Số lần xem
Đang xem 2130 Toàn hệ thống 3768 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
“Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”. Vua Trần Thái Tông (1218- 1277) người sáng nghiệp nhà Trần là bậc minh quân đức tài Việt Nam vô song . Người được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân (598- 649) là vị vua giỏi Trung Hoa sáng nghiệp nhà Đường thời trước đó. Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự bậc nhất của thế giới lúc ấy, và được hậu thế đánh giá là một trong những vị vua giỏi nhất Trung Hoa mọi thời đại; thế.nhưng so đức độ với vua Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. Đức sáng Trần Thái Tông; được tiếp nối là Minh quân Trần Thánh Tông và Yên Tử Trần Nhân Tông đã trọng dụng được bậc thiên tài chính trị, quân sự, nhà văn Trần Quốc Tuấn. Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương đã tổ chức quân dân Việt ba lần đánh tan đội quân Nguyên Mông mạnh nhất thế giới thời ấy . Thái Tông Thánh Tông Quốc Tuấn là ba đỉnh cao vọi của của tâm đức và trí tuệ. “Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao vọi trong dãy núi Nham Biền thăm thẳm kia là gì thì được trả lời đó là dãy núi Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm chốn an nghĩ nơi Cư trần lạc đạo của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, minh quân ấy và thiên tài ấy lưu dấu muôn đời nơi đất Việt thật lạ lùng và sâu sắc thay.
Vua Trần Thái Tông người sáng nghiệp nhà Trần đã để lại cho đời câu nói nổ tiếng: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Thiên tài Trần Quốc Tuấn không thể phát lộ tỏa sáng nếu không có vua Trần Thái Tông minh quân đặc biệt hiếm có và tiếp nối là vua giỏi Trần Thánh Tông và vua Phật Trần Nhân Tông hết lòng “Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” mới đạt được thành tựu như vậy.
Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông trước việc yêu thương của hai trẻ là Quốc Tuấn và Thiên Thành: Người con trai Quốc Tuấn thì dám lẻn vào cung Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết. Người con gái là công chúa Thiên Thành thì đã dám chọn cái chết mà trao thân cho người mình yêu ngay trước hôm vua Trần Thái Tông đã sắp làm đám cưới cho Trung Thành Vương, con trai của Nhân Đạo Vương một vị quan đầu triều. Tình yêu đó, khí phách đó thật lớn lao.
Vua Trần Thái Tông tiếc tài của Trần Quốc Tuấn nên quyết không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên cho hai người Thiên Thành và Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường tình và bao dung không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ đang thù hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình. Câu chuyện ứng xử mau lẹ và tuyệt vời của vua Trần Thái Tông với lòng yêu thương và trí tuệ cao cả đã ứng xử đặc biệt kiệt xuất và chủ động tác thành hạnh phúc cho công chúa Thiên Thành và Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở là Đức Thánh Trần.
Chuyện lạ và hay hiếm thấy !
Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng và viết nên kiệt tác quân sự chính trị kiệt xuất Binh thư Yếu lược, một trong hai tác phẩm quân sự cổ đại xuất sắc nhất Việt Nam từ trước đến nay (mời đọc Lời dặn lại của Đức Thánh Trần).
Trần Quốc Tuấn Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương là một trong mười nhà quân sự kiệt xuất nhất lịch sử Thế Giới và Việt Nam. Vương là nhà chính trị, nhà văn, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên – Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó.
Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột là Thụy Bà công chúa [1]. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay[2]. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi của người cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [3]
Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý thuở ấy loạn cung đình đã vào đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái rất giỏi và thông minh, hiền hậu nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý dòm ngó ngôi báu đều là những kẻ mưu mô và kém đức. Nước Đại Việt lúc đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã đặt cược việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng với họa diệt tộc Trần “tru di chín họ” nếu CHỌN LẦM NGƯỜI. Trần Thủ Độ đánh giá cao Trần Cảnh sau này là vua Trần thái Tông để quyết tâm thực hiện cuộc đổi họ trong lịch sử thực hiện chính biến cung đình. Sự kiện này xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.
Trớ trêu thay, Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chỉ trích và chống đối của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào và rất nặng nề do Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vợ Trần Thái Tông sinh con nhưng người con lại bị chết yểu ngay sau khi sinh. Sự dòm ngó cướp ngôi của nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi âm ưu phế vua đoạt quyền trong khi giặc ngoài lăm le sát biên ải, chỉ chờ trong nước có biến là hành động. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy lại đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính đã ép Trần Liễu là cha của Trần Quốc Tuấn phải nhường vợ Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử. Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy, cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến “non sông đất nước Việt trên hết “. Người đã chấp nhận quay về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình. Sau này ngày 24 tháng 2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, là con thứ, (em của Trần Quốc Khang vốn con Trần Liễu) để lui về làm Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt, nhưng cái chính là xử lý được thực việc chính danh của vua con là con của Lý hoàng hậu tránh được thảm họa tranh chấp cung đình. Việc làm thái thượng hoàng sau này thành điển lệ tốt của triều Trần
Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích ở chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ (Chùa cổ Thắng Nghiêm lưu nhiều dấu tích Trần Hưng Đạo mà sau này tôi may mắn được chứng kiến và giác ngộ . HK. Sau khi Trần Liễu gửi con, ông đã dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cãn buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết sạch và vua Thái Tông đã đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng vì đức độ và tài năng vượt bậc so trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng[5]. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng là để khuất tất việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu không bị người đời đàm tiếu.
Thật oái oăm sự lựa chọn sinh tử, công chúa Thiên Thành, người mà Trần Quốc Tuấn yêu say đắm, là con vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương, vị vương đầu triều. Vua đã nhận sính lễ, thông báo đến mọi đại thần và đã chuẩn bị tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa tại dinh thự của Nhân Đạo Vương. Đôi trai gái trẻ đã đồng lòng dâng hiến cho nhau và Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm về việc Quốc Tuấn Thiên Thành đồng lòng làm việc ấy. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương[5].Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám lấy tính mạng của mình để làm liều, mấy ai thấu hiểu đó là phép biến Dịch của quy tắc “Chọn người” tin yêu mình trong thực tiễn trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người đó.
Tôi ghi thêm ngoại truyện về hai chuyện ‘quái’ có thật trong lịch sử để làm rõ hơn câu chuyện và bài học lịch sử của Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, với chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên và những trang binh thư kiệt tác muôn đời của nhân loại.
Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức’ có minh quân ấy và có lương tướng thiên tài ấy đã tỏa sáng và trao lại cho hậu thế muôn đời dân Việt một bài học lịch sử vô giá. ‘KẾ SÁCH MỘT CHỮ ĐỒNG‘ minh quân lương tướng đồng lòng cố kết lòng dân thì mọi nguy khó đều vượt qua.
Trung Hoa và Việt Nam cùng có vua Thái Tông. Nhà Đường có vua Đường Thái Tông húy là Lý Thế Dân, niên hiệu Trinh Quán, là vua thứ hai của nhà Đường. Việt Nam có vua Trần Thái Tông húy là Trần Cảnh, niên hiệu Nguyên Phong, là vua đầu tiên của nhà Trần. Miếu hiệu tuy giống nhau nhưng đức độ lại khác nhau.
ĐƯỜNG THÁI TÔNG (627-650)
Vua Đường Cao Tổ (Lý Uyên) có ba con trai, con trưởng là Lý Kiến Thành, kế đến là Lý Thế Dân và Lý Nguyên Cát.
Sau khi dứt được nhà Tùy, Lý Uyên lên ngôi tức là Đường Cao Tổ (618-627), phong cho con trưởng là Lý Kiến Thành làm Thái tử, con thứ là Lý Thế Dân làm Tần Vương và Lý Nguyên Cát làm Tề Vương.
Trong ba người con thì Lý Thế Dân có công hơn cả, giỏi võ nghệ, có tài thao lược và theo cha đánh thắng nhiều trận lớn. Việc khởi binh chiếm Thái Nguyên phủ rồi Trường An để lập căn cứ đều do ông đề xuất. Trong những cuộc chiến sau đó, ông lập được nhiều chiến công hiển hách. Nguyên Cát cũng khá, chỉ có Kiến Thành là kém nhất.
