ Hồ lại bị “khoá”. Bởi vì Hồ Chủ tịch chỉ còn là Chủ tịch Ban chấp hành chứ không còn là Chủ tịch Đảng. Bác quyết điều gì không còn nữa mà phải được Ban chấp hành thông qua.

Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh được mở ra từ năm 1941 khi cụ về Pắc Bó, thành lập mặt trận Việt Minh, làm được cách mạng tháng Tám, tuyên bố giải tán Đảng ngày 11-10 -1945, giải tán Đảng cộng sản Đông Dương, sau này thành lập Đảng lao động thì Lào trả về Lào, Miên trả về Miên, không có liên bang gì ở chỗ này. Mỗi dân tộc có quá trình hình thành riêng của nó, còn viện trợ quốc tế với nhau thì bình đẳng, chứ để nước lớn trùm lên Lào, Miên là sinh chuyện. Ngay từ lúc đó, cụ Hồ đã nhìn thấy vấn đề như thế, bây giờ nhìn vào tình hình nào là sắc tộc, nào là tôn giáo…cụ Hồ không có đặt vấn đề liên bang, Miên là Miên, Lào là Lào, Ta là Ta. Đến năm 1951, cụ Hồ chỉ còn là Chủ tịch ban chấp hành, mới nghe qua thì không thấy rõ, trước cụ Hồ là chủ tịch Đảng, mà chủ tịch Đảng thì khác Chủ tịch Ban chấp hành. Ví dụ trong việc Bác ký hiệp ước sơ bộ 6-3-1946 không cần triệu tập Ban chấp hành, Bác quyết định ký. Lúc đó, Bác chỉ sửa đổi hai chữ. Một bên, Bác là “Việt Nam độc lập” một bên Saiterny (là đại diện CH Pháp) là “Việt Nam tự trị”. Cuối cùng nửa đêm mùng 5 tháng 3 Bác đánh thức Bí thư là ông Vũ Đình Huỳnh dậy, bảo là đã tìm được lối thoát, đi báo ông Hoàng Minh Giám chuẩn bị để ký. Bác chọn được một chữ mà hai bên đều chấp nhận được, đó là “Nước Việt Nam tự do”. Pháp rất sợ “độc lập” vì cả châu Phi họ sẽ đòi độc lập, cho nên nó chỉ muốn “Việt Nam tự trị” thôi. Bác bảo Tự trị là không được, độc lập thì Pháp không chịu nên chọn “Nước Việt Nam tự do” (Có chính phủ riêng, có quân đội riêng, có ngoại giao riêng, có tài chính riêng) nhưng tên nước là “Việt Nam tự do” thế thì Sain Terny ký ngay ngày 6 tháng 3 (1946). Trước tình hình ấy mà chờ triệu tập Ban chấp hành để quyết định thì chết, bao giờ mới triệu tập kịp, mỗi người một nơi.

Cho đến năm 1951 đưa “tư tưởng Mao” vào điều lệ, ghi là “Học thuyết Mác Lênin, chiến lược Stalin, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong Hồ Chí Minh” thì Bác Hồ nói:

-Thôi, các ông ấy là đủ cả rồi, Mác – Lênin – Stalin – Mao Trạch Đông…là đủ rồi, còn cái “tác phong Hồ Chí Minh” thì miễn cho…

Chả lẽ lúc đó Bác lại nói “Tôi không có tư tưởng à”. Lúc đó cũng chưa có nói đạo đức, mà chỉ nói Bác là “tác phong cần kiệm liêm chính”, giản dị thế thôi, chứ Bác không có lý luận.

Điều lệ ghi: “Thiểu số phục tùng đa số”. Bác Hồ ra họp chấp hành thì suốt đời bao giờ cũng “thiểu số”, mà thiểu số thì phải “phục tùng đa số” đó là “cái khoá”. Vậy là Bác Hồ chỉ được làm những cái mà Ban chấp hành chủ trương, chứ Bác không có chủ trương nữa, Về cải cách ruộng đất thì Bác Hồ không chấp nhận cái cải cách ruộng đất kiểu này, mà Bác đã cho ra Sắc lệnh giảm tô, giảm tức 25% từ năm 1949. Tất cả các đồng chí lúc đó lòng dạ ai cũng yêu quý Bác Hồ, nhưng lại tôn sùng ông Mao là “nhà lý luận Trung Quốc”, là cái mẫu của Châu Á” đem bê vào (điều lệ). Các đồng chí với lấy cái “mẫu” của Trung Quốc vào nên mới đưa ra đưa vào điều lệ Đảng như thế, và phải làm “thổ cải”. Bác Hồ không tán thành cải cách ruộng đất, Bác chỉ “trưng thu, trưng mua, hiến điền” chứ không chủ trương đấu tố. Lúc đó mấy đồng chí trong Bộ chính trị, đặc biệt là đồng chí Trương Chinh (tấm lòng đồng chí trong sáng, là người có nhân cách lớn, phải nói thế) nhưng quan điểm của đồng chí Trường Chinh là: -Không phát động nông dân thì nông dân cứ chịu ơn địa chủ suốt đời, phải cho nông dân đấu tố để nông dân vùng lên. Khi ra biểu quyết thì Bác Hồ chỉ có 3 phiếu, nhưng cũng là “thiểu số”. Cụ Vũ Đình Huỳnh kiên quyết bảo vệ quan điểm của Bác là hiến điền trưng thu, trưng mua rộng đất chia cho nông dân…

Xin nói về một bài của một đồng chí ký là “HT”, viết về những nỗi đau của Hồ Chủ Tịch, hiện nay lưu hành ở Hà Nội, cách đây mấy tháng rồi. Đầu bài ông đề là “10 nỗi đau của Hồ Chủ Tịch” nhưng trong bài đó ông (HT) giấu đi 2 cái đau, chỉ viết 8 cái thôi. Ông HT là trong Ban Bí thư trung ương Đảng, là nhà lý luận, là Trưởng ban Tuyên huấn, là Tổng biên tập báo Nhân dân lâu nhất, Chủ tịch Hội nhà báo. Có một thời ông cũng lầm rằng: anh Ba (Duẩn) mới là nhà lý luận, còn Bác Hồ chỉ là yêu nước thôi. Cho đến bây giờ ông mới tỉnh ra. Trước đây ông viết cuốn “Từ tư duy văn hoá truyền thống đến tư tưởng Hồ Chí Minh”, in xong thì bị tịch thu không tuyên bố nhưng sách bị tịch thu, bị đốt hết. Anh (HT) có đem đến cho tôi một cuốn, anh nói: sách của tôi bị đốt, sách của anh viết lại tái bản lần thứ 8, là may đó. Khi tôi ra cuốn này bị thu mất rồi, còn giữ được một cuốn đem cho ông…Ông là người hiểu biết như thế, lý luận như thế và một thời ông cũng là ghê lắm chứ, vậy mà có lúc ông nói:

-Thôi, cắt cái “mũ phớt” đi được rồi, (tức là ông Giáp đứng trước hàng quân đội cái mũ phớt).

Có thời ông chỉ thị các báo không được đăng ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vì “trên” chỉ thị như thế cho nên ông nói “cắt cái mũ phớt đi”. Có lúc ông cũng lầm, nhưng lúc tỉnh ngộ ra thấy được sự thật thì ông kể ra 10 nỗi đau của cụ Hồ, những chỉ viết có 8 cái, còn hai cái không thấy đưa ra. Dân ta thì không biết, nay ông kể ra thì ông cũng ngoài 80 tuổi rồi. Ông nào cũng viết để lại, không in được thì cũng để lại cho các nhà nghiên cứu lịch sử sau này làm tư liệu nghiên cứu về những sự thật được nói ra từ trong tim người ta.

Trong bài viết của ông Vũ Kỳ mà ta đọc báo ta không để ý ông viết kín đáo để đăng báo Văn Nghệ, báo Tiền phong, báo Nghệ An số tết 1998, hồi đó ông chủ trương đăng trên ba tờ báo đó. Nội dung bài báo là: năm 1967 Bộ chính trị mời Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung Quốc về để thông qua việc tổng tiến công 1968. Khi họp lần thứ nhất Bác đã không đồng ý chủ trương tổng tiến công nổi dậy, Bác chỉ đồng ý tập kích chiến lược rồi rút ngay. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng chủ trương như vậy, nhưng bị thiểu số nên đành đi chữa bệnh ở Hungari. Nhưng sắp đến Tết (Mậu Thân) rồi nên phải thông qua chủ trương đó để đi vào cái Tết, nên phải mời Bác về. Ông Vũ Kỳ viết bài báo như sau:

Trên máy bay chỉ có Bác, ông Vũ Kỳ và người lái máy bay chuyên cơ của Bác từ Trung Quốc về. Lúc đó đã báo cho bộ đội phòng không từ giờ này…đến giờ này…trên bầu trời ta từ hướng này…phương vị này…tuyệt đối là không nổ súng. Thời đó là đang chiến tranh, vào giờ đó xuất hiện máy bay của ta. Khi máy bay về tới vùng trời Hà Nội, sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự nên máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Người lái báo cáo với anh Vũ Kỳ ngồi bên cạnh, (Bác ngồi sau hút thuốc):

– Thưa anh, tín hiệu đường băng lệch 15 độ, bây giờ làm sao đây ạ?

– Quan sát lại đi. Ông Vũ Kỳ nói.

– Em là người lái mà, lái máy bay cho Bác thì em nhìn sai sao được, người lái nói.

Máy bay lượn 2 vòng không dám xuống, xăng hết rồi, giờ quy định cũng đã hết rồi, phòng không họ bắn chết, mà xuống theo tín hiệu thì không an toàn…

Cuối cùng xuống theo trí nhớ (của người lái) chứ không xuống theo đèn tín hiệu, vì trên máy bay báo đi báo lại nhưng, dưới sân bay vẫn không thay đổi, đèn “tín hiệu chệch”, dưới vẫn cứ để thế, không sửa. Vòng một vòng và máy bay chạm đất an toàn, thở đánh phào một cái, Bác vẫn ngồi tĩnh tại hút thuốc, ở dưới sân bay vẫn yên tĩnh.

An toàn rồi, anh ơi (Mừng quá – Nói to lắm nhưng Bác làm như không nghe thấy)

Ra khỏi máy bay (ông Vũ Kỳ tả) thì thấy đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ ra đón, một lúc thủ tướng Phạm Văn Đồng, chỉ có thế thôi, còn không ai đón Bác cả.

Về tới nhà thì Tết rồi, việc đầu tiên Bác gọi điện sang Bộ Quốc phòng hỏi:

Tục lệ người Việt Nam ta ngày Tết hay nhớ nhà, thế thì các đồng chí ở nhà đã gửi quà chúc Tết đồng chí Võ Nguyên Giáp đang chữa bệnh ở Hungari chưa?

Anh em mình thường trao đổi cái tin này đã đưa ra được chưa? Tôi cho rằng đưa được, đến năm 98 rồi, nên đưa ra (tin này) vì sắp hết thế kỷ (20) rồi, ai hiểu thế nào thì hiểu, còn thì nên đưa ra nhưng đừng bình gì cả. Đừng đưa đăng một tờ báo mà phải đưa tin trên ba tờ báo, vì một tờ sẽ bị “đánh chết” ngay. Đúng thế! Khi cả ba tờ báo đăng bài đó, thì các ông trong Bộ Chính trị mời ông Vũ Kỳ lên hỏi:

Anh Kỳ nói: Tôi chỉ kể chuyện đi của Bác mà hồi ký của tôi viết về Bác.

Thế rồi “họ” cũng thôi. Cái khung cảnh đất nước ta mấy năm nay là thế đấy.

Bác Hồ là người cô đơn, đây là cô đơn trên quan điểm. Tôi hiện nay đang viết cuốn “Bác Hồ là người cô đơn nhưng không cô độc”. Năm 2001 tôi viết cuốn này, chủ yếu là nói quan điểm của Bác bị “cô đơn” từ Quốc tế cho đến khi Bác qua đời, quan điểm của Bác luôn luôn thiểu số. Diễn ra trong tình hình hiện nay là vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo. Quan điểm của Hồ Chí Minh từ đầu chí cuối là vấn đề dân tộc, chứ không phải là đấu tranh giai cấp chuyên chính vô sản, cái “thiểu số” ấy đi suốt cuộc đời Bác. Đến được ngày hôm nay quan điểm đó của Bác càng ngày càng rõ ra là rất mừng. Điều đó nói rằng mọi khoa học nó ra đời không bao giờ dễ dàng dù là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội. …(Đoạn này nghe không rõ) Nói ra như thế để thấy rằng Bác Hồ càng ngày càng sáng ra, sáng cả con người cùng quá trình Bác cô đơn. Nhưng lúc nào “người ta” thấy “lợi” thì “người ta” nói là của Bác Hồ chứ “người ta” không làm theo Bác Hồ.

Khi Tổng thống Putin đến thăm khi di tích nhà ở của Bác Hồ, mấy ông phụ trách khu di tích đưa lên một chồng sách Mác-Lênin đặt lên giường bệnh của Bác, nói trước khi qua đời Bác đọc những sách này. Người ta tưởng làm như thế là trọng Bác Hồ và để ông bạn Nga này quý Bác Hồ, không phải! dòng di sản Bác Hồ chất Mác-Lênin có mức độ thôi. Người thường nói những câu của dân gian, của dân tộc, cho nên có người bảo Bác Hồ không có lý luận. Bác toàn nói ca dao, tục ngữ, trích Kiều, trích Chinh phụ ngâm, trích những câu của Mạnh Tử, Khổng Tử, Lão tử mà còn giá trị với thời đại. Trích câu của Phật, của Giêsu chứ không nói Mác. Khi ông Putin đến thăm nơi Bác ở sinh thời thì người ta đem một chồng sách như thế, nhưng ông Putin ghi sổ (lưu niệm lại) không nói gì đến chuyện này, mà nói:

-Hồ Chí Minh, người thầy của dân tộc Việt Nam (mà không nói Chủ tịch nước). Người đã để lại trong trí nhớ nhân loại, rất vinh dự cho tôi hôm nay được làm quen với cuộc sống của người.

Tại sao ông Putin lại nói “làm quen với cuộc sống của Người”? Vì trên vị trí (Tổng thống) này nhìn tấm gương của Hồ Chí Minh lên đỉnh cao như vậy mà sống không xa cách dân, sống giản dị, Mà chính ông nói là khôi phục lại một nước Nga, một nước Nga yêu nước, truyền thống văn hoá. Ta nên nhớ rằng Liên Xô ngày xưa những người ấy không phải không có tấm lòng, nhưng đem xoá sạch đi thì đó là người không có đầu óc. Đáng lẽ ra làm cách khác, ta đưa sách khác, sách đích thực Bác đọc trước khi lâm chung, đây lại làm một chồng sách “toàn Lê Nin”. Cụ nằm trên giường bệnh ốm thì làm sao đọc được các sách đó. Nếu để một cuốn Kiều thì không ai cãi được, hoặc để một tập thơ của Puskin, sách của L. Tônxtoi, của Victor Huygo, Sếch-pia, vì Bác thuộc thơ Puskin, và thuộc thơ tiếng Nga. Bác có lúc nói bây giờ còn thuộc Victor Huygo, tôi là học trò nhỏ của Lep Tônstôi…Bác Hồ của chúng ta ngày nay bị nhiễu nhiều thứ như thế, muốn nhận ra Bác thì phải nghiên cứu lại các sự thực của lịch sử. Trước đây, tôi đã nói về cái nôi sinh thành của Bác, hôm nay tôi nói một số giai đoạn, một số sự kiện có ảnh hưởng lớn đến Bác mà không nói có hệ thống vì thời gian cũng không có nhiều.

Ta đọc sách, ta đọc lịch sử, ta biết Bác Hồ sinh ở làng Chùa, quê ở làng Sen, sau vào Huế học. Tôi nghiên cứu, tôi thấy thế này: nếu Bác Hồ không đi vào Huế từ thuở thiếu thời thì con người ấy cũng bị hạn chế, hạn chế về mặt văn hoá cội nguồn và thanh lịch ở đất kinh đô.

