Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 383
Toàn hệ thống 1163
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time,  là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp.

DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ

Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”.

( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự.

Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép.

Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng …

Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

* (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim
Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011)
https://thungdung.wordpress.com/yentu/

SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH

Thương nước biết ơn bao người ngọc (*)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt
Ân tình lưu mãi những dòng sông.

(*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…
(Trần Nhân Tông)

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN

“Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi.

Dấu xưa Đêm Yên Tử
Thơ Thiền Trần Nhân Tông
Lên non thiêng Yên Tử
Sông núi lưu ân tình
Tìm về đức Nhân Tông
Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên

Bạch Ngọc
tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1)
ảnh Chùa Bửu Minh

Tài liệu trích dẫn

TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308):
MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ
biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp
(Nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/)

“Nhà ta vốn là dân hạ bạn
đời đời ưa chuộng việc hùng dũng”
Trần Nhân Tông

Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu.

Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam.

1- Con người và sự nghiệp

(a) Bản chất con người

Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ.

Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân.

(b) Tư cách lãnh đao

Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn.

Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần:

– Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không?

Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng:

– Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến!

Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng:

– Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế!

Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay

– Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi.

Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng:

– Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa.

Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen:

– Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao?

Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước.

Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ.

(c) Cách cư xử người

Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân.

Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng:

– Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân?

Hưng Đạo Vương tâu rằng:

– Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã ­tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng.

Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên.

Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế.

Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội.

(d) Trị nước

Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”.

Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau:

Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.”

Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại.

Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên :

” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “

Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện

(e) Trung hiếu và gia huấn

Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách.

Trượng vệ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông ..

(Qua nghìn cửa chào nghiêm túc,
Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..)

Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn.

Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu?

Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa.

2- Xuất thế và thơ văn

Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân.

Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có.

Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng”

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ song song phi hạ điền

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng chiều dường có lại dường không
Mục đồng sáo vẵng trâu về hết
Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng)

Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông.

Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igrav


DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time,  là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp.

DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ

Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”.

( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự.

Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép.

Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng …

Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

* (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim
Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011)
https://thungdung.wordpress.com/yentu/

SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH

Thương nước biết ơn bao người ngọc (*)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt
Ân tình lưu mãi những dòng sông.

(*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…
(Trần Nhân Tông)

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN

“Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi.

Dấu xưa Đêm Yên Tử
Thơ Thiền Trần Nhân Tông
Lên non thiêng Yên Tử
Sông núi lưu ân tình
Tìm về đức Nhân Tông
Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên

Bạch Ngọc
tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1)
ảnh Chùa Bửu Minh

Tài liệu trích dẫn

TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308):
MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ
biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp
(Nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/)

“Nhà ta vốn là dân hạ bạn
đời đời ưa chuộng việc hùng dũng”
Trần Nhân Tông

Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu.

Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam.

1- Con người và sự nghiệp

(a) Bản chất con người

Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ.

Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân.

(b) Tư cách lãnh đao

Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn.

Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần:

– Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không?

Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng:

– Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến!

Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng:

– Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế!

Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay

– Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi.

Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng:

– Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa.

Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen:

– Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao?

Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước.

Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ.

(c) Cách cư xử người

Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân.

Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng:

– Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân?

Hưng Đạo Vương tâu rằng:

– Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã ­tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng.

Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên.

Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế.

Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội.

(d) Trị nước

Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”.

Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau:

Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.”

Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại.

Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên :

” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “

Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện

(e) Trung hiếu và gia huấn

Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách.

Trượng vệ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông ..

(Qua nghìn cửa chào nghiêm túc,
Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..)

Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn.

Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu?

Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa.

2- Xuất thế và thơ văn

Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân.

Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có.

Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng”

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ song song phi hạ điền

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng chiều dường có lại dường không
Mục đồng sáo vẵng trâu về hết
Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng)

Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông.

Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt tình thân hữu anh em của hai dân tộc Việt-Chiêm. Ông đề nghị với vua Trần Anh Tông kết hợp con gái Nhân Tông (tức em gái Trần Anh Tông) là công chúa Huyền Trân với vua Chiêm Thành. Cả Chiêm Thành, từ sự kính trọng đối với một đạo sĩ hiền tài này, đã hoan hỷ chấp nhận. Vua Chiêm là Chế Mân (Jaya Sinhavarman III mà trước đây là thái tử Harijit đã cùng đồng minh Đại Việt chống quân Nguyên đổ bộ ở Chiêm Thành) đã tặng Đại Việt hai châu Ô và châu Rí trong cuộc hôn nhân lịch sử này. Nhưng tiếc thay sau khi Chế Mân và Trần Nhân Tông mất, chiến tranh lại tái diễn giữa hai dân tộc.

Năm 1308, Thượng hoàng Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử. Sư Pháp Hoa thiêu xác ông, nhặt hỏa cốt và hơn ba ngàn hạt xá lị để vào hộp, mang về chùa Từ Phúc ở kinh sư.

Mùa thu năm 1310, linh cửu chứa hỏa cốt Thượng hoàng được rước về chôn ở làng Quý Đức, Phủ Long Hưng (Thái Bình). Khi nghe tin ấy, cả nước đều muốn tiễn linh cửu người Việt hiền tài này lần cuối cùng. Trước hết, tạm quàn Nhân Tông ở điện Diên Hiền, khi sắp phát dẫn, đã đến giờ rồi mà quan liêu dân chúng đứng xem đầy khắp cung điện, ngay cả tể tướng cầm roi xua đuổi mà cũng không thể giản ra được. Vua cho gọi Trịnh Trọng Tử đến bảo rằng: “Linh cửu sắp phát dẫn mà dân chúng đầy nghẽn như thế này thì làm thế nào ?”. Trọng Tử là người có tiếng là nhiều tài năng trí xảo nhất Thăng Long và cũng rất giỏi về âm nhạc. Trọng Tử lập tức đến thềm Thiên Trì gọi quan Hải khấu và quan Hổ dực do Trọng Tử trông coi đến ngồi la liệt ở thềm, sai hát mấy câu hát Long Ngâm. Mọi người đều ngạc nhiên, kéo nhau đến xem, cung điện mới giãn người, linh cửu mới rước đi được. Long Ngâm khúc là một lối hát vãn, giọng bi ai, nghe rất cảm động … Suốt mấy ngày ấy từ Thăng Long đến Thái Bình, Long Ngâm khúc của cả nước theo linh cửu của ngài đến nơi an nghĩ cuối cùng.

Một ngôi sao sáng đã vụt tắt trên bầu trời nước Đại Việt. Mặc dầu thể xác ông không còn và đã tan thành tro bụi như ông muốn, nhưng hồn ông vẫn còn trong lòng dân tộc Việt.

Lời bạt:

Trong lịch sử trên thế giới rất hiếm người tài vừa là vua trị vì vừa là một hiền triết. Văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị an độ nhân dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations”. Ở phương đông hơn mười hai thế kỷ sau có Trần Nhân Tông, cũng một minh quân, sáng lập trường phái thiền Trúc Lâm Việt Nam với các tác phẩm thiền “Khoá Hư lục”(1), “Thiền lâm thiết chủy ngữ lục”, “Tăng già toái sự” (5) không kém sâu sa.

Thiền Trúc Lâm Yên tử tuy không còn, nhưng dư âm vẫn còn vọng: cuối thế kỷ 18, Ngô Thì Nhậm mong tái lập lại dòng thiền này với tác phẩm “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, gần đây chùa Trúc Lâm ở Đà Lạt là một cố gắng mong muốn khôi phục dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hoàng thành cổ Thăng Long nay đã được khám phá, một ngày nào đó tôi hy vọng là điện Diên Hiền sẽ được hồi phục. Nguời người sẽ được đến tận nơi vua làm việc, đãi yến, nơi linh cửu vua tạm quàn, hình dung cảnh quan và tưởng nhớ mùi hương thiền toả ngát sáu trăm năm mươi năm trước và tưởng tượng trở lại thời vàng son của thiền Việt Nam với minh quân Trần Nhân Tông. Núi Yên Tử giờ đã có cáp treo, nhưng đi hành hương đường dốc bộ vẫn là tốt nhất theo dấu chân của Thượng hoàng Nhân Tông.

