Số lần xem
Đang xem 5072 Toàn hệ thống 7887 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Năm 1988, tôi đến CIANO thăm nơi làm việc của nhà khoa học xanh Norman Borlaug nhà nhân đạo người Mỹ đã ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’ và thăm nơi lưu dấu di sản Ernest Hemingway, tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả là bài học tự do sáng tạo sống giữa thiên nhiên. Tôi mang theo suốt đời ấn tượng sâu sắc với Borlaug và Hemingway. Tôi chỉ mới chép đôi điều về họ trên Wikipedia Tiếng Việt, nay lưu điểm nhấn này để thỉnh thoảng quay lại chiêm nghiệm sâu hơn về di sản của hai người thầy kỳ dị và bạn lớn này.
Thầy Norman Borlaug là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988. Thầy đã đi một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày mất của cha tôi. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch. Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Điều này tôi đã kể tại bài viết “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” đăng ở kỷ yếu Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và bảo tồn trên trang Thầy bạn là lộc xuân
Norman Borlaug nhà khoa học xanh, lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”
Đời người có những dịp may kỳ lạ khó cắt nghĩa, Tôi đã lưu lại câu chuyện Giấc mơ thiêng cùng Goethe.kể về duyên may từ một cậu bé chân đất làng Minh Lệ có cơ hội học Goethe ở châu Âu và được đàm đạo với Thầy Norman Borlaug khai tâm đường vào khoa học. Noi gương Goethe, Borlaug dạy học, viết sử thi về đất nước con người văn hóa giáo dục Việt Nam, Cây Lương thực Việt Nam khoa học cây trồng, lĩnh vực am hiểu sâu của chính mình
GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Người già kể chuyện sử thi
ở Kalovi Vary, Roma, Oregon
Thắp lên trong tôi ngọn lửa Hoàng Kim
“Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu
Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !
Ernest HemingwayÔng già và biển cả, sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899, mất ngày 2 tháng 7 năm 1961, là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn, và là một nhà báo. Ông là một người xa xứ Paris và một cựu quân nhân. Ông đã nhận được Giải Nobel Văn học năm 1954 và Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả. Ngày 21 tháng 10 là ngày ông đã phát hành lần đầu cuốn tiểu thuyết kiệt tác Chuông nguyện hồn ai.
Ngôi nhà nơi Hemingway sinh ra tại Oak Park, Illinois là nơi lưu dấu tuổi thơ dữ dội của ông nay là chứng tích nơi Hemingway viết những kiệt tác Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai. Ông già và biển cả. Hemingway là một người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở những chiến trường và thời điểm khốc liệt nhất, ông có có một cuộc đời giàu trãi nghiệm nên kịp trao lại cho đời một di sản văn chương đồ sộ
Hemingway sinh tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ. Hemingway lúc ở tuổi mười tám đã bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình với tư cách là một phóng viên cho báo The Kansas City Star. Tờ báo này đã ghi danh ông là phóng viên hàng đầu của báo trong một trăm năm qua,
Hemingway có phong cách văn chương nổi bật “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận” (“Use short sentences. Use short first paragraphs. Use vigorous English. Be positive, not negative.”). Lối văn ấy, sau này tôi nghiệm thấy, người đã học và dùng thật khéo, thật giỏi và thật nhuyễn lối phong cách văn chương độc đáo ấy là tổng thống Mỹ Trump (cho dù ông có nhìn nhận điều ấy hay không.
Hemingway ngừng làm phóng viên chỉ sau đó một vài tháng và tình nguyện gia nhập Quân đội Mỹ vào hàng ngũ quân y sang chiến đấu ờ Pháp và Italia. Ông bị thương khi đang lái xe chuyển thương binh và được huân chương từ chính phủ Ý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ông trở về Mỹ lấy vợ là Hadley Richardson và sống một cuộc đời nghèo túng ở quê. Từ năm 1921 gia đình ông định cư ở Pari Pháp. Sau nhiều thành công với tư cách là thông tín viên nước ngoài, Hemingway trở lại Toronto, Canada năm 1923. ông có người con trai đầu tên là Jack. Hemingway. Ông chia tay người vợ đầu năm 1927 và cưới Pauline Pfeiffer, một phóng viên thời trang không thường xuyên, người sùng đạo Thiên Chúa đến từ Piggott, Arkansas. Họ có với nhau hai người con năm 1928 và 1930.
Hemingway năm 1929 viết tác phẩm “Giả từ vũ khí” thành công nên thu nhập sau đò khá hơn. Năm 1931 Hemingway quay về Key West, Florida và sống ở đó đến năm 1940 ông thường đi câu cá và nhiều lần sang Tây Ban Nha để tìm tư liệu và đi săn ở châu Phi để lấy cảm hứng viết văn ở Mombasa, Nairobi Machakos tại Kenya, Tanganyika. Serengeti, quanh Hồ Manyara và vùng phía tây và đông nam của Công viên Quốc gia Tarangire ngày nay. Hemingway đã bị bệnh trong chuyến đi này. Sự sa sút sức khỏe và tình hình gia đình xã hội chính trị tôn giáo luôn không thể dung hòa đã làm ông kiệt sức. Bố Hemingway nghèo khó quản bách tài chính phải tự sát. Ông đã viết ‘Chuông nguyện hồn ai ‘ năm 1940 trong hoàn cảnh đó.
Hemingway là mẫu mực kinh điển trong văn học Mỹ với đặc trưng văn chương chuẩn mực, kiệm lời, sáng tạo, khắc họa vĩnh cữu những từ chìa khóa (Key words). Hemingway là một người theo chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism), vui lòng chịu sức ép (grace under pressure), thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh. Ông là một cựu quân nhân trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói, nên ông đã mô tả người như ông là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ.
Điều thú vị là tôi thật nhiều năm hiểu nhưng chưa tìm được một lối diễn đạt nào để mô tả phong cách Hemingway trong bản lĩnh người lính khi phải bộc lộ sự thật quan điểm lính của mình đối mặt với một quyết định sinh tử để không bị lợi dụng cho một mưu đồ chính trị trái lòng mình. Hemingway tôn trọng Cu Ba không đồng tình chiến tranh lạnh..Cho đến khị tôi tình cờ đọc được một đoản văn ngắn của Lưu Huy Chiêm một người bạn nghề thủy lợi, nghiệp nhà văn đã nói về Hemingway đúng tính cách ông ấy, của “Thế hệ bỏ đi”. Nguyên văn đoạn văn ấy như sau:
LÒNG TỰ TRỌNG CAO QUÍ. Chiêm Lưu Huy Năm 1953, Stalin chết. Nikita Khrushchev (1894 – 1971) lên cầm quyền Liên bang xô viết. Ông quyết định cải tổ. Việc đầu tiên trong quan hệ ngoại giao, ông chọn cách bắt tay chung sống và thi đua hòa bình với cường quốc thù địch ý thức hệ Hoa kỳ. Chuyến thăm chính thức có hàng tấn thông tin từ cả hai phía, đầy ắp sự kiện. Bài viết này chỉ chú ý đến chi tiết nhỏ nhặt gần như bị lãng quên. Nikita khrushchev mang theo nhà văn Nga – Mikhail Aleksandrovich Solokhov (1905 -1984). Nikita ngầm cho người Mỹ hiểu rằng văn hóa Liên xô yêu chuộng hòa bình, lên án chiến tranh mà Sông Đông êm đềm của Solokhov đại diện làm sứ giả – Sứ giả Hòa bình!
Đáp lễ, chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, Tổng thống Hoa kỳ Dwight F Eisenhower (1890 -1969) muốn có tác giả lừng danh thiên hạ với tác phẩm Ông già và biển cả, được viết ở Cu Ba (cánh tay nối dài của Liên xô ở ngay sát nách Mỹ!) là Ernest Hemingway (1899 – 1961) tháp tùng. Bất ngờ, nhận được lời mời, Ernest Hemingway mỉm cười nói: Tại sao Ernest Hemingway lại phải tháp tùng Dwight F. Eisenhower. Lẽ ra ông ấy phải tháp tùng tôi chứ !? Và, dĩ nhiên Ernest từ chối thẳng thừng một cơ hội ngàn vàng, ngàn năm mong đợi của không ít người!?
3 – Không ai biết có 1001 lý do từ chối, nhưng chắc chắn có một cái gì… như là lòng tự trọng cao quý của Người Văn…!
Đây là chân dung Người Văn có lòng tự trọng cao quý mà tôi hiến tặng các bạn, trong đó có Tình Yêu Của Tôi…
Tôi dự tiệc cưới con một người bạn lính thuộc Lớp thanh niên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và trở về trường học sau chiến tranh. Thế hệ của chúng tôi cũng trãi gần trọn đời trong cuộc chiến chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, cùng những biến thái của điều này sau chiến tranh, theo cách nói Hemingway là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) vì thế hệ chúng tôi Hemingway văn chương ông dường như có sự đồng cảm và thấu hiểu tâm trạng.
Chúng tôi cũng là quân nhân, cũng là người xa xứ ‘cuốn theo chiều gió’, cũng sống thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh, cũng vui lòng chịu sức ép. Đọc “Những người lính sinh viện” của Lê Anh Quốc FB Phan Chi dưới đây, đã nói lên thật đúng và thật đồng cảm kỳ lạ tâm trạng chúng tôi , và cũng thật sâu sắc khi đối thoại thầm lặng với tác giả của kiệt tác “Giã từ vũ khí”:
“Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới!”
Tôi học Norman, noi theo Norman bởi những lời Thầy dặn tôi mãi mãi làm người Thầy nhà nông chiến sĩ, đã khai tâm cho tôi làm thay đổi chính cuộc đời mình, nhưng tôi thật thích Hemingway về văn chương kiệm lời trong như ngọc chắt lọc từ khóa (key word) Ông già và biển cả; Giả từ vũ khí; Chuông nguyện hồn ai; “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận”; “Thế hệ bỏ đi” Hemingway với những tác phẩm để đời và các câu văn ngắn gây ám ảnh và ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng tôi.và say mê đến kỳ lạ của ông ham thích tự do. Đó là đại dương khát vọng “Ông già và biển cả” khai mở tự do tâm thức tình yêu cuộc sống. Tôi cũng vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý mà Nguyễn Khải đã trao lại ngọc cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về Nguyễn Khải để tìm câu giải thích cho điều tâm đắc ông viết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”. “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại ! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.
Thoáng chốc tháng năm nhìn trở lại
An nhiên chào ngày mới yêu thương.
