Số lần xem
Đang xem 753 Toàn hệ thống 2139 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Đạt Ma
Úp mặt vào tường
Chín năm diện bích chẳng thương … thân mình
Văn chương
Giáo ngoại biệt truyền
Nay tâm trực chỉ, chẳng buông lời thừa
Hoa sen
Trắng một giấc mơ
Kiến tính thành Phật thờ ơ danh nhàm
Thung dung
Bước tới an nhiên
Thiền môn, võ thuật … quẩy trên
Dép trần
Đêm 18 8 2021
vui cùng cậu Hoàng Gia Cương
BÀI THƠ … THỜI MẮC DỊCH
Hoàng Gia Cương
Làm chi?
Tớ chẳng làm chi
Suốt ngày lùi lũi chỉ vì … nghiện thơ!
Thờ ơ?
Tớ chẳng thờ ơ
Xưa – gì cũng muốn nhưng giờ lại không!
Lông bông?
Tớ chẳng lông bông
Chỉ vì Covid nên mong … sổng chuồng!
Phát cuồng?
Tớ chẳng phát cuồng
Chỉ mong được … đấm vào chuông
Kêu trời!
Đêm 16/8/2021
TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho
Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy.
Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.
Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.
Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?
Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?
Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.
Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.
Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.
Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.
Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.
Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.
Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.
Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.
Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.
Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.
TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Phan Chi Thắng, Hoàng Kim
Lão Hâmthơcảm khái
Ngày ấy tóc còn xanh
Nụ cười khoe sắc thắm
Bây giờ tóc hết rậm
Lên men màu khói sương
Tao nhân cõi vô thường
Chén rượu nồng xin cạn
Uống cho mình, cho bạn
Ai biết được ngày mai?
Một khắc cũng rất dài
Một đời thành ra ngắn
Câu thơ cười trăng lặn
Sáng hơn cả đêm rằm!
TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM Hoàng Kim thơ nối vần
II
Mãi vui cùng tháng năm
Quên nhọc nhằn ngày tháng
Nhớ hôm nao tiễn bạn
Thương ngày anh đến thăm …
Đêm xòe một bình minh (1)
Đi bộ cùng quá khứ (2)
Sương sớm mờ xe buýt
Thấm chuyện cười lão Hâm
Bóng nắng rạng ban mai
Câu thơ vàng dát ngọc
Mưa Ngâu suốt đêm rồi
Ngày mới mừng tỉnh thức
Thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa/ tự nhiên tỉnh
Ta ngắm trời, ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh,
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.
(Get up /Greeting from Hoàng Kim Vietnam to Kenny Rogers/ Clear late galaxies/ transfer season/ natural awakening/ I watch the sun, watching the sea/ watching the constellations./ glow from where he/ under the sparkling sky/ moment of time/ chasms/ a vision.’. Ngày này mấy năm trước tôi ốm nặng. Huỳnh Hồng, Nguyễn Bạch Mai và các bạn lúc ban ngày đến thăm. Buổi tối, tôi lên sân thượng bệnh viện ngắm sao. Nhớ lại bức ảnh đẹp nổi tiếng của Kenny Rogers. Tôi bật ra tứ thơ trên và nhắn gửi ông. Rất nhanh sau đó, tôi đã kết nối được với Kenny Rogers, lắng nghe từ ông lời cảm ơn. I love you all… thank you. -Kenny; Sự Tỉnh thức trong tôi. Thế giới phẳng chưa bao giờ gần đến thế Tôi vào trang của ông và sáng lên trang văn CNM365 Tình yêu cuộc sống của ngày này.
Mỗi nhân cách tự tỏa sáng khi khai mở chính mình. Cảm ơn Kenny Rogers đã giúp tôi học cách thông minh để làm cho Hoàng Kim biết tương tác tốt hơn với bạn hữu và mọi người. Mỗi chúng ta là một thế giới. Dạy, học và làm từ bài học của chính bản thân mình.
TỈNH THỨC VỚI KENNY ROGERS
Kenneth Donald “Kenny” Rogers sinh ngày 21 tháng 8 năm 1938, mất ngày 20 tháng 3 năm 2020, thọ 82 tuổi, Ông là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà sản xuất thu âm, diễn viên, doanh nhân người Mỹ, và là thành viên của Country Music Hall of Fame. Kenny Rogers là nghệ sĩ có nhạc bán chạy nhất mọi thời đại.Ông thành công nhất với thể loại nhạc đồng quê, dẫu vậy ông đã ghi hơn 120 đĩa đơn trên các thể loại âm nhạc khác nhau, đứng đầu các quốc gia và bảng xếp hạng album pop cho hơn 200 tuần ở Hoa Kỳ và đã bán được hơn 165 triệu bản trên toàn thế giới. Hai trong số các album của ông, The Gambler và Kenny, được nêu tên trong cuộc thăm dò “200 Albums có ảnh hưởng nhất từ trước tới nay” của About.com.[4] Ông được bình chọn là “Ca sĩ được yêu thích nhất mọi thời đại” trong một cuộc thăm dò năm 1986 của độc giả hai tạp chí USA Today và People. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng như AMAs, giải Grammy, ACMs , CMA, và một giải thưởng thành tựu trọn đời cho sự nghiệp của Kenny Rogers một ca sĩ, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà sản xuất thu âm, diễn viên, doanh nhân người Mỹ được trao tặng theo ghi nhận của Wikipedia Tiếng Việt.