Lý Thế Dân là viên tướng biết trọng dụng nhân tài. Dưới trướng ông, bên văn có mười tám học sĩ tên tuổi như Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Ngụy Trưng… bên võ có các dũng tướng danh tiếng vang lừng như Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim… Thái tử Kiến Thành biết mình kém thế, e rằng cái ngôi Thái tử không vững nên hợp cùng Nguyên Cát để loại trừ Lý Thế Dân.
Có lần Kiến Thành mời Thế Dân đến Đông cung uống rượu. Bị trúng độc, Thế Dân đau bụng dữ dội, thủ hạ phải vực về cung, ông bị thổ huyết, thuốc thang mãi mới khỏi. Ông biết bị anh mình đầu độc nhưng không phản ứng gì. Kiến Thành còn dùng một xe vàng bạc mua chuộc Uất Trì Kính Đức nhưng thất bại.
Nhân lúc rợ Đột Quyết xâm phạm Trung Nguyên, Kiến Thành tâu vua cha cử Nguyên Cát đem binh đi chinh phạt thay cho Lý Thế Dân. Đường Cao Tổ chuẩn tấu. Sau khi được phong làm chủ soái, Lý Nguyên Cát xin ba viên đại tướng của Thế Dân là Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo và Trình Giảo Kim cùng binh lính dưới quyền họ sáp nhập vào đạo quân của mình, cốt để lực lượng của Thế Dân suy yếu.
Biết được âm mưu đó, Thế Dân lập tức cho mời người con cậu là Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức đến bàn bạc. Hai người khuyên Thế Dân nên ra tay trước, nếu không thì chết cả nút. Thế Dân ban đầu còn do dự vì ngại anh em tàn sát lẫn nhau, nhưng trước quyết tâm của hai người, cuối cùng ông cũng phải nghe theo.
Ngay đêm đó, Thế Dân vào cung tâu với vua cha về việc Kiến Thành và Nguyên Cát âm mưu hại mình. Đường Cao Tổ truyền cho ba con sáng hôm sau phải vào cung để ông xét hỏi.
Sáng sớm hôm sau, Thế Dân sai Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức dẫn một toán tinh binh mai phục tại cửa Huyền Vũ phía bắc hoàng cung. Lát sau, Kiến Thành và Nguyên Cát cưỡi ngựa tới, thấy tình hình có vẻ khác thường liền quay ngựa bỏ chạy. Lý Thế Dân phóng ngựa ra kêu to: – “Điện hạ đừng đi”. Nguyên Cát quay lại định bắn chết Thế Dân, nhưng vì run quá không giương cung lên được. Thế Dân nhanh tay bắn một phát giết chết Kiến Thành trên lưng ngựa. Ngay lúc đó, Uất Trì Kính Đức dẫn kỵ binh xông ra bắn chết Nguyên Cát.
Vua Cao Tổ đang chờ ba con đến thì Uất Trì Kính Đức hộc tốc chạy vào báo tin: “Thái tử và Tề Vương nổi loạn, Tần Vương đã giết chúng rồi”, vua Cao Tổ đau xót, ngồi lặng đi không nói nên lời (1).
Sau đó, Thế Dân được phong làm Thái tử và được vua cha nhường ngôi. Năm 627, ông lên ngôi, niên hiệu Trinh Quán, tức là vua Đường Thái Tông. Vẫn biết Thế Dân ở vào cái thế chẳng đặng đừng, nhưng việc ông giết cả anh và em ruột của mình để tranh ngôi Thái tử cũng bị người đương thời và đời sau phê phán.
TRẦN THÁI TÔNG (1225-1258)
Trần Thái Tông huý là Trần Cảnh, lên ngôi năm 1225 do vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi. Ông lấy niên hiệu Kiến Trung, Thiên Ứng Chính Bình rồi Nguyên Phong (1251-1258). Lúc lên ngôi ông mới 8 tuổi, mọi việc trong triều đều do một tay Trần Thủ Độ quyết đoán.
Khi Chiêu Hoàng mới lên ngôi, Thái hậu là Trần thị cùng với người anh họ là Trần Thủ Độ nắm chính trị bên trong, bên ngoài, chọn con em các quan viên đưa vào cung chầu hầu hoàng đế. Thủ Độ lại đưa cháu mình là Trần Cảnh vào hầu Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng rất yêu thích Trần Cảnh, mỗi khi buồn thì cho gọi Trần Cảnh vào chơi, khi thì trêu chọc, khi thì tặng Cảnh chiếc khăn trầu, tình cảm giữa hai người ngày càng thêm đằm thắm. Từ đó họ cùng ở với nhau như vợ chồng.
Thủ Độ sợ việc tiết lộ mới đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung, cắt người coi giữ, các quan không được vào chầu.
Một hôm Thủ Độ loan báo với các quan rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”, các quan xin vào lạy mừng. Ngày 11, tháng 12, Chiêu Hoàng đặt hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên bảo sàng, các quan vào chầu lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng trút bỏ ngự bào, mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế tức là vua Trần Thái Tông, đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất (1225).
Lý Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu. Bà lấy vua Thái Tông đã 12 năm mà không có con, tuy mới 19 tuổi. Trần Thủ Độ rất lo không có người kế vị, bèn bắt vua Thái Tông phải bỏ bà, giáng xuống làm Chiêu Thánh công chúa, rồi bắt chị bà là vợ của Hoài vương Trần Liễu (anh Trần Cảnh) đem vào cung phong làm Thuận Thiên Hoàng hậu vì bà này đang có thai ba tháng (bắt vua lấy chị dâu) sau sinh ra Quốc Khang (2).
Trần Liễu rất phẫn nộ vì mất vợ, họp quân ngoài sông lớn làm loạn. Vua Thái Tông lòng cũng không yên, đêm trốn ra khỏi thành đến ở nhà Kinh Vân quốc sư (quốc sư là bạn cũ của Thái Tông) trên núi Yên Tử.
Hôm sau Thủ Độ đem các quan đến đón vua về. Vua nói : “Trẫm còn ít tuổi, không kham nổi việc lớn, Thượng hoàng (Trần Thừa) đã vội lìa bỏ, sớm mất chỗ nhờ cậy, không dám ở ngôi vua để làm nhục xã tắc”. Thủ Độ cố nài xin, vua vẫn không nghe. Thủ Độ bèn bảo các quan rằng: “Vua ở đâu thì triều đình ở đó”. Bèn cắm nêu trong núi, bắt chước các tên như điện Thiên An, các Đoan Minh… sai thợ xây dựng. Quốc sư nghe thấy vội xin vua rằng: “Bệ hạ nên gấp trở về, đừng để làm nát núi rừng của đệ tử”, vua mới chịu về cung (Theo Đại Việt sử ký tiền biên) (3).
Được hai tuần, Trần Liễu biết mình thế cô, sức không địch nổi Thủ Độ nên nhân khi vua Thái Tông ngự thuyền vãn cảnh trên sông, ông mới ngầm đi thuyền độc mộc, giả làm người đánh cá, lẻn đến thuyền ngự tạ tội. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Độ nghe thấy, đến thẳng thuyền vua, rút gươm thét lớn “Giết thằng giặc Liễu”. Vua vội vàng giấu Liễu trong thuyền rồi bảo Thủ Độ rằng: “Phụng Càn vương (Phụng Càn là hiệu của Liễu thời Lý) đến hàng rồi đấy”, đoạn lấy thân mình che cho Liễu nên Thủ Độ không chém được.
Thủ Độ giận lắm, quăng gươm xuống sông nói: “Thủ Độ này chỉ là con chó săn cho các người thôi. Thế này thì còn hiểu thế nào là lẽ thuận nghịch!”. Vua hòa giải rồi bảo Thủ Độ mang quân về. Thủ Độ sai giết hết những binh lính theo Trần Liễu làm loạn.
Vua Thái Tông biết nếu để Trần Liễu ở kinh đô thì khó toàn tính mạng với Thủ Độ nên cắt đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang (thuộc tỉnh Hải Dương) cấp cho Trần Liễu làm thái ấp và phong làm An Sinh Vương.