Đi qua chiến tranh mừng hạnh phúc
Bạn học chung mâm nhớ lớp trường.
Borlaug và Hemingway là câu chuyện thú vị làm vui cả ngày
Hoàng Kim
Đọc NHỮNG NGƯỜI LÍNH SINH VIÊN của Lê Anh Quốc
FB Phan Chi
Tôi hoàn toàn không quen biết người lính Lê Anh Quốc, càng không biết có nhà thơ tên là Lê Anh Quốc. Vô tình đọc được thơ anh trên Facebook, tôi không thể làm được việc gì khác ngoài việc viết cảm nhận về trường ca hơn 500 câu “Những người lính sinh viên” của anh.Tôi rất ít khi bình thơ, phải xúc động lắm mới viết.
Được biết anh nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên. Một người lính sinh viên, một nhà thơ lính. Một người trong số hơn 10.000 sinh viên các trường đại học của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu từ năm 1970 đến năm 1972. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều hơn cả là hy sinh tại chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị những tháng ngày đỏ lửa.
Tôi gõ tên anh cùng tên bài trường ca của anh trong Google. Không thấy.Nghĩa là anh không nổi tiếng, thơ anh thuộc loại “chưa được xếp hạng” theo cách xếp hạng của giới tự phong cho mình là chuyên nghiệp.
Thơ về chiến tranh có hai giai đoạn. Giai đoạn trong chiến tranh và giai đoạn sau chiến tranh.
Thơ chiến tranh trong chiến tranh mang tính động viên ca ngợi với âm hưởng chủ đạo là cảm hứng sử thi. Phạm Tiến Duật: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!” hay Nam Hà “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!”.
Thời kì hậu chiến, khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo cho phép người viết được tái hiện chiến tranh thiên về chất trữ tình triết lí, chiêm nghiệm. Cốt truyện không còn là điều quan trọng như trong trường ca truyền thống mà mang yếu tố tự sự nhiều hơn.
Trường ca Những người lính sinh viên nằm trong số đó.Tác giả không nhận mình là thi sĩ chuyên nghiệp:“Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài Phút khuây khỏaLàm thơ trên báng súng.Đời chẳng tĩnh Nên câu thơ quá động.Lục bát trèo Lên võng Đung đưa…”
Lục bát trèo lên võng đung đưa là thơ nó tự trèo lên người lính. Câu thơ thật hay, chuyên nghiệp chắc gì nghĩ ra.Thơ anh tự sự nhưng không phải tự sự của “tôi” mà là của “chúng tôi”, những người người lính có học mà anh gọi là lính sinh viên, từ ruột gan người lính.
Những vần thơ mộc mạc, tự nhiên như chính đời lính gian khổ, đói rét, hy sinh, ngời sáng tình đồng đội thiêng liêng cao thượng.
Nói về thế hệ mình, anh tự hào:
“Thế hệ chúng tôi ! Ai cũng dễ thương,Thơm thảo như hoa,Ngọt ngào như trái.Tình đồng đội lòng không cỏ dại, Nghĩa đồng bào – Bầu, Bí thương nhau.”
Anh nói về sự hy sinh của các chị các em các mẹ mà anh cho là cao cả hơn sự hy sinh của người đàn ông:
“Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy Đời con gái chín dần trong cây gậy Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.”
Chỉ người đàn ông đích thực mới nhìn thấy cái mất mát đáng sợ do chiến tranh mang lại cho người đàn bà:
“Con dâu nằm chung với mẹ chồng,Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.”
Hình ảnh chiếc võng được lính liên tưởng như vầng trăng khuyết, như con thuyền chở lòng căm thù giặc, như cánh cung mà mỗi người lính là một mũi tên. Người lính còn biết mơ mộng một ngày đỗ đạt vinh quy bái tổ ngồi trên võng. Thương quá những chàng sinh viên gác bút nghiên đi đánh giặc! Nói về sự lạc quan của người lính, khó ai có thể nói hay hơn:
“Chúng tôi cười Cười chật đất Cười chật sông Cười chật suối…”
Về cái đói của lính, anh cũng có cách nói rất độc đáo đồng thời lại rất thật:
“Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi,Cái sợ nhất lúc này là đói.Đói vàng mắt, Đói long đầu gối, Đói phạc phờ,Đói thừa cả chân tay…!Mà lạ chưa?Vào chính lúc này,Chúng tôi lại đánh lui quân giặc.”
Kết thúc chiến tranh, anh không quá say sưa chiến thắng mà nói về làng quê, về đời sống của người dân và đương nhiên là nói về mẹ:
“Bây giờ mắt mẹ đã mờ,Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run”
Câu thơ tuyệt hay. Cần gì phải nói bao năm chờ đợi mẹ khóc đến mù hai mắt, chỉ cần hình ảnh nhìn bằng tay là đủ lay động lòng người.Anh có một “nỗi buồn chiến tranh” giống mọi người:
“Bao cô gái Bao chàng trai Lứa tuổi đôi mươi Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ Những cái tên…ngày nào xanh nhãn vở Giờ xếp hàng Đỏ rực nghĩa trang.”
Không phải rất nhiều nấm mộ mà là chỉ một nấm mộ thôi nhưng bạt ngàn. Thơ đấy chứ đâu, nghệ thuật đấy chứ đâu nữa! Và một nỗi buồn rất khác. Các anh trở về với luống cày cây lúa. Thời trai trẻ đã qua đi, không được học hành như mơ ước. Trong thời đại công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các anh bị lạc hậu:
“Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò,Làm công nghiệp trong thời mở cửa.Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ,Nếu chân mình còn nặng đế cao su!”
Đau hơn cả là cái tương lai tươi sáng mà vì nó các anh đã chiến đấu hy sinh vẫn còn xa chưa đến:
“Ta đã qua dài rộng rừng sâu,Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ? Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No? Mà lăn lóc cả đời với đất Từ mặt trận, mang Cái còn – Cái mấtTrở về làng đánh đổi Cái có – Cái không…
*
Tôi bỏ cả ăn sáng, viết cho xong bài này.Hãy cho tôi một lần được làm người bình thơ, hãy cho tôi thắp nén tâm nhang cho anh, người lính thơ, nhà thơ lính.Có thể anh không có danh xưng nhà thơ (tôi không rõ lắm) nhưng anh là nhà thơ trang trọng trong tôi, trong những người bình thường và những người yêu thơ.Chúng ta căm ghét chiến tranh, chúng ta mong con cháu mình không bao giờ phải cầm súng, không muốn rồi sẽ có những người lính sinh viên như anh. Nhưng để mong muốn đó thành hiện thực, chúng ta phải trân quý những người như anh – người lính vô danh, nhà thơ thầm lặng! Bài thơ rất dài nhưng tôi khuyên bạn nên đọc
KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
Chương 1 :
KHÚC DẠO ĐẦU
Thế hệ chúng tôi!
Chưa kịp lớn lên,
Bom đạn Mỹ xé rách trời, nát đất.
Vừa buông nách đứa em bé nhất,
Trên đầu mình,
Già dặn khoảng trời xanh.
Thế hệ chúng tôi-
Thế hệ chiến tranh.
Hoa lau trắng những ngày tiễn biệt
Người lên đường –
Đất Nước là Tiền tuyến
Người ở nhà
– Tổ quốc hóa Hậu phương
Thế hệ chúng tôi !
Ai cũng dễ thương,
Thơm thảo như hoa,
Ngọt ngào như trái.
Tình đồng đội lòng không cỏ dại,
Nghĩa đồng bào
– Bầu, Bí thương nhau.
Thế hệ chúng tôi con gái cũng “mày râu”
Chẻ lạt lợp nhà, đốn cây, bổ củi
Đêm trăng lên nhoi nhói câu thầm hỏi:
– Mình đàn bà sao bóng tựa đàn ông?
Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.
Thế hệ chúng tôi…
Meo mốc bình vôi,
Mùa cau lại vàng,
Mùa trầu lại đỏ,
Mẹ cần chổi gom những mùa lá đổ,
Đợi con về …
Run rẩy quét thời gian.
Ngôn ngữ Tình Yêut
hời của chúng tôi:
Một đôi chim bay trên áo gối,
Một bông hồng thả hương bối rối,
Một khoảng tròn quanh những chiếc khung thêu.
Thế là thương
Là nhớ
Là yêu
Là gánh vác việc nhà người ra trận.
Dẫu không hóa làm thân Núi Vọng,
Cũng một đời chín đợi, mười trông.
Đêm.Con dâu nằm chung với mẹ chồng,
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.
Thệ hệ chúng tôi,
Ra ngõ gặp Anh hùng.
Đâu cũng thấy hy sinh cho Tổ quốc.
Người trước ngã,
Người sau không bỏ cuộc.
Trận đánh này,Phải TOÀN THẮNG ngày mai …
Ngày mai
Ngày mai
Ngày mai…
Có thể là gần
Có thể xa vời vợi…
Sẽ chẳng tới nếu ta ngồi chờ đợi.
Chỉ con đường duy nhất phải vượt lên !
Dù ngày mai sẽ chẳng vẹn nguyên,
Những cô gái, chàng trai tuổi xuân hơ hớ.
Dù ngày mai sẽ bạt ngàn nấm mộ.
Những con người của thế hệ chúng tôi.
Mặc gian nan!
Mặc đạn bom rơi!
Đích phải đến là TỰ DO – ĐỘC LẬP.
Là Đất Nước sạch bóng quân xâm lược.
Là Bắc – Nam sum họp một nhà.
Mẹ sẽ vui
Ngày mai .Khải hoàn ca !
Chúng con hát dọc đường về thăm mẹ.
Ta tưng bừng,Ta thương người lặng lẽ.
