Số lần xem
Đang xem 1885 Toàn hệ thống 3581 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tối thì trăng
Khuya thì mưa
Mưa Ngâu rằm Vu Lan
Trầm và huệ thơm hương
Cúc vàng thương thạch thảo
Trắng trời rằm tháng Bảy
Thánh thót giọt mưa Ngâu
Nông lịch tiết Xử Thử
Trời đất người tâm giao.
VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim
Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng
ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ
Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.
LỜI NGUYỀN Hoàng Ngọc Dộ
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!
Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.
CHÙM THƠ VỀ MẠ Hoàng Ngọc Dộ
Chẵn tháng
Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.
Năm mươi ngày
Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.
Đọc sách
Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.
Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.
Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.
Buồn
Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.
CHIA TAY BẠN QÚY Hoàng Ngọc Dộ
Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân
Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung
Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ
Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri ân.
THỨC EM DẬY Hoàng Ngọc Dộ
Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng
Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.
Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất
Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được
Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ
Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt
Giờ đây ta quyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy
Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách
Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ
Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhắc nhủ …
NẤU ĂN Hoàng Ngọc Dộ
Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.
(*) 5 năm cơm ngày một bữa
NỖI LÒNG Hoàng Ngọc Dộ
Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền
Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.
DỰ LIÊN HOAN Hoàng Ngọc Dộ
Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.
NHỚ NGƯỜI XƯA Hoàng Ngọc Dộ
Ông Trình, ông Trãi, ông Du ơi
Chí cả ngày xưa Cụ trả rồi
Có biết giờ đây ai khắc khoải
Năm canh nguyệt giãi gợi lòng tôi
Bó gối mười năm ở nội thành
Thầy xưa đã rạng tiết thanh danh
Tớ nay vương nợ mười năm lẽ
Sự nghiệp Thầy ơi rạng sử xanh.
EM ỐM Hoàng Ngọc Dộ
Bồn chồn khi được tin nhà
Rằng người xương thịt nay đà bị đau
Nghĩ mình là kẻ đỡ đầu
Mà sao phải chịu lao đao chốn này.
ĐÊM RÉT THƯƠNG EM Hoàng Ngọc Dộ
Đêm này trời rét, rét ghê
Ta thương chiến sĩ dầm dề gió sương
Thương em lặn lội chiến trường
Chăn không, áo mỏng, gió sương dạn dày.
EM VỀ Hoàng Ngọc Dộ
Em về anh biết nấu chi
Ba lần khoai sắn, kể chi cá gà
Thương em lặn lội đường xa
Về nhà khoai sắn, dưa cà cùng anh
Bao giờ giặc Mỹ sạch sanh
Em về anh thết cơm canh cá gà
Mùng vui kể chuyện nước nhà
Gia đình đoàn tụ thật là đượm vui.
LÀM ĐỒNG Hoàng Ngọc Dộ
Làm đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, say sưa với đồng
Chung tay liềm hái cuốc chòng
Ngày nay nhỏ giọt, mai lòng sướng vui.
Làm đồng nắng sém, da hui
Ai ơi xin chớ tham hời của dân
Khổ cay nắng sém da hồng
Xuân xanh già dặn với đồng, ai ơi! NGẮM TRĂNG Hoàng Ngọc Dộ
Nằm ngữa trong nhà ngắm Hằng Nga
Hợp cảnh, hợp tình, Hằng ngắm lại
Hợp nhà, hợp cửa, ả rọi hoa
Từng đám vòng tròn nằm giữa chiếu
Chiếu thế mà ra lại chiếu hoa
Hậu Nghệ thuở xưa sao chị ghét
Ngày nay mới biết ả yêu ta.
NHÀ DỘT Hoàng Ngọc Dộ
Lã chã đêm đông giọt mưa phùn
Lách qua tranh rạ nhỏ lung tung
Chiếu giường ướt đẫm, thân đâu thoát
Nghĩ cảnh nhà hoa thật não nùng.
QUA ĐÈO NGANG Hoàng Ngọc Dộ
Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương (1)
(1) Thơ Xuân Hương:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo …”
CUỐC ĐẤT ĐÊM Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
Đến núi Ngự sông Hương kinh kỳ Huế
Lắng thơ hay Lê Đình Cánh ‘May mà’
Vui dạo bước về Lam Kinh cầu Bạch
Bức tranh quê sông Ngọc ảnh Đỗ Dung
Nguyễn Quốc Toàn lời bình thật tuyệt
Khiến thơ hay đọng mãi giữa tâm hồn
Nguyễn Chu Nhạc ‘Bảy Núi miền ký ức’
Hoàng Kim ‘Về miền Tây yêu thương‘
‘Thành Nam chiều chớm Đông’
Cậu Hoàng Gia Cương thơ hiền
Theo dòng thời gian lắng đọng: trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh
“Em nào có hững hờ” Mai Khoa Thu Hà Nội
“Đôi lời với sông Đồng Nai” Nguyễn Hoài Nhơn
“Uống rượu ở quán Hàm Hanh:Trần Quang Đạo
“Đãi trắng” “Hát vu vơ” “Tháng Ba” Lâm Cúc
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
MAY MÀ… Lê Đình Cánh
May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.
May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.
Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.
Lời bình của Bulukhin (Nguyễn Quốc Toàn)
Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa mà hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Thọ Xuân là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình?? Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu, Vĩnh lăng, Bia Vĩnh Lăng, Hựu lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Kinh lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ. Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua Lê cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông chỉ hú vía thốt lên “may mà” nghe sao mà ai oán.
