Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2083
Toàn hệ thống 3658
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


DẠY VÀ HỌC 7 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sống24 tiết khí nông lịch; Giấc mơ lành yêu thương; Niềm tin và nghị lực; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Sớm ThuChùa Bửu Minh Biển Hồ; Ngày 7 tháng 8 năm 1941 là ngày mất của  Rabindranath Tagore, thánh sư nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ người Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa, người châu Á đầu tiên năm 1913 đoạt giải Nobel Văn chương, (ông sinh năm 1861); Ngày Lập thu trong 24 tiết khí nông lịch; Ngày Quốc khánh tại Cộng hòa Côte d’Ivoire Bờ Biển Ngà là một quốc gia nằm ở Tây Phi. Ngày 7 tháng 8 năm 1960 Bờ Biển Ngà tuyên bố độc lập từ Pháp;  Bài chọn lọc ngày 7 tháng 8:24 tiết khí nông lịch; Giấc mơ lành yêu thương; Niềm tin và nghị lực; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Sớm ThuChùa Bửu Minh Biển Hồ; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-8;

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP THU
Hoàng Kim

Lập Thu
nắng sớm mây quang
Chăm cây
đọc sách
thanh nhàn thắng năm

Thương người
như thể thương thân
Nghe tin
dịch bệnh
rất gần
mà thương …

24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim


Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám Lập Thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

Conduongdaukho

CHỈ TÌNH YÊU Ở LẠI
Hoàng Kim

“Năm tháng đi qua,

những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá,
những cuộc cách mạng đã thôi gào thét,
chỉ đọng lại không phôi pha,
tấm lòng em
nhân hậu dịu dàng
và tràn đầy yêu thương…”

Ba lần ngập trong nước trong,
Ba lần tắm trong máu đỏ,
Ba lần nấu trong nước giặt,
Ta trong sạch hơn những người trong sạch nhất !

Con đường đau khổ” tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Aleksey Nikolayevich Tolstoy, đã được chuyển thể thành nhiều phim,  là câu chuyện số phận của người trí thức Liên Xô trong bối cảnh sụp đổ của Đế quốc NgaNội chiến khốc liệt xảy ra.

Con đường đau khổ là đỉnh cao chói lọi của tài năng Alexei Tolstoi, là cuốn tiểu thuyết của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. A.Tolstoi đã viết bộ ba tiểu thuyết này trong hơn 20 năm (1919-1941) và quá trình viết cuốn tiểu thuyết cũng là quá trình lớn lên trong tầm nhận thức của nhà văn đối với cách mạng.

Tập đầu của bộ tiểu thuyết, cuốn Hai chị em viết khi A.Tolstoi còn ở nước ngoài và chưa đi theo cách mạng, có thể xem là một thiên tự sự về vận mệnh cá nhân của các nhân vật trí thức đang đi tìm đường giữa những biến động dữ dội của cuộc sống. Mở đầu A.Tolstoi đưa ta vào không khí của kinh thành Peterburg năm 1914, những ngày trước chiến tranh. Peterburg và cả nước Nga đang sống trong những ngày tháng hấp hối của xã hội tư sản, những ngày tháng chán chường, phờ phạc, sặc nồng mùi vốtka và ái ân không tình yêu. Xã hội tư sản đang sống những ngày tàn của nó và những người trí thức tiểu tư sản, như những con bướm, không dính dáng gì đến khía cạnh nào của nước Nga cả, đang khắc khoải, hoảng hốt đi tìm “con đường thứ ba” làm giải pháp phá vỡ bế tắc của cuộc sống.

