Số lần xem
Đang xem 8869 Toàn hệ thống 20162 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Các lời khuyên phòng bệnh COVID tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Ngọc Linh: Ngoài các thuốc theo phác đồ của Bộ y tế và các phác đồ quốc tế, nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để hỗ trợ:- Ngồi thiền mỗi ngày có thể giúp cho chúng ta giữ được sự bình thản, tăng sức đề kháng, giảm stress và vì thế phòng ngừa phần nào những tác hại của virus.- Tập thở tích cực: Ra ngoài sân thoáng (không nên ngồi trong phòng kín). Hít thở bằng miệng, mở miệng ra để thở. Hít vào thật sâu, hai tay giơ lên, cúi xuống thở ra hai tay đưa xuống, khi đến gần cuối thì thở ra, thì thở hắt mạnh ra để đẩy nốt phần khí cặn trong phổi ra.- Súc miệng nước muối hàng ngày và tránh không để cho cổ họng bị khô.- Tập thể dục mỗi ngày.- Mở cửa để không khí lưu thông thông thoáng cho nơi ở.- Trong trường hợp không may bị nhiễm virus, có thể xông các loại lá có tinh dầu: đun sôi lá sả, chanh, vỏ bưởi, hoa cứt lợn, lá bạc hà, lá tía tô… ngày 2 lần, nếu thấy khó thở thì có thể xông nhiều hơn 3-4 lần. Vùng miền nào có các loại lá có tinh dầu đều có thể dùng được hết. Khi nước đã sôi già, khi chuẩn bị xông, bỏ vài giọt dầu gió vào nồi và xông, khi đó hơi bốc lên cùng với dầu gió làm tăng hiệu quả xông. Hoặc chỉ đun nóng nước rồi cho dầu vào nếu không có cây lá tinh dầu.- Ăn uống: Cố gắng tìm mọi cách ăn uống đầy đủ trong hoàn cảnh của mình. Một số gợi ý thêm: Nước đậu đeno Nước lá tía tô giúp giải cảm rất tốt. Uống như trà, có thể thay nước lọc. Nước gừng, chanh, sả, mật ong cũng rất tốt.- Và cuối cùng, Yếu tố tinh thần là quan trọng nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
TIẾU NGẠO VỚI LAN HOA
Hoàng Kim
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Học Thái Ất Thần Kinh
Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Tiếu ngạo với Lan Hoa
*
Nhớ hôm trước qua rừng thiêng cổ tích
Gặp Lan Hoa chuỗi ngọc kết Càn Khôn
Đá năng lượng người tâm thành trao tặng
Lịch Việt Thường ta phước đức dùng luôn.
Nhậm Thái Ất trung cung kỳ Ngũ Phúc
Tâm Thần Cơ địa ất đại du Cầm
Vui nhị thập nhân duyên theo nghề ruộng
Mừng thời trời tiết khí lịch nhà nông.
Luân xa mở những điều hay đáng học
Minh triết mỗi ngày, con mắt thứ ba
Dạy và học suốt đời chăm chí thiện
Thái Ất Thần Kinh Thiên Địa Nhân Hòa
ĐÙA VUI CÙNG THUẬN NGHĨA Hoàng Kim
Ta về lại thăm rừng xưa Thuannghia
Chuyện cùng Lão Phu đàm đạo Thần Thông
Thập nhị nhân duyên mười hai tuyệt kỹ
Khả năng thích nghi năng lực siêu phàm
Tha tâm thông hiểu hành vi người khác
Thiên nhãn thông nhìn thấu suốt nơi xa
Thiên nhĩ thông nghe những lời kín tiếng
Khinh công thông nhanh gió dục mây vần
Thủy thượng phiêu lướt bay trên mặt nước
Tâm thức chuyển di thoắt ở thoắt về
Huyền nhiệt luyện ngọn lửa thiêng Tam muội
Lôi hỏa điện thân phát điện ngàn vôn
Thiết bố sam luyện mình đồng, thân sắt
Sư tử hống tiếng gầm chúa sơn lâm
Truyền âm nhập mật thâm sâu thấu tỏ
Năng lực thích nghi bí ẩn sinh tồn
Ta chợt thấu những chuyện đời khó giải
Tình thế Biển Đông tiến thoái lưỡng nan
Mèo vờn chuột thuận thiên và kế hiểm
Bức tranh nhân gian thiện ác khó bàn.
Ta về lại rừng xưa cùng Thuannghia
Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm
Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo
Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …
Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái
Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai
Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất
Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.
Thích cùng lão
dạo chơi VÔ PHƯƠNG CÚ
Dấu chân hoang
Thong thả lạc non ngàn
Chẳng e ngại chông chênh hay tâm bão
Bởi tâm hồn tĩnh lặng thật an nhiên
Hoa của Đất
duyên may còn sức khỏe
Nẻo Âm Dương xin Bụt ước ba điều
Con và cháu
thêm ba nguồn trí huệ
Ngọc cho đời
Thành Phước Đức cho Dân
Tâm an định
nên lòng không vướng bận
trí an hòa xử thế thật thung dung
khi kho báu
trong lòng ta đã rõ
chẳng Ưu Tư mặc gió dục mây vần
dẫu như vậy
đôi khi bâng khuâng hỏi
cửa Thần Phù
khéo giữ trọn đường tu
lênh đênh nước
lênh đênh con thuyền nhỏ
chốn nhân gian ước được thế nhân phù.
những lúc ấy
mới hay duyên tiền định
trong thâm tâm
mới tỏ sự luân hồi
luật Nhân Quả
lật Sách Trời gạn hỏi
Mới hiểu đời học mãi vẫn chưa thôi
Vô Phương Cú
Câu thơ thần tĩnh lặng
Vòm trời xanh
thăm thẳm một thinh không
Ta chợt ngộ
Ban mai chào trước ngõ
Bình minh lên
Trời đất thật VÔ CÙNG…
Sách “Văn hóa Đông Tây” của GS Nguyễn Hoàng Phương là nội dung tích hợp tất tần tật từ Ngũ hành – Bát quái – Dịch số – Thái ất thần kinh – và một số nội dung của phương Tây tương ứng. Trong đó nói gi?
– Năm 2020: Ngũ phúc ở Trung cung (Tí – Mẹo – Ngọ – Dậu) ở kỳ Lý Thiên. Lý Thiên là do Trời hành Đạo. Một hệ thống sao Thái Ất bao gồm chính tinh và phụ tinh. Lê Quý Đôn luận giải sách Trạng Trình cũng cho rằng: Hệ thống sao Thái Ất rọi vào nước vua có Đạo thì nước Thịnh; rọi vào nước vua bất Đạo thì suy.