May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Đọc đến đó chưa ai hiểu nhà thơ nói gì. Thì Huế vẫn còn cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá của nhân loại chứ sao. Tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục rỉ rả với cố đô Huế
May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo…
…
Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn
Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan
Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? vì Xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa chứ đâu chỉ có các đời vua thời hậu Lê. Có lẽ những Lê Hoàn, những chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn cũng không còn lăng tẩm mà về vì hậu duệ thời a còng đang làm cái việc gọi là duy tu và tôn tạo các di tích lich sử và văn hoá…
BẢY NÚI MIỀN KÝ ỨC
Nguyễn Chu Nhạc
(6)
Bảy Núi,
những chóp mái
chùa Khơ-me vời vợi
vươn lên trời xanh
những phum sóc quây quần,
nơi nương náu
tình thần mộ đạo
những dân lành Phật giáo
quanh năm cày ruộng làm nương,
vất vả sớm hôm
chẳng một lời than
bao nhiêu của cải
sẵn lòng dâng cửa Phật,
chỉ giữ lại tấm lòng chân thật,
làm vốn riêng cho mình,
tự biết phận chúng sinh,
nương cửa Phật
làm những điều phúc đức,
tự răn lòng
chờ làm điều gì ác,
đến rắn thần Nagar, chằn tinh Yeak
dẫu hung dữ bao nhiêu
cũng quy Phật
hiền từ.
hãy như chim thần Krud
giang cánh lấy thân đỡ mái chùa,
hay tiên nữ Apsara ca múa
hay như thần Bayon canh bốn phía,
giữ lành cõi Phật an vui
giữ bình yên cho cuộc sống con người,
được cấy trồng mùa vụ tốt tươi,
niềm hạnh phúc dưới mái nhà no ấm.
để mỗi mùa mưa
hội đua bò náo nhiệt
để tết Đôn-ta
nhà đầy bánh trái
dâng lên lễ bái ông bà,
để tết Cholchnam Thmay
té nước thỏa thuê
người người dày thêm phúc lộc,
Bày Núi,
dưới bóng núi Dài, núi Tượng
tự bao giờ
sinh đạo Tứ ân,
những người đàn ông,
trang phục bà ba đen
bới tóc, râu chòm guốc mộc,
lấy Hiếu nghĩa ở đời làm trọng,
ân tổ tiên,
ân đất nước hàng đầu,
ân Tam bảo gốc rễ bền sâu,
ân đồng bào
và bao la nhân loại,
Đức Bổn sư, Ngô Lợi,
xưa kia kháng giặc Tây
lập đạo chiêu nhân,
theo chiếu Cần vương
lập ấp khẩn hoang,
nuôi chí bền gây dựng,
dẫu chẳng thể dời non lấp biển,
đạo còn đây
ân tiên tổ, non sông,
học Phật tu nhân,
giữ đạo làm dân,
chuyện thường tình,
âu cũng là trọn nghĩa,…
(trích Trường ca)
VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
Sao anh chưa về lại miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?
*
Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.
Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.
THÀNH NAM CHIỀU CHỚM ĐÔNG
Hoàng Gia Cương
Thành Nam buổi ấy tôi về
Nhẫn nha chuối ngự, nhâm nhi kẹo Sìu (*)
Góc hồ gió thổi đìu hiu
Thoảng đâu tiếng ếch cuối chiều bâng quơ…
Người xưa trong cõi sa mù
Đơn sơ nấm mộ bên bờ nắng mưa
Trăm năm khuất một đời thơ
Nhân tình thấm đẫm chát chua mặn mà .
Ngẫm nhìn thế sự gần xa
Biết là cốt cách, biết là đắng cay-
Những nhà trào lộng xưa nay
Bông phèng mong để lấp đầy khổ đau!
Gắng tìm chẳng thấy hương đâu
Chắp tay tôi đứng nghiêng đầu vái ông
Trời tây một vệt ráng hồng
Còn mưa còn gió nên lòng còn se!
Lời nối vần Hoàng Kim:
Trí minh tâm sáng thơ nghề
Đức cao công trọng phước về chính tâm
EM TÔI
Lê Thuận Nghĩa
(Đến với bài thơ hay. Hoàng Kim. Đọc “Em tôi” của Lê Thuận Nghĩa “Bao người miếng ngập giữa làng. Hạt mè hột đậu em rang đợi người. Trúc xinh đình rộng phỡn phơi. Em tôi lặng chín cả thời xưa nay.”, tôi nhớ Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọng “Hôm nay anh được chén cơm ngon. Cửa miệng anh ăn nuốt chả trơn. Bởi lẽ ngày dài em lam lũ. Mà sao chỉ được bữa cơm tròn.“)
Bao người cũ đã mới rồi
Chỉ còn em vẫn kín thời ngày xưa
Đèo heo mấy bận mút mùa
Mờ môi hút gió nhặt thưa nụ cười
Bao người đã bỏ cuộc chơi
Riêng em nhặt nắng cuối trời ra hong…
Bò hóc mắm ủ lòng tong
Để cho bò tó ấm cùng hốc hang
Bao người miếng ngập giữa làng
Hạt mè hột đậu em rang đợi người
Trúc xinh đình rộng phỡn phơi
Em tôi lặng chín cả thời xưa nay
Không lời gửi cuối đuôi mày
Mà nghe đến tận ngất ngây mùa màng
Không lời yểm dụ kim thang
Em tôi bí rợ tập tàng hồn Quê
Em tôi
Cõi mộng
Tôi về…..