Sống trong không khí xã hội ấy, các nhân vật của A.Tolstoi do bản chất của mình, cũng đã dấn mình vào những cuộc tình phù du, những cuộc “dạ đàm” triết học và nghệ thuật, vào những suy tư dằn vặt vô vọng và đau đớn để tìm cách thoát ra khỏi xã hội và thoát ra khỏi chính mình. Katia, Dasa, Rotsin… kẻ ít người nhiều, đều đã sống như những “thân phận cô đơn”, những kẻ bị “lưu đày” trong xã hội ấy. Cuối cùng, họ sẽ đi tới đâu với những ưu tư ấy? Như tác giả sau này cho thấy, con đường của họ sẽ là con đường lạc lối, nếu không có một giải pháp thực sự cách mạng.

Mặc dù trong tập đầu, A.Tolstoi không có ý định mô tả quá trình lịch sử và có ý định viết một tiểu thuyết sử thi về nội chiến và cách mạng, Hai chị em vẫn không phải là tiểu thuyết thuộc loại sinh hoạt gia đình tầm thường. “Đó là hình ảnh thời đại qua những ấn tượng riêng tư” (A.Tolstoi). A.Tolstoi đã chú ý xác định mối quan hệ giữa trí thức và cách mạng hơn là mô tả những biến cố đang diễn ra trên dòng lịch sử. Các nhân vật của Hai chị em thấy cách mạng, chiến tranh, lịch sử như là một cái gì trớ trêu, thù địch, thay đổi bất thường và họ cố đem đối lập tính chất bấp bênh của lịch sử với sự vững vàng của hạnh phúc cá nhân. Âm điệu của tiểu thuyết là âm điệu của triết lý xã hội đi đôi với trữ tình cá nhân và điều đó được thể hiện ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết. Sức hấp dẫn của tác phẩm trước hết là ở chỗ vận mệnh cá nhân các nhân vật đã được A.Tolstoi thể hiện trong sự tha thiết đối với vận mệnh của nước Nga, trong nhiệt hứng cải biến cách mạng, mặc dù chính tác giả đã không hiểu rõ thực chất của cách mạng. Nghệ thuật của tác giả trong việc tạo ra những bức tranh giàu màu sắc, trong việc sử dụng ngôn từ và chất thơ trữ tình, đằm thắm, sự “miêu tả lý thú và tinh tế tâm lý của một người con gái Nga đến tuổi yêu đương” như lời nhận xét của Gorki… Tất cả đã góp phần tạo nên hứng thú đặc biệt của cuốn sách.

Viết cuốn Năm 1918, A.Tolstoi đã chuyển hẳn cách nhìn và cách miêu tả đời sống nhân vật. Quá khứ đang còn nóng bỏng được tái hiện và tác phẩm bản lề này chuyển hẳn tác phẩm ba tập thành tác phẩm sử thi, anh hùng ca. A.Tolstoi đã thể nghiệm lại cuộc sống của đất nước Xô Viết trong một giai đoạn đột biến, ông phải suy nghĩ lại, cảm xúc lại tất cả dưới một cái nhìn mới và bản thân tầm rộng lớn của cuộc sống chiến đấu định tái hiện vào tác phẩm đã đòi hỏi một dung lượng tiểu thuyết rộng lớn, buộc phải chuyển sang sử dụng thể loại anh hùng ca. Trong Năm 1918, những sự kiện lịch sử dường như đối lập với số phận cá nhân các nhân vật. Trong tác phẩm, các nhân vật của A.Tolstoi đã đi vào cuộc sống và sự tiếp xúc với nhân dân đã dần dần thủ tiêu những mâu thuẫn cá nhân và xã hội, cuối cùng hòa hợp lại trong tình yêu đối với Tổ quốc và nhân dân.

Cùng với việc miêu tả chính quá trình lịch sử của đất nước Nga, trong Năm 1918, và sau đó trong Buổi sáng ảm đạm đã xuất hiện hàng loạt những nhân vật cộng sản đầy sức sống và có ý nghĩa lớn lao. Những con người này, những người đã cứu đất nước và nhân dân ra khỏi bàn tay của bọn phản động và bọn can thiệp nước ngoài, đã là “tinh hoa, lực lượng và tương lai của đất nước” (Lênin). Đấy là những người yêu nước chân chính, chiến đấu kiên định, những người thông minh mà giản dị, đôn hậu, được tôi luyện vững vàng trong chính cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù.