Huế là trung tâm văn hoá của cả nước ta vào thế kỷ 19, Bác Hồ vào Huế cuối thế kỷ 19, lúc đó Huế là trung tâm của cả nước. Ở Nam Bộ, cụ Phan Thanh Giản đi thi phải ra Huế, còn khúc ruột miền Trung từ Bình Thuận trở ra đến Quảng Nam, thi hương là phải ra Huế.  Đầu thế kỷ 20 mới có trường thi hương ở Bình Định. Ở Bắc thì Lạng Sơn trở vào cũng phải vào Huế để thi Hội. Diện mạo các nhà trí thức, các nhân sỹ, các ông quan (xin nói thực có một thời kỳ cực đoan, đã nói “quan” là phong kiến, quan là xấu, ở Chí Linh tôi nói thế mà suýt bị bắt).

Nói các quan “xấu” như thế sao lại truyền giòng nối dõi văn hoá Việt Nam mấy nghìn năm được!? Cố nông thì làm sao giữ được văn hoá vật chất của dân tộc? Chúng ta vô cùng quý trọng cố nông, người thợ nhưng nói đến diện mạo văn hoá là phải nói đến trí thức. Các gia đình khoa bảng, gia đình nhà quan truyền từ đời này qua đời khác – các ông quan tham nhũng thì cá biệt thôi. Tất cả tham nhũng thì còn gì là văn hoá Việt Nam, bản lĩnh, bản sắc Việt Nam. Không có Nguyễn Trãi thì ta làm gì có văn hoá thế kỷ 17, thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 cũng vâỵ. Ở nhà cái ông giàu nhất nước, mà xưa nay chưa có nhà nào mà cha con đồng triều là tể tướng, là thân sinh Nguyễn Du và anh Nguyễn Du. Bác Hồ của chúng ta chính là con người nối tiếp những cái (văn hoá cội nguồn) này chứ.

Thế kỷ 19, Bác Hồ sinh ra năm 1891, tôi nói đây là nói nghiên cứu từ gốc. Bây giờ nói Bác sinh năm 1890, nhưng tôi nghiên cứu tử vi của Bác thì Bác sinh năm 1891. Bác đi làm cách mạng, Bác khai 1890, nhiều người chúng ta khi đi học, đi hoạt động cũng khai bớt hoặc thêm tuổi như thế. Bác sinh năm 1891. 1895 Bác vào Huế, tuổi ta là 5 tuổi, tuổi bắt đầu có trí nhớ, tuổi mà người ta dễ nhớ nhất là tuổi này, tuổi lên 5 đến lên 10. Bác 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế khi ông Nguyễn Sinh Khiêm đưa cho tôi cuốn “Tất Đạt tự ngôn” là tháng 6-1950. Sau đó ít tháng thì cụ qua đời. Trong “Tất Đạt tự ngôn” thì cụ có ghi ba bài thơ về thời niên thiếu của em trai mình, tức Bác Hồ.

Ba bài thơ này cũng hấp dẫn tôi. Thời đó tôi là một anh thanh niên học sinh, mới đi hoạt động Đoàn thanh niên cứu quốc (chưa phải Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh). Cụ đưa cho tôi đọc bài thơ hay quá đi, thấy tôi ngỡ ngàng không tin, thì cụ nói thế này:

Cháu ạ, bây giờ nhớ gì ghi nấy. Bọn Tây nó “thuốc” bác bằng rượu khi bác đi tù. Bác vào nhà tù 1914, sau bác chống lại thì 1918 nó đày vào cực Nam Trung Bộ. Bác vốn không phải là người nghiện rượu, nhưng sau này thì không có rượu là bác không chịu được và trí nhớ của bác mất dần đi. Bạn học của bác đi thi vào năm 1904 đỗ cử nhân, đó là ông Đào Nhữ Tuyên, con trai cụ Đào Tấn. Anh em bác học vào loại giỏi nhưng không đi thi. Bây giờ bác không còn được như xưa, nhớ cái gì thì bác ghi vào đây, chứ không có hệ thống. Cháu là người có tấm lòng muốn tìm hiểu gia cảnh nhà bác thì bác đưa cho cháu cuốn ghi chép này, thấy có ích thì cháu dùng, khai thác, không nữa thì đốt, đừng giao..cho ai, vì trong này bác ghi nhiều cái không tiện nói ra. Trong đó bác có ghi họ Hồ là thế nào…về họ Nguyễn thì thế nào…và ngày chú Thành mở nước độc lập thì là Hồ Chí Minh, chứ không lấy họ Nguyễn là vì sao? Trong cuốn này cũng nêu ra bài thơ đó là: Trên đèo Ngang hai bài thơ 1895, còn bài nữa là “Ba ông phỗng” năm 1903.

Cụ Khiêm kể lại: Hôm đó cả nhà bác chuẩn bị đi vào Huế, bác ngủ với bà ngoại, em Thành ngủ với mẹ, còn chị Thanh thì ngủ với dì An. Đêm đêm bác thấy bà khóc, ngày bà vui, đêm nào cũng nghe thấy bà khóc. Sáng hôm sau thấy bà đi xin mo cau cả làng (xưa dân ta lấy mo cau làm gàu múc nước). Bác với chú Thành mới lấy mo cau cắt thành cái thuyền đem thả ao trước nhà, bà không cho, bà bảo đây là dép của các cháu, cha mẹ cháu để đi vào kinh đô, thời đó chưa có nhiều giầy dép như bây giờ. Bác thấy bà ngoại đo chân cha mẹ, đo chân cho 2 em bác.

(Bây giờ mới thấy các cụ ta ngày xưa đi tìm cái chữ ở kinh đô Huế, đi trên những phương tiện như vậy, không dép săm bô như ta bây giờ, ngày ấy có đôi dép da bò đã quý rồi)

Bác hỏi:- Mẹ, tại sao đêm bà lại khóc?

Về sau mới biết tâm sự của bà thế này: lúc đầu cha mẹ bác tưởng bà khóc vì bán ruộng cho con rể vào kinh đô học: bán mất 5 sào. Bà ngoại đêm nằm buồn mà khóc, không phải tiếc bán 5 sào ruộng cho con rể vào kinh đô học, vì “chữ nó sẽ đẻ ra ruộng, chứ ruộng không đẻ ra chữ” bán ruộng cho con đi học, có chữ về thì cái chữ nó lại đẻ ra ruộng. Còn cái ruộng bán đi đánh bạc thì mới mất, nên không có gì mà khóc cả. Khóc là vì bà không có con trai. Ông tú thì mất rồi, con rể coi như con trai, con gái là chỗ dựa, bây giờ cả nhà kéo đi vào Huế, bà ở nhà cô đơn một mình, hai cháu trai và cháu gái cũng đi, (vì thế nên cha mẹ bác chỉ cho hai anh em đi vào Huế, còn chị Thanh phải ở lại quê với bà, để sớm hôm có bà có cháu).

Như vậy cha mẹ bác quyết định vào Huế không phải là để làm ăn sinh sống trở thành người Huế đâu, mà muốn cho anh em bác vào Huế để học. Cha bác vào đó để làm bạn với các nhà khoa bảng ở kinh đô. Các ông qua thời đó đều là Tiến sĩ, là Hoàng giáp, là Đình nguyên, ít ra là Cử nhân. Đúng là cha bác vào trong Huế đã tạo ra được một cái “chiếu văn”, các ông quản trong triều thường đến đó bình văn, bình thơ cùng với các cụ đồ ở kinh đô.

Ông Khiêm kể tiếp: Khi đi dép mo cau, một lúc là rách phải thay cái khác, còn chú Thành thì được cha cõng trên lưng. Trên cao chú quan sát hỏi hết chuyện này đến chuyện khác: núi này là núi gì mà cao thế? Bà ngoại hay ví “trèo truông mới biết truông cao” là nghĩa nó ra làm sao? Có được bao nhiêu nước để gọi là biển. Chú ấy hỏi nhiều chuyện. Còn bác thì chân nó đau, đi mấy ngày liền, có khi bác khóc. Mẹ bác lại động viên: “Em nó vui vẻ hỏi chuyện này chuyện khác con là anh mà chẳng vui chi cả”. Chú thì được cha cõng, đến đường bằng thì chạy tung tăng, hỏi nhiều thứ, còn lạ mắt cho nên mẹ bác nói em thông minh hơn anh. Rồi cụ Khiêm nói: mà chú ấy thông minh hơn bác thật…?

Lúc đến chân Đèo Ngang, đường lúc đó có đoạn sát với biển, không như đường ô tô bây giờ. Đến chân Đèo Ngang, có bãi cỏ rất bằng, mẹ bác mới đặt gánh xuống, cha bác xếp ô lại bảo: chỗ này phằng phiu, nghỉ lại đây ăn cơm nắm, để rồi leo đèo, Bác ngồi xuống thì ôm bàn chân rộp, còn chú Thành thì nhảy chơi, mới hỏi cha:

-Thưa cha, cái gì ở trên kia mà đỏ, lại ngoằn ngoèo như rứa? Cha bác nói:

– Đó là con đường mòn vắt qua đèo, tí nữa ta phải đi leo trèo lên đó, lên cái đường mòn đó.

Thế rồi chú Thành mới ứng khẩu luôn một bài thơ. Sau này bác ghi lại trong cuốn sách “Tất Đại tự ngôn” này:

“Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con”

Nói về văn, thơ, tôi là anh thanh niên năm 1950 tiếp xúc với bài thơ này trong cuốn “Tất Đại tự ngôn” của người anh ruột Bác Hồ viết lúc 5 tuổi thì tôi hơi sững sờ. Ông Khiêm nói tiếp:

Lúc đó, cha bác mới mở cái ví vải lấy lá số tử vi của con ra xem, bác mới biết cha đã lấy tử vi cho các con. Cha bác nói với mẹ:

Với thiên tư này, thằng bé sẽ khó nuôi, có lẽ, quan Đào Tấn với ông ngoại đã nói như thế không nhầm.

Rồi bác Khiêm lại nói:- Lúc đó bác cũng chẳng có bụng dạ gì, vì chân phỏng rộp đau. Ăn cơm nắm uống nước đựng trong quả bầu khô xong, cả nhà lại leo núi, chú Thành lại được cha cõng trên lưng. Cụ Khiêm nói, anh em bác ở làng Sen chỉ biết ao, biết sông, biết hồ, biết núi, chứ biển chưa thấy.

Hôm đó, đến đỉnh đèo thì dừng lại nghỉ, bác lại ngồi ôm chân, chú Thành lại chạy nhảy, rồi nói:
– Cha ơi, cái ao ở đây sao lớn thế?

Cha bác nói:
– Không phải ao đâu con ơi, đó là biển đấy chứ.

Lúc đó, đứng trên đèo Ngang là nhìn thấy biển, ở đây thì xuống là đến Ròn tức là Cảnh Dương của Quảng Bình. Lần đầu tiên thấy biển lại cứ gọi là ao, cha bác phải nói là biển.

Chú ấy lại hỏi:

Cha ơi, tại sao bò nó lại lội trên biển? Cha bác cười bảo:

Không phải bò đâu con ơi, đó là cánh buồm, thuyền nó chạy trên biển đó.

Chú ấy ứng khẩu đọc bài thơ.

“Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn”

Cụ Khiêm nói một câu tâm sự, mà cũng là tâm trạng: – Cháu ạ, con người ta có số mệnh. Số mệnh có khi nó xuất ra thành ý. Cái thông thường, cái lẽ thường anh là phải nhìn thấy trước chứ vì anh ra đời, khôn hơn. Nhưng đây lại nói là “em nhìn thấy trước anh, anh trông thấy sau”, cái khẩu khí đó cũng là cái ứng mệnh. Bác là anh, bác đau chân, bác không còn nhìn những gì ở xung quanh, nhưng chú ấy quan sát, chú ấy lại ứng khẩu được cái đó “ta lớn mau mau, vượt qua áo lớn”. Cái khẩu khí ấy là cái “ứng mệnh” nên suốt cuộc đời chú Thành phải đi hết nơi này nơi khác, năm châu bốn biển, còn bác chả thấy gì, bác cứ yên vị, bác sống trong xó quê như thế này!…

Cụ Khiêm nói với tôi điều đó năm 1950, sau này tôi công bố hai bài thơ ấy trên báo Văn nghệ số Tết năm 1980, lúc đó là chuẩn bị Đại hội 5. “Búp sen xanh” chưa ra, tôi mới đưa hai bài thơ này và viết lại cái đoạn gặp cụ Nguyễn Sinh Khiêm. Khi đó nhà văn Nguyễn Văn Bổng là Tổng biên tập báo Văn nghệ trước khi đăng mới đến hỏi tôi:

Có chính xác không anh? Mới 5 tuổi mà làm hai bài thơ, trẻ con thì trẻ con thật nhưng rất trí tuệ; – Tôi nói:

Anh cứ đăng đi, có chi tôi chịu trách nhiệm.

Đến khi báo ra thì người đến gặp tôi là bác Khương Hữu Dụng, nhà thơ nổi tiếng về thơ Đường, bác rất giỏi, bác năm nay 95 tuổi đang sống (Tôi cho rằng ở Quảng Nam ta có bác Khương Hữu Dụng, một nhân cách nhà thơ, nhà giáo, bác dạy học suốt thời tuổi trẻ, sau cách mạng Tháng 8 bác mới thôi dạy học. Xưa bác viết báo Tiếng Dân chủ cụ Huỳnh Thúc Kháng). Cụ hỏi tôi:

Tôi mới được đọc hai bài thơ của Bác Hồ thời thơ ấu hay quá mà mình cũng nghi quá, ông có thêm chữ nào vào đây không?

– Chết, ai lại làm cái việc này thưa bác? – Tôi nói.

(Ta phạm sai lầm là khi viết cái điển hình chăn nuôi để phong anh hùng, chiến sĩ thi đua thì thường mượn lợn hàng xóm thả vào chuồng, mời nhà báo đến, toàn “tạo” thêm thành tích ba lăng nhăng. Còn đây là viết về vĩ nhân, đây là viết về Bác Hồ, mình thêm là mình có tội. Còn nếu của tôi thì tôi thành tác giả, việc gì mà nói là của Cụ Hồ). Cụ Dụng lại cười tươi, nói:

-Đọc xong mình sợ quá. Trần Đăng Khoa nó giỏi nhưng thời nay nó khác, nó có thông tin báo chí tuyên truyền nhanh, có hệ thống, thời đó thì không có mấy, thời đó làm gì có báo chí như vậy. Thông minh như Trần Đăng Khoa tưởng tượng “cành lá dừa như cái lược chải trên trời”, “quả na chín là quả na mở mắt”, “gà gọi mặt trời lên”… Bên này hai bài thơ Bác hồi nhỏ mà tầm tư tưởng lớn quá.

Sau này đưa vào cuốn “Búp Sen Xanh” thì Thủ tướng Phạm Văn Đồng có mời tôi lên làm việc, Thủ tướng có hỏi về hai bài thơ. Thủ tướng mời tôi ngày 10-4-1982, lúc đó đã kết thúc Đại hội 5, bác Phạm Văn Đồng nói như thế này:

Tôi có mấy điều để nói với đồng chí, có những điều Bác Hồ kể với tôi, vì tôi sống có một mình… thỉnh thoảng ăn cơm với Bác, sau khi ăn xong hai người thường ngồi bên ao cá kể chuyện thời nhỏ của Bác. Nhưng lần này tôi thấy đồng chí lại biết khai thác được những chuyện như thế này. Tôi không hiểu tại sao đồng chí lại biết những chuyện này? Đồng chí cũng không phải là thư ký của Bác, đồng chí là nhà báo, thỉnh thoảng có đi với Bác nhưng chắc không bao giờ Bác kể chuyện này, trong đó có trường hợp cô út Huệ là người tiễn Bác xuống tàu. Trong sách có ba bài thơ, bài thơ thứ ba không nói, còn bài thơ Đèo Ngang tại sao đồng chí lại tìm được?

Bác Đồng mời tôi lên thì bao giờ tôi cũng có cái “thủ thân”, được khen thì tốt, nhưng khi bị hỏi thì sẵn sàng có cái “thủ thân” mà chìa ra. Tôi mang cả cuốn “Tất Đạt tự ngôn” đi theo, tôi nói:

-Cụ Khiên giao cho tôi tháng 6-1950 thì tháng 9 cụ qua đời. Cụ có ghi trong sách hai bài thơ này, (tôi chìa ra thì bác Đồng bảo tôi), đồng chí đã lấy tư liệu chu đáo như thế này, vì không ai hiểu Bác Hồ bằng anh chị ruột của Bác. Đồng chí lại có cái duyên may được gặp các anh chị Bác Hồ, lại được các cụ tin cậy giao cho cuốn sách ghi chép của cụ cuối đời và kể lại thế này. Các cụ nhà nho khi về già thường kỹ tính lắm, không dễ nói ra đâu.