BIỂN VÀ EM Nguyên Hùng
Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.
Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.
Tối thì trăng
Khuya thì mưa
Mưa Ngâu rằm Vu Lan
Trầm và huệ thơm hương
Cúc vàng thương thạch thảo
Trắng trời rằm tháng Bảy
Thánh thót giọt mưa Ngâu
Nông lịch tiết Xử Thử
Trời đất người tâm giao.
Đợi Anhngày trở lại
Anh như cơn mưa ngọt đầu mùa
Mang đến niềm vui của ngày gieo hạt
Mai Việt nở bừng khoe sắc
Đằm thắm lời thì thầm của dòng sông.
Anh và em như bức tranh tĩnh vật treo tường
Một đôi bình gốm qúy
Cặp bình giản dị
sang trọng
khiêm nhường
tỏa sáng cho nhau.
Anh mang đến cho em giấc ngủ nhiệm màu
Xoá đi ưu tư phiền muộn
Anh vỗ về em
bằng lời ru ngọt ngào cảm động
Tìm những nét cao quý nhất trong em
mà trân trọng giãi bày.
Anh thân yêu
Nay anh đã xa rồi
Em vẫn ước mong anh
Đợi anh ngày trở lại.
24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim
Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.
Đồng dao cho em khuyên emđừng tưởng
Câu chuyện mùa xuânthêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.
6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.
7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám Lập Thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu
Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
SauMưa Ngâuđến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.
Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.
Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.
Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.
Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
NHỚ THÁNG BẢY MƯA NGÂU Hoàng Kim
Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.
Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển
Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.
Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.
Tối thì trăng
Khuya thì mưa
Mưa Ngâu rằm Vu Lan
Trầm và huệ thơm hương
Cúc vàng thương thạch thảo
Trắng trời rằm tháng Bảy
Thánh thót giọt mưa Ngâu
Nông lịch tiết Xử Thử
Trời đất người tâm giao.
VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim
Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng
ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ
Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.
LỜI NGUYỀN Hoàng Ngọc Dộ
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!
Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.
CHÙM THƠ VỀ MẠ Hoàng Ngọc Dộ
Chẵn tháng
Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.
Năm mươi ngày
Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.
Đọc sách
Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.
Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.
Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.
Buồn
Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.
CHIA TAY BẠN QÚY Hoàng Ngọc Dộ
Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân
Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung
Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ
Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri ân.
THỨC EM DẬY Hoàng Ngọc Dộ
Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng
Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.
Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất
Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được
Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ
Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt
Giờ đây ta quyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy
Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách
Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ
Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhắc nhủ …
NẤU ĂN Hoàng Ngọc Dộ
Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.
(*) 5 năm cơm ngày một bữa
NỖI LÒNG Hoàng Ngọc Dộ
Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền
Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.
DỰ LIÊN HOAN Hoàng Ngọc Dộ
Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.
NHỚ NGƯỜI XƯA Hoàng Ngọc Dộ
Ông Trình, ông Trãi, ông Du ơi
Chí cả ngày xưa Cụ trả rồi
Có biết giờ đây ai khắc khoải
Năm canh nguyệt giãi gợi lòng tôi
Bó gối mười năm ở nội thành
Thầy xưa đã rạng tiết thanh danh
Tớ nay vương nợ mười năm lẽ
Sự nghiệp Thầy ơi rạng sử xanh.
EM ỐM Hoàng Ngọc Dộ
Bồn chồn khi được tin nhà
Rằng người xương thịt nay đà bị đau
Nghĩ mình là kẻ đỡ đầu
Mà sao phải chịu lao đao chốn này.
ĐÊM RÉT THƯƠNG EM Hoàng Ngọc Dộ
Đêm này trời rét, rét ghê
Ta thương chiến sĩ dầm dề gió sương
Thương em lặn lội chiến trường
Chăn không, áo mỏng, gió sương dạn dày.
EM VỀ Hoàng Ngọc Dộ
Em về anh biết nấu chi
Ba lần khoai sắn, kể chi cá gà
Thương em lặn lội đường xa
Về nhà khoai sắn, dưa cà cùng anh
Bao giờ giặc Mỹ sạch sanh
Em về anh thết cơm canh cá gà
Mùng vui kể chuyện nước nhà
Gia đình đoàn tụ thật là đượm vui.
LÀM ĐỒNG Hoàng Ngọc Dộ
Làm đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, say sưa với đồng
Chung tay liềm hái cuốc chòng
Ngày nay nhỏ giọt, mai lòng sướng vui.
Làm đồng nắng sém, da hui
Ai ơi xin chớ tham hời của dân
Khổ cay nắng sém da hồng
Xuân xanh già dặn với đồng, ai ơi! NGẮM TRĂNG Hoàng Ngọc Dộ
Nằm ngữa trong nhà ngắm Hằng Nga
Hợp cảnh, hợp tình, Hằng ngắm lại
Hợp nhà, hợp cửa, ả rọi hoa
Từng đám vòng tròn nằm giữa chiếu
Chiếu thế mà ra lại chiếu hoa
Hậu Nghệ thuở xưa sao chị ghét
Ngày nay mới biết ả yêu ta.
NHÀ DỘT Hoàng Ngọc Dộ
Lã chã đêm đông giọt mưa phùn
Lách qua tranh rạ nhỏ lung tung
Chiếu giường ướt đẫm, thân đâu thoát
Nghĩ cảnh nhà hoa thật não nùng.
