Số lần xem
Đang xem 7692 Toàn hệ thống 12121 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.
Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X
Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.
Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam
Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu
Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…)
Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính.
Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam.
Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh
THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA
Em có lạc đường không đấy em
Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen
Chỉ vài điều ước sao chưa tới
Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm.
Đường tốt và không ai thu phí
Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon
Hoa công cộng không ai bứt hái
‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng.
Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy
Không ai chèo kéo chém chặt ai
Hàng chôm cháo chửi không hề thấy
Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc.
Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc.
Đi đâu thì đi đừng có lạc đường …
VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN
Hoàng Kim
Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi.
MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.
Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó.
Lâm râm mưa bụi gội hoa mai,
Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi.
Già nửa phần xuân cam bỏ uổng,
Tới năm chục tuổi biết suy rồi.
Mơ màng nước cũ chim bay mỏi,
Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi.
Đảm khí ngày nào rày vẫn đó,
Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi!
(Ngô Tất Tố dịch)
Hành trình xanhthật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa.
PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền
CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./
Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH)
Trăng đáy hồ – trăng đáy ao
Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa
Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga
Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua.
TC
Rõ là miệng lưỡi chanh chua
Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui
Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi
Rủi may duyên số hên xui xá gì
HH
Gã này có họ chàng… si
Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh?
Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh
Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he.
TC
Em như trái sấu, quả me
Phải lão to bè có lẽ vừa đôi
Sơ cua dẻo mép mềm môi
Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên
HH
Lão H này rõ lắm duyên
Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ
Một tay khuấy đảo mấy bờ?
Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang!
NLC
Chào LC ghé gia trang
Tham gia tác chiến… hai nàng một anh
Dẫu cho cam giấy, cam sành
Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi!
HH
Nghênh ngang khuấy nước chọc trời
Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm
Có sao còn muốn hái trăng
Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga.
TC
Dại gì mặc áo cà sa
Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng
Giấu tờ hôn thú chơi ngông
Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ
HH
Kiếp này trót vụng đường…đua
Làm vua một cõi còn thua lão… liều
Xem ra còn khổ vì yêu
Vì trăng, vì gió, vì diều không dây
TC
Hỏi ai ghẹo gió vờn mây?
Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu?
Càng đau khổ… lại càng iêu
Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon
HH
Tìm nhau xuống biển lên non
Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai?
Vin cành trúc, bẻ cành mai
Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!)
TC
Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung”
Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*)
Xa thì chín nhớ, mười mong
Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon?
HH
Trăng mười sáu bảo trăng non
Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng?
Lỡ lời ước hẹn trăm năm
Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!)
TC
Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu?
Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi?
Kiếp này biết đã thiu ôi
Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không?
HH
hehehe
Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn.
Chim khôn ăn trái nhãn lồng
Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan
Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên
Bạn tặng cho mình chút nợ duyên
Phố Hiến một thời còn tấp nập
Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền
Thanh tân em gái cười trong nón
Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên
Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn
Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên!
HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI
Hoàng Kim
Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà
Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà.
“Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*)
Tâm sáng văn tài mừng việc mới
Chuyện đời dạy học bạn và ta.
Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn.
NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ
“BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online
(VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác g
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.
Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X
Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.
Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam
Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu
Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…)
Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính.
Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam.
Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh
THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA
Em có lạc đường không đấy em
Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen
Chỉ vài điều ước sao chưa tới
Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm.
Đường tốt và không ai thu phí
Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon
Hoa công cộng không ai bứt hái
‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng.
Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy
Không ai chèo kéo chém chặt ai
Hàng chôm cháo chửi không hề thấy
Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc.
Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc.
Đi đâu thì đi đừng có lạc đường …
VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN
Hoàng Kim
Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi.
MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.
Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó.
Lâm râm mưa bụi gội hoa mai,
Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi.
Già nửa phần xuân cam bỏ uổng,
Tới năm chục tuổi biết suy rồi.
Mơ màng nước cũ chim bay mỏi,
Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi.
Đảm khí ngày nào rày vẫn đó,
Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi!
(Ngô Tất Tố dịch)
Hành trình xanhthật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa.
PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền
CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./
Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH)
Trăng đáy hồ – trăng đáy ao
Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa
Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga
Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua.
TC
Rõ là miệng lưỡi chanh chua
Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui
Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi
Rủi may duyên số hên xui xá gì
HH
Gã này có họ chàng… si
Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh?
Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh
Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he.
TC
Em như trái sấu, quả me
Phải lão to bè có lẽ vừa đôi
Sơ cua dẻo mép mềm môi
Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên
HH
Lão H này rõ lắm duyên
Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ
Một tay khuấy đảo mấy bờ?
Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang!
NLC
Chào LC ghé gia trang
Tham gia tác chiến… hai nàng một anh
Dẫu cho cam giấy, cam sành
Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi!
HH
Nghênh ngang khuấy nước chọc trời
Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm
Có sao còn muốn hái trăng
Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga.
TC
Dại gì mặc áo cà sa
Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng
Giấu tờ hôn thú chơi ngông
Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ
HH
Kiếp này trót vụng đường…đua
Làm vua một cõi còn thua lão… liều
Xem ra còn khổ vì yêu
Vì trăng, vì gió, vì diều không dây
TC
Hỏi ai ghẹo gió vờn mây?
Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu?
Càng đau khổ… lại càng iêu
Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon
HH
Tìm nhau xuống biển lên non
Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai?
Vin cành trúc, bẻ cành mai
Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!)
TC
Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung”
Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*)
Xa thì chín nhớ, mười mong
Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon?
HH
Trăng mười sáu bảo trăng non
Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng?
Lỡ lời ước hẹn trăm năm
Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!)
TC
Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu?
Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi?
Kiếp này biết đã thiu ôi
Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không?
HH
hehehe
Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn.
Chim khôn ăn trái nhãn lồng
Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan
Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên
Bạn tặng cho mình chút nợ duyên
Phố Hiến một thời còn tấp nập
Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền
Thanh tân em gái cười trong nón
Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên
Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn
Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên!
HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI
Hoàng Kim
Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà
Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà.
“Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*)
Tâm sáng văn tài mừng việc mới
Chuyện đời dạy học bạn và ta.
Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn.
NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ
“BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online
(VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác giả Lê Thanh Chung và nhà phê bình Văn học Phạm Xuân Nguyên) Không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, không mong mình trở thành người cầm bút, với Lê Thanh Chung, viết đơn giản chỉ là viết. Chị viết cho bạn bè, cho người thân và biến nó thành món quà tặng của cuộc sống. Văn chương cũng giống như con người. Ngòi bút trăn trở đầy suy tưởng, đâu đó lại pha chút nghịch ngợm và ngang tàng giống như Hồ Xuân Hương đã khiến cái tên Thanh Chung nổi tiếng trong cộng đồng mạng.
Ngay từ khi tập truyện ngắn “Bay qua những giấc mơ” còn chỉ là những bài viết ngắn trên blog “Gửi hương cho gió”, đã có cả nghìn blogger yêu thích. Thanh Chung trước giờ chưa bao giờ có ý định xuất bản sách hay bán sách của riêng mình nhưng với “Bay qua những giấc mơ”, chị lại có một tham vọng.
Thanh Chung dí dỏm: “Được sự động viên, cổ vũ từ bạn bè, độc giả trên các mạng xã hội… tôi lại một lần nữa ‘liều lĩnh tấn công’ vào văn học”. Bỏ toàn bộ tiền túi cùng một số nhà hảo tâm để in cuốn sách, Thanh Chung muốn sử dụng cuốn sách để gây quỹ hướng về những em nhỏ miền núi có hoàn cảnh khó khăn.
Cùng với nhóm “Vì ta cần nhau”, Thanh Chung sẽ đi những chuyến thiện nguyện, mang áo ấm, sách vở đến với thầy trò vùng cao. Giá sách chỉ khiêm tốn với 60.000/cuốn nhưng Thanh Chung vẫn rất mãn nguyện. Chị chia sẻ: “Sách chỉ in có 2000 quyển nhưng đã bán được gần hết. Mọi người vừa mua sách vừa ủng hộ. Đó đều là tấm lòng giúp đỡ các em nhỏ vùng xa còn nhiều khó khăn”.
Chắp cánh những ước mơ
Con người luôn cần phải mơ ước. Ước mơ là động lực cho sự tồn tại. Những ước mơ nhỏ nhoi, những ước mơ táo bạo cùng với những con người dám bay lên để biến nó thành điều cao cả hơn.
Tập truyện ngắn “Bay cùng giấc mơ” dày 200 trang với 36 câu chuyện, chẳng dài cũng chẳng ngắn nhưng chứa đựng biết bao câu hỏi và trăn trở về hạnh phúc. Những trĩu nặng trong tâm tư của một người phụ nữ có tài, giỏi giang trong công việc, tử tế và vị tha trong khát vọng yêu và được yêu cứ như thế trải dài trên suốt những trang giấy mỏng manh.
Những câu chuyện của Thanh Chung luôn xoay quanh những mối tình dang dở, ngang trái. Đó là những mối tình buồn nhưng rất đẹp, bởi nổi bật lên trên là sự tử tế, lòng bao dung, không thù hận của các nhân vật với những kẻ làm mình đau đớn, lấy đi hạnh phúc của mình. Trái tim sứt sẹo của những người phụ nữ như được ve vuốt bởi bàn tay dịu mềm, làm tan đi những đớn đau. Có lẽ chính vì sự vượt lên những giá trị bình thường, trên quan điểm về phận nữ nhi đã khiến cho những tác phẩm của Thanh Chung có được sự truyền cảm sâu sắc.
Cảm nhận về văn của Thanh Chung, có lẽ chỉ những người phụ nữ mới có thể thấu hiểu được hoàn toàn. Thanh Chung đứng giữa đám đông để tìm ra những điểm nổi bật, nhưng chị dùng con tim để cảm nhận đám đông đó. Thế nên, những tác phẩm của chị sâu sắc mà lại gần gũi, thân thuộc. Đó là những câu chuyện tưởng chừng như chúng ta đã từng gặp ra, xảy ra ở nơi ngõ phố nhà mình, nơi khu nhà chung cư. Cách kể chuyện thật hiền nhưng lại rất có hậu khiến người đọc nhận ra được sự ngọt ngào mang tính nhân văn như Lạt mềm, Chanel 5, Lá nghiêng, Vườn Tượng, Tình Thư… Những câu chuyện đi kèm chi tiết mà kết quả của nó đòi hỏi sự đồng cảm của người đọc. Phải trăn trở, phải trải đời mới có thể bâng khuâng, nhắm mắt lại mà hỏi rằng: “Hạnh phúc, ngươi ở đâu?” Hạnh phúc đến với những nhân vật của Thành Chung thật xa vời. Mãi nhìn theo bóng hình hư ảo để rồi như đuổi bắt cánh diều trên không trung. Hạnh phúc ở đâu mà để người ta phải mãi kiếm tìm? Có lẽ nào, ở trong những giấc mơ, ta mới nắm bắt được nó. Và rồi, ta sẽ bay lên, bay đến tận chân trời; ta sẽ được chắp cánh để với tới thứ hạnh phúc đầy hư ảo ấy. Ước mơ hạnh phúc chẳng bao giờ giản đơn Đọc truyện ngắn của Thanh Chung cũng giống như nhấm nháp một món ăn mang hương vị thôn dã. Đó là bữa cơm quê với rau lang luộc chấm nước tương cà, đó là miếng khoai luộc tần tảo cả một mùa kiếm cơm. Đó là bầu trời mây trắng trong vắt nơi người qua đường nghỉ chân. Đó là thành phố hoa lệ xứ người nhưng ta vẫn đau đáu nhớ về bữa cơm rau… Truyện của Thanh Chung, có lẽ chẳng hợp với tuổi trẻ mơ mộng đầy sức sống. Đó là thế giới của những người từng trải và luôn ngẫm nghĩ về những chuyện đã trải qua. Những tình yêu chỉ còn trong hồi ức, nó cứ gặm nhấm ta từng tháng, từng ngày; để đến khi nhận ra mới giật mình hoảng hốt, ta chẳng thể quay ngược lại thời gian. Những câu “Giá như” cứ lặp lại, như nỗi đau quặn lên từng cơn. Người ta nhìn ra những khía cạnh khác nhau, những con người khác nhau mà sao vẫn thấy thật gần gũi và dễ hiểu. Nhà văn Kao Sơn nhận xét ở những trang đầu tập truyện ngắn rằng: “Muốn tránh né nỗi sợ thì cách tốt nhất là đối đầu với nó. Và Thanh Chung – người đàn bà ấy đang làm vậy. Chị khơi mào nỗi đau của mình ra, mổ xẻ nó, dùng dao cứa vào nó nhiều nhát rồi đem ra phơi dưới ánh sáng mặt trời. Nỗi đau khi đạt đến cực điểm hình như sẽ chẳng còn đau nữa”.