Ivan Gora, người công nhân cộng sản có ý thức, người chính ủy đã giương cao ngọn cờ đỏ trong trận ác liệt trên bờ sông Manyts và khi hy sinh rồi, anh vẫn còn “dang rộng hai tay ra như muốn ôm lấy đất, chết rồi mà vẫn không chịu để cho quân thù chiếm mảnh đất này”. Tsugai, người cán bộ tổ chức quần chúng thông minh, giàu kinh nghiệm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Số phận của Anyxya tượng trưng khát vọng vươn tới cái đẹp và chứng tỏ cách mạng đã mở rộng, thức tỉnh những khát vọng chưa từng có đối với văn học của nhân dân lao động. Cô thanh niên cộng sản Maruxya được miêu tả chỉ trong vài trang, nhưng hình bóng của cô thấm nhuần chất thơ của sự trong trắng và niềm tin ở lý tưởng… Qua tất cả những nhân vật này, cũng như qua việc thể hiện một cách chân xác hình tượng đám đông thủy thủ, hình tượng của những người lao động, A.Tolstoi muốn vạch rõ ảnh hưởng và tác động của họ đối với những người trí thức, vạch rõ sự xuất hiện con người mới.

Năm 1939, A.Tolstoi viết cuốn Buổi sáng ảm đạm, tập cuối của bộ ba Con đường đau khổ và đã đặt dấu chấm hết vào đúng ngày nổ ra chiến tranh vệ quốc vĩ đại – ngày 22.6.1941. Nối tiếp nhiệm vụ mô tả những biến cố lịch sử của Năm 1918, trong phần cuối này của bộ tiểu thuyết, A.Tolstoi đã sáng tạo một cách thể hiện độc đáo. Trong khi thu hẹp nhiệm vụ mô tả các sự kiện lịch sử vào vùng Ukrain và vùng xung quanh Saritxun, A.Tolstoi đi vào chiều sâu nội tâm của nhân vật, chiều sâu do cuộc cách mạng và nội chiến, do cuộc sống tác động vào ý thức và tâm lý của hàng triệu người…

Buổi sáng ảm đạm trong năm 1918, A.Tolstoi đã sử dụng rộng rãi những tài liệu lưu trữ lịch sử. Và do đó có thể gọi Buổi sáng ảm đạm và Năm 1918 là biên niên sử của cuộc nội chiến.

A.Tolstoi  bằng tất cả sự thâm thúy của một nghệ sỹ lớn, đã nói lên qua tác phẩm của mình như một lời tâm sự: Cuộc sống không có con đường thứ ba, chỉ có hai con đường đi với nhân dân hoặc chống lại nhân dân. Chỉ có đi với nhân dân, cùng với cách mạng, người trí thức mới tìm được vị trí của mình trong cuộc sống chung và mới có được hạnh phúc chân chính.

Tư tường chính của tác phẩm, cũng là thông điệp của cuộc sống, qua lời nhân vật Rotsin: “Năm tháng đi qua, những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá, những cuộc cách mạng đã thôi gào thét, chỉ đọng lại không phôi pha tấm lòng em nhẫn nại dịu dàng và chan chứa tình yêu thương…

“Con đường đau khổ” là một trong Một trăm kiệt tác của nhân loại.