Sau tôi phải nói thật với bác Đồng: ông Bùi Xuân Phong xưa là bạn của cụ Hoàng Xuân Hành (chú ruột, mẹ Bác Hồ), cùng đi với cụ Hành, không phải tự nhiên các cụ kể cho biết đâu. Cụ Bùi Xuân Phong hy sinh ở Nhã Nam thời cụ Hoàng Hoa Thám nay vẫn chưa tìm thấy mộ cụ tú Bùi. Nói điều đó là để bác (Đồng) tin được. Bác Đồng lại nói:

– Tôi hỏi đồng chí như thế vì đọc trong cuốn sách có nhiều điều xúc động, nhưng có hai bài thơ ở Đèo Ngang tôi cứ bâng khuâng, giá mà biết trước cái này thì Bác còn sống mà nhắc lại chắc lý thú lắm. Nhưng Bác “đi mất rồi”! Có khi nào mà cái tuổi lên 5 mà cấu trúc được bài thơ ngắn, cấu trúc ấy lại tạo ra được giữa cái “tĩnh” với cái “động”, tư duy này tư duy “Dịch lý”.

Bác Đồng là người giỏi Dịch lý, con quan mà. Các đồng chí để ý ngày bác Đồng mất, họ chiếu cái phim về Thủ tướng Phạm Văn Đồng, có đoạn quay cái nhà thờ của gia đình bác Đồng ở Quảng Ngãi, thì người ta quay xa xa, không quay cận cảnh bàn thờ vì toàn là những ông đội mũ cánh chuồn. Gia đình bác Đồng nhiều người làm quan, như thế “họ” sợ mất lập trường nên không dám quay rõ. Bác Đồng là con quan, học giỏi, học hành kỹ lưỡng nên mới thấu hiểu được “cái động”, “cái tĩnh” trong bài thơ của Bác Hồ.

Rõ ràng cái gì thuộc về thiên nhiên tạo đều “tĩnh”, cái gì thuộc về con người là “động”. “Núi cõng con đường mòn”, Cha thì cõng theo con”, “Đường bám lỳ lưng núi” là tĩnh, “con tập chạy lon ton” là động. Thơ có thể là chưa hay nhưng nó có cái thần, cái lời ngộ nghĩnh của đứa trẻ, điều đó dễ hiểu, đó là vấn đề tư tưởng, tầm nhìn này hơi lạ, Rồi còn bài lên đỉnh đèo, tại sao biển như thế vẫn gọi là cái ao, mặc dù cha nói đó là biển, mà vẫn cứ: “Ta lớn mau mau, vượt qua ao lớn”. Thế thì có lý trí gì không? Không chỉ là xúc cảm xuất thần của một đứa bé. Sau này Bác đi năm châu bốn biển: Lịch sử nay đã cho thấy Bác Hồ đi bốn biển thì thấy, năm châu thì chưa thấy. Đến bây giờ không biết Bác có thăm Úc không. Ta thường nói Bác Hồ đi năm châu bốn biển, theo lịch sử ghi thì Bác mới chỉ đến bốn châu thôi. Tôi nói:

Thưa, Bác Hồ đến Sitnây tháng 11-1913, đi với cụ Đào Nhật Vinh, hiện nay cụ Vinh ở số nhà 13 đường Nguyễn An Ninh, gần chợ Bến Thành.

Tôi nói với Bác Đồng năm đó cụ Đào Nhật Vinh đang sống. Sau giải phóng miền Nam, tôi vào Sài Gòn sưu tầm tài liệu về Bác Hồ thì Dược sư Hồ Thị Tường Vân, con gái cụ Hồ Tá Bang giới thiệu gặp cụ Đào Nhật Vinh, người ở huyện Trực Ninh, Nam Định, xuống tàu năm 1912 (Bác Hồ năm 1911), cụ Đào Nhật Vinh gặp Bác Hồ ở tận Nam Mỹ, Achentina, sau này gặp (Bác) ở Đaka, Sênêgan, đến đầu năm 1917 gặp lại Nguyễn Tất Thành cuối đại chiến thứ nhất, Vì sau đó ông không đi tàu nữa mà lên Boócđô, lấy vợ đầm,… Sau này ông lại lấy một bà Việt Nam. Nếu cụ (Vinh) kể không thì không ổn, không đủ để tin số ảnh cụ chụp với Bác Hồ năm 1946 ở Pari khi Bác là thượng khách thăm chính thức nước Pháp (lúc đó cụ đang ở Pháp mở Hotel ở Boócđô).

Gặp cụ Vinh tôi mới cung cấp một số tư liệu với bác Đồng. Bởi vì viết về Bác Hồ, chúng ta chẳng có mấy ai nghiên cứu về Bác đi đến tận nơi tận chốn Bác sống, hoạt động để tìm tòi tra cứu cả, báo chí nước ngoài họ viết thế nào thì ta chép lại, Đảng ta chưa bao giờ bỏ ra một số tiền cung cấp cho những người có tâm huyết thật sự đi lần theo dấu viết Bác. Đã có ông nhà báo Mạnh Việt ở báo Tiền Phong thành tâm xung phong đi, nhà nước chỉ cấp cho một cái giấy phép thôi, còn đi đến đâu ông nhờ đồng bào, mà đến nay vẫn chưa có chuyến đi nào cả. Ngay cả việc quan hệ giữa nhà nước ta với nhà nước khác cũng chỉ trao đổi công văn đi lại, cũng chưa có người đến. Chỉ đến khi anh Hồng Hà lúc đó là phóng viên Báo Nhân Dân đi sang hội nghị Pari với Lê Đức Thọ, nhân tiện ở đó nghiên cứu (về Bác) ở Pháp, rồi sanh Anh, thế thôi; chứ thực sự để hẳn người nghiên cứu về Bác Hồ thì không có. Vì vậy, nó cứ thất thoát đi. Bên ngoài người ta cứ tiếp tục gửi về rất nhiều (tư liệu).

Hai bài thơ ấy giúp bác Đồng hiểu thêm về Bác Hồ, về sự manh nha của một thiên tài.

Thiên tài không phải tự nhiên xuất hiện, mà cả một quá trình, mà đây là giai đoạn manh nha. Cuối buổi gặp bác Đồng mới nói về ý định của bác.

-Tôi nghe đồng chí bị thương ở mặt trận bề, khó khăn lắm!? Anh em xuống nhà (anh) nói đồng chí ở chật chội lắm! Tôi có trao đổi với anh em để lo cho đồng chí một chỗ ở, để đồng chí đỡ vất vả…

-Thưa Thủ tướng, cảm ơn Thủ tướng. Bây giờ Thủ tướng cho tôi căn hộ, Thủ tướng mang tiếng, tôi cũng mang tiếng. Bởi lẽ tôi trẻ trung làm được công việc đột xuất mà Thủ tướng thưởng thì không ai nói. Thủ tướng là người lãnh trọng trách lo cho cả đất nước. Một người đột xuất như Đặng Thái Sơn chẳng hạn, làm cái việc được giải thưởng Sôpanh, người châu Á đầu tiên được giải, thì Thủ tướng cho một căn hộ, để Đặng Thái Sơn đón bố là Đặng Đình Hưng về ở, anh Hưng bị cái án “Nhân Vân Giai phẩm”, bây giờ khổ quá, nay con ông làm được cái việc vinh quang đó. Thủ tướng cho một căn nhà. Ai cũng quý cả, quý tấm lòng của Thủ tướng, quý lòng hiếu thảo của người con đối với cha, như thế là đẹp.

Tôi là người tham gia cách mạng sớm, ra đi vào chiến trường B, trả lại căn hộ tiện nghi ở số nhà 58 Nam Đồng cho phòng quản lý nhà đất quận Đống Đa. Nay trở về, đòi không được. Thuê một chỗ khác cũng không được. Tôi biết cái nhà đó…thì to tiền lắm. Bây giờ họ bán đồ điện. Nhà tôi đòi không được, giờ tôi lại lên đây, tôi không xin (nhà) mà Thủ tướng cho một xuất ở thì tôi mang tiếng, Thủ tướng cũng mang tiếng: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì mang tiếng “ban phát” cho cá nhân người này người kia: còn tôi thì mang tiếng: tưởng ông này thế nào, hoá ra đi nghiên cứu cụ Hồ, viết sách cụ Hồ xong rồi “để xin nhà”. Dân ta thường nói “Ăn mày nhà quan không sang hơn ăn mày ở chợ”. Tôi cũng nói thực lòng với bác Đồng như thế nên bác rất quý. (Nay thấy anh Trần Tam Giáp, thư ký bác Đồng viết bài để đăng báo Nhân dân ngày giỗ năm Cụ “ra đi”, anh có nhắc đến chi tiết này).

Như thế là đến như bác Phạm Văn Đồng ở gần Bác, một trong những người gần gũi nhất của Bác Hồ như bác Võ Nguyên Giáp, bác Trường Chinh…xưa người ta nói “Tứ trụ” là vậy! Nhưng thời niên thiếu của Bác thì không có điều kiện để tìm hiểu để biết được. Còn tôi có duyên may trong quá trình đi khai khác để sau này viết, trước chỉ nghĩ ghi lại để cung cấp cho đời sau, nhưng sau khi đã có cái “vốn” mới nghĩ đến chuyện “đi buôn xa buôn gần” viết cái này cái khác.

Như thế là tuổi nhỏ Bác Hồ đã được khai tâm chữ nho rồi. Trong nhà bà ngoại và mẹ khai tâm cho Bác lúc 3 tuổi; 5 tuổi thực sự học chữ nho. Có người nói Bác học ít là ngộ nhận, không phải. Vào đến Huế, ông Nguyễn Sinh Sắc tạo ra một cái “chiếu” trí thức, gọi là các văn nhân thời đó, từ Đào Tấn đến Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Nguyên Cẩn…đều đến nhà này. Sau này là Phan Văn San tức Phan Bội Châu, vào Huế gặp cái “chiếu” của ông Nguyễn Sinh Sắc ở trong ngõ Đông Ba. Tại sao viết về Bác người ta lại “ngại” viết về cái này lắm ? vì toàn là các gương mặt phong kiến, quan lại cả. “Họ” tưởng rằng Bác Hồ sinh ra từ cái “chiếu Mác Lênin”, thực ra Bác Hồ sinh ra từ cái “chiếu quan trường” như thế này thì “giảm” mất cái giá trị nháy nháy của Bác đi. Cái này các giới nghiên cứu Việt Nam cần làm rõ Bác Hồ là con đẻ của Việt Nam, còn Mác Lênin có đến với Bác là một cái vô cùng quan trọng , nhưng là một mảng cấu thành thứ hai, không thể nào là “nền tảng” được, nền tảng là “Văn hoá Đại Việt”, văn hoá Việt Nam đi từ nàng Âu Cơ. Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, trăm con, có miền ngược miền xuôi…Còn Mác là sản phẩm của thế kỷ 18,19 dưới ánh sáng của Châu Âu ông vĩ đại ở thời đó, nhưng vĩ đại đến mức nào đó…chứ cái này năm 1924 Bác đã viết rất rõ:

Học thuyết Mác là học thuyết của Châu Âu mà Châu Âu chưa phải là cả thế giới. Vì Mác không có điều kiện để nghiên cứu văn hoá phương Đông và lịch sử phương Đông, chúng ta có quyền bổ sung cho học thuyết Mác bằng văn hoá và lịch sử phương Đông

Đây là tôi nói lại ý của Bác. Những điều ấy Bác viết từ năm 1924 lại cho là “hỗn”, là “đại xét lại” rồi còn gì nữa! Mác thì nói về giai cấp vô sản và tư bản, còn Bác thì Bác đi tìm vấn đề giải phóng dân tộc. Còn đây là vấn đề của Châu Âu phát triển chủ nghĩa tư bản thì phải đánh đổ tư bản để giải phóng vô sản. Bác thì khác, có vấn đề giai cấp đấy, nhưng không phải giai cấp như ở châu Âu. Văn hoá của Bác không được đưa ra suốt bao nhiêu năm, bây giờ đã được đưa vào “Toàn tập” rồi (in lần thứ 2)

Con người có tư tưởng như vậy thì cái nôi phải như thế nào? Hồi nhỏ Bác đã gặp và chịu ảnh hưởng những gương sáng nào, diện mạo nào?

Trên “chiếu văn” của Nguyễn Sinh Sắc nào là Đào Tấn, tổng đốc An Tĩnh sau về làm thượng thư Bộ Công, rồi thượng thư Bộ Hình, rồi đến Nguyễn Thượng Hiền. Nếu quên nói vị hiền tài này là tôi có lỗi với Bác, là không đầy đủ sự hình thành nhân cách của Bác. Rồi cụ Cao Xuân Dục – một ân nhân của ông Sắc, cụ Đặng Nguyên Cẩn đốc học, thân sinh cụ Đặng Thai Mai, cụ Ngô Đức Kế…Cái “chiếu” của Nguyễn Sinh Sắc năm 1896, 1897, 1898, 1899…từng ấy năm là nơi hội tụ khá đầy đủ các nhà khoa bảng lớn ở đất nước ta, trong đó có tiến sĩ Trần Đình Phong người Yên Mã, huyện Yên Thành, Nghệ An (đỗ cùng khoa với Phan Đình Phùng)

Những người đó đi đến “chiếu” của Nguyễn Sinh Sắc thì cậu bé Nguyễn Sinh Cung (còn gọi là Côn) hầu trà hầu nước cha tiếp những vị khách này thì chịu ảnh hưởng khá lớn, lại chứng kiến việc vua Thành Thái bị đi đày. Ông Khiêm có kể lại câu chuyện mà sau tôi dựng lại trong phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”, viết trong “Búp sen Xanh” tái hiện lại.

——

(Tác giả chú thích cho đoạn trên)

“Cụ Nguyễn Thượng Hiền là hoàng giáp tiến sĩ, người Liên Bạt, Hà Đông, đỗ đầu khoa 1895, vừa đỗ xong thì có chính biến: vua Hàm Nghi “xuất bôn” đánh đồn Mang Cá thất bại thì Tôn Thất Thuyết đưa vua đi, sau đó ông Đồng Khánh lên không thừa nhận khoa thi này, tổ chức thi lại, ông lại đỗ hoàng giáp tiến sĩ lần thứ hai. Lúc này cụ ở Quốc Tử Giám (trong Huế) là Biên tu Quốc sứ quán.

Trần Đình Phong dạy học, học trò là những nhà khoa bảng như Nguyễn Sinh Sắc, Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cần…khi ông vào nam làm đốc học ở xứ Quảng học trò của ông là Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Phạm Liệu, Trần Quý Cáp. Một ông tiến sĩ mà dạy học trò tạo nên những nhà khoa học lớn như vậy. Chúng ta chỉ nhớ Chu Văn An thôi mà quên mất Trần Đình Phong cũng đỗ tiến sĩ với Phan Đình Phùng năm 1878.

Phim làm xong rồi, trong giới điện ảnh họ “đánh nhau”, tôi ở giữa là người viết kịch bản, tác giả kịch bản 4.558.000đ, đạo diễn chính 4 triệu, diễn viên chính Thu Hà đóng vai út Huệ 2 triệu. Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ 2 triệu, ông Tuấn quay phim chính 2 triệu. Làm xong phim rồi, ký hợp đồng rồi, mỗi tỉnh mua mấy bản, bên Pháp mua mấy bản, tính toán cả rồi. Bộ chính trị duyệt rồi đưa lên FAFIM. Cục Điện ảnh “đánh nhau”, “đánh” đến nỗi mà tiền tráng phim này ở Băng Cốc (lúc đó ta chưa tráng được phim màu) chỉ lấy được mấy bản để chiếu, còn vẫn để ở bên Băng Cốc. Nói thế để thấy rằng phim Bác Hồ gian truân lắm. Diệp Minh Châu tạo một tượng Bác Hồ bằng đá nguyên khối và đã tạc xong rồi, định dựng tượng Bác Hồ với mấy đứa trẻ nhỏ thế thôi. Không hiểu nổi công trình làm về Bác tại sao lại khó đến thế.

——

Căn cứ vào lời kể của ông Khiêm , bà Thanh, (tôi) tra lại cái gốc vấn đề. Biết bao nhiêu người kể cho tôi nghe, sau khi vừa giải phóng xong, đi đến đâu …(mất một đoạn ngắn nghe không rõ) chỉ đưa cái thần của nó thôi:

Nhân dân nô lệ từng đàn
Vui chi bệ ngọc ngai vàng riêng ta?