– Chủ toán 24 / Khách toán 25: Chủ toán gặp số Vô địa. Ngôi sao này đang ở quẻ Ly, bất lợi cho người cầm quân phương Nam.
– Khách tham tướng – Khách Đại tướng : đồng cung phương Bắc. Năm sau hai ngôi sao này vẫn đồng cung, nghĩa là tranh chấp quyền lực chưa chấm dứt được ở năm này, còn xảy tới năm sau.
– Có điều buồn cười là theo cách an sao của Trạng Trình và cách lý giải của Lê Quý Đôn, thì Quân cơ năm 2020 chả phải là vua trong nước ? Thần cơ chả phải là tướng đương nhiệm? Nghĩa là quyền lực không nằm trong tay người được phong. Quân cơ trở thành ngôi sao lẻ loi, ẩn dật dưới sự theo dõi của sao Thủy Kích.
– Đại Du Thái Ất ở phương Đông: Trạng Trình nói khi Đại du Thái Ất đồng cung với Ngũ phúc, thì Phúc do Ngũ phúc đem đến bị giảm một nửa. Đồng cung phương Đông có Thiên Cầm là ngôi sao Pháp sư. Khi tôi gieo quẻ Dịch thì gặp quẻ Tụng. Liệu các nước có biển Đông bị lấn chiếm có đủ bản lĩnh để đưa phương Bắc ra tòa hay không ? Xảy ra trong năm này. (Ghi chú: Quẻ Dịch tôi gieo không dùng để phán xấu tốt, mà dụng để xem xét hướng giải quyết ạ). Đại Du Thái Ất vào các năm 10,20,30, sách nói bất lợi cho quân lính và nhân dân.
– Cuối cùng là hệ Nhị Thập Bát Tú: năm nay sao Tất, sách nói : “chinh phạt binh lính ngoài biên cương”
MÌNH VỀ THĂM NHAU THÔI
Hoàng Kim
Mình về thăm nhau thôi
không thể chờ nhau mà hóa đá.
Nơi ấy
khắc khoải
một niềm thương
thật lạ
ta như con trẻ
kiếm tìm nhau
suốt cuộc đời này.
II
Mình về thăm nhau thôi
Nơi ấy
vùng cổ tích hoang sơ
hoa gạo đỏ
tháng Ba
lúa xuân thì
mơn mởn.
Nơi ấy
líu ríu
mưa xuân
ngôi đền thiêng
trấn quốc
bóng chùa
non nước ngân nga.
Nơi ấy
không lo toan
không quay cuồng
không bộn bề
mọi khó nhọc bỏ qua
chỉ ngọt lịm
hương trời hương đất.
Nơi ấy
biển trời
xanh tím
ngẫn ngơ đời
và khát khao xanh.
III
Mình về thăm nhau thôi
Thương hoài Tương Tiến Tửu
Ai áo cừu ngàn vàng
Đưa ra đem đổi rượu?
Ai tri kỷ thân thiết
Mang mang đi trong đời
Ai là người tỉnh thức
Mai Hôm vầng trăng soi
Anh Hai xưa đã khuất
Trăng soi “Cuốc đất đêm”
Anh Tư nay lớn tuổi
Đau “Mảnh đạn trong người”
Chú Út ngày tảo mộ
Về làng chật quân nhân
Thương các đêm đói ngủ
Nhớ những ngày hành quân.
Qua thuở đầy gian lao
Mừng non sông một dãi
Vui trường xưa trở lại
Bùi ngùi chuyện mất còn
IV
Ta “Về với ruộng đồng”
Mãi mê cùng năm tháng
Giã từ thời cầm súng
Học lại nghề làm nông.
Thương hạt ngọc trắng trong
Dãi dầu bao mưa nắng
Dẻo thơm chén cơm ngon
Lắng mồ hôi hạn mặn
Minh triết sống phúc hậu
Thanh thản và an vui
Chia may rủi ở đời
Chẳng màng chi danh vọng
Đêm Yên Tử rừng trúc thăm thẳm huyền thoại, vững chãi cây tre Việt Nam ngoan cường, như Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ năm 1363, bức họa Phật Hoàng Trần Nhân Tông do Trần Giám Như vẽ, trôi nổi trong nhân gian, như Nghê Việt ẩn tàng sức mạnh văn hóa Việt.
Vị Thiền sư Trúc Lâm Yên Tử hỏi và tôi trả lời: “- Người đi đâu tối qua? – Con trở về tự thân. – Người thấy gì đêm thiêng? – Con ngộ khi ngày mới. Đêm Yên Tử là bài học lớn. Tình yêu cuộc sống thật kỳ diệu. Nghê Việt là rồng thiêng ẩn ngữ. Sách Nhàn đọc dấu lúc có lúc không”. Yên Tử là hình ảnh không lời. Trúc Lâm Yên Tử là tìm lại chính mình.
Hữu cú vô cú -有句無句- của Trần Nhân Tông
Nguyên văn chữ Hán phiên âm Hán Việt
有句無句,Hữu cú vô cú,
藤枯樹倒。Đằng khô thụ đảo.
幾個衲僧,Kỷ cá nạp tăng,
撞頭嗑腦。Chàng đầu hạp não,
有句無句,Hữu cú vô cú,
體露金風。Thể lộ kim phong.
兢伽沙數,Căng già sa số.
犯刃傷鋒。Phạm nhẫn thương phong.
有句無句,Hữu cú vô cú
立宗立旨。Lập tông lập chỉ.
打瓦鑽龜,Đả ngõa toàn quy,
登山涉水。Đăng sơn thiệp thủy.
有句無句,Hữu cú vô cú,
非有非無。Phi hữu phi vô.
刻舟求劍,Khắc chu cầu kiếm,
索驥按圖。Sách ký án đồ.
有句無句,Hữu cú vô cú,
互不回互。Hỗ bất hồi hỗ.
笠雪鞋花,Lạp tuyết hài hoa,
守株待兔。Thủ chu đãi thố.
有句無句,Hữu cú vô cú,
自古自今。Tự cổ tự kim.
執指忘月,Chấp chỉ vong nguyệt,
平地陸沉。Bình địa lục trầm.
有句無句,Hữu cú vô cú,
如是如是。Như thị như thị.
八字打開,Bát tự đả khai,
全無巴鼻。Toàn vô ba tị.
有句無句,Hữu cú vô cú,
顧左顧右。Cố tả cố hữu.
阿刺刺地,A thích thích địa,
鬧聒聒地。Náo quát quát địa.
有句無句,Hữu cú vô cú,
忉忉怛怛。Điêu điêu đát đát.
