Số lần xem
Đang xem 380 Toàn hệ thống 842 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT
Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự
Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh
TS. Hoàng Long và đồng sự
Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.
Lúa Siêu Xanh Việt Nam
CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO
Lời ngỏ cho tập sách mỏng
Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết:
Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn.
Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c
Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT
Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự
Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh
TS. Hoàng Long và đồng sự
Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.
Lúa Siêu Xanh Việt Nam
CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO
Lời ngỏ cho tập sách mỏng
Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết:
Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn.
Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết cấp bách lai tạo KM419 đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440 (KM94 đột biến); KM397 vào giống sắn ưu tú này .
Giải pháp chọn giống sắn Việt Nam tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Bài viết CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Hung Nguyenviet, Hoàng Kim, Jonathan Newby … đang lai hữu tính và bồi dục nâng cao tính kháng cho các giống sắn KM419, KM440, KM397, tốt nhất hiện nay
KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Hoàng Kim và Hoàng Longvà đồng sự
KHOAI VIỆT giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím) phẩm chất ngon, năng suất cao, phổ biến rộng rãi trong sản xuất và thị trường, SẮN VIỆT Giống sắn tốt KM419, KM440 đang được nhân rộng và tiếp tục tích hợp gen chống chịu bệnh CMD; LÚA SIÊU XANH Giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, phẩm chất tốt, tiếp tục được nhân rộng, hoàn thiện quy trình thâm canh. Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh là bài học kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam con đường xanh bảo tồn phát triển bền vững; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/khoai-san-lua-sieu-xanh/
Sắn Việt thành tựu và bài học là kinh nghiệm quý. Sắn Việt là điển hình của sắn thế giới khi năng suất sắn Việt Nam hiện nay đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000, và nhiều mô hình sắn thâm canh ở Tây Ninh, Phú Yên, Đồng Nai, Đăk Lăk đã đạt năng suất sắn bình quân 30-40 tấn/ ha Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam hiện thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân cũng hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Sắn Việt Nam bên cạnh cơ hội và thành tựu giống sắn mới và giải pháp kỹ thuật quy trình thâm canh sắn tổng hợp bảo tồn và phát triển sắn bền vững cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh và bảo vệ môi trường.
Cách mạng sắn ở Việt Nam là điển hình sắn quốc tế. Sắn Việt Nam là cây công nghiệp xuất khẩu triển vọng với diện tích trồng khoảng trên nửa triệu hecta và giá trị xuất khẩu ngày nay đạt hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Sắn miền Đông, Tây Nguyên, miền Trung và sắn vùng núi trung du phía Bắc thực sự thân thiết trong đời sống, văn hóa, xã hội của người dân các vùng này ; Những tinh hoa khoa học kỹ thuật cây sắn thế giới và Việt Nam đã được đúc kết, chọn lọc và vận dụng phù hợp sáng tạo vào điều kiện thực tiễn cụ thể của từng vùng. Cách mạng sắn ở Việt Nam có sự tham gia đông đảo của hàng triệu nông dân nghề sắn đã đạt được sự chuyển đổi to lớn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập đời sống, sinh kế và việc làm cho người dân rộng khắp toàn quốc.
Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững đòi hỏi sự vận dụng năng động sáng tạo phù hợp.những thành tựu tốt. Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết cấp bách lai tạo KM419 đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440 (KM94 đột biến); KM397 vào giống sắn ưu tú này .