Thế là các anh phê ngay:- Tại sao lại đề cao Thành Thái như thế này? Thành Thái ngồi trên ngai vua làm chi có chuyện thương dân như thế này?

Khi chìa bản gốc ra, tôi nói: – Nếu thực sự yêu ông cha, quý trọng ông cha thì những bài thơ này (còn) phải đưa vào dạy trong trường nữa chứ!

Từ đó tôi không đưa bài thơ này ra nữa vì có người còn nói thơ này của Triều Tiên, có người lại nói bài thơ này thơ Đường chứ đâu phải thơ của Thành Thái. Vừa rồi trường Quốc học Huế đã công bố chính thức bài thơ đó của vua Thành Thái. Còn khi tôi đưa ra thì người ta nói ông Sơn Tùng mượn bài thơ nổi tiếng bên Hàn Quốc (ông nói là Hàn Quốc chứ không nói Triều Tiên), khổ thế!

Ông Khiêm kể tiếp: – Buổi sáng hôm đó cha bác ngồi trước linh sàng khói hương nghi ngút không vào Đại nội để chầu. Mọi khi ăn sáng một bát cháo hoa rồi vào nhà Tả Vu chầu vua, nhưng hôm đó đi ra đi vào không thấy cha chầu, chú Thành mới hỏi:

Thưa cha, hôm nay cha không vào tả Vu để chầu?

Lúc đó ông Sắc làm thừa biện Bộ Lễ, thì “người ta” nói: – Tại sao cha Bác Hồ lại làm thừa biện Bộ Lễ của triều Nguyễn bán nước thế này (hồi đó không được nói, còn bây giờ thì nói thoải mái).

Nồi cháo, ba cha con ăn sáng, vẫn để đó, cha cứ ngồi thắp hương, hỏi thì cha nói:

– Vua đã bị bắt giam ở nhà Thái y rồi. Ông Khiêm mới hỏi:

– Thế có biến trong triều hở cha? Cha nói:

– Không có biến chi cả, toà Khâm sứ nó bắt vua:

—–

(Tác giả chú thích) “Ông vua Thành Thái, con vua Dục Đức, lên ngôi mới có 10 tuổi. Ông lên ngôi 1889, khi ra Bắc Hà 1902 lúc đó mới vượt tuổi thiếu niên. Đi trên cái long xa, lần đầu tiên rời khỏi kinh đô Huế ra Bắc Hà dự lễ khánh thánh cầu Doumer (cầu Long Biên). Đi dọc đường thấy dân chết đói, ăn xin mà cảm xúc làm bài thơ ấy.

——

Thế thì bây giờ ta đọc lại bài thơ của vua Thành Thái làm khi ra Bắc mà bác Khiêm thuộc từ đó được bác chép lại, chữ của Bác, Bác mất đi rồi thì cháu còn bút tích. Bút tích của cụ Khiêm chữ nho rất đẹp. Khi phát ngôn nhân của đoàn ta ở hội nghị Pari nghe được bài thơ này thì giật mình: Mình là dòng dõi Tôn nhất mà không biết (đó là ông Nguyễn Minh Vỹ).

Hôm ở Câu lạc bộ Thăng Long, tôi nói vui: – Thưa các bác, đây toàn là “quan đại thần” cả, nào là Bộ Chính trị, nào là Bộ trưởng…nhưng tôi hỏi bây giờ ai trong lãnh đạo Đảng còn nhớ thương dân bằng ông vua này?

Võ võ văn văn ý cẩm bào
Trẫm vi thiên tử độc gian lao
Tam bôi hoàng tửu quần lê huyết
Sổ trản thanh trà bách tính cao

(Quan võ, quan văn họ chỉ sung sướng với bộ cẩm bào, lấy làm hãnh diện sang trọng với bộ áo. Ta đây làm vua ở ngôi thiên tử mà cô đơn, không ai hiểu ta. Uống ba chén rượu trong hoàng cung như uống máu quần chúng nhân dân. Uống một chén trà tiến vào cung vua như uống mồ hôi trăm họ).

Một ông vua ngồi trong cung ăn ngon, mặc đẹp mà thấy đau xót vì dân cực khổ, nói nôm na như vậy, thế thì ta không học vị vua yêu nước, thương dân này thì học ai? Học cha ông học ngay đây này, thanh liêm thì học ở đây, ở thế kỷ 20 này.

Thiên lệ lạc thời dân lệ lạc
Ca thanh cao xứ khốc thanh cao

(Nước mưa trên trời kia phải chăng nước mắt của trời cũng như nước mắt của trăm họ rơi xuống. Tiếng hát trong hoàng cung cao bao nhiêu thì tiếng khóc ngoài đời càng cao bấy nhiêu)…Ghê gớm quá! Thấy trời mưa mà như thấy nước mắt của dân đổ xuống! Bây giờ bọn tham nhũng không còn biết xấu hổ với cha ông.

Can qua thử hội hưu đàm luận
Lân tuất thương sinh phó nhỉ tào

(Cái việc mất nước nguyên nhân thế nào lúc này ta thôi bàn, phải bàn cái chỗ này: tìm con người cứu nước thì ai đây, phó cho ai đây!)

Vậy Nguyễn Tất Thành không ảnh hưởng ở những người này thì ảnh hướng ở đâu?

Cha làm quan trong triều, buổi sáng đó không ăn sáng mà ngồi trước nén hương, vì thấy vua bị bắt, chánh khâm sứ Trung kỳ nó bắt. Lệnh bên kia tố cáo đó là “có âm mưu lật đổ” do Trương Như Cương là ông cậu, em mẹ vua, tố cáo. Nỗi đau như thế mà ta không đem cho anh em đồng chí đồng bào biết để mà học. Đây là nhân cách làm vua, nhân cách làm tướng, nhân cách làm thầy. Học là học ở đấy chứ đâu. Tôi cho rằng ta rời bỏ cha ông, rời bỏ cái văn hoá dân tộc là không đúng, tất nhiên ta không dân tộc hẹp hòi, phải học cái tinh hoa của nhân loài, của dân tộc khác, nhưng học cái tinh hoa thôi, cái gì hợp thì ta học. 

Chính Bác Hồ là con đẻ của văn hoá dân tộc, đi ra thiên hạ, nằm gai nếm mật, đến nơi này nơi kia để khảo sát.

Về điều này tôi nói với đồng chí Tố Hữu lúc đó là Trưởng ban tuyên giáo, Uỷ viên Bộ chính trị…khi duyệt kịch bản phim của tôi ông bảo cái phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” lúc bấy giờ lấy tên là “Con đường năm ấy” là để khẳng định con đường của Bác Hồ, tôi nói:

– Bác Hồ là hệ quả của văn hoá dân tộc, là truyền thống yêu nước, chứ không phải là Mác Lênin. Mác Lênin nền tảng từ đầu, mà là một mảng phần sau. Ông Tố Hữu nói:

– Không, không, giai đoạn này tôi không thích ca ngợi, giai đoạn Nguyễn Tất Thành chẳng là cái gì cả, giai cấp vô sản giác ngộ thì mới đến được chủ nghiã Mác Lênin, đó là lượng thành chất…

Hôm đó cả anh Hà Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ văn hoá, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật quốc gia, đã duyệt (phim) rồi lên xin ý kiến ông Tố Hữu; anh Vũ Năng An giám đốc xưởng phim truyện, anh Hải Ninh là đạo diễn; anh Đào Xuân Tùng, đồng tác giả kịch bản “Con đường năm ấy” và nhà văn Hoàng Tích Chí ngồi nghe anh Lành nói thế…

Ông Tố Hữu còn nhấn từng tiếng:

– Phải sang Pháp, giai đoạn ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc nhờ giai cấp vô sản Pháp giáo dục cho mới trưởng thành. Chỉ có Nguyễn Ái Quốc, chứ còn Phan Chu Trinh ở bên ấy bao nhiêu năm có biết gì đâu? Rồi Phan Văn Trường cũng ở Pháp rất lâu mà có biết gì đâu? Chỉ có giai cấp vô sản Pháp giáo dục cho (Nguyễn Ái Quốc)…còn giai đoạn Nguyễn Tất Thành chưa là cái gì cả!

– Kính thưa anh – tôi nói: – một thanh niên 20 tuổi đẹp trai như thế, con quan thừa biện Bộ Lễ, nho học có, tây học có, học troisieme annéc Quốc học Huế, học chữ nho người ta gọi là “kiêm bị”, có thể đi thi được, nếu lấy cô vợ đẹp được quá đi chứ! Tại sao Nguyễn Tất Thành bỏ tất cả để ra đi? Bài học ấy lớn quá. Ngay trong tâm hồn Nguyễn Ái Quốc có cả sự hoàn chỉnh nhân cách phương Đông để đi đối thoại với phương Tây. Nếu không biết gì khi sang bên kia thấy gì cũng vơ cả, như thế thì hỏng. Nguyễn Tất Thành ra đi thì cô út Huệ ở lại, cô là con quan Bộ Công Lê Quang Hưng, Nguyễn Tất Thành bỏ cả cái tình cảm, tình yêu này mà đi vào nghĩa lớn, thì đó là bài học.

Khó là như thế, bây giờ tìm hiểu Bác Hồ, lịch sử của Bác là con đẻ của dân tộc này, kết hợp với mọi cái, tìm lượm được mọi cái hay ở bên ngoài. Ở bên Mỹ hiện nay có mấy cuốn sách viết về Bác, nay người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu, nhất là Lady Borton, bà hiện đang ở Khách sạn La Thành, bà nói tiếng Việt như anh em mình, bà chuyên nghiêm cứu Bác Hồ thời ở Mỹ.

Như vậy, Bác Hồ vào Huế là để học thêm được cái gì ở Huế ở tuổi thơ ấy? Đó là cái nôi văn hoá của dân tộc hội tụ ở Huế. Huế là văn hoá bản địa của kinh đô, đặc biệt các diện mạo đại khoa vào trong Huế. Một con người như cụ Cao Xuân Dục, (đến nay hai lần tôi đề nghị với Nghệ An mà chưa đặt cái tên đường cho cụ), tất cả các bộ sách Sử và văn hoá ở triều đình Huế có đến bây giờ được sắp thành văn bản là do ông. Cụ Cao Xuân Dục là ông quan từng làm tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên, sau xuống dưới này, cùng Hoàng Cao Khải.

Dân ta công bằng lạ lùng, đây không phải là quy định trong sách đâu. Ông Hoàng Cao Khải lúc đó phải điều cả cụ Cao Xuân Dục đi dẹp Bãi Sậy.

Cả hai ông cùng đi dẹp Bãi Sậy nhưng cụ Cao Xuân Dục không bị mang tiếng là Việt gian mà Hoàng Cao Khải mang tiếng đại Việt gian. Làm quan nhân nghĩa rất khó, nhất là ẩn tại triều.

Những bài học của ông cha ta lớn như thế mà nó còn có quan hệ xung quanh diện mạo Hồ Chí Minh đều ảnh hưởng từ những cái này. Ông Đào Tấn cũng vậy, làm tống đốc An Tĩnh mà khởi nghĩa Phan Đình Phùng, phong trào Phan Bội Châu mà ông cũng không mang tiếng đàn áp khởi nghĩa Phan Đình Phùng, đàn áp phong trào Phan Bội Châu mà ông cũng không mang tiếng đàn áp, trái lại còn dựng được vở tuồng “Hộ thành” ca ngợi Phan Đình Phùng, ông ngầm giúp đỡ khở nghĩa Phan Đình Phùng, ngầm giúp đỡ phong trào Phan Bội Châu. Cao Xuân Dục cũng vậy, ông xuống Bãi Sậy mà không đàn áp, nên ông không mang tiếng đàn áp mà trở thành một nhà văn hoá.

Tất cả sách Sử từ xưa để lại đều là ở cụ Tổng tài Quốc sử quán, cụ đỗ cử nhân, đồng khoa với cụ Phan Đình Phùng, nhưng đại khoa cụ không đỗ. Đầu thế kỷ (20) này cụ vừa là Tổng tài Quốc sử Quán vừa là thượng thư Bộ Học, vừa là tế tửu Quốc tử giám, vừa là Đông các Đại Học sĩ tứ trụ triều đình. Cụ về hưu năm 1923 nhưng vẫn là nhà văn hoá, con của cụ là Cao Xuân Tiếu, cháu nội Cao Xuân Huy nhà lão học lớn nhất nước ta hiện nay, nhất là Cao Xuân Hạo. Một gia thế như thế đều có quan hệ với gia đình cụ Sắc.

——-

(Tác giả chú thích) “Cụ Hoàng Cao Khải lúc đó là ông quan lớn nhất nước ta, được phong phó vương ở Bắc, cụ Cao Xuân Dục làm tờ Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị vương, trời chỉ có một mặt trời, nước chỉ có 1 vua, chứ sao lại hai vua. Sau khi đàn áp Bãi Sậy Hoàng Cao Khải được vương Quân công.”

——–

Nguyễn Sinh Sắc được học là nhờ hồi đó được hưởng một suất khuyến học. Cụ Cao Xuân Dục để ra một số ruộng khá lớn để lấy hoa lợi giúp cho học sinh nghèo. Ông Sắc được nhận số tiền khích lệ đó, đồng thời được vào Quốc Tử Giám cũng là nhờ cụ Cao Xuân Dục. Nếu nghiên cứu Bác Hồ mà không nghiên cứu những khía cạnh này thì nó mất cội nguồn nhân nghĩa. Cội nguồn nhân nghĩa ở gia đình Bác Hồ đứng được ở Huế, sống được ở Huế và tiếp cận được những vấn đề văn hoá…đều là nhờ cụ Cao Xuân Dục, cụ có những ân nghĩa đối với thân sinh Bác Hồ.

Như vậy (nghiên cứu) lịch sử phải công bằng, phải đi tìm những cái từ cội nguồn. Nói như thế để các thầy các cô sau này nghiên cứu về Bác Hồ cần nghiên cứu bổ sung thêm, hoàn chỉnh thêm. Con người anh hùng dân tộc được sự nuôi dưỡng qua nhiều bước đường, qua nhiều thời kỳ mới nên con người đó, chứ không phải tự dưng nó đến. Thế thì ông Cao Xuân Tiếu mua ngôi nhà của lính “khố vàng” cho ông Nguyễn Sinh Sắc để ông Sắc đưa vợ con vào ở. Đó là điều quan trọng thứ nhất. Thứ hai là: khi bà Sắc chết rồi ông Sắc chưa đỗ đại khoa (đến 1901 khoa Tân Sửu ông mới đỗ). Trong khi còn tang vợ vừa mới qua đời, con trai út vừa mới chết, ông Sắc cùng ông Phan Chu Trinh cả hai ông đều bị đánh hỏng trong khoa thi này. May sao cụ Cao Xuân Dục là Chánh chủ khảo Hội đồng khảo thí khoa Tân Sửu (1901), khi phúc khảo lại toàn bộ thì thấy có hai bài của hai ông Phan Chu Trinh và Nguyễn Sinh Huy (lúc này ông Sắc đổi tên là Huy). Cụ Cao Xuân Dục nói:

– Chết, những bài này mà đánh hỏng thì hậu thế người ta nói thi cử không công bằng.

Ông làm tờ trình lên Bộ học và lúc đó cụ Đào Tấn cũng góp phần tâu lên vua Thành Thái xét lại hai vị sĩ tử này. Hai sĩ tử này xét về văn bài phải là hàng đầu bảng mà bây giờ đánh hỏng là không được. Lúc bấy giờ có hai phái: – phái Nguyễn Thân muốn đánh hỏng, nói là hai ông này phê phán nhà Nguyễn đầu hàng Pháp, là “khinh ngôn”. – phái nữa là Đào Tấn nhận xét thi cử là để chọn những hiền tài, đánh hỏng những người thế này thì hậu thế người ta khinh lại. Sau cả hai phái đều lấy lại nhưng dung hoà là không lấy tiến sĩ nữa mà lấy phó bảng, nên hai ông đều là phó bảng. Đời vua Thành Thái, khoa thi này có 9 tiến sĩ, 11 phó bảng, lấy thêm 2 phó bảng thì cụ Phan Chu Trinh bị đội bảng thứ 13, cụ Sắc thứ 11.

——-

(Tác giả chú thích) “Vào học Quốc Tử Giám là quan đại thần, mà ông Sắc chỉ là con một người bình thường. Cụ Cao Xuân Dục phải nhận cho vì lúc đó cụ đang là thượng thư Bộ Học và là Tế tửu Quốc Tử Giám.