(1) Theo Thiều Chửu và một số nhà nghiên cứu cho là Trần Nhân Tông là tác giả “Khóa hư lục” chứ không phải Trần Thái Tông

Tham khảo

(1) Đại Việt Sử Ký toàn thư, Quyển 5 và 6, Kỷ Nhà Trần, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 1993

(2) Khuyết danh, Thiền uyển tập anh, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990

(3) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận,
http://www.quangduc.com/lichsu/17vnpgsuluan.html

(4) Tạ Ngọc Liễn, Vài nhận xét về Thiền Tông và phái Trúc Lâm – Yên Tử đời Trần, Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (175), tháng 7,8/1977, p. 51-62

(5) Nguyễn Duy Hinh, Yên Tử – Vua Trần – Trúc Lâm, Nghiên cứu Lịch sử, số 2 (173), tháng 3,4/1977, p. 10-21. — tại
Đỉnh Thiêng Yên Tử – Chùa Đồng.

LÀNG MINH LỆ QUÊ TÔI
Hoàng Kim

Linh Giang Đình Minh Lệ
Nguồn Son nối Phong Nha
Đất Mẹ vùng di sản
Đá Đứng chốn sông thiêng.
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Cầu Minh Lệ Rào Nan
Lời thề trên sông Hóa
Lời dặn của Thánh Trần
Ta về với Linh Giang

“Cao Cát Mạc Sơn
Sơn Hà Cảnh Thổ
Văn Võ Cổ Kim
Linh Giang thông đại hải
Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn
Đình Bảng Cao Lao Hạ
Miếu cổ thủy sơn thần”
.

LINH GIANG
Hoàng Kim


Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

ĐÌNH MINH LỆ
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIẾNG
Hoàng Kim

Con về Đá Đứng Rào Nan
Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương
Linh Giang chảy giữa vô thường
Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh.

BẾN LỘI ĐỀN BỐN MIẾU
Hoàng Kim

Bến Lội, Bốn Miếu tinh anh
Cồn Dưa, Đá Đứng kết thành Bắc Nam
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son
Làng tôi khoai lúa thơm hương quê nhà

TA VỀ VỚI LINH GIANG
Hoàng Kim

Ta về với Linh Giang
Lời thề trên sông Hóa
Ta khóc khi ra đi
Tâm bình lặng lúc về

Linh Giang Đình Minh Lệ
Nguồn Son nối Phong Nha
Đất Mẹ vùng di sản
Cầu Minh Lệ Rào Nan

Hoành Sơn với Linh Giang
Đá Đứng chốn sông thiêng
Sông Nhật Lệ Lũy Thầy
Tuyến ba tầng thủ hiểm

Nam tiến của người Việt
Cao Biền trong sử Việt
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Đào Duy Từ còn mãi

Bài ca Trường Quảng Trạch
Lời dặn của Thánh Trần
Cuối dòng sông là biển
Hoa Đất thương lời hiền

Ta về với Linh Giang
Sông đời thao thiết chảy

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim


Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần

Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

LINH GIANG TRONG LỊCH SỬ

Sông Gianh (Linh Giang) Hoành Sơn, Đèo Ngang, Sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới, Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là sáu biểu trưng đặc sắc của tỉnh Quảng Bình về địa chính trị, du lịch sinh thái, lịch sử, địa lý, văn hóa. Sông Gianh là biểu tượng chính.

SÔNG GIANH là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Tổng diện tích lưu vực là 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93×105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70–80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị xã Ba Đồn (17°45′25″B 106°25′10″Đ), lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km.