截斷葛藤,Tiệt đoạn cát đằng,
彼此快活。Bỉ thử khoái hoạt.
—- DỊCH NGHĨA
Câu hữu câu vô,
Như cây đổ,
dây leo héo khô.
Mấy gã thầy tăng,
Đập đầu mẻ trán.
Câu hữu câu vô,
Như thân thể lộ ra trước gió thu.
Vô số cát sông Hằng,
Phạm vào kiếm,
bị thương vì mũi nhọn.
Câu hữu câu vô,
Lập công phái, ý chỉ.
Cũng là dùi rùa, đập ngói,
Trèo núi lội sông.
Câu hữu câu vô,
Chẳng phải hữu, chẳng phải vô,
Khác nào anh chàng khắc mạn thuyền mò gươm,
Theo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.
Câu hữu câu vô,
Tác động qua lại với nhau.
Nón tuyết giày hoa,
Ôm gốc cây đợi thỏ.
Câu hữu câu vô,
Từ xưa đến nay,
Chỉ chấp ngón tay mà quên vầng trăng,
Thế là chết đuối trên đất bằng.
Câu hữu câu vô,
Như thế như thế!
Tám chữ mở ra rồi,
Hoàn toàn không còn điều gì lớn nữa.
Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt.
Nhà Trần trong sử Việt
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Trước đèn bảy trăm năm,
thăm thẳm một tầm nhìn.
*
1 “Câu hữu câu vô, Quay bên phải, ngoái bên trái. Thuyết lý ầm ĩ, Ồn ào tranh cãi. Câu hữu câu vô, Khiến người rầu rĩ. Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo, Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.
2.
“Kinh Dịch xem chơi Yêu TÍNH SÁNG yêu hơn châu báu> Sách Nhàn đọc giấu Trọng LÒNG NGƯỜI trọng nữa hoàng kim”
3. “Ở đời vui đạo thả tùy duyên Đói cứ ăn đi , mệt ngủ liền Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”
(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)
“Sách nhàn đọc dấu câu CÓ câu KHÔNG”. Thời nhà Tùy, sách vở chưa có dấu chấm câu. Bình thường vì không có dấu chấm nên một câu văn thường xuất hiện nhiều loại nghĩa khác nhau. Trịnh Ngôn Khánh đọc Luận Ngữ đành sắp xếp lại đặt dấu câu vào trong đó. “Soán Đường là sách mới của tác giả Canh Tân trên trang đọc truyện online. Sống trong thời loạn thế, thân thế khó bề phân biệt. Trong lòng ta không hướng tới phú quý nhưng không biết vì sao phú quý lại liên tục xuất hiện. Đây là một câu chuyện một người hiện đại xuyên Việt về Tùy Đường“. Hoàng Kim đọc chơi trang sách, chợt dưng lại nhớ về đời Trần và đức Nhân Tông “Đường Trần ta lại rong chơi. Vui thêm chút nữa, buồn thôi lại về“. “Sách nhàn đọc dấu câu CÓ câu KHÔNG”, “giấu” hay là “dấu” đây?
Thương nước biết ơn bao người ngọc (1)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời thanh thản
Ân tình lưu dấu những dòng sông.
“Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (2)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi.
Linh Giang Kỳ Lộ tới Đồng Nai
Mỗi chốn đều ghi chuyện cảm hoài
Đá Bia núi Nhạn vùng huyền thoại
Nam Tiến ân tình thương nhớ ai.
Vì nước đâu nề cảnh biệt ly
Nghìn trùng thăm thẳm buổi ra đi
Thanh Lương an tĩnh hiền thoát tục
Lương Chánh thanh nhàn đức từ bi
Chí thiện cha nêu gương trung hiếu
Yêu thương người chấp mọi thị phi
Chuông chùa vang vọng niềm an lạc
Sông núi trời Nam mãi mãi ghi.
Trúc Lâm thăm thẳm đức Hoàng Thành
A Na bà chúa Ngọc Phương Nam
Đất phú trời yên người hạnh phúc
Hồn Việt đường vui tới cõi hiền.
(1) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …
(2) Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ
Huyền Trân công chúa Đại Việt kết duyên với vua Chế Mân Chiêm Thành nhiều người cho rằng đó là mưu lược chính trị nhờ vậy mà Đại Việt thêm được hai châu Ô Lý. Sự thật đó là một liên minh của dân tộc Việt mà nếu không thành thì hai nước khó có thể tồn tại. Chế Mân là vị vua Chiêm Thành trong hoàn cảnh đất nước bị đế quốc Angkor sát nách luôn muốn thôn tính và vó ngựa quân Nguyên Mông đang thần tốc tràn xuống phương Nam. Ông đã bỏ qua vinh nhục bản thân nhiều lần tỏ lòng thành liên kết với Đại Việt bằng cách dâng lễ vật là hai châu Ô Lý để xin cầu hôn với Huyền Trân công chúa con vua Trần Nhân Tông. Hai châu Ô Lý thực chất là chiến phí cho công cuộc liên kết kháng chiến chống kẻ địch mạnh đến cướp đất cướp dân, trả ơn cho Đại Việt đã hai lần gánh chịu tổn thất nặng nề làm tiền phương chống trả quân Nguyên Mông, cản đường của kẻ đã lấy cớ mượn đường Đại Việt để đánh Chiêm Thành.
Chế Mân là vị vua anh minh ưu tú xứng đáng và thực lòng yêu thương Huyền Trân. Các vị vương mưu lược tài năng và các danh thần triều Trần hiểu rõ vận nước và sự chân thành đó của ông nên mới tán đồng cuộc hôn nhân, khi công chúa Huyền Trân đã bén duyên Trần Khắc Chung và mang ơn cứu mạng của chàng đối với cả cha và con trong trận chiến đẫm máu mà hai vua Trần và Huyền Trân xuýt bị giết. Thiết tưởng việc dành sự trong trắng của một cô gái đang độ xuân thì phải lìa bỏ người yêu để dấn thân cứu nạn nước và thực tâm yêu người khác làm chồng đó là một sự hi sinh lớn lao. Hậu thế cần một đánh giá công bằng đối với Chế Mân và Huyền Trân để thấu hiểu trọn vẹn những uẩn khúc sau này lúc Huyền Trân đi tu, thực thấu hiểu cuộc tình duyên nổi tiếng này trong lịch sử.
