Số lần xem
Đang xem 1020 Toàn hệ thống 1765 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Chúng ta đang chứng kiến cuộc hồi hương của những người nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc hồi hương lý giải vì sao lâu nay ở nhiều vùng nông thôn không còn nông dân, không còn thanh niên trai tráng và ở nhiều ngõ xóm không còn cả bóng trẻ thơ. Cuộc hồi hương không chỉ cho thấy khủng hoảng nhân đạo trên đường Cái mà rồi sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong những tháng năm tới sau các lũy tre làng.
Những địa phương có người về từ Sài Gòn, Bình Dương… không chỉ phải ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng từ những F0 rất có thể có trong dòng người trở về, vừa phải đảm trách các sứ mệnh nhân đạo; mà còn, phải tiên liệu, họ sẽ sống ra sao cho đến khi Sài Gòn, Bình Dương… trở lại bình thường và có thể nhiều người trong số họ không còn trở lại Sài Gòn, Bình Dương… nữa.
Không giống các quốc gia ở vào thời kỳ công nghiệp hóa khác (tôi không dùng ví dụ Trung Quốc). Cải cách ruộng đất, hợp tác hóa… đã làm kiệt quệ nông thôn Việt Nam ở cả khả năng sản xuất nông phẩm và cả nền tảng văn hóa, đạo đức con người. Chính sách đất đai nửa vời trong thời kỳ chuyển đổi không chỉ đánh vào nông nghiệp mà còn đặt nông dân trở thành lực lượng dễ bị tước đoạt quyền lợi nhất.
Trong tình thế của Việt Nam đầu thập niên 1990s, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là con đường giúp người Việt thoát nghèo nhanh nhất. FDI còn mang vào những mô hình giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và là những đầu mối giúp kết nối với bên ngoài. Nhưng FDI cũng lấy đi nhiều bờ xôi, ruộng mật của nông thôn và bằng cách thu hút lao động giá rẻ, đã kéo theo một làn sóng nông dân li hương.Trong số các loại đất, đất nông nghiệp được giao cho nông dân là với thời hạn ngắn nhất, dễ bị thu hồi nhất và được định giá rẻ mạt nhất. Bằng một quyết định hành chánh (thay đổi mục đích sử dụng) ruộng lúa từ giá (được nhà nước định) vài chục, vài trăm nghìn có thể được phân lô bán với giá hàng chục triệu đồng. Bằng một quyết định hành chánh, nông dân có thể bị tước đi tư liệu sản xuất và ngay lập tức chứng kiến những người xa lạ trở thành triệu phú trên chính mảnh đất của mình.
Phải tích tụ ruộng đất thì nông dân và các doanh nghiệp trong nông nghiệp mới có thể hiện đại hóa trong trồng trọt và công nghiệp hóa trong bảo quản, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Một bộ phận lớn nông dân vẫn được li nông mà không phải li hương. Nhưng, chính sách hạn điền đã đánh mất cơ hội tích tụ ruộng đất trong thập niên 1990s, khi phân lô bán nền chưa làm cho đất nông nghiệp tăng giá tới mức mà nếu mua ruộng để canh tác thì không thể nào có lãi như giá đất bây giờ.
Không có cái gì bán được (Luật gọi là chuyển nhượng) mà không phải là tài sản. Ruộng đất là thứ tài sản của người nông dân ít được Nhà nước bảo hộ nhất. Nếu như “sở hữu toàn dân” vẫn còn là một trong những niềm an ủi chính trị cho “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì chúng tôi sẽ không bàn. Nhưng cần thay “quyền thu hồi đất” của Nhà nước bằng “quyền trưng mua” quyền sử dụng đất.
Những thay đổi trong nông nghiệp, nông thôn, vì thế, không thể chỉ chờ đợi từ các nhà lãnh đạo địa phương.
Tôi đọc tất cả những phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, một nhà lãnh đạo từng gây ấn tượng ở địa phương. Đồng ý với ông, “nông nghiệp là một ngành kinh tế, chứ không chỉ là sản xuất đơn thuần”. Nhưng, rất tiếc, giải pháp quan trọng nhất mà ông kêu gọi lại chỉ là sự thay đổi ở người nông dân thay vì từ Nhà nước.
Về phía nông dân, ông Hoan yêu cầu: “Người nông dân cần nhận thức rằng cuộc đời của mình là do chính mình quyết định. Muốn vậy, người nông phải có ý chí mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực, thay vì than thân, trách phận hay trông chờ ỷ lại”. Trong khi về phía Nhà nước, ông Hoan chỉ đưa ra các giải pháp: xây dựng “chuỗi giá trị ngành hàng”, “hệ sinh thái ngành hàng”; kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia vào các “Cụm liên kết công – nông nghiệp”.