Thanh Chung tâm sự: “Tôi không phải là nhà văn nên thật khó để có thể đem đến cho bạn những áng văn lộng lẫy hay những câu chuyện có cao trào thắt mở. Nghề nghiệp cho tôi đi nhiều nơi, gặp gỡ những con người và những nền văn hóa khác nhau; chứng kiến những con người mà ranh giới giữa rủi – may, tốt – xấu, hạnh phúc – khổ đau mỏng tang như sương khói. Tôi chỉ viết như một nhu cầu tự thân. Viết để tin rằng, đâu đó dù còn nhiều vô cảm, tội ác nhưng lòng tốt của con người vẫn lấp lánh pha lê”.Nỗi đau giữ lại thì càng đau, nhưng sẻ chia ra thì sẽ vợi đi bớt. Thanh Chung vẫn đang mỉm cười với cuộc sống và tin tưởng vào lòng nhân ái con người như thế. Mỗi chuyến thiện nguyện, mỗi một manh áo lại mang cho người không tự nhận là nhà văn này thêm sự vững tin vào một ngày mai tươi sáng. “Bay cùng giấc mơ” là tác phẩm mà Thanh Chung viết để “cúi xuống một lần gieo hạt thiện tương lai”./.
THANH CHUNG BAY QUA GIẤC MƠ Phan Chí Thắng
Mấy năm rồi, tôi luôn thích thú chờ đợi những bài viết mà sau này Thanh Chung tập hợp để in trong “Bay qua giấc mơ” khi chúng còn là những entries của blog “Gửi hương cho gió” trên vnweblogs.com.
Đôi khi trên một vài câu chuyện chị chua thêm dòng chữ “Coi như truyện ngắn” – như ngầm nhắc chị không phải nhà văn, xin đừng ai bắt bẻ. Chi tiết nhỏ này nói lên tính nghịch ngợm pha đôi chút ngang tàng của một “Hồ Xuân Hương – Thanh Chung”.
Trải nghiệm và suy ngẫm qua giọng điệu dí dỏm, hoạt kê ở những chi tiết buồn đau nhất, Thanh Chung còn cho chúng ta thấy chị có cái nhìn sắc sảo của người vượt qua nhiều nỗi đau đủ cho dăm bảy đời người. Lối viết khúc chiết, câu từ chặt chẽ của người giỏi nhiều ngoại ngữ, truyện của chị ngắn, không rườm rà phù phiếm, mang đậm phong cách của văn chuơng mạng – văn chương thời a còng: đủ và nói ít hiểu nhiều.
Chính lối viết hấp dẫn, nhiều cảm xúc khiến người đọc đến với chị. Những câu chuyện rủ rỉ thì thầm giống như nhật ký của chị đã giữ bạn đọc ở lại, bắt họ cùng chị trăn trở với câu hỏi muôn thủa của đời người: “Hạnh phúc, ngươi ở đâu?”
Cầm trong tay cuốn “Bay qua giấc mơ”, cuốn sách nhỏ và nhẹ, nhưng đọc xong mới thấy nó không hề nhẹ: nặng trĩu tâm tư của một người phụ nữ có tài, giỏi giang trong công việc, tử tế và vị tha trong khát vọng yêu và được yêu …
Tất cả đã lý giải vì sao tác giả lại đặt tên tập sách của mình là Bay qua giấc mơ.
Con người luôn chắp cánh ước mơ. Uớc mơ là động lực cho sự tồn tại. Tội nghiệp thay những kẻ không có ước mơ. Thán phục thay những người ước mơ táo bạo. Và kính trọng vô cùng những ai đã buộc phải và bay vượt qua giấc mơ cá nhân của mình để đến với giấc mơ cao cả hơn.
Những câu chuyện của Thanh Chung luôn xoay quanh những mối tình giang dở, ngang trái. Đó là những mối tình buồn nhưng rất đẹp, bởi nổi bật lên trên tất cả là sự tử tế, lòng bao dung, không thù hận của các nhân vật ngay với những kẻ làm cho mình đau đớn, lấy mất đi hạnh phúc của riêng mình.
Tôi cho rằng chính việc vượt lên trên sự tầm thường, trên cái “Thường tình nữ nhi” ấy đã làm nên giá trị của tập sách. Lòng vị tha của một người phụ nữ năng động, đầy cá tính đã rất thuyết phục và lôi cuốn người đọc.
Nhà văn phải là người đứng trong đám đông, nhưng lại có cái nhìn sâu sắc và nhạy bén vượt lên trên thói thường của đám đông. Khi đó con tim nhà văn đập cùng một nhịp với đám đông, khối óc nhà văn nghĩ và viết ra những điều rất chung, rất điển hình của đám đông. Chị không nhận mình là nhà văn, nhưng theo tiêu chuẩn đó, tôi coi Thanh Chung rất gần một nhà văn.