Tác giả Sao Khuê trong bài “Cảm nhận Huyền Trân” đã cho rằng: “Công chúa Huyền Trân là người đoan chính, chuyện bà tư thông với danh tướng Trần Khắc Chung là vô lý. Có năm lý do để Sao Khuê tin như thế, vì:
1) Trần Nhân Tông là một vị vua lỗi lạc từng lập kỳ tích chiến thắng quân Nguyên 2 lần. Sau đó khi còn rất trẻ đã từ bỏ danh lợi, thoái vị trao ngai vàng lại cho con mà xuất gia quy y Phật pháp, trở thành tôn sư sáng lập một Thiền phái Phật giáo. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – Có người cha anh hùng xuất chúng như thế thì Công chúa Huyền Trân khó thể là đứa con hư hỏng làm ô danh hoàng tộc.
Các lời khuyên phòng bệnh COVID tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Ngọc Linh: Ngoài các thuốc theo phác đồ của Bộ y tế và các phác đồ quốc tế, nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để hỗ trợ:- Ngồi thiền mỗi ngày có thể giúp cho chúng ta giữ được sự bình thản, tăng sức đề kháng, giảm stress và vì thế phòng ngừa phần nào những tác hại của virus.- Tập thở tích cực: Ra ngoài sân thoáng (không nên ngồi trong phòng kín). Hít thở bằng miệng, mở miệng ra để thở. Hít vào thật sâu, hai tay giơ lên, cúi xuống thở ra hai tay đưa xuống, khi đến gần cuối thì thở ra, thì thở hắt mạnh ra để đẩy nốt phần khí cặn trong phổi ra.- Súc miệng nước muối hàng ngày và tránh không để cho cổ họng bị khô.- Tập thể dục mỗi ngày.- Mở cửa để không khí lưu thông thông thoáng cho nơi ở.- Trong trường hợp không may bị nhiễm virus, có thể xông các loại lá có tinh dầu: đun sôi lá sả, chanh, vỏ bưởi, hoa cứt lợn, lá bạc hà, lá tía tô… ngày 2 lần, nếu thấy khó thở thì có thể xông nhiều hơn 3-4 lần. Vùng miền nào có các loại lá có tinh dầu đều có thể dùng được hết. Khi nước đã sôi già, khi chuẩn bị xông, bỏ vài giọt dầu gió vào nồi và xông, khi đó hơi bốc lên cùng với dầu gió làm tăng hiệu quả xông. Hoặc chỉ đun nóng nước rồi cho dầu vào nếu không có cây lá tinh dầu.- Ăn uống: Cố gắng tìm mọi cách ăn uống đầy đủ trong hoàn cảnh của mình. Một số gợi ý thêm: Nước đậu đeno Nước lá tía tô giúp giải cảm rất tốt. Uống như trà, có thể thay nước lọc. Nước gừng, chanh, sả, mật ong cũng rất tốt.- Và cuối cùng, Yếu tố tinh thần là quan trọng nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
TIẾU NGẠO VỚI LAN HOA
Hoàng Kim
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Học Thái Ất Thần Kinh
Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Tiếu ngạo với Lan Hoa
*
Nhớ hôm trước qua rừng thiêng cổ tích
Gặp Lan Hoa chuỗi ngọc kết Càn Khôn
Đá năng lượng người tâm thành trao tặng
Lịch Việt Thường ta phước đức dùng luôn.
Nhậm Thái Ất trung cung kỳ Ngũ Phúc
Tâm Thần Cơ địa ất đại du Cầm
Vui nhị thập nhân duyên theo nghề ruộng
Mừng thời trời tiết khí lịch nhà nông.
Luân xa mở những điều hay đáng học
Minh triết mỗi ngày, con mắt thứ ba
Dạy và học suốt đời chăm chí thiện
Thái Ất Thần Kinh Thiên Địa Nhân Hòa
ĐÙA VUI CÙNG THUẬN NGHĨA Hoàng Kim
Ta về lại thăm rừng xưa Thuannghia
Chuyện cùng Lão Phu đàm đạo Thần Thông
Thập nhị nhân duyên mười hai tuyệt kỹ
Khả năng thích nghi năng lực siêu phàm
Tha tâm thông hiểu hành vi người khác
Thiên nhãn thông nhìn thấu suốt nơi xa
Thiên nhĩ thông nghe những lời kín tiếng
Khinh công thông nhanh gió dục mây vần
Thủy thượng phiêu lướt bay trên mặt nước
Tâm thức chuyển di thoắt ở thoắt về
Huyền nhiệt luyện ngọn lửa thiêng Tam muội
Lôi hỏa điện thân phát điện ngàn vôn
Thiết bố sam luyện mình đồng, thân sắt
Sư tử hống tiếng gầm chúa sơn lâm
Truyền âm nhập mật thâm sâu thấu tỏ
Năng lực thích nghi bí ẩn sinh tồn
Ta chợt thấu những chuyện đời khó giải
Tình thế Biển Đông tiến thoái lưỡng nan
Mèo vờn chuột thuận thiên và kế hiểm
Bức tranh nhân gian thiện ác khó bàn.
Ta về lại rừng xưa cùng Thuannghia
Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm
Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo
Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …
Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái
Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai
Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất
Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.
Thích cùng lão
dạo chơi VÔ PHƯƠNG CÚ
Dấu chân hoang
Thong thả lạc non ngàn
Chẳng e ngại chông chênh hay tâm bão
Bởi tâm hồn tĩnh lặng thật an nhiên
Hoa của Đất
duyên may còn sức khỏe
Nẻo Âm Dương xin Bụt ước ba điều
Con và cháu
thêm ba nguồn trí huệ
Ngọc cho đời
Thành Phước Đức cho Dân
Tâm an định
nên lòng không vướng bận
trí an hòa xử thế thật thung dung
khi kho báu
trong lòng ta đã rõ
chẳng Ưu Tư mặc gió dục mây vần
dẫu như vậy
đôi khi bâng khuâng hỏi
cửa Thần Phù
khéo giữ trọn đường tu
lênh đênh nước
lênh đênh con thuyền nhỏ
chốn nhân gian ước được thế nhân phù.
những lúc ấy
mới hay duyên tiền định
trong thâm tâm
mới tỏ sự luân hồi
luật Nhân Quả
lật Sách Trời gạn hỏi
Mới hiểu đời học mãi vẫn chưa thôi
Vô Phương Cú
Câu thơ thần tĩnh lặng
Vòm trời xanh
thăm thẳm một thinh không
Ta chợt ngộ
Ban mai chào trước ngõ
Bình minh lên
Trời đất thật VÔ CÙNG…
Sách “Văn hóa Đông Tây” của GS Nguyễn Hoàng Phương là nội dung tích hợp tất tần tật từ Ngũ hành – Bát quái – Dịch số – Thái ất thần kinh – và một số nội dung của phương Tây tương ứng. Trong đó nói gi?