Thay vì chỉ sử dụng kinh nghiệm có được từ Đồng Tháp và sự hiểu biết về nông nghiệp và nông thôn miền Tây. Ông Lê Minh Hoan cần trang bị cho mình một tầm nhìn rộng hơn. Nông nghiệp phải được coi là một ngành kinh tế, rất đúng. Nhưng sự thay đổi đó không chỉ bắt đầu từ nông dân. Phải có những thay đổi chính sách cần sự hợp tác liên ngành. Vai trò “nhà nước” mà ông Hoan nêu ra chỉ là tư duy từ vai trò của “doanh nghiệp nhà nước”.
Nông nghiệp không đơn giản chỉ là một mô hình kinh tế mà còn gắn với nông thôn, một mô hình sống. Phải có chính sách để 10 – 15 năm nữa, người dân không phải làm nhà nhao ra mặt đường hay xé lẻ ruộng vườn mà tạo thành các cụm dân cư (thành LÀNG) – mọc lên ở những nơi cao ráo và đất ở đó ít màu mỡ nhất. Phải có chính sách để những nơi đất đang cho giá trị kinh tế nông nghiệp cao không bị các nhà kinh doanh địa ốc bắt tay với chính quyền biến thành các Ecopark, Văn Giang…
LÀNG phải trở thành một không gian sống, không gian văn hóa của người dân ở các vùng nông thôn. LÀNG hình thành từng cụm để tối ưu khi đầu tư hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục và điện, nước…
LÀNG như thế chỉ có thể hình thành trên một nền tảng người dân có quyền quyết định mảnh đất của mình và ruộng đất được tích tụ (bằng mua bán, sang nhượng, hoặc bằng sự tự nguyện hợp tác của các chủ ruộng…) để hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa sản phẩm nông nghiệp. LÀNG như thế mới trở thành một đảm bảo cho người nông dân, muốn li nông không phải li hương, giảm bớt những thảm họa nhân đạo như chúng ta đang chứng kiến.
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.
Bài giảng đầu tiên của Phật
Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.
Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.
Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).
Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông
‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉnhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.
Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng Hội và Mâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm. Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.
Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”
Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”
Phật giáo Khoa học và Việt Nam
Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim
Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.
Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.
Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm
Cảnh vật đa màu sắc đổi thay
Diệu kỳ biến ảo nắng hong đầy
Tơ trời vương vấn dăng sương bạc
Muông thú hò hẹn đậu kín cây
Trình tự nhịp nhàng đua tiếng hót
Đua tranh sau trước cố tô bày
Cà phê bạn đợi vui bao chuyện
Xuân mãn hè sang chỉ sải tay
Cảm ơn Nguyễn Viết Hưng, Hà Thủy Hà và các cháu. Có một ngày như thế, Thầy bạn trong đời tôi, các em và các cháu, đường xa tìm về thăm. Thật Hạnh Phúc.
TẢN MẠN CÂY XANH THĂM THẲM ANH
Hoàng Kim mừng anh Nguyễn Quốc Toàn
Anh lên Tây Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.
TẢN MẠN CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (6.8.2019)
1- Màu xanh chiếm gần hết diện tích quả địa cầu chúng ta đang sống. Biển xanh, dòng sông xanh, đồng ruộng xanh, rừng cây xanh… Sự tham lam quá đáng của con người đã làm quả đất đổ bệnh bởi rác thải, bởi nạn chặt phá cây xanh. Bấy giờ người ta mới tá hỏa tôn vinh màu xanh: Resort xanh, khách sạn xanh, siêu thị xanh, con đường xanh, điện máy xanh, cuộc tình xanh… Ngọn lá xanh simsapa trong tay đức Phật Thích ca cách nay 2500 năm là đạo cụ để ngài thuyết giáo KINH LÁ RỪNG mà ngày nay chúng sinh vẫn tụng đọc.
2- Chính đức Phật Thích ca thuyết trong kinh Đại Bản về sự thành tựu của 7 vị phật trên thế gian không phải từ trong lầu son gác tía mà từ bên những gốc cây xanh. Các trang 21, 22 kinh Đại Bản cho ta biết:
– Ngài Tì bà thi thành phật dưới gốc cây ba ba la
– Ngài Thi khí thành Phật dưới gốc cây phân đà lị
– Ngài Tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la
– Ngài Câu lâu tôn thành Phật dưới gốc cây thi lị sa
– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la
– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật
– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây assatha. (sau khi Phật thích ca hoằng dương Phật pháp cây assatha được đổi tên là cây bồ đề (trí tuệ)
Mới hay từ xa xưa cây xanh đã song hành với các vị A la hán cho đến đắc đạo. Nó chứng kiến giây phút con người rũ bỏ vô minh đi vào giải thoát, hết còn sinh lão bệnh tử, hết còn tái sinh luân hồi, hết khổ.