Ngày tôi viết bài này là ngày sinh của A. Tolstoy, người đã viết nên những trang sách “Con đường đau khổ” ám ảnh nhiều thế hệ bạn đọc của người dân Nga cũng như toàn thế giới, cũng là ngày sinh của danh tướng Lê Trọng Tấn, một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất trong chiến tranh Việt Nam là ngày phát  hành Lẽ Thông Thường, một cuốn sách mỏng của Thomas Paine nhưng đã truyền cảm hứng cho mười ba thuộc địa ở châu Mỹ vùng lên đấu tranh giành độc lập làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Đế quốc Anh. Lẽ Thông Thường là tác phẩm ngắn “phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất trong suốt thời kỳ cách mạng Mỹ” theo đánh giá của nhà sử học Gordon S. Wood.[5]   cũng là ngày hội sách làng Minh Lệ, một mô hình mới về việc sinh hoạt văn hóa làng xã ở xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Lịch sử làng Minh Lệ đã có hơn 600 năm. Truyền thống cha ông đánh giặc giữ nước, bảo vệ quê hương, tình làng nghĩa xóm, đã ăn sâu trong máu thịt của mỗi người. Nơi đây có những người con trung hiếu tỏa đi muôn phương nhưng luôn nhớ về quê cha đất tổ. Những bài học lịch sử, giá trị nhân văn, truyền thống quê hương, được chung tay tìm tòi, bảo tồn và phát triển.

Tôi  tìm thấy sự liên hệ và thức tỉnh của lớp người trong thời đại mình. Đó là một thế hệ cầm súng, trãi qua nội chiến chống ngoại xâm, diệt giặc đói, lại dấn thân vào việc diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, bị vây giữa các xu hướng thực dụng bon chen, cố giàu bằng mọi giá, đua đòi, tham nhũng, để giữ được dòng chính minh triết, phúc hậu, yêu thương và phát triển.

HoangKim999
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

I have a dream

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta
về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.


Hà Nội ngày trở lại
Thăng Long sen Tây Hồ
Vui trong ngày tình yêu
Thấm bài thơ nghị lực
Một gia đình hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

xem tiếp Một gia đình yêu thương
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/

NIỀM TIN VÀ NGHị LỰC
Hoàng Kim

Minh triết là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Hoàng Thị Huyền Hoàng Kim, ảnh Chị và Em 1971

“Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” Lev Tonstoy khuyên chúng ta hãy  tuân theo quy luật của sự chí thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“ … biết noi theo gương người Thầy lớn để thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình.

VỀ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA
Hoàng Kim

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.


HƯNG LỘC NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Sắn đâu rồng leo quấn quýt thân
Ngô trồng xen đậu, lúa khoai chăm
Ngày vui đồng ruộng, đêm đọc sách
Mưa nắng an nhiên học kiệm cần.

Nhớ Miền Đông
Mảnh đất nơi này lắm máu xương…

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …

Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.

Hưng Lộc nôi yêu thương

Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông

Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con

Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc mò cua bền gan vững chí
Nhắc thù nhà nợ nước cho em.

Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …

Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn

Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa ngô sắn khoai hoa qủa dâng đời

Hoa Đất

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

NĂM THÁNG Ở TRỜI ÂU
Hoàng Kim

Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư

*

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi dạo giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thương

Hoa xuân bừng nở kháp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng lơ thơ liễu mềm

Anh đi mỗi bước bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà …

VÒNG QUA TÂY BÁN CẦU
Hoàng Kim

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua

Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công

Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son

Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.

Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua

Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên

Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu

Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua

Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian

Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!

Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.


ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Tạm biệt
Oregon !
Tạm biệt
Obregon California !
Cánh bay đưa ta về
CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc


DẠY VÀ HỌC 7 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sống24 tiết khí nông lịch; Giấc mơ lành yêu thương; Niềm tin và nghị lực; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Sớm ThuChùa Bửu Minh Biển Hồ; Ngày 7 tháng 8 năm 1941 là ngày mất của  Rabindranath Tagore, thánh sư nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ người Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa, người châu Á đầu tiên năm 1913 đoạt giải Nobel Văn chương, (ông sinh năm 1861); Ngày Lập thu trong 24 tiết khí nông lịch; Ngày Quốc khánh tại Cộng hòa Côte d’Ivoire Bờ Biển Ngà là một quốc gia nằm ở Tây Phi. Ngày 7 tháng 8 năm 1960 Bờ Biển Ngà tuyên bố độc lập từ Pháp;  Bài chọn lọc ngày 7 tháng 8:24 tiết khí nông lịch; Giấc mơ lành yêu thương; Niềm tin và nghị lực; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Sớm ThuChùa Bửu Minh Biển Hồ; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-8;