– Năm 2020: Ngũ phúc ở Trung cung (Tí – Mẹo – Ngọ – Dậu) ở kỳ Lý Thiên. Lý Thiên là do Trời hành Đạo. Một hệ thống sao Thái Ất bao gồm chính tinh và phụ tinh. Lê Quý Đôn luận giải sách Trạng Trình cũng cho rằng: Hệ thống sao Thái Ất rọi vào nước vua có Đạo thì nước Thịnh; rọi vào nước vua bất Đạo thì suy.
– Chủ toán 24 / Khách toán 25: Chủ toán gặp số Vô địa. Ngôi sao này đang ở quẻ Ly, bất lợi cho người cầm quân phương Nam.
– Khách tham tướng – Khách Đại tướng : đồng cung phương Bắc. Năm sau hai ngôi sao này vẫn đồng cung, nghĩa là tranh chấp quyền lực chưa chấm dứt được ở năm này, còn xảy tới năm sau.
– Có điều buồn cười là theo cách an sao của Trạng Trình và cách lý giải của Lê Quý Đôn, thì Quân cơ năm 2020 chả phải là vua trong nước ? Thần cơ chả phải là tướng đương nhiệm? Nghĩa là quyền lực không nằm trong tay người được phong. Quân cơ trở thành ngôi sao lẻ loi, ẩn dật dưới sự theo dõi của sao Thủy Kích.
– Đại Du Thái Ất ở phương Đông: Trạng Trình nói khi Đại du Thái Ất đồng cung với Ngũ phúc, thì Phúc do Ngũ phúc đem đến bị giảm một nửa. Đồng cung phương Đông có Thiên Cầm là ngôi sao Pháp sư. Khi tôi gieo quẻ Dịch thì gặp quẻ Tụng. Liệu các nước có biển Đông bị lấn chiếm có đủ bản lĩnh để đưa phương Bắc ra tòa hay không ? Xảy ra trong năm này. (Ghi chú: Quẻ Dịch tôi gieo không dùng để phán xấu tốt, mà dụng để xem xét hướng giải quyết ạ). Đại Du Thái Ất vào các năm 10,20,30, sách nói bất lợi cho quân lính và nhân dân.
– Cuối cùng là hệ Nhị Thập Bát Tú: năm nay sao Tất, sách nói : “chinh phạt binh lính ngoài biên cương”
MÌNH VỀ THĂM NHAU THÔI
Hoàng Kim
Mình về thăm nhau thôi
không thể chờ nhau mà hóa đá.
Nơi ấy
khắc khoải
một niềm thương
thật lạ
ta như con trẻ
kiếm tìm nhau
suốt cuộc đời này.
II
Mình về thăm nhau thôi
Nơi ấy
vùng cổ tích hoang sơ
hoa gạo đỏ
tháng Ba
lúa xuân thì
mơn mởn.
Nơi ấy
líu ríu
mưa xuân
ngôi đền thiêng
trấn quốc
bóng chùa
non nước ngân nga.
Nơi ấy
không lo toan
không quay cuồng
không bộn bề
mọi khó nhọc bỏ qua
chỉ ngọt lịm
hương trời hương đất.
Nơi ấy
biển trời
xanh tím
ngẫn ngơ đời
và khát khao xanh.
III
Mình về thăm nhau thôi
Thương hoài Tương Tiến Tửu
Ai áo cừu ngàn vàng
Đưa ra đem đổi rượu?
Ai tri kỷ thân thiết
Mang mang đi trong đời
Ai là người tỉnh thức
Mai Hôm vầng trăng soi
Anh Hai xưa đã khuất
Trăng soi “Cuốc đất đêm”
Anh Tư nay lớn tuổi
Đau “Mảnh đạn trong người”
Chú Út ngày tảo mộ
Về làng chật quân nhân
Thương các đêm đói ngủ
Nhớ những ngày hành quân.
Qua thuở đầy gian lao
Mừng non sông một dãi
Vui trường xưa trở lại
Bùi ngùi chuyện mất còn
IV
Ta “Về với ruộng đồng”
Mãi mê cùng năm tháng
Giã từ thời cầm súng
Học lại nghề làm nông.
Thương hạt ngọc trắng trong
Dãi dầu bao mưa nắng
Dẻo thơm chén cơm ngon
Lắng mồ hôi hạn mặn
Minh triết sống phúc hậu
Thanh thản và an vui
Chia may rủi ở đời
Chẳng màng chi danh vọng
Đêm Yên Tử rừng trúc thăm thẳm huyền thoại, vững chãi cây tre Việt Nam ngoan cường, như Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ năm 1363, bức họa Phật Hoàng Trần Nhân Tông do Trần Giám Như vẽ, trôi nổi trong nhân gian, như Nghê Việt ẩn tàng sức mạnh văn hóa Việt.
Vị Thiền sư Trúc Lâm Yên Tử hỏi và tôi trả lời: “- Người đi đâu tối qua? – Con trở về tự thân. – Người thấy gì đêm thiêng? – Con ngộ khi ngày mới. Đêm Yên Tử là bài học lớn. Tình yêu cuộc sống thật kỳ diệu. Nghê Việt là rồng thiêng ẩn ngữ. Sách Nhàn đọc dấu lúc có lúc không”. Yên Tử là hình ảnh không lời. Trúc Lâm Yên Tử là tìm lại chính mình.
Hữu cú vô cú -有句無句- của Trần Nhân Tông
Nguyên văn chữ Hán phiên âm Hán Việt
有句無句,Hữu cú vô cú,
藤枯樹倒。Đằng khô thụ đảo.
幾個衲僧,Kỷ cá nạp tăng,
撞頭嗑腦。Chàng đầu hạp não,
有句無句,Hữu cú vô cú,
體露金風。Thể lộ kim phong.
兢伽沙數,Căng già sa số.
犯刃傷鋒。Phạm nhẫn thương phong.
有句無句,Hữu cú vô cú
立宗立旨。Lập tông lập chỉ.
打瓦鑽龜,Đả ngõa toàn quy,
登山涉水。Đăng sơn thiệp thủy.
有句無句,Hữu cú vô cú,
非有非無。Phi hữu phi vô.
刻舟求劍,Khắc chu cầu kiếm,
索驥按圖。Sách ký án đồ.
有句無句,Hữu cú vô cú,
互不回互。Hỗ bất hồi hỗ.
笠雪鞋花,Lạp tuyết hài hoa,
守株待兔。Thủ chu đãi thố.
有句無句,Hữu cú vô cú,
自古自今。Tự cổ tự kim.
執指忘月,Chấp chỉ vong nguyệt,
平地陸沉。Bình địa lục trầm.
有句無句,Hữu cú vô cú,
如是如是。Như thị như thị.