QUA ĐÈO NGANG Hoàng Ngọc Dộ
Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương (1)
(1) Thơ Xuân Hương:
“Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo …”
CUỐC ĐẤT ĐÊM Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
Đến núi Ngự sông Hương kinh kỳ Huế
Lắng thơ hay Lê Đình Cánh ‘May mà’
Vui dạo bước về Lam Kinh cầu Bạch
Bức tranh quê sông Ngọc ảnh Đỗ Dung
Nguyễn Quốc Toàn lời bình thật tuyệt
Khiến thơ hay đọng mãi giữa tâm hồn
Nguyễn Chu Nhạc ‘Bảy Núi miền ký ức’
Hoàng Kim ‘Về miền Tây yêu thương‘
‘Thành Nam chiều chớm Đông’
Cậu Hoàng Gia Cương thơ hiền
Theo dòng thời gian lắng đọng: trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh
“Em nào có hững hờ” Mai Khoa Thu Hà Nội
“Đôi lời với sông Đồng Nai” Nguyễn Hoài Nhơn
“Uống rượu ở quán Hàm Hanh:Trần Quang Đạo
“Đãi trắng” “Hát vu vơ” “Tháng Ba” Lâm Cúc
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
MAY MÀ… Lê Đình Cánh
May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.
May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.
Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.
Lời bình của Bulukhin (Nguyễn Quốc Toàn)
Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa mà hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Thọ Xuân là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình?? Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu, Vĩnh lăng, Bia Vĩnh Lăng, Hựu lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Kinh lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ. Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua Lê cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông chỉ hú vía thốt lên “may mà” nghe sao mà ai oán.
May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Đọc đến đó chưa ai hiểu nhà thơ nói gì. Thì Huế vẫn còn cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá của nhân loại chứ sao. Tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục rỉ rả với cố đô Huế
May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo…
…
Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn
Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan
Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? vì Xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa chứ đâu chỉ có các đời vua thời hậu Lê. Có lẽ những Lê Hoàn, những chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn cũng không còn lăng tẩm mà về vì hậu duệ thời a còng đang làm cái việc gọi là duy tu và tôn tạo các di tích lich sử và văn hoá…
BẢY NÚI MIỀN KÝ ỨC
Nguyễn Chu Nhạc
(6)
Bảy Núi,
những chóp mái
chùa Khơ-me vời vợi
vươn lên trời xanh
những phum sóc quây quần,
nơi nương náu
tình thần mộ đạo
những dân lành Phật giáo
quanh năm cày ruộng làm nương,
vất vả sớm hôm
chẳng một lời than
bao nhiêu của cải
sẵn lòng dâng cửa Phật,
chỉ giữ lại tấm lòng chân thật,
làm vốn riêng cho mình,
tự biết phận chúng sinh,
nương cửa Phật
làm những điều phúc đức,
tự răn lòng
chờ làm điều gì ác,
đến rắn thần Nagar, chằn tinh Yeak
dẫu hung dữ bao nhiêu
cũng quy Phật
hiền từ.
hãy như chim thần Krud
giang cánh lấy thân đỡ mái chùa,
hay tiên nữ Apsara ca múa
hay như thần Bayon canh bốn phía,
giữ lành cõi Phật an vui
giữ bình yên cho cuộc sống con người,
được cấy trồng mùa vụ tốt tươi,
niềm hạnh phúc dưới mái nhà no ấm.
để mỗi mùa mưa
hội đua bò náo nhiệt
để tết Đôn-ta
nhà đầy bánh trái
dâng lên lễ bái ông bà,
để tết Cholchnam Thmay
té nước thỏa thuê
người người dày thêm phúc lộc,
Bày Núi,
dưới bóng núi Dài, núi Tượng
tự bao giờ
sinh đạo Tứ ân,
những người đàn ông,
trang phục bà ba đen
bới tóc, râu chòm guốc mộc,
lấy Hiếu nghĩa ở đời làm trọng,
ân tổ tiên,
ân đất nước hàng đầu,
ân Tam bảo gốc rễ bền sâu,
ân đồng bào
và bao la nhân loại,
Đức Bổn sư, Ngô Lợi,
xưa kia kháng giặc Tây
lập đạo chiêu nhân,
theo chiếu Cần vương
lập ấp khẩn hoang,
nuôi chí bền gây dựng,
dẫu chẳng thể dời non lấp biển,
đạo còn đây
ân tiên tổ, non sông,
học Phật tu nhân,
giữ đạo làm dân,
chuyện thường tình,
âu cũng là trọn nghĩa,…
(trích Trường ca)
VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
Sao anh chưa về lại miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?
*
Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.
Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.
THÀNH NAM CHIỀU CHỚM ĐÔNG
Hoàng Gia Cương
Thành Nam buổi ấy tôi về
Nhẫn nha chuối ngự, nhâm nhi kẹo Sìu (*)
Góc hồ gió thổi đìu hiu
Thoảng đâu tiếng ếch cuối chiều bâng quơ…
Người xưa trong cõi sa mù
Đơn sơ nấm mộ bên bờ nắng mưa
Trăm năm khuất một đời thơ
Nhân tình thấm đẫm chát chua mặn mà .
Ngẫm nhìn thế sự gần xa
Biết là cốt cách, biết là đắng cay-
Những nhà trào lộng xưa nay
Bông phèng mong để lấp đầy khổ đau!