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM
Chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam là sự đột phá tiếp nối theo cách sắn Việt đã thành công. Sản xuất lúa Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL và ven biển miền Trung , đang phải đối mặt với ảnh hưởng to lớn của biến đổi khí hậu, sự nhiễm mặn hạn, lan rộng, kéo dài và khô hạn cục bộ. Việc chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, hướng tăng trần năng suất đạt 7-10 tấn/ha trong điều kiện sản xuất tại Việt Nam, chất lượng gạo tốt, ngon cơm, thời gian sinh trưởng từ 95-115 ngày, kháng sâu bệnh, chống chịu mặn, hạn, thích nghi cho vùng lúa thâm canh, vùng lúa nhiễm mặn và vùng lúa khô hạn nhờ nước trời là một đòi hỏi thực tiễn cấp bách. Cách đột phá được tập trung thực hiện là chọn tạo giống lúa siêu xanh (Green Super Rice – GSR) thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam. 754 giống lúa siêu xanh (GSR) được nhập nội trực tiếp về Việt Nam từ IRRI CAAS (Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI và Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc CAAS). Mạng lưới nghiên cứu phát triển lúa siêu xanh Việt Nam gồm: Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUF), Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (CLRRI), Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU), Trung tâm Giống Cây trồng Sóc Trăng, Viện Di truyền Nông nghiệp (AGI), Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia và Hệ thống Khuyến nông, các doanh nghiệp sản xuất cung ứng giống lúa của các tỉnh. Những mẫu giống GSR này được phối kết, khai thác, tuyển chọn cùng với nguồn vật liệu lúa đặc sản Sóc Trăng, Viện Lúa, Viện Di truyền Nông nghiệp, …. Mục tiêu: chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, hướng tăng trần năng suất đạt 7-10 tấn/ha , chất lượng gạo tốt, thời gian sinh trưởng từ 95-115 ngày, ít sâu bệnh, đáp ứng cho vùng lúa thâm canh, vùng lúa nhiễm mặn (chịu được độ mặn 4-6‰) và vùng lúa khô hạn nhờ nước trời.
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.
Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X
NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim
Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non
Ngày Hạnh Phúc của em
Một niềm tin thắp lửa
Thầy bạn và đồng đội
Cha Mẹ và Quê hương
Ngày hạnh phúc của em
MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Chúc mừng tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai với giống sắn tốt KM419 và kỹ thuật thâm canh thích hợp tại tỉnh Phú Yên, đã và đang tiếp tục chọn tạo các giống sắn mới theo hướng năng suất tinh bột cao chống chịu một số bệnh chính, góp phần nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và đời sống người dân. Thật tuyệt vời đội ngũ ấy.
HOÀNG THÀNH ĐẾN TRÚC LÂM
Hoàng Kim
Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình
Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh
Yên Tử
Kim Hoàng:@ Trúc Mai: Thầy Hieu Nguyenminh, Kim Hoàng thật tự hào về em Tâm đức và nổ lực vượt khó thật trân trọng. Em đưa Mẹ ra Hà Nội để có được những hình ảnh thật quý. Nhớ lần trước em bảo vệ luận án Cha Me cũng lần đầu ra Huế. Thật xúc động tự hào. Hieu Nguyenminh : @ Kim Hoàng học trò tỏa sáng là hạnh phúc của thầy đó thầy Kim a.
HOÀNG THÀNH ĐẾN TRÚC LÂM
Hoàng Kim
Nghe thông núi kể chuyện đời huyền thoại
Tháng mười hai chậm chậm tháng mười hai
Việc được mất cuộc đời âu là vận mệnh
Chí hiếu đức tin thăm thẳm tháng năm dài.
TA VỀ VỚI ĐỒNG XUÂN
Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.