3- Thuyết “Y Chánh bất nhị” của đạo Phật cho rằng cây xanh và thực vật nói chung không đứng ngoài thân xác con người. Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là thế giới ta đang sống. Chánh báo là nhân lọai. Hai thực thể này không hể hai mà chỉ là một. Vậy nên con người tàn phá biển xanh, tàn phá rừng xanh là tự giết chính mình.
Chúng ta đang chứng kiến cuộc hồi hương của những người nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc hồi hương lý giải vì sao lâu nay ở nhiều vùng nông thôn không còn nông dân, không còn thanh niên trai tráng và ở nhiều ngõ xóm không còn cả bóng trẻ thơ. Cuộc hồi hương không chỉ cho thấy khủng hoảng nhân đạo trên đường Cái mà rồi sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong những tháng năm tới sau các lũy tre làng.
Những địa phương có người về từ Sài Gòn, Bình Dương… không chỉ phải ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng từ những F0 rất có thể có trong dòng người trở về, vừa phải đảm trách các sứ mệnh nhân đạo; mà còn, phải tiên liệu, họ sẽ sống ra sao cho đến khi Sài Gòn, Bình Dương… trở lại bình thường và có thể nhiều người trong số họ không còn trở lại Sài Gòn, Bình Dương… nữa.
Không giống các quốc gia ở vào thời kỳ công nghiệp hóa khác (tôi không dùng ví dụ Trung Quốc). Cải cách ruộng đất, hợp tác hóa… đã làm kiệt quệ nông thôn Việt Nam ở cả khả năng sản xuất nông phẩm và cả nền tảng văn hóa, đạo đức con người. Chính sách đất đai nửa vời trong thời kỳ chuyển đổi không chỉ đánh vào nông nghiệp mà còn đặt nông dân trở thành lực lượng dễ bị tước đoạt quyền lợi nhất.
Trong tình thế của Việt Nam đầu thập niên 1990s, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là con đường giúp người Việt thoát nghèo nhanh nhất. FDI còn mang vào những mô hình giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và là những đầu mối giúp kết nối với bên ngoài. Nhưng FDI cũng lấy đi nhiều bờ xôi, ruộng mật của nông thôn và bằng cách thu hút lao động giá rẻ, đã kéo theo một làn sóng nông dân li hương.Trong số các loại đất, đất nông nghiệp được giao cho nông dân là với thời hạn ngắn nhất, dễ bị thu hồi nhất và được định giá rẻ mạt nhất. Bằng một quyết định hành chánh (thay đổi mục đích sử dụng) ruộng lúa từ giá (được nhà nước định) vài chục, vài trăm nghìn có thể được phân lô bán với giá hàng chục triệu đồng. Bằng một quyết định hành chánh, nông dân có thể bị tước đi tư liệu sản xuất và ngay lập tức chứng kiến những người xa lạ trở thành triệu phú trên chính mảnh đất của mình.
Phải tích tụ ruộng đất thì nông dân và các doanh nghiệp trong nông nghiệp mới có thể hiện đại hóa trong trồng trọt và công nghiệp hóa trong bảo quản, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Một bộ phận lớn nông dân vẫn được li nông mà không phải li hương. Nhưng, chính sách hạn điền đã đánh mất cơ hội tích tụ ruộng đất trong thập niên 1990s, khi phân lô bán nền chưa làm cho đất nông nghiệp tăng giá tới mức mà nếu mua ruộng để canh tác thì không thể nào có lãi như giá đất bây giờ.
Không có cái gì bán được (Luật gọi là chuyển nhượng) mà không phải là tài sản. Ruộng đất là thứ tài sản của người nông dân ít được Nhà nước bảo hộ nhất. Nếu như “sở hữu toàn dân” vẫn còn là một trong những niềm an ủi chính trị cho “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì chúng tôi sẽ không bàn. Nhưng cần thay “quyền thu hồi đất” của Nhà nước bằng “quyền trưng mua” quyền sử dụng đất.
Những thay đổi trong nông nghiệp, nông thôn, vì thế, không thể chỉ chờ đợi từ các nhà lãnh đạo địa phương.