Bởi Mất – Còn,
Cũng đến một ngày mai…
Chương hai:
KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
1- ĐƯỜNG VÀO
Đêm đầu tiên, Ngủ giữa rừng cây Chúng tôi níu rừng vào hai đầu cánh võng.Chống chếnh thế, Những ngôi nhà của Lính,Gió hướng nào thổi đến cũng thông thênh.Khoảng trời vuông trên mỗi “mái tăng” Không che được hạt mưa xiên xối xả.Đêm đầu tiên nên ai cũng lạ,Giấc ngủ chập chờn như lá rừng rơi …Anh lính gác hết đứng lại ngồi, Nghe tí tách mưa rơi trên áo bạt;Cách dăm nhà có ai khe khẽ hát. Đêm bỗng òa…Một thoáng nhớ xôn xao …Lại đằng kia có tiếng rít thuốc lào, Đêm vo lại, đỏ lừ mắt điếu.Ước gì có chiếc Hồ lô Kì diệu, Hút Đêm vào cho Lính khỏi chờ lâu…Đêm không ngủ. Là đêm rất sâu, Lính hóm hỉnh nghĩ ra đủ chuyện. Đứa thì bảo,Võng như hình trăng khuyết Treo giữa rừng và thức với ngàn cây.Đứa thì bảo, Võng như con thuyền đầy, Chở hờn căm trên dòng sông cạn.Dòng sông ấy là Đường ra Mặt trận. Bao Con Thuyền mải miết vượt bằng chân…Đứa lại nói Võng như cánh cung.Đêm để ngửa, bình minh lên sẽ “úp” Còn Người Lính là mũi tên vun vút, Ph&uacut
Năm 1988, tôi đến CIANO thăm nơi làm việc của nhà khoa học xanh Norman Borlaug nhà nhân đạo người Mỹ đã ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’ và thăm nơi lưu dấu di sản Ernest Hemingway, tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả là bài học tự do sáng tạo sống giữa thiên nhiên. Tôi mang theo suốt đời ấn tượng sâu sắc với Borlaug và Hemingway. Tôi chỉ mới chép đôi điều về họ trên Wikipedia Tiếng Việt, nay lưu điểm nhấn này để thỉnh thoảng quay lại chiêm nghiệm sâu hơn về di sản của hai người thầy kỳ dị và bạn lớn này.
Thầy Norman Borlaug là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988. Thầy đã đi một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày mất của cha tôi. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch. Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Điều này tôi đã kể tại bài viết “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” đăng ở kỷ yếu Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và bảo tồn trên trang Thầy bạn là lộc xuân
Norman Borlaug nhà khoa học xanh, lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”
Đời người có những dịp may kỳ lạ khó cắt nghĩa, Tôi đã lưu lại câu chuyện Giấc mơ thiêng cùng Goethe.kể về duyên may từ một cậu bé chân đất làng Minh Lệ có cơ hội học Goethe ở châu Âu và được đàm đạo với Thầy Norman Borlaug khai tâm đường vào khoa học. Noi gương Goethe, Borlaug dạy học, viết sử thi về đất nước con người văn hóa giáo dục Việt Nam, Cây Lương thực Việt Nam khoa học cây trồng, lĩnh vực am hiểu sâu của chính mình
GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Người già kể chuyện sử thi
ở Kalovi Vary, Roma, Oregon
Thắp lên trong tôi ngọn lửa Hoàng Kim
“Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu
Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !
Ernest HemingwayÔng già và biển cả, sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899, mất ngày 2 tháng 7 năm 1961, là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn, và là một nhà báo. Ông là một người xa xứ Paris và một cựu quân nhân. Ông đã nhận được Giải Nobel Văn học năm 1954 và Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả. Ngày 21 tháng 10 là ngày ông đã phát hành lần đầu cuốn tiểu thuyết kiệt tác Chuông nguyện hồn ai.
Ngôi nhà nơi Hemingway sinh ra tại Oak Park, Illinois là nơi lưu dấu tuổi thơ dữ dội của ông nay là chứng tích nơi Hemingway viết những kiệt tác Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai. Ông già và biển cả. Hemingway là một người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở những chiến trường và thời điểm khốc liệt nhất, ông có có một cuộc đời giàu trãi nghiệm nên kịp trao lại cho đời một di sản văn chương đồ sộ
Hemingway sinh tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ. Hemingway lúc ở tuổi mười tám đã bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình với tư cách là một phóng viên cho báo The Kansas City Star. Tờ báo này đã ghi danh ông là phóng viên hàng đầu của báo trong một trăm năm qua,
Hemingway có phong cách văn chương nổi bật “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận” (“Use short sentences. Use short first paragraphs. Use vigorous English. Be positive, not negative.”). Lối văn ấy, sau này tôi nghiệm thấy, người đã học và dùng thật khéo, thật giỏi và thật nhuyễn lối phong cách văn chương độc đáo ấy là tổng thống Mỹ Trump (cho dù ông có nhìn nhận điều ấy hay không.
Hemingway ngừng làm phóng viên chỉ sau đó một vài tháng và tình nguyện gia nhập Quân đội Mỹ vào hàng ngũ quân y sang chiến đấu ờ Pháp và Italia. Ông bị thương khi đang lái xe chuyển thương binh và được huân chương từ chính phủ Ý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ông trở về Mỹ lấy vợ là Hadley Richardson và sống một cuộc đời nghèo túng ở quê. Từ năm 1921 gia đình ông định cư ở Pari Pháp. Sau nhiều thành công với tư cách là thông tín viên nước ngoài, Hemingway trở lại Toronto, Canada năm 1923. ông có người con trai đầu tên là Jack. Hemingway. Ông chia tay người vợ đầu năm 1927 và cưới Pauline Pfeiffer, một phóng viên thời trang không thường xuyên, người sùng đạo Thiên Chúa đến từ Piggott, Arkansas. Họ có với nhau hai người con năm 1928 và 1930.
Hemingway năm 1929 viết tác phẩm “Giả từ vũ khí” thành công nên thu nhập sau đò khá hơn. Năm 1931 Hemingway quay về Key West, Florida và sống ở đó đến năm 1940 ông thường đi câu cá và nhiều lần sang Tây Ban Nha để tìm tư liệu và đi săn ở châu Phi để lấy cảm hứng viết văn ở Mombasa, Nairobi Machakos tại Kenya, Tanganyika. Serengeti, quanh Hồ Manyara và vùng phía tây và đông nam của Công viên Quốc gia Tarangire ngày nay. Hemingway đã bị bệnh trong chuyến đi này. Sự sa sút sức khỏe và tình hình gia đình xã hội chính trị tôn giáo luôn không thể dung hòa đã làm ông kiệt sức. Bố Hemingway nghèo khó quản bách tài chính phải tự sát. Ông đã viết ‘Chuông nguyện hồn ai ‘ năm 1940 trong hoàn cảnh đó.
Hemingway là mẫu mực kinh điển trong văn học Mỹ với đặc trưng văn chương chuẩn mực, kiệm lời, sáng tạo, khắc họa vĩnh cữu những từ chìa khóa (Key words). Hemingway là một người theo chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism), vui lòng chịu sức ép (grace under pressure), thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh. Ông là một cựu quân nhân trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói, nên ông đã mô tả người như ông là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ.
Điều thú vị là tôi thật nhiều năm hiểu nhưng chưa tìm được một lối diễn đạt nào để mô tả phong cách Hemingway trong bản lĩnh người lính khi phải bộc lộ sự thật quan điểm lính của mình đối mặt với một quyết định sinh tử để không bị lợi dụng cho một mưu đồ chính trị trái lòng mình. Hemingway tôn trọng Cu Ba không đồng tình chiến tranh lạnh..Cho đến khị tôi tình cờ đọc được một đoản văn ngắn của Lưu Huy Chiêm một người bạn nghề thủy lợi, nghiệp nhà văn đã nói về Hemingway đúng tính cách ông ấy, của “Thế hệ bỏ đi”. Nguyên văn đoạn văn ấy như sau:
LÒNG TỰ TRỌNG CAO QUÍ. Chiêm Lưu Huy Năm 1953, Stalin chết. Nikita Khrushchev (1894 – 1971) lên cầm quyền Liên bang xô viết. Ông quyết định cải tổ. Việc đầu tiên trong quan hệ ngoại giao, ông chọn cách bắt tay chung sống và thi đua hòa bình với cường quốc thù địch ý thức hệ Hoa kỳ. Chuyến thăm chính thức có hàng tấn thông tin từ cả hai phía, đầy ắp sự kiện. Bài viết này chỉ chú ý đến chi tiết nhỏ nhặt gần như bị lãng quên. Nikita khrushchev mang theo nhà văn Nga – Mikhail Aleksandrovich Solokhov (1905 -1984). Nikita ngầm cho người Mỹ hiểu rằng văn hóa Liên xô yêu chuộng hòa bình, lên án chiến tranh mà Sông Đông êm đềm của Solokhov đại diện làm sứ giả – Sứ giả Hòa bình!
Đáp lễ, chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, Tổng thống Hoa kỳ Dwight F Eisenhower (1890 -1969) muốn có tác giả lừng danh thiên hạ với tác phẩm Ông già và biển cả, được viết ở Cu Ba (cánh tay nối dài của Liên xô ở ngay sát nách Mỹ!) là Ernest Hemingway (1899 – 1961) tháp tùng. Bất ngờ, nhận được lời mời, Ernest Hemingway mỉm cười nói: Tại sao Ernest Hemingway lại phải tháp tùng Dwight F. Eisenhower. Lẽ ra ông ấy phải tháp tùng tôi chứ !? Và, dĩ nhiên Ernest từ chối thẳng thừng một cơ hội ngàn vàng, ngàn năm mong đợi của không ít người!?
3 – Không ai biết có 1001 lý do từ chối, nhưng chắc chắn có một cái gì… như là lòng tự trọng cao quý của Người Văn…!
Đây là chân dung Người Văn có lòng tự trọng cao quý mà tôi hiến tặng các bạn, trong đó có Tình Yêu Của Tôi…
Tôi dự tiệc cưới con một người bạn lính thuộc Lớp thanh niên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và trở về trường học sau chiến tranh. Thế hệ của chúng tôi cũng trãi gần trọn đời trong cuộc chiến chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, cùng những biến thái của điều này sau chiến tranh, theo cách nói Hemingway là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) vì thế hệ chúng tôi Hemingway văn chương ông dường như có sự đồng cảm và thấu hiểu tâm trạng.
Chúng tôi cũng là quân nhân, cũng là người xa xứ ‘cuốn theo chiều gió’, cũng sống thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh, cũng vui lòng chịu sức ép. Đọc “Những người lính sinh viện” của Lê Anh Quốc FB Phan Chi dưới đây, đã nói lên thật đúng và thật đồng cảm kỳ lạ tâm trạng chúng tôi , và cũng thật sâu sắc khi đối thoại thầm lặng với tác giả của kiệt tác “Giã từ vũ khí”:
“Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới!”