Gắng tìm chẳng thấy hương đâu
Chắp tay tôi đứng nghiêng đầu vái ông
Trời tây một vệt ráng hồng
Còn mưa còn gió nên lòng còn se!
Lời nối vần Hoàng Kim:
Trí minh tâm sáng thơ nghề
Đức cao công trọng phước về chính tâm
EM TÔI
Lê Thuận Nghĩa
(Đến với bài thơ hay. Hoàng Kim. Đọc “Em tôi” của Lê Thuận Nghĩa “Bao người miếng ngập giữa làng. Hạt mè hột đậu em rang đợi người. Trúc xinh đình rộng phỡn phơi. Em tôi lặng chín cả thời xưa nay.”, tôi nhớ Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọng “Hôm nay anh được chén cơm ngon. Cửa miệng anh ăn nuốt chả trơn. Bởi lẽ ngày dài em lam lũ. Mà sao chỉ được bữa cơm tròn.“)
Bao người cũ đã mới rồi
Chỉ còn em vẫn kín thời ngày xưa
Đèo heo mấy bận mút mùa
Mờ môi hút gió nhặt thưa nụ cười
Bao người đã bỏ cuộc chơi
Riêng em nhặt nắng cuối trời ra hong…
Bò hóc mắm ủ lòng tong
Để cho bò tó ấm cùng hốc hang
Bao người miếng ngập giữa làng
Hạt mè hột đậu em rang đợi người
Trúc xinh đình rộng phỡn phơi
Em tôi lặng chín cả thời xưa nay
Không lời gửi cuối đuôi mày
Mà nghe đến tận ngất ngây mùa màng
Không lời yểm dụ kim thang
Em tôi bí rợ tập tàng hồn Quê
Em tôi
Cõi mộng
Tôi về…..
BIỂN VÀ EM Nguyên Hùng
Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.
Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.
Tối thì trăng
Khuya thì mưa
Mưa Ngâu rằm Vu Lan
Trầm và huệ thơm hương
Cúc vàng thương thạch thảo
Trắng trời rằm tháng Bảy
Thánh thót giọt mưa Ngâu
Nông lịch tiết Xử Thử
Trời đất người tâm giao.
Đợi Anhngày trở lại
Anh như cơn mưa ngọt đầu mùa
Mang đến niềm vui của ngày gieo hạt
Mai Việt nở bừng khoe sắc
Đằm thắm lời thì thầm của dòng sông.
Anh và em như bức tranh tĩnh vật treo tường
Một đôi bình gốm qúy
Cặp bình giản dị
sang trọng
khiêm nhường
tỏa sáng cho nhau.
Anh mang đến cho em giấc ngủ nhiệm màu
Xoá đi ưu tư phiền muộn
Anh vỗ về em
bằng lời ru ngọt ngào cảm động
Tìm những nét cao quý nhất trong em
mà trân trọng giãi bày.
Anh thân yêu
Nay anh đã xa rồi
Em vẫn ước mong anh
Đợi anh ngày trở lại.
24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim
Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.
Đồng dao cho em khuyên emđừng tưởng
Câu chuyện mùa xuânthêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.
6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.
7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám Lập Thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu
Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
SauMưa Ngâuđến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.
Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.
Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.
Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.
Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
NHỚ THÁNG BẢY MƯA NGÂU Hoàng Kim
Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.
Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển
Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.
Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.
Tháng Bảy mưa Ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương
Tháng Bảy mưa Ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …
Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương
Ngắm mưa Ngâu tháng Bảy
Mưa, mưa hoài, mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu…
Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu.
Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.
“Nhớ tháng Bảy mưa Ngâu” là bài thơ tình của Hoàng Kim viết tặng cho những đôi lứa yêu thương cách xa nhau và khát khao ngày gặp mặt. Bài thơ là chuyện tình cảm động Ngưu Lang Chức Nữ có trong dân gian Việt Nam. Truyện về nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, phúc hậu, nết na yêu thương chàng trai Ngưu Lang khôi ngô, hiền lành, chăm chỉ. Họ yêu nhau say đắm, bất chấp sự xa xôi nghìn trùng của cõi Trời và cõi Người. Cảm động trước tình yêu son sắt thủy chung của hai người, mỗi năm Trời Phật đã nối duyên cho họ găp nhau một lần vào tiết tháng Bảy mưa ngâu trước rằm Trung Thu tháng Tám. Đó là dịp Trời gom góp của nhà Trời và sự cần mẫn suốt năm của Ngưu Lang Chức Nữ để làm thành chiếc cầu vồng bảy màu nối liền đôi bờ thăm thẳm cho họ được gặp nhau. Muôn vạn con quạ, con cò, con vạc, bồ nông, ngỗng trời đã hợp lực ken kín cầu Ô Thước để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Những giọt nước mắt mừng tủi của hai người và sự cảm động của trời đất, chim muông đã hóa thành mưa ngâu.
Học không bao giờ muộn
LỜI THỀ SOCRATES DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TRONG VIỆN ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU
(A Socratic Oath for Faculty of Research Universities)
1. Tôi xin tuyên thệ cống hiến sức mình cho sự tiến bộ và mở mang tri thức, nhận thức rằng tôi có nghĩa vụ đối với sinh viên, với lĩnh vực chuyên môn, với các giảng viên đồng nghiệp, với viện đại học, và với công chúng.