Tôi đọc tất cả những phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, một nhà lãnh đạo từng gây ấn tượng ở địa phương. Đồng ý với ông, “nông nghiệp là một ngành kinh tế, chứ không chỉ là sản xuất đơn thuần”. Nhưng, rất tiếc, giải pháp quan trọng nhất mà ông kêu gọi lại chỉ là sự thay đổi ở người nông dân thay vì từ Nhà nước.
Về phía nông dân, ông Hoan yêu cầu: “Người nông dân cần nhận thức rằng cuộc đời của mình là do chính mình quyết định. Muốn vậy, người nông phải có ý chí mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực, thay vì than thân, trách phận hay trông chờ ỷ lại”. Trong khi về phía Nhà nước, ông Hoan chỉ đưa ra các giải pháp: xây dựng “chuỗi giá trị ngành hàng”, “hệ sinh thái ngành hàng”; kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia vào các “Cụm liên kết công – nông nghiệp”.
Thay vì chỉ sử dụng kinh nghiệm có được từ Đồng Tháp và sự hiểu biết về nông nghiệp và nông thôn miền Tây. Ông Lê Minh Hoan cần trang bị cho mình một tầm nhìn rộng hơn. Nông nghiệp phải được coi là một ngành kinh tế, rất đúng. Nhưng sự thay đổi đó không chỉ bắt đầu từ nông dân. Phải có những thay đổi chính sách cần sự hợp tác liên ngành. Vai trò “nhà nước” mà ông Hoan nêu ra chỉ là tư duy từ vai trò của “doanh nghiệp nhà nước”.
Nông nghiệp không đơn giản chỉ là một mô hình kinh tế mà còn gắn với nông thôn, một mô hình sống. Phải có chính sách để 10 – 15 năm nữa, người dân không phải làm nhà nhao ra mặt đường hay xé lẻ ruộng vườn mà tạo thành các cụm dân cư (thành LÀNG) – mọc lên ở những nơi cao ráo và đất ở đó ít màu mỡ nhất. Phải có chính sách để những nơi đất đang cho giá trị kinh tế nông nghiệp cao không bị các nhà kinh doanh địa ốc bắt tay với chính quyền biến thành các Ecopark, Văn Giang…
LÀNG phải trở thành một không gian sống, không gian văn hóa của người dân ở các vùng nông thôn. LÀNG hình thành từng cụm để tối ưu khi đầu tư hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục và điện, nước…
LÀNG như thế chỉ có thể hình thành trên một nền tảng người dân có quyền quyết định mảnh đất của mình và ruộng đất được tích tụ (bằng mua bán, sang nhượng, hoặc bằng sự tự nguyện hợp tác của các chủ ruộng…) để hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa sản phẩm nông nghiệp. LÀNG như thế mới trở thành một đảm bảo cho người nông dân, muốn li nông không phải li hương, giảm bớt những thảm họa nhân đạo như chúng ta đang chứng kiến.
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.
Bài giảng đầu tiên của Phật
Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.
Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.
Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).
Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông
‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉnhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.
Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng Hội và Mâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm. Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.
Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”
Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”
Phật giáo Khoa học và Việt Nam
Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim
Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.
Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.
Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.
Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm
Cảnh vật đa màu sắc đổi thay
Diệu kỳ biến ảo nắng hong đầy
Tơ trời vương vấn dăng sương bạc
Muông thú hò hẹn đậu kín cây
Trình tự nhịp nhàng đua tiếng hót
Đua tranh sau trước cố tô bày
Cà phê bạn đợi vui bao chuyện
Xuân mãn hè sang chỉ sải tay
Cảm ơn Nguyễn Viết Hưng, Hà Thủy Hà và các cháu. Có một ngày như thế, Thầy bạn trong đời tôi, các em và các cháu, đường xa tìm về thăm. Thật Hạnh Phúc.
TẢN MẠN CÂY XANH THĂM THẲM ANH
Hoàng Kim mừng anh Nguyễn Quốc Toàn
Anh lên Tây Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.
TẢN MẠN CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (6.8.2019)
1- Màu xanh chiếm gần hết diện tích quả địa cầu chúng ta đang sống. Biển xanh, dòng sông xanh, đồng ruộng xanh, rừng cây xanh… Sự tham lam quá đáng của con người đã làm quả đất đổ bệnh bởi rác thải, bởi nạn chặt phá cây xanh. Bấy giờ người ta mới tá hỏa tôn vinh màu xanh: Resort xanh, khách sạn xanh, siêu thị xanh, con đường xanh, điện máy xanh, cuộc tình xanh… Ngọn lá xanh simsapa trong tay đức Phật Thích ca cách nay 2500 năm là đạo cụ để ngài thuyết giáo KINH LÁ RỪNG mà ngày nay chúng sinh vẫn tụng đọc.