THƠ VỀ HAI VUA THÁI TÔNG
Do việc vua Đường Thái Tông của Trung Hoa giết anh là Kiến Thành để đoạt ngôi Thái tử, còn vua Trần Thái Tông của Đại Việt không ngại nguy hiểm, lấy thân mình để che đỡ cho anh là Trần Liễu khỏi bị Thủ Độ giết nên hậu duệ của vua Trần Thái Tông là vua Trần Dụ Tông (1341-1369) làm thơ ca ngợi cái đức của tiên vương mình:
Phiên âm:
Đường Thái Tông dữ bản triều Thái Tông
Đường, Việt khai cơ lưỡng Thái Tông,
Bỉ xưng Trinh Quán, ngã Nguyên Phong.
Kiến Thành tru tử, An Sinh tại,
Miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng.
Dịch nghĩa:
Vua Thái Tông nhà Đường với vua Thái Tông triều ta
Đường và Việt đều có vua mở mang cơ nghiệp thụy là Thái Tông,
Bên họ xưng là Trinh Quán, bên ta xưng là Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết chết, An Sinh thì được sống,
Miếu hiệu tuy giống nhau nhưng đức độ lại khác nhau.
Đào Phương Bình dịch thơ:
Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông,
Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết, An Sinh sống,
Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng.
(1)
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985) cho rằng: Biến cố ở cửa Huyền Vũ (Thế Dân giết Kiến Thành và Nguyên Cát) xảy ra sau khi Đường Cao Tổ chết (tập II, trang 40, trong phần chú thích) nhưng theo bộ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm của Lâm Hán Đạt và Tào Dư Chương (Trung Quốc) thì việc ấy xảy ra khi Đường Cao Tổ còn sống (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, tập II trang 309). Cuốn Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1997) cũng viết như bộ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm (tập II trang 294).
(2)
Quốc Khang là con của Trần Liễu và Thuận Thiên công chúa. Khoảng năm 1267 (Thiệu Long thứ 10) vào mùa đông, vua (Thánh Tông – Trần Hoảng) vào chầu Thượng hoàng. Vua cùng với anh là Quốc Khang đùa nhau trước mặt Thượng hoàng. Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng cởi áo bông đang mặc ban cho Quốc Khang. Vua cũng múa kiểu người Hồ để xin áo. Quốc Khang nói: “Cái quí nhất là ngôi hoàng đế, thần không dám tranh với chú hai. Nay đức chí tôn cho thần vật nhỏ này mà chú hai lại muốn cướp lấy chăng? Thượng hoàng cả cười nói: “Mày coi ngôi vua với chiếc áo thường này không hơn kém nhau sao?” rồi cho Quốc Khang cái áo ấy. Họ thỏa chí vui đùa rồi về (theo Đại Việt sử ký tiền biên).
(3)
Theo Ngoại truyện: Giờ Tý, ngày rằm, tháng tư năm Bính Thân, Thái Tông cùng bảy cận thần bơi qua sông Bàn Than đến chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử gặp Trúc Lâm thiền sư muốn xin được trụ trì ở đó. Không bao lâu, Thủ Độ cùng quần thần đến đón vua về. Vua hỏi thiền sư, thiền sư tâu rằng: “Kể ra người làm vua phải lấy lòng dân làm lòng mình, ý muốn của dân làm ý muốn của mình. Nay dân tình như thế, xin xe vua hãy tạm trở về, những việc kê cứu về nội điển thì nên chớ quên tu tâm luyện tính. Sau này hoàng tử khôn lớn, có thể nhường được ngôi thì lúc đó hãy vào núi tu luyện cũng được”. Vua cho lời nói đó là phải mới trở về kinh. Sau này, khi nhường ngôi cho Thánh Tông, vua mới hơn 40 tuổi đã có ý chán trần tục, muốn tu luyện, cho nên các vua triều Trần đều noi theo việc cũ. Có lẽ đó là hiểu được cái bí quyết của Trúc Lâm. Nhà Trần sùng Phật, trọng tăng cũng bắt đầu từ đó (theo Đại Việt sử ký tiền biên).
“Yên Sinh Vương trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng [Vua Trần Thái Tông] , mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, Yên Sinh cầm tay Quốc Tuấn giối giăng rằng:
“Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được?.
Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 6.
BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim
Tháng 6 năm 1950 nhà văn Sơn Tùng được cụ Nguyễn Sinh Khiêm anh ruột Bác Hồ tặng sách “ Tất Đạt tự ngôn” kể chuyện Bài đồng dao huyền thoại: Năm 1895 Hồ Chí Minh lúc ấy là Nguyễn Sinh Cung đã có bài thơ “Biển là ao lớn Thuyền là con bò Thuyền ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn” xem tiếp http://lethuy.edu.vn/index.aspx?u=nws&su=d&cid=350&id=3478
AI CHỢP MẮT TAM ĐẢO
Hoàng Kim
Anh thích đưa em về Sa Pa
Nơi núi gặp sông, nơi trời gặp đất
Nơi mây trắng quyện hồn thiêng dân tộc
Suối nước trong veo tình tự bên rừng
Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo
Trùng điệp Nham Biền mờ mịt khói sương
Lênh đênh Thần Phù , bâng khuâng Bái Đính
Chìm nổi ba đào chẳng vụng đường tu
Anh thích đưa em đi xa hơn …
Tới những miền rộng mở
Nơi cõi riêng của miền thương nhớ
Khát khao xanh hạnh phúc an lành.
Hoàng Kim
(*) Trong bài thơ “Dạo chơi non nước Việt“, tác giả Hoàng Kim đã trích dẫn tổng kết Lịch sử Việt Nam của giáo sư sử học Đào Duy Anh” Dân tộc Việt trên bốn ngàn năm dựng nước và mở nước được chia làm hai giai đoạn đó là “đấu tranh giành quyền sống với vạn vật” trọng điểm ở vùng tam giác châu Bắc Bộ và “sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” bằng công cuộc Nam Tiến.
“Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”. Vua Trần Thái Tông (1218- 1277) người sáng nghiệp nhà Trần là bậc minh quân đức tài Việt Nam vô song . Người được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân (598- 649) là vị vua giỏi Trung Hoa sáng nghiệp nhà Đường thời trước đó. Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự bậc nhất của thế giới lúc ấy, và được hậu thế đánh giá là một trong những vị vua giỏi nhất Trung Hoa mọi thời đại; thế.nhưng so đức độ với vua Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. Đức sáng Trần Thái Tông; được tiếp nối là Minh quân Trần Thánh Tông và Yên Tử Trần Nhân Tông đã trọng dụng được bậc thiên tài chính trị, quân sự, nhà văn Trần Quốc Tuấn. Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương đã tổ chức quân dân Việt ba lần đánh tan đội quân Nguyên Mông mạnh nhất thế giới thời ấy . Thái Tông Thánh Tông Quốc Tuấn là ba đỉnh cao vọi của của tâm đức và trí tuệ. “Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao vọi trong dãy núi Nham Biền thăm thẳm kia là gì thì được trả lời đó là dãy núi Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm chốn an nghĩ nơi Cư trần lạc đạo của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, minh quân ấy và thiên tài ấy lưu dấu muôn đời nơi đất Việt thật lạ lùng và sâu sắc thay.
Vua Trần Thái Tông người sáng nghiệp nhà Trần đã để lại cho đời câu nói nổ tiếng: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Thiên tài Trần Quốc Tuấn không thể phát lộ tỏa sáng nếu không có vua Trần Thái Tông minh quân đặc biệt hiếm có và tiếp nối là vua giỏi Trần Thánh Tông và vua Phật Trần Nhân Tông hết lòng “Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” mới đạt được thành tựu như vậy.
Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông trước việc yêu thương của hai trẻ là Quốc Tuấn và Thiên Thành: Người con trai Quốc Tuấn thì dám lẻn vào cung Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết. Người con gái là công chúa Thiên Thành thì đã dám chọn cái chết mà trao thân cho người mình yêu ngay trước hôm vua Trần Thái Tông đã sắp làm đám cưới cho Trung Thành Vương, con trai của Nhân Đạo Vương một vị quan đầu triều. Tình yêu đó, khí phách đó thật lớn lao.