Thỏa thuê cùng với cỏ hoa Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian
Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi
Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Đồng Xuân đất Mẹ vạn xuân
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
Khoai lang ở Việt Nam là cây lương thực thực phẩm quan trọng đứng hàng thứ tư sau lúa, ngô và sắn, với diện tích trồng hàng năm ngày nay (2015-2020) dao động 127-109 nghìn ha, năng suất bình quân 11,5-12,5 tấn/ ha, sản lượng dao động từ 1,33-1,43 triệu tấn củ tươi/ năm (Nguồn: GSO, 2020) Trồng giống khoai lang năng suất cao, chất lượng tốt, thực hiện hiệu quả chuỗi sản xuất cung ứng khép kín từ giống tốt đến mười kỹ thuật thâm canh đồng bộ sản xuất chế biến tiêu thụ. Khoai lang trên thế giới hiện là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, và sắn. Toàn thế giới ngày nay có 118 nước trồng khoai lang với tổng diện tích 8,06 triệu ha, trong đó châu Phi chiếm 57,07%, châu Á khoảng 36,72%, châu Mỹ chiếm 4,3%. Việt Nam có năng suất khoai lang là tương đương với năng suất bình quân chung của Thế giới, và năng suất khoai lang bình quân của châu Mỹ 12,15 tấn/ha, đạt gấp đôi năng suất khoai lang châu Phi là 5,65 tấn/ ha nhưng chỉ ở mức 56,1% so với năng suất khoai lang bình quân chung của châu Á là 20,53 tấn/ha. Sản lượng khoai lang thế giới có xu hướng giảm từ 142,67 triệu tấn năm 2000, xuống còn 90,95 triệu tấn năm 2020, do cạnh tranh cây trồng và hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ khoai lang chưa hiệu quả bằng sắn và các chuỗi sản xuất cung ứng nông sản khác. Châu Á cung cấp sản lượng khoai lang khoảng 66,0%, châu Phi cung cấp sản lượng khoảng 28,3%. Nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì từ năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoai lang Trung Quốc có sản lượng, năng suất và diện tích trồng cao nhất thế giới nhưng chất lượng khoai lang không ngon bằng khoai lang Nhật và Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẻo và có hương vị thơm, thích hợp tsử dụng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống. Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật, Mỹ, Trung Quốc khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng hầu hết đều dài trên 115 ngày, không thật thích hợp hiệu quả khi đưa vào các vụ trồng ở Việt Nam. Năm giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt đều vận dụng nguồn gen quý của Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng đều đã được Việt hóa, lai tạo, tuyển chọn, bồi dục theo định hướng và tiêu chuẩn giống khoai lang tốt Việt Nam (Hoàng Kim và đồng sự 2015, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). CIP Peru và CIP Philippines (vùng 7) là nôi hợp tác nghiên cứu đào tạo của khoai Việt. CIP Peru với khoai Việt, một thời để nhớ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cip-peru-voi-khoai-viet/
Nam Mỹ và Việt Nam xa quá ! Tôi cơ may qua đó thầm nghĩ thật hiếm có, đời ít dịp trở lại. Thế nhưng, người đồng niên với tôi, con sư tử phương Đông thức dậy, lại đang liên kết “Thủy triều hồng“, làm sân sau Đồng thuận Washington nay không còn sự yên tĩnh nữa.
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.
Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốtbản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng già làng xóm Lá có bài viết “Cuốn tiểu thuyết ở tuổi 80” giới thiệu sách mới in “Người thợ mộc và tấm ván thiên” của nhà văn Ma Văn Kháng. Thầy Dũng viết: Lời tâm sự (của nhà văn Ma Văn Kháng) nghe xao xuyến quá: “Mình dồn hết sức lực vào cuốn này, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của đời mình đấy, Lân Dũng yêu quý à!”. Tôi tin là sách hay, vì đây là sách lắng đọng tâm huyết một đời. “Người thợ mộc và tấm ván thiên” là tuyên ngôn văn học của nhà văn Ma Văn Kháng tiếp nối cuốn hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” của chính tác giả. Văn là Người. Nhà văn Ma Văn Kháng là ai thì chúng ta đã thật kính trọng và hiểu ông rồi. Ma Văn Kháng thầy giáo Việt văn.
Ma Văn Kháng hơn nửa thế kỷ cầm bút
Nhà văn Ma Văn Kháng trên hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút của mình đã xuất bản 25 tập truyện, 16 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký. Những tác phẩm nổi tiếng của ông “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”, “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đồng bạc trắng hoa xòe”, “Trăng soi sân nhỏ”, “Đám cưới không có giấy giá thú”, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa”, “Bóng đêm”… và gần đây là “Người thợ mộc và tấm ván thiên” chắc chắn sẽ còn được đón nhận của nhiều thế hệ.