2. Tôi dấn thân vào nghề dạy học và xem nó như là một thiên chức đạo đức. Tôi thừa nhận nghiên cứu và hoạt động học thuật hàm chứa sự tín thác của công chúng và chấp thuận công việc chuyên môn như là một nghĩa vụ xã hội. Trong quá trình thực hiện những nghĩa vụ của mình, tôi sẽ dành cho công tác giảng dạy lẫn nghiên cứu lòng tận tâm bền bỉ, sáng tạo, và kiên định. Tôi sẽ theo đuổi kiến thức mới và những hoạt động sáng tạo một cách cẩn trọng phù hợp với những tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất trong lĩnh vực của mình. Và tôi sẽ làm hết sức mình để phục vụ cộng đồng rộng lớn hơn. Khi thực hiện những nhiệm vụ này, tôi thừa nhận rằng giảng dạy, nghiên cứu, và phục vụ công chúng là những trách nhiệm căn bản của mỗi giảng viên đại học; rằng đó là những trách nhiệm cần phải được cân đối thường xuyên; và rằng trong khi những trách nhiệm này có tầm quan trọng như nhau, giảng dạy luôn là trọng tâm trong sứ mệnh của viện đại học.
3. Vì mục đích đó, tôi chấp nhận lòng tín thác hàm chứa trong việc truyền tải kiến thức để có được sự chính xác, công bằng, cân đối, và thống nhất trong cách trình bày chuyên môn của tôi và trong việc xử lý những quan điểm khác nhau. Dù giảng dạy chủ đề gì đi nữa tôi cũng sẽ thực hiện một cách nghiêm ngặt, nhưng cũng với tinh thần khai phóng, “nêu bật cái tổng quát trong bản thân cái cụ thể,” với tầm nhìn sâu, rộng và cách nhìn nhân bản đối với những vấn đề nền tảng, với bối cảnh, những mối quan hệ, và những hệ quả của nó.
4. Tôi sẽ tôn trọng sự chính trực trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, ở khía cạnh cá nhân lẫn tri thức, nhằm loại bỏ từ trong ý thức những biểu hiện quá trớn nhằm thuyết phục người khác hay bao biện, cũng như đối với hành vi lạm dụng hay quấy rối.
5. Tôi sẽ rất cẩn trọng trong việc chuẩn bị cho các giờ giảng trên lớp, các buổi thảo luận, các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm, hay những hoạt động khác và giám sát với cùng cung cách như vậy đối với việc chuẩn bị của các sinh viên trợ giảng cộng tác với tôi. Tôi sẽ khách quan, nghiêm khắc, và công bằng trong đánh giá sinh viên và sẽ có mặt trong các buổi thảo luận của sinh viên, những giờ tiếp sinh viên, những buổi thực hành trong phòng thí nghiệm, và những cuộc tiếp xúc chính thức khác bên ngoài giảng đường.
6. Cuối cùng, tôi sẽ tham gia vào đời sống của cộng đồng viện đại học, hợp tác với các đồng nghiệp của tôi trong những nỗ lực giáo dục và tham gia vào các hoạt động trong khuôn viên đại học. Và, trong khi phát triển sự nghiệp của chính mình, tôi sẽ khuyến khích, giúp đỡ, và hướng dẫn các đồng nghiệp của mình, đặc biệt là những người mới được bổ nhiệm, để họ có thể trở thành những giảng viên hiệu năng và những học giả thành công.Lời thề này do tôi tự nguyện thực hiện và gìn giữ với ý thức rằng đặc ân của quyền tự do học thuật được dành cho tôi đi liền với bổn phận của trách nhiệm nghề nghiệp để vinh danh và phục vụ sinh viên, ngành học, nghề nghiệp, đồng nghiệp, và viện đại học của tôi, và xã hội rộng lớn hơn.
QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á Từ Nghiên cứu đến Thực hành là sách sắn được viết bởi Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye. Người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Nguyên bản tiếng Anh: Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice/ Reinhatdt Howeler and Tin Maung Aye. Cali, CO: Centro Internacional de Agricultura Tropical (CIAT), 2015, 148 trang, (CIAT Publication No. 396), chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5, Bản tiếng Việt CIAT VAAS The Nippon Foundation Nhà xuất bản thông tấn 2015. Chỉ số xuất bản 9786049450471 Sách không bán. Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT giới thiệu: (trích) ” Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”. Được sự đồng ý của tác giả, tài liệu sách sắn mới này được giới thiệu song ngữ Anh Việt lần lượt tại trang Quản lý bền vững sắn châu Á chuyên mục Khoa học Cây trồng http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và www.hoangkimlong.wordpress.com chuyên mục cùng tên Quản lý bền vững sắn châu Á
SUSTAINABLE MANAGEMENT OF CASSAVA IN ASIA
From Research to Practice By Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye
FOREWORD
Cassava is one of the most popular crops in Asia’s uplands for its flexibility in cropping systems, its ability to produce well in challenging conditions and for its multiple uses – providing food, animal feed, and income to support farming families. But although cassava has a reputation as an easy crop to grow, it requires good management in order to get good yields year after year, while protecting the soil and water resources.
The world of agriculture is changing quickly, and cassava is not immune to this change. On the one hand, the market for cassava and cassava products is growing in several Asian countries, with the potential to become more lucrative. Many new, higher yielding varieties are available for farmers to use, and their knowledge about crop and soil management has grown steadily.