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP THU
Hoàng Kim

Lập Thu
nắng sớm mây quang
Chăm cây
đọc sách
thanh nhàn thắng năm

Thương người
như thể thương thân
Nghe tin
dịch bệnh
rất gần
mà thương …

24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim


Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám Lập Thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

Conduongdaukho

CHỈ TÌNH YÊU Ở LẠI
Hoàng Kim

“Năm tháng đi qua,

những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá,
những cuộc cách mạng đã thôi gào thét,
chỉ đọng lại không phôi pha,
tấm lòng em
nhân hậu dịu dàng
và tràn đầy yêu thương…”

Ba lần ngập trong nước trong,
Ba lần tắm trong máu đỏ,
Ba lần nấu trong nước giặt,
Ta trong sạch hơn những người trong sạch nhất !

Con đường đau khổ” tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Aleksey Nikolayevich Tolstoy, đã được chuyển thể thành nhiều phim,  là câu chuyện số phận của người trí thức Liên Xô trong bối cảnh sụp đổ của Đế quốc NgaNội chiến khốc liệt xảy ra.

Con đường đau khổ là đỉnh cao chói lọi của tài năng Alexei Tolstoi, là cuốn tiểu thuyết của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. A.Tolstoi đã viết bộ ba tiểu thuyết này trong hơn 20 năm (1919-1941) và quá trình viết cuốn tiểu thuyết cũng là quá trình lớn lên trong tầm nhận thức của nhà văn đối với cách mạng.

Tập đầu của bộ tiểu thuyết, cuốn Hai chị em viết khi A.Tolstoi còn ở nước ngoài và chưa đi theo cách mạng, có thể xem là một thiên tự sự về vận mệnh cá nhân của các nhân vật trí thức đang đi tìm đường giữa những biến động dữ dội của cuộc sống. Mở đầu A.Tolstoi đưa ta vào không khí của kinh thành Peterburg năm 1914, những ngày trước chiến tranh. Peterburg và cả nước Nga đang sống trong những ngày tháng hấp hối của xã hội tư sản, những ngày tháng chán chường, phờ phạc, sặc nồng mùi vốtka và ái ân không tình yêu. Xã hội tư sản đang sống những ngày tàn của nó và những người trí thức tiểu tư sản, như những con bướm, không dính dáng gì đến khía cạnh nào của nước Nga cả, đang khắc khoải, hoảng hốt đi tìm “con đường thứ ba” làm giải pháp phá vỡ bế tắc của cuộc sống.

Sống trong không khí xã hội ấy, các nhân vật của A.Tolstoi do bản chất của mình, cũng đã dấn mình vào những cuộc tình phù du, những cuộc “dạ đàm” triết học và nghệ thuật, vào những suy tư dằn vặt vô vọng và đau đớn để tìm cách thoát ra khỏi xã hội và thoát ra khỏi chính mình. Katia, Dasa, Rotsin… kẻ ít người nhiều, đều đã sống như những “thân phận cô đơn”, những kẻ bị “lưu đày” trong xã hội ấy. Cuối cùng, họ sẽ đi tới đâu với những ưu tư ấy? Như tác giả sau này cho thấy, con đường của họ sẽ là con đường lạc lối, nếu không có một giải pháp thực sự cách mạng.