Hoành Sơn và Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939). Trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) đã có bản đồ thời Đường lưu dấu địa giới.Sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với sự xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông Gianh có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, với luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.

Đá Đứng chốn sông thiêng là dấu tích huyền thoại Cao Biền trong sử Việt tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh. Đá Đứng chốn sông thiêng là một trong năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để Việt Nam Tổ quốc thống nhất toàn vẹn, quy giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế; Núi Đá Bia Phú Yên; Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai; Thiên Cấm Sơn An Giang là năm bài học lớn địa chính trị, lịch sử, văn hóa. Việt Nam tổ quốc tôi vận mệnh đất nước và mỗi gia đình Việt đã cuốn theo cơn lốc của các sự kiến lịch sử với giặc ngoại xâm Pháp Nhật Tàu giày xéo quê hương, Pháp bại Nhật hàng Bảo Đại thoái vị, Việt Minh cướp chính quyền, Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam nối tiếp nhau tàn phá quê hương tôi. Gia đình tôi đang êm ấm rơi vào cảnh lưu tán, không nhà “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán” như ngoại truyện đã ghi chép . Mời đọc đường link lần lượt của năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng.

Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận đã trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê ình phát triển.

Làng Minh Lệ quê tôi

Linh Giang Đình Minh Lệ gồm năm ảnh chọn lọc. Ảnh một làTa về với Linh GiangẢnh hai là Linh Giang Ảnh ba là Ngã ba sông Chợ Mới(điểm trung tâm kết nối chợ Đồn, cầu Gianh, cảng Thanh Khê, Nguồn Son nối Phong Nha Kẻ Bàng, Thiên Đường, Sơn Đoòng chợ Troóc, Chợ Mới nối Rào Nan Cầu Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Đá Đứng chốn sông thiêng trong quần thể kinh tế quốc phòng du lịch sinh thái lịch sử văn hóa Ảnh bốn là Cầu Minh Lệ Rào Nan ảnh năm là Đình Minh Lệ có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin.

Cầu Gianh bắc qua sông Linh Giang ở Quảng Bình Chi lưu Rào Nan và Nguồn Son hợp lưu hai nhánh Linh Giang và hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối sông này là biển Quảng Bình

Người thợ cầu lão thành cũng là nhà khảo cứu địa chí lịch sử văn hóa Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) có bài viết Về với Linh Giang rất sâu sắc đã được nhà báo TORO đăng trên tạp chí Pháp Lý ở Hà Nội (xem toàn văn cuối bài). Ông Nguyễn Quốc Toàn người Quảng Bình xa xứ, ông thật nặng lòng với quê hương. Ông viết:

Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ.

Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976).

Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh.

Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) và sông Nhật Lệ” (Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”) .

Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh.

Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được.

Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa.

Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dinh-minh-le-linh-giang-1.jpg

Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018.

Tài liệu dẫn

Đình Minh Lệ, ảnh Hoàng Minh Đức

Đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG
Hoàng Kim


Hoàng Gia Cương thơ hiền có thơ hay và ảnh đẹp gợi cho Hoàng Kim viết chùm bài nghiên cứu địa chí lịch sử văn hóa với các mục từ chính:
Đất Mẹ vùng di sản/ Đá Đứng chốn sông thiêng / Linh Giang / Đình Minh Lệ / Nguồn Son nối Phong Nha/ Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Bến Lội Đền Bốn Miếu / Đào Duy Từ còn mãi / Nam tiến của người Việt /