Kenny Rogers lắng đọng CHUYỆN CỦA CHÚNG TÔI thật cảm động: ” Siêu sao đồng quê và biểu tượng âm nhạc từng đoạt giải thưởng GRAMMY Kenny Rogers đã gặt hái thành công lớn trong suốt sự nghiệp kéo dài hơn sáu thập kỷ.
Thành viên của Đại sảnh vinh danh nhạc đồng quê và siêu sao nhạc pop đã làm say mê những người yêu nhạc trên toàn cầu với những bài hát tuyệt vời, những màn trình diễn chân thành, giọng hát đặc biệt, món quà kể chuyện và sự hấp dẫn phổ quát, và năm 2016, Rogers bắt đầu chuyến lưu diễn thế giới cuối cùng của mình với một chương trình sẽ ca ngợi di sản âm nhạc của anh ấy: Thỏa thuận cuối cùng của người đánh bạc.
Rogers đã chơi cho hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới, biểu diễn các bài hát đứng đầu bảng xếp hạng từ một danh mục các bản hit phong phú, bao gồm: “The Gambler,” “Lady,” “Islands In The Stream,” “Lucille,” “Coward of the County,” “She Believes In Me,” “Ruby, Don’t Take Your Love To Town,” “We’ve Got Tonight,” “Daytime Friends,” “Through The Years,” “Love Will Turn You Around,” “You Decorated My Life,” “Crazy,” “Every Time Two Fools Collide,” and “Buy Me A Rose.”
Nghệ sĩ đồng quê đầu tiên liên tục bán hết đấu trường, Rogers đã chơi cho hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới. Thật đáng kinh ngạc, ông đã lập một kỷ lục trong vòng bảy thập kỷ qua (các thập kỷ 50, 60, 70, 80, 90, 2000, 2010), trong khi gửi 24 bài hát đến vị trí số 1 của bảng xếp hạng. Rogers đã bán được hơn 120 triệu album trên toàn thế giới, đưa anh ấy trở thành một trong mười nghệ sĩ solo nam bán chạy nhất mọi thời đại, theo RIAA. Rogers đã giành được nhiều giải thưởng cho công việc âm nhạc và từ thiện của mình, bao gồm ba giải thưởng GRAMMY, 21 giải thưởng âm nhạc Mỹ, 11 giải thưởng lựa chọn của mọi người, 10 giải thưởng của Viện âm nhạc quốc gia, sáu giải thưởng Hiệp hội âm nhạc quốc gia (bao gồm giải thưởng thành tựu trọn đời CMA năm 2013) và Giải thưởng Nghệ sĩ của một đời trong chương trình trao giải Nghệ sĩ của năm 2015 CMT. Rogers đã nhận được giải thưởng Thành tựu trọn đời từ Hiệp hội người mua giải trí quốc tế, giải thưởng Cliffie Stone Pioneer từ Học viện âm nhạc quốc gia và giải thưởng Horatio Alger, được trao cho những người nổi bật dù khởi đầu khiêm tốn. Vào ngày 29 tháng 2 năm 2016, Rogers đã được vinh danh với Giải thưởng Thành tựu Giải trí trọn đời Tony Martell 2016 tại TJ Martell Foundation Columbia Honors Gala lần thứ 8. Vào ngày 5 tháng 11 năm 2017, Rogers đã nhận được giải thưởng SESAC Legacy tại Nashville.
Ngủ thuốc bổ trường sinh
Sự trút bỏ căng thẳng
Làm việc và thư giản
Ngủ tốt người khỏe hơn.
Chớ coi thường sự ngủ
Lao động và nghỉ ngơi
Ngủ đúng và ngủ đủ
Tránh mối lo cho đời.