Thanh Chung bay qua giấc mơ của cá nhân mình. Chị bay qua không giống như những lần chị bay qua đại dương, bay qua núi cao để đến nơi khác. Chị bay qua nhưng không bỏ lại giấc mơ ở phía sau mà để đến với giấc mơ mới. Đó là giấc mơ đến với những số phận phận bất hạnh, những người bằng cách này hay cách khác, đang bị Thượng đế bắt phải chịu cảnh trái ngang như đã từng làm với chị. Lượng sức mình, với tình yêu học trò của người đã làm nghề giáo, chị bay đến với trẻ em đói nghèo ở những địa điểm nghèo đói trong nước. Chị lập blog Vì ta cần nhau và nhóm Vì ta cần nhau để thu hút bạn bè cùng mình tìm mọi cách giúp học sinh vùng sâu vùng xa trong tâm thế chúng ta cần nhau chứ không phải tư cách của kẻ làm ơn làm phúc.
Xin chúc mừng Thanh Chung đã vượt qua giấc mơ nhỏ để đến với giấc mơ lớn.
Chúc mừng Thanh Chung đã có cuốn sách in riêng đầu tay.
Tôi xin tặng Thanh Chung mấy câu văn vần:
Em ngạo nghễ cười lên nỗi đau Rồi mạnh mẽ bay qua số phận Trong bất hạnh tìm ra may mắn Được yêu thương các trẻ em nghèo Xin hy vọng cuốn sách tiếp theo Em sẽ đặt tên là “Hạnh phúc”!
Tứ Cô Nương cùng nhóm bạn hữu “Vì ta cần nhau” đang “bay qua giấc mơ” của chính họ. Giấc mơ những người phụ nữ Việt Nam bình thường, tử tế, nhân hậu, sống tốt, thân ái, chân tình trong đời thường và luôn vui vẻ “cúi xuống gieo hạt thiện” tùy hoàn cảnh của mình. Họ luôn sống vui, sống khỏe, sống nhân ái và luôn tìm thêm nguồn vui sống trong cộng đồng và chia sẽ với những người kém may mắn. Cuộc đời cao hơn trang văn, tình người ấm hơn bài viết. Họ neo đậu trong lòng tôi một tình bạn thân thiết cao quý, Tôi chẳng vội gì viết về họ mà chỉ phác vài tư liệu hình ảnh để nhớ ..
Bạn có nhìn thấy cái ông áo trắng cầm micro hồng đang phát biểu kia không . Đó là Nguyễn Quang Lập, là nhà văn, nhà viết kịch, nhà biên kịch điện ảnhvà blog Quê ChoaBọ Lậpvăn chương khẩu ngữ ‘ trực chỉ nhân tâm’ danh tiếng.
Bạn cũng có nhìn thấy cái ông áo đen cầm micro xanh đang bình luận tác phẩm . Đó là nhà văn Hoàng Đình Quang tác giả của những tiểu thuyết tập truyệnXuân Lộc, Cánh đồng lưu lạc, Phản trắc, Thời loạn, Mùa chim ngói, Phiên chợ Tết cuối cùng, Những ngày buồn, với các tập thơ, Nói thầm, Hát chẳng theo mùa, …. với nhiều bài thơ hay lắng đọng trong lòng bạn đọc.
Anh Phan Chí Thắng nhận xét “Con người luôn chắp cánh ước mơ. Uớc mơ là động lực cho sự tồn tại. Tội nghiệp thay những kẻ không có ước mơ. Thán phục thay những người ước mơ táo bạo. Và kính trọng vô cùng những ai đã buộc phải và bay vượt qua giấc mơ cá nhân của mình để đến với giấc mơ cao cả hơn….Thanh Chung bay qua giấc mơ của cá nhân mình. Chị bay qua không giống như những lần chị bay qua đại dương, bay qua núi cao để đến nơi khác. Chị bay qua nhưng không bỏ lại giấc mơ ở phía sau mà để đến với giấc mơ mới. Đó là giấc mơ đến với những số phận phận bất hạnh, những người bằng cách này hay cách khác, đang bị Thượng đế bắt phải chịu cảnh trái ngang như đã từng làm với chị. Lượng sức mình, với tình yêu học trò của người đã làm nghề giáo, chị bay đến với trẻ em đói nghèo ở những địa điểm nghèo đói trong nước. Chị lập blog Vì ta cần nhau và nhóm Vì ta cần nhau để thu hút bạn bè cùng mình tìm mọi cách giúp học sinh vùng sâu vùng xa trong tâm thế chúng ta cần nhau chứ không phải tư cách của kẻ làm ơn làm phúc.”
Lê Thanh Chung, Hoài Vânchưa bao giờ tự nhận mình là nhà văn và có lẽ cũng chưa bao giờ mong mình vào cái hội sang trọng đó. Khác với Lâm Cúc, Kim Oanh vốn ở nghế Phát thanh Truyền hình Bình Thuận. Lâm Cúc thì đã là nhà thơ “Đãi Trăng” được nhiều người đọc rất mến mộ và Kim Oanh thì đã là lãnh đạo nhiều năm ở đài truyền hình Bình Thuân và thường ngồi trên ghế trang trọng của nhà đài “Nơi gặp gỡ những dòng sông, còn Hoài Vân thì đã có một kho vốn liếng du lịch vòng quanh thế giới với quá nhiều hình ảnh và bút ký địa danh ‘pho từ điển sống du lịch” thật đáng ngưỡng mộ. Thành Chung cô giáo day học ngoại ngữ và làm việc ở ở tổ chức quốc tế có trụ sở ở Mỹ thì viết do đơn giản vì ta cần nhau. “Cô viết cho bạn bè, cho người thân và biến nó thành món quà tặng của cuộc sống. Văn chương cũng giống như con người. Ngòi bút trăn trở đầy suy tưởng, đâu đó lại pha chút nghịch ngợm và ngang tàng giống như Hồ Xuân Hương đã khiến cái tên Thanh Chung nổi tiếng trong cộng đồng mạng“, Thanh Thanh VOV bình luận. Những tản văn đầu tiên “Bay qua những giấc mơ” trên blog “Gửi hương cho gió” (mà blog LeThuanNghia tiếu lâm trêu đùa trên blog Lão Hâm là “gửi xương cho chó”) đã được cộng đồng mạng rất yêu thích. “Bay qua giấc mơ” là đứa con tinh thần của Lê Thanh Chung và ba bà tiên mát tay của Thiền Viện. Sau này họ thừa thắng xốc tới với “Tin nhắn một chiều”.