Đá Đứng chốn sông thiêng là điểm địa linh phong thủy quan trọng, là mốc địa giới, huyền thoại
Cao Biền trong sử Việt, đánh dấu sinh lộ Nam tiến của người Việt. Cao Biền là người được Lý Thái Tổ tôn vinh “Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương” đã lưu hậu thế tấm bản đồ Việt Nam thời Đường với chú giải về con người thế núi mạch sông đất Việt khi mà Cao Biền làm Tỉnh Hải Quân năm 864 – 868 và Cao Tầm tiếp nối năm 868 – 878 (hình). Cao Biền cũng lưu miếu thờ và huyền thoại “cao cát mạc sơn”, người đã ném bút thần tạo nên Đá Đứng Làng Minh Lệ. Vợ Cao Biền là Lã Thị Nga, nay dân làng vẫn thờ làm thành hoàng của nghề tằm tơ dệt lụa tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Mộ Cao Biền ở thôn 5 đầm Môn xóm Cát, Tuy An, Phú Yên vẫn lưu truyền huyền thoại ngàn năm. Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy tuyến phòng thủ ba tầng thủ hiểm ở Quảng Bình của đại kế ‘Bắc chặn cường địch, Nam tiến mở rộng” do Đào Duy Từ kỳ tài đất Việt thời Lê Trịnh Nguyễn khởi xướng và khéo tổ chức. Chuyện ‘Đá Đứng chốn sông thiêng’ nhằm tuyển chọn và lưu lại các ghi chép không nỡ quên như Đức lớn Trần Thái Tông, Bảy Núi Thiên Cấm Sơn.

VỀ VỚI LINH GIANG
Nguyễn Quốc Toàn


*Bóc tờ lịch ngày 27 tháng 11 năm 1999 tôi chợt nhớ ra cây cầu bắc qua sông Gianh vừa tròn một tuổi (1). Ở tuổi “thôi nôi” nó đủ sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương. Trên lưng “cậu bé” một tuổi ấy đã có ngót nửa triệu xe ô tô lăn bánh. Vòng cung ánh điện nối hai bờ cứ làm tôi liên tưởng một câu trong kinh phật: “Cây cầu là cái bản nhiên nối liền các thế giới không cho chúng ta phân tán. Khi qua cầu đêm sẽ sáng lên như ban ngày vì thế giới vô biên chỉ là ánh sáng” (2). Hành trình đến thế giới vô biên lại bắt đầu từ hữu hạn ngày 27 tháng 11 năm 1998. Hôm đó mưa gió đầy trời, nước sông Gianh lên cao chảy xiết, xe cộ ùn lại hai bờ vì phà buộc phải ngừng hoạt động. Bộ giao thông vận tải quyết định làm lễ khánh thành cầu sớm hơn dự kiến. Từ rất sớm, dân chúng đã đông nghịt hai bờ, đứng chen chúc trên 9 nhịp cầu. Bao nhiêu già trẻ gái trai là bấy nhiêu kiểu che mưa chắn gió: tơi chằm, nón lá, áo bạt, áo mưa, vài nhựa… có người liều ướt, rét run cầm cập nhưng nét mặt vẫn rạng rỡ hân hoan. Tôi lần xuống gầm cầu phía bắc tìm tấm bảng đồng khắc tên cầu nhưng không thấy. Trong bụng mừng thầm “cầu Gianh” chỉ là tên tạm để đọc diễn văn khánh thành chứ chưa phải tên chính thức. Tên chính thưc của nó hẳn là cầu Linh Giang. Trước mố cầu là một nắm hương cháy lập loè, toả khói thơm phức. Lư hương là những viên đá hộc được ghép lại. Chắc chắn lễ dâng hương này không nằm trong chương trình khánh thành cầu. Người nào đây muốn thỉnh linh hồn những ai vì đại nghĩa mà bỏ mình trên dòng sông và cáo yết thần sông rằng cây cầu đã được khai sinh? Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (3), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ. Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (4). Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh. Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (5). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) (6) và sông Nhật Lệ”. Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh. Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được. Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa.

Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi. Nhưng cây cầu hiện đại đầu tiên qua sông Gianh có nhất thiết phải mang tên “Cầu Gianh” không? Nếu sông Gianh còn thêm nhiều cầu, chẳng nhẽ phải gọi chúng là cầu Gianh 1, cầu Gianh 2, cầu Gianh 3 như điểm danh binh sĩ trong quân ngũ. Ngày 20.9.1997 Bộ Giao thông vận tải có quyết định 2468 đổi tên Quốc lộ 29 thành Quốc lộ 12 thì Bộ và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình có thêm quyết định đặt tên  cầu qua sông Gianh là cầu Linh Giang cũng phải lẽ. Cho đến nay, tôi cũng như nhiều người hằng ước mong cây cầu qua sông Gianh mang chính cái tên khởi thuỷ của dòng sông cách nay 1708 năm. Ví dầu những giọt nước Linh Giang xa xưa đã trôi về miền cổ tích thì dòng sông vẫn luôn luôn là chính nó. CẦU LINH GIANG bắc qua sông Gianh là hình ảnh liên tục của quá khứ và hiện tại. Tên gọi ấy chính là âm thanh hình thành bởi tác động của những sức mạnh tạo nên nó, vì hai từ Linh Giang giàu sức gợi cảm, phù hợp với tâm linh người Việt, chuẩn xác về tu từ, làm nhớ lại cội nguồn một vùng đất miền Trung với vô vàn biến cố lịch sử. Sự phong phú về tên gọi những cây cầu trên một dòng sông và sức hàm chứa nội lực văn hoá của mỗi tên gọi ấy làm sang trọng thêm cho một vùng đất. Có lẽ vì thế chăng mà trên sông Hương của cố đô Huế có các tên cầu Tràng Tiền, Phú Xuân, Bạch Hổ, trên sông Hồng của thủ đô Hà Nội có những cầu Chương Dương, cầu Long Biên, cầu Thăng Long…

Qua sông phải dọn mình là cách nói của nhà thơ. Dâng hương cầu nguyện là thành tâm của người tin có thần sông và linh hồn tồn tại. Tôi làm nghề thợ cầu, nên mỗi lần qua sông lại vơ vẩn nghĩ về tên sông tên cầu – những “định hình” có vẻ như không còn gì để mà nghĩ ngợi nữa. Nhưng xem ra cũng chưa hẳn thế. Xưa kia hoàng đế La mã là Pontifex nay là danh hiệu của Giáo hoàng có nghĩa là người bắc cầu. Pontifex vừa là người bắc cầu vừa chính là chiếc cầu ấy (4). Vị thiền sư người Nhật ở thế kỷ 13 là Nichiren nói về đức Phật rằng: “Đối với chúng sinh ngài là chiếc cầu lớn, giúp chúng vượt qua ngả chéo 6 con đường” (4) thì ra khối vật chất bê – tông cốt thép khi đã thành cây cầu, nó nghiễm nhiên đi vào biểu tượng văn hoá nhân loại như một sự tất yếu. Vậy tìm đặt một cái tên xứng đáng cho cây cầu qua sông Gianh mới hết tuổi “thôi nôi” đã có sức mạnh Phù Đổng kia cũng đáng để chúng ta suy nghĩ lắm thay. (Thợ cầu Bulukhin, bài và ảnh, đăng ngày 13. 5. 2009)
(1) Bài này viết từ 27.11.1999; (2) Kinh Chadogya Upanishad; (3) Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976; (4) Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976; (5) Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh;. (6) Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục


Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.

*

Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến.

Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ).

Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở.

Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở.

Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình.

Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4  

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam


“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)