Làm nhiều thì mệt mỏi
Buông làm người tự do
Chọn tinh hoa yêu thích
Hiệu quả cho mỗi ngày
Phật Từ Bi Hỷ Xả
Trí huệ vui thanh nhàn
Phúc hậu bài học quý
Vui khỏe và ngủ ngon
Thiền là biết an nhiên
Xả là trút gánh nặng
Vứt bỏ mọi chuyện đời
Không vướng dạ an thôi
Giữa bao nổ lực lo toan cần ngủ ngon và tỉnh thức. Nhạc thiền tỉnh tâm an nhiên tự tại
OSHO CON ĐƯỜNG HOÀN HẢO
Hoàng Kim
Osho (11/12/1931- 19/1/1990) là vị thiền sư nổi tiếng người Ấn Độ, được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại, với bài giảng nổi tiếng “Con đường hoàn hảo” thuật lại câu chuyện của chính ông bảy ngày đêm tỉnh lặng với những bạn đồng hành. “Hạnh phúc tại tâm” bản chất sự sống, khả năng hạnh phúc và hạnh phúc chân thật của con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ những tác phẩm của Osho.“Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Dailai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“.
Osho con đường hoàn hảo là sự thực hành ngủ ngon và tỉnh thức. Tôi may mắn đã có được bảy ngày đêm tĩnh lặng đối thoại và thực hành với vị Thiền sư người Thầy tâm linh lỗi lạc này. Osho dẫn ta đi vào thế giới tịch lặng, thiền định sâu, chỉ dẫn cho ta bí quyết thiết yếu Năng lượng tích tụ và giải phóng giúp ta tâm thế tỉnh lặng, an nhiên tự tại, thung dung trong cuộc sống. Ta chạm đáy sự thật, đối diện với sinh tử, về nơi tịch lặng, đến chốn thung dung để thấu hiểu sự sống.
Tôi nhớ ký ức Bảy ngày đêm tỉnh lặng. Đời người là một chuỗi trãi nghiệm.Trãi nghiệm sự sống chính là hiện tại. Tỉnh lặng là sự chứng ngộ ám ảnh nhất. Bạn đã bao giờ về trong tịch lặng, xuống đáy địa ngục, đối diện sinh tử, lạc vào thế giới vô thức, hoàn toàn khác thế giới thường nhật, trút bỏ bận tâm, lo âu phiền muộn, danh vị chức phận, không trò chuyện, không điện thoại, không email, chỉ nổ lực duy nhất bảo tồn sự sống.
Tôi đã từng Dạo chơi non nước Việt: về Nghĩa Lĩnh đền Hùng ở Việt Trì, Phú Thọ; lên non thiêng Yên Tử viếng mộ đức Nhân Tông; về thủ đô Hà Nội thăm dấu xưa đức Trần Hưng Đạo và chùa Thắng Nghiêm; đến Kiếp Bạc Côn Sơn ngưỡng vọng đức thánh Trần và thấu hiểu sâu sắc hơn Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi; vào Tràng An Thần Phù Ninh Bình “Lênh đênh trên cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm“, Ngày xuân đọc Trạng Trình, Nhớ Đào Duy Từ; đức thánh Nguyễn Minh Không huyền thoại Bái Đính ; trọn đời làm nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ; Lương Định Của con đường lúa gạo; Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời; Con theo Người nguyện làm hoa lúa, …
Tôi đã từng đi Praha, Goethe và lâu đài cổ, Dạo chơi cùng Goethe; Học để làm ở Ấn Độ; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Đến Thái Sơn; Thăm Borlaug và Hemingway ở CIANO; Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương; Qua Ghent nhớ … Di sản Walter Scott; Những người Việt lỗi lạc ở FAO; Đêm trắng và bình minh; Đến với các nước châu Phi; Vua Solomon và sách Khôn ngoan; Sông Nin và hồ Victoria; Mười hai ngày ở Ghana
Tôi cũng đã Câu cá bên dòng Sêrêpok, nhưng Bảy ngày đêm tỉnh lặng là sâu đậm nhất. Sau tĩnh lặng tôi nhìn cuộc đời dường như mới hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn…Cám ơn đời, hôm nay là ngày mới.
ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG
Hoàng Kim
Linh Giang sông quê hương
Đời dòng sông độ lượng
Đèo Ngang câu thơ cũ
Chọn lọc nhớ và quên.
Quá khứ thành seo biển
Nước mát chảy vào trong
Mọi lý thuyết đều xám
Chỉ cây đời tươi xanh
Chào ngày mới ong vàng say làm mật
Mãi mê ôm nhụy nõn, sớm xuân về
Hoa nở thắm đón mừng ong cần mẫn
Đợi giao mùa kết trái để sinh sôi.
Xin chào chú chim sâu mùa cũ
Lo mà chi dù bão chớp rất gần
Chim vẫn hót và bướm vàng vẫn lượn
Thung dung đời và mãi khát khao xanh.