Tôi học Norman, noi theo Norman bởi những lời Thầy dặn tôi mãi mãi làm người Thầy nhà nông chiến sĩ, đã khai tâm cho tôi làm thay đổi chính cuộc đời mình, nhưng tôi thật thích Hemingway về văn chương kiệm lời trong như ngọc chắt lọc từ khóa (key word) Ông già và biển cả; Giả từ vũ khí; Chuông nguyện hồn ai; “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận”; “Thế hệ bỏ đi” Hemingway với những tác phẩm để đời và các câu văn ngắn gây ám ảnh và ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng tôi.và say mê đến kỳ lạ của ông ham thích tự do. Đó là đại dương khát vọng “Ông già và biển cả” khai mở tự do tâm thức tình yêu cuộc sống. Tôi cũng vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý mà Nguyễn Khải đã trao lại ngọc cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về Nguyễn Khải để tìm câu giải thích cho điều tâm đắc ông viết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”. “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại ! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.
Thoáng chốc tháng năm nhìn trở lại
An nhiên chào ngày mới yêu thương.
Đi qua chiến tranh mừng hạnh phúc
Bạn học chung mâm nhớ lớp trường.
Borlaug và Hemingway là câu chuyện thú vị làm vui cả ngày
Hoàng Kim
Đọc NHỮNG NGƯỜI LÍNH SINH VIÊN của Lê Anh Quốc
FB Phan Chi
Tôi hoàn toàn không quen biết người lính Lê Anh Quốc, càng không biết có nhà thơ tên là Lê Anh Quốc. Vô tình đọc được thơ anh trên Facebook, tôi không thể làm được việc gì khác ngoài việc viết cảm nhận về trường ca hơn 500 câu “Những người lính sinh viên” của anh.Tôi rất ít khi bình thơ, phải xúc động lắm mới viết.
Được biết anh nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên. Một người lính sinh viên, một nhà thơ lính. Một người trong số hơn 10.000 sinh viên các trường đại học của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu từ năm 1970 đến năm 1972. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều hơn cả là hy sinh tại chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị những tháng ngày đỏ lửa.
Tôi gõ tên anh cùng tên bài trường ca của anh trong Google. Không thấy.Nghĩa là anh không nổi tiếng, thơ anh thuộc loại “chưa được xếp hạng” theo cách xếp hạng của giới tự phong cho mình là chuyên nghiệp.
Thơ về chiến tranh có hai giai đoạn. Giai đoạn trong chiến tranh và giai đoạn sau chiến tranh.
Thơ chiến tranh trong chiến tranh mang tính động viên ca ngợi với âm hưởng chủ đạo là cảm hứng sử thi. Phạm Tiến Duật: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!” hay Nam Hà “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!”.
Thời kì hậu chiến, khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo cho phép người viết được tái hiện chiến tranh thiên về chất trữ tình triết lí, chiêm nghiệm. Cốt truyện không còn là điều quan trọng như trong trường ca truyền thống mà mang yếu tố tự sự nhiều hơn.
Trường ca Những người lính sinh viên nằm trong số đó.Tác giả không nhận mình là thi sĩ chuyên nghiệp:“Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài Phút khuây khỏaLàm thơ trên báng súng.Đời chẳng tĩnh Nên câu thơ quá động.Lục bát trèo Lên võng Đung đưa…”
Lục bát trèo lên võng đung đưa là thơ nó tự trèo lên người lính. Câu thơ thật hay, chuyên nghiệp chắc gì nghĩ ra.Thơ anh tự sự nhưng không phải tự sự của “tôi” mà là của “chúng tôi”, những người người lính có học mà anh gọi là lính sinh viên, từ ruột gan người lính.
Những vần thơ mộc mạc, tự nhiên như chính đời lính gian khổ, đói rét, hy sinh, ngời sáng tình đồng đội thiêng liêng cao thượng.
Nói về thế hệ mình, anh tự hào:
“Thế hệ chúng tôi ! Ai cũng dễ thương,Thơm thảo như hoa,Ngọt ngào như trái.Tình đồng đội lòng không cỏ dại, Nghĩa đồng bào – Bầu, Bí thương nhau.”
Anh nói về sự hy sinh của các chị các em các mẹ mà anh cho là cao cả hơn sự hy sinh của người đàn ông:
“Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy Đời con gái chín dần trong cây gậy Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.”
Chỉ người đàn ông đích thực mới nhìn thấy cái mất mát đáng sợ do chiến tranh mang lại cho người đàn bà:
“Con dâu nằm chung với mẹ chồng,Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.”
Hình ảnh chiếc võng được lính liên tưởng như vầng trăng khuyết, như con thuyền chở lòng căm thù giặc, như cánh cung mà mỗi người lính là một mũi tên. Người lính còn biết mơ mộng một ngày đỗ đạt vinh quy bái tổ ngồi trên võng. Thương quá những chàng sinh viên gác bút nghiên đi đánh giặc! Nói về sự lạc quan của người lính, khó ai có thể nói hay hơn:
“Chúng tôi cười Cười chật đất Cười chật sông Cười chật suối…”
Về cái đói của lính, anh cũng có cách nói rất độc đáo đồng thời lại rất thật:
“Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi,Cái sợ nhất lúc này là đói.Đói vàng mắt, Đói long đầu gối, Đói phạc phờ,Đói thừa cả chân tay…!Mà lạ chưa?Vào chính lúc này,Chúng tôi lại đánh lui quân giặc.”
Kết thúc chiến tranh, anh không quá say sưa chiến thắng mà nói về làng quê, về đời sống của người dân và đương nhiên là nói về mẹ:
“Bây giờ mắt mẹ đã mờ,Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run”
Câu thơ tuyệt hay. Cần gì phải nói bao năm chờ đợi mẹ khóc đến mù hai mắt, chỉ cần hình ảnh nhìn bằng tay là đủ lay động lòng người.Anh có một “nỗi buồn chiến tranh” giống mọi người:
“Bao cô gái Bao chàng trai Lứa tuổi đôi mươi Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ Những cái tên…ngày nào xanh nhãn vở Giờ xếp hàng Đỏ rực nghĩa trang.”
Không phải rất nhiều nấm mộ mà là chỉ một nấm mộ thôi nhưng bạt ngàn. Thơ đấy chứ đâu, nghệ thuật đấy chứ đâu nữa! Và một nỗi buồn rất khác. Các anh trở về với luống cày cây lúa. Thời trai trẻ đã qua đi, không được học hành như mơ ước. Trong thời đại công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các anh bị lạc hậu:
“Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò,Làm công nghiệp trong thời mở cửa.Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ,Nếu chân mình còn nặng đế cao su!”
Đau hơn cả là cái tương lai tươi sáng mà vì nó các anh đã chiến đấu hy sinh vẫn còn xa chưa đến:
“Ta đã qua dài rộng rừng sâu,Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ? Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No? Mà lăn lóc cả đời với đất Từ mặt trận, mang Cái còn – Cái mấtTrở về làng đánh đổi Cái có – Cái không…
*
Tôi bỏ cả ăn sáng, viết cho xong bài này.Hãy cho tôi một lần được làm người bình thơ, hãy cho tôi thắp nén tâm nhang cho anh, người lính thơ, nhà thơ lính.Có thể anh không có danh xưng nhà thơ (tôi không rõ lắm) nhưng anh là nhà thơ trang trọng trong tôi, trong những người bình thường và những người yêu thơ.Chúng ta căm ghét chiến tranh, chúng ta mong con cháu mình không bao giờ phải cầm súng, không muốn rồi sẽ có những người lính sinh viên như anh. Nhưng để mong muốn đó thành hiện thực, chúng ta phải trân quý những người như anh – người lính vô danh, nhà thơ thầm lặng! Bài thơ rất dài nhưng tôi khuyên bạn nên đọc
KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
Chương 1 :
KHÚC DẠO ĐẦU
Thế hệ chúng tôi!
Chưa kịp lớn lên,
Bom đạn Mỹ xé rách trời, nát đất.
Vừa buông nách đứa em bé nhất,
Trên đầu mình,
Già dặn khoảng trời xanh.
Thế hệ chúng tôi-
Thế hệ chiến tranh.
Hoa lau trắng những ngày tiễn biệt
Người lên đường –
Đất Nước là Tiền tuyến
Người ở nhà
– Tổ quốc hóa Hậu phương
Thế hệ chúng tôi !
Ai cũng dễ thương,
Thơm thảo như hoa,
Ngọt ngào như trái.
Tình đồng đội lòng không cỏ dại,
Nghĩa đồng bào
– Bầu, Bí thương nhau.
Thế hệ chúng tôi con gái cũng “mày râu”
Chẻ lạt lợp nhà, đốn cây, bổ củi
Đêm trăng lên nhoi nhói câu thầm hỏi:
– Mình đàn bà sao bóng tựa đàn ông?
Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.
Thế hệ chúng tôi…
Meo mốc bình vôi,
Mùa cau lại vàng,
Mùa trầu lại đỏ,
Mẹ cần chổi gom những mùa lá đổ,
Đợi con về …
Run rẩy quét thời gian.
Ngôn ngữ Tình Yêut
hời của chúng tôi:
Một đôi chim bay trên áo gối,
Một bông hồng thả hương bối rối,
Một khoảng tròn quanh những chiếc khung thêu.
Thế là thương
Là nhớ
Là yêu
Là gánh vác việc nhà người ra trận.
Dẫu không hóa làm thân Núi Vọng,
Cũng một đời chín đợi, mười trông.
Đêm.Con dâu nằm chung với mẹ chồng,
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.
Thệ hệ chúng tôi,
Ra ngõ gặp Anh hùng.
Đâu cũng thấy hy sinh cho Tổ quốc.
Người trước ngã,
Người sau không bỏ cuộc.
Trận đánh này,Phải TOÀN THẮNG ngày mai …
Ngày mai
Ngày mai
Ngày mai…
Có thể là gần
Có thể xa vời vợi…
Sẽ chẳng tới nếu ta ngồi chờ đợi.
Chỉ con đường duy nhất phải vượt lên !
Dù ngày mai sẽ chẳng vẹn nguyên,
Những cô gái, chàng trai tuổi xuân hơ hớ.
Dù ngày mai sẽ bạt ngàn nấm mộ.
Những con người của thế hệ chúng tôi.
Mặc gian nan!
Mặc đạn bom rơi!
Đích phải đến là TỰ DO – ĐỘC LẬP.
Là Đất Nước sạch bóng quân xâm lược.
Là Bắc – Nam sum họp một nhà.
Mẹ sẽ vui
Ngày mai .Khải hoàn ca !
Chúng con hát dọc đường về thăm mẹ.
Ta tưng bừng,Ta thương người lặng lẽ.