Khi vào Huế cụ Sắc túng thiếu. Con trai cụ Cao Xuân Dục là Cao Xuân Tiếu (đi thi cùng khoa với cụ Sắc) đỗ cử nhân, sau đó đỗ phó bảng, cụ Sắc không đậu, khoá sau mới đỗ. Hai người là bạn học của nhau, cụ Cao Xuân Tiếu mới mua một ngôi nhà ở ngõ Đông Ba của một lính “khố vàng” về hưu ở An Cựu để ông Sắc đưa vợ con vào đây. (Búp Sen Xanh tôi không đưa đoạn này vào, sợ mang ơn triều Nguyễn quá nặng, chỉ cho tôi nói là nhà ông lính “khố vàng” thôi)

——-

Nói như thế thấy rằng cụ Cao Xuân Dục có mối liên quan hệ tình cảm sâu sắc với gia đình Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, rất nhiều tình tiết như thế. Sau khi đỗ đại khoa thì vua Thành Thái ban “ân tứ vinh quy”, ban áo mão để đi dự tiệc vườn Thượng uyển được “kén vợ”, chọn một cô nào thì tuỳ ý. Nguyễn Sinh Sắc được cụ Cao Xuân Dục định gả con gái yêu của cụ là Cao Thị Trâm làm vợ kế để giúp cho các cháu đang thơ như thế này, mà đứa nào cũng học giỏi, ngoan, nên cụ mời Nguyễn Sinh Sắc đến tư dinh, ông nói trước để khi ông Sắc chọn (vợ) sẽ lấy Cao Thị Trâm, con quan đại thần. Cụ nói: – Tôi muốn giúp anh người hiền đức mà “thất nội trợ…”

Ông Sắc bèn phủ phục xuống nói: – Con xin tạ ơn Cụ lớn và xin Cụ lớn miễn cho con việc này, là vì con được như hôm nay là nhờ cha mẹ vợ, gia đình vợ, bây giờ vợ mất rồi, con rể đỗ đại khoa, vinh quy bái tổ mà lại nằm trên cáng và một võng người con gái khác cùng về theo thì điều này đau đớn cho mẹ vợ của con. Vậy xin quan lớn, miễn cho con, chứ không phải con chê, chê là không phải, là xúc phạm… nên con xin tạ cái ơn hải hà này.

Đó là nhân cách một quan đại thần, nhất phẩm triều đình muốn chọn người tài để gả con gái cho, mà con gái thì mới 18 tuổi, trong khi ông tân khoa đã 3 con rồi, có tài, để giúp “nâng khăn sửa túi” cho ông (Sắc) này, giúp ông nuôi con, dựng nghiệp. Tôi nói phụ thêm về điều này. Cụ Cao Xuân Dục gả con gái cho vị Hoàng giáp Tiến sĩ Đặng Văn Thuỵ (cụ Đặng Văn Thuỵ là thân phụ của hai phó bảng Đặng Văn Oánh, Đặng Văn Hướng), gả con gái cho phó bảng Hoàng Tăng Bí, thân sinh ông Hoàng Minh Giám; gả con gái cho phó bảng Lê Xuân Mai làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An…

Khi tôi tìm vào nhà cụ Hồ Tá Bang (người sáng lập trường Dục Thanh), nhiều người kể lại, Nguyễn Tất Thành ngày xưa còn trai trẻ mà đã để được trong trí nhớ mọi người đương thời những ấn tượng tốt đẹp, không dễ đâu. Chứ không phải lên đến lãnh tụ người ta mới quý. Người ta quý Bác Hồ đi cứu nước, cứu dân là bước sau này, còn trước hết, khi Bác còn là một cậu học trò đã có nhân cách học trò, làm thày giáo có đức độ người thày. Là cậu bé khi làm thơ đã có cái gì manh nha biểu hiện ở con người ấy, đứa bé ấy đã biểu hiện những đức tính đẹp, đức tính đẹp đó cũng biểu hiện những truyền thống nho gia trong gia đình, trong quê hương, trong thầy học vv… đã tác thành từ buổi ban đầu của những con người thời còn trẻ như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Khiêm, nhất là Nguyễn Tất Thành.

Tôi “đi tìm” Bác Hồ là tìm ở những khía cạnh này, không phải “tìm” Bác Hồ trên con đường Mác Lê nin, cái đó là sau, đó là bước quan trọng nhưng là thứ hai. Cái cốt cách con người sau trở thành diện mạo tiêu biểu cho nên văn hoá dân tộc là chính cái ấy, là ở những khía cạnh này, trong gia đình, trong bạn bè của cha, của người thầy…tất cả giai đoạn ở Huế này rất quan trọng. Và chính điều ấy lại biểu hiện một khía cạnh nữa là sau khi ông Sắc trở về quê, chăm sóc mẹ vợ, thì có “trát” của Đô sát viện (như Ban tổ chức bây giờ, các quan được cử đi đâu là do Đô sát viên cử) mời Nguyễn Sinh Sắc vào làm quan ở Bộ Lễ. Vì mẹ vợ không có con trai, nuôi con rể ăn học, nay ở một mình, nên ông xin ở lại chăm sóc mẹ vợ. Ông Sắc đưa các con đi khắp nơi, các vùng quê có dấu ấn sâu đậm vừa xẩy ra ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những nơi thực dân Pháp tàn sát trong các cuộc khởi nghĩa Cần Vương, Văn Thân, Đông Du…Thế thì Bác Hồ hồi nhỏ được cụ Sắc đưa đi khắp vùng Nghệ Tĩnh, ra đến tận Quỳnh Đôi, đất gốc của họ Hồ.

Ông Khiêm kể chuyện như sau:

– Cha Bác ở xóm Du Đồng mấy tháng, gần dinh cụ Thượng, sau gọi là cụ Quận (tức quận công Hoàng Cao Khải, như ấp Thái Hà) và tôi có đến gặp cụ Lê Thước, hỏi thì cụ Thước kể:

– Hôm đến dinh Hoàng Cao Khải để ăn mừng khánh thành cái dinh thự của cụ Quận công, có mời các quan sở tại đầu tỉnh cho đến các quan huyện. Trên cái sân lớn, ngoài có tường hoa, đám trẻ con cứ nhìn qua khe tường thấy các quan trong sân toàn uống rượu tây, thì cái đám học trò, cái đám trẻ đó (như cụ Khiêm kể lại – trẻ nhưng toàn học trò chữ nho, nào là Phạm Gia Cần, Lê Thước, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Khiêm), thấy các quan trong đó đọc thơ, bình thơ để mừng quan Quận công mới xây dựng xong dinh thự. Đặc biệt có một cái bể cạn rất lớn trong đó có núi non bộ, cây si tính đến trăm tuổi, có ba ông lão nho nhỏ. Các quan bình thơ trong sân, đám học trò đứng ngoài nói to một câu “Các quan làm thơ dở quá!”

Nghe thế, ông Hoàng Trọng Phu ra quát lũ trẻ, thì một số bỏ chạy (cụ Khiêm, cụ Thước, cụ Cần đều kể như thế), chú Thành chạy nhưng chậm thôi. Lúc đó cụ Hoàng Cao Khải mới ra, nói:

– Thôi, đừng doạ nạt các cháu, nhà mình đang có chuyện vui lớn, các cháu đến mà đuổi thì dân làng người ta cười. Các cháu nói gì thì nói, nhà mình có tiệc mà nạt các cháu không được. Rồi cụ nói tiếp: – Cháu nào khi nãy chê thơ của các quan thì bây giờ đọc cho các quan nghe một bài thơ, ông thưởng.

(Ông Hoàng Trọng Phu trẻ thì nạt, còn cụ Hoàng Cao Khải già thì mời các cháu vào) Đám trẻ độ chục đứa mới quay lại, Cụ Hoàng nói tiếp.

Cháu nào khi nãy chê thơ các quan, bây giờ vào đọc bài thơ, dù có dở ông cũng thưởng, vào đây.

—-

(Tác giả chú thích) Ấp Thái Hà lấy cái tên Hà Tĩnh đặt cho ấp ở Hà Nội. Ông Hoàng Cao Khải có xây dựng một dinh thự ở quê giống cái ấp ở Thái Hà ở Hà Nội.

Cụ Lê Thước đỗ giải nguyên Hán học khoa cuối cùng 1918, sau học Cao đẳng sư phạm là thầy học của lớp người như Tôn Quang Phiệt là bạn học cùng tuổi với Bác Hồ, sau cụ Thước về Viện Văn học.

Cụ Hoàng Cao Khải là tuần phủ Hưng Yên. Hoàng Trọng Phu là con Hoàng Cao Khải, lúc đó ở Tây mới về, cùng trường thuộc địa với Thân Trọng Huế, Lê Văn Miến, ba người này là ba con quan đại thần được chọn đi học trường thuộc địa ở bên Pháp, học xong thì Lê Văn Miến ở lại học thêm hội hoạ, còn Thâu Trọng Huế về. Sau này H.T.Phu là tổng đốc Hà Đông (Đại sứ quán Trung Quốc hiện nay là nhà của ông Hoàng Trọng Phu, còn trường Tuyên giáo bây giờ là ấp cụ Hoàng Cao Khải).

Các quan thấy đám trẻ thì cũng chạy ra. Nguyễn Tất Thành nhìn thấy ba ông phỗng ở trên núi non bộ, nói:

Thưa cụ, cháu đọc bài thơ ứng khẩu này, nếu có sai thì cụ đừng phạt cháu.

Cụ Quận nói: Cháu cứ đọc đi, ông không phạt cháu đâu

Kìa ba ông lão bé con con

(Mọi người cười, “ba ông lão” lại “bé con con” thế mới ngộ nghĩnh)

Biết có tình gì với nước non

(Các quan cũng chưa thấy gì cả, nghe xong hai câu thơ không ai nói với ai, tất cả đều im lặng)

Trương mắt làm chi ngồi mãi đó
Hỏi xem non nước mất hay còn ?

Ông Hoàng Trọng Phu nói: – Thằng này hỗn, con ai đấy?

Cụ Hoàng Cao Khải mới hỏi: – Thế cháu con ai?

Nguyễn Tất Thành chưa kịp trả lời, thì Lê Thước nói:

Bẩm Cụ Quận, đây là con thầy Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc bên Nghệ An sang đây.

Cụ Hoàng Cao Khải đỗ cử nhân, còn cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ đại khoa cùng với cụ Nghè Ngô Đức Kế, cụ Khải mới nói: – “Hổ phụ sinh hổ tử”, rồi cụ chống gậy đi vào. Còn Hoàng Trọng Phu thì nói: Cái tay này nó lớn lên nó sẽ làm loạn (chuyện này cụ Khiêm kể cho tôi nghe năm 1950, sau ngày giải phóng miền Bắc, năm 1957 tôi đi gặp cụ Lê Thước, cụ Phạm Gia Cần để đối chiếu).

Khi có bài thơ trong tay rồi, tôi thấy trong bài đó có cái gì hơi hướng tứ thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Khi đó tôi đang công tác ở Đại học Nhân dân, đem trao đổi với các thầy cô tôi nói cái này như thơ Nguyễn Khuyến. Thời bấy giờ người nghiên cứu thơ Nguyễn Khuyến nhiều để đi nói chuyện là nhà thơ Xuân Diệu. Tôi đến hỏi thì Xuân Diệu nói cụ Nguyễn Khuyến có một bài thơ “ba ông phỗng” nhưng hoàn toàn khác. Cụ Nguyễn Khuyến đỗ tam nguyên nhưng cụ bất hợp tác với Pháp. Cụ chỉ nhận làm quan Toản tu Quốc sứ quán rồi cáo quan về làng. Triều đình mời cụ ra làm Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên. Cụ từ chối. Nhưng sợ mang tiếng không hợp tác với Pháp nên cụ nhận làm “gia sư” cho gia đình cụ Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà. Cụ Hoàng Cao Khải cũng muốn mời được ông Tam nguyên về dạy học cho con cháu mình thì cũng sang.

—–

(Tác giả chú thích) Cụ Lê Thước nói cái gậy mà cụ Hoàng Cao Khải chống, hội chợ Pari có 3 cái thì toàn quyền Pasquier mua cái gậy tặng cho Hoàng Cao Khải sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật, trên đầu con rắn ở cái gậy có gắn viên kim cương.

——

Cụ Nguyễn Khuyến ở trong nhà một thời gian thì cũng yên tâm, sau đó về cái đất Bình Lục (Hà Nam) của mình cũng đỡ bị chúng theo dõi. Bấy giờ cụ Hoàng Cao Khải muốn có một bài thơ tức cảnh hoặc tự sự của cụ Nguyễn Khuyến để làm kỷ niệm và cũng là cái sang được cụ Tam Nguyên tặng thơ.

Ông đứng là chi đó hỡi ông
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai vậy
Non nước đầy vơi có biết không

Cũng bốn câu, cũng ba ông phỗng và cái núi non bộ ngoài này với trong kia là một mẫu hình làm ra. Sau khi sưu tầm hai bài thơ đó, thì thấy đúng thơ là người, mà con người của thời đại nào ra thời đại ấy, có khác. Đây ta nói về những nhân cách. Cụ Tam Nguyên có cái nỗi đau buồn của cụ là mất nước, nhưng thế hệ của mình là bất lực “trơ trơ như đá vững như đồng”, nhìn cái thế lực thực dân lúc đó như cái trụ đá rất cao lớn, toàn đá tảng…sự tồn tại, sự bền vững xây trước dinh Hoàng Cao Khải. Còn Nguyễn Tất Thành thì đặt ra câu hỏi:

Kìa ba ông lão bé con con
Biết có tình gì với nước non
Trương mắt làm chi ngồi mãi đó
Hỏi xem non nước mất hay còn ?

Nó khác, nó có hùng khí:
Trương mắt làm chi ngồi mãi đó!
Hỏi xem non nước mất hay còn?

Tôi nói vui với các đồng chí lãnh đạo của ta, 65 tuổi là nên về đi thôi, anh sẽ bất lực trước các hiện thực, sự sôi động của thời đại, cái tuổi 70, 60 khi suy nghĩ mạnh thì huyết áp bốc lên có làm gì được nữa đâu, rồi ba cái thầy quân sư quạt mo nó nói dài dài thì vâng, cứ gật… Thôi tuổi 70 thì lực bất tòng tâm, trừ trường hợp đặc biệt rèn luyện lắm thì mới được như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm nay 90 tuổi mà vẫn thông minh đến thế, minh mẫn đến thế, cái kết luận trong buổi bế mạc hội nghị trung ương 11 của đồng chí Lê Khả Phiêu là trong thư của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Thư của đồng chí Nguyễn Đức Tâm như thế… thư của ba vị tướng như thế… thư của nhóm các ông tướng Chu Huy Mẫn, Nguyễn Quyết làm như thế thì ông Giáp viết rất chiến lược, rất sát. Thư của ông (Giáp) như thế này; tôi đọc gần như nguyên văn:

“Kính thưa Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và các đồng chí cố vấn.

Tôi bị dị ứng thời tiết cho nên phải vào Nam (chữa dị ứng theo tôi tự hiểu hai nghĩa, một là dị ứng thời tiết bị rôm sảy, còn “dị ứng” nữa ngoài này nó nhiều chuyện bầy hầy; rồi người này người nọ chạy đến hỏi này khác rồi lợi dụng tiếng cụ nói nó sinh phiền, cho nên cụ vào Sài Gòn cụ ở). Nhưng thấy tình hình không bình thường, vô cùng nguy hiểm là sự chia rẽ của cấp cao Trung ương ta. Sinh thời, Hồ Chí Minh, Người luôn luôn nhắc một điều là phải đoàn kết, muốn đoàn kết thì phải phê bình tự phê bình thật mạnh. Và đứng trước nguy cơ tham nhũng như thế này, tình hình bên ngoài thế này mà mất đoàn kết, mỗi đồng chí có trách nhiệm không tự phê bình một cách kiên quyết, trong sáng, mà phê bình trên tình anh em đồng chí…

Tết vừa rồi, đồng chí Đỗ Mười có đến thăm tôi. Đồng chí Đỗ Mười có nói tình hình sức khoẻ, muốn nghỉ cố vấn. Tôi hoàn toàn nhất trí vì Đảng ta đã trưởng thành và các đồng chí lãnh đạo kế nghiệp đã trưởng thành không cần cố vấn, thì đồng chí Đỗ Mười lại nói có đọc ở Lênin một vấn đề là Đảng nên có một Ban kiểm soát bên cạnh Ban chấp hành trung ương do Đại hội bầu ra để giám sát. Tôi nói với đồng chí Đỗ Mười thế này: Đảng ta không cần bầu ra một Ban giám sát như vậy. Nếu như thế, Đảng sẽ có hai đầu thì nguy hiểm. Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội, như thế là rất sáng suốt.