Mặc dù trong tập đầu, A.Tolstoi không có ý định mô tả quá trình lịch sử và có ý định viết một tiểu thuyết sử thi về nội chiến và cách mạng, Hai chị em vẫn không phải là tiểu thuyết thuộc loại sinh hoạt gia đình tầm thường. “Đó là hình ảnh thời đại qua những ấn tượng riêng tư” (A.Tolstoi). A.Tolstoi đã chú ý xác định mối quan hệ giữa trí thức và cách mạng hơn là mô tả những biến cố đang diễn ra trên dòng lịch sử. Các nhân vật của Hai chị em thấy cách mạng, chiến tranh, lịch sử như là một cái gì trớ trêu, thù địch, thay đổi bất thường và họ cố đem đối lập tính chất bấp bênh của lịch sử với sự vững vàng của hạnh phúc cá nhân. Âm điệu của tiểu thuyết là âm điệu của triết lý xã hội đi đôi với trữ tình cá nhân và điều đó được thể hiện ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết. Sức hấp dẫn của tác phẩm trước hết là ở chỗ vận mệnh cá nhân các nhân vật đã được A.Tolstoi thể hiện trong sự tha thiết đối với vận mệnh của nước Nga, trong nhiệt hứng cải biến cách mạng, mặc dù chính tác giả đã không hiểu rõ thực chất của cách mạng. Nghệ thuật của tác giả trong việc tạo ra những bức tranh giàu màu sắc, trong việc sử dụng ngôn từ và chất thơ trữ tình, đằm thắm, sự “miêu tả lý thú và tinh tế tâm lý của một người con gái Nga đến tuổi yêu đương” như lời nhận xét của Gorki… Tất cả đã góp phần tạo nên hứng thú đặc biệt của cuốn sách.

Viết cuốn Năm 1918, A.Tolstoi đã chuyển hẳn cách nhìn và cách miêu tả đời sống nhân vật. Quá khứ đang còn nóng bỏng được tái hiện và tác phẩm bản lề này chuyển hẳn tác phẩm ba tập thành tác phẩm sử thi, anh hùng ca. A.Tolstoi đã thể nghiệm lại cuộc sống của đất nước Xô Viết trong một giai đoạn đột biến, ông phải suy nghĩ lại, cảm xúc lại tất cả dưới một cái nhìn mới và bản thân tầm rộng lớn của cuộc sống chiến đấu định tái hiện vào tác phẩm đã đòi hỏi một dung lượng tiểu thuyết rộng lớn, buộc phải chuyển sang sử dụng thể loại anh hùng ca. Trong Năm 1918, những sự kiện lịch sử dường như đối lập với số phận cá nhân các nhân vật. Trong tác phẩm, các nhân vật của A.Tolstoi đã đi vào cuộc sống và sự tiếp xúc với nhân dân đã dần dần thủ tiêu những mâu thuẫn cá nhân và xã hội, cuối cùng hòa hợp lại trong tình yêu đối với Tổ quốc và nhân dân.

Cùng với việc miêu tả chính quá trình lịch sử của đất nước Nga, trong Năm 1918, và sau đó trong Buổi sáng ảm đạm đã xuất hiện hàng loạt những nhân vật cộng sản đầy sức sống và có ý nghĩa lớn lao. Những con người này, những người đã cứu đất nước và nhân dân ra khỏi bàn tay của bọn phản động và bọn can thiệp nước ngoài, đã là “tinh hoa, lực lượng và tương lai của đất nước” (Lênin). Đấy là những người yêu nước chân chính, chiến đấu kiên định, những người thông minh mà giản dị, đôn hậu, được tôi luyện vững vàng trong chính cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù.