HOA VÀ ONG
Hoàng Kim
Thanh thản, an nhàn giữa tự nhiên
Hoa và ong, sách quý, bạn hiền
Nắng mới thung dung vườn cổ tích
Dạy học mỗi ngày vui khỏe thêm
HOA NGƯỜI
Hoàng Kim
(Liên khúc thơ)
1
Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.
MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.
Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !
HOÀNG THÚC CẢNH THƠ TRĂM TUỔI
cảm xúc sau buổi liên hoan
mừng thọ 100 tuổi
Hôm nay mười một tháng tư
Biết bao kỷ niệm được ghi trong lòng
Các em khắp cả Tây Đông
Cháu chắt Nam Bắc quây quần bên nhau
Chúc cho còn được sống lâu
Nhiều lần gặp nữa biết đâu mà lường
Nghe lời chúc cũng động lòng
Thương người còn sống , nhớ người đã xa
Cuộc đời nghĩ thật bao la
Nhờ ơn Tiên Tổ cao xa đỡ đầu
Mỗi lời ước hẹn ghi sâu…
Hoàng Thúc Cảnh
Một trăm năm hiếu nghĩa vẹn toàn
Mười thập kỷ chính trung kiên định
Cậu Hoàng Thúc Cảnh 100 tuổi, là Lão thành cách mạng, nguyên Cố vắn Văn phòng Chính phủ, sắp được trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Cậu Hoàng Gia Cương kính tặng anh ruột
Trăm năm vóc hạc mừng Người khỏe
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ cháuHoàng Kimkính mừng Cậu
Minh Lễ thái hòa (*) Minh Lệ đây
Lời vàng bóng hạc lắng thơ hay “Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh” (**)
“Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc.
Hoàng gia bồi đắp vạn đời ghi” (***)
Chân thiện mỹ đức dày tâm sáng
Phước lộc thọ trí huệ an
Đạt Ma
Úp mặt vào tường
Chín năm diện bích chẳng thương … thân mình
Văn chương
Giáo ngoại biệt truyền
Nay tâm trực chỉ, chẳng buông lời thừa
Hoa sen
Trắng một giấc mơ
Kiến tính thành Phật thờ ơ danh nhàm
Thung dung
Bước tới an nhiên
Thiền môn, võ thuật … quẩy trên
Dép trần
Đêm 18 8 2021
vui cùng cậu Hoàng Gia Cương
BÀI THƠ … THỜI MẮC DỊCH
Hoàng Gia Cương
Làm chi?
Tớ chẳng làm chi
Suốt ngày lùi lũi chỉ vì … nghiện thơ!
Thờ ơ?
Tớ chẳng thờ ơ
Xưa – gì cũng muốn nhưng giờ lại không!
Lông bông?
Tớ chẳng lông bông
Chỉ vì Covid nên mong … sổng chuồng!
Phát cuồng?
Tớ chẳng phát cuồng
Chỉ mong được … đấm vào chuông
Kêu trời!
Đêm 16/8/2021
TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho
Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy.
Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.
Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.
Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?
Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?
Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.
Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.
Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.
Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.
Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.
Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.
Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.
Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.
Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.
Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.
TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Phan Chi Thắng, Hoàng Kim
Lão Hâmthơcảm khái
Ngày ấy tóc còn xanh
Nụ cười khoe sắc thắm
Bây giờ tóc hết rậm
Lên men màu khói sương
Tao nhân cõi vô thường
Chén rượu nồng xin cạn
Uống cho mình, cho bạn
Ai biết được ngày mai?
Một khắc cũng rất dài
Một đời thành ra ngắn
Câu thơ cười trăng lặn
Sáng hơn cả đêm rằm!
TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM Hoàng Kim thơ nối vần
II
Mãi vui cùng tháng năm
Quên nhọc nhằn ngày tháng
Nhớ hôm nao tiễn bạn
Thương ngày anh đến thăm …
Đêm xòe một bình minh (1)
Đi bộ cùng quá khứ (2)
Sương sớm mờ xe buýt
Thấm chuyện cười lão Hâm
Bóng nắng rạng ban mai
Câu thơ vàng dát ngọc
Mưa Ngâu suốt đêm rồi
Ngày mới mừng tỉnh thức
Thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa/ tự nhiên tỉnh
Ta ngắm trời, ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh,
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.