Đó là vấn đề thứ nhất. Vấn đề thứ hai tôi xem các hoạt động vừa đây như là khuynh đảo của một cá nhân, hoạt động như là đảo chính trong Đảng, tôi đề nghị Trung ương phải kiểm điểm thật nghiêm khắc và làm rõ vấn đề này.

Xuống đoạn dưới viết: “Đại hội 9 này là Đại hội gì? Đề nghị Trung ương “Dân chủ” là trên hết, “trí tuệ” thứ hai, “đổi mới” thứ ba, “đoàn kết” thứ tư, bốn điểm…

Hôm nay thấy thông báo bế mạc hội nghị lấy bốn điểm này.

Không dân chủ thì làm sao mà đấu tranh vạch ra được cái lỗi này, có dân chủ thì mới đấu tranh chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng mới ra trò chứ, không dân chủ thì cũng không đưa trí tuệ vào được. Dân chủ, trí tuệ… muốn trí thì phải đưa người có học hành vào, thời buổi internet mà không biết tiếng Anh thì làm sao được. Ai đời người lãnh đạo vào phòng máy vi tính lại hỏi: “làm gì mà nhiều vô tuyến thế này”. Đau khổ cho người lãnh đạo thế chứ. Như thế thì làm sao tiếp nhận tất cả trí tuệ ở internet vào được? Mà cách đây mấy năm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc Đảng ta phải lo ngay việc giáo dục đào tạo tin học. Năm em đi thi tin học quốc tế ở Thổ Nhĩ Kỳ về mang lại vinh quang cho đất nước, nước mình đi vào tin học muộn màng như vậy mà các em nó giỏi như thế thì không ai nói đến. Bộ giáo dục không nói, Tổng bí thư không nói, bóng đá thì rùm beng lên, bóng đá vinh quang, đón tiếp đề cao… nhưng tại sao tin học các cháu nó đem vinh quang về như thế mà…gọi điện thoại cho Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, cho cái xe đón 5 cháu… Thời nay không có trí tuệ thì làm gì được. Bây giờ phải biết nhiều sinh ngữ tiếp nhận được cái bên ngoài, họ có nói bằng tiếng Việt đâu mà nghe? Vậy là Dân chủ, trí tuệ, Đổi mới, Đoàn kết…90 tuổi mà sáng suốt như thế. Nay cụ ra đây rồi, vì đại hội sắp khai mạc, ra rồi nhưng cụ nằm ở viện, ở nhà thì người ta đến, đến thì sinh chuyện. Thế mà “người ta” đã tung đồng chi Võ Nguyên Giáp đã tổ chức một cuộc họp Quân uỷ Trung ương phê phán cái này cái khác. Không! Ông có còn làm việc gì ở Quân uỷ Trung ương đâu! Quân uỷ trung ương có phải của Ông (Giáp) như trước nữa đâu, nhưng họ lấy đó làm cái cớ, để làm cái bảo chứng, cái độ tin cậy. Ông đã bị người ta dựng ra bao nhiêu chuyện rồi, ở Đại hội VII người ta dựng ra cả một bộ hồ sơ mà đồng chí Nguyễn Đức Tâm đọc trên 30 trang “đồng chí Giáp hoạt động lật đổ…

Như vậy, là thấy chuyện đấu tranh trong Đảng ta mấy chục năm qua là như vậy. Bác Hồ chúng ta đi trên con đường từ thuỷ chung là Nước được độc lập. Dân thì ai cũng có cơm ăn áo mặc, được no ấm, còn tất cả mọi thứ chỉ là phương tiện, chứ còn mục đích của Bác Hồ là nước độc lập, Dân thì hạnh phúc ấm no, cho nên trong Di chúc Bác nói mong muốn suốt đời tôi ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, như vậy là suốt đời không có gì quý hơn Độc lập tự do. Nước độc lập mà Dân không có cơm ăn áo mặc thì Độc lập ấy cũng là vô nghĩa.

…(Bị mất một đoạn ngắn) Khi Cụ Hồ về tới Pác-Bó thì nói với đồng chí Nguyễn Lương Bằng là tìm cho báo Thanh Nghị. Thế mà sau Đại hội III có người nói “có triết học Mác-Lê-Nin” không cần bộ tư pháp, bỏ Bộ Tư pháp. Mới rồi khôi phục lại Bộ Tư pháp đó chứ. Cái gì Cụ Hồ đề ra thì bị xoá gần hết. Nhà trí thức lớn không bao giờ kêu ca gì. Còn có người nói ông Nguyễn Khắc Viện là tay sai của Pháp về, ai như ông Viện? Hôm xét giải thưởng cho ông Trần Đức Thảo, cả hội Khoa học không ai đọc được cái gì của ông Thảo vì ông viết bằng tiếng Pháp. Bấy giờ giáo sư Phan Ngọc đọc bài giải trình về Thầy Đào Duy Anh, Giáo sư Trần Đức Thảo. Khi đọc xong, cả hội trường đứng dậy, bấy giờ nhiều người mới hiểu ông Trần Đức Thảo lớn đến thế. Nhưng bài ông Ngọc có câu làm cho một số nhà lãnh đạo bực mình “Việc Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh cho Giáo sư Trần Đức Thảo, nó cũng làm sang cho cái giải thưởng này, nếu còn người đứng lên nhận thì cái giải thưởng ấy thêm giá trị, nhưng tôi thấy một nỗi rằng: có giải thưởng vậy ai là người nhận đây? Không có ai cả, vì ông đã nằm dưới mồ rồi. “Nó gần giống như thế kỷ 15, khi đức Lê Thánh Tông khôi phục cho Nguyễn Trãi, làm cái lễ trở về Nhị Khê gần Quán Gánh để minh oan cho Nguyễn Trãi trước dân làng, khi ông Thượng thư Bộ Lễ đọc xong chiếu giải oan thì nói thêm một câu rằng: minh oan được cho họ Nguyễn, nỗi oan khốc này đối với quan Hành khiển đã một thời “Lê Lợi vi quân Nguyễn Trãi vi thần” bây giờ quay mặt lại thì không còn ai để nhận cái chiếu vua giải oan này nữa, vì tru di tam tộc mất rồi. Mong sao lịch sử đừng bao giờ lặp lại! Nỗi đau trong lịch sử nó ghê gớm thế. Suýt nữa thì ta lại phạm lại lần nữa đối với ông Tổng Tư lệnh, ai lại nói con nuôi mật thám mà lại chui vào làm Tổng Tư lệnh của một quân đội dẹp xong mấy đế quốc siêu cường. Trước đó đã chuẩn bị một cái đảo để đi đầy! Việc đó suýt diễn ra trong thập kỷ 60. May sao, lúc đó Cụ Hồ còn sống; cụ nói: “Tôi còn sống, không ai thay được Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp! Họ gán cho ông Giáp là “trùm xét lại”. Việc động trời này nhiều người đã biết.

Đọc 10 nỗi đau của Bác Hồ, trong đó đồng chí Hoàng Tùng viết về cải cách ruộng đất bắn bà Nguyễn Thị Năm như thể bắn vào quan điểm Cụ Hồ, vì Cụ Hồ không chủ trương cải cách ruộng đất bằng lối đó. Mỗi nước có cái đặc thù thì đánh như thế nào? chứ không thể đánh như Tàu được. Vì khi cách mạng mới thành công, cả Trung đoàn ăn cơm trong nhà bà Nguyễn Thị Năm. Con trai bà là chỉ huy Trung đoàn. Thế mà ông cán bộ của ta đi Trung Quốc mang “tư tưởng Mao” về, chủ trương bắn ngay bà Nguyễn Thị Năm. Bác Hồ nói: Cách mạng này nó bạc bẽo quá, gia đình này đã bỏ thóc gạo nuôi hàng Trung đoàn từ thời cách mạng còn hàn vi. Nay cách mạng đã lớn mạnh lại bắn người ta thì bạc bẽo quá. Bát cơm siếu mẫu ở đâu? Sau đó còn nghe cố vấn nước bạn lập ra một danh sách 200 cán bộ cấp cao trong quân đội gồm phần lớn trí thức tiểu tư sản trong đó có hàng tướng lĩnh để chỉnh đốn tổ chức.

Bác Hồ bảo: phải đốt ngay. Đem xử trí chừng này cán bộ thì còn đâu để lên Điện Biên bây giờ. Lúc đó CCRD như thế, đưa ra xử chừng ấy cán bộ trong quân đội thì trời đất nào? Nói như thế để ta thấy nỗi đau của Bác Hồ. Ta phải thấy trong cái bể sản xuất nhỏ, trong một nước chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thì nó dễ cực đoan lắm. Không lấy cái văn hoá dân tộc, tinh thần đân tộc làm nhãn quan mà lấy giai cấp, lấy cái thù hận làm nhãn quan để đánh đổ người này, người kia thì nguy. Ông Hoàng Tùng viết, kể lại có lúc Bác Hồ khóc vì lúc bấy giờ ông phụ trách tuyên huấn, phụ trách báo Nhân dân nên rất gần Bác Hồ, ông H.T kể lại Bác Hồ hỏi sao CCRD lại bắn vào người đàn bà? Người đàn bà Việt Nam khác với đàn bà Trung Quốc. Người đàn bà Việt Nam thì cứu nước như Bà Trưng, Bà Triệu, nuôi chồng nuôi con để tham gia kháng chiến cứu nước. Có người lại nói: Hổ cái hay hổ đực cũng là hổ ăn người. Cho nông dân đấu tố để vùng lên, nếu không thì nông dân hàm ơn địa chủ suốt đời! Cho nên nghiên cứu về Bác Hồ thì thấy Bác Hồ có nỗi cô đơn về quan điểm “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Trước mặt mình đang có kẻ thù xâm lược như thế này. Độc lập dân tộc là cái bất biến, cho nên phải ứng biến. Kẻ thù chính bây giờ là đế quốc xâm lược cho nên có những vấn đề phải lùi một chút. Trong Di chúc Bác có nói khi kết thúc chiến tranh việc đầu tiên là phải chỉnh đốn lại Đảng chứ không phải để đến 30 năm mới làm. Trước khi viết Di chúc, Bác xuống Côn Sơn, đọc bia Nguyễn Trãi, Người nghiêng đầu vào bia, ôm lấy cái bia Nguyễn Trãi. Điều đó đủ nói lên Bác với nỗi đau Nguyễn Trãi! Các nhà nghiên cứu giỏi, bắt cái thần vào ảnh này, tại sao ngày rằm tháng 1 năm 1965 Bác Hồ đọc bia Nguyễn Trãi vì Nguyễn Trãi để lại nỗi oan 500 năm trước, coi chừng khi kết thúc chiến tranh này đừng để lặp lại nỗi oan này! Trong chiến tranh thì cái mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc phải lùi lại. Rồi ngày 10/5/1956, Bác bắt đầu viết Di chúc, đầu năm thì ôm lấy bia Nguyễn Trãi ở Côn Sơn rồi lên động Thanh Hư để nhận cảm cái khí thiêng của dân tộc. Cái nguyên khí của đất trời con người ấy đã cảm thấy cái chuyển động trong cơ thể không còn có thể sống lâu được nữa. Rồi người sang Trung Quốc, đúng ngày 19/5/1965 Bác về quê hương Khổng Tử giữa lúc Mao đang phê Lâm, phê Khổng, giữa lúc Trung Quốc đang làm đại cách mạng văn hoá, đập cả trường Đại học Thanh Hoa. Vậy mà, Bác Hồ cùng với cụ Đổng Tất Vũ, phó chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (người ngoài Đảng như cụ Phan Kế Toại của ta) đi lên quê hương Khổng Tử, nằm ngủ tại đây một đêm, thắp hương cho Khổng Tử. Các nhà lý luận không giải thích xem tại sao cụ không sang Liên Xô, sang Đức để thắp hương mộ cụ Mác mà lại đến thắp hương cho Khổng Tử? Giữa lúc Trung Quốc đang đánh đổ Khổng Tử. Cái triết học phương Đông, đặc biệt là Việt Nam nó thâm thúy thế đấy.

Cụ Hồ của chúng ta là vậy không trích đoạn này đoạn khác của các triết gia mà nói dễ hiểu, cái tầng ngữ nghĩa thì luận nó ra. Cụ về thì có làm bài thơ để thắp hương cho ông Khổng Tử 1965. Di chúc Bác trích một mẫu đăng báo 1969 khi Người ra đi, thì đến năm 1989 tức là 20 năm sau thấy không ai đả động gì đến Di chúc của Bác cả. Đồng chí Vũ Kỳ mới chép ra trong hồi ký: “Bác Hồ viết Di chúc”. Đặc biệt là Bác dặn vấn đề chỉnh đốn Đảng, miễn thuế cho nông dân và vấn đề hoả táng cho Bác để giải thoát cho Người về với trời đất chứ giữ lại trong lăng là ngoài ý nghĩ của Bác. Việt Nam ta không để lăng tẩm lại đế đô, vua băng hà thì đưa về quê như 8 vua Lý thì về Bắc Ninh, các vua Lê thì về Lam Kinh, vua Trần về Tức Mạc và Đông Bắc Tổ Quốc. Bác Hồ không dặn để lại ở Ba Đình. Bác khai sinh VNDCCH tại Ba Đình, Bác hoá thân cũng đúng vào cái ngày ấy nhưng Di chúc thì hoả táng, sau này có nhiều điện thì điện táng để giữ vệ sinh, tiết kiệm đất cho nông dân. Còn tro cốt phân chia ra làm 3 cho Bắc, Trung, Nam bà con để một nơi nào đó để tiện việc trồng cây lưu niệm, Bác đã xem mộ cho Bác rồi, tức là Đá Chông, dưới chân núi Tản Viên. Núi Tản Viên là một trong 4 ông thánh “tứ bất tử”. Bây giờ có ông nào đó lại chủ trương xây một cái đền thờ bằng đá rất đẹp trên đó để thờ Bác. Lập đền thờ Bác trên núi Tản Viên là sai ý Bác. Dân sẽ có ý kiến là Cụ Hồ không khiêm tốn làm đền trên núi Cha, núi Mẹ là núi Mẫu ở bến này. Chính nơi Bác đã tìm là cái hang ở Đá Chông, dưới chân núi Đức Tản Viên. Thời chiến tranh Bác làm việc ở đây, Bác còn dặn là lấy thép không rỉ để chống rết, chống rắn nó vào, sau khi hoả táng thì lấy một phần tro cốt về đây. Chỗ này ta có thể để một hướng cho người đến viếng Bác thì thắp hương rồi trồng cây lưu niệm. Thế là Di chúc để lại cũng không được thực hiện. Thế gian có chuyện cha để lại Di chúc cho các con thì các con không những không thực hiện mà đánh nhau để chia của…Thế mà hôm nay, Di chúc dặn phải “giữ đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt người” thì học trò – còn gọi là học trò xuất sắc cả, mà phe cánh cả. Nguyện vọng của Bác là Việt Nam Hoà bình như vậy. Hoà bình là muôn đời. Cái trong Bình Ngô Đại cáo như các thầy, các cô đã giảng bài như vậy. Nước Hoà bình, Độc lập, Thống nhất Độc lập đi đôi với dân chủ và giàu mạnh chứ không dặn là XHCN. Xã hội chủ nghĩa là cái mơ ước. Hồi đó có đồng chí trong Thường vụ Trung ương muốn Bác sửa: Việt Nam Hoà bình, Thống nhất Độc Lập, Dân chủ, Phú cường, Bác bảo phú cường là từ Hán Việt. Nên nói giàu mạnh, tức là dân giàu nước mạnh.