八字打開,Bát tự đả khai,
全無巴鼻。Toàn vô ba tị.
有句無句,Hữu cú vô cú,
顧左顧右。Cố tả cố hữu.
阿刺刺地,A thích thích địa,
鬧聒聒地。Náo quát quát địa.
有句無句,Hữu cú vô cú,
忉忉怛怛。Điêu điêu đát đát.
截斷葛藤,Tiệt đoạn cát đằng,
彼此快活。Bỉ thử khoái hoạt.
—- DỊCH NGHĨA
Câu hữu câu vô,
Như cây đổ,
dây leo héo khô.
Mấy gã thầy tăng,
Đập đầu mẻ trán.
Câu hữu câu vô,
Như thân thể lộ ra trước gió thu.
Vô số cát sông Hằng,
Phạm vào kiếm,
bị thương vì mũi nhọn.
Câu hữu câu vô,
Lập công phái, ý chỉ.
Cũng là dùi rùa, đập ngói,
Trèo núi lội sông.
Câu hữu câu vô,
Chẳng phải hữu, chẳng phải vô,
Khác nào anh chàng khắc mạn thuyền mò gươm,
Theo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.
Câu hữu câu vô,
Tác động qua lại với nhau.
Nón tuyết giày hoa,
Ôm gốc cây đợi thỏ.
Câu hữu câu vô,
Từ xưa đến nay,
Chỉ chấp ngón tay mà quên vầng trăng,
Thế là chết đuối trên đất bằng.
Câu hữu câu vô,
Như thế như thế!
Tám chữ mở ra rồi,
Hoàn toàn không còn điều gì lớn nữa.
Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt.
Nhà Trần trong sử Việt
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Trước đèn bảy trăm năm,
thăm thẳm một tầm nhìn.
*
1 “Câu hữu câu vô, Quay bên phải, ngoái bên trái. Thuyết lý ầm ĩ, Ồn ào tranh cãi. Câu hữu câu vô, Khiến người rầu rĩ. Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo, Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.
2.
“Kinh Dịch xem chơi Yêu TÍNH SÁNG yêu hơn châu báu> Sách Nhàn đọc giấu Trọng LÒNG NGƯỜI trọng nữa hoàng kim”
3. “Ở đời vui đạo thả tùy duyên Đói cứ ăn đi , mệt ngủ liền Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”
(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)
“Sách nhàn đọc dấu câu CÓ câu KHÔNG”. Thời nhà Tùy, sách vở chưa có dấu chấm câu. Bình thường vì không có dấu chấm nên một câu văn thường xuất hiện nhiều loại nghĩa khác nhau. Trịnh Ngôn Khánh đọc Luận Ngữ đành sắp xếp lại đặt dấu câu vào trong đó. “Soán Đường là sách mới của tác giả Canh Tân trên trang đọc truyện online. Sống trong thời loạn thế, thân thế khó bề phân biệt. Trong lòng ta không hướng tới phú quý nhưng không biết vì sao phú quý lại liên tục xuất hiện. Đây là một câu chuyện một người hiện đại xuyên Việt về Tùy Đường“. Hoàng Kim đọc chơi trang sách, chợt dưng lại nhớ về đời Trần và đức Nhân Tông “Đường Trần ta lại rong chơi. Vui thêm chút nữa, buồn thôi lại về“. “Sách nhàn đọc dấu câu CÓ câu KHÔNG”, “giấu” hay là “dấu” đây?
Thương nước biết ơn bao người ngọc (1)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời thanh thản
Ân tình lưu dấu những dòng sông.
“Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (2)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi.
Linh Giang Kỳ Lộ tới Đồng Nai
Mỗi chốn đều ghi chuyện cảm hoài
Đá Bia núi Nhạn vùng huyền thoại
Nam Tiến ân tình thương nhớ ai.
Vì nước đâu nề cảnh biệt ly
Nghìn trùng thăm thẳm buổi ra đi
Thanh Lương an tĩnh hiền thoát tục
Lương Chánh thanh nhàn đức từ bi
Chí thiện cha nêu gương trung hiếu
Yêu thương người chấp mọi thị phi
Chuông chùa vang vọng niềm an lạc
Sông núi trời Nam mãi mãi ghi.
Trúc Lâm thăm thẳm đức Hoàng Thành
A Na bà chúa Ngọc Phương Nam
Đất phú trời yên người hạnh phúc
Hồn Việt đường vui tới cõi hiền.
(1) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …
(2) Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ
Huyền Trân công chúa Đại Việt kết duyên với vua Chế Mân Chiêm Thành nhiều người cho rằng đó là mưu lược chính trị nhờ vậy mà Đại Việt thêm được hai châu Ô Lý. Sự thật đó là một liên minh của dân tộc Việt mà nếu không thành thì hai nước khó có thể tồn tại. Chế Mân là vị vua Chiêm Thành trong hoàn cảnh đất nước bị đế quốc Angkor sát nách luôn muốn thôn tính và vó ngựa quân Nguyên Mông đang thần tốc tràn xuống phương Nam. Ông đã bỏ qua vinh nhục bản thân nhiều lần tỏ lòng thành liên kết với Đại Việt bằng cách dâng lễ vật là hai châu Ô Lý để xin cầu hôn với Huyền Trân công chúa con vua Trần Nhân Tông. Hai châu Ô Lý thực chất là chiến phí cho công cuộc liên kết kháng chiến chống kẻ địch mạnh đến cướp đất cướp dân, trả ơn cho Đại Việt đã hai lần gánh chịu tổn thất nặng nề làm tiền phương chống trả quân Nguyên Mông, cản đường của kẻ đã lấy cớ mượn đường Đại Việt để đánh Chiêm Thành.
Chế Mân là vị vua anh minh ưu tú xứng đáng và thực lòng yêu thương Huyền Trân. Các vị vương mưu lược tài năng và các danh thần triều Trần hiểu rõ vận nước và sự chân thành đó của ông nên mới tán đồng cuộc hôn nhân, khi công chúa Huyền Trân đã bén duyên Trần Khắc Chung và mang ơn cứu mạng của chàng đối với cả cha và con trong trận chiến đẫm máu mà hai vua Trần và Huyền Trân xuýt bị giết. Thiết tưởng việc dành sự trong trắng của một cô gái đang độ xuân thì phải lìa bỏ người yêu để dấn thân cứu nạn nước và thực tâm yêu người khác làm chồng đó là một sự hi sinh lớn lao. Hậu thế cần một đánh giá công bằng đối với Chế Mân và Huyền Trân để thấu hiểu trọn vẹn những uẩn khúc sau này lúc Huyền Trân đi tu, thực thấu hiểu cuộc tình duyên nổi tiếng này trong lịch sử.