Vua Trần Thái Tông tiếc tài của Trần Quốc Tuấn nên quyết không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên cho hai người Thiên Thành và Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường tình và bao dung không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ đang thù hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình. Câu chuyện ứng xử mau lẹ và tuyệt vời của vua Trần Thái Tông với lòng yêu thương và trí tuệ cao cả đã ứng xử đặc biệt kiệt xuất và chủ động tác thành hạnh phúc cho công chúa Thiên Thành và Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở là Đức Thánh Trần.
Chuyện lạ và hay hiếm thấy !
Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng và viết nên kiệt tác quân sự chính trị kiệt xuất Binh thư Yếu lược, một trong hai tác phẩm quân sự cổ đại xuất sắc nhất Việt Nam từ trước đến nay (mời đọc Lời dặn lại của Đức Thánh Trần).
Trần Quốc Tuấn Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương là một trong mười nhà quân sự kiệt xuất nhất lịch sử Thế Giới và Việt Nam. Vương là nhà chính trị, nhà văn, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên – Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó.
Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột là Thụy Bà công chúa [1]. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay[2]. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi của người cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [3]
Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý thuở ấy loạn cung đình đã vào đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái rất giỏi và thông minh, hiền hậu nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý dòm ngó ngôi báu đều là những kẻ mưu mô và kém đức. Nước Đại Việt lúc đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã đặt cược việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng với họa diệt tộc Trần “tru di chín họ” nếu CHỌN LẦM NGƯỜI. Trần Thủ Độ đánh giá cao Trần Cảnh sau này là vua Trần thái Tông để quyết tâm thực hiện cuộc đổi họ trong lịch sử thực hiện chính biến cung đình. Sự kiện này xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.
Trớ trêu thay, Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chỉ trích và chống đối của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào và rất nặng nề do Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vợ Trần Thái Tông sinh con nhưng người con lại bị chết yểu ngay sau khi sinh. Sự dòm ngó cướp ngôi của nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi âm ưu phế vua đoạt quyền trong khi giặc ngoài lăm le sát biên ải, chỉ chờ trong nước có biến là hành động. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy lại đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính đã ép Trần Liễu là cha của Trần Quốc Tuấn phải nhường vợ Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử. Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy, cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến “non sông đất nước Việt trên hết “. Người đã chấp nhận quay về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình. Sau này ngày 24 tháng 2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, là con thứ, (em của Trần Quốc Khang vốn con Trần Liễu) để lui về làm Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt, nhưng cái chính là xử lý được thực việc chính danh của vua con là con của Lý hoàng hậu tránh được thảm họa tranh chấp cung đình. Việc làm thái thượng hoàng sau này thành điển lệ tốt của triều Trần
Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích ở chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ (Chùa cổ Thắng Nghiêm lưu nhiều dấu tích Trần Hưng Đạo mà sau này tôi may mắn được chứng kiến và giác ngộ . HK. Sau khi Trần Liễu gửi con, ông đã dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cãn buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết sạch và vua Thái Tông đã đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng vì đức độ và tài năng vượt bậc so trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng[5]. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng là để khuất tất việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu không bị người đời đàm tiếu.
Thật oái oăm sự lựa chọn sinh tử, công chúa Thiên Thành, người mà Trần Quốc Tuấn yêu say đắm, là con vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương, vị vương đầu triều. Vua đã nhận sính lễ, thông báo đến mọi đại thần và đã chuẩn bị tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa tại dinh thự của Nhân Đạo Vương. Đôi trai gái trẻ đã đồng lòng dâng hiến cho nhau và Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm về việc Quốc Tuấn Thiên Thành đồng lòng làm việc ấy. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương[5].Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám lấy tính mạng của mình để làm liều, mấy ai thấu hiểu đó là phép biến Dịch của quy tắc “Chọn người” tin yêu mình trong thực tiễn trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người đó.
Tôi ghi thêm ngoại truyện về hai chuyện ‘quái’ có thật trong lịch sử để làm rõ hơn câu chuyện và bài học lịch sử của Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, với chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên và những trang binh thư kiệt tác muôn đời của nhân loại.
Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức’ có minh quân ấy và có lương tướng thiên tài ấy đã tỏa sáng và trao lại cho hậu thế muôn đời dân Việt một bài học lịch sử vô giá. ‘KẾ SÁCH MỘT CHỮ ĐỒNG‘ minh quân lương tướng đồng lòng cố kết lòng dân thì mọi nguy khó đều vượt qua.
Trung Hoa và Việt Nam cùng có vua Thái Tông. Nhà Đường có vua Đường Thái Tông húy là Lý Thế Dân, niên hiệu Trinh Quán, là vua thứ hai của nhà Đường. Việt Nam có vua Trần Thái Tông húy là Trần Cảnh, niên hiệu Nguyên Phong, là vua đầu tiên của nhà Trần. Miếu hiệu tuy giống nhau nhưng đức độ lại khác nhau.
ĐƯỜNG THÁI TÔNG (627-650)
Vua Đường Cao Tổ (Lý Uyên) có ba con trai, con trưởng là Lý Kiến Thành, kế đến là Lý Thế Dân và Lý Nguyên Cát.
Sau khi dứt được nhà Tùy, Lý Uyên lên ngôi tức là Đường Cao Tổ (618-627), phong cho con trưởng là Lý Kiến Thành làm Thái tử, con thứ là Lý Thế Dân làm Tần Vương và Lý Nguyên Cát làm Tề Vương.
Trong ba người con thì Lý Thế Dân có công hơn cả, giỏi võ nghệ, có tài thao lược và theo cha đánh thắng nhiều trận lớn. Việc khởi binh chiếm Thái Nguyên phủ rồi Trường An để lập căn cứ đều do ông đề xuất. Trong những cuộc chiến sau đó, ông lập được nhiều chiến công hiển hách. Nguyên Cát cũng khá, chỉ có Kiến Thành là kém nhất.
Lý Thế Dân là viên tướng biết trọng dụng nhân tài. Dưới trướng ông, bên văn có mười tám học sĩ tên tuổi như Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Ngụy Trưng… bên võ có các dũng tướng danh tiếng vang lừng như Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim… Thái tử Kiến Thành biết mình kém thế, e rằng cái ngôi Thái tử không vững nên hợp cùng Nguyên Cát để loại trừ Lý Thế Dân.
Có lần Kiến Thành mời Thế Dân đến Đông cung uống rượu. Bị trúng độc, Thế Dân đau bụng dữ dội, thủ hạ phải vực về cung, ông bị thổ huyết, thuốc thang mãi mới khỏi. Ông biết bị anh mình đầu độc nhưng không phản ứng gì. Kiến Thành còn dùng một xe vàng bạc mua chuộc Uất Trì Kính Đức nhưng thất bại.
Nhân lúc rợ Đột Quyết xâm phạm Trung Nguyên, Kiến Thành tâu vua cha cử Nguyên Cát đem binh đi chinh phạt thay cho Lý Thế Dân. Đường Cao Tổ chuẩn tấu. Sau khi được phong làm chủ soái, Lý Nguyên Cát xin ba viên đại tướng của Thế Dân là Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo và Trình Giảo Kim cùng binh lính dưới quyền họ sáp nhập vào đạo quân của mình, cốt để lực lượng của Thế Dân suy yếu.
Biết được âm mưu đó, Thế Dân lập tức cho mời người con cậu là Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức đến bàn bạc. Hai người khuyên Thế Dân nên ra tay trước, nếu không thì chết cả nút. Thế Dân ban đầu còn do dự vì ngại anh em tàn sát lẫn nhau, nhưng trước quyết tâm của hai người, cuối cùng ông cũng phải nghe theo.
Ngay đêm đó, Thế Dân vào cung tâu với vua cha về việc Kiến Thành và Nguyên Cát âm mưu hại mình. Đường Cao Tổ truyền cho ba con sáng hôm sau phải vào cung để ông xét hỏi.