Năm 1947, Bác Hồ vào Thanh Hoá có gặp cụ Lê Thước, GS. Cao Xuân Huy, G S. Nguyễn Mạnh Tường, GS. Đào Duy Anh lúc đó tản cư theo trường về Thanh Hoá. Bác vào Thanh Hoá ngày 20/2/1947, phê bình Tỉnh uỷ Thanh Hoá mất đoàn kết, cách mạng chưa gì đã tranh công tranh phần. Họp Tỉnh uỷ, Uỷ ban xong thì tiếp đó Bác gặp các trí thức. Cụ Lê Thước thay mặt anh em đứng dậy nói: Thưa Bác…Bác Hồ nói ngay: Chúng ta đồng lứa, Bác để cho thanh niên gọi. Giáo sư Lê Thước đồng tuổi, lại cùng quê với Bác, bèn nói: Thưa cụ, anh em chúng tôi đây xin Cụ giải thích cho một điều: Chế độ CHDC, XHCN, Dân chủ mới, vậy chế độ gọi là gì cho đúng?

Bác cười và nói: Xin các Cụ chúng ta đừng lệ thuộc gì vào mấy cái danh từ. Ta hãy coi đây là nước Dân chủ mới. Vì bên Tây đã có Dân chủ từ năm 1789 rồi, 1776 bên Mỹ, bên Anh còn trước nữa nhưng đến bây giờ chưa thực sự có một xã hội dân chủ có công bằng. Cụ thể là nước ta bây giờ là nước Dân chủ kiểu mới, tôi nói thí dụ như Thanh Hoá đây là đất văn vật mà hiện nay ở miền xuôi 80 đến 85 phần trăm, miền núi đến 95 phần trăm dân mù chữ. Đấy, cách mạng ta tiếp thu một cái gia tài kiệt quệ sau 80 năm bị Pháp đô hộ thế thì bây giờ chúng ta làm sao cho ai cũng biết đọc, biết viết và trung học, đại học trên cái nền của toàn dân biết chữ. Còn nhà bị đói nghèo thì xoá được đói nghèo, để có ăn, nhà có ăn rồi thì đến no đủ, nhà no đủ rồi thì đến giàu có, nhà giàu có rồi giàu nữa. Còn nói XHCN hay CSCN ta chưa quan tâm. Nội dung của chế độ ta phấn đấu bằng được như trên. Bây giờ ta lại nói 10,15 năm nữa bằng Liên Xô, bằng Mỹ thì sao bằng được. Ảo tưởng như thế, hão huyền như thế không thể thực hiện được thì đổ vỡ chứ! Khi đuổi giặc xong, hy sinh hàng triệu người mà cuối cùng không có cái bát ăn, trong khi đó một số nước trong khu vực không đánh giặc như ta mà có độc lập, có người suy ra cái này. Họ quên một điều rằng nếu như không có người đi hàng đầu trong việc chống đế quốc thực dân, làm tà cái ý chí xâm lược, làm bá chủ thế giới của nó. Muốn có bình đẳng cho các dân tộc thì có dân tộc phải hy sinh. Hồi chiến tranh, ở miền Nam cứ đến chiều thì sợ nhất cái dàn pháo Tân Tây Lan, tức là cấp tập đại pháo của Tân Tây Lan, Thái Lan, Nam Triều Tiên. Tất cả các nước hùa vào với Mỹ. Các nước đó được Mỹ dùng làm hậu cần tại chỗ, đợt đầu thì nó đưa từ bên Mỹ (Honolulu) sang, sau này tất cả sản xuất phục vụ chiến tranh là các nước khu vực này. Năm rồi tôi có bài viết Bác Hồ có 7 thư gửi Tổng thống Truman để công nhận cho độc lập của nước ta, để tránh một cuộc chiến tranh, thế mà có người không hiểu gì cả lại nói Cụ Hồ thích được dân tộc anh hùng, để cho dân mình khổ, nói vậy là không phải. Khi Cụ ở Luân Đôn, Cụ ra nghĩa trang Hây – ghết đặt một bó hoa lên mộ cụ Mác, chiêm ngưỡng một thiên tài có một chủ nghĩa cứu cánh để tham khảo, giải quyết vấn đề độc lập dân tộc của nước mình, chứ không phải là quyết định. Thế cho nên những năm Cụ ở Quốc Tế Cộng sản rất cô đơn, đưa ra mấy cái luận điểm về giải phóng dân tộc thì bị cô lập. Khi đầu định giao về Phương Đông từ Mạc Tư Khoa mà sang Trung Quốc chỉ được cấp kinh phí đi đường một chuyến sang Quảng Châu năm 1924, đấy là lần duy nhất. Còn chỉ tự nuôi lấy mình, nuôi lấy đội ngũ cán bộ cách mạng. Cho đến 1927 về lại Mạc Tư Khoa, năm 1928 lại đẩy đi khỏi Mạc Tư Khoa không muốn để Nguyễn Ái Quốc ở lại Mạc Tư Khoa, sợ quan điểm của Nguyễn Ái Quốc sẽ ảnh hưởng đến đại biểu của các dân tộc dự đại hội OTC. Về Thái Lan xây dựng cơ sở cách mạng trong Việt Kiều rồi sang Trung Quốc để hợp nhất 3 đảng cộng sản trong nước thành Đảng cộng sản Việt Nam. Bác chủ trương đoàn kết các giai tầng xã hội, không phân biệt giai cấp. Đó là Đảng Bác Hồ sáng lập ngày 3/2/1930. Nhưng 11/4, Đệ tam quốc tế phái ngay đồng chí Trần Phú về nước, mang theo một bản phác thảo đề cương do ông Míp, Viện trưởng Viện các vấn đề dân tộc của quốc tế cộng sản bằng tiếng Nga để đồng chí Trần Phú bổ sung thêm phần khảo sát phong trào trong nước viết bằng văn bản gọi là luận cương tháng 10 của Trần Phú, bỏ các văn kiện của Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng như: Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt, tên mà Bác Hồ đặt ra lúc thành lập Đảng! Bỏ Bí thư đầu tiên là Trịnh Đình Cửu, còn gọi là Cửu kính trắng, một trí thức ở Hà Nội. Vợ ông là bà Lệ, một lão thành cách mạng hiện nay hơn 95 tuổi, đang sống trong một ngôi nhà ở Hồ Tây. Khi Đảng của Bác Hồ được thành lập bị bỏ, tháng 10 họp không có Nguyễn Ái Quốc, đặt lại tên Đảng là Đảng cộng sản Đông Dương, tất cả mọi người phải đi vô sản hoá. Trong dự thảo Luận cương của đồng chí Trần Phú (chưa được Hội nghị này thông qua) các nhà sĩ phu yêu nước thì gọi là bọn Huỳnh Thúc Kháng, những trí thức yêu nước thì gọi là bọn Nguyễn An Ninh…Tôi không dám nói bịa trước anh linh của một nhà ái quốc, các ý trên đã ghi trong Luận cương của đồng chí Trần Phú. Đó là tả khuynh ấu trĩ của một thời sai lầm về quan điểm như vậy. Chúng ta nhìn rõ cái sai, nhưng chúng ta vẫn kính ái đồng chí Trần Phú, một nhà yêu nước của dân tộc ta. Với Bác Hồ thì ngược lại, năm 1945 Bác ôm lấy cụ Huỳnh Thúc Kháng mới từ Quảng Nam ra và nói: Cụ ra đây là “an dân lạc quốc”. Ta lục lại lịch sử như thế để mà thấy cái gì cứ rập khuôn theo nước ngoài là chết, không độc lập là chết, xa rời dân tộc là thất bại, chứ ta không biệt phái. Đây ta không phải biệt phái mà ta nói thế, mà nói cái chỗ anh xa rời dân tộc… Cho đến tháng 8 năm 1935 Đại hội thứ nhất tại Ma Cao, đồng chí Hà huy Tập viết một văn bản đề nghị Đệ tam Quốc Tế thi hành kỷ luật đồng chi Nguyễn Ái Quốc.

Bác Hồ suốt đời chỉ muốn cho dân tộc độc lập, nhân dân no ấm. Khi giành được độc lập rồi thì Bác chỉ mơ ước làm sao cho đất nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Và khi chết rồi (Bác) vẫn để câu này ở trong Di chúc. Nếu đi theo con đường Bác Hồ thì lấy từ cái này, ta đừng vội dăm ba năm, năm mười năm để vượt ai, không nên! Mà làm cho dân nghèo có…ăn rồi no đủ, no đủ rồi giàu có, giàu có rồi giàu nữa…cứ thế mà làm . Mọi người đều trong sạch, dân no đến đâu mình no đến đấy. Bây giờ một cái nhà của cơ quan huyện uỷ mà 700 triệu thì để làm bao nhiêu trường học.

Hôm nay nói với các thầy các cô thì tin rằng Đại hội 9 sẽ mở ra mới hơn, dân chủ trong Đảng, nó đã chỉ ra những con người cơ hội chui vào Đảng khuynh đảo một thời, làm cho Đảng ta lung lạc đi chệch hướng. Từ thời Bác Hồ thành lập Đảng, cũng như bao lớp người đi tìm con đường độc lập cho dân tộc, no ấm cho nhân dân, nước phải độc lập , dân phải no ấm, no ấm rồi thì được học, học ít rồi học nhiều nữa, cả dân tộc đều trí tuệ. Đã có nền văn hoá rồi thì dân tộc phải được học những vấn đề của thời đại. Đến Đại hội 9 này mới thấy, còn các Đại hội trước chưa thấy, bế tắc. Lần đầu tiên dân ta được tham gia ý kiến, dù là thực hiện hay không thực hiện nhưng trên đài, trên báo có đưa ý kiến của dân, của người này người khác, tuy chưa dám đưa hết.

Bên cạnh phòng họp (Đại hội) có phòng tập hợp thư từ tố cáo của đảng viên, cán bộ, nhân viên. Có đồng chí nhận thư tố cáo ôm một ôm không hết. Bây giờ các đồng chí làm chắc chắn là phiên bản ra ngay, của ông nào giao cho ông ấy, còn bản gốc thì lưu lại. Sai đúng thế nào chưa biết, ông này ông nọ có từng cái thư tố cáo thì nhận lấy. Một trăm ông uỷ viên trung ương là được phát cả, còn có phát cho đại biểu Đại hội thì không biết. Trong những thư đó thì chỉ có mấy ông không có tố cáo, có cả danh sách gửi tiền nước ngoài, sợ quá! Còn làm ăn thì phải có nhà một tầng, hai ba tầng khang trang, bằng đồng tiền lao động, bằng trí tuệ làm ra nó khác, bây giờ cứ ăn chặn cái này, ăn chặn cái kia…

Hôm họp Trung ương; một đồng chí cố vấn đứng dậy, bước ra nói: Tôi cũng không ngờ cuộc đời hoạt động đến hôm nay nó lại xảy ra đến mức thảm hại như thế này…(tức là người ta đấu cho). Một trong ba ông cố vấn than vãn như thế. Anh nhận ra thảm hại thì bây giờ đã hơn 80 tuổi rồi. Lời nói tự nó vô nghĩa, nhưng ít ra thì anh cũng thấy, anh tưởng (anh) có quyền, có lực thì có vinh quang…không có! Đó là cái nhục đó. Cái vinh và nhục, nó nhục ngay trên cai “ghế” của vinh; không phải trên cái ghế cao thì nó vinh đâu. Tuỳ ở anh cống hiến cho nhân dân, cho đất nước…To mấy thì to, anh đừng tưởng ngồi cao bao nhiêu thì vinh bấy nhiêu…đâu phải? Anh tưởng (anh) là tổng bí thư, là uỷ viên bộ chính trị là ghê gớm lắm…? Vừa bước ra khỏi cái ghế là cái nhục nó đổ xuống đầu anh ngay. Một người như nhạc sĩ Văn Cao, khi nằm xuống, hàng nghìn vong hoa và trướng, nhân dân cả nước khóc ông, vĩnh biệt ông, bởi lẽ không một người nào lại không hơn một lần đứng nghiêm chào cờ Tổ quốc, hát quốc ca! Biết bao thế hệ hát những ca khúc của Văn Cao: Thiên thai, Suối mơ, Đàn chim Việt; Làng tôi; Sông Lô; Thăng Long; Hành khúc tiến về Hà Nội; ca ngợi Hồ Chủ Tịch…Trong dòng người viếng Ông, đưa Ông về nơi an nghỉ đời đời, có đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đến người đạp xích lô, người quét rác đường phố Thủ đô Hà Nội. Mộ ông ở Mai Dịch những ngày sau rượu trắng người ta để trên mộ ông.

Vậy “cái quan định luận” nằm xuống thì cái mồ anh thế nào?

Trịnh Công Sơn không có chức tước gì cả, nằm xuống…một nghìn năm trăm vòng hoa trắng (ông không có vợ) cái đó làm ta suy nghĩ chứ. Đến khi bà Khánh Ly, một ca sĩ, vừa khóc vừa nói qua sóng đài BBC:

Ông Trịnh Công Sơn là nửa cuộc đời tôi. Tôi là một ca sĩ không tên tuổi nhưng nhờ nhạc Trịnh Công Sơn mà cả Sài Gòn biết đến tôi và sau này bao nhiêu người biết đến tôi là Khánh Ly.

Trịnh Công Sơn không đi với tôi, người ta cứ tưởng tôi là người yêu, có thể là vợ, nhưng không! Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai cả. Ông là người của quê hương, sinh ra ở quê hương, làm nhạc cho quê hương, hát cho quê hương, và khi đất nước có biến cố người ta nghĩ Trịnh Công Sơn sẽ đi với tôi, nhưng không, Trịnh Công Sơn người của quê hương và ở với quê hương. Có người lầm tưởng ông theo cộng sản sau năm 75. Không, ông không theo ai, ông theo dân tộc, theo quê hương. Vì vậy, khi ông sang Pháp, ông không dám đi đâu cả, ông ở trong một quán Việt Nam ở Pari, vì có kẻ muốn giết ông, coi ông là phản bội. Nhưng tôi biết Trịnh Công Sơn là người của quê hương, không bao giờ ông sang một nước khác nói là quê hương thứ hai của mình. Hôm nay tôi khóc ông là vì nếu không có ông thì cũng không có tôi. Nhưng mà người như tôi cũng không lôi kéo được ông đi. Đến khi ông sang thăm nước Pháp, hai người ngồi với nhau, uống với nhau ly cà phê trong quán Việt Nam, hai người cùng khóc nhớ lại những đêm mưa Sài Gòn, chiến tranh trùm khắp quê hương “hát cho đồng bào nghe”, “dậy mà đi đồng bào ơi”.

Và hôm nay ông nằm xuống trên mảnh đất quê hương, đó là Trịnh Công Sơn của quê hương, ông không có riêng tư gì hết. Một nghệ sĩ, chỉ đi hát mà để niềm thương tiếc trong lòng nhiều người. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn đọc điếu văn trước mộ Trịnh Công Sơn.

Nhắc lại 1.500 vòng hoa trắng, người đi tiễn biệt Trịnh Công Sơn toàn đi bằng xe gắn máy, nườm nượp suốt từ thành phố đến nghĩa trang và rất đặc biệt trong đám tang này có Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiễn đưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tôi thấm thía một bài học: “Chức tước nó làm lợi ích cho nhân dân người ta quý. Làm người thày thuốc chữa được bệnh cho nhân dân đó là hạnh phúc. Người thầy giáo truyền kiến thức, học vấn cho học trò, người cán bộ hoạt động trên địa hạt công tác của mình…làm được việc có ích, nhà văn viết những trang sách không xu thời, không bóp méo sự thật, không dây bẩn vào tâm hồn người đọc. Những trang sách đó người đời ghi nhận.

Lời cảm ơn của nhà trường:

Thưa nhà văn Sơn Tùng.

Hôm nay là buổi học cuối cùng của khoá 40 lớp “Đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục” và là buổi sinh hoạt cuối cùng khoá học trên hội trường.

Cũng như người đạo diễn của một vở kịch, màn cuối cùng trước khi màn khép lại bao giờ cũng là màn xúc động nhất, hay nhất và gây ấn tượng.

Hôm nay, để có món quà chia tay các đồng chí trước khi ra về, nhà văn Sơn Tùng, chuyên gia nghiêm cứu về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, được mệnh danh “Nhà Hồ Chí Minh Học” đến nói chuyện với chúng ta về “Chân Dung Một Người” mà tên tuổi của Người gắn liền với tinh hoa và khí phách dân tộc. Sự nghiệp của người gắn liền với quá khứ đau thương và lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu, và thực tế ý tưởng của tôi được nhà văn đáp lại bằng những mẩu chuyện của nhà văn hôm nay, tôi xin đưa ra một suy nghĩ:

Đã đến lúc sự thật phải trả về cho Sự Thật, Lịch Sử trả về cho Lịch Sử với giá trị nguyên bản đích thực của nó, dẫu có biết rằng Sự Thật nói ra có sù sì…nhưng vẫn có giá trị hơn rất nhiều so với lời nói nhận định sai lạc, giả dối, giá lạnh, không có hồn, nhưng sự thật đó quang minh chính đại phù hợp lý tưởng con người và đặc biệt Sự Thật do phù hợp với Lương Tâm của chúng ta.