Tác giả Sao Khuê trong bài “Cảm nhận Huyền Trân” đã cho rằng: “Công chúa Huyền Trân là người đoan chính, chuyện bà tư thông với danh tướng Trần Khắc Chung là vô lý. Có năm lý do để Sao Khuê tin như thế, vì:
1) Trần Nhân Tông là một vị vua lỗi lạc từng lập kỳ tích chiến thắng quân Nguyên 2 lần. Sau đó khi còn rất trẻ đã từ bỏ danh lợi, thoái vị trao ngai vàng lại cho con mà xuất gia quy y Phật pháp, trở thành tôn sư sáng lập một Thiền phái Phật giáo. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – Có người cha anh hùng xuất chúng như thế thì Công chúa Huyền Trân khó thể là đứa con hư hỏng làm ô danh hoàng tộc.
2) Trần Khắc Chung là công thần qua mấy đời vua. Làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển, Thượng Thư Tả Bộc Xạ (tương đương Tể Tướng). Công lao to tát đến độ được vua cho đổi sang quốc tính (họ Trần) – Xét về tuổi tác, luận về danh tiếng, đức độ…thì không lý gì ông lại làm ra chuyện xấu xa cùng Công chúa Huyền Trân để thân bại danh liệt.
3) Trên chuyến vượt thoát về Đại Việt ngoài Trần Khắc Chung còn có nhiều người khác (như An phủ sứ Đặng Vân và quân lính tùy tùng…) chứ không chỉ có Trần Khắc Chung và Công chúa Huyền Trân hai người…
4) Nếu là chuyện xấu xa thì tại sao những vị Vương Tướng cương trực cùng thời với Trần Khắc Chung (như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, …) không ai có thái độ gì?
5) Ngoài ra, còn bởi một lẽ riêng tư (mà Sao Khuê cho là rất quan trọng): Khi trốn khỏi Chiêm Thành thì hoàng tử Chế Đa Đa do Công chúa Huyền Trân hạ sinh mới vừa được mấy tháng tuổi không thể mang theo cùng! Lúc đó bà chẳng những là một người vợ vừa mất chồng mà còn là một người mẹ phải đoạn lìa núm ruột của mình. Sao Khuê cùng phận nữ, vô cùng cảm thương cho Công chúa Huyền Trân nên có thơ
CẢM PHẬN HUYỀN TRÂN
Ô, Rí năm nào đổi biệt ly
Huyền Trân Công Chúa bước vu qui
Ba sinh chưa vẹn đà tan tác
Hương lửa đang nồng vội thảm bi!
Đại Việt cướp người thuyền vượt lướt
Chiêm Thành ôm hận ngựa cuồng phi
Kiên trinh há thẹn dòng Long Phụng
Trung Đẳng (*) lòng son sử sách ghi!
(*) Sau này Công chúa Huyền Trân chẳng những được dân chúng lập miếu thờ phượng vì linh ứng, mà còn được nhiều đời vua xưng tụng là Thần hộ quốc. Vào năm Khải Định thứ chín đã chính thức sắc phong bà là “Trai Tĩnh Trung Đẳng thần”.
Hoàng Kim có “bài thơ yêu thương” họa vần”Cảm phận Huyền Trân”. Huyền Trân mang ơn cứu mạng của Lê Phụ Trần xả thân cứu cha và con trong cuộc chiến đẫm máu nhưng vẫn chấp nhận gác tình riêng vì NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI. Có Cha ấy và có Con ấy, dân tộc Việt thật là hồng phúc ! Tôi tâm đắc với câu trả lời của GS Trần Văn Giàu trước câu hỏi “Chúng ta có nên đề cập đến vấn đề châu Ô châu Rí không? GS. Trần Văn Giàu đã trả lời: “Có lúc nói, có lúc không. Chúng ta dựa vào lịch sử để nói, nhưng chúng ta không nên đi quá nhiều về lịch sử, bây giờ thì không cần nói vấn đề đó. Qua lịch sử, chúng ta nói về những vấn đề vượt lên trên lịch sử. Qua lịch sử ta nói đến con người, nhân cách của Người. Từ nhân cách ấy, cho ta thấy nhân cách của một dân tộc. Một đất nước sản sinh ra được một con người có một không hai trên thế giới, thử hỏi đất nước ấy và dân tộc ấy có đặc biệt hay không?”
Giáo sư Tôn Thất Trình đã nhận xét thật sâu sắc và chí lý, đại ý: Văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu thiếu những tác phẩm lớn đích thực như “Chiến tranh và Hòa bình” của Lev Tonstoy để xây dựng nên hình tượng Natasa bản tính Nga, chứ huyền sử Việt không thiếu những biểu tượng cảm động như Huyền Trân công chúa và đất phương Nam. Chúng ta chưa đủ tầm để thấu hiểu lịch sử văn hóa Việt đó thôi”.
Thu Bồn có bài thơ “Tạm biệt Huế” dữ dội và cảm động in trong “Một trăm bài thơ tình chưa kịp đặt tên” phảng phất huyền sử mối tình say đắm và quyết liệt của Chế Mân – Huyền Trân với sự hi sinh thầm lặng cao cả của bốn nhân vật huyền thoại Trần Nhân Tông – Chế Mân- Huyền Trân- Lê Phụ Trần, bừng sáng bình minh Yên Tử.
TẠM BIỆT HUẾ
Thu Bồn
bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
mặt trời vàng và mắt em nâu
xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô
áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
nón rất Huế mà đời không phải thế
mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
anh trở về hoá đá phía bên kia.
Huế 1980
Huế xưa và nay là nơi lưu dấu đức hi sinh cao cả vì nước của cha con vua Phật Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. Đền thờ công chúa Huyền Trân trong không gian Trung tâm Văn hóa Huyền Trân có không gian rộng 28 ha tọa lạc tại 151 đường Thiên Thai, phường An Tây, chân núi Ngũ Phong, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km. “núi không cần cao, có tiên ắt thiêng. Sông không cần sâu, rồng chầu thành nổi tiếng”… Đến cố đô Huế, tôi dạo chơi cùng Trần Văn Minh người bạn thân thuở nhỏ nay là giáo sư tiến sĩ nhà giáo nhân dân nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế. Chúng tôi cùng thành kính ngưỡng mộ đức Nhân Tông và Huyền Trân Công Chúa, cùng lắng nghe thông xanh đàn Nam Giao trò chuyện và lắng nghe tiếng chuông hòa bình mờ tỏ trong mây trên đỉnh tháp núi Ngũ Phong của vùng Trung tâm Văn hóa Huyền Trân. Đây là nơi giao hòa Trời Đất và hương linh các bậc Thầy, những người con trung hiếu tận tụy hi sinh hết lòng vì Nước vì Dân. Tôi đã cảm khái viết bài thơ nhớ Thầy Nguyễn Khoa Tịnh:
THẦY ƠI
Hoàng Kim
Thầy ơi, em nặng lòng với Huế
Mừng duyên lành con em xe về miền Trung
Nơi LỘC Khê Hầu NGUYÊN vẹn công nghìn năm mở cõi
Với dòng sông Hương soi bóng núi Ngự Bình.