2- Chính đức Phật Thích ca thuyết trong kinh Đại Bản về sự thành tựu của 7 vị phật trên thế gian không phải từ trong lầu son gác tía mà từ bên những gốc cây xanh. Các trang 21, 22 kinh Đại Bản cho ta biết:
– Ngài Tì bà thi thành phật dưới gốc cây ba ba la
– Ngài Thi khí thành Phật dưới gốc cây phân đà lị
– Ngài Tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la
– Ngài Câu lâu tôn thành Phật dưới gốc cây thi lị sa
– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la
– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật
– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây assatha. (sau khi Phật thích ca hoằng dương Phật pháp cây assatha được đổi tên là cây bồ đề (trí tuệ)
Mới hay từ xa xưa cây xanh đã song hành với các vị A la hán cho đến đắc đạo. Nó chứng kiến giây phút con người rũ bỏ vô minh đi vào giải thoát, hết còn sinh lão bệnh tử, hết còn tái sinh luân hồi, hết khổ.
3- Thuyết “Y Chánh bất nhị” của đạo Phật cho rằng cây xanh và thực vật nói chung không đứng ngoài thân xác con người. Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là thế giới ta đang sống. Chánh báo là nhân lọai. Hai thực thể này không hể hai mà chỉ là một. Vậy nên con người tàn phá biển xanh, tàn phá rừng xanh là tự giết chính mình.
CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG TÁM
Hoàng Kim
XUÂN.Nguyễn Văn Luật Xuân thời gian, xuân bất tái lai Hương sắc tình xuân đâu có phai. Sức xuân trong anh từ em đến Viết bản tình ca tha thiết không lời.22 2 1997 Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài cuối). Tôi dừng lâu trước bài thơ xúc động của anh Nguyễn Hữu Ước viết tại Ô Môn đêm 14 12 1992 cảm nhận về thơ Xuân của thầy Luật. Anh Ước thăm Ô Môn chậm hơn nhiều so với chúng tôi; Anh không được làm “lô đối chứng” hoạt động chung chương trình lúa và hệ thống canh tác kết nối từ rất sớm với Viện Lúa Ô Môn. Giáo sư Vũ Công Hậu nói “Được làm lô đối chứng là tốt lắm ” đấy cậu ạ. Giáo sư Vũ Công Hậu và anh Nguyễn Huy Ước ngày nay đều là người thiên cổ nhưng những sự quý mến, trân trọng công sức của một thế hệ vàng tâm huyết và lời tâm tình thật đáng quý. DẠY VÀ HỌC không chỉ là trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Các sâu sắc của sự học làm người là noi theo gương sáng (mặt tốt) của những bậc thầy minh triết, phúc hậu, tận tâm với Người với Đời. Sức lan tỏa của người Thầy là tình yêu thương con người, sức tập hợp và cảm hóa. Thầy Nguyễn Văn Luật trở thành nhân vật lịch sử của em để đón nhận mọi sự khen chê của đời thường, nhưng riêng em luôn nhớ về Thầy với những điều cảm phục ngưỡng mộ”. Thầy Luật lúa OMCS OM một thời sôi nổi. Thầy Luật lúa OMCS OM ngày nhàn vui đọc lại
THẦY LUẬT LÚA OMCS OM Hoàng Kim
Giáo sư Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động là tác giả chính của cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000. Tập thể Viện Lúa là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, đến năm 2014 Viện Lúa phát huy truyền thống và được nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất cao quý nhất của Việt Nam. Thầy là một người lính và danh tướng lỗi lạc của mặt trận nông nghiệp Điện Biên Nam Bộ. Trong câu chuyện đời thường của giáo sư Luật có ba câu chuyện tiếu lâm, học mà vui, vui mà học. Đó là “Ôm em và ôm em cực sướng”, “Nuôi heo trồng so đũa nuôi dê”, “Thầy Luật bạn và thơ”.. Chuyện được tình tự kể như dưới đây. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, nay mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn yêu thích của tôi là khoa học cây trồng, cây lương thực, kết nối đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ, kể từ chuyến đi Mỹ đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau Đó.là chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới là vùng vật liệu di truyền của ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm: CIMMYT là trung tâm ngô và lúa mì quốc tế ở Mê hi cô. CIP là trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế ở Peru. CIAT là trung tâm sắn quốc tế và đậu thực phẩm với lúa châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như IITA là trung tâm của các cây trồng trên ở Nigeria châu Phí, ICRISAT ở Ấn Độ và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy scũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà đi lang thang thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các cây giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu chúng đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI
Hoàng Kim
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.