Ivan Gora, người công nhân cộng sản có ý thức, người chính ủy đã giương cao ngọn cờ đỏ trong trận ác liệt trên bờ sông Manyts và khi hy sinh rồi, anh vẫn còn “dang rộng hai tay ra như muốn ôm lấy đất, chết rồi mà vẫn không chịu để cho quân thù chiếm mảnh đất này”. Tsugai, người cán bộ tổ chức quần chúng thông minh, giàu kinh nghiệm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Số phận của Anyxya tượng trưng khát vọng vươn tới cái đẹp và chứng tỏ cách mạng đã mở rộng, thức tỉnh những khát vọng chưa từng có đối với văn học của nhân dân lao động. Cô thanh niên cộng sản Maruxya được miêu tả chỉ trong vài trang, nhưng hình bóng của cô thấm nhuần chất thơ của sự trong trắng và niềm tin ở lý tưởng… Qua tất cả những nhân vật này, cũng như qua việc thể hiện một cách chân xác hình tượng đám đông thủy thủ, hình tượng của những người lao động, A.Tolstoi muốn vạch rõ ảnh hưởng và tác động của họ đối với những người trí thức, vạch rõ sự xuất hiện con người mới.

Năm 1939, A.Tolstoi viết cuốn Buổi sáng ảm đạm, tập cuối của bộ ba Con đường đau khổ và đã đặt dấu chấm hết vào đúng ngày nổ ra chiến tranh vệ quốc vĩ đại – ngày 22.6.1941. Nối tiếp nhiệm vụ mô tả những biến cố lịch sử của Năm 1918, trong phần cuối này của bộ tiểu thuyết, A.Tolstoi đã sáng tạo một cách thể hiện độc đáo. Trong khi thu hẹp nhiệm vụ mô tả các sự kiện lịch sử vào vùng Ukrain và vùng xung quanh Saritxun, A.Tolstoi đi vào chiều sâu nội tâm của nhân vật, chiều sâu do cuộc cách mạng và nội chiến, do cuộc sống tác động vào ý thức và tâm lý của hàng triệu người…

Buổi sáng ảm đạm trong năm 1918, A.Tolstoi đã sử dụng rộng rãi những tài liệu lưu trữ lịch sử. Và do đó có thể gọi Buổi sáng ảm đạm và Năm 1918 là biên niên sử của cuộc nội chiến.

A.Tolstoi  bằng tất cả sự thâm thúy của một nghệ sỹ lớn, đã nói lên qua tác phẩm của mình như một lời tâm sự: Cuộc sống không có con đường thứ ba, chỉ có hai con đường đi với nhân dân hoặc chống lại nhân dân. Chỉ có đi với nhân dân, cùng với cách mạng, người trí thức mới tìm được vị trí của mình trong cuộc sống chung và mới có được hạnh phúc chân chính.

Tư tường chính của tác phẩm, cũng là thông điệp của cuộc sống, qua lời nhân vật Rotsin: “Năm tháng đi qua, những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá, những cuộc cách mạng đã thôi gào thét, chỉ đọng lại không phôi pha tấm lòng em nhẫn nại dịu dàng và chan chứa tình yêu thương…

“Con đường đau khổ” là một trong Một trăm kiệt tác của nhân loại.

Ngày tôi viết bài này là ngày sinh của A. Tolstoy, người đã viết nên những trang sách “Con đường đau khổ” ám ảnh nhiều thế hệ bạn đọc của người dân Nga cũng như toàn thế giới, cũng là ngày sinh của danh tướng Lê Trọng Tấn, một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất trong chiến tranh Việt Nam là ngày phát  hành Lẽ Thông Thường, một cuốn sách mỏng của Thomas Paine nhưng đã truyền cảm hứng cho mười ba thuộc địa ở châu Mỹ vùng lên đấu tranh giành độc lập làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Đế quốc Anh. Lẽ Thông Thường là tác phẩm ngắn “phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất trong suốt thời kỳ cách mạng Mỹ” theo đánh giá của nhà sử học Gordon S. Wood.[5]   cũng là ngày hội sách làng Minh Lệ, một mô hình mới về việc sinh hoạt văn hóa làng xã ở xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Lịch sử làng Minh Lệ đã có hơn 600 năm. Truyền thống cha ông đánh giặc giữ nước, bảo vệ quê hương, tình làng nghĩa xóm, đã ăn sâu trong máu thịt của mỗi người. Nơi đây có những người con trung hiếu tỏa đi muôn phương nhưng luôn nhớ về quê cha đất tổ. Những bài học lịch sử, giá trị nhân văn, truyền thống quê hương, được chung tay tìm tòi, bảo tồn và phát triển.