(Get up /Greeting from Hoàng Kim Vietnam to Kenny Rogers/ Clear late galaxies/ transfer season/ natural awakening/ I watch the sun, watching the sea/ watching the constellations./ glow from where he/ under the sparkling sky/ moment of time/ chasms/ a vision.’. Ngày này mấy năm trước tôi ốm nặng. Huỳnh Hồng, Nguyễn Bạch Mai và các bạn lúc ban ngày đến thăm. Buổi tối, tôi lên sân thượng bệnh viện ngắm sao. Nhớ lại bức ảnh đẹp nổi tiếng của Kenny Rogers. Tôi bật ra tứ thơ trên và nhắn gửi ông. Rất nhanh sau đó, tôi đã kết nối được với Kenny Rogers, lắng nghe từ ông lời cảm ơn. I love you all… thank you. -Kenny; Sự Tỉnh thức trong tôi. Thế giới phẳng chưa bao giờ gần đến thế Tôi vào trang của ông và sáng lên trang văn CNM365 Tình yêu cuộc sống của ngày này.
Mỗi nhân cách tự tỏa sáng khi khai mở chính mình. Cảm ơn Kenny Rogers đã giúp tôi học cách thông minh để làm cho Hoàng Kim biết tương tác tốt hơn với bạn hữu và mọi người. Mỗi chúng ta là một thế giới. Dạy, học và làm từ bài học của chính bản thân mình.
TỈNH THỨC VỚI KENNY ROGERS
Kenneth Donald “Kenny” Rogers sinh ngày 21 tháng 8 năm 1938, mất ngày 20 tháng 3 năm 2020, thọ 82 tuổi, Ông là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà sản xuất thu âm, diễn viên, doanh nhân người Mỹ, và là thành viên của Country Music Hall of Fame. Kenny Rogers là nghệ sĩ có nhạc bán chạy nhất mọi thời đại.Ông thành công nhất với thể loại nhạc đồng quê, dẫu vậy ông đã ghi hơn 120 đĩa đơn trên các thể loại âm nhạc khác nhau, đứng đầu các quốc gia và bảng xếp hạng album pop cho hơn 200 tuần ở Hoa Kỳ và đã bán được hơn 165 triệu bản trên toàn thế giới. Hai trong số các album của ông, The Gambler và Kenny, được nêu tên trong cuộc thăm dò “200 Albums có ảnh hưởng nhất từ trước tới nay” của About.com.[4] Ông được bình chọn là “Ca sĩ được yêu thích nhất mọi thời đại” trong một cuộc thăm dò năm 1986 của độc giả hai tạp chí USA Today và People. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng như AMAs, giải Grammy, ACMs , CMA, và một giải thưởng thành tựu trọn đời cho sự nghiệp của Kenny Rogers một ca sĩ, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà sản xuất thu âm, diễn viên, doanh nhân người Mỹ được trao tặng theo ghi nhận của Wikipedia Tiếng Việt.
Kenny Rogers lắng đọng CHUYỆN CỦA CHÚNG TÔI thật cảm động: ” Siêu sao đồng quê và biểu tượng âm nhạc từng đoạt giải thưởng GRAMMY Kenny Rogers đã gặt hái thành công lớn trong suốt sự nghiệp kéo dài hơn sáu thập kỷ.
Thành viên của Đại sảnh vinh danh nhạc đồng quê và siêu sao nhạc pop đã làm say mê những người yêu nhạc trên toàn cầu với những bài hát tuyệt vời, những màn trình diễn chân thành, giọng hát đặc biệt, món quà kể chuyện và sự hấp dẫn phổ quát, và năm 2016, Rogers bắt đầu chuyến lưu diễn thế giới cuối cùng của mình với một chương trình sẽ ca ngợi di sản âm nhạc của anh ấy: Thỏa thuận cuối cùng của người đánh bạc.
Rogers đã chơi cho hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới, biểu diễn các bài hát đứng đầu bảng xếp hạng từ một danh mục các bản hit phong phú, bao gồm: “The Gambler,” “Lady,” “Islands In The Stream,” “Lucille,” “Coward of the County,” “She Believes In Me,” “Ruby, Don’t Take Your Love To Town,” “We’ve Got Tonight,” “Daytime Friends,” “Through The Years,” “Love Will Turn You Around,” “You Decorated My Life,” “Crazy,” “Every Time Two Fools Collide,” and “Buy Me A Rose.”