Thanh Chung dí dỏm: “Được sự động viên, cổ vũ từ bạn bè, độc giả trên các mạng xã hội… tôi lại một lần nữa ‘liều lĩnh tấn công’ vào văn học”. Bỏ toàn bộ tiền túi cùng một số nhà hảo tâm để in cuốn sách, Thanh Chung muốn sử dụng cuốn sách để gây quỹ hướng về những em nhỏ miền núi có hoàn cảnh khó khăn.Cùng với nhóm “Vì ta cần nhau”, Thanh Chung sẽ đi những chuyến thiện nguyện, mang áo ấm, sách vở đến với thầy trò vùng cao. Giá sách chỉ khiêm tốn với 60.000 đ/cuốn nhưng Thanh Chung vẫn rất mãn nguyện. Chị chia sẻ: “Sách chỉ in có 2000 quyển nhưng đã bán được gần hết. Mọi người vừa mua sách vừa ủng hộ. Đó đều là tấm lòng giúp đỡ các em nhỏ vùng xa còn nhiều khó khăn”.Thanh Thanh VOV trao đổi tiếp.
Thanh Chung và Hoàng Kim có được một tấm ảnh đẹp kỷ niệm tình bạn quý do anh Nguyễn Huệ Chí Thái chụp. Tôi mãi sau mới viết được một bài thơ vụng về “Phan Thiết có nhà tôi” mà tôi yêu thích, trên nền bài thơ họa “Phan Thiết có bạn tôi” của Thanh Chung. Bài thơ “Phan Thiết có nhà tôi” ngầm ý khoe quê ngoại của tôi là Phan Thiết trong đó có những câu lắng đọng “nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình” (Kiều-Nguyễn Du). Một số tư liệu và hình ảnh trên đây là ít hình ảnh ở buổi họp mặt “Bay qua giấc mơ” không nỡ quên.
Tứ Cô Nương “Bay qua giấc mơ” “Tin nhắn một chiều” “Im lặng và Nghe” với tôi là một bài học lớn. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong bài “Viết văn là nghề khó nhất” có nói rằng: Nghề viết cần nhớ câu “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Đừng hy vọng viết được ngay những cuốn tiểu thuyết có giá trị … nếu không thật sự có quyết tâm tích lũy từng ngày, từng tháng, từng năm vì một khát vọng thật sự với văn chương Tôi tâm đắc thêm một điều “Viết văn cần có một giấc mơ” Giấc mơ bay qua chính mình, lưu lại điều không nỡ quên cho chính mình và cho đời. Giấc mơ niềm tin hạnh phúc.
“Tin nhắn một chiều” có thêm Hồng Hà tham gia diễn xuất
Ký tặng sách thật thân tình và cảm động. Gia đình êm ấm, thầy quý bạn hiền, thiên nhiên an lành là quà tặng vô giá của cuộc sống. Đó là lộc xuân của cuộc đời
PHAN THIẾT CÓ BẠN TÔI
Thanh Chung
Phan Thiết có bạn tôi
Lâm Cúc ở rừng Kim Oanh ở biển
Thân nhau như chị em ruột thịt
Hoài Vân và tôi thành “tứ cô nương”
Phan Thiết có bạn tôi
Chiều lãng đãng qua chùa
Thắp hương cầu Phật
Bật cười nghe sư thầy hát
“Em ơi trái đất vẫn tròn…”
Phan Thiết có bạn tôi
Bãi biển đêm bỗng sáng rực đèn trời
Bập bùng ánh lửa
Chú rể cô dâu nắm tay nhảy múa
Ì ầm cơn mưa
Phan Thiết có bạn tôi
Đêm chẳng thể dài hơn
Mặt trời tỉnh giấc
Tay nắm bàn tay
Âm thầm nước mắt
Thương nhau.
PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI
Hoàng Kim
Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến.
Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.
Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi
Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều Im lặng và Nghe
Hoàng Kim @Lâm Cúc quý mến ! “nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình” (Kiều-Nguyễn Du). ������ mà các bạn FB đùa đặt dấu chấm hỏi ở trên) là nói về nhà thơ Đãi Trăng Lâm Cúc đấy. Cám ơn bài thơ này của Lâm Cúc mà Hoàng Kim viết được “nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình”
Hôm nay nhàn ta mở tiệc mời trăng
Để thỏa thích bưng dòng sông ra uống
Bày lên mâm là dạt dào cảm hứng
Bạn tri âm, bạn có vui cùng?
Này trăng, trăng chớ ngại ngần
Cạn ly nhé. Sông có vơi cũng mặc.
Say thì say nhưng đừng khóc!
Trần gian…cứ mặc kệ trần gian.
HẸN UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!
Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)
Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!
Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.
Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm
Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Bến Lội, Bốn Miếu tinh anh
Cồn Dưa, Đá Đứng kết thành Bắc Nam
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son
Làng tôi khoai lúa thơm hương quê nhà
Làng Minh Lệ có Bến Lội Nghè Bốn Miếu nhưng Đền Bốn Miếu là ngôi đền thiêng tâm thức của quê hương anh hùng Làng Minh Lệ quê tôi trong quần thể du lịch sinh thái. Bài viết này có năm ý:1) Đền, Miếu, Nghè, Đình, Am; 2) Cầu Minh Lệ Rào Nan 3) Bến Lội Đền Bốn Miếu 4) Đá Đứng chốn sông thiêng; 5) Quê Mẹ vùng di sản (Cao Biền trong sử Việt; Vạn Xuân nơi An Hải; Đồng Xuân lưu người hiền; Đào Duy Từ còn mãi). Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/
ĐỀN MIẾU NGHÈ ĐÌNH AM
Đền, miếu, nghè, đình, am là những thuật ngữ văn hóa Việt xác định rõ danh xưng của chủ thể để bảo tồn và có thể chuyển hóa công năng phù hợp, tùy theo bản chất và thời thế.
Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng những nhân vật lịch sử được tôn kính như thần thánh..Đền thờ Việt Nam được xây dựng phổ biến ghi ơn các bậc anh hùng hay các bậc tiên hiền có công đức với nước với dân như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Trần, đền Sóc (nơi gắn với truyền thuyết anh hùng thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân), đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, đền bến Tượng (A Sào Vũ Thư thờ con voi chiến của đức Trần Quốc Tuấn) (xem thêm để phân biệt đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ)
Miếu có quy mô nhỏ hơn đền,.là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng (dạng miếu lớn như Hưng Tổ Miếu ở di sản văn hóa Huế ,cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc, dạng miếu vừa như miếu Sơn thần, miếu Thủy thần,. miếu Thổ thần, thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. dạng miếu nhỏ như miếu Cô, miếu Cậu) Miếu trong các ngày giỗ thần làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần từ đình về miếu..Miếu nhỏ còn được gọi là miễu (theo cách gọi của người miền Nam).
Nghè là một hình thức của đền miếu. Nghè thờ thành hoàng của làng nhỏ được tách ra từ làng gốc, hoặc một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật.
Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân
Đình làng Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018.
Am là một kiến trúc nhỏ thờ Phật, thường được mô tả như ngôi nhà nhỏ, tu tại tâm, để con cái khi cha mẹ còn thì hiếu kính cha mẹ, khi cha mẹ mất thì tu tâm dưỡng tánh, làm nơi ở, nơi đọc sách, nơi thờ Phật, tổ tiên và cha mẹ theo đạo thờ ông bà của người Việt.(Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng. Miếu thờ thần linh ở làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am. Tại vùng đồi Ma Ca Đá Đứng Làng Minh Lệ có miếu cổ ‘cao cát mạc sơn’ .
Bến Lội Nghè Bốn Miếu Làng Minh Lệ là quen dùng nhưng BẾN LỘI ĐỀN BỐN MIẾU là chính xác trong tâm thức và định hướng một điểm nhấn của quần thể vùng du lịch sinh thái thị xã Ba Đồn.
CẦU MINH LỆ RÀO NAN
Cầu Minh Lệ gần Đá Đứng, Bến Lội Đền Bốn Miếu, khi xưa và ngày nay đều được coi là một trọng điểm chính yếu trong hệ thống huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, là địa bàn đặc biệt quan trọng trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc và thống nhất đất nước. Quàng Bình từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km. Một cuộc chiến uy lực rất mạnh, thần tốc, bất ngờ có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi ở địa bàn xung yếu Quảng Bình này. Do vậy, điểm huyệt địa linh phong thủy nhằm hội tụ thiên thời địa lợi nhân hòa tại nơi sinh tử trọng điểm này của vận nước, thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân để kết nối thống nhất Bắc Nam, bước qua lời nguyền là nơi chia cắt đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới)
Cao Biền (xem Cao Biền trong sử Việt) đã lưu hậu thế tấm bản đồ Việt Nam thời Đường (hình) khi mà Cao Biền làm Tỉnh Hải Quân năm 864 – 868 và Cao Tầm tiếp nối năm 868 – 878 với chú giải về con người, thế núi, mạch sông đất Việt. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, nhà phong thủy và tiên tri trứ danh. Cao Vương là người được vua Lý Thái Tổ là vua Lý Công Uẩn vị vua sáng nghiệp nhà Lý tôn vinh là “Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”. Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。). Cao Biền tại Đá Đứng Làng Minh Lệ cũng lưu miếu thờ và huyền thoại “cao cát mạc sơn”, người đã ném bút thần tạo nên. Vợ Cao Biền là Lã Thị Nga, ngày nay dân làng vẫn thờ làm thành hoàng của nghề tằm tơ dệt lụa tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Mộ Cao Biền ở thôn 5 đầm Môn xóm Cát, Tuy An, Phú Yên vẫn lưu truyền huyền thoại ngàn năm. Ông đã bỏ tối theo sáng, hai vợ chồng đều về làm dân Việt. Chuyện này còn dài và kể trong nhiều thần tích khác. Sự thật lịch sử sẽ dần được sáng tỏ đối với những ai ‘chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” thật lòng sống chết với dân Việt.
Từ cầu Minh Lệ gần Đá Đứng, Bến Lội Đền Bốn Miếu, theo đường tắt thượng đạo là lối đi nhanh nhất, bất ngờ nhất để đến hệ thống Lũy Thầy Đào Duy Từ . Lịch sử Việt Nam nhiều trận chiến nổi tiếng có liên quan đến trục đường thiên lý thượng đạo Đông Trường Sơn thuở xưa tới Lũy Thầy gồm Lũy Trấn Ninh, Lũy Trường Dục, Lũy Trường Sa, gần cầu / phà Long Đại).