Tôi  tìm thấy sự liên hệ và thức tỉnh của lớp người trong thời đại mình. Đó là một thế hệ cầm súng, trãi qua nội chiến chống ngoại xâm, diệt giặc đói, lại dấn thân vào việc diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, bị vây giữa các xu hướng thực dụng bon chen, cố giàu bằng mọi giá, đua đòi, tham nhũng, để giữ được dòng chính minh triết, phúc hậu, yêu thương và phát triển.

HoangKim999
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

I have a dream

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta
về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.


Hà Nội ngày trở lại
Thăng Long sen Tây Hồ
Vui trong ngày tình yêu
Thấm bài thơ nghị lực
Một gia đình hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

xem tiếp Một gia đình yêu thương
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/

NIỀM TIN VÀ NGHị LỰC
Hoàng Kim

Minh triết là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Hoàng Thị Huyền Hoàng Kim, ảnh Chị và Em 1971

“Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” Lev Tonstoy khuyên chúng ta hãy  tuân theo quy luật của sự chí thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“ … biết noi theo gương người Thầy lớn để thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình.

VỀ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA
Hoàng Kim

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.


HƯNG LỘC NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Sắn đâu rồng leo quấn quýt thân
Ngô trồng xen đậu, lúa khoai chăm
Ngày vui đồng ruộng, đêm đọc sách
Mưa nắng an nhiên học kiệm cần.

Nhớ Miền Đông
Mảnh đất nơi này lắm máu xương…

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …

Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.

Hưng Lộc nôi yêu thương

Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông

Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con

Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc mò cua bền gan vững chí
Nhắc thù nhà nợ nước cho em.

Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …

Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn

Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa ngô sắn khoai hoa qủa dâng đời

Hoa Đất

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

NĂM THÁNG Ở TRỜI ÂU
Hoàng Kim

Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư

*

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi dạo giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thương

Hoa xuân bừng nở kháp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng lơ thơ liễu mềm

Anh đi mỗi bước bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà …

VÒNG QUA TÂY BÁN CẦU
Hoàng Kim

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua

Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công

Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son

Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.

Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua

Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên

Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu

Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua

Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian

Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!

Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.


ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Tạm biệt
Oregon !
Tạm biệt
Obregon California !
Cánh bay đưa ta về
CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon
ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH
Hoàng Kim

Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới, em là chiến sĩ
Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký
Tự thắng mình là bài học đầu tiên !

Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố

Khắc sâu lời nguyền xưa !

“Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”

(Ảnh:  Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thăm ruộng thí nghiệm tại Trung tâm Hưng Lộc
của nhóm nghiên cứu Hoàng Kim năm 1987)

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Nắng ban mai
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedInhoangkim vietnam Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17454
Nhập ngày : 07-08-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  #cnm365 #cltvn 1 tháng 1(01-01-2022)

  Dạy và học 31 tháng 12(31-12-2021)

  Dạy và học 30 tháng 12(30-12-2021)

  Dạy và học 29 tháng 12(29-12-2021)

  Dạy và học 28 tháng 12(29-12-2021)

  Dạy và học 27 tháng 12(28-12-2021)

  Dạy và học 26 tháng 12(26-12-2021)

  Dạy và học 25 tháng 12(26-12-2021)

  Dạy và học 24 tháng 12(24-12-2021)

  Dạy và học 23 tháng 12(23-12-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007