Sáng sớm hôm sau, Thế Dân sai Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kính Đức dẫn một toán tinh binh mai phục tại cửa Huyền Vũ phía bắc hoàng cung. Lát sau, Kiến Thành và Nguyên Cát cưỡi ngựa tới, thấy tình hình có vẻ khác thường liền quay ngựa bỏ chạy. Lý Thế Dân phóng ngựa ra kêu to: – “Điện hạ đừng đi”. Nguyên Cát quay lại định bắn chết Thế Dân, nhưng vì run quá không giương cung lên được. Thế Dân nhanh tay bắn một phát giết chết Kiến Thành trên lưng ngựa. Ngay lúc đó, Uất Trì Kính Đức dẫn kỵ binh xông ra bắn chết Nguyên Cát.
Vua Cao Tổ đang chờ ba con đến thì Uất Trì Kính Đức hộc tốc chạy vào báo tin: “Thái tử và Tề Vương nổi loạn, Tần Vương đã giết chúng rồi”, vua Cao Tổ đau xót, ngồi lặng đi không nói nên lời (1).
Sau đó, Thế Dân được phong làm Thái tử và được vua cha nhường ngôi. Năm 627, ông lên ngôi, niên hiệu Trinh Quán, tức là vua Đường Thái Tông. Vẫn biết Thế Dân ở vào cái thế chẳng đặng đừng, nhưng việc ông giết cả anh và em ruột của mình để tranh ngôi Thái tử cũng bị người đương thời và đời sau phê phán.
TRẦN THÁI TÔNG (1225-1258)
Trần Thái Tông huý là Trần Cảnh, lên ngôi năm 1225 do vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi. Ông lấy niên hiệu Kiến Trung, Thiên Ứng Chính Bình rồi Nguyên Phong (1251-1258). Lúc lên ngôi ông mới 8 tuổi, mọi việc trong triều đều do một tay Trần Thủ Độ quyết đoán.
Khi Chiêu Hoàng mới lên ngôi, Thái hậu là Trần thị cùng với người anh họ là Trần Thủ Độ nắm chính trị bên trong, bên ngoài, chọn con em các quan viên đưa vào cung chầu hầu hoàng đế. Thủ Độ lại đưa cháu mình là Trần Cảnh vào hầu Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng rất yêu thích Trần Cảnh, mỗi khi buồn thì cho gọi Trần Cảnh vào chơi, khi thì trêu chọc, khi thì tặng Cảnh chiếc khăn trầu, tình cảm giữa hai người ngày càng thêm đằm thắm. Từ đó họ cùng ở với nhau như vợ chồng.
Thủ Độ sợ việc tiết lộ mới đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung, cắt người coi giữ, các quan không được vào chầu.
Một hôm Thủ Độ loan báo với các quan rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”, các quan xin vào lạy mừng. Ngày 11, tháng 12, Chiêu Hoàng đặt hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên bảo sàng, các quan vào chầu lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng trút bỏ ngự bào, mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế tức là vua Trần Thái Tông, đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất (1225).
Lý Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu. Bà lấy vua Thái Tông đã 12 năm mà không có con, tuy mới 19 tuổi. Trần Thủ Độ rất lo không có người kế vị, bèn bắt vua Thái Tông phải bỏ bà, giáng xuống làm Chiêu Thánh công chúa, rồi bắt chị bà là vợ của Hoài vương Trần Liễu (anh Trần Cảnh) đem vào cung phong làm Thuận Thiên Hoàng hậu vì bà này đang có thai ba tháng (bắt vua lấy chị dâu) sau sinh ra Quốc Khang (2).
Trần Liễu rất phẫn nộ vì mất vợ, họp quân ngoài sông lớn làm loạn. Vua Thái Tông lòng cũng không yên, đêm trốn ra khỏi thành đến ở nhà Kinh Vân quốc sư (quốc sư là bạn cũ của Thái Tông) trên núi Yên Tử.
Hôm sau Thủ Độ đem các quan đến đón vua về. Vua nói : “Trẫm còn ít tuổi, không kham nổi việc lớn, Thượng hoàng (Trần Thừa) đã vội lìa bỏ, sớm mất chỗ nhờ cậy, không dám ở ngôi vua để làm nhục xã tắc”. Thủ Độ cố nài xin, vua vẫn không nghe. Thủ Độ bèn bảo các quan rằng: “Vua ở đâu thì triều đình ở đó”. Bèn cắm nêu trong núi, bắt chước các tên như điện Thiên An, các Đoan Minh… sai thợ xây dựng. Quốc sư nghe thấy vội xin vua rằng: “Bệ hạ nên gấp trở về, đừng để làm nát núi rừng của đệ tử”, vua mới chịu về cung (Theo Đại Việt sử ký tiền biên) (3).
Được hai tuần, Trần Liễu biết mình thế cô, sức không địch nổi Thủ Độ nên nhân khi vua Thái Tông ngự thuyền vãn cảnh trên sông, ông mới ngầm đi thuyền độc mộc, giả làm người đánh cá, lẻn đến thuyền ngự tạ tội. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Độ nghe thấy, đến thẳng thuyền vua, rút gươm thét lớn “Giết thằng giặc Liễu”. Vua vội vàng giấu Liễu trong thuyền rồi bảo Thủ Độ rằng: “Phụng Càn vương (Phụng Càn là hiệu của Liễu thời Lý) đến hàng rồi đấy”, đoạn lấy thân mình che cho Liễu nên Thủ Độ không chém được.
Thủ Độ giận lắm, quăng gươm xuống sông nói: “Thủ Độ này chỉ là con chó săn cho các người thôi. Thế này thì còn hiểu thế nào là lẽ thuận nghịch!”. Vua hòa giải rồi bảo Thủ Độ mang quân về. Thủ Độ sai giết hết những binh lính theo Trần Liễu làm loạn.
Vua Thái Tông biết nếu để Trần Liễu ở kinh đô thì khó toàn tính mạng với Thủ Độ nên cắt đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang (thuộc tỉnh Hải Dương) cấp cho Trần Liễu làm thái ấp và phong làm An Sinh Vương.
THƠ VỀ HAI VUA THÁI TÔNG
Do việc vua Đường Thái Tông của Trung Hoa giết anh là Kiến Thành để đoạt ngôi Thái tử, còn vua Trần Thái Tông của Đại Việt không ngại nguy hiểm, lấy thân mình để che đỡ cho anh là Trần Liễu khỏi bị Thủ Độ giết nên hậu duệ của vua Trần Thái Tông là vua Trần Dụ Tông (1341-1369) làm thơ ca ngợi cái đức của tiên vương mình:
Phiên âm:
Đường Thái Tông dữ bản triều Thái Tông
Đường, Việt khai cơ lưỡng Thái Tông,
Bỉ xưng Trinh Quán, ngã Nguyên Phong.
Kiến Thành tru tử, An Sinh tại,
Miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng.
Dịch nghĩa:
Vua Thái Tông nhà Đường với vua Thái Tông triều ta
Đường và Việt đều có vua mở mang cơ nghiệp thụy là Thái Tông,
Bên họ xưng là Trinh Quán, bên ta xưng là Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết chết, An Sinh thì được sống,
Miếu hiệu tuy giống nhau nhưng đức độ lại khác nhau.
Đào Phương Bình dịch thơ:
Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông,
Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong.
Kiến Thành bị giết, An Sinh sống,
Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng.
(1)
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985) cho rằng: Biến cố ở cửa Huyền Vũ (Thế Dân giết Kiến Thành và Nguyên Cát) xảy ra sau khi Đường Cao Tổ chết (tập II, trang 40, trong phần chú thích) nhưng theo bộ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm của Lâm Hán Đạt và Tào Dư Chương (Trung Quốc) thì việc ấy xảy ra khi Đường Cao Tổ còn sống (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, tập II trang 309). Cuốn Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1997) cũng viết như bộ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm (tập II trang 294).