Nghệ sĩ đồng quê đầu tiên liên tục bán hết đấu trường, Rogers đã chơi cho hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới. Thật đáng kinh ngạc, ông đã lập một kỷ lục trong vòng bảy thập kỷ qua (các thập kỷ 50, 60, 70, 80, 90, 2000, 2010), trong khi gửi 24 bài hát đến vị trí số 1 của bảng xếp hạng. Rogers đã bán được hơn 120 triệu album trên toàn thế giới, đưa anh ấy trở thành một trong mười nghệ sĩ solo nam bán chạy nhất mọi thời đại, theo RIAA. Rogers đã giành được nhiều giải thưởng cho công việc âm nhạc và từ thiện của mình, bao gồm ba giải thưởng GRAMMY, 21 giải thưởng âm nhạc Mỹ, 11 giải thưởng lựa chọn của mọi người, 10 giải thưởng của Viện âm nhạc quốc gia, sáu giải thưởng Hiệp hội âm nhạc quốc gia (bao gồm giải thưởng thành tựu trọn đời CMA năm 2013) và Giải thưởng Nghệ sĩ của một đời trong chương trình trao giải Nghệ sĩ của năm 2015 CMT. Rogers đã nhận được giải thưởng Thành tựu trọn đời từ Hiệp hội người mua giải trí quốc tế, giải thưởng Cliffie Stone Pioneer từ Học viện âm nhạc quốc gia và giải thưởng Horatio Alger, được trao cho những người nổi bật dù khởi đầu khiêm tốn. Vào ngày 29 tháng 2 năm 2016, Rogers đã được vinh danh với Giải thưởng Thành tựu Giải trí trọn đời Tony Martell 2016 tại TJ Martell Foundation Columbia Honors Gala lần thứ 8. Vào ngày 5 tháng 11 năm 2017, Rogers đã nhận được giải thưởng SESAC Legacy tại Nashville.
Ngủ thuốc bổ trường sinh
Sự trút bỏ căng thẳng
Làm việc và thư giản
Ngủ tốt người khỏe hơn.
Chớ coi thường sự ngủ
Lao động và nghỉ ngơi
Ngủ đúng và ngủ đủ
Tránh mối lo cho đời.
Làm nhiều thì mệt mỏi
Buông làm người tự do
Chọn tinh hoa yêu thích
Hiệu quả cho mỗi ngày
Phật Từ Bi Hỷ Xả
Trí huệ vui thanh nhàn
Phúc hậu bài học quý
Vui khỏe và ngủ ngon
Thiền là biết an nhiên
Xả là trút gánh nặng
Vứt bỏ mọi chuyện đời
Không vướng dạ an thôi
Giữa bao nổ lực lo toan cần ngủ ngon và tỉnh thức. Nhạc thiền tỉnh tâm an nhiên tự tại
OSHO CON ĐƯỜNG HOÀN HẢO
Hoàng Kim
Osho (11/12/1931- 19/1/1990) là vị thiền sư nổi tiếng người Ấn Độ, được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại, với bài giảng nổi tiếng “Con đường hoàn hảo” thuật lại câu chuyện của chính ông bảy ngày đêm tỉnh lặng với những bạn đồng hành. “Hạnh phúc tại tâm” bản chất sự sống, khả năng hạnh phúc và hạnh phúc chân thật của con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ những tác phẩm của Osho.“Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Dailai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“.
Osho con đường hoàn hảo là sự thực hành ngủ ngon và tỉnh thức. Tôi may mắn đã có được bảy ngày đêm tĩnh lặng đối thoại và thực hành với vị Thiền sư người Thầy tâm linh lỗi lạc này. Osho dẫn ta đi vào thế giới tịch lặng, thiền định sâu, chỉ dẫn cho ta bí quyết thiết yếu Năng lượng tích tụ và giải phóng giúp ta tâm thế tỉnh lặng, an nhiên tự tại, thung dung trong cuộc sống. Ta chạm đáy sự thật, đối diện với sinh tử, về nơi tịch lặng, đến chốn thung dung để thấu hiểu sự sống.
Tôi nhớ ký ức Bảy ngày đêm tỉnh lặng. Đời người là một chuỗi trãi nghiệm.Trãi nghiệm sự sống chính là hiện tại. Tỉnh lặng là sự chứng ngộ ám ảnh nhất. Bạn đã bao giờ về trong tịch lặng, xuống đáy địa ngục, đối diện sinh tử, lạc vào thế giới vô thức, hoàn toàn khác thế giới thường nhật, trút bỏ bận tâm, lo âu phiền muộn, danh vị chức phận, không trò chuyện, không điện thoại, không email, chỉ nổ lực duy nhất bảo tồn sự sống.