Giờ chia tay với nhà văn Sơn Tùng đã đến , xin thay mặt anh em thành tâm chúc nhà văn và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc, sống thanh thản với một cuộc sống vật chất còn nghèo khó.

Mong nhà văn ghi nhận cho một điều, đối với anh em chúng tôi những giá trị tinh thần mà nhà văn đã đem đến cho chúng tôi trong khóa học này luôn khắc sâu trong tâm trí chúng tôi.

Trước khi ra về, một lần nữa xin cảm ơn.

(Thời điểm Đại hội IX sắp khai mạc)

Nói chuyện với đồng chí đại tá Cao Nham:

1. Đầu năm 2001 tôi có dịp gặp và nói chuyện với Đại tá CCB Cao Nham tại Nam Đồng. Trong câu chuyện có một chi tiết tôi không thể quyên, theo lời kể của đ/c Cao Nham về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, ông Lê Duẩn nói với Bác Hồ: Đề nghị Bác để tôi đánh trận này nếu không thắng tôi xin từ chức Tổng bí thư nhưng với điều kiện Bác phải cách chức Võ Nguyên Giáp (? Không nói lý do).

Vào trận đánh kết quả không như ý ông Duẩn. Đến đợt 2 ông Duẩn lại nói với Bác cũng với đề nghị trên, kết quả cũng không đạt như ý ông. Tiếp đến đợt 3, một lần nữa ông Duẩn lại nhắc lại đề nghị trên, nhưng kết quả cũng không hơn gì các đợt trước.

Vậy là cả 3 đợt của Tổng tiến công và Nổi dậy như ông Duẩn chủ trương không đạt theo ý định của ông, đương nhiên là ông phải “từ chức” như ông tự xác định với Bác chứ, “quá tam” mà, nhưng không thấy ông tỏ thái độ nào cả (trong câu chuyện của đồng chí Cao Nham).

Tuy nhiên (có thể theo tôi hiểu) Bác Hồ cũng không muốn có sự xáo trộn nhân sự xảy ra khi sự nghiệp giải phóng miền Nam chưa hoàn thành nên Bác bản chú cứ làm Tổng bí thư vì chú có uy tín với đồng bào miền Nam. Còn chú Giáp giỏi quân sự thì cứ để chú ấy làm Bộ trưởng Quốc phòng.

2. Về chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy, Bác Hồ và ông Giáp không tán thành, nhưng thiểu số phải phục tùng, phải chấp hành, nhưng vì lợi ích của cách mạng không để tổn thất cho lực lượng ta nên Bác đặt vấn đề hỏi ông Giáp: – Có cách nào làm giảm nhẹ thiệt hại? Ông Giáp nói:- Chỉ còn cách đánh các căn cứ gần giới tuyến để kéo bớt lực lượng địch ra ngoài này.

Vì thế ta mới thấy có các trận đánh ác liệt dọc đường 9: Côn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, A Sẩu, A Lưới…Địch phải kéo ra 4 sư đoàn đối phó ở ngoài này, và tổng thống Giôn xơn đã có một câu tuyên bố phải tử thủ với Khe Sanh, chính vào lúc đó.

3. Vậy căn cứ vào đâu mà ông Duẩn dám đề nghị với Bác sự tự khẳng định: Nếu không thắng thì (tôi) xin từ chức?

Câu hỏi này có thể được giải đáp với mẩu chuyện của ông Mười Hương như sau:

Năm 1968, khi tôi còn công tác ở K.68 (Bộ CA) (tôi về Bộ CA tháng 8/1966, sau khi tốt nghiệp Đại học ngoại giao). Ông Mười Hương là Cục trưởng (thay ông Nguyễn Thế Tùng về hưu). Lúc đó cơ quan còn đang ở Quan Nhân, sơ tán cách Hà Nội 30Km, ông Mười Hương nói chuyện với cán bộ P.5 (K.68) có tổ công tác của tôi, ông nói: – ý định của ta trong cuộc TTC-ND Tết Mậu Thân (1968) là: chiếm đài phát thanh Sài Gòn, đánh sứ quán Mỹ bắt Matin, đánh dinh Độc Lập bắt Nguyễn Văn Thiệu, để chúng tuyên bố đầu hàng trên đài Phát thanh Sài Gòn.

Nhưng trận đánh diễn ra không suôn sẻ như ý muốn của ông (Duẩn), vì đại sứ Matin khi đó ở cách sứ quán 200m, còn tổng thống Thiệu thì về Cần Thơ ăn Tết, do không nắm sát tình hình đó nên không bắt được chúng (theo lời kể của ông Mười Hương). Vì thế nên mới có đợt 1, đợt 2, rồi đợt 3 là bởi vì sau khi chiếm được đài phát thanh Sài Gòn từ đợt 1 rồi, nhưng lực lượng ta cứ phải giữ nó đấy chờ bắt hai tên kia nên mới sinh ra có đợt 2 nhưng cũng không tóm được Matin và Thiệu, nên lực lượng chiếm đài phát thanh vẫn cứ phải cố thủ để chờ tiếp đợt 3 (xem sao). Và kết quả thì ai cũng đã biết.

Ông Mười Hương nói tiếp: Năm 1967 Bác có ý vào Nam bằng đi bộ, Bộ chính trị không đồng ý vì tuổi tác sức khoẻ của Bác (có lẽ chỗ này trùng với câu truyện ông Sơn Tùng nói về hội nghị 3 nước Đông Dương họp ở Phnom Pênh lúc bấy giờ). Nên ta cố ý giành thắng lợi trong đợt Mậu Thân 68, chấm dứt chiến tranh để đưa Bác vào Nam theo nguyện vọng của Bác. (Câu chuyện này chính xác đến đâu thì tôi không rõ, nhưng đấy là câu chuyện của ông Mười Hương nói ở P.5 chúng tôi năm đó).

Đến đợt 3 cũng không bắt được Matin và Thiệu thì cơ hội “bất ngờ” không còn nữa và địch phản công lại, thế là chủ trương TTC và ND nhằm mục đích tối thượng không đạt được, tuy nhiên sau đó Mỹ buộc phải chấp nhận đàm phán với ta ở Paris.

4. Về cuộc đàm phán Mỹ – Việt ở Paris ta đã chuẩn bị từ năm 1963, khi tôi còn đang học khoá 3 Khoa đối ngoại của trường Kinh Tài.

Trong buổi nói chuyện với sinh viên ngoại giao khoá đó, sinh viên nêu câu hỏi với Bộ trưởng Xuân Thuỷ về tình hình chiến sự và đàm phán sẽ diễn ra theo hướng nào và triển vọng, thì ông Xuân Thuỷ nói: – Cuộc chiến diễn ra ác liệt thế nào thì ta đã biết, còn về đàm phán thì cũng vì thế mà ta đã xác định thế này, rồi ông đọc hai câu thơ (ông Xuân Thuỷ, Bộ trưởng Ngoại giao, là nhà báo, và cũng là nhà thơ):

Đàm đàm đánh đánh đàm đánh đánh
Đánh đánh đàm đàm đánh đàm đàm

Rồi ông giải thích cuộc đàm phán với Mỹ sẽ diễn ra cù nhầy kiểu như thế, mà đúng là thế thật. Hội nghị Pari kéo dài suốt từ năm sau tết Mậu Thân 1968 cho đến đầu năm 1973 (5 năm).

Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán đó, ông Xuân Thuỷ được rút khỏi chức Bộ trưởng ngoại giao để làm trưởng đoàn đàm phán ở Pari. Ông Nguyễn Duy Trinh lên làm Bộ trưởng ngoại giao từ đó.

Dưới đây là mẩu chuyện nhỏ về ông Hà Văn Lâu. Bác Hồ mời ông Hà Văn Lâu đến giao nhiệm vụ. Ông Hà Văn Lâu hỏi Bác về công tác sắp được giao, thì Bác nói:

Tên chú thế nào thì công tác của chú cũng thế.

Đó chính là Hội nghị Pari là nơi ông Hà Văn Lâu công tác lâu năm ở đoàn đàm phán của ông Xuân Thuỷ suốt 5 năm.

Câu chuyện tôi được nghe kể lại:

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Nguyễn Huy Tưởng có hỏi Cụ Hồ:

Bây giờ đạo đức dạy (học) cái gì?

Cụ Hồ nói:

Cần – Kiệm – Liêm – Chính.

Chắc là ông Tưởng nghĩ rằng cách mạng là đổi mới tất cả vì khi đó cũng đang có phong trào vận động xây dựng đời sống mới thì dạy đạo đức cũng phải là “đạo đức mới” (Lúc đó chưa có khái niệm đạo đức xã hội chủ nghĩa như bây giờ), nên ông Tưởng mới nói:

Cái (đạo đức) đó cổ quá.

Thì Cụ Hồ trả lời như thế này với ông Tưởng:

-“Thế thì ngô, lúa có từ bao giờ?”

(mất một đoạn) …có từ cổ xưa rồi, mà đạo đức “Cần – Kiệm – Liêm – Chính” là 4 đức tính thuộc về đạo đức nhân văn đã đưa xã hội tiến bộ và phát triển không ngừng đến ngày nay, và như vậy thì nó cũng không bao giờ cũ, không bao giờ cổ, cũng như ngô, lúa chúng ta ăn có từ thượng cổ đến nay nó đang nuôi chúng ta.

Xã hội loài người mà xa rời 4 đức tính đó thì chắc ai cũng hiểu là thế nào rồi.

Đó là ý nghĩa của một trong những câu thành ngữ cổ xưa “còn giá trị với thời đại” như nhà văn Tùng Sơn nói ở trường đào tạo cán bộ quản lý của ngành giáo dục ngày 11 tháng 4 năm 2001.

Trích một số thư mới đây của CCB Trần Nhật Độ, nguyên Chính uỷ Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công (Khu tập thể Nam Đồng – Đống Đa – Hà Nội).

Sau khi nhận xét đánh giá công lao cống hiến vào sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước nhà của một số đồng chí lãnh đạo kể cả khuyết diểm thiếu sót, thư đã viết.

+ Mậu Thân 1968, mọi người không đồng tình đánh đợt 2,3. Vốn không phải thời cơ phút huy vai trò của chủ lực, lại không còn điều kiện phát triển tiến công mà tổng khởi nghĩa thì ngay từ đầu đã không khuấy lên được.

+ Việc thành lập Quân đoàn, cuối 1970 anh Văn đã đề ra, nhưng bị bác; bị thiểu số. Năm 1971 trong chiến dịch Trị Thiên cũng vậy. Đến năm 1973 (tháng 10) mới có Quân đoàn 1, sau đó là Quân đoàn 2 ở Trị Thiên. Nên nhớ cụm sư đoàn là cấp số cộng, mà Quân đoàn là cấp số nhân.

+ Chiến dịch Trị Thiên năm 1972, nếu giữ nguyên ý kiến anh Văn lấy lại Trị Thiên làm hướng chủ yếu thì sẽ có cánh vu hồi vào Thừa Thiên Huế. Hiệu quả chiến dịch sẽ khác xa…

+ Đánh CPC, anh Văn cho rằng chỉ nên đánh đến Sông Mê Kông, dừng lại và kéo Sihanuk về để cách mạng bạn tự phát triển, tự giải phóng. Ta không mang tiếng, không sa lầy, không bị cô lập…

+ Trong các cuộc nói chuyện với đồng bào, cán bộ, không ít lần đồng chí Lê Duẩn đã có lời phê phán, phản bác Bác Hồ và có ý vượt trội lên. Ví dụ như nói:

“Giáp thì sợ Mỹ. Bác thì sợ Trung Quốc. Bác không sát thực tế, Bác không có điều kiện nghiên cứu lý luận cơ bản. Tôi đây, tôi nghiên cứu rất nhiều lý luận cơ bản. Bác chịu ảnh hưởng nho giáo, Khổng Tử… thậm chí có những lần Bác đã đến hồi lẩm cẩm”. 

(mất một đoạn) … “Thời thắng Mỹ” dưới bút danh Thép Mới. Quy hoạch 36 bài sẽ đưa ra kết luận “Thời thắng Mỹ” là thời đại gì? Đã đăng được 16 bài trên báo Nhân dân. Do làn sóng phản ứng của đảng viên, cán bộ nhân dân, buộc phải đình chỉ không được đăng tiếp nữa. Song với 16 bài đã đăng, tác giả và Báo Nhân dân đã kịp chấm dứt và cắt ngang thời đại Hồ Chí Minh vào năm 1954 và hạ bệ Hồ Chí Minh ở đây với hai sai lầm chết người trên hai mục tiêu cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ. Đó là chống phong kiến thì chậm tiến hành cải cách ruộng đất. Đối với chế độ xâm lược thì hiệp định Giơ-ne-vơ là thoả hiệp với địch, là ảo tưởng, là ngăn cản nhân dân Việt Nam, Lào, Camphuchia giành thắng lợi hoàn toàn…

+ Cũng trên báo Nhân dân, bài báo giới thiệu tác phẩm “Bức thư vào Nam” của đồng chí Lê Duẩn, đã tôn xưng đồng chí Lê Duẩn là “tổng công trình sư của đường lối đánh Mỹ và Tổng tư lệnh trên thực tế” chỉ một câu ngắn gọn gồm vẻn vẹn 16 từ, bài báo đã đồng thời phủ định hai nhân vật lịch sử trọng yếu là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là đại biểu cho ý chí và khí phách của toàn dân tộc, là người thiết kế đường lối đánh Mỹ đã được manh nha từ chiến thắng Điện Biên Phủ, từ Hội nghị Giơ-ne-vơ. Võ Nguyên Giáp là Bí thư Quân uỷ Trung ương và Tổng tư lệnh không thể là danh nghĩa (có văn bản chính thức của Trug ương) mà là thực quyền chỉ huy chiến đấu và hoạt động…

+ Nghị quyết 15 năm 1959 là do Bộ Chính trị phân công Võ Nguyên Giáp khởi thảo với sự chấp bút của Hoàng Tùng và Trần Quang Huy tại Đồ Sơn…

+ Sau khi nước nhà thống nhất, nếu chấp nhận ý kiến của ông (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) về xây dựng kinh tế là: trước hết phải để thời gian khôi phục rồi mới tính đến phát triển, và phải đặt nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; thì chắc chắn là hạn chế được những mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc dân lúc bấy giờ, dẫn đến khủng hoảng đời sống. (tôi in đậm HK).

Nguồn: DANH NHÂN VIỆT. Sơn Tùng kể chuyện Hồ Chí Minh
http://danhnhanviet.blogspot.com/2012/02/son-tung-ke-chuyen-ho-chi-minh.html

Phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 6/ 1964

Châu Phi bạn nhớ điều gì nhất?
Kênh đào Suez, Kim Tự Tháp Ai Cập, Thánh địa Hồi giáo, Bờ biển Vàng Ghana, Nông nghiệp sinh thái và Du lịch châu Phi đất nước con người, đặc biệt là lúa sắn. Đó là các ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tôi. Những người bạn Phi tôi quen biết đầu tiên năm 1988 và sau nay tôi đã được trãi nghiệm nhiều lần sang châu Phi nên có hiểu biết ít nhiều về đất nước và con người nơi ấy. Tôi được
GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý ở châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) tương tự công việc của giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa từ vài năm trước và giám đốc Lê Quân là người điều hành chiến lược đầu tư và tài chính. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya), ngoài ra tôi có một số chuyến đi khác với các dự án của CIAT và FAO tại ít dịp. (xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ban-nho-chau-phi/)

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17536
Nhập ngày : 26-07-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 2 tháng 11(01-11-2021)

  Dạy và học 1 tháng 11(01-11-2021)

  Dạy và học 31 tháng 10(30-10-2021)

  Dạy và học 30 tháng 10(30-10-2021)

  Dạy và học 29 tháng 10(29-10-2021)

  Dạy và học 28 tháng 10(27-10-2021)

  Dạy và học 27 tháng 10(27-10-2021)

  Dạy và học 26 tháng 10(26-10-2021)

  Dạy và học 25 tháng 10(25-10-2021)

  Dạy và học 24 tháng 10(24-10-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007