(2)
Quốc Khang là con của Trần Liễu và Thuận Thiên công chúa. Khoảng năm 1267 (Thiệu Long thứ 10) vào mùa đông, vua (Thánh Tông – Trần Hoảng) vào chầu Thượng hoàng. Vua cùng với anh là Quốc Khang đùa nhau trước mặt Thượng hoàng. Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng cởi áo bông đang mặc ban cho Quốc Khang. Vua cũng múa kiểu người Hồ để xin áo. Quốc Khang nói: “Cái quí nhất là ngôi hoàng đế, thần không dám tranh với chú hai. Nay đức chí tôn cho thần vật nhỏ này mà chú hai lại muốn cướp lấy chăng? Thượng hoàng cả cười nói: “Mày coi ngôi vua với chiếc áo thường này không hơn kém nhau sao?” rồi cho Quốc Khang cái áo ấy. Họ thỏa chí vui đùa rồi về (theo Đại Việt sử ký tiền biên).
(3)
Theo Ngoại truyện: Giờ Tý, ngày rằm, tháng tư năm Bính Thân, Thái Tông cùng bảy cận thần bơi qua sông Bàn Than đến chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử gặp Trúc Lâm thiền sư muốn xin được trụ trì ở đó. Không bao lâu, Thủ Độ cùng quần thần đến đón vua về. Vua hỏi thiền sư, thiền sư tâu rằng: “Kể ra người làm vua phải lấy lòng dân làm lòng mình, ý muốn của dân làm ý muốn của mình. Nay dân tình như thế, xin xe vua hãy tạm trở về, những việc kê cứu về nội điển thì nên chớ quên tu tâm luyện tính. Sau này hoàng tử khôn lớn, có thể nhường được ngôi thì lúc đó hãy vào núi tu luyện cũng được”. Vua cho lời nói đó là phải mới trở về kinh. Sau này, khi nhường ngôi cho Thánh Tông, vua mới hơn 40 tuổi đã có ý chán trần tục, muốn tu luyện, cho nên các vua triều Trần đều noi theo việc cũ. Có lẽ đó là hiểu được cái bí quyết của Trúc Lâm. Nhà Trần sùng Phật, trọng tăng cũng bắt đầu từ đó (theo Đại Việt sử ký tiền biên).
“Yên Sinh Vương trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng [Vua Trần Thái Tông] , mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, Yên Sinh cầm tay Quốc Tuấn giối giăng rằng:
“Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được?.
Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 6.
BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim
Tháng 6 năm 1950 nhà văn Sơn Tùng được cụ Nguyễn Sinh Khiêm anh ruột Bác Hồ tặng sách “ Tất Đạt tự ngôn” kể chuyện Bài đồng dao huyền thoại: Năm 1895 Hồ Chí Minh lúc ấy là Nguyễn Sinh Cung đã có bài thơ “Biển là ao lớn Thuyền là con bò Thuyền ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn” xem tiếp http://lethuy.edu.vn/index.aspx?u=nws&su=d&cid=350&id=3478
AI CHỢP MẮT TAM ĐẢO
Hoàng Kim
Anh thích đưa em về Sa Pa
Nơi núi gặp sông, nơi trời gặp đất
Nơi mây trắng quyện hồn thiêng dân tộc
Suối nước trong veo tình tự bên rừng
Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo
Trùng điệp Nham Biền mờ mịt khói sương
Lênh đênh Thần Phù , bâng khuâng Bái Đính
Chìm nổi ba đào chẳng vụng đường tu
Anh thích đưa em đi xa hơn …
Tới những miền rộng mở
Nơi cõi riêng của miền thương nhớ
Khát khao xanh hạnh phúc an lành.
Hoàng Kim
(*) Trong bài thơ “Dạo chơi non nước Việt“, tác giả Hoàng Kim đã trích dẫn tổng kết Lịch sử Việt Nam của giáo sư sử học Đào Duy Anh” Dân tộc Việt trên bốn ngàn năm dựng nước và mở nước được chia làm hai giai đoạn đó là “đấu tranh giành quyền sống với vạn vật” trọng điểm ở vùng tam giác châu Bắc Bộ và “sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” bằng công cuộc Nam Tiến.
Tam giác châu huyền thoại Việt Trì- Ninh Bình – Quảng Ninh là vùng đất địa linh nhân kiệt cho sự trường tồn của tộc Việt trong cuộc “đấu tranh giành quyền sống với vạn vật”. Tam giác châu Bắc Bộ có đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì ở Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở tả ngạn sông Hồng, bên kia là huyện Ba Vì, Hà Nội. Việt Trì là thành phố địa chính trị văn hóa lịch sử Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng, cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc). Việt Trì cũng là thành phố ngã ba sông nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô, sông Đà thành sông Hồng.
Đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ ở núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Kết nối Việt Trì Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền dãy núi vòng cung Đông Triều “trường thành chắn Bắc” núi non hiểm trở khoảng 400 km chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.
Đỉnh thứ ba của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ ở núi Mây Bạc của Dãy núi Tam Điệp thuộc khu vực Tam Điệp–Tràng An của ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Dãy núi Tam Điệp là dải núi cuối cùng của dãy núi Ba Vì từ đỉnh tam giác châu Tản Viên, Việt Trì rồi 99 ngọn chạy dọc sông Đáy mà tới vùng Thần Phù – Nga Sơn đâm ra gần sát biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây cũng là vùng quần thể di sản thế giới Tràng An nơi có chùa Bái Đính là quần thể chùa có nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Dãy núi Tam Điệp và khu vực Tam Điệp–Tràng An đã là một cái nôi của loài người Việt cổ thuộc nền văn hóa Tràng An thời kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hòa Bình. Vùng đất này cũng là chốn tổ của nghề lúa châu Á và Thế Giới. Dãy núi Tam Điệp cắt ngang vùng đồng bằng duyên hải thành 2 phần châu thổ sông Hồng và sông Mã nên nó được xem là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung. Dãy núi Tam Điệp là bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình – Thanh Hóa và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Bắc vào Nam, đường bộ qua đèo Tam Điệp, đường thủy qua cửa Thần Phù. Dãy núi Tam Điệp chứa đựng nhiều giá trị địa chính trị, lịch sử, văn hóa với vai trò là cái nôi của người tiền sử, với những căn cứ quân sự và danh thắng rất nổi tiếng như cửa Thần Phù, phòng tuyến Tam Điệp, động Người Xưa, hang Con Moong, rừng Cúc Phương, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, núi Cao Sơn, …
Dãy núi Tam Điệp nối liền với Dãy núi Trường Sơn (trong tiếng Lào là Phu Luông) là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km. Dãy núi Trường Sơn tiếp nối với dãy núi Ba Vì và Dãy núi Tam Điệp , bắt đầu từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã. Dãy núi Trường Sơn là xương sống để nối liến hình thế Bắc Nam liền một giải.
Hà Nội có vị trí trọng yếu đặc biệt trong tam giác châu huyền thoại Bắc bộ, cùng vớiHưng Yên, Cổ Loa … là những địa danh đặc biệt trong nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc mà chúng ta sẽ trở lại trong những chuyên mục trao đổi sâu hơn. Giáo sư Trần Quốc Vượng trong lời tựa cuốn sách “Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình” do tác giả Trương Đình Tuyển chủ biên (Nhà Xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 678 trang xuất bản năm 2004 ) đã giúp chúng ta thông tin để hiểu sâu hơn những lời tiền nhân trao lại về địa thế hiểm yếu non sông Việt.
NẮNG LÊN LÀ SƯƠNG TAN
Hoàng Kim
Em đừng e sương giá
Nắng lên là sương tan
Hãy làm cây thông đứng
Thung dung trên đỉnh ngàn.
AI TỎ NGỌC QUAN ÂM Hoàng Kim
Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành
Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm của vùng di vật cổ Nam Cát Tiên nơi huyền thoại ? Ai tỏ Ngọc Quan Âm của vùng chùa Thanh Lương Tuy Hòa di vật cổ trầm hương đi về từ biển cả? Ai tỏ Ngọc Quan Âm của sông Kỳ Lộ Phú Yên, núi Đá Bia, núi Cánh Diều, đầm Ô Loan, mả Cao Biền, gần ghềnh Đá Đĩa kho báu ‘độc nhất vô nhị’ ở Việt Nam ? và vùng và những uẩn khúc lịch sử chưa được sáng tỏ. Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới.