Bởi Mất – Còn,
Cũng đến một ngày mai…
Chương hai:
KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
1- ĐƯỜNG VÀO
Đêm đầu tiên, Ngủ giữa rừng cây Chúng tôi níu rừng vào hai đầu cánh võng.Chống chếnh thế, Những ngôi nhà của Lính,Gió hướng nào thổi đến cũng thông thênh.Khoảng trời vuông trên mỗi “mái tăng” Không che được hạt mưa xiên xối xả.Đêm đầu tiên nên ai cũng lạ,Giấc ngủ chập chờn như lá rừng rơi …Anh lính gác hết đứng lại ngồi, Nghe tí tách mưa rơi trên áo bạt;Cách dăm nhà có ai khe khẽ hát. Đêm bỗng òa…Một thoáng nhớ xôn xao …Lại đằng kia có tiếng rít thuốc lào, Đêm vo lại, đỏ lừ mắt điếu.Ước gì có chiếc Hồ lô Kì diệu, Hút Đêm vào cho Lính khỏi chờ lâu…Đêm không ngủ. Là đêm rất sâu, Lính hóm hỉnh nghĩ ra đủ chuyện. Đứa thì bảo,Võng như hình trăng khuyết Treo giữa rừng và thức với ngàn cây.Đứa thì bảo, Võng như con thuyền đầy, Chở hờn căm trên dòng sông cạn.Dòng sông ấy là Đường ra Mặt trận. Bao Con Thuyền mải miết vượt bằng chân…Đứa lại nói Võng như cánh cung.Đêm để ngửa, bình minh lên sẽ “úp” Còn Người Lính là mũi tên vun vút, Phút bình minh là lao thẳng ngực thù! Có đứa láu lỉnh đến lạ chưa? Bảo, Mái Tăng giống như chiếc lọng, Lính xếp bằng ngồi trên cánh võng,Chẳng khác gì Quan Trạng ngày xưa.Thì, bây giờ nào có kém chi Khoa Đánh giặc,đậu nhiều Dũng sĩ. Ngày bái tổ, Ngày Ta thắng Mỹ, Dũng sĩ về còn hơn Trạng vinh qui… Đêm va vào xoong chảo đằng kia Vỡ từng tiếng.Lanh canh trên bếp lửa…Chúng tôi hiểu, Bình Minh về gọi cửa, Chỉ tích tắc thôi, Nhà Lính dỡ xong rồi. Chúng tôi lại đi…Náo nức những dòng người. Bình tông nước nối hai đầu Binh trạm. Nắm cơm vắt tòng teng trên lưng bạn, Biết độ đường còn mấy “đoạn dao quăng”. Gửi Đại Ngàn, những đêm phía sau.Phía Nỗi nhớ cứ dài vào vô tận. Bao gương mặt cỏ cây chưa kịp nhận. Đã vội ào đi trước lúc trời hừng. Để lại những địa danh – Khắc lên cây rừng.Những dấu thời gian còn tươi roi rói.Hàng Lốc lịch treo trên lưng chừng núi. Dọc đường vào Năm tháng cũng vào theo .
2. TÂN BINH
Thắc thỏm quá. Trận đánh đầu tiên.Những tân binh chưa thạo bắn.Giặc tràn lên sọc sằn như đàn rắn. Chúng tôi rợn người! Nhắm mắt! Ngồi im…! Bên chiến hào, người Lính Cựu thản nhiên. Anh thủ thỉ,” Lần đầu, ai chả thế!” Nói cho biết,” Tớ chẳng bằng Cánh Trẻ.Còn tệ hơn. Tè cả ra quần!…” Tôi thoáng nhìn, những cựu quân nhân.Gương mặt các anh như tạc bằng đá núi. Nét phong trần, làn da xẩm lại.Trước chúng tôi. Các anh hóa thiên thần! Bọn giặc ào lên! Mỗi lúc một gần.Lệnh phát hỏa! Chúng tôi ào ào bắn! Những viên đạn xả nòng không cần ngắm …Phía bên nào cũng có tiếng rên la …Nghe gằn đầy âm thanh AK Mà trận đánh tưởng chừng còn rất dữ … Mãi sau này chúng tôi mới rõ, Cánh tân binh,đã bắn phứa lên trời. Rồi trận đánh nào cũng kết thúc thôi. Chỉ huy bảo:“ Chúng ta đã thắng…”Bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc.Ta cũng nhiều chiến sĩ hy sinh Chúng tôi đi tìm Đồng đội của mình. Lóng ngóng quá, Những vòng tay ôm bạn. Người Lính Cựu đã dạn dày bom đạn, Bế đứa này… Rồi bồng đứa kia …Chàng lính ví mình như Quan Trạng xưa, Một trận thôi đã thành liệt sĩ. Ngày trở về, Ngày Ta thắng Mỹ Anh chẳng thể làm “Trạng vinh qui” Trước mộ các anh,chúng tôi lặng đi. Nhớ chuyện hôm xưa làm ai cũng khóc…Hoàng hôn xuống. Đỏ mọng từng con mắt. Đêm nặng đè lên mỗi “cánh cung”
3. TIẾNG CƯỜI CỦA LÍNH
Cuộc đời lính.Đạn trước mặt.Bom trên đầu.Mìn vùi dưới đất …Sống và chết đo bằng gang tấc.Thắng và thua đọ ở sức người. Có phải thế? Chúng tôi cười Cười chật đất Cười chật sông Cười chật suối…Đường ra trận nào ai tính tuổi ? Nên tiếng cười cứ lẫn cả vào nhau …Nếu gom được – Xin giữ cho mai sau. Phòng có giặc hãy phát làm vũ khí, Nếu còn sống nhớ mang về quê tớ, Những trận cười rừng rực sức trai …Những nụ cười hình hoa mơ, hoa mai Rụng trắng gốcvẫn khát ngày xây quả Những nụ cười thấm cả vào máu đổ Chôn dưới mồ vẫn cứ vút bay lên! Những nụ cười mang hình mũi tên Làm thế trận bủa vây quân giặc Những nụ cười nối phương Nam – Phương Bắc Cứ trùng trùng …Theo bước những đoàn quân Những nụ cười nuôi từ Lòng Dân Thành sức mạnh Kẻ thù nào thắng được? Những nụ cười của Bốn ngàn năm Dựng nước.Hóa thành đồng Muôn thuở Việt Nam ơi! Những nụ cười làm khô giọt lệ rơi.Ngày TOÀN THẮNG nếu con không về nữa Mẹ lắng nghe trong từng làn gió Có tiếng cười của đứa con yêu …
4. THI SĨ
Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài Phút khuây khỏa Làm thơ trên báng súng.Đời chẳng tĩnh Nên câu thơ quá động.Lục bát trèo Lên võng Đung đưa…Có phải vì quen với nắng mưa Nên câu thơ biết xòe ô cho bạn? Có phải quanh mình ùng oàng bom đạn, Nên trong thơ khao khát một nụ hồng! Có phải vì thương,vì nhớ cháy lòng Nên lửa cứ bập bùng nơi ta viết? Có phải vì anh yêu da diết Nên bài nào cũng nói về em? Chẳng tài đâu! Làm mãi rồi quen Như đánh giặc lâu ngày thành lính cựu.Trước cuộc sống Bao cái Hùng tề tựu Dẫu chẳng là Thi Sĩ …Cũng Thơ! Ẫy là nói những đứa ngu ngơ Chứ thế hệ thì thiếu gì đứa giỏi.Đánh giặc cừ Làm thơ cũng sõi, Dũng Sĩ và Thi Sĩ rất xứng danh. Đêm bồi hồi bên cánh rừng xanh Náo nức quá! Nghe Chương trình văn nghệ“ Thơ Chiến sĩ ”? Sao nhạc buồn đến thế? Lính nhớ nhà…càng nhớ nhà hơn! Ơi!Tiếng đàn bầu Nỉ non Nỉ non…Đem thân phận thả vào đêm chiến trận Này Cung Nhớ! Này Cung Thương! Này Cung Hờn! Này Cung Hận! Hỏi cung nào Người Lính chẳng từng qua ???
5. ĐÓI
Trận đánh này. Chúng tôi giữ điểm cao,Quần cả tháng, lương ăn không còn nữa! Giặc vây chốt đông như đàn kiến lửa Phía chúng tôi … Còn lại mấy đứa thôi.Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi, Cái sợ nhất lúc này là đói. Đói vàng mắt, Đói long đầu gối, Đói phạc phờ, Đói thừa cả chân tay…! Mà lạ chưa?Vào chính lúc này, Chúng tôi lại đánh lui quân giặc. Có lẽ vì chẳng cách nào khác được! Có lẽ vì… Còn – Mất đó thôi…Phía chân đồi, giặc đã rút rồi. Cái Đói lại xông lên ngợp chốt. Không thể bắn, Và cũng không thể giết Muốn cầm hòa…Cái Đói Chẳng buông tha ! Đồng đội tôi gục xuống giữa chiều tà… Gạo vừa tới, cơm còn đang nấu dở Boong canh rừng lục bục sôi trên lửa Bạn đi rồi… Chẳng kip bữa cơm no ! Ôm xác bạn chúng tôi khóc hu hu! Người đói chết trên tay người đói lả Chôn bạn xong… Đói tràn lên cỏ Tôi cầm cành cây, đói lả trước mồ …Chúng tôi thường cúng bạn cả nồi to Cơm đấy, canh đấy… Bạn ăn đi khỏi đói ! Sống giữ chốt Chết thành ma đói Đêm đứt rời … Bởi những cơn đau….
6. TIẾN VỀ THÀNH PHỐ
Từng trận đánh, cứ nối tiếp nhau Như mùa lũ ngập dần đôi bờ đất Từng chiến dịch mở bung mặt trận Như gió ngàn ồ ạt thổi võng thung. Mùa mưa đi qua.Khô khát những cánh rừng. Cây trút lá bên đường tơi tả. Đất như choàng tấm chăn màu đỏ. Những nấm mồ đồng đội rực lên! Tiến về Sài gòn Từ khắp nẻo Trường Sơn .Đại bác Xe tăng Chuyển rung thành phố Rầm rập những Binh đoàn Ào ào thác đổ Cả nước dồn về Trùng điệp quân đi. Các hướng tấn công Thần tốc – diệu kỳ Ngày mai hiện dần Bằng xương Bằng máu Ngày mai sẽ về Gang tấc nữa thôi! Gang tấc nữa thôi! Cờ giải phóng tung bay dinh Độc Lập Tổ quốc tưng bừng niềm vui thống nhất Chúng con sẽ về Bên mẹ Mẹ hiền ơi! Gang tấc nữa thôi! Ác liệt lại ngàn lần ác liệt Sào huyệt cuối cùng Sào huyệt lửa bung ra. Máu Người Lính đã thấm rừng già, Nay lại đổ dọc đường vào Thành Phố ! Người lính cựu, Mang nửa đời chữ thọ, Có ai ngờ! Ngã xuống,Trước ngày mai.Chúng tôi nghiêm trang Đứng trước thi hài Người Đồng đội,Người Anh, Người Thầy trong trận mạc.Giữa Sài Gòn – 30 THÁNG TƯ.