Yet at the same time, pests and diseases are growing in importance and can often impact yields. Their control requires very good knowledge and careful integrated management practices. There are many options for managing soil preparation, planting density, weeds and harvesting. The production of high-quality planting material (stakes or seed) is a kind of invisible benefit that is often not fully appreciated by growers, and understanding and implementing the inputs and practices that contribute to long-term optimized productivity is fundamental to a cassava farmer’s success. For example, soil fertility management is the core practice for long-term success for many cassava farmers.
But the right combination of practices will be specific for each farm. Farmers who grow cassava often do not have easy access to good information on best management practices. In most countries, the extension systems for providing technical advice to cassava farmers are non‑existent or not as well developed as for rice or maize, for example. The experts, charged with providing that advice – usually extension agents, sales representatives of companies providing inputs, such as fertilizer or pesticides, or the technical outreach staff of processing companies – typically work with many crops and many farmers, or may have a commercial interest in advice that motivates the purchase of specific products or services. Most technologies developed for cassava are designed to be environmentally friendly, that is, they do not rely on high inputs of chemicals or destructive practices. It is important that technologies that are disseminated and promoted take full advantage of this concern for the environment.
This book aims to provide well-founded and unbiased information on managing the cassava crop for maximum profitability and household well-being, while protecting the soil for long-term sustainability. It is based on the experience and research results from many decades, especially in Asia but also in Africa and Latin America. Much of the information was developed by the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) – with headquarters in Cali, Colombia, and a regional office for Asia, previously in Bangkok, Thailand, and currently in Hanoi, Vietnam – and partner institutions throughout the region. These partners are mentioned throughout the manual in discussion of the relevant experiments or technologies. Many farmers themselves participated in developing research ideas and solutions through a process of Farmer Participatory Research (FPR). This has been a key part of assuring the practical relevance of the results.
The book is designed both for those who provide advice directly to farmers, as well as the teachers who train students to become extension agents, agronomists, or industry representatives. It can also serve to provide advice and information directly to well-informed farmers, who can understand some of the more technical information and apply it for their own needs and conditions. No manual can provide detailed advice at the individual farm level, but it will give good guidance for extension agents and others who work with farming communities to adjust and adapt to specific needs. We invite national partners to use this manual freely to develop additional material for local training and extension purposes.
The authors of this book, Drs. Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye, have worked extensively with a broad range of partners, on experiment stations and on farmer fields across the region. The work summarized in this manual represents the best available advice from more than 50 years of combined research experience and work with farmers to understand their real-life challenges and opportunities.
This manual would not have been possible without the support of the Nippon Foundation. This support involved more than two decades of funding for research, training, and network development activities throughout Southeast Asia. CIAT gratefully acknowledges the key role of the Nippon Foundation, both in the research initiatives that developed the information included in this manual, and the support to write, translate, and produce it.
CIAT’s Cassava Program is pleased to present this manual for use in managing cassava production systems that will optimize the short- and long-term benefits for farmers who grow the crop, while protecting the environment.
Clair Hershey
Leader, CIAT Cassava Program
QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành
Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye.
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai
LỜI NÓI ĐẦU
Sắn là một trong những loại cây trồng thích nghi vùng cao phổ biến nhất ở châu Á vì tính linh hoạt của nó trong hệ thống cây trồng, khả năng sản xuất thuận lợi trong điều kiện khó khăn và tính đa dụng cung cấp thực phẩm, thức ăn gia súc, nguồn thu nhập cho hộ nông dân. Mặc dù sắn có tiếng là cây dễ trồng, nó vẫn đòi hỏi phải quản lý tốt để có được năng suất cao qua các năm, đi đôi việc bảo vệ nguồn đất và nước.Thế giới nông nghiệp đang chuyển đổi một cách nhanh chóng và cây sắn cũng không tránh khỏi sự thay đổi này. Một mặt, thị trường sắn và sản phẩm sắn đang tăng trưởng ở một số nước châu Á với khả năng thu lợi nhiều hơn từ cây này. Nhiều giống sắn mới năng suất cao là có giá trị đối với hệ thống sản xuất và sự hiểu biết về quản lý đất và cây trồng tối ưu đã được tăng đều đặn. Đồng thời, vấn đề sâu bệnh cũng trở nên quan trọng và thường ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng. Kiểm soát chúng đòi hỏi kiến thức tốt và quản lý cẩn thận. Có nhiều lựa chọn trong hoạt động quản lý cây trồng như chuẩn bị đất, mật độ trồng, quản lý cỏ dại và các công cụ thu hoạch. Việc sản xuất cây giống chất lượng cao (hom và hạt giống) có lợi thế tiềm năng mà thường không được đánh giá đầy đủ bởi người trồng sắn. Quản lý độ phì đất là thực hành cốt lõi mang lại thành công lâu dài cho nhiều nông dân trồng sắn. Hiểu biết thấu đáo các yếu tố đầu vào và thực hiện những điều đó góp phần tối ưu hóa năng suất, về lâu dài là nền tảng thành công của một người nông dân trồng sắn.