Nhà văn Lưu Trọng Văn trong bài “Phật sống và chuyện dụng…người?” có kể rằng: “Nhà văn Hà Văn Thuỳ kể gã nghe, khi ở Rạch Giá, Kiên Giang Phật sống Lưu Công Danh không có nhà, sống trong nghèo khó, không được chính quyền Trung ương lẫn địa phương để ý quan tâm. Nhưng cả nhà văn Phạm Tường Hạnh và nhà văn Hà Văn Thuỳ khi chứng kiến cảnh nghèo của Phật sống đều ngạc nhiên là ông luôn bình thản và mọi tâm trí chỉ dành cho giúp người, cứu người.Cả hai kết luận: ông đúng là Phật sống. Ảnh: Phật sống Lưu Công Danh (bên phải) và nhà văn Phạm Tường Hạnh. Chụp 1997 khi Phật sống 97 tuổi.”
Tôi đã nghe nhiều câu chuyện điền dã và giai thoại liên quan , nay chép lại nguyên văn chuyện dưới đây đọc lại và suy ngẫm
Hiểu người tài và dụng người tài để đóng góp cho Đất nước đang là vấn nạn lớn nhất của nhà cầm quyền.
Nhà văn Phạm Tường Hạnh vừa được Hội Nhà văn VN kỉ niệm 100 năm ngày sinh. Dấu ấn lớn nhất của nhà văn để lại cho nền văn chương nước nhà là những ghi chép lịch sử Nam bộ trong đó nhà văn là người đầu tiên cho biết VN có một Đức Phật sống- Vua Phật.
Câu chuyện VN có Phật sống được lưu truyền trong đồng bào Nam bộ đã lâu, năm 1953 nhà văn Phạm Tường Hạnh là người ghi chép tiểu sử của ông Lưu Công Danh và được ông kể về quá trình tu tập của ông cũng như 10 năm dằng dặc ông một mình đi thỉnh kinh ở Đất Phật Tây phương bên Ấn Độ để rồi được thành Phật sống thế nào.
Nhưng không hiểu vì lẽ gì đến tận năm 1997 nhà văn mới chính thức công bố trên báo Nhân dân những tư liệu này?
Và lập tức công bố của nhà văn Phạm Tường Hạnh đã trở thành sự kiện thời sự trong giới Phật tử và dư luận.
Tuy vậy, Phật sống Lưu Công Danh nếu thật sự có và đúng như nhà văn Phạm Tường Hạnh công bố trên báo Nhân dân sao vẫn không được giới chức trách và Giáo hội Phật giáo VN quan tâm để trân trọng và tôn vinh?
Đồng thời vì lẽ này lẽ nọ thuộc dạng “nhậy cảm chính trị” nào đó mà câu chuyện cụ Hồ cho vời Phật sống Lưu Công Danh ra Hà Nội tiếp tổng thống Ấn Độ Praxat không được ghi chép trong ghi chép của nhà văn Phạm Tường Hạnh đăng trên báo Nhân Dân và công bố trên bất cứ báo chính thống nào. Trong hồi kí của Lưu Công Danh in năm 2015 cũng không hề nhắc đến câu chuyện này nhưng lại được nhà văn Hà Văn Thuỳ viết trong sách của mình nxb Văn học in năm 2008.
Câu chuyện ấy thực hư thế nào chưa biết nhưng được Hà Văn Thuỳ viết như sau:
Một sáng mùa hè năm 1958, chiếc xe com-măng-ca biển số đỏ chở hai người sĩ quan dừng trước doanh trại Sư đoàn 338 đi tìm Phật sống.
Cuộc tìm kiếm Phật sống không khác nào mò kim đáy bể. Không thể tìm Ba Chà trong danh sách quân nhân vì đó là tên dân gian Nam Bộ. Ông này thứ ba nhưng người Chà Và (Ấn Ðộ) nên dân gian kêu là Ba Chà ! Phải nhiều ngày mò mẫm qua từng đơn vị rồi một hôm 3 sĩ quan đến Ðại đội 19 công binh, Trung đoàn 3. Một tiểu đội trưởng tình cờ nghe thấy các sĩ quan bàn nhau việc kiếm Phật sống Ba Chà, anh nói : – Tôi có biết một ông Phật sống nhưng không rõ ổng có phải Ba Chà không ?
Mừng như bắt được của, các phái viên hối dẫn đi tìm ngay. Tiểu đội trưởng tên là Trần Hữu Ðức dẫn họ tới Chợ Chuối xã Thăng Long huyện Nông Cống. Xe dừng lại trước khu lò gạch, chiến sĩ đang làm việc ì xèo. Hai Ðức dẫn mấy anh em ra hiện trường thì gặp đại đội trưởng lò gạch là ông già to cao đang gánh đất, chân tay lấm bê bết :
– Ðó, ổng đó !
Chuyện là thế này : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 lập Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát đình chiến tại Việt Nam do Ấn Ðộ làm chủ tịch, hai thành viên là Ba Lan và Canada. Ấn Ðộ là nước trung lập nhưng lúc đó chưa hiểu lắm về ta nên trong nhiều vụ việc cụ thể gây cho ta không ít khó khăn. Tranh thủ được Ấn Ðộ không chỉ có lợi lúc này mà còn là chiến lược lâu dài vì vai trò quan trọng của Ấn trong khu vực và thế giới. Thực hiện nhiệm vụ ngoại giao cấp bách này, Bác Hồ đã mời Tổng thống Ấn Ðộ Praxat và phu nhân sang thăm nước ta với danh nghĩa nước Chủ tịch Uỷ ban quốc tế. Trước chuyến thăm, qua con đường ngoại giao, ta biết có một số vấn đề về quan điểm bạn chưa đồng ý với ta. Nếu không thuyết phục được bạn, cuộc viếng thăm sẽ kém kết quả. Nhưng làm sao để thuyết phục ? Bộ Ngoại giao lúc đó tìm hết phương kế nhưng đành chịu. Thứ trưởng Ung Văn Khiêm chợt nhớ, trong kháng chiến ở miền Tây Nam Bộ có ông Phật sống Ấn Ðộ tên Ba Chà làm Giám đốc Ðề lao binh. Nghe nói gia đình người vợ Ấn Ðộ của ông ta có họ hàng với Thủ tướng Nê Ru. Tổng thống Praxat và phu nhân cũng là phật tử. Nếu có được ông Vua Phật Ấn Ðộ để giao thiệp với phái đoàn Ấn Ðộ thì quá ngon ! Ý kiến này được báo cáo lên Bác Hồ. Bác ủng hộ liền. Công việc tìm Phật sống được giao cho bên Quân đội. Ðại tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh cử nhóm công tác đi Thanh Hoá là nơi hai sư đoàn bộ đội Nam Bộ đang đóng.
Về Hà Nội, trung uý Lưu Công Danh được đưa tới gặp Phó Thủ tướng Phan Kế Toại bàn về việc tiếp phái đoàn Ấn Độ, sau đó được bố trí nghỉ tại Bộ Ngoại giao. Bác Hồ bố trí thời gian gặp Ba Danh. Bác nói :
– Chính phủ Ấn chưa hiểu mình nên trong công việc có gây cho Chính phủ ít nhiều khó khăn. Chú có thể giúp cho phái đoàn ta. Thế này nhé, chú hút thuốc đi, Bác chỉ vào gói thuốc Ðại Tiền Môn trên bàn, mỉm cười, sau đó nói chậm rãi, có thể bà vợ Tổng thống Praxat sẽ xin gặp chú nếu biết chú đang ở Hà Nội. Bà Praxat là phật tử nên rất ngưỡng mộ Phật sống Ấn Ðộ. Vậy nếu bà ấy gặp chú thì rất tốt cho công việc của ta với phái đoàn Ấn Độ.