Chương ba: SAU CHIẾN TRANH
1. LÀNG XƯA
Giặc tan rồi Chúng tôi trở về quê Bồi hồi quá! Những bàn chân lính Chiếc ba lô trên lưng nhẹ tếch Chỉ nặng nhiều là mấy búp bê.Khao khát gì mà bồng bế thế kia? Hay ở rừng lâu ngày không bóng trẻ? Ngoài mặt trận nào ai thành bố – mẹ Tìm đâu ra tiếng bé khóc chào đời. Hay tuổi xuân ta trầm bổng cuối trời? Như hạt mưa sa xuống vườn đồng đội Hay vì thương cây tháng năm ngóng đợi? Mùa hoa về cho tươi lại cành xanh.Thôi! Gác lại một thời chiến tranh, Ào về nơi chôn nhau, cắt rốn. Để ngắm Mẹ Cho hả hê nỗi nhớ. Để nhìn Cha Cho đã buổi thương Người.Để được gặp, Nàng mặc áo nâu tươi Khoe với Em rằng: chỉ thêu vẫn thắm, Rằng: hai đứa chẳng còn xa ngàn dặm, Rằng: hôm nay thuyền đã cập bến rồi. Đây mái nhà tuổi thơ của tôi. Đây bậu cửa chắn ngang thời lẫm chẫm. Đây hình vẽ ngu ngơ thời chấy rận, Màu than đen còn nhánh đến bây giờ.Đây hàng cau cha trồng từ ngày xưa. Rụng đỏ đất…Những mùa đành để lỡ. Đây vườn trầu mẹ ươm hồi ta nhỏ, Rơi vàng trời như thể khát tìm cau. Đây con đường nối sang nhà nhau. Bên ấy, bên này đi về một ngõ. Đêm. Họp Đoàn cùng chung đuốc tỏ, Ta soi cho Em về tới sân nhà. Đây xóm làng lam lũ của ta. Những bữa cơm còn đầy mâm rau má. Người ra trận vẫn mang manh áo vá. Trẻ tới trường, quyển sách đọc thay nhau. Mùa đông về chăn chưa đủ ấm đâu, Mùa hạ đến chẳng đủ màn ngăn muỗi.Ta gặp ai cũng già trước tuổi.Biết: Hy sinh đâu chỉ ở chiến trường! Ơi! Xóm làng mà ta gọi Quê hương, Người ra trận đông hơn người ở lại, Đã kín vách BẢNG VÀNG DANH DỰ, Giờ lại nhiều BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG. Bao hố bom chằng chịt trên đồng, Nghe lành lạnh tiếng cá cờ búng nước. Hiểu hạt gạo nuôi quân ngày chiến cuộc, Đã chan hòa, Máu với Mồ hôi.
2. MẸ
Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày…mình mơ. Bây giờ mắt mẹ đã mờ, Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run. Như là để thật tôi hơn Mẹ rờ vết sẹo vai con ngày nào. Nhận ra, mắt Mẹ lệ trào Rưng rưng…vào khoảng khát khao con về.Và tôi cứ thế lặng đi Trước pho Tượng Phật từ bi giữa nhà. Mấy năm đánh giặc đường xa Chẳng ngờ đâu Mẹ tôi già thế kia? Hàm răng đen nhánh ngày xưa Đi đâu vội,để nắng mưa cối trầu? Hạt sương kéo sợi trên đầu Bảo tôi: Đời Mẹ dãi dầu đấy thôi. Mắt huyền xưa buộc Cha tôi Bây giờ,Mẹ buộc lá rơi ngoài thềm. Mỏng manh chiếc áo vải mềm,Tuổi thơ tôi để trong nền yếm nâu. Yếm Người nào có rộng đâu. Mà sao như thửa đất giàu mênh mông…Ở đây cũng thể Thành đồng Ở đây nuôi những Anh hùng nước non.Yếm vuông cho giọt sữa tròn Đọng trong mỗi dấu chân con tháng ngày. Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày mình mơ! Mẹ tôi giờ, mắt đã lòa Nhìn tôi bằng ngón tay già… rưng rưng…
3. MẶT TRẬN KHÔNG TIẾNG SÚNG
Chúng tôi về với việc nhà nông, Đông hơn cả, Vì đồng rộng lắm Những người lính một thời chiến trận Giờ lại về cuốc bẫm cày sâu. Ruộng có bờ, Việc chẳng có bờ đâu Buổi lật cỏ đã lo ngày bắc mạ. Gieo trên đất những mầm vui hối hả, Những lo toan, thắc thỏm, trông chờ.Tưởng đã quen rồi, sao vẫn gặp bất ngờ? Bất ngờ hạn – mặt đồng khô như ngói. Bất ngờ úng – lúa chìm trong tê tái. Bất ngờ sâu – đau thắt ruột người trồng. Cấy cây lúa Là cấy phận nhà nông. Xòe bàn tay tính từng ngày, từng tháng. Mặt trời lên đến thâu đêm lại sáng. Bóng người còng, mơ…lúa tròn bông.Hạt gạo dẻo thơm? nào dễ hiểu đồng, Khi chưa có một lần với lúa. Khi cuộc đời lượt là trong nhung lụa, Đã chắc gì hiểu nổi bát cơm bưng ? Đã chắc gì biết cái rét cuối đông? Chân mẹ nẻ ngậm bùn rét giá. Đã chắc gì biết những chiều nắng hạ? Áo cha dầy thêm mỗi bận mồ hôi. Về với đồng mới hiểu hết đồng ơi! Bát cơm chan mồ hôi – nước mắt Lại có chuyện… những người khuất tất Lại bão giông… rình rập trên đầu…Ta đã qua dài rộng rừng sâu,Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ? Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No? Mà lăn lóc cả đời với đất Từ mặt trận, mang Cái còn – Cái mất Trở về làng đánh đổi Cái có – Cái không… Phải vượt lên thôi! Mình tự cứu mình.Than phận làm gì cho thêm yếu lính? Đất Nước chiến tranh ra đi đánh giặc.Đất Nước hòa bình, tất cả dựng xây. Nào tập đi! Cho thẳng những đường cày Cho con trâu khỏi nhắc người: vắt – diệt Cho vụ mùa gối tiếp nhau mải miết Cho đồng làng bông lúa gọi : đời no! Nào học đi! Ta mới chỉ i tờ. Nghề nhà nông còn bao điều mới lạ, Muốn xênh xang từ cọng rơm, gốc rạ. Phải hiểu đồng, như hiểu chiến trường xưa. Ta đã nghe ! Nhiều đồng đội gần, xa Bát ăn đủ rồi, giờ thêm bát để.Đã rộng cửa nhà,Đã yên dâu – rể, Đã ông – bà… còn rất lính mà Em! Ta lại nghe.Từ phía mặt trời lên Tiếng tần tảo gõ vang đường xuống chợ Những mảnh vườn cho mùa chín đỏ Thơm chật gùi…Đồng đội địu trên lưng. Và đằng kia, trên khắp nẻo núi rừng, Bao trang trại mở đường vào giàu có. Nhiều người lính đã thành ông chủ. Cũng đình huỳnh xe máy hon đa. Vườn-Ao-Chuồng xây cất Vi la, Ai bảo lính không biết làm kinh tế? Bao doanh nghiệp tư nhân Bao nhiêu nhà tỷ phú Cũng đều từ những Cựu Chiến binh.Ta dõi theo vóc dáng những công trình.Bao người lính trở về xây thủy điện Đời lại thắp những NGỌN ĐÈN trước biển Sóng gầm gào…Đèn vẫn sáng lung linh. Ấy là khi Ta tự biết vượt mình Trước cuộc sống Có bao điều Cầu ước.Nếu được ước Xin ước cho tất cả Đừng hóa mình xa lạ với Nhân Dân.
Chương 4: HỒI TƯỞNG
Thế hệ chúng tôi, Đi qua Chiến Tranh.Đời mỗi đứa là một thời để nhớ Về đồng đội, Về những ngày khói lửa Về những hy sinh,… không nói hết bằng lời. Bao cô gái Bao chàng trai Lứa tuổi đôi mươi Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ Những cái tên…ngày nào xanh nhãn vở Giờ xếp hàng Đỏ rực nghĩa trang.Có những hy sinh Âm ỉ với thời gian Người trở về trên mình đầy thương tích Chiếc nạng gỗ gõ dọc chiều cơn lốc Hiểu con đường đang chín giọt mồ hôi.Có đứa về lành lặn hẳn hoi Nào ai hay?Chất độc vùi trong bạn Lúc làm cha mới biết mình trúng đạn Vết thương – Là con anh. “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Bài hát gọi ta về quân ngũ.Cuộc sống Lính có khi nào đầy đủ? Thiếu thốn nhiều nên cũng phải quen đi! Cũng phải quen. Như thể chẳng thiếu gì Vì khi ấy chiến trường cần phải thế! Ngày trở về Ta không còn trai trẻ.Giữa đời thường cái thiếu lại thiếu thêm.Những hy sinh không thể bắc lên cân. Càng không thể quy thành tem phiếu. Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới! Không thể đem những ngày lửa khói Giữa thị trường đánh đổi lấy ấm no! Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò, Làm công nghiệp trong thời mở cửa. Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ, Nếu chân mình còn nặng đế cao su! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Bài ca ấy đã trở thành lẽ sống! Chúng tôi hát từ buổi tò te lính.Đến bây giờ vẫn hát- Những Cựu binh.
Lê Anh Quốc
Thị xã Yên Bái – Tháng 1-2000
ĐÊM VU LAN Hoàng Kim
Chẳng thể nào ngủ được đêm nay
Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm một lời Người nói …
Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con
Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thương thảo tháng năm.
Giáo sư Nguyễn Văn Bộ11 FB 1 9 2020 viết:· “Nhiều bạn bè hỏi sao lâu quá không thấy lên face. Nhưng lên “face” mà “cái face của mình” chẳng có gì mới mẻ cũng ngại. Nhân hôm nay đọc bài “Mẹ cha là Phật” của tác giả Hoàng Anh Sướng mới ngộ thêm về câu cửa miệng “”Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa” nên chia sẻ để mọi người cùng suy ngẫm, nhất là trong mùa lễ Vu Lan!”. Cảm ơn anh Nguyễn Văn Bộ xin được chép lại.