Tôi đã từng Dạo chơi non nước Việt: về Nghĩa Lĩnh đền Hùng ở Việt Trì, Phú Thọ; lên non thiêng Yên Tử viếng mộ đức Nhân Tông; về thủ đô Hà Nội thăm dấu xưa đức Trần Hưng Đạo và chùa Thắng Nghiêm; đến Kiếp Bạc Côn Sơn ngưỡng vọng đức thánh Trần và thấu hiểu sâu sắc hơn Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi; vào Tràng An Thần Phù Ninh Bình “Lênh đênh trên cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm“, Ngày xuân đọc Trạng Trình, Nhớ Đào Duy Từ; đức thánh Nguyễn Minh Không huyền thoại Bái Đính ; trọn đời làm nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ; Lương Định Của con đường lúa gạo; Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời; Con theo Người nguyện làm hoa lúa, …
Tôi đã từng đi Praha, Goethe và lâu đài cổ, Dạo chơi cùng Goethe; Học để làm ở Ấn Độ; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Đến Thái Sơn; Thăm Borlaug và Hemingway ở CIANO; Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương; Qua Ghent nhớ … Di sản Walter Scott; Những người Việt lỗi lạc ở FAO; Đêm trắng và bình minh; Đến với các nước châu Phi; Vua Solomon và sách Khôn ngoan; Sông Nin và hồ Victoria; Mười hai ngày ở Ghana
Tôi cũng đã Câu cá bên dòng Sêrêpok, nhưng Bảy ngày đêm tỉnh lặng là sâu đậm nhất. Sau tĩnh lặng tôi nhìn cuộc đời dường như mới hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn…Cám ơn đời, hôm nay là ngày mới.
ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG
Hoàng Kim
Linh Giang sông quê hương
Đời dòng sông độ lượng
Đèo Ngang câu thơ cũ
Chọn lọc nhớ và quên.
Quá khứ thành seo biển
Nước mát chảy vào trong
Mọi lý thuyết đều xám
Chỉ cây đời tươi xanh
Chào ngày mới ong vàng say làm mật
Mãi mê ôm nhụy nõn, sớm xuân về
Hoa nở thắm đón mừng ong cần mẫn
Đợi giao mùa kết trái để sinh sôi.
Xin chào chú chim sâu mùa cũ
Lo mà chi dù bão chớp rất gần
Chim vẫn hót và bướm vàng vẫn lượn
Thung dung đời và mãi khát khao xanh.
HOA VÀ ONG
Hoàng Kim
Thanh thản, an nhàn giữa tự nhiên
Hoa và ong, sách quý, bạn hiền
Nắng mới thung dung vườn cổ tích
Dạy học mỗi ngày vui khỏe thêm
HOA NGƯỜI
Hoàng Kim
(Liên khúc thơ)
1
Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.
MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.
Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !
HOÀNG THÚC CẢNH THƠ TRĂM TUỔI
cảm xúc sau buổi liên hoan
mừng thọ 100 tuổi
Hôm nay mười một tháng tư
Biết bao kỷ niệm được ghi trong lòng
Các em khắp cả Tây Đông
Cháu chắt Nam Bắc quây quần bên nhau
Chúc cho còn được sống lâu
Nhiều lần gặp nữa biết đâu mà lường
Nghe lời chúc cũng động lòng
Thương người còn sống , nhớ người đã xa
Cuộc đời nghĩ thật bao la
Nhờ ơn Tiên Tổ cao xa đỡ đầu
Mỗi lời ước hẹn ghi sâu…
Hoàng Thúc Cảnh
Một trăm năm hiếu nghĩa vẹn toàn
Mười thập kỷ chính trung kiên định
Cậu Hoàng Thúc Cảnh 100 tuổi, là Lão thành cách mạng, nguyên Cố vắn Văn phòng Chính phủ, sắp được trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Cậu Hoàng Gia Cương kính tặng anh ruột
Trăm năm vóc hạc mừng Người khỏe
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ cháuHoàng Kimkính mừng Cậu
Minh Lễ thái hòa (*) Minh Lệ đây
Lời vàng bóng hạc lắng thơ hay “Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh” (**)
“Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc.
Hoàng gia bồi đắp vạn đời ghi” (***)
Chân thiện mỹ đức dày tâm sáng
Phước lộc thọ trí huệ anh minh.
NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Chúc mừng Cậu Mợ cùng đại gia đình vui khỏe hạnh phúc
Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Nhân hậu an nhiên chẳng thẹn lòng
“Hoàng Thúc Tấn viết: Cậu xem bài viết về Cao Biền của cháu thật sự là điều mới lạ đối với cậu. Nếu thực sự Cao Biền như cháu đã khảo cứu thì lịch sử nước ta hoàn toàn khác. Có đoạn nói mộ Cao Biền ở Tuy Hoà thì thời nhà Đường nước ta mới chỉ vẻn vẹn một phần của Bắc bộ. Cậu xem một số bài khảo cứu của cháu qua Faebook và rất vui và lý thú khi đọc. Cậu Tấn”
Kim Hoàng trả lời: cháu nhớ cậu cùng các cậu mợ kính yêu và người thân của các cháu. Cháu thật xúc động khi hình dung người cậu trên 85 tuổi đã viết cho cháu những lời chân tình này. Cháu về quê thắp hương cho người thân ‘Hoàng gia Mạc tộc’ và thấu hiểu sâu sắc ‘Cao cát Mạc sơn’ nhưng cháu chưa thể viết rõ hơn. Cháu xin lưu tại đây đường dẫn bài ‘Cao Biền trong sử Việt” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet/
1, Cháu trích chép kính cậu một ghi chú trong bài trên (5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:
“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.