‘Linh Giang ơi Linh Giang / Với Hoành Sơn, Lũy Thầy / Tuyến ba tầng thủ hiểm / Đá Đứng chốn sông thiêng’ những câu thơ trên của Hoàng Kim là giản lược kế lớn của quan Nội tán Đào Duy Từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Kế sách đó mời xem tại Đào Duy Từ còn mãi. Kế của Đào Duy Từ là nhà Nguyễn muốn Nam tiến thành công phải khóa được quân Trịnh ở mặt Bắc bằng hệ thống phòng thủ chiều sâu liên hoàn ba tầng gồm Hoành Sơn, Linh Giang và Lũy Thầy. Quân Trịnh vượt qua được hai tầng phòng thủ bên ngoài, khi đến tầng thứ ba là lũy Thầy thì như viên đạn đuối tầm không còn sức công phá nữa.
Thượng Đức thương nhìn lại là đúc kết của Hoàng Kim về trang sử mới vận dụng mưu kế cũ. Lữ Giang có bài “Thường Đức: Trận đánh quyết định số phận của miền Nam!”. Nơi đây là “mắt ngọc của đầu rồng“, (chữ của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu). Đó là cuộc đọ sức quyết liệt nhất của cả hai bên đối chiến với những lực lượng tinh nhuệ nhất trên chiến trường cuối năm 1974. Những vị tướng của trận đánh lớn: Ba lần vào “Kỳ Sơn” Thượng Đức.Từ trái qua phải: Thiếu tướng Hoàng Đan, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa), Đại tướng Lê Trọng Tấn (cuối phải). Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, “Kỳ Sơn” Việt Nam, nơi Quân đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam gìm chân sư đoàn Nhảy Dù, sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, sư đoàn 1 bộ binh đóng ở phía bắc đèo Hải Vân, sư đoàn 2 và sư đoàn 3 bộ binh đóng ở phía nam đèo Hải Vân cùng với nhiều đơn vị biệt động quân, địa phương quân, nghĩa dũng quân của quân lực Việt Nam Cộng hòa để Quân đoàn 3 thực hiện được cú đánh điểm huyệt Buôn Ma Thuột làm sụp đổ khả năng phòng thủ của chính quyền Sài Gòn, dẫn đến trận thắng 30 tháng Tư năm 1975.
Trận Thường Đức là dấu hỏi lớn của lịch sử. “Ngày xưa, khi đến cai trị Đông Dương, người Pháp đã nhận ra ngay tầm quan trọng của cái chốt Thường Đức trên đường 14, nên đã lập một đồn tại đó để kiểm soát. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã nhận ra tầm quan trọng của Thường Đức trên đường tiến quân của Bắc Việt, nên đã biến Thường Đức thành một quận và hình thành Chi Khu Thường Đức để trấn giữ. Mỹ can thiệp vào Đông Dương cũng đã đánh giá cao tầm quan trọng của Thường Đức, nên đã tìm cách khóa chặt chốt này, không cho Cộng quân di chuyển xuống miền Nam. Cộng quân phải sử dụng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rất vất vả.” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Thượng Đức là “mắt ngọc của đầu rồng“.
Ngã ba sông Con, sông Cái và sông Vu Gia hiểm yếu lạ lùng giống hệt như Đá Đứng chốn sông thiêng Rào Nan, Nguồn Son và Linh Giang của Quảng Bình. Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, Kỳ Sơn của Khổng Minh. Các chuyên gia quân sự Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng tính toán việc ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân Bắc Việt bằng cách thiết lập tuyến phòng thủ ba tầng ở đất lửa Quảng Bình, “hàng rào điện tử Măc na ma ra” với ” chốt bẫy Khe Sanh” Quảng Trị và “hiểm địa” Thường Đức để ngăn chặn sự tiếp liệu và vận chuyển quân với khí tài quân sự, xăng dầu với lương thực nhu yếu thuốc men tối quan trọng của tuyến đường huyết mạch Trường Sơn Đông.
Lối cầu Minh Lệ ngày nay và lối mòn bên phải Đá Đứng của hình này, là hình ảnh của con đường thượng đạo đó.
ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIẾNG
Hoàng Kim
Con về Đá Đứng Rào Nan
Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương
Linh Giang chảy giữa vô thường
Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh.
Hoàng Kim viết bài nghiên cứu lịch sử địa lý “Đá Đứng chốn sông thiêng “ từ gợi ý của anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính với cậu Hoàng Thúc Tấn đã nhận xét rất công phu và khuyến khích viết sâu bài Cao Biền trong sử Việt , với người cậu cũng là nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền có thơ hay và ảnh đẹp gợi kết nối cho Hoàng Kim
ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN
Cao Biền trong sử Việt / Vạn Xuân nơi An Hải/ Đồng Xuân lưu người hiền/ Đào Duy Từ con mãi. Đó là bốn ghi chú kèm theo.
Đá Đứng chốn sông thiêng là điểm huyệt địa linh phong thủy của Cao Biền huyền thoại đánh dấu sinh lộ Nam tiến của người Việt kết nối tuyến giao thông dọc đường Trường Sơn với tuyến ngang từ Biển Đông tới Sông Mekong nối mả Cao Biền ở Phú Yên đến ngã ba Đông Dương tại Champasak Lào là ngã năm hợp lưu sông Mekong.Đó là một chỉ dấu địa chính trị trên bản đồ thời Đường rất quan trọng (hình trên) và ngày nay (ngày nay) oi thấu nhiều giá trị địa chính trị lịch sử văn hóa.
CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT Hoàng Kim
Cao Vương1 tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8
(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (đã trích dẫn trên )
(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương, tĩnh Hải Quân
(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền
(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam bắt đầu thời độc lập tự chủ.
(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.
(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào
(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền
Cao Biền là kiêu vệ tướng quân thời Đường mạt,
Chịu mệnh của vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông dẫn Thần Sách quân là đội Ngự lâm quân
Cấp tốc xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.
Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Lý Duy Chu nắm hai vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay Nam Chiếu để giết Cao Biền.
Ông vẫn thắng với 5000 thủy quân nhờ tài thao lược.
Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn giặc.
Vua Lý Công Uẩn “Chiếu dời đô” đã nói thật rõ ràng:
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
La thành – Hải Phòng – Bắc Luân ngàn năm di sản.
Ông trị thủy sông Tô Lịch thoát lũ chuyển mạch sông
Nối tam giác châu Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Châu
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh, tầm nhìn sâu sắc
Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ đều khen ngợi
Cao Biền là bậc kỳ tài Tịnh Hải Quân an dân thật giỏi
Lê Quý Đôn chép thơ ông Nam Tiến năm năm
Tuyến phòng thủ Cao Biền bản đồ cổ thời Đường
Nối biển với hợp lưu Me kong tầm nhìn thiên nhãn
Vua Đường bị bọn hoạn quan thuật sĩ mưu mô
Chúng mượn tay địch mạnh để hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm, Lã Thị Nga
Tướng giỏi người thân Cao Biền bị ngầm giết hại
Ông chịu tiếng phản thần khi vua chẳng ra vua
Vợ chồng ông đều trở thành dân Việt Nam
Vợ ông đền làng Vạn Phúc là tổ sư nghề lụa Hà Đông
Mả Cao Biền ở Đầm Môn, Xóm Cát, An Hải, Phú Yên
Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình.
VẠN XUÂN NƠI AN HẢI
Vạn Xuân thế nước ngàn năm
Cao Vương đã chọn nước Nam tìm về.
Địa linh nhân kiệt chở che
An Hải, Vạn Phúc ước thế tròn duyên (1).
“Cái quạt” Nguyễn Bính “Mưa xuân”
xin nối đôi vần kể chuyện nước Nam
“Cái quạt mười tám cái nan
Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung
Gió sông, gió núi, gió rừng
Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây.
Gió Nam Bắc, gió Đông Tây
Hãy hầu công chúa thâu ngày, thâu đêm
Em ơi công chúa là em
Anh là quan trạng đi xem hoa về
Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Quạt này trạng để làm tin
Đêm nay khép mở tình duyên với nàng.” (2)
Lã Thị Nga vợ Cao Biền
Tổ sư nghề lụa Hà Đông đền thờ
Dân làng Vạn Phúc đến giờ
Đức thương công lớn, phước nhờ ơn thiêng (3)
“Đầm Môn xóm Cát Cao Biền
có đôi chim Nhạn đang chuyền cành Mai”
“Ngó ra thấy mả Cao Biền.
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”(4)
‘Đá Dựng’ ‘miếu cổ Cao Quân’
‘Giang sơn bến Lội’ ‘Hoành Linh Long Xà’
‘Tử Sinh’ ‘Cao Cát Mạc Sơn’
‘Tầm Long’ ‘Địa Lý Toàn Thư’ lưu truyền (5).
Thân thiết một người hiền cũ
Tháng năm nhanh thật là nhanh
Tùng Châu, Hoài Nhơn, Phụng Dụ
Dừa xanh, sắn biếc tâm hồn
Cứ nhớ thương thầm dấu cũ
Dòng đời đâu dễ nguôi quên
Chuyên “Đào Duy Từ còn mãi”
Đồng xuân lưu dấu người hiền
Một giấc mơ lành hạnh phúc
Tùng Châu, Châu Đức, Đào Công
Một góc vườn thiêng cổ tích
Lời thương thăm thẳm giữa lòng
ĐÀO DUY TỪ CÒN MÃI Hoàng Kim
Đời trãi bốn trăm năm
Đào Công lưu tâm đức
Hoàng Kim về chốn cũ
Thăm vườn thiêng thiên thu.
Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.
Lồng lộng vầng trăng rằm
Lộc Khê Hầu cổ tích
Người là ngọc cho đời
Tháng năm còn nhớ mãi ! .
Hoàng Kim đã về dâng hương tưởng nhớ cụ Đào Duy Từ ở đất Tùng Châu xưa. Tôi lần tìm theo những trang ghi chép cũ để thấu hiểu sự nhọc nhằn khởi nghiệp của bậc anh hùng và để thấy dấu ấn cùng với những ảnh hưởng lớn lao của cụ Đào Duy Từ đối với mảnh đất này. Tôi may mắn đã thăm Đình Lạc Giao, Lũy Thầy và các nơi ở Quảng Bình, Thanh Hóa để chứng ngộ công đức của Người và cảm nhận.
Cám ơn gia tộc Đào Duy, phó giáo sư Đào Thế Anh, giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Lê Văn Tố, phó giáo sư sử học Trương Minh Dục, thầy Dương Duy Đồng, thầy Nguyễn Minh Hiếu, em Nguyễn Thị Trúc Mai, em Phạm Văn Ngọc, một số người đã trực tiếp chứng kiến các cuộc khảo sát điền dã nông nghiệp lịch sử thận trọng kính mến của tôi và đã gợi ý cho tôi tiếp tục hoàn thiện bài viết này.
Đào Duy Từ (1572–1634) là quân sư danh tiếng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, bậc kỳ tài chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, khai quốc công thần số một được thờ ở Thái Miếu của nhà Nguyễn. Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 âm lịch (nhằm ngày 13 đến 23 tháng 11 dương lịch, tùy theo từng năm) là ngày giỗ Đào Duy Từ. Ông bắt đầu thi thố tài năng từ năm 53 tuổi đến năm 62 tuổi thì mất. Đào Duy Từ chỉ trong 9 năm ngắn ngủi (1625-1634) đã kịp làm nên năm kỳ tích phi thường với nhiều hiền tài và di sản còn mãi với non sông. Mộ của cụ Đào Duy Từ nằm khiêm nhường giữa vườn sắn KM94 xanh tốt tại thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định . Đầu mộ của cụ là hai trụ đá lớn, đỉnh tạo dáng búp sen. Cuối mộ của cụ có một cây cổ thụ, tán lẫn với rặng dừa.