Ma Văn Kháng là tấm gương nghị lực đã dấn thân cho nghiệp văn để soi sáng cái đẹp của con người trong đời sống bình dị. Thật khâm phục một thầy giáo dạy văn cấp hai ở vùng núi Lào Cai suốt 20 năm mà đã để lại cho đời một văn nghiệp đồ sộ đến vậy.
Trần Đăng Khoa có lời thẩm văn tinh tế: “Ma Văn Kháng, một cây bút xuất sắc trong văn học đương đại Việt Nam. Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn. Có thể xếp ông bên cạnh Nam Cao là cây bút vào hạng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Tiếc là Nam Cao mắt sớm, nên không phong phú, đồ sộ bằng Ma Văn Kháng. Tuy nhiên Nam Cao viết đều tay hơn Ma Văn Kháng, hầu như ông không có cái nào non lép. Còn Ma Văn Kháng, bên cạnh những tác phẩm đặc sắc, ông vẫn có những cái không xứng tầm với ông. Nhưng chẳng sao. Bởi nếu chỉ chọn những cái hay, vứt hết những gì non lép đi, nếu chỉ tính số lượng những tác phẩm đặc sắc còn lại, Ma Văn Kháng vẫn đứng hàng đầu bảng. Ông là một trong vài nhà văn ứng viên Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay, trong số những ứng viên ấy, ông cũng là người xứng đáng nhất“.
Ông hiện đã lớn tuổi và bệnh tim, hãy quan tâm ông và phổ biến rộng hơn tấm gương dấn thân và tác phẩm chọn lọc của người Thầy này đến nhiều người đọc hơn nữa.
Ma Văn Kháng cuộc đời nghị lực
Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng cổ Kim Liên, Đống Đa, hiện sống và viết ở Hà Nội. Ông tham gia quân đội từ tuổi thiếu niên. Năm 1963 ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, sau lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, sống và gắn bó với đồng bào dân tộc miền núi hơn 20 năm. Ngày ấy, ông quen anh Ma Văn Nho, Phó chủ tịch huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Anh Nho cũng là người Kinh, quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Hai anh em cùng đi cơ sở, thực hiện ba cùng với nhân dân, vận động họ tăng gia sản xuất, đóng thuế, đi dân công, xóa mù chữ, vệ sinh phòng dịch bệnh… Ông kết nghĩa anh em với anh Nho và chuyển sang họ Ma. Từ đó Ma Văn Kháng là tên dùng hàng ngày trong công tác. Ký học bạ cho học sinh, ông cũng lấy tên này. Sau này, viết văn thì dùng luôn(1). Ông vào Đảng năm 1959 và lấy vợ năm 1962. Năm 1961 ông gừi truyện ngắn đầu tay Phố Cụt về báo Văn học (tiền thân của báo Văn nghệ) và được đăng. Nhờ có đà động viên ấy mà sau đó ông gửi liên tiếp nhiều truyện ngắn khác (2). Ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Lao Động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này. Ông đã được nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ (3)
Ma Văn Kháng tác phẩm chọn lọc
Nhà văn, nhà giáo Ma Văn Kháng trên hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút của mình đã xuất bản 25 tập truyện, 16 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”. Những tác phẩm nổi tiếng của ông phản ánh đời sống của đồng bào dân tộc miền núi như “Đồng bạc trắng hoa xoè”, “Vùng biên ải”, “Trăng soi sân nhỏ, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa”, “Bóng đêm”… là những viên ngọc sáng. Ông được mệnh danh là “nhà văn của núi rừng”. Ngoài ra, ông cũng rất thành công với đề tài gia đình như các tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú”. Tác phẩm của ông sẽ còn được đón nhận của nhiều thế hệ. Tại Tác phẩm đầu tay hay sự khởi đầu nghiệt ngã (4) có trích dẫn nhận định đời văn của Ma Văn Kháng. Ông cho biết đời văn của ông, ngoài 15 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký, ông đã viết khoảng 200 truyện ngắn. Trong 25 tập truyện ngắn đã in thì chỉ có 18 tập ông coi là tác phẩm. Truyện ngắn đầu tay “Phố cụt” cho dù để lại trong ông nhiều ấn tượng và cảm xúc đẹp, nhưng nó là một truyện viết thường nên ông không đưa vào tập truyện ngắn nào của mình. Nó chỉ được in chung trong “Tủ sách mùa đầu” của Nhà xuất bản Phổ thông.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng
Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979)
Mưa mùa hạ (tiểu thuyết 1982)
Vùng biên ải (tiểu thuyết,1983)
Trăng non (tiểu thuyết 1984)
Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết,1985)
Giấy trắng (tiểu thuyết)
Phép lạ thường ngày
Thầy Thế đi chợ bán trứng
Võ sỹ lên đài (1986)
Thanh minh trời trong sáng
Hoa gạo đỏ
Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986)
Đám cưới không giấy giá thú
Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn 1988)
Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988)
Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989)
Đám cưới không giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)
Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992)
Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992)
Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994)
Ngoại thành (truyện ngắn 1996)
Truyện ngắn Ma Văn Kháng(tuyển tập 1996)
Vòng quay cổ điển (truyện ngắn 1997
Đầm sen (1997)
Một chiều giông gió (1998)
Ngược dòng nước lũ (1999)
Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001)
Bến bờ
Một mình một ngựa (2009)
Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (2009)
+ Người thợ mộc và tấm ván thiên (2016)
Ma Văn Kháng trong tôi
Nhân trò chuyện với anh Chử Anh Đào vàVăn Công Hùng, tôi có nói:Hoàng Kim đã đọc văn Ma Văn Kháng và văn anh Chử Anh Đào từ rất lâu rồi, nhưng nay mới có dịp kết nối FB để đối diện con người thực ngoài đời và con người nhà văn trên văn hóa mạng. Tôi có viết bài MA VĂN KHÁNG THẦY GIÁO VIỆT VĂN, nay muốn diễn đạt giữa thầy giáo nhà văn Ma Văn Kháng và thầy giáo nhà văn Chử Anh Đào có những nét tương đồng: Họ đều là những người thầy cầm bút, họ đều rời chốn đô hội “đa số” về nơi tỉnh lặng “thiểu số” và số phận cho họ nhân xưng của một nhà văn dân tộc đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và, điều sâu xa hơn, họ đều trân trọng nâng niu những giá trị gốc văn hóa bản địa của núi rừng Tây Bắc và Tây Nguyên cao vọi để làm cho giá trị đó tỏa sáng. Họ đừng nên so sánh với bất cứ ai, và nếu có một giải thưởng tôn vinh họ thì đó cũng chỉ là bình thường và lại là một câu chuyện khác.
Và cũng vậy, giống như câu chuyện Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam, thầy Võ Tòng Xuân, TS. Tô Văn Trường, PGS.TS. Dương Văn Chín, GS. Nguyễn Tử Siêm … cùng biết bao người tiên phong đưa hạt ngọc Việt đến châu Phi. Công việc thầm lặng “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”, “Người thợ mộc và tấm ván thiên” góp phần thức tỉnh một nhân cách, một định hướng.
Ma Văn Kháng là nhà văn lớn, viên ngọc sáng, đồng bạc trắng hoa xòe của núi rừng Tây Bắc. Mỗi nhà văn lớn ngoài cái tâm nhân cách, cái tầm tư tưởng, cái tài tình danh sĩ, còn có cái hồn thiêng của một vùng đất, một nghề nghiệp mà họ yêu thiết tha như chính cuộc đời này. Ma Văn Kháng gắn bó với Tây Bắc như Nguyên Ngọc thân thiết với những ngọn núi kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên, và như Nguyễn Ngọc Tư thương nhớ sâu xa cánh đồng bất tận của đất phương Nam vậy.