Nhưng kết hợp đúng thực tiễn cần được cụ thể cho mỗi trang trại. Những người nông dân trồng sắn thường không dễ tiếp cận thông tin chuẩn mực về thực hành quản lý tốt nhất. Ở hầu hết các nước, hệ thống khuyến nông cung cấp tư vấn kỹ thuật cho người nông dân trồng sắn không phát triển như đối với cây lúa hoặc cây ngô và thỉnh thoảng còn không có. Các chuyên gia tư vấn thường là cán bộ khuyến nông, các đại diện bán hàng của công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào như phân bón hay thuốc trừ sâu, hay các chuyên viên kỹ thuật của các công ty chế biến. Họ thường làm việc với nhiều loại cây trồng và nhiều nông dân, hoặc có thể có các lợi ích thương mại với động cơ mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Hầu hết các công nghệ được phát triển cho sắn được thiết kế thân thiện môi trường, nghĩa là không phụ thuộc vào đầu vào cao của hóa chất hoặc các thực hành bất lợi. Điều quan trọng là công nghệ được phổ biến và phát huy tận dụng mối quan tâm đối với môi trường.
Cuốn sách này nhằm mục đích cung cấp thông tin có cơ sở tốt về quản lý cây sắn để nông hộ thu lợi tối đa và phát triển tốt hơn trong khi vẫn bảo tồn độ phì nhiêu của đất và phát triển bền vững lâu dài. Nó được dựa trên những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Rất nhiều thông tin được phát triển bởi sự tham gia làm việc giữa Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) – có trụ sở ở Cali, Colombia, và một văn phòng khu vực châu Á, trước đây đặt ở Bangkok, Thái Lan và hiện nay đang đặt ở Hà Nội, Việt Nam – với các tổ chức đối tác trong khu vực. Các đối tác này được đề cập trong tài liệu thông qua hướng dẫn thảo luận các thí nghiệm hoặc công nghệ liên quan. Nhiều nông dân tham gia phát triển ý tưởng và giải pháp trong chương trình nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Đây là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phù hợp thực tế của các kết quả.
Cuốn sách được thiết kế cho những người cung cấp tư vấn trực tiếp đến nông dân, cũng như các giáo viên, nhà nông học, sinh viên, cán bộ khuyến nông, đại lý nông sản và công nghiệp chế biến cùng những ai quan tâm đến quản lý đất và cây trồng bền vững đối với sắn ở châu Á. Sách cũng được dùng để cung cấp thông tin tư vấn trực tiếp đến nông dân, những người hiểu biết kỹ thuật canh tác sắn để vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tuy sách chưa có hướng dẩn chi tiết tại trang trại cá nhân nhưng nó là cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông và những người làm việc với cộng đồng nông dân để điều chỉnh thích hợp với nhu cầu cụ thể. Chúng tôi mời các đối tác quốc gia sử dụng hướng dẫn này một cách tự do để phát triển các tài liệu bổ sung cho mục đích đào tạo và khuyến nông địa phương.
Các tác giả cuốn sách này là tiến sĩ Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye đã làm việc rộng khắp với một loạt các đối tác, các trạm thí nghiệm và trên đồng ruộng của nông dân. Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.
Sách hướng dẫn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của quỹ Nippon. Những gắn bó hơn hai thập kỷ hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phát triển mạng lưới trên khắp Đông Nam Á. CIAT trân trọng cảm ơn vai trò quan trọng của Quỹ Nippon trong các sáng kiến nghiên cứu phát triển thông tin bao gồm hướng dẫn này, cũng như hỗ trợ biên dịch và sản xuất tài liệu hướng dẫn.
Chương trình sắn CIAT hân hạnh giới thiệu hướng dẫn này để sử dụng trong việc quản lý hệ thống sản xuất trồng sắn nhằm tối ưu hóa lợi ích ngắn và dài hạn cho nông dân cũng như để bảo vệ môi trường.
Clair Hershey
Trưởng Chương trình sắn CIAT
QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á Hoàng Kim Jonathan Newby với Ed Sarobol và 3 người khác ngày 15 tháng 8 năm 2020 đã thông tin: tại Giải pháp bền vững bệnh hại sắn ở Đông Nam ÁWebinar Series: No 1. Những thông tin mới cập nhật này đúc kết những nổ lực và tiến bộ mới.
Nguồn gen sắn kháng CMD
Các hàng sắn ở Tây Ninh minh chứng phát huy được sức mạnh của di truyền học (hình). “Giữ niềm tin: Tiến bộ trong việc phát triển các loại chống CMD khả thi thương mại cho châu Á”. Bài thuyết trình https://cassavadiseasesolutionsasia.net/webinar-series/ từ buổi hội thảo sáng nay có thể được tải xuống tại đây .
Chúc mừng tiến bộ mới của đề tài qua thông tin này.Thật tuyệt vời nguồn gen kháng bệnh CMD.
Hai câu hỏi đối với bạn 1) Giống sắn kháng bệnh CMD trong hình trên là giống sắn gì và quan hệ nguồn gốc di truyền như thế nào đối với giống sắn “KM419 siêu bột cọng đỏ”? 2) Giống sắn này có điểm mới gì về đặc tính nông sinh học trong sự so sánh năng suất bột với giống sắn thương mại chủ lực KM419 và KM94 hiện nay chiếm díện tích trồng 42% và 31% diện tích sắn Việt Nam ?
Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …
Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích
Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.
(*) Thầy Viên tdvien@vnua.edu.vn trưa nay nhắn tin cho tôi: “Anh Kim sắn, tôi là Viên ở Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi vẫn vào FB của anh để đọc. Nhiều bài viết về Tây Nguyên rất hay. Anh có thể gửi cho tôi các bài/ ý tưởng của Anh/ và những người khác về phát triển nông nghiệp nông thôn Tây Nguyên qua địa chỉ email của tôi: Trân trọng cám ơn anh”. Tôi trả lời thầy Viên “Cám ơn anh” và nhắn gửi thư này.