*
Nhà văn hóa Phan Oanh đã thốt lên chua xót với tôi: “Dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Bao giờ dân ngộ đạo mới là điềm thịnh của quốc gia”.Tháng Bảy âm lịch là mùa Vu Lan báo hiếu. Nhưng với tín ngưỡng dân gian, đây cũng là tháng cô hồn. Đến các đình chùa, miếu mạo, ta luôn thấy cảnh nườm nượp người chen lấn đi lễ, khấn vái xì xụp, khói nhang, khói đốt tiền vàng mù mịt. Một số người chứng kiến cảnh đó thì lạc quan cho rằng, đó là vì dân ta mộ đạo, đạo ở Việt Nam đang thịnh. Nhưng với tôi, đó là một thực trạng đáng buồn, đáng lo, thậm chí, rất đáng báo động. Vì sao?
Ngạn ngữ dân tộc ta có câu: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh tạm cắt nghĩa rằng, thứ nhất tu tại gia không phải là cúng lễ tại nhà. Đó là mối quan hệ giữa người với người trong huyết tộc. Ví như cha mẹ tôi sinh hạ được 5 người con. Nhưng bố mẹ nói “chỉ thích ở với cô Oanh thôi”, thì cô Oanh nuôi mẹ, đó là nhân duyên, cái lý của nhà Phật. Lúc khỏe cụ trông nhà cho là duyên. Lúc ốm thì là nợ. Cụ ở với tôi thì dứt khoát nhân tài, vật lực, công hạnh, bản thân tôi phải cống hiến 70%, còn bốn vị kia chỉ có 30% thôi.
Nếu vô đạo, tôi sẽ bảo rằng, cụ đẻ ra được 5 người chứ không phải mình tôi, các ông bà chia nhau đến để mà hầu cụ. Còn nếu tôi ngộ đạo, tôi làm bằng sự tự nguyện, tôi được công đức. Đấy mới là tu. Chứ không phải rằm, mồng một, con không đến chùa, con lễ ở nhà là tu tại gia.”Thứ nhì tu chợ” là mối quan hệ ngoài huyết tộc nhưng diễn ra sắc tục. Chị tử tế, chị đi chợ đoan trang. Bà nhẹ nhàng, bà đi chợ ý nhị. Tôi tham, tôi mua một cái cải bắp, bằng được tay nem tay chanh thêm cho bác củ hành. Qua hành vi mua bán bộc lộ hết tính nết, bao nhiêu “nọc độc” có cơ lộ rõ, đi đến công đường không nghĩ chuyện làm chỉ nghĩ chuyện lật đổ. Trong khi đó, trong số mệnh mình, nếu mình hiểu mình chỉ là quân xe thì làm sao mình lên tướng được. “Vốn” của mình nó thế, nó phải thế. Phật nói rất rõ ràng, nó là nhân quả. Còn nếu hiểu, kiếp này mình rất giỏi nhưng chỉ làm trợ lý, làm quân xe thì mình làm hoàn thành công việc của xe. Mình đã đắc đạo.
“Thứ ba tu chùa” nghĩa là tu ở nhà cho tâm sáng, ứng xử ở ngoài cho đức rộng thì anh đến chùa là báo công với người Mẹ thiên nhiên. Mà một là công, hai là tội. Ở Việt Nam bây giờ, người hư đi lễ nhiều. Tôi biết có người đánh đề ngày nào cũng đi lễ, người ham cà phê cá độ bóng đá, người chạy trốn pháp luật, buôn gian bán lận rất chăm đi lễ… Còn những người đổ mồ hôi sôi nước mắt, đầu tắt mặt tối làm quần quật thì thời gian đâu mà đi lễ. Cho nên, dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Cho nên, phải tốt từ nhà, tốt đến xã hội rồi mới tới tốt lễ. Một câu đơn giản mà tôi thấm thía vô cùng, càng ngẫm càng thấy đúng.
Ai ưu thời mẫn thế cũng lo lắng trước sự băng hoại của đạo đức xã hội. Tôi nghĩ, một nền đạo đức xã hội tốt đẹp, nhân văn trông cậy rất nhiều vào tôn giáo, trong đó có đạo Phật. Song muốn phục vụ xã hội tốt thì trước hết, các nhà tu hành phải thanh lọc hàng ngũ của mình, thanh lọc thân, khẩu, ý của mình thì mới có thể giúp thanh lọc xã hội. Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo mà còn là kho tàng tuệ giác với những phương pháp rất cụ thể có thể giúp con người tháo gỡ, chuyển hóa khó khăn, khổ đau, kiến tạo tình thương, hạnh phúc, ngăn được sự sa đọa.
Bên cạnh đó, một nền đạo đức xã hội tốt đẹp bao giờ cũng được xây dựng bắt đầu từ chữ “hiếu”. “Hiếu” là lòng hiếu thảo, tôn kính, yêu thương cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Một người không biết yêu thương cha mẹ khó mà yêu thương người khác. Không phải ngẫu nhiên, tổ tiên chúng ta đã đề cao chữ “hiếu”, đã ý thức thiết lập một xã hội tốt đẹp trên nền tảng của đạo “hiếu”. Đạo Phật cũng đề cao chữ “hiếu”. Mùa Vu Lan vào tháng bảy âm lịch chính là mùa để ta tưởng nhớ và báo hiếu công ơn cha mẹ. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã sáng tạo ra lễ Bông hồng cài áo. Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Người đến chùa những ngày này đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng. Bông hồng đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ, bông màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha, mẹ trên đời.Điều đáng mừng là những năm gần đây, tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào lễ Vu lan, nghi thức “bông hồng cài áo” ngày càng trở nên phổ biến. Cũng vào ngày này năm ngoái, tại Hiên trà Trường Xuân, Hà Nội, tôi và những người bạn đạo đã tổ chức đêm Vu Lan với chủ đề “Bạn đã hôn cha mẹ bao giờ chưa?”. Trong không gian tĩnh lặng, chúng tôi cùng nhau ngồi thiền, tĩnh tâm lắng nghe tùy bút “Bông hồng cài áo” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Chúng tôi cùng chia sẻ những câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng. Rất nhiều giọt nước mắt đã rơi. Có những giọt nước mắt cảm động, song có cả những giọt nước mắt ân hận, xót xa của người từng có những lời nói, việc làm khiến cha mẹ buồn lòng. Chúng tôi chợt hiểu về lẽ vô thường ở đời. Rằng có thể ngày mai, mình sẽ không còn cha mẹ nữa. Bởi vậy, nếu như muốn nói lời yêu thương nào, muốn làm điều gì tốt đẹp hiến tặng cha mẹ, ta phải nói ngay bây giờ, làm ngay lúc này.
Đúng như Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ dẫn: chiều nay khi đi học hoặc làm việc ở sở về, em hãy ngồi xuống bên mẹ, nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Em sẽ nói: “Mẹ có biết là con thương mẹ không?”. Câu hỏi không cần được trả lời. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.
Tương truyền Đức Phật dạy rằng, vào thời chưa có Phật ra đời thì thờ cha, thờ mẹ cũng là thờ Phật. Vì cha mẹ là Phật đó. Đừng mất công đi tìm Phật ở nơi nào khác. Cha mẹ chính là Phật sống trong nhà. Ngày hôm nay, ta nói được lời yêu thương nào, làm được điều gì tốt đẹp để cha mẹ vui thì làm ngay đi, đừng để đến ngày mai, e rằng quá muộn.
Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày…mình mơ. Bây giờ mắt mẹ đã mờ, Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run. Như là để thật tôi hơn Mẹ rờ vết sẹo vai con ngày nào. Nhận ra, mắt Mẹ lệ trào Rưng rưng…vào khoảng khát khao con về.Và tôi cứ thế lặng đi Trước pho Tượng Phật từ bi giữa nhà. Mấy năm đánh giặc đường xa Chẳng ngờ đâu Mẹ tôi già thế kia? Hàm răng đen nhánh ngày xưa Đi đâu vội,để nắng mưa cối trầu? Hạt sương kéo sợi trên đầu Bảo tôi: Đời Mẹ dãi dầu đấy thôi. Mắt huyền xưa buộc Cha tôi Bây giờ,Mẹ buộc lá rơi ngoài thềm. Mỏng manh chiếc áo vải mềm,Tuổi thơ tôi để trong nền yếm nâu. Yếm Người nào có rộng đâu. Mà sao như thửa đất giàu mênh mông…Ở đây cũng thể Thành đồng Ở đây nuôi những Anh hùng nước non.Yếm vuông cho giọt sữa tròn Đọng trong mỗi dấu chân con tháng ngày. Con về với Mẹ hôm nay Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày mình mơ! Mẹ tôi giờ, mắt đã lòa Nhìn tôi bằng ngón tay già… rưng rưng…
Trầm tĩnh tự cũng cố; Nghê Việt trong hồn Việt; Tinh khôn, lành, trung thành. Văn hóa giá trị cao. Nghê Việt là biểu tượng rồng ẩn, một trong những sáng tạo đỉnh cao của văn hóa Việt. “Sách Nhàn đọc dấu câu có câu không” ẩn hiện như tiềm long, một trong chín đứa con của rồng (long sinh cửu tử) theo thời mà biến hóa. xemhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nghe-viet-trong-hon-viet/
Nghê Việt là linh vật rồng ẩn thuần Việt trong “chín đứa con của rồng” (Long sinh cửu tử) và được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần và được đúc kết bởi tác phẩm ““Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, nhưng khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm. Hoàng Kim đồng tình với Huỳnh Thiệu Phong Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam đã nhận xét: “Nghê” chính là một sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh rõ nét nhân sinh quan của người Việt trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc“ .
Am Ngoạ Vân (hay Chùa Ngoạ Vân) nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Đó là những kết quả, tư liệu và bằng chứng khoa học thu được qua quá trình điều tra, khảo sát của Nguyễn Vân Anh ở Viện Khảo cổ học, với tư cách là người trực tiếp tham gia cuộc điều tra nghiên cứu quần thể di tích Ngoạ Vân và Hồ Thiên, xã Bình Khê, Đông Triều Quảng Ninh.
Nửa đêm, ngày Mồng một tháng Mười một năm Mậu Thân (1308), sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”.