Huế là cố đô Nhà Nguyễn trãi mười đời chúa mười ba đời vua, từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa năm 1558, cai quản xứ Đàng Trong sáng lập và tạo dựng mười đời chúa Nguyễn trong hơn 2 thế kỷ và chỉ chấm dứt sau khi nhà Tây Sơn nổi dậy và đánh đổ cả hai tập đoàn Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ 18. Nhà Nguyễn được tiếp nối khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt triều Nguyễn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, với 143 năm.
Thầy Nguyễn Khoa Tịnh thông xanh núi Huế là người thầy dạy nhân cách và lịch sử, khai sáng thế hệ chúng tôi. Tôi đã viết bài ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời‘ để tỏ lòng tri ân sâu nặng đối với người Thầy lớn và những thầy bạn mà tôi không thể có được ngày hôm nay nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này: “Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”.
Dân Việt đi như dòng sông về biển. Gia đình tôi cũng đi theo con đường Nam Tiến của dân tộc, từ Linh Giang dòng sông quê hương đến bao dòng sông thao thiết chảy. Chúng tôi đã đi từ Sông Thương, Sông Hồng, Sông Lam, Sông Nhật Lệ, Sông Thu Bồn, đến Sông Tiền, Sông Hậu, … từ Mekong nhớ Neva, Từ Sông Hương, Kỳ Lộ tới Đồng Nai… Những con sông tắm mát đời người.
Huyền Trân, Ngọc Khoa, Ngọc Vạn là ba người Mẹ Việt đã chịu điều tiếng thị phi để tạo dựng cơ nghiệp muôn đời cho dân tộc Việt. Huyền Trân công chúa là con gái của vua Trần Nhân Tông đã vì “nước non ngàn dặm ra đi” kết duyên vợ chồng với vua Chế Mân đất phương Nam. Hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã được chúa Nguyễn gả cho vua Chiêm Thành và vua Cao Miên “dùng chính sách hoà bình, thân thiện để kết hòa hiếu”. Năm 1620, Chúa Sãi gả Công Nữ Ngọc Vạn cho vua Cao Miên là Chư Chetta II (1618-1686) nên dân Việt đã vào làm ăn sinh sống thuận lợi tại vùng sông Đồng Nai Cù Lao Phố Biên Hòa ngày nay, thuộc đất Thủy Chân Lạp của Cao Miên. Năm 1631, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng lại gả Công Nữ Ngọc Khoa cho Vua Chiêm Thành Pô Romê. Dân Việt đã vào sinh cơ lập nghiệp ở kinh đô Chiêm Thành thời ấy tại ven sông Kỳ Lộ thuộc huyện Đồng Xuân, Tuy An ngày nay. Sông Kỳ Lộ dài 120 km, bắt nguồn từ vùng núi La Hiên cao trên 1000 m, vùng giáp ranh giữa Bình Định và Gia Lai, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra cửa biển Tiên Châu ở Tuy An (Phú Yên), với một phân lưu đổ vào Đầm Ô Loan, nhờ vậy mà hai dân tộc Chiêm-Việt có được sự hoà hiếu” (Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả xuất bản ở Huế 1995).
Tôi lưu một ghi chép nhỏ “Bài ca yêu thương” để thỉnh thoảng quay lại.
SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận
Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đóCassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.
Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.
Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”
Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano
I visited Vietnam for a week this last December, where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.
For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.
Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano thật sâu sắc khi đặt tựa đề cho phóng sự ảnh của mình là “Cassava and Vietnam: Now and Then” (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó). Đây là một chủ đề mở, rất gợi, thật ẩn ý của thiền đạo và gợi những dự báo trầm lặng. Chủ đề này hãng phim NHK nổi tiếng của Nhật đã xây dựng nên thành một bộ phim tài liệu khoa học hoành tráng về một nhà bác học lớn ngành sắn của Nhật Bản và công chiếu năm 2009. Thông điệp của giáo sư Kazuo Kawano thật rõ: Các nước lớn không thể thắng trong chiến tranh với Việt Nam, mà chỉ tìm được sự cùng thắng khi biết sống chân thành, minh triết, tận tâm và thấu hiểu khát khao sâu lắng của người dân Việt. Câu chuyện ‘Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó’ thật sự lắng đọng nhân cách và tài năng lớn của một người thầy, người bạn lớn của nông dân và đồng nghiệp Việt Nam trong suốt trên hai mươi năm tận tụy trên đồng ruộng đưa năng suất sắn Việt Nam từ 8 tấn lên gấp đôi trên 16 tấn/ ha và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần. Sắn Việt Nam là bài học thành công. Câu chuyện cuộc đời của giáo sư Kazuo Kawano đã được ông ẩn ý nói lãng sang chuyện “Người Mỹ trầm lặng” (tựa tiếng Anh: The Quiet American) là một bộ phim chiến tranh tình cảm tâm lý xã hội của Mỹ do đạo diễn Phillip Noyce thực hiện, đã được trao giải Oscar tháng 11 năm 2002. Phim công chiếu vào năm 2002, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả người Anh Graham Greene. Bộ phim có sự tham gia của các ngôi sao như Michael Caine, Brendan Fraser và Đỗ Thị Hải Yến.
Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano đã viết “Thật vui khi được đi qua Việt Nam với “Người Mỹ trầm lặng” trong tay. Đây là lần thứ ba tôi đọc cuốn sách này. Đến cuối cuộc hành trình, cuốn sách của tôi đã gần như cũ nát. Trong khi tôi không thể tìm thấy cuốn tiểu thuyết này được bán trong các cửa hàng sách ở Hồ Chí Minh và Hà Nội, những người bán hàng rong đã có một phiên bản lậu của cuốn sách. Tôn vinh tính thông minh của người bán hàng rong khi tìm kiếm giá trị của “Người Mỹ trầm lặng” làm quà lưu niệm, tôi đã trả 80.000 đồng mua cuốn sách này cho một người bán hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội, một người bán hàng rong khác đã chạy theo sau tôi khoảng 50m để cung cấp cho tôi cuốn sách với giá chỉ 50.000 đồng“.