Ít ngày sau thì Tổng thống Praxát cùng phái đoàn Ấn Ðộ đến Hà Nội, theo chuyến bay đặc biệt từ Sài Gòn ra. Trong chuyến thăm ngoại giao này, chính phủ Việt Nam có phần bị thất thế so với chính quyền Sài Gòn. Đoàn của Tổng thống Praxat tới Sài Gòn trước rồi mới ra Hà Nội, là chỉ dấu cho thấy Ấn Ðộ nghiêng về phía Ngô Đình Diệm. Báo chí của chính quyền Sài Gòn làm rùm beng chuyện này, coi như thắng lợi lớn của “chính nghĩa quốc gia”. Quả như dự liệu lúc đầu, có một số vấn đề giữa ta và bạn khác quan điểm nên buổi hội đàm thứ nhất diễn ra không suôn sẻ. Trung ương rất lo. Qua câu chuyện hành lang, ta bóng gió cho người Ấn biết là Phật sống Ấn Ðộ Hăcxacôp Chanđra đang ở Hà Nội. Ông rất nhớ đất nước Ấn Ðộ, muốn biết tin tức gia đình. Biết tin này, phu nhân Tổng thống Praxat rất mừng, bà nhờ Đoàn Việt Nam xin tiếp kiến Phật sống.
Hai chiếc xe hơi sang trọng mang cờ Ấn Ðộ tiến vào biệt thự trên đường Quán Thánh gần Hồ Tây. Chiếc xe màu đen dừng lại trên lối đi rải sỏi. Từ ghế đầu, người sĩ quan tuỳ tùng bước xuống mở cửa. Người đàn bà Ấn son sẻ nước da màu đồng hun mặc sary vàng bước ra khỏi xe. Chiếc túi xách nhỏ màu mận chín trong tay, bà nhìn bao quát ngôi biệt thự. Hạt kim cương từ chiếc nhẫn trên ngón tay thon dài phản quang loé sáng. Từ chiếc xe trắng đi sau mang cờ của Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Đông Dương, ba người đàn ông mang đồng phục trắng lần lượt xuống xe. Anh cán bộ lễ tân người Việt hướng dẫn phu nhân Tổng thống cùng các vị khách bước lên tam cấp, qua phòng khách lớn rồi lên cầu thang. Tới một căn phòng cửa mở, hai sĩ quan người Ấn nhanh nhẹn đứng lại hai bên cửa, còn hai người khác tháp tùng phu nhân tổng thống bước vào. Theo thường lệ, anh cán bộ người Việt đi trước dẫn đường. Vừa vào trong phòng, cả ba người khách nước ngoài bước vội lên trước rồi quỳ xuống tấm thảm Ba Tư trải trên sàn, đầu cả ba người cúi sát đất. Không xa trước mặt họ là cái sập gỗ mun khảm trai trải chiếu hoa. Trên đó Phật sống Ba Danh dáng cao lớn, nước da ngăm đen, mặc cà sa màu vàng trong tư thế tọa thiền, hai mắt nhắm lại. Trên cao phía sau ông là bàn thờ Phật với hình Quan Thế âm, những nén nhang cháy toả mùi trầm thơm sâu lắng. Sau khi lạy, cả ba người trong tư thế quỳ, hai tay chắp trước ngực, đầu cúi, mắt nhắm lại vẻ thành kính.
Lúc lâu sau Phật sống mở mắt, nhìn xuống ba phật tử, nói chậm rãi tiếng Hinđu bằng giọng Newdelhi trầm ấm :
– Mừng các con tới đất nước Việt Nam. Thầy ban phước cho các con. Bữa nay thầy cho các con biết một phần của đời thầy. Chắc các con vẫn nhớ, theo quy định của người tu Phật, sau khi thành Phật, có thời gian hai năm để tế độ chúng sanh thì trở về trời trong giàn lửa. Nhưng năm ấy, thầy đã không về trời theo cách đó vì thầy còn có việc phải làm. Trong đêm thầy được chánh quả, Phật tổ có dạy rằng, sau thời gian ở Ấn Độ, thầy phải về nước Phật giáo sát bên đất nước của thầy để khi nước được độc lập thì về tế độ đồng bào mình. Vậy là theo lời Phật tổ, thầy đã về nước anh em là Miên quốc. Thầy tế độ chúng sinh ở đó. Khi Việt Nam được độc lập thì theo lời Phật tổ, thầy về nước. Nhưng đúng lúc đó thì Pháp trở lại xâm lược. Không còn cách nào khác, thầy phải cùng Chính phủ cứu chúng sinh, giữ vững nền độc lập cho Việt Nam. Cũng trong đêm thành chánh quả đó, Phật tổ có đem giáo lý đạo Phật truyền cho thầy. Trong những điều thầy được nghe thì chính Phật tổ nói : “Đạo Phật ưa sống hoà bình nhưng nếu có bọn ác tới tàn hại chúng sinh thì phải đánh đuổi chúng đi.”
Ba người quỳ nghe một cách thành kính. Im lặng một lúc lâu, ngài nói tiếp : – Nay các con sang Việt Nam cũng là làm công việc theo lời Phật dạy. Giúp người Việt Nam cũng là giúp cho nhân dân Ấn Độ. Rồi chúng sanh hai nước sẽ được sống hoà bình trong tình anh em… Nói tới đây Phật sống dừng lại. Những vị khách im lặng chờ đợi. Lúc lâu sau không thấy ngài nói nữa, họ ngẩng nhìn lên thì nhận ra Phật sống ngồi im như pho tượng, hai mắt nhắm nghiền… Lặng lẽ, cả ba người lết bằng đầu gối tới bên sập gụ. Họ khom người tới gần Phật sống, nâng vạt áo cà sa hôn một cách thành kính, sau đó vái ba vái rồi đi lùi ra cửa.
Cuộc hội đàm hôm sau diễn ra thuận lợi không ngờ, nhiều đề xuất của Việt Nam được chấp nhận, tuyên bố chung được ký kết, Tổng thống Praxat mời Bác Hồ sang thăm Ấn Ðộ, mở ra trang mới trong quan hệ Việt Ấn.
“Nếu tất cả câu chuyện về Phật sống là đúng sự thật, rất mong Giáo hội Phật giáo VN chính thức công bố để tránh những khúc mắc trong giới Phật tử nước nhà.Tuy nhiên những ai quen biết ông Lưu Công Danh đều nhận ông Lưu Công Danh luôn bình thản là một người dân bình thường nhất, thậm chí rất trớ trêu ông bị nhiều kẻ đố kị xô đẩy vào nhiều hoàn cảnh khó khăn, nghi kị.
Nhà văn Hà Văn Thuỳ kể gã nghe, khi ở Rạch Giá, Kiên Giang Phật sống Lưu Công Danh không có nhà, sống trong nghèo khó, không được chính quyền Trung ương lẫn địa phương để ý quan tâm. Nhưng cả nhà văn Phạm Tường Hạnh và nhà văn Hà Văn Thuỳ khi chứng kiến cảnh nghèo của Phật sống đều ngạc nhiên là ông luôn bình thản và mọi tâm trí chỉ dành cho giúp người, cứu người. Cả hai kết luận: ông đúng là Phật sống. (Ảnh Phật sống Lưu Công Danh (phải) và nhà văn Phạm Tường Hạnh chụp 1997 khi Phật sống 97 tuổi).
Câu chuyện ảnhtháng Chín
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊNMỚI Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Chùa Bửu Minh Biển Hồ
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.
Hoàng Kim
Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
Lớp học vui ngày mới
Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành
Đến với Tây Nguyên mới
Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm chí thiện
Vui bước tới thảnh thơi
VUI BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Hoàng Kim
Thăm người ngọc nơi xa, vùng tỉnh lặng,
Chốn ấy đồng xanh, người đã chào đời.
Nơi sỏi đá, giữa miền thiêng hoa cỏ,
Thiên nhiên an lành, bước tới thảnh thơi.
Sống giữa đời vui, giấc mơ hạnh phúc,
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương.
Con cái quây quần thung dung tự tại,
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.
Chân trần bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích nhớ lời của Anh:
“Cảnh mãi theo người được đâu em Hết khổ hết cay hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”. (Khát vọng, Hoàng Ngọc Dộ)
Về với ruộng đồng
Đến chốn thung dung
Sống giữa thiên nhiên
Giấc mơ hạnh phúc
Việt Nam con đường xanh
Đường trần đi không mỏi
Minh triết cuộc dạo chơi
Lắng nghe cuộc sống gọi