THẦY TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Thơ Thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ sâu sắc, thông tuệ. Đó là những viên ngọc di sản văn hóa đặc biệt quý giá.
Tuệ Trung Thượng Sĩ là ai?
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士; 1230- 1291) là Hưng Ninh Vương Trần Tung, danh tướng và thiền sư nổi tiếng đời Trần. Ông là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm húy Thiều, vợ vua Trần Thánh Tông. Ông có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông năm 1258, 1285 và 1288. Sau kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (nay ở huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp Thiền. Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Đức Nhân Tông có bài tán về Tuệ Trung: “Vọng chí di cao, Toàn chi di kiên. Hốt nhiên tại hậu, Chiêm chi tại tiền. Phu thị chi vị, Thượng sĩ chi Thiền. Nghĩa là: Nhìn lên càng thấy cao,/ Khoan vào càng thấy cứng./ Bỗng nhiên ở phía sau,/ Nhìn lại thấy phía trước./ Cái đó gọi là:/ Đạo Thiền của Thượng sĩ.” Quyển Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục nằm trong bộ “Trần Triều Dật Tồn Phật Điển Lục”, là bộ Phật điển còn sót của đời nhà Trần. Tập sách này rất quan yếu trong nhà Thiền, nhất là Thiền tông Việt Nam.“ Sách này do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông khảo đính, thiền sư Pháp Loa biên tập, thiền sư Huệ Nguyên khắc in lại năm 1763. Chứng tích ở Kỳ Lân thiền viện (Hoàng Kim trích dẫn theo Thích Thanh Từ DL 1996 – PL 2540, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục giảng giải)
Hành trạng Thượng Sĩ Trần Tung
Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, Hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.
Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Thượng Sĩ là người khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thạnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh Ngài tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có danh thật.
Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với Vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm Sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”
Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh, không nghe Cổ đức nói: ‘Văn Thù là Văn Thù, Giải Thoát là Giải Thoát’ đó sao?”
Thái hậu qua đời, nhà Vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, Vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quyến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà Vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ cầm viết xóa một mạch, rồi làm bài tụng tự thuật rằng:
Thơ Thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ
Thượng Sĩ tự thuật (1)
Kiến giải trình kiến giải
Tợ ấn mắt làm quái
Ấn mắt làm quái rồi
Rõ ràng thường tự tại.
Nhà Vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:
Rõ ràng thường tự tại
Cũng ấn mắt làm quái
Thấy quái chẳng thấy quái
Quái ấy ắt tự hoại.
Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.
Sau Vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài kệ:
Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi Vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khập khễnh về kinh thăm, nhưng đến nơi Vua đã qui tiên rồi.
Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy Ngài thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng:
– Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?
Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:
– Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có Vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng Vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.
Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:
(13)
Vô thường các pháp hạnh
Tâm nghi tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Chẳng giống cũng chẳng mầm.
(14)
Ngày ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh từ tâm sanh.
Tâm cảnh xưa nay không
Chốn chốn ba-la-mật.
Tôi (Trần Nhân Tông chứng tích) lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu dè đã rõ ràng.”
Thượng Sĩ lại dùng kệ để giải rõ:
(15)
Ăn rau cùng ăn thịt
Chúng sanh mỗi sở thuộc.
Xuân về trăm cỏ sanh
Chỗ nào thấy tội phước?
Tôi (Trần Nhân Tông chứng tích) thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?”
Thượng Sĩ cười không đáp.Tôi lại thỉnh cầu. Ngài lại nói hai bài kệ (16 và 17) để ấn định đó:
(16)
Giữ giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phước.
Muốn biết không tội phước
Chẳng giữ giới nhẫn nhục.
(17)
Như khi người leo cây
Trong an tự cầu nguy.
Như người không leo cây
Trăng gió có làm gì?
Ngài lại dặn nhỏ tôi: “Chớ bảo cho người không ra gì biết.” Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “bổn phận tông chỉ”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.) Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.
Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức, lời bàn huyền nói diệu, dường gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.
Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động Chân tánh ta.” Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 7 (1291) đời vua Trần Nhân Tông.
Tôi (Trần Nhân Tông chứng tích) đích thân đến dinh của Ngài, có làm bài tụng “Thắp Hương Đền Ơn”, không chép lại đây.
Sau khi tôi được truyền nối pháp, mỗi khi khai đường thuyết pháp, tự nhớ đến tứ trọng ân, nhất là ân pháp nhũ khó đền. Tôi sai họa sĩ vẽ chân dung của Ngài, để được cúng dường, tự thuật bài tụng để tán thán. Đề rằng:
Lão cổ chùy này
Người khó diễn tả
Thủ xích Lương Hoàng
Cây dùi Tần Đế.
Hay vuông hay tròn
Hay dày hay mỏng
Biển pháp một mắt
Rừng thiền ba góc.
Các hàng môn đệ tán tụng:
– Đệ tử nối pháp Trúc Lâm Đại Đầu-đà tán:
Trông đó càng cao
Dùi đó càng cứng.
Bỗng dưng ở sau
Nhìn đó ở trước.
Đây mới gọi là
Thiền của Thượng Sĩ.
– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Pháp Loa cúi đầu kính cẩn tán:
Á!
Gang ròng nhồi lại
Sắt sống đúc thành.
Thước trời tấc đất
Gió mát trăng thanh.
Chao!
– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Bảo Phác cúi đầu kính cẩn tán:
Linh Sơn chính tai nghe
Nhai tủy lão Hồ trọc
No rồi mớm cháu con
Chồn cáo hóa sư tử.
Gặp trường nói nín nhàn
Trăng tẩm nước sông thu
Muốn biết toàn vị mặn
Trả con chuột kia đi.
– Đệ tử Tông Cảnh cúi đầu kính cẩn tán:
Thiền thầy ta con quì một chân
Bờ dốc buông tay tâm như như.
Trên đầu cột phướn nấu quả chùy
Bỗng nhiên cỡi ngược lừa ba cẳng.
Năm trước tặng ta trâu đất rống
Ngày nay ngựa gỗ hí trả Ngài.
Trâu sắt đầu nhỏ sừng co quắp
Đêm về húc vỡ núi Tu-di.
Thảnh thơi nhảy thẳng hang rồng dữ
Cướp được san-hô quí một cành
Thần biển nâng lên sáng trời đất
Na-tra nổi giận uy đức mờ.
Ha! Ha! Ha! Cũng rất kỳ
Dương Xuân Bạch Tuyết hòa rất ít
Một mức sau cùng hội thế nào?
Án tố rô, tố rô, tất rị, tất rị.
– Đệ tử cư sĩ hiệu Thiên Nhiên, Vương Như Pháp cúi đầu kính cẩn tán:
Thật kỳ đặc! Thật kỳ đặc!
Trâu đất rống trăng không kẹt mắc
Viết ra sáu bảy trí tuệ môn
Chớ nói núi bút cùng rừng mực.
– Trúc Lâm Thị giả đệ tử Pháp Cổ cúi đầu kính cẩn tán:
Xưa Quốc sư, nay Thượng Sĩ
Cùng một trượng phu chia đây kia.
Tác giả Tỳ-da đứng dưới gió
Lão ngốc Bàng công một trái cà.
Giáo giáp ba huyền phá lao quan
Trên chớp lông mày thôi nghĩ suy.
Màn mắt che mất núi Tu-di
Trong miệng nuốt ngang nước biển cả.
Dưới hàm rồng dữ đục ly châu
Phóng sợi tơ sen cột cọp lớn.
Pháp vương vương pháp mặc tung hoành
Nắm tay chung đường quên mi tớ.
Rảnh rang đùa gẩy đàn không dây
Làng múa thôn ca câu: La lý!
Lý la la! La lý lý!
Chẳng thuộc cung thương giác vũ rành
Thầy tôi nối tiếng ông Như Điệu
Phong thái khác thường lại đẹp thêm.
Tử Kỳ mất rồi tri âm ít
Bao điều cao rộng ở nơi nao?
Người sau tiếp vang nối lời rỗng
Nhận được như xưa lại chẳng phải
Ôi!
– Trúc Lâm Thị giả Tuệ Nghiêm kính cẩn tán:
Lò hồng điểm tuyết
Tháng chạp hoa sen.
Chẳng bút khá viết
Chẳng lời khá phô.
Chọi đá nháng lửa
Điện xẹt chớp sáng.
Chẳng tìm khá tìm
Chẳng chốn khá chốn.
Đó là Thượng Sĩ
Khó lường cơ Ngài
Hòa cùng ánh sáng
Đồng với tục tăng.
Tỳ-da nắm tay
Hoành Dương kết mày
Vòng vàng lùm gai
Nuốt đó thấu đó.
Con trâu con khỉ
Đánh vào rừng Thiền
Vo tròn cọp dữ
Quỉ thần vườn pháp
Miệng trống rao truyền
Xuân vào cành vàng
Cổ chùy! Cổ chùy!…
Thơ Thiền Tuệ trung Thương Sĩ hai bài thơ khác
Cây tùng ở đáy khe (2)
Thương cội tùng xanh tuổi bấy niên,
Đừng than thế mọc lệch cùng xiên;
Cột rường chưa dụng người thôi lạ,
Cỏ dại hoa hèn trước mắt chen.
Suy táp hình hài khởi túc vân,
Phi quan lão hạc tị kê quần;
Thiên thanh vạn thuý mê hương quốc,
Hải giác thiên đầu thị dưỡng chân.
Trên đây là hành trạng Thượng Sĩ Trần Tung 1230 – 1291 cùng lời khai ngộ Nhân Tông đặc biệt nổi tiếng của Thượng Sĩ đã bền vững với thời gian do chính đức Nhân Tông xác nhận, khảo đính, thiền sư Pháp Loa biên tập, thiền sư Huệ Nguyên khắc in lại năm 1763 và tám bài thơ thiền của Thượng Sĩ (với số thứ tự 1, 2, 3, 13, 14, 15, 16, 17 mà tôi gượng chép thêm để bạn tiện đọc). Phía dưới là chín bài Thơ Thiền Thượng Sĩ (số thứ tự 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trong tài liệu tôi đọc được không thấy số mà chỉ do Thượng Sĩ đối cảnh ngẫu hứng viết ra). Tôi xin chép lại để mọi người cùng thưởng lãm. Đây là những áng thơ thiền cực kỳ sâu sắc và thông tuệ. Kính mong thức giả gần xa bổ túc nguyên bản, dị bản, bình giảng, góp ý để giúp hiệu đính và hoàn thiện; xem tiếp tại đâyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nghe-viet-am-ngoa-van/