“THỜI LỬA ĐẠN” là tập hồi ký của nhà giáo Hoàng Hữu Thanh, bí danh Nam Sơn sinh ngày 18 tháng 9 năm 1929 tại làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trú quán số nhà 12, đường Đặng Dung, tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cụ mất năm 2018. Cụ Hoàng Hữu Thanh nguyên là đại đội trưởng đội thiếu niên du kích Minh Lệ huyền thoại, người trinh sát gan dạ, người chỉ huy tài năng năm xưa của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cụ cũng là  thầy giáo ưu tú của  Trường Sư phạm 10+3 Quảng Bình thời lửa đạn chống Pháp  và chống Mỹ. Cụ đã được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba;  Huân chương chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Hai huân chương chiến công hạng Ba; Huy chương vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Tác phẩm “Thời lửa đạn” là tự truyện đầy ắp thông tin chân thực và sống động về  làng Minh Lệ trong khoảng  từ năm 1940 đến năm 1975. Đây cũng là những phác thảo rất quý về gia phả, dòng họ, địa chí, văn hóa và  quê hương đất và người. Thầy giáo già Hoàng Hữu Thanh, vị trưởng bối đáng kính làng Minh Lệ đã làm được nghĩa cử to lớn vinh danh quê hương nghèo khó, ân tình, anh hùng, địa linh nhân kiệt và vinh danh những thế hệ cầm súng bảo vệ xóm làng. Ông đã kịp lưu lại một mảnh ký ức lớn, rất quý, truyền thần về làng Minh Lệ đất và người. Trang văn của thầy Hoàng Hữu Thanh chắc chắn sẽ có nhiều người và nhiều thế hệ đọc lại. Nhà thơ nhà báo Phan Văn Khuyến nhận xét:” Nhờ năng khiếu bẩm sinh và được học tập, rèn luyện trong ngành sư phạm nhiều năm nên lời văn của thầy Hoàng Hữu Thanh thật trong sáng, giản dị, diễn đạt chính xác các sự kiện cần nói, bố cục súc tích gọn gàng. Tuy là ghi chép theo lối hồi kí nhưng nhờ thực tế nên trong tập hồi kí này có nhiều trang viết rất hay, …Làng Minh Lệ quê tôi “Thời lửa đạn” thân thiết trong lòng tôi. “Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần “Thời lửa đạn” do có cha mẹ và gia đình mình hiển hiện chân thực trong đó. Tôi đã rất xúc động vì nhớ lại tuổi thơ gian khó của người học trò nghèo cha mẹ mất sớm năm xưa trong Bài ca Trường Quảng Trạch “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng”.

Nguyễn Khải trong “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại” đã nói: “Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Tại tự truyện “Thượng đế thì cười” , Nguyễn Khải cũng đã trích dẫn “Con người suy nghĩ còn Thượng đế thì cười” (Ngạn ngữ Do Thái, theo lời dẫn của Milan Kundera trong Diễn văn Zérusalem – Nguyên Ngọc dịch)

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt

Nhớ Cậu Hoàng Thúc Tấn
Kính thượng thọ Cậu
Hoàng Kim

Mai trắng tóc Người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng
Nhớ Cậu Hoàng Thanh Luận
Hoàng Kim

Nhớ cậu đường xa về tảo mộ
Tổ Hoàng gốc cũ quý người thân
Cầu thương cầu hiếu tình quê vẹn
Mến cháu con xa Liệu nghĩa gần.

Kính chúc cậu mợ và gia đình vui khỏe.
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Ban mai đứng trước biển
Đảo Yến trong mắt ai
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.

Chùm ảnh về quê hương
GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17338
Nhập ngày : 26-09-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Vai trò của đại học(17-01-2009)

  Kỷ niệm nhỏ về Võ đại tướng (15-01-2009)

  Thương nhớ Nguyễn Khải: Những lời anh gửi lại(14-01-2009)

  Nông thôn và cái sinh khí mạnh mẽ lắm(12-01-2009)

  Cassava News có những tin mới nổi bật(10-01-2009)

  Vịt chạy đồng và lúa vụ ba ở ĐBSCL (10-01-2009)

  GS Võ Tòng Xuân: Thao thức với "các mũi giáp công" (04-01-2009)

  Bản tin khoa hoc tuần 1&2 tháng 1 năm 2009(02-01-2009)

  Trao đổi về cơ cấu giống lúa hiệu quả cho ĐBSCL(26-12-2008)

  Trang LÚA GẠO của Nguyễn Chí Công(21-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007