2. Mạc triều trong sử Việt. Hoàng chi Mạc tộc và Cao Bằng . Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ. Những ngày đầu xuân nay (2020) sau 428 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), Việt sử ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
3. Chuyện cổ tích người lớn “Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây đức để đời về sau” Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó! Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế? Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt. Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh). Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo”. Điều lạ lùng hơn cả trong Nam tiến của người Việt là liên minh Nguyễn Hoàng Mạc Cảnh Huống, Nguyễn Phúc Nguyên Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ.
Anh về muộn
Đường trần
chưa dừng bước
Nẻo đồng xuân
dầu núi cách
sông ngăn.
Em thân thiết
tiễn đưa
và ngóng đợi
Trao yêu thương
nhắn gửi
những vui buồn.
Biển thăm thẳm
đá vàng
dầm nước biếc.
Núi nhấp nhô
mây trắng
quấn non xanh.
Rừng thênh thênh
suối trong
soi trời tím
Đồng mênh mông
đất xám
bụi hồng trần …
Bài ca thời gian
Thung dung việc thiện
Gieo điều lành
Giữ trọn niềm tin…
Người thân yêu ơi
Đường xa có mỏi
Thoải mái an nhiên
Giữ chí cho bền
Không háo thắng
Đừng bi quan
Chỉ cố làm người có ích
Thương yêu con người
Cuộc sống sẽ yêu thương.
TỶ PHÚ THỜI GIAN. “Ta là tỷ phú thời gian Bước chân thong thả đi ngang cuộc đời Một dòng tất bật ngược xuôi Ta riêng ngồi lại với hơi thở mình… Ta là tỷ phú thời gian Vì không nô lệ lòng tham chính mình”. Vị cao tăng Việt Thích Tánh Tuệ có trong thư viện Hoa Sen Thiền và Đời sống đã viết những câu trên
HOA MAI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim
I
Vui việc thiện lắng nghe kinh
Ngắm hoa mai nở giữ mình thảnh thơi
Mới hay mọi việc trên đời
Thung dung phúc hậu là nơi tìm về.
II
Vu Lan năm nay muộn
Tháng nhuận ngày vắn dài
Trời đất gió Bắc thổi
Vần vũ mây gió hoài
Nắng mưa chuyện của trời
An nhiên vui khỏe sống
Thung dung ngày tháng rộng
Mai sớm thành rừng thôi
ĐỐI THOẠIVỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim
Hạnh phúc khi già đi
là biết sống tốt hơn yêu thương hiền lành hơn
chọn tinh hoa lưu lại .
Tôi đồng tình với Anle20’s Blog theo Phụ Nữ News người già ít lo lắng hơn người trẻ vì
Sống tốt
Khi già đi, người ta sẽ thường nhìn nhận một sự việc từ những yếu tố tích cực của nó.
Khi già đi, người ta thường biết hài lòng với kinh tế của chính mình.
Khi già đi, người ta sẽ biết để ý tới thực phẩm sạch, biết ăn uống điều độ, từ bỏ thói quen xấu như bia rượu, thuốc lá.
Khi già đi, người ta thường cảm thấy vui vì những việc nhỏ, như một cốc cafe với bạn đời, hay một cuộc đi dạo với chú cún cưng.
Khi già đi, người ta biết tin tưởng, bớt đa nghi lo lắng.
Yêu thương
Người già biết lắng nghe người khác và đưa ra lời khuyên thích hợp.
Người già biết cách xử lý đúng mực mà không làm tổn thương ai.
Người già dễ thông cảm với những điểm không tốt của người khác.
Người già biết kiềm chế cảm xúc, nhẫn nhịn và bao dung.
Người già biết mừng rỡ cho thành quả của người khác.
Người già biết dành thời gian cho những người mình yêu quý.
Tinh hoa
Khi già đi, người ta không còn chạy theo tiền bạc và của cải
Khi già đi, người ta biết từ bỏ lòng ham muốn.
Khi già đi, người ta không tìm kiếm những thứ mới lạ và kích động.
Khi già đi, người ta biết từ bỏ những cảm xúc tiêu cực.
Khi già đi, người ta không còn tranh giành với người khác.
Khi già đi, người ta biết hy sinh bản thân mình.
Khi già đi, người ta hạnh phúc và ngây thơ như một trẻ nhỏ.